Hôm qua ,trường tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương..
Nhớ lại câu " " Cao sơn ngưỡng chỉ. Cảnh hành hành chỉ", đây là hai câu đầu trong chương V của Thiên Xa hạt ( chốt xe ), bài số 224 phần Tiểu nhã trích từ Kinh Thi
Nguyên thư trong thơ “Xa hạt” (chương V) có sáu câu như thế này
cao sơn ngưỡng chỉ / cảnh hành hành chỉ / tứ mẫu phi phi / lục bí như cầm / cấu nhĩ tân hôn / dĩ ủy ngã tâm
“Cao Sơn ngưỡng chỉ, cảnh hành hành chỉ” được giải nghĩa tóm tắt như sau: Núi cao thì có thể ngẩng trông lên. Con đường lớn thì có thể đi được.
Nhưng trong sách “Lễ Kí tạp thuyết” của Chu Hy (Triết gia Trung Quốc thời Nam Tống 1127-1279) lại lí giải là : “ Núi cao thì để người ta ngưỡng trông. Bậc có đức hạnh lớn thì được người ta xem như khuôn mẫu mà noi theo”.
Và co ai đó đã trích ra hai cụm từ “cao sơn” và “cảnh hành” và ghép lại thành “cao sơn cảnh hành” thành bức đại tự “ trên nóc cổng đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ
Nều dịch sát nghĩa thì Cao sơn cảnh hành chỉ có nghĩa là Núi cao đương lớn
Nhưng nếu dựa vào đôi câu đối hai bên cổng chính Đền Hùng là :
1/ " Thác thủy khai cơ tứ cố sơn hà quy bản tịch/ Đăng cao vọng viễn quần phong la liệt tự nhi tôn " ( Mở lối đắp nền bốn mặt non sông về một mối/ Lên cao nhìn rộng chập trùng đồi núi tựa cháu con )
2 /" Đăng giả hệ hà tư, vạn cổ giang sơn đế tạo thủy/ Giai tai do vượng khí, thiên nhiên thành quách úy thông gian " ( Lên đây nhớ về cội nguồn, vạn cổ giang sơn này do vua tạo dựng/ Đẹp thay nhờ vượng khí, ngàn năm thành quách cây cỏ tốt tươi )
Như vậy cao sơn cảnh hành mang nghĩa “Núi cao” và “Đường lớn” phải hiểu theo nghĩa bóng để chỉ “Đức lớn của các Vua Hùng” và “Con đường lớn ghi nhờ cội nguồn của dân tộc”
( hình trên mạng)