1/ giáo dục hòa nhập là chương trình giáo dục đưa trẻ khuyết tật vào học tập, sinh hoạt cùng lớp, cùng trường với trẻ phát triển bình thường
2/ Trẻ khuyết tật được xem xét vào học chương trình này là những trẻ có khiếm khuyết về cơ thể, tâm lý và biểu hiện thành tật như khiếm thị, khiếm thính, bai iệt, tự kỷ, tăng hay giảm động…
3/ Lợi ích khi đưa trẻ khuyết tật vào học hòa nhập
-
- trẻ có một khuyết tật nào đó về thể chất sẽ được "bù trừ" bởi một khả năng phát triển trội hơn ở một cơ quan khác. Ví dụ trẻ khiếm thị sẽ có thính giác tốt hơn hay có thể định hướng tốt hơn trong không gian. Thực ra, nếu cứ để trẻ khiếm thị sống cùng nhau thì sẽ không có quá trình "bù trừ" đó diễn ra. Trẻ khiếm thị phải được đưa vào các trường hòa nhập. Điều này làm cho chúng nhận ra sự khiếm khuyết của mình và từ đó cố gắng hết sức để huy động sức mạnh của các cơ quan khác để đạt được những cái mà bình thường bạn đồng trang lứa của chúng làm được. Hơn nữa, ở trường hòa nhập chúng còn học được những kỹ năng sống thiết yếu của một người bình thường, chứ không phải của một người khuyết tật để sau này trưởng thành dễ dàng sống và làm việc ở cộng đồng chứ ko thể ở trường chuyên biệt mãi
-
- Việc hòa nhập giúp đỡ cả trẻ không khuyết tật nữa. Chúng học cách vui vẻ tiếp nhận những sự khác biệt đặc biệt của con người, giúp xây dựng lòng nhân hậu và vị tha cho trẻ. Trẻ em sống trong một môi trường đa chủng tộc, đa văn hóa thườmg dân chủ và độ lượng hơn trong cách nhìn nhận và chấp nhận sự khác biệt về màu da và đa dạng về văn hóa là vì vậy. Do đó, khi học trong cùng một lớp với trẻ khuyết tật, trẻ bình thường sẽ học được cách nhìn nhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với trẻ khuyết tật. Cũng chính vì vậy, chúng sẽ làm giàu được vốn sống của mình.
4/ Lớp hòa nhập
-
- Theo quy định của Bộ GD, sĩ số lớp hòa nhập phải ít, có tối đa 2 trẻ khuyết tật
-
- GV chủ nhiệm và GV bộ môn dạy lớp hòa nhập phải đạt yêu cầu chuyên môn và có lòng nhân ái, yêu thương trẻ , được hưởng thêm phụ cấp khi dạy lớp hòa nhập
-
- GV dạy lớp hòa nhập phải soạn 2 giáo án cho 1 bài học, 1 dành cho trẻ bình thường và 1 dành cho trẻ khuyết tật
-
- Bài ghi, bài kiểm tra dành cho trẻ khuyết tật chỉ cần 50% so với trẻ bình thường
-
- Đánh giá, xếp loại cuối học kỳ dựa vào sự tiến bộ trong quá trình hòa nhập cộng đồng chứ ko dựa vào điểm số
5/ Khó khăn
-
GV khó truyền đạt kiến thức cho cả 2 đối tượng trong 45 phút /tiết, giảng chậm cho trẻ hòa nhập theo kịp bài thì trẻ bình thường hụt kiến thức và ngược lại
-
HS đa số nghịch , trêu đùa đôi khi quá đáng khiến trẻ hòa nhập bị tổn thương, đôi khi dẫn đến rụt rè, mặc cảm
6/ KẾT LUẬN
Chương trình giáo dục hòa nhập đã mở ra con đường cho trẻ khuyết tật làm quen với cộng đồng và giảm nhẹ âu lo cho phụ huynh , Nhưng chương trình có thành công hay không cần rất nhiều lòng nhân ái , tận tâm và cả hiểu biết của GV, cha mẹ
Vẫn còn nhiều khó khăn cho trẻ khi đến trường cùng với trẻ bình thường nhưng không có lý do để trẻ né tránh lớp học, lại càng không phải lý do để lẩn tránh cả thế giới còn lại. Dù sao đi nữa thì trẻ khuyết tật cũng cần được tiếp cận với cuộc sống bình thường bởi vì một lẽ: “Cuộc sống là một món quà phải được mở bởi chính đôi bàn tay của chúng.”
( Trẻ hòa nhập tại trường )