Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC   CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC I_icon13Fri 10 Dec 2021, 09:17

GIẢI THÍCH MỘT SỐ CA DAO, TỤC NGỮ

1. Giải thích câu ca dao:

"Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong".


Giải thích:

Phèn chua là muối sulfate kép của nhôm và kalium. Ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử H2O nên có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm. Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phần chính là Al2O3), acid sulfuric và K2SO4.

Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơ lửng trong nước.

Al2(SO4)3 ⇄ 2Al3+ + 3SO42-
Al3+ + H2O ⇄ AlOH2+ + H+
AlOH2+ + H2O ⇄ Al(OH)2+ + H+
Al(OH)2+ + H2O ⇄ Al(OH)3 ↓ + H+
Al2(SO4)3 + 3H2O ⇄ 2Al(OH)3 ↓ + 3H2SO4

Chính những hạt Al(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lửng ở trong nước này đã kết dính các hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn.

Áp dụng:

- Đây là một ứng dụng quan trọng của phèn chua trong đời sống. Phèn chua rất cần cho việc xử lý nước đục và nước ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho ăn, uống, tắm, giặt.

Ngoài ra vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong sáng, phàn là phèn).

Theo y học cổ truyền thì:

Phèn chua, chua chát, lạnh lùng
Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da
Dạ dày, viêm ruột, thấp tà
Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay

Phèn chua làm hết ngứa, sát trùng vì vậy sau khi cạo mặt xong, thợ cắt tóc thường lấy một miếng phèn chua to xoa vào da mặt cho khách.

Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).
Về Đầu Trang Go down
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC   CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC I_icon13Fri 10 Dec 2021, 09:45

Trà Mi đã viết:
GIẢI THÍCH MỘT SỐ CA DAO, TỤC NGỮ

1. Giải thích câu ca dao:

"Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong".


Giải thích:

Phèn chua là muối sulfate kép của nhôm và kalium. Ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử H2O nên có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm. Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phần chính là Al2O3), acid sulfuric và K2SO4.

Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơ lửng trong nước.

Al2(SO4)3 ⇄ 2Al3+ + 3SO42-
Al3+ + H2O ⇄ AlOH2+ + H+
AlOH2+ + H2O ⇄ Al(OH)2+ + H+
Al(OH)2+ + H2O ⇄ Al(OH)3 ↓ + H+
Al2(SO4)3 + 3H2O ⇄ 2Al(OH)3 ↓ + 3H2SO4

Chính những hạt Al(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lửng ở trong nước này đã kết dính các hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn.

Áp dụng:

- Đây là một ứng dụng quan trọng của phèn chua trong đời sống. Phèn chua rất cần cho việc xử lý nước đục và nước ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho ăn, uống, tắm, giặt.

Ngoài ra vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong sáng, phàn là phèn).

Theo y học cổ truyền thì:

Phèn chua, chua chát, lạnh lùng
Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da
Dạ dày, viêm ruột, thấp tà
Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay

Phèn chua làm hết ngứa, sát trùng vì vậy sau khi cạo mặt xong, thợ cắt tóc thường lấy một miếng phèn chua to xoa vào da mặt cho khách.

Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).




Mytutru cảm ơn tỷ Trà My nhiều khi xem bài này
Mytutru ít dùng phèn chua.. Nói chung vì không hiểu



Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC   CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC I_icon13Fri 10 Dec 2021, 09:47

2. Người xưa có câu:

"Cha truyền, con nối
Thợ nguội dạy con
Muốn lửa đỏ hơn
Ta nên rảy nước".


Câu này mang hàm ý khoa học hóa học như thế nào?

Giải thích:

Các ông thợ rèn, theo kinh nghiệm, thường để một cái chổi bằng giẻ tẩm ướt hoặc bên cạnh có chậu nước khi rèn dao, rựa, cuốc, xẻng,. Đó cũng là nguyên nhân người ta gọi ông là thợ nguội!

Thợ nguội đưa thanh sắt vào bếp than hồng để nung nóng đỏ cho mềm mới rèn được. Thỉnh thoảng trong lúc tôi dao, rựa, thợ rèn nhấp chổi ướt lên bếp than hồng. Nếu bạn ngồi cạnh sẽ thấy gì? Bạn sẽ thấy lửa đỏ hơn đấy! Bác thợ rèn không hiểu được hiện tượng hóa học xảy ra, nhưng biết tác dụng thực tế của nó.

- Rảy nước làm lửa đỏ hơn là do trên bếp than đang nhiệt độ khá cao, than hồng sẽ khử nước tạo hỗn hợp khí than ướt theo phương trình:
C + H2O CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC Captur15 CO + H2


Hỗn hợp khí này cháy nhanh, tạo ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt làm cho nhiệt độ bếp cao hơn, rèn nhanh hơn.

- Mặt khác, CO sinh ra còn khử các oxit bám trên bề mặt thanh sắt, làm thanh sắt mềm hơn và tăng lượng sắt nguyên chất vốn có!


3. "Em ơi nếu mộng không thành thì sao, mua chai thuốc chuột uống vô rồi đời"

Thuốc chuột là chất gì? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước thì chuột chết mau hơn hay lâu hơn?

Giải thích:


Thuốc chuột có thành phần chính là Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2 bị thủy phân rất mạnh, tạo thành khí PH3 (Phosphin) rất độc:

Zn3P2 + 6 H2O  →  3 Zn(OH)2 + 2 PH3

Làm cho hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước. Chính PH3 đã giết chết chuột.

Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột thì PH3 thoát ra càng nhiều, chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột sẽ lâu chết hơn.



4. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nước chảy đá mòn”. Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?

Giải thích:

Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3 nên trong nước sẽ tồn tại quá trình điện ly yếu theo phương trình:

CaCO3 ⇄ Ca2+ + CO32- (*)

Khi nước chảy sẽ cuốn theo các ion Ca2+, CO32-, theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng hoá học thì cân bằng (*) chuyển dịch theo phía chống lại sự giảm nồng độ Ca2+, CO32- (chiều thuận) nên theo thời gian nước chảy qua đá sẽ mòn dần.

Có thể giải thích bổ sung thêm nguyên nhân khác: Vì trong nước có hòa tan một lượng nhỏ khí CO2 nên sẽ xảy ra phản ứng tạo thành muối tan:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

Khi nước chảy sẽ cuốn Ca(HCO3)2 trôi theo, qua thời gian đá sẽ bị mòn dần.

Áp dụng:

Hiện tượng này thường thấy ở các phiến đá ở những dòng sông, suối nước chảy đi qua, hiện tượng tạo hang động ở núi đá vôi. Nếu không chú ý, trong xậy dựng sẽ có ảnh hưởng không ít.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC   CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC I_icon13Thu 06 Jan 2022, 07:45

5. Muối mặn - gừng cay đã thành thành biểu tượng đi vào ca dao, tục ngữ Việt Nam.

"Chua, cay, mặn, ngọt đã từng.
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau"


hay là:

"Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau
Tay bưng đĩa muối sàng rau
Căn duyên trời định, bỏ nhau sao đành."



CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC Gung-c10


Ý nghĩa biểu hiện “cay” và “mặn” là đặc tính của gừng và muối, hai mùi vị cần thiết và khó quên đối với con người. Cần thiết thì ai cũng biết, còn khó quên thì hẳn phải nói vài lời.

Không phải ngẫu nhiên mà các từ có yếu tố “cay” đều có chung nét nghĩa bất ổn, không lành (cay cú, cay cực, cay đắng, cay độc, cay nghiệt, chua cay, sâu cay…), còn các từ có yếu tố “mặn” thì lại thể hiện sự thân thiết, gắn kết (mặn mà, mặn mòi, mặn nồng…). Trong các vị thông thường, thì cay, đắng thuộc dương; mặn, ngọt, chua thuộc âm. “Cay” gây ra bứt rứt, nóng nảy, “cay như hớt”, “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay”, quả là khó quên. “Mặn” hầu như không có tác dụng ngay, mà âm ỉ theo thời gian “ăn mặn, khát nước” (đời cha ăn mặn, đời con khát nước) hoặc phải rút kinh nghiệm “mặn mất ngon, giận mất khôn”, cũng không phải dễ quên.

Chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa về mặt hóa học của câu ca dao trên. Tại sao gừng lại cay? Gừng và muối có công dụng kỳ diệu gì trong đời sống?

Giải thích:

A. Tìm hiểu về gừng

Thành phần hoá học: Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.

Nhưa dầu gừng chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol.

Ngoài là một gia vị thơm ngon, gừng còn được biết đến như là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên tốt cho sức khỏe mà không có bất cứ tác dụng phụ nào!

Gừng từ lâu được coi là một gia vị của mỗi gia đình. Vì sao chúng lại được các chị em nội trợ ưa chuộng đến thế?

Có một số lý do khiến gừng trở thành một gia vị phổ biến trong các bữa ăn. Chẳng hạn như gừng giúp sản xuất Amylase và Protease. Đây là 2 enzyme tiêu hóa cực kỳ hữu ích cho cơ thể. Chúng giúp phá vỡ tinh bột, sau đó còn giúp phá vỡ các protein tạo thành các acid amin nhỏ hơn. Ngoài ra, gừng có công dụng ngăn ngừa các vết loét. Nó cũng là liều thuốc giúp xử lý tình trạng táo bón và tiêu chảy trong khi cũng làm giảm triệu chứng buồn nôn. Đồng thời chúng còn ức chế vi khuẩn độc hại, thúc đẩy sự hoạt động của các vi khuẩn thân thiện có lợi cho đường tiêu hóa của con người.

Gừng có thành phần gingerol – một chất chống oxy hóa mạnh. Chất gingerol có trong gừng giúp giảm buồn nôn bằng cách chặn các thụ thể serotonin trong dạ dày (các thụ thể gây buồn nôn). Những nghiên cứu gần đây còn đang chứng minh chất chiết xuất từ bột gừng giúp ích tuyệt vời cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị liệu. Được biết các kết quả của chúng đã chứng minh gừng làm giảm đáng kể triệu chứng buồn nôn.

Gừng có thành phần hữu ích như Tecpen và Oleoresin. Đây là 2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch máu, lưu thông và giảm táo bón. Các thành phần trên của gừng được các thầy thuốc coi là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên mà không có tác dụng phụ. Nó giúp ức chế enzyme trong máu và dạ dày một cách tự nhiên. Đối với bệnh nhân có vấn đề tim mạch, một lượng thường dùng hàng ngày của gừng sẽ làm giãn các mạch, giảm đau và chống viêm.

Gừng giúp sản xuất số lượng lớn chất chống oxid hóa. Các chất chống oxid hóa có trong gừng giúp tăng cường cơ tim, giảm cholesterol trong máu.

Gừng có tác dụng chống viêm cao. Bệnh nhân bị viêm khớp và loãng xương có thể dùng gừng để giúp giảm đau và khó chịu. Nó cũng được coi là liều thuốc giúp điều tiết lượng đường trong máu cho các bệnh nhân tiểu đường. Một biện pháp khác cũng được biết đến là nó có thể hỗ trợ điều trị các chứng cảm lạnh và giảm ho, từ đó chữa trị bệnh viêm họng hiệu quả.

Trong ăn uống gừng có nhiều công dụng như:
- Chống lạnh cho thức ăn có tính lạnh như bầu bí, các loại cải, các món thuỷ sản (ốc, cua, cá), gia cầm ( ở miền Nam, vịt luộc phải chấm nước mắm gừng), gia súc như thịt trâu, thịt bò… ốc hấp gừng là món đặc sản.
- Làm dậy mùi thơm ở bánh mứt, chè, rượu, bia…
- Chống nhiễm vi sinh vật (dưa, kim chi…)


B. Tìm hiểu về muối ăn

Ở các nước thuộc Liên Xô trước đây, người dân địa phương đón khách quý bằng bánh mì và muối. Còn ở Việt Nam, muối là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình.


CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC Banh-m10


Muối ăn có công thức hóa học là NaCl. Có nhiều trong nước biển, ngoài ra còn có trong: nước mắt, máu, nước tiểu,...

Muối ăn rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần từ 10 gam – 15 gam muối. Trong cơ thể, muối chiếm nồng độ 0,9% so với nước của cơ thể. Hồng cầu chỉ tồn tại ở nồng độ muối này. Thấp hơn thì hồng cầu bị vỡ, cao hơn thì bị nó bị teo. Do đó, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng con người. Người bị bệnh cao huyết áp cần ăn nhạt muối. Người mắc bệnh thận ăn muối sẽ bị phù,...

Trong đời sống, quần áo vải màu nếu ngâm trong nước muối trước khi giặt sẽ hạn chế sự phai màu của quần áo. Đó là do muối ăn làm giảm bớt độ hòa tan của thuốc nhuộm trong nước. Ngoài ra, muối phân ly ra ion dương và ion âm có thể làm tăng sự kết hợp của thuốc nhuộm với với sợi vải do đó làm cho thuốc nhuộm vải khó bị trôi và vải ít bị phai khi giặt.
 
Muối dùng để ướp cá để tránh bị ươn, hư do trong tế bào vi sinh vật, vi khuẩn chứa một lượng muối rất nhỏ. Khi ướp cá trong muối có nồng độ rất cao làm cho nước trong tế bào vi sinh vật, vi khuẩn bị thẩm thấu ra ngoài gây ức chế vi khuẩn hoạt động.

Vì thế mà có câu nói “Cá không ăn muối cá ươn,…”

* Thẩm thấu là sự vận chuyển của nước ngang qua một màng bán thẩm từ phía có “nồng độ nước” cao hơn đến phía có “nồng độ nước” thấp hợn.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC   CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Khoa học & đời sống-