Não trạng chỉ toàn “phí, thuế”
Chế Quốc Long
Cầu Mỹ Thuận, bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, được khởi công ngày 06/7/1997 do nước Australia tài trợ, khánh thành ngày 21/5/2000. Người dân Miền Tây vui mừng chưa hết nụ cười thì ngay lập tức trạm thu phí phía Tiền Giang hoạt động. Dĩ nhiên, Australia phản đối việc thu phí do cây cầu này được xây từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Australia, họ muốn giúp đỡ dân Miền tây vốn đã quá vất vả với hạ tầng giao thông kém cỏi. Phía VN viện cớ phải thu phí để trang trải tiền bảo trì, duy tu, điện chiếu sáng nên cù nhây quyết không buông, người Úc lại bảo “thế chúng mày thu thuế để làm gì?” Phía VN vẫn chây lỳ, Người Úc đành âm thầm rút khỏi dự án cầu Cao Lãnh và Vàm Cống. Mãi đến 01.01.2013, trạm thu phí cầu Mỹ Thuận mới chính thức dừng thu phí, khi đã áp phí bảo trì đường bộ bắt buộc.
Năm 2010, cầu Cần Thơ khánh thành, bằng nguồn vốn của người Nhật, nếu người Nhật không đến có lẽ việc nối hai bờ sông Hậu mãi là giấc mơ. Cầu xây chưa xong nhưng trạm thu phí thì đã nhanh nhẩu xây xong trước đó. Người Nhật cũng phản đối giống như người Úc, chắc họ ngạc nhiên với cái chính quyền đã thu thuế phí các loại lại còn tận thu phí qua cầu.
Năm 2011 Hầm Thủ Thiêm và Đại lộ Đông tây khánh thành, trước đó trạm thu phí đã mọc lên, phía Nhật gởi công hàm phản đối kịch liệt. Kết quả: ngày 22/11/2012, UBND TP HCM quyết định chưa thu phí hầm Thủ Thiêm (đường hầm sông Sài Gòn) “để chia sẻ khó khăn với người dân”, nghe mà rớt nước mắt, nuốt không trôi thì chia sẻ vậy!!!. Trạm thu phí này phải dỡ bỏ vào năm 2018, mất 53 tỷ đồng tiền xây dựng.
Sự đê tiện của Bộ GTVT và chính quyền được nâng cao thêm một mức khi thông cầu Vàm Cống và Cao Lãnh, họ liền đặt trạm BOT T2 ngay ngã ba lộ tẻ để chặn dòng xe qua cầu Vàm Cống đi về hướng Long Xuyên, trước đó đã có trạm thu phí trên QL 80 đi Rạch Giá và QL 91 đi Cần Thơ, lập trạm BOT T2 này chẳng khác nào hành động của bọn lục lâm Khảo khấu, một hành vi trấn lột đê tiện. Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh do chính phủ Hàn Quốc tài trợ, trước sự phản đối của phía Hàn Quốc và người dân, trạm này phải đóng cửa. Cái bản chất gian xảo, lưu manh nó có từ thời nào?
Các nước Úc, Nhật và Hàn Quốc muốn giúp đỡ người dân Miền Tây nên đã dùng tiền thuế của dân họ tài trợ xây ba cây cầu huyết mạch, giúp việc lưu thông thuận tiện, giúp cho người dân cải thiện đời sống của mình. Nhà nước VN do dân, vì dân, thấy dân đi đường của bọn tư bản viện trợ mà không thu thì rất phí nên bất chấp liêm sỉ, bằng mọi giá lập trạm thu phí, dù sau đó phải ăn cái tát từ các nhà tài trợ!!!
Cây cầu thứ tư khá nổi tiếng ở Miền Tây, khi nhắc đến nó chúng ta sẽ nghĩ đến một điểm kẹt xe nổi tiếng. Cầu Rạch Miễu nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, là niềm tự hào của ngành xây dựng giao thông VN, đây là công trình do Việt Nam tự đầu tư, với thiết kế và tổng thầu là các công ty Việt Nam. Tiếc thay “niềm tự hào” nãy đã lỗi thời từ ngay từ khi thiết kế và trở thành cây cầu nguy hiểm nhất Miền Tây.
Rạch Miễu được khởi công năm 2002, tuy nhiên nó lại sử dụng số liệu khảo sát về lưu lượng xe từ năm 1995!, khánh thành năm 2009 nó đã trở nên lạc hậu. Cầu chỉ có một làn xe cho mỗi chiều và một dẻo nhỏ hai bên cho xe máy đi, mặt đường nhỏ. Độ dốc cao nên xe tải chỉ có thể bò lên cầu, độ tĩnh không cao nên khi trời mưa hay gió lớn xe máy di chuyển qua đây có thể bị thổi ngã, tuy vậy khi thiết kế và ngay cả bây giờ họ cũng không gắn các miếng che gió đảm bảo an toàn cho người đi đường. Mặc dù xây cầu để không phải đi phà, nhưng đến năm 2021, ngân sách (lại là tiền thuế của dân) chi 100 tỷ để làm lại bến phà nhằm giải tỏa cho Cầu Rạch Miễu, cái vòng lẫn quẩn.
Bọn đầy tớ phá thật! Não trạng chỉ toàn “phí, thuế”. Không có khả năng hoạch định chính sách nhưng rất điếm đàng trong việc dựng BOT.
(Nguồn: vietnamthoibao)