Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo   Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo I_icon13Fri 28 Jun 2019, 09:30

Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo

Lê Phú Khải

Tôi rời nghề giáo làng bước vào nghề báo từ năm 1974, đến nay vừa tròn 45 năm. Làm đủ mọi thể loại báo chí, từ báo hình (truyền hình), báo nói (phát thanh), đến báo viết, báo mạng (internet)… Có nhiều năm đi thường trú ở vùng đất xa xôi Đồng bằng sông Cửu Long… Từ viết cho báo “lề phải” rồi chuyển sang “lề trái”, từng được nhiều giải thưởng báo chí của nhà nước, rồi bỗng trở thành “thế lực thù địch”!!!

Trong cái thời gian gấp ba lần cuộc lưu lạc của nàng Thuý Kiều ấy, thật lắm kỷ niệm buồn vui… Nếu viết ra thì cũng có thể được vài trăm trang sách. Thôi thì nhân ngày Nhà báo Việt Nam 21 tháng 6, tôi viết ra đây 3 kỷ niệm, bảo nó là vui hay buồn cũng được, để tặng các đồng nghiệp trẻ rất tài ba của tôi đang hành nghề ở thời công nghệ 4.0 này! Những câu chuyện này đều xảy ra trong thời làm báo “lề phải”…

Câu chuyện thứ nhất: “Ba thằng bồi bút mới bằng một con bồi bàn”

Đó là vào đầu năm 1976, Quốc hội thống nhất họp phiên đầu tiên sau ngày 30 tháng 4.1975. Tôi vô Quốc hội để tìm gặp luật sư Ngô Bá Thành. Gặp bả, tôi nói: Thưa luật sư, tôi vừa làm một cuộc toạ đàm thu thanh cho Đài Tiếng nói Việt Nam với các đại biểu Quốc hội là đoàn trí thức Nam bộ. Tôi đã toạ đàm thu thanh được với giáo sư Lý Chánh Trung, luật sư Nguyễn Long, các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi… Rất tiếc là chỉ thiếu có luật sư Ngô Bá Thành. Vậy tôi xin phép đưa tên luật sư Ngô Bá Thành vào lời giới thiệu trong đoàn trí thức Nam bộ ở cuộc toạ đàm đó… Tôi chưa nói hết câu thì bà Ngô Bá Thành đã cười ngặt nghẽo và nói: Tôi mà Nam bộ cái gì! Tôi là con mẹ Bắc kỳ sinh ra ở phố Nhà Thương Chó Hà Nội đây… Anh muốn đưa tôi vào đâu cũng được!!! (Phố Nhà Thương Chó là phố Yersin, xưa kia người Pháp nhốt chó ở đó để nghiên cứu chữa bệnh chó dại, nên chết tên Phố Nhà Thương Chó).

Tôi đang mừng vì sự “hào phóng” của bà Ngô Bá Thành thì thấy ồn ào ở một góc hành lang Quốc hội giờ giải lao. Thì ra các đồng nghiệp của tôi đang tổ chức bốc thăm (!). Số là, thời đó là thời bao cấp, nên mỗi vị đại biểu Quốc hội được một cái phiếu mua hàng. Hàng quý và giá rất rẻ. Lúc ấy phổ biến câu “Mua như cướp, bán như cho”! Trong các hàng được mua có cả áo len, thời đó là quý giá nhất. Các chị em là nhân viên phục vụ ở Quốc hội cũng được mỗi người một phiếu. Không hiểu vì lẽ gì mà ba nhà báo mới được phát một phiếu, nên các đồng nghiệp của tôi phải tổ chức bốc thăm! Bỗng một đồng nghiệp ở Thông tấn xã Việt Nam nổi nóng quát lớn: Thế này thì ra, ba thằng bồi bút mới bằng một con bồi bàn!!! Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn quá!

Thế là đến tai ông Trường Chinh, Chủ tịch Quốc hội. (Tôi nghĩ là an ninh báo cáo). Ngay lập tức các phóng viên có mặt ở Quốc hội hôm đó được thông báo là cuối giờ chiều ở lại để họp báo với Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh. Ông Trường Chinh đã thay mặt Quốc hội xin lỗi các nhà báo và biếu mỗi người một phiếu mua hàng. Cái thời đó văn hoá xin lỗi còn giữ được. Còn bây giờ…

Câu chuyện thứ hai: “Không bị cắt lưỡi là may!”

Đó là vào mùa lũ lớn năm 1991. Đã xế chiều mà Phó giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang còn đến rủ tôi và nhà báo Hải Bình ở Phân xã Tiền Giang của Thông tấn xã Việt Nam đi gấp lên huyện Cái Bè. Anh nói: Hai anh đều là nhà báo của Trung ương thường trú ở địa phương, mong các anh la lớn lên để các vị lãnh đạo tỉnh và bà con biết là năm nay lũ rất lớn, phải đề phòng không thì vụ lúa này mất trắng! Anh thông báo: Lũ trên An Giang – Đồng Tháp đã về đến xã Hậu Mỹ Bắc A, Cái Bè rồi. Đến nơi thì thấy bà con đang gặt lúa gấp để né lũ. Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long chảy tràn trên một mặt bằng rộng nên nó “bò” từ từ và nhích lên từng centimet một.

Đêm ấy chúng tôi ngủ lại trong một nhà dân. Lúc chúng tôi bỏ dép lên giường ngồi nhậu lai rai với chủ nhà thì nền nhà còn khô ráo. Một lúc sau quờ chân xuống đất thì dép đã bị nước cuốn trôi vô gầm giường! Sáng hôm sau thì cả huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang đã là một biển nước mênh mông… Những gia đình chưa kịp thu hoạch lúa xong thì phải gặt mò! Gia đình nào thu hoạch lúa xong thì phải chở lên lộ cao phơi. Mọi người đi lại bằng chiếc xuồng ba lá bé nhỏ. Tôi đứng nhìn cánh đồng ngập nước mênh mông và những chiếc xuồng con chống sào đi lại trên cánh đồng… Cảnh sắc giống hệt vùng chiêm trũng Hà Nam – Phủ Lý mùa mưa bão ngoài Bắc. Nhưng nên nhớ rằng, nước đồng chiêm trũng ngoài Bắc là thứ nước chua có hại cho cây lúa mà nông dân miền Bắc gọi đó là vùng “chiêm khê mùa thối”! Còn “nước nổi” mà chúng tôi đang cởi quần dài vắt lên cổ để lội ở Cái Bè lúc này là nước ngọt phù sa rất tốt cho cây lúa. Nó là thứ phân bón hảo hạng nhất, giúp cho đồng ruộng luôn “trẻ” lại. Nó diệt cỏ, diệt chuột bọ trên đồng để mùa sau khỏi phải phun thuốc trừ sâu diệt cỏ. Cảnh vật quanh tôi lúc đó yên tĩnh, êm ả, thanh bình, nhiều người chuẩn bị đi giăng câu bắt cá, có một chiếc ghe lớn chở các cô các bà ăn vận loè loẹt – có lẽ họ đi ăn cưới – đang lướt qua chỗ chúng tôi. Tôi đã nghĩ ra cái từ “chung sống với lũ” từ cái đầu đang quấn chiếc quần dài để né lũ và đôi chân đang ngâm dưới biển nước phù sa mát rượi ở Cái Bè hôm đó. Thực ra dân đồng bằng sông Cửu Long đã chung sống với lũ từ lâu, tôi chỉ đưa nó thành khẩu hiệu mà thôi.

Những bài phát thanh trên Đài Tiếng nói Việt Nam, trên các báo ở Sài Gòn, ở Hà Nội mang nội dung “chung sống với lũ” của tôi đã lần lượt ra đời từ mùa lũ năm 91 đó. “Chung sống với lũ” trở thành một khẩu hiệu, một cụm từ trong lời nói, trong các văn bản… lúc nào không hay.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đọc những bài tôi viết về đồng bằng sông Cửu Long, về lũ. Có lần ông hỏi tôi: Vợ chồng Phú Khải sống với nhau thế nào? Câu hỏi đột ngột quá, khiến tôi chưa biết trả lời ra sao thì ông nói: Phải sống hoà thuận, chứ như chung sống với lũ mà Phú Khải viết thì không ổn! Và sau đó hàng loạt những chương trình để chung sống với lũ như khu dân cư vùng lũ, cơ cấu lại thời gian gieo sạ lúa Hè Thu để né lũ, khai giảng sớm hơn cho các trường học trong vùng lũ để né lũ, xây lại các trạm y tế xã trên gò cao để đồng bào có thể đi xuồng đến khám chữa bệnh trong mùa lũ… đã được chính phủ dưới thời ông Võ Văn Kiệt tiến hành có hiệu quả. Năm 1998, đồng bằng sông Cửu Long lũ rất thấp, sâu bệnh hoành hành, mất mùa lúa, mất mùa cá, ông Võ Văn Kiệt lúc đó là cố vấn Ban chấp hành Trung ương, trong một hội nghị lớn về Đồng bằng sông Cửu Long, ông đã nói một câu bất hủ mà tôi chưa từng nghe thấy bao giờ: Với Đồng bằng sông Cửu Long, không có lũ cũng là thiên tai!

Tháng 10-1997, anh Lê Huy Ngọ lên làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Lần đầu tiên Bộ trưởng vô Sài Gòn, ông kêu anh Nguyễn Nhiệm – chuyên gia thuỷ lợi đang làm việc ở Văn phòng 2 của Bộ ở TP HCM, giao nhiệm vụ: Cậu tìm xem ai là người đầu tiên nêu khẩu hiệu “chung sống với lũ” để tớ thưởng! Anh Nhiệm đến tìm tôi và nói: Bộ trưởng mới lên giao nhiệm vụ, nhà báo gắng giúp tôi. Tôi bảo anh Nhiệm cứ về đi, mai tôi trả lời. Anh mừng lắm. Hôm sau, tôi đem đến cho anh Nhiệm ba bài viết của tôi trên báo. Bài thứ nhất: Ơi! Đồng bằng sông Cửu Long – Báo Xuân Sài Gòn Giải phóng (SGGP) Nhâm Thân 1992. Bài thứ hai nhan đề: Chung sống với thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long – đăng liền 2 số báo SGGP ngày 31 tháng 10.1994 và ngày 1 tháng 11.1994. Bài thứ ba: Né lũ, trang nhất báo Văn nghệ Hội Nhà Văn Việt Nam số ra ngày 5 tháng 11.1994. Tôi bảo anh Nhiệm, nếu anh tìm thấy văn bản nào có cụm từ “chung sống với lũ” trước các số báo này thì tôi không phải là tác giả “chung sống với lũ”, nếu không tìm được thì tôi là tác giả cụm từ “chung sống với lũ” đã in trong các số báo này. Tôi còn đưa cho anh Nhiệm một băng nhựa (cát-xét) thu các bài viết của tôi đã phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam về “chung sống với lũ”. Hai ngày sau, anh Nhiệm đến kêu tôi lên Văn phòng Bộ ăn cơm với Bộ trưởng Ngọ và nhận phần thưởng của Bộ trưởng.

Cuộc liên hoan nhỏ ấy có mấy nhà báo cùng dự và còn có cả chị Năm Triều – Tổng giám đốc công ty Lương thực miền Nam. Khi khách về hết rồi, anh Ngọ ra hiệu cho cậu thư ký tên là Nhạn mang phần thưởng là một chai rượu tây ra và anh trao cho tôi.

Trong một bữa nhậu với người em họ tôi và là một vụ trưởng của Bộ Tài chính ở Hà Nội, tôi “than”: Nêu một khẩu hiệu cả nước dùng (“chung sống với lũ”) mà thưởng có một chai rượu! Chú em tôi nhìn thẳng vào mặt ông anh rồi nói: Mồm bác bé thế mà lại nói một câu lớn như thế, người ta không cắt lưỡi là may lắm rồi, còn than cái nỗi gì!!!

Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo Ngaynh10

Sách Chung sống với lũ, viết chung với Tiến sỹ Tô Văn Trường (NXB Thanh Niên – 2001)

Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo Ngaynh11

Tác giả (phải) đi công tác trong Đồng Tháp Mười mùa lũ lớn năm 2000


Câu chuyện thứ ba: “Bị nhốt một ngày”

Những năm 80 của thế kỷ trước, có nạn ngăn sông cấm chợ do chính chính quyền chủ trương. Đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy ai giải thích vì sao lại có những việc làm dại dột đó!

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có nhiều hàng hoá nhất nên nạn ngăn sông cấm chợ càng khủng khiếp. Tôi đi từ Bến tre về Mỹ Tho, qua phà Rạch Miễu bao giờ cũng được các bà các chị dúi vào tay một ký đường hoặc một ký khô nhờ mang hộ, sang sông rồi các chị “xin lại”… để tránh quản lý thị trường lục soát thu mất.

Quốc lộ 1 đoạn giáp ranh giữa Tiền Giang và Long An có trạm kiểm soát Tân Hương khét tiếng một thời. Ở đây có giai thoại, một anh bộ đội đi từ Sóc Trăng về TP HCM, anh có mang theo 10 ký gạo. Khi bị quản lý thị trường trạm Tân Hương bắt giữ 10 kg gạo, anh đưa giấy phép mang 10 kg gạo đó và nói: Đây là giấy của ông Đỗ Mười cấp cho tôi để mang gạo lên thành phố nuôi mẹ ốm bệnh! Anh quản lý thị trường quát: Đỗ Mười chứ Đỗ Mười Một cũng tịch thu!

Tôi hàng tháng phải từ Mỹ Tho lên TP HCM báo cáo công việc của phóng viên thường trú đồng bằng sông Cửu Long nên sợ nhất phải qua trạm kiểm soát Tân Hương. Xe bị chặn lại xếp hàng để quản lý thị trường lục soát đậu dài cả cây số. Tôi quyết định làm một phóng sự điều tra có thu thanh về tệ nạn ngăn sông cấm chợ này. Tôi cẩn thận còn trèo lên mui một chiếc xe đò để chụp cảnh xe cộ bị chặn lại rồng rắn cả cây số! Nào ngờ mấy nhân viên quản lý thị trường trông thấy, leo lên mui xe kè tôi xuống và giựt máy ảnh của tôi. Tôi chống cự quyết liệt, hô hoán lên: Tôi là nhà báo của Trung ương, ai cho các anh cưỡng bức tôi? Đồng bào vây quanh ngày một đông. Mọi người đều ủng hộ nhà báo. Nhưng quản lý thị trường lúc đó chẳng khác gì đội cải cách ruộng đất ngày xưa ở miền Bắc. Họ có quyền làm mọi chuyện…

Họ bẻ quặt tay tôi. Đau quá tôi la ầm lên. Một nhân viên trạm Tân Hương quát: Tháo phim trong máy ảnh ra nộp. Tôi làm theo họ, nộp cuộn phim để bảo toàn máy ảnh. Tôi sực nhớ ra và rút thẻ nhà báo giơ vào mặt các nhân viên đang đứng quanh tôi. Tôi nói lớn để đồng bào chung quanh nghe thấy: Tôi là nhà báo của Trung ương, có quyền giám sát việc làm của các địa phương, quyền đó được ghi sau thẻ nhà báo đây. Tôi cầm thẻ đưa vào mặt một vị nhân viên. Thật không ngờ, thấy tôi là nhà báo họ càng tấn công dữ dội hơn. Có lẽ họ thù nhất là các nhà báo. Họ nhìn nhau ra hiệu, rồi hai người kè, xốc hai tay tôi kéo về trạm. Họ đẩy tôi vào một cái “bốt” bằng gỗ, chỉ đủ một hai người ngồi trong đó và khoá cửa lại. Chính thức “nhốt” một nhà báo (của TƯ)!

Tôi bị nhốt và bỏ đói như thế từ 8 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều mới được thả ra. Nhưng đau đớn nhất là bài phóng sự của tôi về trạm kiểm soát Tân Hương đã được Giám đốc Nguyễn Thành của cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP HCM duyệt và thu băng gửi ra Hà Nội, nhưng không được Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng. Vì, cấm chợ ngăn sông là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”!!!

L.P.K.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo   Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo I_icon13Mon 01 Jul 2019, 08:00

Nhà báo nói chuyện làm báo

Tôi vào nghề báo rất sớm, năm 19 tuổi, trước khi làm báo tôi đã viết sách, do sách lúc đó bán chạy, có chút tên tuổi nên tôi vào làng báo tương đối thuận lợi. Còn nhớ, lúc đó khoảng năm 1968, Nhật báo Sống do ông Chu Tử làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, tòa soạn ở ngay góc đường Gia Long (Lý Tự Trọng bây giờ) và Thủ Khoa Huân Q.1 có tổ chức một đoàn công tác xã hội từ thiện xây lò gạch ở Kiên Giang. Mục đích xây lò gạch là để làm ra những viên gạch tại chỗ, rồi dùng những viên gạch này xây nhà cho dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Đây là chủ trương rất mới, nhằm nâng cao uy tín của tờ báo. Được biết, lúc đó báo Sống phát hành 200.000 số/ngày. Một con số phát hành khá lớn.

Tôi tới báo Sống không phải xin vào làm phóng viên mà xin làm... nhân viên theo đoàn công tác xã hội từ thiện đi xây lò gạch. Do còn rất trẻ và sẵn máu phiêu lưu trong người nên tôi thích làm công việc này. Ông Chu Tử không hỏi gì nhiều, cũng không ra vẻ gì muốn thử thách tôi, chỉ hỏi vài câu chiếu lệ rồi viết cho tôi cái thư tay xác nhận và giới thiệu tôi xuống Kiên Giang gặp anh Tú Kếu, trưởng đoàn công tác xã hội từ thiện của báo, đang đóng quân tại Kiên Giang. Anh Tú Kếu là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, giữ mục Thơ Chua cho Nhật báo Sống, vốn đã quen biết với tôi từ lâu, vì ngoài việc làm thơ trào phúng anh còn làm thơ tình, ký tên thật là Trần Đức Uyển.

Khi đến Kiên Giang, tôi tìm đến nơi “đóng quân” của đoàn tại khách sạn Phú Sĩ, ngay trung tâm thành phố Rạch Giá. Hóa ra tôi gặp ở đây toàn những gương mặt thân quen trong giới văn nghệ, có cả nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nổi tiếng với những bài hát trẻ trung, rất thanh niên mà hồi đó gọi là phong trào “Du ca”. Tôi được xếp vào đội của nhà thơ Mặc Tưởng, trong nhóm chủ trương tờ văn nghệ Huyền với Trần Tuấn Kiệt mà tôi từng có thơ đăng ở đây.

Sáng hôm sau tôi cũng vác cuốc ra hiện trường để đào đất sét từ cánh đồng trước mặt lên nắn thành những viên gạch phơi nắng trước khi cho vào lò nung thành gạch. Buổi tối về... họp đội rút kinh nghiệm và định hướng cho công việc ngày hôm sau. Công việc cứ thế trôi qua từng ngày trong nhịp sống buồn tẻ và không có gì hứng khởi theo như tôi tưởng trước khi về đây. Sau một tuần tiếp cận với hiện trường công việc và tiếp xúc nhiều anh em trong đoàn công tác xã hội từ thiện, tôi nắm thêm được nhiều vấn đề bất cập mà có thể ở xa nên ông Chu Tử chưa biết. Tôi quyết định nghỉ việc quay về Sài Gòn và ngồi nhà viết một phóng sự về đoàn công tác xã hội từ thiện của báo. Xong bài phóng sự dài mà chủ yếu là phê phán cách làm của đoàn tổ chức còn quá nhiều bất cập không đúng như ý nghĩa và mục đích của báo đề ra. Tôi mang bài phóng sự dài này đến tòa soạn đưa cho ông Chu Tử và trình bày mục đích khi tôi viết bài phóng sự này. Cuối cùng tôi nói thẳng: Bác cứ xem, nếu thấy được thì đăng, không thì cứ bỏ, không sao cả. Nhưng cháu thấy mình phải có trách nhiệm, phải viết ra sự thật.


Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo Lambao10

Một sạp báo ở Sài Gòn trước năm 1975.


Tôi về nhà, cứ nghĩ là ông Chu Tử sẽ không đăng bài phóng sự phê phán rất thẳng thắn của tôi. Nhưng không ngờ sáng hôm sau bài phóng sự được đăng và đăng suốt một tuần lễ mới dứt. Nhìn chung, ông Chu Tử cũng có biên tập, sửa và cắt những chỗ phê phán nặng nề, còn lại thì ông cho đăng hết. Sau đó, ông nhắn tôi tới tòa soạn lãnh nhuận bút. Một khoản tiền khá lớn mà tôi nhận được lúc bấy giờ so với tuổi của mình và do chính bài viết của mình lần đầu tiên được đăng trên tờ báo lớn, lại là một bài phóng sự dài. Ông Chu Tử bảo tôi: “Nếu cậu không thích đi theo đoàn công tác xã hội từ thiện thì về đây làm việc tại tòa soạn”. Ngay hôm sau tôi chính thức trở thành phóng viên của Nhật báo Sống, một tờ báo lớn, có uy tín và nổi tiếng lúc bấy giờ.

Hôm sau anh Đằng Giao, Tổng thư ký tòa soạn phân công tôi đi họp báo, không có một tờ giấy giới thiệu, không cho biết nơi tổ chức sự kiện này, chỉ cho biết có cuộc họp báo diễn ra và cần có bài tường thuật đăng trang nhất, chạy suốt 8 cột báo. Tôi đã tìm ra địa điểm họp báo và có bài tường thuật đầy đủ. Bài tường thuật của tôi được ông Chu Tử khen và ông quyết định không cho tôi làm phóng viên nữa mà rút về làm tòa soạn. Tôi được giao làm tin trang 3 và biên tập tin trang cuối, lúc đó gọi là “Tin xe cán chó” của “Hãng thông tấn Võ Cân - Văn Đô”. Hai ông này hàng ngày chạy đi lấy tin, về viết phần “thô” in roneo phân phát cho các báo tùy nghi sử dụng, tất nhiên báo phải trả tiền. Tôi đã chọn lọc những tin này, biên tập, đặt tít lại cho hấp dẫn, trở thành một “hiện tượng” đình đám, giúp báo tăng số lượng nên ông Chu Tử rất thích.

Có một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời làm báo của tôi từ khi mới vào nghề. Đó là khi tôi thay anh Tú Kếu giữ mục “Thơ hôm nay” và “thơ chua” vì anh Tú Kếu bị động viên đi quân dịch. Một hôm ông Chu Tử đưa cho tôi một bài thơ và bảo tôi xem, nếu thấy được thì đăng. Nhưng tôi thấy bài thơ không hay nên không đăng. Qua mấy số báo liền, không thấy bài thơ được đăng ông Chu Tử kêu tôi lại hỏi lý do, tôi bảo thơ dở nên cháu không đăng, sợ mất uy tín của tờ báo và mất uy tín của bác. Ông Chu Tử đã nổi nóng, đập bàn, bảo tôi tại sao dám không đăng bài thơ của bạn mình. Và nhấn mạnh trong tòa soạn chưa có ai dám không đăng bài của ông đưa, như tôi.

Sau sự việc này tôi tưởng mình đã bị ông Chu Tử đuổi việc, nhưng thật ngạc nhiên, tôi không bị đuổi mà còn được tăng lương bất ngờ. Và từ đó ông Chu Tử lại giao cho tôi thêm nhiều việc khác, thuộc vào những công việc khá nặng nề của tòa soạn.

Bài học nhớ đời khi bước vào làng báo của tôi như muốn truyền lại thông điệp cho các nhà báo trẻ hiện nay là: Hãy làm hết trách nhiệm, dũng cảm bào vệ quan điểm của mình nếu đó là quan điểm đúng, vì cái chung, vì uy tín của tờ báo. Điều này rất cần để trở thành một nhà báo chân chính và sẽ được lãnh đạo tin tưởng, bạn đọc quý trọng.

Từ Kế Tường
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo   Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo I_icon13Mon 01 Jul 2019, 14:18

Trà Mi đã viết:
Nhà báo nói chuyện làm báo

Tôi vào nghề báo rất sớm, năm 19 tuổi, trước khi làm báo tôi đã viết sách, do sách lúc đó bán chạy, có chút tên tuổi nên tôi vào làng báo tương đối thuận lợi. Còn nhớ, lúc đó khoảng năm 1968, Nhật báo Sống do ông Chu Tử làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, tòa soạn ở ngay góc đường Gia Long (Lý Tự Trọng bây giờ) và Thủ Khoa Huân Q.1 có tổ chức một đoàn công tác xã hội từ thiện xây lò gạch ở Kiên Giang. Mục đích xây lò gạch là để làm ra những viên gạch tại chỗ, rồi dùng những viên gạch này xây nhà cho dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Đây là chủ trương rất mới, nhằm nâng cao uy tín của tờ báo. Được biết, lúc đó báo Sống phát hành 200.000 số/ngày. Một con số phát hành khá lớn.

Tôi tới báo Sống không phải xin vào làm phóng viên mà xin làm... nhân viên theo đoàn công tác xã hội từ thiện đi xây lò gạch. Do còn rất trẻ và sẵn máu phiêu lưu trong người nên tôi thích làm công việc này. Ông Chu Tử không hỏi gì nhiều, cũng không ra vẻ gì muốn thử thách tôi, chỉ hỏi vài câu chiếu lệ rồi viết cho tôi cái thư tay xác nhận và giới thiệu tôi xuống Kiên Giang gặp anh Tú Kếu, trưởng đoàn công tác xã hội từ thiện của báo, đang đóng quân tại Kiên Giang. Anh Tú Kếu là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, giữ mục Thơ Chua cho Nhật báo Sống, vốn đã quen biết với tôi từ lâu, vì ngoài việc làm thơ trào phúng anh còn làm thơ tình, ký tên thật là Trần Đức Uyển.

Khi đến Kiên Giang, tôi tìm đến nơi “đóng quân” của đoàn tại khách sạn Phú Sĩ, ngay trung tâm thành phố Rạch Giá. Hóa ra tôi gặp ở đây toàn những gương mặt thân quen trong giới văn nghệ, có cả nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nổi tiếng với những bài hát trẻ trung, rất thanh niên mà hồi đó gọi là phong trào “Du ca”. Tôi được xếp vào đội của nhà thơ Mặc Tưởng, trong nhóm chủ trương tờ văn nghệ Huyền với Trần Tuấn Kiệt mà tôi từng có thơ đăng ở đây.

Sáng hôm sau tôi cũng vác cuốc ra hiện trường để đào đất sét từ cánh đồng trước mặt lên nắn thành những viên gạch phơi nắng trước khi cho vào lò nung thành gạch. Buổi tối về... họp đội rút kinh nghiệm và định hướng cho công việc ngày hôm sau. Công việc cứ thế trôi qua từng ngày trong nhịp sống buồn tẻ và không có gì hứng khởi theo như tôi tưởng trước khi về đây. Sau một tuần tiếp cận với hiện trường công việc và tiếp xúc nhiều anh em trong đoàn công tác xã hội từ thiện, tôi nắm thêm được nhiều vấn đề bất cập mà có thể ở xa nên ông Chu Tử chưa biết. Tôi quyết định nghỉ việc quay về Sài Gòn và ngồi nhà viết một phóng sự về đoàn công tác xã hội từ thiện của báo. Xong bài phóng sự dài mà chủ yếu là phê phán cách làm của đoàn tổ chức còn quá nhiều bất cập không đúng như ý nghĩa và mục đích của báo đề ra. Tôi mang bài phóng sự dài này đến tòa soạn đưa cho ông Chu Tử và trình bày mục đích khi tôi viết bài phóng sự này. Cuối cùng tôi nói thẳng: Bác cứ xem, nếu thấy được thì đăng, không thì cứ bỏ, không sao cả. Nhưng cháu thấy mình phải có trách nhiệm, phải viết ra sự thật.


Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo Lambao10

Một sạp báo ở Sài Gòn trước năm 1975.


Tôi về nhà, cứ nghĩ là ông Chu Tử sẽ không đăng bài phóng sự phê phán rất thẳng thắn của tôi. Nhưng không ngờ sáng hôm sau bài phóng sự được đăng và đăng suốt một tuần lễ mới dứt. Nhìn chung, ông Chu Tử cũng có biên tập, sửa và cắt những chỗ phê phán nặng nề, còn lại thì ông cho đăng hết. Sau đó, ông nhắn tôi tới tòa soạn lãnh nhuận bút. Một khoản tiền khá lớn mà tôi nhận được lúc bấy giờ so với tuổi của mình và do chính bài viết của mình lần đầu tiên được đăng trên tờ báo lớn, lại là một bài phóng sự dài. Ông Chu Tử bảo tôi: “Nếu cậu không thích đi theo đoàn công tác xã hội từ thiện thì về đây làm việc tại tòa soạn”. Ngay hôm sau tôi chính thức trở thành phóng viên của Nhật báo Sống, một tờ báo lớn, có uy tín và nổi tiếng lúc bấy giờ.

Hôm sau anh Đằng Giao, Tổng thư ký tòa soạn phân công tôi đi họp báo, không có một tờ giấy giới thiệu, không cho biết nơi tổ chức sự kiện này, chỉ cho biết có cuộc họp báo diễn ra và cần có bài tường thuật đăng trang nhất, chạy suốt 8 cột báo. Tôi đã tìm ra địa điểm họp báo và có bài tường thuật đầy đủ. Bài tường thuật của tôi được ông Chu Tử khen và ông quyết định không cho tôi làm phóng viên nữa mà rút về làm tòa soạn. Tôi được giao làm tin trang 3 và biên tập tin trang cuối, lúc đó gọi là “Tin xe cán chó” của “Hãng thông tấn Võ Cân - Văn Đô”. Hai ông này hàng ngày chạy đi lấy tin, về viết phần “thô” in roneo phân phát cho các báo tùy nghi sử dụng, tất nhiên báo phải trả tiền. Tôi đã chọn lọc những tin này, biên tập, đặt tít lại cho hấp dẫn, trở thành một “hiện tượng” đình đám, giúp báo tăng số lượng nên ông Chu Tử rất thích.

Có một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời làm báo của tôi từ khi mới vào nghề. Đó là khi tôi thay anh Tú Kếu giữ mục “Thơ hôm nay” và “thơ chua” vì anh Tú Kếu bị động viên đi quân dịch. Một hôm ông Chu Tử đưa cho tôi một bài thơ và bảo tôi xem, nếu thấy được thì đăng. Nhưng tôi thấy bài thơ không hay nên không đăng. Qua mấy số báo liền, không thấy bài thơ được đăng ông Chu Tử kêu tôi lại hỏi lý do, tôi bảo thơ dở nên cháu không đăng, sợ mất uy tín của tờ báo và mất uy tín của bác. Ông Chu Tử đã nổi nóng, đập bàn, bảo tôi tại sao dám không đăng bài thơ của bạn mình. Và nhấn mạnh trong tòa soạn chưa có ai dám không đăng bài của ông đưa, như tôi.

Sau sự việc này tôi tưởng mình đã bị ông Chu Tử đuổi việc, nhưng thật ngạc nhiên, tôi không bị đuổi mà còn được tăng lương bất ngờ. Và từ đó ông Chu Tử lại giao cho tôi thêm nhiều việc khác, thuộc vào những công việc khá nặng nề của tòa soạn.

Bài học nhớ đời khi bước vào làng báo của tôi như muốn truyền lại thông điệp cho các nhà báo trẻ hiện nay là: Hãy làm hết trách nhiệm, dũng cảm bào vệ quan điểm của mình nếu đó là quan điểm đúng, vì cái chung, vì uy tín của tờ báo. Điều này rất cần để trở thành một nhà báo chân chính và sẽ được lãnh đạo tin tưởng, bạn đọc quý trọng.

Từ Kế Tường

T có đứa hoc trò , hoc giỏi lắm , rồi hoc sư phạm ngoai ngữ , rồi về dạy chung trường với T , tự hào lắm tỷ à vì con bé vững chuyên môn , tốt nết , đùng cái đến nhà chào T , bỏ dạy vào làm đài truyền hình , thành nhà báo luôn , tiếc dễ sợ .
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo   Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo I_icon13Tue 02 Jul 2019, 08:30

Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
Nhà báo nói chuyện làm báo

Tôi vào nghề báo rất sớm, năm 19 tuổi, trước khi làm báo tôi đã viết sách, do sách lúc đó bán chạy, có chút tên tuổi nên tôi vào làng báo tương đối thuận lợi. Còn nhớ, lúc đó khoảng năm 1968, Nhật báo Sống do ông Chu Tử làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, tòa soạn ở ngay góc đường Gia Long (Lý Tự Trọng bây giờ) và Thủ Khoa Huân Q.1 có tổ chức một đoàn công tác xã hội từ thiện xây lò gạch ở Kiên Giang. Mục đích xây lò gạch là để làm ra những viên gạch tại chỗ, rồi dùng những viên gạch này xây nhà cho dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Đây là chủ trương rất mới, nhằm nâng cao uy tín của tờ báo. Được biết, lúc đó báo Sống phát hành 200.000 số/ngày. Một con số phát hành khá lớn.

Tôi tới báo Sống không phải xin vào làm phóng viên mà xin làm... nhân viên theo đoàn công tác xã hội từ thiện đi xây lò gạch. Do còn rất trẻ và sẵn máu phiêu lưu trong người nên tôi thích làm công việc này. Ông Chu Tử không hỏi gì nhiều, cũng không ra vẻ gì muốn thử thách tôi, chỉ hỏi vài câu chiếu lệ rồi viết cho tôi cái thư tay xác nhận và giới thiệu tôi xuống Kiên Giang gặp anh Tú Kếu, trưởng đoàn công tác xã hội từ thiện của báo, đang đóng quân tại Kiên Giang. Anh Tú Kếu là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, giữ mục Thơ Chua cho Nhật báo Sống, vốn đã quen biết với tôi từ lâu, vì ngoài việc làm thơ trào phúng anh còn làm thơ tình, ký tên thật là Trần Đức Uyển.

Khi đến Kiên Giang, tôi tìm đến nơi “đóng quân” của đoàn tại khách sạn Phú Sĩ, ngay trung tâm thành phố Rạch Giá. Hóa ra tôi gặp ở đây toàn những gương mặt thân quen trong giới văn nghệ, có cả nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nổi tiếng với những bài hát trẻ trung, rất thanh niên mà hồi đó gọi là phong trào “Du ca”. Tôi được xếp vào đội của nhà thơ Mặc Tưởng, trong nhóm chủ trương tờ văn nghệ Huyền với Trần Tuấn Kiệt mà tôi từng có thơ đăng ở đây.

Sáng hôm sau tôi cũng vác cuốc ra hiện trường để đào đất sét từ cánh đồng trước mặt lên nắn thành những viên gạch phơi nắng trước khi cho vào lò nung thành gạch. Buổi tối về... họp đội rút kinh nghiệm và định hướng cho công việc ngày hôm sau. Công việc cứ thế trôi qua từng ngày trong nhịp sống buồn tẻ và không có gì hứng khởi theo như tôi tưởng trước khi về đây. Sau một tuần tiếp cận với hiện trường công việc và tiếp xúc nhiều anh em trong đoàn công tác xã hội từ thiện, tôi nắm thêm được nhiều vấn đề bất cập mà có thể ở xa nên ông Chu Tử chưa biết. Tôi quyết định nghỉ việc quay về Sài Gòn và ngồi nhà viết một phóng sự về đoàn công tác xã hội từ thiện của báo. Xong bài phóng sự dài mà chủ yếu là phê phán cách làm của đoàn tổ chức còn quá nhiều bất cập không đúng như ý nghĩa và mục đích của báo đề ra. Tôi mang bài phóng sự dài này đến tòa soạn đưa cho ông Chu Tử và trình bày mục đích khi tôi viết bài phóng sự này. Cuối cùng tôi nói thẳng: Bác cứ xem, nếu thấy được thì đăng, không thì cứ bỏ, không sao cả. Nhưng cháu thấy mình phải có trách nhiệm, phải viết ra sự thật.


Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo Lambao10


]i]Một sạp báo ở Sài Gòn trước năm 1975.[/i]


Tôi về nhà, cứ nghĩ là ông Chu Tử sẽ không đăng bài phóng sự phê phán rất thẳng thắn của tôi. Nhưng không ngờ sáng hôm sau bài phóng sự được đăng và đăng suốt một tuần lễ mới dứt. Nhìn chung, ông Chu Tử cũng có biên tập, sửa và cắt những chỗ phê phán nặng nề, còn lại thì ông cho đăng hết. Sau đó, ông nhắn tôi tới tòa soạn lãnh nhuận bút. Một khoản tiền khá lớn mà tôi nhận được lúc bấy giờ so với tuổi của mình và do chính bài viết của mình lần đầu tiên được đăng trên tờ báo lớn, lại là một bài phóng sự dài. Ông Chu Tử bảo tôi: “Nếu cậu không thích đi theo đoàn công tác xã hội từ thiện thì về đây làm việc tại tòa soạn”. Ngay hôm sau tôi chính thức trở thành phóng viên của Nhật báo Sống, một tờ báo lớn, có uy tín và nổi tiếng lúc bấy giờ.

Hôm sau anh Đằng Giao, Tổng thư ký tòa soạn phân công tôi đi họp báo, không có một tờ giấy giới thiệu, không cho biết nơi tổ chức sự kiện này, chỉ cho biết có cuộc họp báo diễn ra và cần có bài tường thuật đăng trang nhất, chạy suốt 8 cột báo. Tôi đã tìm ra địa điểm họp báo và có bài tường thuật đầy đủ. Bài tường thuật của tôi được ông Chu Tử khen và ông quyết định không cho tôi làm phóng viên nữa mà rút về làm tòa soạn. Tôi được giao làm tin trang 3 và biên tập tin trang cuối, lúc đó gọi là “Tin xe cán chó” của “Hãng thông tấn Võ Cân - Văn Đô”. Hai ông này hàng ngày chạy đi lấy tin, về viết phần “thô” in roneo phân phát cho các báo tùy nghi sử dụng, tất nhiên báo phải trả tiền. Tôi đã chọn lọc những tin này, biên tập, đặt tít lại cho hấp dẫn, trở thành một “hiện tượng” đình đám, giúp báo tăng số lượng nên ông Chu Tử rất thích.

Có một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời làm báo của tôi từ khi mới vào nghề. Đó là khi tôi thay anh Tú Kếu giữ mục “Thơ hôm nay” và “thơ chua” vì anh Tú Kếu bị động viên đi quân dịch. Một hôm ông Chu Tử đưa cho tôi một bài thơ và bảo tôi xem, nếu thấy được thì đăng. Nhưng tôi thấy bài thơ không hay nên không đăng. Qua mấy số báo liền, không thấy bài thơ được đăng ông Chu Tử kêu tôi lại hỏi lý do, tôi bảo thơ dở nên cháu không đăng, sợ mất uy tín của tờ báo và mất uy tín của bác. Ông Chu Tử đã nổi nóng, đập bàn, bảo tôi tại sao dám không đăng bài thơ của bạn mình. Và nhấn mạnh trong tòa soạn chưa có ai dám không đăng bài của ông đưa, như tôi.

Sau sự việc này tôi tưởng mình đã bị ông Chu Tử đuổi việc, nhưng thật ngạc nhiên, tôi không bị đuổi mà còn được tăng lương bất ngờ. Và từ đó ông Chu Tử lại giao cho tôi thêm nhiều việc khác, thuộc vào những công việc khá nặng nề của tòa soạn.

Bài học nhớ đời khi bước vào làng báo của tôi như muốn truyền lại thông điệp cho các nhà báo trẻ hiện nay là: Hãy làm hết trách nhiệm, dũng cảm bào vệ quan điểm của mình nếu đó là quan điểm đúng, vì cái chung, vì uy tín của tờ báo. Điều này rất cần để trở thành một nhà báo chân chính và sẽ được lãnh đạo tin tưởng, bạn đọc quý trọng.

Từ Kế Tường

T có đứa hoc trò , hoc giỏi lắm , rồi hoc sư phạm ngoai ngữ , rồi về dạy chung trường với T , tự hào lắm tỷ à vì con bé vững chuyên môn , tốt nết , đùng cái đến nhà chào T , bỏ dạy vào làm đài truyền hình , thành nhà báo luôn , tiếc dễ sợ .

TM cũng nằm nhà ăn báo nè  :dancing2:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo   Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6-2019 – Hơn 40 năm vui buồn nghề báo
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Dự báo vận mệnh của 12 chòm sao năm 2019
» Xem tử vi tuổi Nhâm Tuất năm 2019 nam mạng - Có nên hay không?
» Xem tử vi tuổi Giáp Tý 1984 năm 2019 nữ mạng giúp bạn biết được điều gì?
» Thơ Tú_Yên
» 18 bức ảnh nghệ thuật năm 2014
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Hồi ký, tuỳ bút-