Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:29

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 19:40

7 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 05:26

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế I_icon13Sun 26 Apr 2020, 09:52

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế
Trong khi một số nước châu Âu bắt đầu thu mua vật tư y tế Trung Quốc từ cuối tháng 2, Mỹ giờ đây mới tìm cách tiếp cận thị trường.

Mỹ được cho là đang chậm chân hơn so với các đối thủ toàn cầu trong cuộc đua thu mua khẩu trang và vật tư y tế từ Trung Quốc nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19, theo những cuộc phỏng vấn cùng các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc.
Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Jw1240-p16x9-2020-03-21T073523-8935-1869-1587722204
Các thùng chứa khẩu trang được dỡ từ máy bay của hãng hàng không Air China ở sân bay Athens, Ai Cập, ngày 21/3. Ảnh: AFP.

Điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nguồn cung trong hệ thống y tế trên khắp nước Mỹ, khiến các bác sĩ và y tá Mỹ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn và khiến điều kiện tại các phòng khám, bệnh viện Mỹ trở nên tồi tệ hơn nhiều so với các nước ở Tây Âu, Đông Á, Canada và Australia.
"Thực tế là những nước khác đang làm tốt hơn chúng ta nhiều", Isaac Larian, nhà sáng lập công ty đồ chơi MGA Entertainment, người đã làm ăn với Trung Quốc hàng chục năm qua và mới bắt đầu làm việc với các nhà sản xuất Trung Quốc để nhập vật tư y tế cung cấp cho những bệnh viện Mỹ từ tháng trước, cho biết.
"Bạn phải hành động thật nhanh và dứt khoát... Mỹ thì lại đang quá chậm", ông nói. Larian cho hay nguồn cung y tế ở Trung Quốc luôn có sẵn cho những ai đủ hiểu biết để tiếp cận chúng.
Nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump, không giống với các nước giàu có khác, đã chờ hàng tháng trước khi phát triển một chiến lược phối hợp, tập trung nhằm thu mua vật tư y tế từ Trung Quốc, nhà sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ hàng đầu thế giới.
Đôi khi, các quan chức chính quyền dường như tập trung lên án việc Mỹ bị phụ thuộc vào Trung Quốc hơn là hành động khẩn cấp để đảm bảo nguồn cung vật tư, trang bị y tế.
Tổng thống Trump, người ban đầu bác bỏ khả năng Mỹ thiếu trang bị y tế, gần đây mới bắt đầu thúc đẩy các nỗ lực nhằm tăng tốc sản xuất cũng như cung cấp vật tư y tế, trong đó có kế hoạch trợ cấp cho những chuyến bay chở hàng y tế từ Trung Quốc về Mỹ.
Chính quyền Trump vài tuần qua yêu cầu một số công ty, bao gồm cả nhà sản xuất khẩu trang 3M, giao hàng đến Mỹ thay vì chuyển cho các nước nhập khẩu khác.
Dù vậy, đến hiện tại, Trump vẫn tiếp tục chỉ thị cho các bang tự thu xếp để có được trang bị y tế, chính sách trái ngược rõ rệt với nhiều quốc gia khác, những nước đã tích cực thúc đẩy sức mua tập trung để nhanh chóng có được hàng từ các nhà sản xuất Trung Quốc.
Kent Kedl, đối tác tại Thượng Hải của công ty tư vấn chiến lược và rủi ro toàn cầu Control Risks, người đã làm việc với Trung Quốc từ năm 1988, cho hay chính phủ các nước châu Âu bắt đầu liên hệ với văn phòng của ông từ đầu tháng ba để đặt hàng vật tư y tế.
Kedl chưa nhận được cuộc gọi nào từ giới chức Mỹ. Khi được hỏi liệu người Mỹ đang ở đâu, Kedl trả lời: "Tôi thật sự không biết. Chúng tôi đã nói chuyện với các đầu mối liên lạc Mỹ tại đại sứ quán... và họ bảo rằng 'Không, chúng tôi ổn. Chúng tôi tự lo liệu được'".
Chính quyền Trump đồng thời còn chậm trễ trong việc làm rõ các quy định về việc khẩu trang nào có thể được nhập khẩu từ Trung Quốc, qua đó làm chậm luồng phân phối vật tư y tế tới các bệnh viện Mỹ và những cơ sở khác trên tuyến đầu chống nCoV.
Mãi tới đầu tháng 4, nhiều tuần sau khi Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên các bệnh viện thiếu khẩu trang dùng khăn quàng thay thế cho nhân viên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) mới cho phép sử dụng khẩu trang phòng độc KN95 của Trung Quốc.
Trong lúc dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Trump và các quan chức cấp cao chính quyền của ông lại tiếp tục đẩy mạnh chỉ trích Trung Quốc vì cách họ phản ứng với Covid-19, gọi nCoV là "virus Trung Quốc", đồng thời cáo buộc giới chức Trung Quốc che giấu thế giới về nguồn gốc và khả năng lây lan của virus.
Mối quan hệ song phương rạn nứt càng khiến các công ty Mỹ gặp khó khăn hơn trong việc ký hợp đồng thu mua vật tư y tế từ những nhà sản xuất Trung Quốc, các lãnh đạo doanh nghiệp ở cả Mỹ và Trung Quốc cho hay.

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Jb63b70ca-85a2-11ea-8863-2139a-8048-6106-1587722204
Nhân viên mặt đất tại sân bay quốc tế Los Angeles, Mỹ, bốc dỡ các thùng chứa đồ bảo hộ y tế từ máy bay chở hàng của hãng hàng không China Southern Airlines ngày 10/4. Ảnh: AP.

 "Chúng ta đang bị phản đòn", một nhà nhập khẩu Mỹ có kinh nghiệm làm việc hàng chục năm với các nhà sản xuất Trung Quốc, nhận định. "Người Trung Quốc, đặc biệt là chính phủ của họ, không chấp nhận sự thiếu tôn trọng... Một số người ở Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc vì tình trạng thiếu hụt vật tư y tế. Tôi nghĩ chúng ta nên tự soi mình trong gương".
"Mọi việc sẽ hiệu quả và trôi chảy hơn nhiều nếu chính phủ hai bên có mối quan hệ tốt hơn", Li Lu, nhà đầu tư người Mỹ gốc Hoa ở Seattle cung cấp hàng triệu khẩu trang, tấm chắn và áo bảo hộ cho các bệnh viện ở Trung Quốc và Mỹ, nói.
Sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 đã gây quá tải hệ thống y tế ở một số quốc gia giàu có nhất thế giới như Anh và Italy.
Tình trạng thiếu hụt đặc biệt nghiêm trọng trên toàn cầu vào hai tháng đầu năm nay, khi dịch bệnh đạt đỉnh ở Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải đóng cửa các nhà máy sản xuất khẩu trang và những trang thiết bị y tế khác.
Khi các nhà sản xuất Trung Quốc hoạt động mạnh trở lại vào cuối tháng hai và đầu tháng ba, rất nhiều quốc gia giàu có đã nhanh chóng xếp hàng đặt mua. Đức, giống như Mỹ, có hệ thống y tế tư nhân chiếm đa số và cũng trao cho các bang trách nhiệm chính ứng phó với dịch bệnh. Tuy nhiên, khác với Mỹ, chính quyền liên bang Đức vẫn nhanh chóng tìm cách thu mua vật tư y tế từ Trung Quốc.
Kể từ cuối tháng hai đến nay, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã nỗ lực để mua số lượng lớn vật tư y tế cho các quốc gia thành viên.

Ker Gibbs, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Thượng Hải, cho hay chính phủ Italy và Đức đều đã nhanh chóng điều phối các lô hàng y tế từ đầu năm nay.
"Mọi người đều theo đuổi cùng một nguồn cung", Gibbs nói.
Nhưng phải đến ngày 2/4, Bộ Ngoại giao Mỹ mới liên lạc với Phòng Thương mại Mỹ để nhờ sàng lọc các nhà cung cấp vật tư y tế tiềm năng của Trung Quốc.
Một số nhà sản xuất Mỹ làm việc ở Trung Quốc cho biết họ cũng cảm thấy kỳ lạ bởi sự bị động của các quan chức chính quyền Mỹ.
"Tôi đang chuyển nguyên vật liệu cho chính phủ Canada mà không gặp bất kỳ vấn đề gì", giám đốc điều hành một nhà xuất khẩu lớn đã làm việc với Trung Quốc nhiều năm, nói.
Một người khác cho biết ông đang cân nhắc cung cấp vật tư y tế cho những bang thiếu nghiêm trọng nhưng nhận ra rằng quy trình mua sắm của chính phủ không thể đáp ứng. Đây cũng là phàn nàn từ nhiều nhà nhập khẩu và nhà sản xuất ở châu Á và Mỹ.
"Đã đến lúc chính phủ phải có động thái kiểm soát tình hình", Michael Crotty, chủ tịch Golden Pacific Fashion & Design, công ty dệt may ở Thượng Hải đã bắt đầu tìm nguồn cung ứng khẩu trang cho người mua tại Mỹ từ giữa tháng ba, nhấn mạnh. "Nó đáng lẽ phải được xử lý từ rất lâu rồi".

Đọc bài này tôi chẳng biết nghĩ sao! Anh hàng xóm xấu chơi mà tôi rất ghét đã lợi dụng Việt Nam bận chống dịch, gây ra nhiều chuyện ở biển Đông, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt ... Nhưng mà VN rất cảnh giác. Nhẫn không phải là hèn, VN đủ sức đập tan mọi ý đồ đen tối của kẻ thù! Tôi có nhiều cảm tình với Mỹ .... Tôi không đủ sức để viết những điều tôi cảm nhận về những sự kiện ...
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế I_icon13Sun 26 Apr 2020, 10:39

buixuanphuong09 đã viết:
Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế


Đọc bài này tôi chẳng biết nghĩ sao! Anh hàng xóm xấu chơi mà tôi rất ghét đã lợi dụng Việt Nam bận chống dịch, gây ra nhiều chuyện ở biển Đông, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt ... Nhưng mà VN rất cảnh giác. Nhẫn không phải là hèn, VN đủ sức đập tan mọi ý đồ đen tối của kẻ thù! Tôi có nhiều cảm tình với Mỹ .... Tôi không đủ sức để viết những điều tôi cảm nhận về những sự kiện ...

Hàng Tàu thường kém phẩm chất nên Mỹ cẩn thận cũng phải. Nhưng mà khi cần cấp bách quá cũng đành phải... có còn hơn không!

Sự kiện VN cảnh giác với Tàu đã được quốc tế khen ngợi nè bác:


Về Đầu Trang Go down
Thiên Hùng

Thiên Hùng

Tổng số bài gửi : 2581
Registration date : 19/08/2009

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế I_icon13Sun 26 Apr 2020, 12:58

... thấy cái tiêu đề "Mỹ uống nước đục ..." tức cười quá vì chắc người viết bài nầy ăn hối lộ của Tàu cộng hơi nhiều ... :pp:





KN95 không là hàng NHÁI N95 của Mỹ thì là gì ? và trước Canada còn bao nhiêu nước đã trả hàng lại cho Tàu cộng ? Vậy nước đục đó để Tàu cộng tự uống đi nha :pp:
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế I_icon13Sun 26 Apr 2020, 20:29

Trà Mi đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế


Đọc bài này tôi chẳng biết nghĩ sao! Anh hàng xóm xấu chơi mà tôi rất ghét đã lợi dụng Việt Nam bận chống dịch, gây ra nhiều chuyện ở biển Đông, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt ... Nhưng mà VN rất cảnh giác. Nhẫn không phải là hèn, VN đủ sức đập tan mọi ý đồ đen tối của kẻ thù! Tôi có nhiều cảm tình với Mỹ .... Tôi không đủ sức để viết những điều tôi cảm nhận về những sự kiện ...

Hàng Tàu thường kém phẩm chất nên Mỹ cẩn thận cũng phải. Nhưng mà khi cần cấp bách quá cũng đành phải... có còn hơn không!

Sự kiện VN cảnh giác với Tàu đã được quốc tế khen ngợi nè bác:




Tôi không nghe được nên chả hiểu gì cả. Tôi cũng đọc được nhiều điều như TH nói, vì vậy khi đọc bài Mỹ 'uống nước đục'.. tôi thấy ngỡ ngàng, muốn đăng lên đây để TM sưu tầm nhiều sẽ cho tôi được hiểu thêm. Cái anh hàng xóm này khó chơi quá!
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế I_icon13Wed 29 Apr 2020, 14:08

Việt Nam chống ‘giặc’ COVID thành công ‘vì quá hiểu Trung Quốc’

Cốt lõi của việc Việt Nam tiến hành các biện pháp quyết đoán từ sớm và cho tới nay được coi là thành công đó là sự ‘nghi ngờ’ của Hà Nội về những gì Bắc Kinh công bố về dịch bệnh này.

Việt Nam đang được quốc tế ca ngợi vì sự thành công trong cuộc chiến chống virus corona dù với những nguồn lực hạn chế và kinh phí không nhiều trong khi các nước phát triển phương Tây lại đang vật lộn với đại dịch này.

Với hơn 1.400km đường biên giới với nước láng giềng phương Bắc và được xem là nơi có nguy cơ trở thành ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, nhưng Việt Nam chỉ có 270 ca nhiễm mà không có ca tử vong nào sau 3 tháng thực hiện các biện pháp quyết liệt, tương tự như Trung Quốc, trong đó có quyết định gây nhiều tranh cãi khi đóng cửa các trường học trên cả nước từ khi chưa có ca nhiễm nào.

Bên cạnh việc đóng cửa tất cả các trường học từ cuối tháng 1, Việt Nam còn sớm đóng cửa biên giới với Trung Quốc, cô lập trên diện rộng các khu vực có người lây nhiễm cũng như thực hiện cách ly tập trung tại các doanh trại quân đội từ đầu tháng 2 khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là một đại dịch.

“Điều đó khá là ấn tượng,” Huong Le Thu, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện nghiên cứu Chính sách Chiến lược Australia, nói. “Tôi thận trọng khi gọi Việt Nam là một câu chuyện thành công. Còn quá sớm để coi là hết nguy hiểm. Nhưng những biện pháp đó khá là hiệu quả cho đến lúc này,” theo bà Huong Le Thu nói với Los Angeles Times.

Việc truy dấu sự tiếp xúc với các ca nhiễm bệnh cũng được coi là một biện pháp hiệu quả mà Việt Nam tiến hành để “chống giặc COVID.” Tháng trước, hơn 300 nhân viên y tế, công an, bộ đội và thường dân đã được huy động để truy dấu những người tiếp xúc với một phi công người Anh được cho là nguồn lây nhiễm virus corona tại bar Buddha ở TP HCM. Chính quyền đã phong toả nhiều cơ quan và các khu chung cư với hàng nghìn người ở liên quan đến vụ này.

“Chỉ có một số ít các quốc gia có thể kiểm soát và huy động nhiều nguồn lực lớn đến như vậy,” theo chuyên gia Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore. “Ở Việt Nam, họ có thể làm điều đó,” ông Hiệp nói với LA Times và cho rằng đó một phần là vì Việt Nam có một “hệ thống chính trị được thiết lập để đối phó với những tình huống đó. Nó không phải lúc nào cũng tốt nhưng nó có tác dụng khi có khủng hoảng.”

Dù nhiều người còn nghi ngờ về tỷ lệ nhiễm bệnh thấp của Việt Nam, các chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ – hiện đang giúp Việt Nam trong việc xét nghiệm, phân tích dữ liệu và truy dấu tiếp xúc – nói họ “không thấy bất cứ một biểu hiện nào cho thấy những số liệu đó là sai.”

‘Không tin Trung Quốc’

Cốt lõi của việc Việt Nam tiến hành các biện pháp quyết đoán từ sớm và cho tới nay được coi là thành công đó là sự ‘nghi ngờ’ của Hà Nội về những gì Bắc Kinh công bố về dịch bệnh này.

“Việt Nam quá hiểu Trung Quốc để biết lúc nào có thể tin được họ,” một người dân Hà Nội và Đảng viên Cộng sản, không muốn được nêu tên, cho biết. Giải thích điều này, ông nói rằng vì cả Việt Nam và Trung Quốc đều là 2 thể chế Cộng sản nên họ “hiểu nhau” nhất là trong những việc tuyên truyền và kiểm duyệt thông tin – cái gì được đưa ra và cái gì không. Theo ông, Việt Nam thực hiện các biện pháp “gay gắt” ngay từ đầu vì không tin vào những số liệu mà Trung Quốc đưa ra.

Điều này cũng trùng khớp với những gì các nhà phân tích nói khi cho rằng mối quan hệ bất ổn giữa Hà Nội và Bắc Kinh là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự đối phó của Việt Nam trước sự bùng phát dịch.

Chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc thông báo ca tử vong đầu tiên của virus có nguồn gốc từ Vũ Hán vào này 11/1 – trước khi Việt Nam ghi nhận bất cứ ca nhiễm nào – thì Bộ Y tế ở Hà Nội đã có một cuộc họp cấp cao với các quan chức của Mỹ và WHO để đưa ra kế hoạch khống chế dịch, theo LA Times.

Trung tâm của mối lo ngại này là vì sự nghi ngờ của Việt Nam khi cho rằng “quy mô của sự bùng phát cao hơn nhiều so với những gì Trung Quốc chính thức đưa ra,” theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp.

Trung Quốc sau này đã bị Mỹ và các nước phương Tây cáo buộc là không đưa ra dữ liệu đầy đủ về số người chết cũng như tìm cách che dấu các báo cáo ban đầu về sự lây lan nhanh chóng của chủng virus corona mới.

Sự không tin tưởng của Việt Nam còn được chứng minh qua việc Hà Nội bí mật theo dõi Trung Quốc thông qua các tin tặc.

Tuần này, công ty an ninh mạng của Mỹ FireEye cho biết rằng các hacker có liên hệ với chính phủ Việt Nam đã tìm cách xâm nhập các tổ chức của nhà nước Trung Quốc ở Vũ Hán để tìm hiểu về các nỗ lực đối phó với sự bùng phát dịch của Bắc Kinh, mặc dù Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau đó đã phủ nhận điều này.

“Việt Nam hiểu Trung Quốc hơn bất cứ quốc gia nào khác,” nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp nói với LA Times. “Do có các hệ thống chính trị giống nhau, họ biết Trung Quốc hoạt động như thế nào, và họ biết những nguy cơ và những bất lợi của các hệ thống đó. Họ biết có thể các dữ liệu của Trung Quốc có vấn đề. Do vậy để đối phó với Trung Quốc, Việt Nam rất là thận trọng.”

(Theo VOA)
Về Đầu Trang Go down
Thiên Hùng

Thiên Hùng

Tổng số bài gửi : 2581
Registration date : 19/08/2009

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế I_icon13Thu 30 Apr 2020, 05:51

Đài VOA đã bị Tòa Bạch Ốc cảnh cáo là luôn đưa tin tuyên truyền cho ĐCSTQ vì hiện nay tất cả những người làm việc trong Ban Việt Ngữ của Đài nầy kể luôn cả đài RFA (Á Châu Tự Do) đều là người cánh tả, nên CSVN được đài nầy cho ăn theo cũng tất nhiên thôi . Nghe nó là bán lúa giống đó Trà Mi .
TH nghĩ với sự lớn mạnh của mạng xã hội hiện nay, các đài nầy sẽ dẹp tiệm không còn xa đâu, nhất là khi Hành Pháp Mỹ đã chú ý đến chúng để tiền đóng thuế của công dân Mỹ không còn bị lạm dụng để vỗ béo bọn giặc tả nầy .




(... từ phút 15' ...)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế I_icon13Thu 30 Apr 2020, 13:19

TM lại thấy bài báo chửi CS Tàu và VN đó chớ huynh TH. Nó bảo TC hay nói láo và che giấu sự thật, còn VC cũng vậy vì 2 hệ thống giống nhau.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế I_icon13Sat 02 May 2020, 10:09

Trà Mi đã viết:
TM lại thấy bài báo chửi CS Tàu  và VN đó chớ huynh TH. Nó bảo TC hay nói láo và che giấu sự thật, còn VC cũng vậy vì 2 hệ thống giống nhau.
Cảm ơn Trà Mi đã cho tôi hiểu thêm nhiều điều
Về Đầu Trang Go down
Thiên Hùng

Thiên Hùng

Tổng số bài gửi : 2581
Registration date : 19/08/2009

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế I_icon13Sun 03 May 2020, 12:03

buixuanphuong09 đã viết:
Trà Mi đã viết:
TM lại thấy bài báo chửi CS Tàu  và VN đó chớ huynh TH. Nó bảo TC hay nói láo và che giấu sự thật, còn VC cũng vậy vì 2 hệ thống giống nhau.
Cảm ơn Trà Mi đã cho tôi hiểu thêm nhiều điều

Hy vọng Bác Phượng đọc tin nầy và tiền sẽ không đem xây tượng đài ...

Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế I_icon13Sun 03 May 2020, 12:13

Thiên Hùng đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Trà Mi đã viết:
TM lại thấy bài báo chửi CS Tàu  và VN đó chớ huynh TH. Nó bảo TC hay nói láo và che giấu sự thật, còn VC cũng vậy vì 2 hệ thống giống nhau.
Cảm ơn Trà Mi đã cho tôi hiểu thêm nhiều điều

Hy vọng Bác Phượng đọc tin nầy và tiền sẽ không đem xây tượng đài ...

Cảm ơn Thiên Hùng, nhưng mà TH tặng lược thầy tu thì ... Hì Hì Hì Tôi điếc có nghe được đâu. Tôi đăng lên bài này TH và Trà Mi xem cái vụ kiện này ra sao, tôi muốn hiểu thế nào.
Tương lai nào cho vụ kiện Trung Quốc vì Covid-19?
Khi bang Missouri ngày 21/4 đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án liên bang Mỹ vì Covid-19, nhiều người coi đây chỉ là chiêu trò chính trị.

Tổng chưởng lý bang Eric Schmitt đang tái tranh cử. Theo luật pháp quốc tế và luật Mỹ, Trung Quốc cùng các cơ quan và quan chức của họ có quyền miễn trừ khỏi những vụ kiện như vậy.

Tuy nhiên, Schmitt đã đưa ra các lập luận cụ thể: quan chức Trung Quốc ban đầu phủ nhận nCoV lây từ người sang người, yêu cầu những người cảnh báo sớm giữ im lặng, vi phạm quy định báo cáo y tế công cộng quốc tế và để cho nCoV lan rộng khắp thế giới. Họ kết luận các hành động của Trung Quốc trực tiếp gây tổn hại cho Missouri.

 Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế 60faf723-02fa-447a-98cc-abb8ca-8321-9167-1588400800

Tổng chưởng lý bang Missouri Eric Schmitt phát biểu trước Tòa án Tối cao Mỹ ở Washington tháng 9/2019. Ảnh: AP.

Schmitt đòi Trung Quốc bồi thường cho những "mất mát to lớn về mạng sống, những đau khổ và sự bất ổn kinh tế của tất cả người dân Missouri do Covid-19". Lynn Fitch, tổng chưởng lý Mississippi, nói rằng bà dự định nộp đơn kiện tương tự.

Vụ kiện của Missouri bị nhiều người coi là không thể thành công. Các học giả về luật pháp quốc tế tin rằng Trung Quốc có thể bác bỏ các vụ kiện với lập luận rằng họ không thể bị kiện tại tòa án Mỹ. Giáo sư Pammela Quinn, người giảng dạy luật xuyên quốc gia tại Đại học Drexel ở Philadelphia, nói: "Đây là một trận chiến rất khó khăn".

Jacques deLisle, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á tại Đại học Pennsylvania, nhận xét vụ kiện "hơi xa vời về mặt pháp lý".

Tuy nhiên, Sean Carter, cố vấn chính cho gia đình các nạn nhân vụ khủng bố 11/9 kiện Arab Saudi, có quan điểm khác. Carter cho rằng vụ kiện có thể được xúc tiến, miễn là có đủ quyết tâm và hỗ trợ chính trị. Theo ông, vụ kiện 11/9, được thúc đẩy từ năm 2003, cũng đối mặt trở ngại pháp lý tương tự. Nhưng vào năm 2018, sau nhiều năm kiên trì, nhờ các cuộc điều tra và hành động của quốc hội, vụ kiện đã được xúc tiến.

Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ viện dẫn quyền miễn trừ quốc gia, khẳng định rằng với tư cách là một quốc gia nước ngoài có chủ quyền, họ không thể bị kiện tại tòa Mỹ. Nhiều học giả cảm thấy các thẩm phán Mỹ sẽ đồng ý với lập luận này, khiến vụ kiện của Missouri "chết yểu".

Quyền miễn trừ quốc gia xuất phát từ nguyên tắc một quốc gia không thể phán xét hành động của nước khác theo tiêu chuẩn pháp lý của mình. Khái niệm này xuất phát từ luật pháp phương Tây từ nhiều thế kỷ trước, được quy định trong luật quốc tế thông qua Công ước Liên hợp quốc và được nêu trong Đạo luật về Quyền Miễn trừ Quốc gia Nước ngoài (FSIA) của Mỹ năm 1976.

Nhưng FSIA quy định những trường hợp ngoại lệ gồm: quốc gia nước ngoài tài trợ hoặc hỗ trợ khủng bố chống lại Mỹ; chiếm dụng sai trái tài sản của Mỹ hoặc công dân, gây ra hành động dẫn đến thương vong ở Mỹ và tham gia vào hoạt động thương mại gây tổn hại trực tiếp đến Mỹ và công dân.

Đây là "cánh cửa" trao cơ hội cho Missouri và các nguyên đơn khác. Carter đánh giá các tòa án thường ngần ngại cho phép xúc tiến các vụ kiện như vậy, nhưng bang Missouri đã "làm rất tốt" khi trình bày lập luận phù hợp với những ngoại lệ nói trên.

Missouri đã viện dẫn hai trường hợp ngoại lệ cuối cùng của FSIA, cho rằng các hành động của chính phủ Trung Quốc trực tiếp gây chết người và mất tài sản ở Mỹ. Họ còn cáo buộc các quan chức Trung Quốc tích trữ thiết bị bảo hộ y tế cá nhân và chỉ cho xuất khẩu những thiết bị lỗi. Missouri cho rằng động thái này làm xáo trộn thị trường toàn cầu vào thời điểm khủng hoảng, gây hại cho cư dân bang.

Missouri ghi nhận hơn 7.000 ca nhiễm và hơn 300 người chết. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 1,1 triệu ca nhiễm và gần 66.000 người tử vong.

Cả Carter và Quinn đều đánh giá vụ kiện của Missouri sáng tạo vì nguyên đơn không phải là một cá nhân, như vợ con của một người chết vì nCoV hay một công nhân mất việc, mà chính là bang, thay mặt cho tất cả cư dân Missouri.

Các trường hợp viện dẫn ngoại lệ của FSIA trước đây đều là các vụ kiện thay mặt những nguyên đơn riêng lẻ, như thân nhân của nạn nhân vụ đánh bom máy bay mang số hiệu 103 của Pan Am năm 1988 tại Lockerbie, Scotland mà Libya có dính líu.

Tuy nhiên, cả Quinn và deLisle đều nhấn mạnh sự sáng tạo của Missouri có thể không đủ để đưa được Trung Quốc ra tòa án Mỹ. Luật hiện hành yêu cầu các hành vi nghiêm trọng của bị đơn phải xảy ra trên đất Mỹ. Carter cho rằng nếu có thể chứng minh Trung Quốc đã cố tình có những hành động xấu như che đậy thông tin hoặc tích trữ khẩu trang để trục lợi chứ không phải do vô tình hay bất cẩn, quốc hội có thể sửa luật để cải thiện triển vọng sống sót của vụ kiện.

Nghị sĩ từ cả hai chính đảng Mỹ đều chỉ trích các hành vi của Trung Quốc. Nhưng không rõ liệu họ có ủng hộ sửa đổi FSIA để tạo ra cơ sở cho các vụ kiện chống lại Trung Quốc hay không.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley, đại diện Missouri, và Tom Cotton, đại diện Arkansas, cùng một số hạ nghị sĩ đã kêu gọi điều tra trong nước và quốc tế về hành vi của Trung Quốc. Hawley đề xuất một dự luật nói rằng "các quyết định có chủ ý" của chính phủ Trung Quốc đã khiến Covid-19 trở thành đại dịch, vì vậy, cần tước bỏ quyền miễn trừ quốc gia của Trung Quốc dù những hành động đó không xảy ra trên đất Mỹ.

Hơn nữa, họ đề xuất ra luật trao quyền cho Tổng thống hành động chống lại các quan chức Trung Quốc đã cố gắng che đậy dịch và sửa đổi FSIA để tước bỏ quyền miễn trừ của Trung Quốc.

Quốc hội đã thông qua luật tương tự 4 năm trước: Đạo luật Chống lại Những bên Tài trợ Khủng bố (JASTA), sửa đổi FSIA để cho phép gia đình các nạn nhân vụ 9/11 kiện Arab Saudi như một bên ủng hộ khủng bố. FSIA trước đây yêu cầu quốc gia bị đơn phải là những bên đã bị Mỹ coi là nhà tài trợ chính thức cho khủng bố. JASTA đã sửa đổi khía cạnh này. JASTA được thông qua với nhất trí cao từ lưỡng đảng, đảo ngược quyết định phủ quyết của Tổng thống Barack Obama.

Tuy nhiên, một số người lo ngại động thái như vậy có thể phản tác dụng. Các quốc gia khác cũng có thể thay đổi luật pháp để đáp trả, đẩy Mỹ vào những vụ kiện về hành vi của họ ở nước ngoài. Obama đã bày tỏ lo ngại như vậy khi phủ quyết JASTA. Theo deLisle, một số nghị sĩ cũng hối hận sau khi nó được thông qua.

Trong khi đó, Carter nói rằng đã 4 năm trôi qua và "không mối lo ngại nào trở thành hiện thực" và "không có hành động trả đũa nào về mặt pháp lý". Ông cho biết thêm nhiều nghị sĩ hiện tại đã giữ chức từ thời JASTA được thông qua. Do đó, họ không cần mất nhiều thời gian nghiên cứu để xem xét hành động tương tự đối với Trung Quốc.

Tuy nhiên, deLisle nhấn mạnh rằng JASTA chỉ đơn thuần mở rộng ngoại lệ khủng bố đã có của FSIA, trong khi đó, trường hợp của Trung Quốc đòi hỏi tạo ra "ngoại lệ hoàn toàn mới". "Một luật như vậy sẽ phải đối mặt với một trận chiến khó khăn tại quốc hội, mặc dù ác cảm của lưỡng đảng với Trung Quốc có thể là yếu tố thuận lợi", deLisle nói thêm.

"Nhưng chủ yếu vẫn là phe cánh hữu đảng Cộng hòa muốn thúc đẩy điều này và họ có khả năng không thu hút được sự ủng hộ nhiệt tình từ đảng Dân chủ, những người có thể coi đây là chiêu 'tung hỏa mù' để dư luận bớt chú ý đến những sai lầm chống dịch của chính quyền Trump".

Carter đánh giá vụ kiện của Missouri có thể mất vài năm hoặc thậm chí vài thập kỷ. Carter cho rằng để có cơ hội thành công, Missouri hay bất kỳ nguyên đơn khởi kiện Trung Quốc nào phải lên kế hoạch trường kỳ và kiên trì, vượt qua các hoài nghi hay thậm chí là thất bại. Họ phải phát triển các kế hoạch vững chắc về pháp lý, lập pháp và chính trị.

"Điều cuối cùng là các luật sư phải xác định xem các nhà lập pháp và Tổng thống có thể đi xa đến đâu, có sẵn sàng thay đổi luật một lần nữa hay không", Carter nói.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế   Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Mỹ 'uống nước đục' trong cuộc đua vật tư y tế
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Các lỗi trong thơ Đường
» Chữ cà trong tiếng Việt
» Rượu sa kê - nét độc đáo trong ẩm thực của người Nhật
» Thơ chúc tết đến anh chi em trong ĐVTC
» HẤY THU TRONG CẢ BỐN MÙA
Trang 1 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-