Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| 7 câu thành ngữ tục ngữ ai cũng quen dùng nhưng toàn bị sai | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: 7 câu thành ngữ tục ngữ ai cũng quen dùng nhưng toàn bị sai Mon 02 Sep 2019, 11:58 | |
| Những thành ngữ thường bị dùng sai trên báo
GD&TĐ - Trong đời sống xã hội hiện nay, báo chí đóng vai trò thông tin quan trọng. Một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của người đọc chính là tít (title) báo/ đầu đề của bài báo/ tiêu đề văn bản báo chí.
Tiêu đề báo chí (TĐBC) có nhiều kiểu, tuy nhiên, dù là kiểu nào thì TĐBC cũng phải đảm bảo vừa nêu được nội dung cốt lõi của bài viết, vừa hấp dẫn, thu hút, khơi gợi trí tò mò của độc giả.
Sử dụng thành ngữ chưa phù hợp
Thành ngữ là những tổ hợp từ cố định đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân từ thời xa xưa, dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có vần điệu, dễ nhớ, được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Tuy nhiên, cũng từ phương thức truyền miệng nên có thành ngữ đã nảy sinh các dị bản, nhiều người hiểu sai, dẫn đến sử dụng chưa phù hợp với ngữ cảnh, nhất là dùng làm tiêu đề báo chí.
Một bộ phận không ít của thành ngữ tiếng Việt hiện nay là thành ngữ gốc Hán, thường gồm bốn chữ đăng đối, cô đọng về mặt ngữ nghĩa, được du nhập vào tiếng Việt và sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay.
Phần lớn người dùng mắc lỗi nhầm lẫn nghĩa các thành tố, dẫn đến kết hợp tùy tiện các yếu tố thuần Việt (chữ Nôm) trong một thành ngữ Hán Việt.
Bài binh bố trận
Bài binh bố trận (擺兵布陣) là bố trí lực lượng thành thế trận sẵn sàng chiến đấu, sắp xếp thế trận để chuẩn bị giao tranh với quân địch. Nhiều trường hợp báo chí chạy tít dùng thành ngữ này dưới dạng “bày binh bố trận”.
Thành ngữ bài binh bố trận, thường được dùng khi đề cập về nội dung quân sự. Giải thích nghĩa thành ngữ theo lối chiết tự thì thành ngữ này gồm 4 thành tố Hán Việt (bài, binh, bố, trận). Trong đó hai thành tố bài, bố có nghĩa là sắp xếp, sắp đặt, dàn xếp, bố trí. Người chỉ huy khi chuẩn bị tổ chức trận đánh thường chuẩn bị kỹ lưỡng mọi khâu từ lực lượng (bài binh: 擺兵), địa hình, chiến thuật (bố trận: 布陣). Chuẩn bị chu đáo mọi mặt trước khi vào trận, có thể xem như nắm chắc 50% thắng lợi. Từ nguồn gốc là một thuật ngữ quân sự, qua thời gian thành ngữ này còn được dùng trong trò chơi cờ tướng, cờ vua.
Vì thành tố thuần Việt không thể xen vào, nên dùng từ thuần Việt bày có nghĩa bày đặt, bày biện, kết hợp chung với 3 thành tố Hán Việt “bày binh bố trận” là không phù hợp.
Đối với loại lỗi này, nhà báo khi sử dụng thành ngữ Hán Việt thì nên nhất quán như nguyên bản, không nên tùy tiện lắp ghép, kết hợp một cách “cọc cạch” các yếu tố Hán Việt, thuần Việt với nhau.
Nổi trận lôi đình
Tương tự như thành ngữ trên, nổi trận lôi đình (浽陣雷霆) cũng là thành ngữ Hán Việt chỉ sự giận dữ, nổi giận, oán giận; cơn giận dữ dội; đùng đùng nổi giận; trong đó, nghĩa gốc của tổ hợp lôi đình (雷霆) là sấm sét, còn nghĩa bóng vốn nhằm chỉ sự giận dữ của đế vương hoặc bậc tôn giả (kính xưng), hoặc phiếm chỉ cơn giận dữ, thịnh nộ dữ dội.
4 thành tố đều là Hán Việt, nhưng lâu nay thấy không ít tác giả sử dụng đã dùng xen thành tố thuần Việt “giận” thay cho thành tố Hán Việt trận (陣) “nổi giận lôi đình”. Đây cũng là trường hợp kết hợp một thành tố thuần Việt trong một thành ngữ gốc Hán Việt. Vì bản thân từ ghép “lôi đình” đã hàm ý sự giận dữ tột độ, nên không cần phải chen thêm từ thuần Việt “giận” vào thành ngữ này nữa, gây nên tình trạng kết hợp cọc cạch, thiếu nhất quán.
Đơn thương độc mã
Thành ngữ đơn thương độc mã (單槍獨馬) hay bị viết nhầm thành “đơn thân độc mã”, hiểu nôm na là “một mình một ngựa”, hoặc “đơn phương độc mã” (một hướng một ngựa), là chưa chuẩn xác.
Nguyên nghĩa của thành ngữ là “chỉ có một ngọn giáo, một con ngựa”, ví tình thế phải làm việc hoặc đấu tranh đơn độc, không có ai giúp sức. Trong đó đơn (單), độc (獨) chỉ tình trạng đơn chiếc, chỉ một mình, duy nhất; mã (馬) là con ngựa, một phương tiện di chuyển trọng yếu trong chiến tranh “binh mã” thời cổ; thương (槍) là cái thương – một loại binh khí cổ, cán dài, mũi nhọn, giống như ngọn giáo.
Để chỉ tình trạng người chỉ một mình đảm đương công việc nào đó, không có ai giúp sức, hỗ trợ, ta hay dùng thành ngữ “đơn thương độc mã”. Có thuyết cho rằng, nghĩa gốc thành ngữ này nhằm chỉ người ra trận một mình, tay cầm một cây thương, cưỡi trên một con ngựa chiến; có thể liên quan tới tích truyện Triệu Tử Long một ngựa một giáo tả xung hữu đột cứu ấu chúa giữa đại quân Tào ở Đương Dương.
Dù rằng “thân”, “phương” cũng đều là yếu tố Hán Việt, song nên sử dụng đúng dạng thành ngữ điển tích cho tránh tình trạng thành ngữ bị tam sao thất bổn.
Bách niên giai lão
Bách niên giai lão (百年偕老) nguyên nghĩa là cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già (thường dùng làm lời chúc vợ chồng mới cưới).
Từ điển Hán Việt cũng giải nghĩa: “Lời chúc tụng vợ chồng hòa mục trăm năm cùng già” hoặc “Chỉ tình vợ chồng bền chặt, thường dùng làm lời chúc trong đám cưới”.
Đây là một thành ngữ quen thuộc của từ vựng tiếng Việt. Tuy nhiên, vì có trường hợp chưa hiểu đúng nghĩa thành ngữ nên dẫn đến dùng thành ngữ này chưa phù hợp trong từng cảnh huống cụ thể.
Các thành tố trong thành ngữ Hán Việt này khá quen thuộc dễ hiểu, bách (百) một trăm (bách hoá, bách khoa…), niên (年) là “năm/ tuổi” (niên học, niên khoá...); nói khái quát bách niên dùng để chỉ toàn bộ quãng thời gian mà mỗi con người sống trên cõi đời, gây nên sự ngộ nhận là tổ hợp “giai lão”.
Có người hiểu “giai lão” chỉ riêng dùng chúc đàn ông đẹp lão, sống thọ, vì cho rằng giai là chỉ “người con trai” (theo phương ngữ Bắc Bộ).
Có người nhầm lẫn “giai” (佳) ở đây là yếu tố Hán - Việt có nghĩa “đẹp/ tốt”, như trong các từ giai nhân, giai điệu, giai thoại… lão (老) là “già, người già” (bô lão, dưỡng lão), nên dùng thành ngữ này chúc cụ bà hoặc cụ ông “đẹp lão” đều phù hợp.
Thực ra, thành tố “giai” (偕) trong thành ngữ với nghĩa “cùng nhau” ít được tiếng Việt mượn dùng nên chưa in sâu vào tiềm thức người Việt, dẫn đến nhầm lẫn với các từ/ thành tố “giai” đồng âm khác.
Trong tiếng Hán, tổ hợp giai lão (cùng nhau già) đã xuất hiện trong văn chương từ thuở xa xưa, thường được dùng để nói về tình cảm vợ chồng thuỷ chung, hạnh phúc.
Vì bách niên giai lão có nghĩa “cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già” nên chỉ được dùng để chúc cặp vợ chồng, chứ không chúc riêng một cụ được.
Trong tình huống chúc riêng một cụ, thay vì nói bách niên giai lão thì chỉ nên chúc bằng thành ngữ thuần Việt “sống lâu trăm tuổi” là phù hợp, tránh được lỗi vì hiểu sai thành tố mà dẫn tới cảnh huống dùng sai thành ngữ.
________________________________
Một trong những thủ thuật đặt TĐBC nhằm tạo sự hấp dẫn độc giả là sử dụng thành ngữ, tục ngữ. Nếu vận dụng thành ngữ đúng, hay thì TĐBC có tác dụng nâng bài lên một tầm cao hơn, nhưng cũng không ít trường hợp sử dụng chưa phù hợp như tít mơ hồ, tít phạm lỗi logic, đặc biệt là tít sử dụng thành ngữ chưa phù hợp, đã làm giảm giá trị bài viết. ________________________________ Đỗ Thành Dương (Giáo dục & Thời đại)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: 7 câu thành ngữ tục ngữ ai cũng quen dùng nhưng toàn bị sai Tue 03 Sep 2019, 08:59 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Những thành ngữ thường bị dùng sai trên báo
GD&TĐ - Trong đời sống xã hội hiện nay, báo chí đóng vai trò thông tin quan trọng. Một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của người đọc chính là tít (title) báo/ đầu đề của bài báo/ tiêu đề văn bản báo chí.
Tiêu đề báo chí (TĐBC) có nhiều kiểu, tuy nhiên, dù là kiểu nào thì TĐBC cũng phải đảm bảo vừa nêu được nội dung cốt lõi của bài viết, vừa hấp dẫn, thu hút, khơi gợi trí tò mò của độc giả.
Sử dụng thành ngữ chưa phù hợp
Thành ngữ là những tổ hợp từ cố định đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân từ thời xa xưa, dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có vần điệu, dễ nhớ, được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Tuy nhiên, cũng từ phương thức truyền miệng nên có thành ngữ đã nảy sinh các dị bản, nhiều người hiểu sai, dẫn đến sử dụng chưa phù hợp với ngữ cảnh, nhất là dùng làm tiêu đề báo chí.
Một bộ phận không ít của thành ngữ tiếng Việt hiện nay là thành ngữ gốc Hán, thường gồm bốn chữ đăng đối, cô đọng về mặt ngữ nghĩa, được du nhập vào tiếng Việt và sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay.
Phần lớn người dùng mắc lỗi nhầm lẫn nghĩa các thành tố, dẫn đến kết hợp tùy tiện các yếu tố thuần Việt (chữ Nôm) trong một thành ngữ Hán Việt.
Bài binh bố trận
Bài binh bố trận (擺兵布陣) là bố trí lực lượng thành thế trận sẵn sàng chiến đấu, sắp xếp thế trận để chuẩn bị giao tranh với quân địch. Nhiều trường hợp báo chí chạy tít dùng thành ngữ này dưới dạng “bày binh bố trận”.
Thành ngữ bài binh bố trận, thường được dùng khi đề cập về nội dung quân sự. Giải thích nghĩa thành ngữ theo lối chiết tự thì thành ngữ này gồm 4 thành tố Hán Việt (bài, binh, bố, trận). Trong đó hai thành tố bài, bố có nghĩa là sắp xếp, sắp đặt, dàn xếp, bố trí. Người chỉ huy khi chuẩn bị tổ chức trận đánh thường chuẩn bị kỹ lưỡng mọi khâu từ lực lượng (bài binh: 擺兵), địa hình, chiến thuật (bố trận: 布陣). Chuẩn bị chu đáo mọi mặt trước khi vào trận, có thể xem như nắm chắc 50% thắng lợi. Từ nguồn gốc là một thuật ngữ quân sự, qua thời gian thành ngữ này còn được dùng trong trò chơi cờ tướng, cờ vua.
Vì thành tố thuần Việt không thể xen vào, nên dùng từ thuần Việt bày có nghĩa bày đặt, bày biện, kết hợp chung với 3 thành tố Hán Việt “bày binh bố trận” là không phù hợp.
Đối với loại lỗi này, nhà báo khi sử dụng thành ngữ Hán Việt thì nên nhất quán như nguyên bản, không nên tùy tiện lắp ghép, kết hợp một cách “cọc cạch” các yếu tố Hán Việt, thuần Việt với nhau.
Nổi trận lôi đình
Tương tự như thành ngữ trên, nổi trận lôi đình (浽陣雷霆) cũng là thành ngữ Hán Việt chỉ sự giận dữ, nổi giận, oán giận; cơn giận dữ dội; đùng đùng nổi giận; trong đó, nghĩa gốc của tổ hợp lôi đình (雷霆) là sấm sét, còn nghĩa bóng vốn nhằm chỉ sự giận dữ của đế vương hoặc bậc tôn giả (kính xưng), hoặc phiếm chỉ cơn giận dữ, thịnh nộ dữ dội.
4 thành tố đều là Hán Việt, nhưng lâu nay thấy không ít tác giả sử dụng đã dùng xen thành tố thuần Việt “giận” thay cho thành tố Hán Việt trận (陣) “nổi giận lôi đình”. Đây cũng là trường hợp kết hợp một thành tố thuần Việt trong một thành ngữ gốc Hán Việt. Vì bản thân từ ghép “lôi đình” đã hàm ý sự giận dữ tột độ, nên không cần phải chen thêm từ thuần Việt “giận” vào thành ngữ này nữa, gây nên tình trạng kết hợp cọc cạch, thiếu nhất quán.
Đơn thương độc mã
Thành ngữ đơn thương độc mã (單槍獨馬) hay bị viết nhầm thành “đơn thân độc mã”, hiểu nôm na là “một mình một ngựa”, hoặc “đơn phương độc mã” (một hướng một ngựa), là chưa chuẩn xác.
Nguyên nghĩa của thành ngữ là “chỉ có một ngọn giáo, một con ngựa”, ví tình thế phải làm việc hoặc đấu tranh đơn độc, không có ai giúp sức. Trong đó đơn (單), độc (獨) chỉ tình trạng đơn chiếc, chỉ một mình, duy nhất; mã (馬) là con ngựa, một phương tiện di chuyển trọng yếu trong chiến tranh “binh mã” thời cổ; thương (槍) là cái thương – một loại binh khí cổ, cán dài, mũi nhọn, giống như ngọn giáo.
Để chỉ tình trạng người chỉ một mình đảm đương công việc nào đó, không có ai giúp sức, hỗ trợ, ta hay dùng thành ngữ “đơn thương độc mã”. Có thuyết cho rằng, nghĩa gốc thành ngữ này nhằm chỉ người ra trận một mình, tay cầm một cây thương, cưỡi trên một con ngựa chiến; có thể liên quan tới tích truyện Triệu Tử Long một ngựa một giáo tả xung hữu đột cứu ấu chúa giữa đại quân Tào ở Đương Dương.
Dù rằng “thân”, “phương” cũng đều là yếu tố Hán Việt, song nên sử dụng đúng dạng thành ngữ điển tích cho tránh tình trạng thành ngữ bị tam sao thất bổn.
Bách niên giai lão
Bách niên giai lão (百年偕老) nguyên nghĩa là cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già (thường dùng làm lời chúc vợ chồng mới cưới).
Từ điển Hán Việt cũng giải nghĩa: “Lời chúc tụng vợ chồng hòa mục trăm năm cùng già” hoặc “Chỉ tình vợ chồng bền chặt, thường dùng làm lời chúc trong đám cưới”.
Đây là một thành ngữ quen thuộc của từ vựng tiếng Việt. Tuy nhiên, vì có trường hợp chưa hiểu đúng nghĩa thành ngữ nên dẫn đến dùng thành ngữ này chưa phù hợp trong từng cảnh huống cụ thể.
Các thành tố trong thành ngữ Hán Việt này khá quen thuộc dễ hiểu, bách (百) một trăm (bách hoá, bách khoa…), niên (年) là “năm/ tuổi” (niên học, niên khoá...); nói khái quát bách niên dùng để chỉ toàn bộ quãng thời gian mà mỗi con người sống trên cõi đời, gây nên sự ngộ nhận là tổ hợp “giai lão”.
Có người hiểu “giai lão” chỉ riêng dùng chúc đàn ông đẹp lão, sống thọ, vì cho rằng giai là chỉ “người con trai” (theo phương ngữ Bắc Bộ).
Có người nhầm lẫn “giai” (佳) ở đây là yếu tố Hán - Việt có nghĩa “đẹp/ tốt”, như trong các từ giai nhân, giai điệu, giai thoại… lão (老) là “già, người già” (bô lão, dưỡng lão), nên dùng thành ngữ này chúc cụ bà hoặc cụ ông “đẹp lão” đều phù hợp.
Thực ra, thành tố “giai” (偕) trong thành ngữ với nghĩa “cùng nhau” ít được tiếng Việt mượn dùng nên chưa in sâu vào tiềm thức người Việt, dẫn đến nhầm lẫn với các từ/ thành tố “giai” đồng âm khác.
Trong tiếng Hán, tổ hợp giai lão (cùng nhau già) đã xuất hiện trong văn chương từ thuở xa xưa, thường được dùng để nói về tình cảm vợ chồng thuỷ chung, hạnh phúc.
Vì bách niên giai lão có nghĩa “cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già” nên chỉ được dùng để chúc cặp vợ chồng, chứ không chúc riêng một cụ được.
Trong tình huống chúc riêng một cụ, thay vì nói bách niên giai lão thì chỉ nên chúc bằng thành ngữ thuần Việt “sống lâu trăm tuổi” là phù hợp, tránh được lỗi vì hiểu sai thành tố mà dẫn tới cảnh huống dùng sai thành ngữ.
________________________________
Một trong những thủ thuật đặt TĐBC nhằm tạo sự hấp dẫn độc giả là sử dụng thành ngữ, tục ngữ. Nếu vận dụng thành ngữ đúng, hay thì TĐBC có tác dụng nâng bài lên một tầm cao hơn, nhưng cũng không ít trường hợp sử dụng chưa phù hợp như tít mơ hồ, tít phạm lỗi logic, đặc biệt là tít sử dụng thành ngữ chưa phù hợp, đã làm giảm giá trị bài viết. ________________________________
Đỗ Thành Dương (Giáo dục & Thời đại)
đúng như người ta thường nói: xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ! báo chí mà sử dụng tiếng Việt sai dễ gây ảnh hưởng lan truyền khiến nhiều người sai theo, thật tai hại! |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |