Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Biến động chính trị ở Venezuela

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Biến động chính trị ở Venezuela Empty
Bài gửiTiêu đề: Biến động chính trị ở Venezuela   Biến động chính trị ở Venezuela I_icon13Sun 27 Jan 2019, 12:52

Venezuela : Chủ tịch Quốc Hội tuyên bố đảm nhiệm chức vụ "quyền tổng thống" 


Trọng Thành (rfi)




Biến động chính trị ở Venezuela 2019-01-23t193916z_1177976378_rc134b16e3d0_rtrmadp_3_venezuela-politics_0
Ông Juan Guaido trong cuộc biểu tình chống chính quyền Nicolas Maduro tại Caracas, Venezuela, ngày 23/01/2019. REUTERS/Carlos Garcia Rawlins

 Tại Venezuela hôm qua, 23/01/2019, đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống chính quyền Maduro, theo lời kêu gọi của đối lập. Trước hàng chục nghìn người ủng hộ tại thủ đô Caracas, chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido bất ngờ tuyên bố đảm nhiệm chức vụ « quyền tổng thống », để chuẩn bị cho một chính phủ chuyển tiếp, nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng kéo dài từ nhiều năm nay tại quốc gia Nam Mỹ này. 

Ngày 23 tháng Giêng hôm qua cũng là một ngày mang tính biểu tượng đối với Venezuela, đánh dấu đúng 61 năm sự sụp đổ của chế độ độc tài Marcos Perez Jimenez. Không khí tại Venezuela rất căng thẳng. Theo AFP, trước khi các cuộc tuần hành diễn ra, nhiều vụ đụng độ dữ dội đã diễn ra giữa những người chống và những người ủng hộ chế độ Maduro, khiến ít nhất năm người thiệt mạng. 


Về cuộc biểu tình ủng hộ chủ tịch Quốc Hội Venezuela, thông tín viên Benjamin Dellile từ Caracas cho biết cụ thể : 


« Khoảng 17 giờ hôm qua tại Caracas, trong số hàng chục nghìn người ủng hộ Juan Guaido vẫn còn hàng trăm người ở lại trên đường phố. Ông Carlos - một người biểu tình có mặt bên cạnh diễn đàn, vào lúc lãnh đạo đối lập tuyên bố trở thành quyền tổng thống - cho biết cảm tưởng : ‘‘Thật là kỳ diệu. Rốt cục chúng ta đã có được một người lãnh đạo để đưa đất nước đi tới, chấm dứt thời kỳ độc tài’’. 


Đối với ông, các đe dọa của tổng thống Maduro - cáo buộc nhà đối lập ‘‘đảo chính’’ với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ - là không có nghĩa lý gì. Carlos nói : Giờ đây ông ta có thể nói bất cứ điều gì mà ông ta muốn, nhưng hiện nay ông ta đang nắm quyền một cách bất hợp pháp, vì vậy lời nói của ông ta không còn có ý nghĩa gì. Tổng thống hiện nay là Guaido. 


Ngay trước khi chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido tuyên bố trở thành quyền tổng thống, nhiều sĩ quan quân đội ủng hộ chế độ Maduro đã đe dọa bắt giữ ông Guaido, nếu ông ấy quyết định như vậy. Tuy nhiên, đối với công dân Arturo, 53 tuổi, phía quân đội sẽ không được lợi gì cả. Ông nói : Nếu họ bắt ông ấy, tôi nghĩ rằng việc này sẽ làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng xã hội rất nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. 


Arturo cũng hoan nghênh các ủng hộ quốc tế đối với tân tổng thống. Theo ông, họ làm như vậy là đúng, là tôn trọng Hiến Pháp và pháp luật Venezuela. 


Về phần mình, ông Ernesto có cảm giác mình vừa tham gia vào một tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử. Ông nói : Juan Guaido đã mở ra một thời kỳ mới. Ông ấy đã cho thấy ông ấy là đại diện hợp hiến và hợp pháp của nhân dân, một vị tổng thống chính đáng. 


Tại Venezuela hiện tại như vậy có hai tổng thống. Và không ai trong số hai người sẵn sàng từ bỏ chức vụ ». 


Trong lúc đông đảo dân chúng ủng hộ chủ tịch Quốc Hội đảm nhận cương vị quyền tổng thống, bộ trưởng Quốc Phòng Venezuela, ông Vladimir Padrino, hôm qua tuyên bố không công nhận tổng thống tự phong. Còn Tòa Án Tối Cao Venezuela, gồm đa số là các nhân vật ủng hộ chế độ, thì ra lệnh mở cuộc điều tra hình sự nhắm vào các nghị sĩ Venezuela, bị cáo buộc là tiếm quyền của tổng thống Maduro. 


Tổng thống Nicolas Maduro hôm 10/01/2019 chính thức nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai. Tuy nhiên, đối lập Venezuela không chấp nhận kết quả bầu cử. Hiện tại Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và nhiều quốc gia châu Mỹ Latinh không công nhận ông Nicolas Maduro là tổng thống Venezuela. 


Venezuela : Mỹ công nhận lãnh đạo đối lập là tổng thống 


Sau tuyên bố tự phong làm tổng thống Venezuela tạm thời của lãnh đạo đối lập Juan Guaido, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/01/2019 đã nhanh chóng công nhận lãnh đạo mới của quốc gia Nam Mỹ. Qua thông cáo chính thức của Nhà Trắng, ông Trump cũng kêu gọi các quốc gia phương Tây noi gương Mỹ.


Thông tín viên RFI, Eric de Salve, tường thuật từ San Francisco :


« Tôi chính thức công nhận chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido là tổng thống Venezuela ». Trong thông báo bằng văn bản, tổng thống Mỹ kêu gọi tất cả các quốc gia phương Tây làm tương tự.


Theo tổng thống Mỹ, Quốc Hội do phe đối lập kiểm soát là cơ chế « chính đáng duy nhất của chính phủ… do dân bầu lên ». Donald Trump hoan nghênh quyết định của định chế này tuyên bố tổng thống Maduro không chính đáng, một quyết định mà theo ông Trump sẽ để trống văn phòng tổng thống.


Ông Trump xác định thêm : « Tôi sẽ tiếp tục sử dụng quyền lực kinh tế, ngoại giao của Mỹ để tái lập dân chủ ở Venezuela. »


Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có sẽ sử dụng đến quân đội hay không. Trên vấn đề này, tổng thống Mỹ cho biết : « Chúng tôi chưa có dự kiến gì. Nhưng tất cả những phương án đều được đặt trên bàn. »


Về phần mình, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi quân đội Venezuela bảo vệ dân chủ và thường dân.


Chế độ Caracas đã đáp trả ngay và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ. Tổng thống Maduro gia hạn cho các nhà ngoại giao Mỹ phải rời Venezuela trong 72 tiếng đồng hồ. 


Phản ứng của Châu Âu và Nga


Nếu đa số các quốc gia Châu Mỹ La Tinh noi gương tổng thống Mỹ, thì Châu Âu hôm nay kêu gọi chính quyền Venezuela tôn trọng « các quyền của chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido, sự tự do và an toàn của ông », nhưng không theo lời kêu gọi của Hoa Kỳ công nhận lãnh đạo đối lập là tổng thống tạm thời của Venezuela.


Thông cáo cũng cho rằng « người dân Venezuela có quyền biểu tình ôn hòa, có quyền chọn lãnh đạo và quyết định tương lai của mình ».


