Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Phan Thanh Giản là người thế nào? | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào? Tue 13 Aug 2019, 08:47 | |
| Thử Đi Tìm Nguyên Nhân Tại Sao Cụ Phan Thanh Giản Bị Cộng Sản Bắc Việt Kết Tội
Trần Đông Phong
Trần Huy Liệu
Trần Huy Liệu là người như thế nào mà bài kết tội cụ Phan Thanh Giản của ông vào năm 1963 lại có ảnh hưởng tại miền Nam 12 năm sau đó?
Trần Huy Liệu là một nhân vật rất nổi tiếng và có nhiều uy quyền ở miền Bắc, nhất là trong lãnh vực văn hóa cho đến khi ông chết vào năm 1969.
Trần Huy Liệu sinh năm 1901, nguyên quán làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 1924, Trần Huy Liệu đã từ Hà Nội vào Nam Kỳ để cộng tác với nhiều tờ báo ở Sài Gòn như Nông Cổ Mín Đàm, Ngòi Bút Sắt, làm chủ bút các tờ Đông Pháp Thời báo, Pháp Việt Nhất Gia v.v. Trong thời gian ở Nam Kỳ, ông là chi bộ trưởng Chi Bộ Đặc Biệt của Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Sài Gòn. Ông có tham gia phong trào đòi hỏi người Pháp phải phóng thích Cụ Phan Bội Châu, phong trào truy điệu Cụ Phan Chu Trinh và bị Pháp bắt vào năm 1927. Sau khi ra khỏi tù, ông lại bị người Pháp bắt vào năm 1929 và đày ra Côn Đảo cho đến năm 1935. Trong thời gian bị tù ở Côn Đảo lần này, ông chịu ảnh hưởng của các tù nhân Cộng sản, do đó, sau khi dược phóng thích vào năm 1935, ông về hoạt động tại Hà Nội và chính thức gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1936. Trong thời gian này, ông chủ trương những tờ báo thân Cộng sản như Đời Mới, Thời Báo, Tin Tức, Đời Nay rồi lại bị Pháp bắt vào năm 1939, sau đó bị đày lên Sơn La. Tại nhà tù này, thực dân Pháp cũng đang giam giữ nhiều đảng viên Cộng sản khác trong đó có những người sau này nổi tiếng như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ v.v. Năm 1942, ông được thực dân Pháp giảm án tù, cho đi an trí tại Thái Nguyên và Yên Bái. Tháng 3 năm 1945, nhân cơ hội người Nhật đảo chính người Pháp, ông trốn về chiến khu Tân Trào. Trong Quốc Dân Đại Hội họp tại Tân Trào ngày 8 tháng 7 năm 1945, tuy rằng tuổi đảng chỉ mới có chưa đầy mười năm nhưng Trần Huy Liệu lại được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng, chỉ đứng sau Hồ Chí Minh nhưng lại trên cả Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và Chu Văn Tấn v.v.
Ngày 29 tháng 8 năm 1945, Trần Huy Liệu được giữ chức Bộ trưởng Tuyên Truyền trong Chính phủ Lâm Thời và đã được Hồ Chí Minh chọn cầm đầu một phái đoàn của Việt Minh gồm có Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận vào Huế để nhận ấn tín và sự thoái vị của Vua Bảo Đại ngày 30 tháng 8 năm 1945. Trong những năm sau đó, Trần Huy Liệu được giữ những chức vụ quan trọng khác trong Tổng Bộ Việt Minh, Tổng Cục Chính Trị Quân Đội và năm 1946 đã được Hồ Chí Minh cử làm Ủy viên Thường trực Quốc Hội.
Theo nhà sử học Trần Gia Phụng thì họ Hồ giao cho Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ Tuyên Truyền không phải vì tín nhiệm Trần Huy Liệu mà vì họ Hồ cần uy tín của ông, vốn là chi bộ trưởng Chi bộ Đặc Biệt Quốc Đân Đảng tại Sài Gòn. Họ Hồ giao cho ông ta làm trưởng phái đoàn trong việc chứng kiến lễ thoái vị của Vua Bảo Đại để trong trường hợp xảy những phản đối gì thì Trần Huy Liệu và Quốc Dân Đảng phải chịu trách nhiệm, trong khi Nguyễn Lương Bằng, bí danh Sao Đỏ, tuổi đảng cao hơn rất nhiều so với Trần Huy Liệu thì chỉ là một nhân viên trong phái đoàn này. ..
Vào năm 1946, khi bị Tướng Lư Hán gây áp lực đòi Việt Minh phải mở rộng thành phần chính phủ, Hồ Chí Minh nhượng bộ và đã mời những nhà lãnh đạo các đảng phái quốc gia như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam v.v. tham gia vào chính phủ liên hiệp cũng như chia 80 ghế đại biểu quốc hội cho phe Quốc Gia, tuy nhiên một trong những điều kiện mà phe Quốc gia đòi hỏi Hồ Chí Minh là phải loại bỏ Trần Huy Liệu, lúc đó đang giữ chức Bộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền ra khỏi chính phủ.
Sau năm 1954, Trần Huy Liệu được nổi tiếng là một đại gia nô của đảng Lao Động khi ông tuyên bố rằng Lịch sử Việt Nam chỉ bắt đầu từ khi Đảng Cộng sản ra đời.. . và Hồ Chủ Tịch là người sáng lập ra nước Việt Nam.. . Như vậy, theo sử gia Trần Huy Liệu thì trước năm 1930, khi đảng Cộng sản Đông Dương chưa chính thức ra đời thì chưa có dân tộc Việt Nam và phải đợi cho đến tháng 9 năm 1945 khi ông Hồ Chí Minh về nước thì mới có nước Việt Nam. Có lẽ nhờ vào sự nịnh hót và tâng bốc lố bịch đó mà Trần Huy Liệu được Đảng cho giữ những chức vụ quan trọng trong lãnh vực văn hóa như làm Trưởng Ban Nghiên cứu Văn-Sử-Địa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện trưởng Viện Sử học, Hội trưởng Hội Khoa Học Lịch sử Việt Nam cho đến khi qua đời vào năm 1969.
Đó là con người Trần Huy Liệu, một nhân vật có rất nhiều ảnh hưởng trong các lãnh vực chính trị, văn hoá và nhất là lịch sử vì vào đầu thập niên 1960, ông đang giữ chức vụ Chủ nhiệm và Tổng Biên Tập Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử và Viện trưởng Viện Sử Học, những chức vụ được một số người xem là không có quyền hành, tuy nhiên trong hệ thống Cộng sản Việt Nam hồi đó thì tất cả mọi cơ quan truyền thông, báo chí đều là công cụ của Đảng, là tiếng nói của Đảng, do đó một tờ báo như là Tạp Chí Nghiên cứu Lịch Sử tất nhiên phải đăng tải những bài về những đề tài mà Ban Văn Hóa Tư Tưởng của Đảng cho phép đăng và muốn đăng.
Về phương diện sử học, Trần Huy Liệu còn được nổi tiếng là người cha đẻ ra huyền thoại Lê Văn Tám, một nhân vật anh hùng trong lịch sử kháng chiến chống Pháp mà ngày nay có rất nhiều sách truyện được in lại để tuyên truyền trong giới thanh thiếu niên cũng như là nhiều công viên mang tên vị anh hùng này trên khắp nước, đặc biệt là công viên Lê Văn Tám tại Sài Gòn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một đệ tử của ông tại Viện Sử Học Hà Nội là Giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ rằng nhân vật Lê Văn Tám của sử gia Trần Huy Liệu chỉ là một nhân vật tưởng tượng do Trần Huy Liệu bịa đặt ra với mục đích tuyên truyền cho đảng Cộng sản. Vào năm 1963, trong khi tình hình kinh tế miền Bắc đang gặp phải nhiều khó khăn vì nạn hạn hán, trong khi đảng Cộng sản Việt Nam đang bị chia rẽ trầm trọng vì sự xung đột về ý thức hệ rất trầm trọng giưã hai nước Cộng sản đàn anh là Liên Xô và Trung Hoa Cộng sản, trong khi tình hình chiến sự tại miền Nam đang trở nên sôi động, câu hỏi được đặt ra là tại sao cũng đúng vào thời gian đó, đảng Lao Động (Cộng sản) Việt Nam, qua sử gia Trần Huy Liệu, lại cho mở nhiều cuộc hội thảo để chỉ trích, để đánh phá, để kết tội, để bôi nhọ và hạ bệ một vị danh nhân miền Nam đã từ trần từ năm 1867 tức là đã gần 100 năm về trước?
Trong bài này, người viết sẽ chỉ phân tích một số sự kiện đã xảy ra tại miền Bắc vào năm 1963 để thử tìm hiểu nguyên nhân tại sao Giáo sư Trần Huy Liệu lại bỏ nhiều thì giờ, công sức và ảnh hưởng để làm việc này, ông ta tự ý hay là đã nhận được lệnh của những người khác cao cấp hơn ông để mở chiến dịch hạ bệ cụ Phan Thanh Giản và với mục đích gì?
(còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào? Wed 14 Aug 2019, 09:29 | |
| Thử Đi Tìm Nguyên Nhân Tại Sao Cụ Phan Thanh Giản Bị Cộng Sản Bắc Việt Kết Tội
Trần Đông Phong
Tấn Công Khuynh Hướng Chủ Hòa Trong Đảng?
Vào năm 1956, một biến cố xảy ra tại Mạc Tư Khoa đã làm cả thế giới Tự Do sửng sốt và gây ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trong khối Cộng sản, trong đó có cả Bắc Việt Cộng sản, đó là bài diễn văn của Nikita Khrushchev đọc tai Đại Hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô tại Mạc Tư Khoa vào ngày 25 tháng 2 năm 1956. Trong bài diễn văn này, Đệ Nhất Bí Thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã tố cáo những tội ác diệt chủng tầy đình của Joseph Stalin, cực lực lên án tệ nạn sùng bái cá nhân và đồng thời đề cập đến chủ trương sống chung hòa bình (peaceful coexistence) giữa các quốc gia thuộc cả hai khối trên thế giới.
Vũ Thư Hiên, tác giả cuốn Đêm Giữa Ban Ngày, lúc đó đang là một sinh viên du học tại Mạc Tư Khoa đã tóm lược những ý chính trong bài diễn văn quan trọng này như sau:
Đại Hội XX không phải chỉ vạch trần tệ súng bái cá nhân Sta-lin, đòi phục hồi các chuẩn mực dân chủ trong mọi sinh hoạt xã hội, trong sinh hoạt đảng. .. Nó còn mở ra tầm nhìn mới cho cả thế giới Cộng sản. Nó bác bỏ quan điểm coi bạo lực là phương pháp dành chính quyền duy nhất cho giai cấp vô sản, coi mâu thuẫn giữa hai hệ thống thêá giới là không thể điều hòa (hòa hợp theo tiếng miền Nam). Đó là Đại hội của tinh thần hòa bình-cùng tôàn tại trong hòa bình, hợp tác hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, tinh thần giaiû quyết mọi tranh chấp bằng thương lượng, chấm dứt mọi thứ chiến tranh nóng cũng như lạnh, giải trừ quân bị. ..
Bài diễn văn của lãnh tụ Cộng sản Liên Xô trong thời gian những năm sau đó đã gây xáo trộn, sứt mẻ và chia rẽ trầm trọng trong khối các nước Cộng sản, nhất là giũa Liên Bang Xô Viết và Trung Hoa Cộng sản. Trung Cộng đứng đầu công kích Liên Xô đi theo chủ nghĩa xét lại và Liên Xô thì kết án Trung Cộng đi theo chủ nghĩa giáo điều lạc hậu.
Cộng sản Bắc Việt lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó xử vì cả hai nước đều là quốc gia và là đảng đàn anh, cũng như là đại ân nhân của Cộng sản Bắc Việt, do đó các nhà lãnh đạo đảng Lao Động Việt Nam (tức là Đảng Cộng sản Đông Dương được cải danh từ năm 1946) đã phải đi theo một đường lối mà ở BắcViệt được gọi là đánh đu còn ở miền Nam thì gọi là đi dây.
Một đặc điểm của thời kỳ này là đường lối đánh đu giữa hai cọc. Trên những trang báo Nhân Dân và các báo khác cũng thế, cứ mỗi bài nói tới Liên Xô thì lại có một bài nói về Trung Quốc, với số dòng tương đương, với cỡ chữ tương đương, không bên nào được lớn hơn bên nào.
Đường lối này được giữ trong một thời gian dài trong cuộc xung đột ý thức hệ chủ yếu là nhờ ông Hồ Chí Minh. Vai trò tôi là người giữa tôi chữa đôi bên của ông, đáng tiếc, đã tỏ ra không bền. Vị thế trung dung sở dĩ tồn tại được một thời gian còn nhờ ở tâm trạng do dự của Lê Duẩn. Một mặt Lê Duẩn sợ Mao Trạch Đông nổi nóng thấy Việt Nam không nồng nhiệt hưởng ứng cuộc chiến tranh tư tưởng do ông ta tiến hành chống Liên Xô. Mặt khác, Lê Duẩn sợ những người chủ mới của Điện Kremli lạnh lùng thắt hầu bao lại. Những ý kiến đối nghịch ở trong nước không được Lê Duẩn tính đến, hoặc không được tính đến một cách. nghiêm túc.. .
Thế là vào ngày 11 tháng 12 năm 1963, xuất hiện Nghị Quyết 9, một nghị quyết nửa dơi nửa chuột, không có lập trường rõ ràng đối với cuộc xung đột tư tưởng đang diễn ra gay gắt trong lòng phong trào Cộng sản quốc tế. Trong nghị quyết này, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa nói chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, vừa nói chống chủ nghĩa giáo điều, với câu chữ kín kẽ, rất kinh viện, trong một hệ khái niệm độc đáo, khó mà hiểu được người viết nghị quyết muốn gì. Liên Xô đọc cũng không thể bực mình, Trung Quốc đọc cũng không thể tức giận.
Ấy thế mà Nghị Quyết 9 lươn lẹo, được nhào nặn bởi chủ gánh xiếc ngôn ngữ Trường Chinh, lại ra đời không được thông đồng bén giọt như các nghị quyết khác, theo thông lệ bao giờ cũng được nhất trí thông qua bằng những cánh tay giơ cao. Khốn thay trong giai đoạn này đã xuất hiện làn sóng ngầm của xu hướng dân chủ trong Đảng, được cả một số ủy viên Trung Ương tán thành.
Nghị quyết 9 là cái Lê Đức Thọ và đàn anh Lê Duẩn cần có để trấn áp trào lưu dân chủ nọ. Nó phải được ra đời, bằng bất cứ giá nào.
Trường Chinh giải thích thêm trong một cuộc họp phổ biến Nghị quyết 9 cho các cán bộ cao cấp vào tháng Giêng năm 1964 rằng: Cần lưu ý các đồng chí một điều là Nghị quyết 9, do tình hình phức tạp trong phong trào Cộng sản quốc tế không thể viết hết ra những điều cần nói. Cần đặc biệt lưu ý rằng thực chất của Nghị quyết 9 chỉ có thể phổ biến bằng miệng, điều đó là: đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng va øNhà Nước ta là thống nhất về cơ bản với đường lối đối nội và đối ngoại của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Những người không đồng tình (với đường lối của Đảng,) lở miệng nói câu nào không giống lập trường của Đảng, lập tức bị chụp cho cái mũ xét lại hiện đại. Với Nghị quyết 9, đảng Cộng sản Việt Nam phân hóa thành hai cực: một bên là những người chủ trương chủ nghĩa dân chủ pháp trị, đòi kiến tạo một xã hội công dân có nhân quyền, bên kia là Đảng cầm quyền kiên trì một chủ nghĩa xã hội chuyên chế.
Trong bản Nghị quyết 9, ngoài phần đối ngoại vừa nói ở trên còn có một vấn đề liên quan đến tình hình đối nội, đó là chính sách chiếu cố miền Nam tức là tăng cường nỗ lực đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược tại miền Nam nhằm thực hiện thống nhất đất nước vào tay đảng Cộng sản. Vào thời gian đó, nền kinh tế Bắc Việt không lấy gì làm tốt đẹp, tình hình viện trợ từ các nước huynh đệ Cộng sản cũng không mấy khả quan vì có sự nứt rạn trong khối Cộng sản, do đó trong giới lãnh đạo Cộng sản tại Hà Nội có một số người ngả theo khuynh hướng hiếu hòa, sống chung hòa bình như lãnh tụ Liên Xô Nikita Khruschev đề nghị. Nếu chủ trương này được đa số ủy viên trong Ủy Ban Trung Ương ủng hộ thì vai trò của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ có thể bị lung lay, do đó nhóm này đã tấn công vào phe chủ hòa mà họ cho rằng một trong những người đại diện là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Một thời gian ngắn sau khi Khruschev đọc bài diễn văn nổi tiếng tại Đại Hội XX, một biến cố vô cùng quan trọng tại Bắc Việt đã làm thay đổi vai trò lãnh đạo trong Đảng Lao Động: đó là sự thất bại của chiến dịch Cải cách Ruộng Đất và sau đó là vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Trước sự căm phẫn và bất mãn trong quảng đại quần chúng cũng như là đảng viên về sự tàn bạo, vô nhân đạo của cải cách ruộng đất theo khuôn mẫu Trung Hoa Cộng sản, vào tháng 10 năm 1956, Hồ Chí Minh đã phải đứng ra xin lỗi đồng bào và Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng Lao Động.
Sau Hiệp Định Genève, Võ Nguyên Giáp được xem là Anh hùng Điện Biên Phủ và là người có nhiều uy tín nhất trong quânn đội, trong hàng ngũ đảng viên và trong quần chúng tại Bắc Việt, chỉ sau có Chủ Tịch Hồ Chí Minh mà thôi. Mọi người ai cũng đều tưởng rằng sau khi Trường Chinh từ chức thì ngôi vị tổng bí thư phải về tay Võ Nguyên Giáp, nhưng khi Hồ Chí Minh tuyên bố cử Lê Duẩn thay thế cho Trường Chinh thì cả miền Bắc đều chưng hửng, đa số không biết Lê Duẩn là ai vì Lê Duẩn hoạt động tại Nam Bộ từ 1945 và ngay sau Hiệp Định Genève thì lại bí mật nằm vùng ở lại miền Nam và chỉ ra Bắc khi được Hồ Chí Minh đề cử vào chức vụ này. Ngay cả sau khi được Hồ Chí Minh đề cử vào chức vụ Bí Thư Thứ Nhất Đảng Lao Động Việt Nam, Lê Duẩn vẫn lo ngại về cái uy thế và uy tín của Võ Nguyên Giáp trong quần chúng tại miền Bắc, trong Đảng và nhất là trong giới trí thức và quân đội. Lê Duẩn xem Võ Nguyên Giáp là một mối họa cho địa vị của ông ta và vì thế mà Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã tìm đủ mọi cách để hạ uy thế của Tướng Giáp.
Theo Vũ Thư Hiên thì sau khi Võ Nguyên Giáp bị thất sủng, theo những nguồn tin không chính thức, người ta mới biết rằng ông bị mất tín nhiệm vì cơ quan tổ chức của Đảng (dưới quyền Lê Đức Thọ) đã lục được trong thư khố của Pháp một lá đơn của cậu học sinh Võ Nguyên Giáp gửi quan Toàn Quyền Đông Dương xin học bổng du học với những lời lẽ quỵ lụy không thể chấp nhận được đối với người cách mạng.. . Ban Tổ chức Trung Ương không cần phân biệt cậu học trò Võ Nguyên Giáp với nhà cách mạng Võ Nguyên Giáp: Võ Nguyên Giáp rõ ràng tình nguyện làm tay sai cho thực dân. Đồn rằng nếu không chiếu cố tới công lao hãn mã của đại tướng từ thời kỳ còn bí mật, và đặc biệt trong chiến thắng Điện Biên Phủ thì Tướng Giáp đã bị lột lon và đuổi ngay khỏi Đảng.
Những người thạo chuyện cung đình nói rằng trong vụ này đã nhìn thấy móng vuốt của một nhân vật mới xuất hiện nhưng đã tỏ ra có bản lãnh cao cường là Lê Đức Thọ. ..
Tố cáo Võ Nguyên Giáp làm tay sai cho thực dân chưa đủ, phe Lê Duẩn còn liệt đại tướng họ Võ vào thành phần thân Nga Xô Viết, lúc đó bị xem như là thuộc vào thành phần chủ bại, chủ hòa: Tại nhiều cuộc nói chuyện với cán bộ, Lê Duẩn không bỏ lỡ dịp tốt nào mà không công kích quan điểm xét lại của một số đồng chí sa sút lập trường, sợ đụng đầu với bọn đế quốc quốc tế, làm nô lệ cho vũ khí luận, quên mất rằng yếu tố quyết định chiến tranh là sức mạnh chính nghĩa, là sức mạnh nhân dân.
Bùi Tín cũng cho biết thêm một vài chi tiết về việc Lê Duẩn coi thường và chê Võ Nguyên Giáp nhát như thỏ đế như sau:
Lúc sự kiện Vịnh Bắc Bộ diễn ra ngày 5 tháng 8 năm 1964, giữa Tổng Bí Thư Lê Duẩn và Bộ trưởng Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp cũng xảy ra sự chống chọi nhau. Khi tình hình rất căng thẳng, trong một phiên họp Bộ Chính Trị, Chủ Tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Cần chuẩn bị cho tốt để đối phó với tình hình. Nhưng ta không đánh trước. Nó đánh trước thì ta đánh trả ngay. Không để bị bất ngờ.
Tàu Mỹ cứ quanh quẩn ra vào khu vực các bờ 35 ki-lô-mét, chừng 20 hải lý. Tàu Maddox ẩn hiện trong khu vực ấy. Vì tàu Mỹ chưa vượt hẳn qua đường quy định hải phận quốc tế nên Tướng Giáp vẫn duy trì lệnh: Chưa đánh, chờ lệnh!
Cũng trong khi ấy, ông Lê Duẩn được báo cáo tình hình, liền ra lệnh thẳng cho Tổng Tham Mưu Trưởng Văn Tiến Dũng: Đánh! Được lệnh của Tổng Bí Thư, ông Dũng liền chuyển ngay lệnh ấy cho tư lệnh Hải Quân, Đô Đốc Giáp Văn Cương. Và tàu ta nổ súng. Trận ấy được báo cáo ngay về: ta bị chìm 2 chiếc tàu nhỏ, bị thương một tàu; phía địch bị thương một tàu. Sự kiện Vịnh Bắc Việt xảy ra như vậy.
Sau đó ông Lê Duẩn thường trách cứ ông Giáp nhằm hạ uy tín của đại tướng: Không dám tiến công địch, đánh giặc mà nhát như thỏ đế!
Sau đó, có nhiều tin đồn đại ở Hà Nội về chuyện Tổng Bí Thư Nikita Khruschev gửi thư riêng cho Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng như là tin đồn về một âm mưu đảo chánh do nhóm xét lại hiện đại chống đảng chủ trương với sự yểm trợ của Tòa Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội. Theo Vũ Thư Hiên thì Bây giờ ai cũng biết những người bị bắt trong vụ nhóm xét lại chống Đảng không hề có liên hệ gì với Tướng Giáp trong bất cứ mưu mô nào. Việc Lê Đức Thọ đính họ vào Tướng Giáp là sự ngụy tạo hòan toàn. Âm mưu đảo chánh không hề có. Thọ làm những việc đó chỉ để vu vạ cho Tướng Giáp, để hạ bệ Tướng Giáp, hẻ thù tiềm tàng, kẻ thù khả dĩ của Duẩn-Thọ mà thôi.
Trong âm mưu triệt hạ tướng Võ Nguyên Giáp và những người theo phe ủng hộ ông, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã thành công vì chẳng bao lâu sau đó thì Võ Nguyên Giáp được đưa sang Hung Gia Lợi chữa bệnh rồi sau đó viên đại tướng người hùng Điện Biên Phủ được giữ những chức vụ như Chủ Tịch Ủy Ban Kế Hoạch Gia Đình tức là lo về việc cai đẻ, Chủ tịch Hội Truyền Bá Quốc Ngữ v.v.
Sau khi loại được Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn trở thành nhân vật nắm trọn quyền lãnh đạo tại miền Bắc va theo đuổi chủ trương hiếu chiến, đẩy mạnh chiến tranh để giải phóng Miền Nam, theo đúng kế hoạch mà Duẩn đã hoạch định trong bản Đề Cương Giải phóng Miền Nam mà ông ta đã hoàn thành sau hai năm nằm vùng tại miền Nam. Trong giới đảng viên ở Hà Nội hồi đó, ai cũng biết rằng Lê Duẩn thuộc thành phần hiếu chiến. Vũ Thư Hiên nói rằng: Lê Duẩn thuộc loại người lớn lên nhờ chiến tranh. Không có chiến tranh, Lê Duẩn không còn là Lê Duẩn. Lê Duẩn chẳng ngần ngại chê bai Hồ Chí Minh không dám dùng bạo lực giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Bác còn do dự, chớ khi rời miền Nam tui đã chuẩn bị hết cả rồi. Với tui chỉ có uýnh thôi, uýnh cho tới thắng lợi cuối cùng.
(còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào? Fri 16 Aug 2019, 09:34 | |
| Thử Đi Tìm Nguyên Nhân Tại Sao Cụ Phan Thanh Giản Bị Cộng Sản Bắc Việt Kết Tội
Trần Đông Phong
Chuẩn Bị Cho Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa năm 1968?
Mới đây, Giáo sư Nguyễn T. Liên Hằng, một sử gia trẻ tuổi người Việt Nam hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Kentucky ở Hoa Kỳ đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu trong đó có các tài liệu từ các nước Xã Hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây để viết luận án tiến sĩ của cô tại Đại học Yale, nhan đề Giữa Những Cơn Bão: Lịch Sử Thế Giới về Chiến Tranh Việt Nam 1968-1973 và một phần của luận án này đã được đăng lại trong Journal of Vietnamese Studies tại Berkely số tháng 11 năm 2006. Trong bản luận án này, Tiến sĩ Liên Hằng Nguyễn đã đưa ra một vài khám phá mới về cuộc chiến tranh tại Việt Nam và một trong những khám phá đó là kế hoạch Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa tức là Kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân đã được hình thành từ đầu thập niên 1960.
Tiến sĩ Liên Hằng Nguyễn cho biết rằng ngay từ cuối thập niên 1950, trong nội bộ giới lãnh đạo đảng Lao Động tức là đảng Cộng sản Việt Nam đã chia thành hai phe: phe thứ nhất gồm có những người chủ trương tập trung mọi khả năng để xây dựng miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa, phe này còn được gọi là phe ôn hòa cũng chủ trương đánh bại miền Nam nhưng bằng chính trị, kinh tế và ngoại giao; trong khi đó thì phe thứ hai lại chủ trương cần phải dùng vũ lực song song với đấu tranh chính trị để thực hiện công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, do đó phe này được xem là phe chủ chiến.
Tiến sĩ Liên Hằng Nguyễn cho rằng những người theo phe ôn hòa trong Bộ Chính Trị gồm có Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp v.v. và một số đảng viên hoạt động tại miền Bắc, trong khi đó thì phe chủ chiến hay phe diều hâu thì có Lê Duẩn, tân Bí thư thứ Nhất của đảng Lao Động, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Trường Chinh, Trần Quốc Hoàn v.v. và những người ủng hộ nhóm này đa số là những đảng viên hoạt động tại miền Nam.
Tại Đại hội lần thứ 3 của đảng Lao Động Việt Nam vào tháng 9 năm 1960 thì Hồ Chí Minh và các cấp lãnh đạo đảng đã chấp thuận kế hoạch về chiến tranh với sự thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng như là thông qua bản Quy chế của Đảng Lao Động Việt Nam cải tổ cơ cấu của Bộ Chính Trị cùng Ủy Ban Trung Ương Đảng dưới quyền của Lê Duẩn. Theo bản quy chế mới này, Bộ Chính Trị vẫn giữ vai trò lãnh đạo đảng, tuy nhiên nay thêm vào một tổ chức mới gọi là Ban Bí Thư gồm 7 thành viên để giúp cho Tổng Bí Thư Đảng trong việc điều hành văn phòng và giải quyết các vấn đề thường nhật cũng như là kiểm soát việc thực thi những quyết định của Bộ Chính Trị. Bảy nhân vật trong Ban Bí Thư này cũng có quyền hạn tương đương với 11 nhân vật trong Bộ Chính Trị và Lê Duẩn đã đề cử đa số những người từng hoạt động ở miền Nam vào Ban Bí Thư này như Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu.
Ngoài ra Lê Duẩn cũng đưa nhân vật số hai tại Nam Bộ là Lê Đức Thọ vào chức vụ Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, một chức vụ không được xem là quan trọng trước đây do Lê Văn Lương cầm đầu. Tuy nhiên sau khi nắm giữ chức vụ mới này, Lê Đức Thọ đã biến tổ chức này thành một cơ quan vô cùng quan trọng vì Ban Tổ Chức Đảng có quyền kiểm soát, bổ nhiệm, đề cử đảng viên vào những chức vụ chính trị và quan trọng nhất là thanh trừng đảng viên. Với chức vụ này, Lê Đức Thọ đã loại trừ một số đảng viên thuộc phe ôn hòa ra khỏi Đảng cũng như là bỏ tù một số đảng viên quan trọng như Vũ Đình Huỳnh, cựu bí thư của Hồ Chí Minh từ năm 1945, Thiếu Tướng Đặng Kim Giang, cựu tư lệnh phó tại Điện Biên Phủ, Hoàng Minh Chính, Viện trưởng Viện Triết Học Mác Xít, Hiệu trưởng Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc v.v. trong cái gọi là vụ án chống Đảng vào năm 1967.
Về mặt quân sự, Lê Duẩn đặt Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân Việt Nam dưới quyền Tướng Nguyễn Chí Thanh với nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ các cấp chính ủy trong quân đội, đặt quân đội dưới quyền chỉ huy và lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Nguyễn Chí Thanh được phong lên cấp đại tướng, ngang hàng với Võ Nguyên Giáp và không nằm dưới quyền Võ Nguyên Giáp.
Về mặt văn hóa tư tưởng, Lê Duẩn đặt Tố Hữu vào chức vụ Trưởng Ban Khoa Giáo và Tuyên Huấn Trung Ương với nhiệm vụ lãnh đạo giới văn nghệ sĩ và trí thức phải tuyệt đối trung thành với đường lối của Đảng. Tố Hữu là người trực tiếp lãnh đạo việc đàn áp các nhà trí thức và văn nghệ sĩ trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm và một số nhà trí thức, văn nghệ sĩ đã bị bỏ tù.
Như vậy thì chỉ một thời gian ngắn sau khi được Hồ Chí Minh đề cử nắm giữ chức vụ Bí Thư thứ Nhất Đảng Lao Động Việt Nam, Lê Duẩn đã thành công trong việc củng cố quyền lực và sau đó áp đặt chủ trương đẩy mạnh chiến tranh để giải phóng miền Nam ngay từ cuối thập niên 1950. Tiến sĩ Liên Hằng Nguyễn nói rằng Phe Lê Duẩn đã đưa đến chiến lược lớn có hệ thống Tết Mậu Thân xoay qua ba thời điểm quan trọng sau đây: quyết định tiến tới chiến tranh vũ lực ở miền Nam năm 1959-1960; quyết định bắt tay vào một cuộc chiến lớn hơn năm 1963-1964 và cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1967-1968.
Trong phần kết luận, Tiến sĩ Nguyễn Liên Hằng nói rằng: Được phác họa vào năm 1963 và hoàn chỉnh lại vào năm 1967, chiến dịch Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa tức là chiến dịch tổng tấn công Tết Mậu Thân nổ ra giữa tiếng pháo giao thừa đêm 31 tháng 1 năm 1968. Đợt đầu tiên là đáng kể nhất khi bộ đội chính quy của Cộng sản Bắc Việt (người Mỹ gọi là NVA) kết hợp với các đơn vị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (người Mỹ gọi là VC) đã bất ngờ tấn công vào 36 thủ phủ, 5 thành phố và 64 tỉnh lỵ miền Nam. Thay vì châm ngòi cho các cuộc tổng nổi dậy ở các thành phố lớn ở miền Nam như (Cộng sản) dự tính, quân Cộng sản chỉ có thể cầm cự được ở cố đô Huế cho đến ngày 24 tháng 2 và đã để lại hậu quả vô cùng thảm khốc cho người dân Huế.
Như vậy thì mục đích của Lê Duẩn trong công cuộc thanh trừng các phần tử thuộc phe ôn hòa sau khi lên nắm giữ quyền lãnh đạo đảng Lao Động là nhằm vào việc đẩy mạnh đường lối cực đoan của ông ta, một đường lối hiếu chiến tuy không được đa số cán bộ lãnh đạo tại miền Bắc ủng hộ, nhưng ông ta vốn là cựu Bí thư Đảng Ủy Trung Ương Cục Miền Nam, trong suốt thời gian 9 năm chiến tranh chống Pháp, cộng thêm hai năm nằm vùng sau Hiệp định Genève, cho nên trong thâm tâm Lê Duẩn vẫn nghĩ rằng đường lối đẩy mạnh chiến tranh là con đường đúng nhất, do đó ông đã quyết tâm loại bỏ những người thuộc phe ôn hòa và ông ta đã thắng.
Kế hoạch Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa đã không còn gặp phải sự chống đối trong giới lãnh đạo đảng Lao Động và đã được đưa ra thực hiện tại miền Nam vào đầu năm 1968.
Khrushchev: Những Phần Tử Thân-Trung Cộng Đang Lãnh Đạo Việt Nam
Nikita Khrushchev, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản và Thủ tướng Liên bang Xô-viết từ năm 1958 đến năm 1964 có viết trong hồi ký Khrushchev Remembers của ông rằng trong giai đoạn cuối cùng tại Hội Nghị Các Đảng Cộng Sản và Lao Động Quốc Tế vào năm 1960 tại Mạc Tư Khoa, tất cả mọi phái đoàn đều đồng ý ký kết một bản tuyên ngôn chung tuy nhiên có một điều khoản mà riêng phái đoàn Trung Cộng nhất định không chấp nhận. Phiá Liên Xô cũng không chịu nhượng bộ Trung Cộng vì họ xem đó là một vấn đề nguyên tắc, do đó họ không chịu thoả hiệp. Khruschev nói rằng:
Hồ Chí Minh đến gặp tôi và nói: Đồng chí Khruschev, ông phải nhượng bộ Trung Cộng về điểm này. Tôi hỏi lại: Làm sao mà chúng tôi nhượng bộ được? Đây là một vấn đề nguyên tắc.Hồ Chí Minh nói: Trung Hoa là một nước rất lớn với một đảng Cộng sản rất lớn. Tôi nói: Đồng chí Hồ Chí Minh, phái đoàn Liên Xô đang dùng hết mọi nổ lực để bảo tồn sự đoàn kết trong phong trào Cộng sản thế giới. Đồng chí cũng hiểu rằng chúng tôi không thể nào nhượng bộ về vấn đề nguyên tắc. Đường lối của Trung Cộng đi ngược lại cả thế giới Cộng sản, nếu nhượng bộ thì cục diện sẽ đi về đâu? Đồng chí nói rằng Trung Hoa là một nước lớn, đảng Cộng sản Trung Hoa là một đảng lớn, nhưng chắc đồng chí cũng phải đồng ý rằng Liên Xô không phải là một nước nhỏ và đảng Cộng sản Liên Xô cũng không phải là một đảng Cộng sản nhỏ.
Hồ Chí Minh đồng ý với tôi nhưng mà ông ta nói thêm đối với chúng tôi thì thật là khó khăn gấp hai lần. Đồng chí đừng quên rằng Trung Hoa là nước láng giềng của chúng tôi.
Sau khi nói chuyện với tôi, Hồ Chí Minh đi gặp đại diện của Trung Cộng cũng như những đại diện Cộng sản khác và sau cùng thì tất cả đã đạt được một thỏa hiệp mà cả hai phái đoàn Liên Xô cùng Trung Cộng đều chấp thuận ký vào bản tuyên ngôn mà không phe nào bị mất mặt.
Tôi rất buồn phiền khi Trung Cộng đã cắt đứt mọi liên lạc trong sự cộng tác chính trị với Liên Xô. Khi mà sự đổ vỡ giữa hai đảng Cộng sản Trung Hoa và Liên Xô không còn che giấu được nữa, Trung Cộng đã xỏ mũi đảng Lao Động Việt Nam. Trung Cộng đã sử dụng ảnh hưởng rất mạnh của họ để gây nên những xích mích giữa Việt Nam và Liên Bang Xô Viết và đã hướng dẫn Đảng Cộng sản Việt Nam chống lại Đảng Cộng sản Liên Xô.
Một số các chức vụ trong giới lãnh đạo Đảng Lao Động Việt Nam lúc đó đều do các đồng chí thân-Trung Cộng nắm giữ. Trong khi mà Liên Xô đang cố gắng làm tất cả những điều có thể làm để giúp cho Việt Nam thì những phần tử thân-Trung Cộng trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam lại làm tất cả những gì họ có thể làm để làm hài lòng Trung Cộng. Nói một cách khác, giới lãnh đạo Việt Nam đã làm những điều không những để chống lại Liên Xô mà còn chống lại những quyền lợi tốt đẹp nhất cho Việt Nam nữa.
Theo báo chí thì dường như mối liên hệ giữa Việt Nam với Liên Xô có vẻ như là rất tốt đẹp. Nhưng mà có một số tin tức tôi nhận được cho thấy rằng thực ra thì mọi sự không có trôi chảy như báo chí và tryền hình mô tả.
Theo tin tức của tôi thì phiá Cộng sản Việt Nam đang có những đường lối dè dặt khó hiểu đối với chính phủ và Đảng Cộng sản Liên Bang Xô Viết. Điều này có nghiã là vẫn còn có một số phần tử thân-Trung Cộng trong chính phủ cũng như là giới lãnh đạo Đảng Lao Động Việt Nam. Ngoài mặt thì có vẻ như là vẫn đang có những mối liên hệ thân hữu và sự thông cảm hổ tương giưã Việt Nam và Liên-Xô nhưng rất có thể đó chỉ là cái tiền diện do giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam dựng lên, có thể là với sự cho phép của ngay cả đàn anh Trung Cộng, nhằm mục đích là không để cho mất sự viện trợ của Liên Xô và khối các đảng Cộng sản huynh đệ. Tôi thật tình hy vọng rằng điều này không đúng tuy nhiên tôi vẫn nghĩ rằng chuyện đó có thể có thật. Tôi muốn tin rằng Việt Nam thực sự muốn có những mối liên hệ tốt đẹp với Liên Xô, nhưng tôi không tin rằng Trung Cộng lại cho phép Việt Nam thoát ra khỏi những nanh vuốt của họ và những phần tử thân-Trung Cộng vẫn còn tiếp tục nắm giữ quyền lãnh đạo tại Việt Nam. Trung Cộng sẽ làm tất cả những điều gì họ có thể làm được để cho Việt Nam phải lệ thuộc vào Trung Cộng….
Khruschev nhận xét rằng Hồ Chí Minh đã đầu tư rất nhiều ý tưởng cũng như là năng lực để đẩy mạnh tình thân hữu giưã quốc gia của ông với Liên Bang Xô Viết.
Điều đó có nghĩa là theo Khruschev, Hồ Chí Minh thân với Liên Xô nhưng ông ta cũng e dè Trung Cộng vì nước này là một đại cường ở sát nách Việt Nam.
Khruschev lên lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1953 rồi kiêm luôn chức vụ thủ tướng chính phủ từ năm 1958, như vậy thì ông là người có quyền lực cao nhất tại Liên Xô cho đến khi ông bị Brezhnev hạ bệ vào năm 1964. Thời gian Khruschev nắm quyền cũng là thời gian ông Hồ Chí Minh nắm giữ những chức vụ và quyền lực cao nhất tại Việt Nam và với những phúc trình, những báo cáo do các sứ quán, do các cơ quan tình báo như KGB hay GRU của Liên Xô tại Bắc Kinh và Hà Nội gửi về, Tổng Bí Thư kiêm Thủ Tướng Nikita Khruschev tất nhiên phải hiểu rõ tình hình tại Bắc Việt hơn ai hết. Như vậy, dù biết rằng Hồ Chí Minh muốn đẩy mạnh tình thân hữu giữa Việt Nam và Liên Xô nhưng Khruschev vẫn nói rằng những phần tử thân-Trung Cộng vẫn còn tiếp tục nắm giữ quyền lãnh đạo tại Việt Nam, điều đó có nghĩa là theo Khruschev, cho đến khi ông bị mất chức vào tháng 12 năm 1964, ông Hồ Chí Minh không hoàn toàn nắm quyền lãnh đạo ở Bắc Việt, có nghĩa là nếu như không bị mất quyền thì ít ra Hồ Chí Minh cũng đã phải chia xẻ quyền lực với nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Tho, Trần Quốc Hoàn.
Cán Binh Nam Bộ Tập Kết Làm Loạn Tại Miền Bắc
Những người miềân Nam bị tập kết ra Bắc Việt vào năm 1954 và 1955 đều được Đảng hứa hẹn rằng sau hai năm, tức là đến tháng 7 năm 1956, thì sẽ có cuộc bầu cử theo Hiệp Định Genève và họ sẽ được trở về Nam Bộ. Nhưng sau tháng 7 năm 1956 thì cũng chẳng thấy bầu cử diễn ra và đến Tết năm 1957 thì rất đông đảo người miền Nam tập kết đã vô cùng thất vọng, vô cùng bất mãn và họ đã có những thái độ và hành động rất tiêu cực đối với Đảng và Nhà Nước, có nơi đã xảy ra những cuộc chống đối, nổi loạn và Nhà Nước đã phải sử dụng đến võ lực để dẹp tan những vụ nổi loạn này.
Ngoài ra cũng còn có một nguyên nhân khác nữa, đó là vấn đề đạo đức cách mạng. Ông Bùi Tín cho biết như sau: Tại Đại Hội Đảng lần thứ 3 (cuối năm 1960,) một số đại biểu ở các tổ chất vấn về chuyện Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lấy thêm vợ. Đây là các cán bộ tập kết từ miền Nam ra, rất muốn lấy vợ ở miền Bắc mà bị cấm, vì không liên lạc với gia đình ở miền Nam, do đó không có chứng cớ đầy đủ là vợ đã chết hoặc đã lấy chồng khác. Nếu cứ làm bừa thì họ sẽ bị kết tội vi phạm kỷ luật đảng, đạo đức xấu, hủ hóa có hệ thống, rất có thể bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh phải lên tiếng, thanh minh cho cả hai vị này rằng: Chuyện các chú ấy có hai bà là có thật, vợ cả, vợ hai, đều là vợ cả, nhưng các chú ấy đã làm chuyện này trước khi có luật hôn nhân và gia đình, cho nên xí xóa. Từ nay có luật rồi mới cấm thật sự.
Nhiều đại biểu vẫn không thông, cho rằng có hai thước đo về kỷ luật, về đạo đức: một cho trên và một cho dưới!
Như vậy, ngoài nguyên nhân không được trở về quê hương miền Nam sau hai năm như bộ máy tuyên truyền của Đảng vẫn hứa hẹn, ngoài nguyên nhân bị Đảng cấm không cho cán bộ miền Nam tập kết lấy vợ miền Bắc, một chuyện mà gần như hầu hết cán bộ cao cấp người miền Bắc được tự do và công khai làm tại miền Nam hồi kháng chiến chống Pháp.
Nhà văn Vy Thanh cũng có cho biết thêm về vấn đề này:
Mùa Xuân năm 1951, cán bộ Khu ủy 9 đồn rùm: vừa ổn định xong, Ban Tổ chức Đảng Trung Ương Cục Miền Nam có quyết định rất lạ: đồng chí lãnh đạo có công tác ở xa nhà hơn 300 cây số được quyền cưới vợ hai.
Liền sau đó mọi người thấy bác Ba Duẩn đi cưới một cán bộ phụ nữ tên Nga ở Rạch Giá, bác Sáu Thọ cũng có thêm bà Hai sau hôm ăn chay đụng làm sập mùng cô học sinh hoa khôi trường Trung học Khu 9, Chính ủy Khu 9 Phan Trọng Tuệ lấy vợ hai tên Xuân, nữ cán bộ trinh sát ở Bình Thủy, Cần Thơ.. .
Nhà văn Xuân Vũ, một người miền Nam tập kết ra Bắc vào năm 1954-1955 và đã sống ở miền Bắc trong hơn 10 năm trước khi đi B tức là lên đường vào giải phóng miền Nam, tuy nhiên khi vào đến miền Nam thì ông rời bỏ hàng ngũ Cộng sản và đã sáng tác rất nhiều tác phẩm lột trần bộ mặt thật của chế độ Cộng sản Hà Nội. Trong cuốn Cách Mạng Tháng 8, Cha Đẻ của Còng Số 8, ông Xuân Vũ có cho biết về tình hình những người Nam Bộ tập kết tại miền Bắc như sau:
Thời năm 1956-1958, xã hội miền Bắc như một chảo dầu sôi, nơi thì dân Nam Bộ tập kết bất mãn bỏ cơ quan đi, nơi thì thương binh Nam Bộ nổi dậy đánh chính quyền, chỗ thì học sinh miền Nam đụng súng với du kích, cán bộ địa phương. Có cả một đoàn sĩ quan Nam Bộ điều dưỡng tại Sầm Sơn kéo nhau về Nam, một anh hùng quân đội, Nguyễn Văn Song, trốn đi về Nam đơn vị không tìm lại được. Trong khi đó thì trung tá Phan Thanh Nhàn, người Bến Tre, bị hạ ngục vì mắc tội Ban Chữa Cháy Trung Ương để ứng phó với tình thế. Có nghiã là nơi nào nổi dậy, làm loạn thì ban chưã cháy phải đến, cái Ban đó có Nguyễn Trấn đứng một chân vì ông ta là bậc trưởng thượng của dân Nam Kỳ nên tiếng nói của ông ta có tác dụng của những trận mưa dội xuống những đám cháy mới bốc.. .
Những tên Nam Kỳ suốt 9 năm thờ lạy hung thần hang Pắc-Bó, bây giờ ra đất Bắc mới hiểu cái thắng lợi Điện Biên Phủ là cái gì. Nhiều tên thối chí chửi quá sức tưởng tượng và chui xuống tàu Arkhangels hoặc Starvoropol để trở về Nam sau khi đặt chân lên đất Bắc chỉ có một ngày….
Ra Bắc rồi trắng con mắt ra. Đám dân Nam Kỳ được coi như những con heo thiếu vú, tức là con nái sề Hồ có hai cái vú thôi nhưng có ba đứa con. Con của mụ là Bắc và Trung đã ngoạm hết rồi, cho nên thằng Nam đành ngơ mõ lợn đứng dòm người anh em bú. Tôi nói không sai và cũng không có thêm thắt. Dân Liên khu Nem (Năm) được ưu đãi hơn dân Nam Cờ.
Nổi tiếng nhất hồi đó là vụ Ninh Bình: một số cán binh Nam Bộ tập kết vì bị cán bộ địa phương đối xử bất công nên đã nổi loạn, bắt giữ bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh và trưởng ty Công an Ninh Bình làm con tin. Cộng sản Hà Nội phải cho triệu Tướng Tô Ký về để giàn xếp. Vào tháng 8 năm 1945, Tô Ký chỉ là một cán bộ tầm thường không có gì xuất sắc nhưng nhờ được Nguyễn Văn Trấn giao cho nhiệm vụ truy lùng và thủ tiêu những nhà trí thức không theo Việt Minh và trong khoảng từ cuối tháng 9 đến tháng 10 năm 1945, Tô Ký đã chỉ huy việc thủ tiêu hàng ngàn người trí thức tại vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Tân An, Thủ Dầu Một, Biên Hòa. Nhờ vào thành tích này, trước năm 1954, Tô Ký được Cộng sản phong làm Sư trưởng kiêm Chính ủy Sư đoàn 330 ở Nam Bộ, khi tập kết ra Bắc được phong quân hàm thiếu tướng rồi được bổ nhiệm làm Chính ủy Quân Khu Tả Ngạn. Tô Ký là người được các anh em bộ đội tập kết thương yêu và kính trọng vì ông ta đối xử với đàn em rất bình dân như người Nam Kỳ, ông thường ra lệnh cho lính tráng gọi ông là anh Ba thay vì thiếu tướng như những người khác.
Khi Tô Ký đến Ninh Bình, ông đến gặp những người nổi loạn và thuyết phục họ ra đầu hàng, ông cũng hưá hẹn là Đảng và Nhà Nước sẽ khoan hồng và sẽ cứu xét thỏa đáng những điều khiếu nại của họ. Trong khi những người Nam Bộ tập kết này đang tập họp để chờ đợi anh ba Tô Ký điều đình với Đảng ở Hà Nội thì Tướng Phùng Thế Tài, Tổng Tham mưu Phó kiêm Tư Lệnh Phòng không của Không Quân Bắc Việt, một viên tướng được mệnh danh là tướng cao bồi của quân đội miền Bắc, đến Ninh Bình và đã ra lệnh cho bộ đội của ông ta mang tất cả những người miền Nam tập kết nổi loạn ra bắn bỏ tại bờ sông Đoan Vỹ tại Phủ Lý. Tướng Tô Ký đã nổi giận về việc giết người của Phùng Thế Tài và đã kiện lên Bộ Chính Trị về vụ sát nhân này nhưng Bộ Chính Trị lại ra mặt bênh vực Phùng Thế Tài vì Tài là một người thân tín của Hồ Chí Minh, đã từng làm cận vệ cho Hồ Chí Minh từ tháng 2 năm 1940 cho tới tháng 8 năm 1945, do đó Bộ Chính Trị đã quyết định rằng đó là một hành động chính đáng để đối phó với những phần tử vô kỷ luật. Sau vụ này, đa số dân Nam Bộ tập kết đều vô cùng bất mãn và chính quyền Hà Nội phải ra lệnh cho đưa họ đi lên những nơi xa xôi trên vùng mạn ngược.
(còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào? Mon 19 Aug 2019, 08:39 | |
| Thử Đi Tìm Nguyên Nhân Tại Sao Cụ Phan Thanh Giản Bị Cộng Sản Bắc Việt Kết Tội
Trần Đông Phong
Lê Duẩn Được Chỉ Định Làm Bí Thư Thứ Nhất Đảng Lao Động Việt Nam
Trong bối cảnh đó, chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất đã làm cho nông dân miền Bắc phẫn nộ và chống đối khắp nơi khiến cho Hồ Chí Minh phải đứng ra xin lỗi, sửa sai bằng cách hạ bệ Tổng Bí thư đảng Cộng sản là Trường Chinh và ông Hồ kiêm nhiệm luôn chức vụ này.
Như vậy, vào thời gian đó, Hồ Chí Minh giữ những chức vụ sau đây: Chủ Tịch Đảng Lao Động, Tổng Bí Thư Đảng Lao Động, Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chủ Tịch Quân Ủy Hội.. . Đó là những chức vụ quan trọng hàng đầu trong hai guồng máy đảng và nhà nước mà ông Hồ Chí Minh thì đã 70 tuổi rồi, bên phía chính phủ thì đã có Phạm Văn Đồng là người thân tín của ông giữ chức vụ thủ tướng, còn bên đảng thì cũng cần có một người trẻ tuổi để lo việc điều hành bộ máy của đảng. Lúc bấy giờ, sau khi Trường Chinh bị mất chức, người được đảng viên và quân đội ủng hộ mạnh mẽ nhất là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Võ Nguyên Giáp là một người trí thức, đã từng làm giáo sư trước khi gia nhập đảng Cộng sản rồi trở thành đại tướng, ủy viên Bộ Chính Trị, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, được báo chí thế giới ca tụng là anh hùng Điện Biên Phủ. Đối với quần chúng trong nước, ở miền Bắc cũng như là ở miền Nam và các nhà quan sát quốc tế thời đó, ai cũng nghĩ rằng người sẽ được Hồ Chí Minh chọn làm Bí thư cho Đảng Lao Động Việt Nam phải là Võ Nguyên Giáp, tuy nhiên tất cả mọi người đều ngạc nhiên, có thể nói là sửng sốt, khi Hồ Chí Minh chính thức công bố việc Lê Duẩn được chọn làm Bí Thư Thứ Nhất cho Đảng Lao Động vào năm 1960.
Lê Duẩn người gốc làng Bích La, phủ Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, trình độ văn hoá chỉ có bằng certificat (tiểu học,) tức là mới học xong lớp 5, sau đó làm công nhân bẻ ghi cho sở Hỏa xa, gia nhập đảng Cộng sản từ năm 1930 và bị Pháp bắt bỏ tù từ năm 1931 đến 1936 tại Sơn La. Sau đó dến năm 1940 lại bị tù lần nữa và bị đày đi Côn Đảo cho đến năm 1945. Sau năm 1945, Lê Duẩn phục vụ tại Nam Bộ với chức vụ khiêm nhường là Trưởng Phòng Dân Quân Nam Bộ, tuy nhiên sau khi Tướng Nguyễn Bình bị Pháp phục kích bắn chết vào năm 1951 thì Lê Duẩn mới trở thành Bí Thư Xứ Ủy Nam Bộ và người phụ tá cho Lê Duẩn là Lê Đức Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Trung Ương Đảng.
Năm 1955, theo Hiệp định Genève thì tất cả các cấp cán bộ đảng Lao Động và quân đội đều phải tập kết ra Bắc thì một buổi tối quảng đầu năm 1955, trước sự chứng kiến của Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế, anh Ba (Lê Duẩn) cùng các anh Lê Đức Thọ, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Hưởng, Phạm Văn Bạch lên chiếc tàu Ba Lan neo ở Vàm Sông Đốc (Cà Mau) để tập kết ra Bắc. Đó là chuyến tập kết áp chót. Gần nửa đêm, anh Ba bí mật xuống ca nô quay trở lại. Tôi được phân công đưa và đón anh Ba về một căn cứ đã chuẩn bị từ trước. Việc bố trí anh Ba ở lại miền Nam là một quyết định rất đúng đắn của Bác Hồ, của Trung Ương Đảng, một sự đầu tư đặc biệt lớn cho miền Nam và cả nước. Tuy nhiên phải nói rằng quyết định đó cũng có phần mạo hiểm.
Như vậy thì sau khi bị tù ở Côn Đảo cho đến năm 1945, Lê Duẩn phục vụ tại Nam Bộ và ngay cả sau Hiệp Định Genève thì chính Võ Văn Kiệt, ủy viên Bộ Chính Trị và Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng sau này xác nhận Lê Duẩn được Hồ Chí Minh chỉ định ở lại miền Nam, có lúc sống ngay tại thủ đô Sài Gòn (1956) và cho đến giữa năm 1957 mới ra Hà Nội.
Đối với giới lãnh đạo cũng như các đảng viên Cộng sản lão thành tại miền Bắc lúc đó, Lê Duẩn chỉ là một kẻ gần như là vô danh ít được ai biết đến vì bị ở tù trên 10 năm rồi sau đó chỉ hoạt động nhiều năm tại Nam Bộ, Lê Duẩn không có trình độ văn hóa, không có hậu thuẫn cũng như sự ủng hộ của ai ở miền Bắc, tuy nhiên, theo Võ Văn Kiệt thì sau khi ra Hà Nội, Lê Duẩn lại được Chủ Tịch Hồ Chí Minh chỉ định vào chức vụ Quyền Tổng Bí Thư đảng Lao Động Việt Nam thay cho Trường Chinh, qua mặt và đánh bại những đảng viên lão thành trong đó có ông giáo sư Sử học, đại tướng Võ Nguyên Giáp, người được ông Hồ Chí Minh rất thương yêu từ hồi còn ở Trung Hoa và đã được ông Hồ ưu ái đặt tên là đồng chí Văn từ ngày còn ở Tân Trào.
Sau khi Nhật Bản đầu hàng, một nhóm tù Cộng sản tại Côn Đảo được đưa về Cần Thơ và nhân dịp Ủy Ban Hành Kháng Nam Bộ ra lệnh tiêu thổ kháng chiến, toàn dân kháng chiến, ngày 23 tháng 9 năm 1945 một cuộc mít tinh được tổ chức tại tỉnh lỵ Cần Thơ ở trước mặt tư dinh của cựu tỉnh trưởng Pháp trước kia và trên khán đài danh dự:
Lố nhố trên đó chẳng biết bao nhiêu quan khách. Ban Tổ chức đã giới thiệu những cái tên lạ hoắc đối với dân đã sống lâu ở tỉnh: đồng chí Tôn Đức Thắng, đồng chí Phạm Hùng, đồng chí Lê Văn Lương. ..
Một ông có tuổi, hớt tóc ngắn bạc hoa râm, lưng gù, lụ khụ bước ra giơ tay vẫy chào khi trên loa giới thiệu người thứ nhất. Kế đến một người tướng làm ruộng đặc sệt, da ngăm đen, thấp, bước đi giống như gấu, mặt vuông hàm rộng. Người thứ ba ốm. Dong dỏng cao, phong cách nho nhã như thầy thuốc bắc. Người đi dự mít tinh kẻ này ngó người kia hỏi nhau: - Mấy ổng là ai vậy? - Họ là tù Côn Nôn mới về. - Mấy ổng là Cộng sản phải không? - Chớ gì. Hổng nghe họ gọi nhau đồng chí sao?
Trên khán đài hôm đó có sự hiện diện của Lê Duẩn cùng về với nhóm này nhưng không hề được ban tổ chức giới thiệu vì lúc đó Lê Duẩn chưa được nhiều người, kể cả ban tổ chức, biết đến. Tác giả Vy Thanh có ghi thêm điểm này trong phần chú thích ở cuối sách:
Số đông đồng chí bị địch giam giữ ở Côn Đảo được rước về. Chuyến đầu tiên cặp bến Đại Ngãi (Sóc Trăng) lên tới gần 1, 800 người, trong số đó có nhiều cán bộ như Tôn Đức Thắng, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Lê Duẩn. ..
Tôn Đức Thắng được ban tổ chức buổi lễ mời vì là người trưởng thượng (ở tù 17 năm, nhiều tuổi đảng hơn hết,) Phạm Hùng dược danh dự vì đang giữ chức Bí Thư Đảng Bộ Côn Đảo. Lúc đó Lê Duẩn chưa nổi bật.
(Theo tài liệu Tây Nam Bộ 30 năm Kháng Chiến Chống Pháp (1945-1975) của Ban Chỉ đạo và Biên tập Truyền thống Tây Nam Bộ, Thành phố HCM, 2000, trang 96.)
Như vậy thì vào năm 1945, Lê Duẩn chưa phải là một cán bộ Cộng sản cao cấp và cũng chưa nổi tiếng cho nên những người trong ban tổ chức cuộc mít tinh ở Cần Thơ cũng không biết đến ông ta. Vậy mà chỉ vào khoảng bốn năm năm sau, Lê Duẩn trở thành Bí Thư Đảng Ủy Nam Bộ, tức là nhân vật cao cấp nhất của Đảng Cộng sản tại Nam Bộ cho đến khi ông được lệnh ra Bắc vào năm 1957.
Chỉ trong vòng ba năm sau ngày ra Hà Nội, trong Đại Hội Kỳ 3 Trung Ương Đảng vào năm 1960, ông Hồ Chí Minh tuyên bố chính thức đề cử Lê Duẩn làm Bí Thư Thứ Nhất Đảng Lao Động Việt Nam và lý do là tại vì đồng chí Lê Duẩn đại diện cho Nam Bộ, Nam Bộ là thành đồng tổ quốc và Miền Nam luôn luôn ở trong tim tôi. Tuy nhiên về sau thì những nhà phân tích mới thấy rõ cái thâm ý của Hồ Chí Minh: ông Hồ sợ một người có tài và có rất nhiều uy tín trong quân đội như Võ Nguyên Giáp vì một khi Võ Nguyên Giáp có quyền hành trong tay thì họ Võ có thể sẽ có uy tín hơn cả Hồ Chí Minh và có thể lật đổ họ Hồ, trong khi đó chọn một người ít học, không có ảnh hưởng và hậu thuẫn gì ở miền Bắc như Lê Duẩn thì sẽ không bao giờ dám phản lại Hồ Chí Minh.
Nhà văn Vũ Thư Hiên đã có nhận xét về việc Lê Duẩn được chọn làm Bí Thư Thứ Nhất như sau: Mọi người đều ngạc nhiên trước kết qủa của Đại Hội (kỳ 3). Trong kháng chiến chống Pháp, Võ Nguyên Giáp là nhân vật lãnh đạo đứng hàng thứ ba, chỉ sau có Hồ Chí Minh và Trường Chinh. Trường Chinh ra đi, chức tổng bí thư mặc nhiên phải thuộc về Võ Nguyên Giáp, ai chả nghĩ thế.
Nhưng sự đời lại diễn ra theo cách khác. Theo nhận xét của những người Cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên thì cả Hồ Chí Minh lẫn Trường Chinh đều lo ngại ông tướng đã có quá nhiều vinh quang sẽ trở nên không dễ bảo sau cuộc đảo lộn ngôi thứ. Mà cả Hồ Chí Minh lẫn Trường Chinh đều muốn giữ lại vị trí trước kia của họ về thực chất, cho dù danh nghĩa không còn. Cần phải chọn một người có vị trí và uy tín kém hơn Võ Nguyên Giáp. Do biết ơn người cất nhắc mình, người đó sẽ vừa ngoan ngoãn vưà trung thành.
Lê Duẩn thích hợp hơn cả với vai trò đó.
Hồ Chí Minh đã phạm một lỗi lầm vô cùng tai hại cho ông ta vì Lê Duẩn không có ngoan ngoãn và trung thành như ông ta tưởng, chỉ trong vòng có hơn 3 năm, với sự trợ giúp của người đồng chí từ miền Nam là Lê Đức Thọ trong cương vị Trưởng Ban Tổ Chức Đảng, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã thu tóm được nhiều quyền lực và Hồ Chí Minh bị hai đồng chí họ Lê tước mất nhiều quyền hành, chỉ còn ngồi chơi xơi nước từ cuối thập niên 1960. Theo nhà văn Vũ Thư Hiên thì ông Hồ bị mất quyền lực vào khoảng trước năm 1965, sau khi ông Ngô Đình Diệm bị giết:
Năm 1965, trong một cuộc nói chuyện với cán bộ tuyên giáo ở Hưng Yên, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Tố Hữu nói: Ông Cụ lẫn cẩn (có lẽ là lẩm cẩm theo tiếng miền Nam) rồi, mọi việc bây giờ đều do anh Ba (Lê Duẩn) và tụi tôi giải quyết.
Hơn 40 năm sau, gần 30 năm sau khi Cộng sản Bắc Việt chiến thắng và thôn tính trọn Miền Nam, bà Dương Thu Hương, một nhà văn nổi tiếng hàng đầu tại Hà Nội, đã xác nhận việc ông Hồ Chí Minh bị mất quyền. Trong một bài viết được phổ biến vào tháng 6 năm 2004, nhà văn Dương Thu Hương tái xác nhận nguồn tin về chuyện ông Hồ Chí Minh bị Lê Duẩn-Lê Đức Thọ cướp hết quyền hành hồi thập niên 1960, tuy nhiên bà không nói rõ xuất xứ của nguồn tin này:
Điều mỉa mai là chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh lại là người thứ nhất phản bác lại cuộc chiến tranh này trong Đại Hội Đảng lần thứ Ba. Do ông tuyệt đối thiểu số nên đã phải phục tùng tuyệt đại đa số phe chủ chiến dưới sự lãnh đạo của hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Phần cuối đời, vị chủ tịch nước đã phải hành động như một con múa rối dưới những ngón tay giật dây của hai nghệ sĩ họ Lê thay vì chịu bị giam vĩnh viễn trong một nhà nghỉ mát sang trọng nào đó ở Quảng Đông hoặc Quảng tây chẳng hạn.
Theo A. J. Langguth, cựu Trưởng Văn Phòng của Nhật báo New York Times tại Sài Gòn hồi 1965, cựu giáo sư về môn báo chí tại Trường Báo Chí và Truyền Thông Annenberg thuộc Viện Đại học University of Southern California, thì chính Thủ Tướng Phạm Văn Đồng cũng cho biết tương tự như vậy.
Trong cuốn sách Our Vietnam: the War 1954-1975, Giáo sư Langguth cho biết rằng vào năm 1967, một người Pháp là ông Raymond Aubrac được Tiến sĩ Henry Kissinger, lúc bấy giơ chưa tham chánh, yêu cầu sang Hà Nội để thăm dò Cộng sản Bắc Việt về triển vọng thương thuyết nhằm tiến đến một giải pháp hòa bình cho Việt Nam . Ông Raymond Aubrac được xem như là một trong những người bạn thân của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vì vào năm 1946, khi sang Paris để điều đình với chính phủ Pháp thì ông Hồ Chí Minh đã sống trong gia đình của ông Aubrac và ông ta cũng nhận làm cha đỡ đầu cho con trai của ông Aubrac.
Trong thời gian ở Hà Nội, ông Aubrac đến thăm Hồ Chí Minh và ông ta sửng sốt khi thấy ông Hồ có vẻ quá già yếu . Ông ta mặc một bộ quần áo theo kiểu người Tàu và đi đứng cần phải chống gậy, tuy nhiên mắt ông ta vẫn còn linh mẫn và đầu óc vẫn còn sáng suốt. Ông Hồ nói với Aubrac rằng ông ta rất tiếc nghe tin căn nhà của ông Aubrac ngày xưa đã bị bán đi rồi và nói tiếp: Như vậy thì lần sau sang Paris, tôi còn biết ở chỗ nào?
Sau khi nói chuyện khào với Hồ Chí Minh chừng gần 50 phút, Phạm Văn Đồng tiễn ông Aubrac ra xe và nói rằng: Bác Hồ bây giờ đã già rồi. Chúng tôi muốn cho ông ta sống để được nhìn thấy đất nước thống nhất nhưng chúng tôi cố gắng dấu không cho ông ta biết càng nhiều chi tiết chừng nào càng tốt chừng đó.. .
Như vậy thì qua các sự kiện kể trên, vào những năm cuối đời trước khi từ trần vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, tuy chỉ mới ngoài bảy mươi nhưng ông Hồ Chí Minh gần như không biết gì về mọi chuyện vì nhóm người lãnh đạo lúc đó đã nắm hết quyền lực và chính Phạm Văn Đồng đã thú nhận là dấu không cho ông ta biết nhiều chi tiết.
Lúc đó, Hồ Chí Minh đã bị mất quyền dù rằng vẫn còn giữ chức vụ Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chủ Tịch Đảng Lao Động Việt Nam. Những kẻ nắm thực quyền lúc đó là nhóm Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
(còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào? Tue 20 Aug 2019, 09:01 | |
| Thử Đi Tìm Nguyên Nhân Tại Sao Cụ Phan Thanh Giản Bị Cộng Sản Bắc Việt Kết Tội
Trần Đông Phong
Giới Trí Thức Nam Bộ Coi Thường Lê Duẩn và Lê Đức Thọ
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Việt Minh chia nước Việt Nam thành 9 khu và Nam Bộ được chia thành 3 khu: vùng miền Đông được gọi là Khu 7, vùng ở giưã hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang được gọi là Khu 8 và vùng từ sông Hậu giang về tận Cà Mau được gọi là Khu 9. Lê Duẩn là người gốc Trung Kỳ cùng với Lê Đức Thọ gốc Bắc Kỳ nắm quyền chỉ huy của cả Nam Bộ, dù có một số người Nam Kỳ vẫn còn được giao cho quyền chỉ huy một vài vùng như Huỳnh Văn Nghệ được làm tư lệnh Khu 7, Nguyễn Văn Trấn được làm tư lệnh kiêm chính ủy khu 8, và Huỳnh Phan Hộ làm tư lệnh Khu 9 v.v., tuy nhiên về sau, khi Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đưa Dương Quốc Chính vào Nam Bộ thì những người lãnh đạo gốc miền Nam gần như là không còn có ảnh hưởng gì nhiều.
Trong thời kỳ trước năm 1945, số đảng viên Cộng sản được huấn luyện tại Liên Xô, Trung Quốc rất là hiếm hoi, có thể nói là chỉ được đếm trên đầu ngón tay, đại đa số đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương đều được huấn luyện ở trong nước, đa số là trong những nhà tù của thực dân Pháp và trình độ văn hóa cũng như chính trị cuả nhóm này thì rất tầm thường, chẳng có gì đáng kể. Tuy nhiên có một số đảng viên Cộng sản rất trí thức, trình độ văn hoá rất cao, ngay cả về chủ thuyết Cộng sản, họ cũngï học còn cao hơn cả Hồ Chí Minh, hơn cả Võ Nguyên Giáp, hơn cả Phạm Văn Đồng, hơn cả Trường Chinh v.v., đa số những đảng viên này là những người đã từng du học ở Pháp, có người là đảng viên của đảng Cộng sản Pháp chứ không phải đảng Cộng sản Đông Dương và gần như hầu hết những người này đều là người Nam Bộ. Trong tổng số 20 đảng viên Cộng sản người Việt Nam được đào tạo tại Trường Lao Động Đông Phương ở Liên Xô, vào thập niên 1960 chỉ có 5 người còn sống sót, ngoài Nguyễn Khánh Toàn là người Huế, 4 người còn lại đều là gốc Nam Bộ: đó là Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Trấn và Trần Văn Giàu.
Đối với Trần Văn Giàu và nhóm đảng viên Cộng sản người Nam Bộ đang nắm giữ những vai trò chủ chốt trong Lâm Ủy Hành Chánh hồi năm 1945, Lê Duẩn còn có một mối hận mà có lẽ ông ta không bao giờ quên được: sau khi từ Côn Đảo trở về Nam Bộ, một đảng viên lão thành với hai cái án tù khổ sai ở Sơn La và sau đó ở Côn Lôn như Lê Duẩn mà Trần Văn Giàu chỉ dành cho một chức vụ hữu danh vô thực là Trưởng Phòng Dân Quân Nam Bộ mà trụ sở được đặt tận trong Đồng Tháp Mười. Phải đợi đến khi Tướng Nguyễn Bình bị giết mấy năm sau thì Lê Duẩn mới được Hồ Chi Minh phong cho làm Bí Thư Đảng Ủy Nam Bộ rồi đưa thêm những cán bộ Bắc Kỳ như Lê Đức Thọ, Dương Quốc Chính v.v. vào Nam phụ tá cho Lê Duẩn, đa số những cán bộ Cộng sản chỉ có trình độ học vấn chưa tới mức trung bình, chẳng hạn như Lê Duẩn chỉ mới học tới lóp Nhất tiểu học.
Bởi vậy, ngay từ thời kháng chiến chống Pháp cho đến sau khi tập kết ra Bắc, đám trí thức Nam Bộ này vẫn coi thường Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và đám tay chân của họ cho nên sau khi hai người này nắm được quyền hành thì họ bắt đầu có những âm mưu triệt hạ ảnh hưởng của đám đảng viên người Nam Bộ trí thức này và cơ hội đã đến khi Đảng Cộng sản họp Hôị Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Lần Thứ 9, gọi tắt là Hội Nghị 9 vào tháng 12 năm 1963 để thảo luận về vấn đề lập trường của Đảng Lao Động Việt Nam trước cuộc tranh chấp giưã hai nước đàn anh là Liên Xô và Trung Quốc.
Nạn nhân đầu tiên là Dương Bạch Mai, cựu học viên trường Lao Động Đông Phương tức là trường Staline ở Mạc Tư Khoa.
Dương Bạch Mai là người gốc Bà Rịa, gia nhập đảng Cộng sản Pháp thời còn rất trẻ, ông sang Liên Xô theo học trường Lao Động Đông Phương trong 2 năm 1930-1931, rồi sang học ở Paris khoảng 1936, 1937. Ông ra ứng cử và đắc cử vào Hội Đồng Thành phố Sài Gòn năm 1937 rồi bị Pháp bắt giam vào năm 1940. Năm 1945, Dương Bạch Mai giữ chức Thanh Tra Chính trị Miền Đông kiêm Tổng Giám Đốc Công An trong Lâm Ủy Hành Chánh của Trần Văn Giàu và trong chức vụ này, Dương Bạch Mai là người chịu trách nhiệm về việc hàng chục ngàn người bị Công an Việt Minh thủ tiêu vào năm 1945. Năm 1946. Dương Bạch Mai đắc cử vào quốc hội rồi đi theo kháng chiến và vào đầu thập niên 1960 được giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Quốc Hội và Phó Chủ tịch Hội Việt-Xô Hữu Nghị.
Con trai của ông Vũ Đình Huỳnh, bí thư của chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1945, là nhà văn Vũ Thư Hiên cho biết về ông Dương Bạch Mai như sau:
Ông Dương Bạch Mai nói với tôi rằng ông không được lòng Hồ Chí Minh. Dương Bạch Mai có cái tật sống quá thẳng. Ông ngang tàng, không chịu gò mình vào tôn ti trật tự phong kiến, ông bạt mạng trong lời ăn tiếng nói. Đã quen với những lời tâng bốc, xưng tụng, ông Hồ Chí Minh có không ưa ông cũng phải.
Trường Chinh cũng không ưa Dương Bạch Mai. Điều này không khó hiểu. Trong Trường Chinh có mặc cảm của kẻ ngã ngưạ. Sau sai lầm Cải cách Ruộng đất ông đinh ninh ai cũng coi thường mình. Dương Bạch Mai phản đối Nghị quyết 9 thì Trường Chinh lại coi ông phản đối mình.
Lê Duẩn đặc biệt không ưa Dương Bạch Mai. Theo nhận định của những người từ Nam Bộ ra Bắc tập kết thì sự không ưa này không phải vì nguyên do chính trị. Cái chính là là Lê Duẩn biết mình chẳng bao giờ có được cái mà Dương Bạch Mai có-sự nổi tiếng với tư cách một thủ lĩnh có trí tuệ. Dương Bạch Mai nói với tôi về Lê Duẩn: cháu để ý tới cái thằng cha ấy làm chi! Tâm trí bậc nam nhi là để cho sự nghiệp, thằng này thì thời chỉ lo kiếm chác vinh quang và quyền lực, lúc nào cũng nơm nớp sợ người khác hơn mình. Sự nghiệp và vinh quang là hai thứ khác nhau, như ngôi nhà với nước vôi phủ bên ngoài nó, cháu à!
Dương Bạch Mai, nếu còn sống, chắc sẽ chịu chung số phận với chúng tôi (ghi chú: Vũ Thư Hiên và thân phụ là Vũ Đình Huỳnh đều bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ giam ở nhà tù Hỏa Lò trong bảy tám năm trời mà không hề bị đưa ra toà xét xử.) Không phải chắc, mà chắc chắn. Từ khi có cuộc đấu tranh giữa hai đường lối (giữa Liên Xô và Trung Cộng,) ông chống lại việc đưa nước Việt Nam vào quỹ đạo chủ nghiã Mao. Ông gọi chủ nghiã Mao là món tạp-pí-lù của thổ phỉ. Giưã lúc ngành tuyên truyền Việt Nam đưa Mao Trạch Đông lên hàng thánh sống thì ông ngang nhiên gọi Mao là tên đao phủ của đại pháp trường Trung Quốc.
Những nhận định ngược đời của Dương Bạch Mai làm cho các nhà lãnh đạo Việt Nam hết hồn. Sở dĩ ông chưa bị đụng tới là vì ông có danh tiếng, có uy tín lớn trong quần chúng.
Dương Bạch Mai qua đời khi ông là ủy viên Ban Thường vụ Quốc Hội. Với Nghị quyết 9, đảng Cộng sản Việt Nam phân hoá thành hai cực-một bên là những người theo chủ nghiã xã hội dân chủ pháp trị, đòi kiến tạo một xã hội công dân có nhân quyền, bên kia là Đảng cầm quyền kiên trì một chủ nghiã xã hội chuyên chế. Đó là những ngày không thể nào quên. Dương Bạch Mai, con hổ dữ chống lại đường lối thân Trung Quốc đột tử khi ông đang dự cuộc họp quốc hội tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Vào lúc giải lao, các đại biểu kéo nhau đi uống bia ở bar, ông Mai thết trước các bạn một chầu bia mừng sinh nhật của ông ngày hôm sau. Ông ngã xuống. Ly bia chưa cạn. Khi xe cấp cứu đến, Bác sĩ Tôn Thất Tùng (giáo sư Y khoa, y sĩ riêng của Hồ Chí Minh) định nhảy lên xe cùng đi tới bệnh viện thì bị hai thanh niên lực lưỡng áp sát ông: Mời bác sĩ quay lại tiếp tục họp Quốc Hội, việc nước quan trọng hơn. Chiếc xe cấp cứu phóng đi trước khi Tôn Thất Tùng hiểu chuyện gì xảy ra với ông, hai thanh niên kia là ai và tại sao họ lại ngăn cản ông đi cùng xe để săn sóc bạn ông?
Cái chết của Dương Bạch Mai gợi nên một nghi vấn. Ông ngả xuống đúng vào lúc ông sắp sưả đọc một diễn văn nảy lưả chống lại đường lối xây dựng xã hội trại lính của Mao, đòi Đảng phải cải thiện đời sống cho dân chúng, đòi thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng, trong xã hội và hàng loạt vấn đề khác. Bài diễn văn ông đút trong túi áo để đọc trước Quốc Hội biến mất.
Sau này, nhân vụ tướng Hoàng Văn Thái rồi tướng Lê Trọng Tấn thay nhau đột tử đúng lúc chuẩn bị nhậm chức Bộ trưởng Quốc Phòng, dư luận lại nhắc tới cái chết đáng ngờ của Dương Bạch Mai nhiều năm về trước.
Nhà văn Xuân Vũ cũng có nhắc đến cái chết của Dương Bạch Mai ngay tại quốc hội ở Hà Nội như sau:
Chuông điện rung lên hết giờ giải lao, các đại biểu trở lại chỗ ngồi, nhưng Dương nghị sĩ còn hăng hái diễn thuyết, đến sực tỉnh giấc ngủ mười năm quay lại thì chỉ còn mình với cô phục vụ viên giải khát. Cô nàng đưa chai nước ngọt Hồng Hà đã khui nắp, tươi cười: Mời bác Tư (Dương Bạch Mai thứ tư) dùng. Ngài nghị sĩ hò hét hơi khan cổ nên chụp lấy trút vào mồm để chạy lên ghế chủ tịch đoàn cho kịp giờ. Nhưng than ôi, cái ghế đó không bao giờ bác Tư Mai trở lại được. Chỉ hai ngụm nốc vào, chưa nuốt xong ngụm thứ ba thì bác Tư xoay tròn và ngã đánh rật xuống nền gạch bông của tòa nhà Quốc Hội tại phiên khoáng đại hồi thập niên năm 1960. Ghê gớm thay! Một cái chuyện đời, một chuyện của cách mạng vô sản Việt Nam. Nào có khác gì cách mạng vô sản ở Liên Xô và bên Tàu. Tôi viết lại câu chuyện này để cho đồng bào Nam Bộ, những người của Muà Thu rồi và cho dòng họ, bà con nghị sĩ Dương Bạch Mai đọc với trí nhớ càng ngày càng sáng tỏ của tôi, đặc biệt là về những thảm kịch như vầy.
Như vậy thì theo cả hai nhà văn Vũ Thư Hiên, người Bắc và nhà văn Xuân Vũ, người Nam tập kết, có nhiều dư luận tại Hà Nội nghi ngờ rằng ông Dương Bạch Mai chết khi mới có 60 tuổi vì đã bị đầu độc. Người có khả năng làm được việc đó phải có quyền, có quyền đến độ có thể giết cả bạn gái Nông Thị Xuân của Hồ Chí Minh rồi liệng xác xuống đường và người đó không ai khác hơn là Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Nội Vụ. Nhà văn Vũ Thư Hiên cho biết rằng Trần Quốc Hoàn là đệ tử ruột của Lê Đức Thọ vì hồi đó bộ Nội Vụ, sau này đổi lại thành bộ Công An, là trực thuộc dưới quyền Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng của Lê Đức Thọ .
Theo nhà văn Vũ Thư Hiên, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ Trưởng Y Tế, cựu chủ tịch Thanh Niên Tiền Phong ở Nam Bộ trước ngày kháng chiến cũng bị hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ không ưa:
Ông Phạm Ngọc Thạch, trong một câu chuyện vui tại nhà tôi hồi đầu thập niên 1960, nói với ông Dương BạchMai:
-Mấy chả không ưa mầy, vì mầy thẳng ruột ngựa, nghĩ sao nói dzậy, làm mấy chả mếch lòng mới lôi cái vụ mầy hợp tác với đám Tờ-rốt-kít ra mà rêu rao.
-Thì mầy cũng bị mấy chả rêu rao là có thời thân Nhật đó nưã. Chơi với tơ-rốt-kít thì mầy cũng chơi chớ bộ.
Rồi Dương Bạch Mai cười ngất:
-Nè, cẩn thận đó, sổ đen của mấy chả chỉ có ghi thêm thôi chớ không có xóa đi đâu nghen.
Mấy chả đây là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
Còn Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Ngoại Giao, cũng là người Nam Bộ?
Nhà văn Vũ Thư Hiên cho biết: Ung Văn Khiêm là người có học, như phần đông những nhà mác-xít đầu tiên của Nam Bộ. Uy tín của ông trong hàng ngũ cách mạng cao hơn Lê Duẩn nhiều. Điều này trở nên bất lợi cho ông khi Lê Duẩn trở thành tổng bí thư. Lê Duẩn không ưa Ung Văn Khiêm, luôn luôn thọc gậy bánh xe, tìm cách tống Ung Văn Khiêm về hưu. Vụ bản tuyên bố chung Hồ Chí Minh ký với lãnh tụ đảng Cộng sản Tiệp Khắc Novotny là do Ung Văn Khiêm thảo, Hồ Chí Minh duyệt rồi ký, sau bị Lê Đức Thọ đổ riệt cho một mình Ung Văn Khiêm để đưa ông ra khỏi bộ Ngoại giao. Trong việc này, bàn tay Lê Duẩn rất rõ. Nhưng đó là chuyện về sau.
Ông Nguyễn Văn Trấn, cựu tư lệnh kiêm chính ủy Khu 8 tại Nam Bộ có kể lại ông Ung Văn Khiêm nói về chuyện này trong cuốn sách Viết Cho Mẹ và Quốc Hội của ông như sau:
Trước khi vào hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ, là tao sẽ không đưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny, cho ông cụ yên tâm. Vì trong bản thảo ấy ông cụ có thêm mấy chỗ, còn mang tuồng chữ của monsieur Hồ chí Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao, mà chỉ làm thớt cho Sáu Thọ băm ông cụ….
Hội nghị 9 này có thông qua cái nghị quyết 9 và mấy anh ấy nói là cũng có trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm. Anh Khiêm lộ bí mật: Tao có hỏi mí ông cụ có bỏ thăm không. Ông cụ làm thinh.(Ghi chú: Ông Cụ ở dây là Hồ Chí Minh.)
Nhà văn Xuân Vũ cũng đã mượn lời của bà vợ Ung Văn Khiêm nói về việc này như sau:
Rồi Chị Ba nổi giận, ra bộ tịch: Chời ơi chời! Hỏi vậy, em là Chủ tịch, người ta đưa giấy cho em ký. Trước khi ký, em phải coi lại rồi mới thọc bút ký chớ! Ai biểu em nhắm mắt ký rồi chê trật, chê trúng. Người ta ỷ có quyền người ta muốn làm gì thì làm, muốn nói sao hay vậy! Nhưng Anh Ba em đâu có chịu thua. Anh Ba em cự lộn dữ lắm. Nhưng cự thì cự chớ đâu có ăn nổi tụi chó hùa.
Người ta và tụi chó hùa mà bà vợ của Ung Văn Khiêm nói ở đây không ai khác hơn là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
Lê Duẩn Muốn Đập Tan Ảnh Hưởng của Nhóm Trí Thức Nam Bộ
Không riêng gì Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch, Ung Văn Khiêm, những nhân vật trí thức và cán bộ cao cấp miền Nam tập kết ra Bắc như Trần Văn Giàu, Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thuần, Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Văn Trấn, Huỳnh Văn Nghệ v.v. đều bị thất sủng vì họ không những không chịu thần phục hai người lãnh đạo của Cộng sản thời Nam Bộ Kháng chiến là anh Baø Lê Duẩn và anh Sáu Lê Đức Thọ, lúc đó được tặng thêm một tên mới nưã là Sáu Búa, mà ngược lại, dù lúc bấy giờ hai người này đã trở thành những người nắm vận mạng Đảng Cộng sản và chính quyền ở Bắc Việt, họ vẫn chống đối và coi thường, coi thường đến cái độ họ vẫn gọi cả Lê Duẩn và Lê Đức Thọ bằng thằng.
Trong cuốn Viết Cho Mẹ và Quốc Hội, ông Nguyễn Văn Trấn kể lại lời của ông Bùi Công Trừng :
Tao nói cho mầy nghe nha, Bùi công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ Chí Minh. Tao nghe, thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn Chí Thanh thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác- Lê nin. Chuyện nước giao cho Nguyễn chí Thanh. Việc Đảng, Status quo - Lê Duẩn. Cái thằng tự nhiên lại muốn làm Khổng Tử này, khó lật đổ nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng.
Mầy coi, coi nó tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta bận bộ đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép… Bắc Hà: Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà . Tao đếm lão Hồ đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc: Khi thương trái ấu cũng tròn, Khi ghét bồ hòn cũng méo.
Theo ông Vũ Thư Hiên thì khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, Lê Duẩn còn lâu mới được coi là ngang hàng với những nhân vật nổi tiếng trong phong trào cách mạng miền Nam như Trần Văn Giàu, Phạm Văn Bạch, Dương Bạch Mai. .. Những nhà cách mạng trí thức khi ra Hà Nội họp Quốc Hội (1946) và tham gia chính phủ đoàn kết dân tộc với tư cách đại diện miền Nam thành đồng, bị kẹt lại miền Bắc vào thời điểm kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Vắng mặt họ, Lê Duẩn mới dần dần từ những chức vụ khiêm tốn bước lên địa vị người lãnh đạo kháng chiến Nam Bộ….
Cần phải thừa nhận rằng Lê Duẩn là người lãnh đạo giỏi. Những người bạn miền Nam tập kết của tôi nói về anh Ba Duẩn với giọng kính trọng và tự hào. Niềm tự hào này kéo dài không lâu. Sau khi anh Ba trở thành tổng bí thư, ông không làm gì được cho họ hơn là đẩy họ tới những vùng hoang vu để khai hoang, lập ra các nông trường, khuyến dụ họ họp thành những tập đoàn sản xuất nhỏ nhoi để tự nuôi thân. Đến lúc ấy thì họ giận dữ. Khi con người nổi giận thì lẽ công bằng không còn nưã. Thay vì ca ngợi, họ nguyền ruả ông….
Còn Lê Đức Thọ: Sáu Buá Lê Đức Thọ là người miền Bắc, được Trường Chinh cử vào Nam năm 1947 với tư cách ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng để nắm Trung Ương Cục miền Nam, nhưng Lê Đức Thọ đã không một lần tranh được chức bí thư miền Nam. Cũng có hục hặc với Lê Duẩn, nhưng sau đó ý thức được thân phận mình trên đất lạ, Lê Đức Thọ lại tìm sự liên minh với Ba Duẩn để trở thành Sáu Búa.
Lê Đức Thọ tuy là một trong những lãnh tụ kháng chiến cao cấp tại Nam Bộ nhưng ông ta lại không mấy ưa người Nam Bộ. Một số vị lão thành đã từng theo kháng chiến chống Pháp tại Nam bộ trước năm 1954 có nói với người viết rằng hồi đó có rất nhiều người trong giới kháng chiến không những không có cảm tình mà lại còn coi thường, nói theo kiểu miền Nam là khi dễ, Lê Đức Thọ vì tuy ông ta là nhân vật cao cấp số hai của Việt Minh tại Nam Bộ nhưng lại thiếu tư cách và đạo đứùc. Họ cho biết rằng Sáu Thọ có tật mê gái dù rằng những cô gái trẻ chỉ đáng tuổi con cháu thế mà ông ta cũng cứ theo đuổi, cưỡng ép do đó có nhiều người miền Nam không phục và ngược lại thì Sáu Thọ cũng không mấy ưa những người này vì họ nghĩ sao nói vậy, chẳng thèm nể nang gì đến cái chức vụ cao cấp của Thọ.
Nhà văn Xuân Vũ có kể lại một trong những chuyện này như sau:
Sáu Lừa (Lê Đức Thọ mặt dài như mặt lưà cho nên người miền Nam đặt tên như vậy) mê đắm con bé Hoàng. Hắn chạy loanh quanh như chó tháng bảy, nhờ Hội Phụ Nữ Cứu Quốc, nhờ ông Ba Kem giúp đỡ. Ba Kem là đồng chí năm 1930, gốc điạ chủ gộc, có đưá con gái tên là Anna cũng cỡ tuổi Hoàng. Một hôm Sáu Lưà được Ba Kem mời tới ghe ăn cơm thân mật. Sáu Lừa thấy Anna chẳng kém Hoàng là bao bèn trổ mòi. Hắn hỏi bà Ba Kem: Tui muốn kêu chị bằng má được không chị Ba? Bà Ba đang nấu cơm sau lái ghe, bèn giơ đũa bếp lên: Tui thì được rồi, chỉ sợ cặp đuã bếp này không đồng ý thôi Đồng chí Trung ương ạ! Sáu Lừa ê mặt, thụt lùi ra trước mũi ghe nơi Ba Kem đang ngồi câu cá chốt.
Tuy có chồng làm tới đại thần trong triều đình Hồ Chí Minh nhưng bà Ba Kem vẫn giữ tác phong của địa chủ Cù Lao Giêng đối với tá điền. Bà muốn nói thì nói, không ai bụm họng kịp. Bà chưa tha đồng chí Sáu Lừa: Ở ngoài Bắc Cụ Hồ gởi đồng chí vô đây để lãnh đạo kháng chiến hay để dê gái? Nếu để dê gái thì tui chỉ chỗ cho dê chớ dê bậy bạ coi chừng ăn đũa bếp. ..
Ba Kem xua tay quát: thôi thôi tôi lạy bà, không nên phạm thượng !
Bà Ba Kem quát lại: thượng hay hạ?
(Câu chuyện này tưởng vậy là qua nhưng mà không, chính sáu Lừa đã làm cho Ba Kem rơi đài cái ạch, mười năm sau rơi hết chức tước. Rồi đến sau 1975, Ba Kem phải cưởi xe đạp đi mua từng con cá lóc ở chợ Cầu Ông Lãnh và chết vô danh.)
Một tác giả khác cũng có viết lại một vài sự kiện liên quan đến đạo đức cách mạng của hai đồng chí Anh Ba (Lê Duẩn) và Anh Sáu (Lê Đức Thọ) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ. Ông Vy Thanh, tác giả cuốn sách Lớn Lên Với Đất Nước, là một học sinh tại Cần Thơ, đã bỏ ra khu theo kháng chiến sau cuộc biểu tình phản đối thực dân Pháp về vụ trò Trần Văn Ơn bị giết chết ở Sài Gòn vào năm 1950. Mấy năm sau, ông được Bí Thư Khu Ủy Khu 9 là Vương Nhị Chi giao cho nhiệm vụ về Sài Gòn nằm vùng, đi học trở lại để sau này phục vụ cho Đảng:
Tôi đã đề nghị với các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Cục về công tác mới của chú và được mọi người nhất trí. Đó là vận động học sinh-sinh viên và gia đình của họ đang sống trong vùng địch tạm chiếm tham gia tích cực hơn nữa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. ..Địa bàn hoạt động là vùng Sài Gòn-Chợ Lớn nhưng đối tượng chính là sinh viên đại học Sài Gòn và hai trường trung học ở Mỹ Tho và Cần Thơ. ..Sau giai đoạn này, chú sẽ được kết nạp vào Đảng.
Vy Thanh đậu được cả hai bằng Tú Tài, sau đó tiếp tục học đại học và sau cùng được học bổng sang Hoa Kỳ du học dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Sau khi tốt nghiệp với văn bằng Tiến Sĩ tại San Jose State University, ông trở về giảng dạy tại một số trường đại học ở miền Nam. Ông ở lại Việt Nam sau 30 tháng 4 năm 1975, tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn sau đó thì vượt biên sang Hoa Kỳ. Cuốn sách Lớùn Lên Với Đất Nước của Vy Thanh xuất bản vào năm 2006 được xem như là một tác phẩm rất có giá trị về giai đoạn kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ trước năm 1954. Ngoài việc tham gia kháng chiến, ông Vy Thanh còn có được may mắn phục vụ ngay tại Khu 9, địa bàn hoạt động của hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, do đó đã biết được khá nhiều chuyện xì xào được đồn đại và lưu truyền trong giới đồng bào cũng như là cán bộ trong vùng kháng chiến tại Miền Tây Nam Bộ hồi đó.
Vy Thanh nói đến đạo đức cách mạng của Lê Duẩn qua lời kể lại của chị Mười, đại diện Hội Phụ Nữ Cứu Quốc xã Long Mỹ (sau này là tỉnh Chương Thiện,) có chồng vừa mới bị tử trận như sau:
Chị Mười được viên Phó Bí thư cử đi dự Đại Hội Phụ Nữ Nam Bộ và trên đường đi bằng ghe chị đã bị tên cán bộ này hiếp. Sau khi đến nơi đại hội, chị được giới thiệu với chị Mười Nguyễn Thị Thập, Hội trưởng Hội Phụ Nữ Cứu quốc Nam Bộ và chị Hội trưởng Hội Phụ nữ Cần Thơ. Bà Hội trưởng Cần Thơ liền nắm tay chị Mười:
-Coi em mệt, chắc đi đường xa. Để chị lấy nước cam vắt cho em uống đặng khỏe lại, vui chơi chớ. Đi dự Đại hội mà xìu như vậy đâu được em?
Không lâu lắm, bà đó trở lại, ly nước cam vắt trên tay, đi cạnh một người đàn ông sồn sồn trên 50 hay 55 gì đó. Bà già trầu Mười Thập thấy người đó, lật đật đứng dậy, khúm núm:
-Thưa Anh Ba, khỏe không?
Chẳng đáp, người đó ngó chị Mười lom lom như mèo thấy chuột. Vẫn nhìn thẳng chị, ổng nghiêng đầu về bà Hội trưởng Phụ nữ Cần Thơ hỏi, giọng Nghệ rặc:
-Vợ đồng chí Chỉ huy phó Phân đội V đấy hỉ?
-Thưa Anh Ba, dạ đúng!
-Xin chia buồn cùng chị. Tôi đã ký quyết định truy tặng anh Mười là anh hùng liệt sĩ kèm quyết định cấp dưỡng và xác nhận con gái của anh là con liệt sĩ.
-Xin cám ơn đồng chí.
Rồi chị hỏi bà Hội trưởng Phụ nữ Cần Thơ:
-Anh Ba là ai vậy?
-Bí Thư Xứ Ủy Nam Bộ.
Vừa nói xong chức danh người đó, chị Mười thở hắt ra, thật dài, như muốn trút hết uất ức nghẹn lại từ lâu. Rơm rớm nước mắt, một hồi lâu lấy lại bình tĩnh, chị tiếp:
-Bà Hội trưởng Phụ nữ Tỉnh đưa cho chị ly nước cam. Đang khát nước, chị uống một hơi cạn ly. Bà ta một tay đỡ cái ly không trên tay chị, tay kia. .. rồi chị chẳng chẳng biết gì nữa. Chắc em hiểu chị muốn nói gì.
Về phần Lê Đức Thọ, Vy Thanh cho biết đạo đức cách mạng của Thọ như sau qua lời kể lại của hai cô nữ sinh trường Trung học Nguyễn Văn Tố trong vùng kháng chiến là Đào và Thanh mới chừng mười sáu, mười bảy tuổi:
-Lúc đầu người ta dụ dỗ chị Thanh với em xây dựng với hai ông già (Lê Đức Thọ và Lưu Quý Kỳ, phụ tá của ông ta) đều có con đùm vợ đề ngoài Bắc. Dụ dỗ không được, họ dùng quyền lực của Chi bộ Đảng ép em và chị Thanh phải lấy mấy ổng.
Anh nghĩ coi mấy ổng nói với tụi em như vầy có nghe được không: Dẫu biết các bác đã có gia đình ngoài Bắc, nhưng do yêu cầu của Cách Mạng, các bác phải ra đi. Cho nên Đảng có nhiệm vụ phải lo cho các bác phải có người đàn bà trong nhà. Hai đồng chí là đảng viên, đã từng được dạy về đạo đức cách mạng. Bác Hồ đã nói: Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng.
Chúng em chống cự rồi họ tách chúng em mỗi người về phục vụ một văn phòng riêng khác nhau. Chị Thanh về văn phòng Bác Sáu, em về văn phòng ông Lưu Quý Kỳ. Chi bộ Đảng vẫn tiếp tục khuyên và dụ dỗ. Sau một thời gian thấy khuyên chẳng được mà dụ dỗ cũng không xong, họ làm theo lối vũ phu vô học.
Một đêm chị Thanh đang ngủ, Bác Sáu mò vô mùng chị. Chị sợ quá, tốc mùng chạy vừa la làng làm lối xóm náo động. Đội bảo vệ bắn súng như Tây tới thiệt.
Phần em, về văn phòng ông Chín Kỳ được ba ngày, ông biểu em đi công tác với ổng. Một đêm ôång biểu em ngủ dưới tam bản với ổng. Ổng kéo, ổng níu, ổng ôm rồi ổng đè em tính làm ẩu. Em chống cự, em đạp, em phóng xuống kinh lội, em leo lên bờ, chạy vô nhà dân trốn và cầu cứu...
Cô nữ sinh Thanh kể lại câu chuyện cô suýt bị Lê Đức Thọ hiếp giữa đêm khuya rõ hơn:
Một ngày kia chị Đào đi công tác, các đồng chí trong cơ quan thông báo với em rằng chiều nay Bác Sáu đến ăn cơm và ở lại sinh hoạt với chúng ta. Ngồi nói chuyện con cà con kê, Bác Sáu dài dòng chẳng có chủ đề gì hết. Ổng cứ ngó em chăm chăm, lâu lâu hỏi em một câu như là nói để cho em nghe mà thôi. Đồng chí ngồi cạnh em cứ rót trà vô tách em hoài mời em uống. Em chỉ bưng lên làm bộ uống rồi đêå tách xuống. Dòm nước trà trong tách em không vơi, anh ấy giục trong lúc Bác Sáu ngó em lom lom. Đến 9 giờ, em buồn ngủ quá. Thấy em che miệng ngáp, Bác Sáu nói:
-Thôi, các đồng chí đi ngủ. Sáng mai công tác tỉnh táo hơn.
Giăng mùng xong, em chui vô nằm, đắp mền, mắt nhắm liền. Cũng không lâu lắm , em cảm thấy mí mùng được tấn dưới chiếu ở chân xê dịch như có bàn tay ai nhè nhẹ kéo. Em tỉnh ngay. Bên ngoài mùng tối mò chẳng thấy gì. Mí mùng bị kéo mạnh, lẹ hơn. Một bàn tay thọc vào đụng chân em, cùng một lúc cả góc mùng dưới chân em được vén lên để lộ cái đầu đàn ông. Người đó nói nhỏ trong lúc tính chui hẳn vô mùng:
-Tôi đây mà, đồng chí đừng làm ồn!
Đúng là giọng Bác Sáu. Chăúng còn hồn vía nào, em bật dậy phóng chạy ra khỏi mùng, ra ngoài sân trước nhà la lên:
-Bớ người ta! Cứu tôi với!
Bốn người bảo vệ chạy tới. Họ vừa băén bổng vừa hô:
-Đứng lại! Không chúng tôi bắn!
Em nghe Bác sáu ra lịnh:
-Đừng bắn! Vào ngủ hết đi!
Chị Mười hậm hực:
-Thiệt là đồ chó đẻ! Xuống tỉnh xuống huyện ăn nói huyên thuyên, toàn đạo đức giả. Răn đe cán bộ, đâu dè tụi nó cả một bầy như chó đực tháng Tám!
Các câu chuyện kể trên đã được loan truyền, kể đi kể lại khắp các địa phương, từ miền Tây cho đến miền Đông, từ các làng xã cho đến các thị thành Nam Bộ, từ giới nông dân, các bậc phụ lão, thanh niên thiếu nữ cho đến giới trí thức miền Nam vốn là những người còn rất trọng lễ nghĩa và đạo lý, do đó mà họ không có cảm tình đối với Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Dĩ nhiên là cả hai cán bộ lãnh đạo Cộng sản này cũng biết rõ điều đó, cho nên khi nắm được quyền hành tuyệt đối trong tay thì Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã tìm mọi cách trả thù, triệt hạ nhóm trí thức Nam Bộ tại Bắc Việt.
(còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào? Wed 21 Aug 2019, 11:55 | |
| Thử Đi Tìm Nguyên Nhân Tại Sao Cụ Phan Thanh Giản Bị Cộng Sản Bắc Việt Kết TộiTrần Đông PhongTrần Huy Liệu: Viết Sử Theo Lối Định Đề
Như vậy thì không những chỉ có những người trí thức Nam Bộ mà cả đại đa số những người Nam Bộ tập kết đều không có cảm tình với Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Nhà văn Xuân Vũ nhận xét rằng bọn Lê Duẩn có ba cái sợ: một là sợ trí thức, hai là sợ tôn giáo, ba là sợ dân Nam Kỳ.
Có lẽ đó là nguyên nhân tại sao những người trí thức Nam Kỳ đã bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cho ra rìa, theo cách nói của ông Xuân Vũ. Cho ra rìa chưa đủ, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ còn tìm cách hạ luôn cả giới trí thức Nam Kỳ và xa hơn nữa là cả nền văn hoá đặc thù của miền Nam. Người được chọn để đảm nhiệm công việc này là một nhà báo miền Bắc đã từng sống ở Sài Gòn, đã từng cộng tác với nhiều tờ báo ở Sài Gòn hồi thập niên 1920, người đó là Trần Huy Liệu, lúc đó đang giữ chức Viện Trưởng Viện Sử Học.
Trần Văn Giàu là một nhà trí thức Cộng sản nổi tiếng từ khi còn du học ở Pháp, ông học về Triết Lý và Sử học tại Toulouse nhưng sau đó bị đuổi về Việt Nam năm 1931. Ông lén trốn sang Nga Xô và ông được nổi tiếng vì vào năm 1933, ông tốt nghiệp thủ khoa trường Lao Động Đông Phương ở Mạc Tư Khoa mà người đậu thứ nhì là ông Maurice Thorez, sau này là Chủ tịch Đảng Cộng sản Pháp. Sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, Trần Văn Giàu giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Lâm Thời Nam Bộ, gọi tắt là Lâm Ủy Hành Chánh, kiêm Ủy Viên trưởng Quân sự và Giàu cùng với Dương Bạch Mai là hai người chịu trách nhiệm về việc khoảng trên hai vạn người thuộc thành phần trí thức, tiểu tư sản, Cao Đài, Hòa Hảo v.v. bị Việt Minh thủ tiêu tại Nam Bộ vào tháng 9 năm 1945, trong số này có cả Luật sư, nhà báo Diệp Văn Kỳ, học trò của Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy, thân phụ của Hồ chí Minh. Sau đó, Trần Văn Giàu ra Bắc nhưng không được trọng dụng, chỉ được làm việc trong Hội Nghiên Cứu Mác-xít và đi dạy học, tuy nhiên Trần Văn Giàu cũng là người còn có nhiều uy tín trong giới Nam Bộ tập kết. Nhà văn Xuân Vũ đã trích dẫn lời của Trần Văn Giàu nhận xét về Trần Huy Liệu như sau:
Giàu đã cãi lộn với Trần Huy Liệu. Giàu gọi là ông già Liệu (lúc đó mới khoảng 60 tuổi), có tính cách chế diễu Trần Huy Liệu là tên chỉ làm những việc do ở trên sai bảo, vì tên sử gia này viết sử theo lối định đề. Liệu còn nhận định láo rằng dân tộc Việt Nam hình thành từ khi có Đảng Cộng sản Đông Dương…
Nhà văn Vũ Thư Hiên cũng có tiết lộ thêm một vài chi tiết về Trần Huy Liệu. Ông cho biết rằng bạn của ông là Nguyễn Trọng Luật đã có nhận xét về việc ông Vũ Đình Huỳnh bị bắt rằng: nhưng Thọ muốn thì Duẩn cũng không ngăn, mọi việc Thọ làm từ trước tới nay đều vì lợi ích của cả hai. Thằng này làm việc đó để làm gì, nhằm mục đích gì? Anh ngờ bên trong vụ này có điều uẩn khúc, liên quan tới thời kỳ Thọ ở Sơn La. Trong phần ghi chú, Vũ Thư Hiên nói thêm rằng Anh Luật có lý trong suy luận: trong vụ trấn áp nhóm xét lại chống Đảng, chỉ có những người tù cũ ở Sơn La cùng với Lê Đức Thọ bị bắt. Có lần tôi nghe Tướng Đặng Kim Giang nói về chuyện công sứ Coussot (tên chính thức là Cousseau) có mua chuộc được vài tên phản bội làm chỉ điểm, do đó có những kế hoạch của ban lãnh đạo tù nhân bị lộ.
Ngoài chuyện tính cách, chắc cha tôi còn có điều nghi ngờ Lê Đức Thọ trong sự liên lạc thậm thụt với công sứ Cousseau mà ông biết trong thời gian ông làm thư ký trong nhà tù Sơn La. Vào những năm này, những cựu tù nhân Sơn La kể lại, Lê Đức Thọ một hồi được Cousseau lấy ra làm tạp dịch tại nhà y. Cũng trong thời gian này một số việc của ban lãnh đạo tù nhân bị lộ. Tướng Nguyễn Kim Giang cũng có chung với cha tôi mối nghi ngờ đó. Nhưng cả hai im lặng. Với một Lê Đức Thọ quyền sinh quyền sát như thế, giữ im lặng là phải. Mặc dù cùng tù với nhau ở Sơn La nhưng cha tôi không bao giờ coi Thọ là bạn. Ông Đặng Kim Giang cũng vậy. Dưới con mắt của ông, Lê Đức Thọ là một tên hạ lưu hãnh tiến.
Trần Huy Liệu cũng bị tù ở Sơn La cùng thời với Lê Đức Thọ (1939-1945) và theo Vũ Thư Hiên thì Thọ đã nhiều lần mưu mô hạ các đồng chí lão thành cách mạng để tôn mình lên. Việc Thọ xúi giục một số đồng chí hăng hái thái quá buộc ông Trần Huy Liệu, cựu đảng viên Quốc Dân Đảng, phải lên án đảng cũ của mình là manh động trong khởi nghĩa Yên bái là một thí dụ.
Nghe nói ban đầu Trần Huy Liệu không chịu đọc bản báo cáo kết tội Việt Nam Quốc Dân Đảng vì lãnh tụ Nguyễn Thái Học cùng những vị anh hùng của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã anh dũng hy sinh trên đoạn đầu đài của thực dân Pháp chỉ mới cách đó hơn hai mươi năm và còn được toàn dân Việt Nam tôn sùng kính phục, tuy nhiên sau khi Hoàng Minh Chính, Tướng Đặng Kim Giang, anh hùng Điện Biên Phủ, ông Vũ Đình Huỳnh, cựu bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những nhân vật khác như Phạm Kỳ Vân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Học Tập, Trần Minh Việt, Phó Bí thư Thành Ủy kiêm Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, Phạm Viết, Phó Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới, Đinh Chân, biên tập viên báo Quân Đội Nhân Dân v.v. đều bị vào tù vì tội có liên quan đến nhóm xét lại chống đảng thì Trần Huy Liệu phải lo thủ lấy thân vì trong quá khứ, trước năm 1936 ông ta vốn là Chi Bộ Trưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Sài Gòn.
Vũ Thư Hiên cho biết rằng có một người bạn của thân phụ ông hoạt động cách mạng (tức là theo Cộng sản) từ trước năm 1945, bị tống giam vì bị vu là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, phải thắt cổ tự tử rồi để lại bức thư tuyệt mệnh: Oan cho tôi lắm, Cụ Hồ ơi! Tôi trung thành với Cụ, với Đảng. Tôi không phản bội. Hồ Chí Minh muôn năm!
Chỉ mới bị vu là đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học mà cũng đã bị bắt rồi phải tự tử thì thử hỏi Trần Huy Liệu, một cựu chủ tịch chi hội của VNQDĐ tại Sài Gòn, nếu phe cầm quyền Lê Duẩn-Lê Đức Thọ muốn kiếm chuyện thì số phận sẽ ra sao? Ngoài những cái tội đó, Trần Huy Liệu còn bị mang tội hủ hóa suýt nữa bị Trường Chinh đưa ra hội đồng kỷ luật của Ban Thường vụ Trung ương nữa. Vũ Thư Hiên cho biết: Mẹ tôi có những kỷ niệm tốt về Trường Chinh. Bà kể khi biết ông Trần Huy Liệu quá đắm đưối trong mối tình với nữ sĩ Thu Tâm ở Huế, ông Trường Chinh giận lắm, mới đưa việc này ra Thường vụ Trung ương. Sau đó ông đại diện cho Thường vụ họp với các bà: bà Trần Huy Liệu, mẹ tôi (bà Vũ Đình Huỳnh) và bà Trần Đình Long. Trong cuộc họp này, ông Trường Chinh ra quyết nghị: cho ông Trần Huy Liệu được đi chơi với cô Thu Tâm thêm một tháng nữa, sau đó phải về với vợ con, trái lệnh, Đảng sẽ thi hành kỷ luật.. .
Theo ông Việt Thường, một nhà báo tại Bắc Việt trước năm 1975 thì Trần Huy Liệu được ông Hồ Chí Minh cho vào Huế giết cha con, cướp con dâu ông Phạm Quỳnh về làm thiếp mà cái ông sẹo đầu sẹo cổ này bẻ cong ngòi bút cũng như đồng nghiệp Phạm Huy Thông của ông và các môn đồ Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, đồng tác giả bộ Thông Sử Việt Nam.. . Như vậy thì có lẽ nữ sĩ Thu Tâm nói trên có lẽ là người phụ nữ Huế này.
Với những chuyện có tỳ vết như vậy, nếu những người có quyền như Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn thì Trần Huy Liệu khó mà tránh khỏi bị họ kết án nặng nề. Có lẽ vì bị áp lực nào đó mà Trần Huy Liệu cuối cùng cũng phải làm những việc do ở trên sai bảo. Khi Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn tìm cách hạ bệ một thần tượng của giới trí thức Nam Kỳ thì họ không cần tìm đâu xa và người thích hợp và danh chính ngôn thuận nhất thì không còn ai ngoài người đang đứng đầu Viện Sử Học của Hà Nội lúc đó. Họ có lẽ đã ra lệnh cho Trần Huy Liệu và nhà sửû học này không dám từ chối chống lại dù rằng phải viết sử theo lối định đề.
Với tư cách là một giáo sư Sử học, với tư cách là Viện Trưởng Viện Sử Học, Trần Huy Liệu đã tìm được một đối tượng đại diện cho miền Nam, đó là Cụ Phan Thanh Giản, người đã tử tiết gần một thế kỷ về trước. Đã từng sống ở Nam Kỳ, Trần Huy Liệu biết rằng người dân miền Nam từ trên xuống dưới, từ trẻ đến già đều tôn thờ cụ Phan Thanh Giản, vị tiến sĩ đầu tiên của miền Nam và cũng là đại diện cho giới trí thức, cho lòng yêu nước của người dân miền Nam. So với uy tín của Cụ Phan Thanh Giản trong quần chúng, những người trí thức Cộng sản như Dương Bạch Mai, như Trần Văn Giàu, như Ung Văn Khiêm, như Nguyễn Văn Trấn v.v. cùng với bao nhiêu người Nam bộ khác còn ở miền Bắc và hàng triệu người ở miền Nam đâu có quan trọng bằng, do đó chỉ cần hạ bệ cái thần tượng anh hùng của Cụ Phan Thanh Giản là có thể đập tan được cái ảnh hưởng của bọn trí thức Nam Kỳ từ Bắc chí Nam. Việc giáo sư Sử học Trần Huy Liệu chọn Phan Thanh Giản làm đối tượng để lên án và buộc tội cũng chẳng có gì mới lạ vì hồi thế kỷ thứ 19, chính vua Tự Đức cũng đã kết tội và ra lệnh đục bỏ tên của Phan Thanh Giản khỏi bia đá tiến sĩ.
Ngoài mục đích dằn mặt bọn trí thức Nam Kỳ, Trần Huy Liệu còn đạt được mục tiêu tối hậu mà hai người lãnh đạo chóp bu của Đảng lúc đó là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ nhắm vào, đó là nhóm lãnh đạo trong phe ôn hòa đang âm mưu chống lại chủ trương dùng vũ lực để giải phóng miền Nam rồi tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa của họ. Vì lý do đó mà Trần Huy Liệu đã kết tội khuynh hướng đó qua lời kết tội cụ Phan Thanh Giản:
Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghiã, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, cuả nhân dân, là phạm tội dâng thành hiến đất cho giặc.. .
Theo Giáo sư Phan Huy Lê thì đó là một bài kết luận được đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 55 vào tháng 10 năm 1963 và đến 12 năm sau thì người Cộng sản đã áp dụng những điều đã được nhất trí trong bài kết luận này, do đó có thể nói đây là một bản nghị quyết về lập trường của đảng Lao Động Việt Nam thời thập niên 1960 đối với cụ Phan Thanh Giản.
Sau năm 1975, tất cả những tên đường, những trường học mang tên Cụ Phan Thanh Giản đã bị hủy bỏ ngay sau khi Cộng sản Hà Nội chiếm được miền Nam theo lệnh của hai người lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản: Tổng Bí Thư Lê Duẩn và Uỷ Viên Bộ Chính Trị Lê Đức Thọ. Như vậy, có thể nói rằng Trần Huy Liệu đã viết sử theo lối định đề vì đã được Lê Duẩn và Lê Đức Thọ ở trên sai bảo phải làm như vậy.
Sau tháng tư năm 1975, những khuôn mặt trí thức miền Nam, từ những thành viên trong cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, từ những thành viên trong cái gọi là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam cho đến những phần tử trí thức đã theo Cộng sản từ năm 1945 và những phần tử đã tập kết ra Bắc vào năm 1954-1955, tất cả đều trở thành những cái bóng mờ không một tiếng nói trong một nước Việt Nam thống nhất dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của nhóm Lê Duẩn-Lê Đức Thọ.
Họ đã đạt được mục tiêu mà họ muốn vào lúc đó.
Người viết chỉ căn cứ vào những sự kiện đã được ghi chép lại qua một vài cuốn sách đã được xuất bản và qua những câu chuyện truyền khẩu để tìm hiểu thêm về nguyên nhân của việc Trần Huy Liệu đã kết tội Cụ Phan Thanh Giản là phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc tức là tội phản quốc và đã tìm thấy rằng một trong những nguyên nhân đó, có lẽ là hai ông cựu lãnh đạo Nam Bộ Kháng Chiến, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, căm hận giới trí thức Nam Kỳ vì dường như hầu hết toàn bộ trí thức miền Nam đã tỏ ra coi thường vai trò lãnh đạo của họ cho nên đã tìm cách trả thù.
* * *
Lịch sử thường được viết bởi những kẻ chiến thắng.
Vào năm 1917 tại Nga, những người Bolcheviks là những kẻ chiến thắng và sau đó tất cả những thành phố, những đền đài cung điện, những tên đường phố có mang tên những vị vua chúa, những vị anh hùng thời Nga Hoàng đều bị đổi tên. Sau năm 1991, những người Bolcheviks không còn nữa và nhân dân Nga đã lấy lại tên cũ của những thành phố, tên cũ của những vị anh hùng trong lịch sử của họ để trả lại cho những thành phố, những trường học, những công viên, những con đường đã bị mất tên hơn 70 năm về trước.
Một vị giáo sư người Mỹ có nói với người viết rằng ngày xưa Leo Tolstoy viết cuốn War and Peace với những tên đường phố thời đó và sau năm 1917 thì những con đường trong thành phố St Petersburg đều bị đổi tên và cả thành phố này cũng bị đổi thành Leningrad, tên của người lãnh đạo cuộc cách mạng Bolcheviks của Liên Xô và là vị cha già của Xã Hội Chủ Nghĩa, cũng giống như những người Cộng sản Việt Nam đổi tên thành phố Sài Gòn ra Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975. Tuy nhiên sau năm 1991, khi chế độ Cộng sản bị sụp đổ thì thành phố này lại được nhân dân Nga trả lại tên cũ St Petersburg sau gần 75 năm bị mất tên và tất cả những con đường trong thành phố thơ mộng này cũng đều đã được trả lại những tên cũ y chang như Leo Tolstoy mô tả vào thời cuối thế kỷ thứ 19.
Vào năm 1975, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ là những kẻ chiến thắng.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả những con đường, những trường học mang tên Phan Thanh Giản tại miền Nam đều bị Cộng sản Bắc Việt xóa tên. Người Cộng sản miền Bắc còn phái hai học giả trí thức của Đảng là Giáo sư Nguyễn Công Bình và Giáo sư Nguyễn Đổng Chi vào Nam để phụ trách việc xóa tên và kết tội Phan Thanh Giản.
Ông Phan Thanh Tâm, một nhà báo tại Miền Nam trước năm 1975 và đồng thời cũng là hậu duệ đời thứ 6 của Cụ Phan Thanh Giản, mới đây có về thăm Việt Nam và sau khi trở lại Hoa Kỳ đã viết một bài nhan đề Sau 30 năm lìa xa trong đó có đoạn cho biết về cách đối xử của đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhân vật Phan Thanh Giản và con cháu của cụ: Sau khi den Saigon mot ngày, tôi di Ben Tre tham mo Phan Thanh Gian tai ap Thanh Nghia, xã Bao Thanh, Huyen Ba Tri. Mo duoc ông Phan Thanh Nhàn trông coi sach se. Tôi không hieu dang Cong San thù han gì Phan Thanh Gian mà trong nhung ngày dau chiem mien Nam, ho dòi phai doi mo cu Phan di cho khác. Ông Phan Thanh Nhàn lúc đó đang hoc lop chín cũng bi duoi, không cho hoc tiep. Mộ cụ Phan đã một trăm năm mà vẫn bị trừng phạt phải dời đi nơi khác, con cháu của cụ, một đứa con nít lúc đó mới chừng 14 hay 15 tuổi gì đó mà cũng bị đuổi không cho tiếp tục việc học, thật là một điều mà ngay cả thực dân Pháp cũng chưa hề đối xử với ai như vậy trong suốt 80 năm chúng đô hộ nước Việt Nam. Nhà báo Phan Thanh Tâm chắc là sau đó đã hiểu được lý do tại sao mà Cộng sản thù hằn gì Phan Thanh Giản cho nên ông ta đã viết tiếp: Nhà van Lê Thi Hue rat đúng khi trong cuon Van Hóa Trì Tre Nhìn Tu Hà Noi dau The Ky 21 đã goi nhung nguoi Cộng San là Nhung Ke Chien Thang Hèn Ha?.
Nhà văn Trần Hoài Thư, một nhân chứng sống đã kể lại việc người Cộng sản đập phá và kết tội cụ Phan Thanh Giản khi ông trình diện tại trường Trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ vào đầu tháng 5 năm 1975 như sau:
Một ngày, hình như buổi xế trưa thì phải, chúng tôi được lệnh tập trung tại sân cờ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi được lệnh tập trung. Có biến cố gì không? Có thay đổi gì trong chính sách không? Không ai có thể biết được. Rồi tay Thượng úy đứng trên thềm xi-măng của cột cờ cầm giấy đọc. Hắn đọc gì? Không. Hắn kết tội. Lần này không phải buộc tội chúng tôi, nguỵ quân, nguỵ quyền, phản động, tay sai mà hắn kết tội cụ Phan Thanh Giản, tên của một ngôi trường. Hắn không kêu là cụ, là ông mà từ đầu bài đến cuối bài là chữ tên. Tên bán nước. Tên đầu hàng. Tên có tội với nhân dân. Tên tự tử vì hèn nhát. Tôi không thể nhớ nổi bao nhiêu chữ tên mà hắn dùng. Sau đó hai tay cảnh vệ dùng búa đập tượng. Đập cuồng điên. Nhưng họ không phá hết. Họ vẫn còn chưà lại tấm thân bị thương tích, loen lở, bên chiếc đầu gảy lìa khỏi cổ, trơ vơ dưới nắng.
Chúng tôi kinh hoàng. Không phải kinh hoàng bởi vì nỗi sợ hãi. Nhưng bởi vì âm thanh từ cái búa giáng trên đầu pho tượng từng nhát một như những vết thốn đau nhức cả tim óc.
Đến một người như cụ Phan Thanh Giản mà người ta còn mang ra hành tội thì không còn một ý kiến gì nưã. Chúng tôi, không ai dám nhìn thẳng…
Trường Trung Học Phan Thanh Giản bị mất tên từ ngày đó.
(còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào? Thu 22 Aug 2019, 08:41 | |
| Thử Đi Tìm Nguyên Nhân Tại Sao Cụ Phan Thanh Giản Bị Cộng Sản Bắc Việt Kết Tội
Trần Đông Phong
Cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt: Phan Thanh Giản là Người Yêu Nước, Thương Dân, Đáng Để Lại Gương Soi Cho Hậu Thế
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây có những dấu hiệu cho thấy có một vài sự cởi mở dè dặt, tuy không chính thức, nhưng chính quyền Cộng sản Việt Nam đã không ngăn cấm việc tổ chức một số hội thảo hay là tọa đàm khoa học về nhân vật Phan Thanh Giản.
Lần đầu tiên vào năm 1994, một cuộc hội thảo về nhân vật Phan Thanh Giản đã được tổ chức tại Vĩnh Long theo sự yêu cầu của nhân dân hai tỉnh Bến Tre, quê hương của cụ Phan và Vĩnh Long, nơi cụ Phan trấn nhậm và tử tiết vào năm 1867. Cuộc hội thảo này có sự tham dự của 19 vị diễn giả, trong số đó có Luật sư Phan Thanh Hy, hậu duệ đời thứ 5 của cụ Phan đang sống tại Pháp (vưà mới từ trần năm 2004) với bài Cái Chết của Phan Thanh Giản và Giáo sư Phan Huy Lê, một học giả về văn hoá và lịch sử Việt Nam, sau này đã xuất bản một cuốn sách về cụ Phan vào năm 1997 Phan Thanh Giản (1796-1867), Con Người, Sự Nghiệp và Bi Kịch Cuối Đời.
Trong bài kết thúc cuộc hội thảo này, Giáo Sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, giáo sư Sử học trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã kết luận rằng tất cả chúng ta đều nhất trí không nên và không thể gán cho ông Phan Thanh Giản cái tội bán nước hay phản tổ quốc. Đó là sự quy kết quá nặng nề không có căn cứ, vừa không đúng hành động và động cơ của ông, vừa trái với tấm lòng ngưỡng mộ kính mến mà xưa nay nhân dân quê hương đã dành cho ông….
Như vậy thì lời lẽ được sử dụng trong bài kết luận này hoàn toàn khác hẵn bài kết luận của Trần Huy Liệu, có thể nói là đã đi ngược hoàn toàn với quan điểm của Trần Huy Liệu hay là của Đảng (Cộng sản) vào năm 1963.
Điều đáng chú ý là cuộc hội thảo này lại được chính giáo sư Phan Huy Lê đúc kết, ông Lê là một trong những vị giáo sư Sử Học có uy tín đứng hàng đầu trong nước Việt Nam Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa. Thêm một điều nữa cũng rất đáng chú ý là cuộc hội thảo được tổ chức tại tỉnh Vĩnh Long. Một trong những người ở địa phương có trách nhiệm đứng ra tổ chức cuộc hội thảo này là Nguyễn Chiến Thắng, bí danh là Sao Vàng, lúc đó giữ chức vụ Thường Vụ Tỉnh Ủy-Trưởng Ban Tuyên Giáo tỉnh Vĩnh Long. Nguyễn Chiến Thắng là người được xem như là rất thân tín của ông Võ Văn Kiệt tại Vĩnh Long, quê hương của ông Võ Văn Kiệt, lúc đó đang làm Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng tức là thủ tướng chính phủ. Trong cuộc tọa đàm khoa học vào tháng 8 năm 2003, ông Võ Văn Kiệt mới tiết lộ thêm rằng hồi đó chính ông cũng có tham dự cuộc hội thảo vào năm 1994 tại Vĩnh Long.
Tuy Cụ Phan Thanh Giản là người tỉnh Bến Tre nhưng cho đến cuối thế kỷ thứ hai mươi thì nhân dân tỉnh Vĩnh Long vẫn tôn thờ cụ như là một bậc đại anh hùng, dù rằng cụ đã uống thuốc độc quyên sinh từ năm 1867 và Cụ vẫn còn được nhân dân Vĩnh Long thờ phụng tại Văn Xương Các ở thành phố này. Không những tôn thờ cụ Phan Thanh Giản, nhân dân Vĩnh Long lại còn tôn thờ cả hai người con của cụ nưã. Trong cuốn Khởi Nghiã Nam Kỳ ở Vĩnh Long, ngay phần mở đầu có viết rằng Năm 1867, Phan Tôn và Phan Liêm đứng lên lãnh đạo phong trào kháng Pháp ở Vĩnh Long, Trà Vinh cùng các tỉnh Bến Tre, Sa Đéc. Hai ông Phan Thanh Tôn và Phan Thanh Liêm là con trai của cụ Phan Thanh Giản.
Tuy nhiên sau cuộc hội thảo này thì tình trạng vẫn như cũ, không có gì thay đổi cho đến năm 2003 thì mới có một cuộc tọa đàm khoa học được tổ chức một cách trọng thể tại Sài Gòn với nhiều nhân vật rất có tên tuổi tham dự.
Nhật báo Tuổi Trẻ cho biết rằng ngày 16 tháng 8 năm 2003 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Xưa & Nay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Đồng Khoa Học Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học Thế Kỷ 21 Nhìn Về Nhân Vật Lịch Sử Phan Thanh Giản. Cuộc tọa đàm khoa học này là một cuộc trao đổi tiếp theo hai cuộc hội nghị tổ chức vào những năm trước cũng nhằm đánh giá về nhân vật Phan Thanh Giản.
Tới dự cuộc tọa đàm có nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, sinh viên sử học…, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng có mặt suốt cuộc tọa đàm.
Ý kiến đồng thuận chung là không thể coi Phan Thanh Giản là kẻ bán nước. Nhân cách của ông, cống hiến của ông cho đất nước đã chiếm được tấm lòng ngưỡng mộ của nhân dân miền Nam.
Đại biểu nhiều tỉnh như Vĩnh Long, Bến Tre… nêu nguyện vọng là Nhà Nước nên xem xét và cho phép đặt lại tên đường Phan Thanh Giản, trường học Phan Thanh Giản, sưả chưã bổ sung kiến thức về Phan Thanh Giản trong các sách giáo khoa, giáo trình để đông đảo đồng bào, nhân dân ta hiểu Phan Thanh Giản hơn và đặt ông vào đúng vị trí trong lịch sử, trong đời sống văn hóa của nhân dân ta.
Giáo sư Văn Tạo, một sử gia thuộc Viện Sử học Hà Nội có đọc một bài nhận định, trong phần kết thúc ông đã đưa ra 5 điểm sau đây:
- Khẳng định cụ Phan Thanh Giản là một người yêu nước, thương dân…; - cụ Phan thanh Giản không có ý đồ phản bội quyền lợi dân tộc mà muốn bảo vệ quyền lợi dân tộc, - công lao xây dựng đất nước của cụ Phan thật đáng ca ngợi; - cụ là một trong những nhà yêu nước đầu tiên có xu hướng canh tân - và việc ký hòa ước về 3 tỉnh miền Đông cũng như việc để mất 3 tỉnh miền Tây là sai lầm nhưng trách nhiệm về sai lầm đó là thuộc triều đình Tự Đức, cụ chỉ là người thưà hành và liên đới chịu trách nhiệm.
Nhân vật đáng chú ý nhất trong cuộc tọa đàm khoa học này là ông Võ Văn Kiệt, cựu Ủy viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng…. Tuy ông Võ Văn Kiệt đã về hưu trí và năm nay đã 82 tuổi nhưng vẫn còn có rất nhiều ảnh hưởng trong giới lãnh đạo ở trong nước, nhất là ở miền Nam, kể cả trong giới trí thức vì vợ của ông Kiệt là Tiến sĩ Phan Lương Cầm, giáo sư Đại học Hà Nội và là con gái của ông Phan Tử Lăng, một nhân vật từng giữ chức vụ cao cấp nhất về quân sự trong chính phủ Trần Trọng Kim vào năm 1945.
Trong cuộc hội thảo này, ông Võ Văn Kiệt đã đọc một bài nhận định dài 3 trang trong đó ông đã nói như sau:
Tôi có được dự hai lần Hội thảo về Phan Thanh Giản. Với tôi, lần thứ hai này đã cho tôi sáng tỏ nhiều điều. Những gì mà tôi nghe được, đọc được từ những trang sử học, những gì mà tôi nghe được, biết được trong dư luận nhân dân, Phan Thanh Giản là người thương dân rất mực, trong sáng trong đời sống riêng tư, cần kiệm, liêm chính, hết mình trong công việc. Với tôi, đây là một tấm gương mà mỗi chúng ta nên suy nghĩ và học tập….
Trong phần kết luận, ông Võ Văn Kiệt nói rằng:
Cuối cùng tôi cũng muốn nhắc lại câu nói như một tuyên ngôn của Phan Thanh Giản khi biết chắc 3 tỉnh miền Tây đã rơi vào tay giặc: Phan Thanh Giản không thể sống ở nơi mà lá cờ ba sắc phất phới bay!
Với tuyên ngôn này và với những gì tôi đã trình bày, tôi khẳng định rằng: Phan Thanh Giản là một người yêu nước, thương dân. Vì yêu nước, thương dân mà lo không tròn bổn phận, cụ đã tự làm bản án cho chính mình: đó là cái chết.
Một cuộc đời thanh sạch, thật đáng để lại gương soi cho hậu thế.
Sau cuộc tọa đàm tháng 8 năm 2003, tôi đã về thăm mộ Phan Thanh Giản và đốt nhang lạy hương hồn cụ. Và tôi cũng quyết định xây lại khu mộ phần và nhà thờ cụ bởi mộ cụ đã bị thời gian bào mòn qúa nhiều.
Một lần nưã tôi khẳng định Phan Thanh giản là người yêu nước, thương dân, một phẩm cách đáng kính trọng, một tấm gương để cho mọi thế hệ suy nghĩ.
Đúng 40 năm sau cuộc hội thảo lần thứ nhất tại Hà Nội để kết tội cụ Phan Thanh Giản, cuộc toạ đàm khoa học hay hội thảo về nhân vật Phan Thanh Giản lần thứ ba này đã cho thấy có sự tiến bộ rõ rệt, có sự thay đổi trong cái nhìn của các hội thảo viên và họ đã đều nhất trí, thực sự nhất trí, trong việc thưà nhận lòng yêu nước thương dân của cụ Phan. Hai nhân vật đặc biệt là Giáo Sư Văn Tạo cũøng như ông cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã dùng tiếng khẳng định, có nghiã là không còn gì để phải bàn cãi, thảo luận nưã, không thể nào chối cãi được cụ Phan là một nhà ái quốc, một người yêu nước, thương dân…
Ông Sáu Dân tức là cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã có hành động cụ thể trong lập trường này và ngày 15 tháng 8 năm 2003, ông đã hướng dẫn một phái đoàn mà người viết đếm được là 15 người (theo bức hình đăng trên báo Xưa & Nay) về thăm mộ cụ Phan Thanh Giản tại Ba Tri tỉnh Bến Tre. Ông Võ Văn Kiệt nói rằng ông đã đốt nhang lạy hương hồn cụ, một việc hiếm thấy nơi một người Cộng sản cao cấp và ông cũng còn hứa là sẽ xây lại khu mộ phần và nhà thờ cụ…
Những tin tức người viết nghe được từ Việt Nam cho biết ông Võ Văn Kiệt đã giữ đúng lời hứa đó vì nghe nói trong một thời gian rất gần đây, một buổi lễ khánh thành mộ phần và nhà từ đường mới thờ cụ Phan Thanh Giản sẽ được tổ chức rất trọng thể tại Bến Tre với sự tham dự của đông đảo quan khách và đồng bào các tỉnh miền Tây.
Lời hứa đó đã trở thành một phần sự thật khi đền thờ của Cụ Phan Thanh Giản được khánh thành vào ngày 4 tháng 5 năm 2004 tại Ấp Thạnh Nghiã, Xã Bảo Thạnh, Huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Báo Tuổi Trẻ số ngày 5 tháng 5 năm 2004 cho biết rằng ngôi đền thờ cụ Phan Thanh Giản mỗi bề 7 mét đã được khởi công từ tháng 10 năm 2004, tức là 2 tháng sau ngày diễn ra cuộc tọa đàm khoa học về Cụ Phan Thanh Giản tại Sài Gòn và đã hoàn tất vào tháng 2 năm 2004 với kinh phí là 185 triệu đồng Việt Nam, nhưng tờ báo này không cho biết nguồn cung cấp số kinh phí này từ đâu mà ra. Tuy nhiên ở phần cuối bản tin, báo Tuổi Trẻ nói rằng ông Dương Trung Quốc có cho biết rằng thực hiện công trình này là do chủ trương của Hội Khoa Học Lịch sử Việt Nam cùng với nổ lực đóng góp của nhân dân địa phương và gia đình của Cụ Phan Thanh Giản.
Báo Tuổi Trẻ còn cho biết thêm rằng ngoài ngôi đền thờ, một pho tượng của Cụ Phan Thanh Giản cao 2,1 mét cũng được dựng lên trước đền. Báo này cho biết thêm bức tượng này đã có từ trước năm 1975 và dựng ngay tại trung tâm thị xã Bến Tre nhưng lâu nay cất tại bảo tàng tỉnh vì bị hư phần chân tượng và chiếc mũ cánh chuồn. Như vậy thì pho tượng của Cụ Phan Thanh Giản được nhân dân tỉnh Bến Tre dựng lên tại trung tâm thị xã trước năm 1975 và đã bị chính quyền Cộng sản hạ xuống rồi cất tại bảo tàng. Cất có nghiã là giữ ở trong kho chứ không phải là được trưng bày trong viện bảo tàng cho công chúng chiêm ngưỡng, cho đến năm nay thì mới được mang ra để đưa về dựng lại trước đền thờ của Cụ Phan Thanh Giản tại quận Ba Tri. Đây cũng là một việc đáng mừng vì sau khi bị cất gần 29 năm, lần đầu tiên pho tượng của Cụ Phan mới được trả tự do và được đưa về dựng lại dưới ánh mặt trời tại nơi quê quán của Cụ.
Về phần quan khách đến dự lễ khánh thành này, theo báo Tuổi Trẻ thì đến dự lễ có đại diện của Tạp chí Xưa & Nay, ông Trần Công Ngữ, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bến Tre và chính quyền địa phương. Ngoài ra còn có ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc Hội khóa XI, Ủy viên Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và Tổng Thư Ký Hội Khoa Học Lịch sử Việt Nam. Không thấy tên tuổi của một vị quan chức nào của trung ương từ Hà Nội hay Sài Gòn, không thấy tên ông Võ Văn Kiệt, cũng không thấy tên ông chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre đến dự lễ, có lẽ là các vị quan chức của Đảng và Nhà Nước đều bận công vụ gì đó cho nên không đến được. Tuy nhiên, dù có hay không có sự hiện diện của các quan chức cao cấp, việc khánh thành ngôi đền thờ và bức tượng của Cụ Phan Thanh Giản tại Ba Tri ngày 4 tháng 5 năm 2004 là một tin đáng mừng cho nhân dân tỉnh Bến Tre nói riêng và toàn thể miền Nam nói chung vì đây là lần đầu tiên từ năm 1975, nhân dân quận Ba Tri mới chính thức được phép chiêm ngưỡng pho tượng và ngôi đền thờ của vị tiến sĩ đầu tiên và cũng là vị anh hùng của miền Nam đã tử tiết cách đây gần 150 năm, một con người mà cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ca ngợi là người yêu nước, thương dân, một phẩm cách đáng kính trọng, một tấm gương để cho mọi thế hệ suy nghĩ.
Như vậy thì một vài kết quả của cuộc tọa đàm khoa học Thế Kỷ 21 Nhìn Về Nhân Vật Lịch Sử Phan Thanh Giản tại Sài Gòn ngày 16 tháng 8 năm 2003 đã được thể hiện qua lời hưá hẹn và những việc làm của ông Võ Văn Kiệt, tuy nhiên, vẫn còn có một vài nguyện vọng khác chưa thấy được thực hiện. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Văn Khoan thì trong cuộc hội thảo này, nhân dân miền Tây còn có đòi hỏi thêm một vài nguyện vọng khác: đại biểu của nhiều tỉnh như Vĩnh Long, Bến Tre … nêu nguyện vọng là Nhà Nước nên xem xét và cho phép đặt lại tên đường Phan Thanh Giản, trường học Phan Thanh Giản, sưả chưả bổ sung kiến thức về Phan Thanh Giản trong các sách giáo khoa, giáo trình để đông đảo đồng bào, nhân dân ta hiểu Phan Thanh Giản hơn và đặt Ông vào đúng vị trí trong lịch sử, trong đời sống văn hóa của nhân dân ta.
(còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào? Fri 23 Aug 2019, 09:28 | |
| Thử Đi Tìm Nguyên Nhân Tại Sao Cụ Phan Thanh Giản Bị Cộng Sản Bắc Việt Kết Tội
Trần Đông Phong
Một giải pháp có tính cách chính trị chỉ nhằm để giải quyết cho một số nhu cầu chính trị. Nhu cầu chính trị bao giờ cũng chỉ có tính cách giai đọan và đoản kỳ chứ không trường cửu trong chiều dài lịch sử của dân tộc.
Vì nhu cầu chính trị cần phải bảo vệ và củng cố quyền lực khi mới được cơ hội nắm giữ quyền lãnh đạo guồng máy đảng Cộng sản và chính quyền tại Bắc Việt, vì nhu cầu chính trị cần phải đập phá khuynh hướng chủ hòa, khuynh hướng sống chung hòa bình sau Đại Hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô; cần phải loại bỏ những người có khuynh hướng chỉ nên áp dụng chiến tranh du kích ở miền Nam; cần phải loại bỏ ảnh hưởng của giới trí thức Nam Bộ tại miền Bắc cho nên tập đoàn Lê Duẩn-Lê Đức Thọ mới chỉ thị cho Trần Huy Liệu phải viết sử theo lối định đề và đã kết án Phan Thanh Giản là người trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghiã, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, cuả nhân dân, là phạm tội dâng thành hiến đất cho giặc và từ đó phủ nhận tất cả tư đức của ông như đức tính liêm khiết, lòng yêu nước, thương dân…vì công đức đã bại hoại thì tư đức còn có gì đáng kể.
Vì nhu cầu chính trị cho nên ngay từ tháng 5 năm 1975 chúng ta đổi tên đường Phan Thanh Giản ở Thành phố Hồ Chí Minh thành đường Điện Biên Phủ và một số nơi, có người đề nghị xoá bỏ hay hạn chế bớt việc duy trì và tu tạo những di tích lịch sử về Phan Thanh Giản.
Vì nhu cầu chính trị này nên năm 1975, Ủy Ban Khoa Học Xã Hội của Đảng Lao Động dưới quyền chỉ đạo của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã phái hai nhà trí thức của Đảng là Giáo sư Nguyễn Công Bình và Giáo sư Nguyễn Đổng Chi vào Sài Gòn với nhiệm vụ xóa tên cụ Phan Thanh Giản trên toàn thể lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Lê Duẩn và Lê Đức Thọ không còn nưã. Đến nay, thử hỏi có bao nhiêu người trẻ tuổi tại Việt Nam và hải ngoại vẫn còn nhớ đến hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ?
Nhu cầu chính trị quá khích của họï thời thập niên những năm 1960 và 1970 cũng không còn nưã. Kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa xã hội là đế quốc Mỹ không những đã không còn nữa mà lại còn trở thành đồng minh vớùi nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa, với sự đón tiếp hai vị tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và George W. Bush một cách vô cùng trọng thể và nồng hậu chưa từng thấy vào năm 2000 và 2006.
Những vị liệt sĩ, những vị anh hùng dân tộc thì dù có chết đã ngàn đời vẫn còn được người đời sau tưởng nhớ dù có bị chỉ trích, dù có bị đả kích, bị chà đạp, bị vùi dập đến đâu chăng nữa .
Phan Thanh Giản là một trong những người đó.
Cho đến chừng nào các nguyện vọng của nhân dân các tỉnh miền Tây trong cuộc tọa đàm khoa học Thế Kỷ 21 nhìn Về Nhân Vật Lịch Sử Phan Thanh Giản mới hoàn toàn được thực hiện?
Cho đến chừng nào thanh thiếu niên Việt Nam mới được dạy dỗ về nhân vật Phan Thanh Giản như những vị anh hùng trong lịch sử khác mà các thế hệ cha ông của họ đã từng được học hỏi như vậy trên toàn quốc trước năm 1945 và tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975?
Cho đến chừng nào những người lãnh đạo tại Việt Nam mới cho phép sưả chữa bổ sung kiến thức về Phan Thanh Giản trong các sách giáo khoa, giáo trình để đông đảo đồng bào, nhân dân ta hiểu Phan Thanh Giản hơn và đặt Ông vào đúng vị trí trong lịch sử, trong đời sống văn hóa của nhân dân ta như nguyện vọng của nhân dân miền Tây?
Cho đến chừng nào người dân Miền Nam mới được nhìn thấy những con đường, những trường học được mang lại những tên cũ của các vị anh hùng dân tộc của một thời xưa cũ trong đó có cảù tên Cụ Phan Thanh Giản, một trong hai vị anh hùng của xứ Nam Kỳ vào thời thế kỷ thứ 19 mà cụ Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi:
Phải trời cho mượn cán quyền phá lỗ, Trương Tướng Quân còn cuộc nghiã binh. Ít người đặng xem tấm bảng phong thần, Phan Học Sĩ hết lòng mưu quốc? Trần Đông Phong Nguyệt san Thế Kỷ 21, California, tháng 9 năm 2004 (Được bổ túc thêm trong buổi nói chuyện nhân ngày Kỷ Niệm 140 Năm Ngày Cụ Phan Thanh Giản Tuẫn Tiết tại Viện Việt Học, thành phố Westminster, California ngày 8 tháng 4 năm 2007.)
TAI LIEU:
Nguyễn Văn Trấn: Viết Cho Mẹ và Quốc Hội, Văn Nghệ, California
Xuân Vũ: Sđd, trang 202.
Vũ Thư Hiên: Sđd, trang 270: Bùi Công Trừng (1902-1977) là một nhà cách mạng Cộng sản thuộc lớp kỳ cựu, tốt nghiệp Đại học Phương Đông, Moskva, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản, cựu tù nhân Côn Đảo, Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước đầu thập niên 1960.
Nguyễn Văn Trấn: Viết Cho Mẹ và Quốc Hội, Văn Nghệ, California 1995. Trang 327-328.
Vũ Thư Hiên: Sđd, trang 324.
Vũ Thư Hiên: Sđd, trang 327.
Xuân Vũ: Sông Nước Hậu Giang, trang 242-243.
Vi Thanh: sđd., trang 287.
Vy Thanh: sđd., trang 180-181.
Vũ Thư Hiên: Sđd., trang 284: Những anh em tập kết kể trong miền Nam, Lưu Quý Kỳ là đệ tử ruột của cả Lê Duẩn lẫn Sáu Búa.
Vy Thanh: sđd., trang 289-294.
Xuân Vũ: Sđd, trang 198.
Xuân Vũ: Sđd, trang 223.
Vũ Thư Hiên: Sđd, trang31.
Vũ Thư Hiên: Sđd, trang 231-232.
Vũ Thư Hiên: Sđd., trang 33.
Vũ Thư Hiên: Sđd., trang 478.
Phan Thanh Tâm: Sau 30 năm lìa xa, nhật báo Việt Báo, Westminster California 6 tháng 3 năm 2007.
Trần Hoài Thư: Về Một Ngôi Trường, Giai phẩm Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm 1997
Phan Huy Lê: bài đã dẫn, Tạp Chí Bông Sen.
Ban Tuyên Giáo Tỉnh Vĩnh Long: Ấn Tượng Võ Văn Kiệt, nhà xuất bản Trẻ, Sài Gòn, 2003. Trang 29.
Nhật báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn số ra ngày 18 tháng 8 năm 2003.
Tạp Chí Xưa & Nay, Sài Gòn, Số 146, tháng 8 năm 2003.
Võ Văn Kiệt: Những Suy Nghĩ Sau Hai Cuộc Hội Nghị về Nhân Vật Phan Thanh Giản, Tạp chí Xưa & Nay, Sài Gòn, Số 146, tháng 8 năm 2003.
Nhật báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 5 tháng 5 năm 2004.
Nhật báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 18 tháng 8 năm 2003.
Giáo Sư Văn Tạo: bài đã dẫn, Tạp chí Xưa & Nay, số 146.
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào? | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |