Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính Tue 30 Jul 2019, 08:16 | |
| Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng về vụ đối đầu ở bãi Tư Chính
VOA 16/7/2019
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 16/7/2019 cuối cùng đã lên tiếng về vụ đối đầu kéo dài một tuần lễ giữa các tàu hải giám Việt Nam và Trung Quốc gần một bãi san hô thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Tờ báo đầu tiên tường thuật về diễn tiến này, báo South China Morning Post (SCMP), hôm 12/7 nói rằng 6 tàu hải giám trang bị vũ khí nặng nề, 2 chiếc của Trung Quốc và 4 chiếc của Việt Nam, đã gườm nhau nhau trong các cuộc tuần tra xung quanh bãi Tư Chính của quần đảo Trường Sa.
SCMP trích dẫn thông tin do một trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, ông Ryan Martinson, cung cấp, theo đó Trung Quốc hôm 3/7 đã đưa Tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào vùng biển gần Bãi Tư Chính do Việt Nam kiểm soát.
Ông Martinson chia sẻ trên Twitter: “Hình như Việt Nam đang thách thức hoạt động này” vì 4 tàu cảnh sát biển VN đã được điều tới hiện trường. Trên trang Twitter, ông Martinson tải một sơ đồ xác định rõ vị trí của các tàu của hai bên.
Phía Việt Nam đã giữ im lặng cho tới bây giờ. Trả lời câu hỏi của truyền thông hôm 16/7, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:
"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của UNCLOS, pháp luật Việt Nam.”
Bà Thu Hằng nhấn mạnh rằng nếu không được phép của Việt Nam, thì mọi hoạt động của nước ngoài “đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển 1982”.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lặp lại chủ trương của Việt Nam từ trước tới giờ là giải quyết tranh chấp, bất đồng, bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS).
Theo phó Giáo sư Martinson, Tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động từ ngày 3 tới 11/7/2019, và như vậy vụ đối đầu diễn ra trong khoảng thời gian Bộ trưởng Ngoại Giao/Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh tiếp đón Bộ trưởng Ngoại Giao Philippines Teodoro Lopez Locsin Jr, tới thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7 đến ngày 10/7/2019, theo lời mời của phía Việt Nam.
Trong cuộc gặp, hai nhân vật đứng đầu ngành ngoại giao Philippines và Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết của việc “không quân sự hóa, tự kiềm chế hoạt động có thể làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng” ở Biển Đông. Hai vị Ngoại Trưởng cũng khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ lẫn nhau, duy trì đoàn kết ASEAN trong việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán bộ Quy tắc Ứng xử trên biển (COC), phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS.
Vụ đối đầu cũng xảy ra trong cùng thời gian Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang thăm chính thức Trung Quốc, từ ngày 8 tới 12/7/2019.
Trong cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tin cho hay tranh chấp Biển Đông đã được đề cập tới, hai bên cam kết tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế; đồng thời thúc đẩy những điểm đồng thuận và kiềm chế, kiểm soát những điểm còn bất đồng “vì đại cục của hai nước.”
================================================
Việt Nam chính thức nêu tên Trung Quốc “vi phạm vùng đặc quyền kinh tế”
Khánh An (VOA) 19/7/2019
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 19/7 chỉ đích danh nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc “đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam” trong khu vực Biển Đông, một động thái hiếm hoi trong những phản ứng chính thức của Việt Nam đối với những hành động được cho là “khiêu khích” của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Trả lời báo chí trong cuộc họp báo ngày 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên”.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam còn cho biết phía Việt Nam “đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau” như trao công hàm phản đối yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.
Thông tin về vụ “đối đầu” căng thẳng giữa các lực lượng hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trên truyền thông quốc tế và mạng xã hội từ ngày 12/7, sau khi tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn nguồn tin từ nhà nghiên cứu về hải quân Trung Quốc của Mỹ, Ryan Martinson, dựa trên các dữ liệu theo dõi hàng hải.
Theo nguồn tin này, 6 tàu hải cảnh, gồm 2 tàu của Trung Quốc và 4 tàu của Việt Nam, được trang bị kỹ càng đã “vờn nhau” trong suốt một tuần qua khi Bắc Kinh đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào khảo sát địa chất gần Bãi Tư Chính, thuộc đặc quyền kinh tế và do Việt Nam kiểm soát ở BIển Đông.
Đây là lần thứ 2 Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng chính thức về vụ này, sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, tại cuộc họp báo ngày hôm 17/7, yêu cầu Việt Nam “nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình”.
Trước đó, bà Lê Thị Thu Hằng nói tại cuộc họp báo ngày 16/7 rằng “Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị”.
