mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: TAM ĐỀ - NGŨ QUÁN Wed 23 Dec 2020, 21:49 | |
| TAM ĐỀ, NGŨ QUÁN. --- * Tam đề là : phát bồ-đề nguyện trước khi ăn ba miếng cơm đầu tiên. (bằng cách niệm thầm) - Miếng thứ nhất: nguyện tu nhất thiết thiện. - Miếng thứ hai: nguyện đoạn nhất thiết ác. - Miếng thứ ba: nguyện cứu độ nhất thiết chúng sanh. * Ngũ quán là : trong khi ăn, bắt buộc vừa ăn vừa quán tưởng 5 pháp quán này : 1) thứ nhất khi ăn phải tri ân tất cả chúng sanh trong cuộc sống này, và phải biết miếng ăn này từ đâu lại. 2) thứ hai tự xét đức hạnh của mình có xứng đáng với sự cúng dường này chăng? 3) thứ ba là ngăn trừ lầm lỗi và chận đứng nguồn gốc của lòng tham muốn. 4) thứ tư là phải quán tưởng rằng: bữa ăn này chỉ là thuốc thang để chữa lành bệnh gầy mòn của cơ thể (ăn để sống mà thực hiện tâm linh). 5) Vì thành tựu đạo nghiệp nên mới thọ dụng bữa ăn này. * Tóm lại, người ăn chay chân chánh thì luôn luôn thực hiện “tam đề ngũ quán” trong bữa cơm. - Nghĩa là khi dùng bữa, cũng chính là lúc quan trọng nhất, cần thiết nhất để hành trì, tu tập, chứ không phải để thỏa mãn sự đói khát và tham dục của mình. - Đương nhiên, không bao giờ nói chuyện lung tung, hoặc giỡn cợt, hoặc cười lớn tiếng, la hét, làm mất không khí trang trọng, kính tín của buổi lễ. * Cuối cùng, là những động tác thoạt xem ra có vẻ nhỏ nhặt, nhưng đạo Phật vẫn lồng vào trong đó những nghi thứcthuần túy tu hành. - Như : xỉa răng, uống nước, lau tay rửa miệng, thảy thảy đều được thực hiện kèm theo những lời thệ nguyện vĩ đại, mà mục đích căn bản là: mở rộng lòng thương yêu rộng lớn không phân biệt đến tất cả muôn loài, nhiếp phục tâm ý, tưởng nhớ đến Phật, Pháp Tăng cùng tỏ lòng tri ân đến tất cả vạn vật. * Bữa thọ trai được kết thúc bằng lời chú nguyện như sau: - Tấm thân này được khoác một bộ áo quần tươm tất cho nên tôi thường nghĩ đến công lao của người thợ dệt. - Hàng ngày dùng ba bữa cơm, mỗi mỗi đều ghi nhớ cái gian khổ của người nông phu. - Nguyện cầu tất cả Tu sỹ lẫn Cư sỹ đều lấy phước huệ làm cơ sở cho việc hành trì, và sau khi lâm chung được A Di Đà thọ ký. - Lại cầu nguyện rằng, mọi sinh linh cõi âm được siêu thăng, cõi dương được thái bình, an lạc, cùng tất cả chúng sanhđều sớm thành tựu trí giác Vô Thượng. * Theo giáo lý Đại Thừa, ta thấy rằng: một bữa ăn chay đúng nghĩa thì phải được tiến hành bằng những cung cách, thái độ và tâm ý như vậy. - Và thực hiện đúng như thế mới gọi là NGƯỜI ĂN CHAY. * Nếu chúng ta chỉ chuyên dùng rau cỏ và ngũ cốc trong bữa ăn, và khi ăn chúng ta không thực tập một công phu tu tập nào cả, không kèm theo một hành vi tôn giáo nào cả, thì chúng ta được gọi là người ăn thực vật, chứ chẳng phải là người ăn chay. * Xin chớ hiểu lầm mà tự hào oan uổng! * Mặc dù ăn thực vật thì cũng chiêu cảm những quả báo hiền thiện, như: được ít bệnh, sống lâu, và ít gây nghiệp sát cho nên kiếp sau sẽ hưởng những quả báo dễ chịu, tốt đẹp (tương đối). * Nhưng, ăn thực vật ròng như vậy thì không liên hệ gì đến tâm linh, tôn giáo cả! ---- Theo Phật Học Pháp Số ---------
|
|