Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Quan Điểm Sống Của Người Hiền

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Quan Điểm Sống Của Người Hiền  Empty
Bài gửiTiêu đề: Quan Điểm Sống Của Người Hiền    Quan Điểm Sống Của Người Hiền  I_icon13Sun 05 Apr 2020, 18:59

Quan Điểm Sống Của Người Hiền  7fd46a10



CÂU HỎI:

QUAN ĐIỂM SỐNG
(Của Người hiền)
---
Có 2 người cùng đi trên con đường hẹp.
Với dù cầm trên tay, cả hai người họ sắp đến lúc chạm mặt nhau.
Người A có suy nghĩ rằng: "Cứ vững chí như vậy, không hạ dù xuống, xem ai thắng ai".
Người còn lại vẫn chung thủy với quan điểm sống của mình, không suy nghĩ gì, vẫn bước đi.
Đến khi, dù của họ sắp chạm nhau, người còn lại nhẹ nhàng hạ dù xuống, và hai người an toàn bước qua nhau mà không hề bị vướng víu gì.
Các thành viên hãy cho biết: Người còn lại có quan điểm sống như thế nào?
----------
.
CÂU GIẢI
---
Người ấy có quan điểm "Thiện thắng bất thiện" và đức tin vào điều đó vì là lời dạy của đức Phật.
Những điều các thành viên chia sẻ, quả thật, chỉ là lời nói cho êm tai người nghe.
Sự thật, xả, bình thản, an nhiên, điềm tĩnh, hay tinh thần của Pháp Cú, đều là trạng thái của bậc Thánh.
Người này chỉ là một phàm phu nên người ấy có suy nghĩ đúng như một phàm phu và từ đó đức tin trong vị ấy càng lớn mạnh.
Và 5 pháp chủ "Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ" đã đưa đến sự thật: ngay trong lúc lẽ ra sẽ sân hận, người này vì tin tưởng vào giáo pháp nên đã nhẹ nhàng nhắc nhở bản thân "Thiện thắng bất thiện".
Và không chỉ một việc mà nhiều việc khác, vị ấy đều thực hành được như thế.
Đây là năng lực của 5 pháp chủ.
Khi họ đi lướt qua nhau, cả hai đều nở nụ cười.
Người còn lại có thể hiểu ý nghĩa nụ cười của người A, nhưng người A không thể hiểu vì sao người còn lại mỉm cười như thế.
-
Tâm đại thiện của một phàm phu với đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, chúng ta còn chưa hiểu được, sao lại đòi hiểu tâm của bậc Thánh?
----
LỚP HỌC GIÁO LÝ
TKN Đào Liên 05.03
---------
.

TU TẠI TÂM
---
Nghe kinh giải thoát đoạn ưu phiền
Trí lặng buông dần những trái duyên
Khẽ bảo nhân bền vui vẫn định
Thầm răn sắc tạm sống luôn thiền
Công dầy muốn trả nguồn cơ tỉnh
Nghĩa rộng mong đền cội thức yên
Một kiếp người qua tròn phận nhỏ
Liên Hoa chớm nụ thỏa bao miền
----
TKN Đào Liên
06.04.2020
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Quan Điểm Sống Của Người Hiền  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quan Điểm Sống Của Người Hiền    Quan Điểm Sống Của Người Hiền  I_icon13Mon 06 Apr 2020, 12:10


Quan Điểm Sống Của Người Hiền  F9ceb710

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Quan Điểm Sống Của Người Hiền  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quan Điểm Sống Của Người Hiền    Quan Điểm Sống Của Người Hiền  I_icon13Mon 06 Apr 2020, 12:31

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
(Lê Sỹ Minh Tùng)
---------
NGŨ CĂN - NGŨ LỰC
---
Ngũ căn và Ngũ lực là hai pháp môn rất quý báu trong 37 phẩm trợ đạo của Đạo đế.
Chính nó đã đóng một vai trò thật quan trọng để giúp người tu hành từ địa vị phàm phu đến các thánh quả vị trong tam thừa.
Chúng là những phương tiện thực tiển có thể giúp chúng ta thăng tiến trên bước đường tu đạo và chứng quả.
Do đó chúng ta phải chuyên tâm học hỏi và tinh tấn thực hành những pháp môn nầy.
* Trước hết chúng ta tìm hiểu thế nào là Ngũ căn?
* Ngũ căn là năm căn và là cội nguồn để tất cả các thiện pháp phát xuất. Năm căn đó là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Huệ căn.
-
1) Tín căn: là lòng tin tưởng thật vững chắc.
* Chúng ta tin tưởng ở đây có nghĩa là dùng trí tuệ để xét đoán việc mình làm và không tin tưởng một cách mù quáng.
* Chúng ta nên tin tưởng vào Giác, Chánh, Tịnh.
- Giác là giác ngộ = "nhận biết" bởi vì chỉ có giác thì chúng ta mới đạt đến sự giác ngộ và phá bỏ tất cả si mê vọng tưởng.
- Chánh là chánh tri, chánh kiến.
- Có nghĩa là chúng ta phải nhìn sự việc cũng như nghĩ về bất cứ việc gì một cách chính xác để phân biệt đâu là chánh và đâu là tà.
- Còn Tịnh có nghĩa là tâm thanh tịnh. Thanh tịnh ở đây là làm cho lục căn thanh tịnh để không còn bị ô nhiễm.
- Một khi tinh thần không còn ô nhiễm, tâm lý không còn ô nhiễm, tư tưởng không còn ô nhiễm và kiến giải không còn ô nhiễm thì tâm của chúng ta sẽ trở về với thanh tịnh.
2) TẤN CĂN: là dũng mảnh tinh tấn trên con đường tu tập.
- Một khi mà chúng ta đã thực sự tin tưởng vào con đường đạo pháp thì chúng ta phải cố gắng bằng mọi giá để thực hiện những điều chúng ta tin tưởng, bằng không thì chúng ta chẳng đạt được gì cả mà chỉ phí thì giờ thôi.
- Con đường tu đạo không phải là dễ dàng.
Nó đòi hỏi ở chúng ta một ý chí kiên trì và một năng lực dũng mảnh để tiến lên con đường đạo pháp.
- Càng học hỏi thì chúng ta càng hăng say, càng thêm sức lực và càng phấn chí không bao giờ mệt mỏi.
- Khi chúng ta càng thấu hiểu sự huyền diệu của giáo lý này thì chúng ta càng cố gắng tu học và đừng an phận ở những quả vị thấp.
- Vì với sự kiên trì chúng ta có nhiều hy vọng đạt đến những thành quả khá hơn.
3) NIỆM CĂN: là phải ghi nhớ trong ta.- - Vậy chúng ta phải ghi nhớ những gì?
- Chúng sinh nên phát tâm từ bi của mình bằng cách áp dụng Bố thí Ba-la-mật trong bất cứ cơ hội nào.
Đem tài sản, tiền bạc bố thí cho kẻ bần cùng, khốn khổ.
Đem chánh pháp giúp cho người si mê khiến cho họ được thức tỉnh sáng suốt và cuối cùng là đem giáo lý giúp kẻ lo âu hết sợ hãi.
* Đối với người tu hành thì trì giới là khuôn vàng thước ngọc để giúp cho họ giữ vững lòng tin mà tu hành để đạt được thánh quả.
* Trì giới là một điều tối quan trọng cho việc thành công hay thất bại trên con đường tu học đạo.
Do đó chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ những quy luật nầy.
-
4) ĐỊNH CĂN: định là yên tịnh do đó định căn là lắng tâm yên tịnh để chuyên chú vào chánh pháp mà dụng tâm tu tập. Có ba loại định:
(a) AN TRỤ ĐỊNH : là để tâm an trụ vào định cảnh, đừng cho tán loạn thì phiền não sẽ được tiêu trừ.
(b) DẪN PHÁT ĐỊNH: Nếu có thể đoạn sạch phiền não thì phát sinh các công đức thù thắng.
(c) THÀNH SỞ TÁC SỰ ĐỊNH: Khi đã phát khởi các công đức thì nên làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, giúp họ hướng về giải thoát giác ngộ.
5) HUỆ CĂN: là trí tuệ sáng suốt.
Trí tuệ nầy không có sự phân biệt bởi vì phân biệt là tác dụng của vọng thức đưa đến sự mê lầm.
Phân biệt là do vọng thức tác dụng làm tâm con người bất định mà chạy theo tham-sân-si.
Chẳng hạn khi thấy chiếc xe thì tâm liền phân biệt là chiếc xe đẹp, hay xấu…
Nếu chỉ biết chiếc xe là chiếc xe như trăm ngàn chiếc xe khác thì tâm an định tức là chúng ta đang sống với chân tâm.
Nhưng một khi tâm có sự phân biệt tức là chân tâm biến mất và được thay thế bằng vọng thức làm tâm bất định.
-
TRÍ TUỆ CÓ BA THỨ:
(a) Vô phân biệt gia hạnh huệ: Mặc dù quán trí nầy không còn thấy có sự phân biệt, nhưng còn có gia hạnh.
- Vì thế chúng sinh còn phải tu hành để thành tựu hoàn toàn vô phân biệt trí.
(b) Vô phân biệt huệ: Vì không còn sự phân biệt nên không còn mê vọng.
- Với thứ trí tuệ nầy sẽ giúp chúng sinh được an vui tự tại và chứng được chân như.
(c) Vô phân biệt hạ đắc trí: Sau khi chứng được chân như thì trí tuệ nầy hoàn toàn sáng suốt, tỏ ngộ được thật nghĩa của các pháp.
*Tóm lại huệ căn là thứ trí tuệ do thiền định đã làm lắng sạch các vọng tưởng, các phân biệt để nhận chân được chân lý của nhân sinh vũ trụ.
* Ngũ căn thì như thế còn ngũ lực thì thế nào?
- Ngũ lực là năm năng lực vĩ đại và là năm thần lực của ngũ căn.
* Nói một cách khác chúng ta có thể coi "Ngũ căn là năm ngón tay còn Ngũ lực là sức mạnh của năm ngón tay đó". * Nếu không có sức mạnh thì năm ngón tay kia không còn hiệu nghiệm nữa. Vậy Ngũ lực thì gồm có:
-
1) TÍN LỰC: là thần lực của đức tin hay là sức mạnh do lòng tin tưởng phát sinh.
2) TẤN LỰC: là sức mạnh kiên cố để có thể san bằng mọi trở lực và sức mạnh nầy là do tấn căn phát sinh.
-
3) NIỆM LỰC: là thần lực của sự ghi nhớ và là sức mạnh vĩ đại bền chắc của niệm căn.
-
4) ĐỊNH LỰC: là thần lực của sự tập trung tư tưởng và là sức mạnh vô song của định căn.
-
5) TUỆ LỰC: là thần lực của trí tuệ và là sức mạnh vô biên của huệ căn.
-
Vậy Ngũ lực là sức mạnh tiếp nhận bởi sự kiên trì tu luyện của Ngũ căn.
* Và nó chính là ngọn lửa bùng lên sau khi chúng ta đã chú tâm hoàn tất năm điều căn bản của thiện pháp.
* Cuối cùng chúng ta phải lấy trí tuệ làm nền tảng và tinh tấn để thực hành những chánh pháp nầy.
* Chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ phát tâm bố thí để giúp đời và giúp mình, cố gắng tập trung tư tưởng để diệt trừ vô minh vọng tưởng cũng như loại phá mọi phiền não và đạt cho được trí tuệ không phân biệt để sau cùng chứng được chân như.
-
Với những thần lực vĩ đại do ngũ căn tạo ra thì chúng ta đã có đủ phương tiện cần thiết để đạt đến mục tiêu cuối cùng là chứng được Niết Bàn và thoát ra khỏi vòng sinh tử trầm luân.
* Hơn thế nữa, một khi đã đến được nơi nầy thì chúng ta sẽ là ánh sáng của chúng sinh và cũng là ruộng phước để chúng sinh gieo mầm an lạc.
* Cuối cùng, với lòng từ bi vô lượng, chúng ta có đủ cơ năng để giúp chúng sinh trở thành những kẻ hoàn toàn giải thoát và hoàn toàn giác ngộ.
---------
TRANG PHẬT HỌC CƠ BẢN
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Quan Điểm Sống Của Người Hiền  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quan Điểm Sống Của Người Hiền    Quan Điểm Sống Của Người Hiền  I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Quan Điểm Sống Của Người Hiền
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Quan Họ
» Nguyễn Du
» CƯỚP LÀM QUAN
» Bảy Kỳ Quan Phật Giáo Trên Thế Giới
» QUAN NGẠI
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-