Theo bà Hằng, hiện các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam vẫn đang “tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp” để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong khu vực này. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính Wed 31 Jul 2019, 01:04 | |
| Mỹ đả kích Trung Quốc “bắt nạt” Việt Nam giữa tranh cãi về tàu khảo sátVOA 20/7/2019Mỹ hôm thứ Bảy lên án Trung Quốc bằng những lời lẽ đanh thép, cáo buộc nước này có “hành vi bắt nạt” và “làm suy yếu hòa bình và an ninh” khu vực giữa lúc tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông.Thông cáo dài của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy một sự ủng hộ gần như rõ ràng đối với Việt Nam trong một tranh cãi gay gắt với nước láng giềng và thể hiện lập trường mạnh mẽ của Mỹ về vụ việc được nói là tàu Trung Quốc cản trở hoạt động dầu khí của các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.Sự xuất hiện của tàu Hải Dương Địa Chất 8 gần Bãi Tư Chính khơi ra phản ứng quyết liệt từ Việt Nam kể từ khi tin tức loan đi hồi tuần trước cho biết các tàu của lực lượng hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc đã đối đầu ở khu vực này trong suốt một tuần gần một lô dầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gợi nhớ đến một vụ đối đầu căng thẳng khác vào năm 2014 liên quan đến một giàn khoan của Trung Quốc gây nên biểu tình bạo động ở Việt Nam.Mỹ, nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng luôn khẳng định quyền tự do hàng hải ở đây, đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc về những hành động ngày càng quyết đoán nhằm xác lập chủ quyền rộng lớn trong vùng biển mà Việt Nam và một số nước khác có tranh chấp với Trung Quốc.“Hoa Kỳ lo ngại về những bản tin về sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu khí ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], bao gồm các hoạt động thăm dò và sản xuất từ lâu nay của Việt Nam,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói trong một phát biểu sáng thứ Bảy.“Những hành động khiêu khích liên tục của Trung Quốc nhắm vào việc phát triển dầu khí ngoài khơi của các nước có tuyên bố chủ quyền khác đe dọa an ninh năng lượng trong khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”Thông cáo nói thêm:“Việc Trung Quốc cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn đang tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa, cùng với những nỗ lực khác để khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp ở Biển Nam Trung Hoa, bao gồm việc sử dụng dân quân hàng hải để hăm dọa, cưỡng ép và đe dọa các quốc gia khác, làm suy yếu hòa bình và an ninh của khu vực.“Áp lực gia tăng của Trung Quốc đối với các nước ASEAN chấp nhận các điều khoản của Bộ Quy tắc Ứng xử tìm cách hạn chế quyền của họ hợp tác với các công ty bên thứ ba hoặc các nước, càng để lộ ra thêm ý định khẳng định quyền kiểm soát tài nguyên dầu khí ở Biển Đông.“Mỹ kiên quyết phản đối sự cưỡng ép và đe dọa của bất kì nước tuyên bố chủ quyền nào nhằm khẳng định các yêu sách lãnh thổ hoặc hàng hải của mình.“Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế thực hiện loại hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này.Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng ngày thứ Sáu cũng đưa ra phát biểu tương tự nhắm vào Trung Quốc dù không nhắc cụ thể tới vụ tranh chấp với Việt Nam. “Hành vi cưỡng ép của Trung Quốc đối với các nước láng giềng Đông Nam Á là phản tác dụng và đe dọa hòa bình & ổn định trong khu vực,” ông viết trên Twitter.“Respect for sovereignty & freedom of navigation are fundamental to the Indo-Pacific vision shared by U.S. & Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). China’s coercive behavior towards its Southeast Asian neighbors is counterproductive & threatens regional peace & stability.” Mỹ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo chính thức thứ hai liên quan tới vụ việc này trong tuần qua, trong đó kêu gọi sự ủng hộ của các nước khác.“Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế,” người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói hôm thứ Sáu. “Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này."Việt Nam đưa ra chỉ trích sắc bén hơn bằng cách nêu đích danh Trung Quốc, cáo buộc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của nước này vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Hà Nội cũng nói đã trao công hàm phản đối cho Bắc Kinh và khẳng định lực lượng chấp pháp sẽ tiếp tục “triển khai nhiều biện pháp phù hợp” nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại cuộc họp ngày thứ Tư yêu cầu Việt Nam “nghiêm túc tôn trọng chủ quyền” của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kì hành động nào “làm phức tạp tình hình.”Trong khi đó, dữ liệu hải hành sáng ngày thứ Bảy cho thấy tàu Hải Dương Địa Chất 8 vẫn tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo ảnh chụp màn hình cho thấy đường đi của con tàu đăng trên trang Twitter của Ryan Martinson, nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc và là phó giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân ở Rhode Island, Mỹ. Ông Martinson thường đăng ảnh chụp màn hình vị trí và chuyển động của các tàu chiến trên trang Twitter của mình. Ông bắt đầu đăng thông tin về con tàu này từ ngày 9 tháng 7 và liên tục cập nhật vị trí và chuyển động của nó kể từ khi đó.Trong một cuộc phỏng vấn với VOA hôm thứ Tư, ông nhận định vụ việc cho thấy Trung Quốc “quyết tâm ngăn chặn” Việt Nam khai thác tài nguyên dưới đáy biển và cũng phô trương khả năng mới được tăng cường kể từ vụ đối đầu năm 2014. “Nhiều loại tàu hải cảnh mới hơn và được vũ trang hùng hậu được sử dụng để đe dọa Việt Nam,” ông nói. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính Wed 31 Jul 2019, 03:29 | |
| TQ: VN “vi phạm chủ quyền” Bãi Tư Chính “từ tháng Năm”
VOA 29/7/2017
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mới cáo buộc Việt Nam “vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính kể từ tháng Năm”, theo South China Morning Post.
“Trung Quốc đã thể hiện quan điểm của mình và đang liên lạc với phía Việt Nam”, bà Hoa được tờ báo của Hong Kong trích lời nói tại một cuộc họp báo hôm 26/7. “Chúng tôi kêu gọi phía Việt Nam xử lý phù hợp vụ việc”.
Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng về sự việc bà nói là “nghiêm trọng” và cho biết rằng Hà Nội đã “trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam”.
“Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật”, bà Hằng nói trong tuyên bố mới nhất về cuộc “đối đầu” giữa tàu chấp pháp Việt Nam và Trung Quốc nhiều tuần qua.
Đây là lần thứ ba trong vòng 10 ngày Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về vụ Bãi Tư Chính, gia tăng cuộc khẩu chiến với Trung Quốc.
Trong tuyên bố đầu tiên hôm 16/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ nói tới “hoạt động của nước ngoài” ở Biển Đông, không nhắc tới Trung Quốc, nhưng sau đó chỉ đích danh Bắc Kinh hôm 19/7 và tới lần mới nhất hôm 25/7, yêu cầu Trung Quốc “rút ngay”.
Cáo buộc của bà Hoa Xuân Oánh về việc Việt Nam “vi phạm quyền chủ quyền kể từ tháng Năm” lần đầu tiên xác nhận thời điểm “châm ngòi” cho cuộc “đối đầu” giữa tàu hải cảnh hai nước ở Bãi Tư chính.
Hai quốc gia láng giềng phương bắc chỉ lên tiếng sau khi ông Ryan Martinson, chuyên gia về hải quân Trung Quốc của Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, đầu tháng này đăng tải trên Twitter về việc tàu Việt Nam và Trung Quốc “vờn nhau” ở Bãi Tư Chính.
Ít ngày sau đó, hôm 12/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã “đón tiếp” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Trong thông cáo mà tới ngày 28/7 vẫn là một trong các tin chính trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tập được cho là đã nhờ bà Ngân “chuyển lời chào chân thành tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”.
“Ông Tập Cận Bình chỉ ra rằng Trung Quốc và Việt Nam là đồng chí và anh em và cũng là một cộng đồng với tương lai chung có tầm quan trọng chiến lược”, nhà lãnh đạo Trung Quốc được trích lời nói. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính Wed 31 Jul 2019, 03:59 | |
| “Việt Nam nên kiện Trung Quốc giống như Phillippines” Ngọc Lễ (VOA) 26/7/2019Để ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục có các hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông về lâu dài, chính phủ Việt Nam nên có hành động pháp lý đối với Trung Quốc như là Philippines từng làm hồi năm 2013, một chuyên gia của Mỹ nhận định với VOA.Kể từ đầu tháng 7/2019, các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã đối đầu với một tàu thăm dò của Cục Địa chất Trung Quốc với sự hộ tống của lực lượng tuần dương xung quanh Bãi Tư Chính (thuộc quần đảo Trường Sa) vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển).Mặc dù Hà Nội đã phản đối Bắc Kinh qua nhiều kênh và yêu cầu Bắc Kinh ‘rút tàu thăm dò ngay lập tức’ nhưng cho đến nay tàu thăm dò Trung Quốc vẫn chưa rời đi mặc dù Bắc Kinh cho đến nay ‘không xác nhận sự hiện diện tàu của họ trong khu vực’, theo AFP.Hồi năm 2014, một giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc cũng đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam xung quanh đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa và chỉ rút đi sau gần ba tháng sau khi Việt Nam có những hình thức phản đối quyết liệt qua các kênh ngoại giao, truyền thông và trên thực địa.‘Giới hạn đỏ’Trả lời VOA bên lề Hội nghị Biển Đông thường niên lần thứ 9 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức ở Washington D.C. hôm 24/7 về làm sao Việt Nam có thể ngăn ngừa những vụ xâm phạm tương tự như thế trong tương lai, bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình Sức mạnh Trung Quốc tại CSIS, nói bà tin rằng ‘khởi sự kiện Trung Quốc sẽ là một bước đi rất hay’.“Đó sẽ là một bước đi rất quan trọng và tôi sẽ không đánh giá thấp tác động của nó (đối với Trung Quốc),” bà nói.Mặc dù Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) được thành lập trong khuôn khổ UNCLOS không thể phán quyết về tranh chấp chủ quyền hay phân định ranh giới trên biển, nhưng họ có thể phán quyết liệu hành động của Trung Quốc có xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia ven biển nào đó hay không. Đó là cách mà Manila chọn để nêu vụ kiện hồi năm 2013 và cuối cùng Tòa ra phán quyết có lợi cho họ.“Bên cạnh đó Việt Nam nên tăng cường xây dựng năng lực trên biển để làm tăng khả năng răn đe Trung Quốc,” bà Glaser nói thêm.Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng Việt Nam ‘không thể xây dựng một hạm đội ngang hàng với Trung Quốc’ nên công cụ chủ yếu của Việt Nam là ‘ý chí chính trị để cho Trung Quốc biết rằng Việt Nam sẵn sàng sử dụng công cụ pháp lý để bảo vệ lợi ích của mình’.Đó cũng là con đường mà Hà Nội nên làm để giải tỏa thế bế tắc hiện nay xung quanh Bãi Tư Chính, bà Glaser khuyên.“Việt Nam nên làm rõ với Trung Quốc, cho dù là công khai hay kín đáo, rằng nếu họ không rút tàu thì Việt Nam sẽ nghiêm túc cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa,” bà nói và cho rằng Hà Nội nên nói rõ với Bắc Kinh ‘đâu là giới hạn đỏ’ mà Bắc Kinh không thể vượt qua.“Bởi vì khu vực này rất rõ ràng là nằm trong vùng đặc quyền Kinh tế của Việt Nam,” bà giải thích. “Tôi nghĩ rằng Việt Nam hoàn toàn có thể thắng kiện. Đó là điều mà tôi nghe từ các luật sư về hàng hải.”Bà nói rằng mặc dù Việt Nam đã phản ứng với Trung Quốc cả về mặt ngoại giao và trên thực địa và dù Mỹ có lên tiếng bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhưng điều đó chưa đủ để khiến Trung Quốc rút tàu đi.Tuy nhiên, hạn chế của việc kiện ra PCA là tòa án này không có cơ chế thực thi phán quyết và Trung Quốc có quyền từ chối tham gia vào vụ kiện như cách họ đã từng làm với vụ kiện của Philippines. Hơn nữa, sau khi PCA ra phán quyết trao chiến thắng cho Manila hồi năm 2016, Bắc Kinh đã tìm đủ cách lung lạc chính phủ của Tổng thống Rodrigo Duterte đến nỗi ông Duterte gần như bỏ lơ phán quyết này.‘Bắc Kinh không thể ngồi yên’Khi được hỏi về tính toán của Bắc Kinh khi tung tàu thăm dò vào quấy rối tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào lúc này, bà Glaser cho rằng giới lãnh đạo Bắc Kinh ‘nghĩ rằng họ không thể ngồi yên không làm gì cả trước dư luận trong nước khi thấy rằng lợi ích của họ bị đe dọa’.Bà Glaser chỉ ra hành động của Việt Nam hợp tác với công ty dầu khí Rosneft của Nga khoan các giếng dầu mới ở Bãi Tư Chính mà Trung Quốc cũng tuyên bố có ‘chủ quyền lịch sử’ trong đường chín đoạn (quyền này đã bị PCA bác bỏ) ‘đã khiến Trung Quốc tức tối’“Khi mà COC (Bộ Quy tắc Ứng xử) đang được đàm phán thì không bên nào trong khu vực có những bước đi mới nhất là trong việc khai thác dầu,” bà phân tích. “Do đó tôi nghĩ rằng họ (Bắc Kinh) đang tìm cách tỏ dấu hiệu rằng họ không thể bị lợi dụng’.Bà Glaser nói rằng những nhân tố đằng sau hành động của Bắc Kinh là ‘Việt Nam không có hiệp ước phòng thủ tương hỗ với Mỹ’ và ‘đánh giá rằng Mỹ cũng không thể làm gì được’.“Có lẽ họ đánh giá thấp phản ứng của người dân Việt Nam vốn từng bị kích động từ hành động của họ mà lẽ ra họ không nên làm,” bà nói với ý nhắc đến các cuộc bạo loạn của một số người dân Việt Nam hồi năm 2014 để phản đối sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.“Họ cũng có lẽ phần nào cho rằng Mỹ đang bị phân tâm với tình hình Trung Đông với căng thẳng dâng cao giữa Mỹ với Iran,” bà nói thêm.Theo nhà phân tích này, hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ về quân sự là điều Việt Nam nên tính tới nhưng bà không cho rằng Việt Nam nên cân nhắc liên minh quân sự với Mỹ như kiểu của Philippines.Trả lời câu hỏi có phải Mỹ đang có bước tiến mới về lập trường trên Biển Đông vốn lâu nay vẫn là ‘không chọn phe trong tranh chấp chủ quyền’, chuyên gia cao cấp của CSIS này nói rằng ‘Mỹ không từ bỏ lập trường trung lập trên vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông’.Bộ Ngoại giao Mỹ đã có những lời lẽ mạnh mẽ lên án hành động của Trung Quốc ở bãi Tư Chính là ‘bắt nạt’, ‘khiêu khích’ và ‘đe dọa an ninh năng lượng khu vực’.“Những gì mà tôi nhìn thấy Mỹ đang làm là mở rộng phạm vi tuyên bố về lợi ích của Mỹ trong khu vực,” bà phân tích.“Dưới chính quyền Barack Obama và trong giai đoạn đầu của chính quyền Donald Trump chúng ta có thể thấy sự nhấn mạnh vào tự do hàng hải,” bà nói thêm và cho rằng đây luôn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.Điều mà chính quyền Trump giờ đây đang làm là ‘mở rộng phạm vi định nghĩa về lợi ích của Mỹ để nhấn mạnh việc bảo vệ những quyền hợp pháp của các nước trên Biển Đông bất kể nước lớn hay nước nhỏ’.Bà Glaser đánh giá rằng đây là một diễn tiến quan trọng đối với các nước như Việt Nam và Philippines bởi vì họ có lợi ích về năng lượng và nguồn lợi thủy sản trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của họ và cũng là một sự ‘mở rộng quan trọng trong lợi ích của Mỹ’.“Đây là một thách thức trực tiếp đối với tuyên bố của Trung Quốc rằng các nước có tranh chấp phải hợp tác cùng khai thác với Trung Quốc trên Biển Đông và bất cứ sự khai thác đơn phương nào cũng cần có sự đồng ý của Trung Quốc. Điều này [sự ép buộc của Trung Quốc] đã diễn ra nhiều năm rồi,” bà Glaser nói. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính Tue 27 Aug 2019, 22:34 | |
| Hải Dương 8 quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Khánh An (VOA) 13/8/2019
Tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 đã quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính, thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm 13/8, chưa đầy một tuần kể từ khi tàu này rời khỏi khu vực sau một cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài một tháng giữa hai nước, Reuters trích dẫn dữ liệu theo dõi cho biết.
Động thái mới nhất đã được các chuyên gia dự đoán ngay từ lúc tàu Hải Dương 8 rời khỏi Bãi Tư Chính và di chuyển đến Bãi Chữ Thập, nơi tranh chấp chủ quyền với Philippines và cũng là nơi Trung Quốc đã xây dựng thành đảo nhân tạo.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu cấp cao thỉnh giảng tại Viện Nghiên Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, nói với VOA từ ngày 8/8 rằng:“Nếu mà chỉ để thay người, lấy dầu, kiểm tra máy móc, lương thực, nước… thì khả năng lớn là nó sẽ quay lại”.
Dự đoán này cũng được một chuyên gia nghiên cứu cao cấp khác của ISEAS, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, đưa ra vào cùng thời điểm.
Bắt đầu căng thẳng vòng 2?
Tàu Hải Dương 8, với sự hộ tống của các tàu hải giám Trung Quốc, đã đi vào khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 3/7 với lý do là để thực hiện khảo sát địa chấn trong vùng biển đầy tiềm năng mà Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, đang tranh chấp chủ quyền.
“Thực ra thì nó không phải là thăm dò gì cả, mà nó biết trước là dưới đó có khí, dầu hay không là nó biết thừa rồi. Nhưng nó muốn khẳng định nó có chủ quyền ở đấy nên cho tàu vào và đơn phương thực hiện các hoạt động kinh tế”, TS. Hà Hoàng Hợp nhận định với VOA.
Theo ông, việc đưa tàu Hải Dương 8 đến hoạt động ở Bãi Tư Chính đã được Bắc Kinh “cảnh báo” từ hồi tháng 6, sau khi đã “trao đổi với một số nơi ở Việt Nam” và “đòi Việt Nam phải bắt công ty Nhật và công ty Nga phải rút khỏi chỗ đấy. Nếu không rút thì họ sẽ có hành động mạnh”.
Theo thông tin mới nhất từ các tài khoản Twitter chuyên cập nhật tình hình Biển Đông IndoPacific_SCS_Info, thì ngoài việc đưa con tàu thăm dò với tổng trọng tải 6.918 tấn trở lại Bãi Tư Chính vào ngày 13/8, Trung Quốc còn thay thế tàu hải giám 35111 bằng tàu 45111 đến khu vực gần Lô 06.1, bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính, nơi hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 Nhật và công ty Rosneft Việt Nam B.V. (công ty con của Công ty Rosneft của Nga) vừa gia hạn hoạt động cho đến hết ngày 15/9, bất chấp yêu cầu của Bắc Kinh là phải dừng hoạt động.
"Vòng 2 của hải chiến năm 2019 bắt đầu...", trang IndoPacific_SCS_Info nhận định sau khi thông báo về sự hiện diện trở lại của Hải Dương 8 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nguy cơ xung đột vũ trang
Sự kiện tàu Hải Dương 8 hoạt động trong khu vực gần Bãi Tư Chính đã đẩy căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung lên đến đỉnh điểm, kể từ sau vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông năm 2014.
Đây cũng là lần đầu tiên Hà Nội liên tục lên tiếng phản đối nhiều lần và gửi công hàm chính thức tới Bắc Kinh. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại về khả năng cao sẽ xảy ra xung đột vũ trang nếu Trung Quốc tiếp tục “lấn tới” với những hành động mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây gọi là “cưỡng ép” láng giềng trên Biển Đông.
Theo phân tích của TS. Hà Hoàng Hợp, do tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc khá chênh lệch, nên một khi “các biện pháp hòa bình” của Việt Nam không cản được Bắc Kinh đưa tàu thăm dò, thậm chí cả giàn khoan, quay trở lại hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì chỉ với “mấy chục tàu hải cảnh nhỏ”, lực lượng chấp pháp của Việt Nam không thể “xua đuổi” tàu thăm dò hay giàn khoan của Trung Quốc, dễ dẫn đến khả năng “nổ súng” trước sự lấn áp và khiêu khích của Trung Quốc.
TS. Hà Hoàng Hợp dự đoán nếu tình huống xấu trên xảy ra, Việt Nam chắc chắc sẽ phản ứng lại, mặc dù lãnh đạo hai bên đều đã nói rõ với nhau rằng phải “nhìn vào đại cục mà xử lý các bất đồng”.
“Việt Nam vẫn biết rằng lực lượng của mình mỏng hơn, yếu hơn, nhưng khi đã bị tấn công thì họ sẽ phản ứng lại. Đấy là điều có thể khẳng định chắc chắn, không khác được. Việt Nam không để xảy ra bị động như hồi năm 1988, để cho Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma đâu”.
Theo TS. Hà Hoàng Hợp, ngoại giao và pháp lý vẫn là những biện pháp tốt nhất để tránh xung đột vũ trang giữa các bên, và cũng là giải pháp được cộng đồng ASEAN và quốc tế ủng hộ.
Hiện Việt Nam chưa lên tiếng chính thức về động thái mới nhất này của Trung Quốc. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính Tue 27 Aug 2019, 22:41 | |
| Trung Quốc đưa hai tàu hải cảnh tối tân tới Bãi Tư Chính VOA 14/8/2019Một nhà nghiên cứu về hải quân Trung Quốc của Mỹ cho biết rằng Bắc Kinh dường như đang đưa hai tàu hải cảnh tối tân nhất tới Bãi Tư Chính, sau khi tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 trở lại khu vực từng xảy ra “đối đầu” với tàu cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông.“Dường như hai tàu hải cảnh tối tân nhất của Trung Quốc (31302 và 33111) đang tiến tới hiện trường [Bãi Tư Chính]. Đáng chú ý là cả hai tàu này thường hoạt động ở Biển Hoa Đông [có tranh chấp với Nhật] và năm ngoái không hoạt động ở Biển Đông, nếu không muốn nói là chưa từng”, ông Ryan Martinson, chuyên gia của Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, viết trên Twitter.“31302 thuộc lớp Zhaoduan (nặng hơn 4.000 tấn). 33111 thuộc lớp Zhaojun (nặng 2.700 tấn). Cả hai đều được trang bị các pháo 76 li”.Nhà nghiên cứu từng là người đầu tiên công bố thông tin về cuộc “đối đầu” giữa tàu hải cảnh của Trung Quốc và Việt Nam ở Bãi Tư Chính nói thêm rằng việc tàu Hải Dương 8 trở lại sau ít ngày rời đi để tiếp nhiên liệu ở Đá Chữ Thập đánh dấu việc bắt đầu “giai đoạn hai của cuộc giằng co giữa Trung Quốc và Việt Nam”.Tới tối ngày 14/8, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều chưa lên tiếng về tin tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 quay lại Bãi Tư ChínhLiên quan tới căng thẳng giữa đôi bên, ông Murray Hiebert, chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở thủ đô Washington, nhận định với VOA tiếng Việt rằng tình hình có thể “vượt ra khỏi tầm kiểm soát” nếu “xảy ra một vụ tai nạn” cũng như “phản ứng thái quá” của đôi bên.Trong khi đó, Stratfor, trang thông tin về tình hình địa chính trị trên toàn cầu, cho rằng việc tàu Hải Dương 8 tái xuất hiện ở Bãi Tư Chính “đồng nghĩa với việc nguy cơ đụng độ giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông sẽ lại tăng lên”.Chuyên gia Carl Thayer cho biết rằng tàu Hải Dương 8 trở lại Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam đúng đợt các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang họp bàn trong hai tuần ở Bắc Đới Hà cho tới ngày 17/8 với việc bàn thảo 3 vấn đề chính, trong đó chuyện Việt Nam và Philippines tìm cách “đẩy lùi sự xâm phạm của Trung Quốc đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa” của hai quốc gia Đông Nam Á này.Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Cường đang thăm Hoa Kỳ và chiều ngày 14/8, ông sẽ cùng với Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc gặp gỡ với các quan chức ngoại giao nước chủ nhà, trong đó có ông David Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.Hiện chưa rõ vấn đề Biển Đông, nhất là vụ Bãi Tư chính, có nằm trong nghị trình thảo luận của các quan chức Mỹ và Việt Nam hay không.Mới tháng trước, trong một tuyên bố được cho là nghiêng về phía Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus bày tỏ “quan ngại” về “sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu khí ở Biển Đông, trong đó có các hoạt động sản xuất và thăm dò bấy lâu nay của Việt Nam”.“Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế không có hoạt động gây bất ổn và khiêu khích kiểu này”, bà Ortagus nói. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính Tue 27 Aug 2019, 22:51 | |
| Chính thể VN có chính danh trong vụ Bãi Tư Chính?
Phạm Chí Dũng 15/8/2019
Ghi nhận duy nhất về tính chính danh của chính thể độc tài ở Việt Nam trong cuộc khủng hoảng Bãi Tư Chính lần 3 chỉ là động thái của Bộ Ngoại giao Việt Nam: trong một lần quá hiếm muộn của lịch sử quan hệ gấu ó Việt - Trung, cơ quan cấp bộ này đã hai lần liên tiếp gửi công hàm phản đối Trung Quốc về vụ tàu Hải Dương 8 xâm nhập Bãi Tư Chính và vụ Trung Quốc tổ chức tập trận ở Hoàng Sa.
Nhưng những đặc trưng còn lại của đảng CSVN đều thiếu hẳn tính ‘công chính’.
Cho tới nay và mặc dù đã phục hồi sức khỏe, đã tiếp đón các quan chức ngoại giao nước ngoài và xuất hiện đó đây trên cương vị chủ tịch nước, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn không hề hé răng về vụ Bãi Tư Chính. Tình trạng ‘cấm khẩu’ quá yếm thế như vậy khiến người ta liên tưởng lại vụ Hải Dương 981 vào năm 2014: năm đó đã dậy lên rất nhiều đồn đoán rằng Nguyễn Phú Trọng đã có đến hai chục lần gọi điện đến Bắc Kinh cho Tập Cận Bình để thương thảo về vụ rút giàn khoan Hải Dương 981, nhưng họ Tập đều kiêu ngạo từ chối tiếp chuyện. Rốt cuộc, Hải Dương 981 đã chỉ rút bởi thế chủ động rút của Trung Quốc sau hơn hai tháng trời hành hạ ‘đảng em’ Việt Nam và con dân nước Việt.
Còn vào năm 2019, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 cũng được Trung Quốc chủ động rút khỏi Bãi Tư Chính sau hơn một tháng ‘chính danh’ của lực lượng hải quân Việt Nam mà đã chẳng thể làm gì, thậm chí còn chẳng dám nói gì trước một kẻ cướp táo tợn lao vào nhà mình.
“Thế 6 cái tàu ngầm lớp Kilo mà Bộ Quốc phòng Việt Nam mua của Nga đi đâu mất mà không ra Bãi Tư Chính ứng chiến với tàu địch?” - một số người dân cắc cớ hỏi.
Trong lúc viên tướng có tới bốn sao trên cầu vai là Ngô Xuân Lịch vẫn im như thóc, một số người dân khác lại hỏi dồn: “Đừng có nói là mấy cái tàu ngầm lớp Kilo còn phải tác chiến ở Hà Nội, Sài Gòn, Phú Quốc, Đà Lạt… - những nơi đang ngập lụt đến lút đầu!”.
Chẳng khác gì Bộ Quốc phòng, cả chính phủ ‘kiến tạo và hành động’ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân phúc và quốc hội của ‘tỷ phú áo dài’ Nguyễn Thị Kim Ngân cũng không thốt nổi từ nào để phản đối Trung Quốc - một hiện tượng rất đồng điệu với tinh thần câm nín triệt để vào năm 2014 khi nổ ra vụ Hải Dương 981.
Điều trớ trêu là trong vụ Hải Dương 981, chính là Nghị viện Hoa Kỳ đã khẩn cấp và quyết liệt tung ra một bản nghị quyết về Biển Đông lên án sự can thiệp của Trung Quốc, còn giới quân sự Mỹ đã gợi ý Việt Nam về ‘đối tác chiến lược’ với Hoa Kỳ. Song tất cả đều bị phía Việt Nam lờ đi trong cơn mê sảng đu dây ngả ngớn với Bắc Kinh để cuối cùng đã phải nhận quả báo nhãn tiền.
Còn vào năm 2019, không phải ‘nghị gật’ Việt Nam mà chính là một số nghị sĩ Mỹ tiếp tục chỉ trích và tố cáo Bắc Kinh vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS 1982).
Quả báo nhãn tiền rốt cuộc đã chính danh đến mức trong cả ba vụ Bãi Tư Chính vào các năm 2017, 2018 và 2019, hầu hết các ‘đối tác chiến lược’ - mà giới chóp bu Việt Nam thường tự hào lên đến cả tá - đã chẳng đếm xỉa gì đến cử chỉ cầu cứu của Hà Nội. Cay đắng nhất là ‘đối tác chiến lược’ Tây Ban Nha - nước có Tập đoàn dầu khí Repsol liên doanh với Việt Nam ở mỏ cá Rồng Đỏ, và Cộng hòa liên bang Nga - quốc gia có Tập đoàn dầu khí Rosneft liên doanh với Việt Nam khai thác mỏ Lan Đỏ, đều lặng tăm. Trái ngược hoàn toàn, ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất Trung Quốc’ - như cái cách ca tụng tận mây xanh của Bộ Chính trị Việt Nam - lại trở thành con cá mập hung dữ muốn nuốt trọn Bãi Tư Chính và Biển Đông.
Rốt cuộc, tính ‘chính danh’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam đã được tôn vinh trọn vẹn đến mức nếu không phải là hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ tiến thẳng vào Biển Đông vào ngày 6/8 thì còn lâu, chứ không phải chỉ một ngày sau đó - 7/8, Trung Quốc mới chịu rút tàu Hải Dương 8 ra khỏi Bãi Tư Chính.
Nhưng không chỉ ‘chính danh’ bằng chính sách ‘Ba không’, chính thể ‘đảng em’ Việt Nam còn cần được bổ sung thêm một ‘không’ nữa - một ‘không rất kiên định: Không kiện ‘đảng anh’ Trung Quốc.
Quả là thế, ý chí kiện Trung Quốc đã chỉ lấp ló trên cửa miệng giới quan chức cao cấp Việt Nam vào mỗi lúc bị dư luận chỉ trích mạnh mẽ về chế độ này ‘hèn với giặc, ác với dân’, nhưng sau đó hồ sơ được xem là ‘kiện Trung Quốc’ lại bị tống vào ngăn kéo đầy bụi bặm. Tâm thế lộn ngược đó khiến cho con dân nước Việt, cứ mỗi khi nhắc tới ‘đảng quanh vinh’ và ‘chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam’, thì lại ngậm ngùi bởi nhớ tới câu thơ ‘Người ta đứng bởi mi quỳ gối’.
Song cũng cần phải châm chước: chính thể độc tài Việt Nam vẫn còn vài đặc thù rất ‘chính danh’ khác: sẵn sàng đàn áp bất cứ tiếng nói bất đồng và người dân nào dám lên tiếng và xuống đường biểu thị tinh thần phản kháng ‘đảng anh’ Trung Quốc, như bao lần đàn áp dã man các cuộc biểu tình của người dân chống Trung Cộng kể từ năm 2011 đến tận giờ đây.
Mùa hè năm 2019, bất chấp vụ Bãi Tư Chính đã bị Bắc Kinh đẩy vào cơn khủng hoảng lần thứ ba trong ba năm liên tiếp, những kẻ ‘Bốn Tốt’ và ‘Mười Sáu Chữ Vàng’ ở Việt Nam vẫn kiên định rào dây kẽm gai trên các đường phố và xua các lực lượng công an và dân phòng trực chiến liên tục để tác chiến với nhân dân. Và kiên định không kém khi phát cờ cho ngư dân…
Trong bầu không khí rũ rượi của câu vè ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’ vẫn dồn nén châm chích đến buốt tim, giới quan chức mặt lầy mỡ tổ chức phát hàng chục ngàn lá cờ đỏ sao vàng cho những ngư dân xơ xác và thiểu não vì mất biển, mất kế mưu sinh và mất cả lòng tin vào lực lượng ‘quân với dân như cá với nước’, mưu biến những ngư dân này trở thành lá chắn sống lao ra biển đối đầu với tàu vũ trang của địch.
Thế là lại nổi lên một câu vè nữa: “Chống giặc bằng cờ, chống ngập bằng lu, đứa nào nói đảng ngu là thằng phản động!”. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính Tue 27 Aug 2019, 23:09 | |
| Tình hình Bãi Tư Chính tiếp tục căng thẳng Thụy My (RFI Việt)Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố. Copie écranTại khu vực bãi Tư Chính, hôm nay 18/08/2019 các tàu Việt Nam tiếp tục đối đầu với nhóm tàu Trung Quốc, gồm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hải cảnh, xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Theo trang Đại sự ký Biển Đông, "sáng hôm qua 17/8, tàu hải cảnh 37111 trong nhóm tàu Trung Quốc bất ngờ neo đậu trong nhiều giờ ở một thực thể nằm ở phía tây Đá Lát, nơi Việt Nam đang đóng quân. Giáo sư Alexander Vuving xác định thực thể này là bãi ngầm Mỹ Hải (Jubilee Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và do vậy thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.Việc 37111 neo đậu ở bãi ngầm Mỹ Hải đã làm dấy lên những lo ngại từ nhiều nhà quan sát, rằng Trung Quốc có thể chiếm một thực thể không người ở phía tây nam Trường Sa, một vị trí chiến lược của khu vực và nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". Đến cuối giờ chiều qua, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Hoa Kỳ cho biết chiếc hải cảnh 37111 đã rời khỏi bãi ngầm Mỹ Hải. Trang Marine Traffic cho biêt hải cảnh 37111 tiếp tục tham gia chuyển động cùng nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8. Hai tàu Việt Nam đang bám đuổi chặn đường nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8, được cho là trong đó có tàu khu trục Quang Trung thuộc lớp Gepard của Hải Quân Việt Nam. Con tàu đã rời vịnh Cam Ranh từ ngày 15/8.Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng, chân đế giàn khoan khổng lồ của dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt hôm nay đã được Việt Nam đặt xong tại khu vực bãi Tư Chính. Dự án này có nhà điều hành là tập đoàn Idemitsui Oil & Gas Co.Ltd. Giáo sư Carl Thayer trong bài viết ngày 17/8 mang tựa đề « Hải Dương Địa Chất 8 quay lại bãi Tư Chính » nhận định, việc Bắc Kinh đưa nhóm tàu vào, rút đi rồi lại xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ; nhằm ép Hà Nội chấm dứt hợp tác với Rosneft, và tiếp đến buộc Việt Nam phải cùng khai thác với Trung Quốc. Liệu việc quấy nhiễu này là nhằm tạo tiền lệ ? Theo giáo sư Thayer, Trung Quốc đã quấy phá các quốc gia ven biển Đông Nam Á từ 12 năm qua, nên đây không phải là sự kiện mới. Điều quan trọng và việc quấy nhiễu tiếp tục diễn ra sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 khẳng định đường lưỡi bò tự vẽ của Trung Quốc là vô căn cứ. Tuy phán quyết có giá trị ngay lập tức, nhưng Trung Quốc từ chối chấp hành, tạo ra tiền lệ vi phạm EEZ của các quốc gia khác mà không hề gánh lấy hậu quả nào.Giáo sư Carl Thayer cho rằng, ngoài việc tiếp tục phản đối, Việt Nam không thể dùng vũ lực để giải quyết, cũng không thể dựa vào ASEAN. Chẳng hạn Kuala Lumpur vẫn im lặng khi hải cảnh Trung Quốc hiện diện thường xuyên ở cụm bãi cạn Luconia và tàu khảo sát Trung Quốc đi vào EEZ của Malaysia. Hoa Kỳ tuy lên tiếng mạnh mẽ trong vụ Tư Chính nhưng cũng không thể can thiệp. Tuy nhiên Việt Nam có thể vận động hành lang để Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt các hành động trên Biển Đông và Biển Hoa Đông năm 2019. Một khả năng khác là kiện lên tòa quốc tế theo UNCLOS, nhưng trước hết Việt Nam phải chứng minh được là đã vận dụng hết mọi cách, từ chính trị cho đến ngoại giao, để cố giải quyết vấn đề với Trung Quốc. Cũng theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh vẫn sẽ làm ngơ trước mọi phán quyết, nhưng đây là cơ sở luật pháp để các đồng minh và đối tác có thể can dự - một điều chỉ có thể diễn ra một khi Việt Nam xích lại gần hơn với Hoa Kỳ. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính Sat 31 Aug 2019, 21:57 | |
| Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục ‘khẩu chiến’ về vụ Bãi Tư Chính VOA 26/8/2019Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng mới lên tiếng chỉ trích chính quyền Hà Nội về vụ Bãi Tư Chính, sau khi người phát ngôn ngoại giao Việt Nam “yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm”.“Hồi tháng Năm năm nay, bất chấp phản đối cứng rắn của Trung Quốc, Việt Nam đơn phương bắt đầu các hoạt động khoan thăm dò dầu khí ở các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], [và đây là] nguồn gốc của tình hình hiện thời”, ông Cảnh nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 23/8, một ngày trước khi xuất hiện tin nói rằng tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc “vào gần bờ biển Việt Nam, cách Phan Thiết 185 km”.“Chúng tôi hy vọng quốc gia có liên quan sẽ nghiêm túc tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, và hợp tác với Trung Quốc để duy trì sự hòa hợp và yên bình ở các vùng nước này”.Khi được hỏi về tuyên bố một ngày trước đó của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng về việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc "đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam", ông Cảnh nói rằng “Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng nước lân cận, cũng như có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan”.“Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển)”, ông nói tiếp. Kể từ khi xảy ra căng thẳng ở Bãi Tư Chính nhiều tuần trước, đây không phải là lần đầu tiên phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc lên tiếng đáp trả nhau.Hôm 22/8, bà Hằng cho biết rằng Hà Nội đã “nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc” và “yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như ở khu vực”.“Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật của Việt Nam”, bà Hằng nói.Hôm 24/8, hãng tin Reuters dẫn các dữ liệu hàng hải cho biết rằng với sự hộ tống của ít nhất 4 tàu khác, tàu Hải Dương 8 tiếp tục tiến hành khảo sát Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam ở vị trí cách đảo Phú Quý 102 km về phía đông nam và cách bờ biển Phan Thiết 185 km.Tới tối ngày 25/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc chưa có bình luận nào về diễn biến mới này. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính Sat 31 Aug 2019, 22:17 | |
| Tàu khảo sát Trung Quốc tiến gần bãi Tư Chính của Việt NamThụy My (RFI Việt) 28/8/2019 [size=13]Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố. Copie écran[/size] Tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) hôm nay 28/08/2019 đến gần khu vực bãi Tư Chính, với mức độ khảo sát dày đặc hơn trước, theo quan sát của các nhà chuyên môn.
Trang Đại sự ký Biển Đông cho biết trong hai ngày qua, chiếc tàu này thay vì tiến sâu vào bờ biển Việt Nam theo kiểu zig zag, đã đổi hướng đến gần bãi Tư Chính. Có lúc Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải cảnh « chỉ cách vị trí giàn khoan Hakuryu 5 tại lô 06.1 (mỏ Lan Tây - Lan Đỏ) và chân đế Sao Vàng tại mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt khoảng 55 hải lý ».Đây là hai nơi đang diễn ra các hoạt động dầu khí liên doanh Việt Nam và một số nước đối tác. Mật độ các vòng khảo sát cũng dày đặc hơn.Trên Twitter, tài khoản South China Sea News dẫn nguồn từ Marine Traffic và giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Hoa Kỳ, cũng có cùng nhận định về hướng hoạt động của chiếc tàu khảo sát Trung Quốc.Cũng theo Đại sự ký Biển Đông, hiện nay hai tàu hải cảnh hộ tống 46111 và 31302 của Trung Quốc đã rời đi về hướng khu vực Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Subi (Subi Reef). Tuy nhiên tàu hải cảnh 46301 vẫn luôn quanh quẩn gần lô 06.1, và luôn ở khoảng cách rất gần với các tàu bảo vệ giàn khoan của Việt Nam.Đối với thông tin về sự hiện diện của chiến hạm Quang Trung tại bãi Tư Chính, nhà báo James Pearson của hãng tin Reuters đăng một ảnh vệ tinh từ trang Planet Labs cho thấy, cả bốn tàu hộ vệ tên lửa của Việt Nam đều đang nằm tại cảng Cam Ranh. Trong lúc đó dữ liệu của Marine Traffic khẳng định chiếc tàu mang tên VNPS Quang Trung vẫn đang trên đường di chuyển. Như vậy có thể kết luận đây là tàu cảnh sát biển chứ không phải chiếc tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung thuộc lớp Gepard của Hải quân Việt Nam.Việt Nam tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho Biển ĐôngViệt Nam sẽ hợp tác với các láng giềng Đông Nam Á để tìm kiếm một giải pháp hòa bình trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm qua 27/08/2019 tuyên bố như trên sau cuộc gặp với đồng nhiệm Malaysia Mahathir Mohamad.Báo Nhật Nikkei ghi nhận, tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ra thông cáo cho biết « cực kỳ quan ngại » trước việc Bắc Kinh leo thang bức hiếp nhắm vào hoạt động dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam trên Biển Đông, tố cáo « chiến lược bắt nạt » của Trung Quốc. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Trung cộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |