Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:24
Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 16:48
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 15:43
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 15:37
Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Yesterday at 15:31
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 01:29
7 chữ by Tinh Hoa Sun 24 Nov 2024, 05:26
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Phát ngôn 'cái lu' của ĐB Hồng Xuân gây phản ứng khôi hài | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Phát ngôn 'cái lu' của ĐB Hồng Xuân gây phản ứng khôi hài Fri 19 Jul 2019, 07:54 | |
| Phát ngôn 'cái lu' của ĐB Hồng Xuân gây phản ứng khôi hài
Hoàng Trúc
Ý kiến nói phát ngôn 'cái lu' gây tranh cãi của bà Phan Thị Hồng Xuân cho thấy "sự thiếu chuyên nghiệp của cá nhân và sự dễ dãi của ban tổ chức kỳ họp Hội đồng Nhân dân".
Kể cả những quán cà phê chuyên bàn về chứng khoán cũng tạm gác các chỉ số để bàn chuyện chống ngập bằng lu do PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất. Câu chuyện thu hút sự bàn tán của dư luận trên tất cả các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, bên bếp ăn và tràn ngập vỉa hè.
Bà Xuân khóa trang Facebook cá nhân sau khi hứng "gạch đá" bằng đủ thứ ngôn từ, từ góp ý mang tính học thuật đến thóa mạ cá nhân.
Câu chuyện chạm đến "phần mềm" nhạy cảm của người dân đó là thành phố ngập và trình độ cán bộ. Nhiều nguyên nhân gây ngập
Nguyên nhân gây ngập tại TP.Hồ Chí Minh đã được thông tin khá nhiều đó là biến đổi khí hậu dẫn tới lượng mưa lớn, tần suất mưa bất thường; đỉnh triều cao hơn do thủy triều xâm nhập qua hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông với sức tác động của nước biển dâng.
Tốc độ đô thị hóa cao, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không theo kịp sự phát triển, chưa tính hệ thống thoát nước cũ, nhỏ; khắc phục bằng thiết kế mới thì sai lệch các chỉ số, không phù hợp, thiếu đồng bộ.
Sụt lún nền đô thị, cốt nền xây dựng đô thị thấp nên không tạo được độ dốc phù hợp cho việc thoát nước. Ngoài việc lấn chiếm, san lấp trái phép thì sự buông lỏng hoặc tiếp tay trong quản lý cao độ xây dựng dẫn tới hình thành các vùng trũng thấp cục bộ. Chưa tính tới thói quen xấu xí xả rác ra kênh rạch, cửa xả…
Sài Gòn cứ mưa là ngập (hình ảnh VIETNAM NEWS AGENCY)
Chống ngập là ưu tiên trong các chương trình hành động của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh, nhưng ngập vẫn hoàn ngập, nguyên nhân chỉ ra cũng nhiều, giải pháp đã triển khai cũng đa dạng nhưng xem ra vẫn chưa đẩy lùi cơ bản việc ngập. Sài Gòn cứ mưa là ngập.
Trong một tham vọng và niềm tin lớn, thành phố đã chi ra 10.000 tỷ đồng cho một công trình chống ngập được coi là cơ bản.
Chúng tôi có mặt ở công trình đó và xem ra nó vẫn còn chưa thể vận hành được.
Tại cống kiểm soát triều Mương Chuối, một trong sáu cống kiểm soát triều, người ta thấy nhiều trụ bêtông sừng sững nhô lên khỏi mặt nước khoảng dưới 10 m, nối tiếp nhau từ bờ bên này sang bờ bên kia.
Các hạng mục chính dưới nước gần như thi công xong, nên chỉ còn vài công nhân đang làm những công việc phụ. Nhưng phía hai bên bờ, nhiều nhà dân trong phạm vi dự án thuộc diện giải tỏa vẫn còn sinh hoạt bình thường. Báo chí trong nước dẫn lời nhà đầu tư Trung Nam cho biết hai bên bờ dự kiến xây dựng trung tâm điều hành dự án cống kiểm soát triều, do công tác giải tỏa đền bù chưa xong nên nhiều hạng mục vẫn phải chờ.
"Với tình hình hiện tại, chúng tôi muốn lắp cửa van nhưng không thể làm được vì khi chặn dòng, phía bờ chưa thi công xong, nước tạo ra áp lực lớn có thể phá hủy nhiều thứ," một nhân viên nhà đầu tư Trung Nam nói.
Trong khi đó, hầu hết người dân ở đây cho biết sẵn sàng di dời, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
"Ai cũng biết đây là công trình chống ngập trọng điểm cho cả thành phố, nhưng chính sách bồi thường cho người dân phải thỏa đáng để chúng tôi còn an cư lạc nghiệp," ông Nguyễn Ngọc Minh, người dân xã Phú Xuân, Nhà Bè, nói với báo Tuổi Trẻ.
Trong một tình cảnh bức xúc như vậy cho cả hai phía chính quyền và người dân thì phát biểu ngớ ngẩn của một đại biểu Hội đồng Nhân dân đã gây nên làn sóng phản đối khôi hài của toàn xã hội.
Bà Phan Thị Hồng Xuân nói rằng, chỉ cần mỗi nhà có một cái lu đựng nước là thành phố giảm ngập, đây là kinh nghiệm dân gian Việt Nam và học tập kinh nghiệm từ Nhật.
'Yếu kém'
Thực tế người Việt ở nông thôn xưa kia chỉ dùng lu chứa nước mưa để uống chứ không phải chống ngập. Trong một nỗ lực có hiệu quả của chính phủ Việt Nam và Bộ Y Tế việc làm này đã hạn chế vì đã có hệ thống cung cấp nước sạch.
Hành động này của chính phủ Việt Nam được sự trợ giúp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) còn nhằm ngăn ngừa sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết.
Còn người Nhật chưa bao giờ dùng lu để chống ngập mà đó là một hệ thống, chứa, dẫn, điều tiết nước quy mô rất lớn.
Hầm chứa nước ngầm khổng lồ ở Tokyo: sâu 18 mét, diện tích 14 nghìn mét vuông để chống lụt và chuẩn bị cho Olympics Tokyo 2020 (hình ảnh TORU YAMANAKA) Việc phát biểu khinh suất của cán bộ công chức hay đại biểu nhân dân đã bộc lộ 'cốt nền" văn hóa của họ và những bằng cấp hào nhoáng đã bị rơi xuống bởi chính những phát biểu ngớ ngẫn, khinh xuất này.
Chống ngập luật cho một siêu đô thị trong chế độ bán nhật triều (trong một chu kỳ triều có hai lần triều lên và hai lần triều xuống) như TP Hồ Chí Minh là một vấn đề kỹ thuật mà không phải đại biểu nào cũng có thể nắm cơ bản.
Lẽ ra nếu đại biểu Hội đồng Nhân dân không có hiểu biết chuyên môn thì không nên phát biểu hoặc phải tìm hiểu, hỏi ý kiến chuyên gia chứ phát biểu khinh suất, rồi đe dùng Luật An ninh mạng đe nẹt người dân như cách của bà Xuân thì quả là một yếu kém kép.
Sự thiếu chuyên nghiệp trong các phiên thảo luận, phát biểu tại hội trường như trường hợp bà Phan Thị Hồng Xuân cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của cá nhân và sự dễ dãi của ban tổ chức kỳ họp.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phát ngôn 'cái lu' của ĐB Hồng Xuân gây phản ứng khôi hài Fri 19 Jul 2019, 08:58 | |
| Nhật Bản không dùng lu chống ngập
Tác giả: Thành Nhân . Những cái lu mà PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân nói là đã được sử dụng ở Tokyo trông ra sao và chúng khác gì với những cái lu bà Xuân đề nghị đưa vào các hộ gia đình nhằm chống ngập? . KD: Đọc được bài này, mình muốn đưa lên ngay Blog để bạn đọc, các chuyên gia về chống ngập lụt và các quan chức có trách nhiệm tham khảo, có thêm kiến thức, và hiểu “cái lu” của nước Nhật mà chị Xuân “lu” đã nhắc tới ra sao, khi đề nghị mỗi gia đình ở t/p “Triệu Lu” có những cái lu chứa nước chống ngập. . Đọc, xem các hình ảnh của Nhật, thấy buồn thấm thía. QG họ đã đầu tư xây dựng cả một hệ thống đường hầm thoát nước khổng lồ. Còn ở ta, đang loay hoay tranh cãi để trở về thời kỳ tranh “văn hóa dân gian bản địa” như chị Xuân Lu tâm đắc! 😦 😦 😦
Phát biểu sau đề xuất dùng lu chống ngập cho TP.HCM, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân – Trưởng Khoa Đô thị học (Trường đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng, đó là ý tưởng từng được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đề nghị, từng áp dụng thành công ở các nước và khẳng định Tokyo từng dùng lu để chống ngập.
Đường hầm thoát nước khổng lồ nằm sâu 50m bên dưới thành phố Kasukabe (Bắc Tokyo) Vậy, những “cái lu” ở Tokyo, ở Nhật trông ra sao và chúng khác gì với những cái cái lu mỹ thuật mà bà Xuân đề xuất?
Được gọi là đường hầm thoát nước hay đường hầm chống ngập, hệ thống Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel của Nhật được xây dựng tại Kasukabe, Bắc Tokyo là một công trình ngầm khổng lồ gồm 5 bồn chứa nước sâu 70m, rộng 32m mỗi bồn và chuyển nước dọc theo một đường hầm dài 6,3km để chứa lượng nước mưa vượt khả năng chịu đựng của thành phố bên trên. Ngoài hệ thống bồn chứa này, công trình còn có thêm một bể chứa trung tâm dài 177m, rộng 78m và cao 25m.
Đường hầm dài 6,3km, với 5 bồn chứa lớn và một bể chứa trung tâm Trong trường hợp các bồn và bể chứa nước đầy, một tổ hợp 4 máy bơm sức mạnh tương đương động cơ máy bay Boeing 737 sẽ được khởi động để bơm nước khỏi bồn chứa và đẩy ra sông Edo.
Trung tâm điều khiển hệ thống đường hầm thoát nước, chống ngập cho Tokyo
Để hoàn thành công trình được mệnh danh là “Đền Pathenon” này, Nhật đã tốn 13 năm xây dựng (từ năm 1993-2006) và tiêu hết 2 tỷ USD.
Tạm chưa bàn đến những công trình phụ trợ, hệ thống điều khiển, nhân công và các phương án đồng bộ khác để chống ngập, tiêu nước thì những bồn chứa và đường hầm khổng lồ ở Tokyo dứt khoát không thể gọi là cái lu và đương nhiên không thể phát cho các hộ gia đình như PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân đề xuất.
Khi không có mưa, Sanno 1 là một sân vận động
Tương tự, ở thành phố Fukuoka, ngoài việc mở rộng và nạo vét sông (trong khi ở nước ta là san lấp, lấn sông), chính quyền thành phố đã cho xây dựng hai hồ điều tiết nước mưa với tổng công suất gần 30.000m3. Khi không có mưa bề mặt hồ Sanno 1 là một sân vận động. Khi mưa lớn, sân vận động sâu 1,8m này sẽ thành hồ. Đương nhiên, một cái lu như thế không thể cấp phát cho các hộ dân hoặc đề nghị dân tự sắm.
Hệ thống rào chắn lũ trên sông Thames (London) Nhằm ngăn nước lụt tràn vào London, từ năm 1974, chính quyền thành phố đã cho xây “hàng rào nước” trên sông Thames là những thanh chắn gồm các ống thép rỗng ruột. Trong điều kiện bình thường, hàng rào này được nâng cao để tàu thuyền có thể đi qua và sẽ hạ xuống để chặn dòng nước lũ.
Ở Hà Lan – quốc gia có phần lớn diện tích nằm thấp hơn mực nước biển, từ năm 1950 – 1997, chính phủ Hà Lan đã cho xây cả một mạng lưới các đập chắn nước, cống, đê để chặn nước và bơm nước ngược ra biển mỗi khi có mưa ngập. Chưa dừng lại ở đó, chính quyền Hà Lan còn tận dụng các hệ thống đê, đập này để làm thủy điện, phục vụ cho người dân.
Đường hầm thoát nước kiêm đường cao tốc ở Kuala Lumpur (Malaysia)
Gần gũi hơn, trong phạm vi ASEAN, đường hầm Stormwater Management and Road Tunnel, như tên gọi của nó, là một công trình kết hợp giữa nhiệm vụ thoát lũ và hầm đường bộ. Đường hầm dài 9,7km và rộng 13m được thiết kế làm hai tầng. Khi không có mưa, hai tầng công trình đều là đường cao tốc để xe cộ qua lại. Khi mưa vừa, tầng dưới của đường hầm sẽ hạn chế xe cộ, chuyển sang nhiệm vụ dẫn nước khỏi thủ đô Kuala Lumpur. Khi có mưa lớn, toàn bộ đường hầm sẽ làm nhiệm vụ thoát nước.
Rất nhiều công trình chống ngập khác ở các thành phố trên thế giới đều là những đường hầm, bể chứa khổng lồ, rất dài và rất lớn. Không có cái lu nào được sử dụng cả.
Kể cả công trình hồ điều tiết chống ngập trên đường Võ Văn Ngân (Q.Thủ Đức, TP.HCM), tuy hết sức nhỏ bé so với các công trình trên thế giới, cũng dài 13m, rộng 14m và chứa được… 109m3 nước. Những chiếc lu của PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, khi được đưa vào các hộ gia đình, các căn hộ chung cư, các khu nhà trọ chật hẹp mà mỗi mét vuông đất đều tốn rất nhiều tiền và thu hẹp diện tích sử dụng của dân cư, sẽ chứa được bao nhiêu nước mưa?
(Nguồn: kimdunghn)
|
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |