mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Duy Thức Học Sat 28 Nov 2020, 01:19 | |
|
TRI ÂN PHÁP PHẬT (Thơ ĐL ngũ ngôn) --- Phật Pháp điểm thành nhân Dìu trăng tuệ sáng ngần Quang bầu trời (1)Tứ Trí Rạng mảnh đất (2)Tam Thân Bát Nhã lìa oan tục Lăng Nghiêm giải nợ trần Chân như hằng bất thối Quả diệu thức dày ân.. ---- TKN Đào Liên --------- - (1) TỨ TRÍ 四智 Duy Thức tông chuyển bát thức thành Tứ Trí.. * Chuyển Tiền ngũ thức thành 'Thành sở tác trí' * Chuyển thức thứ sáu thành 'Diệu quan sát trí'. * Chuyển thức thứ bảy thành 'Bình đẳng tánh trí'. * Chuyển thức thứ tám thành 'Đại viên cảnh trí'. - Hoàn thành tác dụng mà chẳng phân biệt, gọi là Thành sở tác trí. - Quan sát thấu triệt mà chẳng qua sự tác ý, gọi là Diệu quan sát trí. - Phá hết ngã chấp, thấy các pháp bình đẳng, gọi là Bình đẳng tánh trí. - Như gương tròn soi khắp mười phương thế giới chẳng có thiếu sót, gọi là Đại viên cảnh trí. - 2) TAM THÂN (三 身); Chỉ ba loại thân của một vị Phật, theo quan điểm Ðại thừa (s: mahāyāna). Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật - đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh * Chính là biểu hiện của sự Tuyệt đối, của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. * Quan niệm ba thân Phật được nêu ra nhằm nói lên quan điểm đó. Ba thân gồm: (2) Pháp Thân (法 身; s: dharmakāya): là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ trụ. - Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp (s: dharma), là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. 2. Báo Thân (報 身; s: saṃbhogakāya), cũng được dịch là Thụ dụng thân (受 用 身): chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ. 3. Ứng Thân (應 身; s: nirmāṇakāya, cũng được gọi là Ứng hoá thân hoặc Hoá thân): là thân Phật xuất hiện trên trái đất, với nhân trạng, với mục đích cứu độ con người. ---------- - TỨ TRÍ - TAM THÂN --- Chuyển tám thức làm bốn trí là thành tựu tam thân Phật: --- a) Chuyển thức thứ tám thành Đại viên Cảnh trí; chuyển thức thứ bảy thành Bình đẳng trí - tức “tự tánh thân Phật” b) Chuyển thức thứ sáu thành diệu quan sát trí, tức là “Thọ dụng thân” Phật. c) Năm thức trước chuyển thành thành sở tác trí; tức là “Biến hóa thân” Phật. Thân thứ nhất (tự tánh thân) thì thường trụ; thân thứ hai và thứ ba (Thọ dụng thân, Biến hóa thân) thì vô thường. - Thọ dụng thân do sự hiện khởi của tự tánh thân, mà thọ dụng mọi pháp lạc (tự thọ dụng), và trên lĩnh vực này làm thánh vị thuyết pháp của Bồ tát (tha dụng thọ); biến hóa thân là do tự tánh thân hiện khỏi, để vì hàng Thanh văn thuyết pháp. - Trên đây là giải thích nghĩa của thập thù thắng, xin tham khảo thêm “Nhiếp Đại Thừa Luận Giảng Ký” của Pháp sư Ấn Thuận. - Trong đó nói rõ về Duy thức cảnh, Duy thức hành và Duy thức quả. - Nói về lập trường của Duy thức học, thì luận này là bộ luận thống nhất toàn thể Đại thừa Phật giáo. * Rốt ráo của Thanh Tịnh là “Tĩnh” tức Bồ Đề, Tổ Đạt Ma nói: “Thanh tịnh tự phân ly (Thanh tịnh tự phân ly Tứ Trí ba vô tận Bốn Trí cuồn cuộn sóng Bát Thức hữu thần uy Tám Thức lộ thần uy Tâm đăng minh Pháp Giới Đèn Tâm soi Pháp Giới Tức thử thị Bồ Đề”. Đó tức là Bồ Đề). * Nói về Tam Thân Tứ Trí một khi “chứng” được Tự Tánh, Lục Tổ Huệ Năng giải thích :
“Tự Tánh cụ tam thân Phát minh thành tứ trí Bất ly kiến văn duyên Siêu nhiên đăng Phật địa Ngô kim vị nhữ thuyết Đế tín vĩnh vô mê Mạc học trì cầu giả Chung nhật thuyết Bồ Đề”. - * Nghĩa là Tự Tánh có đầy đủ Ba Thân: Thanh tịnh Pháp Thân là Tự Tánh thanh tịnh của mình dung thông và trùm khắp tất cả Tánh. Viên mãn Báo Thân là Trí Tuệ bất sanh bất diệt của mình. Thiên bá ức Hóa Thân là tất cả những hạnh lành của mình. Từ Ba Thân phát minh thành Tứ Trí: 1-Thành Sở Tác Trí (tức Ngũ Thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân chuyển thành Trí). 2- Diệu Quán Sát Trí (tức là thức thứ sáu: Ý Thức chuyển thành Trí). 3-Bình Đẳng Tánh Trí (tức là thức thứ bảy: Mạt Na Thức chuyển thành Trí). 4-Đại Viên Cảnh Trí (tức là thức thứ tám: A-Lại-Da Thức chuyển thành Trí). Tất cả chẳng lìa duyên thấy nghe, siêu nhiên bước lên quả Vị Phật. Lục Tổ vì chúng sanh mà nói, và điều này là niềm tin chắc chắn “Đế Tín” không mê lầm; không nên tìm cầu bên ngoài, trọn ngày nói Bồ Đề mà không hiểu Bồ Đề là gì?! Như vậy từ Tự Tánh mới có được Ba Thân và từ Ba Thân mới có được Tứ Trí. Nếu lìa Ba Thân mà nói Tứ Trí thì Trí này không có Thân, thì Trí là vô Trí. Tổ nói kệ: “Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh Bình đẳng tánh trí tâm vô bệnh Diệu quán sát trí kiến phi công Thành sở tác trí đồng viên cảnh Ngũ bát lục thất quả nhân chuyển Đãn dụng danh ngôn vô Thật Tánh Nhược ư chuyển xứ bất lưu tình Phồn hưng, vĩnh xử Na-già định”. Nghĩa là Đại Viên Cảnh Trí là Tánh thanh tịnh của nhân giả. Bình Đẳng Tánh Trí là Tâm không bệnh tức là không duyên theo Sắc Trần. Diệu Quán Sát Trí là làm tất cả mà như không có làm, tức là không chấp công chấp ngã hay có năng có sở. Thành Sở Tác Trí thì đồng với Đại Viên Cảnh Trí. Ngũ thức và thức thứ tám; thức thứ sáu và thức thứ bảy là trên quả và nhân chuyển: tức là thức thứ sáu, thức thứ bảy là nhân, còn ngũ thức và thức thứ tám là quả (lục thất nhân trung chuyển; ngũ bát quả thượng viên). Những thức này chỉ dụng danh ngôn mà không có Thật Tánh. Nếu ngay trên chỗ chuyển mà không dấy niệm (vô niệm) tức là sáu căn không Động mà Tĩnh, không có lưu tình, thì ngay nơi chỗ phồn hưng (ồn náo) mà vẫn ở trong đại định Na-già. Điều này Tổ thứ 22 Ma-Noa-La (Manorhita) Thiền Tông có nói: “Tâm tùy vạn cảnh chuyển (Tâm theo muôn cảnh chuyển Chuyển xứ thật năng u Chỗ chuyển thật kín sâu Tùy lưu nhận đắc Tánh Tùy dòng nhận được Tánh Vô hỷ diệc vô ưu”. Không mừng cũng không lo). Chuyển Tám Thức thành Trí này, chỗ Bí Quyết là “Tĩnh”, nghĩa là không khởi niệm tức vô niệm, không lưu tình: “Vô hỷ diệc vô ưu” Cái Bí Quyết thứ hai là chỉ cần chuyển cái “Nhân” là thức thứ sáu (Ý Thức) và thức thứ bảy (Mạt Na Thức) thì được cái “Quả” tự nhiên chuyển theo là Ngũ Thức (nhãn, nhĩ ,tỷ, thiệt, thân) và thức thứ tám (A-Lại-Da Thức). Trong Duy Thức Luận có nói rõ công dụng của mỗi thức trong Bát Thức như sau : “Bát cá đệ huynh nhất cá si Độc hữu nhất cá tối lưu ly Ngũ cá môn tiền tố mãi mại Nhất cá gia trung tác chủ y”. Nghĩa là trong tám anh em “Bát Thức” có một đứa “ngu si” nhất đó là anh thứ bảy (Mạt Na Thức) bởi vì chấp Ngã; anh thứ sáu (Ý Thức) thì khôn lanh nhất “tối lưu ly” có công hàng đầu đưa nhân giả tới chỗ giác ngộ giải thoát, nhưng cũng có tội bậc nhất đưa nhân giả vào địa ngục cũng dễ dàng: “công vi thủ, tội vi khôi”; từ anh thứ nhất tới anh thứ năm (nhãn, nhĩ ,tỷ, thiệt, thân) chỉ lo việc buôn bán tiếp xúc với khách trần bên ngoài; còn Ông Chủ thì ở trong nhà lo tàng trữ cất giữ mọi “Tích Sản” trong nhiều đời nhiều kiếp là thức thứ tám (A-Lại-Da Thức). Anh A-Lại-Da này còn có những nhiệm vụ đặc biệt như sau: “Hạo hạo Tam Tàng bất khả cùng Uyên thâm thất lãng cảnh vi phong Thọ huân trì chủng căn thân khí Khứ hậu lai tiên tác chủ ông”. (Vòi vọi ba Tàng thật khôn cùng Vực sâu, “Bảy Sóng”chốn cuồng phong Nhận gom giữ chủng căn thân khí Đi sau đến trước, Chủ là Ông). Nghĩa là thức thứ tám A-Lại-Da là Tàng Thức có ba Tàng mênh mông vòi vọi là: Năng Tàng (có công năng tàng trữ tất cả chủng tử (hạt giống) trong nhiều đời nhiều kiếp), Sở Tàng (là nơi tất cả Pháp hiện hành huân tập vào) và Ngã Ái Chấp Tàng (chấp cái kiến phần của thức này làm Ngã là người Chủ khả ái cố giữ chặt không buông tha). A-Lại-Da là cái “vực sâu” thăm thẳm chứa “Bảy Sóng” cuồn cuộn là chỗ tạo thành Gió Nghiệp luân chuyển là “tài sản” của Căn Thân và Sắc Trần (tức là khí) thọ nhận, huân tập trong nhiều đời nhiều kiếp rồi cầm giữ tích chứa thành Nghiệp Chủng. Thức này khi con người chết thì đi sau cùng; khi luân hồi thì thọ nhập vào bào thai trước hết, là Ông Chủ tạo tác dẫn Nghiệp tái sinh ở đời sau. Trong A-Lại-Da,“Bảy Sóng” cùng nổi lên (tức là Động) thì tạo nên Gió Nghiệp thổi vào biển Luân Hồi. Trong “Bảy Sóng” thì Ý Thức và Mạt Na Thức là tối quan trọng trong Mê hay Ngộ. Bởi vì Ý Thức là “tối lưu ly” là tinh khôn nhất , dẫn đầu trong việc chuyển Nghiệp; còn Mạt Na Thức thì “si mê” chỉ biết ôm chấp cái ngã chướng ô nhiễm là ngã kiến, ngã si, ngã mạn và ngã ái, không chịu buông tha nên bị trói cột vào Nghiệp hay Chủng Tử luân hồi. Hai thức này chuyển thì Ngũ Thức và Bát Thức tự động chuyển theo: “Lục thất “nhân” trung chuyển; ngũ bát “quả” thượng viên”. Khi đó thì ngũ thức (nhãn, nhĩ ,tỷ, thiệt, thân) biến thành “Thành Sở Tác Trí”, còn thức thứ tám (A-Lại-Da Thức) chuyển thành “Đại Viên Cảnh Trí” là Biển Tánh thanh tịnh. Sáu căn không khởi niệm tức “Vô Niệm”, Mạt Na Thức không khởi niệm tức “Vô Ngã” thì “Bảy Sóng” lặng yên tức là “Tĩnh”thì: “Bát Thức hữu thần uy, Tâm đăng minh Pháp Giới”. Nếu “Bảy Sóng” trong Bát Thức dấy động, nổi cuồng phong dẫn Nghiệp tái sanh đẩy chúng sanh là Chánh Báo vào Biển Luân Hồi, thì “Bảy Sóng” trong hạt nguyên tử do Vô Minh hay Nghiệp Lực tác động tạo ra cái Sắc tức Y Báo là Thế Gian Mê cùng Nghiệp là căn nhà của Chúng Sanh Mê đang thọ Nghiệp. “Bảy Sóng” này là Bảy lớp “quỹ đạo electron” bị cột dính cứng chắc và quay chung quanh nhân nguyên tử (được xem như là Nghiệp vi tế) như những vòng tròn luân hồi, duyên khởi tạo tác thành thế giới vật chất từ Nguyên Tử cho tới Vũ Trụ là cái Sắc hay Y Báo của Chúng Sanh cùng Nghiệp Quả. Bát Thức cũng chính là Tâm, nếu “Bảy Sóng” trong Bát Thức lặng yên như chiếc Gương trong thì soi sáng cả ba ngàn Thế Giới: “Tâm đăng minh Pháp Giới”; thì “Bảy Sóng” trong cái Sắc cũng lặng yên, thế giới Mê tan hoại: Sắc trở về Không; cả Tâm và Cảnh (tức Sắc) Nhất Như đồng trở về Thế Giới Nhất Chơn, tức là cái Không hay Bát Nhã Chân Như… Chứng Ngộ “Tự Tánh” đạt Tam Thân Tứ Trí với “Bảy Sóng” lặng yên tịch diệt này nhờ khai thị của Lục Tổ Huệ Năng, Thiền Sư Trí Thông trình kệ: “Tam Thân nguyên ngã thể Tứ Trí Bản Tâm minh Thân Trí dung vô ngại Ứng vật nhiệm tùy hình Khởi tu giai vọng động Thủ trụ phỉ chân tinh Diệu chỉ nhân Sư hiểu Chung vong nhiễm ô danh”. Nghĩa là nếu Ngộ rồi thì thấy Ba Thân nguyên là thể của chính mình, Tứ Trí là Bản Tâm sáng của mình, cả Thân và Trí đều dung thông vô ngại, khi đó tùy cơ ứng vật không bị vướng mắc. Còn như khởi niệm tu hành là vọng động; giữ trụ kềm chế thì không hợp với lẽ chân. Nhờ Thầy mà hiểu được diệu chỉ, cái danh hay cái tên là nhiễm ô cũng phải quên đi. Rốt ráo lại, chứng được Tự Tánh hòa cùng Biển Tánh thanh tịnh, đạt được Tam Thân Tứ Trí mà trong đó Bát Thức chuyển thành Trí cũng chính là Tâm. Sóng Nghiệp lặng yên, không còn ngã sở thì Tâm “Tịnh” hòa cùng Biển Tâm trùm khắp Hư Không vô biên, là chiếc “Gương” soi rõ ba ngàn Thế Giới cùng với Biển Tánh Chân Như là Một. Như vậy Mê hay Ngộ chỉ có hai trạng thái TĨNH và ĐỘNG. Tĩnh là Chư Phật, Tổ và Thiền Sư ngộ Đạo. Còn Động là Chúng Sanh Mê trong sáu cõi luân hồi. Trong Mê thì có “Động”, trong “Động” có “Dụng”, nhất “Động” nhất “Dụng”, sinh ra “Hữu”, là cái tướng Mê do Vô Minh hay Nghiệp Lực tác động, có cái “Tướng Động” là năng lượng chuyển thành khối lượng vật chất tạo ra Sắc Tướng Thế Gian Mê do Sóng Nghiệp hay Sóng Vô Minh duyên thành Sóng Vật Chất vi tế duyên khởi biến hóa thành nguyên tử cho đến vũ trụ, nguyên tử và vũ trụ đều “Động” mà hiện hữu. Thế Giới Mê tuy có Sắc Tướng nhưng không thật, chỉ là vọng khởi, huyễn ảo, là Bóng của cái KHÔNG vô hình tướng. Trái với Mê là Ngộ, trong Ngộ thì có “Tĩnh”, trong “Tĩnh” thì không “Động”, không “Động” thì không “Dụng”, không “Động” không “Dụng” là cái Tướng Không không Tướng, tức là “KHÔNG” là cái Tướng của Bát Nhã Niết Bàn. Thật ra Bát Nhã thì Như Như “Bất Động”, nhưng lại có cái “Dụng” là “Hay sanh muôn Pháp” là cái Diệu Hữu của Chân Như. Cái “Dụng” này là Vạn Pháp Thế Gian từ Gốc Tâm hay Mặt Trăng Thứ Hai trở ra Ngọn Tâm do “Động” mà huyễn hóa thành đủ thứ sum la vạn tượng hiện đầy trong Hư Không. Tuy nhiên dù “Hiện Hữu” nhưng không thật có, chỉ là huyễn hóa, là Tánh Không nên “Diệu”. Với con mắt Bát Nhã thì ngay trên Động mà Bất Động, ngay trên Dụng mà Không Dụng, ngay trên Pháp Thế Gian hay cái “Bóng Trăng” mà “trực chỉ” thấy “Mặt Trăng Thật”, thấy Sắc tức Không, tức là “Không Động” và “Không Dụng” ngay trên cái tướng “Động Dụng” của Pháp Thế Gian. Do đó trong “Tĩnh”, đâu đâu Vạn Pháp cũng đều Như! Do dứt Vô Minh hay Nghiệp Lực tác động nên Sóng Vật Chất vi tế biến mất thì Vật Chất từ Nguyên Tử cho đến Vũ Trụ của Thế Gian Mê sụp đổ tan hoại: Sắc trở về Không. “Tĩnh” cũng như Mặt Nước Biển yên lặng thì Sóng mất, trở về với Nước. Trong “Tĩnh” : Sắc về với Không, Sóng về với Nước, tức là về lại Gốc, trở lại Nguồn, về Căn Nhà Xưa: căn nhà “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa” vô thủy. Nói tới “Động” và “Tĩnh”, cũng nên phân biệt cái “Động” và “Tĩnh” mà Lục Tổ Huệ Năng đề cập tới loài Hữu Tình như chúng sanh và loài Vô Tình như cây cỏ, đất đá… Hữu Tình là biết “Động”, còn Vô Tình thì không biết “Động”. Ở đây chỉ nói về hình thức bên ngoài của loài Vô Tình như đất đá,…là “Bất Động” tức Vô Tri; khi không nói đến nội dung bên trong với những hạt hay sóng vật chất luôn luôn động. Nếu chấp cái “Bất Động” này để hành trì thì người Tu cũng giống như gỗ đá thì bất động vẫn là bất động, không thể đạt được cái “ Chân Thật Bất Động”. Vì vậy Lục Tổ Huệ Năng có nhắc nhở: “Hữu Tình tức biết động Vô Tình tức không động Nếu tu hạnh bất động Đồng Vô Tình bất động”. Muốn tìm cái “Chân Thật Bất Động”, là loài Hữu Tình, chúng sanh có sáu căn hoạt động thì ngay trên “Động” có “Bất Động”, tức là ngay trên sáu căn (thấy nghe hiểu biết, xúc chạm…) là cái Tướng Động nhưng không đuổi theo sáu trần, nghĩa là tuy có thấy có nghe có hiểu biết… nhưng “không khởi niệm”. Đây chính là ngay trên “Động” có “Bất Động”, ngay trên niệm mà lìa niệm, tức “Vô Niệm” hay ngay trên cảnh mà lìa cảnh, tức “Vô Tâm”. Còn như bất động hoàn toàn: không thấy không nghe không hiểu biết…thì bất động vẫn là bất động, đồng với loài Vô Tình như đất đá cây cỏ, không có Phật Tánh: “Nếu tìm Chân Bất Động Trên động có bất động Bất động là bất động Vô Tình không Phật Tánh.” (Lục Tổ Huệ Năng). Trở về cái Mê hay Ngộ ở hai trạng thái TĨNH và ĐỘNG. Ngay khi Ngộ thì Sắc về với Không: Chánh Báo và Y Báo đều hòa chung với cái Hư Không vô biên là Pháp Thân bình đẳng trong Hoa Tạng Pháp Giới. Ngay khi Ngộ thì Sóng hay Hòn Bọt mất, hòa với Biển Nước lặng yên; cái Ngã Sóng mất, cái Ngã Bọt mất, hòa thành Biển Cả bao la. Ngay khi Ngộ thì Thân Tâm mất, Thân là Pháp Thân: Hư Không vô biên, Tâm là Đại Tâm thành Biển Tánh bao la dung thông với tất cả Tánh. Con mắt “Vô” của Sa Môn thấy cái “Dụng” ở trong “Động” nhận ra tức thời cái “Thể” ở trong “Tĩnh”, thấy “Tướng” mà “Vô Tướng”, thấy Vật tức Tâm, thấy Sắc tức Không, thấy Đại Địa Quần Sanh là Thế Giới Nhất Chơn bình đẳng. Tất cả Sum La Vạn Tượng đều đồng loạt mở toang con mắt Bát Nhã rực cả Bầu Trời Hư Không vô tận: “Đại Địa Quần Sanh nhãn hoát khai”. Con mắt “Vô Tướng” của Tổ Long Thọ cũng vậy: Không thấy Như Lai đâu cả, mà đâu đâu cũng thấy Như Lai, không thấy Pháp Thân Phật đâu cả, mà đâu đâu cũng thấy Pháp Thân Phật, không thấy Niết Bàn đâu cả mà đâu đâu cũng gặp Niết Bàn, không thấy Bát Nhã đâu cả, mà đâu đâu cũng là Bát Nhã… Bởi vì tất cả cái thấy hay cái Chứng Ngộ này đều ở trong “Tĩnh” tức Vô Tác. Vô Tác ở đây cũng đồng với Vô Niệm, Vô Tâm hay vô sở trụ. Tất cả cái thấy “Vô, Vô Tướng, Vô Tác” này đều ở trong “Tĩnh”. “Tĩnh” là trở về cái Chân Lý vĩnh hằng và tuyệt đối của Vạn Hữu là “Sắc tức thị Không”. Điều này được “Thực Chứng” bằng giấc Chiêm Bao. Chiêm Bao là do cái Tâm Mê đang “Động” hiện ra Thế Giới Chiêm Bao mà trong đó cái SẮC tức là Vật Chất và Vũ Trụ trong Chiêm Bao không có thật, chỉ là cái Bóng của Thân Tâm đang nằm ngủ mê trên giường biến chiếu ra và cái Thân Tâm này, Chúng Sanh trong Chiêm Bao không thể nhìn thấy mà chỉ thấy là Hư Không Rỗng Rang. Khi “Thức Dậy” tức là không còn Mê hay không ở trạng thái Động của cái Tâm Mê trong Chiêm Bao, mà ở trạng thái Tĩnh thì cái SẮC mất hay Vật Chất và Vũ Trụ trong Chiêm Bao mất, chỉ có cái “Thân Thật” ở trên giường đang “Thức Dậy”. Cái “Thân Thật” này giải mã cái Bí Mật mà chúng sanh trong Chiêm Bao không thể hiểu nổi. Nó biến hóa vô cùng: sơn hà, đại địa, mọi chúng sanh, cây cỏ, muông thú…cả ba ngàn thế giới Chiêm Bao, nó làm ngược rồi làm xuôi mà chúng sanh trong Chiêm Bao không hiểu không biết, nhìn thì chẳng thấy sờ thì không đụng, chỉ thấy Hư Không rỗng rang! Cái “Thân Thật” này vừa là Hư Không, Pháp Thân, Bát Nhã, Niết Bàn, Chân Lý tuyệt đối của Thế Giới Chiêm Bao, vừa là Thế Giới Nhất Chân: “Một là Tất Cả” hay cái Không vi diệu: “Không tức thị Sắc”… Đem Tấm Bản Đồ Mộng “Nhắm Mắt Chiêm Bao” này chồng lên Tấm Bản Đồ Mộng “Mở Mắt Chiêm Bao” của Chúng Sanh hiện tại thì sẽ khám phá ra cái Đạo Lý siêu việt “Sắc tức thị KHÔNG”, chẳng những “Thực Chứng” bằng giấc Chiêm Bao mà còn “Thực Chứng” bằng Khoa Học như đã luận giải ở phần trên ! Người đi tìm Đạo có thể dựa vào hai cái “Thực Chứng” này để có niềm tin vững chắc đạt tới “Chánh Tín” và hình dung ra phần nào cái “Thực Chứng” của Chư Phật, Tổ và Thiền Sư Ngộ Đạo: “Mộng lý minh minh hữu lục thú Giác hậu không không vô đại thiên”. (Thiền Sư Huyền Giác). Nghĩa là còn Mộng, còn Mê thì còn sáu ngã luân hồi, Giác rồi hay dứt Mộng hết Mê, Ngộ rồi hay đã Thức Dậy thì gặp cái KHÔNG, tức là Niết Bàn, Bát Nhã, Chân Như, Thực Tướng…Và khi đó ba ngàn thế giới cũng không có…Nghĩa là cái SẮC: từ nguyên tử Vật Chất cho đến Vũ Trụ đều “không có”, đạt đến cái Chân Lý tuyệt đối: “Sắc tức thị KHÔNG”. Tóm lại còn Mê thì thấy Sắc, Ngộ rồi hay Thức Dậy thì Sắc mất trở về Không, trở về cái “Thân Thật” là Pháp Thân, là Thật Tướng là Niết Bàn, là Bát Nhã Chân Như…Cảm ơn Khoa Học và Nhà Bác Học Einstein đã phân tích tới cái tận cùng của Vật Chất là Sóng vi tế năng lượng cao và Năng Lượng có thể chuyển thành Khối Lượng Vật Chất và nhờ đó giải được cái Lý Sắc Không của Đức Phật Thích Ca. Nhưng Khoa Học dừng lại nơi cái Tướng Sóng hay cái Tướng Sắc mà không biết Sóng Vật Chất này cũng giống như Sóng Nước và như thế : Sóng trở về Nước cũng giống như Sắc trở về Không . Do đó Khoa Học không thể “nhảy qua đầu sào trăm trượng” của Thiền Sư Cảnh Sầm hay “cái cửa Vô Vi” của Thiền Sư Huyền Giác để đạt tới cái Chân Lý rốt ráo và ngộ nhập với cái Chân Lý này. Tuy nhiên cũng nhờ Khoa Học mới biết được cái Đạo Lý tuyệt vời “Sắc tức thị Không” của Đức Phật Thích Ca cũng như những khai thị trợ duyên siêu việt của Tổ và Thiền Sư ngộ đạo. Tận đầu nguồn, vừa huốt khỏi cái Sắc, cái Sóng, cái máy động của Sự Vật trên hình tướng, tức là cái Vô Vi thì nhận ra được cái KHÔNG là Mẹ Đẻ ra tất cả mọi sự vật: từ nguyên tử vật chất cho tới cả vũ trụ. Như vậy đã quá rõ ràng với lời Kinh Bát Nhã: “Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”. Và lời Kinh này xem như đã được chứng minh bằng Khoa Học! Tuy nhiên Khoa Học chưa thấy được điều này, vì Khoa Học còn chấp trên hình tướng, nên bị “kẹt” hay bị chướng ngại, vừa đụng tới cái Gốc của Sự Vật là cái Không thì Khoa Học lại quay đầu trở ra cái Ngọn, tức là Khoa Học vẫn còn bị điên đảo ở nơi cái Bóng Trăng! ---------
|
|