Nga đã phản ứng nghiêm khắc hơn. Matxcơva vẫn ủng hộ tổng thống chính đáng của Venezuela là ông Maduro và cảnh cáo hành động « can thiệp của nước ngoài », trong tình hình rất căng thẳng hiện nay ở Venezuela, có thể dẫn đến một « chế độ độc đoán và biển máu ».
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Biến động chính trị ở Venezuela Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biến động chính trị ở Venezuela   Biến động chính trị ở Venezuela I_icon13Sun 27 Jan 2019, 13:17

Ông Marudo cắt đứt quan hệ ngoại giao của Venezuela với Washington, đuổi các nhà ngoại  giao Mỹ


VOA. 24/1/2019

Sau khi lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido tuyên bố trở thành tổng thống lâm thời hôm 23/1, đương kim Tổng thống Nicolas Maduro đã phá vỡ mối quan hệ với Hoa Kỳ, ra tối hậu thư buộc các nhà ngoại giao Mỹ phải rời khỏi Venezuela trong vòng 72 giờ.

Trước đó Tổng thống Trump tuyên bố ủng hộ ủng hộ phe đối lập Venezuela, công nhận Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido là tổng thống lâm thời của đất nước.


Cũng hôm 23/1, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nói: “Hoa Kỳ không công nhận chế độ của ông Maduro là lãnh đạo chính phủ Venezuela. 


Theo đó, Hoa Kỳ cho rằng cựu tổng thống Nicolas Maduro không còn thẩm quyền pháp lý được công nhận để phá vỡ quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ hoặc ra lệnh trục xuất các nhà ngoại giao của chúng tôi.”


Hôm 24/1, Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng ủng hộ ông Guaido và tẩy chay ông Maduro. EU nói ý chí dân chủ của người Venezuela không thể bị phớt lờ, và kêu gọi tôn trọng các quyền dân sự, sự tự do và an toàn cho ông Guaido, nhưng chưa công nhận ông là lãnh đạo của Venezuela, theo Reuters.


Trong khi đó, Nga cáo buộc Hoa Kỳ đã hậu thuẫn cho phe đối lập tổ chức biểu tình và tuyên bố nắm quyền ở Venezuela. Nga còn cảnh báo sẽ chống lại sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào Venezuela, một đồng minh của Moscow.


Hãng tin Reuters trích lời phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Chúng tôi cho rằng việc chiếm quyền lực ở Venezuela là bất hợp pháp và vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”


Trung Quốc cũng lên tiếng ủng hộ ông Maduro, và nói rằng Bắc Kinh phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào Venezuela và ủng hộ những nỗ lực bảo vệ sự độc lập và ổn định của nước này.
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Biến động chính trị ở Venezuela Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biến động chính trị ở Venezuela   Biến động chính trị ở Venezuela I_icon13Sun 27 Jan 2019, 13:30

Các nước lớn Châu Âu sắp công nhận lãnh đạo đối lập Venezuela


VOA. 26/1/2019

Biến động chính trị ở Venezuela 72011ECA-887B-46D6-B92D-03EE737D96CB_cx0_cy5_cw0_w408_r1_s
Juan Guaido, 35 tuổi, tuyên bố ông là tổng thống lâm thời của Venezuela hôm thứ Tư. Kể từ khi đó, Mỹ, Canada và hầu hết các nước Mỹ Latin khác đã công nhận ông.



Các nước lớn ở Châu Âu bày tỏ sự ủng hộ lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido hôm thứ Bảy, nói rằng họ sẽ công nhận ông là tổng thống lâm thời nếu Nicolas Maduro không loan báo bầu cử trong vòng tám ngày tới.


Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha đều cho biết họ sẽ công nhận ông Guaido trừ phi các cuộc bầu cử mới được loan báo.

Venezuela đã chìm trong hỗn loạn dưới thời ông Maduro với tình trạng thiếu thức ăn và biểu tình hàng ngày trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và chính trị đã khiến người dân ồ ạt di cư và lạm phát dự báo tăng 10 triệu phần trăm trong năm nay.


Ông Maduro tái đắc cử vào tháng 5 năm ngoái với số lượng cử tri đi bỏ phiếu thấp và giữa những cáo buộc chính phủ mua phiếu. Phe đối lập trong nước, Mỹ và các chính phủ Mỹ Latin đã từ chối công nhận kết quả bầu cử.


Ông Guaido tuyên bố mình là tổng thống lâm thời vào ngày thứ Tư mặc dù ông Maduro, người lãnh đạo quốc gia giàu dầu mỏ này từ năm 2013 và được lực lượng vũ trang ủng hộ, đã từ chối thoái lui.


Đầu tuần này, Mỹ tuyên bố ủng hộ ông Guaido, với việc Phó Tổng thống Mike Pence gọi ông Maduro là “kẻ độc tài nắm quyền bất chính.” Kể từ khi đó, hầu hết các quốc gia Mỹ Latin và Canada đều nói họ ủng hộ nhà lãnh đạo 35 tuổi của phe đối lập.


Ngày thứ Bảy, thêm bốn nước Liên minh Châu Âu gia nhập.


Trong khi đó, Nga đã tuyên bố ủng hộ ông Maduro và hậu thuẫn đồng minh Nam Mỹ xã hội chủ nghĩa này và cáo buộc Mỹ tìm cách tiếm quyền ở Venezuela.


Mỹ hôm thứ Sáu nói đã sẵn sàng tăng cường các chế tài kinh tế để nhằm lật đổ ông Maduro.
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Biến động chính trị ở Venezuela Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biến động chính trị ở Venezuela   Biến động chính trị ở Venezuela I_icon13Sun 27 Jan 2019, 13:42

Ngoại Trưởng Mỹ thúc giục các nước “chọn một phe” ở Venezuela

VOA. 27/1/2019


Biến động chính trị ở Venezuela 17F4178B-CF56-4B7F-9CF0-F3748947E85C_w408_r1_s
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (giữa) biểu quyết trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở Thành phố New York, Mỹ, ngày 26 tháng 1, 2019.



Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Bảy kêu gọi các nước tại Liên Hiệp Quốc “chọn một phe” ở Venezuela, thúc giục họ ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido và kêu gọi bầu cử tự do và công bằng sớm nhất có thể.


Ông Pompeo phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gồm 15 thành viên, nhóm họp theo yêu cầu của ông sau khi Washington và một loạt các nước trong khu vực công nhận ông Guaido là nguyên thủ quốc gia và hối thúc Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro từ chức.

“Bây giờ là lúc để các quốc gia khác chọn một phe. Không chậm trễ, không lập lờ. Hoặc là quý vị đứng cùng các lực lượng tự do, hoặc là quý vị liên minh với Maduro và tình trạng hỗn loạn của ông ta,” ông Pompeo nói với hội đồng.


“Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành viên của Hội đồng Bảo an ủng hộ tiến trình chuyển tiếp dân chủ của Venezuela và vai trò của Tổng thống lâm thời Guaido trong đó,” ông nói.


Nga trước đó đã tìm cách ngăn chặn cuộc họp này nhưng không thành công. Moscow phản đối những nỗ lực của Mỹ và cáo buộc 



Washington ủng hộ một nỗ lực đảo chính, đặt Venezuela vào trung tâm của một cuộc đấu tranh địa chính trị đang lớn dầu.

“Venezuela không phải là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh,” Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vebily Nebenzia nói với Hội đồng Bảo an.


“Nếu có bất cứ điều gì là mối đe dọa đối với hòa bình, thì đó là hành động vô liêm sỉ và hung hăng của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ nhằm lật đổ Tổng thống được bầu cử chính đáng của Venezuela,” ông nói.


Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Guinea Xích đạo đã ngăn chặn một nỗ lực của Mỹ thúc đẩy Hội đồng Bảo an thể hiện sự ủng hộ trọn vẹn đối với Quốc hội Venezuela như là “định chế được bầu cử dân chủ duy nhất” của nước này.


Bốn nước trên cũng biểu quyết chống lại việc tổ chức cuộc họp của Hội đồng Bảo an. Chín nước biểu quyết ủng hộ cuộc họp, trong khi Bờ Biển Ngà và Indonesia không biểu quyết.


