Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:24
Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 16:48
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 15:43
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 15:37
Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Yesterday at 15:31
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 01:29
7 chữ by Tinh Hoa Sun 24 Nov 2024, 05:26
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4906 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: CẢNH NHÀN (Hàn Phong) Fri 29 Jan 2021, 23:24 | |
| CẢNH NHÀN
Một túi phong lưu hưởng bốn mùa Cần gì chen lấn với ganh đua Vài be rượu nhạt đời say tỉnh Mấy áng thơ cùn chuyện nắng mưa Xuân ngắm mai vàng, thu ngắm cúc Sáng xơi cháo loãng, tối xơi dưa Hôm nào rảnh rỗi đi du hí Ghé chỗ thân quen...kiếm bữa “chùa”
Tú Lòng…Thòng
***** PHẢI THEO THỜI
Thường khi cuộc sống chuyển theo mùa Chẳng muốn nhưng rồi vẫn phải đua Sắm xế to to vừa tránh bụi Xây nhà lớn lớn đủ che mưa Nhiều bia sẵn rượu quay thèm nước Lắm vịt dư gà lại nhớ dưa Bạn réo bao lần đều có mặt Tiền chi một nửa, nửa ăn chùa
Phương Nguyên 27/1/2021
***** ĐỜI LÃNG TỬ.
Quen chân lãng tử đã bao mùa Ghét cảnh ô dù chẳng thích đua Tóc kẽm hoe hoe vì dãi nắng Da chì ngái ngái bởi giầm mưa Dư tiền ghé quán ngồi tu rượu Nhẵn ví ra đồng nấp trộm dưa Vô sản đời tui thầy Các- Mác Nhiều hôm đói xỉu góc sân chùa
Lí Lắc. 27/01/2021.
*****
SỬU NHI.
Ngày xưa tuổi trẻ diện theo mùa Tánh sửu nhi cuồng phóng xế đua Áo khỉ bung khuy phần phật gió Quần bò xẻ ống lặc lè mưa Nẹt bô toé khói trêu thầy cảnh Giậm thắng cày đường tránh vỏ dưa Ái nữ cành vàng tuy …lí lắc Cũng ngoan ra phết lúc đi chùa
Lí Lắc. 27/01/2021
Được sửa bởi Phương Nguyên ngày Sat 13 Jan 2024, 00:06; sửa lần 1. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: CẢNH NHÀN (Hàn Phong) Sat 30 Jan 2021, 10:03 | |
| hổng hiểu sửu nhi là gì, mới google được chôm dìa chia sẻ
Sửu nhi và tất tần tật những điều liên quan đến từ nàySửu nhi là một từ lóng trong tiếng Việt như là cách Hán Việt hóa của từ “trẻ trâu” để có một tên gọi mới lạ hơn, nghe lạ tai và hấp dẫn hơn của giới trẻ. Từ “sửu nhi” xuất hiện trong một vài năm gần đây.
1. Tìm hiểu về từ Sửu nhi
Từ “sửu nhi” xuất hiện như là một tiếng lóng của giới trẻ hiện nay lan truyền mạnh mẽ từ mạng xã hội, chat cho tới đời thực. Từ “sửu nhi” có nguồn gốc từ từ “trẻ trâu” mà chúng ta hay dùng nhưng được gọi theo một từ mới, theo cách Hán – Việt hóa để nghe lạ tai hơn, thú vị hơn trong giới trẻ. Đặc biệt, từ này trở nên “nổi đình nổi đám” hơn khi xuất hiện trên truyền hình qua chương trình “Gặp nhau cuối năm” phiên bản 2018. Từ đó, sửu nhi được cả người lớn và trẻ em chú ý và sử dụng như là một từ đánh giá hài hước, gây cười với ý nghĩa phê phán, chỉ trích những người lớn có tính bảo thủ, cố chấp, luôn cho mình là đúng. Bên cạnh đó, sửu nhi cũng được dùng với ý nghĩa hài hước trong các mối quan hệ bạn bè, người quen.
Vì vậy, từ Sửu nhi theo cách Hán Việt hóa của giới trẻ là Sửu – Trâu theo tên gọi trong 12 con giáp, Nhi – Trẻ con, đem ghép lại thành Sửu nhi có nghĩa là trẻ trâu. Do đó, từ này không phải là từ Hán Việt, không phải là từ được dùng theo ngôn ngữ chính thống mà sử dụng như một tiếng lóng trong ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay.
2. Ý nghĩa của từ ‘sửu nhi”
Nghĩa của từ trẻ trâu được dùng lâu nay với mục đích để chỉ những người lì lợm, ngoan cố, dù sai nhưng vẫn cố cãi để bênh vực ta luôn đúng. Như vậy, từ trẻ trâu cũng là một tiếng lóng mang nghĩa tiêu cực, chỉ trích, phê phán một người nào đó có tính tình ngoan cố, dù sai vẫn cố cãi bằng được, tính cách cố chấp, luôn cho mình là đúng.
Tuy nhiên, từ trẻ trâu đã sử dụng từ lâu và có phần nặng nề nên giới trẻ đã biến tấu bằng cách đem Hán Việt hóa từ này theo cách của mình. Do đó xuất hiện từ “sửu nhi” có nghĩa là “trẻ trâu”. Như vậy, từ “trẻ trâu”, “sửu nhi” hay “ấu ngưu” là những tiếng lóng do giới trẻ nghĩ ra nhằm mục đích chỉ những người có tính tình trẻ con, cố chấp, ngoan cố. Đó là những từ mang ẩn ý phê phán, chỉ trích một cách tế nhị, thậm chí hài hước.
Khi nhắc tới từ ‘sửu nhi”, người ta dùng để ám chỉ những gì non trẻ theo kiểu tuổi trẻ sốc nổi, mông muội, không làm chủ được bản thân thể hiện những gì còn non kém, còn nhỏ. Những từ nhắc tới ở đây mang ý nghĩa chỉ trích, không giới hạn trong độ tuổi mà thể hiện sự non trẻ trong ứng xử, suy nghĩ và làm việc. Do đó, từ “sửu nhi” mang ý nghĩa đánh giá năng lực của một người nào đó.
Trong đó, từ ‘sửu” được mượn từ hình ảnh con trâu để ví von. Chúng ta đã thường nghe câu đàn gảy tai trâu, có lẽ từ trẻ trâu, sửu nhi đã mượn ý của câu nói này như muốn nói lên sự bảo thủ, cố chấp không chịu nghe lời của người nào đó giống như con trâu dù có nghe nhạc hay vẫn dửng dưng như không có cảm xúc gì.
Bên cạnh đó, từ “sửu nhi” hay “trẻ trâu” còn được hiểu là người còn trẻ tuổi, thời còn trẻ. Do còn trẻ ai cũng có những hành động bốc đồng, bồng bột, thích chơi trội gây sự chú ý và suy nghĩ cố chấp.
Liên tưởng theo nghĩa rộng hơn của từ sửu nhi, trẻ trâu là hình ảnh những đứa trẻ chăn trâu. Trong các bức tranh vẽ, đứa trẻ chăn trâu thường có thêm cây sáo trúc, ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, đầu đội chiếc nón lá hết sức ngộ nghĩnh đáng yêu.
Trên đây là những ý nghĩa hiểu ngầm, hàm ý của các từ này mà mọi người vẫn quen hiểu và sử dụng hiện nay. Mặc dù đến nay chưa có ý nghĩa chính xác cũng như nguồn gốc xuất hiện của từ này.
3. Dịch từ “sửu nhi” sang tiếng Anh là gì?
Những người Việt muốn mang từ “sửu nhi” – “trẻ trâu” vào trong tiếng Anh, trong giao tiếp tiếng Anh của mình. Bạn có thể dịch từ sửu nhi sang tiếng Anh là Young Buffalo hoặc Buffalo Boy. Đây là cách tiếng Anh hóa từ lóng “sửu nhi” hay “trẻ trâu”. Hoặc có người dùng từ Millennials (chỉ những người trẻ sinh ra trong những năm từ 1980 đến năm 2000) cho từ sửu nhi.
Mặc dù những người bản xứ có thể sẽ thấy sự dịch nghĩa word by word sang tiếng Anh này có phần gượng ép, ngô nghê nhưng những bạn trẻ thường thích dịch những từ mà mình hay dùng sang tiếng Anh như một thói quen để ghi nhớ từ tốt hơn.
4. Mục đích sử dụng từ “sửu nhi” của giới trẻ ngày nay
Tiếng lóng “sửu nhi” được giới trẻ sử dụng nhiều trên mạng xã hội, zalo cho tới trong cuộc sống đời thường. Từ này được mọi người dùng với ý nghĩa phê phán, chỉ trích ngầm hay mang nghĩa dễ thương về một thời thơ bé, dại dột. Dưới đây là những mục đích sử dụng từ sửu nhi – trẻ trâu của giới trẻ để bạn tham khảo.
4.1. Dùng để trêu đùa mang tính hài hước trong các mối quan hệ
Vì đây là những tiếng lóng không được sử dụng trong ngôn ngữ chính thống mà xuất hiện theo trào lưu một thời rồi lại lắng xuống. Do đó, chúng ta không nên đặt nặng mặt nghĩa của những từ này. Và mọi người sử dụng những từ sửu nhi, trẻ trâu cũng vậy, nhiều khi không chú ý tới ý nghĩa của từ mà dùng để trêu đùa, gọi nhau trong các mối quan hệ bạn bè, người thân quen. Một số người còn gắn vào tên riêng của nhau để gọi làm biệt danh.
Chính những người được bạn bè đặt cho biệt danh lại cảm thấy vui vẻ, thú vị. Đây là những từ dùng đôi khi trở nên thân thiết, dễ thương trong các mối quan hệ như các từ để gọi tên Hân sửu nhi, Linh trẻ trâu hay “Mày đúng là đồ trẻ trâu thật mà.”
4.2. Dùng để phê phán, chê cười mang nghĩa chỉ trích, ám chỉ ngầm
Khi một ai đó có những lời nói thiếu suy nghĩ, bốc đồng, có những hành động dại dột, thiếu chín chắn trong cuộc sống, những người chạy theo thói a dua, lối sống lệch lạc, đua đòi theo đám đông hay những tật xấu của những người trẻ, của những anh hùng bàn phím thường bị đánh giá là trẻ trâu, là sửu nhi với ngụ ý phê phán, chỉ trích ngầm một cách có văn hóa. Ví dụ như những người hâm hộ ca sỹ Minh Hằng chẳng hạn. Mỗi khi, ca sĩ có những lỗi nào đó mà bị bôi xấu hay ném đá trên mạng xã hội thì các fan sẽ vào bênh vực và gọi nhau là “sửu nhi”, “trẻ trâu” tranh cãi qua lại.
4.3. Cẩn trọng khi dùng tiếng lóng sửu nhi
Tóm lại, vì đây là những từ tiếng lóng xuất hiện theo trào lưu một thời rồi lại lắng xuống, không có ý nghĩa chính xác của nó trong từ ngữ cho tới cách dùng. Vì vậy,bạn nên cẩn trọng trong việc sử dụng từ sửu nhi hay trẻ trâu trong khi nói, giao tiếp hàng ngày của mình, đặc biệt với những người ở hàng trên hay trong các không gian mang tính chất nghiêm túc, trang trọng như hội thảo, hội họp để tránh người khác đánh giá không tốt về mình, có ấn tượng không tốt về mình chỉ qua một câu nói, thậm chí là một từ tiếng lóng mà bạn vẫn quen dùng với bạn bè, người quen của mình.
Nhìn chung, những từ tiếng lóng xuất hiện thường theo trào lưu một thời rồi lắng xuống như là cách mà mọi người, đặc biệt là giới trẻ dùng làm mới tư duy, suy nghĩ khiến họ có những niềm vui, sự hứng thú trong cuộc sống hàng ngày vậy.
Những chia sẻ ở trên về từ sửu nhi là gì với khái niệm, ý nghĩa và cách dùng hiện nay của mọi người đã giúp bạn có cái nhìn khá đầy đủ về từ này, trả lời khá đầy đủ nội dung cho câu hỏi mà đề bài đặt ra.
(Theo vieclam123) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: CẢNH NHÀN (Hàn Phong) Sat 30 Jan 2021, 10:09 | |
| SỬU NHI có phải là TRẺ TRÂU
Khoảng dăm ba năm trở lại đây, “sửu nhi” và “trẻ trâu” đã trở thành hai từ thời thượng (buzzword), được giới trẻ ưa chuộng và sử dụng phổ biến, không chỉ trên mạng xã hội mà còn cả trong những tình huống giao tiếp thường ngày. Phải thừa nhận rằng, dùng “sửu nhi” thay cho “trẻ trâu” đã tạo ra một tên gọi mới, nghe lạ tai, gợi cảm và khêu gợi trí tò mò. Vậy, “sửu nhi” là gì? Nó được dùng trong những bối cảnh nào? Nó có phải là “trẻ trâu” hay không? Việc đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi đặt ra là cần thiết, để qua đó biết cách sử dụng trong những “ngữ cảnh tình huống” cụ thể.
Trước tiên, ta thử tìm hiểu xem “trẻ trâu” được dùng từ khi nào?
Lục tìm trong Kho ngữ liệu, chúng tôi thấy rằng, “trẻ trâu” đã được dùng trong các tác phẩm văn học cổ. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Phạm Công – Cúc Hoa” (truyện Nôm khuyết danh, xuất hiện khoảng giữa thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 19), sau khi Phạm Công chia tay người vợ là Cúc Hoa (lúc này đang có thai) để lên kinh ứng thí, trong tay chỉ có “sáu đồng tiền”, trên đường đi bị một bọn học trò khác xem thường, coi là đồ “trẻ trâu”:
Chỉ còn có sáu đồng tiền, Ra đi để lại cho em ba đồng. Chứa chan giọt lệ dòng dòng Giờ lâu mới bước thẳng dong lên đường. Học trò trông thấy lang thang Đem lòng khinh rẻ coi thường trẻ trâu: Thằng này mày muốn đi đâu? Mày có gánh hầu thì chúng ta thuê! Chàng rằng: "Bay khéo nói mê, Tao chẳng tội gì mà gánh cho bay!"
“Trẻ trâu” còn xuất hiện trong tác phẩm “Cỏ dại” (1944) của Tô hoài, “Bến không chồng” (1970) của Dương Hướng, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, v.v. Xin trích lại như sau:
- “Ở quê ra, bố tôi mua được con chim vàng anh non của trẻ trâu ngoài đồng và một con chó con. Mau chóng, hai con vật đã thành bạn của tôi.” (Cỏ dại, Tô Hoài).
- “Bến Tình được chia làm ba đoạn. Mỗi đoạn riêng khuất bằng khúc quanh của dòng sông, đoạn cuối nước dành riêng cho trẻ trâu, đoạn giữa là dành cho đàn bà con gái, đoạn trên đầu nước ưu tiên cho cánh đàn ông.” (Bến không chồng, Dương Hướng).
- “Những vòng hoa xếp kín xung quanh hôm trước, nay trẻ trâu đã mang nghịch vung vãi. Ngôi mộ nằm dài im lìm, đen sẫm trong đêm.” (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
- “Tôi chùng chình nán lại trước khi đám trẻ trâu chạy tản đi thực hiện nhiệm vụ từng đứa. Khi tôi quay nhìn Quý Anh, tôi thấy mắt nó sáng như hai viên bi thuỷ tinh.” (Bước qua lời nguyền, Tạ Duy Anh).
- “Truyện kể: Thầy gặp trò cũ ở chốn bên kia, uống rượu say tuý luý, ngã vào một bụi tre. Thân tre khắc kín các con chữ lẩy ra từ những cuốn sách thầy và tôi đã viết. Một đám trẻ trâu ê a đánh vần từng chữ.” (Dao sắc, Nguyễn Quốc Văn).
Trong các ví dụ dẫn ra ở trên, “trẻ trâu” đều chỉ đứa trẻ chăn trâu, chăn bò có bản tính hồn nhiên, ngây ngô và nghịch ngợm.
Tiếng Việt hiện nay là một sinh ngữ, đã là sinh ngữ thì luôn có sự biến đổi. Sự biến đổi có thể được biểu hiện ở việc chuyển nghĩa của một từ đã có, nó là kết quả của hiện tượng sử dụng từ theo phép ẩn dụ hoặc hoán dụ. Khi xuất hiện một sự vật mới, một hiện tượng mới, một khái niệm mới, thì cuộc sống đòi hỏi phải có một tên gọi mới, do đó sẽ có một từ mới ra đời. Từ mới có thể là từ được sáng tạo mới hoàn toàn, cũng có thể là từ cổ hơn, vốn dĩ đã không còn được dùng nữa, nay đem ra dùng lại với ít nhiều thay đổi về nét nghĩa. Đôi khi, người sử dụng muốn cấp cho sự vật một tên gọi mới, ngoài tên gọi vốn có của nó, dưới một góc nhìn mới lạ (hiện tượng đồng nghĩa). Khi một từ mới, một nghĩa mới xuất hiện, do nó được sử dụng trong một phạm vi hẹp nào đó, nên có thể chưa được nhiều người biết đến. Và vì vậy, nó luôn được quan sát và xem xét trong một khoảng thời gian nhất định.
Khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy “trẻ trâu” được dùng trong các ngữ huống sau:
1) Chỉ trẻ chăn trâu, chăn bò nói chung ở các vùng quê Việt Nam (đám trẻ trâu ê a đánh vần từng chữ). Đôi khi cũng được dùng để trêu đùa thân mật giữa những người là bạn, người thân quen (Mày đúng là đồ trẻ trâu đích thị.). Với những ai sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, mỗi khi nhớ lại thời thơ bé của mình thì không thể quên một thuở là “trẻ trâu” với những kỉ niệm buồn vui, ngây ngô, vụng dại. 2) Chỉ thanh thiếu niên có bản tính bốc đồng, thích thể hiện cái tôi, dẫn đến có những hành động dại dột, thiếu chín chắn, gây ra những hệ luỵ không đáng có, hàm ý phê phán, chê bai, hoặc mỉa mai (Cảnh sát vây bắt nhóm trẻ trâu đua xe trái phép.). 3) Chỉ kẻ không ra gì, không đáng để tâm đến (hàm ý khinh thường), hoặc dùng làm tiếng chửi rủa (Đồ trẻ trâu! Không thèm chấp với loại trẻ trâu.).
Đáng chú ý là bên cạnh “trẻ trâu”, từ “sửu nhi” cũng được dùng với các ngữ huống tương tự: “Và ai ai cũng có một thời “sửu nhi” ở những ngày còn thơ bé…” (msmobile.com.vn), “Hội bạn thân sưu tập ảnh thời ‘sửu nhi’ của cô dâu dán lên phong bì mừng cưới” (2sao.vn), “Chết cười “sửu nhi” dọa bỏ bạn gái giữa đường nếu không chịu ôm” (danviet.vn), “Không thể chịu đựng nổi cảnh mẹ cứ “sửu nhi” như vậy…” (kenh14.vn), v.v. Thậm chí “sửu nhi” còn là tên bộ phim dạng sitcom (một xêri phim thể hiện các nhân vật cùng ở trong những tình huống vui nhộn) được phát hành online đều đặn, có lượng người theo dõi rất cao. Điều đó chứng tỏ “sửu nhi” và “trẻ trâu” đồng nghĩa với nhau. Có lẽ do nhận thấy “sửu nhi 丑兒” là từ Hán-Việt, với “sửu” là “kí hiệu thứ hai trong địa chi, lấy trâu làm tượng trưng; sau tí trước dần, dùng trong phép đếm thời gian cổ truyền của Trung Quốc và một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam: giờ Sửu (từ 1 đến 3 giờ sáng) ~ năm Kỉ Sửu. (Từ điển tiếng Việt, Vietlex)”, và “nhi” là “trẻ” như trong “ấu nhi” (trẻ nhỏ), “nhi đồng” (trẻ em ở độ từ bốn, năm đến tám, chín tuổi), v.v., nên đã có cách dùng “sửu nhi” thay cho “trẻ trâu”.
Điều bất ngờ là khi tra cứu từ điển, chúng tôi thấy “sửu 丑” ngoài nghĩa “trâu”, còn có một nghĩa khác là “hề, vai hề”:
- Hán Việt Tự Điển (Trần Văn Chánh) ghi: sửu 丑 ① Chữ thứ hai trong hàng chi; ② Hề, vai hề: 丑兒 Thằng hề;
- Hán Việt Tự Điển (Thiều Chửu) ghi: sửu 丑 ① Một chi trong 12 chi. Từ 1 giờ đêm đến 3 giờ sáng là giờ sửu. ② Vai hề trong tuồng tầu cũng xưng là sửu.
Như vậy, theo 2 từ điển trên thì “sửu” nghĩa 1 mới chỉ “trâu”, còn “sửu” nghĩa 2 chỉ “vai hề” và “sửu nhi 丑兒” được hiểu là thằng hề, vai hề trẻ con trong các tích tuồng xưa, tương tự như “hề đồng” - nhân vật đầy tớ, đồng thời là vai hề, trong tuồng, chèo, truyện cổ (Hề đồng theo bốn năm thằng / Thơ ninh ních túi, rượu lưng lửng bầu (Nhị độ mai)).
Cũng có thể “sửu nhi” được tạo ra từ “sửu” là “trâu”, kết hợp với “nhi”. Mà cũng có thể do đồng âm (sửu) và đồng tự (丑) nên “sửu - trâu” đã vô tình dùng thay cho “sửu - vai hề”. Kết quả là “sửu nhi” được dùng thay cho “trẻ trâu” một cách “hồn nhiên” và được số đông đồng tình.
(Từ điển Vietlex)
|
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4906 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: CẢNH NHÀN (Hàn Phong) Sat 30 Jan 2021, 22:18 | |
| Cám ơn TM đã mang bài viết rất hay về. PN đọc bài mới biết cái từ Sửu nhi nó có nhiều cái rối rắm như vậy. PN cũng chỉ nghĩ sửu nhi là trẻ trâu, mà trẻ trâu là đứa trẻ chăn trâu thôi |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: CẢNH NHÀN (Hàn Phong) Wed 03 Feb 2021, 17:13 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- trẻ trâu sao hong gọi là ngưu nhi?
Nghe thầy gợi ý trò lại háo hức lắng nghe ... |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: CẢNH NHÀN (Hàn Phong) | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |