Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Tứ Diệu Đế Wed 26 Jun 2019, 10:29 | |
| hôm nay chúng ta lại tiếp tục thảo luận cùng nhau về Tứ Đế, phần sắc uẩn. trước khi tiếp tục phần sắc cảnh, xin nhắc lại đại ý nội dung hôm trước. Năm sắc thần kinh này là chỗ nương cho năm thức. Nói dễ hiểu, sắc nhãn là chỗ nương cho nhãn thức nên còn gọi là nhãn vật. Cũng như vậy đối với bốn sắc thần kinh còn lại. Sắc thần kinh là chỗ nương của thức. Sắc thần kinh có hai dạng: thực tính và cụ thể. Thực tính có nghĩa là luôn bị biến đổi bởi cứng-mềm, nóng-lạnh, v.v… Hay còn gọi là phần nhạy cảm của sắc thần kinh. Cụ thể là tướng sắc thần kinh mà mắt thường có thể nhìn thấy, nên còn gọi là mắt thịt, mũi thịt, lưỡi thịt, tai thịt, thân thể. Sắc thần kinh chỉ làm việc là tiếp nhận đối tượng (sắc-thinh-khí-vị-xúc), còn nhận biết đối tượng (sắc-thinh-khí-vị-xúc) đó là thế nào là phận sự của thức. Ý giới, ý thức giới thuộc về danh pháp. Và chỗ nương của ý giới là sắc ý vật. Ngoài sắc thần kinh, thức sanh lên còn phụ thuộc những yếu tố khác: Nhãn thức: thần kinh nhãn – sắc (đầy đủ tứ đại) – ánh sáng – ngũ môn hướng tâm. Nhĩ thức: thần kinh nhĩ – âm thanh (đầy đủ tứ đại)– lỗ trống – ngũ môn hướng tâm. Tỷ thức: thần kinh tỷ – mùi khí (đầy đủ tứ đại) – rỗng không – ngũ môn hướng tâm. Thiệt thức: thần kinh thiệt – vị chất (đầy đủ tứ đại) – nước bọt – rỗng không – ngũ môn hướng tâm. Thân thức: thần kinh thân – đối tượng xúc chạm (đất-lửa-gió) – ngũ môn hướng tâm. Và như vậy, trong sắc thần kinh không có yếu tố nào gọi là tuệ căn hay ý tưởng. Chúng ta sang nhóm 2: sắc cảnh sắc cảnh: chúng là 5 cảnh được tiếp thâu bởi năm sắc thần kinh và thường bị nhận biết bởi 5 thức, gồm sắc cảnh sắc, sắc cảnh thinh, sắc cảnh vị, sắc cảnh khí, sắc cảnh xúc. trong đó, cảnh xúc gồm có 3. Nên sắc cảnh nói rộng có 7. - Sắc cảnh sắc: là nơi tiến hành của nhãn thức, để cho nhãn thức nhận biết, hiện tượng các vật có hình thức. tên gọi khác: sắc, sắc xứ, sắc giới. Ý nghĩa của sắc cảnh sắc: o Đặc tính (trạng thái): đối chiếu với nhãn căn. o Phận sự: làm cảnh cho nhãn thức o Sự hiện có mặt: vật thực hay chỗ dạo của nhãn thức o Nhân gần: có sắc tứ đại hiển sắc cảnh sắc, theo tài liệu "Cẩm nang nghiên cứu Thắng pháp" của ngài U Silananda, Pháp Triều biên dịch, còn có nghĩa là "nơi người thường dạo". "nơi người thường dạo" ở đây có thể hiểu là đối tượng bên ngoài (hay còn gọi là ngoại phần) luôn là nơi chúng ta dính mắc, thường tới lui. Đặc tính (trạng thái) của sắc cảnh sắc là "đối chiếu với nhãn căn". Có thể hiểu, trạng thái của sắc cảnh sắc là đối tượng tiếp thu của nhãn căn (thần kinh mắt). Phận sự của sắc cảnh sắc là làm cảnh cho nhãn thức. cảnh ở đây được hiểu là đối tượng. Vì vậy, sắc cảnh sắc có phận sự là làm đối tượng cho nhãn căn (thần kinh mắt). Sự hiện có mặt có thể hiểu là sự thành tựu của sắc cảnh sắc khi sắc cảnh sắc trở thành vật thực hay chỗ dạo của nhãn thức. "Nhân gần: có sắc tứ đại hiển", cũng vậy, nhân đưa đến phát sinh sắc cảnh sắc có nhiều, nhưng cái làm nền tảng là sắc tứ đại hiển. Có điều xin lưu ý, sắc đại hiển không sinh ra sắc y sinh. Hay nói cách khác, sắc y sinh không được sinh ra từ sắc tứ đại. Sắc y sinh chỉ phụ thuộc vào sắc đại hiển để hiện hữu. Ví như cái nhà. Chúng ta nương cái nhà để ở, che mưa che nắng và để tồn tại. Nhưng cái nhà không phải là cái sinh ra chúng ta. Sắc cảnh thinh: là âm thanh phát ra, âm thanh bị nhĩ thức biết. Sắc này làm cho nhĩ thức tiến hóa. Tên gọi khác: thinh, thinh xứ, thinh giới. Ý nghĩa của sắc cảnh thinh: o Đặc tính (trạng thái): đối chiếu với nhĩ căn o Phận sự: làm cảnh cho nhĩ thức o Sự hiện có mặt: vật thực hay chỗ dạo của nhĩ thức o Nhân gần: có sắc tứ đại hiển ý nghĩa "vật thực" ở đây được hiểu là chỗ nương nhờ. Sắc cảnh khí: là các mùi bị tỷ thức nhận biết, cách báo tương tự cho biết vật là gì, là chỗ tiến hóa của tỷ thức. tên gọi khác: khí, khí xứ, khí giới. Ý nghĩa của sắc cảnh khí: o Đặc tính (trạng thái): đối chiếu tỷ căn o Phận sự: cho tỷ thức nương o Sự hiện có mặt: vật thực hay chỗ dạo của tỷ thức o Nhân gần: có sắc tứ đại hiển Sắc cảnh vị: là các vị bị thiệt thức nhận biết, là nơi tiến hóa của thiệt thức. tên gọi khác: vị, vị xứ, vị giới. Ý nghĩa của sắc cảnh vị: o Đặc tính (trạng thái): cách đối chiếu với thiệt căn o Phận sự: làm cảnh cho thiệt thức o Sự hiện có mặt: vật thực hay chỗ dạo của thiệt thức o Nhân gần: có sắc tứ đại hiển Sắc cảnh xúc: là sự xúc chạm (đất – lửa – gió), là cứng-mềm-thẳng-chùng-nóng-lạnh, là những chất bị đụng, bị thân thức biết, làm cho thân thức tiến hóa. Nước có bản thể rất tế nhị nên không phải là đối tượng xúc chạm của thân căn. Tên gọi khác: xúc, xúc xứ, xúc giới. Ý nghĩa của sắc cảnh xúc là theo ý nghĩa của sắc đất, sắc lửa và sắc gió. Lưu ý: sắc cảnh sắc, sắc cảnh thinh, sắc cảnh khí, sắc cảnh vị, sắc cảnh xúc gom chung gọi là sắc cảnh (hay sắc dạo), vì: • Nhiều bò dạo đi nơi ấy, nên chỗ ấy được gọi là bò dạo • Chỗ có nhiều bò dạo đi, cũng như sắc nào làm cho tâm-tâm sở có sự đối chiếu • Nơi du hành của lục căn. chúng ta sang nhóm 3: sắc tính. sắc tính có 2: sắc tính nam và sắc tính nữ - Sắc tính nam: là sắc có biểu hiện cứng cỏi và lan tỏa khắp thân thể người nam, có cách thức nam (cử chỉ-hành động-lời nói-tướng đi-nhũ-dương vật). Nói cách khác, những cách nào thuộc về phần nam như nam căn; tướng nam; thân phần nam; thái độ nam; nết hạnh nam; hành động theo cách người nam, được gọi là sắc tính nam. Sắc tính nam khác sắc tính nữ ở 4 điểm (nam căn-nữ căn, hình tướng kệch cõm-yểu điệu, tính nết hùng dũng-nhu mì, hành động cứng cỏi-yếu ớt). Tên gọi khác: sắc nam quyền. Ý nghĩa của sắc tính nam: o Đặc tính (trạng thái): tư cách nam o Phận sự: bày ra cách người nam o Sự hiện có mặt: nam căn; tướng nam; thân phần nam; thái độ nam; nết hạnh nam; hành động theo cách người nam o Nhân gần: có sắc tứ đại hiển - Sắc tính nữ: là sắc có biểu hiện nhu mì và lan tỏa khắp thân thể người nữ, có cách thức nữ tính (cử chỉ-hành động-lời nói-tướng đi-nhũ-âm nang). Nói cách khác, những cách nào thuộc về phần nữ như là nữ căn, tướng nữ, thân nữ, thái độ nữ, nết hạnh nữ, hành động theo cách người nữ, được gọi là sắc tính nữ. Tên gọi khác: sắc nữ quyền. Ý nghĩa của sắc tính nữ: o Đặc tính (trạng thái): khuôn khổ nữ o Phận sự: trình bày cách nữ o Sự hiện có mặt: có nữ căn, tướng nữ, thân nữ, thái độ nữ, nết hạnh nữ, hành động theo cách người nữ o Nhân gần: có sắc tứ đại hiển Mô Phật thưa cô cho con hỏi đặc tính của sắc tính nữ, cô giảng rõ cho con hiểu đc k. "khuôn khổ nữ" có nghĩa: những cách nào thuộc về phần nữ như là nữ căn, tướng nữ, thân nữ, thái độ nữ, nết hạnh nữ, hành động theo cách người nữ nói cách khác, có 6 điểm để có thể y cứ vào đó mà xác định tính nữ: hành động, phong cách, tướng đi, giọng nói, nhũ và âm nang. trong 6 điểm này, hành động, phong cách, tướng đi, giọng nói, nhũ thì có thể dễ nhận ra điều này cần hiểu, theo phép chế định của thế gian, đàn ông phải có thân tương vạm vỡ, giọng nói cứng, tướng đi mạnh mẽ, không có nhũ như người nữ. Nhưng đó là tướng nam theo chế định của thế gian. Nếu theo sắc tính, thì sắc tính nữ và sắc tính nam có thể có trên một thân thể. và đó là do nghiệp tạo. Vậy có phải chính nghiệp tạo nên giới tính thứ 3 ko thưa SC? nếu ngồi quay lưng với một người, bạn chỉ cần nghe giọng nói thì có thể đoán họ có sắc tính nào. và nếu nhìn tướng đi, phong cách của họ, bạn cũng có thể đoán ra sắc tính thành tựu trên người đó. nói theo pháp, chỉ có 2 tính: sắc tính nam và sắc tính nữ. cách gọi "giới tính thứ ba" là theo chế định của thế gian. Có nhiều dạng liên quan đến sự thay đổi giới tính hoặc giới tính không phù hợp thân tướng. - Āsitapaṇḍaka: thích hành dâm bằng đường miệng - Usūyapaṇḍaka: thích thị dâm, khi dòm đối phương thì trong lòng nhộn nhạo - Opakkamikapaṇḍaka: người bị thiến - Pakkhapaṇḍaka: tính tình bán nguyệt (nửa tháng tính nam, nửa tháng tính nữ) - Napuusakapaṇḍaka: sinh ra đã trái tính. đây là 5 hạng người Pandaka, có nghĩa là họ sẽ không được xuất gia. Và trong số 5 hạng người này có những người bị thiến, tính tình bán nguyệt và sinh ra đã trái tính, có thể gọi là có sắc tính nam và sắc tính nữ. Nhưng xin lưu ý, cả hai sắc tính này không đồng thời hiện hữu. và đây là do nghiệp có người, nghiệp cho quả ngay khi còn trong lòng mẹ, có người thì nghiệp cho quả khi đã sinh ra và trưởng thành, có người nghiệp cho quả khi tuổi đã xế chiều. nên có trường hợp muốn thay đổi giới tính khi còn bé, có trường hợp thay đổi giới tính tuổi thành niên, có trường hợp thay đổi giới tính sau khi đã thành thân. trước đây, khi chưa học pháp đúng, con cũng từng khen thầy mình có "Tăng tướng". Bây giờ có học rồi, không dám nói như vậy nữa. và nếu ai khen con "Tăng tướng" con cũng không dám nhận. Vậy phải làm ntn để thoát được cái nghiệp đó vậy cô Đôi khi vì hoàn cảnh, vì môi trường sống, hay là theo phong trào họ sống theo lối sống đó nghiệp cho quả rồi thì làm sao thay đổi hay thoát được. MChỉ là bản thân phải nhận biết như vậy và không nên xuất gia, chỉ nên tinh cần giữ năm giới, làm phước thiện và nguyện đời sau được xuất gia. Vậy mình là nữ thì sống đúng với khuôn khổ nữ . Không nên thể hiện mạnh mẽ như tướng nam đúng ko cô Nếu trước đó ko có, nhưng sau khi xuất gia rồi mới có thì phải làm sao thưa cô nói rằng theo phong trào, nhưng thực sự bản thân người đó cũng có nhân này rồi nên có thể tiếp nhận và làm theo. Dạ đúng rồi. theo con biết, bên Nam tông, nếu phát hiện bản thân là vậy, đương sự sẽ chủ động hoàn tục, hoặc người thầy tế độ sẽ nhắc nhở còn đương sự có hoàn tục hay không thì hoàn toàn là quyền của họ. nhưng nếu tiếp tục, họ cũng là tu không thành tựu, và còn phạm vào tội trộm. Con thấy nhiều người nữ khi bị nói là yếu đuối . Họ trở nên mạnh mẽ cứng rắn hơn vậy thì có dc gọi là đổi sắc tương ko thưa cô theo con, chữ "cứng rắn" trong suy nghĩ, dứt khoát trong hành động, nó không hoàn toàn thuộc tính nam. yếu đuối là ” thiếu hẳn sức mạnh thể chất hoặc tinh thần, khó có thể chịu đựng được khó khăn, thử thách. cái yếu của tính nữ là thuộc về thể chất. dù cố gắng thế nào, chúng ta vẫn phải nhìn nhận đúng về sự khác biệt năng lực của người nữ và người nam. ở đây là trên bình diện rộng và nhận thức của số đông. còn nói thay đổi bề ngoài mạnh mẽ để khỏa lắp đi cái yếu đuối bên trong, thì chúng ta đã rõ. ở đây, con chỉ xin nêu về quả của sự kiêng tránh tà hạnh. Trong 20 quả ấy, có một quá có nội dung "khó làm thân người nữ". Nói dễ hiểu, người đã kiêng tránh tà hạnh thì họ khó tục sinh làm người nữ. chỉ xin các thành viên xem kỹ lại nội dung của sắc tính nam và sắc tính nữ. Y cứ vào đó để hiểu, tránh trường hợp bàn luận theo quan kiến cá nhân, sẽ đi xa pháp. Nhóm 4: sắc ý vật - Sắc ý vật: là sắc lan tỏa trong máu bên trong trái tim, là nơi nương tựa của tâm-ý-thức. Sắc ý vật có hàng tỷ lan tỏa trong máu và có kích thước bằng 1/7 nước đọng đầu kim. Chúng sanh nhờ sắc nào làm việc (lợi ích-không lợi ích), sắc đó gọi là sắc ý vật. trở lại phần năm sắc thần kinh. thần kinh nhãn là chỗ nương của nhãn thức nên thần kinh nhãn còn gọi là nhãn vật. thần kinh tai là chỗ nương của nhĩ thức nên thần kinh tai còn gọi là nhĩ vật. tương tự như vậy với tỷ thức, thiệt thức và thân thức. và nói sáu căn thì phải kể kến ý căn. ý căn thuộc về danh và nó cũng cần một vật để nương như 5 căn trước. và sắc ý vật là chỗ nương của ý căn. xin lưu ý, chúng ta đừng nhầm lẫn sắc ý vật là trái tim. Tim có 2 thứ: nhục đoàn tim, trái tim có hình như búp sen và một thứ sắc nghiệp nương sanh trong trái tim. nhục đoàn tim là trái tim bằng thịt (nói gọn là tim thịt như mắt thịt, tai thịt, v.v...). còn sắc ý vật là thứ sắc nghiệp nương trong trái tim bằng thịt ấy. vì vậy, khi bào thai được hình thành, trong đó có 3 sắc đầu tiên là sắc ý vật-sắc thân và sắc tính. sắc nghiệp là sắc sanh do nghiệp trợ (trợ = giúp). có 25 loại nghiệp trợ cho sắc nội phần sanh liên tục trong thân của chúng sanh. 25 nghiệp = 12 nghiệp bất thiện + 8 nghiệp đại thiện + 5 thiện sắc giới. ở cõi vô sắc, không có sắc trợ tạo do nghiệp. Ý nghĩa của sắc ý vật: o Đặc tính (trạng thái): chỗ nương của ý giới, ý thức giới, tâm, thức. o Phận sự: là nơi chứa để của ý giới, ý thức giới, tâm, thức o Sự hiện có mặt: bảo vệ những ý thức giới, ý giới, tâm, thức o Nhân gần: có sắc tứ đại hiển Ý giới có ba tâm (hướng ngũ môn và 2 tiếp thâu). Ý thức giới là 76 tâm còn lại, trừ ngũ song thức và ý giới. tâm có ý nghĩa: đặc tính (trạng thái) là nhận biết đối tượng. phận sự là dẫn dắt các tâm sở. sự hiện có mặt là liên tục sinh diệt. nhân gần là có danh và sắc. vậy phần sắc ý vật, có điểm nào cần bàn thêm không ạ? trước khi tạm dừng, xin nhắc lại dàn bài Tứ Đế: chúng ta đang thảo luận cùng nhau về sắc uẩn. Và đây là một trong năm phần của ngũ uẩn. Tóm lại ý nghĩa của Khổ Đế, trong các kinh được dẫn ra, "tóm lại, năm thủ uẩn là khổ". Đến đây, chúng ta cũng nhận ra rằng, bản thân sắc uẩn là khổ vì nó bị áp chế, bị không chế bởi sự sanh diệt. và từng sắc pháp trong 28 sắc pháp cũng là khổ vì nó bị áp chế, bị khống chế bởi sự sinh diệt. thêm nữa, chúng ta cũng nhận ra rằng: không có một bản thể nào đóng vai trò làm chủ trong thân này, cái tôi này. tất cả là sự trợ tạo của "nghiệp-tâm-vật thực-thời tiết", tất cả là sự hiện hữu và trợ duyên của các sắc pháp. từ đó, chúng ta cũng phần nào hiểu được khái niệm "vô ngã" theo tinh thần nhà Phật. và bởi vì không nhận ra như vậy, nên chúng ta cứ mãi dính mắc vào những cái có bản chất khổ như thế. Rồi chúng sẽ đi theo đường của chúng, và đến lúc đó, chúng ta thực sự phải chịu khổ. con xin nhắc lại dàn bài để các thành viên tiện theo dõi. Mô Phật! Thưa SC, Sắc ý vật là chỗ nương của ý căn (bao gồm ý giới, ý thức giới, tâm, thức). Vậy như trước giờ con được biết theo khoa học thì bộ não và các nơ rôn thần kinh có chức năng điều khiển mọi suy nghĩ và hành động của con người. Vậy 2 quan điểm này khác nhau ntn thưa SC? sắc ý vật rất vi tế, dù là kính hiển vi cũng khó nhìn thấy. Cũng như thực tính của sắc thần kinh, kính hiển vi cũng không thể nhìn thấy. còn nói về nơ rôn thần kinh thì đó thuộc về sắc. sắc thì không thể điều khiển hành động, suy nghĩ hay lời nói, Nói cách khác, nơ rôn thần kinh như một dạng sắc là chỗ nương của ý giới, ý thức giới. có một thuyết khác cho rằng sắc ý vật nằm trong não. Tuy nhiên, đa số luận sư đều chấp nhận sắc ý vật là chỗ nương của tâm, chỗ nào có tâm chỗ đó có sắc ý vật. và chỗ nào có biết, chỗ đó có tâm. Tuệ Minh có thể xem thêm trong tài liệu "Cẩm nang nghiên cứu Thắng pháp" tập 2, của ngài U Silananda, Pháp Triều biên dịch. từ trang 379 đến trang 388. hoặc Tuệ Minh có thể xem tài liệu Abhidhammatthasangaha của Trưởng lão Tịnh Sự, trang 354-355 trong "Thắng pháp tập yếu luận" của HT Minh Châu chỉ nêu khái niệm. Tuệ Minh cũng có thể tham khảo. về chuyên ngành, trong bộ Duyên Hệ (Patthana) có nêu. Bộ này đã được Trưởng lão Tịnh Sự chuyển dịch Việt ngữ rồi. Patthana = bộ Vị Trí. citta = viññāna = mano (tâm = thức = ý) Hình ảnh trong đầu thuộc về tưởng uẩn Khi thần kinh nhãn đối diện đối tượng, thì đối tượng đó được gọi là sắc cảnh sắc. Hình ảnh của đối tượng được lưu giữ, ghi dấu trong đầu, ngay cả khi không có đối tượng, chỉ cần nhắm mắt lại là hình ảnh đó lại hiện ra. Hình ảnh lúc đó được gọi là NIMITTA (nimitta: dấu hiệu, triệu chứng, ấn chứng, nguyên nhân). Và nó được gọi là pháp chế định. Pháp chế định là ngôn ngữ được đặt định dựa trên đặc tính, công dụng của đối tượng. Pháp chế định có 2: danh chế định và nghĩa chế định. Nghĩa chế định có 7: hình dáng chế định, hợp thành chế định, chúng sanh chế định, phương hướng chế định, thời gian chế định, hư không chế định và tiêu biểu chế định. Tưởng uẩn (Saññākkhandha) là tâm sở tưởng. Tâm sở tưởng (saññā) có ý nghĩa như sau: - Đặc tính (trạng thái): nhận biết - Phận sự: làm dấu hiệu tạo điều kiện để nhận biết trở lại - Sự hiện có mặt: hướng tới cái tương tự do mãnh lực của nắm bắt dấu hiệu. - Nhân gần: tùy đối tượng (đối tượng là cảnh để tâm sở tưởng phát sinh) Vậy nên, hình ảnh trong đầu (ở giai đoạn 2) không thuộc tâm sở tưởng. Sở dĩ chúng ta còn nhận ra hình ảnh đó là do tưởng đã làm phận sự của nó “làm dấu hiệu tạo điều kiện để nhận biết trở lại”. Và hình ảnh đó thuộc pháp chế định. Sắc (Rūpa) được định nghĩa là cái trở nên bị biến dạng, bị khuấy nhiễu, bị đè nén, bị đổ vỡ khi tiếp xúc hay kết nối với những điều kiện như nóng-lạnh, đói-khát, v.v… Hình ảnh trong đầu không có những đặc tính như trên nên nó không gọi là sắc. Điều kiện cần thiết đối với lộ ý môn có 4: ý vật – cảnh pháp – tâm hữu phần – sự chú ý. Cảnh pháp ở đây không thuộc sắc cảnh sắc. Cảnh pháp của lộ ý môn có 2: cảnh rõ ràng và cảnh mờ nhạt. Vậy nên, hình ảnh trong đầu (ở giai đoạn 2) là 1 trong 4 điều kiện đối với lộ ý môn. Lại nữa, cảnh pháp là những khái niệm (ngôn ngữ chế định, sự thật chế định). Những khái niệm này được trải nghiệm tại ý môn chứ không phải ngũ môn (năm sắc thần kinh). Ví dụ: hình ảnh đàn ông, đàn bà trong đầu không phải một đàn ông, đàn bà có nghĩa tuyệt đối. Đó chỉ là khái niệm. tài liệu tham khảo: Abhidhammatthasangaha - Trưởng lão Tịnh Sự. "Cẩm nang nghiên cứu Thắng pháp" - Sayadaw U Silananda, Pháp Triều biên dịch. Từ điển Pali - HT Bửu Chơn. --------------------- |
| | | Hoa mộc
Tổng số bài gửi : 148 Age : 25 Registration date : 31/05/2019
| Tiêu đề: Re: Tứ Diệu Đế Wed 26 Jun 2019, 13:22 | |
| Tứ Diệu Đế Nhận lời xin của năm người Phật hoan hỉ thuyết pháp bài đầu tiên "Chuyển Pháp Luân" ngài giảng liền Chuyển "Bánh Xe Pháp" vừa tìm được ra "Pháp" là chân lý cao xa Phật lên tiếng nói: "Ngẫm ra ở đời Bốn điều chân lý tuyệt vời Là "Tứ Diệu Đế" con người chớ quên Bốn điều cao cả vô biên Đưa ta ra thoát khỏi miền u mê: - Một là "Khổ Đế" não nề Đây là chân lý nói về khổ đau Cuộc đời bất hạnh trước sau "Sinh, lão, bệnh, tử" tiếp nhau xoay vần Người theo lạc thú đuổi săn Cuối cùng còn lại vết hằn đau thương, Dù cho thoả mãn mọi đường Cuối cùng sẽ lại chán chường trống không Chẳng bao giờ thật hài lòng Khó cầu hạnh phúc, khó mong an bình. - Hai là "Tập Đế" phát sinh Nguyên nhân "Khổ" của đời mình là đây Khi ta chất chứa tâm này Chứa nhiều dục vọng, chất đầy tham lam Khổ đau kéo đến dễ dàng Tựa như người có bạc vàng đầy kho Đắm say giữ của bo bo Lòng tham ái đó khiến cho khổ đời Quẩn quanh suy nghĩ rối bời Gây ra phiền não cho người biết bao - Ba là "Diệt Đế" dứt mau Tìm đường diệt hết khổ đau tận nguồn, Khi ta gột sạch trong tâm Diệt trừ dục vọng, tham lam hết rồi Khổ đau sẽ chấm dứt thôi An bình, hạnh phúc ta vui vô cùng - Bốn là "Đạo Đế" con đường Giúp ta rũ sạch chập chùng khổ đau 26.06.2019 NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Tứ Diệu Đế Sắc Uẩn Phần Cuối Sat 06 Jul 2019, 17:45 | |
| 27/6/ 2016 TỨ DIỆU ĐẾ (sắc uẩn phần cuối) một buổi tạm nghỉ, hôm nay chúng ta quay lại cùng thảo luận tiếp phần còn lại của sắc pháp có nội dung liên quan đến sắc uẩn trong phần KHổ Đế. trước khi bắt đầu, xin hỏi các thành viên có nhớ hết tên của 28 sắc pháp không? có 2 nhóm: sắc đại hiển và sắc y sinh sắc đại hiển có 4: sắc đất, sắc nước, sắc lửa và sắc gió nói đến sắc tứ đại, chúng ta cần lưu ý đến thực tính của 4 đại này. sắc y sinh có 24 chia làm 10 nhóm. nhóm sắc thần kinh có 5: thần kinh mắt, thần kinh tai, thần kinh mũi, thần kinh lưỡi và thần kinh thân. nhóm sắc cảnh nói gọn có 4, nói đầy đủ có 7, gồm: sắc cảnh sắc, sắc cảnh thinh, sắc cảnh khí, sắc cảnh vị và sắc cảnh xúc thì gồm có đất-lửa-gió nhóm sắc tính gồm sắc tính nam và sắc tính nữ tiếp là sắc ý vật, sắc mạng quyền, sắc vật thực và sắc giao giới nhóm 7, sắc biểu tri gồm: thân biểu tri và khẩu biểu tri nhóm 8 là sắc đặc biệt gồm: sắc khinh, sắc nhu, sắc thích sự nhóm cuối cùng, sắc tướng trạng gồm: sắc sinh, sắc tiến, sắc dị, sắc diệt và nội dung hôm nay sẽ chia sẻ cùng nhau liên quan đến 5 điểm: 1. các khái niệm (hay từ ngữ) trong phần định danh 28 sắc. 2. nhân sanh sắc. 3. các loại sắc. 4. tiến trình sinh và diệt của sắc trong thân chúng sanh. 5. những điểm thiết thực liên quan đến sự tu tập trước tiên phần khái niệm: sắc thành tựu, sắc phi thành tựu, bọn sắc (nhóm sắc), v.v... 18 sắc thành tựu gồm: 4 đại hiển + 5 sắc thần kinh + 7 sắc cảnh + 2 sắc tính + sắc ý vật + sắc mạng quyền + sắc vật thực. - 18 sắc này được trợ tạo hay thành tựu bởi nghiệp-tâm-vật thực-thời tiết. - 18 sắc này có trạng thái thực tính của nó nên còn gọi là sắc thực tính. Nghĩa là nó cũng có thực tính cứng-mềm của đất, nóng-lạnh của lửa, v.v… - 18 sắc này thay đổi hình dạng, màu sắc theo 4 nguyên nhân nên chúng được gọi là sắc. - 18 sắc này có ba trạng thái sanh-lão-vô thường nên chúng được gọi là sắc hữu trạng thái. Vì sanh-lão-vô thường là 3 trạng thái hữu vi. - 18 sắc này được dùng để quán vô thường - khổ - vô ngã, nên chúng còn được gọi là sắc rõ hay sắc quán đắc, sắc phổ thông. trong phần sắc thành tựu, có từ "hữu vi". Những pháp bị trợ tạo bởi bốn nguyên nhân (nghiệp-tâm-vật thực-thời tiết) và có 3 đặc tướng (vô thường-khổ-vô ngã) thì đều được gọi là hữu vi. sắc rõ hay sắc quán đắc, sắc phổ thông ý chỉ 18 sắc này là đối tượng của thiền định và thiền tuệ. vì là đối tượng của thiền định và thiền tuệ nên thiền giả sẽ quán chiếu và quan sát rõ 18 sắc pháp này bằng tuệ nhãn của thiền giả. tuệ nhãn là sự biết của tâm + cận định (thiền định) đối lại là khái niệm sắc phi thành tựu, tức chỉ cho 10 sắc pháp còn lại và có ý nghĩa đối lại với sắc thành tựu. khái niệm nhóm hay bọn sắc: - 28 sắc không tìm thấy riêng lẻ trong tự nhiên. Chúng bị sanh do bốn nhân trợ tạo dưới dạng những bọn sắc rất nhỏ (kalāpa). - Đặc tính của kalāpa: đồng sanh, đồng diệt, đồng nương, đồng hiện hữu. • Tất cả sắc trong bọn cùng sanh, cùng khởi đầu • Chúng cùng diệt, cùng chấm dứt • Chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tứ đại hiển, tức chúng cùng nương • Chúng hoàn toàn bị trộn lẫn không thể phân biệt, tức cùng tồn tại. phần 2: nhân sanh sắc pháp. Có 4 nhân sanh sắc pháp: nghiệp, tâm, vật thực, thời tiết. Sắc sanh do nghiệp trợ tạo (hay còn gọi là sắc nghiệp) - có 25 loại nghiệp trợ cho sắc nội phần sanh liên tục trong thân của chúng sanh gồm: 12 bất thiện, 8 đại thiện, 5 thiện sắc giới. - Vô sắc giới không có sắc nghiệp sanh. liên quan đến nội dung trên, xin nhắc lại chút về bài cũ "Nghiệp và quả của nghiệp". nghiệp thiện = tâm sở tư + thiện nghiệp bất thiện = tâm sở tư + bất thiện nghiệp đồng sanh đồng diệt = tâm sở tư + Bát chánh đạo 12 bất thiện gồm: tham (có 8), sân (có 2), si (có 2) 8 đại thiện dục giới gồm: 4 đại thiện hợp trí, 4 đại thiện ly trí (hoặc 4 đai thiện hợp cùng thọ hỷ và 4 đại thiện hợp cùng thọ xả) 5 thiện sắc giới gồm: thiện sơ thiền, thiện nhị thiền, thiện tam thiền, thiện tứ thiền và thiện ngũ thiền. bài nghiệp đã trao đổi rồi (bài 21) nghiệp (thiện hay bất thiện) khi có cơ hội sẽ cho quả và sắc pháp nào được trợ tạo bởi nghiệp thiện hay bất thiện này thì được gọi là sắc nghiệp hay sắc do nghiệp trợ tạo. "Vô sắc giới không có sắc nghiệp sanh" vì khái niệm vô sắc đây chỉ cho danh pháp. nên cõi dục giới còn gọi là cõi ngũ uẩn, cõi sắc giới gọi là nhất uẩn và cõi vô sắc giới còn gọi là tứ uẩn. Sắc sanh do tâm trợ tạo (hay còn gọi là sắc tâm): - Có 75 tâm trợ cho sắc sinh (trừ ngũ song thức và 4 tâm quả vô sắc giới) - Tâm tử, tâm tục sinh của bậc Thánh A la hán không trợ cho sắc pháp sanh. - Trong 75 tâm, có 26 tâm đổng lực kiên cố trợ cho sắc sanh và tứ oai nghi. - 32 tâm (khai ý môn + 2 tâm thông + 29 đổng lực dục giới) trợ cho sắc tâm, thân oai nghi và sắc biểu tri sanh. - 19 tâm trợ cho sắc tâm thông thường sanh gồm: 3 ý giới, 11 na cảnh, 5 tâm quả sắc giới. chúng ta cần hiểu khái niệm "tâm". Tâm có ý nghĩa như sau: đặc tính là nhận biết đối tượng. phận sự là đẫn dắt các tâm sở. sự hiện có mặt là liên tục sinh diệt. nhân gần là có danh và sắc. cho nên tâm chỉ có 1. con số 75 tâm xin được giải thích ngắn gọn như sau: tại một thời điểm tâm đón nhận một đối tượng. và có nhiều đối tượng được tâm nhận biết. ví như tham là đối tượng được nhận biết của tâm, chúng ta quen gọi ngắn gọn là "tâm tham". nếu tính đầy đủ trong bảng nêu chi pháp Abhidhamma, có 89 tâm. sau này chúng ta sẽ thảo luận cùng nhau về điều này trong phần thức uẩn. "Tâm tử, tâm tục sinh của bậc Thánh A la hán không trợ cho sắc pháp sanh" vì các bậc A la hán còn gọi Thánh Vô sinh (Bất sinh), nghĩa là các ngài không còn nhân tục sinh nữa, kiếp này là kiếp sau cuối, không còn trở lại nữa. Vì vậy, sắc pháp không có nhân để sinh. "trong 75 tâm, có 26 tâm đổng lực kiên cố trợ cho sắc sanh và tứ oai nghi." có thể hiểu khi thân thể này có thay đổi là do có sắc sanh. sắc sanh này cũng do tâm trợ tạo (còn có vật thực và thời tiết). còn về tứ oai nghi, đây là do tâm trợ tạo. nên dáng đi mỗi người mỗi khác. Cách ngồi, nằm, đứng của mỗi người cũng khác. vì sự nhận biết của mỗi người mỗi khác. "sắc tâm thông thường" là nói đến những sắc không thể thấy được vì không có hình tướng. ví như "thở" về phần "tâm trợ" có những điểm mà các thành viên cần lưu ý sau đây: Những cách tâm trợ: • Cách khóc có 2 tâm sai khiến: 2 tâm sân • Cách cười có 13 tâm sai khiến: 4 tâm tham thọ hỷ, tâm tiếu sinh, 4 tâm đại thiện thọ hỷ, 4 đại duy tác thọ hỷ. • Tiếu sinh và 4 tâm đại duy tác thọ hỷ trợ cho mỉm cười sanh với chư Phật và A la hán. • 2 tâm căn tham thọ hỷ ly tà và 4 tâm đại thiện thọ hỷ trợ cho cười mỉm và cười lớn tiếng ở bậc Thánh hữu học. • 4 tâm căn tham thọ hỷ và 4 tâm đại thiện thọ hỷ trợ cho cười lớn tiếng sanh ở phàm phu. • Cách nói có 32 tâm sai khiến, gồm: 12 tâm bất thiện, tâm khai ý môn, tâm tiếu sinh, 16 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và 2 tâm thông. • Cách tiểu oai nghi có 32 tâm sai khiến, gồm: 12 tâm bất thiện, tâm khai ý môn, tâm tiếu sinh, 16 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và 2 tâm thông • Cách kềm các oai nghi có 58 hoặc 90 tâm sai khiến, gồm: 12 bất thiện, khai ý môn, tiếu sinh, 16 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo, 15 tâm sắc giới, 2 tâm thông, 8 tâm đổng lực vô sắc giới, 8 hoặc 40 tâm siêu thế. • Cách tầm thường có 109 tâm sai khiến, gồm: 12 bất thiện, 3 ý giới, 3 quan sát, khai ý môn, tiếu sinh, 16 đổng lực dục giới tịnh hảo, 15 sắc giới, 2 tâm thông, 8 tâm đổng lực vô sắc giới, 8 hoặc 40 siêu thế (trừ ngũ song thức và 4 quả vô sắc giới). Cách tầm thường là không có hiển hiện ra ngoài như hơi thở, v.v… "Cách khóc có 2 tâm sai khiến: 2 tâm sân" nói cách khác, khóc là biểu hiện của tâm sân và tâm sân có 2 (tâm có căn sân họp phẩn có mặt thọ ưu và không cần trợ giúp. tâm có căn sân hợp phẩn có mặt thọ ưu nhưng không cần trợ giúp). tương tự như vậy, chúng ta có thể hiểu về cách cười (cách cười của chư Phật, bậc Thánh Vô học, bậc Thánh hữu học, phàm phu). bậc Thánh hữu học gồm: Thánh Tu đà hoàn (Nhập lưu, Sơ đạo-sơ quả), Thánh Tư đà hàm (Nhất lai, Nhị đạo-Nhị quả), Thánh A na hàm (Bất lai, Tam đạo-Tam quả). bậc Thánh Vô học tức Thánh A la hán (Vô sinh, Bất sinh, Tứ đạo-Tứ quả) hữu học vì ba bậc Thánh này còn nghe pháp để thực hành pháp hành cho đến khi chứng quả A la hán. Vô học là các bậc Thánh A la hán cũng còn nghe pháp nhưng để bảo tồn chánh pháp. học pháp đến nơi đến chốn, chúng ta có thể hiểu được người đối diện qua những biểu hiện này. cũng như cách cười, cách khóc, thì cách nói, cách đi đướng nằm ngồi cũng là do tâm trợ tạo. Nội dung này không nêu ví dụ. Chúng ta chỉ y cứ vào phần này để biết rằng: khi cười, chúng ta cười với sự trợ tạo của những tâm nào; khi khóc, chúng ta khóc với sự trợ tạo của những tâm nào; khi đi đứng ngồi nằm thì có những tâm nào trợ tạo. Vì vậy, nội dung này cần ghi nhớ để thực hành trong thời bình nhật. Như khi vui sướng vì được trúng số mà khóc, những tâm trợ tạo sự khóc này gồm: tâm sân thọ ưu hợp phẩn hữu trợ + tâm si thọ xả hợp phóng dật + tâm khai ý môn + tâm đổng lực dục giới + tâm tiếp thu thọ xả quả thiện vô nhân + tâm quan sát thọ hỷ quả thiện vô nhân. Không có tâm tham ở đây vì tâm sân và tâm tham không cùng phát sinh. Sau khi khóc, người này cười vang và nắm chặt tờ vé số trong tay. đến lúc này, những tâm trên sẽ trừ tâm sân và thay vào 2 tâm tham thọ hỷ hữu trợ. Mô Phật. Thưa sư cô, con muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này thì tìm tài liệu ở đâu? Abhidhammatthasangaha _ Trưởng lão Tịnh Sự. 2. Cẩm nang nghiên cứu Thắng pháp - Sayadaw U Silananda. 3. Thăng pháp tập yếu luận - HT Minh Châu. 4. 7 bộ sách Abhidhamma đã được HT Tịnh Sự chuyển ngữ. bài tập nhỏ: người say đi do tâm nào trợ tạo? nếu người say chỉ im lặng mà đi thì có mấy tâm trợ tạo. Nếu vừa đi vừa khóc có mấy tâm trợ tạo. Nếu vừa đi vừa nói vừa cười, thì có mấy tâm trợ tạo. "đi" là đại oai nghi, còn tiểu oai nghi là những hành động như liếc-ngó, v.v... lại cộng thêm những tâm trợ tạo thuộc tiểu oai nghi. Sắc sanh do thời tiết (hay gọi là sắc quý tiết hay sắc thời tiết) - Hỏa đại có thực tính nóng-lạnh, nên nó được xem là quý tiết trợ sanh sắc. - Hỏa đại hiện diện trong tất cả nhóm sắc để đạt đến bình ổn và hỏa đại được gọi là "nhân" của "già" nếu không có hỏa đại (sắc lửa), các sắc pháp chỉ dừng lại ở sát na sanh. Và như vậy sẽ không có sát na trụ và sát na diệt. Nói cách khác, sắc có sanh-trụ-diệt vì có nhân là hỏa đại (sắc lửa). Sắc sanh do vật thực (hay còn gọi là sắc vật thực): - Những dưỡng chất hiện diện trong tất cả sắc (nội phần và ngoại phần) - Vật thực ngoại: thực phẩm được tiêu hóa và phân tán khắp cơ thể - Vật thực nội: hay còn gọi là dưỡng chất. Dưỡng chất và vật thực ngoại gặp nhau ở khắp cơ thể. Thời điểm cả hai gặp nhau thì gọi là sát na sanh. Sau đó là sát na trụ và sát na diệt. Ngay sát na trụ, vật thực nội và ngoại bắt đầu sản sanh sắc vật thực. Sự sinh này tiếp tục ở mỗi tiểu sát na cho đến khi sự kết hợp này kết thúc (tử). điểm thứ hai: nhân sanh sắc, đã xong. xin hỏi các thành viên có điểm nào cần trao đổi thêm không? điểm thứ 3: các loại sắc pháp (dựa theo nhân) Sắc một nhân: có 11 sắc (trong 28 sắc) - 5 sắc thần kinh + 2 sắc tính + sắc ý vật + sắc mạng quyền = bị sanh do nghiệp trợ - 2 sắc biểu tri = bị sanh do tâm trợ. nói cách khác, sắc 1 nhân tức là sắc này chỉ có một nhân trợ tạo. Sắc hai nhân: - chỉ có sắc cảnh thinh do hai nhân tạo là tâm và thời tiết. - âm thanh: tiếng nói, tiếng cười, tiếng rên, tiếng khóc, hát, v.v… do tâm trợ - âm thanh: tiếng sấm, tiếng nhạc cụ, tiếng từ radio, v.v… do thời tiết trợ Sắc ba nhân: - Sắc khinh, sắc nhu, sắc thích sự do tâm + thời tiết + vật thực trợ tạo Sắc bốn nhân: 8 sắc bất ly và sắc giao giới được 4 nhân trợ tạo 8 sắc bất ly có nghĩa 8 sắc này không bao giờ tách riêng, chúng luôn có mặt cùng nhau. Và nếu nói đến "bọn sắc" thì không bọn nào (nhóm nào) dưới 8 sắc. Sắc nhiều nhân: - Sắc do nghiệp trợ: 9 sắc nghiệp một nhân + 9 sắc nghiệp nhiều nhân - Sắc do tâm trợ: 2 sắc tâm một nhân + 13 sắc tâm nhiều nhân - Sắc do thời tiết trợ: 13 sắc thời tiết nhiều nhân - Sắc do vật thực trợ: 12 sắc vật thực nhiều nhân điểm thứ 4: tiến trình sắc sanh và diệt Tiến trình sắc pháp sinh khởi trong mỗi chúng sanh: - Đối với mỗi chúng sanh ở dục giới có tất cả 28 thứ sắc sanh. Nhưng vào thời tục sinh, mỗi loài có sự khác nhau. - Thời tục sinh, loài thấp sanh và hóa sanh: nhiều nhất là 7 bọn sắc do nghiệp trợ tạo (5 sắc thần kinh + sắc tính + sắc ý vật) - Thời tục sinh, loài thai sanh chỉ có 3 bọn sắc do nghiệp trợ tạo (sắc thân + sắc tính + sắc ý vật). - Sắc được hình thành vào thời tục sinh và sắc do nghiệp trợ tạo bắt đầu hình thành liên tục vào mỗi tiểu sát na sau sát na tục sinh. - Sắc do tâm tạo bắt đầu hình thành từ sát na thứ 2 của tâm (sát na sanh của tâm) và tiếp tục hình thành mỗi sát na sanh của tâm sau sát na tục sinh. - Sắc do thời tiết tạo bắt đầu hình thành từ sát na trụ của tâm tục sinh vì hỏa đại chi bắt đầu ổn định trong những bọn sắc vào sát na đó. Từ đó về sau, hỏa đại bắt đầu sản sanh ra sắc thời tiết vào mỗi tiểu sát na đó cho đến khi ổn định. Khi đã ổn định, hỏa đại vẫn không ngừng tiến trình sản sanh sắc thời tiết. - Các sắc đều có sắc vật thực nội. Bản thân sắc vật thực bắt đầu hình thành khi sắc vật thực nội gặp sắc vật thực ngoại. Sự khuếch tán những dưỡng chất và hợp chất vật thực nội + vật thực ngoại đạt đến mức ổn định. Từ sát na đó, sắc do vật thực trợ tạo bắt đầu hình thành vào mỗi tiểu sát na. - Những bọn sắc mới liên tục được sản sanh. Những bọn sắc cũ diệt mất khi tuổi thọ 17 sát na của nó kết thúc. Do đó, tiến trình của sắc không gián đoạn cho đến cuối kiếp sống, ví như ngọn lửa đèn dầu hay dòng chảy của một con sông. "tiến trình sắc pháp sinh khởi" là nói đến sắc sản sinh từ tục sinh và hộ kiếp. Tục sinh là tiếp tục, liên tục sinh. Hộ kiếp là giữ kiếp sống, bảo hộ kiếp sống. "Đối với mỗi chúng sanh ở dục giới có tất cả 28 thứ sắc sanh. Nhưng vào thời tục sinh, mỗi loài có sự khác nhau." đây chỉ đề cập đến sắc sinh vào thời điểm tục sinh chứ không đề cập đến lúc tử. "Thời tục sinh, loài thấp sanh và hóa sanh: nhiều nhất là 7 bọn sắc do nghiệp trợ tạo (5 sắc thần kinh + sắc tính + sắc ý vật)" nói cách khác, khi chúng sanh thuộc loài thấp sanh và hóa sinh bắt đầu kiếp sống kế thì thân thể của họ chỉ có 7 sắc. và 7 sắc này do nghiệp trợ tạo. "Thời tục sinh, loài thai sanh chỉ có 3 bọn sắc do nghiệp trợ tạo (sắc thân + sắc tính + sắc ý vật)." nói cách khác, chúng sanh thuộc loài thai sinh khi bắt đầu kiếp sống kế trong bào thai, thì thân thể đó chỉ có 3 sắc. Và theo thời gian và tùy vào 4 nhân trợ tạo, thân thể dần có 28 sắc pháp. như khi tinh cha hợp huyết mẹ, bào thai được hình thành và lúc này bào thai chỉ có 3 sắc. "Sắc được hình thành vào thời tục sinh và sắc do nghiệp trợ tạo bắt đầu hình thành liên tục vào mỗi tiểu sát na sau sát na tục sinh." liên quan nội dung này, xin nhắc lại một chút bài 21. Lộ trình tâm cận tử có lộ ngũ môn cận tử và lộ ý môn cận tử (với chỉ 17 hoặc 14 sát na tâm). Thì ở sát na áp cuối đã là sang kiếp khác. "Sắc do tâm tạo bắt đầu hình thành từ sát na thứ 2 của tâm (sát na sanh của tâm) và tiếp tục hình thành mỗi sát na sanh của tâm sau sát na tục sinh." với lộ trình tâm ở kiếp hiện tại có 17 sát na, Sát na đầu được gọi là hộ kiếp. và sát na tâm hộ kiêp này là liền tiếp sau sát na cuối của lộ cận tử kiếp trước. Phần "tiến trình sắc pháp sinh ở cõi dục giới", xin hỏi các thành viên có điểm nào cần trao đổi thêm không? Tiến trình của sắc pháp khi tử: - Khi tử, thọ mạng của danh pháp và sắc pháp cùng kết thúc. Nghĩa là tất cả sắc do nghiệp trợ tạo gồm cả thọ mạng của sắc pháp đều phải kết thúc khi tử. - Sắc do nghiệp trợ tạo sanh ra lần cuối cùng trong một kiếp sống là vào sát na sanh của tâm thứ 17 tính ngược trở lại từ tâm tử. Và sắc do nghiệp trợ tạo cuối cùng này cũng diệt vào sát na diệt của tâm tử. - Sắc do tâm trợ tạo sanh cho đến sát na sanh của tâm tử. Sắc tâm cuối cùng này sẽ tồn tại 1 sát na tâm đến sát na diệt của tâm tử. nói cách khác, sắc tâm này sẽ diệt trong 16 sát na tâm nữa. 16 sát na tâm diễn ra gần như tức thì. - Sắc do vật thực trợ tạo sanh cho đến sát na diệt của tâm tử. Cho đến khi tử, sự sanh cuối cùng của sắc vật thực chỉ tồn tại trong 1 sát na tiểu. Và tiếp theo 50 tiểu sát na còn lại của sắc pháp, sắc vật thực này cũng diệt. - Vào khi tử, sắc nghiệp-sắc tâm-sắc vật thực diệt hầu như tức thời. Nhưng sắc thời tiết tiếp tục sanh và diệt cho đến khi tử thi chuyển thành bụi. Nói cách khác, một tử thi chỉ còn sắc do thời tiết trợ tạo. - Khi một chúng sanh tử, liền sau là sát na tâm tục sinh vào kiếp sống khác. Và tiến trình sản sinh sắc từ sát na tục sinh ấy lại tiếp tục cho đến khi tử. "Sắc do nghiệp trợ tạo sanh ra lần cuối cùng trong một kiếp sống là vào sát na sanh của tâm thứ 17 tính ngược trở lại từ tâm tử. Và sắc do nghiệp trợ tạo cuối cùng này cũng diệt vào sát na diệt của tâm tử." nói cách khác, khi chúng sanh ở thời điểm cận tử (tâm tử phát sinh), sắc pháp cuối cùng được sản sinh cách tâm tử phát sinh là 17 sát na. Và sắc pháp cuối cùng này cũng diệt ở sát na diệt của tâm tử (tâm tử có 3 tiểu sát na: sát na sanh - sát na trụ - sát na diệt). "Vào khi tử, sắc nghiệp-sắc tâm-sắc vật thực diệt hầu như tức thời. Nhưng sắc thời tiết tiếp tục sanh và diệt cho đến khi tử thi chuyển thành bụi. Nói cách khác, một tử thi chỉ còn sắc do thời tiết trợ tạo", điểm này có chi tiết cần lưu ý: sắc do thời tiết trợ tạo tức nói hỏa đại. hỏa đại có thực tính nóng-lạnh (nóng là nhiệt bên trong, và lạnh là nhiệt tỏa ra bên ngoài), cho nên, cơ thể người vừa mất bắt đầu chuyển lạnh là vì nhiệt bắt đầu tỏa ra bên ngoài. Nhưng chúng ta cần hiểu, hỏa đại (thực tính nóng-lạnh) vẫn còn trong tử thi. và hỏa đại này vẫn còn trong xác và làm phận sự của nó là khiến xác này "chuyển già" và dần tan hoại đi. Còn nói đến thời gian 8 giờ (hoặc nhiều hơn) là để xác minh sắc mạng quyền đã thực sự không còn. sắc mạng quyền này rất vi tế, thật sự mắt thường không thể biết. còn nói rằng, sau khi chết phải để yên tử thi 8 tiếng không đụng chạm vì sợ đâu và nổi sân. Quan điểm đã sai khi chúng ta học về tiến trình sinh và tử của sắc pháp. biết đau là tâm. Tâm thuộc danh pháp. Nhưng ngay khi tử, thọ mạng của danh pháp và sắc pháp đều chấm dứt, thì lấy gì để biết đau, cái gì nổi sân? Tiến trình sắc pháp sanh ở cõi Sắc giới: - Trong cõi Sắc giới, bọn sắc không sanh gồm: sắc thần kinh thiệt + sắc thần kinh tỷ + sắc thần kinh thân + sắc tính + sắc vật thực. - Lúc hóa sanh, có 4 bọn sắc do nghiệp trợ tạo sanh gồm thần sắc kinh nhãn + sắc thần kinh nhĩ + sắc ý vật + sắc mạng quyền. Trong thời bình nhật, sắc do tâm trợ tạo và sắc do thời tiết trợ tạo sẽ sanh. - Trong cõi Phạm thiên Vô tưởng, những bọn sắc không sanh gồm: sắc thần kinh nhãn + sắc ý vật + sắc cảnh thinh + sắc do tâm trợ tạo. Cho nên vào lúc hóa sinh, chỉ có sắc mạng quyền sanh. Trong thời bình nhật, những bọn sắc vật thực sanh thêm. về tiến trình sắc sinh ở cõi Sắc giới, chúng ta không thể bàn gì thêm. Những điểm thiết thực: - Tất cả sắc pháp được trình bày trong phần sắc uẩn có thể được quan sát và thẩm tấn bởi một thiền giả tinh tấn thực hành thiền chỉ và thiền quán. - Dù những bọn sắc này không thể nhìn thấy dưới kính hiển vi, nhưng thiền giả có thể quan sát chúng, bởi các vị ấy có tuệ nhãn (sự biết của tâm + cận định hay thiền định) - Thiền giả quan sát bằng tuệ nhãn sáu bọn trong nhãn gồm: nhãn 10 pháp + bọn thân 10 pháp + bọn sắc tính 10 pháp + ba bọn thuần 8 pháp do tâm-vật thực-thời tiết trợ tạo. Theo thứ tự, thực hành đối với nhĩ-tỷ-thiệt. - Sắc thần kinh, sắc tính, sắc tâm, sắc thời tiết, sắc vật thực lan tỏa khắp thân thể. Khi thiền giả quan sát những bọn sắc này không có nghĩa là vị ấy thấy sắc thực tính vì sắc thực tính không có hình dạng và khối lượng. Do đó, thiền giả thực hành phân tích mỗi bọn sắc để quán sát thành phần của nó. những điểm thiết thực này là phần gợi ý cho những vị nào muốn thực hành thiền định với đối tượng là sắc pháp. tóm lại, chúng ta đã chia sẻ cùng nhau về nội dung của sắc pháp. Nội dung này liên quan đến sắc uẩn. Và nói đến sắc uẩn có nghĩa là chúng ta đang tìm hiểu về câu tóm luận trong phần Khổ đế "Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ". sắc uẩn, bản chất nó là khổ. vì nó cũng bị áp chế, bị khống chế bởi sinh diệt. từng sắc pháp trong 28 sắc pháp cũng hàm nghĩa tương tự. vì tà kiến, chúng ta thường cho rằng: cái này là ta, ta là cái này, cái này trong ta, ta trong cái này. Nhưng bây giờ, học về sắc pháp rồi, chúng ta sẽ phần nào giảm bớt nhận thức như trên. Vì thực sự có cái gì là của ta đâu, và ta cũng có trong cái nào đâu. ta trong tứ đại ư? ta trong 24 bọn sắc y sinh ư? sắc tứ đại là ta hay sắc y sinh là ta? mọi câu hỏi đặt ra liên quan đến "ta" đã bị phá sản nhưng vì còn sống trong đời này, chúng ta còn dùng đến pháp chế định. nên chúng ta vẫn dùng ngôn ngữ chế định để gọi "cái này là mắt của tôi, cái này là chân tay, nhà cửa, v.v... nếu nói "có một ngũ uẩn đang đi vô nhà" có ai hiểu chúng ta muốn nói gì không? lại nữa, bản thân từng sắc pháp cũng là một uẩn. bởi vì nó cũng bị phân tích đến cùng tận theo các phạm trù "thô-tế, trong-ngoài, quá khứ-hiện tại-vị lai, ưu thắng-hạ liệt". (kết thúc phần sắc uẩn) |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Tứ Diệu Đế tt Sat 06 Jul 2019, 18:13 | |
| Ngày 1.7.2019. TỨ DIỆU ĐẾ: (TT) THỌ UẨN, TƯỞNG UẨN, HÀNH UẨN, THỨC UẨN
Buổi trước, chúng ta đã trao đổi cùng nhau về phần sắc uẩn. Buổi trước, chúng ta đã trao đổi cùng nhau về phần sắc uẩn. có điểm nào về sắc uẩn cần trao đổi thêm không? tóm lại, sắc uẩn có thực tính là 28 sắc pháp. 28 sắc pháp này có trạng thái tiêu hoại và đổi thay. Nói cách khác, sắc uẩn có thực tính là khổ vì sắc uẩn cũng bị áp chế, bị khống chế bởi sự sanh diệt. Và từng sắc pháp trong sắc uẩn cũng có thực tính là khổ vì bị áp chế, bị khống chế bởi sự sinh diệt. hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi phần tiếp theo của ngũ uẩn. Đó là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Thọ uẩn: - Khái niệm: thọ là sự hứng chịu hay dung nạp, hưởng vị của cảnh một cách đầy đủ. Pháp này ví như ông vua thưởng thức một món ăn ngon. Có thể nói, cảm thọ không mang tính vật lý và không ở trong cơ thể mà ở trong tâm trí. Nói cách khác, tâm (thức) nhận biết cảm giác thỏa mãn, không thỏa mãn hay bình thản. Ý nghĩa của thọ: • Đặc tính: cảm giác hay trải nghiệm cảnh • Phận sự: tận hưởng cảnh một cách đầy đủ • Sự hiện có mặt: hưởng thụ những tâm sở tương ưng • Nhân gần: sự tĩnh lặng "Đặc tính: cảm giác hay trải nghiệm cảnh" cảnh ở đây là chỉ cho đối tượng của 5 sắc thần kinh. "trải nghiệm hay cảm giác" là cảm xúc phát sinh khi 5 sắc thần kinh tiếp xúc cảnh và được năm thức nhận "Phận sự: tận hưởng cảnh một cách đầy đủ", vì thọ được ví như ông vua tận hưởng bữa ăn ngon, các pháp tương ưng (cộng tác, liên quan) giống như người đầu bếp. Người đầu bếp cũng có nếm món ăn nhưng họ không tận hưởng món ăn đó. Chỉ có ông vua mới tận hưởng trọn vẹn vị của món ăn. "Sự hiện có mặt: hưởng thụ những tâm sở tương ưng" vì thọ là tâm sở thọ thuộc nhóm biến hành nên có mặt trong tất cả tâm. Và những tâm sở nào phối hợp với tâm nào cũng đều được trải nghiệm bởi thọ. "Nhân gần: sự tĩnh lặng" vì có sự tĩnh lặng, thọ mới cảm nhận những tâm sở khác, vị của cảnh một cách đầy đủ. và thọ phát sinh có nhiều nhân trợ tạo và nhân gần nhất là sự tĩnh lặng. Bản thân thọ cũng là khổ vì thọ cũng bị áp chế, bị khống chế bởi sự sanh diệt. Thọ rất quan trọng đối với phàm phu. Hằng ngày, chúng sanh cố gắng mọi cách chỉ để hưởng lạc thọ. Tất cả những khối (nhóm) thọ thuộc quá khứ-hiện tại-vị lai, nội-ngoại, thô-tế, cao-thấp, xa-gần được chỉ rõ là thọ uẩn. - Thọ được chia thành 3 gồm thọ khổ-thọ lạc-thọ xả, chia thành 5 gồm thọ khổ-thọ lạc-thọ hỷ-thọ ưu-thọ xả. Đôi khi, đức Phật nói thọ có 2 gồm khổ và lạc (khổ bao gồm cả khổ và ưu, lạc bao gồm cả lạc và hỷ) - Thọ phối hợp với 81 tâm hiệp thế (12 bất thiện + 18 vô nhân + 24 tịnh hảo + 27 đáo đại) có trường hợp, thọ chia ra có 9, đây thuộc phần "quán thọ" trong tứ niệm xứ. 9 thọ gồm: thọ lạc, thọ khổ, thọ xả, thọ lạc liên hệ dục trưởng dưỡng, thọ lạc không liên hệ dục trưởng dưỡng, thọ khổ liên hệ dục trưởng dưỡng, thọ khổ không liên hệ dục trưởng dưỡng, thọ xả liên hệ dục trưởng dưỡng, thọ xả không liên hệ dục trưởng dưỡng. nội dung thọ uẩn thuộc sắc uẩn trong Khổ Đế chỉ nói đến 5 thọ. Khổ thọ: o Đặc tính (trạng thái): lãnh thọ cái bị đụng không khả ái o Phận sự: làm cho các pháp tương ưng khô héo. (tương ưng: liên quan, cộng tác) o Sự hiện có mặt: đau đớn trên thân o Nhân gần: có thần kinh thân Lạc thọ: o Đặc tính (trạng thái): lãnh thọ cái bị đụng khả ái o Phận sự: làm cho các pháp tương ưng tăng trưởng. (tương ưng: liên quan, cộng tác) o Sự hiện có mặt: vui sướng trên thân o Nhân gần: có thần kinh thân Cả 2 Khổ thọ và Lạc thọ là hai trạng thái thuộc tinh thần nhưng có liên hệ đến thân. "cái bị đụng" là nói đến trạng thái phát sinh khi thân xúc chạm cảnh (đối tượng). Ví như, khi chân đạp phải gai, chân bị đau. cái đau là biểu hiện của "cái bị đụng không khả ái". Thân chạm vào lông thú cưng mềm mại có cảm giác mềm mịn, thì cái cảm nhận mềm mịn đó được gọi là "cái bị đụng khả ái" nói cách khác, "cái bị đụng khả ái" có biểu hiện là sự dễ chịu trên thân, và cái bị đụng không khả ái là ngược lại. "nhân gần: có thần kinh thân" cũng ví như khu vực da bị bỏng sẽ không có sự tiếp xúc và cảm nhận cái bị đụng khả ái hay không khả ái. Vì chỗ da ấy đã chết và không có thần kinh thân (sắc thần kinh thân). Hỷ thọ: o Đặc tính (trạng thái): lãnh thọ đối tượng khả ái o Phận sự: khai thác những nét, khía cạnh khả ái bằng cách này hay cách khác. o Sự hiện có mặt: vui sướng trong lòng o Nhân gần: có sự yên tịnh "Hỷ thọ" khác với "Lạc thọ". Cái khác thứ nhất là đặc tính. Đối tượng của Lạc thọ là cái bị đụng, còn đối tượng của Hy thọ là đối tượng. cái khác thứ hai là phận sự. phận sự của lạc thọ là làm cho các pháp liên quan, các pháp cộng tác thêm tăng trưởng. Ví như khi thích chạm cái gì mềm mại thì sẽ chạm hoài, không muốn dừng. Còn đối với Hỷ thọ, phận sự là khai thác những nét khả ái của đối tượng bằng nhiều cách. cái khác thứ ba là sự hiện có mặt. Cả hỷ thọ và lạc thọ đều là cái vui từ bên ngoài vào nhưng lạc thọ là trên thân, hỷ thọ là trong lòng. cái khác thứ ba là nhân gần. Cả hai hỷ thọ và lạc thọ đều phát sinh từ xúc, nhưng đối với Hỷ thọ phải có sự yên tĩnh (tức thọ xả), còn Lạc thọ cần có thần kinh thân. Ưu thọ: o Đặc tính (trạng thái): lãnh thọ đối tượng không khả ái o Phận sự: khai thác những nét, khía cạnh không khả ái bằng cách này hay cách khác. o Sự hiện có mặt: đau đớn trong lòng o Nhân gần: có sắc ý vật (chỗ nương của tâm) Cũng như sự so sánh giữa Hỷ thọ là Lạc thọ, chúng ta có thể so sánh giống và khác nhau giữa Khổ thọ và Ưu thọ. Xả thọ: o Đặc tính (trạng thái): hưởng cảnh trung bình o Phận sự: điều hòa các pháp tương ưng (tương ưng: cộng tác, liên quan) o Sự hiện có mặt: yên tịnh, vắng lặng o Nhân gần: không có hỷ. "Đặc tính (trạng thái): hưởng cảnh trung bình" có nghĩa là đối tượng không đáng khao khát đối với thọ xả. Khi thích, thọ lạc sẽ làm tăng trưởng các pháp cộng tác để tiếp nhận hoài cái bị đụng khả ái. Ngược lại là thọ khổ. Còn thọ xả, cảnh hay đối tượng không đáng ưa thích mà cũng không đáng ghét bỏ, nên tiếp nhận thì tiếp nhận vậy thôi, không lâu dài mà cũng không nhanh chóng rời khỏi. "điều hòa các pháp tương ưng (tương ưng: cộng tác, liên quan)" có nghĩa là thọ xả làm cho các pháp cộng tác không tăng lên mà cũng không giảm đi. Sự hiện có mặt của thọ xả là yên tịnh, vắng lặng nên thọ xả là nhân gần để phát sinh thọ hỷ. vì vậy, nếu đã có thọ hỷ thì không thể nào có thọ xả. do nhân gần của thọ xả là "không có hỷ". Vả lại, phần ý nghĩa của thọ hỷ cũng giải thích rõ vì sao nhân gần thọ xả là không có hỷ. 10 loại xả: o Lục xả: 6 cảnh và 6 vật đối chiếu của bậc Tứ quả, lúc nào cũng vậy đều không bị cảnh chuyển phải bi lụy hay lạc quan. Pháp thực tính là tâm sở hành xả. o Vô lượng xả: đối với tất cả chúng sanh, dù ai buồn vui cũng không vui buồn theo, vì nhận rõ nhân quả. Pháp thực tính là tâm sở hành xả o Xả giác chi: trung bình như thường đối với pháp câu sanh trong những giác chi khác. Pháp thực tính là tâm sở hành xả o Cần xả: cố gắng bằng cách quân bình, không bất cập hay thái quá. Pháp thực tính là tâm sở cần o Hành vi xả: trí tuệ thấy rõ danh – sắc, nên thấy cũng là thấy mà không sanh sự gì đối với danh sắc đó. Pháp thực tính là tâm sở tuệ quyền o Thọ xả: là cảm thọ như các cảm thọ khổ-lạc-hỷ-ưu. Pháp thực tính là tâm sở thọ o Quán xả: đắc tuệ thấy rõ vô thường-khổ-vô ngã của bậc tu tuệ cao. Pháp thực tính là tâm sở tuệ quyền o Trung bình xả: trạng thái làm cho các pháp cùng sanh điều hòa, không hơn không kém, không so le. Pháp thực tính là tâm sở hành xả o Thiền xả: nghĩa là bỏ ra hỷ, lạc của các bậc thiền thọ hỷ (từ sơ thiền đến tứ thiền), tức là chi xả của ngũ thiền. Pháp thực tính là tâm sở hành xả o Tịnh xả: chẳng bận bịu đối với các pháp ngăn che sự giác ngộ. Pháp thực tính là tâm sở hành xả. trong 10 loại xả, phàm phu có xả thứ 6 (thọ xả). 9 loại còn lại là hành xả của bậc Thánh. Vì các ngài đã rõ biết nhân quả, sanh diệt của pháp. Còn phàm phu thì không có khả năng thấu rõ nhân quả, sự sanh diệt của pháp. chúng ta vừa trao đổi về 5 cảm thọ thuộc Thọ Uẩn. đối với phần "thọ hỷ " và "thọ ưu, có điều cần nói rõ. Khi ghét một ai đó, nếu người bị ghét được nhắc đến, chúng ta sẽ thường nói về cái không đáng ưa thích của người đó hơn là cái đáng ưa thích. Đầy là do thọ ưu làm phận sự của nó "khai thác những nét, khía cạnh không khả ái bằng cách này hay cách khác. cũng như vậy, đối với thọ hỷ. cho nên, khi đã lỡ ghét ai thì nên hạn chế nghĩ về người đó. Cái chính là giảm thiểu sự sai lầm hoàn toàn dựa trên cảm tính của bản thân. chúng ta tiếp phần "tưởng uẩn". Tưởng uẩn (một chi phần hiện hữu trong Ngũ uẩn) - Khái niệm: là sự tưởng nhớ cảnh (màu sắc, hình dạng, hình dáng, tên gọi…). Nói dễ hiểu, tưởng như một bộ nhớ. Tưởng được ví như người thợ mộc làm dấu trên gỗ. Tưởng có khả năng làm cho chúng sanh nhận ra một cảnh (hay đối tượng) từng được biết đến bằng tâm. Ngoài tưởng, chúng ta sẽ không nhớ bất cứ gì. Tất cả khối tưởng thuộc về quá khứ-hiện tại-vị lai, xa-gần, thô-tế, trong-ngoài, cao-thấp, đều được chỉ rõ là tưởng uẩn. Tưởng sanh từ xúc phối hợp với ý thức giới. Tưởng uẩn phối hợp với 81 tâm hiệp thế. Tưởng có thể đúng hoặc có thể sai. Vì khi chúng ta có tưởng sai lầm (hay ghi dấu sai lầm), có nghĩa là tưởng đã để lại dấu vết sai lầm. Và sau này khi gặp lại đối tượng, chúng ta sẽ giải thích sai lầm về đối tượng đó theo cách ghi dấu sai lầm của tưởng. Ví như học cửu chương. Nếu lúc đầu, đứa bé học là "2 x 3 = 5", thì những lần sau, đứa bé ấy cũng sẽ đưa ra đáp số sai như lần đầu. lấy đó mà suy ra bản thân, chúng ta có nên tin tưởng hoàn toàn vào "cái nhìn đầu tiên" không? cũng như học pháp, lần đầu nghe về các thuật ngữ Phật học mà chưa được giải thích cặn kẽ, chúng ta sẽ suy lường theo quan kiến cá nhân. Lâu dần, chúng ta cho suy luận đó là đúng và cứ thế tiếp nhận và suy lường đến những pháp số khác. Sai và càng sai. Nên cẩn thận. Ý nghĩa của tưởng: • Đặc tính (trạng thái): nhận biết, nhớ • Phận sự: làm dấu hiệu tạo điều kiện để nhận biết đối tượng • Sự hiện có mặt: hướng tới cái tương tự do mãnh lực của nắm bắt dấu hiệu. • Nhân gần: tùy đối tượng được tái hiện. đến đây, chúng ta đã trao đổi phần "tưởng uẩn". về nội dung này, xin hỏi các thành viên có điểm nào cần trao đổi thêm không? chúng ta tiếp đến phần "hành uản". Hành uẩn: - Khái niệm: hành là điều kiện tất yếu, vật cấu tạo, hệ số tinh thần, pháp hữu vi và được dẫn đầu bởi tâm sở tư. Hành uẩn là khối hoạt động gồm 50 tâm sở. để hiểu về "hành uẩn", chúng ta cần biết về ý nghĩa của 50 tâm sở. tâm sở là gì? Tâm sở - Trạng thái: nương tựa, nhờ tâm - Phận sự: không tách rời tâm - Sự hiện đang có mặt: đồng biết cảnh với tâm - Nguyên nhân gần: phải có tâm sanh mối liên hệ giữa tâm và tâm sở là: đồng căn, đồng cảnh, đồng sinh, đồng diệt. đồng căn có nghĩa là cùng gốc, cùng nhân. đồng cảnh là có cùng đối tượng và cùng nhận biết đối tượng. đồng sinh là cùng phát sinh, cùng hiện hữu. đồng diệt là cả hai diệt cùng lúc. xin lưu ý, tâm sở không phải là cái bị sinh ra từ tâm. 1. Tâm sở xúc - Trạng thái: tiếp xúc, đụng chạm, thuộc về danh - Phận sự: tác động tâm biết đến đối tượng - Sự hiện đang có mặt: kết hợp, hội hợp các pháp cộng tác - Nguyên nhân gần: hiện vào ngũ quan "Trạng thái (đặc tính): tiếp xúc, đụng chạm, thuộc về danh" điểm này chúng ta cần lưu ý, sự tiếp xúc ở đây không phải là tiếp xúc giữa sắc và sắc. đây là sự tiếp xúc thuộc về danh pháp. ví như, tay chạm vào cốc nước nóng. đó là sự tiếp xúc giữa sắc và sắc. Khi thấy nóng, lập tức rụt tay lại vì tay bị bỏng, thì đây là sự tiếp xúc thuộc về danh nên biết nóng, biết để tay lâu trên cốc sẽ bị bỏng, nên nhanh chóng rụt tay lại. cũng như khi nhìn một bông hoa. Sở dĩ biết bông hoa xấu đẹp là do có sự tiếp xúc giữa nhãn thức với hình ảnh bông hoa được thần kinh tiếp nhận. "kết hợp, hội hợp các pháp cộng tác" có nghĩa là khi sắc thần kinh (sắc căn) tiếp xúc sắc cảnh thì thức phát sinh. Nhưng thức phát sinh cũng cần có đủ những pháp cộng tác. Vì như mắt nhìn tượng Phật và nhãn thức nhận biết đó là tượng Phật thì phải có đủ các điều kiện như: thần kinh mắt - tượng Phật - ánh sáng - sự chú ý (ngũ môn hướng tâm, tâm khai ngũ môn) nếu muốn biết tượng Phật đó là vị Phật nào thì vẫn phải hội đủ những điều kiện: thần kinh mắt - hướng đến tượng Phật - có sự ghi dấu trước đó - sự ghi dấu được giữ lâu đủ để tượng Phật được nhận biết - giữ lấy sự chú ý - nhãn thức sanh. "tâm sở xúc" là nói đến sự xúc chạm giữa các điều kiện "sự hướng đến - sự ghi dấu - mạng quyền của sự ghi dấu - sự chú ý - ngũ môn hướng tâm. "ngũ quan" là 5 sắc thần kinh 2. tâm sở tư (tâm sở dẫn đầu 50 tâm sở trong Hành uẩn) - Trạng thái: bản chất có chủ ý, có ý định - Phận sự: tích trữ - Sự hiện đang có mặt: sắp xếp - Nhân gần: có ba uẩn còn lại trong tứ danh uẩn (thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn) vì sao tâm sở tư đứng đầu 50 tâm sở trong Hành uẩn? Vì tâm sở tư là nghiệp. Tâm sở tư liên quan đến việc hiện thực hóa mục tiêu. Tâm sở tư điều hợp những tâm sở còn lại trong việc ứng xử đối tượng. Tâm sở tư kích hoạt những tâm sở tương ưng cùng sanh lên với nó để hướng vào đối tượng. Nói cách khác, tâm sở tư thúc đẩy hay giúp đỡ những tâm sở khác tham gia vào tiến trình nhận biết đối tượng (hay cảnh). tâm sở tư được so sánh như một lớp trưởng. tâm sở tư là yếu tố tinh thần quan trọng nhất trong quá trình tạo nghiệp. Phận sự của tâm sở tư là tích trữ. cho nên, nghiệp được tạo sẽ được tích trữ cho đến khi có cơ hội cho quả. "sự hiện có mặt của tâm sở tư là sắp xếp" có nghĩa là nghiệp nào có cơ hội và đủ mạnh sẽ được sắp xếp chiếm quyền ưu tiên cho quả trước. Nghiệp nào chưa đủ mạnh và không có cơ hội cho quả sẽ được tích trữ. "Nhân gần là 3 uẩn còn lại", để hiểu chỗ này, chúng ta cần nhắc lại "ngũ uẩn". Ngũ uẩn chia ra hai phần: sắc pháp và danh pháp. Sắc pháp là sắc uẩn có 28 sắc pháp. Danh pháp là 4 uẩn còn lại gồm thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Nhân gần để hành uẩn phát sinh sẽ là 3 uẩn còn lại (thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn). Bản thân Tâm sở tư dẫn đầu 50 tâm sở trong Hành uẩn. Cho nên, nhân gần của tâm sở tư cũng là 3 uẩn còn lại. "nhất hành" cũng là một trong 5 chi thiền (tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất hành), và một tên khác của nhất hành là "định". Nhất hành có thể hiểu là "trên một đối tượng" 3. tâm sở nhất hành: - Trạng thái: không phân tán, không tán loạn - Phận sự: gom, họp lại, liên kết đến các pháp đồng sanh (tập trung, không rời rạc) - Sự hiện đang có mặt: tịnh chỉ, an tịnh - Nguyên nhân gần: phải có lạc nhất hành được ví như ngọn lửa ở nơi không có gió. Nhất hành được so sánh như nước giữ các hạt bột lại với nhau. Cũng vậy, phận sự của nhất hành là gom, họp liên kết các pháp đồng sanh vào một đối tượng. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tứ Diệu Đế Sat 20 Jul 2019, 00:17 | |
| TỨ DIỆU ĐẾ (phần Khái niệm và 11 chi của Khổ)
Giảng ngày 10, 12, 15/6/2019
1 - PHẦN KHÁI NIỆM
Hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về bài Tứ Đế.
Trước khi bắt đầu, xin có mấy điểm cần thưa với đại chúng.
Nội dung "Tứ Đế" chúng ta sắp thảo luận đây được rút từ các bài kinh Đại Niệm Xứ (Trường Bộ kinh), Niệm Xứ (trung Bộ, Tương Ưng Niệm Xứ (Tương Ưng Bộ kinh). Theo đó là những tài liệu giảng giải, chú giải liên quan các bài kinh trên
Đây là điều cần lưu ý để tránh có sự tranh luận, hay nói khác hơn là "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược".
Và điều quan trọng là nội dung này được xem là điểm chính yếu trong giáo pháp được đức Thế Tôn thuyết giảng tại Vườn Nai cho năm vị đại đức thuộc nhóm ngài Kiều Trần Như. Bài kinh này được gọi là kinh Chuyển Pháp Luân
Các vị đại đức đầu tiên trong giáo đoàn sau khi nghe bài kinh này liền có sự chứng ngộ. Nghe có vẻ đơn giản. Thế nhưng, chúng ta cần hiểu là các Ngài là bậc tam nhân, nhiều đời nhiều kiếp đã từng được nghe pháp từ những vị Phật quá khứ, Nên đời này, được nghe lại chứ không phải là nghe lần đầu.
Chúng ta là phàm phu còn nhiều vô minh, chưa thể chứng ngộ. Nhưng cũng đừng lấy đó làm buồn mà hãy xem đó như động lực để học pháp chăm chỉ hơn.
Đối với chúng ta, học và hiểu được nghĩa của bài Tứ Đế đã là hạnh phúc lớn. chỉ mong, sau khi vào nội dung, các thành viên đừng thấy khó mà thối chuyển, hay đừng sanh tâm xem nhẹ đối với những chi pháp có trong bài.
Rất mong đại chúng tiếp nhận mấy lời này.
Chúng ta bắt đầu vào nội dung. 1. Khái niệm:- Ariya-sacca = ariya (cao thượng) + sacca (sự thật) → sự thật cao thượng.
- Sacca (sự thật, chân lý): bất cứ sự thật nào cũng đều được gọi là sacca dù nó cao thượng hay hạ liệt. Ví dụ: lobha (tham), ekaggata (nhất tâm) đều được gọi là sự thật
- Ariya (cao thượng): vì 4 lý do
• Bốn sự thật này được thấu rõ bởi đức Phật, những bậc Thượng nhân
• Bốn sự thật này được giảng dạy bởi đức Phật, bậc Thượng nhân cao tột trong những bậc Thượng nhân.
• Bốn sự thật này làm cho hành giả trở thành một bậc Thượng nhân.
• Bốn sự thật này không thể bị biến đổi, không thể bị bóp méo, không thể bị dối gạt.
• Nghĩa thứ nhất "sự thật". như đã được trình bày ở trên, "sự thật" được đức Phật dạy trong Tứ Đế không nằm trong phạm vi suy lường của thế gian.
• Trước đây, khi được học Tứ Đế, tôi cũng có cách hiểu đơn giản như vậy. Và luôn cho rằng, cái gì thật, chân thật, không giả dối, không xấu xa, thì mới được gọi là "sự thật" trong nghĩa của Tứ Đế.
Nhưng sau này, khi có nhân duyên học hỏi lại, tôi mới nhận rằng trước đây mình đã sai.
"Sự thật" mà đức Thế Tôn giảng dạy, đó là "chân lý". Chân lý là sự thật không bao giờ đổi thay, dù bản thân nó vẫn luôn thay đổi.
Ví như, con cá từ lúc sanh ra đã biết bơi. Đây là sự thật không bao giờ thay đổi, dù bản thân con cá hay cách bơi của các loài cá có thay đổi theo thời gian.
Ví như, con người sinh ra sẽ luôn trải qua bốn quá trình "sanh-già-bệnh-chết". Quá trình này là chân lý, là sự thật không bao giờ đổi thay, dù quá trình ấy vẫn luôn thay đổi từ sanh đến già đến bệnh rồi đến chết. Không ai trong đời này mà có thể đi ngược lại bốn giai đoạn này. Sự thật này không thể đổi thay.Đối với chúng ta, khi sanh thì vui, khi già-bệnh-chết thì buồn. Chúng ta mong muốn đừng có buồn mà hãy luôn vui. Đó là chúng ta muốn đi ngược lại chân lý. Sanh ra rồi già, rồi bệnh và chết là tất nhiên. Nói cách khác, điều tất nhiên xảy đến và chúng ta không thể thay đổi , đó là "có sanh tức có già, liền có bệnh và hiển nhiên chết". Ví như, tham. Phàm phu chúng ta xuất hiện ở đời này chắc chắn có nhân duyên của tham. Và tham này là tham ái. Nghe chữ "tham" chúng ta không mấy thiện cảm, nhưng theo tinh thần Tứ Đế, nó cũng được gọi là "sự thật".
Sự thật là gì? là chúng sanh luân hồi trong sáu nẻo là do tham. chúng sanh trong tam giới, ngoài các bậc Thánh, thì đều có tham. Tham cũng có tiến trình "sinh - tiến - dị - diệt" của nó. Nhưng dù vậy, nó vẫn luôn tồn tại trong phàm phu chúng ta. Đây là sự thật không bao giờ đổi thay. Đến đây, chúng ta cần ghi nhận một điều: "sự thật" được nêu trong Tứ Đế không thể lấy suy nghĩ của phàm phu mà suy lường, không thể đặt trong những phạm trù của thế gian mà tiếp nhận. Chúng ta cần cẩn trọng khi tìm hiểu.
Đây cũng là một nét nghĩa trong từ "Đế" của Tứ Đế. Lẽ ra, tôi cần thêm chữ Pali, nhưng thiết nghĩ các thành viên chưa quen. Chỉ mỗi chữ Hán đã khiến các vị gặp không ít khó khăn rồi. Vì vậy, tôi sẽ cố gắng xem trong từ điển để chuyển đến các thành viên nghĩa dễ hiểu (bằng tiếng Việt).
Chúng ta cần ghi nhớ một điều nữa: những "sự thật" này được đức Phật thấu rõ bằng trí tuệ phân tích của Ngài. Và nhớ rằng đây không phải do Ngài tự sáng tạo ra. "Sự thật" này vẫn đang tồn tại, mãi tồn tại, dù đức Phật có ra đời hay không, dù đức Phật có nhập Niết Bàn.Phàm phu chúng ta khó mà có thể hiểu và nhận ra. May mắn, đức Phật Toàn Giác đã thấu rõ và truyền đạt những điều được thấu rõ ấy cho những ai có duyên. Và một điểm rất quan trọng, các thành viên cần ghi nhớ: Pháp Tứ Đế là cốt lõi đối với sự "thoát khổ". Có những pháp phải tu chứng, có những pháp cần nhận biết, có những pháp cần diệt trừ, có những pháp cần phát triển. Không phải bất cứ cái nào, trường hợp nào cũng là "tu". Hãy đón nhận Pháp với bàn tay trống không. Nếu với bàn tay nắm chặt, chúng ta sẽ chẳng thể nhận thêm được điều gì từ Pháp.
Chúng ta sang nghĩa: Cao thượng.
Những pháp này được gọi là cao thượng vì 4 lý do. chúng ta sẽ thảo luận tuần tự mỗi lý do.
*Thứ nhất, "Bốn sự thật này được thấu rõ bởi đức Phật, những bậc Thượng nhân"
Cần lưu ý, "Thượng nhân" ở đây được giải thích là kính ngữ đối với đức Phật.
Bởi bốn sự thật, bốn chân lý này là đối tượng của trí tuệ. Trí tuệ đây không phải là trí theo cách hiểu thế gian.
Trí tuệ có ý nghĩa như sau: trạng thái (hay đặc tính) là thấu rõ đối tượng, phận sự là thông suốt đối tượng, sự hiện có mặt là không do dự, nhân gần là tác ý chân chính.( Tác ý chân chính= suy nghĩ có trí tuệ)
Đức Phật với trí tuệ của bậc Toàn Giác, ngài đã thấu rõ bốn sự thật này. các vị Thánh (từ Sơ đạo đến Tứ đạo) đều có thể thấu rõ pháp này do nhờ đức Phật chỉ dạy.
Chúng ta học ở đây, nếu có thể hiểu thì đó chỉ là hiểu trên nghĩa chế định (tức hiểu trên chữ nghĩa) chứ chưa phải là thấu rõ, thông suốt, thấy rõ những pháp ấy như thấy bàn tay trước mặt mình.
*Lý do thứ hai, "Bốn sự thật này được giảng dạy bởi đức Phật, bậc Thượng nhân cao tột trong những bậc Thượng nhân." Về điểm này, chúng ta cần ghi nhớ: khi một vị Phật sắp xuất hiện, thì tất cả những pháp của các vị Phật quá khứ từng tuyên thuyết đều không còn hiện hữu. Ngay như các vị đệ tử A la hán của vị Phật quá khứ cũng phải nhập Niết Bàn trước khi vị Phật tiếp theo xuất hiện. Và khi vị Bồ tát đương lai thành Phật ấy bắt đầu kiếp sau cùng của mình để chứng ngộ Chánh Đẳng Giác, ngài ấy sẽ tự tìm ra chân lý, đúng với ý nghĩa "Chánh Đẳng Giác" (tự giác ngộ chân lý, không thầy chỉ dạy). Trong khoảng giữa từ vị Phật hiện tại nhập Niết bàn đến vị Phật đương lai xuất hiện, cũng có những vị Độc Giác Phật xuất hiện. Tuy nhiên, các vị Độc Giác Phật có thể tỏ ngộ chân lý như một vị Phật Toàn Giác, nhưng Phật Độc Giác không tuyên thuyết những pháp mà ngài đã chứng ngộ. Chỉ có Đức Phật Toàn Giác là có sự tuyên thuyết về những pháp đã chứng ngộ cho người khác nghe - hiểu - thực hành - chứng đắc.
Vì vậy, Tứ Đế có thể hiểu là pháp cốt lõi để "thoát khổ" mà chư Phật từ nhiều đời nhiều kiếp đã từng tuyên thuyết. Hôm nay, chúng ta đầy đủ phúc duyên nên được trao đổi cùng nhau. Nên hãy trân trọng.
Một học viên hỏi :Tất cả những pháp của các vị Phật quá khứ đã tuyên thuyết đều không còn hiện hữu, vì sao?
Theo Maha Buddhavamsa (Đại Phật Sử), pháp của một vị Phật lần lượt sẽ mất đi sau khi vị Phật đó nhập Niết Bàn. Đầu tiên, Luận tạng sẽ mất đi, vì không người giảng, không người học, không người tiếp nhận. Tiếp theo, kinh tạng sẽ mất đi vì không còn ai đọc tụng, không ai hiểu nghĩa lý. sau cùng là Luật tạng.
Và sau cùng, cả ba tạng đều mất đi. hiểu theo thế gian, cả ba tạng đã đi vào quên lãng, người đời quay lưng, không tiếp nhận.
Và sau đó, những vị Bồ tát đương lai (có hạnh nguyện thành Phật) sẽ trau dồi 30 pháp Ba la mật, trải qua 4 (hoặc 8, hoặc 16) a tăng kỳ kiếp và 100.000 đại kiếp, để đến kiếp sau cùng, với sự hỗ trợ của các pháp ba la mật, các ngài liễu ngộ chân lý và làm nó hiện hữu.
Ví dụ: hiện tại, có những bộ kinh tồn tại trong chốn thiên môn chỉ như một vật trưng bày. Các thành viên trong chốn già lam ấy không có khả năng hiểu, nhưng có thể đọc tụng, hoặc giả đọc tụng cũng không thể. Và cứ như thế, những bộ kinh ấy trở thành vật để thờ hơn là để học - hiểu - thực hành.
Hay ví dụ nhỏ: nếu chúng ta không thường xuyên vận dụng bảng cửu chương vào việc tính toán, thì đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ quên bảng cửu chương. Và nó mất đi trong "nhận thức" của chúng ta là điều tất nhiên.
Hay như thực tế, trẻ con đi học được hỗ trợ máy tính. mà những loại máy tính này càng lúc càng hiện đại. Và những đứa trẻ ấy không còn biết tính nhẩm là gì, hay khả năng tính nhẩm của chúng là bằng " 0".
Chú ý : Luận Tạng là nói đến Abhidhamma (A tỳ đạt ma luận),tên gọi ban đầu là Abhidhamma. Phiên âm tiếng Hoa là A tỳ đạt ma, A tỳ đàm, thêm chữ luận. Nội dung là điều cần bàn. Có thể có chút khác biệt. Nhưng nếu người học chịu khó học kỹ từ chú giải thì có lẽ sự khác biệt sẽ không còn.
Ví dụ, danh hiệu của đức Phật, theo Nam tông thì đó là 9 ân đức Phật. Trong đó, Arahant có 3 nghĩa (bất sanh - ứng cúng - sát tặc). Nhưng trong kinh điển Bắc tông chỉ dịch là "Ứng Cúng", thiếu đi hai nét nghĩa.
Luận tạng có vị trí rất quan trọng. Nếu không học Luận tạng, hành giả sẽ không thể hiểu hoặc hiểu không đúng ý kinh, đường lối tu hành. Nói cách khác, nếu không có Luận Tạng làm nơi y cứ, hành giả sẽ dễ dàng rơi vào suy lường.
Ví dụ, nói đến Tứ đại. Nếu không y cứ Luận Tạng, chúng ta sẽ hiểu Tứ đại chỉ là "đất, nước, gió, lửa". Trong khi, Luận Tạng giải thích "tứ đại" dựa trên bản chất. Không học Luận Tạng, có phải chúng ta đã hiểu sai "Tứ đại" rồi không?
Cũng như bài hôm nay, nói Tứ đế là bốn sự thật cao thượng là y cứ trên Luận Tạng để nêu bốn lý do. Nếu không y cứ Luận Tạng, chúng ta sẽ suy lường rằng đây là pháp đứng đầu trong muôn pháp.
*Lý do thứ ba, "Bốn sự thật này làm cho hành giả trở thành một bậc Thượng nhân". Sau khi tỏ ngộ bốn sự thật này, Đức Phật Toàn Giác đã tuyên thuyết một cách rõ ràng, đầy đủ Bốn sự thật này cho người có duyên. Và các vị Thánh đệ tử là nhân chứng xác thực cho lý do thứ ba này. Các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, v.v...
Những gì đức Phật chỉ dạy, các vị Thánh đệ tử tiếp nhận và thực hành. Các vị ấy đều có sự chứng đắc. Đức Phật đã làm những gì Ngài nói và nói những gì Ngài làm. Thế nên, các vị đệ tử thực hành theo và có sự chứng ngộ là tất nhiên. Sâu xa là nhân duyên gặp Phật, nghe pháp của các ngài cũng rất sâu.
*Lý do thứ tư: "Bốn sự thật này không thể bị biến đổi, không thể bị bóp méo, không thể bị dối gạt". có nghĩa là sự thật này không bao giờ thay đổi. Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, từ Phật quá khứ đến Phật hiện tại và suốt đến Phật tương lai, những điều này vẫn không thay đổi. Không ai có thể nói khác đi, che dấu đi những điều này. Thời Phật quá khứ, con người có tham, có sân, có si, có sanh-già-bệnh-chết. Thì đời Phật hiện tại, con người cũng sanh - già - bệnh - chết. và đến đời Phật vị lai, cũng như thế. Và nếu ai đã thấu rõ những điều này, sự thật này, chân lý này, họ sẽ không thể bị gạt, không ai có thể nói khác đi với họ. và bản thân họ sẽ hiểu đúng những sự thật này là như vậy mà không thêm bớt hay thay đổi.
Như câu chuyện giữa vị cư sĩ và ngài Dhammadinna (vị Tỳ kheo ni trí tuệ bậc nhất, chứng quả A la hán, thời Phật tại thế). Khi vị cư sĩ hỏi "Niết bàn lấy gì làm tương ưng?". Ngài Dhammadinna trả lời "câu hỏi đã vượt ngoài nội dung câu trả lời, vì vậy tôi không trả lời". Niết bàn cũng là một sự thật, một chân lý. Nhưng sự thật này chỉ ai là bậc trí tuệ đã chứng ngộ mới có thể hiểu. Và không ai có thể nói về Niết Bàn khác đi đối với các vị này.
Buổi thảo luận hôm nay mới là phần giải thích khái niệm "Tứ Đế" để phần nào cho chúng ta thấy "Tứ Đế" không phải dễ hiểu, nhất là đối với phàm phu chúng ta.
Tuy nhiên xin đại chúng đừng lo. Nếu đời này, chúng ta còn có phúc duyên học Phật, thì hãy hoan hỷ vì điều đó. Và nhớ năm việc cần làm khi học pháp "gần - học - nhớ - hỏi - tìm", để sau này có duyên gặp Phật vị lai, chúng ta sẽ nhanh tiếp nhận những gì Ngài dạy.
Chúng ta thực hành chia phước( hồi hướng)
Nguyện nhờ công đức này cho con được đủ trí tuệ để tiếp nhận và thực hành chánh pháp . Con xin hoan hỷ hồi hướng công đức này cho những ai có ơn với con . Những ngươfi con đã làm khổ họ, xin nguyện tất cả có được đầy đủ trí tuệ dù sanh về nơi đâu cũng gặp được phật pháp để nương theo tu học . NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Tôi xin dâng phần phước mà tôi thanh tịnh làm đây đến tất cả chư thiên trong và ngoài cốc của tôi, xa hoặc gần cốc của tôi. Mong các vị hoan hỷ thọ nhận phần phước này và chứng đắc trong ngày vị lai. Tôi xin dâng phần phước này đến thân bằng quyến thuộc đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, thầy tổ nhiều đời nhiều kiếp. Mong các vị hoan hỷ thọ nhận phần phước này, được thoát khỏi mọi cảnh khổ và được an lạc lâu dài. Phần phước này hãy là trợ duyên, tôi luôn sanh ra là người có chánh kiến. được xuất gia, học đạo, tu tập với các bậc Thánh từ thuở bé. Chứng đắc Tứ đạo, Tứ quả và Niết Bàn. Xin chư thiên hoan hỷ cùng tôi.
Sadhu! Sadhu! Sadhu! Lành thay!
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tứ Diệu Đế Sat 20 Jul 2019, 00:33 | |
| (Tiếp phần Trên) ---2. Nội dung TỨ ĐẾTứ đế gồm bốn sự thật: - Dukkha ariya sacca (Khổ Đế) - Dukkha samudaya ariya sacca (Tập Đế) - Dukkha nirodha ariya sacca (Diệt Đế) - Dukkha nirodha gāminī paṭipadā ariya sacca (Đạo Đế) Chữ "Đế" vẫn y cứ nghĩa đã giải thích trong phần khái niệm. Chữ "Khổ" sẽ được giải thích rõ hơn trong mục 4 của bài. Ở đây, chỉ xin lưu ý các thành viên, chữ "Khổ" này được hiểu hai nghĩa: bản chất và chế định. Bản chất có phạm vi rộng. Vì nó là bản chất của các pháp, dù pháp đó là gì (đồ vật, sông, núi, biển, con người, súc sanh, tâm, tâm sở, sắc pháp, v.v...) Nghĩa chế định là cái khổ theo chế định của thế gian, chỉ trên phương diện ngôn ngữ. Ví như, nhìn thấy một bà lão nghèo phải đi giữa trời nắng trưa bán vé số, chúng ta sẽ thốt lên: bà ấy khổ thế. Cái khổ đó, chỉ là ngôn ngữ, và con người mặc định với nhau: già mà không có con cái chăm lo, phải tự nuôi bản thân, v.v... đó là khổ. Còn bản chất bà cụ ấy có khổ không, chúng ta không rõ.Đối tượng để chúng ta nhận biết, không phải là hình ảnh bà lão khốn khổ mà cái cần nhận biết ở đây thuộc "khổ" bản chất. Nói chung, nghĩa của từ "khổ" không gói gọn chỉ trong ngôn ngữ chế định. Chúng ta phải tập hiểu và tiếp nhận nghĩa "Khổ" trên cả hai phương diện: bản chất và chế định. Như vậy, "Khổ đế" là sự thật được thấu rõ bởi đức Phật, những bậc Thượng nhân. Khổ đế này được giảng dạy bởi đức Phật, bậc Thượng nhân cao tột trong những bậc Thượng nhân. Thấu rõ "Khổ đế" này, hành giả trở thành một bậc Thượng nhân. "Khổ đế" này không thể bị biến đổi, không thể bị bóp méo, không thể bị dối gạt.Đức Phật với trí tuệ phân tích của Ngài, Ngài đã thấu rõ "Khổ" cả ở bản chất lẫn chế định. Và Ngài đã giảng dạy những điều đó cho chúng sanh có duyên. Chúng sanh nào có duyên, tiếp nhận những lời giảng dạy của Ngài, thực hành theo và chứng đắc. Chúng ta biết như vậy, tin tưởng và tinh tấn thực hành, chắc chắn sẽ thoát khổ bằng sự "nhận biết khổ". Vì vậy, "Khổ đế" là pháp cần nhận biết, không phải pháp cần diệt trừ. Như trước đây, tôi cũng từng hiểu nhầm rằng khổ cần phải diệt trừ thì mới hết khổ. Tâm thế lúc đó luôn là phòng thủ, canh giữ, chờ đợi khổ xuất hiện để diệt cho kịp lúc. Và như vậy, tôi đã tạo cho mình một tâm thế của căng thẳng, dễ dẫn đến sân. Thậm chí khi học, tụng kinh, hay tập ngồi thiền, tôi cũng luôn trong sự căng cứng và sẵn sàng dồn năng lượng sẵn có của mình để đập cái "khổ". Kết quả là càng khổ hơn. Từ khi biết rõ "Khổ" là thế nào, tôi đã không còn trạng thái căng cứng đó nữa, cũng không còn phải phòng thủ, chờ đợi. Tâm chỉ hướng đến những điều thiện. Và nếu những bất thiện xảy đến, thậm chí đau khổ, tôi cũng cố gắng hướng tâm đến thiện, không cố ý diệt trừ cái khổ đó. Chỉ gói gọn trong hai từ "Nhận biết". Vậy nên, chi đầu tiên trong Tứ Đế chúng ta cần ghi nhớ: KHỔ ĐẾ CẦN NHẬN BIẾT. Nhận biết khác với chấp nhận. Ví dụ, tôi bị chê bai là "tủ lạnh biết đi". Nếu chấp nhận điều đó tức là tôi vẫn công nhận có cái được gọi là "tủ lạnh biết đi" đang tồn tại. Nhưng tôi chỉ tập nhận biết bằng cách: trạng thái buồn bực xảy đến trong tôi khi nghe câu nói này chỉ là quả bất thiện của tai. Cần nhận biết đó là quả bất thiện của tai. Tôi không còn để ý ai đã nói điều đó, họ nói vì ý gì, mình có nên tìm hiểu không? v.v... Và nhìn nhận đúng như lời đức Phật dạy trong kinh Trung Bộ: chúng sanh thật đáng thương, Khi bị thương vì một mũi tên, chúng sanh không ngay lập tức nhổ mũi tên đó ra, mà chúng sanh sẽ bắt đầu tìm hiểu: ai bắn tôi, vì sao bắn tôi, mũi tên này bằng gì, có độc không? Thời gian trôi qua và chúng sanh sẽ mất máu mà chết. Tôi tập như vậy và mọi việc dễ dàng hơn. Lần thứ hai, câu nói ấy lại vang lên trong tôi những lúc rảnh rỗi ngồi một mình, tôi lại tiếp tục thực hành, nhưng lần này là thọ ưu. Thọ ưu có ý nghĩa như sau: Đặc tính là lãnh thọ đối tượng không khả ái. Phận sự là khai thác những nét không khả ái bằng cách này hay cách khác. Sự hiện có mặt là đau khổ trong tâm.Nhân gần là chỗ nương của tâm. Đối tượng trực tiếp là âm thanh (phát ra từ người nói) đã không còn, chỉ còn lại thọ ưu trong tôi. Tiến trình cứ thế diễn ra với những điều không vừa ý xảy đến với tôi . Và thọ ưu cũng thuộc "Khổ đế", như thế tôi chỉ cần nhận biết. Cũng không phải vượt qua, mà là nhận biết đối tượng đúng trên bản chất của nó. Nếu nói rằng vượt qua, chúng ta đã công nhận có một cái thực tồn tại và mình đang đối diện và mình cần vượt qua. Nếu hiểu vậy thì giáo lý vô ngã của nhà Phật đã bị phá sản hoàn toàn rồi. Vô ngã, nói gọn là "không có một cái bản thể nào đóng vai trò làm chủ ở đây", thêm nữa, bất cứ pháp nào thuộc danh pháp đều có thời gian tồn tại của nó theo tiến trình "sanh - tiến - dị - diệt", Nói rằng vượt qua, thực chất, cái cần vượt qua đã không còn ví nó đã đi theo tiến trình "sinh - tiến - dị - diệt" của nó. TẬP ĐẾ Dukkha samudaya ariya sacca (Tập Đế): đây cũng là sự thật được thấu rõ bởi đức Phật, những bậc Thượng nhân. Sự thật này được giảng dạy bởi đức Phật, bậc Thượng nhân cao tột trong những bậc Thượng nhân. Thấu rõ sự thật này làm cho hành giả trở thành một bậc Thượng nhân. và sự thật này không thể bị biến đổi, không thể bị bóp méo, không thể bị dối gạt. Nói cách khác, Tập đế là chỉ cho nguyên nhân đưa đến khổ. Đức Phật đã thấu rõ đến cùng tận, nhân sanh, nhân trợ giúp của bất cứ pháp nào. Và Ngài đã giảng dạy những điều ấy cho những ai có duyên. Những ai có duyên, sau khi nghe, đã tin, đã thực hành, và chắc có an lạc vì cái khổ đã bị ngăn chặn từ nhân. Về Tập đế, chúng ta cần nhớ: TẬP ĐẾ CẦN DIỆT TRỪ. Diệt trừ ở đây không phải là đi tìm nhân để diệt trừ. Mà cách diệt trừ đó chính là tinh thần câu Pháp Cú 183 Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo. Diễn nghĩa cho dễ hiểu: hướng tâm đến điều thiện, không hướng tâm đến điều bất thiện, đó là làm trong sạch tâm, đây là lời chư Phật đã dạy. Vì sao ? Vì ý nghĩa của thiện là: đăc tính (trạng thái) của thiện là không tội lỗi, kết quả vui, đối chọi tội lỗi; phận sự của thiện là diệt cái bất thiện; sự hiện có mặt của thiện là trong sạch, tận hưởng sự vui thích, dễ chịu; nhân gần là suy nghĩ có trí tuệ. Thế nên, dựa trên bản chất của thiện, chúng ta không cần làm cái việc là tìm khổ để diệt. Việc cần làm là hướng tâm đến thiện và thiện sẽ làm phận sự của thiện là diệt bất Thế nên, dựa trên bản chất của thiện, chúng ta không cần làm cái việc là tìm khổ để diệt. Việc cần làm là hướng tâm đến thiện và thiện sẽ làm phận sự của thiện là diệt bất thiện. Nói cách khác, khi ánh sáng ngập tràn căn phòng thì bóng tối không thể tồn tại. Với hai phần trên, chúng ta cần ghi nhớ: TẬP ĐẾ LÀ NHÂN, KHỔ ĐẾ LÀ QUẢ. Nếu "NHân" không có đồng nghĩa "Khổ" cũng không hiện hữu. Nhưng đối với hai phần còn lại là "Diệt đế"' và "Đạo đế", chúng ta không được hiểu đó là nhân quả. Như trước đây, chúng ta hiểu rằng Đạo Đế là nhân và Diệt Đế là quả. Thứ nhất, hiểu như vậy là chúng ta đã đánh đồng pháp hiệp thế với pháp giải thoát. Thứ hai, Đạo Đế hiệp với tâm của bậc Thánh. Mà tâm của bậc Thánh đã không còn xu hướng ác, vô minh đã dần đoạn trừ, tham ái cũng dần muội lược và đi đến dứt sạch. Thế nên, hành động của các ngài được gọi là "Dứt nghiệp", tức là nghiệp đồng sanh đồng diệt. Thứ ba, nếu đã là đồng sanh đồng diệt thì vượt ngoài quy luật "nhân quả" rồi. Do đó, chúng ta không nên hiểu Diệt Đế là quả và Đạo Đế là nhân. Diệt đế và Đạo đế cũng là những sự thật được thấu rõ bởi Đức Phật, những bậc Thượng nhân. Những sự thật này được giảng dạy bởi Đức Phật, bậc Thượng nhân cao tột trong những bậc Thượng nhân. Những sự thật này làm cho hành giả trở thành một bậc Thượng nhân. Và những sự thật này không thể bị biến đổi, không thể bị bóp méo, không thể bị dối gạt. Nói gọn, điều chúng ta cần ghi nhớ: DIỆT ĐẾ CẦN CHỨNG ĐẮC, ĐẠO ĐẾ CẦN PHÁT TRIỂN. Về hai phần này, chúng ta chỉ có thể hiểu trên ngôn ngữ, vì thế đừng mặc định bất cứ điều gì dù đã hiểu trên ngôn ngữ. Đây là những phạm trù của các bậc Thánh. Chúng ta còn là phàm phu, còn vô minh và chưa thể chứng đắc. Cho nên, cố gắng học và ghi nhớ là được. 3. Lịch sử:- Tứ diệu đế được Đức Phật Gotama khám phá khi ngài hành thiền Vipassanā dưới cội Bồ đề vào đêm Ngài giác ngộ. - Kể từ khi Đức Phật quá khứ Kassapa nhập Niết Bàn, Đức Phật Gotama là vị đầu tiên khám phá Tứ Diệu Đế. Y cứ trên điều này, chúng ta nhận biết: Tứ Đế là pháp được Đức Phật Kassapa ( Đức Phật Ca Diếp - Đức Phật quá khứ) đã khám phá. Sau khi Đức Phật Kassapa tịch diệt, pháp của ngài cũng theo tiến trình dần dần mất đi. Và đến khi Đức Phật Gotama vào đêm giác ngộ của mình, Ngài đã khám phá ra pháp Tứ Đế. Đúng như danh hiệu của một vị Phật "Chánh Đẳng Giác" (tự mình chứng ngộ, không thầy chỉ dạy). Tứ Đế không liên quan gì đến bốn bộ Veda như một số vị lầm tưởng rằng giáo lý Phật Đà phần nào thừa hưởng từ giáo điển Veda. Như vậy, mục 3, chúng ta cần ghi nhớ: TỨ ĐẾ LÀ PHÁP ĐƯỢC ĐỨC PHẬT KHÁM PHÁ VÀ NỘI DUNG CỦA TỨ ĐẾ BAO HÀM NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP HỌC VÀ PHÁP HÀNH. CHO NÊN, CHÚNG TA CẦN HIỂU RÕ ĐỂ KHÔNG RƠI VÀO TU MÙ. Ý kiếntham gia thêm: Diệt Đế không phải là quả của nhân Đạo Đế .Nếu là quả của nhân Đạo Đế thì nó là Pháp sinh diệt. Mà Diệt Đế không nằm trong Pháp sinh diệt. Hay nói cách khác Diệt Đế là thành trì Niết Bàn và Đạo Đế là con đường đi đến đó chứ không phải tạo ra nó . 4. Sự thật đầu tiên Dukkha ariya sacca (Khổ Đế).- Khổ Đế: Sự thật cao thượng về Khổ - Dukkha (khổ): bị áp chế, bị khống chế bởi sự sanh diệt. Nói cách khác, cái gì bị không chế, bị áp chế bởi sự sanh diệt, cái đó là khổ. Ví như, thân thể của chúng ta. Từ khi sinh ra, lớn lên, già đi, nó đã bị khống chế bởi sự sanh diệt. Vì thế, nếu chúng ta chỉ nhìn nhận thân này có khổ là khi có bệnh, thì chưa đủ. Bản chất của thân này đã là khổ. Vì nó luôn bị áp chế, không chế bởi sanh diệt. Cái nhà chúng ta đang lưu trú cũng vậy. Bản chất nó là khổ bởi nó cũng bị áp chế, bị khống chế bởi sanh diệt. Một mối quan hệ được hình thành, bản chất nó cũng là khổ, vì nó cũng bị áp chế, bị không chế bởi sinh diệt. Cảm giác hạnh phúc, bản chất của nó cũng là khổ, bởi nó cũng bị áp chế, khống chế bởi sự sinh diệt. Cảm giác đau khổ, bản chất của nó cũng là khổ vì bị áp chế, bị khống chế bởi sanh diệt. Thế cho nên, vạn pháp (danh pháp và sắc pháp) đều có bản chất "Khổ" vì luôn bị áp chế, không chế bởi sự sinh diệt. Nghĩa của "Khổ" là vậy, chúng ta cần ghi nhận. Đây là sự thật không bao giờ thay đổi. Nhưng trước đây, chúng ta không nhìn nhận đúng. 2 – 11 chi của Khổ Đến đây, các thành viên đã hiểu đúng nghĩa "Khổ" trong "Khổ đế", chúng ta sẽ đi vào chi tiết: Khổ gồm những gì. Khổ Đế gồm có 11 chi: chính bản thân những chi phần này là khổ vì chúng bị áp chế, bị khống chế bởi sự sanh diệt. Nói gọn, ngũ thủ uẩn là khổ. Mười một(11) chi phần của Khổ Đế gồm: sanh, lão, tử, sầu, bi, khổ thân, ưu, não, hội thứ không ưa thích, xa lìa cái ưa thích, không được cái mong muốn. *Chi một: Sanh là khổ. Sự sanh, hình thành, hiện ra, xuất sanh, xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các xứ trong nhóm chúng sanh đó, của những chúng sanh đó, gọi là sanh. Ở đây là nghĩa chữ "sanh" theo kinh Đại Niệm Xứ (Trường Bộ kinh). Vậy, sự hiện ra, sự xuất hiện, sự hình thành là khổ, bởi bản chất của nó là khổ do bị áp chế, bị khống chế bởi sự sanh diệt. Ví dụ: sự ra đời của một chúng sanh, sự hiện hữu của một mối quan hệ được thiết lập, sự xuất hiện của một vấn đề, đều có bản chất "Khổ" bởi tất cả đều bị khống chế từ sự sinh diệt. *Chi hai: Già là khổ. Trạng thái của già là răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại trong nhóm chúng sanh đó, của những chúng sanh đó, gọi là già. Nói đến già, trước đây con thường hiểu là khi tuổi thọ tăng dần tức bản thân đến gần cái già. Nhưng không phải thế. Bởi già đó là tuổi thọ bị rút ngắn, ngay khi chúng ta đôi mươi thì tuổi thọ cũng đã bị rút ngắn. Nó bị rút ngắn khi từng ngày trôi qua, và chúng ta càng đến gần cái già mỗi khi tết đến. Các căn hủy hoại, không phải chỉ với người bệnh chúng ta mới nói là các căn hủy hoại, mà khi khỏe mạnh, các căn cũng đã đi theo tiến trình sinh diệt của nó. Vì đi theo tiến trình đó, nên chúng ta có cánh tay khẳng khiu chuyển sang cánh tay đầy cơ bắp, từ thân thể bé con đến một người trưởng thành. Nào biết rằng, chúng ta vui trong "bản chất của khổ". ( Đã hết giờ, chúng ta tạm dừng) Xin mời đại chúng thực hành chia phước (hồi hướng). Phần phước mà tôi đã thanh tịnh làm đây hãy là trợ duyên diệt tuyệt tất cả lậu hoặc. Hãy là trợ duyên để đời đời kiếp kiếp có chánh kiến, được xuất gia, học đạo, tu tập với các bậc Thánh từ thuở bé, nhàm chán ngũ trần, trí tuệ thù thắng và chứng đắc trong ngày vị lai. Xin đại chúng hoan hỷ cùng tôi. Sadhu, Sadhu, Sadhu, Lành thay. Chúc các thành viên an vui! Buổi trước, chúng ta dừng lại ở "già là khổ". *Chi ba : Bệnh là khổ. Ở đây, không bàn đến "bệnh là khổ", bởi chi pháp này sẽ được nhắc đến ở điểm thứ 11 trong nghĩa Khổ Đế. Nói cách khác, chi pháp nào đã được nêu thì không nhắc lại. *Chi bốn: Chết là khổ. Sự tạ thế, trạng thái của sự tạ thế, thân hoại, diệt vong, chết, tử vong, thời đã đến, các uẩn đã diệt, sự vứt bỏ tử thi, chấm dứt mạng quyền trong nhóm chúng sanh đó, của những chúng sanh đó, đây gọi là chết. Về ý này, có lẽ chúng ta không bàn bạc nhiều, vì sự giải thích trong kinh Đại Niệm Xứ như trên đã rõ. Có điểm này chúng ta cần biết thêm: có 4 lý do đưa đến chết. một là hết nghiệp; hai là hết tuổi thọ; ba là hết nghiệp và hết tuổi thọ; bốn là đoạn nghiệp. Ý nghĩa đoạn nghiệp thế nào, chúng ta xem lại bài "Nghiệp và quả của nghiệp" Xin nhắc lại, Khổ có 3 nghĩa: - Khổ thọ: có 2. • Một, khổ nơi thân được gọi là thọ khổ. Thọ khổ có ý nghĩa như sau: đặc tính (trạng thái) là lãnh nạp cái bị đụng không khả ái ; phận sự là làm héo xào đến các pháp cộng tác; sự hiện có mặt là đau đớn trên thân; nhân gần là phải có thần kinh thân. • Hai, khổ nơi tâm được gọi là thọ ưu. Thọ ưu có ý nghĩa như sau: đặc tính (trạng thái) là lãnh thọ đối tượng không khả ái; phận sự là khai thác những nét không khả ái bằng cách này hay cách khác; sự hiện có mặt là đau đớn trong tâm; nhân gần là chỗ nương của tâm (sắc ý vật). - Khổ trong tam tướng (vô thường - khổ - vô ngã): tất cả hành danh sắc có trạng thái đáng sợ hay bị đè nặng bởi sự sanh diệt. Hành giả thấy rõ, biết rõ khổ trong tam tướng là thứ đáng sợ, không đáng hân hoan. Nói cách khác, khổ trong tam tướng là “trạng thái đáng sợ” hay “trạng thái bị đè nặng”. - Khổ trong Thánh Đế có nghĩa “trạng thái rỗng không, đáng ghê tởm”. Nghĩa "khổ" trong "sanh là khổ", "già là khổ", "chết là khổ", cần được hiểu theo nghĩa thứ hai và thứ ba. Nếu hiểu chữ "khổ" chỉ gói gọn trong nghĩa thứ nhất, thì đó là hiểu chưa sâu về Khổ Đế. *Chi năm: Sầu là khổ Sự sầu não, hành động sầu não, trạng thái người sầu não, nội tâm khô héo và nội tâm khô héo của người bị tai ương, người xúc chạm trạng thái khổ, đây gọi là sầu. *Chi sáu: Bi là khổ. Sự bi ai, bi thảm, hành động bi ai, hành động bi thảm, trạng thái của người bi ai, trạng thái của người bi thảm, của người hợp với bất cứ tai ương nào, người xúc chạm phải bất cứ trạng thái khổ nào, đây gọi là bi. *Chi bảy: Khổ thân là khổ. Sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, thân xúc chạm cảm thọ đối tượng không tốt phát sanh đau khổ, đây gọi là khổ về thân. *Chi tám: Ưu là khổ (khổ về tâm). Sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, tâm xúc chạm cảm thọ đối tượng không tốt phát sanh đau khổ, đây gọi là khổ về tâm (ưu). *Chi chín: Sự chật vật tâm là khổ (não). Sự áo não, sự bi não, trạng thái của người áo não, trạng thái của người bi não, của người hợp với bất cứ tai ương nào, xúc chạm bất cứ pháp đau khổ nào, đây gọi là sự chật vật tâm. Có điều này, chúng ta cần lưu ý: "khổ" ở đây là chính bản thân đối tượng đó là khổ. Vì sao? vì nó bị áp chế, bị khống chế bởi sự sanh diệt. Không nên hiểu là sự chịu khổ, phải chịu khổ. Ví như, "sự chật vật tâm là khổ" chính bản thân trạng thái này là khổ, vì nó bị áp chế, bị khống chế bởi sự sanh diệt. Trước đây, con cũng hiểu nhầm là sự chịu khổ của tâm khi lâm vào tình cảnh chật vật. Nên mỗi lần gặp tình trạng này, con cũng cố gắng tìm cách thoát ra. Nhưng không hiệu quả. Nay, khi đã hiểu, bản thân "sự chật vật tâm là khổ" , thì khi những trạng thái này xuất hiện, con chỉ tập ghi nhận đúng như bản chất của nó. Bởi "sự chật vật tâm" ấy cũng có quá trình riêng của nó, đường đi của nó. Nó đến, tồn tại và mất đi. Sự thật là vậy và sự thật này không hề mất đi, không hề thay đổi, dù thời gian có đi qua ba thời, sự thật này không thay đổi, bản chất này không thay đổi. Nghe có vẻ bi quan, nhưng khi tiếp nhận vấn đề dựa trên bản chất của nó, chúng ta sẽ thấy mọi việc nhẹ hơn. (Học viên hỏi): Vậy khổ thân gọi là khổ, khổ tâm gọi là ưu phải không cô? Trả lời: khổ thân gọi là thọ khổ, khổ tâm gọi là thọ ưu. Tâm không khổ, tâm chỉ biết khổ. Nói cách khác, khổ là đối tượng được tâm nhận biết. Ý nghĩa của citta (tâm): đặc tính (trạng thái) của tâm là nhận biết đối tượng;phận sự của tâm là dẫn dắt các tâm sở; sự hiện có mặt của tâm là liên tiếp sinh diệt;nhân gần của tâm là phải có danh và săc. Hỏi:Thân có khổ không hay thân chỉ biết khổ như tâm ạ? Khổ trên thân là thọ khổ. Thọ khổ có ý nghĩa: đặc tính (trạng thái) là lãnh thọ cái bị đụng không khả ái; phận sự là làm héo xào đến các pháp cộng tác; sự hiện có mặt là đau đớn trên thân; nhân gần là có thần kinh thân. Thân là thuộc sắc pháp, nó không thể biết khổ. Nói cách khác, thân căn không thể nhận biết. Cái có thể nhận biết đó là thân thức. Thân căn như con đường có trước, thân thức từ con đường đó mà lưu chuyển, chạy lên. Hỏi:Thân không biết khổ vậy cái gì thọ khổ cô? Không biết khổ sao khổ được ạ? Xin nhắc lại, thân căn không thể nhận biết vì nó đơn thuần thuộc về sắc pháp. Cái nhận biết là thân thức. Để thân thức nhận biết sự xúc chạm nóng lạnh, trơn nhám, thì cần có thân căn - vật xúc chạm - thần kinh thân - thân thức. Thân căn là thân thể, là sắc pháp được tạo từ nghiệp - tâm - vật thực - thời tiết. thân thức thuộc về tâm. Có hai tên gọi liên quan đến thân thức: thân thức thọ khổ quả bất thiện vô nhân và thân thức thọ lạc quả thiện vô nhân. Nói cách khác, 4 pháp chân đế gồm: tâm, tâm sở, sắc pháp và Niết Bàn,thì thân căn thuộc sắc pháp, thân thức thuộc tâm. Hỏi: Thân thức thuộc tâm sao lại thọ khổ và thọ lạc? Thọ khổ và thọ lạc thuộc tâm sở thọ. tâm sở thọ có 5 (thọ khổ, thọ lạc, thọ hỷ, thọ ưu và thọ xả). Thọ lạc: - Trạng thái: lãnh nạp cái bị đụng dễ chịu, khả ái - Phận sự: làm tăng dần đến các pháp cộng tác - Sự hiện đang có mặt: cái sướng, khoái lạc liên hệ đến thân - Nguyên nhân gần: phải có thần kinh thân Thọ khổ: - Trạng thái: lãnh nạp cái bị đụng khó chịu, không khả ái - Phận sự: làm héo xào đến các pháp cộng tác - Sự hiện đang có mặt: khó chịu liên hệ đến thân - Nguyên nhân gần: phải có thần kinh thân Thọ hỷ: - Trạng thái: lành nạp đối tượng khả ái, dễ chịu, đáng ưa thích - Phận sự: thâu nhận cử chỉ, khía cạnh, nét dễ chịu, khả ái bằng cách này hay cách khác. - Sự hiện đang có mặt: sự vui thích trong tâm - Nguyên nhân gần: sự yên tịnh Thọ ưu: - Trạng thái: lãnh nạp đối tượng khó chịu, không khả ái - Phận sự: thâu nhận các cử chỉ, khía cạnh, nét không khả ái bằng cách này hay cách khác. - Sự hiện đang có mặt: đau đớn trong tâm - Nguyên nhân gần: chỗ nương của tâm (sắc ý vật) Thọ xả: - Trạng thái: cảm giác trung bình - Phận sự: không làm héo xào, không làm gia tăng đến các pháp cộng tác. - Sự hiện đang có mặt: yên tịnh - Nguyên nhân gần: tâm không có hỷ Tâm sở có ý nghĩa như sau: đặc tính (trạng thái) của tâm sở là nương tựa, nhờ tâm. Phận sự của tâm sở là không tách rời tâm; sự hiện có mặt là đồng biết cảnh với tâm; nhân gần là có tâm sanh. Nói đến tên gọi "thân thức thọ khổ quả bất thiện vô nhân" có nghĩa là thân thức biết thọ khổ. thọ khổ này là quả bất thiện. Vô nhân có nghĩa là không có nhân (nhân có 6: tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si),là khi nhận lãnh sự khó chịu, đương sự không bắt đầu từ nhân nào trong sáu nhân trên. Ví dụ: khi chạm vào lửa, tay bị bỏng, cảm giác nóng rát khó chịu đến. Thân thức nhận biết sự nóng rát đó như một điều hiển nhiên mà không cần có sự can thiệp của bất cứ nhân nào trong sáu nhân. Một ví dụ khác:khi nghe tiếng hát karaoke từ nhà hàng xóm,tai làm chức năng của nó là đón nhận âm thanh, nhĩ thức làm phận sự của nó là nhận biết âm thanh đó. nếu dễ chịu thì gọi là quả thiện, nếu khó chịu thì gọi là quả bất thiện. Khi hàng xóm cất lên tiếng hát, tai chúng ta nghe hoàn toàn không có sự can thiệp hay dẫn dắt của vô tham, vô sân, vô si, tham, sân, si. Nói đơn giản, thọ khổ hay thọ lạc là đối tượng được nhận biết của thân thức. Hỏi: Vì con lại hiểu tâm thì thọ ưu thọ hỷ? Thọ ưu, thọ hỷ là đối tượng được nhận biết của ý thức. Thân thức hay ý thức đều thuộc tâm. Tâm không lãnh thọ mà tâm chỉ nhận biết đối tượng. Trong trường hợp này, thọ khổ, thọ lạc, thọ hỷ, thọ ưu là đối tượng được nhận biết. Hỏi: Nhãn thức, tỷ thức, nhĩ thức...cũng là sự nhận biết của tâm ạ? Thức - tâm - tưởng đều có trạng thái là nhận biết. Nhãn thức, nhĩ thức, v.v...có trạng thái là nhận biết. và trong 4 pháp chân đế (tâm - tâm sở - sắc pháp - Niết bàn), những cái này thuộc tâm. Hiểu rằng thức là sự nhận biết của tâm là chưa đúng. thức - tâm đều có chức năng là nhận biết. và xét về bản chất, cả hai đều được gộp chung trong "tâm" Thức thời bình nhật có 32 tâm, thức tục sinh có 19 tâm. Thêm chi tiết này để dễ nhận ra. * Chi mười: Hội họp với thứ không hài lòng, không mong đợi là khổ. Sự gặp, sự đông đủ, sự đồng cùng, sự hòa hợp với sắc-thinh-hương-vị-xúc không mong muốn, không cầu mong, không hài lòng hay với người muốn điều không lợi ích, muốn điều không trợ giúp, muốn sự không hạnh phúc, muốn sự không an vui ràng buộc mà có đến người ấy, đây gọi là gặp điều không thích là khổ. *Chi mười một: Không đạt được cái mình mong muốn là khổ. ¬ Xin cho ta đừng sanh, cho sự sanh đừng đến với ta, nhưng sự sanh ấy không thể theo như ý muốn, gọi là muốn điều nào không được điều ấy là khổ. ¬ Xin cho ta đừng già, xin cho sự già đừng đến với ta, nhưng sự già ấy không thể có được theo như ý muốn, mới gọi là muốn điều nào không được điều ấy là khổ. ¬ Xin cho ta đừng đau bịnh, xin cho đau bịnh đừng đến với ta, nhưng đau bịnh ấy không thể có được theo như ý muốn, mới gọi là muốn điều nào không được điều ấy là khổ ¬ Xin cho ta đừng chết, xin cho sự chết đừng đến với ta, nhưng sự chét ấy không thể có được theo như ý muốn, mới gọi là muốn điều nào không được điều ấy là khổ ¬ Kẻ phiền muộn, than khóc, khổ thân, khổ tâm và đau buồn thường muốn như sau: xin cho ta đừng có phiền muộn, than khóc, khổ thân, khổ tâm và đau buồn đừng đến với ta, nhưng không thể có được theo mong muốn, mới gọi là muốn điều nào không được điều ấy là khổ. Như vậy, Khổ đế gồm có 11. Và trong kinh Đại Niệm Xứ, chúng ta sẽ được nghe câu "Tóm lại năm thủ uẩn là khổ". Cả 11 loại khổ trên liên hệ đến năm thủ uẩn. Ngũ uẩn là khối danh sắc, gồm sắc uẩn – thọ uẩn – tưởng uẩn – hành uẩn – thức uẩn. Khi có năm thủ uẩn sanh lên, chúng sanh chấp thủ rằng “đây là ta, đây là thân ta, đây là của ta, đây là nam, đây là nữ và tà kiến cho rằng đó là thường-lạc-ngã-tịnh, có thể điều khiển được”. Thủ uẩn này xuất hiện trong lúc thấy-nghe-ngửi-nếm-đụng-suy nghĩ. Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), có sự can thiệp của thủ uẩn (hay năm thủ uẩn) nên chúng ta có thấy-nghe-ngửi-nếm-xúc chạm-suy nghĩ. Vì vậy, nói gọn lại "Năm thủ uẩn là khổ". Thủ (Upādāna): cố chấp, bám níu lấy, dính mắc. Thủ bao gồm tham (lobha) và tà kiến (diṭṭhi). Thủ có 4: dục thủ, kiến thủ (hay tà kiến thủ), giới cấm thủ, ngã luận thủ (ngã chấp thủ). Đây là đối tượng trong thực hành thiền Vipassana. Uẩn (Khandha): khối, nhóm. “Uẩn” chỉ cho khối, nhóm hình thành trong tâm trí thuộc về quá khứ, hiện tại, vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, hạ liệt hay ưu thắng, xa hay gần. Nói dễ hiểu, một pháp mà có thể chia chẻ, phân chia theo 3 thời (quá khứ, hiện tại, vị lai), theo các phạm trù (ưu thắng – hạ liệt, xa – gần, nội – ngoại, thô – tế), thì gọi là uẩn. “Uẩn” ở đây không chỉ cho khối, nhóm thuộc tính chất vật lý. Ngũ uẩn (Pañcakhandha): năm uẩn gồm sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Thủ uẩn (Upādānakhandha): uẩn là đối tượng của thủ. Nói cách khác, tất cả thành phần của năm uẩn rơi vào hay đi vào vùng nắm bắt của bốn thủ. Đây cũng là phần giải thích cho khái niệm "hành khổ" như có câu hỏi nêu trên. Hỏi:Thưa cô Hành khổ nó có giống với Hành Uẩn không ạ, có điểm gì khác không cô? Có khác. Theo cách chia trong Phật học phổ thông của HT. Thích Thiện Hoa, Khổ Đế nói gọn có tam khổ (khổ khổ, hoại khổ, hành khổ). Theo kinh Chuyển Pháp Luân, Đại Niệm Xứ, Niệm xứ, Tương Ưng niệm xứ, đức Phật dạy dón gọn với câu "Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ". và Hành uẩn là một chi trong năm thủ uẩn. Xét về phạm vi thì hành uẩn hẹp hơn hành khổ. Hành khổ là nói về trạng thái, hành uẩn là nói đến chi pháp trong phần tổng nhiếp Khổ Đế. Xin mời đại chúng thực hành chia phước. Phần phước mà tôi đã làm đây hãy là điều kiện diệt tuyệt tất cả lậu hoặc, Hãy là điều kiện đời đời kiếp kiếp luôn gần gũi chánh pháp, có chánh kiến, được xuất gia, học đạo, tu tập với các bậc Thánh từ thuở bé, nhàm chán ngũ trần, trí tuệ thù thắng, đủ điều kiện giữ giới, chứng đắc Tứ đạo, Tứ quả, Niết bàn trong ngày vị lai. Xin chư thiên và đại chúng hoan hỷ cùng tôi. Sadhu. Sadhu. Sadhu. Lành thay! Chữ Sadhu có nghĩa là tốt lành thay, đức hạnh, có lợi. Vì thế, khi nói lên chữ Sadhu hay Lành thay, chúng ta cần nhận rõ có sự hoan hỷ trong tâm không. Và cần hiểu khi nói lên Có điều này con xin thưa cùng đại chúng: khi dành thời gian tìm hiểu về Tứ Đế, con có rơi vào trạng thái muốn từ bỏ. Bởi khi tìm hiểu, con nhận ra nội dung Tứ Đế không đơn giản. Vì thế, con rất mong nhận được phản hồi từ đại chúng để có thêm động lực tiếp tục duy trì hoạt động của nhóm. Chúng ta không phải quan hệ thầy trò, đơn thuần chỉ là những bạn đạo cùng nhau học pháp. Vì thế, xin đại chúng đừng ngại chia sẻ cùng con. Chúc các thành viên an vui. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tứ Diệu Đế Sat 20 Jul 2019, 18:41 | |
|
GIỚI THIỆU ĐẠI CƯƠNG KINH A DI ĐÀ |
| Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên. 1. XUẤT XỨ KINH A DI ĐÀ VÀ Ý NGHĨA DANH HIỆU.Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo. Kinh A Di Đà (tiểu bản Sukhàvatì - vyùha) là một bản toát yếu của Đại Vô Lượng Thọ Kinh (đại phẩm Sukhàvatì - vyùha), dịch từ Phạn bản qua Hán bản. Bản Kinh người viết dùng làm tư liệu tham khảo ở đây là bản dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần, một trong toàn tập Tịnh Độ dịch từ năm 147 đến năm 713 sau Tây lịch. Tập Kinh Quán Vô Lượng Thọ (Amitayur - Dhyàna Sutra) cho ta biết nguyên lai của giáo lý Tịnh độ do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết. A Xà Thế, Thái tử thành Vương Xá, nổi loạn chống lại vua cha là Tần Bà Sa La và hạ ngục nhà vua này; hoàng hậu cũng bị giam vào một nơi. Sau đó, hoàng hậu cầu thỉnh Đức Phật chỉ cho bà một chỗ tốt đẹp hơn, nơi không có những tai biến xảy ra như vậy. Đức Thế Tôn liền hiện thân trước mặt bà và thị hiện cho thấy tất cả các Phật độ và bà chọn quốc độ của Phật A Di Đà coi như tối hảo, Phật bèn dạy bà cách tụng niệm về quốc độ này để sau cùng được thác sinh vào đó. Ngài dạy bà bằng giáo pháp riêng của Ngài và đồng thời giảng giáo pháp của Phật A Di Đà. Cả hai giáo pháp cuối cùng chỉ là một, điều này ta có thể thấy rõ theo những lời Ngài dạy Tôn giả A Nan ở đoạn cuối của các bài pháp: "Này A Nan, hãy ghi nhớ bài thuyết pháp này và lặp lại cho đại chúng ở Kỳ Xà Quật nghe. Thuyết giáo này, ta gọi đấy là Kinh A Di Đà". Quan điểm đó của kinh Quán Vô Lượng Thọ như muốn nói lên giáo lý A Di Đà cùng nguồn gốc với giáo lý Nguyên thủy, đều do Đức Thế Tôn thuyết. (Các tông phái đạo Phật, bản dịch của Tuệ Sỹ, Tu thư Đại học Vạn Hạnh 1973, tr.329). Danh hiệu A Di Đà dịch từ tiếng Phạn Amita hay Amitàyus hoặc Amitàbha, có nghĩa là Vô lượng, Vô lượng thọ, Vô lượng quang (ngoài ra, có nơi ghi thêm nghĩa: Cam lồ, Vô lượng thanh tịnh, Vô lượng công đức). Danh từ Vô lượng, nếu miêu tả xét theo không gian, sẽ là Vô lượng quang; nếu trên cương vị thời gian, thì là Vô lượng thọ. Đấy là Pháp thân (Dharma - kàya). Pháp thân này là Báo thân (Sambhoga - kàya) nếu Phật được coi như là đức Phật "giáng hạ thế gian". Nếu Ngài được coi như một Bồ Tát đang tiến lên Phật quả, thì Ngài là một vị Phật sẽ thành, như Bồ Tát Cần Khổ (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Nói cách chính xác hơn, nếu chúng ta mô tả một vị Phật dựa trên căn bản giác ngộ viên mãn, chúng ta sẽ đi đến một lý tưởng về Phật, nghĩa là Vô lượng quang biểu tượng của trí tuệ giải thoát (Phật trí); Vô lượng thọ biểu tượng của đại định (tâm giải thoát), ở ngoài các vọng tưởng phân biệt. YÙ nghĩa Vô lượng quang và Vô lượng thọ, và nhân cách giác ngộ của trí tuệ và từ bi vô cùng tận, tất cả chỉ giản dị là những giải thích về Vô lượng. Theo Kinh A Di Đà, Đức Phật A Di Đà đã ra đời cách đây "10 A tăng kỳ kiếp", có nghĩa là "từ lâu đời rồi" và có thể là nhắc tới hiện thân thứ 2 hay thứ 3 của Ngài, Phật nguyên thủy có thể là xa xưa hơn nữa, hiện nay Ngài đương thuyết pháp và sẽ còn tiếp tục thuyết pháp tại đó cho đến một tương lai lâu xa. Mặt khác, "trong tương lai, khi Kinh pháp mất hết, Như Lai cũng thương chúng sinh mà giữ Kinh này thêm một trăm năm. Ai gặp được cũng thỏa nguyện. Và từ đó về sau, Kinh này cũng không còn, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật rộng độ quần sinh". (Đại Tạng Kinh bản chữ Vạn 150/36A trích dẫn). (Sđd, tr.362). 2. CẢNH GIỚI A DI ĐÀ (TỊNH ĐỘ)* Đoạn 1 : a. Kinh văn: "Thu Tử, quốc độ ấy vì lý do gì mệnh danh là Cực lạc? Vì người quốc độ ấy không có mọi sự khổ não, chỉ hưởng yên vui, nên mệnh danh là Cực lạc. Thu Tử, quốc độ Cực lạc chỗ nào cũng có lan can bảy lớp, lưới giăng bảy lớp, hàng cây bảy lớp, toàn bằng bốn chất liệu quý báu, bao quanh khắp cả, vì vậy quốc độ ấy tên là Cực lạc". (Sđd, tr.191 - 192). b. Nghĩa biểu tượng: Như chúng ta hiểu, ngôn ngữ Đại thừa phần lớn là ngôn ngữ biểu tượng nói lên thực tại vốn rời xa ngôn ngữ khái niệm của con người. Nói ở nước Cực lạc, không có mọi sự khổ não, không có tất cả sự lo nơi tâm và sự khổ nơi thân, chỉ hưởng yên vui, có vô lượng sự mừng và sự thanh tịnh là nói ở Cực lạc chúng sinh đã đoạn diệt khổ - khổ diệt là nghĩa Diệt đế hay Niết bàn. Quan điểm này rõ ràng không rời xa truyền thống của giáo lý Nguyên thủy Phật giáo. Tại đây, bừng sáng lên rằng các tông phái Phật giáo đều trình bày Niết bàn theo cách: dẹp hết chấp thủ, vọng tưởng thì Niết bàn hiển lộ. Con đường đi đến Niết bàn ở Nikàya và A Hàm là đoạn trừ ái, thủ, vô minh hay đoạn trừ 10 kiết sử. Đó chỉ ròng là công phu chuyển đổi vọng tâm mà không đặt vấn đề đến các pháp, hiện tượng giới này. Phải chăng đây là ý nghĩa mà Thế Tôn dạy trong Nikàya và A hàm: "Khi ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh". Như vậy, chúng sinh ở nước của Phật A Di Đà là đã hành xong hay gần xong phạm hạnh của Thanh Văn, và đang tu tập hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chánh báo của chúng sinh Cực lạc (hàng Bất thối) là Vô sinh và Nhất sinh bổ xứ, nên cảnh giới y báo hẳn là thanh tịnh, trang nghiêm bằng bảy báu, biểu tượng cho những gì quý giá ở ngoài sinh diệt. * Đoạn 2: a. Kinh văn: "Thu Tử, quốc độ Cực lạc chỗ nào cũng có cái hồ bằng bảy chất liệu quý báu, thứ nước đủ tám đặc tính tràn đầy trong đó. Đáy hồ trang rải toàn cát bằng vàng. Thềm và đường bốn phía đều do bạc, vàng, lưu ly, pha lê, bốn chất liệu quý báu như vậy hợp lại mà thành. Trên hồ có lâu đài, cũng dùng bạc, vàng, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não mà trang hoàng. Hoa sen trong hồ lớn như bánh xe, màu xanh ánh ra sáng xanh, màu vàng ánh ra sáng vàng màu trắng ánh ra sáng trắng, nhiệm mầu (*) hương khiết. Thu Tử, quốc độ Cực lạc thành tựu sự trang nghiêm như vậy" (Sđd. tr. 191 - 192). b. Nghĩa biểu tượng: Nước Cực lạc là nơi đã đoạn diệt khổ, nên chúng sinh đã và đang tiếp tục chứng đắc Thất giác chi: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả (tượng trưng bằng bảy chất liệu quý báu), và Tám cảnh giới thiền định: Tứ thiền sắc giới và Tứ không (tượng trưng bằng thứ nước đủ tám đặc tính tràn đầy). Tại đó, chúng sinh đã chứng Tâm giải thoát hoàn toàn và đang tiến dần đến Tuệ giải thoát tối thượng (biểu tượng hoa sen nhiệm mầu hương khiết, hương thơm vi diệu, ánh sáng chiếu sáng từ hoa sen). Do vì chứng đắc các quả vị ngang qua tu tập phạm hạnh (Giới, Định, Tuệ) nên chúng sinh được thác sinh về Cực lạc. Tại đây, chúng ta có thể phát biểu rằng, giáo lý Phật giáo luôn luôn "nhất quán", nhằm đưa đến mục đích sau cùng của đời sống phạm hạnh là đoạn tận ái, thủ, vô minh, giải thoát hết thảy các lậu hoặc. Nếu được khéo tu tập thì sẽ chuyển được khổ đau sinh tử thành giải thoát, Niết bàn ngay trong hiện tại (Ta bà bất ly đương xứ, Tịnh độ chỉ tại mục tiền), tất cả những gì thuộc công việc chuyển hóa đều có mặt trong chúng ta, tất cả đang chờ đợi sự tỉnh giác và quyết tâm của hành giả ngay từ hiện tại. Vì vậy, trọng điểm của công việc tu tập thất giác chi, thiền định hay hầu hết các kinh điển Nam tạng và Bắc tạng vẫn luôn đặt vào việc đoạn trừ tham ái hay đoạn trừ chấp thủ... 3. PHÁP ÂM Ở CÕI TỊNH ĐỘa. Kinh văn: "Thu Tử, quốc độ Cực lạc thường có các loại chim lạ, đẹp, và màu sắc xen nhau, đại loại như bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, tần dà, cọng mạng. Những loại chim này, ngày đêm sáu buổi, kêu ra âm thanh nhịp điệu và tuyệt nhã. Âm thanh ấy diễn đạt năm căn bản, năm năng lực, bảy thành phần tuệ giác, tám thành phần đường chánh, các pháp đại loại như vậy. Người quốc độ Cực lạc nghe âm thanh ấy thì ai cũng nhớ nghĩ về Phật, nhớ nghĩ về Pháp, nhớ nghĩ về Tăng. Thu Tử, đừng bảo các loại chim này thật do nghiệp dữ kết quả mà có, vì quốc độ Cực lạc không có ba nẻo đường dữ. Thu Tử, quốc độ Cực lạc cái tên đường dữ còn không có, huống chi có cái thật đường dữ. Các loại chim này, toàn là Đức A Di Đà Phật muốn làm lan tràn âm thanh diệu pháp nên biến hiện ra. Thu Tử, quốc độ Cực lạc gió nhẹ thổi động những hàng cây và lưới giăng quý báu, phát ra âm thanh tuyệt diệu, tựa như trăm ngàn nhạc khí đồng thời hòa tấu. Ai nghe âm thanh ấy cũng tự nhiên sinh ra tâm trí nhớ nghĩ về Phật Pháp Tăng. Thu Tử, quốc độ Cực lạc thành tựu sự trang nghiêm như vậy". (Sđd, tr. 193 - 194). b. Nghĩa biểu tượng: Cảnh giới Cực lạc là cảnh giới của những tâm thức thanh tịnh và giải thoát nên các tiếng chim hót ở đó phải là tiếng lòng giải thoát. Đó là tiếng vọng của tâm thức đã, đang và sắp chứng thuần thục năm căn bản (Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn)Năm năng lực (Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực)Bảy thành phần tuệ giác (Niệm, Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định và Xả)Tám thành phần đường chánh (Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Định); các pháp đại loại như vậy là cùng pháp số trên đây còn có Lục độ Vạn hạnh. Cũng nên biết, 4 pháp số trên là Bồ đề phần pháp (nhân tố và thành phần của tuệ giác ), và tại quốc độ Ta bà này thì Bồ đề phần pháp, ngoài 4 pháp số trên còn có 3 pháp số nữa là: một, 4 đề tài mà sự nhớ nghĩ cư trú vào đó (tứ niệm xứ); hai, 4 nỗ lực chính xác (tứ chánh cần); ba, 4 chân đứng thần diệu (tứ như ý túc). Ba pháp số này cộng 4 pháp số trên thành 37 Bồ đề phần pháp mà nếu hợp lại thì thực thể có 9, là tuệ, tiến, định, tín, niệm, hỷ, xả, khinh an và vô biểu sắc. (Tục tạng Kinh bản chữ Vạn 33/80B). Di Đà đại bản nói, Bồ tát và Thanh văn có vị muốn nghe âm thanh thuyết pháp, có vị muốn nghe âm thanh âm nhạc, có vị muốn nghe hương thơm của hoa, có vị không muốn nghe âm thanh nào hết...; ai muốn nghe gì thì chỉ nghe thứ ấy, và ai không muốn nghe thì không nghe gì cả (Đại tạng kinh bản Đại chính tân tu 12/332) Tất cả các pháp lành trên là tiêu biểu cho Đạo đế, và đang hướng đến Phật trí. Khi hành giả có Định và Tuệ thì sẽ thấy và nghe tiếng pháp Vô ngã khắp mọi nơi. Bấy giờ chim muôn, hoa lá, núi sông... đều nói pháp. Cũng vậy, ở nước Cực lạc, quê hương của Trí tuệ, gió chim đều tuyên giảng Đạo đế. Thực tại tính Di Đà thường xuyên thuyết chánh pháp nên chúng sinh ở đó có điều kiện để tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng khả năng ly dục và thành tựu rốt ráo phạm hạnh... 4. CHÚNG SANH Ở CÕI TỊNH ĐỘa. Kinh văn: "Thu Tử, Đức A Di Đà Phật có vô lượng đệ tử Thanh văn, toàn là A la hán, không phải toán số biết được. Đệ tử Bồ tát cũng tương đương như thế. Thu Tử, quốc độ Cực lạc thành tựu sự trang nghiêm như vậy. Thu Tử, người sinh quốc độ Cực lạc toàn là những bậc Không thoái chuyển, trong đó có nhiều vị Một đời thành Phật. Số này rất nhiều, toán số cũng không thể biết được, chỉ có thể đem cái số vô lượng vô số mà nói". (Sđd, tr. 195 - 196). b. Nghĩa biểu tượng: Nếu A Di Đà Phật là tự tánh thanh tịnh tâm, là biểu tượng của Giới đức, Định đức và Tuệ đức, thì chính 37 Bồ đề phần pháp đã giáo hóa chúng sinh đến các quả vị A la hán, Không thoái chuyển, Một đời thành Phật. Nếu chúng sinh có vô lượng vô biên, thì các quả vị thánh kia cũng vô biên vô lượng mà kinh A Di Đà nói là do Đức A Di Đà Phật giáo hóa. Cực lạc không có mọi yếu tố thiên nhiên và xã hội kích thích phát sinh phiền não hạnh nghiệp, mà toàn là những yếu tố trái lại. Chính điều này là lý do vì sao nên nguyện sinh Cực lạc. Sinh Cực lạc là được sống với thượng thiện nhân trong thiện xứ. Thì sự trở lại Ta bà hay du hóa mười phương chỉ là sự phân thân.... 5. SỰ THẬT CỦA VIỆC TRÌ NIỆM A DI ĐÀa. Kinh văn "Thu Tử, như hiện thời Như Lai tán dương ích lợi những sự bất khả tư nghi của Đức A Di Đà Phật, các quốc độ phương Đông... phương Nam... phương Tây... phương Bắc... phương Dưới.. phương Trên... hằng hà sa số các đúc Như Lai đại loại như vậy, đều ở nơi quốc độ của mình, đưa ra tướng lưỡi rộng dài, trùm khắp đại thiên quốc độ, nói lời thành thật như vầy: Các người nên tin bản kinh tán dương những sự bất khả tư nghì, hết thảy chư Phật đều gìn giữ cho". (Sđd, tr.197 - 202). b. Nghĩa biểu tượng Đức Thích Tôn và chư Thế Tôn trong 10 phương thế giới đang đồng âm tán dương công đức vô lượng của Đức A Di Đà là ý nghĩa chư Thế Tôn tán thán con đường giải thoát Giới, Định, Tuệ. Vì Giới, Định, Tuệ là 3 mặt của thực tại, trong Giới có Định có Tuệ; trong Định có Giới có Định.Trong Tuệ có Giới có Định. Mức độ thăng hoa của một trong ba chi phần này có liên quan đến hai chi phần kia. Có Tuệ mới biết đâu là Giới, có Tuệ mới ổn định được tâm, càng thực hiện được Giới, tức càng thực hiện được các quy luật tự nhiên thì càng hiểu biết về thực tại, từ đó hiểu được tâm; ổn định tâm; có ổn định tâm thì tâm mới thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh. Đây chính là con đường mà truyền thống chư Phật trong ba đời hằng thuyết giảng trong mỗi thời pháp; cũng là con đường độc nhất đưa đến giải thoát sinh tử. Cho nên chúng sinh cầu nguyện về nước Cực lạc thì không thể cầu nguyện suông được mà phải là lời cầu nguyện cụ thể bằng hành động tu tập 37 phẩm trợ đạo, và ý nghĩa niệm danh hiệu A Di Đà là ý nghĩa hướng tâm vào Giới, Định, Tuệ... 6. KẾT LUẬNGiáo lý Kinh A Di Đà rất mực cụ thể vì đã trình bày cái chân lý tuyệt đối và phổ quát, từ đó có thể áp dụng trong mọi hình thái sinh hoạt của xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị... như đã trình bày ở các phần trước, Kinh A Di Đà có thể trình bày vắn tắt vào các điểm sau: 1. Kinh diễn tả ý nghĩa danh hiệu A Di Đà: Vô lượng quang, Vô lượng thọ là trỏ cho chân lý, cho trí tuệ, cho pháp thân Phật, cũng là ý nghĩa 10 lực của Đức Như Lai mà Kinh tạng Nikàya thường nêu rõ. Ở đây, ý nghĩa lâu bền của chân lý, của Phật pháp, của giải thoát ... cũng cần được ngầm hiểu. 2. Cảnh giới Cực lạc của Phật A Di Đà là cảnh giới hòa bình, an lạc, thiện lành tuyệt đối, tượng trưng cho Niết bàn, vừa trỏ đến Niết bàn, tức Diệt đế. Từ đó ta phải hiểu rằng mọi hình tha1i sinh hoạt hằng ngày, suy rộng ra, từ Diệt đế, ta có thể phản suy để hiểu ngầm lời dạy về Khổ đế, Tập đế và từ đó tìm hiểu Đạo đế. Rõ ràng đây là giáo lý căn bản nhất của kinh điển Nguyên thủy. 3. Pháp môn niệm Phật là con đường thuận hợp với nhiều căn cơ chúng sinh; được xem là pháp môn chủ yếu trong kinh A Di Đà mà ta cũng tìm thấy trong các kinh Nikàya, nhất là trong Tăng Chi. Niệm Phật để được nhất tâm, đưa đến, tức niệm Phật là hành thiền, là phá chấp, là vô ngã, là thực hiện Bát chánh đạo, hay nói chung là tu tập 37 phẩm trợ đạo. Từ nội dung đầy ý nghĩa trên, ta có thể đi tìm một mẫu số chung, một nội dung lớn xuyên suốt bộ kinh A Di Đà: đó là sự nêu trỏ cái tâm, nhận biết tâm, tu sửa tâm, chứng ngộ tâm. Đó là ý nghĩa Tâm học của Phật giáo. Thật thế, qua kinh A Di Đà, Đức Vô lượng thọ, Vô lượng quang là trỏ cái tâm vô, cái tâm tuyệt đối, cái bản thể Như Lai tạng được triển khai, lớn mạnh và viên mãn. Đó là cái tâm nguyên thủy, rất mực thanh tịnh, giải thoát. Đó là tâm Phật vốn có trong một chúng sinh; mà vì chúng sinh còn mê muội, còn trôi lăn trong sinh tử luân hồi nên không thể hiện được cái tâm tuyệt đối vốn có của mình. Cái tâm tuyệt đối này được kinh A Di Đà dùng ngôn ngữ biểu tượng để tả một cảnh giới Cực lạc, đấy là trỏ đến Niết bàn như đã nói. Thì ra tâm giải thoát là Niết bàn, không mang chút gì là ngã, ngã sở, do đó hạnh phúc viên mãn miên trường. Như đã nói, pháp môn niệm Phật chính là niệm tâm, là thiền định, đưa đến trí tuệ giải thoát. Niệm Phật A Di Đà là niệm cái tâm, Phật tính vốn có của mình, để chứng ngộ nó; và như thế ý nghĩa nhờ vào tha lực hay nhờ gia trì lực rốt lại cũng chính là tự lực, tự giải thoát. Đó là ý nghĩa của sự tự chứng thánh trí của kinh Lăng Già, vốn đã được Đức Phật khuyên dạy: "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi". ***Chú thích: "Hoa sen mà nói nhiệm mầu là vì hoa ấy thực mà không chất ngại nhau, và hoa sinh người mà như thế thì người do hoa sinh là như thế, có thể biết được". (Tục tạng kinh bản chữ Vạn 108/333A. Phần sau của lời giải thích này là nói người sinh Cực lạc thì hóa sinh trong hoa sen ấy, "Chín phẩm hoa sen làm bậc cha mẹ", do vậy mà cơ thể người Cực lạc không có và có những gì cơ thể chúng ta có và không có) (Sđd, tr. 332) Thích Chơn Thiện |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tứ Diệu Đế | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |