Bài viết mới | SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Today at 02:24
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:05
Lục bát by Tinh Hoa Mon 25 Nov 2024, 16:48
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Mon 25 Nov 2024, 15:43
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Mon 25 Nov 2024, 15:37
Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Mon 25 Nov 2024, 15:31
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Mon 25 Nov 2024, 01:29
7 chữ by Tinh Hoa Sun 24 Nov 2024, 05:26
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Phân biệt thành ngữ và tục ngữ | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Wed 18 Sep 2019, 11:28 | |
| Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
- Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, là một bộ phận của câu, mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn.
- Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán.
Về hình thức ngữ pháp , mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: "Áo rách, quần manh", "Ăn trắng, mặc trơn", "Ăn trên, ngồi trốc", "Dốt đặc cán mai", "Cá bể, chim ngàn" "Bụng đói, cật rét".... đều là thành ngữ.
"Chó cắn áo rách", "Bệnh quỷ thuốc tiên", "Người chửa, cửa mả", “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”, “Mống dài thì nắng, mống ngắn thì mưa”... đều là tục ngữ.
Hầu hết những câu thành ngữ, tục ngữ đầu do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có những câu rút ra từ các thi phẩm phổ biến, hoặc rút từ ca dao, dân ca ra.
Ví dụ: "Thương người như thể thương thân" lấy từ Gia Huấn ca của Nguyễn Trãi.
Thành ngữ là những tổ hợp từ thể hiện một lối nói mang tính biểu trưng, thường là từ những từ ngữ cụ thể kết hợp với nhau để mang một nghĩa ẩn dụ mới. Thực ra tính hình tượng và tính biểu trưng là những đặc điểm có quan hệ mật thiết với nhau trong thành ngữ. Do đó thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao. Ví dụ, "ếch ngồi đáy giếng" là một sự tình có thực xuất phát từ một câu chuyện có thực (hoặc hư cấu nhưng gần với sự thực): Một con ếch không may bị rơi xuống giếng sâu. Nó nhìn lên trên và cứ ngỡ là bấu trời xanh nhìn thấy kia hình như chỉ to bằng cái vung nồi. Dựa vào xuất xứ này mà người Việt đưa ra một thông điệp nhằm ám chỉ “ai đó do ít hiểu biết, tấm nhìn hạn hẹp, cho nên thường đánh giá sự vật và hiện tượng không đúng với bản chất vốn có”. Có rất nhiều thành ngữ xuất phát từ những sự việc cụ thể: Ba bảy hai mốt ngày; Ăn mày đòi xôi gấc; Trông gà hoá cuốc; Nói dối như Cuội…
Thành ngữ chưa thành câu chỉ là một cụm từ (cụm từ cố định) chỉ là một thành phần của câu nên người ta thường dùng chêm xen trong câu nói. Chẳng hạn: Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo" mà mất đoàn kết, hay: Anh cũng như "kiến bò miệng chén" thôi.
Thành ngữ thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hay nghệ thuật tu từ hoán dụ. Người ta sử dụng thành ngữ cốt để cho câu nói vừa ngắn gọn, hàm súc mà lại góp phần chuyển tải ngữ nghĩa một cách sinh động, ấn tượng và thú vị. Theo các chuyên gia, kết cấu của thành ngữ nằm ở bậc trên từ và dưới câu. Vì vậy, mỗi thành ngữ ít nhất phải có ba âm tiết trở lên (Ví dụ: "Khôn như rận", "Thi lên thi xuống", "Len lét như rắn mồng năm",…).
Tục ngữ thường dùng độc lập vì nó đã thành câu, đã diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn người ta thường nhắc nhau:
Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Tuy nhiên, cái khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ, tục ngữ là “sự đúc kết những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội, tục ngữ rút ra những bài học ứng xử, những phương châm xử thế… Những cách ứng xử ấy được coi là mẫu mực, phù hợp với lí tưởng sống của cộng đổng, với nhân cách văn hoá của con người. Như vậy, nói đến tục ngữ là nói đến những phát ngôn nhằm đưa ra một nhận định, một tổng kết mang tính kinh nghiệm có từ hiện thực. Ví dụ:
"Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm"
"Đời cha ăn mặn, đời con khát nước"
"Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống"
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
Về mặt sử dụng, tục ngữ không chỉ làm cho câu văn ngắn gọn, hàm súc mà còn tăng thêm giá trị lập luận, làm cho bài viết hay, chặt chẽ và ‘ đậm chất trí tuệ dân gian. Trong cuốn Đaghextan của tôi, nhà thơ R. Gamzatov từng nói một câu hết sức chí lí: “Kẻ ngu làm người khác kinh ngạc bằng tiếng gào, người thông minh làm người khác kinh ngạc bằng câu tục ngữ dẫn ra đúng chỗ”.
Đa số tục ngữ có hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) mà nghĩa bóng là thông báo chủ yếu của tục ngữ. Chẳng hạn câu "Có sừng thì đừng hàm trên". Nghĩa đen nói về hình ảnh con trâu, nghĩa bóng (nghĩa chính) nói về quy luật phân phối tự nhiên và xã hội, về tính tương đối của mọi sự vật hiện tượng đời sống. _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4906 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Wed 18 Sep 2019, 11:48 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
- Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, là một bộ phận của câu, mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn.
- Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán.
Về hình thức ngữ pháp , mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: "Áo rách, quần manh", "Ăn trắng, mặc trơn", "Ăn trên, ngồi trốc", "Dốt đặc cán mai", "Cá bể, chim ngàn" "Bụng đói, cật rét".... đều là thành ngữ.
"Chó cắn áo rách", "Bệnh quỷ thuốc tiên", "Người chửa, cửa mả", “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”, “Mống dài thì nắng, mống ngắn thì mưa”... đều là tục ngữ.
Hầu hết những câu thành ngữ, tục ngữ đầu do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có những câu rút ra từ các thi phẩm phổ biến, hoặc rút từ ca dao, dân ca ra.
Ví dụ: "Thương người như thể thương thân" lấy từ Gia Huấn ca của Nguyễn Trãi.
Thành ngữ là những tổ hợp từ thể hiện một lối nói mang tính biểu trưng, thường là từ những từ ngữ cụ thể kết hợp với nhau để mang một nghĩa ẩn dụ mới. Thực ra tính hình tượng và tính biểu trưng là những đặc điểm có quan hệ mật thiết với nhau trong thành ngữ. Do đó thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao. Ví dụ, "ếch ngồi đáy giếng" là một sự tình có thực xuất phát từ một câu chuyện có thực (hoặc hư cấu nhưng gần với sự thực): Một con ếch không may bị rơi xuống giếng sâu. Nó nhìn lên trên và cứ ngỡ là bấu trời xanh nhìn thấy kia hình như chỉ to bằng cái vung nồi. Dựa vào xuất xứ này mà người Việt đưa ra một thông điệp nhằm ám chỉ “ai đó do ít hiểu biết, tấm nhìn hạn hẹp, cho nên thường đánh giá sự vật và hiện tượng không đúng với bản chất vốn có”. Có rất nhiều thành ngữ xuất phát từ những sự việc cụ thể: Ba bảy hai mốt ngày; Ăn mày đòi xôi gấc; Trông gà hoá cuốc; Nói dối như Cuội…
Thành ngữ chưa thành câu chỉ là một cụm từ (cụm từ cố định) chỉ là một thành phần của câu nên người ta thường dùng chêm xen trong câu nói. Chẳng hạn: Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo" mà mất đoàn kết, hay: Anh cũng như "kiến bò miệng chén" thôi.
Thành ngữ thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hay nghệ thuật tu từ hoán dụ. Người ta sử dụng thành ngữ cốt để cho câu nói vừa ngắn gọn, hàm súc mà lại góp phần chuyển tải ngữ nghĩa một cách sinh động, ấn tượng và thú vị. Theo các chuyên gia, kết cấu của thành ngữ nằm ở bậc trên từ và dưới câu. Vì vậy, mỗi thành ngữ ít nhất phải có ba âm tiết trở lên (Ví dụ: "Khôn như rận", "Thi lên thi xuống", "Len lét như rắn mồng năm",…).
Tục ngữ thường dùng độc lập vì nó đã thành câu, đã diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn người ta thường nhắc nhau:
Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Tuy nhiên, cái khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ, tục ngữ là “sự đúc kết những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội, tục ngữ rút ra những bài học ứng xử, những phương châm xử thế… Những cách ứng xử ấy được coi là mẫu mực, phù hợp với lí tưởng sống của cộng đổng, với nhân cách văn hoá của con người. Như vậy, nói đến tục ngữ là nói đến những phát ngôn nhằm đưa ra một nhận định, một tổng kết mang tính kinh nghiệm có từ hiện thực. Ví dụ:
"Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm"
"Đời cha ăn mặn, đời con khát nước"
"Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống"
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
Về mặt sử dụng, tục ngữ không chỉ làm cho câu văn ngắn gọn, hàm súc mà còn tăng thêm giá trị lập luận, làm cho bài viết hay, chặt chẽ và ‘ đậm chất trí tuệ dân gian. Trong cuốn Đaghextan của tôi, nhà thơ R. Gamzatov từng nói một câu hết sức chí lí: “Kẻ ngu làm người khác kinh ngạc bằng tiếng gào, người thông minh làm người khác kinh ngạc bằng câu tục ngữ dẫn ra đúng chỗ”.
Đa số tục ngữ có hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) mà nghĩa bóng là thông báo chủ yếu của tục ngữ. Chẳng hạn câu "Có sừng thì đừng hàm trên". Nghĩa đen nói về hình ảnh con trâu, nghĩa bóng (nghĩa chính) nói về quy luật phân phối tự nhiên và xã hội, về tính tương đối của mọi sự vật hiện tượng đời sống. Hay quá thầy ui |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Thu 03 Oct 2019, 13:04 | |
| Phân biệt tục ngữ, ngạn ngữ, phương ngôn, cách ngôn, danh ngôn, châm ngôn, sấm ngữ
1. Tục ngữ: Là những câu nêu lên những đúc kết về kinh nghiệm, có ý nghĩa giáo huấn thâm sâu, mang tính chất dân gian đậm đà, mang phong cách văn nói và thường có vần điệu. Tục ngữ mang cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Thí dụ: - Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. - Bà con xa không bằng láng giềng gần. - Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa.
2. Ngạn ngữ: Là những câu nói xưa nêu lên những bài học về lẽ phải, đạo lý mang tính chất giáo dục và thường biểu hiện gần với phong cách văn học viết. Ngạn ngữ bao gồm cả những câu tục ngữ của nhân dân và những câu nói có giá trị, lời đẹp ý hay của các danh nhân, các nhà hiền triết được nhân dân truyền tụng. Ngạn có nghĩa là “lời nói của người xưa”. Ngạn ngữ thường mang tính quốc gia.
Thí dụ:
* Ngạn ngữ Việt Nam - Đâu phải cứ hết mưa là sẽ có cầu vồng, đâu phải cứ yêu thật lòng là sẽ được người yêu.
* Ngạn ngữ Anh - Yêu tôi vừa thôi nhưng hãy yêu tôi mãi mãi. - Đâu phải vàng tất cả những gì lấp lánh.
* Ngạn ngữ Pháp - Người đùm bọc che chở cho ta tốt nhất chính là tài năng của mình.
* Ngạn Ngữ Trung Hoa - Người không nghìn ngày tốt, hoa không trăm buổi hồng. - Cẩn tắc vô ưu.
* Ngạn ngữ Ả rập - Hỏi ý kiến của nhiều người nhưng tin vào trí tuệ của chính mình. - Có thể bỏ qua một lời nói nhưng không thể bỏ qua một nghìn lời góp ý. - Khi con trai bạn còn nhỏ, bạn hãy làm ông chủ của nó. Nhưng khi nó lớn lên rồi, bạn hãy làm người anh của nó.
* Ngạn ngữ Nga - Con mắt nhìn thấy tất cả nhưng không tự nhìn thấy nó. - Cái gì cũng biết nhưng không biết điều gì sâu sắc cũng là không biết. - Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.
* Ngạn ngữ Ý - Thú nhận tội lỗi là đã được tha thứ một nửa. - Nói điều bí mật của người khác là phản bội. Nói điều bí mật của mình là ngu ngốc.
* Ngạn ngữ Bồ Đào Nha - Đừng nói tất cả những gì mình biết, đừng tin tất cả những gì mình nghe.
* Ngạn ngữ Tây Ban Nha - Ghen tuông là bạo chúa của tình yêu.
* Ngạn ngữ Đức - Lúa mì và lòng biết ơn chỉ mọc trên những mảnh đất tốt lành.
* Ngạn ngữ Thái Lan - Phụ nữ mỉm cười là thứ bẫy người nhạy hơn quăng lưới.
* Ngạn ngữ Đan mạch - Ở đâu vàng bạc chiếm mất tâm hồn thì ở đó, lòng tin, hy vọng và tình thương sẽ bị tống ra khỏi cửa.
* Ngạn ngữ Hà Lan - Ít nói là đồ trang sức đẹp nhất của người con gái.
* Ngạn ngữ Phi Châu - Nếu muốn đi thật nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi thật xa, hãy đi cùng nhau.
3. Danh ngôn: Là những câu nói của các lãnh tụ, danh nhân, các nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, có xuất xứ từ sách vở. Danh ngôn thường rất trau chuốt.
Thí dụ: - Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân (Những gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác) - Khổng Tử. - Ta đến, ta thấy, ta chinh phục (I come, I see and I conquer) - Julius Caesar. - Đừng khóc vì nó kết thúc, hãy cười vì nó đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened) ― Dr. Seuss. - Sự học như chèo thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi - Vương Dương Minh. - Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông. - Nguyễn Bá Học. - Không thành công thì thành nhân. - Nguyễn Thái Học.
4. Phương ngôn: Là tục ngữ có tính chất địa phương.
Thí dụ: - Con gái còn son không bằng tô don Vạn Tường (Quảng Ngãi)
5. Cách ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ hoặc danh ngôn, chỉ có nghĩa đen, đơn thuần về mặt giáo dục. Thí dụ: - Học thầy không tày học bạn. - Tiên học lễ, hậu học văn.
6. Châm ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ, danh ngôn được dùng có tính chất cá nhân, được đặt ra làm lề luật, tiêu chuẩn cho hoạt động hoặc tư tưởng của mình. Châm ngôn mang phong cách chức năng.
7. Sấm ngữ: Là những câu nói được truyền tụng mang tính cách tiên tri, dự đoán trước những điều chưa xảy ra.
Thí dụ: - Bao giờ lúa mọc trên chì, voi đi trên giấy thầy tăng mới về. (tương truyền là của Nguyễn Bỉnh Khiêm)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| | | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4906 Registration date : 23/03/2013
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Mon 07 Oct 2019, 15:09 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Chòy
dzị mờ lâu nay TM cứ hiểu theo kiểu đảo ngữ của anh Tửng!
1. Tục ngữ: ngữ tục, là lời nói nghe hổng có thanh nhã. 2. Ngạn ngữ: ngữ ngạn, là lời nói bên lề. 3. Danh ngôn: ngôn danh, là lời nói danh giá 4. Phương ngôn: ngôn Phương, là lời nói của tỷ PN 5. Cách ngôn: ngôn cách, là lời nói qua điện thoại 6. Châm ngôn: ngôn châm, là lời nói châm chích & chọc giận kẻ khác 7. Sấm ngữ: ngữ sấm, là lời nói vang như sấm sét
TM ui cười chết mất TM giỏi hén, vậy thì phân biệt tục ngữ với ca dao, phương dao, đồng dao lun đi! _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Wed 09 Oct 2019, 07:17 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Chòy
dzị mờ lâu nay TM cứ hiểu theo kiểu đảo ngữ của anh Tửng!
1. Tục ngữ: ngữ tục, là lời nói nghe hổng có thanh nhã. 2. Ngạn ngữ: ngữ ngạn, là lời nói bên lề. 3. Danh ngôn: ngôn danh, là lời nói danh giá 4. Phương ngôn: ngôn Phương, là lời nói của tỷ PN 5. Cách ngôn: ngôn cách, là lời nói qua điện thoại 6. Châm ngôn: ngôn châm, là lời nói châm chích & chọc giận kẻ khác 7. Sấm ngữ: ngữ sấm, là lời nói vang như sấm sét
TM ui cười chết mất TM giỏi hén, vậy thì phân biệt tục ngữ với ca dao, phương dao, đồng dao lun đi! Dạ, dao ca là dao... anh chị, dao bự, dao Phương là... dao của tỷ PN, dao đồng là dao... bằng đồng tỷ ui kíu em
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |