Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Coronavirus: đại dịch Tàu cộng | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Coronavirus: đại dịch Tàu cộng Wed 05 Feb 2020, 07:34 | |
| Coronavirus và những điều cần biết
VOA Việt 23/1/2020
Một chủng coronavirus mới từ Trung Quốc, có họ hàng với virus SARS, khiến hàng trăm người mắc bệnh kể từ đợt bùng phát hồi tháng 12 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Khoa học gia Leo Poon, người đầu tiên giải mã virus này, cho rằng có phần chắc loại coronavirus mới phát xuất từ động vật rồi lan truyền sang con người.
Không rõ chủng virus được phát hiện từ Vũ Hán lần này sẽ còn nguy hiểm đến mức nào, nhưng tỷ lệ tử vong hiện thấp hơn Hội chứng Hô hấp Trung Đông MERS và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS. Tuy nhiên, giới chuyên môn khuyến cáo, chuyện này sẽ thay đổi khi dịch bệnh phát triển.
Vậy coronavirus là gì?
Coronavirus là một nhóm lớn các loại virus phổ biến ở động vật. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, chúng là thứ mà các nhà khoa học gọi là zoonotic, có nghĩa là chúng có thể được truyền từ động vật sang người, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.
Những triệu chứng
Loại virus này có thể làm cho người ta trở bệnh, thường là các bệnh đường hô hấp từ nhẹ đến trung bình, tương tự như cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng bao gồm sổ mũi, ho, đau họng, có thể là đau đầu, sốt, kéo dài trong một vài ngày.
Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, người già và trẻ nhỏ, virus có thể gây ra bệnh đường hô hấp nghiêm trọng hơn như viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Nó lây lan như thế nào?
Virus có thể lây lan từ sự tiếp xúc của con người với động vật, nhưng người ta chưa xác định được đợt dịch hiện nay ở Vũ Hán xuất phát từ loài động vật nào.
Trong trường hợp virus truyền từ người sang người, điều này xảy ra khi ai đó tiếp xúc với dịch tiết của người bị nhiễm bệnh.
Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của virus, ho, hắt hơi hoặc bắt tay có thể gây phơi nhiễm. Virus cũng có thể lây truyền bằng cách chạm vào thứ mà người nhiễm bệnh đã đặt tay vào và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của bạn. Người chăm sóc bệnh nhân đôi khi có thể bị phơi nhiễm sau khi xử lý chất thải của bệnh nhân, theo CDC.
Coronavirus ở Vũ Hán được xác nhận có khả năng lây từ người sang người, nhưng các chuyên gia hiện đang cố gắng tìm ra những đối tượng làm lây lan bệnh này dễ nhất hoặc dễ tổn thương nhất, và liệu việc lây truyền xảy ra chủ yếu ở bệnh viện hay trong cộng đồng.
Cách điều trị
Không có phác đồ điều trị cụ thể, nhưng các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành. Hầu hết trường hợp, các triệu chứng sẽ tự hết. Các chuyên gia khuyên bạn nên chữa trị sớm. Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn cảm lạnh thông thường, hãy đi khám bác sĩ.
Các bác sĩ có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách kê toa thuốc giảm đau hoặc hạ sốt. CDC cho biết đặt máy tạo độ ẩm trong phòng hoặc tắm nước nóng có thể giúp giảm đau họng hoặc ho.
Uống nhiều nước, nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt.
Làm thế nào phòng ngừa?
Không có vaccine để bảo vệ chống lại họ virus này, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Các thử nghiệm cho vaccine MERS đang được tiến hành. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đang nghiên cứu một loại vaccine chống lại chủng virus mới này, nhưng sẽ mất nhiều tháng cho đến khi các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành và hơn một năm để vaccine được sử dụng rộng rãi.
Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm virus bằng cách tránh tiếp xúc với người bệnh. Cố gắng tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước và trong ít nhất 20 giây.
Nếu bạn bị bệnh và có lý do để tin rằng đó có thể là coronavirus từ Vũ Hán, ví dụ như vừa đi đến khu vực hoặc tiếp xúc với người đã từng ở trong vùng dịch, bạn đi khám tại các cơ sở y tế và tìm cách điều trị sớm.
Che miệng và mũi khi bạn ho hoặc hắt hơi, và khử trùng các vật và bề mặt bạn chạm vào.
Nếu đi du lịch đến Trung Quốc, hãy chú ý đến các triệu chứng và tránh các chợ động vật sống, đó là nơi đợt dịch mới nhất bùng phát ở Vũ Hán. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Coronavirus: đại dịch Tàu cộng Wed 05 Feb 2020, 07:44 | |
| WHO công bố Coronavirus là tình trạng khẩn cấp toàn cầu
VOA Việt 31/1/2020Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/1 công bố đợt bùng phát dịch coronavirus ở Trung Quốc khiến 170 người chết là một tình trạng khẩn cấp toàn cầu, trong lúc dịch bệnh đã lây lan ra 18 nước.Hoa Kỳ cùng ngày báo cáo ca lây coronavirus đầu tiên giữa người sang người trên đất Mỹ. Với ca nhiễm mới, Mỹ nằm trong số ít nhất 5 nước mà coronavirus đang lây lan thông qua sự tiếp xúc giữa người với người.Các chuyên gia cho rằng các ca bệnh lây truyền từ người sang người bên ngoài Trung Quốc đặc biệt đáng quan ngại vì cho thấy virus có nhiều khả năng phát tán xa rộng hơn nữa.Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva rằng trong những tuần gần đây đã xảy ra đợt bùng phát dịch chưa từng có trước nay và cách đáp ứng chưa từng có trước nay.Ông nói việc WHO tuyên bố coronavirus là tình trạng khẩn cấp toàn cầu không phải là một lá phiếu bất tín nhiệm đối với Trung Quốc. Vẫn theo lời ông, quan tâm lớn nhất là khả năng virus lây lan sang các nước có hệ thống chăm sóc y tế yếu kém.Công bố của WHO về tình trạng khẩn cấp toàn cầu đưa ra những khuyến nghị cho tất cả các nước. Công bố này nhằm ngăn chặn và giảm thiểu việc lây lan bệnh dịch xuyên biên giới.Đa số trong hơn 7800 ca bị nhiễm bệnh được phát hiện trên toàn cầu, theo số liệu mới nhất của WHO, là ở Trung Quốc, nơi coronavirus xuất hiện tại một ngôi chợ buôn bán động vật hoang dã trái phép ở Vũ Hán.Tuy nhiên, gần 100 ca bệnh đã xuất hiện tại các nước khác bên ngoài Trung Quốc, khiến du lịch bị cắt giảm và làm bùng phát lên tinh thần bài Trung tại một số nơi cũng như tăng cao nhu cầu về khẩu trang bảo vệ. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Coronavirus: đại dịch Tàu cộng Wed 05 Feb 2020, 08:23 | |
| Vì sao xuất hiện nghi vấn virus viêm phổi Vũ Hán là nhân tạo?
Dịch viêm phổi Vũ Hán đang nhanh chóng lan rộng, tính tới ngày 25/1, hầu hết các tỉnh ở Trung Quốc đều có người nhiễm bệnh. Có cư dân mạng đặt nghi vấn rằng, loại virus corona mới này đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm cao cấp tại Vũ Hán. Luận điểm này có vẻ nghe giống một loại “thuyết âm mưu” như trong tiểu thuyết, nhưng cũng có các bằng chứng được đưa ra làm cơ sở cho nghi vấn.
(Ảnh: Shutterstock)
Virus viêm phổi Vũ Hán: Một thảm họa trước mắt
Rạng sáng ngày 23/1, giới quan chức Vũ Hán tuyên bố bắt đầu phong tỏa thành phố. Sự hoảng loạn đã bùng nổ tại thành phố 11 triệu dân này (cao hơn cả TP.HCM) . Người dân muốn thoát ra ngoài bằng mọi giá, ngược lại, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công khai tham gia vào phòng chống và khống chế dịch bệnh, dùng vũ lực ngăn chặn. Thành phố Vũ Hán đang đứng trên bờ vực của một thảm họa nhân đạo nghiêm trọng.
Hình ảnh tại địa phương: cảnh sát vũ trang tay cầm súng trường tự động đang mặc quần áo phòng hộ đứng gác tại bến xe ở Vũ Hán (Ảnh chụp màn hình video)
Theo thông tin cập nhật ngày 25/1, Cơ quan Y tế Trung Quốc đã ra thông báo về ít nhất 15 trường hợp tử vong mới trong ngày 24/1, nâng tổng số người chết lên 41 ở nước này. Trong khi đó, các trường hợp nhiễm mới đã được xác nhận tại Hoa Kỳ, Pháp và Úc.
Nhưng con số tử vong thật sự thì chỉ có những nhân viên y tế tiếp xúc với dịch bệnh ở tuyến đầu mới biết rõ. Theo màn hình chụp tin nhắn được đăng tải trên Twitter, một nhân viên y tế ở Vũ Hán đã ghi rằng: “Cả Vũ Hán đã sụp đổ, chỉ là người ta chưa biết thôi. Bệnh viện của chúng tôi chỉ có thể chẩn đoán qua xét nghiệm axit nucleic. Một số lượng lớn bệnh nhân không được chẩn đoán chính xác, hãy nhanh chóng mua khẩu trang.”
Một cư dân mạng khác cho biết: “Số bệnh nhân nhiễm virus corona mới ở Vũ Hán đã quá tải, tin tức từ 3 nguồn tin khác nhau cũng xác nhận dựa trên số giường và thiết bị do Đảng Cộng sản Trung Quốc trang bị chính thức.”
Xuất hiện thông tin cho rằng loại virus corona mới ở Vũ Hán là “nhân tạo”
Cư dân mạng đã liệt kê một số điểm nghi vấn như sau:
Nghi vấn 1: Thời gian Trung Quốc phản ứng
Khi virus Vũ Hán mới xuất hiện, tờ Wired đưa tin rằng:
“Tuy các báo cáo ban đầu rất hạn chế, quan chức chính phủ thông báo rằng một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác định được loại vi sinh vật gây ra dịch bệnh. Họ cho biết thủ phạm là một loại virus chưa bao giờ gặp trên con người, một loại virus corona mới phát hiện, có liên quan tới SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông). Theo truyền thông nhà nước, nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã có sẵn các bản sao của virus đang nuôi cấy nhân tạo. Dưới áp lực của cộng đồng y khoa quốc tế, Trung Quốc đã công bố bản đồ gen của loại virus mới, khuyến khích các nhà nghiên cứu khắp thế giới phân tích và chia sẻ dữ liệu này.”
Theo tờ Wired, loại virus corona này được phòng thí nghiệm xác định chỉ 2 tuần sau khi bệnh nhân đầu tiên xuất hiện. Các bản sao đã được nhân lên nhanh chóng và sơ đồ gen được công bố. Câu hỏi đặt ra là làm sao họ hoàn thành nhanh đến thế?
Nghi vấn 2: Phòng thí nghiệm virus tại Vũ Hán
Từ trung tuần tháng 1 khi virus Vũ Hán bắt đầu lan ra nước ngoài, trên mạng đã xuất hiện thông tin cho biết loại virus này nhiều khả năng do phòng thí nghiệm cao cấp tại Vũ Hán rò rỉ ra ngoài.
Vì sao xuất hiện nghi vấn virus viêm phổi Vũ Hán là nhân tạo?
Các bộ quần áo cách ly sinh học tối tân với mức độ an toàn cao nhất (Ảnh: Viện virus Vũ Hán)
Cụ thể, cư dân mạng thường trích dẫn bài viết đăng trên tạp chí Nature ngày 22/2/2017 với tựa đề “Bên trong phòng thí nghiệm Trung Quốc nghiên cứu các tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất thế giới”. Trong đó có đoạn:
Phòng thí nghiệm ở Vũ Hán được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu những mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới, nằm trong kế hoạch xây dựng 5-7 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 (BSL-4) tại Trung Quốc đại lục vào năm 2025. Song song với mặt tích cực, điều này cũng làm dấy lên những lo ngại.
Cụ thể, một số nhà khoa học bên ngoài Trung Quốc cảm thấy bất an về sự lây lan mầm bệnh, cùng với tình trạng căng thẳng địa chính trị liên quan đến vấn đề sinh học giữa Trung Quốc và các quốc gia khác.
Phòng thí nghiệm trên đã được Tổ chức Công nhận Quốc gia Trung Quốc (CNAS) chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn và tiêu chí của BSL-4 vào tháng 1/2017.
BSL-4 là cấp độ bảo vệ sinh học cao nhất (cấp độ an toàn sinh học được xếp loại từ 1 đến 4). Tiêu chí của nó bao gồm lọc không khí, xử lý nước và rác trước khi thải ra khỏi phòng thí nghiệm, trong đó quy định rằng các nhà nghiên cứu phải thay quần áo và tắm trước và sau khi sử dụng các thiết bị của phòng thí nghiệm.
Trong tương lai, phòng thí nghiệm này sẽ nghiên cứu mầm bệnh gây ra dịch SARS (mầm bệnh không yêu cầu phòng thí nghiệm BSL-4) trước khi chuyển sang nghiên cứu Ebola và virus Lassa Tây Phi.
Những lo lắng đã xuất hiện xung quanh phòng thí nghiệm tại Vũ Hán. Virus SARS đã nhiều lần thoát khỏi các cơ sở nghiên cứu được kiểm soát nghiêm ngặt ở Bắc Kinh, Richard Ebright, nhà sinh học phân tử tại Đại học Rutgers ở Piscataway, New Jersey (Hoa Kỳ) cho hay.
Ông Ebright không cho rằng cần hơn 1 phòng thí nghiệm BSL-4 ở đại lục. Ông nghi ngờ rằng sự phát triển này là để phản ứng với mạng lưới nghiên cứu ở Mỹ và châu Âu, mà theo ông cũng không đảm bảo. Ông bổ sung rằng chính phủ Trung Quốc sẽ tận dụng năng lực dư thừa từ các phòng thí nghiệm này để phát triển vũ khí sinh học.
“Các cơ sở này đều có 2 mặt,” ông Ebright nói. Viễn cảnh tiêm cho những con khỉ mầm bệnh làm ông lo lắng hơn là phấn chấn: “Chúng có thể chạy quanh, chúng có thể cào, chúng có thể cắn.”
Thông tin ông Ebright nói rằng virus SARS đã hơn một lần thoát khỏi các cơ sở nghiên cứu Bắc Kinh là chính xác.
Cựu sĩ quan tình báo quân sự Israel – ông Dany Shoham – người từng nghiên cứu vũ khí sinh học của Trung Quốc, phát biểu với tờ Washington Post rằng cơ sở ở Vũ Hán này có liên quan tới chương trình vũ khí sinh học bí mật của Trung Quốc.
Phòng thí nghiệm virus Vũ Hán chỉ cách khu chợ nơi dịch bệnh bùng phát khoảng 20 dặm.
Khi được hỏi liệu chủng virus corona mới có khả năng rò rỉ ra ngoài không, ông Shoham cho biết: “Theo nguyên tắc, virus xâm nhập ra ngoài chỉ có hai con đường là bị rò rỉ hoặc lây nhiễm không tự biết trong nội bộ sau đó nhân viên đi ra ngoài khu vực bảo vệ. Đây có thể là điều đã xảy ra ở Viện virus Vũ Hán nhưng cho tới nay không có bằng chứng hay nghi vấn cho việc đó.”
Nhưng đầu mối quan trọng nhất không phải là phòng thí nghiệm Vũ Hán, mà là từ các nghiên cứu virus đã công khai ở Trung Quốc trong các năm qua.
Nghi vấn 3: Các nghiên cứu virus của Trung Quốc
Giáo sư Guo-Yuan Yuan thuộc khoa Vi sinh vật học của ĐH Hồng Kông cho biết, loại virus mới này tương đồng gần 80% so với virus SARS. Nó giống nhất với virus SARS ở dơi Chu Sơn thuộc tỉnh Chiết Giang.
Khoảng cách giữa Chiết Giang và Vũ Hán là 1010 km, đi xe hơi mất khoảng 11 giờ, mùa đông khi dịch bùng phát lại là thời điểm dơi không ra ngoài. Người ta chưa thể giải thích vì sao lại có sự tương đồng này.
Một bài viết trên mạng đưa ra nhận định:
Chủng virus corona tương tự SARS ở Vũ Hán được quân đội Trung Quốc phát triển từ loại virus corona mới có trên dơi ở Chu Sơn (Zhoushan) vào năm 2018. Chuỗi gen của virus này có thể tìm thấy trên dữ liệu gen của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH GenBank) với số hiệu ZXC21 and ZC45, do Viện Nghiên cứu Quân y Nam Kinh gửi lên.
Bằng chứng cốt yếu là: Virus corona có 4 protein quan trọng. Khi so sánh protein màng bọc của virus (E protein), các chuyên gia phát hiện rằng virus Vũ Hán mới có 100% tương đồng với virus dơi Chu Sơn. Chủng loại virus đa dạng cao và truyền chéo loài mà đạt được độ tương đồng 100% là không thể xảy ra trong chọn lọc tự nhiên.
Trong quá trình tiến hóa tự nhiên, E protein của virus dơi Chu Sơn không thể có trình tự gen chính xác giống như E protein của virus viêm phổi Vũ Hán, theo định lý cơ bản của Fisher về chọn lọc tự nhiên đưa ra vào năm 1933.
Vũ Hán là nơi duy nhất có phòng thí nghiệm BSL-4 ở Trung Quốc, nơi người ta có thể thực hiện biến đổi gen. Việc virus bị thoát ra ngoài có thể do vô tình hoặc hữu ý.
Để kiểm chứng nhận định này, kho dữ liệu gen của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho phép tìm và so sánh các mẫu gen của virus như sau:
Mẫu gen của virus viêm phổi Vũ Hán lấy từ chợ hải sản địa phương có mã MN908947 E protein của nó có mã QHD43418.1
Nhấn vào chức năng “run BLAST” để tìm các gen tương đồng:
Kết quả cho thấy mẫu gen 100% tương đồng chính là từ AVP78033.1 tức E protein của virus corona trên dơi Chu Sơn ZC45. Mà mẫu ZC45 chính là do Viện Nghiên cứu Quân y Nam Kinh gửi lên NIH năm 2018.
Các nghi vấn đều chỉ về một điểm
Như vậy, các thông tin đã xác minh được là:
- Phòng thí nghiệm Vũ Hán có định hướng nghiên cứu virus SARS, là nơi duy nhất ở Trung Quốc có thể nghiên cứu virus nguy hiểm và vị trí nằm ngay trong thành phố nơi bùng phát dịch. - Trung Quốc đã cung cấp dữ liệu về mẫu virus mới cùng sơ đồ gen của nó nhanh bất ngờ. - Virus corona mới có cùng E protein với virus trên dơi Chu Sơn mà quân đội Trung Quốc từng nghiên cứu. - Không có khả năng dơi Chu Sơn cách hơn 1000 km gây ra bệnh ở Vũ Hán.
Các thông tin làm tăng thêm nghi vấn (nhưng không khẳng định chắc chắn) là:
- Các phòng thí nghiệm Trung Quốc từng làm rò rỉ virus SARS trước đây - Các chuyên gia nhận định chính quyền Trung Quốc có ý định phát triển vũ khí sinh học
Nếu trước đây chỉ có thông tin về phòng thí nghiệm virus Vũ Hán thì còn khá mơ hồ, nhưng với dữ liệu gen trong kho dữ liệu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nghi vấn của cư dân mạng đã có thêm sức nặng.
Nếu quả thật khả năng E protein tương đồng không thể xảy ra trong tự nhiên, tức là nó do con người lai tạo, thì liệu có thể ai đó hoặc cơ sở nào đó phát triển virus corona này ngoài phòng thí nghiệm cao cấp BSL-4 duy nhất ở Trung Quốc mà lại nằm ngay cạnh nơi bùng phát dịch?
Để có kết luận chắc chắn, vẫn cần chờ thêm dữ liệu và ý kiến của các chuyên gia, nhất là trong vấn đề so sánh bản đồ gen của virus.
Phong Trần tổng hợp Nguồn: trithucvn |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Coronavirus: đại dịch Tàu cộng Wed 05 Feb 2020, 08:27 | |
| 2019 nCoV và Việt Nam: Chính quyền thật sự đáng sợ! VOA Việt 3/2/2020Trân Văn Công văn số 267/BTTTT-TTCS mà Bộ Thông tin - Truyền thông (TTTT) của chính phủ Việt Nam phát hành vào cuối tuần vừa qua (1), chính là bằng chứng cho thấy, chính quyền Việt Nam thật sự đáng sợ! Trong công văn gửi các cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này, Bộ TTTT thay mặt cả hệ thống chính trị, lẫn hệ thống công quyền yêu cầu các cơ quan truyền thông “không được gây hoang mang, lo lắng trong xã hội, không để ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại với các nước”, đồng thời yêu cầu các Sở TTTT gia tăng “kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở của địa phương, theo dõi thông tin liên tục trên mạng xã hội để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chủ động đấu tranh ngăn chặn những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận xã hội về tình hình dịch bệnh và xử lý nghiêm các vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh”… Muốn thấy chính quyền Việt Nam đáng sợ thế nào qua những yêu cầu thể hiện trên công văn vừa kể, hãy đối chiếu với những diễn biến liên quan đến lý do tại sao dịch viêm đường hô hấp cấp do 2019 nCoV gây ra trở thành đại dịch đe dọa toàn cầu… *** New York Times (NYT) vừa có thêm một bài về 2019 NCoV – chủng virus Corona mới đang khiến thế giới ngả nghiêng vì đại dịch viêm đường hô hấp cấp. Chris Buckley và Steven Lee Myers đã phỏng vấn một số bệnh nhân, thân nhân người bị nhiễm 2019 nCoV, nhân viên y tế, dân chúng và viên chức chính quyền ở thành phố Vũ Hán,… từ đó phác họa bức tranh toàn cảnh về nguyên nhân khiến 2019 nCoV lan rộng, trở thành đại dịch đe dọa toàn cầu: Sự độc đoán của chính quyền Trung Quốc (2)… Đầu tháng 12 năm 2019, các nhân viên y tế ở Bệnh viện Vũ Hán bắt đầu nhận ra những dấu hiệu bất thường khi phác đồ điều trị viêm phổi thông thường trở nên vô hiệu với một vài bệnh nhân vốn có dấu hiệu bị viêm phổi. Khi những ca viêm phổi khác thường này tăng lên, các nhân viên y tế nhận ra dấu hiệu đáng sợ đầu tiên: Tất cả những bệnh nhân của chứng viêm phổi mới đều làm việc tại Chợ Đầu mối hải sản Vũ Hán! Từ đầu thập niên 2000, Trung Quốc liên tục điêu đứng vì đủ loại dịch phát xuất trên động vật! Không chỉ có các nhân viên y tế ở Vũ Hán, một người bán thịt heo ở Chợ Đầu mối hải sản Vũ Hán kể với NYT, ông và những người buôn bán tại chợ cũng nhận ra sự bất thường từ hạ tuần tháng 12: Nhiều người quanh họ đột nhiên sốt cao và khi vào bệnh viện, không ít người bị cách ly và không ai giải thích tại sao (?). Con gái của bệnh nhân đầu tiên thiệt mạng do nhiễm 2019 nCoV bảo với NYT: Không ai đề cập đến sự xuất hiện của dịch bệnh nghiêm trọng. Tôi nghĩ cha tôi mất do cảm lạnh nặng! Ở những ngày cuối cùng của tháng 12, Li Wenliang – một bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Vũ Hán - cảnh báo các đồng nghiệp rằng: Dường như dịch SARS quay lại. Nhiều bệnh nhân viêm phổi lạ đang bị cách ly… Khi cuộc thảo luận giữa Li và gần một chục đồng nghiệp trong group chat bị phát tán như một cảnh báo không chính thức, Li bị Sở Y tế Vũ Hán buộc giải trình rồi bị công an triệu tập, bị buộc phải thú nhận đã “tung tin thất thiệt”. Những đồng nghiệp của Li trong group chat cũng bị “xử lý nghiêm khắc” y như thế! Đó cũng là lý do hàng chục triệu người cư trú ở Vũ Hán không biết họ đang sống chung với tử thần, còn tử thần thì được tạo điều kiện để gieo rắc tai ương. 2019 nCoV đã tiến thêm một bước, lây nhiễm sang các nhân viên y tế. NYT dẫn chuyện bác sĩ Lu Xiaohong từng kể với China Youth Daily: Khoảng Noel 2019, sau những “tin đồn” dồn dập về viêm đường hô hấp cấp, vì không được phép thông tin, bà đành âm thầm cảnh báo cho một trường học nằm gần một ngôi chợ khác ở thành phố Vũ Hán... Cũng vào thời điểm đó, sau khi xem xét kỹ lưỡng các bệnh phẩm được những bệnh viện tại Vũ Hán gửi đến, nhóm nghiên cứu do bà Zheng-Li Shi (một trong những chuyên gia hàng đầu về virus) lãnh đạo, phát giác: Dịch viêm phổi cấp đang lây lan do một loại virus có liên quan đến virus gây ra SARS (đại dịch từng làm thế giới rung chuyển hồi đầu thập niên 2000). Tuy nhiên Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán không được công bố phát hiện ấy, họ chỉ có thể báo cáo với chính quyền Trung Quốc... Vào những ngày cuối cùng của năm 2019, Trung Quốc mới gửi thông báo cho WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) về sự xuất hiện của 2019 nCoV kèm khẳng định “kiểm soát tốt dịch bệnh”. Ngày đầu tiên của năm 2020, cảnh sát Trung Quốc đổ đến chợ động vật Vũ Hán, phong tỏa ngôi chợ này song Tân Hoa Xã loan báo, việc đóng cửa chợ động vật Vũ Hán là để… “sửa chữa”. Sau đó, chính quyền thành phố Vũ Hán tiếp tục tổ chức lễ hội thường niên cho 40.000 gia đình như một cách bác bỏ những “tin đồn thất thiệt”… Chỉ có một điều mà chính quyền Vũ Hán nói riêng và chính quyền Trung Quốc nói chung không thể ngăn chặn là… các bệnh viện ở Vũ Hán bắt đầu quá tải vì bệnh nhân đông nghẹt! Thượng tuần tháng 1 năm 2020, tại Vũ Hán bắt đầu có người chết vì 2019 nCoV, bắt đầu có những trường hợp cả gia đình nhiễm 2019 nCoV,… Tuy nhiên hệ thống công quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục trấn an công chúng không nên hoang mang, lo lắng thái quá vì “ít có khả năng 2019 nCoV lây lan từ người sang người”. Tiếp viên một nhà hàng ở Vũ Hán bảo với NYT, lúc đó, cô và các đồng nghiệp đã nghe rất nhiều “tin đồn”, khuyến cáo phòng ngừa nhưng vì hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông phủ nhận tất cả nên không ai mang khẩu trang vì không muốn làm khách hàng lo lắng… Thế rồi ngày 20 tháng 1, Trung Quốc công bố tình trạng khẩn cấp vì đại dịch do 2019 nCoV. Ngày 22 tháng 1 là lệnh cô lập Vũ Hán vào ngày hôm sau (23 tháng 1). Tiếp viên này bảo rằng, tin ấy làm mọi người choáng váng vì quá đột ngột và quá trễ! *** Trước “As New Coronavirus Spread, China’s Old Habits Delayed Fight” (Virus Corona mới lây lan vì thói quen trì hoãn cố hữu của Trung Quốc) do Chris Buckley và Steven Lee Myers thực hiện, NYT từng đăng một bài bình luận của Nicholas Kristof (Coronavirus Spreads, and the World Pays for China’s Dictatorship - Lây nhiễm virus Corona, giá mà nhân loại phải trả cho độc tài ở Trung Quốc) (2). Các sự kiện và nhân chứng cho thấy: Kiểm soát thông tin để bảo vệ sự “ổn định chính trị” trong một chế độ toàn trị, đặc biệt là từ khi Trung Quốc được đặt dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã khiến cả Trung Quốc lẫn cộng đồng quốc tế phải trả giá quá đắt. Đáng ngạc nhiên là bất kể 2019 nCoV đang lây lan tại Việt Nam, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam tiếp tục bắt chước Trung Quốc hành xử y hệt như thế. Khi phát hành Công văn số 267/BTTTT-TTCS, Bộ TTTT của Việt Nam nhấn mạnh, các yêu cầu đối với cả hệ thống công quyền lẫn hệ thống truyền thông chính thức trong công văn vừa dẫn là theo chỉ đạo của Ban Bí thư đảng CSVN và Thủ tướng. Làm sao có thể “hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ” mà… “không lo lắng”? Nếu hệ thống truyền thông chính thức “phải kiểm chứng thông tin từ các cơ quan chức năng khi khai thác thông tin từ báo chí nước ngoài”, trong khi các viên chức hữu trách, đại diện “các cơ quan chức năng” như Bộ Y tế Việt Nam vẫn dõng dạc khẳng định: Corona là bệnh lây lan hạn chế (4) - bất kể trước đó bốn tuần, Trung Quốc đã chính thức thông báo với WHO về sự xuất hiện của đại dịch mới và thời điểm Bộ Y tế Việt Nam tuyên bố như thế (24 tháng 1), Trung Quốc vừa cô lập Vũ Hán để ngăn chặn lây lan (23 tháng 1) - thì kiểu hành xử ấy làm sao có thể “nâng cao ý thức người dân tuân thủ các khuyến cáo, biện pháp của cơ quan chức năng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh”? Khi buộc báo chí “không sử dụng ‘tít’ và nội dung bài nghi vấn, suy đoán, gán ghép, liên hệ thiếu căn cứ, không đúng bản chất sự việc”, chỉ được loan báo “diễn biến tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, ngăn chặn lây lan dịch bệnh từ nguồn chính thức (của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Conora gây ra, của Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền)” thì có xử lý những “cơ quan chức năng”, lạm dụng tư cách “nguồn chính thức”, gieo rắc “nghi vấn, suy đoán, gán ghép, liên hệ thiếu căn cứ, không đúng bản chất sự việc” như trường hợp bà Cao Thị Thu Thủy ở Hải Phòng hay không? Ai chịu trách nhiệm khi dựa trên các “nguồn chính thức” từ “các cơ quan chức năng”, hệ thống truyền thông chính thức loan báo rộng rãi, bà Thủy (với đầy đủ các dữ kiện cá nhân, kể cả địa chỉ cư trú) tuy bị nghi nhiễm 2019 nCoV nhưng không hợp tác, tự tiện rời phi trường Cát Bi về nhà (5)? Sau khi bà Thủy dùng facebook để bạch hóa bản chất sự việc, UBND quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng thay mặt “các cơ quan chức năng” cấp cho bà một công văn, xác nhận tình trạng sức khỏe của bà bình thường, không phải vào bệnh viện, chỉ cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày tại nhà trong vòng 14 ngày (6) để bà tự giải độc dư luận? Tiết lộ của bà Thủy - máy bay khởi hành trễ ba tiếng rưỡi, phải chờ từ 9 giờ 15 tối đến 12 giờ 45 sáng, không được ăn uống nên trên máy bay bị tụt huyết áp, khi máy bay đáp xuống phi trường Cát Bi, bị đưa vào khu vực cách ly, chờ tiếp từ 2 giờ 30 sáng đến 4 giờ sáng tại nơi không giường, không mền, không được cho ăn uống, không có nhân viên y tế nào, kiệt sức, đành tự tìm về nhà nghỉ ngơi (7) - chỉ ra một sự thật, “các cơ quan chức năng” chỉ trấn an dân chúng bằng các tuyên bố chứ không tổ chức phòng ngừa thích đáng. Tại sao ở những nơi vốn được xem là có nguy cơ cao như sân bay lại không có nhân viên y tế túc trực để xác định, tiếp nhận những trường hợp nghi bị nhiễm dịch, không có những phương tiện tối thiểu vừa giúp nhận diện, vừa bảo vệ những người bị cách ly do nghi nhiễm dịch? Chưa rõ vì sao bà Thủy đục bỏ tường thuật về chuyện xảy ra ở sân bay Cát Bi trên trang facebook của bà (8). Trong bối cảnh như hiện nay, có thể bà bị các viên chức hữu trách xem là “gây hoang mang trong dư luận xã hội về tình hình dịch bệnh”, bị dọa sẽ “xử lý nghiêm vì vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh” như Công văn số 267/BTTTT-TTCS đòi hỏi… Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cứ tiếp tục hành xử như vậy thì làm sao có thể nhận biết các khiếm khuyết của hoạt động phòng ngừa – xử lý dịch bệnh để điều chỉnh, làm sao có thể đủ khả năng đối phó khi dịch bùng phát trên diện rộng với số người nhiễm hoặc bị nghi nhiễm dịch đông hơn? *** Tòa án Tối cao của Trung Quốc đã giải trừ trách nhiệm cho bác sĩ Li Wenliang và các đồng nghiệp, khiển trách công an thái quá trong việc “xử lý” bác sĩ Li và bạn bè của ông song điều đó không thể nào bù đắp được những thiệt hại do tham vọng duy trì sự “ổn định chính trị” bằng các điều động toàn bộ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền bưng bít thông tin như đã diễn ra ở Trung Quốc. Tính đến 2 tháng 2, số người nhiễm 2019 nCov trên toàn thế giới đã tăng lên thành 14.564, trong đó tại Trung Quốc là 14.407 người, riêng tại Việt Nam là 7 người. Số người thiệt mạng đã là 305, trong đó tại Trung Quốc là 304 (nạn nhân còn lại là người Philippines). Ngày 2 tháng 2, sau khi NYT đăng “As New Coronavirus Spread, China’s Old Habits Delayed Fight”, tờ Tuổi Trẻ đã dịch lại bài này và đặt tựa là “Bài học chống dịch từ Trung Quốc: Trả giá từ những quyết định sai lầm” (9). Cho dù những thông tin như thế hết sức cần thiết để tất cả các bên cùng tự điều chỉnh trong phòng ngừa dịch nhưng chúng trái với tinh thần Công văn số 267/BTTTT-TTCS. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam không những không thèm bận tâm đến hậu quả của bưng bít, định hướng thông tin mà trong nhận thức của giới hữu trách tại Việt Nam, công chúng không có quyền biết những thông tin như vậy. Thay vì cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin chính xác như thiên hạ vẫn làm để vô hiệu hóa tác hại của những “thông tin sai sự thật”, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đang nỗ lực dẫn dắt toàn dân theo “nguồn chính thức” của “các cơ quan chức năng”, cho dù có không ít bằng chứng chứng tỏ dường như “các cơ quan chức năng” thiếu đủ thứ, từ hiểu biết, ý thức trách nhiệm, lẫn nỗ lực, khả năng phòng ngừa dịch và đặc biệt là thiếu lương thiện. Bất chấp hậu quả mà cả chính quyền cũng như dân chúng Trung Quốc, rộng hơn là nhân loại đang gánh chịu, sợ “ảnh hưởng quan hệ đối ngoại”để đưa ra những chỉ đạo như Công văn số 267/BTTTT-TTCS làm người ta kinh sợ! Chú thích (1) http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Bao-chi-khong-dat-tit-va-noi-dung-suy-doan-thieu-can-cu-ve-virus-Corona/386313.vgp (2) https://www.nytimes.com/2020/02/01/world/asia/china-coronavirus.html (3)https://www.nytimes.com/2020/01/29/opinion/coronavirus-china-government.html (4) https://giaoducthoidai.vn/thoi-su/bo-y-te-corona-la-benh-lay-lan-han-che-4060948-v.html (5) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/truy-tim-nu-hanh-khach-hai-phong-di-may-bay-tron-kiem-soat-virus-corona-612552.html (6) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1525565530927505&set=a.113802712103801&type=3&theater (7) https://baotiengdan.com/2020/01/31/nu-benh-nhan-nghi-nhiem-vi-rut-corona-o-hai-phong-len-tieng/ (8) https://www.facebook.com/100004222176420/posts/1524972384320153/ (9) https://tuoitre.vn/bai-hoc-chong-dich-tu-trung-quoc-tra-gia-tu-nhung-quyet-dinh-sai-lam-20200202113728506.htm
Trân Văn là bút danh của một nhà báo có 28 năm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau (Cộng tác viên, Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký Tòa soạn) của một số đài truyền hình, đài phát thanh, nhật báo, tuần báo, báo điện tử tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Các bài viết của Trân Văn là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Coronavirus: đại dịch Tàu cộng Wed 05 Feb 2020, 08:38 | |
| |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Coronavirus: đại dịch Tàu cộng Wed 05 Feb 2020, 08:45 | |
| Coronavirus 2019-nCoV: Quan chức CSVN giấu và trì hoãn thông tin
Mẹ Nấm (Danlambao) - Tỉnh Khánh Hòa vừa công bố ca bệnh đầu tiên nhiễm Coronavirus trong ngày 01.02.2020. Đây là trường hợp nữ nhân viên lễ tân ở thành phố Nha Trang mắc bệnh do có tiếp xúc với hai cha con khách Trung Quốc lưu trú tại khách sạn. Đây là ca lây nhiễm không được công bố với công luận Việt Nam cũng như với Tổ chức Y tế Thế giới, dù đã thực hiện việc xét nghiệm cả tuần trước vào ngày 24.01.2020. Hai trường hợp nhiễm vi khuẩn 2019-nCoV đầu tiên tại Việt Nam được thông báo là hai cha con người Trung Quốc. Trước đó hai vợ chồng người Trung Quốc nhập cảnh Hà Nội qua cửa khẩu Nội Bài trong ngày 13.01.2020 và bay đến Nha Trang. Sau đó người con trai hiện đang làm việc tại Long An ra thăm cha mẹ và cả gia đình đi ngược về Sài Gòn bằng tàu lửa. Sau đó cả hai cha con cùng có dấu hiệu sốt, ho, khó thở nên nhập viện và điều trị tại Sài Gòn. Ngày 22.01.2020, Bộ Y tế công bố hai ca nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam. Quay ngược lại lịch sử tiếp xúc của người bệnh, nữ lễ tân nhân viên khách sạn được đưa đi xét nghiệm từ ngày 24.01.2020 nhưng các quan chức y tế lại không công bố kết quả. Ngày 27.01.2020, thông tin nữ bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV được chỉ đạo từ cấp nào chưa rõ là phải giấu, vì các quan chức có thể nghĩ và hy vọng rằng thể trạng bệnh nhân trẻ, khỏe có khả năng phục hồi. Đến ngày 31.01.2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa mới ra Báo cáo số 16 thông báo về “trường hợp bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới virus Corona (nCoV) tại tỉnh Khánh Hòa” công bố bệnh nhân “dương tính” với virus. Điểm lại lịch sử di chuyển của nữ bệnh nhân này thì triệu chứng bệnh xuất hiện từ ngày 18.01.2020, bệnh nhân tự mua thuốc điều trị nhưng không khỏi. Đến sáng ngày 24.01.2020, bệnh nhân được lấy mẫu gửi Viện Pasteur xét nghiệm. Mẫu bệnh phẩm được hai Viện Pasteur Nha Trang và Sài Gòn cùng thực hiện nhưng đến tận ngày 31.01.2020 mới công bố. Điểm đáng nói là thông tin cập nhật trên website của Bộ Y tế hết ngày 31.01.2020 vẫn không ghi nhận ca nhiễm bệnh coronavirus này. Mãi cho đến ngày 01.02.2020 mới công bố dịch bệnh 2019-nCoV trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Có thể thấy, các quan chức y tế tỉnh Khánh Hòa, bộ máy điều hành tỉnh Khánh Hòa đã cố tình ém nhẹm thông tin nhiễm dịch ngay khi phát hiện. Không công bố ca nhiễm bệnh sớm, không có biện pháp cảnh báo tới cộng đồng đồng nghĩa với tội ác. Tệ hại hơn, bài báo thông tin về công bố người Việt đầu tiên tại Khánh Hòa đã bị gỡ xuống. Bài báo đã biến mất vào thời điểm 11 giờ sáng thứ 7. Nha Trang vốn là thành phố có rất đông khách du lịch Trung Quốc đến thăm trong dịp Tết Nguyên đán. Ít nhất cũng hơn 10000 người. Riêng số khách từ thành phố Vũ Hán đến Nha Trang cũng trên 50 người. Khánh Hòa sẽ trở thành ổ dịch. Và ai sẽ chịu trách nhiệm trước sự khốn nạn của các quan chức địa phương khi trì hoãn, che giấu thông tin dịch bệnh? Hiện nay, khi tình hình dịch bệnh phát triển rất nghiêm trọng và phức tạp, có thể thấy cách mà các quan chức y tế CSVN đang lựa chọn là cách ly những ai bị lây nhiễm, giấu kết quả xét nghiệm của bệnh nhân, sau đó nếu sống thì sẽ lờ luôn xem như chưa hề nhiễm bệnh, hoặc đưa vô báo cáo đã "chữa lành" hoặc "đang phục hồi tốt"; nếu chết thì sẽ hạ con số chết xuống bằng cách báo cáo là do nhiễm bệnh khác, chủng virus khác... 01.02.2020 |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Coronavirus: đại dịch Tàu cộng | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |