Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Câu đối Tue 16 Feb 2010, 05:38 | |
| Câu đối Tết
Câu đối Tết là một trong những thể loại văn chương phổ biến nhất được làm vào dịp Tết để mừng xuân, mừng năm mới và cũng là để trang trí cho đẹp nhà đẹp cảnh xuân. Ngày xưa, Tết thiếu gì thì thiếu còn “thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ” là không thể thiếu.
Khái niệm câu đối
Câu đối là một sáng tác văn học, thuộc thể loại văn biền ngẫu gồm hai vế đối nhau, nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội.
Câu đối còn thể hiện tài trí thông minh, nhanh nhậy. thể hiện phong cách tài tử trong việc đối đáp ứng xử. Câu đối không dài, không nhiều chữ nghĩa như những bài văn bài thơ, tuy chỉ có hai vế nhưng nó vẫn thể hiện được những ý tưởng mhững quan điểm một cách rõ ràng, cô đọng và súc tích. Ngôn từ của câu đối được cân nhắc chọn lọc, âm điệu nhịp nhàng, kết cấu chặt chẽ, nhiều câu tài tình đến mức người đọc người nghe cảm thấy kỳ thú một cách bất ngờ khi nó bật ra ý tưởng mới lạ. “Văn hay chẳng lọ ngắn dài”.
Những câu đối trí tuệ tài hoa biểu lộ được những quan điểm tư tưởng đúng dắn thường được lưu truyền rộng rãi cũng giống như những câu ca dao, câu thơ hay sẽ mãi mãi trường tồn. Tóm lại câu đối không chỉ là thể loại văn học mà còn là một thể loại văn học đặc biệt và là một nét đẹp của phong tục cổ truyền của bản sắc văn hóa dân tộc.
Có thể cho rằng câu đối Việt Nam được bắt nguồn từ thực tế đời sống xã hội, bắt nguồn từ cách nói đối ngẫu tự nhiên của ngôn ngữ dân tộc. Từ những câu thành ngữ, tục ngữ ca dao trong văn học dân gian đến những câu nói quen miệng hàng ngày cũng thường hình thành những vế đối ứng tự nhiên.
Câu đối Tết
Những ngày giáp tết ở những nơi phố đông, những phiên chợ thường có những ông đồ ngồi viết câu đối thuê, như nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết:
"Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua..."
Phần lớn câu đối tết của các nhà nho tự làm là những câu đối tức cảnh ngẫu hứng, những câu vịnh cảnh tết, cảnh nhà, cảnh mình nhưng cũng có nhiều câu chính luận thời đàm. Nhiều người nghĩ đến tình thế xã hội, nghĩ đến cuộc sống khó khăn nên đã viết những câu đối tết như:
"Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo Nhân tình đã bạc lại bôi vôi"
"Tối ba mươi công nợ rối Canh Tân những ước mười năm dồn lại một Sáng mồng một rượu chè say Quý Tỵ lại mong ba bữa hóa ra mười"
"Duyên với văn chương nên treo chữ; Nợ cùng trời đất phải trồng nêu"
"Đuột trời ngất nghểu một cây nêu tối bữa ba mươi ri cũng tết; Vang đất đì đùng ba tiếng pháo rạng ngày mồng một rứa là xuân"
"Mua pháo đốt chơi để anh em nghe có tiếng Giật nêu đóng lại cho làng nước biết không xiêu"
Câu đối thờ viết trên giấy đỏ dán ở cột, ở cửa nhà nội dung thường bày tỏ lòng biết ơn của cháu con đối với tiên tổ:
"Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên"
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân; Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết)
Ở làng trang Đông Hồ câu đối trên đã được cải biên chút ít và đưa vào bộ tranh chủ treo ở bàn thờ gia tiên, hai bên là chữ Phúc, chữ Thọ và đôi câu đối:
"Từ thời xuân tại thủ Ngũ phúc thọ vi tiên"
Những chữ Hán được trang trí cách điệu: một bên là con rồng, một bên là con phượng trên nền giấy điểm xuyết hoa, lá, chim muông.
Những câu đối này thường kèm theo mấy chữ đại tự cũng viết trên giấy đỏ treo thành bức hoành: "Ấm hà tư nguyên" (Uống nước sông nhớ đến nguồn); "Ðức lưu quang" (Ðức chan hòa ánh sáng).
Dịp Tết còn có các câu đối tức cảnh xuân của các bậc văn hay chữ tốt, cũng được viết trên giấy đỏ treo ở cổng.
Vậy tục treo câu đối Tết có từ bao giờ? Sách xưa có kể phong tục của người dân Bách Việt, trong ngày Tết Nguyên Đán theo bùa gỗ có hình hai vị thần Thần Ðồ và Uất Lũy treo hai bên cửa ngõ. Ðó là hai vị thần sống dưới gốc đào lớn dưới núi Ðộ Sóc chuyên cai quản đàn quỷ, hễ quỷ nào "phá rào" đi làm hại dân thì thần hóa phép trừ đi. Sau này việc treo bùa gỗ "Ðào phù" được thay bằng câu đối hai bên cửa.
Ðời sống khấm khá dần, mỗi người, tùy hoàn cảnh, gửi gắm vào câu đối những ý tứ, những niềm vui cùng ước vọng vào một năm mới đang đến. Vào thế kỷ 15, thú chơi câu đối Tết đã trở nên phổ biến, khắp Kinh kỳ, từ dinh thự của quan lại tới các tư gia, đâu đâu cũng treo câu đối Tết. Lại có cả cấu đối nói về nghề nghiệp dán ở cửa hàng, cửa hiệu. Tương truyền, vào một năm, sắp tới giao thừa, vua Lê Thánh Tông ra phố phường xem dân ăn tết. Thấy một nhà không treo câu đối, vua vào hỏi, biết đó là nhà một người thợ nhuộm vợ góa, con trai đi vắng, vua bèn lấy giấy bút và viết.
"Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ; Triều đình chu tử tổng ngõ gia
(Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ Ðỏ tía triều đình tự cửa ta)
Cùng với chữ Hán, nhiều danh sĩ nước ta còn viết câu đối Tết bằng chữ Nôm. Ðầu thế kỷ 20, Nguyễn Khuyến (1835-1909) đã sử dụng tài tình chữ viết của dân tộc, đưa cả ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào câu đối. Trong 67 câu đối hiện còn của cụ thì 47 câu đối Nôm. Ðây là cảnh Tết của một nhà nghèo mà lòng vân phơi phới sắc xuân khi giao thừa sắp đến:
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà"
Hiểu rõ vần xoay của tạo hóa, cụ ước ao:
"Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân" |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Tue 16 Feb 2010, 05:40 | |
| Câu đối mừng
Câu đối đấu trí thử tài thường phát triển rộng rãi ở khắp mọi nơi mọi lúc. Ngày xưa những khi nhàn tả, những buổi đình đám hội hè, những lúc họp mặt bên mâm rượu, bàn trà các cụ thường đọc cho nhau nghe những câu đối hay, hoặc ra những vế xuất đối để cùng nhau nghiền ngẫm đối lại.
Lê Văn Hưu khi nhỏ đi học ở Cổ Bôn (Đông Sơn) có ghé vào lò rèn để rèn dùi đóng sách vở. Bác phó rèn biết đất Bôn vốn là tay hay chữ muốn thử tài cậu bé từng nổi tiếng "Thần đồng" nên đã ra vế đối:
"Than trong lò, lửa trong lò, sắt trong lò thổi phì phò rèn nêm dùi sắc"
Lê Văn Hưu đối lại:
"Sách trong túi, mực trong túi, bút trong túi viết lúi húi thi đỗ khôi nguyên"
Cụ cử Vương Thúc Quý là thầy dạy chữ Nho của Nguyễn Sinh Cung. Năm 1902 cậu Cung 12 tuổi, trong một một buổi học, lúc cậu Cung rót dầu vào đèn, do sơ ý để dầu đổ ra đế đèn, nhân đó Thầy Quý đã ra cho cả lớp một vế đối
"Thắp đèn lên dầu vương ra đế"
“Vương” vừa có nghĩa chảy dính vào vừa có nghĩa là vua.
“Đế” vừa có nghĩa là đế đèn vừa là hoàng đế. Trong lúc cả lớp còn suy nghĩ thì cậu Cung đã xin được đối lại:
"Cưỡi ngựa phi thẳng tấn lên đường"
Câu đối sách
Là câu đối lấy chữ nghĩa đã có sẵn trong sách hoặc lấy những điển cố, điển tích để đưa vào câu đối. Khi vế xuất đối lấy điển tích hoặc lấy chữ trong sách, trong truyện thì vế đối lại cũng phải lấy điển tích hoặc chữ trong sách trong truyện có thể lấy trong cùng một quyển sách và cũng có thể lấy ở hai quyển, hai truyện khác nhau.
“Thúy Kiều đi qua cầu thấy bóng chàng Kim lòng đã Trọng
Trọng Thủy nhìn vào nước thoáng hình nàng Mỵ mắt sa Châu”
Hà Tôn Quyền đọc vế đối, lấy nguyên một câu trong sách “Trung Dung”:
“Quân tử ố kỳ văn chi trứ”
Có nghĩa là người quân tử rất ghét cái lòe loẹt bề ngoài, nhưng nghĩa bón lại hàm ý: Người quân tử rất ghét cái giọng văn của ông Trứ.
Nghe xong, Nguyễn Công Trứ cũng lấy luôn một câu trong sách “Trung Dung” để đối lại:
“Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền”
Có nghĩa là bậc thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng đến quyền lực. Nhưng nghĩa bóng lại hàm ý là bậc thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng đến ông Quyền. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Tue 16 Feb 2010, 05:42 | |
| Câu đối thờ các vị nhân thần, thiên thần
Nhân thần là những vị có công lớn đối với dân, với nước khi chết được phong thần và các vị Thiên thần giáng thế:
Đức đại yên dân thiên cổ thịnh; Công cao hộ quốc vạn niên trường
(Đức lớn giúp dân lưu muôn thuở; Công cao giữ nước rạng ngàn thu)
Câu đối ở đền thờ Trần Hưng Đạo:
Gia hiếu tử, quốc trung thần, công liệt chiến đan thanh, ninh chỉ lưỡng hồi an xã tắc; Văn kinh thiên, vũ bát loạn, anh linh tham khí hóa, thượng lưu chung cổ điện sơn hà”
(Làm con hiếu, làm tôi chung, công lớn chói sử xanh không chỉ hai lần yên đất nước; Nào văn hay, nào võ giỏi, anh linh trùm cõi tục vẫn còn muôn thuở giúp non sông)
Câu đối ở đên thờ Lê Lai (Ngọc Lặc Thanh Hóa):
Lê triều hiển tích trung lương tướng; Nam quốc phương danh thượng đẳng thần
Câu đối ở đền thờ hai cha con Đặng Dung, Đặng Tất (Cả hai cha con đều là dũng tướng chống giặc Minh thời hậu Lê)
Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ; Anh hùng bất nhị, nhị anh hùng
Câu đối ở đền thờ Nguyễn Công Trứ (Làng Đông Quách huyện Tiền Hải Thái Bình):
Đắc địa sinh từ Đông ấp nhất bách niên kỷ niệm; Kình thiên trụ thạch Hồng Sơn thiên vạn cổ tề cao
(Đất tốt dựng đền thờ, làng Đông ấp trăm năm lưu kỷ niệm; Trời cao xây cột đá, núi Hồng Sơn muôn thuở sánh công lao)
Câu đối Đức Ông tại chùa Thiên Phức (Còn gọi là chùa Bộc) ở Khương Thượng Đống Đa:
Động lý vô trần đại địa sơn hà lưu đống vũ; Quang trung hóa phật tiểu thiên thế giới chuyển phong vân
(Bụi trần trong động không còn, non sông đất nước lưu rường cột; Ánh sáng hóa thành phật cõi tiểu thiên thế giới chuyển gió mây)
Có tài liệu nói vua Quang Trung được thờ ở chùa Bộc, tượng Đức Ông chính là tượng Quang Trung, nhưng để tránh trả thù của nhà Nguyễn nên tượng và câu đối không dám đề rõ.
Câu đối ở Quốc Tử Giám:
Đông Tây Nam Bắc do tự đạo; Công, Khanh, Phu, Sĩ xuất thử đồ
Câu đối ở đền thờ Thánh Gióng:
Phá tặc đãm hiềm tam tuế vãn Đằng vân do hận cửu thiên đê
(Lên ba tuổi phá được giặc còn cho là muộn; Vượt chín từng mây còn hận trời vẫn chưa cao)
Câu đối ở đền Hùng:
Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản, sông Thao non nước vẫn quay về đẩt tổ; Văn minh đang buổi mới, con Hồng cháu Lạc giống nòi còn nhớ đến mồ ông
Hoặc:
Có tôn, có tổ, có tổ, có tôn tôn tổ tổ cũ; Còn nước, còn non, còn nước, nước non non nước nước non nhà
Hoặc:
Thập bát đại thừa truyền Lô bích, Tản thanh đồ bản cựu; Nhị thiên niên linh chức Âu phong, á vũ, miết đường cao
Câu đối thờ gia tiên
Thờ gia tiên trong các gia đình hoặc trong nhà thờ họ thường có những câu như:
Nhật nguyệt quang chiếu thập phương; Tổ tông lưu thùy vạn thế
(Vầng nhật nguyệt chiếu mười phương rạng rỡ; Đức tổ tiên lưu muôn thuở sáng ngời)
Mộc xuất thiên chi do hữu bản; Thủy lưu vạn phái tổ tòng nguyên
(Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc; Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn)
Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh; Phúc ấm nhi tôn vạn đại vinh
(Tổ tiên tích đức nghìn năm thịnh; Con cháu ơn nhờ vạn đại vinh)
Bản căn sắc thái ư hoa diệp; Tổ khảo tinh thần tại tử tôn
(Sắc thái cội cành thế hiện ở hoa lá; Tinh thần tiên tổ lưu lại trong cháu trong con)
Cúc dục âm thâm Đông hải đại; Sinh thành nghĩa trong Thái ơn cao
(Ơn nuôi dưỡng sâu tựa biển Đông; Nghĩa sinh thành cao như non Thái)
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Tue 16 Feb 2010, 05:45 | |
| Câu đối tức cảnh cảm hứng
Câu đối của Cao Bá Quát:
Nhà trống ba gian một thầy một cô, một chó cái; Học trò dăm đứa nửa người nửa ngợm nửa đười ươi
Tương truyền khi ông bị cùm gông trong ngục, ông còn có câu ngẫu hứng:
Một chiếc cùm lim chân có đế; Ba vòng xích sắt bước thì vương
Vừa vịnh cảnh bị gông cùm vừa ngụ ý coi khinh bậc đế vương, coi đế, coi vương ở dưới chân mình.
Hoặc:
Tiền bạc của giời chung trống trải thế mới vòng khuyên sáo; Công danh đường đất rộng kèn cựa chi cho thẹn chí tang bồng
Câu đối của một quan văn vịnh bạn là một ông quan võ. Ông quan võ chột một mắt nhưng vốn nổi tiếng dũng cảm trong các trận chiến đấu chống Pháp:
Cung kiếm ra tay thiên hạ đổ dồn hai mắt lại; Triều đình cử mục, anh hùng chỉ có một ngươi thôi
(Ý: Tài cung kiếm đã ra tay chiến đấu thì cả thiên hạ phải trố mắt ra. Nhìn trong triều đình chỉ có mình nhà người là bậc anh hùng. Nhưng nghĩa bóng còn có ý cả triều đình chỉ có mình ông bị chột mắt, chỉ còn có một con ngươi).
Một ông bạn khác còn tặng ông quan chột hai câu thơ:
Bình tây sát tả thiếu chi người; Ngó lại anh hùng chỉ một ngươi
Một anh nhà nho sinh phải đi đào kênh Hạc (Đông sơn Thanh Hóa). Hôm đó quan huyện cũng ra công trường thị sát. Quan nằm trên chiếc cáng, khi vén diềm màn nhìn thấy một thanh niên đang so vai rụt cổ gánh lèo tèo mấy cục đất. Quan cho gọi anh thanh niên lại mắng:
- Mày nhác nhưởi, không chịu làm việc, gồng gánh như thế thì đáng phải ăn đòn.
Anh thanh niên thưa:
- Bẩm quan lớn con là học trò, chưa quen gồng gánh xin quan lớn xá cho.
Quan là tay hay chữ nên khi nghe đên hai tiếng học trò, quan liền bảo:
- Nếu là học trò thì thử đối lại câu này. Đối được thì ta sẽ tha cho. Rồi quan đọc:
Gia công đào kênh Hạc, giang vai gánh đất cổ cò
Vế ra lấy việc đào kênh Hạc mà làm đề để vịnh cảnh anh học trò giang vai rụt cổ gánh đất và dụng ý của quan là nhân có tên Hạc là tên loài chim nên đã lấy tên một số loài chim như gia, công, hạc, giang cò để vận dụng vào câu đối. Anh nho sinh đối lại:
Cáng phượng mắc màn loan sáo rũ khách nằm kêu két két
Vế đối lại cũng vận dụng đủ năm loại chim, Phượng, loan, sáo khách két để đối lại năm loại của vế ra, vế đối vịnh cảnh quan thảnh thơi nằm trên cáng ngược với cảnh người đang lao động vất vả. Biết gặp phải tay không vừa nên quan vội biến.
Năm 1786, Lê Chiêu Thống nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh đánh dẹp Trịnh Bồng. Bồng thua chạy. Được dịp trả thù nên Lê Chiêu Thống cho đốt phủ chúa. Còn Nguyễn Hữu Chỉnh thì cho thu chuông đồng ở các đình chùa để đúc tiền. Trước những sự việc như vậy nhiều người tỏ ý bất bình, có người đã làm câu đối tức cảnh dán ở cửa Đại Hưng:
Thiên hạ thất tự chung, chung thất nhi đỉnh an tại Hoàng thượng phần vương phủ, phủ phần tức điện diệc không
(Thiên hạ mất chuông chùa, chuông mất hạc còn đâu nữa, Hoàng thượng thiêu phủ chúa, phủ thiêu điện cũng trơ thôi)
Ý: Chuông đã mất thì vạc là thứ tượng trưng cho vương quyền cũng không còn. Vua Lê dựa vào chúa Trịnh và chúa Trịnh cũng dựa vào vua Lê để cùng tồn tại nhưng nay vua đốt phủ chúa thì cung điện của vua cũng trơ.
Thuở thiếu thời Lê Tư Thành (sau là vua Lê Thánh Tông) một hôm đi dạo mát bên bờ sông đào vùng Tống Sơn (Thanh Hóa) thấy một cô gái xinh đẹo đang vo gạo ở bến sông. Tức cảnh sinh tình nên Hoàng tử đọc một vế đối nhưng còn bỏ lửng ở câu cuối:
Gạo trắng nước trong mến cảnh lại càng thêm mến cả…
Không ngờ cô gái dừng tay nhìn Hoàng tử rồi đáp lại cũng bằng một vế đối bỏ lửng:
Cát lầm gió bụi lo đời đâu đấy hãy lo cho…
Hoàng tử sửng sốt về tài ứng đối của cô gái xinh đẹp, sau đó mới biết tên cô gái là Ngọc Hằng, con của một vị quốc công, mẹ con bị thất thế nên về vùng này. Về sau khi được lên ngôi, Lê Thánh Tông đã lấy Ngọc Hằng làm vợ.
Sưu tầm
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Tue 16 Feb 2010, 11:21 | |
| - Shiroi đã viết:
- Câu đối Tết
Câu đối Tết là một trong những thể loại văn chương phổ biến nhất được làm vào dịp Tết để mừng xuân, mừng năm mới và cũng là để trang trí cho đẹp nhà đẹp cảnh xuân. Ngày xưa, Tết thiếu gì thì thiếu còn “thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ” là không thể thiếu.
Khái niệm câu đối
Câu đối là một sáng tác văn học, thuộc thể loại văn biền ngẫu gồm hai vế đối nhau, nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội.
Câu đối còn thể hiện tài trí thông minh, nhanh nhậy. thể hiện phong cách tài tử trong việc đối đáp ứng xử. Câu đối không dài, không nhiều chữ nghĩa như những bài văn bài thơ, tuy chỉ có hai vế nhưng nó vẫn thể hiện được những ý tưởng mhững quan điểm một cách rõ ràng, cô đọng và súc tích. Ngôn từ của câu đối được cân nhắc chọn lọc, âm điệu nhịp nhàng, kết cấu chặt chẽ, nhiều câu tài tình đến mức người đọc người nghe cảm thấy kỳ thú một cách bất ngờ khi nó bật ra ý tưởng mới lạ. “Văn hay chẳng lọ ngắn dài”.
Những câu đối trí tuệ tài hoa biểu lộ được những quan điểm tư tưởng đúng dắn thường được lưu truyền rộng rãi cũng giống như những câu ca dao, câu thơ hay sẽ mãi mãi trường tồn. Tóm lại câu đối không chỉ là thể loại văn học mà còn là một thể loại văn học đặc biệt và là một nét đẹp của phong tục cổ truyền của bản sắc văn hóa dân tộc.
Có thể cho rằng câu đối Việt Nam được bắt nguồn từ thực tế đời sống xã hội, bắt nguồn từ cách nói đối ngẫu tự nhiên của ngôn ngữ dân tộc. Từ những câu thành ngữ, tục ngữ ca dao trong văn học dân gian đến những câu nói quen miệng hàng ngày cũng thường hình thành những vế đối ứng tự nhiên.
Câu đối Tết
Những ngày giáp tết ở những nơi phố đông, những phiên chợ thường có những ông đồ ngồi viết câu đối thuê, như nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết:
"Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua..."
Phần lớn câu đối tết của các nhà nho tự làm là những câu đối tức cảnh ngẫu hứng, những câu vịnh cảnh tết, cảnh nhà, cảnh mình nhưng cũng có nhiều câu chính luận thời đàm. Nhiều người nghĩ đến tình thế xã hội, nghĩ đến cuộc sống khó khăn nên đã viết những câu đối tết như:
"Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo Nhân tình đã bạc lại bôi vôi"
"Tối ba mươi công nợ rối Canh Tân những ước mười năm dồn lại một Sáng mồng một rượu chè say Quý Tỵ lại mong ba bữa hóa ra mười"
"Duyên với văn chương nên treo chữ; Nợ cùng trời đất phải trồng nêu"
"Đuột trời ngất nghểu một cây nêu tối bữa ba mươi ri cũng tết; Vang đất đì đùng ba tiếng pháo rạng ngày mồng một rứa là xuân"
"Mua pháo đốt chơi để anh em nghe có tiếng Giật nêu đóng lại cho làng nước biết không xiêu"
Câu đối thờ viết trên giấy đỏ dán ở cột, ở cửa nhà nội dung thường bày tỏ lòng biết ơn của cháu con đối với tiên tổ:
"Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên"
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân; Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết)
Ở làng trang Đông Hồ câu đối trên đã được cải biên chút ít và đưa vào bộ tranh chủ treo ở bàn thờ gia tiên, hai bên là chữ Phúc, chữ Thọ và đôi câu đối:
"Tứ thời xuân tại thủ Ngũ phúc thọ vi tiên"
Những chữ Hán được trang trí cách điệu: một bên là con rồng, một bên là con phượng trên nền giấy điểm xuyết hoa, lá, chim muông.
Những câu đối này thường kèm theo mấy chữ đại tự cũng viết trên giấy đỏ treo thành bức hoành: "Ấm hà tư nguyên" (Uống nước sông nhớ đến nguồn); "Ðức lưu quang" (Ðức chan hòa ánh sáng).
Dịp Tết còn có các câu đối tức cảnh xuân của các bậc văn hay chữ tốt, cũng được viết trên giấy đỏ treo ở cổng.
Vậy tục treo câu đối Tết có từ bao giờ? Sách xưa có kể phong tục của người dân Bách Việt, trong ngày Tết Nguyên Đán theo bùa gỗ có hình hai vị thần Thần Ðồ và Uất Lũy treo hai bên cửa ngõ. Ðó là hai vị thần sống dưới gốc đào lớn dưới núi Ðộ Sóc chuyên cai quản đàn quỷ, hễ quỷ nào "phá rào" đi làm hại dân thì thần hóa phép trừ đi. Sau này việc treo bùa gỗ "Ðào phù" được thay bằng câu đối hai bên cửa.
Ðời sống khấm khá dần, mỗi người, tùy hoàn cảnh, gửi gắm vào câu đối những ý tứ, những niềm vui cùng ước vọng vào một năm mới đang đến. Vào thế kỷ 15, thú chơi câu đối Tết đã trở nên phổ biến, khắp Kinh kỳ, từ dinh thự của quan lại tới các tư gia, đâu đâu cũng treo câu đối Tết. Lại có cả cấu đối nói về nghề nghiệp dán ở cửa hàng, cửa hiệu. Tương truyền, vào một năm, sắp tới giao thừa, vua Lê Thánh Tông ra phố phường xem dân ăn tết. Thấy một nhà không treo câu đối, vua vào hỏi, biết đó là nhà một người thợ nhuộm vợ góa, con trai đi vắng, vua bèn lấy giấy bút và viết.
"Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ; Triều đình chu tử tổng ngõ gia
(Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ Ðỏ tía triều đình tự cửa ta)
Cùng với chữ Hán, nhiều danh sĩ nước ta còn viết câu đối Tết bằng chữ Nôm. Ðầu thế kỷ 20, Nguyễn Khuyến (1835-1909) đã sử dụng tài tình chữ viết của dân tộc, đưa cả ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào câu đối. Trong 67 câu đối hiện còn của cụ thì 47 câu đối Nôm. Ðây là cảnh Tết của một nhà nghèo mà lòng vân phơi phới sắc xuân khi giao thừa sắp đến:
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà"
Hiểu rõ vần xoay của tạo hóa, cụ ước ao:
"Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân" Nguyên văn:
Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo Nhân tình trắng thế lại bôi vôi Không dưng xuân đến chi nhà tớ Có lẽ trời mà đóng cửa ai (Trần Tế Xương)
Duyên với giang sơn nên dán chữ Nợ gì trời đất phải trồng nêu (Bà Huyện Thanh Quan )
Một số câu đối Tết nổi tiếng:
Ai nấy dại vô cùng, pháo pháo nêu nêu kinh những quỷ Ta nay nhàn bất trị, chè chè rượu rượu sướng bằng tiên (Nguyễn Công Trứ )
Thiên hạ dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó Ông này khôn bất trị, rượu say túy lý lại nằm mèo ( Nguyễn Khuyến )
Tối ba mươi, khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới Sáng mồng một, lỏng then tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào (Hồ Xuân Hương )
Bật cần nêu đem mới lại cho mau, già, trẻ, gái, trai đều sướng kiếp . Dùng tiếng trúc đuổi cũ đi đã đáng, cỏ, hoa, non, nước cũng mừng Xuân (Chiêu Hổ )
Bầu một chiếc lăn chiêng, mặc sức Tam dương khai thái Nhà hai gian bỏ trống, tha hồ Ngũ phúc lâm môn (Chiêu Lỳ )
Lá phướn phất ngang trời, bốn bể đều trông nêu Phật Tiếng chuông kêu dậy đất, mười phương cùng tưởng pháo sư (Một nhà sư đời Lý )
Doanh quan lớn gọi là Dinh , võng lọng, hèo hoa ngù giáo đỏ, quân kiệu sắp hàng đôi (Nghè Tân ) Tiết ba mươi gọi là tết, chè lam, bánh chưng nhân đậu xanh, dưa hành đánh miếng một ( Nghè Cốc đối lại )_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Wed 17 Feb 2010, 04:48 | |
| Sao anh nhớ được các câu đối này, hay quá vậy ? Có nhiều câu em không có biết nữa |
| | | mavidu
Tổng số bài gửi : 12 Age : 41 Location : Hà Nội Registration date : 08/08/2013
| Tiêu đề: Re: Câu đối Mon 12 Aug 2013, 18:25 | |
| Sẵn có chỗ của thầy và các huynh đệ, học trò xin mạn phép ra một vế đối, mời mọi người ạ!
Học trò đi học khéo bầy trò, viết chữ lên quạt mo có mò đến tối! |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Câu đối | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |