Sau đấy hoả giả hỏi Đào Long Vân đã học những sách toán nào, chàng đáp: _ Tiểu sinh học theo quyển Lập Thành toán pháp của Hoàng giáp Vũ Hữu và hai quyển Đại Thành Toán pháp, Khải Minh toán học của Trạng nguyên Lương Thế Vinh.
Hoả giả ngạc nhiên: _ Ta chưa từng nghe danh hai vị toán học gia này. Họ là người Hán hay người Nam?
Đào Long Vân trả lời: _ Họ đều là người Nam, làm quan dưới triều Thánh Tông hoàng đế nhà Lê, cách nay hơn ba trăm năm.
Hoả giả trầm ngâm: _ Ta cứ tưởng là học thuật của người Nam được truyền từ người Hán chứ? Không phải là người Nam đều đọc sách của họ ư?
Đào Long Vân đáp: _ Nước Nam có nhiều nhân tài mà người Hán rất nể phục. Sử sách còn lưu lại bao câu chuyện về sự thông minh tuyệt vời của những sứ thần An Nam như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Nghiêu Tư, Lê quý Đôn, Lê Công Hành, Giang Văn Minh đã đối đáp bắt bẻ lý luận của vua quan Trung Thổ khiến họ phải đuối lý bẽ mặt, thảm bại nhục nhã. Hoàng giáp Vũ Hữu là người soạn ra Lập Thành toán pháp gồm có gồm phép đạc điền, tính diện tích ruộng; hình vẽ các thửa ruộng có hình phức tạp và cách tính diện tích loại ruộng này; cách tính bằng bàn tính, bằng phép cửu chương, cửu quy… Sách Công dư tiệp ký ghi lại câu chuyện nhà vua muốn thử tài của ông, nên đã giao cho ông sửa chữa ba cửa Đoan Môn, Đại Hưng và Đông Hoa của thành Thăng Long. Vũ hoàng giáp dùng thước đo chiều cao, chiều dài, chiều rộng của các cửa thành và tính ra số gạch đá, vật liệu phải dùng. Kết quả là khi xây xong, đá không thừa một tảng, gạch không thiếu một viên, quy mô các cửa thành được sửa chữa không sai một ly, một tấc.
Hoả giả thán phục: _ Tính được thế quả là thần kỳ. Còn vị kia chắc cũng có thành tích lớn lao? _ Vâng ạ! Lương trạng nguyên từ bé đã nổi danh về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim. Khác với những nho sinh khác chỉ ru rú trong nhà đọc sách và ngâm vịnh ngài thường ra ngoài thiên nhiên kết hợp quan sát học tập với vui đùa giải trí. Tương truyền rằng thuở bé, một lần Lương trạng nguyên cùng chúng bạn ngồi hóng mát dưới một gốc cây cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau làm thế nào để biết được cây cao bao nhiêu thước. Hầu hết cho rằng chỉ có cách là trèo lên ngọn cây, rồi dùng dây thòng xuống đất mà đo. Riêng ngài cho rằng không cần trèo, đứng dưới đất vẫn có thể đo được. Hoả giả biết Lương trạng nguyên làm cách nào chăng?
Hoả giả cau mày: _ Tất nhiên có nhiều cách. Nhưng ta chưa tưởng tượng nổi làm sao một cậu bé con có thể nghĩ ra cách đo cây không cần trèo lên được?
(còn tiếp)
_________________________
Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không
Cẩn Vũ
Tổng số bài gửi : 1806 Registration date : 03/09/2012
Sau đấy hoả giả hỏi Đào Long Vân đã học những sách toán nào, chàng đáp: _ Tiểu sinh học theo quyển Lập Thành toán pháp của Hoàng giáp Vũ Hữu và hai quyển Đại Thành Toán pháp, Khải Minh toán học của Trạng nguyên Lương Thế Vinh.
Hoả giả ngạc nhiên: _ Ta chưa từng nghe danh hai vị toán học gia này. Họ là người Hán hay người Nam?
Đào Long Vân trả lời: _ Họ đều là người Nam, làm quan dưới triều Thánh Tông hoàng đế nhà Lê, cách nay hơn ba trăm năm.
Hoả giả trầm ngâm: _ Ta cứ tưởng là học thuật của người Nam được truyền từ người Hán chứ? Không phải là người Nam đều đọc sách của họ ư?
Đào Long Vân đáp: _ Nước Nam có nhiều nhân tài mà người Hán rất nể phục. Sử sách còn lưu lại bao câu chuyện về sự thông minh tuyệt vời của những sứ thần An Nam như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Nghiêu Tư, Lê quý Đôn, Lê Công Hành, Giang Văn Minh đã đối đáp bắt bẻ lý luận của vua quan Trung Thổ khiến họ phải đuối lý mà thảm bại nhục nhã. Hoàng giáp Vũ Hữu là người soạn ra Lập Thành toán pháp gồm có gồm phép đạc điền, tính diện tích ruộng; hình vẽ các thửa ruộng có hình phức tạp và cách tính diện tích loại ruộng này; cách tính bằng bàn tính, bằng phép cửu chương, cửu quy… Sách Công dư tiệp ký ghi lại câu chuyện nhà vua muốn thử tài của ông, nên đã giao cho ông sửa chữa ba cửa Đoan Môn, Đại Hưng và Đông Hoa của thành Thăng Long. Vũ hoàng giáp dùng thước đo chiều cao, chiều dài, chiều rộng của các cửa thành và tính ra số gạch đá, vật liệu phải dùng. Kết quả là khi xây xong, đá không thừa một tảng, gạch không thiếu một viên, quy mô các cửa thành được sửa chữa không sai một ly, một tấc.
Hoả giả thán phục: _ Tính được thế quả là thần kỳ. Còn vị kia chắc cũng có thành tích lớn lao? _ Vâng ạ! Lương trạng nguyên từ bé đã nổi danh về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim. Khác với những nho sinh khác chỉ ru rú trong nhà đọc sách và ngâm vịnh ngài thường ra ngoài thiên nhiên kết hợp quan sát học tập với vui đùa giải trí. Tương truyền rằng thuở bé, một lần Lương trạng nguyên cùng chúng bạn ngồi hóng mát dưới một gốc cây cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau làm thế nào để biết được cây cao bao nhiêu thước. Hầu hết cho rằng chỉ có cách là trèo lên ngọn cây, rồi dùng dây thòng xuống đất mà đo. Riêng ngài cho rằng không cần trèo, đứng dưới đất vẫn có thể đo được. Hoả giả biết Lương trạng nguyên làm cách nào chăng?
Hoả giả cau mày: _ Tất nhiên có nhiều cách. Nhưng ta chưa tưởng tượng nổi làm sao một cậu bé con có thể nghĩ ra cách đo cây không cần trèo lên được?
(còn tiếp) -------------------------------- Em thấy Thầy biểu dương người Việt Nam, em mát lòng mát dạ quá ạ. Nước Tầu có to, có mạnh, cũng chưa chắc trí tuệ qua được người VN ạ.
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
Sau đấy hoả giả hỏi Đào Long Vân đã học những sách toán nào, chàng đáp: _ Tiểu sinh học theo quyển Lập Thành toán pháp của Hoàng giáp Vũ Hữu và hai quyển Đại Thành Toán pháp, Khải Minh toán học của Trạng nguyên Lương Thế Vinh.
Hoả giả ngạc nhiên: _ Ta chưa từng nghe danh hai vị toán học gia này. Họ là người Hán hay người Nam?
Đào Long Vân trả lời: _ Họ đều là người Nam, làm quan dưới triều Thánh Tông hoàng đế nhà Lê, cách nay hơn ba trăm năm.
Hoả giả trầm ngâm: _ Ta cứ tưởng là học thuật của người Nam được truyền từ người Hán chứ? Không phải là người Nam đều đọc sách của họ ư?
Đào Long Vân đáp: _ Nước Nam có nhiều nhân tài mà người Hán rất nể phục. Sử sách còn lưu lại bao câu chuyện về sự thông minh tuyệt vời của những sứ thần An Nam như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Nghiêu Tư, Lê quý Đôn, Lê Công Hành, Giang Văn Minh đã đối đáp bắt bẻ lý luận của vua quan Trung Thổ khiến họ phải đuối lý mà thảm bại nhục nhã. Hoàng giáp Vũ Hữu là người soạn ra Lập Thành toán pháp gồm có gồm phép đạc điền, tính diện tích ruộng; hình vẽ các thửa ruộng có hình phức tạp và cách tính diện tích loại ruộng này; cách tính bằng bàn tính, bằng phép cửu chương, cửu quy… Sách Công dư tiệp ký ghi lại câu chuyện nhà vua muốn thử tài của ông, nên đã giao cho ông sửa chữa ba cửa Đoan Môn, Đại Hưng và Đông Hoa của thành Thăng Long. Vũ hoàng giáp dùng thước đo chiều cao, chiều dài, chiều rộng của các cửa thành và tính ra số gạch đá, vật liệu phải dùng. Kết quả là khi xây xong, đá không thừa một tảng, gạch không thiếu một viên, quy mô các cửa thành được sửa chữa không sai một ly, một tấc.
Hoả giả thán phục: _ Tính được thế quả là thần kỳ. Còn vị kia chắc cũng có thành tích lớn lao? _ Vâng ạ! Lương trạng nguyên từ bé đã nổi danh về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim. Khác với những nho sinh khác chỉ ru rú trong nhà đọc sách và ngâm vịnh ngài thường ra ngoài thiên nhiên kết hợp quan sát học tập với vui đùa giải trí. Tương truyền rằng thuở bé, một lần Lương trạng nguyên cùng chúng bạn ngồi hóng mát dưới một gốc cây cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau làm thế nào để biết được cây cao bao nhiêu thước. Hầu hết cho rằng chỉ có cách là trèo lên ngọn cây, rồi dùng dây thòng xuống đất mà đo. Riêng ngài cho rằng không cần trèo, đứng dưới đất vẫn có thể đo được. Hoả giả biết Lương trạng nguyên làm cách nào chăng?
Hoả giả cau mày: _ Tất nhiên có nhiều cách. Nhưng ta chưa tưởng tượng nổi làm sao một cậu bé con có thể nghĩ ra cách đo cây không cần trèo lên được?
(còn tiếp) -------------------------------- Em thấy Thầy biểu dương người Việt Nam, em mát lòng mát dạ quá ạ. Nước Tầu có to, có mạnh, cũng chưa chắc trí tuệ qua được người VN ạ.
he he, còn nữa, đón đọc tiếp nhe?
_________________________
Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Sat 26 Sep 2020, 22:43
Cột đồng chưa xanh (tt)
Đào Long Vân mỉm cười: _ Lương trạng nguyên lấy chiếc gậy cầm ở tay đo xem dài ngắn bao nhiêu, đoạn dựng gậy lên mặt đất và đo chiều dài bóng gậy. Tiếp đến ngài đo bóng cây và sau một lát nhẩm tính, đã tìm được chiều cao của cây. Bọn trẻ không tin bèn dùng thừng nối lại, buộc hòn đá phía dưới, rồi trèo lên tít ngọn cây dong thừng xuống đất để đo. Kết quả, đúng như ngài Trạng nguyên đã tính.
Hoả giả gật gù: _ Đấy là ứng dụng của quy tắc tam giác đồng dạng! _ Vâng! Tương tự như thế có lần Lương trạng nguyên đến một khúc sông, thấy mấy người dân làng đang bàn tính nhau tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Hôm đó nước sông rất to và chảy xiết, nên không thể bơi qua. Ngài bèn góp ý: - Không cần sang sông làm gì. Các ông tìm cho tôi mấy cái cọc, tôi sẽ đo giúp. Lúc đầu mấy người tưởng ngài nói đùa, không tin. Nhưng chỉ sau một lúc đóng cọc, ngắm nghía và tính toán, ngài đã cho họ biết khúc sông rộng bao nhiêu thước.
Hoả giả thở ra: _ Quả thực thiên tài xuất tự thiếu niên! Còn bé mà đã thế thì lớn lên ắt sẽ tạo nên sự nghiệp phi thường!
Đào Long Vân thuật tiếp: _ Ngài học một biết mười. Chưa đầy hai mươi tuổi tài học của ngài vang dội khắp miền Sơn Nam. Đồng thời với ngài và cũng ở Sơn Nam có ông Quách Đình Bảo lớn hơn ngài bảy tuổi, nổi tiếng thông minh và hay chữ. Khi gần đến kỳ thi, ngài nghe danh ông Bảo nên sang làng ông tìm gặp để chuyện trò. Vừa đến đầu làng đã nghe tiếng đọc sách sang sảng, hỏi ra mới biết ông Bảo ngày đêm dùi mài kinh sử đến quên ngủ quên ăn, ngài cười rằng ông Bảo chỉ là hữu danh vô thực, gần kỳ thi mà còn học như thế thì người vốn chẳng có thực tài. Rồi ngài bỏ về không gặp ông Bảo nữa. Ông Bảo nghe nói lại lật đật đi sang làng ngài để dò xem ngài học hành như thế nào. Đến nhà ngài hỏi thì người nhà nói ngài đang chơi thả diều ngoài đồng. Ông Bảo than rằng: “Tài năng Lương Thế Vinh hơn ta rất nhiều!” Quả nhiên sau này cùng dự thi Đình, ngài đỗ Trạng nguyên còn ông Quách Đình Bảo chỉ đỗ Thám hoa.
Hoả giả thích thú: _ Ta cũng nghĩ những người học nhiều nhớ nhiều chưa hẳn đã giỏi! Quan trọng là khả năng suy diễn và sáng tạo! _ Vâng, đúng thế! Ngài được bổ làm Trực học sĩ, Thị thư và Chưởng viện sự viện Hàn lâm. Có lần đoàn sứ bộ nhà Minh sang Đại Việt, vua Lê Thánh Tông cử Lương trạng nguyên đón tiếp. Chánh sứ nhà Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên Việt chẳng những giỏi văn chương mà còn có kiến thức uyên bác về khoa học, bèn hỏi: - Có phải ông là người làm sách “Đại thành toán pháp”? Lương trạng nguyên đáp: - Vâng, đúng vậy! Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ Tàu bèn thách: - Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không? - Được ạ! Dứt lời, Lương trạng nguyên lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi. Sứ Tàu phì cười, nói: - Xem chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi! Hoả giả biết Lương Trạng nguyên cân voi bằng cách nào chăng?
Hoả giả lắc đầu. Đào Long Vân cười: _ Quan Trạng sai dắt voi xuống chiếc thuyền bỏ không buộc bên bờ nước. Voi nặng, thuyền đắm sâu xuống nước. Ngài lại sai đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên. Đoạn ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ vào thuyền, đến khi thuyền chìm ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi Trạng cho bắc cân cân lần lượt hết số đá trong thuyền, cộng xong rồi bảo với sứ Minh: - Đây, con voi ông chỉ, nặng chừng này cân!
Thấy hoả giả tròn mắt nhìn, chàng lại tiếp tục: _ Sứ giả nhà Minh còn muốn thử tài Trạng thêm bèn xé một tờ giấy bản trong cuốn sách dày và đưa cho một chiếc thước nhờ đo xem tờ giấy dày bao nhiêu. Tờ giấy quá mỏng, mà các nấc chia trên thước vừa to, lại không rõ nét. Quan Trạng thản nhiên mượn viên sứ Tàu quyển sách, lấy thước đo chiều dày cả quyển, rồi chia cho số tờ và tìm ra đáp số, trước con mắt thán phục của sứ bộ Thiên triều.
(còn tiếp)
_________________________
Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không
Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Sun 27 Sep 2020, 07:07
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)
Đào Long Vân mỉm cười: _ Lương trạng nguyên lấy chiếc gậy cầm ở tay đo xem dài ngắn bao nhiêu, đoạn dựng gậy lên mặt đất và đo chiều dài bóng gậy. Tiếp đến ngài đo bóng cây và sau một lát nhẩm tính, đã tìm được chiều cao của cây. Bọn trẻ không tin bèn dùng thừng nối lại, buộc hòn đá phía dưới, rồi trèo lên tít ngọn cây dong thừng xuống đất để đo. Kết quả, đúng như ngài Trạng nguyên đã tính.
Hoả giả gật gù: _ Đấy là ứng dụng của quy tắc tam giác đồng dạng! _ Vâng! Tương tự như thế có lần Lương trạng nguyên đến một khúc sông, thấy mấy người dân làng đang bàn tính nhau tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Hôm đó nước sông rất to và chảy xiết, nên không thể bơi qua. Ngài bèn góp ý: - Không cần sang sông làm gì. Các ông tìm cho tôi mấy cái cọc, tôi sẽ đo giúp. Lúc đầu mấy người tưởng ngài nói đùa, không tin. Nhưng chỉ sau một lúc đóng cọc, ngắm nghía và tính toán, ngài đã cho họ biết khúc sông rộng bao nhiêu thước.
Hoả giả thở ra: _ Quả thực thiên tài xuất tự thiếu niên! Còn bé mà đã thế thì lớn lên ắt sẽ tạo nên sự nghiệp phi thường!
Đào Long Vân thuật tiếp: _ Ngài học một biết mười. Chưa đầy hai mươi tuổi tài học của ngài vang dội khắp miền Sơn Nam. Đồng thời với ngài và cũng ở Sơn Nam có ông Quách Đình Bảo lớn hơn ngài bảy tuổi, nổi tiếng thông minh và hay chữ. Khi gần đến kỳ thi, ngài nghe danh ông Bảo nên sang làng ông tìm gặp để chuyện trò. Vừa đến đầu làng đã nghe tiếng đọc sách sang sảng, hỏi ra mới biết ông Bảo ngày đêm dùi mài kinh sử đến quên ngủ quên ăn, ngài cười rằng ông Bảo chỉ là hữu danh vô thực, gần kỳ thi mà còn học như thế thì người vốn chẳng có thực tài. Rồi ngài bỏ về không gặp ông Bảo nữa. Ông Bảo nghe nói lại lật đật đi sang làng ngài để dò xem ngài học hành như thế nào. Đến nhà ngài hỏi thì người nhà nói ngài đang chơi thả diều ngoài đồng. Ông Bảo than rằng: “Tài năng Lương Thế Vinh hơn ta rất nhiều!” Quả nhiên sau này cùng dự thi Đình, ngài đỗ Trạng nguyên còn ông Quách Đình Bảo chỉ đỗ Thám hoa.
Hoả giả thích thú: _ Ta cũng nghĩ những người học nhiều nhớ nhiều chưa hẳn đã giỏi! Quan trọng là khả năng suy diễn và sáng tạo! _ Vâng, đúng thế! Ngài được bổ làm Trực học sĩ, Thị thư và Chưởng viện sự viện Hàn lâm. Có lần đoàn sứ bộ nhà Minh sang Đại Việt, vua Lê Thánh Tông cử Lương trạng nguyên đón tiếp. Chánh sứ nhà Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên Việt chẳng những giỏi văn chương mà còn có kiến thức uyên bác về khoa học, bèn hỏi: - Có phải ông là người làm sách “Đại thành toán pháp”? Lương trạng nguyên đáp: - Vâng, đúng vậy! Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ Tàu bèn thách: - Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không? - Được ạ! Dứt lời, Lương trạng nguyên lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi. Sứ Tàu phì cười, nói: - Xem chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi! Hoả giả biết Lương Trạng nguyên cân voi bằng cách nào chăng?
Hoả giả lắc đầu. Đào Long Vân cười: _ Quan Trạng sai dắt voi xuống chiếc thuyền bỏ không buộc bên bờ nước. Voi nặng, thuyền đắm sâu xuống nước. Ngài lại sai đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên. Đoạn ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ vào thuyền, đến khi thuyền chìm ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi Trạng cho bắc cân cân lần lượt hết số đá trong thuyền, cộng xong rồi bảo với sứ Minh: - Đây, con voi ông chỉ, nặng chừng này cân!
Thấy hoả giả tròn mắt nhìn, chàng lại tiếp tục: _ Sứ giả nhà Minh còn muốn thử tài Trạng thêm bèn xé một tờ giấy bản trong cuốn sách dày và đưa cho một chiếc thước nhờ đo xem tờ giấy dày bao nhiêu. Tờ giấy quá mỏng, mà các nấc chia trên thước vừa to, lại không rõ nét. Quan Trạng thản nhiên mượn viên sứ Tàu quyển sách, lấy thước đo chiều dày cả quyển, rồi chia cho số tờ và tìm ra đáp số, trước con mắt thán phục của sứ bộ Thiên triều.
(còn tiếp)
Sao em cứ học trước quên sau vậy thầy? Chả giống ai
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Sun 27 Sep 2020, 22:39
Phương Nguyên đã viết:
Sao em cứ học trước quên sau vậy thầy? Chả giống ai
giống bé này!
_________________________
Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không
Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
Hoả giả hỏi: _ Vị Trạng nguyên ấy làm chức vụ gì trong triều?
Đào Long Vân trả lời: _ Ngài được vua Lê giao cho việc dạy học ở Quốc tử giám, Sùng văn quán và Tú lâm cục là những trường cao cấp thời bấy giờ đào tạo nhân tài cho đất nước về văn chương và toán học. Ngài chuyên khảo sát việc tạo tác các công trình như cung điện, đền đài, thành quách, đường sá, đê điều... sử dụng đến toán học. Quyển Đại thành toán pháp của ngài được dùng làm sách giáo khoa cho khoa cử nước Nam suốt mấy trăm năm nay trong đấy tổng kết những kiến thức toán thời đó và cả những phát minh riêng của ngài. Thời ấy, các công cụ tính toán thật là thô sơ nghèo nàn chủ yếu vẫn là hai bàn tay, bằng cách “bấm đốt ngón tay”. Người ta còn dùng một sợi dây với những nút thắt làm công cụ đếm. Quan Trạng đã sáng chế ra bàn tính gẩy - chiếc bàn tính đầu tiên của Đại Việt. Lúc đầu ngài nặn những hòn bi bằng đất có khoan lỗ ở giữa, xâu vào một cái đũi, các xâu buộc cạnh nhau thành một bàn tính, sau đấy cải tiến dần những “viên tính” bằng đất thành những đốt trúc ngắn, rồi những viên tính bằng gỗ sơn màu khác nhau để dễ tính, dễ nhớ.
Hoả giả sáng mắt: _ Giỏi thực! Chẳng hay nội dung Đại Thành toán pháp gồm những gì? _ Tóm lược thì Đại Thành toán pháp gồm các bài toán về phân chia, hệ thống phương trình chứa nhiều ẩn số, tính phương diện các hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác, hình tròn. Các bài toán tỷ lệ, phương pháp tính chiều cao của một vật khi biết chiều cao của một vật khác và độ dài bóng nắng. Tính số đồ vật mua được với một số tiền có sẵn. Phép khai căn số. Thuật giải để chuyển đổi các đơn vị tiền tệ. Phép nhân, chia, và các bài toán tính thể tích hình khối. Các bài toán về hình, bao gồm hình chữ nhật, đoạn tròn, hình sừng trâu, hình trống, hình bầu dục, vành khăn, và hình mắt (giao của hai hình tròn), hình tam giác, tứ giác, hình đa giác gồm nhiều hình thang ghép lại…. Sách cũng có riêng một phần về việc tính thuế đất. Phần cuối sách nói về vấn đề "bói toán". _ Bói toán? _ Vâng! Bói toán cũng là một ứng dụng của Toán học đấy ạ!
Hoả giả hỏi: _ Có phải cậu là toán học gia giỏi nhất của An Nam hiện thời chăng?
Đào Long Vân lắc đầu: _ Tiểu sinh chỉ là hạt cát trong đại dương. Nhân tài nước Nam nhiều không biết đâu mà lường, chẳng qua họ ít có cơ hội để phát huy khả năng thiên bẩm của mình thôi. Tiểu sinh may mắn được một vị sư già ở Sùng Nghiêm Tự khai ngộ cho trí não nên miễn cưỡng đạt thành tựu đôi chút.
Hoả giả hỏi: _ Thiền sư ấy pháp danh là chi? Thể nào ta cũng phải tìm đến thỉnh giáo người.
Đào Long Vân ngập ngừng: _ Xin hoả giả thứ lỗi. Tiểu sinh chưa xin phép người nên không thể tiết lộ được!
Dừng một chốc, chàng tiếp: _ Hồi tiểu sinh ở quê, lũ trẻ chăn trâu có bài vè đố nhau thế này: “Vừa gà vừa chó ba mươi sáu con bó lại cho tròn đếm đủ trăm chân đố bạn rành phân mấy gà mấy chó?” Hoả giả nghĩ thử xem bọn trẻ trâu tám chín mười tuổi chưa hề đến trường lớp, giả như không dùng kiến thức toán học cao cấp, làm thế nào chúng giải ra câu đố chỉ trong chốc lát?
Hoả giả ngẩn người: _ Đây là hệ thống phương trình bậc nhất chứa hai ẩn số. Ta chưa hiểu nếu không dùng toán thuật thì giải cách nào?
(còn tiếp)
_________________________
Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không
buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
Hoả giả hỏi: _ Vị Trạng nguyên ấy làm chức vụ gì trong triều?
Đào Long Vân trả lời: _ Ngài được vua Lê giao cho việc dạy học ở Quốc tử giám, Sùng văn quán và Tú lâm cục là những trường cao cấp thời bấy giờ đào tạo nhân tài cho đất nước về văn chương và toán học. Ngài chuyên khảo sát việc tạo tác các công trình như cung điện, đền đài, thành quách, đường sá, đê điều... sử dụng đến toán học. Quyển Đại thành toán pháp của ngài được dùng làm sách giáo khoa cho khoa cử nước Nam suốt mấy trăm năm nay trong đấy tổng kết những kiến thức toán thời đó và cả những phát minh riêng của ngài. Thời ấy, các công cụ tính toán thật là thô sơ nghèo nàn chủ yếu vẫn là hai bàn tay, bằng cách “bấm đốt ngón tay”. Người ta còn dùng một sợi dây với những nút thắt làm công cụ đếm. Quan Trạng đã sáng chế ra bàn tính gẩy - chiếc bàn tính đầu tiên của Đại Việt. Lúc đầu ngài nặn những hòn bi bằng đất có khoan lỗ ở giữa, xâu vào một cái đũi, các xâu buộc cạnh nhau thành một bàn tính, sau đấy cải tiến dần những “viên tính” bằng đất thành những đốt trúc ngắn, rồi những viên tính bằng gỗ sơn màu khác nhau để dễ tính, dễ nhớ.
Hoả giả sáng mắt: _ Giỏi thực! Chẳng hay nội dung Đại Thành toán pháp gồm những gì? _ Tóm lược thì Đại Thành toán pháp gồm các bài toán về phân chia, hệ thống phương trình chứa nhiều ẩn số, tính phương diện các hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác, hình tròn. Các bài toán tỷ lệ, phương pháp tính chiều cao của một vật khi biết chiều cao của một vật khác và độ dài bóng nắng. Tính số đồ vật mua được với một số tiền có sẵn. Phép khai căn số. Thuật giải để chuyển đổi các đơn vị tiền tệ. Phép nhân, chia, và các bài toán tính thể tích hình khối. Các bài toán về hình, bao gồm hình chữ nhật, đoạn tròn, hình sừng trâu, hình trống, hình bầu dục, vành khăn, và hình mắt (giao của hai hình tròn), hình tam giác, tứ giác, hình đa giác gồm nhiều hình thang ghép lại…. Sách cũng có riêng một phần về việc tính thuế đất. Phần cuối sách nói về vấn đề "bói toán". _ Bói toán? _ Vâng! Bói toán cũng là một ứng dụng của Toán học đấy ạ!
Hoả giả hỏi: _ Có phải cậu là toán học gia giỏi nhất của An Nam hiện thời chăng?
Đào Long Vân lắc đầu: _ Tiểu sinh chỉ là hạt cát trong đại dương. Nhân tài nước Nam nhiều không biết đâu mà lường, chẳng qua họ ít có cơ hội để phát huy khả năng thiên bẩm của mình thôi. Tiểu sinh may mắn được một vị sư già ở Sùng Nghiêm Tự khai ngộ cho trí não nên miễn cưỡng đạt thành tựu đôi chút.
Hoả giả hỏi: _ Thiền sư ấy pháp danh là chi? Thể nào ta cũng phải tìm đến thỉnh giáo người.
Đào Long Vân ngập ngừng: _ Xin hoả giả thứ lỗi. Tiểu sinh chưa xin phép người nên không thể tiết lộ được!
Dừng một chốc, chàng tiếp: _ Hồi tiểu sinh ở quê, lũ trẻ chăn trâu có bài vè đố nhau thế này: “Vừa gà vừa chó ba mươi sáu con bó lại cho tròn đếm đủ trăm chân đố bạn rành phân mấy gà mấy chó?” Hoả giả nghĩ thử xem bọn trẻ trâu tám chín mười tuổi chưa hề đến trường lớp, giả như không dùng kiến thức toán học cao cấp, làm thế nào chúng giải ra câu đố chỉ trong chốc lát?
Hoả giả ngẩn người: _ Đây là hệ thống phương trình bậc nhất chứa hai ẩn số. Ta chưa hiểu nếu không dùng toán thuật thì giải cách nào?
(còn tiếp)
Cao xiêu quá khó giải, trẻ chăn trâu thì giải dễ. 22 gà và 14 chó, giải bằng toán Tiểu học chứ phương trình thì chịu.
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
Hoả giả hỏi: _ Vị Trạng nguyên ấy làm chức vụ gì trong triều?
Đào Long Vân trả lời: _ Ngài được vua Lê giao cho việc dạy học ở Quốc tử giám, Sùng văn quán và Tú lâm cục là những trường cao cấp thời bấy giờ đào tạo nhân tài cho đất nước về văn chương và toán học. Ngài chuyên khảo sát việc tạo tác các công trình như cung điện, đền đài, thành quách, đường sá, đê điều... sử dụng đến toán học. Quyển Đại thành toán pháp của ngài được dùng làm sách giáo khoa cho khoa cử nước Nam suốt mấy trăm năm nay trong đấy tổng kết những kiến thức toán thời đó và cả những phát minh riêng của ngài. Thời ấy, các công cụ tính toán thật là thô sơ nghèo nàn chủ yếu vẫn là hai bàn tay, bằng cách “bấm đốt ngón tay”. Người ta còn dùng một sợi dây với những nút thắt làm công cụ đếm. Quan Trạng đã sáng chế ra bàn tính gẩy - chiếc bàn tính đầu tiên của Đại Việt. Lúc đầu ngài nặn những hòn bi bằng đất có khoan lỗ ở giữa, xâu vào một cái đũi, các xâu buộc cạnh nhau thành một bàn tính, sau đấy cải tiến dần những “viên tính” bằng đất thành những đốt trúc ngắn, rồi những viên tính bằng gỗ sơn màu khác nhau để dễ tính, dễ nhớ.
Hoả giả sáng mắt: _ Giỏi thực! Chẳng hay nội dung Đại Thành toán pháp gồm những gì? _ Tóm lược thì Đại Thành toán pháp gồm các bài toán về phân chia, hệ thống phương trình chứa nhiều ẩn số, tính phương diện các hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác, hình tròn. Các bài toán tỷ lệ, phương pháp tính chiều cao của một vật khi biết chiều cao của một vật khác và độ dài bóng nắng. Tính số đồ vật mua được với một số tiền có sẵn. Phép khai căn số. Thuật giải để chuyển đổi các đơn vị tiền tệ. Phép nhân, chia, và các bài toán tính thể tích hình khối. Các bài toán về hình, bao gồm hình chữ nhật, đoạn tròn, hình sừng trâu, hình trống, hình bầu dục, vành khăn, và hình mắt (giao của hai hình tròn), hình tam giác, tứ giác, hình đa giác gồm nhiều hình thang ghép lại…. Sách cũng có riêng một phần về việc tính thuế đất. Phần cuối sách nói về vấn đề "bói toán". _ Bói toán? _ Vâng! Bói toán cũng là một ứng dụng của Toán học đấy ạ!
Hoả giả hỏi: _ Có phải cậu là toán học gia giỏi nhất của An Nam hiện thời chăng?
Đào Long Vân lắc đầu: _ Tiểu sinh chỉ là hạt cát trong đại dương. Nhân tài nước Nam nhiều không biết đâu mà lường, chẳng qua họ ít có cơ hội để phát huy khả năng thiên bẩm của mình thôi. Tiểu sinh may mắn được một vị sư già ở Sùng Nghiêm Tự khai ngộ cho trí não nên miễn cưỡng đạt thành tựu đôi chút.
Hoả giả hỏi: _ Thiền sư ấy pháp danh là chi? Thể nào ta cũng phải tìm đến thỉnh giáo người.
Đào Long Vân ngập ngừng: _ Xin hoả giả thứ lỗi. Tiểu sinh chưa xin phép người nên không thể tiết lộ được!
Dừng một chốc, chàng tiếp: _ Hồi tiểu sinh ở quê, lũ trẻ chăn trâu có bài vè đố nhau thế này: “Vừa gà vừa chó ba mươi sáu con bó lại cho tròn đếm đủ trăm chân đố bạn rành phân mấy gà mấy chó?” Hoả giả nghĩ thử xem bọn trẻ trâu tám chín mười tuổi chưa hề đến trường lớp, giả như không dùng kiến thức toán học cao cấp, làm thế nào chúng giải ra câu đố chỉ trong chốc lát?
Hoả giả ngẩn người: _ Đây là hệ thống phương trình bậc nhất chứa hai ẩn số. Ta chưa hiểu nếu không dùng toán thuật thì giải cách nào?
(còn tiếp)
Cao xiêu quá khó giải, trẻ chăn trâu thì giải dễ. 22 gà và 14 chó, giải bằng toán Tiểu học chứ phương trình thì chịu.
Ở tiểu học thầy cô bắt học trò nhớ thuộc cách làm chứ không giải thích căn bản toán học của phép giải!
_________________________
Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không