Ông Pompeo cáo buộc Nga và Trung Quốc “nâng đỡ một chế độ thất bại với hi vọng thu hồi hàng tỉ đôla các khoản đầu tư và viện trợ thiếu suy xét trong nhiều năm qua.”
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Biến động chính trị ở Venezuela Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biến động chính trị ở Venezuela   Biến động chính trị ở Venezuela I_icon13Wed 30 Jan 2019, 07:30

Mỹ chế tài dầu khí, tăng áp lực lên tổng thống Venezuela


VOA 29/12019

Chính quyền Mỹ ngày 28/1 ban hành các biện pháp chế tài sâu rộng lên công ty dầu khí quốc doanh PDVSA của Venezuela. Đây là trừng phạt tài chính mạnh tay nhất của Mỹ, tính tới thời điểm này, đối với nhà lãnh đạo độc tài theo chủ nghĩa xã hội của Venezuela, Tổng thống Nicolas Maduro.


Các chế tài này tăng cường áp lực buộc ông Maduro phải từ chức, chuyển giao quyền lực cho lãnh đạo đối lập Juan Guaido, người tuần trước tự xưng là Tổng thống lâm thời Venezuela và được Mỹ cùng nhiều nước khác công nhận.


“Chúng ta tiếp tục phơi bày sự tham nhũng của Maduro và đồng bọn và hành động hôm nay đảm bảo rằng họ không thể nào tiếp tục cướp bóc tài sản của người dân Venezuela,” cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton phát biểu với báo giới tại Tòa Bạch Ốc.


Lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump phong tỏa các tài sản của PDVSA ở Mỹ, nguồn thu nhập lớn nhất của Venezuela và chủ nhân của công ty lọc dầu Mỹ Citgo Petroleum, tài sản ở nước ngoài quan trọng nhất của Venezuela.


Chính quyền Trump lâu nay chưa nhắm vào lĩnh vực dầu mỏ của Venezuela vì e rằng sẽ gây hại cho các công ty lọc dầu Mỹ cũng như làm tăng giá dầu đối với người tiêu dùng Mỹ và tăng thêm khó khăn cho người dân Venezuela.


Ông Bolton nói loan báo hôm nay sẽ ngăn không cho Tổng thống Maduro tiếp cận các tài sản của PDVSA trị giá 7 tỷ đô la và gây thiệt hại cho ông ta 11 tỷ đô la trong lĩnh vực xuất khẩu dầu trong năm tới.


Hoa Kỳ không nói rõ có ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Venezuela hay không, một động thái mà các công ty lọc dầu Mỹ phản đối.


Hoa Kỳ quyết làm cho chính quyền Maduro kiệt quệ trong thu nhập dầu mỏ khi ông Maduro tuyên thệ nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ hai hôm 10/1 sau cuộc bầu cử bị xem là gian lận.


Ông Maduro tố cáo Mỹ cổ súy lật đổ ông và cương quyết không rời ghế Tổng thống được hậu thuẫn bởi Nga và Trung Quốc.


Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo ông Maduro sẽ phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của nhân viên ngoại giao Mỹ tại Venezuela cũng như sự an toàn của ông Guaido cùng các nhân vật đối lập.


Cố vấn Bolton dường như không loại trừ khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào Venezuela dù hành động đó có nhiều phần chắc không xảy ra.


“Tổng thống đã nói rất rõ về chuyện này rằng tất cả mọi phương án đều được đặt lên bàn,” ông Bolton nhấn mạnh.
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Biến động chính trị ở Venezuela Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biến động chính trị ở Venezuela   Biến động chính trị ở Venezuela I_icon13Wed 30 Jan 2019, 07:40

Venezuela trả đũa lãnh đạo đối lập, Mỹ cảnh báo “hậu quả nghiêm trọng”


VOA 30/1/2019


Biến động chính trị ở Venezuela E4DDD3B3-AC26-44A0-9608-25DA650CF954_w408_r1_s
Lãnh đạo đối lập Venezuelan và tổng thống lâm thời tự xưng Juan Guaido nói chuyện với báo chí ở Caracas, Venezuela, ngày 29 tháng 1, 2019




Chính quyền Trump cảnh báo “những hậu quả nghiêm trọng” sau khi chính phủ Venezuela quyết định phong tỏa các tài khoản ngân hàng của Tổng thống lâm thời tự xưng Juan Guaido hôm thứ Ba, trong khi công ty dầu quốc doanh PDVSA của nước này tìm cách lách các chế tài của Mỹ.


Các chế tài sâu rộng nhắm vào PDVSA được Mỹ công bố hôm thứ Hai nhắm mục tiêu kiềm chế xuất khẩu dầu thô sang Mỹ và hất Tổng thống Nicolas Maduro khỏi vị trí quyền lực.

Bộ trưởng Tư pháp Venezuela Tarek Saab cho biết đã yêu cầu Tòa án Tối cao mở một cuộc điều tra sơ bộ nhắm vào lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido, cáo buộc ông giúp nước ngoài can thiệp vào những vấn đề nội bộ. Ông cũng yêu cầu tòa án ban hành lệnh cấm du hành đối với nhà lãnh đạo 35 tuổi và phong tỏa tài khoản ngân hàng của ông.


Đáp lại, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton cảnh báo “những hậu quả nghiêm trọng đối với những người tìm cách lật đổ nền dân chủ và làm hại ông Guaido” trong một dòng tweet gọi ông Saab là “cựu Bộ trưởng Tư pháp không chính danh của Venezuela.”


Mỹ và một số quốc gia khác đã công nhận Guaido là nguyên thủ chính danh của Venezuela và đả kích ông Maduro là kẻ tiếm quyền.


Ông Maduro, tuyên thệ vào ngày 10 tháng 1 cho nhiệm kì thứ hai sau cuộc bầu cử gây tranh cãi vào năm ngoái, cáo buộc ông Guaido dàn dựng một cuộc đảo chính do Mỹ chỉ đạo chống lại ông. Ông Maduro được hậu thuẫn bởi một số quốc gia, bao gồm Nga.


Lễ nhậm chức của ông Maduro đã khơi ra các cuộc biểu tình khắp Venezuela. Hơn 40 người được cho là đã thiệt mạng trong bạo động chính trị vào tuần trước, bao gồm 26 người bị lực lượng thân chính phủ bắn chết, 5 người bị giết trong các cuộc đột kích tại nhà và 11 người trong những vụ cướp bóc, người phát ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc Rupert Colville cho biết hôm thứ ba.


Ông nói hơn 850 người đã bị giam giữ từ ngày 21 tháng 1 đến 26 tháng 1, bao gồm 77 trẻ em, một số em ở độ tuổi 12.


Ông Guaido hôm thứ Ba nói rằng ông không đánh giá thấp lời đe dọa bỏ tù nhưng cho rằng chuyện đó “không có gì mới.” Một số nhà lãnh đạo phe đối lập đã bị cầm tù ở quốc gia Nam Mỹ này.


"Chúng tôi ở đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động và làm việc để đối đầu với cuộc khủng hoảng nhân đạo này,” ông Guaido nói trong một cuộc họp báo.


Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Ba cho biết họ đã chứng nhận thẩm quyền của ông Guaido để kiểm soát một số tài sản được nắm giữ bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York hoặc các ngân hàng khác được Mỹ bảo hiểm, bao gồm các tài khoản của chính phủ và ngân hàng trung ương.
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Biến động chính trị ở Venezuela Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biến động chính trị ở Venezuela   Biến động chính trị ở Venezuela I_icon13Thu 31 Jan 2019, 01:31

Trung Quốc đưa Venezuela đến bờ vực hỗn loạn như thế nào

Trọng Thành (RFI)


Biến động chính trị ở Venezuela 2013-09-22T-Venezuela_CHINA
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (T) gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 22/09/2013. REUTERS/Lintao Zhang/Pool

 

Tình hình tại Venezuela cuối tháng 1/2019 này đang hết sức căng thẳng. Xung đột có thể bùng nổ, giữa một bên là một tổng thống bị mất lòng dân, nhưng được quân đội và Nga, Trung Quốc ủng hộ, và bên kia là chủ tịch Quốc Hội tự phong làm tổng thống, được Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây hậu thuẫn. Vì sao một quốc gia giàu tài nguyên bậc nhất thế giới lại chìm trong lạm phát kinh hoàng, kinh tế hoàn toàn kiệt quệ, chế độ chính trị ngày càng độc đoán và bất lực, đẩy đất nước đến bờ vực rối loạn, có nguy cơ nội chiến hoặc can thiệp quân sự từ bên ngoài ? 


Đất nước Venezuela sở dĩ rơi vào tình trạng bên bờ hỗn loạn hiện nay một phần rất lớn là do chính sách của Trung Quốc với Caracas, từ gần 20 năm qua. Dùng dòng tín dụng lớn để khuyến khích chế độ Venezuela bám chặt lấy ảo tưởng ý thức hệ « xã hội chủ nghĩa », bám chặt lấy việc xuất khẩu tài nguyên, khoảng sản như phương thức sống còn chủ yếu. Kết quả là tạo ra một tầng lớp quan chức ăn bám, tham nhũng, một bộ phận đông đảo dân chúng bị ru ngủ trong các ảo ảnh. Sau đây là phần tổng hợp thông tin từ báo chí, về vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Venezuela hiện nay. 
***



Quan hệ của Trung Quốc với « chế độ xã hội chủ nghĩa Venezuela » khởi đầu ra sao ? 



Dầu mỏ là duyên nợ của Venezuela với Trung Quốc. Trang mạng SupChina, có trụ sở tại New York, tháng 1/2019 này, có loạt bài « The Venezuela-China relationship, explained » đáng chú ý. 


Năm 1996, Venezuela thu được hơn một tỉ đô la nhờ bán dầu cho các nước châu Á – Thái Bình Dương, chủ yếu là cho Nhật Bản. Dầu thô của quốc gia Nam Mỹ này bắt đầu được bán sang Nhật từ năm 1988. Ngay trước khi ông Hugo Chavez đắc cử tổng thống năm 1998, tập đoàn dẩu mỏ Trung Quốc (NPCC) đã tìm cách đàm phán để được chính quyền lúc đó cho phép khai thác dầu ở Venezuela. Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Chavez đã tố cáo chính sách bán tài nguyên cho « các thế lực đế quốc ». 


Sau khi lên nắm quyền, chế độ Chavez tìm thấy ở Trung Quốc đồng minh ý thức hệ hiếm có. Tổng thống Chavez đã không thay đổi các hợp đồng đã ký của Trung Quốc với chính quyền tiền nhiệm, và thậm chí còn mở rộng hơn. 


Tháng 4/2001, ông Giang Trạch Dân - lãnh đạo Trung Quốc thời đó - đã đích thân tới Venezuela, ký kết nhiều hợp đồng, mở đầu cho quan hệ gắn bó kéo dài đã hơn 17 năm trời. Năm 2004 là một bước ngoặt lớn trong quan hệ hai nước. Bắc Kinh và Caracas ký thỏa thuận cho phép mỗi bên đầu tư tại quốc gia đối tác, mà không phải nộp thuế. Caracas cũng dành cho Bắc Kinh nhiều chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu, hơn hẳn với Hoa Kỳ. 


Venezuela được Bắc Kinh coi là cánh cửa mở vào Nam Mỹ. Năm 2005, Trung Quốc đầu tư một tỉ đô la vào quốc gia này, hơn tất cả các nước khác trong khu vực. Vào thời điểm này, đã có khoảng 20 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Venezuela trong đủ các lĩnh vực, từ khai thác dầu mỏ, khai thác khoáng sản, đến xây dựng đường sắt, các hạ tầng giao thông khác, viễn thông, năng lượng, nông nghiệp, sản xuất dụng cụ điện tử gia dụng… 


Năm 2005 cũng là năm mà tổng thống Venezuela Chavez quyết định đình chỉ quan hệ hợp tác lịch sử về quân sự với Hoa Kỳ, để xích lại gần Trung Quốc hơn. Năm 2007, thành lập Quỹ chung Trung Quốc – Venezuela. Thương mại song phương tăng cường, với tổng giá trị vượt quá 4 tỉ đô la. Quan hệ giữa Bắc Kinh và Caracas ngày càng mật thiết. Tuy nhiên cũng bắt đầu từ thời điểm đó, Venezuela trở thành quốc gia mắc nợ Trung Quốc nhiều nhất tại châu Mỹ Latinh, với khoảng 5 tỉ đô la. 


Phải chăng mục tiêu chính của Trung Quốc là khai thác khoáng sản, còn các đầu tư cho phát triển khác chỉ là để mỵ dân ? 


Thực tế cho thấy, tình trạng tài chính và kinh tế của Venezuela ngày càng tồi tệ cùng lúc với ảnh hưởng tài chính và kinh tế của Trung Quốc tại nước này càng gia tăng. Nhìn chung, Trung Quốc không bao giờ công bố số tiền cho vay với các dự án cụ thể nào, cũng như điều kiện cấp tín dụng. Tình trạng mù mờ này là mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng bùng phát. 


Theo một số nhà quan sát, tín dụng của Trung Quốc cho Venezuela, với 60 tỉ đô la, chiếm khoảng 40% tổng tín dụng của nước này cho các nước Mỹ Latinh. Nhìn chung, Trung Quốc dành đến 90% đầu tư trực tiếp tại châu Mỹ Latinh cho các hoạt động khai thác khoáng sản, và tình hình cũng tương tự tại Venezuela. 


Một trong các dự án đầu tư của Trung Quốc được quảng bá rầm rộ tại Venezuela là dự án xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của châu Mỹ Latinh, trị giá 7,5 tỉ đô la, do tập đoàn xây dựng đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, của Trung Quốc, China Railway Group, thực hiện. Dự án khởi sự năm 2009, đã hoàn toàn đổ bể sau đó. Năm 2015, tập đoàn Trung Quốc âm thầm rút, để lại món nợ 400 triệu đô la cho Venezuela. Cho đến gần đây, nhiều người dân vẫn tin tưởng sẽ có một ngày nào đó công ty Trung Quốc trở lại. 


Tình hình tương tự với dự án phát triển các ngành công nghiệp của Venezuela. Một ví dụ tiêu biểu là công ty điện tử viễn thông Orinoquia của Venezuela, ra đời năm 2010, với 35% vốn do tập đoàn Hoa Vi Trung Quốc đầu tư. Tuy nhiên, các dự án mà Hoa Vi hứa hẹn đã không bao giờ trở thành hiện thực. 


Trên thực tế, trong lúc sản xuất nội địa của Venezuela không ngóc đầu lên được, thì hàng xuất khẩu từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào nước này. Nếu như năm 1998, trước khi ông Chavez lên nắm quyền, chỉ có 0,18% hàng nhập khẩu đến từ Trung Quốc, thì 14 năm sau, tỉ lệ này lên đến 34,9%. 


Bắc Kinh cũng có một số dự án trọng điểm thành công mang tính biểu tượng với Venezuela, như phóng vệ tinh, với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Năm 2017, Caracas phóng thành công vệ tinh quan sát thứ ba lên quỹ đạo. Đây có thể là một hành động của chế độ Bắc Kinh nhằm quyền rũ chính quyền Venezuela. 


Đầu năm nay, bất chấp Venezuela – quốc gia đối tác hàng đầu của Bắc Kinh tại châu lục – đang chìm sâu trong khủng hoảng, bên bờ hỗn loạn, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc tại Chilê tiếp tục có một bài phát biểu hùng hồn quảng bá cho dự án Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, coi các nước Nam Mỹ là « thành phần tự nhiên » và các đối tác không thể thiếu của dự án quốc tế khổng lồ mà Trung Quốc khởi xướng và chủ trì. 


Sau khi lãnh đạo Chavez qua đời năm 2013, phải chăng Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực biến Venezuela thành một chư hầu, thúc đẩy Caracas tăng cường khai thác tài nguyên để hoàn nợ ? 


Trong bài viết mang tựa đề « Venezuela and China : a perfert storm / Venezuela và Trung Quốc : Một sự nhiễu loạn hoàn hảo » (1), nhà nghiên cứu Matt Ferchen, chuyên về mô hình phát triển Trung Quốc, quan hệ Bắc Kinh với các nước Mỹ Latinh nhận xét : Ngay cả sau khi đã biết Venezuela lún sâu vào khủng hoảng gần như không có lối ra, Bắc Kinh cũng không thừa nhận thất bại, từ chối tham gia vào các nỗ lực tại khu vực, nhằm giúp Venezuela tìm được lối thoát. Trung Quốc tin là các quan hệ vững chắc giữa hai chế độ cùng ý thức hệ, cùng với sự dồi dào tín dụng của các ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, sẽ giúp Venezuela tiếp tục duy trì chính sách lấy bán dầu và quặng mỏ làm trụ cột của nền kinh tế, không cần đếm xỉa đến mọi biến động thị trường và chính trị. 


Các hợp tác theo kiểu bán rẻ tài nguyên, đã được khởi sự dưới thời tổng thống Chavez, được tăng cường trong thời kỳ ông Maduro lên nắm quyền, trong bối cảnh mô hình « chủ nghĩa xã hội » Venezuela có dấu hiệu phá sản hoàn toàn. Sau khi tổng thống Chavez qua đời, tổng thống Maduro đã âm thầm đàm phán với Trung Quốc và một số nước khác nhằm khai thác trên quy mô lớn nhiều loại khoáng sản quý hiểm, như vàng, coltan, boxit, sắt, kim cương tại vùng « Vòng cung Orinoco », với tổng diện tích 12% lãnh thổ Venezuela (2). 


Năm 2016, Trung Quốc ký được hợp đồng khai tác quặng coltan, rất cần cho điện thoại di động. Năm 2016 cũng là năm mà Vòng cung Orinoco chính thức được coi là một « đặc khu kinh tế ». Nơi các điều kiện kinh doanh hết sức dễ dãi, các tiêu chuẩn về lao động môi trường gần như bị bỏ qua, chưa kể đến vấn đề môi trường sống, của rất nhiều cộng đồng sắc tộc sống lâu đời ở đây, bị đe dọa nghiêm trọng, do các hoạt động khai khoáng. 


Tháng 9/2018, Bắc Kinh tiếp tục bỏ thêm 5 tỉ đô la, để mua lại 10% cổ phần của tập đoàn dầu mỏ Nhà nước (PDVSA). Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận với chính quyền Maduro để công ty Yankuang Group khai thác vàng tại khu vực Vòng cung Orinoco nói trên. 


Giai đoạn 2014 đến nay bị nhiều người vốn trung thành với Chavez coi như là thời kỳ mà chính quyền Venezuela hoàn toàn xa rời với một số tôn chỉ tốt đẹp ban đầu của cố tổng thống để chuyển hướng sang một mô hình kinh tế lệ thuộc nặng nề vào Bắc Kinh, Nga hay một số tập đoàn đa quốc gia.
 
Tương lai quan hệ giữa Venezuela và Trung Quốc sẽ ra sao ? 


Sự thất bại của chế độ Chavez tại Venezuela cũng chính là một thất bại của Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù chế độ « xã hội chủ nghĩa » hiện nay ở Venezuela có sụp đổ, Bắc Kinh chắc chắn không buông Venezuela. Một mặt để bảo vệ số tiền bạc đã đầu tư, mặt khác tiếp tục có cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản, được đánh giá là còn hết sức dồi dào, trong lúc khả năng kiểm soát của chính quyền trung ương lại hết sức hạn chế. 


Vẫn theo chùm bài phân tích về quan hệ Trung Quốc – Venezuela trên trang mạng SupChina, thì cho dù chế độ mang danh hiệu « xã hội chủ nghĩa » của ông Maduro đang khủng hoảng trầm trọng, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không từ bỏ vùng đất màu mỡ Nam Mỹ này. Một khi đã đứng chân chân được tại Venezuela, thì bằng cách này hay cách khác, Trung Quốc tìm mọi cách ở lại. Kể từ những năm 2015, năm 2016, Bắc Kinh bắt đầu tiếp xúc với đối lập Venezuela, để chuẩn bị phương án mới, đề phòng thay đổi chế độ. Về phần mình, giáo sư Isabelle Rousseau, một chuyên gia về chính trị tại châu Mỹ Latinh (Đại học Colegio de Mexico, Mêhicô) (3), cho biết Bắc Kinh cũng đang đàm phán bí mật với Nga và Mỹ về khủng hoảng Venezuela. 


Theo một số nhà nghiên cứu, « thất bại » tại Venezuela không cản trở Trung Quốc tiếp tục mô hình quan hệ mua chuộc giới chóp bu để thao túng, trong trường hợp có thay đổi chính trị, giống như với nhiều chế độ độc tài khác, tại Cam Bốt hay Zimbabwe. 


Ghi chú 


1. "Venezuela and China: a perfect storm", Dialogo Chino, ngày 24/01/2019.


2. "De la responsabilité de la Chine dans la crise vénézuélienne" của Emiliano Teran Mantovani, ngày 21/10/2018.


3. "Venezuela: Les Etats-Unis veulent asphyxier le gouvernement de Maduro", RFI, ngày 29/01/2019.
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Biến động chính trị ở Venezuela Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biến động chính trị ở Venezuela   Biến động chính trị ở Venezuela I_icon13Thu 31 Jan 2019, 04:42



Biến động chính trị Venezuela: Thông điệp cho lãnh đạo Việt Nam

VOA tiếng Việt
Biến động chính trị ở Venezuela 99A5D9D2-D925-43A1-81E4-FD1BA9B29341_w1023_r1_s
Những người ủng hội phe đối lập biểu tình chống lại chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 23/1. Biến động chính trị này đang thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt Nam vì cùng là xã hội chủ nghĩa. 


Biến động chính trị và cuộc nổi dậy của nhân dân Venezuela đòi lật đổ tổng thống xã hội chủ nghĩa Nicolas Maduro đang thu hút sự chú ý của nhiều người dùng mạng xã hội Việt Nam trong những ngày qua.

Hai nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền nhận định với VOA rằng nhiều người Việt Nam đang quan tâm đến cuộc khủng hoảng này vì người dân Venezuela muốn lật đổ chính quyền xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam áp dụng và nó có thể là một thông điệp cho những nhà lãnh đạo Việt Nam.

Hôm 23/1, hàng trăm ngàn người dân Venezuela đã đổ xuống các đường phố yêu cầu chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa của ông Maduro trong khi nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido tự tuyên xưng là tổng thống lâm thời trong lúc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Nam Mỹ này lên tới đỉnh điểm.

Nhiều người dùng Facebook ở Việt Nam chia sẻ những hình ảnh của cuộc biểu tình ở Caracas kèm theo những lời bình luận mà phần lớn là ủng hộ sự nổi dậy của người dân Venezuela để đánh đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Một Facebooker tên Thanh Ngo viết rằng “Chỉ vì tham vọng của một vài người theo CSXHCN (cộng sản xã hội chủ nghĩa) mà đẩy cả dân tộc vào cảnh lầm than” khi bình luận về một bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội với tựa đề “Venezuela: Từ một cường quốc kinh tế tới cảnh... người dân bới rác tìm ăn.”

Nguyễn Chí Tuyến, một nhà hoạt động dân chủ trong nước, cho biết lý do tại sao đây lại là một chủ đề ‘hot’ trên mạng xã hội Việt Nam lúc này.

“Lý do mà (người Việt Nam) quan tâm là vì đất nước Venezuela mặc dù xa Việt Nam nhưng họ có một thể chế từ thời ông Hugo Chavez và bây giờ là ông (Nicolas) Maduro theo con đường chủ nghĩa xã hội nên có nét giống với Việt Nam," anh Tuyến nói từ Hà Nội. "Cho nên khi chuyện chính trị xã hội xảy ra ở Venezuela thì đương nhiên người ta sẽ nhìn vào đó dưới nhiều góc độ khác nhau, mà đặc biệt người dùng mạng xã hội ở Việt Nam rất vui mừng khi thấy người dân Venezuela xuống đường để đấu tranh đòi dân chủ.”

“Thông điệp cho lãnh đạo Việt Nam”

Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cũng là một nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, cho VOA biết rằng ông cũng như dư luận trên mạng xã hội quan tâm nhiều về biến động ở Venezuela vì “từ ông (Nguyễn Minh) Triết đến ông (Nguyễn Phú) Trọng đều đã rất hữu nghị với chế độ độc tài này.”

“Mọi người quan tâm chủ yếu đến một bài học cho các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng ‘hãy coi chừng’ bởi vì Venezuela nó thế thì Việt Nam cũng có thể xảy ra như thế. Đấy là một kiểu ám chỉ.”

Biến động chính trị ở Venezuela 7AAE7B05-61C4-405B-B002-32B33DBB3384_w650_r0_s
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại Hà Nội hôm 31/8/2015. (Ảnh chụp màn hình VOV) 

Năm 2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lúc đó thăm Venezuela và vào năm 2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đón ông Maduro. Theo truyền thông trong nước, Việt Nam và Venezuela có quan hệ hữu nghị “tốt đẹp” và chứng kiến những bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực trong những năm qua.

Theo TS Quang A, cũng có những ý kiến trên mạng cho rằng người Việt Nam nên “theo gương Venezuela.

“Xuống đường đông như vậy, còn Việt Nam thì không thấy gì cả. Chỉ có xuống đường (ủng hộ) bóng đá là nhiều thôi.”

“Hãy là một Venezuela tiếp theo!”

Hải Uyên, một Facebooker, trong một đăng tải trên trang cá nhân hôm 23/1 chia sẻ hình ảnh ông Guaido tuyên bố trở thành tổng thống lâm thời Venezuela kèm theo lời kêu gọi người dân Việt “hãy hành động trước khi quá muộn, hãy là một Venezuela tiếp theo!”

Hình ảnh người lãnh đạo trẻ Guaido cũng được nhiều người Việt Nam chia sẻ và tỏ lòng ngưỡng mộ cũng như mong ước một ngày nào đó sẽ có được một nhà lãnh đạo như vậy.

Người dùng Facebook Lê Hồng Song hôm 23/1 đưa ra những cảm nhận cá nhân của mình về tân tổng thống lâm thời 36 tuổi, người vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận, trong đó Facebooker này ca ngợi ông dám đứng lên cạnh người dân để “chiến đấu chống chế độ độc tài, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.” Ông Song ước muốn rằng “nếu Việt Nam cũng có những con người như thế này…?”

Một ngày sau khi biến động bùng nổ ở Venezuela, chính phủ Hà Nội hôm 25/1 nói rằng “Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định.”

TS cho rằng "giới lãnh đạo Việt Nam cũng phải theo dõi và họ cũng phải rút ra những bài học” từ sự biến động này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 9 vừa qua kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại chủ nghĩa xã hội” và gọi đó là một “bi kịch của nhân loại.” Ông nêu tên Venezuela như là một ví dụ tiêu biểu khi cho rằng “hơn 2 triệu người chốn chạy khỏi đất nước vì chế độ xã hội chủ nghĩa của Maduro.”
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Biến động chính trị ở Venezuela Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biến động chính trị ở Venezuela   Biến động chính trị ở Venezuela I_icon13Fri 01 Feb 2019, 06:47

Venezuela bên bờ nội chiến: Trận đấu giữa “hợp pháp” và “chính danh”

Tú Anh (RFI)


Giàu tài nguyên chưa hẳn là có phúc. Đây là trường hợp của Venezuela, quốc gia Trung Mỹ có trữ lượng dầu hỏa quan trọng nhất thế giới, hơn cả Ả Rập Xê Út.

Tuy nhiên, do một ý thức hệ hoang đường với một tập đoàn lãnh đạo chỉ biết dùng ngân sách để mua ổn định chính trị, vật giá leo thang 300.000.000% trong năm 2018, chuyện gì phải đến đã đến. 


Mượn bàn tay tư pháp để loại hai đối thủ, Nicolas Maduro chưa kịp an vị nhiệm kỳ hai thì chiếc ghế tổng thống bị một đối thủ thứ ba mới 35 tuổi ngang nhiên tranh đoạt.


Lực lượng đối lập Venezuela trong chiến dịch phản kháng vào mùa xuân 2017 bị đàn áp đẫm máu, 150 người chết và hàng ngàn người bị thương. Hai nhà đối lập có uy thế, người thứ nhất là Antonio Ledezma, bị bắt phải vượt ngục tị nạn tại Tây Ban Nha, người thứ hai là Leopoldo Lopez, bị quản thúc. 


Tuy nhiên, trong hạ tuần tháng 01/2019, các đối thủ của tổng thống xã hội Nicolas Maduro đã huy động hàng trăm ngàn công dân phẫn nộ chống chế độ tham ô và bất tài làm cho đất nước lao xuống đáy vực khủng hoảng kinh tế, tài chính và thực phẩm. Cao điểm của ngày biểu tình 


23/01/2019 là Juan Guaido, một dân biểu mới 35 tuổi, chủ tịch luân lưu Quốc Hội Venezuela, định chế chính trị còn nằm ngoài tầm kiểm soát của chế độ, long trọng tuyên cáo ông là « tổng thống đương nhiệm » trong tiếng vỗ tay hoan hô của đám đông công dân biểu tình. Tuy chưa có tiếng tăm nhưng Juan Guaido ngay lập tức được Mỹ, Canada và đa số các nước láng giềng, tiếp theo là Úc và Israel công nhận là « tổng thống ». 


Tại châu Âu, với tư cách mà một nước bảo hộ cũ, chính phủ cánh tả Tây Ban Nha vận động Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan ra tối hậu thư kỳ hạn cho Nicolas Maduro, cho đến Chủ nhật 03 tháng 02 phải thông báo tổ chức tổng tuyển cử. Nếu không, các nước châu Âu sẽ công nhận Juan Guaido.


Đây là lần đầu tiên từ sau cuộc đảo chính của trung tá Hugo Chavez năm 1992 thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa, ngọn gió chính trị có dấu hiệu đổi chiều.


Trả lời phỏng vấn RFI tiếng Pháp, nhà nghiên cứu Pascal Drouhaud, chuyên gia của viện tư vấn Choiseul, Paris phân tích: 


Một bước chuyển động tích cực đang thành hình tại Venezuela và hoàn toàn khác hẳn với những diễn biến trước đây. Juan Guaido, trẻ tuổi, có một lực lượng, có một động lực mà ai cũng thấy rõ. Tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy Juan Guaido có vẻ biết điều phối hoạt động trên trường quốc tế. Chúng ta đã thấy từ mấy ngày qua, tình hình diễn biến nhanh chóng và xu hướng chuyển tiếp chế độ đã hiện rõ. 


Bối cảnh và tình trạng đất nước hiện nay đã góp phần thúc đẩy xu hướng muốn đổi mới này. Đó là tâm lý chán ngán chế độ, kinh tế khủng hoảng hết chỗ nói, tỉ lệ lạm phát trong năm nay được dự tính lên đến 10.000.000%. Không thể mường tượng nổi thế nào là lạm phát 10.000.000%, sống như thế nào đây ? Trong khi đó, Venezuela là một nước giàu, rất giàu tài nguyên, trữ lượng dầu lên đến 300 tỉ thùng. Là thành viên của OPEP, Venezuela lẽ ra phải là cường quốc đáng nể trong khu vực, thế mà hàng triệu công dân phải bỏ nước ra đi. Trong số 32 triệu dân, khoảng 2,3 triệu người đã vượt biên. Một triệu qua Colombia. Làm sao một nước như Colombia có thể cưu mang một triệu người tị nạn, phải cho họ những phương tiện sống, những điều kiện tối thiểu để tạm cư. Một triệu khác qua Ecuador, Peru hay Chilê. 


Khủng hoảng đã kéo dài từ nhiều năm. Từ 2016, 2017 đã có những cuộc biểu tình lớn. Giờ đây, người ta có cảm tưởng như là tình hình tồi tệ hơn nữa, đời sống mỗi ngày mỗi khó làm người dân không còn chút ảo vọng nào đối với ông Nicolas Maduro.


Chưa biết, tình hình sẽ ngã ngũ ra sao nhưng rõ ràng là xu hướng chuyển tiếp càng ngày càng rõ nét. Bây giờ có hai khối đang đối đầu nhau : khối của tổng thống Maduro và khối của tổng thống tự xưng Guaido, được nhiều nước quan trọng ủng hộ như Hoa Kỳ.


Cuộc chiến giành chính danh


Một bên là đối lập, chiếm đa số tại Quốc Hội lập pháp, bên kia là chính quyền của tổng thống Nicolas Maduro, vừa bắt đầu nhiệm kỳ hai nhưng bị nhiều nước không công nhận tính chính đáng. Hàng chục sĩ quan kêu gọi nổi dậy bị bắt trong khi theo cáo buộc của Nicolas Maduro, nhiều quân nhân đào ngũ thành lập lực lượng « đánh thuê » ở Colombia để lật đổ chế độ hợp pháp.


Nếu tam quyền phân lập là điều kiện tiên quyết để xác định một nền dân chủ thì tại Venezuela có lập luận đặc biệt : hành pháp và lập pháp tiêu trừ nhau. Tái đắc cử năm 2018, Nicolas Maduro không nhìn nhận tính hợp hiến của Quốc Hội bầu lên hai năm trước đó. Quốc Hội Venezuela, do đối lập kiểm soát qua một cuộc bầu cử dân chủ, cũng xem Nicolas Maduro là một tên bịp chính trị, sau khi loại các ứng cử viên đối thủ bằng thủ đoạn bất chính. 


Lập luận của chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido như thế nào để biện minh cho quyết định tự xưng tổng thống ? 


Thomas Posado, giáo sư chính trị đại học Paris 8, cho biết quan điểm :


Diễn giải Hiến Pháp, Juan Guaido cho rằng Maduro không có tính chính danh. Từ đó, Juan Guaido tự xưng là tổng thống Venezuela. Là một dân biểu đắc cử cách nay 3 năm rưỡi, trong một cuộc bầu cử còn tự do, có sự tham gia của đông đảo dân chúng. 


Còn Maduro tái đắc cử vào tháng 05/2018 trong một cuộc bầu cử không minh bạch, nhiều ứng cử viên khác bị cấm, bị gạt qua bên lề. Chính quyền Madoro còn lạm dụng bộ máy Nhà nước để bắt chẹt người dân. Người nào không đi bầu cho Maduro thì bị cắt thẻ trợ cấp thực phẩm. Thế nhưng tỉ lệ cử tri đi bầu vẫn thấp kỷ lục, tỉ lệ vắng mặt lên đến 54% làm lộ rõ thế yếu của Nicolas Maduro. Trong khi đó, Juan Guaido được hầu hết các nước trong khu vực ủng hộ, từ Brazil của Jair Bolsonaro cho đến Hoa Kỳ của Donald Trump. 


Điều 355


Nếu tìm hiểu bản Hiến Pháp Venezuela, do tổng thống Hugo Chavez ký ban hành năm 1999, tức 7 năm sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân sự cánh hữu, thì điều 355 quy định như sau : « Nhân dân Venezuela không công nhận bất cứ một chế độ nào, một Quốc Hội nào hay một chính quyền nào đi ngược lại những giá trị, những nguyên tắc và bảo đảm dân chủ hoặc gây tác hại cho nhân quyền ». 


Dựa vào Hiến Pháp này, Quốc Hội Vezenuela, bất chấp những hù dọa, cản trở của hành pháp, chỉ định chủ tịch Juan Guaido làm « tổng thống lâm thời » trong khi chờ một cuộc bầu cử mới.


Ai chính danh, ai hợp pháp trong số hai vị « tổng thống » Venezuela ?


Chuyên gia Pascal Drouhaud : Người ta có thể nghĩ rằng có một cuộc đấu giữa « hợp pháp » và « chính danh ». Đúng như thế, bởi vì năm 2015, có một cuộc bầu cử Quốc Hội lập pháp và trong cuộc bầu cử này, đối lập chiến thắng. Trong số dân biểu đắc cử có Juan Guaido và nhiều lãnh đạo đối lập. Thế rồi, Nicolas Maduro từng bước tước đoạt thẩm quyền của Quốc Hội lập pháp. Tòa án tối cao, trong tay Maduro, phủ quyết mọi quyết định của Quốc Hội lập pháp. Đến năm 2017, phe Maduro lập ra một cái « Quốc Hội lập hiến ». Thủ đoạn chính trị này nhằm mục đích vô hiệu hóa Quốc Hội lập pháp, song song với việc thành lập thêm một số định chế mới để « hợp pháp hóa » chính quyền Maduro mà chúng ta thấy rõ qua cuộc bầu cử thiếu minh bạch vào tháng 5/2018 mà cách nay mấy hôm, Maduro tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai.


Người lừa đảo có quyền bắt đối thủ tự phong 


Do quyền lực nằm trong tay tổng thống Nicolas Maduro và các định chế do ông lập ra thêm như Quốc Hội lập hiến, hay bổ nhiệm tay chân vào ghế lãnh đạo như Tòa án tối cao, tư lệnh các binh chủng, thì rõ ràng là ông mạnh hơn. Tổng thống đắc cử nhờ gian lận, lẽ ra là một can phạm, nhưng có quyền bắt tổng thống tự phong. Trái lại Juan Guaido không thể bắt Nicolas Maduro.


Nhưng nhờ có phối hợp trong ngoài, tương quan lực lượng có vẻ nghiêng về Juan Guaido.


Giáo sư Thomas Posado : Nếu so sánh tương quan lực lượng đồng minh chống lưng giữa hai phe thì Juan Guaido có vẻ mạnh hơn. Juan Guaido được nhóm Lima, với đa số chính phủ cánh hữu ở châu Mỹ Latinh ủng hộ. Ngoài ra còn có Hoa Kỳ, Canada và Liên Hiệp Châu Âu. 


Trong khi đó, Nicolas Maduro được các đồng minh truyền thống như Nga, Cuba, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn do quyền lợi kinh tế và vì Venezuela có tài nguyên dầu hỏa dồi dào.


Tuy nhiên, do bị Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế gây nhiều khó khăn cho nên chế độ Caracas hoàn toàn bị bóp nghẹt về tài chính. Thêm vào đó, bản thân Venezuela đã bị khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, đồng tiền mất giá thảm hại. Hệ quả là lần đầu tiên, thành phần dân nghèo có truyền thống ủng hộ chính quyền cánh tả, nay cũng xuống đường chống Maduro.


Trong quân đội cũng có một vài dấu hiệu giới quân nhân cấp thấp không còn tin tưởng ở Maduro, vào khả năng cải thiện tình hình, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn ở ngày mai. Thế nào là cuộc sống với với tỷ lệ lạm phát là 10.000.000% ?


Chế độ chưa lung lay vì Maduro còn được một số nước có trọng lượng ủng hộ như Trung Quốc, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ… khối quốc tế này chưa muốn bỏ rơi Maduro. Vấn đề là tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn thái độ dứt khóat, tuyên bố thẳng thừng là mọi phương án đã được chuẩn bị để đối phó kể cả trong trường hợp tình hình diễn biến xấu nhất tức là quân đội trung thành với Maduro ra tay đàn áp dân chúng.


Câu hỏi then chốt ở đây là liệu Nga, Trung Quốc có chấp nhận đọ sức với Mỹ và các quốc gia châu Mỹ Latinh để bảo vệ Maduro hay không ? 


Khủng hoảng Venezuela sẽ đi tới một khúc quanh khi mà xã hội công dân đứng lên với lập trường ủng hộ đối lập. Tôi muốn nói đến Giáo Hội Công Giáo.


Juan Guaido cũng tỏ ra mà một nhà chính trị thông minh khi cam kết ân xá cho tất cả quân nhân, công chức quay về với nhân dân. Cho đến nay, quân đội vẫn án binh bất động cũng là một thành công của Juan Guaido.

Giáo sư Eduardo Rios Ludena, một nhà phân tích chính trị tại Caracas, dự đoán chế độ Caracas cuối cùng sẽ phải thương thuyết với tân lãnh đạo đối lập (Libération).
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Biến động chính trị ở Venezuela Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biến động chính trị ở Venezuela   Biến động chính trị ở Venezuela I_icon13Mon 11 Feb 2019, 08:32

Hoa Kỳ hủy visa quan chức của Maduro, còn Venezuela chặn xe viện trợ Mỹ ở biên giới. 

Nguồn BBC

Đặc sứ cao cấp nhất của tổng thống Donald Trump phụ trách Venezuela, ông Elliott Abrams nói hôm 07/02/2019 rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt lệnh cấm nhập cảnh với các thành viên của Nghị viện Venezuela do ông Nicolas Maduro kiểm soát.

Chính quyền Mỹ cũng sẽ hủy visa đã cấp với các quan chức chính phủ Venezuela "phục vụ cho chính thể độc đoán của Nicolas Maduro", theo ông Abrams.

Ông Elliott Abrams cũng nói thời điểm để đối thoại với ông Maduro "đã qua đi".

Quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng bảo vệ nhân viên và các cơ sở ngoại giao của Hoa Kỳ tại Venezuela trong trường hợp cần thiết, đô đốc Hoa Kỳ phụ trách các lực lượng của Mỹ ở Nam Mỹ được hãng Reuters dẫn lời hôm 07/2/2019 cho biết.

"Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ nhân viên và các cơ sở ngoại giao của Hoa Kỳ nếu cần thiết", Đô đốc Hải quân Craig Faller, người đứng đầu Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ, nói trong một phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm thứ Năm.

Ông Faller, tuy vậy, không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về cách quân đội Hoa Kỳ có thể phản ứng.

Rơi vào cảnh nghèo đói 

Biến động chính trị ở Venezuela _105568001_e9bd527d-87ac-4459-9036-e5868c4b903b
Những người phản đối ông Madura nói rằng các phần tử tấn công họ là các nhóm bán vũ trang 'có nguồn gốc' từ chính phủ. 

Sự suy sụp của Venezuela dưới thời Tổng thống Nicolas Maduro, với đất nước rơi vào cảnh nghèo đói và khiến khoảng 3 triệu người phải trốn ra nước ngoài, đã buộc các quốc gia trên toàn thế giới phải có lập trường, đặc biệt là sau khi lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido tuyên bố mình là tổng thống lâm thời hợp pháp vào tháng trước.

Các quốc gia lớn trong Liên minh châu Âu đã gia nhập cùng với Hoa Kỳ, Canada và một nhóm các quốc gia Mỹ Latinh trong việc công nhận ông Guaido là người lãnh đạo tạm thời hợp pháp của quốc gia Nam Mỹ.

Đô đốc Faller nói Venezuela có khoảng 2.000 tướng lĩnh và phần lớn trong số họ trung thành với Maduro "vì sự giàu có mà họ đã tích lũy được từ buôn bán ma túy, doanh thu từ dầu mỏ và kinh doanh".

Tuy nhiên, ông nói, các binh sỹ cấp thấp đang chết đói "hệt như nhân dân" Venezuela.

"Chính phủ hợp pháp của Tổng thống Guaido đã đề nghị ân xá, và dành cho giới [lãnh đạo] quân sự mà phần lớn theo chúng tôi nghĩ là sẽ trung thành với Hiến pháp, chứ không phải với một nhà độc tài, một nơi để tới", Faller nói.

Ông Faller nói thêm rằng giới [lãnh đạo] quân sự Venezuela đã xuống cấp.

Viện trợ đã chờ sẵn

Biến động chính trị ở Venezuela _105568003_c89f5a2a-f53d-42b7-9b77-f3983f79c0eb
Đoàn xe trở hàng cứu trợ gồm thực phẩm và thuốc men đã có mặt ở thành phố Cúcuta ở biên giới Colombia giáp với Venezuela 

Trong một diễn biến khác có liên quan , những xe tải đầu tiên với viện trợ nhân đạo của Hoa Kỳ cho Venezuela đã đến thành phố biên giới Cúcuta của Colombia.

Các xe chở đồ cứu trợ hiện đang đậu gần cầu Tienditas, nơi vẫn bị quân đội Venezuela chặn lại.

Tổng thống Nicolás Maduro, người có sự hỗ trợ của quân đội, đã từ chối cho phép đoàn cứu trợ vào nước này.

Ông Juan Guaidó đã cảnh báo rằng nhiều người Venezuela có nguy cơ tử vong nếu không có viện trợ quốc tế.

Ông Guaidó là người đứng đầu Quốc hội Venezuela và nói rằng hiến pháp cho phép ông nắm quyền lực tạm thời khi tổng thống được coi là bất hợp pháp.

Đến nay ông đã nhận được ủng hộ của hơn 40 quốc gia. Ông Maduro vẫn có sự hỗ trợ của Trung Quốc và Nga.

Tin cho hay, hôm thứ Năm, một số xe tải với thực phẩm và thuốc đã đến một trung tâm tiếp nhận ở Cúcuta.

Đoàn cứu trợ được cảnh sát Colombia cùng với xe cộ tháp tùng.

Chặn không cho đi vào 

Biến động chính trị ở Venezuela _105568005_a57726e5-f962-4cad-9beb-c95e953563de
Quân đội Venezuela cho xe chở bồn dầu chắn ngang cầu biên giới để ngăn chặn hàng cứu trợ đi vào nước này 

Hiện chưa rõ bằng cách nào viện trợ nhân đạo sẽ được chuyển qua biên giới.

Quân đội Venezuela trước đó đã đặt các container chở hàng và một chiếc xe tải chở dầu qua cầu Tienditas, nối liền Cúcuta và thành phố Ureña ở Venezuela.

Ông Maduro đã từ chối nguồn viện trợ nước ngoài, nói rằng viện trợ này sẽ mở đường cho sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ hất cẳng ông.

Ông Maduro nói: 

"Không kẻ nào vào được, không một tên lính xâm lược nào có thể vào được Venezuela".

Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đang yêu cầu Venezuela mở cây cầu, nói rằng:

"Chế độ Maduro phải để viện trợ đến tay những người đang sắp chết đói."

Một số nhà lãnh đạo Venezuela cũng đã kêu gọi quân đội cho phép các xe tải viện trợ đi vào nước này.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Biến động chính trị ở Venezuela Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biến động chính trị ở Venezuela   Biến động chính trị ở Venezuela I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Biến động chính trị ở Venezuela
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Tin tức, thời sự-