Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: CÁC PHÁP BA LA MẬT Tue 12 Nov 2019, 19:42 | |
| CÁC PHÁP BA LA MẬT
Giảng ngày 9-11-2019.
Xin chào các thành viên.Nội dung "Pháp nhẫn nại" vừa được trao đổi, hy vọng sẽ được các thành viên ứng dụng trong cuộc sống.Như đã hứa, hôm nay, chúng ta sẽ trao đổi về nội dung "Các Pháp Ba La Mật"Trước tiên, chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng: Thứ nhất, mười Pháp Ba La Mật khác với mười điều phước thiện mà chúng ta đã trao đổi trước đây.Thứ hai, nếu hành giả nào hướng đến quả vị Chánh Đẳng Giác, thì cần thực hành rốt ráo mười Pháp Ba La Mật còn hành giả nào chỉ muốn tục sanh vào cõi thiện ở những kiếp sống khác, thì thực hành mười điều phước thiện.Mười điều phước thiện gồm: bố thí, trì giới, tham thiền, cung kính, phục vụ, hồi hướng, tùy hỷ, nghe pháp, thuyết pháp, có chánh kiến.Mười Pháp Ba La Mật gồm: bố thí, trì giới, xuất ly (xuất gia), trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thực, quyết định, tâm từ, hành xả.Nội dung mà chúng ta trao đổi hôm nay là mười Pháp Ba La Mật .Do nhân duyên gì, Đức Phật thuyết các Pháp Ba La Mật Nhân khi Đức Phật về lại thành Ca Tỳ La Vệ trong lần đầu tiên, nhận biết thái độ không cung kính, có phần trịch thượng của một số vị cao tuổi trong dòng họ Sakya (Thích Ca), Đức Phật đã thuyết về bài kinh có liên quan đến tiền thân của Ngài. Đó là Bồ Tát Sumedha - vị Bồ Tát được Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký sẽ thành Phật, hiệu là Sakya Muni.1. Duyên khởi:- Nguồn tài liệu: Tác phẩm “Đại Phật sử” (Mahā Buddhavaṃsa) – nguyên tác Mungun Sayadaw, biên dịch Tỳ khưu Minh Huệ. Các thành viên có thể tìm đọc tác phẩm trên với nội dung liên quan các Pháp Ba La Mật.- Tác phẩm này trình bày lịch sử các kiếp sống trước của Đức Phật (tiền thân của Đức Phật) do Đức Phật thuyết giảng đến những quyến thuộc (dòng họ Sakya – Thích Ca) của Ngài, nhân chuyến viếng thăm đầu tiên của Ngài đến kinh thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), sau khi Ngài thành đạo.- Đại Phật sử bắt đầu bằng câu chuyện về Bà la môn Sumedha. Câu chuyện đúng như lời Đức Phật kể lại theo lời thỉnh cầu của ngài Sāriputta (Xá-lợi-phất).-- Trong câu chuyện về ngài Sumedha, nội dung các pháp Ba La Mật được đề cập đầy đủ và phần chú giải trình bày chi tiết các pháp này.- Đại ý: Bồ Tát Sumedha hoan hỷ với lời thọ ký của Đức Phật Nhiên Đăng và những lời sách tấn của chư Thiên, Phạm Thiên, nên đã suy xét về những điều đó: “Ta sẽ tìm kiếm kỹ lưỡng trong pháp giới ở khắp mười phương về những pháp dẫn đến sự chứng đắc Phật Quả”.- Bồ Tát Sumedha đã nhận rõ mười Pháp Ba La Mật chính là pháp luôn được chư vị Bồ Tát quá khứ thực hành trên con đường đưa đến Phật Quả.2. Nội dung:Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu chung về các Pháp Ba La Mật, sau đó, sẽ tìm hiểu chi tiết từng Pháp Ba La Mật.2.1. Định nghĩa - Pāramī: sự thành tựu tối cao, Hán Việt phiên âm ba la mật.Pāramī có hai từ nguyên:1- Paramānaṃ bhāvo - tính chất của nhân vật phi thường vì 2 lẽ:• Trí tuệ của những người thấy và biết như thật.• Lời nói của những người thấy và biết như thật.2- Paramānaṃ kammaṃ - công việc của người phi thường.Nói cách khác, dựa trên từ nguyên của chữ Pāramī, chúng ta có thể hiểu Pāramī có nghĩa chỉ cho những bậc cao thượng với trí tuệ biết rõ như thật các pháp. Các ngài nói những gì mình làm và làm những gì mình nói.- Do đó, con đường thực hành của người phi thường bao gồm bố thí, trì giới, xuất ly, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, tâm từ, hành xả. Con đường này được gọi là Pāramī (Ba La Mật) - sự thành tựu cao tối cao.- Mỗi Ba La Mật có 3 loại: pāramī (Ba La Mật thông thường) - upa pāramī ( Ba La Mật bậc cao) - paramattha pāramī (Ba La Mật tối cao). Nên nói đến 30 Pháp Ba La Mật cũng nằm trong ý này (10 pháp x 3 loại = 30).- Sự khác nhau giữa pāramī ( Ba La Mật thông thường) – upa pāramī ( Ba La Mật bậc cao) – paramattha pāramī ( Ba La Mật tối thượng):• Để thực hành Pháp Ba La Mật sẵn sàng hy sinh tất cả tài sản• Để thực hành Pháp Ba La Mật sẵn sàng hy sinh cả chi thể.• Để thực hành Pháp Ba La Mật sẵn sàng hy sinh cả tính mạng.Mười Pháp Ba La Mật:01- Bố thí Ba La Mật02- Trì giới Ba La Mật03- Xuất ly Ba La Mật04- Trí tuệ Ba La Mật05- Tinh tấn Ba La Mật06- Nhẫn nại Ba La Mật07- Chân thật Ba La Mật08- Quyết định Ba La Mật09- Tâm từ Ba La Mật10- Hành xả Ba La Mật.Lưu ý: Trong đa số kinh điển, Đức Phật dạy rằng: khi một người tục sinh là hạng tam nhân, khéo an trú trong thực hành thiền định và thiền tuệ, người ấy có thể thoát khỏi mạng lưới ái dục. Nói cách khác, Đức Phật đề cập đến Giới – Định – Tuệ. Dù vậy, không có nghĩa Đức Phật xem nhẹ các pháp Ba La Mật.Chúng ta cần nhớ rằng, Giới – Định – Tuệ là pháp mà Đức Phật thuyết cho bậc thượng nhân. Những bậc thượng nhân này có khả năng đoạn tận phiền não, chứng đắc A La Hán trong kiếp hiện tại, không còn tái sinh luân hồi và việc chuẩn bị tư lương cho kiếp sống mới là không cần thiết.Trong khi đó, những pháp Ba La Mật có những đặc tính riêng làm cho tâm ý có được sự hỗ trợ từ những phước thiện đưa đến dễ thích ứng thiện pháp. Và những ai chưa chứng quả A La Hán ngay trong kiếp này, tất nhiên sẽ còn trải qua nhiều kiếp sống khác. Cho nên, nếu họ thực hành những pháp Ba La Mật trong hiện đời, thì sẽ có được những điều kiện tốt đẹp trong những kiếp sống mới.3. Ý nghĩa các pháp Pāramī:- Đặc tính (hay trạng thái) của các pháp Pāramī: phục vụ cho lợi ích của người khác.- Chức năng (hay phận sự) của các pháp Pāramī: có 2 (phục vụ người và kiên định, viên thành).- Sự hiện khởi (hay sự hiện có mặt) của các pháp Pāramī: • Khiến tâm của vị Bồ Tát luôn tầm cầu lợi ích và hạnh phúc cho chúng sanh• Xuất hiện trong tâm của vị Bồ Tát rằng đây là phương tiện hữu ích để tiến tới Niết Bàn.- Nhân gần của các pháp Pāramī:• Tâm đại bi.• Sự thiện xảo về phương tiện.Y cứ ý nghĩa gồm 4 điểm trên, chúng ta sẽ hiểu rõ về pháp nào là Ba La Mật và pháp nào không phải Ba La Mật.Đến đây, chúng ta đã xong phần chung (khái quát) về các pháp Pāramī.Tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng pháp Ba La Mật.Trước tiên: Dāna pāramī - Bố thí Ba La Mật.DĀNA PĀRAMĪ – BỐ THÍ BA LA MẬT.1. Khái niệm:Bất cứ cái gì được cho đi hay bất cứ hành động cho nào đều được gọi là Dāna – bố thí.Có hai loại bố thí:1.1. Bố thí như là một việc phước: bố thí với niềm tin trong sạch là những hành động phước và chỉ những sự bố thí như vậy mới tạo thành Bố thí Ba La Mật.1.2. Bố thí theo kiểu thế gian: những vật thí được cho đi vì thương, giận, sợ hãi, ngu si, … đều là cách cho theo thế gian, không phải Bố thí Ba La Mật.2. Sự khác nhau giữa Dāna - bố thí và Pariccāga - dứt bỏ:- Khi chúng ta trao quyền sở hữu tài sản của chúng ta cho người khác, nó được xem là cho đi hay hành động bố thí. Khi chúng ta từ bỏ ước muốn sở hữu tài sản của chúng ta, nó được xem là sự dứt bỏ.Như câu chuyện Bồ tát Akitti – tiền thân của Đức Phật. Khi cha mẹ mất đi và để lại cho Akitti rất nhiều tài sản. Akitti nghĩ rằng: “Cha mẹ và tổ tiên đã tích lũy số tài sản to lớn này nhưng họ cũng từ bỏ và ra đi. Với ta, ta cũng sẽ tập trung vào số của cải này và ra đi”. Nghĩ như, Akitti quyết định cho đi tất cả số tài sản này. Nhưng sau 7 ngày đích thân cho đi, số tài sản ấy vẫn còn rất nhiều. Đến lúc này, Akitti quyết định “Ta không cần đứng ra điều khiển cuộc bố thí này”, nên ngài đã mở cửa kho để mọi người đến lấy bất cứ thứ gì họ thích. Sau khi từ bỏ cuộc sống thế tục, Akitti xuất gia.Hành động đích thân phân phát của cải của ngài Akitti trong bảy ngày đầu hội đủ 4 điều (người cho, vật cho, người nhân, tác ý cho) nên được gọi là bố thí. Và hành động bỏ lại của cải để mọi người tùy thích đến lấy, đó gọi là dứt bỏ (như người ta dẹp bỏ những thứ không hữu dụng nữa).- Trong các việc phước thiện, Pariccāga – dứt bỏ luôn đi kèm Dāna – bố thí.Ví như trước khi cho vật gì, người cho luôn có ý nghĩ “Ta từ bỏ quyền sở hữu vật này”, đây là chỉ cho pariccāga – dứt bỏ. Do đó, trong các việc phước, pariccāga luôn đi kèm.- Trong bộ Đại Phật sử, Đức Phật nói đến Dāna pāramī - Bố thí Ba La Mật, không nói đến Pariccāga pāramī. Vì các pháp Pāramī được đề cập trong đây đều hướng đến Niết Bàn, nên không có sự phân biệt. Và trong kinh Tăng Chi, chương bảy pháp, Đức Phật đề cập đến bảy đức tính của bậc Thánh như sau: Tín, Giới, Tuệ, Dứt bỏ, Đa văn, Tàm và Úy. Đức Phật không kể đến Bố thí vì có sự hiểu ngầm ở đây bố thí được bao hàm trong Dứt bỏ.3. Những phương diện khác nhau của Dāna – Bố thí:3.1. Những pháp nào được gọi là Dāna – Bố thí:- Tác ý cho vật thí thích hợp được gọi là Dāna – Bố thí. Vì tác ý có trách nhiệm tạo ra hành động bố thí. Nói cách khác, nếu không có tác ý thì không có hành động cho.- Tác ý vào lúc cho + tác ý dứt bỏ = bố thí. Đây là hai yếu tố thực sự của bố thí.- Tác ý sinh khởi lúc dự định, trước khi bố thí, gọi là “tư tiền”. Tác ý này cũng gọi là bố thí khi có sẵn vật vào lúc khởi lên ý định “Ta sẽ cho vật này”. Nếu chưa có vật thì ý nghĩ bố thí chỉ là ý nghĩ thiện, chưa gọi là bố thí. Và như vậy, ở đây sẽ có hai loại bố thí: “tác ý bố thí” và “vật bố thí”. Khi bố thí, tác ý mới sinh kết quả vì tác ý thuộc tâm, nhưng như giải thích ở trên, tác ý chỉ được gọi là Dāna – bố thí khi có sẵn vật thích hợp để cho. Do đó, vật thí cũng là yếu tố đóng góp cho hành động bố thí được hình thành.- Ý nghĩa của Dāna – Bố thí:• Đặc trưng (trạng thái): từ bỏ• Phận sự: tiêu diệt sự tham luyến đối với vật bố thí• Sự hiện có mặt: không luyến ái, vô tham hiện hữu, biết rõ bố thí đưa đến tục sinh cõi lành• Nhân gần: vật thí.- Bao nhiêu loại Dāna?Chia theo nhóm: có 9.Trước tiên, bố thí nhóm 2 (có loại bố thí trong một nhóm).1- Tài thí – Pháp thí:• tài thí vật dụng hay tiền của được dùng để bố thí.Ngày nay, có những người không có khả năng thuyết pháp nhưng vì muốn làm pháp thí nên mua kinh sách và bố thí. Hành động này không thực sự là bố thí, nhưng người đọc sẽ được lợi ích nhờ đọc được pháp học, pháp hành đưa đến Niết Bàn, nên người thí có thể được xem là bố thí pháp. Tương tự nhưhành động đưa toa thuốc cho người..Dựng tượng, xây chùa có phải hình thức bố thí không?Bố thi phải đầy đủ ba yếu tố (người cho, người nhận, vật cho). Ở đây, tượng và chùa không phải là vật cho. Và người nhân ở đây cũng không hiện hữu (ai nhận tượng? ai nhận chùa?). Vì tượng và chùa là đối tượng để niệm tưởng về ân đức Phật. Do đó, xây chùa, dựng tượng liên quan đến pháp thiền niệm tưởng ân đức Phật, không phải là hành động thí hoặc có thể xem là phước thiện tôn kính Tam Bảo. Lại nữa, nếu ứng vào ý nghĩa của Dāna – Bố thí ở trên, chúng ta sẽ nhận ra hành động nào được gọi là bố thí.2- Nội đích bố thí – ngoại phần bố thí.• Nội đích bố thí: cho mạng sống hay tứ chi của mình.• Ngoại đích bố thí: cho tất cả những vật ở ngoài thân của người thí.• Lưu ý: không nên tùy tiện gọi ai đó là Bồ Tát chỉ vì hành động cao cả nào đó. Vì một người được gọi là Bồ Tát chỉ sau khi thực hành các Pháp Ba La Mật với hết khả năng của mình từng bước một, dần tiến hóa cho đến mức độ chín muồi.3- Vật chất bố thí – Vô úy thí:• Vật chất thí: bố thí liên quan tài sản, vật chất.• Vô úy thí: cho sự an ổn về tính mạng hoặc tài sản, ví như sự khoan dung, độ lượng của bậc đế vương, bậc trưởng thượng.4- Hữu lậu thí – vô lậu thí.• Hữu lậu thí: sự bố thí với tâm mong cầu được tài sản, niềm vui thích trong những kiếp sống sau.• Vô lậu thí: bố thí với chí nguyện chứng đắc Niết bàn, giải thoát sinh tử.5- Tội nhiễm thí – vô tội nhiễm thí.• Tội nhiễm thí: giết vật, lấy thịt tươi ngon bố thí. trộm cắp để lấy vật bố thí. nói dối để được vật đem đi bố thí.• Vô tội nhiễm thí: nguồn gốc vật thí không liên quan đến sát – đạo – vọng.• Lưu ý: một ngư dân quyết định từ bỏ việc đánh cá và tìm đến việc làm thiện. Nhưng việc làm mới không đem lại nhiều lợi nhuận như việc đánh bắt cá. Đây là ví dụ về “Tội nhiễm thí” đã được thực hiện trong quá khứ và cho quả trong kiếp hiện tại. Vì hành động bố thí ấy có kèm theo hành động sát sinh, nên ở hiện tại, lúc cho quả có kết hợp với việc sát sinh. Nên nói rằng, nghiệp bất thiện đã tạo và trở thành thói quen rất nguy nhiểm, vì nó không chỉ cho quả ở một thời điểm nào đó mà chính nó còn là điều kiện để những bất thiện khác phát sinh.6- Trực tiếp thí – gián tiếp thí.• Trực tiếp thí: tự tay thí.• Gián tiếp thí: nhờ cậy hay ủy quyền cho người khác thí.• Lưu ý: trực tiếp thí cho quả báu nhiều hơn gián tiếp thí.7- Cẩn trọng thí – bất cẩn thí• Cẩn trọng thí: sự bố thí được bắt đầu và diễn ra với sự cẩn trọng. Ví như dâng hoa. Sau khi đem hoa về, người thí sẽ dành thời gian kết hoa thành tràng đẹp đẽ rồi dâng cúng.• Bất cẩn thí: sự chuẩn bị không cẩn trọng. Ví như sự dâng hoa. Đem hoa về, người thí đem dâng liền với suy nghĩ rằng “hoa chính là vật thí cũng đủ rồi”.8- Hợp trí bố thí – ly trí bố thí• Hợp trí bố thí: sự bố thí kết hợp hiểu biết rõ ràng về những hành động có tác ý và kết quả do chúng tạo ra.• Ly trí bố thí: hành động bố thí những không có sự hiểu biết về tác ý, kết quả , chỉ đơn thuần làm theo người khác.• Lưu ý: việc hiểu biết rõ về nguyên nhân và kết quả trong khi bố thí được thực hiện, cũng đủ tạo nên hành động “Hợp trí bố thí”. Nói cách khác, bất cứ khi nào thực hiện bố thí đều cần có tuệ quán”.9 - Hữu trợ bố thí – vô trợ bố thí.• Hữu trợ bố thí: sau khi được người khác tha thiết nhắc nhở, kêu gọi, người cho mới thực hiện bố thí một cách miễn cưỡng.• Vô trợ bố thí: một người chưa có quyết định cho, nhưng khi có người đến quyên góp từ thiện, người cho lập tức cho mà không có sự do dự.• Vô trợ bố thí là sự bố thí đáp lại một yêu cầu đơn giản. Hoặc người cho ban đầu có ý định bố thí, nhưng sau đó lưỡng lự. Tuy nhiên, sau một thời gian tự nhắc nhở, tự động viên, người cho liền thực hành bố thí. Sự bố thí này cũng gọi là Hữu trợ bố thí.10- Hoan hỷ bố thí – xả bố thí.• Hoan hỷ bố thí: bố thí đi cùng tâm hoan hỷ .• Xả bố thí: bố thí đi cùng tâm không vui, không buồn, bình thản.11- Hợp pháp bố thí – phi pháp bố thí• Hợp pháp bố thí: vật thí có được từ phương tiện chân chính• Phi pháp bố thí: vật thí kiếm được bằng phương tiện bất chính.• Lưu ý: tuy việc kiếm vật thí bằng phương tiện phi pháp, nhưng hành động bố thí vẫn được xem là phước thiện. Nhưng kết quả giữa hai loại hợp pháp thí và phi pháp thí có sự khác biệt. Hợp pháp thí > Phi pháp thí.12- Nô lệ bố thí – Vô câu thúc bố thí.• Nô lệ thí: chỉ sự bố thí với ước vọng thành tựu dục lạc ở cõi đời. Sự bố thí này làm cho con người trở thành nô lệ cho tham ái.• Vô câu thúc thí: bố thí với ước nguyện chứng đắc đạo quả, Niết bàn, sự bố thí này với quyết tâm đoạn diệt ái dục.• Lưu ý: chúng sanh đa phần thực hành bố thí là hướng đến được hưởng dục lạc ở đời sau (nô lệ thí). Nhưng khi nghe được giáo pháp Đức Phật dạy, người cho quyết tâm “tôi không bao giờ làm nô lệ cho ái dục này nữa. Tôi quyết tâm không làm thỏa mãn chúng. Tôi sẽ tiêu diệt nó”. Và người này bắt đầu bố thí với nguyện ước chứng đắc đạo quả, Niết bàn. Đây gọi là Vô câu thúc bố thí.13- Định lập bố thí – bất định lập bố thí• Định lập bố thí: bố thí những vật thí có tính chất trường cửu, bất động như đào giếng, đào hồ• Bất định lập bố thí: bỗ thí những vật thí có tính chất di động, sử dụng tam thời như vật thực, y phục, v.v…14- Vật chính vật phụ thí – vật chính thí• Vật chính – vật phụ thí: vật thí gồm vật chính và kèm theo những vật phụ• Vật chính thí: vật thí chỉ là vật chính không có vật phụ đi kèm.• Ví như cúng dường y phục là chính và có kèm theo vật phụ thuộc khác như kim chỉ, nút áo, v.v…15- Định kỳ bố thí – ngẫu nhiên bố thí• Định kỳ bố thí: bố thí thường xuyên và đều đặn• Ngẫu nhiên bố thí: bố thí không thường, không đều đặn, không theo định kỳ, có tính chất tùy hứng.16- Thủ trước bố thí – vô thủ trước bố thí:• Thủ trước bố thí: sự bố thí bị ô nhiễm bởi ái dục và tà kiến• Vô thủ trước bố thí: sự bố thí mà không bị ô nhiễm bởi ái dục và tà kiến• Người bị lầm lạc do tà kiến, nhưng tà kiến thường đi chung với ái dục. Sau khi thực hiện việc bố thí, nếu người cho tha thiết nguyện rằng: Cầu cho tôi sớm chứng đắc Đạo Quả và Niết Bàn do nhờ quả phước của sự bố thí này. Thì sự bố thí này thuộc Vô lậu bố thí. Nhưng nếu người cho nguyện rằng : do quả phước này cầu cho tôi trở thành chư thiên tối thắng như Đế Thích, có thọ mạng lâu dài. Sự bố thí này gọi là Thủ trước bố thí. Trong giáo pháp của Đức Phật, chúng ta luôn được dạy thực hành Vô thủ trước bố thí.17- Tàn thực bố thí – tân thực bố thí• Tàn thực bố thí: bố thí những đồ dư thừa, phẩm chất xấu• Tân thực bố thí: bố thí những thứ còn mới mẻ• Ví như khi dọn vật thực cho bữa ăn hoặc khi đang ăn, có người ăn xin xuất hiện, người cho liền biếu một ít thức ăn vừa mới dọn ra hoặc đang dùng. Đây là tân thực bố thí. Nếu người cho chỉ có thể sở hữu tàn thực và đã trong sạch dâng cúng thức ăn cũ đó, thì đây cũng gọi là Tân thực bố thí. Chỉ khi người cho có khả năng cho “tân thực” nhưng lại không cho mà chỉ cho “tàn thực” thì đây gọi la Tàn thực thí.18- Cá nhân tuyển thí – tăng thí.• Cá nhân tuyển thí: bố thí đến một cá nhân.• Tăng thí: bố thí đến toàn thể, tập thể.• Lưu ý: ở đây, “Tăng” chỉ cho toàn thể hội chúng đệ tử Đức Phật. Khi bố thí, người cho không nên có ý nghĩ riêng về một cá nhân mà phải nghĩ đến toàn thể Tăng chúng. Chỉ khi đó, sự bố thí này mới được gọi là Tăng thí.19 - Sự bố thí được thực hiện trong khi người đang còn sống và sự bố thí được thực hiện sau khi người đã chết:• Được thực hiện sau khi người cho đã chết có nghĩa theo di nguyện, di chúc.• Lưu ý: Tỳ kheo không được thực hiện bố thí theo nghĩa để dành của cải lai cho người khác sau khi vị Tỳ kheo chết đi. Vì có làm như vậy cũng không thành tựu pháp bố thí. Vì sau khi vị Tỳ kheo chết đi, tài sản của vị ấy trở thành tài sản của Tăng (nói chúng). Do đó, bố thí theo di chúc chỉ phù hợp với cư sĩ.20 - Bất định kỳ bố thí – định kỳ bố thí:• Bất định kỳ bố thí: sự bố thí được thực hiện tùy hứng không liên quan đến vấn đề thời gian đặc biệt nào• Định kỳ bố thí: bố thí trong trường hợp đặc biệt• Lưu ý: Định kỳ bố thí có phước báu hơn bất định kỳ bố thí vì sự bố thí ấy đáp ứng được nhu cầu đặc biệt trong hoàn cảnh đặc biệt. Nhân của bố thí định kỳ sẽ cho quả đặc biệt vào lúc người ta cần đến.21- Sự bố thí có mặt thí chủ - sự bố thí vắng mặt thí chủ• Sự bố thí có mặt thí chủ: nghĩa là người cho không chỉ thấy tận mắt mà còn nghe tận tại, sờ tận tay, ngửi tận mũi.• Sự bố thí vắng mặt thí chủ: có nghĩa là theo yêu cầu của thí chủ nhưng thí chủ không tự tay cúng dường, không tự cảm nhận.22- Đẳng thí – vô song thí• Đẳng thí: là sự bố thí mà ai cũng có thể theo kịp• Vô song thí: sự bố thí mà không ai có thể theo kịp.Các loại Dāna - Bố thí được chia theo nhóm có 9. Ở đây, chúng ta chỉ vừa xong nhóm 2 (có 2 loại trong một nhóm).Hôm nay, chúng ta tạm dừng ở đây. Nghĩa là vẫn chưa xong phần Dāna pāramī - Bố thí Ba La Mật.Các thành viên thực hành chia phước.Tôi xin dâng phần phước trùng tuyên pháp này đến tất cả chư thiên trong và ngoài cốc của tôi, ở xa hoặc gần cốc của tôi. Chư thiên hoan hỷ thọ nhận phần phước này, tăng thêm phần an lạc lâu dài và chứng đắc trong ngày vị lai. Phần phước này hãy đến những thân bằng quyến thuộc đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, thầy tổ nhiều đời nhiều kiếp và nhất là kiếp hiện tại này. Các vị hoan hỷ thọ nhận phần phước này, thoát khỏi mọi cảnh khổ và được an lạc lâu dài. Phần phước này hãy là điều kiện để tôi diệt tuyệt tất cả lậu hoặc, đời đời kiếp kiếp sinh ra là người nam, tam nhân, có chánh kiến, sanh ra trong gia đình có chánh kiến, được xuất gia, học đạo, tu tập với các bậc Thánh từ thuở bé, nhàm chán ngũ trần, đủ điều giữ giới, trí tuệ thù thắng, chứng đắc Tứ Đạo, Tứ Quả và Niết Bàn.Xin chư thiên hoan hỷ cùng tôi!Chúc các thành viên an vui!Nếu các thành viên có điều gì cần trao đổi (liên quan đến bài vở), xin hoan hỷ nhắn tin vào trang chung của nhóm. Nếu nội dung ngoài bài, xin hoan hỷ gửi vào trang cá nhân. Xin ghi nhận như vậy!----------------- |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |