Đó là câu thơ số 411 trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du
Gía trị và tầm ảnh hưởng của truyện Kiều thì khỏi phải bàn, nhưng có hiện tượng là sau này nhiều người, từ dân đen đến nguyên thủ quốc gia nước ngoài hay “ nước trong” dùng vài câu Kiều trong diễn văn của mình
Như Tổng Thống Bill Clinton
“Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.”
Như Tổng Thống Obama
“ Rằng trăm năm cũng từ đây./ Của tin gọi một chút này làm ghi”
Như Phó TT Joe Bidden
“Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”
Người ta thường gọi đo là “lẩy Kiểu “ Nhưng Có đúng như thế là "lẩy Kiều" theo nghĩa mà truyền thống xưa đã thực hiện hay không?
Lẩy , có nghĩa gốc như;
1.Tách ra, lấy rời ra từng cái những vật dính liền từng cụm
2.Gẩy mạnh , kéo manh bằng ngón tay rồi buông ra ngay
3.Chọn rút ra một vài câu, đoạn trong một tác phẩm thơ để phỏng theo mà diễn đạt ý.
Lẩy Kiều thuộc nghĩa thứ ba.
Ví dụ
“Trên vì nước, dưới vì nhà/ Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng/ Nhìn càng lã chã giọt hồng,/ Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra…” là để chỉ cái ống máng nước, đón nước từ mái nhà ( 4 câu thơ này ko liền nhau )
Do đó, các vị Nguyên thủ đã ko lẫy Kiều vì lấy 2 câu liền kề nhau, gọi là dẫn Kiều thì chính xác hơn
Ngoài lẫy Kiều, còn có các hình thức khác như
- Bói Kiều : khăn áo chỉnh tề, tay cầm cuốn Truyện Kiều , khấn” “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều con tên là… xin cho con biết chuyện X của con sẽ như thế nào, xin ứng vào trang (phải hoặc trái), dòng thứ… (tính từ dưới lên hoặc từ trên xuống)”. Khấn xong thì người bói lật trang Kiều để tìm câu ứng nghiệm, tùy theo tâm thế của mình mà suy ngẫm, so sánh, tính già tính non…
Ví dụ : Mở sách ra gặp câu “Vinh hoa bõ lúc phong trần/ Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày” là mọi sự may mắn sẽ diễn ra
Hay gặp câu “Khi tựa gối, khi cúi đầu /Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày...” Là ngày hôm đó nên mang theo thuốc đau bụng (???)
- Đố Kiều : cả người ra câu đố và người giải đố thường dùng thơ và chủ yếu là thơ lục bát để chuyển tải ý của mình.
Ví dụ :
Đố : Truyện Kiều anh thuộc đã làu
Đố anh kể được một câu năm người?
Trả lời: Này chồng, này mẹ, này cha
Này là em ruột, này là em dâu
- Nhại Kiều : người ta cũng ghép như trên, nhưng bên cạnh những chữ nguyên vẹn từ Truyện Kiều thì còn có những câu, những chữ do người đặt làm ra.
Ví dụ Trăm năm trong cõi người ta / Đời người ai cũng thở ra hít vào (dẫn vào bài giảng hệ hô hấp )
- Vịnh Kiều : 1 số tác giả đã sáng tác bài thơ vịnh nhân vật trong truyền Kiều như bài Vịnh thằng bán tơ của cụ Nguyễn Khuyến
“Có tiền việc trước mà xong nhỉ. Thời trước làm quan cũng thế
Tóm lại, có nhiều hình thức nhưng dù bất kỳ hình thức nào , điều đầu tiên là người sử dụng thơ Kiều phải thuộc thơ Kiều và am hiểu nhiều khía cạnh
Ví dụ : Khi sử dụng câu “ Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn “
Thoạt đầu, nghe có vẻ khiêm tốn, vì cánh chuồn đúng là rất mỏng, nhưng ngẫm lại thì sai lầm ko hề nhẹ nếu hiểu vòng đời của chuồn chuồn : chúng sinh sản cần nước, trứng phát triển trong nước từ tiền ấu trùng, ấu trùng và đến giai đoạn thiếu trùng thì chúng ăn ko từ 1 sinh vật nào trong nước, kể cả đồng loại
Cho nên, khi lẫy , nhại hay dẫn Kiều ko phải chuyện đùa đâu ạ !
.