Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Cảm ơn hay cám ơn? Mon 24 May 2021, 08:50 | |
| Cảm ơn hay cám ơn?
Thời nhỏ, thỉnh thoảng tôi nghe mẩu đối thoại vui như sau:
- Cám ơn anh (chị)! - Lấy “ơn” thôi, bỏ “cám” cho… heo ăn!
Tôi cũng đã từng cám ơn người khác và “bị” nghe câu nói đùa tương tự như trên. Lúc ấy tôi hơi bị sốc, song chỉ nghĩ rằng do “cám” trong “cám ơn” đồng âm với loại “cám” cho heo ăn. Suốt một thời gian dài tôi đã sử dụng từ “cám ơn” kể cả khi nói lẫn viết, nhưng bây giờ tôi lại thích dùng từ… “cảm ơn” hơn. Vì sao? Chúng ta biết rằng cả hai từ “cảm ơn” và “cám ơn” đều có nghĩa giống nhau: tỏ ra sự biết ơn những gì người khác làm cho mình. Từ này có thể dùng trong ngữ cảnh tỏ ra lịch sự hoặc từ chối. Thí dụ khi có ai mời cơm, ta nói: “Cám ơn anh/chị, tôi ăn rồi ạ” (hay “tôi no rồi ạ”).
Trong Hán ngữ, không có từ “cám/cảm ơn”, chỉ có từ “cảm ân” 感恩, có nghĩa là “cảm kích ân huệ”. Cảm 感 (động từ) có nghĩa là “mang trong lòng niềm ơn, biểu thị sự mang ơn với người khác khi kết hợp với từ “ân” 恩 (danh từ) – còn đọc là “ơn” trong tiếng Việt.
Trong Hán ngữ có chữ “cám” 紺 (tính từ): “màu đỏ tím” hay “xanh sẫm có ánh đỏ” và “cám” 贛: (động từ): “tặng cho, ban cho”. Cả hai từ này đều không liên quan gì với khái niệm “cám/cảm ơn”.
Trong chữ Nôm, có hai cách viết: “cám ơn” 敢 恩 và “cảm ơn” 感恩. Phân tích “cám ơn” 敢 恩 ta thấy: người Việt xưa đã mượn từ “cảm” 敢 trong Hán ngữ để tạo ra từ “cám” 敢 đọc theo tiếng Việt. Tuy nhiên, từ “cảm” 敢 này có nghĩa là “gan dạ, không sợ hãi” (tính từ), nó còn những nghĩa khác, chẳng liên quan gì tới nghĩa của chữ “cám ơn”. Nói cách khác, cha ông ta chỉ mượn chữ Hán “cảm” 敢 để tạo chữ Nôm “cám” 敢 chứ không mượn nghĩa. Nhưng trong từ “cảm ơn” 感恩, chúng ta thấy rằng người Việt xưa đã mượn nguyên xi chữ “cảm” 感 trong Hán ngữ để tạo ra chữ Nôm “cảm” 感 có cùng nghĩa như trong Hán ngữ. Xét những yếu tố trên, có thể khẳng định rằng “cảm/cám ơn” xuất phát từ chữ “cảm ân” 感恩 trong Hán ngữ. Lâu ngày người Việt đọc trại chữ “ân” thành “ơn” trong “cảm/cám ơn”.
Có quan điểm cho rằng người miền Bắc thường dùng từ “cảm ơn”, còn người miền Nam lại thích sử dụng “cám ơn”. Điều này có lẽ đúng. Tuy nhiên, vào nửa đầu thế kỷ XX, nhà văn Hồ Biểu Chánh, một tác giả viết rặt giọng Nam bộ, vẫn viết là “cảm ơn”. Thí dụ: “Bà chủ đáng cha mẹ, bà có lòng thương tôi nên xuống thăm, thì tôi đã cảm ơn lắm rồi, mà bà còn đi lễ vật nữa, thiệt tôi ái ngại hết sức” (trích tiểu thuyết Bỏ vợ, chương 4, NXB Vĩnh Hội, 1938). Như vậy, có cơ sở để nghĩ rằng từ nửa đầu thế kỷ XX, người miền Nam vẫn sử dụng từ “cảm ơn”, về sau mới biến đổi thành “cám ơn”.
Do đó, theo tôi, cách dùng từ chính xác nhất, chuẩn mực nhất chính là “cảm ơn” chứ không phải là “cám ơn”, cho dù “cám ơn” là từ đã quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Theo Vương Trung Hiếu (Tuần báo Văn Nghệ)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Cảm ơn hay cám ơn? Fri 04 Jun 2021, 09:41 | |
| "CHUẨN ĐOÁN" hay "CHẨN ĐOÁN"?
Xét về ngữ nghĩa của "chuẩn đoán" nhiều bạn đọc giả sẽ định nghĩa ngay: "Chuẩn" là chính xác, đúng, "Đoán" là khả năng phán đoán, nhận định về một vấn đề. Vậy suy ra "Chuẩn đoán" là từ đúng. Tuy nhiên sự thật là "Chuẩn đoán" không hề có trong kho từ điển Tiếng Việt.
Sự thực "chẩn" tiếng Hán có nghĩa là xem xét, khám nghiệm như trong chẩn bệnh (xem bệnh), chẩn mạch (xem mạch), hội chẩn (thảo luận giữa những người hành nghề y về bệnh trạng của người bệnh). Như vậy “chẩn” được hiểu theo nghĩa là xác định, phân biệt dựa trên những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; “đoán” lại có nghĩa dựa vào những có sẵn, đã biết để tìm ra, suy ra những điều còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.
“chẩn đoán” theo y học có nghĩa là thông qua biểu hiện các triệu chứng, kết quả xét nghiệm từ đó đưa ra được kết luận về bệnh đó. Ví dụ : Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa trên các triệu chứng 4 nhiều; hay muốn điều trị bệnh hiệu quả trước tiên cần chẩn đoán đúng bệnh.
Trong y khoa, cũng có cách giải thích về sử dụng từ chuẩn đoán hay chẩn đoán, đó là ”đã chuẩn thì không cần phải đoán”. Sở dĩ có câu nói như vậy là do các bác sĩ đều thông qua biểu hiện bệnh của bệnh nhân mà đưa ra kết luận. Thế nhưng mỗi bệnh nhân lại có những biểu hiện bệnh khác nhau, vậy nên các bác sĩ cũng không thể nào chắc chắn 100% về kết luận đưa ra. Vậy nên chính bản thân từ chẩn đoán cũng giúp các bác sĩ cẩn cẩn thận, kỹ lưỡng hơn trong quá trình khám chữa bệnh của mình.
|
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Cảm ơn hay cám ơn? Fri 04 Jun 2021, 21:51 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Cảm ơn hay cám ơn?
Thời nhỏ, thỉnh thoảng tôi nghe mẩu đối thoại vui như sau:
- Cám ơn anh (chị)! - Lấy “ơn” thôi, bỏ “cám” cho… heo ăn!
Tôi cũng đã từng cám ơn người khác và “bị” nghe câu nói đùa tương tự như trên. Lúc ấy tôi hơi bị sốc, song chỉ nghĩ rằng do “cám” trong “cám ơn” đồng âm với loại “cám” cho heo ăn. Suốt một thời gian dài tôi đã sử dụng từ “cám ơn” kể cả khi nói lẫn viết, nhưng bây giờ tôi lại thích dùng từ… “cảm ơn” hơn. Vì sao? Chúng ta biết rằng cả hai từ “cảm ơn” và “cám ơn” đều có nghĩa giống nhau: tỏ ra sự biết ơn những gì người khác làm cho mình. Từ này có thể dùng trong ngữ cảnh tỏ ra lịch sự hoặc từ chối. Thí dụ khi có ai mời cơm, ta nói: “Cám ơn anh/chị, tôi ăn rồi ạ” (hay “tôi no rồi ạ”).
Trong Hán ngữ, không có từ “cám/cảm ơn”, chỉ có từ “cảm ân” 感恩, có nghĩa là “cảm kích ân huệ”. Cảm 感 (động từ) có nghĩa là “mang trong lòng niềm ơn, biểu thị sự mang ơn với người khác khi kết hợp với từ “ân” 恩 (danh từ) – còn đọc là “ơn” trong tiếng Việt.
Trong Hán ngữ có chữ “cám” 紺 (tính từ): “màu đỏ tím” hay “xanh sẫm có ánh đỏ” và “cám” 贛: (động từ): “tặng cho, ban cho”. Cả hai từ này đều không liên quan gì với khái niệm “cám/cảm ơn”.
Trong chữ Nôm, có hai cách viết: “cám ơn” 敢 恩 và “cảm ơn” 感恩. Phân tích “cám ơn” 敢 恩 ta thấy: người Việt xưa đã mượn từ “cảm” 敢 trong Hán ngữ để tạo ra từ “cám” 敢 đọc theo tiếng Việt. Tuy nhiên, từ “cảm” 敢 này có nghĩa là “gan dạ, không sợ hãi” (tính từ), nó còn những nghĩa khác, chẳng liên quan gì tới nghĩa của chữ “cám ơn”. Nói cách khác, cha ông ta chỉ mượn chữ Hán “cảm” 敢 để tạo chữ Nôm “cám” 敢 chứ không mượn nghĩa. Nhưng trong từ “cảm ơn” 感恩, chúng ta thấy rằng người Việt xưa đã mượn nguyên xi chữ “cảm” 感 trong Hán ngữ để tạo ra chữ Nôm “cảm” 感 có cùng nghĩa như trong Hán ngữ. Xét những yếu tố trên, có thể khẳng định rằng “cảm/cám ơn” xuất phát từ chữ “cảm ân” 感恩 trong Hán ngữ. Lâu ngày người Việt đọc trại chữ “ân” thành “ơn” trong “cảm/cám ơn”.
Có quan điểm cho rằng người miền Bắc thường dùng từ “cảm ơn”, còn người miền Nam lại thích sử dụng “cám ơn”. Điều này có lẽ đúng. Tuy nhiên, vào nửa đầu thế kỷ XX, nhà văn Hồ Biểu Chánh, một tác giả viết rặt giọng Nam bộ, vẫn viết là “cảm ơn”. Thí dụ: “Bà chủ đáng cha mẹ, bà có lòng thương tôi nên xuống thăm, thì tôi đã cảm ơn lắm rồi, mà bà còn đi lễ vật nữa, thiệt tôi ái ngại hết sức” (trích tiểu thuyết Bỏ vợ, chương 4, NXB Vĩnh Hội, 1938). Như vậy, có cơ sở để nghĩ rằng từ nửa đầu thế kỷ XX, người miền Nam vẫn sử dụng từ “cảm ơn”, về sau mới biến đổi thành “cám ơn”.
Do đó, theo tôi, cách dùng từ chính xác nhất, chuẩn mực nhất chính là “cảm ơn” chứ không phải là “cám ơn”, cho dù “cám ơn” là từ đã quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Theo Vương Trung Hiếu (Tuần báo Văn Nghệ)
Cảm ơn hay cám ơn cũng được hết, miễn là nói ra được một cách chân thành. Chỉ sợ lúc cần nói thì lại không nói được thôi. |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Cảm ơn hay cám ơn? Fri 04 Jun 2021, 22:01 | |
| - Trà Mi đã viết:
- "CHUẨN ĐOÁN" hay "CHẨN ĐOÁN"?
Xét về ngữ nghĩa của "chuẩn đoán" nhiều bạn đọc giả sẽ định nghĩa ngay: "Chuẩn" là chính xác, đúng, "Đoán" là khả năng phán đoán, nhận định về một vấn đề. Vậy suy ra "Chuẩn đoán" là từ đúng. Tuy nhiên sự thật là "Chuẩn đoán" không hề có trong kho từ điển Tiếng Việt.
Sự thực "chẩn" tiếng Hán có nghĩa là xem xét, khám nghiệm như trong chẩn bệnh (xem bệnh), chẩn mạch (xem mạch), hội chẩn (thảo luận giữa những người hành nghề y về bệnh trạng của người bệnh). Như vậy “chẩn” được hiểu theo nghĩa là xác định, phân biệt dựa trên những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; “đoán” lại có nghĩa dựa vào những có sẵn, đã biết để tìm ra, suy ra những điều còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.
“chẩn đoán” theo y học có nghĩa là thông qua biểu hiện các triệu chứng, kết quả xét nghiệm từ đó đưa ra được kết luận về bệnh đó. Ví dụ : Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa trên các triệu chứng 4 nhiều; hay muốn điều trị bệnh hiệu quả trước tiên cần chẩn đoán đúng bệnh.
Trong y khoa, cũng có cách giải thích về sử dụng từ chuẩn đoán hay chẩn đoán, đó là ”đã chuẩn thì không cần phải đoán”. Sở dĩ có câu nói như vậy là do các bác sĩ đều thông qua biểu hiện bệnh của bệnh nhân mà đưa ra kết luận. Thế nhưng mỗi bệnh nhân lại có những biểu hiện bệnh khác nhau, vậy nên các bác sĩ cũng không thể nào chắc chắn 100% về kết luận đưa ra. Vậy nên chính bản thân từ chẩn đoán cũng giúp các bác sĩ cẩn cẩn thận, kỹ lưỡng hơn trong quá trình khám chữa bệnh của mình.
PN mỗi lần nghe “chuẩn đoán” là thấy tức anh ách. Tức mà không làm gì được, lại càng tức Lại còn “Thăm quan” thay cho “Tham quan” nữa chứ, hic |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Cảm ơn hay cám ơn? Tue 22 Jun 2021, 10:57 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- "CHUẨN ĐOÁN" hay "CHẨN ĐOÁN"?
Xét về ngữ nghĩa của "chuẩn đoán" nhiều bạn đọc giả sẽ định nghĩa ngay: "Chuẩn" là chính xác, đúng, "Đoán" là khả năng phán đoán, nhận định về một vấn đề. Vậy suy ra "Chuẩn đoán" là từ đúng. Tuy nhiên sự thật là "Chuẩn đoán" không hề có trong kho từ điển Tiếng Việt.
Sự thực "chẩn" tiếng Hán có nghĩa là xem xét, khám nghiệm như trong chẩn bệnh (xem bệnh), chẩn mạch (xem mạch), hội chẩn (thảo luận giữa những người hành nghề y về bệnh trạng của người bệnh). Như vậy “chẩn” được hiểu theo nghĩa là xác định, phân biệt dựa trên những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; “đoán” lại có nghĩa dựa vào những có sẵn, đã biết để tìm ra, suy ra những điều còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.
“chẩn đoán” theo y học có nghĩa là thông qua biểu hiện các triệu chứng, kết quả xét nghiệm từ đó đưa ra được kết luận về bệnh đó. Ví dụ : Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa trên các triệu chứng 4 nhiều; hay muốn điều trị bệnh hiệu quả trước tiên cần chẩn đoán đúng bệnh.
Trong y khoa, cũng có cách giải thích về sử dụng từ chuẩn đoán hay chẩn đoán, đó là ”đã chuẩn thì không cần phải đoán”. Sở dĩ có câu nói như vậy là do các bác sĩ đều thông qua biểu hiện bệnh của bệnh nhân mà đưa ra kết luận. Thế nhưng mỗi bệnh nhân lại có những biểu hiện bệnh khác nhau, vậy nên các bác sĩ cũng không thể nào chắc chắn 100% về kết luận đưa ra. Vậy nên chính bản thân từ chẩn đoán cũng giúp các bác sĩ cẩn cẩn thận, kỹ lưỡng hơn trong quá trình khám chữa bệnh của mình.
PN mỗi lần nghe “chuẩn đoán” là thấy tức anh ách. Tức mà không làm gì được, lại càng tức Lại còn “Thăm quan” thay cho “Tham quan” nữa chứ, hic Thăm quan có nghĩa là đi thăm ông quan bị ốm hay thăm để làm quen đó tỷ ui!
|
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Cảm ơn hay cám ơn? Tue 22 Jun 2021, 13:02 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- "CHUẨN ĐOÁN" hay "CHẨN ĐOÁN"?
Xét về ngữ nghĩa của "chuẩn đoán" nhiều bạn đọc giả sẽ định nghĩa ngay: "Chuẩn" là chính xác, đúng, "Đoán" là khả năng phán đoán, nhận định về một vấn đề. Vậy suy ra "Chuẩn đoán" là từ đúng. Tuy nhiên sự thật là "Chuẩn đoán" không hề có trong kho từ điển Tiếng Việt.
Sự thực "chẩn" tiếng Hán có nghĩa là xem xét, khám nghiệm như trong chẩn bệnh (xem bệnh), chẩn mạch (xem mạch), hội chẩn (thảo luận giữa những người hành nghề y về bệnh trạng của người bệnh). Như vậy “chẩn” được hiểu theo nghĩa là xác định, phân biệt dựa trên những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; “đoán” lại có nghĩa dựa vào những có sẵn, đã biết để tìm ra, suy ra những điều còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.
“chẩn đoán” theo y học có nghĩa là thông qua biểu hiện các triệu chứng, kết quả xét nghiệm từ đó đưa ra được kết luận về bệnh đó. Ví dụ : Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa trên các triệu chứng 4 nhiều; hay muốn điều trị bệnh hiệu quả trước tiên cần chẩn đoán đúng bệnh.
Trong y khoa, cũng có cách giải thích về sử dụng từ chuẩn đoán hay chẩn đoán, đó là ”đã chuẩn thì không cần phải đoán”. Sở dĩ có câu nói như vậy là do các bác sĩ đều thông qua biểu hiện bệnh của bệnh nhân mà đưa ra kết luận. Thế nhưng mỗi bệnh nhân lại có những biểu hiện bệnh khác nhau, vậy nên các bác sĩ cũng không thể nào chắc chắn 100% về kết luận đưa ra. Vậy nên chính bản thân từ chẩn đoán cũng giúp các bác sĩ cẩn cẩn thận, kỹ lưỡng hơn trong quá trình khám chữa bệnh của mình.
PN mỗi lần nghe “chuẩn đoán” là thấy tức anh ách. Tức mà không làm gì được, lại càng tức Lại còn “Thăm quan” thay cho “Tham quan” nữa chứ, hic Thăm quan có nghĩa là đi thăm ông quan bị ốm hay thăm để làm quen đó tỷ ui!
Hồi trước hay nghe mấy sếp nói cơ quan tao mới đi thăm quan chùa … về. Nay thì báo chí cũng viết “đi thăm quan”, khó chịu gì đâu. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Cảm ơn hay cám ơn? | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |