Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? Mon 09 Dec 2019, 07:35
Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? Có một hố sâu ngăn cách giữa người Hồng Kông và người Trung Quốc Đại Lục bắt nguồn từ thực tế rằng người Hồng Kông coi họ là con cháu Trung Hoa nhưng không thừa nhận mình là người Trung Quốc. Trong khi cả hai cùng chung huyết thống và mối quan hệ văn hóa 5.000 năm, nhưng 70 năm dưới sự cai trị độc tài chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Đại lục với các cuộc vận động như Cách mạng Văn hóa, Đại nhảy vọt…, còn Hông Kông dưới nền pháp trị minh bạch của Anh và quốc tế đã cho thấy sự phân kỳ rõ rệt.
Hơn 100 ngày qua Hồng Kông chìm trong sự hỗn loạn, ngột ngạt bởi khói cay, lửa cháy, nước vòi rồng, thậm chí súng đã nổ và có người đã gục, nhưng Sự bế tắc giữa một bên là những người biểu tình Hồng Kông ủng hộ dân chủ và một bên là những người Trung Quốc Đại Lục đã tạo ra một hố sâu ngăn cách khó phân giải. Vậy điều gì đã tạo ra sự khác biệt ấy giữa những con người cùng chung một dòng giống? Để có được câu trả lời chính xác, hãy cùng Trí Thức VN nhìn lại một cách xuyên suốt từ một thời kỳ bi thương trong lịch sử Trung Quốc đương đại cho đến hiện tại để hiểu được vì sao người Hồng Kông không nhận mình là người Trung Quốc Đại Lục. Tà biến nhân tâm người Trung Quốc
Dòng sông Tiêu hiền hòa tuôn chảy từ những ngọn núi ở miền nam Trung Quốc rồi đổ vào một vùng đồng bằng nhỏ hẹp, nơi có những cánh đồng và làng mạc của người thiểu số Dao. Từ đây, dòng Tiêu uốn khúc rẽ nhánh thành 63 con lạch và dòng suối chảy vào lưu vực. Hơn 50 năm trước, dòng sông này đã phải vận chuyển một loại “hàng hóa” ghê rợn: Xác người nổi lềnh phềnh.
Vụ thảm sát kinh hoàng trong Đại Cách mạng Văn hóa
Năm 1967, một cuộc tấn công cuồng loạn và man rợ kéo dài suốt 2 tháng đã càn quét qua một tỉnh nông thôn ở Trung Quốc và khiến hơn 9.000 người bị tàn sát một cách dã man. Tâm chấn của vụ giết người là huyện Đạo, thuộc tỉnh Hồ Nam, nơi mà dòng sông Tiêu chia đôi nhánh xuôi dòng về phía Bắc.
Những nhân chứng đứng trên bờ sông Tiêu cứ mỗi giờ lại đếm được khoảng hơn 100 xác chết trôi qua, còn trẻ em thì thi nhau nhảy qua các con lạch để “cạnh tranh” xem ai nhìn thấy nhiều bộ phận thi thể nhất. Nhiều thi thể bị trói lại với nhau bằng sợi dây thép “xâu” qua xương đòn, thân thịt sưng phồng, còn mắt và môi bị cá rỉa sạch. Rồi chặng cuối của “tiến trình” xác chết dồn ứ lại tại đập Song Bài, gây tắc nghẽn các máy phát thủy điện. Phải mất nửa năm sau, người ta mới có thể dọn sạch các bộ phận thi thể người mắc vào các tua-bin, và thêm hai năm nữa trước khi người dân địa phương dám ăn lại cá tại quãng sông này.
(Hơn 50 năm trước, những dòng hải lưu này đã phải vận chuyển một loại “hàng hóa” ghê rợn: Xác người nổi lềnh phềnh – Dòng sông Tiêu. Ảnh: Wikimedia)
Tháng 8/1967, nỗi sợ hãi về một bóng đen tàn bạo bắt đầu bao trùm toàn tỉnh Hồ Nam. Người dân huyện Đạo cùng vài huyện lân cận tại thung lũng Hoành Quán Đạo Châu đã nghe nói về cuộc Cách mạng Văn hóa ám mùi chết chóc, nhưng hầu hết các cuộc bắt bớ, giết người khi ấy mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, mà kẻ thi hành án là những Hồng vệ binh đang điên cuồng thực hiện theo mệnh lệnh của Mao Trạch Đông.
Rồi Cách mạng Văn hóa ùa đến vùng nông thôn thuần phác như một làn gió chết chóc. Nhưng những gì xảy ra ở huyện Đạo lại là một “cấp độ” giết người kiểu khác. Dân làng chống lại dân làng, nông dân chống lại nông dân cùng với sự đố kỵ, nghi ngờ, đấu tố lẫn nhau trong một “phong trào” giết người điên cuồng không ngừng nghỉ. Nhiều người bị ném vào hố đá vôi đang sôi sục, một số thậm chí không bị giết nhưng bị “quăng” vào các ngôi mộ tập thể đầy ắp xác người và chết ngạt ở đó. Chưa đủ tàn bạo, những kẻ giết người còn “sáng tạo” kiểu thi hành án mới: Họ trói các nạn nhân lại với nhau cùng với thuốc nổ rồi kích hoạt ngòi nổ. Họ reo hò khi chứng kiến các bộ phận cơ thể người bắn lên không trung và rơi lả tả xuống đất. Nhưng hầu hết các nạn nhân thường bị xử tử bằng nông cụ như thuổng, cuốc, gậy, cào cào rồi bị ném xác xuống dòng sông Tiêu.
Cách mạng Văn hóa – phong trào giết người?
Năm 1966, Mao Trạch Đông khởi xướng cuộc cách mạng nhằm mục đích thanh trừng các thành phần phá hoại và phản động, “tìm ra các đại diện của giai cấp xấu đang ẩn nấp trong nội bộ Đảng, Chính phủ, quân đội và các lãnh địa văn hóa khác”, rồi phơi bày chúng dưới “kính viễn vọng và kính hiển vi của Tư tưởng Mao Trạch Đông”.
Tháng 5/1966, Mao Trạch Đông ra lệnh cho cấp dưới là Tạ Phú Trì, Bộ trưởng Bộ Công an phải bằng mọi cách “bảo vệ thủ đô”, nghĩa là tất cả các cư dân xuất thân từ những “giai cấp xấu” sẽ bị trục xuất ra khỏi thành phố. Theo sau việc di dời các cư dân Bắc Kinh xuất thân từ các “giai cấp xấu”, các vùng nông thôn cũng bắt đầu phủ bóng ma u ám khi Tạ Phú Trì ra lệnh cho cảnh sát hỗ trợ Hồng Vệ binh lục soát nhà cửa của “năm giai cấp đen” là địa chủ, phú nông, phản động, phần tử xấu, và cánh hữu bằng cách tham mưu, cung cấp thông tin và giúp đỡ đột kích.
Theo tuyên truyền của chủ nghĩa Mao, những người bị giết là các phần tử đen của cách mạng gồm: Tôn giáo, Địa chủ, Tư sản và Truyền thống. Dưới học thuyết của Mao, đây là nhóm người xấu xa ghê tởm, thậm chí ngay cả một người bán hàng nhỏ lẻ cũng có thể bị xếp vào nhóm tư sản.
Mao Trạch Đông đã phát minh ra một “lý thuyết” mà sau trở thành lý luận giai cấp áp dụng vào việc đánh người: “Người tốt đánh người xấu là đích đáng. Người xấu đánh người xấu là vinh dự. Người tốt đánh người tốt là hiểu nhầm.” Mùa hè năm 1966, làn sóng bạo lực tràn tới các vùng nông thôn Trung Quốc, mức độ tàn bạo, điên cuồng của nó làm rung chuyển các ngọn núi và đóng băng các dòng sông. Nó lan tới tận cả huyện thị xa xôi hẻo lánh ở phía nam Trung Quốc và toàn bộ người dân huyện Đạo và khu vực lân cận của tỉnh Hồ Nam thấp thỏm lo âu trong tình trạng khủng bố.
(Tranh cổ động thời Cách mạng Văn hoá: Ca ngợi việc hồng vệ binh đánh đập nhân dân, huỷ hoại tài sản, cướp bóc gia cư, với khẩu hiệu: “Đập tan thế giới cũ, xây một thế giới mới”. Những giá trị đạo đức, chính tín truyền thống bị đập bỏ, và được thay bằng văn hoá đảng, văn hoá lấy đảng làm trung tâm.)
Khắp nơi tại các huyện thị đều giăng những khẩu hiệu “Chém sạch giết sạch ‘bốn loại xấu xa’, vĩnh viễn giữ cho giang sơn hưng thịnh đời đời”, khắp nơi đều là những thông báo giết người của “Tòa án tối cao bần nông và trung nông”. Trong 66 ngày, từ ngày 13/8 đến ngày 7/10/1967, dân quân ở huyện Đạo tỉnh Hồ Nam đã tàn sát những người thuộc “năm giai cấp đen”, hơn 4.519 người trong 2.778 gia đình thuộc 468 đội của 36 công xã nhân dân ở 10 khu vực đã bị giết chết. Trong toàn bộ địa khu bao gồm 10 huyện, tổng cộng 9.093 người đã bị giết chết, trong đó 38% là thuộc “năm giai cấp đen” và 44% là con cái của họ. Người già nhất bị giết là 78 tuổi và người trẻ nhất mới chỉ được 10 ngày tuổi.
Vụ thảm sát giết người hàng loạt tại huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam “được” thực hiện bởi các đảng viên cộng sản, giới chức quân đội, các quan chức đứng đầu huyện Đạo cùng với sự hỗ trợ đắc lực của dân quân địa phương và đám đông. Khoảng 90% nạn nhân và các thành viên gia đình của họ đều bị gắn mác là kẻ thù của Cách mạng Cộng sản, tức là thuộc về cái gọi là “năm giai cấp đen”. Vụ thảm sát tại huyện Đạo đã mở đầu việc kích động hàng loạt các vụ giết người, thảm sát quy mô lớn sau đó tại các vùng nông thôn lân cận.
Nếu như ĐCSTQ trong Cải cách Ruộng đất sử dụng nông dân lật đổ địa chủ để cướp đất; trong Cải cách Công thương sử dụng giai cấp công nhân lật đổ những nhà tư sản để cướp tài sản, và trong cuộc vận động chống cánh hữu đã tiêu diệt tất cả những nhà trí thức có quan điểm đối lập, thì mục đích của tất cả các cuộc tàn sát trong Cách mạng Văn hóa là gì? Câu trả lời chính là, ĐCSTQ đã sử dụng nhóm người này để tiêu diệt nhóm người kia, và không một giai cấp nào được tin dùng.
Cuộc “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Tuy nhiên người ta không sao lý giải được vì sao lại diễn ra một cuộc thảm sát người điên loạn và dã man đến như vậy, khi huyện Đạo là vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh, lạc hậu và nghèo nàn. Sự hiện diện của nhóm người thiểu số Dao không phải là mối đe dọa đối với Mao, và điều này đôi khi cũng được đề cập đến như một cách giải thích về sự phân biệt chủng tộc của Mao Trạch Đông và ĐCSTQ.
Nhiều thập kỷ sau, vụ đại thảm sát tại huyện Đạo bị ĐCSTQ bưng bít và ngay cả người dân Trung Quốc cũng ít người biết đến. Khi đề cập đến chủ đề này, giới lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ thường có xu hướng giải thích đơn giản là “do những hành động cá nhân vượt khỏi tầm kiểm soát trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa”.
Năm mươi năm sau cơn điên loạn Cách mạng Văn hóa dưới học thuyết của ĐCSTQ mà đứng đầu là Mao Trạch Đông, có một người đã dũng cảm tiết lộ toàn bộ vụ giết người kinh hoàng này, bất chấp mối đe dọa từ những kẻ cầm quyền tà ác…
Bất chấp bị đe dọa, vẫn có người dám nói sự thật
Năm 2010, một cuốn sách ra mắt tại Hồng Kông đã kể lại toàn bộ sự thật kinh hoàng về vụ đại thảm sát tại Huyện Đạo, thuộc tỉnh Hồ Nam gây chấn động thế giới và khiến giới chóp bu của ĐCSTQ e ngại. Nếu không có sự dũng cảm của Đàm Hách Thành (Tan Hecheng) – một nhà báo có thâm niên làm việc trong ngành truyền thông chính thống của ĐCSTQ, chúng ta không bao giờ biết được những bi thương đã từng xảy ra tại một huyện lỵ xa xôi ở phía nam Trung Quốc cách nay nửa thế kỷ.
Đàm Hách Thành (Tan Hecheng) tại một ngôi mộ của nạn nhân bị giết trong thời Cách mạng Văn hóa tại huyện Đạo, miền Nam Trung Quốc, tháng 10/2016; Ảnh: Sim Chi Yin)
Có thể nói tính đến thời điểm này, Đàm Hách Thành là một trong số ít người Trung Quốc dám phơi trần một trong những tội ác gây sốc nhất của ĐCSTQ, sau tội ác mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công. Người đàn ông ở tuổi thất thập lai hy này đã trải qua phần lớn cuộc đời mình ở tỉnh Hồ Nam, phía nam Trung Quốc, nơi có vị trí địa lý cách khá xa đầu não quyền lực Trung Nam Hải. Ông là một nhà báo tận tụy, dành phần lớn sự nghiệp cho ngành truyền thông chính thống của nhà nước cộng sản. Đàm Hách Thành không phải là một người bất đồng chính kiến mà ngược lại thậm chí trước đó còn là một người tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.
Nhưng trong cuốn sách dày 500 trang phát hành bằng tiếng Anh tại Hồng Kông vào năm 2010, ông đã tỉ mỉ viết lại sự thật trần trụi một trong những giai đoạn đen tối nhất và ít được biết đến nhất trong lịch sử giết người của ĐCSTQ: Vụ tàn sát hơn 9.000 công dân Trung Quốc theo lệnh công khai của các cán bộ Đảng viên của Huyện Đạo (tỉnh Hồ Nam) trong thời kỳ cao điểm của Cách Mạng Văn hóa.
Trong cuộc cải cách cởi mở dưới thời Hồ Diệu Bang, người ta thống kê có khoảng 15.050 người liên can trực tiếp tới vụ thảm sát tại huyện Đạo, mà chiếm một nửa trong số đó là cán bộ và Đảng viên. Nhưng chỉ có 54 người bị kết án vì tội ác của họ và 948 đảng viên khác bị kỷ luật.
Dành trọn tuổi thanh xuân
Khi còn là học sinh trung học ở Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, Đàm Hách Thành cùng với vài người anh em họ hàng bắt xe buýt tới Huyện Đạo để gặp một vài người bạn. Trong khi anh em bạn bè tụm lại nhâm nhi món cá nướng cùng rượu quê, Đàm Hách Thành lại chọn cách đi dạo quanh Doanh Giang – một thị trấn xa xôi ở miền quê Trung Quốc. Đó là thời điểm cuối năm 1967, một năm sau khi cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao khởi xướng với nhiệm vụ áp đặt hệ tư tưởng Cộng sản triệt để trên khắp mọi miền Trung Quốc, nhằm xóa bỏ mọi thứ được coi là truyền thống hoặc tư bản.
Ở tuổi 20, chàng sinh viên Đàm Hách Thành nhận thức rất rõ những tác động kinh hoàng của Cách mạng Văn hóa đang diễn ra tại các thành phố lớn. Trong những ngày đầu của cuộc Cách mạng Văn hóa, Đàm Hách Thành đã chứng kiến chiến dịch “làm sạch” Trung Quốc bởi Hồng vệ binh: người dân bị bắt bớ bởi những cái cớ nhỏ bé nhất, tài sản bị thu giữ, các vụ đánh đập tra tấn diễn ra như cơm bữa…
Nhưng anh khá bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy những tờ thông báo viết tay dán khắp mọi ngóc ngách của vùng nông thôn về các cuộc điều tra quy kết tội phản động đối với tội phạm. Các thông báo này được ký bởi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Bần nông và Trung nông với dòng chữ kết luận lạnh lùng: “Sự phẫn nộ của công chúng yêu cầu xử tử kẻ phạm tội, bản án có hiệu lực ngay lập tức.”
Viễn cảnh ấy đã tác động mạnh mẽ tới Đàm Hách Thành: “Tim tôi đập ầm ầm, da đầu râm ran, cảm nhận toàn thân ớn lạnh.” Những người trẻ tuổi như Đàm Hách Thành, anh em họ hàng và bạn bè của anh đều bị gửi về nông thôn để cải tạo tư tưởng và đạo đức vào đúng thời điểm tồi tệ nhất của cuộc thảm sát huyện Đạo. Khi Đàm Hách Thành kể lại cho những người bạn đồng hành về các tờ thông báo hành quyết, những người trẻ đó nhún vai và nói lại với anh rằng: “Còn nhiều điều tồi tệ hơn đã xảy ra”. Phải mất thêm hai thập kỷ nữa, Đàm Hách Thành mới có thể tiếp cận được sự thật của vấn đề.
Ngày hôm đó ở Doanh Giang, anh đã chứng kiến thêm một khía cạnh tàn bạo khác của Cách mạng Văn hóa, đó là vụ giết người có hệ thống diễn ra trong hơn 66 ngày. Sự cuồng nộ điên rồ này như vòi bạch tuộc lan ra các vùng lân cận, dẫn đến vô số cái chết oan uổng và bi thảm của hơn 9.000 đàn ông, phụ nữ, người già và trẻ em, những người bị coi là kẻ thù của ĐCSTQ dưới học thuyết của Mao Trạch Đông.
Tất cả các nạn nhân đó có thể đã bị lãng quên và bị ĐCSTQ che giấu nếu Đàm Hách Thành không phải là một nhà báo và đột nhiên nhận được một nhiệm vụ vào năm 1986, cho phép anh tiếp cận một lượng lớn tài liệu mật liên quan đến vụ thảm sát huyện Đạo. Những ngày Đàm Hách Thành gấp rút vùi mình trong đống tài liệu đầy con số lạnh lùng ấy, đã khơi dậy những ký ức về cảm giác kinh hoàng của chàng sinh viên trẻ tuổi trong chuyến đi vô thưởng vô phạt 20 năm về trước.
Nhiệm vụ bất thường
Thực tế, chính chính quyền ĐCSTQ đã giúp Đàm Hách Thành biết đến tội ác này. Vào đầu thập niên 1980, khi Hồ Diệu Bang lên nắm quyền, nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách cởi mở này đã điều 1.300 người đến tỉnh Hồ Nam để điều tra những gì đã xảy ra tại huyện Đạo trong thời Cách mạng Văn hóa. Năm 1986, trong khi đang đi lấy tin về đời sống tại một nhà máy, Đàm Hách Thành đã được tổng biên tập tờ Khai thác (Kaituo) – một tạp chí có những bài viết thẳng thắn nhất Trung Quốc lúc bấy giờ – giao một nhiệm vụ bất thường: Tới huyện Đạo để điều tra về vụ thảm sát năm 1967.
Với tư cách là phóng viên của Nhà nước, Đàm Hách Thành đã tiếp cận hàng chục ngàn trang tài liệu với ý định sẽ viết một bài tích cực về những nỗ lực của ĐCSTQ trong cách ứng xử với quá khứ và đưa thủ phạm ra trước tòa án công lý. Đàm Hách Thành đã tiến hành các phỏng vấn rộng rãi từ những người sống sót, thân nhân của các nạn nhân và từ chính những quan chức chính quyền có tư tưởng cải cách để lấy tư liệu viết bài.
Trong quá trình điều tra phỏng vấn, Đàm Hách Thành vẫn luôn tự đặt câu hỏi: Liệu có ai trong số hơn 9.000 nạn nhân bị giết ở huyện Đạo này đã lên kế hoạch cho một vụ phản cách mạng hay thậm chí nói điều gì đó phạm pháp? Thật buồn thay khi ông nhận được câu trả lời: Không một ai. Không có ai phản cách mạng, không ai nói bất cứ điều gì chống lại cách mạng nhưng vẫn bị quy kết cho tội “phản cách mạng” và bị đem hành quyết. Hoang tưởng thay, những lời buộc tội quy kết các nạn nhân đều thường dựa trên lý lẽ rằng, “đương sự đã bị vẫn đục bởi các tư tưởng ngoại bang, bất kể có căn cứ hay không”. Tất cả đều là do ĐCSTQ tự dựng lên kẻ thù, giả mạo, vu khống lấy cớ giết người.
Khi Đàm Hách Thành nhận ra điều này, ông vô cùng đau khổ và bắt đầu nhận thức ra rằng ĐCSTQ có một lịch sử bạo lực tanh máu. ĐCSTQ từ ngày thành lập tới nay đã tiến hành những cuộc giết người, đàn áp, làm vận động theo chu kỳ. Từ cuộc Cải cách ruộng đất diễn ra ngay sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền cho đến cuộc Cải cách Công thương, cuộc vận động chống cánh hữu cho đến Cách mạng Văn hóa: “Không có gì biện minh được cho điều đã xảy ra. Chỉ có sự kinh hoàng… Phải nói thẳng ra là trước kia tôi đã không thực sự hiểu Đảng Cộng sản và cuộc cách mạng bần cố nông của họ. Nó giống như sự vây khốn suy nghĩ của tôi. Rồi đột nhiên trong một khoảng thời gian ngắn suy nghĩ của tôi trở nên rõ ràng.” Bất chấp đe dọa
Thật không may cho Đàm Hách Thành, khi vòng phỏng vấn đầu tiên kết thúc, bầu không khí chính trị của ĐCSTQ đã xoay chiều. Ngay cả khi Mao Trạch Đông đã chết, Cách mạng Văn hóa đã chấm dứt và làn gió cải cách cởi mở do Tổng bí thư Hồ Diệu Bang phát động đang diễn ra sôi nổi, ĐCSTQ vẫn giám sát chặt chẽ bất kỳ ai có thể được coi là gây tổn hại đến quyền lực của nó. Các thế lực trong Đảng phản đối cái gọi là “tự do hóa kiểu tư sản” và Hồ Diệu Bang bị ép phải từ chức. Chính vì vậy cuộc điều tra của Đàm Hách Thành tại huyện Đạo được coi là thùng thuốc nổ báo chí, và anh nhận được lời cảnh báo phải “cẩn thận” nếu không muốn một ngày có thể sẽ bị “mất tích”.
Nhà báo Dương Kế Thằng, người từng có cuộc điều tra mở rộng về Nạn đói trong cuộc Đại Nhảy vọt giai đoạn 1959-1961 từng nói: “Tôi hiểu rất rõ việc thực hiện một cuộc điều tra báo chí ở Trung Quốc rủi ro như thế nào và những áp lực chính trị nguy hiểm đè nặng lên người viết.” Đương nhiên, Đàm Hách Thành bị cấm công bố kết quả điều tra của mình, cũng như bị cấm không được đến khu vực huyện Đạo, và bản thân ông thường xuyên bị mật vụ giám sát, theo dõi. Tuy nhiên, Đàm Hách Thành vẫn bí mật tiếp tục công việc thu thập thông tin của mình, tiếp tục mạo hiểm trở lại huyện Đạo vài lần trong sự thận trọng cao độ để tránh bị chú ý.
(Nhà báo Dương Kế Thằng – Tác giả cuốn “Mộ bia” – Bộ sách hai tập này là công trình nghiên cứu điều tra nhiều năm về nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc làm chết khoảng 36 triệu người)
Bất chấp mối đe dọa từ chính quyền ĐCSTQ, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình, Đàm Hách Thành đã gửi được trọn vẹn bản thảo ra ngoài nước. Hầu hết các thông tin liên quan đến vụ thảm sát ở huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam hiện đang lưu hành tại Trung Quốc và được đăng công khai trên sách, báo nước ngoài đều là kết quả từ các báo cáo của Đàm Hách Thành. Và theo ông, “chừng ấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi”: “Mấy thập niên đã trôi qua, những kẻ nắm quyền ở huyện Đạo năm ấy giờ đã ở tuổi 80. Những người mới lên nắm quyền hoặc bất an, hoặc không muốn gặp rắc rối. Ngay cả khi đang ở thế kỷ 21, ta vẫn bị nguy hiểm khi đến đó để điều tra vì những kẻ cầm quyền vẫn cố tình bưng bít tội ác của Đảng Cộng sản, cả khi họ đã về hưu,” Đàm Hách Thành cho biết.
Năm 2010, Đàm Hách Thành ra mắt cuốn sách đặt tên là The Killing Wind: A Chinese County’s Descent into Madness During the Cultural Revolution (Tạm dịch: Sát nhân phong: Một huyện ở Trung Quốc rơi vào sự điện loạn thời Cách mạng Văn hoá) tại Hồng Kông, nơi ít chịu sự kiểm soát của chính quyền ĐCSTQ, và từ đây thế giới mới biết được sự thật tồn tại một vụ thảm sát kinh hoàng, mà huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam cũng chỉ là một trường hợp bạo lực trong một vùng nhỏ vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa, khiến 7,73 triệu người chết một cách bất thường.
Và nếu không có sự dũng cảm của Đàm Hách Thành, từ 30 năm trước, âm thầm một mình điều tra để đưa sự thật công bố ra toàn thế giới, bất chấp sự đe dọa và kiểm duyệt nghiêm ngặt của ĐCSTQ, vụ thảm sát huyện Đạo sẽ giống như hàng chục triệu nạn nhân vô tội bị tàn sát dưới bàn tay nhuốm máu của ĐCSTQ, vĩnh viễn bị chôn vùi trong các mồ chon tập thể tại mảnh đất Trung Hoa…
Ngay cả khi vụ việc bị phơi ra ánh sáng, ĐCSTQ vẫn tránh đề cập đến chủ đề này, giới lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ thường có xu hướng lấp liếm đổ lỗi là “do những hành động cá nhân vượt khỏi tầm kiểm soát trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa”. Vậy những kẻ tham gia vào các cuộc hành quyết người dân vô tội ấy là do tự ý hay tuân theo mệnh lệnh?
(còn tiếp)
Anh Minh Nguồn: trithucvn
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? Thu 12 Dec 2019, 08:09
Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc?
Tuân theo mệnh lệnh: “Đảng bảo sao thì làm vậy”
“Dòng Tiêu oằn mình chở đầy xác chết, mặt hồ nổi đầy những vết mỡ, loang lổ màu máu đỏ sậm”, đây là một trong những dòng ký ức bi thương mô tả về cuộc thảm sát ở vùng nông thôn huyện Hồ Nam Đạo dưới thời Cách mạng Văn hóa. Đã có khoảng 15.050 người liên can trực tiếp vào vụ thảm sát, mà chiếm một nửa trong số đó là cán bộ và Đảng viên ĐCSTQ tham gia giết người. Điều gì đã khiến người Trung Quốc hoặc trở nên hung bạo vô nhân tính, hoặc sợ hãi đến mức yếu nhược trước cái Ác như vậy?
Vào năm 1986, 19 năm sau vụ đại thảm sát ở huyện Đạo, Quan Hữu Trí – một trong những người chịu trách nhiệm chính về cuộc thảm sát, nguyên Bộ trưởng Vũ trang khu Thanh Đường, Tổng chỉ huy thuộc Ban Chỉ huy Tiền tuyến Doanh Giang “hồng liên” (Bộ Tư lệnh Liên hợp chiến sĩ hồng quân theo tư tưởng Mao Trạch Đông), khi trả lời phỏng vấn ở trong tù, đã nói như sau:“Tôi vào quân đội đã 50 năm, khi vào bộ đội đã gia nhập Đảng, được đề bạt làm cán bộ. Năm 58 trở lại huyện Đạo,… tôi từ trước đến giờ chưa từng bị xử phạt, toàn là Đảng bảo sao thì làm vậy. … Hàng ngày tôi đều được học rằng không được quên đấu tranh giai cấp, những điều được nghe đều là kẻ thù giai cấp muốn phá hoại, muốn ngóc đầu trở lại giành quyền lực… Khi đấu tranh vũ trang Cách mạng Văn hóa, lũ tạo phản đã cướp súng của bộ đội, lại nghe nói bốn loại phần tử muốn đảo chính, muốn phản lại chính quyền cách mạng, nên tôi tự giác đứng vào phe với ‘hồng liên’. ”
Cũng giống như Quan Hữu Trí, rất nhiều người Trung Quốc trong các cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ đã tham gia giết người, đánh người, đấu tố người, nhưng sau đó những kẻ gây tội ác không những không sám hối, mà còn một mực cảm thấy không công bằng cho bản thân. Họ lập luận rằng “Đảng bảo sao thì làm vậy”, bản thân chỉ là công cụ của Đảng, họ không chịu trách nhiệm cho những gì tự mình gây ra. [/i]
Khi Mao Trạch Đông qua đời, không có quy định là ai cần phải khóc, nhưng dường như mỗi người dân Trung Quốc khi đó đều biết được mối nguy hiểm nếu như không khóc.
Trong suốt chiều dài 70 năm thành lập, ĐCSTQ đã phát động nhiều cuộc vận động chính trị không có định kỳ. Mỗi lần vận động đều để lại tai họa to lớn. Cải cách Ruộng đất, hay Đại Nhảy vọt đã gây ra nạn đói khủng khiếp cướp đi sinh mạng của hơn 40 triệu người. Ngay cả khi Cách mạng Văn hóa chấm dứt, nó đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Hàng trăm triệu người dân Trung Quốc, đặc biệt là phần tử trí thức, quan chức cấp cao trong Đảng đã bị bức hại, bị cưỡng chế lao động hoặc bị hành quyết. Số người chết trong Cách mạng Văn hóa cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Cố Tổng Bí thư TƯ ĐCSTQ Hồ Diệu Bang từng trả lời phỏng vấn của phóng viên Nam Tư (cũ) rằng: “Có khoảng 100 triệu người bị liên lụy, chiếm gần 1/10 dân số Trung Quốc”.
Người ta theo ĐCSTQ mà thi nhau giết người, do thế mà hàng triệu “địa chủ”, “nhà tư bản”, “phần tử trí thức” đã phải chịu đầu rơi máu chảy; người ta theo ĐCSTQ làm Đại Nhảy vọt, khiến hàng triệu người chết đói; người ta theo ĐCSTQ làm Đại Cách mạng Văn hóa, xã hội Trung Quốc vì thế mà trải qua một cuộc hủy hoại văn hóa vô nhân tính chưa từng có; người ta vào hùa với ĐCSTQ để phỉ báng, vu khống Pháp Luân Công, do đó mà dân tộc Trung Hoa đã xảy ra một thảm kịch bức hại tín ngưỡng chưa từng có trong lịch sử.
Từ việc địa chủ và con cái của họ bị diệt trừ tận gốc, moi tim khoét mắt, Trương Chí Tân vì phê bình Mao Trạch Đông mà bị cắt yết hầu, phó hiệu trưởng Biện Trọng Vân bị tra tấn, đổ nước sôi cho đến chết; Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ không qua xét xử theo trình tự pháp luật đã bị giam giữ bức hại tử vong; hàng ngàn sinh viên Bắc Kinh bị nghiền nát dưới bánh xích xe tăng năm 1989 tại Thiên An Môn, cho đến các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn, bức hại và mổ cướp nội tạng sống… Cần thêm bao nhiêu bài học bi thương nữa mới khiến người dân Trung Quốc thoát khỏi bị đầu độc bởi những lời tuyên truyền “Đảng bảo sao phải làm vậy”, khiến họ tỉnh ngộ không theo ĐCSTQ làm điều ác nữa?
Tranh tuyên truyền đả đảo Lưu Thiếu Kỳ (11/1968). (Ảnh: internet)
Sở dĩ ĐCSTQ có thể tiến hành được những cuộc vận động chết chóc này là do người dân Trung Quốc đã bị Đảng tẩy não, bỏ qua sự phán đoán, sử dụng phương thức tư duy theo kiểu “Đảng bảo sao thì làm vậy”. “Đảng bảo sao thì làm vậy” có nghĩa là một lòng đi theo triết học đấu tranh của Đảng, tăng cường khả năng đấu với Trời, đấu với Đất của Đảng, vô thiên vô pháp của Đảng.
Vậy lý do gì khiến người Trung Quốc trở nên tàn ác, mất nhân tính trước đồng bào của họ, hay nhu nhược, không dám nói lên sự thật khi đối mặt với những lời tuyên truyền giả dối, vu khống nhằm đạt mục tiêu thống trị, độc trị của ĐCSTQ? Kiểm soát và vây hãm
Lịch sử của ĐCSTQ suốt 70 năm qua là lịch sử của các cuộc đấu tranh bạo lực, giết người, là người người đấu tố lẫn nhau. ĐCSTQ tuyên truyền “nhân định thắng thiên” và “triết học đấu tranh” ngang nhiên thách thức trời đất và tự nhiên. Mao Trạch Đông từng nổi tiếng với câu nói: “Quyền lực chính trị sinh ra từ nòng súng”; “Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu” hay “Đấu trời là niềm vui vô tận, đấu đất là niềm vui vô tận, và đấu người là niềm vui vô tận”.
Đặng Tiểu Bình từng phát biểu trong thời điểm diễn ra vụ thảm sát sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989: “Giết 200 ngàn người, đổi lấy 20 năm ổn định”. Thậm chí Đặng Tiểu Bình không ngại ngần tuyên bố: “Học sinh nào mà không nghe lời, chỉ cần một khẩu súng máy là giải quyết được vấn đề. ” Trong cuộc đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công năm 1999, Giang Trạch Dân nói: “Tôi không tin Đảng Cộng sản không thể chiến thắng Pháp Luân Công. ” Những điều này đều là phản ánh trên ngôn ngữ của thói quen tư duy đấu tranh, bạo lực, trấn áp của ĐCSTQ.
ĐCSTQ từ ngày thành lập tới nay đã tiến hành những cuộc giết người, đàn áp, làm vận động theo chu kỳ, mục đích chính là cường điệu ký ức khủng bố trong nhân dân, củng cố chính quyền Cộng sản. Đủ loại thủ đoạn đàn áp tàn khốc trong lịch sử mà ĐCSTQ sử dụng, đã tạo ra tâm lý hoảng sợ khắc sâu ấn tượng trong mỗi người dân.
ĐCSTQ khống chế mọi tài nguyên, nắm quyền sinh quyền sát, thủ đoạn bức hại của nó không có điểm dừng, cũng không có phạm vi có thể dự báo. Đặc biệt là những người có ý kiến bất đồng với Đảng, sẽ bị đàn áp và bức hại từ nhỏ tới lớn, từ kinh tế, danh dự, tâm hồn, thể xác cho tới sinh mệnh. Những người không tin, hoài nghi tà thuyết Chủ nghĩa Cộng sản, bất mãn và phê phán sự chuyên chế độc đảng của ĐCSTQ đều bị định đoạt trọng tội “phản cách mạng”. Ngay cả những cán bộ cao cấp của Đảng, nếu có ý kiến bất đồng với đảng, cũng sẽ bị thanh trừ một cách khắc nghiệt.
Tổ chức đảng của ĐCSTQ như chân rết có mặt khắp mọi nơi, kiểm soát mọi lĩnh vực. Từ báo giấy, tạp chí đến mạng Internet, từ học tập, làm việc đến cuộc sống sinh hoạt, khống chế, thao túng mọi mặt của xã hội. Nhất cử nhất động của người dân đều nằm dưới tầm giám sát của nó. Cuộc đàn áp ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn, các cuộc bắt bớ những người khiếu kiện, các cuộc đàn áp những người bất đồng ý kiến, các cuộc bức hại đối với các đoàn thể tín ngưỡng, v.v… đã nói lên rằng tư tưởng đấu tranh giai cấp của ĐCSTQ luôn vận hành mọi lúc mọi nơi. Nhất là trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công cuối thế kỷ 20, ĐCSTQ vẫn tiếp tục dùng những thủ đoạn cũ để vu khống, kích động sự hằn thù và xúi giục bạo lực, buộc toàn dân phải tham gia, ai ai cũng phải bày tỏ thái độ công kích cùng với nó.
“Nhân tri sơ tính bản thiện”, con người sinh ra đều từng thuần phác, thiện lương, từng tin tưởng, chân thành với nhau. Nhưng trải qua các cuộc vận động chính trị đầy phong ba bão táp, người người đấu tố nhau, giết hại nhau khiến người dân Trung Quốc trở nên dè dặt, cảnh giác, sợ hãi. Dưới hình thái ý thức của ĐCSTQ phủ định đạo đức truyền thống, những hành động chỉ điểm, bôi nhọ và bán rẻ lẫn nhau đều được Đảng ca ngợi là vinh quang: Con bán rẻ cha, vợ tố giác chồng là “vì đại nghĩa quên thân”, trò đánh chết thầy bởi “tôi yêu thầy tôi nhưng tôi còn yêu chân lý cộng sản hơn”… Thứ hình thái ý thức này thổi bùng tất cả những gì hung ác nhất trong bản tính con người, mục đích của ĐCSTQ chính là kiểm soát người dân và dần dần biến họ thành những kẻ côn đồ cách mạng, hung hăng khát máu. Nó cổ vũ cho những hoạt động quần thể cuồng loạn, toàn dân như phát điên, biến thành một cỗ máy giết người đối với những ai bị coi là “tiện dân chính trị” và những người bất đồng chính kiến.
Hậu quả tất yếu của sự dối trá và hủ bại của ĐCSTQ khiến cho đạo đức xã hội ngày càng trượt dốc, khiến tâm lý cảnh giác, đề phòng lẫn nhau đã thấm sâu vào suy nghĩ, hơi thở của người dân Trung Quốc mà mọi biểu hiện đều thể hiện ở tư duy và hành động của họ: NỖI SỢ HÃI. Nỗi sợ hãi vô hình trước sự tà ác của ĐCSTQ
Vào thời kỳ đầu mở cửa, một nhà sử học Đài Loan nhận lời mời tới tham dự buổi giao lưu học thuật tại Đại lục. Trước sự có mặt của các nhà sử học Trung Quốc, ông trực tiếp kể lại lịch sử sai lệch của ĐCSTQ, đặc biệt là về lịch sử kháng Nhật của Quốc dân đảng. Người chủ trì hội nghị lúc đó, cũng là một nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc sau khi nghe những sự thật đó đã gấp gáp cắt ngang: “Ông dám nói, nhưng tôi không dám nghe. ”
Một học giả Trung Quốc ra nước ngoài lần đầu tiên bắt gặp đoàn diễu hành Pháp Luân Công mấy nghìn người, ông đã miêu tả cảm nhận của mình như sau: “Tôi lập tức cảm nhận được trên đầu hình như có một sợi dây ăng-ten, đang hoảng hốt thăm dò bờ bên kia của Thái Bình Dương. Tôi đang thăm dò cái gì? Tôi thăm dò đủ những điều cấm kỵ và quy định tại Trung Quốc. Tôi phải suy xét thật kỹ trước khi nói điều gì, nếu không sau khi về nước chắc chắn sẽ gặp phiền phức. Lúc ấy, tôi cảm nhận rõ rệt miệng và chân tay tôi dường như đang run lên, tôi đặc biệt cảm thấy sự gian nan khi làm một người Trung Quốc!”
Biểu ngữ kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc trong một hoạt động của người tập Pháp Luân Công tại Mỹ (Ảnh: theepochtimes.com)
Một du khách Trung Quốc tới Hồng Kông, khi đọc thấy những tin tức có liên quan tới tội ác của ĐCSTQ, phản ứng đầu tiên của cô là: “Sao dám nói những lời ‘phản động’ này, nếu ở Trung Quốc thì bị bắt rồi. ” Sống trong môi trường bị tiêm nhiễm bởi những lời tuyên truyền thù địch, người dân Trung Quốc đều hiểu rằng, bất cứ một điều gì không phù hợp với quan niệm của ĐCSTQ đều bị coi là “phản động”, cho nên dù có đi đâu, tới tận vùng nông thôn hẻo lánh hay xuất cảnh ra nước ngoài, tâm lý mỗi người dân Trung Quốc vẫn luôn ý thức sự nguy hiểm và trốn tránh “theo bản năng”.
ĐCSTQ giống như một công tố viên vô hình không nơi đâu không có mặt, giám sát khống chế nhất cử nhất niệm của mỗi người dân. Biểu hiện điển hình nhất của người dân Trung Quốc hiện nay là tâm lý khiếp sợ với tội danh “làm chính trị”. Theo cách nói của Tôn Trung Sơn, Chính vốn là chuyện của dân chúng, Trị chính là quản lý, cho nên Chính trị chính là quản lý chuyện của dân chúng. Trong lịch sử Trung Quốc, cách nói “Hữu học nhi ưu tắc sỹ” (Có học để ra làm quan) chính là chỉ những người có học thức có năng lực nên trở thành bậc hiền tài trị quốc, đó là một việc làm rạng rỡ tổ tông. Lịch sử Trung Quốc ghi nhận nhiều chính trị gia nổi tiếng như Gia Cát Lượng, Lý Thế Dân… và từ xưa đến nay “nhà chính trị” là cụm từ mang ý nghĩa tích cực.
Nhưng với người Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ cai trị, chỉ cần nghe tới “chính trị” là có thể sẽ phát sinh tâm lý phản cảm, thậm chí là sợ hãi. Nếu ai đó đòi hỏi quyền lợi chính đáng, hoặc có ý kiến về chính sách, hiện tượng xã hội, hoặc ai đó nêu những sai trái, bất công liên quan tới những người công quyền trong chính quyền ĐCSTQ thì ngay lập tức sẽ bị chụp mũ “làm chính trị”. ĐCSTQ khiến cụm từ“làm chính trị” trở thành một tội danh, dùng để vu khống danh dự người khác, đả kích người khác, đe dọa, tra tấn, kết tội, bỏ tù…, khiến người dân Trung Quốc cảm thấy nguy hiểm mà tránh xa những người hay đoàn thể bị ĐCSTQ chụp lên cái mũ này.
Những ai đã từng trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa sẽ khiếp sợ khi nghĩ đến trường hợp Trương Chí Tân. Cô bị bỏ tù vì dám phê phán Mao Trạch Động đã gây ra thảm họa khiến nhiều người chết đói trong chiến dịch Đại Nhảy vọt. Trong tù, cô bị cai ngục tra tấn dã man, bị quẳng vào xà lim nam để các tù nhân nam hãm hiếp tập thể khiến thân tàn ma dại, trở nên điên loạn. Khi bị đem đi hành quyết, cai ngục còn sợ cô hô khẩu hiệu phản đối ĐCSTQ nên đã cắt cuống họng của cô mà không gây tê.
Trương Chí Tân (Zhang Zhixin) – Nạn nhân thảm khốc trong thời Cách mạng Văn hóa.
ĐCSTQ đã tiêu diệt bản tính lương thiện của con người, tuyên truyền, kích động và sử dụng mặt ác của nhân tính để củng cố quyền lực thống trị của nó. Hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, những người có lương tâm bị buộc phải im lặng vì khiếp sợ bạo lực, những người dân bình thường thì hình thành theo tâm lý phản xạ cảnh giác với những cách nghĩ không phù hợp với quan niệm của Đảng, rồi tự động hình thành tư duy nhất trí với Đảng, hùa theo Đảng. Trong cuộc thỉnh nguyện tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989, người ta nhìn thấy một tấm biểu ngữ ghi dòng chữ: “Quỳ quá lâu rồi, đứng lên đi dạo”. Có thể thấy người Trung Quốc bị nô dịch đã lâu, ngay cả kháng nghị cũng yếu ớt – đi dạo xong lại về quỳ.
Ngày nay trong thế kỷ 21, ĐCSTQ vẫn tiến hành thống trị bằng áp lực cao độ, thống trị bằng đặc vụ và xã hội đen. Thủ đoạn của nó bao gồm: Phong tỏa sự tự do tin tức, nghe lén ngôn luận của mọi người, tiến hành bắt giam các văn nhân, không cần tội danh cũng bắt giam những người dân theo đuổi tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và đấu tranh hợp pháp, khống chế, kiểm soát các phóng viên cũng như các nhân sĩ từ nước ngoài tới Trung Quốc.
Làm người phải có chí khí
Cổ nhân Trung Quốc nhấn mạnh khí khái đại trượng phu: “Phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di” (Giàu cũng không thể dâm loạn, uy vũ cũng không thể cúi đầu, bần tiện cũng thể thay lòng đổi dạ). Các triều đại đều xuất hiện không ít những người không sợ cường quyền, khinh thường quyền quý, vì tôn nghiêm và giá trị có thể không tiếc hy sinh sinh mệnh.
Trong xã hội phương Tây cũng có câu danh ngôn “Mất tự do, chi bằng chết đi còn hơn”. Nhưng Trung Quốc ngày nay, dưới chính quyền bạo lực và sự nhồi nhét tuyên truyền của ĐCSTQ, dũng khí của người Trung Quốc lại tan biến vào hư vô, thay thế vào đó chính là tâm lý sợ hãi và khủng hoảng cực đoan. Điều này hoàn toàn khác biệt với người Hồng Kông dù họ cùng chung một dân tộc, cùng chung một phần ngôn ngữ và chữ viết. Trong nhiều tuần biểu tình liên miên đòi lại quyền tự do và tự chủ của mình trước sự áp đặt, kiểm soát ngày càng gắt gao của ĐCSTQ, người Hồng Kông đã khắc họa nên một bức tranh tương phản rõ rệt với người Trung Quốc Đại Lục trước sự quan sát của truyền thông thế giới.
Bất chấp sự vu khống của truyền thông ĐCSTQ, bất chấp sự trấn áp đầy bạo lực của nhà cầm quyền và mối lo ngại về một Thiên An Môn thứ hai sẽ xảy ra khi Trung Quốc điều lính và xe quân sự tập trận tới biên giới Hồng Kông, người Hồng Kông vẫn không hề chùn bước.
Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), Chu Đình (Agnes Chow), Trần Hạo Thiên (Andy Chan)… những người Hồng Kông trẻ tuổi sinh sau thảm kịch Thiên An Môn 4/6 đã thể hiện một thông điệp dứt khoát với chính quyền Hồng Kông và Bắc Kinh: “Tất cả những gì chúng tôi đòi hỏi chỉ là thúc giục Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông rút lại Dự luật Dẫn độ, chấm dứt sự tàn bạo của cảnh sát, và trả lời các yêu cầu của chúng tôi về bầu cử tự do”.
22 tuổi, trải qua ba lần tù đày và sẽ phải đối diện với phiên tòa vào ngày 8/11 sắp tới, Hoàng Chi Phong khẳng định sẽ không bao giờ ngừng đấu tranh, không bao giờ đầu hàng và bày tỏ thông điệp tới các lãnh đạo ĐCSTQ một cách rõ ràng: “Gửi quân đội hay sử dụng pháp lệnh khẩn cấp không phải là cách giải quyết. Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh bất kể họ sẽ bắt bớ hay truy tố chúng tôi ra sao.”
Tinh thần dấn thân của những người trẻ Hồng Kông như Hoàng Chi Phong, Chu Đình, Trần Hạo Thiên… và của hàng triệu người Hồng Kông khác trong suốt ba tháng qua, cho thấy sự quyết tâm cao độ của họ để đạt được mục tiêu quan trọng nhất: Tự do làm chủ cuộc đời của mình, ngay lúc này.
Vì sao người Hồng Kông lại có Dũng khí và Niềm tin và khác biệt với người Trung Quốc như vậy?
Anh Minh Nguồn: trithucvn
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? Wed 18 Dec 2019, 14:33
Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? Ước muốn bảo vệ, củng cố quyền tự trị và tự do của 7,5 triệu người Hồng Kông trước cỗ xe lu khổng lồ gần 1,4 tỷ đồng hương Đại Lục do ĐCSTQ kiểm soát đã khiến cả thế giới chú ý, ngạc nhiên, tôn trọng và ngưỡng mộ. Một điều dễ nhận thấy là không chỉ đòi quyền tự chủ cho Hồng Kông, cuộc biểu tình thu hút mọi tầng lớp người dân Hương Cảng cũng chính là để chống lại sự xâm nhập của thứ văn hóa cộng sản giả dối đến từ Đại Lục đang tấn công vào nền tư pháp và dân chủ ở xứ này. Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc Đại Lục
Sự tương phản rõ rệt
Ngày 1/9/2019, tại Trung Quốc, toàn bộ mạng lưới truyền hình quốc gia CCTV của ĐCSTQ đồng loạt phát sóng chương trình đặc biệt: Bài học đầu tiên. Ngày 1/9 cũng là ngày khai giảng năm học mới ở Trung Quốc. Chủ đề của Bài học đầu tiên này là giáo dục chủ nghĩa yêu nước, yêu Đảng, và mọi học sinh từ cấp tiểu học, trung học cho đến đại học đều bắt buộc phải học thuộc nó.
Môn Giáo dục Đạo đức này ở các trường học Trung Quốc thường dạy học sinh, sinh viên tự hào về thành tựu chính trị của ĐCSTQ và phải trung thành với lý tưởng “Một Trung Quốc”. Dù đây là môn học độc lập nhưng nó lại được liên kết với các môn học khác như Lịch sử và Nghiên cứu văn học Trung Quốc. Trẻ em Trung Quốc ngay từ khi mới chập chững tập viết, tập đọc, đã bị nhồi nhét những bài học giáo huấn về tư tưởng cộng sản, và các thế hệ học trò Trung Quốc cứ thụ động học theo.
Bên trái: Trường tiểu học Hồng quân tại Quý Châu yêu cầu học sinh hàng ngày mang đồng phục Hồng quân, tiếp thu giáo dục tuyên truyền tẩy não. – Bên phải: Cảnh một lớp tiểu học ở Trung Quốc Đại Lục tổ chức họp lớp với chủ đề “Nói ‘không’ với ngày lễ phương Tây!”
Học sinh, sinh viên Hồng Kông bãi khóa, biểu tình chống Dự luật dẫn độ
Tại Hồng Kông, trẻ em không phải học Bài học đầu tiên cũng như môn Giáo dục Đạo đức như học sinh tại Đại Lục. Cùng ngày hôm ấy (1/9/2019) tại Hồng Kông, trong khuôn viên các trường đại học phủ đầy hai màu đen của áo thun phản kháng và màu vàng của mũ bảo hộ. Mặc dù trời giông bão, gần 30 ngàn sinh viên đã khởi đầu cho một chiến dịch tẩy chay mùa khai trường.
Không phải vô cớ mà sinh viên đã chọn Đại học Trung Hoa Hồng Kông là nơi tập hợp vì đây là một trong ba trường đại học danh tiếng nhất của đặc khu hành chính này. Các sinh viên dựng lên các biểu ngữ: “Hãy giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta”, “Hồng Kông không phải là Trung Quốc”. Owen, sinh viên 18 tuổi cho biết: “Đây là một cách rất tốt để chứng tỏ với chính quyền là họ đang sai lầm. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian chúng tôi mới đạt được một điều gì đó.”
Còn ở cấp trung học, học sinh của ít nhất 100 trường học đã liên kết với nhau, hô vang khẩu hiệu “All five demands, not one fewer” (5 yêu cầu không thiếu một yêu cầu nào), kêu gọi Bắc Kinh và chính quyền đặc khu giữ lời hứa bảo đảm tự do, nhân quyền, dân chủ và nền pháp trị của Hồng Kông. “Hồng Kông là nhà của chúng tôi. Chúng tôi là tương lai của thành phố này và phải có trách nhiệm cứu lấy thành phố”, Wong, 17 tuổi, học sinh cấp ba cho biết. Người ta ghi nhận tại một trường trung học, học sinh đã hát vang bài “Do you hear the people sing?” (bài hát cổ động biểu tình) lấn át tiếng nhạc quốc ca của Trung Quốc, trong khi các giáo viên đứng nhìn học sinh và không biết phải làm gì.
Ngày 1/9 cũng là ngày thứ 80 người dân Hồng Kông đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi xuống đường cho thấy sự bền bỉ và sức ảnh hưởng của các cuộc biểu tình kéo dài suốt mùa hè, lan từ công sở đến trường học, đồng thời nêu bật vai trò chủ chốt dẫn dắt phong trào của những người trẻ tuổi.
Dối trá, vu khống là chiêu kinh điển của ĐCSTQ
Trong khi cả thế giới đưa tin về tình hình biểu tình phản đối Luật dẫn độ và đòi quyền tự do dân chủ của người dân Hông Kông thì các kênh truyền thông của Trung Quốc im hơi lặng tiếng. Trong 60 ngày đầu, mạng xã hội bị ĐCSTQ kiểm duyệt chặt chẽ khiến cư dân Đại Lục không biết bất cứ một thông tin gì đang xảy ra tại Hồng Kông. Chỉ tới khi cuộc biểu tình ngày càng trở nên mạnh mẽ, ĐCSTQ đã cho đăng bài kích động, mô tả những người biểu tình như “những kẻ bạo loạn, khủng bố, châm ngòi cho phong trào ly khai được hậu thuẫn bởi các thế lực thù địch nước ngoài”. Thậm chí truyền thông Trung Quốc còn bịa đặt trắng trợn cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ tại Hồng Kông thành “Phụ huynh Hồng Kông biểu tình phản đối sự can thiệp của Mỹ”.
Bị ảnh hưởng bởi những lời tuyên truyền định hướng và dối trá của truyền thông cộng sản Trung Quốc, tại Đại Lục, dường như ít người từng nghe về Dự luật dẫn độ gây ra các cuộc biểu tình. Người dân Trung Quốc chỉ biết mơ hồ rằng Hồng Kông đang trong tình trạng bất ổn chính trị, và tự kết luận rằng thành phố này không an toàn. Thậm chí, họ cho rằng người biểu tình Hồng Kông là “những đứa con được nuông chiều nhưng cứng đầu” và tỏ ra không mấy thiện cảm với người Hồng Kông.
Thực tế tại Trung Quốc, những điều mà người dân thấy được đều là thứ mà ĐCSTQ để cho họ thấy, điều mà ĐCSTQ không muốn để người dân thấy thì chắc chắn họ nhất định không thể thấy được. Lời dối trá thì được ĐCSTQ phát tán và lưu truyền tự do, còn sự thật lại bị che đậy triệt để. Đây chính là tình huống chân thực của mạng thông tin tại Trung Quốc.
Lịch sử của ĐCSTQ chính là một bộ lịch sử dối trá. Vu khống là trụ cột để duy trì sự thống trị của Đảng. Bất kể là công khai hay lén lút, bất kể là đối nội hay đối ngoại, bất kể là chuyện lớn hay chuyện nhỏ, khắp nơi đều là tuyên truyền dối trá.
Thông qua Bộ tuyên truyền TƯ, ĐCSTQ khống chế chặt chẽ, chỉ đạo dư luận Trung Quốc, quán triệt truyền đạt ý chí của Đảng, tiến hành hàng loạt thông tin vu khống, dối trá, tẩy não lặp đi lặp lại đối với người dân, thống nhất tư tưởng của toàn dân phục vụ cho ý đồ của Đảng.
Công việc của Bộ tuyên truyền TƯ là một mặt phong tỏa bóp nghẹt sự thật, mặt khác là ngụy tạo và thay thế sự thật khiến người dân Trung Quốc không cách nào có được thông tin chân thực để có thể độc lập suy xét. Việc liên tục hấp thụ các thông tin giả dối theo kiểu nhồi nhét này, khiến người Trung Quốc không hề biết rằng bản thân mình đang bị tẩy não, thuận theo cách nghĩ của Đảng mà phản đối và phê phán.
Bịa đặt công khai có thể coi là “chiêu” kinh điển của ĐCSTQ, dựa vào bạo lực và dối trá để duy trì thống trị, nói dối là tố chất tất yếu và kỹ năng của quan chức ĐCSTQ. Từ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân… đều coi “chiêu” này như bí quyết để phục vụ cho mục đích của Đảng.
Trích đoạn trong xã luận đăng ngày 4/7/1947 trên ‘Tân Hoa nhật báo’ (tờ báo của TƯ ĐCSTQ): “Từ thủa bé thơ, ai ai trong chúng ta cũng đều thấy nước Mỹ là một quốc gia thật đáng mến. Chúng ta thật sự tin vào điều ấy, vì trên thực tế Mỹ chưa từng xâm phạm Trung Quốc, cũng chưa hề gây chiến với ai. Suy nghĩ sâu sắc hơn nữa, thì người Trung Quốc chúng ta luôn mang ấn tượng tốt đẹp về Mỹ quốc, chính là vì Mỹ luôn đề cao dân chủ và cởi mở”. Nhưng 3 năm sau đó, ĐCSTQ phát động cuộc chiến với quân đội Mỹ tại Bắc Hàn, và người Mỹ được ĐCSTQ mô tả như những phần tử đại gian ác của đế quốc sài lang và cho đến nay Mỹ vẫn là mục tiêu để ĐCSTQ công kích.
(còn tiếp)
Anh Minh Nguồn: trithucvn
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? Fri 27 Dec 2019, 10:15
Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc?
Khi chỉ dùng bạo lực mà không đủ đạt mục đích, thì lừa đảo và dối trá được ĐCSTQ dùng đến. Thực ra lừa dối và bạo lực luôn song hành với nhau, lừa dối chính là để hợp thức hoá bạo lực và nó đóng vai trò cực kỳ đắc lực giúp ĐCSTQ thâu tóm và bảo vệ quyền lực.
Năm 1957, ĐCSTQ đưa ra khẩu hiệu “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, hiệu triệu các phần tử trí thức và quần chúng ở Trung Quốc “giúp ĐCSTQ chỉnh phong”, mục đích là muốn dụ dỗ những “phần tử phản đảng” xuất đầu lộ diện. Mao Trạch Đông hô hào “không tóm cổ, không đánh đập, không chụp mũ, không tính sổ”, “người phát ngôn vô tội”. Chính vì vậy nhiều nhà trí thức nổi tiếng lúc đó như Chương Bá Quân, Long Vân, La Long Cơ, Ngô Tổ Quang, Trữ An Bình… đều thẳng thắn nói ra sự thật, chỉ ra các khuyết điểm của ĐCSTQ. Nhưng chỉ trong một đêm, họ đều bị gán nhãn phần tử phe cánh hữu “phản đảng, chống lại CNXH”. Cuộc vận động này không chỉ khiến các phần tử trí thức bị bức hại, mà còn gửi đến người dân Trung Quốc một thông điệp rõ ràng: Dưới sự thống trị của ĐCSTQ, ai nói lời chân thật người đó sẽ phải đối mặt với kết cục bi thảm.
Cuộc biểu tình ôn hòa đòi dân chủ và chống tham nhũng của hàng trăm ngàn sinh viên và trí thức Bắc Kinh không một tấc sắt trong tay vào ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn đã bị ĐCSTQ dưới thời Đặng Tiểu Bình dối trá vu khống rằng “có một cuộc bạo động, nhiều người lính đã bị bắt cóc và giết chết; quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn phản cách mạng và cần phải bị tiêu diệt…”. Dựa vào những tuyên truyền dối trá này, ĐCSTQ đã điều quân đội đóng ở ngoại ô, đưa xe tăng, thiết giáp và súng ống tàn sát người dân vô tội.
Giang Trạch Dân lấy quyền lực nguyên thủ quốc gia cùng bộ máy tuyên truyền khổng lồ để vu khống Pháp Luân Công với người dân Trung Quốc và truyền thông thế giới. Ngày 25/10/1999, trước chuyến thăm chính thức của Giang Trạch Dân tới Pháp, ông ta đã nhận lời phỏng vấn tờ Le Figaro. Giang Trạch Dân đã công kích Pháp Luân Công và gọi môn tu luyện này là “tà giáo”, dù trước đó chưa hề có bất kỳ tài liệu hoặc kênh truyền thông nào của ĐCSTQ sử dụng thuật ngữ này.
Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân chính thức phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, và duy trì đến ngày nay với một loạt các hình thức bức hại: bắt bớ, tra tấn, cưỡng bức lao động… Khó tin hơn, chiến dịch này phát triển đến mức độ tàn ác chưa từng có: Mổ cướp nội tạng của các học viên để bán cho những người có nhu cầu cấy ghép.
Người tu Pháp Luân Công mô phỏng cảnh thu hoạch nội tạng trên đường phố Hồng Kông. (Ảnh: Cory Doctorow/Flickr)
Bên trái: Tượng Nữ thần Dân chủ Hồng Kông được tạo hình từ nguyên mẫu người biểu tình Hồng Kông, đội mũ sắt, đeo kính, đeo mặt nạ phòng độc, tay phải cầm ô, tay trái cầm cờ có dòng chữ “Khôi phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại”. (Ảnh: Gary Fan/Facebook) – Bên phải: Tượng Nữ thần Tự do được dựng trên Quảng trường Thiên An Môn trong sự kiện Lục Tứ năm 1989. (Ảnh: RFA)
Sau cuộc thảm sát Thiên An Môn, trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bình thản đáp: “Không có người nào chết ở quảng trường Thiên An Môn cả.” 10 năm sau, khi ĐCSTQ tận lực huy động bộ máy quốc gia bức hại Pháp Luân Công, phát ngôn viên lại tuyên bố: “Tình hình nhân quyền của Trung Quốc đang ở vào thời kỳ tốt nhất trong lịch sử.”
Từ ngày nắm quyền đến nay, ĐCSTQ vẫn diễn đi diễn lại thủ đoạn lừa dối công khai này. ĐCSTQ hứa hẹn đất đai cho nông dân, nhà máy cho công nhân, tự do và dân chủ cho trí thức, hòa bình cho dân chúng, nhưng đến nay không hề có lời hứa nào được thực hiện.
Trước khi Anh trao trả Hồng Kông về Trung Quốc vào năm 1997, ĐCSTQ đã ký một thỏa thuận pháp lý có tính ràng buộc quốc tế với Anh, cam kết bảo vệ nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và hòn đảo này phải được hưởng mức độ tự trị cao, ít nhất là 50 năm kể từ ngày trao trả (1997-2047). Tuy nhiên ĐCSTQ đã không giữ lời hứa trao các quyền tự do cơ bản cho người dân Hồng Kông, đỉnh điểm là vào ngày 21/9/2014, Quốc hội Trung Quốc tuyên bố người Hồng Kông không được phép tự do lựa chọn lãnh đạo đặc khu mà phải thông qua một ủy ban bầu cử. Năm 2017, chính quyền Hồng Kông đều phải “xin chỉ đạo” từ ĐCSTQ, trong đó có các quyết định năm 2017 loại bỏ tư cách dân biểu lập pháp của một nửa số dân biểu do người dân Hồng Kông bầu ra.
Hồng Kông đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi được vương quốc Anh trao trả về cho Bắc Kinh 22 năm trước. Người dân Hồng Kông băn khoăn về sự can thiệp ngày càng sâu của ĐCSTQ; và trong cuộc chiến giành linh hồn Hồng Kông, nhiều người biểu tình cho thấy quyết tâm bảo vệ tự do của thành phố này bằng mọi giá.
Khác với người Hồng Kông, nhiều thế hệ người Trung Quốc bị lừa dối và nay lại một thế hệ trẻ người Trung Quốc cũng đang bị ĐCSTQ mê hoặc bằng cách bưng bít thông tin và tuyên truyền lừa đảo mà vào hùa với chính quyền Bắc Kinh, cho rằng người Hồng Kông là “những đứa con được nuông chiều nhưng cứng đầu”.
Người Hồng Kông không phải là người Trung Quốc Đại Lục
Sau 22 năm giành được quyền kiểm soát xứ Hương Cảng, chính quyền ĐCSTQ nhận kết cục cay đắng khi cả linh hồn và thể xác của người Hồng Kông vẫn luôn muốn thuộc về những gì của Hồng Kông trước năm 1997: Một xã hội nhân bản đề cao những giá trị của “Tự do ngôn luận, Tự do tín ngưỡng, Pháp quyền, Minh bạch” – một chính phủ dân chủ vì dân từng được thực hiện và duy trì bởi các nhà “cai trị” Anh quốc.
Cùng chung dòng máu Trung Hoa, cùng chung thể hệ ngôn ngữ và chữ viết, nhưng người Hồng Kông luôn tự nhận mình là Hongkonger – người Hồng Kông chứ không phải người Trung Quốc. Trong suy nghĩ của nhiều người Hồng Kông, việc phải sống chung dưới cùng một lá cờ đỏ, dưới một thể chế độc tài khát máu là điều phản tự nhiên. Bằng chứng là, trong những cuộc biểu tình đòi tự do, nhiều người Hồng Kông mang theo cờ của nước Anh chứ không phải lá cờ hình bông hoa Dương Tử Kinh vốn được coi là lá cờ chính thức của Hồng Kông sau khi trở về với Trung Quốc.
Một cuộc thăm dò vào tháng 6/2019 của Đại học Hồng Kông cho thấy 53% trong số 1.015 người nhận là người Hồng Kông, trong khi chỉ có 11% nhận là người Trung Quốc, mức thấp kỷ lục kể từ năm 1997. Khi được hỏi liệu họ có tự hào là công dân của Trung Quốc hay không, 71% trả lời là “Không”, 27% trả lời “Có”. 90% những người được phỏng vấn đều là những người trẻ Hồng Kông trong độ tuổi từ 18-29.
Vì sao người Hồng Kông không muốn trở thành người Trung Quốc Đại Lục? Câu trả lời: KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA.
(còn tiếp)
Anh Minh Nguồn: trithucvn
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? Fri 03 Jan 2020, 08:27
Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc?
Đại lục - Hồng kông: Hai thế kỷ khác biệt Hồng Kông và Trung Quốc đã trải qua hai thế kỷ rất khác biệt. Một bên là những người sinh ra, trưởng thành và được giáo dục trong xã hội tự do dân chủ kiểu phương Tây mà vẫn bảo lưu văn hóa truyền thống Trung Hoa, và một bên là quản trị xã hội theo phương cách thống trị độc đảng không có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận hay tự do tín ngưỡng. Một bên là nỗi lo ngại những giá trị nhân văn và pháp quyền vốn đã hình thành bền vững tại hòn đảo nhỏ bé sẽ ngày một hư hao, và một bên là nỗi lo ngại nếu không có biện pháp kiểm soát thì mối quan hệ “một quốc gia, hai chế độ” sẽ đồng sàng dị mộng…
Lịch sử đầy biến động
Sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912, Trung Quốc đã trải qua nhiều thập kỷ bất ổn: Xã hội dân sự bị xé nát bởi cuộc nội chiến Trung Quốc và chiến tranh kháng Nhật; sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, hàng chục triệu người Trung Quốc đã chết trong sự hỗn loạn của cuộc Đại Nhảy vọt và Đại Cách mạng Văn hóa. Cả hai cuộc vận động này đều thất bại trong việc biến Trung Quốc thành “thiên đường” XHCN, trái lại đã biến người dân thành “nô lệ” cả trong tư tưởng và hành động. Chuỗi các cuộc vận động và đàn áp đẫm máu dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ đã khiến người dân Trung Quốc chứng kiến sự tàn nhẫn và độc ác của Đảng mà sợ hãi đến nhụt ý chí.
Cùng với việc “mở cửa” kinh tế thập niên 1980, nhiều người đã nhìn nhận không thực tế lắm theo hướng dường như Trung Quốc đang gia nhập vào các xã hội dân chủ, tự do cởi mở, từ bỏ chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng toàn trị. Nhưng thực tế ĐCSTQ vẫn luôn đàn áp, siết chặt tự do, và sẵn sàng trừng phạt những người bất đồng chính kiến. Thực tế, sự phồn vinh của nó chỉ dành riêng cho các đảng viên, quan chức và lãnh đạo cấp cao của Đảng.
Hồng Kông chính thức là vùng lãnh thổ của Trung Quốc vào thời nhà Tần nhưng phải đợi đến thời nhà Đường, Hồng Kông mới thực sự phát triển và trở thành một cảng biển sầm uất, một căn cứ hải quân mang tính chiến lược của Trung Hoa. Năm 1887 sau cuộc “chiến tranh nha phiến”, triều đình nhà Thanh bị ép phải dâng Hồng Kông cho thực dân Anh với hiệp định nhường lãnh thổ. Dưới chế độ tư bản Anh, Hồng Kông có những bước phát triển vượt bậc về tất cả mọi mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo…, và trở thành một trong những vùng đất tự do nhất thế giới.
Có thể coi hầu hết những người Hồng Kông là hậu duệ của những người Hoa đã chạy trốn khỏi Đại Lục năm 1949 ngay sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền. Hồng Kông cũng là nơi tiếp nhận làn sóng những người nhập cư chạy trốn khỏi sự thanh trừng, hỗn loạn và biến động của Trung Quốc Đại Lục trong suốt thế kỷ 20, và người dân Hồng Kông cũng hoàn toàn “miễn nhiễm” với các cuộc vận động kinh hoàng mà người dân Đại Lục phải hứng chịu.
Từ thập niên 1950-1970, trong khi hàng chục triệu người dân Trung Quốc chết đói vì Đại Nhảy vọt, và chết thảm bởi Cách mạng Văn hóa do ĐCSTQ phát động, thì nền kinh tế của Hồng Kông dưới sự “cai trị” của tư bản Anh thực sự cất cánh, trở thành một trung tâm tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới.
22 năm sau ngày Vương quốc Anh trao lại cho Trung Quốc, Hồng Kông vẫn hoàn toàn khác biệt với Trung Quốc Đại Lục. Thật vậy, biên giới giữa hai vùng đất không còn là bức màn sắt mà hơn một triệu người sẵn sàng mạo hiểm chạy trốn khỏi cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông. Thật vậy, mỗi ngày tại cửa khẩu La Hồ nhộn nhịp nhất thế giới, hàng trăm ngàn người trong số 7,5 triệu cư dân Hồng Kông vẫn thường xuyên qua lại để mua sắm. Thật vậy, Hồng Kông là mảnh đất đặc biệt nhất trên thế giới như nhiều người nhận định, bởi đây là nơi duy nhất người dân có “các quyền tự do không giới hạn” nhưng lại không được trực tiếp bầu lãnh đạo của mình.
Dù vậy, so với những người đồng hương bên kia Đại Lục, người Hồng Kông được hưởng các quyền tự do ở mức rất cao mà người Trung Quốc dưới sự cai trị trực tiếp của ĐCSTQ nằm mơ cũng không có được. Bất kể các nỗ lực áp đặt dần gia tăng của Bắc Kinh, những quyền như tự do tín ngưỡng, tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tụ tập và đặc biệt là tự do báo chí của người Hồng Kông vẫn được bảo đảm – ít nhất cho tới thời điểm này.
Công dân Hồng Kông được hưởng quyền sở hữu bất động sản trong khi đồng hương của họ bên kia Đại Lục chỉ được mua “quyền sử dụng đất”, vì ĐCSTQ công hữu toàn bộ đất đai. Trong khi người Trung Quốc chỉ được phép biết những thông tin đã qua “phễu lọc” kiểm duyệt khắt khe của truyền thông Nhà nước thì ở Hồng Kông, báo chí miễn phí và rất phong phú, từ New York Post, Apple Daily đến South China Morning Post bằng tiếng Anh, một trong những nguồn thông tin “tốt nhất” về chính trị Trung Quốc. Trên tàu điện ngầm ở Hồng Kông, bạn có thể mua các tờ báo nước ngoài mà ở Đại Lục, chính quyền Bắc Kinh cấm không cho lưu hành, chẳng hạn như Tạp chí Phố Wall Châu Á, International Herald Tribune…
Tuy vậy, Hồng Kông vẫn là một hòn đảo tự do trong bóng tối của gã khổng lồ độc tài, luôn phải sống trong sự thấp thỏm lo âu về một tương lai không đảm bảo lâu dài cho nền dân chủ và tự do. Hơn ai hết, người Hồng Kông hiểu rằng những quyền cơ bản mà họ đang có giống như một lâu đài xây trên cát, và luôn có kẻ nhăm nhe đạp đổ thành trì mỏng manh ấy.
Chính quyền Bắc Kinh dưới thể chế cộng sản độc đảng không thể chấp nhận sự gắn kết ý thức hệ của một bản sắc văn hóa Hồng Kông đi ngược lại quyền lực “danh chính ngôn thuận” của ĐCSTQ. Bất kỳ biểu hiện của một bản sắc văn hóa độc lập, riêng biệt nào đều “được” ĐCSTQ xem như một mối đe dọa cho thể chế độc trị của nó.
Mạng xã hội: Trung Quốc kiểm duyệt, Hồng Kông không kiểm duyệt
Weibo và ứng dụng truyền thông xã hội WeChat được ví như “bánh mì và “bơ phết” của phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, có “hệ sinh thái” Internet riêng biệt nhờ vào “Bức tường lửa tuyệt vời” mà ĐCSTQ sử dụng để kiểm soát mạng xã hội. Muốn truy cập các trang web nước ngoài bị chặn như Facebook và Google từ Trung Quốc Đại Lục, bạn phải sử dụng VPN (mạng riêng ảo).
Ngược lại, Hồng Kông không có “tường lửa”, cũng không cần tới VPN mà vẫn có thể thoải mái truy cập Internet. Người dân Hồng Kông hiếm khi sử dụng các trang web và ứng dụng truyền thông xã hội của Trung Quốc trừ khi họ cần phải tiến hành các cuộc giao dịch kinh doanh, hoặc nói chuyện với đối tác, bạn bè ở Trung Quốc Đại Lục. Các trang web và ứng dụng truyền thông xã hội phương Tây như Facebook, Gmail, Instagram và Snapchat được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở đây.
Ngày 19/8/2019, hai mạng xã hội hàng đầu thế giới là Twitter và Facebook đã đồng thời quyết định xóa bỏ hàng ngàn tài khoản “giả mạo” chỉ trích các cuộc biểu tình tại Hồng Kông. Twitter xác nhận đã đóng cửa 936 tài khoản xuất xứ từ Trung Quốc Đại Lục, lý do là các tài khoản này đã vi phạm “chính sách chống thao túng thông tin”. Facebook cũng xóa bỏ 7 trang, 3 nhóm và 5 tài khoản dính líu đến các hành vi “có phối hợp và không trung thực”, tức là dối trá, như các bài đăng so sánh người biểu tình với loài gián, cáo buộc các nhà báo là tham nhũng và thông đồng với những kẻ “bạo loạn”. Facebook cũng nói thẳng là các tài khoản trên bị đóng là vì có “liên hệ với chính quyền Trung Quốc”.
Động thái quyết liệt của hai mạng xã hội trên đã công khai vạch trần chiến dịch lũng đoạn thông tin, bôi nhọ phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông của chính quyền Bắc Kinh, nhưng đó cũng chỉ là phần nổi của cả một hệ thống tuyên truyền rộng lớn dựa trên hàng trăm ngàn dư luận viên ẩn danh trên các mạng xã hội.
Theo cuộc khảo sát của ĐH Harvard (Mỹ) vào năm 2016, các dư luận viên, đa số làm việc dưới tên giả, đã đưa lên mạng hơn 480 triệu tin nhắn mỗi năm. Trên mạng Twitter xuất hiện hai loại tài khoản Trung Quốc “ngụy tạo”: Một bên của giới chuyên tấn công các nhà đối lập (kể cả bằng cách chửi rủa), và một bên gồm những người được đào tạo chuyên nghiệp, trong đó có rất nhiều công an mạng, chuyên loan truyền các tin giả.
Các dư luận viên này cũng được rèn luyện để sử dụng tiếng Anh khi Twitter khẳng định rằng, họ đã nhận diện được “một số lượng lớn các tài khoản hoạt động có phối hợp với nhau để khuếch đại thông tin họ đưa về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.”
Guồng máy tuyên truyền kích động chống người biểu tình Hồng Kông của ĐCSTQ vẫn luôn có tác dụng đối với người dân Trung Quốc bởi họ luôn bị phong tỏa thông tin chân thực. Vì vậy, nhiều đồng hương của người Hồng Kông tại Đại Lục tin rằng, động thái của Twitter và Facebook cho thấy “Hoa Kỳ đang khuấy động tình hình tại Hồng Kông”.
(còn tiếp)
Anh Minh Nguồn: trithucvn
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? Tue 21 Jan 2020, 08:27
Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc?
Văn hóa truyền thống: Hồng Kông bảo lưu, Trung Quốc phá hủy
Nhiều người khi mới đặt chân đến hòn đảo nằm ở phía đông nam Trung Quốc, đều coi Hồng Kông là một thành phố hiện đại, có xu hướng “Tây hóa” do ảnh hưởng dưới thời “cai trị” của Vương quốc Anh. Nhưng thực tế, Hồng Kông lại là nơi bảo lưu khá nguyên vẹn những nét văn hóa truyền thống Trung Hoa lâu đời trong một xã hội liên tục phải thích ứng với những thay đổi, tạo nên một bản sắc văn hóa giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.
Ngược lại, Trung Quốc từng được coi là xứ Thần Châu, được mệnh danh là “Lễ nghi chi bang”, các triều đại Trung Quốc thời xưa đều kính Thiên trọng Đạo, được các dân tộc khác nể trọng và kính ngưỡng. Nhưng ngày nay, dễ thấy được những mất mát và hư hoại to lớn về đạo đức, nhân tâm và mọi mặt của đời sống xã hội mà người Trung Quốc phải gánh chịu như chất lượng cuộc sống của người dân bao gồm tinh thần, sức khỏe, đạo đức, tín ngưỡng… đều bị suy thoái. Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực, nhân quyền và sự bất tín nhiệm của cộng đồng quốc tế về mặt chính trị.
Chiếm 95% dân số Hồng Kông là người gốc Hoa nên có thể nói văn hóa Hồng Kông mang đậm màu sắc của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nho gia Trung Quốc ca ngợi “nhân”, ca ngợi “nghĩa”. Phật gia giảng “thiện”, giảng “từ bi”, giảng “nhẫn”, coi trọng sinh mệnh. Đạo gia nhấn mạnh “chân”, nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên. Trong hơn 5.000 năm lịch sử của nền văn hóa Trung Hoa, ảnh hưởng của Đạo, Phật, Nho đã thâm nhập đến từng giai tầng của xã hội Hồng Kông.
Lễ hội truyền thống dân gian:
Ngày nay Hồng Kông vẫn bảo lưu được rất nhiều lễ hội truyền thống dân gian, trong đó có những lễ hội theo nghi thức Đạo giáo như Lễ hội Bánh bao Cheung Chau Bun thỉnh cầu các vị Thần che chở cho hòn đảo. Lễ Phật đản còn được gọi là Lễ hội tắm Phật là một trong những lễ hội tâm linh nhất được tổ chức tại Hồng Kông. Hằng nằm, các Phật tử Hồng Kông lại đón rước xe hoa Phật Đản diễu hành quanh thành phố Hương Cảng. Trong ngày lễ Phật Đản, mọi người dân đều được nghỉ phép như là một ngày nghỉ lễ quốc gia.
Lễ hội Cheung Chau Bun
Khổng Tử là bậc hiền triết có tầm ảnh hưởng to lớn trong văn hóa truyền thống Trung Hoa và Đông Á. Người Trung Hoa tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời). Triết học Nho gia của ông nhấn mạnh sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ“. Để tưởng nhớ công đức của ông, chính quyền Hồng Kông công nhận ngày Chủ nhật trong tuần thứ 3 của mỗi tháng 9 là “Ngày Nho giáo” để kỷ niệm ngày sinh của Khổng Tử (27/8 âm lịch). Các dịp như Tiết Thanh Minh (Ching Ming) và “Lễ hội 9” (Chung Yeung) của người Hồng Kông đề cao sự sùng kính hiếu thảo và thờ cúng tổ tiên như là một trong những nền tảng của Nho giáo được soi chiếu bởi tư tưởng Khổng Tử.
Đối với ĐSCTQ, “thiên mệnh” của Nho gia, “nhân quả báo ứng” của Phật gia, “vô dục vô cầu”, “không tranh với đời” của Đạo gia là chướng ngại ngăn cản Đảng phát động “cuộc đấu tranh giai cấp”. Quan niệm đạo đức mà kinh điển Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo xác lập là chướng ngại cho việc gây dựng quyền uy “đạo đức” của Đảng, cũng là trở ngại cho những vận động chính trị của ĐSCTQ như tạo phản, làm cách mạng, chuyên chính, đàn áp… ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã hết sức thống hận văn hóa Nho gia. Khổng Tử đề xướng “Văn, Hành, Trung, Tín” bị ĐCSTQ thóa mạ thành “Thầy của mọi lý luận cũ, linh hồn của thế lực ác”.
Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.
Đại Cách mạng Văn hóa, theo một cách vô tiền khoáng hậu, đã hủy hoại và bôi nhọ văn hóa truyền thống Trung Hoa, gây ra những hậu quả tai hại.
Chữ Hán phồn thể:
Ngôn ngữ chính của người Hồng Kông là tiếng Quảng Đông và Tiếng Anh, nhưng người dân nơi đây vẫn sử dụng chữ Hán phồn thể truyền thống, thường để thể hiện nghệ thuật trong thư pháp và được coi là tinh hoa của văn minh Trung Hoa. Người Hồng Kông sử dụng chữ Hán phồn thể truyền thống như một văn tự chính thống của đất nước. Chữ phồn thể bao hàm ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền lại. Nếu một người biết chữ Hán phồn thể thì có thể đọc được bất kỳ văn tự Trung Hoa nào được viết trong 2.000 năm trở lại đây, điều đó nói lên rằng chữ phồn thể là một phần không thể thiếu trong truyền thống người Hoa.
Năm 1950, ĐCSTQ đã cải cách chữ Hán phồn thể thành chữ giản thể trên quy mô lớn. Chính vì vậy, người dân Trung Quốc sinh sau thập niên 1960 đã không thể đọc hiểu được các thư tịch cổ, và tạo ra sự đứt gãy văn hóa truyền thống. Mỗi chữ Hán phồn thể là sự kết tinh tri thức bác đại tinh thâm của văn hóa cổ xưa và thể hiện hồn của một dân tộc, trong khi chữ giản thể giống như một ký hiệu, giản mà không tinh và còn phá hoại nội hàm của hệ thống văn tự. Chữ Hán giản thể mất đi nhiều nét, tựa như người hiện đại đánh mất nội hàm chân chính làm người.
(Chữ giản thể (bên trái) bỏ bộ “tâm” ra khỏi chữ Yêu, nghĩa là Yêu không có trái tim.)
(Chữ ‘Quốc’ phồn thể (bên phải) có bộ ‘khẩu’ tượng trưng cho thành quách và bộ ‘qua’ là binh khí tượng trưng cho một vùng đất được bảo vệ, người dân có thể yên ổn sinh sống. Chữ ‘quốc’ giản thể (bên trái) gồm chữ ‘vương’ đại diện cho sự thống trị và chữ ‘ngọc’ tượng trưng cho của cải châu báu. Hàm ý đây là nơi những người nắm quyền vơ vét tài sản)
Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, chữ giản thể được sử dụng rộng rãi, và cũng là thứ ký hiệu thể hiện rõ nhất xã hội Trung Quốc đương thời: Văn hóa truyền thống bị hủy hoại, đạo đức suy thoái, xã hội hỗn loạn, con người thì thiển cận…
Kinh kịch:
Kinh kịch được coi là một trong những quốc tuý của Trung Hoa. Vũ đài kinh kịch là sự tổng hòa của văn học, biểu diễn, âm nhạc, thanh nhạc, chiêng trống, hóa trang, bộ mặt từng nhân vật. Đó là một loại hình nghệ thuật thể hiện sự hợp nhất giữa “Ca, nói, biểu hiện, đấu võ, múa” để thuật lại các cốt truyện, khắc họa nhân vật. Trải qua các đời nhà Đường, nhà Tống, nhà Thanh cho tới nay, Kinh kịch vẫn giữ nguyên giá trị vốn có.
Bất chấp sự cạnh tranh của nhiều hình thức giải trí hiện đại, nghệ thuật trình diễn đậm tính truyền thống Trung Hoa này, mà tiêu biểu là kinh kịch Quảng Đông vẫn tiếp tục được lưu truyền và bảo tồn nguyên vẹn ở Hồng Kông như là một loại hình nghệ thuật tinh túy, mang tính quốc bảo.
(Ảnh: lcsd.gov.hk)
Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, âm nhạc được coi là một cách để kiềm chế dục vọng của con người. Thời Trung Quốc cổ đại, người quân tử học nhạc để tu tâm dưỡng tính. “Kẻ sĩ không vô cớ vứt bỏ đàn”, “Quân tử đánh đàn đều cẩn thận thân tâm, không để sa vào hình thức”, có thể thấy đàn không phải chỉ là nhạc cụ, mà còn phản ánh tâm cảnh của người quân tử. Lý giải sâu sắc đối với nội hàm đạo đức của nghệ thuật âm nhạc, các đế vương thời cổ đại đều rất coi trọng lễ nhạc, họ coi đây là phương pháp trị quốc an bang.
Nhưng ĐCSTQ sử dụng âm nhạc và lợi dụng nghệ thuật truyền thống như một phương pháp để tẩy não người dân. Âm nhạc mà Đảng tuyên truyền là thứ gọi là “tình cảm cách mạng” tràn đầy bạo lực, tàn bạo, được người dân Trung Quốc hát từ lớp mẫu giáo cho đến lên đại học và đi suốt cả cuộc đời.
(Âm nhạc mà Đảng tuyên truyền là thứ gọi là “tình cảm cách mạng” tràn đầy bạo lực, tàn bạo.)
Trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, tất cả các loại hình nghệ thuật truyền thống của Trung Hoa đều bị hủy hoại, ngoài việc phá tứ cựu, ĐCSTQ lại ăn trộm các làn điệu dân gian cổ xưa và thay thế lời nguyên gốc bằng những lời ca ngợi Đảng, các bộ kinh kịch mẫu cũng không nằm ngoài việc bị thôn tính và bóp méo ca từ, đều là ca tụng cái “công đức” của ĐCSTQ. Khi hát theo những bài hát này, hoặc xem những bộ kinh kịch, người dân Trung Quốc đã chấp nhận một cách vô thức ý nghĩa ca từ ca ngợi Đảng mà ĐCSTQ tuyên truyền và đánh đồng đấy là văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Y học cổ truyền:
Người Hồng Kông luôn trân trọng lưu giữ những bài thuốc cổ truyền tinh hoa của người xưa để lại. Các quầy thuốc – nơi pha chế thảo dược của y học cổ truyền ở Hồng Kông luôn tấp nập người ra vào. Đối với người dân hòn đảo này, thuốc Tây chưa bao giờ có “vị thế” để có thể thay thế hoàn toàn được những bài thuốc cổ truyền. Các thống kê cho thấy, trong tổng số các tư vấn y tế tại Hồng Kông thì chiếm đến hơn 1/5 tư vấn đến từ y học cổ truyền.
(Một con phố chuyên bán thuốc y học cổ truyền tại Hồng Kông)
Năm 1966, Mao Trạch Đông phát động cuộc “Cách mạng Văn hóa” và kéo dài trong 10 năm, đã phá hoại nặng nề không chỉ các di tích văn hóa, di tích lịch sử và sách cổ mà còn cả những giá trị vô hình như quan điểm truyền thống về đạo đức, cuộc sống và thế giới liên quan đến tất cả các khía cạnh đời sống nhân dân.
Tháng 8/1966, ngọn lửa của “Phá Tứ cựu” – phá bỏ quan niệm, văn hóa, phong tục và thói quen cũ đã bùng cháy trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Những thứ bị xem là thuộc “chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại”, các đền chùa Phật giáo, Đạo giáo, các tượng Phật, danh thắng cổ tích, tranh thư pháp, hội họa và các tác phẩm mỹ thuật cổ đã trở thành những mục tiêu phá hủy của Hồng vệ binh.
Tại phủ Khổng Tử ở Khúc Phụ, hơn 6.000 loại văn vật bị phá hủy, hơn 2.700 sách cổ bị đốt, số tranh chữ là hơn 900 bản, hơn 1.000 bia đá cùng nhiều bảo vật quốc gia xếp vào loại cần bảo tồn cấp 1 cũng bị hủy hoại. Rất nhiều phương pháp bí truyền, trong đó có cách chữa trị cổ truyền trong sách cổ cũng bị tàn theo tro bụi.
Bảo tồn di tích lịch sử:
Là một trong những thành phố năng động nhất thế giới, Hồng Kông hướng tới tương lai nhưng cũng luôn trân trọng quá khứ. Hòn đảo này cũng là nơi bảo tồn khá nhiều di tích lịch sử, trong đó có những di tích rất cổ xưa như các ngôi mộ cổ từ thời triều đại Đông Hán (25-220), những ngôi làng có niên đại từ thế kỷ 13, các di tích thời Thế chiến thứ 2. Tất cả những di tích này nằm trong tổng thể câu chuyện kể về hành trình của một Hồng Kông từ khi còn là một đảo làng chài hoang vắng, cằn cỗi, một tiền đồn xa xôi của Đế chế Anh, cho đến lúc thành ngã tư giao thoa văn hóa và trung tâm tài chính của thế giới.
Không lâu sau khi thành lập chính quyền, ĐCSTQ bắt đầu phá hủy các đền chùa, đốt kinh thư và bắt các tăng ni Phật tử phải hoàn tục, cũng như phá hủy triệt để các địa điểm tôn giáo khác. Những năm 1960, hiếm có địa điểm tôn giáo nào còn tồn tại ở Trung Quốc. Chùa Lạng Thiên ở huyện Chu Chí tỉnh Thiểm Tây tương truyền là nơi Lão Tử từng giảng Đạo có hơn 50 di tích lịch sử đều đập phá, hủy hoại. Văn Miếu (Cát Lâm) là một trong bốn ngôi miếu nổi tiếng của Nho giáo ở Trung Quốc, trong phong trào “Phá Tứ Cựu” cũng bị phá hoại nghiêm trọng.
Miếu Khổng Tử bị thiêu rụi. (Ảnh từ zhengjian.org)
Hồng Vệ Binh đập tượng Chu Công ở Sơn Đông.
Tại các thánh địa của Đạo giáo trong núi Lao Sơn ở tỉnh Sơn Đông, Thái Bình Cung, Thượng Thanh Cung, Hạ Thanh Cung, Đấu Mỗ Cung, Hoa Nghiêm Am, Ngưng Chân Quan, Quan Đế Miếu, ‘tượng thánh, bình cúng tế, cuốn kinh Phật, di vật văn hóa, và miếu bia tất cả đều đã bị đập tan và đốt trụi… Ngay cả miếu thờ Khổng Tử đầy tôn kính ở Sơn Đông cũng bị Hồng vệ binh xâm hại nghiêm trọng. Hơn 100.000 cuốn sách cổ đã bị đốt trụi. Hơn 1000 pho tượng Phật chạm khắc ngọc lưu ly trên đỉnh Núi Vạn Thọ trong Di Hòa Viên ở Bắc Kinh tất cả đều bị hư hại, không có pho tượng nào còn nguyên ngũ quan nữa.
Gần đây, ĐCSTQ vẫn tiếp tục phá hủy các nhà thờ Thiên Chúa giáo, kéo đổ thập tự giá, phá hủy Thánh địa Phật giáo lớn nhất thế giới Larung Gar ở Tây Tạng… cũng chỉ là câu chuyện được kể tiếp về lịch sử đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng kinh hoàng ở quốc gia cộng sản này.
Phá hủy thánh địa Phật giáo ở Tây Tạng (Ảnh: RFA)
Bắc Kinh đang đàn áp tôn giáo nghiêm trọng và gần đây lại có phương thức mới. Theo các phương tiện truyền thông nước ngoài, các nhà chức trách hiện đang kiểm tra nghiêm mật về bối cảnh tôn giáo, một khi người dân bị phát hiện là có theo tín ngưỡng nào đó, liền có nguy cơ bị mất việc, thậm chí những người thân cũng bị liên lụy. Bức ảnh cho thấy chính quyền Hà Nam đã đốt cháy Thập tự giá của một nhà thờ địa phương (Ảnh: VOA)
Tín ngưỡng:
Tín ngưỡng của người Trung Hoa là một phần không thể thiếu trong văn hóa Hồng Kông và có liên hệ với vai trò lúc ban sơ khi hòn đảo này còn một làng chài hoang vắng. Thiên Hậu – Thần bảo hộ những người đi biển, đã được tôn thờ ở nhiều đền thờ khắp lãnh thổ Hồng Kông suốt hơn 300 năm qua. Hồng Thánh – một vị thần bảo hộ những người đi biển khác, cũng được tôn thờ trong nhiều thế kỷ.
Kể từ thế kỷ 19, Hồng Kông trở thành ngã tư của thế giới. Những người di cư từ khắp nơi trên thế giới đã không chỉ mang lại sự sầm uất cho thành phố cảng, mà còn cả đức tin đa dạng nữa, nơi mà những nhà thờ Thiên Chúa giáo cùng tồn tại với các ngôi chùa của Phật giáo, Đạo giáo, các ngôi đền Sikh, nhà thờ Hồi giáo và giáo đường Do Thái. Trên toàn lãnh thổ Hồng Kông có tới hơn 600 ngôi đền, chùa, tu viện và thánh đường.
Dưới thời “cai trị” của Anh, Hồng Kông được hưởng mức độ tự do tôn giáo cao, một quyền được gìn giữ thiêng liêng và được bảo vệ thông qua bản Hiến pháp: Luật Cơ bản. Đây cũng là một trong những lý do giải thích tại sao Hồng Kông lại có nhiều tôn giáo đến như vậy: Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Hindu giáo… nhưng nhiều nhất vẫn là Phật giáo. Khoảng 90% dân số Hồng Kông theo Phật giáo, 7% theo Kitô giáo, Công giáo và Tin lành. Phần còn lại gồm các tín đồ Mormon, Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Sikh giáo và Baha’i’ .
Với việc chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997, nhiều người đã tỏ ra lo ngại về quyền tự do tôn giáo ở Hồng Kông. Dù ĐCSTQ vu khống và đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, nhưng các học viên Pháp Luân Công vẫn được tự do thực hành tu luyện ở Hồng Kông. Tương tự, Hồng Kông cũng là nơi duy nhất ở Trung Quốc mà những người truyền giáo từ Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (Nhà thờ Mormon) có thể tu hành. Ở Hồng Kông, Giáo hội Công giáo được tự do bổ nhiệm các giám mục, linh mục của mình, nhưng ở Trung Quốc Đại Lục, các Giám mục và linh mục đều do ĐCSTQ bổ nhiệm.
Lễ diễu hành của người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông (Ảnh: Epoch Times)
Pháp Luân Công bị cấm, bắt bớ thậm chí bị sát hại tại Trung Quốc Đại Lục
Văn hóa truyền thống Trung Hoa cổ xưa là một nền văn hóa bao dung, Nho – Phật – Đạo, tam giáo cùng tồn tại, Thiền Tông, Tịnh độ, Thiên Thai, Hoa nghiêm.. các tông phái khác nhau trong Phật giáo cùng tồn tại; ở phương Tây có Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, Chính Thống giáo Đông Phương, Do Thái giáo, Hồi giáo… cũng đều hòa hợp với văn hóa Trung Hoa. Đây là biểu thị sự dung nạp to lớn như biển cả có thể chứa hàng trăm con sông của người Trung Hoa xưa, với tinh thần “Dĩ hòa vi quý”. Tuy nhiên tư tưởng bao dung này lại đối lập với tư tưởng đấu tranh của ĐCSTQ, nên đã trở thành đối tượng bị tiêu diệt của Đảng.
Sau khi ĐCSTQ cướp chính quyền đã cưỡng chế quảng bá giáo dục “Lịch sử phát triển xã hội”, phá hoại môi trường tín Thần, miêu tả những người tu hành như những kẻ xuẩn ngốc, vô tri, mê tín…Nhiều tôn giáo ở Trung Quốc đã bị tan rã dưới sự đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ. Những người là tinh hoa chân chính của Phật giáo và Đạo giáo đã bị đàn áp và giết hại. Những người còn lại, hoặc quay trở lại cuộc sống trần tục, hoặc là những Đảng viên Cộng sản hoạt động bí mật chuyên mặc áo cà sa, áo choàng đạo sĩ hay áo dài linh mục để bóp méo Kinh Phật, Đạo giáo và Kinh Thánh và để tìm cách biện hộ cho các hành động của ĐCSTQ trong những học thuyết này.
Sư Phụ Hư Vân năm 1951 đã 112 tuổi vẫn bị ĐCSTQ đối xử bằng những thủ đoạn tàn khốc, ông bị đánh gãy xương sườn, khiến toàn thân bị tàn phá nghiêm trọng.
Tội ác kinh hoàng nhất trong lịch sử đàn áp người tu luyện phải kể đến cuộc thảm sát man rợ mà ĐCSTQ thực thi với Pháp Luân Công. Môn tu dưỡng tinh thần này lấy “Chân – Thiện – Nhẫn” làm nền tảng, mang lại một trạng thái thăng hoa cả về sức khỏe và tinh thần cho người tập luyện đã trở thành mục tiêu đàn áp và thanh trừ của chính quyền Trung Quốc từ năm 1999. Niềm tin vào Thần Phật của các học viên Pháp Luân Công hoàn toàn trái ngược với quan niệm vô Thần mà ĐCSTQ tuyên truyền suốt 70 năm qua.
Khi văn hóa truyền thống bị phá hủy, tất yếu sẽ dẫn đến đạo đức con người suy bại, xã hội nhiễu nhương, điều này phản ánh rõ nét tại cuộc biểu tình phản đối Luật dẫn độ, đòi dân chủ của người Hồng Kông và biểu tình yêu nước của người Trung Quốc.
(còn tiếp)
Anh Minh Nguồn: trithucvn
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? Mon 03 Feb 2020, 12:47
Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc?
Dũng khí và niềm tin
Hơn 100 ngày qua, Hồng Kông đã trở thành tiêu điểm của truyền thông thế giới. Không hẳn bởi Hồng Kông là trung tâm tài chính thế giới, cũng không hẳn vì Hồng Kông là một phần của lãnh thổ Trung Quốc đang rối ren trong cơn khủng hoảng nội tình, mà chính bởi “Tinh thần và Khí phách” của người Hồng Kông. Những người con của xứ Hương Cảng – khi đối mặt với gậy gộc, súng ống, lựu đạn cay, và vòi rồng cũng như cùng lúc phải hứng chịu các dòng chữ thóa mạ, vu khống trên hầu hết các mặt báo của ĐCSTQ – vẫn kiên trì, nhẫn nại và ôn hòa đòi quyền tự do và tự quyết cho mình.
Thế giới ngạc nhiên vì người Hồng Kông
Với 7,5 triệu dân, người Hồng Kông nổi tiếng về tính kỷ luật nhưng cũng vô cùng nhân văn. Sống trong môi trường giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, người Hồng Kông sinh ra và trưởng thành được “hưởng thụ” những tinh hoa của nền văn hóa truyền thống 5.000 năm Trung Hoa luôn coi trọng chữ Đức và các giá trị làm người, cũng như được hấp thụ nền văn minh dân chủ trọng giá trị phổ quát của phương Tây.
Đối diện với dùi cui của cảnh sát và đám côn đồ hung hăng trà trộn, người biểu tình Hồng Kông đã sử dụng các phương pháp bất bạo động, bất tuân dân sự. Thay vì đập phá, người Hồng Kông lại truyền đi những lời nhắn: “Bảo hộ văn vật, bất khả phá hoại”, thay vì đốt lửa, người Hồng Kông lại đi dập lửa. Họ nêu cao khẩu hiệu: “Tự do là không làm hại đến người khác”.
Những ngày Hồng Kông tê liệt vì các cuộc biểu tình, đường sá thuộc về những người phản kháng. Ngày 16/6 đã đi vào lịch sử Hồng Kông như là cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay với sự tham gia của gần 2 triệu người. Những người trẻ dù vắt kiệt sức sau một ngày tuần hành dưới nắng gắt và không khí ẩm, đã quay trở lại trong đêm tối để dọn dẹp đường phố. Tờ The Independent viết: “Hai triệu người đã tuần hành ở đây ngày hôm qua, đường sá bị chiếm giữ cả ngày lẫn đêm nhưng không có một đống rác nào trên đường cả”. Dù các cuộc biểu tình diễn ra liên tục trong nhiều tuần, những người biểu tình luôn chú trọng giữ vệ sinh đường phố, với những bịch rác được cột gói cẩn thận.
Người biểu tình Hồng Kông quay lại dọn rác sau khi cuộc tuần hành kết thúc (Ảnh trên: mothership; ảnh dưới: cộng đồng Tweeter)
Ở miền đất tự do với nền pháp trị kỷ cương và trật tự như Hồng Kông, các hành vi khạc nhổ, tè bậy – những thói quen thường thấy của người Trung Quốc Đại Lục – hiển nhiên sẽ bị phạt vạ. Người Hồng Kông cũng nổi tiếng vì sự kiên nhẫn – luôn nhẫn nại xếp hàng tại nơi công cộng, ngay cả trong khi đi biểu tình. Họ tập trung xếp hàng ngay ngắn, tuần hành đứng, ngồi và di chuyển theo nguyên tắc riêng và luôn chừa một khoảng trống để cấp cứu các trường hợp khẩn cấp. Dù con số biểu tình lên tới cả vạn, chục vạn người nhưng không hề có cảnh chen lấn, xô đẩy. Tất cả họ đều di chuyển chậm rãi và nhịp nhàng. Chính vì vậy mà có rất nhiều người xuống đường tuần hành từ trẻ em, người già, người trẻ và cả người khuyết tật tham gia, nhưng không hề có cảnh náo loạn và thương vong giữa những người biểu tình.
Thấm nhuần văn hóa truyền thống, người Hồng Kông kính ngưỡng lời Phật gia: “Tiên tha hậu ngã” (vì người khác trước rồi mới nghĩ tới mình), trọng chuẩn mực của Đạo gia: “Tu sửa bản thân thì Đức mới chân thực, tu sửa ở gia đình thì Đức mới có dư, tu sửa ở quê hương thì Đức mới tăng trưởng, tu sửa ở quốc gia thì đức mới phong phú, thịnh vượng, tu sửa ở thiên hạ thì Đức phổ khắp vô hạn”. Những hành động của người biểu tình Hồng Kông khiến cả thế giới nể trọng: Giữa biển người biểu tình bỗng rẽ tách ra nhịp nhàng uyển chuyển một lối đi thông thoáng cho xe cứu thương dễ dàng di chuyển. Khi có người già, trẻ em xuống sức, họ dừng lại nhường nước hoặc bánh mỳ và dặn những người đi sau tiếp tục chăm sóc. Họ sẵn lòng nhường ô và thậm chí cả mũ bảo hiểm khi thấy phóng viên không mang theo đồ phòng hộ.
Người biểu tình Hồng Kông nhường đường cho xe cứu thương (Ảnh: Facebook & Imgur)
Một video lan truyền với tốc độ vũ bão trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy một người đàn ông to béo đang tấn công một thanh niên trẻ bên những bức tường dán các thông điệp ủng hộ biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông. Điều đáng nói là người thanh niên trẻ tuổi ấy không hề tỏ ra thù hằn trước những lời thóa mạ, dù liên tục phải chịu những cú đấm trời giáng, người trẻ ấy cũng không hề tự vệ, trả đũa và vẫn giữ một tâm thái bình hòa.
(Ảnh chụp video/mothership.sg)
Nếu truyền thông Trung Quốc nói rằng đó là “cuộc nổi dậy” của những “kẻ bạo loạn”, của các “nhóm nhỏ ly khai” – ngoài ĐCSTQ và những người Đại Lục bị tiêm nhiễm bởi tuyên truyền dối trá của Bắc Kinh – thì mọi người trên thế giới đều hiểu rằng, đó là một “cuộc nổi dậy” văn minh nhất từ trước đến giờ.
Đặc phái viên của tuần báo Le Point (Pháp) mô tả: “Trạm metro đông nghẹt, dòng người mặc áo thun đen, mang khẩu trang cuồn cuộn theo nhau không dứt. Trên bến tàu, họ kiên nhẫn chờ đợi đến lượt lên cầu thang, trên thang cuốn, họ lịch sự né qua cho những người cần đi xuống. Tại Causeway Bay, người biểu tình không chỉ thu nhặt rác mà còn phân loại rác để tái chế. Khi trời mưa lớn hoặc quá mệt, một số đi vào một trung tâm thương mại để tạm nghỉ, họ xếp ngay ngắn ô vào trong bao để tránh làm ướt sàn nhà”.
Họ hát Thánh ca trong khi biểu tình, họ gửi lời xin lỗi tới những công chức vì sự phiền phức gây tắc nghẽn các ngả đường trong giờ tan sở… Họ dựng các “trạm” tiếp nước uống dọc hai bên đường, “trạm” phân phát đồ ăn, khẩu hiệu, ruy băng và cả “trạm” thu và phân loại rác. Ngược lại, những người biểu tình cũng nhận được nhiều “món quà” từ các tầng lớp nhân giới Hồng Kông: Mặt nạ phòng độc, chai nước, nón bảo hộ, dụng cụ sạc điện thoại….
Người biểu tình Hồng Kông học bài trong khi chờ đợi (bên trái), nhường đường cho xe cứu thương (bên phải, ảnh trên) và đánh dấu chữ thập lên áo mưa để biểu thị là bộ phận cứu thương (bên phải, ảnh dưới)
Người Trung Quốc “yêu nước” bằng cách đập phá, chửi rủa
Ngược lại với Hồng Kông, người Trung Quốc Đại Lục không được phép biểu tình ngay cả khi đó là biểu tình nhằm thể hiện sự “yêu nước, yêu đảng”. Ở bên ngoài Trung Quốc, các nhóm sinh viên Trung Quốc đã đưa chủ nghĩa dân tộc của họ “phô diễn” trước ống kính của các phóng viên quốc tế.
Tại Úc, các sinh viên ủng hộ chính quyền Bắc Kinh đã la hét phản đối, phản công những người biểu tình ủng hộ Hồng Kông tại Đại học Queensland với những biểu hiện thô bạo. Những clip quay lại tại hiện trường cho thấy có sự xô xát giữa hai nhóm biểu tình. Cảnh sát ghi nhận một nam sinh viên Hồng Kông bị bóp cổ và một nữ sinh viên bị xé rách quần áo bởi những đồng hương quá khích của họ.
Một cuộc biểu tình của người Trung Quốc ở nước ngoài (Ảnh: Shutterstock)
Điều đáng nói, thay vì kiềm chế chủ nghĩa dân tộc “cơ bắp”, các quan chức ĐCSTQ lại cổ súy bạo lực khi ông Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Brisbane “ca ngợi hành vi yêu nước tự phát của các nhà hoạt động thân Trung Quốc”. Sự việc này khiến Bộ trưởng Quốc phòng Úc phải lên tiếng một cách bất thường cảnh báo các nhà ngoại giao nước ngoài đang cổ súy đàn áp tự do ngôn luận.
Tại ĐH Auckland ở New Zealand, sinh viên Trung Quốc đã thóa mạ các sinh viên đến từ Hồng Kông trong một cuộc biểu tình và đẩy ngã một nữ sinh viên Hồng Kông. Dù vậy, không những không chỉ trích hành động lỗ mãng của công dân nước mình, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Aucland lại ra tuyên bố “đánh giá cao các sinh viên (ủng hộ Bắc Kinh) vì lòng yêu nước tự phát của họ”.
Ảnh trên: Các nam sinh Trung Quốc Đại Lục tranh cãi với nữ sinh Hồng Kông tại Đại học Auckland, New Zealand (trái); Nữ sinh Serena Lee bị xô ngã trong cuộc tranh cãi với các nam sinh ở đại học Auckland. (Ảnh: YouTube) Ảnh dưới: Sinh viên Trung Quốc tấn công sinh viên Hồng Kông ủng hộ biểu tình tại Đại học Queensland, Úc (Ảnh: Tweeter)
Tại Anh, các sinh viên Trung Quốc thể hiện lòng “yêu nước” một cách ầm ĩ bằng cách hò hét vẫy cờ đỏ, hát vang quốc ca Trung Quốc. Dường như chưa đủ, một người trong số họ còn hô to khẩu hiệu bằng tiếng Anh: “Quỳ xuống và liếm mông chủ nhân của các người đi” (Kneel Down And Lick Your Master’s ass).
Tại Canada, những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đã lái những chiếc siêu xe Ferrari và McClaren vừa bấm còi vừa la hét inh ỏi trong một cuộc phô diễn lòng yêu nước của họ. Đáng chú ý là các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ chỉ đưa tin nổi bật một nhóm vài chục người theo chủ nghĩa dân tộc, mà hoàn toàn bỏ qua quan điểm của đại đa số người Trung Quốc đang học tập và làm việc tại nước ngoài không xuất hiện tại các cuộc biểu tình.
__________________________________________
🤣🤣🤣 Worst Fast & Furious movie ever.
Four supercars waving Mainland China flags show up to pro-Hong Kong protest in Toronto. It's like a campy TV writer drafted up the scene. #cdnpoli#HongKongProtestspic.twitter.com/bMoCikJCAi
— Stephen Punwasi (@StephenPunwasi) August 18, 2019
___________________________________________
Tại Chile, một video được đăng bởi Tony O’Donnell trên YouTube đã ghi lại hình ảnh một đám đông người Trung Quốc do Wechat tổ chức ở Santiago (Chile) tiến vào một nhà hàng Đài Loan với thái độ ngạo nghễ, văng tục chửi bậy, khạc nhổ bừa bãi và tự ý treo cờ Trung Quốc tại nhà hàng. Lý do “quấy rối” của đám người này là do chủ nhà hàng – một doanh nhân Đài Loan đã “dám” lên tiếng ủng hộ phong trào biểu tình chống luật dẫn độ ở Hồng Kông. Không chỉ đe dọa, quấy rối chủ quán, một người đàn ông Trung Quốc đã thể hiện “lòng yêu nước” của mình bằng cách tiểu vào cửa của nhà hàng này.
Những hành động lố bịch, thiếu văn hóa và nhuốm màu bạo lực của những người Trung Quốc “yêu nước, yêu đảng” là thể hiện sự suy đồi đạo đức và bị tiêm nhiễm văn hóa đảng bạo lực suốt một thời gian dài. Tinh thần văn hóa dân tộc Trung Hoa chính là hàm dưỡng đạo đức, chính nghĩa. Thuở xưa, trẻ em mới đi học đều được dạy Lễ, Nhạc, Tiễn, Ngự, Thư, Số (lễ tiết, âm nhạc, bắn tên, cưỡi ngựa, thư pháp, toán học), vốn đã bao hàm đạo lý làm người trong đó. Ở phương Tây, trẻ em được học về các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân xã hội dân chủ. Nhưng ĐCSTQ lại coi việc giáo dục là công cụ đấu tranh giai cấp, mục đích của giáo dục không phải là để bồi dưỡng một cá nhân có nhân cách hay có lý trí, mà là để tạo ra những người kế tục “nghe lời đảng, đi theo đảng”, không nghe theo đảng thì nhận kết cục bi thảm.
Bên trai: Trường tiểu học Hồng quân tại Quý Châu yêu cầu học sinh hàng ngày mang đồng phục Hồng quân, tiếp thu giáo dục tuyên truyền tẩy não. – Bên phải: Cảnh một lớp tiểu học ở Trung Quốc Đại Lục tổ chức họp lớp với chủ đề “Nói ‘không’ với ngày lễ phương Tây!”
ĐCSTQ biết rằng thanh thiếu niên là những người thiếu năng lực phân biệt nhất, do vậy giáo dục thù hận nhất quán phải “bắt đầu từ khi còn thơ bé”. ĐCSTQ đã nhồi nhét thù hận và lý luận lệch lạc bồi dưỡng ra thế hệ thanh niên đầy thù hận và thờ ơ về chính trị. Và điều này khiến người Trung Quốc ngày càng trở nên khác biệt với người Hồng Kông.
(còn tiếp)
Anh Minh Nguồn: trithucvn
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? Fri 07 Feb 2020, 10:05
Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc?
Dũng khí và niềm tin
Kích động chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước
ĐCSTQ không chỉ kìm kẹp người dân trong nước, mà nó còn mở rộng sự tàn bạo vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ. Với chiêu bài đe dọa kiểu lưu manh vô sản, nhiều công ty phương Tây có lợi ích kinh doanh tại Trung Quốc từ lâu đã buộc phải “cúi đầu, quỳ gối” trước những đòi hỏi chính trị của một quốc gia độc tài.
Khi nhà sản xuất máy ảnh Leica của Đức tung ra một clip một quảng cáo nhắc đến sự kiện Thiên An Môn – một trong những vấn đề cấm kỵ chính trị lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc đương đại, đó dường như là một vụ cá cược táo bạo khác thường. Trung Quốc hiện là thị trường tăng trưởng lớn nhất của Leica, tập đoàn này có quan hệ đối tác với Huawei, chuyên cung cấp ống kính cho điện thoại thế hệ mới nhất cho họ, và gần đây ra mắt Leica Akademie dành cho các nhiếp ảnh gia trẻ.
Clip quảng cáo dài 5 phút nhắc tới lòng can đảm của các nhiếp ảnh gia trong những tình huống khắc nghiệt, khi chụp các loài động vật hoang dã và các điểm nóng chiến sự trên khắp thế giới. Bức ảnh cuối cùng trong đoạn phim cho thấy một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất ghi lại được qua ống kính Leica: Người đàn ông cản xe tăng – đại diện cho những người biểu tình ôn hòa tay không tấc sắt, trong cuộc đối đầu không cân sức với một chính quyền Bắc Kinh tàn bạo được trang bị vũ khí hạng nặng.
Bức ảnh lịch sử “người cản xe tăng tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989” in dấu trên ống kính Leica (trích video quảng cáo)
Dù đoạn phim quảng cáo không dành cho thị trường Trung Quốc, đương nhiên Leica vẫn nhận được lời cảnh cáo từ chính quyền Bắc Kinh. Và ngay cả khi Leica chưa phải nhận bất cứ sự phẫn nộ nào từ những cư dân Trung Quốc “yêu nước, yêu đảng”, tập đoàn này đã vội vã xin lỗi Bắc Kinh và “khai tử” đoạn phim này vĩnh viễn.
Cùng lúc đó, hãng xe Mercedes-Benz cũng đã buộc phải xin lỗi vì đã “làm tổn thương” người dân Trung Quốc sau khi tài khoản Instagram của hãng này trích dẫn câu nói: “Nhìn vào các tình huống từ mọi góc độ, và bạn sẽ trở nên cởi mở hơn” của Đạt Lai Lạt Ma – nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng vốn bị Bắc Kinh xem như là một người theo chủ nghĩa ly khai.
Bài quảng cáo đăng trên Instagram đã nhận phải gạch đá từ cư dân mạng tại Trung Quốc, nhiều người trong số họ tuyên bố tẩy chay Mercedes. Bản thân câu trích dẫn của Mercedes-Benz không hàm ý chỉ trích hay liên quan đến chính trị, nhưng miễn là nó không làm hài lòng quan chức ĐCSTQ thì sẽ có hậu quả. Nhân dân Nhật báo (tờ báo chính thức của ĐCSTQ) gọi Mercedes-Benz là “kẻ thù của nhân dân” có đoạn viết: “Đây là một tấm áp phích có ý xấu. Nó không chỉ là một hành vi phạm tội, mà còn hơn thế nữa, đó là một thách thức đối với nhân dân Trung Quốc. Không cần phải nói, đó là sự thù hận”.
Nhanh chóng, Mercedes-Benz xóa bài viết và vội vã đưa ra lời xin lỗi: “Hiện chúng tôi sẽ nhanh chóng thực hiện các bước để hiểu sâu hơn về văn hóa và giá trị Trung Quốc, cùng nhân viên quốc tế của chúng tôi, để giúp chuẩn hóa các hành động của chúng tôi, đảm bảo những vấn đề như thế này không xảy ra lần nào nữa”. Động thái này của Mercedes-Benz là ví dụ mới nhất của một công ty nước ngoài đang bị đe dọa bởi sức mạnh của một thị trường ngày càng bị chủ nghĩa dân tộc hóa.
Mescedes Benz và câu nói của Đạt Lai Lạt Ma
Các hãng hàng không Hoa Kỳ cũng buộc phải thay đổi cách họ nhắc đến Đài Loan trên trang web của họ nhằm tránh bị phạt. Cùng thời điểm, chuỗi khách sạn Hoa Kỳ Marriott International đã phải công khai tuyên bố rằng tập đoàn này không hỗ trợ bất kỳ yếu tố ly khai đối với Trung Quốc, sau khi “vô ý” liệt kê Tây Tạng và Đài Loan là các quốc gia riêng biệt. Trang web và ứng dụng phiên bản tiếng Trung Quốc của Marriott International đã bị các nhà chức trách Trung Quốc đóng cửa trong suốt một tuần.
Trong khi đó, các công ty phương Tây khác đã chịu áp lực khi phải “uốn gối cong lưng” “chiều” theo lời đề nghị từ Bắc Kinh như: Google giúp quan chức ĐCSTQ giám sát công dân của họ cũng như kiểm duyệt nội dung bằng cách phát triển công cụ tìm kiếm mới có tên Dragonfly (hãng này sau đó đã thừa nhận, nhưng cho biết đã hủy bỏ dự án); Yahoo cung cấp thông tin cho lực lượng an ninh để bắt giữ một nhà báo; và ông chủ của hãng xe hơi Volkswagen tuyên bố rằng ông “không biết chút gì” về một mạng lưới trại giam tập thể rộng lớn, nơi giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo ở phía tây Tân Cương và cũng là nơi công ty của ông đặt một nhà máy.
Ảnh vệ tinh BBC thu thập từ Google Earth cho thấy một cơ sở trung học hoàn chỉnh đã được xây dựng trong khoảng từ 4/2018 đến 5/2019. Hàng loạt trường học được xây dựng giống như cách các trại tập trung đã được xây dựng tại Tân Cương.
Bắt cóc, quấy rối công dân nước khác
Các hành vi hống hách và độc đoán này của ĐCSTQ khiến giới chóp bu tại Trung Nam Hải ngày càng tự tin và bắt đầu tiến tới bắt giữ công dân của các quốc gia khác. Năm 2015, một công dân Thụy Điển đã bị bắt cóc tại Thái Lan và đưa về Trung Quốc biệt giam trong nhiều tháng vì tội danh “dám” xuất bản những cuốn sách chỉ trích chính quyền Trung Quốc.
Một công dân Anh đã bị bắt tại sân bay Bắc Kinh và bị bỏ tù vì những bình luận về ĐCSTQ mà anh đăng công khai trên Facebook. Dù đang trên đường bay từ Philippines đến Vương quốc Anh và chỉ quá cảnh tại sân bay Bắc Kinh trong một khoảng thời gian ngắn. ĐCSTQ đã nhanh chóng “nắm thời cơ” bắt công dân này phải ngồi tù 2 tuần vì tội danh “không phải là bạn với Trung Quốc”.
Peter Humphrey và tranh minh họa cảnh bị nhốt trong lồng theo lời kể của ông (Tranh: Alexey Garmash)
Họ nhốt doanh nhân người Anh Peter Humphrey vào một cái lồng thép, buộc phải ngồi trên chiếc ghế sắt và đối mặt với 3 cảnh sát viên lần lượt thẩm vấn, nhằm ép ông phải thú nhận tội trạng (dù là vô tội) và phải ăn năn với tội lỗi của mình. Trong 23 tháng bị giam giữ ở một trong những nhà tù khét tiếng tại Trung Quốc, mà chính xác hơn là một trung tâm tra tấn, doanh nhân người Anh Peter Humphrey trở nên suy sụp: “Các tù nhân không hề được xét xử và ngay trong ngày đầu tiên khi đến đây, họ đã phải đối mặt với những điều khủng khiếp. Mục đích chính là để cô lập, làm suy sụp tinh thần và ý chí của tù nhân. Rất nhiều tù nhân đã gục ngã nhanh chóng”.
Họ “săn lùng” Anne-Marie Brady, một học giả người New Zealand, “trừng phạt” bà vì đã có những nghiên cứu gây ảnh hưởng đến hình ảnh của ĐCSTQ. Họ thuê côn đồ đột nhập vào nhà riêng của bà ở Christchurch, lục lọi xe hơi, đâm thủng lốp xe, tấn công văn phòng làm việc của bà và phát động chiến dịch bôi nhọ lẫn gửi thư đe dọa tới bà. Những quan chức Đảng viên ĐCSTQ thậm chí không từ một thủ đoạn nào, họ tìm cách thủ tiêu các nhà báo độc lập tại Úc vì tội tìm hiểu những hoạt động thao túng mờ ám của chính quyền Bắc Kinh đối với chính trường Úc.
ĐCSTQ còn huy động đám đông côn đồ tấn công các nhà báo đưa tin chân thật về tình hình Hồng Kông. 5 người làm việc tại NXB Hồng Kông đã bị bắt cóc đưa về Trung Quốc Đại Lục, chịu sự thẩm vấn và tra tấn vì đã xuất bản và bán những ấn phẩm mà Bắc Kinh cấm đoán.
Bạn có thể lập luận rằng hành vi này chỉ đơn giản cho thấy ĐCSTQ muốn giành quyền lực ở nước ngoài để tăng cường uy tín và quyền lực. Tuy nhiên các vụ đe dọa, bắt cóc các nhà báo, các học giả, các nhà bình luận, các nhà xuất bản, các thương nhân… có quan điểm trái với lập trường ĐCSTQ cho thấy một thái độ hoàn toàn khác. Chính quyền ĐCSTQ dường như tin rằng công dân của tất cả các quốc gia đều thuộc thẩm quyền của họ. Đây có thể được coi là những hành động vượt trên cả khái niệm Chủ nghĩa dân tộc xâm lược, hơn cả Chủ nghĩa độc tài phát xít. Chính xác hơn: Đó tương tự như là một NHÀ NƯỚC KHỦNG BỐ….
(còn tiếp)
Anh Minh Nguồn: trithucvn
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? Mon 10 Feb 2020, 10:16
Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc?
Đối diện khủng bố, người Hồng Kông ngẩng cao đầu
Sau 22 năm giành được quyền kiểm soát xứ Hương Cảng, chính quyền ĐCSTQ nhận kết cục cay đắng khi cả linh hồn và thể xác của người Hồng Kông vẫn luôn muốn thuộc về những gì của Hồng Kông trước năm 1997: Một xã hội nhân bản đề cao những giá trị của Tự do ngôn luận, Tự do tín ngưỡng, Pháp quyền, Minh bạch – di sản của các nhà “cai trị” Anh quốc. Và trên hết, Hồng Kông là mảnh đất của những người có Đức tin, dám đương đầu với dối trá và bạo lực của Tà ác để đưa Sự thật và Công lý trở lại mảnh đất của họ.
Chủ nghĩa Khủng bố vây hãm Hồng Kông
Nhiều người Trung Quốc Đại Lục tự hào về sức mạnh kinh tế của đất nước; một trong số ít cách họ tham gia chính trị đó là: tẩy chay các doanh nghiệp mà họ cho là chống Trung Quốc.
Đối với các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Hồng Kông, họ ảo tưởng ĐCSTQ sẽ không can thiệp quá sâu vào đặc khu này như các doanh nghiệp phương Tây làm ăn tại Đại Lục. Nhưng niềm tin đó, vốn đã bị lung lay do nhiều tuần lễ biểu tình đòi dân chủ của người Hồng Kông chống lại chính quyền thân Bắc Kinh, nay lại tiếp tục bị chấn động bởi cách đối xử thô bạo của Trung Quốc đối với một loạt các doanh nghiệp phương Tây trung lập tại Hồng Kông.
Khi các cuộc biểu tình đòi dân chủ của Hồng Kông ngày một dâng cao thì 14 shop bán lẻ thương hiệu Zara của Tây Ban Nha đồng loạt bị đóng cửa ở Hồng Kông. Hàng ngàn tài khoản truyền thông mạng xã hội Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hãng này vì cho rằng Zara đã thể hiện tình đoàn kết với các sinh viên dân chủ Hồng Kông. Dưới sức ép của Bắc Kinh, công ty “mẹ” của Zara đã phải đưa ra một tuyên bố xa rời cuộc đình công.
(Ảnh: Studio Incendo/Flickr CC 2.0)
Một loạt thương hiệu nổi tiếng như Versace, Coach, Givenchy… đã phải rạp mình xin lỗi ĐCSTQ vì đã cho bán những chiếc T-shirt mà trên đó in chữ “Hồng Kông – Hồng Kông” (chứ không phải “Hồng Kông – Trung Quốc”). Cách viết “Hồng Kông – Hồng Kông” bị cho là có ý tách rời Hồng Kông khỏi Trung Quốc.
Hàng chục doanh nghiệp khác, từ những ông lớn bất động sản cho đến các ông trùm tài chính, ngay cả những công ty sừng sỏ thế giới như “tứ đại gia kế toán” KPMG, Ernst & Young, Deloitte và PwC cũng phải lên tiếng ủng hộ chính quyền Hồng Kông, “phản đối biểu tình bất hợp pháp”. Một nhà quản lý trái phiếu tư nhân nước ngoài tại Hồng Kông nói rằng, tất cả các công ty nước ngoài đang làm ăn tại Hồng Kông như đang phải “rón rén đi trên vỏ trứng”.
Đỉnh điểm là trường hợp Cathay Pacific, hãng hàng không lớn nhất có trụ sở tại Hồng Kông. Với 26.000 nhân viên ở Hồng Kông, Cathay Pacific lúc đầu giữ thái độ trung lập trước các cuộc biểu tình. Nhưng cũng giống như nhiều người Hồng Kông, đa số nhân viên của Cathay Pacific từ trước đến nay được sống và làm việc trong bầu không khí tự do, dân chủ, nay cũng cảm thấy sự ngột ngạt khó thở bởi các hành vi đe dọa bạo lực đến từ Bắc Kinh. Họ bắt đầu ủng hộ hết mình cho phong trào đấu tranh dân chủ nơi đây bằng cách hoặc trực tiếp tham gia biểu tình hoặc bày tỏ sự ủng hộ trên mạng xã hội. Bản thân Chủ tịch của hãng khi ấy là John Slosar cũng giữ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do biểu đạt của nhân viên khi phát biểu: “Chúng tôi làm sao mơ đến chuyện đi kiểm soát nhân viên của mình nghĩ gì.”
Tiếp viên hàng không trên một chuyến bay của hãng Cathay (Ảnh: Shutterstock)
Nhưng khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đồng loạt lên tiếng đả kích Cathay, các mạng xã hội ở Đại Lục tràn ngập những lời phẫn nộ kêu gọi tẩy chay hãng hàng không Hồng Kông và cùng lúc chính quyền Bắc Kinh gia tăng sức ép, buộc hãng phải “nghe lời” nếu không sẽ bị cấm bay vào Đại Lục và cấm bay qua không phận – đồng nghĩa với việc chặn mọi ngả bay của Cathay, Hãng hàng không số một của Hồng Kông – Cathay Pacific chính thức cúi đầu và ra tuyên bố: “Không dung thứ” (zero tolerance) cho bất kỳ nhân viên nào có các hoạt động ủng hộ phong trào biểu tình.
Tờ The Economist (Anh) cho rằng đòn tấn công của Bắc Kinh vào Cathay Pacific gây lo ngại cho các công ty đa quốc gia tại Hồng Kông do quy mô và cường độ dữ dội chưa từng thấy. Một bầu không khí sợ hãi đang bao trùm lên tập đoàn Cathay. Các thanh tra viên Trung Quốc khám xét điện thoại của nhân viên phi hành đoàn để tìm kiếm tài liệu chống Bắc Kinh. Các nhân viên tham gia biểu tình bị sa thải. Phi công “lỡ” truyền thông điệp “Cố lên” đến hành khách cũng bị sa thải. Nhân viên bày tỏ thái độ ủng hộ biểu tình trên mạng xã hội cũng bị sa thải.
Và không nằm ngoài dự đoán, những người đứng đầu Cathay Pacific từng “cứng đầu” trước Bắc Kinh gồm CEO Rupert Hogg, nhân vật số hai Paul Loo, chủ tịch John Slosar trước sức ép của Bắc Kinh, cũng đã phải từ chức để “lãnh trách nhiệm”.
Những người ở lại Cathay không khá khẩm hơn khi phải sống trong bầu không khí của Sợ hãi. Dưới mặt đất, nhân viên Cathay không dám thảo luận về tình hình chính trị, lo sợ sẽ bị ai đó báo cáo với cấp trên. Họ mang điện thoại “phụ” thay cho điện thoại chính, phòng trường hợp bị chính quyền kiểm tra thông tin bên trong. Họ thay đổi tài khoản mạng xã hội để tránh không bị theo dõi. Trên bầu trời, phi công không dám bàn luận trong buồng lái, tiếp viên canh chừng lẫn nhau. Tất cả đều không dám tự do biểu đạt suy nghĩ và ý kiến kể cả khi không còn trong giờ làm việc. Đó là đích đến của khủng bố: Tạo ra một hình thế Sợ hãi, biết nghe lời, không dám chống lệnh. ĐCSTQ đang lặp lại mô hình giống Cách mạng Văn hóa cách nay hơn nửa thế kỷ và nỗi Sợ hãi giống như người Trung Quốc hiện nay.
(còn tiếp)
Anh Minh Nguồn: trithucvn
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? Tue 11 Feb 2020, 13:20
Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc?
Đối diện khủng bố, người Hồng Kông ngẩng cao đầu
Cuộc mít tinh tại Hồng Kông ngày 1/7 (Ảnh: Ng Tin Hung/CHRF)
Người Hồng Kông chặn đứng tham vọng của ĐCSTQ
Trong men say trên đà “chiến thắng” và tự tin với những hành động “khủng bố” tại nước ngoài và cả Hồng Kông, ĐCSTQ quyết định “thâu tóm” hòn đảo tự do này. Tiến thêm một bước nữa trong việc “siết chặt” Hồng Kông, ĐCSTQ núp dưới chính quyền Hồng Kông đã đưa ra đề xuất về Dự luật Dẫn độ. Và bằng cách trao cho chính quyền Bắc Kinh một công cụ pháp lý thuận tiện để bắt giữ những cá nhân được coi là “kẻ thù” của Nhà nước Cộng sản Trung Quốc, dự luật này được cho là sẽ đe dọa tự do của công dân Hồng Kông cũng như người nước ngoài cư trú tại đó.
Năm 1997, Hồng Kông được vương quốc Anh chuyển giao cho Trung Quốc với Thỏa thuận cam kết thực hiện “Một quốc gia, hai chế độ” sau khi Bắc Kinh hứa hẹn rằng Hồng Kông sẽ được tự do và tự trị trong vòng 50 năm ngay cả khi dưới sự thống trị của ĐCSTQ. Tuy nhiên, bản chất dối trá của ĐCSTQ qua năm tháng không bao giờ thay đổi.
Vào năm 2017, trước sự ngạc nhiên của vương quốc Anh, ĐCSTQ tuyên bố văn bản pháp lý được ký kết giữa hai quốc gia không có ý nghĩa thực tế. Thực chất, sau 22 năm trở về với “đất mẹ”, Hồng Kông từng bước đã bị “nhuộm đỏ” từ chính trị, giáo dục cho tới sự tự do dưới “kịch bản” của Bắc Kinh: Sửa đổi luật pháp nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận; Đưa giáo trình giảng dạy các bài học yêu nước yêu đảng vào sách giáo khoa nhằm tẩy não học sinh Hồng Kông; Các quan chức ĐCSTQ được bổ nhiệm vào chính phủ Hồng Kông… đang dần từng bước đưa lãnh thổ Hồng Kông nằm dưới sự kiểm soát lớn hơn của Đại Lục.
Mặc dù Thỏa thuận thể chế “Một quốc gia, hai chế độ” vẫn đang “leo lét, thoi thóp” bảo vệ Hồng Kông, nhưng ĐCSTQ đã “sản xuất” ra một số thủ tục hành chính, đơn giản nhằm làm xói mòn dần các quyền tự do của người dân xứ Cảng. Chẳng hạn như việc xuất – nhập cảnh tại biên giới Hồng Kông. Cư dân Hồng Kông cần được sự cho phép của chính quyền Trung Quốc mới được phép vượt qua biên giới. Mặc dù Lo Wu được cho là cửa khẩu bận rộn nhất thế giới với hơn 300.000 lượt người qua lại mỗi ngày mà không bị hạn chế, nhưng thực tế, các học viên Pháp Luân Công, các nhà báo điều tra, các nhà hoạt động nhân quyền và thậm chí cả nhà lập pháp dân chủ Hồng Kông không được phép qua lại.
Chính vì vậy, đề xuất sửa đổi Dự luật Dẫn độ đã làm dấy lên sự phẫn nộ của người dân Hồng Kông vì họ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ lợi dụng và dẫn độ bất cứ ai chống lại chính quyền Trung Quốc. Người Hồng Kông hiểu rằng, luật sửa đổi này sẽ được sử dụng để bịt miệng các nhà phê bình đảng ở Hồng Kông. Và nếu bị dẫn độ về Trung Quốc thì bạn chắc chắn sẽ bị tra tấn trong các trại giam, biệt giam trong các nhà tù khét tiếng mà không biết ngày ra…
Người biểu tình dựng các rào chắn trên đường, ngày 6/10/2019 (Ảnh: inmediahk.net)
Nhưng người Hồng Kông không phải người Trung Quốc Đại Lục. Người biểu tình ở Hồng Kông chủ lực là giới trẻ, dọn dẹp đường phố Hồng Kông sau biểu bình chủ yếu là giới trẻ, phong tỏa sân bay, trụ sở làm việc công quyền cũng là giới trẻ, phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, gặp gỡ các chính khách thế giới, yêu cầu nghị viện Hoa Kỳ bảo vệ sự tự do và dân chủ cho Hồng Kông cũng là giới trẻ…
Bắc Kinh ngỡ rằng đó chỉ là những “đứa trẻ”, nhưng giới trẻ biểu tình ở Hồng Kông đa số là có bằng cấp, họ là sinh viên, luật sư, nhân viên ngân hàng, bác sĩ, phi công… cùng chung dòng máu Trung Hoa, nhưng lại có cách sống, cách nghĩ khác biệt và không bao giờ chịu lùi bước….
Nhiều người ở Hồng Kông đã chỉ trích thái độ quỵ lụy chính quyền Bắc Kinh của các doanh nghiệp nước ngoài tại Hồng Kông. David Webb, một nhà đấu tranh đồng thời là một nhà đầu tư được kính trọng, đã gọi những nhượng bộ của hãng Cathay là một hành vi khấu đầu trước Bắc Kinh đáng chê trách nhất.
Khi chính quyền Hồng Kông hùa theo giọng điệu của chính quyền Bắc Kinh, đe dọa bỏ tù những “kẻ bạo loạn”, người biểu tình Hồng Kông có ngay lời đáp: “Sợ gì nhà tù, sống nhà 6m quen rồi.”
Chẳng phải vô cớ mà sau các cuộc biểu tình rầm rộ tại Hồng Kông, doanh trại Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở Thạch Cương lại mở cửa cho người dân Hồng Kông tham quan. Tại đây, du khách được mục sở thị các màn tập luyện chống bạo động của lính Trung Quốc, cũng như sờ tận tay các loại vũ khí hạng nặng như xe bọc thép, súng máy, trực thăng… Một thanh niên Hồng Kông 19 tuổi tỏ rõ quyết tâm: “Người Trung Quốc cứ đến, chúng tôi đã sẵn sàng. Nếu câu trả lời duy nhất của họ là súng đạn, chúng tôi chấp nhận. Họ sẽ không giết được tất cả mọi người, và phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng thế giới về việc sát hại người vô tội”.
Ngay cả khi khi chính quyền Hồng Kông tuyên bố THU HỒI Dự luật Dẫn độ, vốn là động cơ biểu tình đầu tiên của người Hồng Kông, thì người Hồng Kông vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình đòi 4 yêu cầu còn lại. Ngay cả khi phải đối mặt với sự “khủng bố” và đàn áp, khi mọi hoạt động phản kháng tiếp theo dễ bị Bắc Kinh chụp mũ là “phản động”, và khi nguy cơ lo ngại Hồng Kông sẽ trở thành một Thiên An Môn thứ hai, người Hồng Kông vẫn kiên định: “BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ”.
ĐÚNG VẬY, người Hồng Kông đang phản kháng, đấu tranh lật tẩy văn hóa DỐI TRÁ VÀ BẠO LỰC của ĐCSTQ, thách thức quyền lực độc tài toàn trị sắt máu của nó và đang đẩy ĐCSTQ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
(còn tiếp)
Anh Minh Nguồn: trithucvn
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc?