Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Mười Điều Tâm Niệm Fri 15 Mar 2013, 19:06 | |
| Mười Điều Tâm Niệm Thầy Thích Nhật Từ thuyết giảng nghĩa Điều tâm niệm thứ 1:
NGHĨ ĐẾN THÂN THỂ THÌ ĐỪNG CẦU KHÔNG BỆNH TẬT, VÌ KHÔNG BỆNH TẬT THÌ THAM DỤC DỄ SINH
Trong phần đối trị như một phương pháp thực tập chính, Hòa thượng Diệu Hiệp dạy ta hãy xem bệnh tật là thuốc trị liệu, hoạn nạn là đạo giải thoát. Đó là phương pháp đối trị để giúp hành giả chấp nhận, sống chung với bệnh tật và hoạn nạn để chuyển hóa tâm. Cầu nguyện, than van, trách móc chỉ dẫn đến tình trạng khủng hoảng tâm lý, không giải quyết được gì, còn làm cho vấn đề trở nên phức tạp.
Trong vế đầu của câu thứ nhứt là nghĩ đến thân thể; vế thứ hai là phần tâm lý đối trị, ngài dạy đừng cầu không bệnh tật; vế thứ ba là giải thích lý do, nếu thân thể cường tráng suốt cả cuộc đời thì tham dục nặng, chìm đắm trong sự hưởng thụ tính dục sẽ dễ phát sinh. Lúc đó hành giả sẽ gặp trở ngại trong sự tu tập, vấn đề được đặt ra theo từng trường hợp. Nếu ta có người thân lâm vào hoàn cảnh bệnh tật một cách đột ngột, hôm qua còn khỏe mạnh mà nay vào bệnh viện, thì tâm lý đầu tiên khởi lên là trạng thái tiếc nuối và không muốn tin đó là sự thật.
Trong tình huống này, nỗi đau trỗi dậy vì ta đang thiết lập tình cảm liên minh để chia sẻ nỗi đau. Lúc đó, việc áp dụng “Nghĩ đến thân thể, đừng cầu không bệnh tật” sẽ hiệu nghiệm. Trong kinh đức Phật dạy, những vị xuất gia cứ trung bình hai, ba tháng hoặc nếu có thể nửa tháng một lần đi vào bệnh viện thăm viếng các bệnh nhân. Điều khích lệ đó có ý nghĩa sách tấn rất cao đối với người xuất gia, từ bỏ những hưởng thụ khoái lạc giác quan.
Huấn luyện bản thân để ý niệm diễn ra theo cơ chế tỉnh thức, giữ cho tâm không chạy theo phản ứng của thuận và nghịch, dẫn đến lòng tham, sân. Từ đó việc chuyển hóa hết các phàm tính được thực hiện một cách khá thành công. Việc ăn, mặc, ngủ của người xuất gia được giảm thiểu ở mức độ tối đa.
Như vậy, bản chất của một câu tâm niệm đều có cả ba vế. Có người áp dụng cả ba vế như sự trị liệu, có người chỉ cần áp dụng hai vế để dừng lại ở nhận thức thực tại. Đây cũng là mô hình về nhân quả mà đức Phật đã dạy trong Tứ diệu đế. Đầu tiên thừa nhận khổ đau dưới hai hình thức:
Khổ đau vật chất và khổ đau tinh thần. Khi thấy được khổ đau, ta truy ra gốc rễ, nguyên nhân hình thành, các điều kiện khách quan, chủ quan. Sau đó ta nghĩ về một phương trời cao rộng đối lập hoàn toàn với bế tắc hiện tại mà mình đang có, đó là hạnh phúc.
ỨNG DỤNG TỨ DIỆU ĐẾ Bát chánh đạo là con đường hạnh phúc chứ không phải từ sự cầu nguyện, y học ngày nay đang sử dụng rất hiệu quả. Trước nhất, bệnh nhân cần phải được định dạng bệnh bằng nhiều phương pháp, sau đó mới tìm nguyên nhân. Kết quả trị liệu lớn nhất của bệnh viện thông qua các bác sĩ sẽ tạo ra tình trạng lành mạnh cho sức khỏe bằng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, dinh dưỡng…
Như vậy y học ngày nay đã sử dụng mô thức Tứ diệu đế một cách bài bản. Như vậy người bệnh cần làm nhất trong tình huống này là đừng cầu không bệnh tật. Vì cầu không bệnh tật là một ức chế tâm lý ngược lại với bệnh tật đang diễn ra. Tâm sẽ rơi vào trạng thái mỏi mệt căng thẳng thay vì họ cần phải hoàn toàn được nghỉ ngơi trong thời gian đó.
Vì vậy áp dụng câu nói của Tổ, ta phải hết sức ứng cơ, xem trường hợp nào thì sử dụng ba vế, và trường hợp nào chỉ cần sử dụng hai vế để đạt được kết quả cao nhất. Tại sao ta lại không nên cầu không bệnh tật. Vế đối trị thứ ba đưa ra rằng vì không bệnh tật thì tham dục dễ sinh.
Đức Phật tôn giáo được tạo ra bằng rất nhiều vòng hào quang. Mọi sự mô tả về thân thể vật lý, sức khỏe của Ngài luôn luôn là sự siêu tuyệt. Học thuyết phương tiện có giá trị đề cao vai trò tâm linh và vòng hào quang tỏa xung quanh đức Phật như vì sắc thân bằng vàng, nhưng sẽ phản tác dụng, người ta cho rằng đức Phật có những phép mầu nên Ngài không bị vướng vào nỗi đau khi già, bệnh, chết.
Đức Phật lịch sử thì khác hoàn toàn, theo mô tả của kinh điển, Ngài có bác sĩ thân tín tên Jivaka, mỗi khi có bệnh tật bác sĩ đều tư vấn thuốc thang chăm sóc sức khỏe cho đức Phật. Ông cũng là người tự tay bào chế thuốc theo truyền thống Đông y của Ấn Độ.
Tuổi thanh xuân, đức Phật đã trải qua sáu năm khổ hạnh, ngài đã thực hiện những pháp tu được xem là hiệu quả nhất của Bà La Môn giáo thời bấy giờ. Nhưng Ngài thấy cũng không tác dụng. Từ bỏ khổ hạnh ép xác, Ngài tìm con đường trung đạo là Bát chánh đạo. Điều chỉnh nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan.
Giải quyết các vấn đề trên nền tảng của duyên khởi, nhân quả, vô thường, vô ngã, nên không còn tin vào thượng đế, thần linh, định mệnh, an bài, sắp đặt. Từ đó điều chỉnh đời sống đạo đức, bao gồm lời nói, hành vi, giao tế. Điều chỉnh về sự chuyển hóa tâm, bao gồm chánh niệm, chánh định và tuệ giác phát sinh.
Con đường trung đạo mà đức Phật dạy bao gồm có ba vế. Thứ nhất, đời sống đạo đức - được gọi là giới. Thứ hai, đời sống thiền định tức là sự định tĩnh trước những thăng trầm vinh nhục, những biến thiên thuận và nghịch trong cuộc đời. Thứ ba, phản ứng thái độ của hành giả đạt được trình độ định gọi là Vô úy. Kết quả là đạt được tuệ giác, không còn niềm tin sai lầm.
CÁCH ĐỨC PHẬT VÔ HIỆU HÓA KHỔ ĐAU
Đức Phật thực tập khổ hạnh, cực đoan đến độ thân thể Ngài suy kiệt, ngất xỉu. Lúc đó cô bé chăn cừu Sujata có mặt, thấy người đạo sĩ đang quằn quại trước cái chết, cô đã cúng dường cho Ngài bát sữa. Nhờ đó Ngài đã phục hoạt được sức khỏe và vượt qua bệnh tật do phương pháp khổ hạnh không đúng.
Dựa vào cách mô tả, ta thấy đức Phật vẫn có bệnh. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, gồm có hai, ba chương mô tả nghệ thuật khắc phục chứng bệnh của Ngài. Kinh mô tả, những năm cuối cuộc đời, đức Phật bắt đầu già, sáu năm khổ hạnh trước đó làm sức khỏe của Ngài yếu hơn. Nếu là người bình thường với thời gian trải qua sáu năm khổ hạnh như thế, có lẽ sẽ không sống qua tuổi 40.
Người Ấn Độ thời bấy giờ và cả thời hiện đại hiếm khi sống trên 60 tuổi. Nhưng đức Phật sống được 80 tuổi là một hiện tượng đặc biệt. Ngài bị đau vào những năm tháng cuối, sau đó vì ăn phải nấm độc, Ngài bị bao tử hoành hành. Đức Phật nằm nghiêng về bên phải, theo hướng của quy luật vận hành vũ trụ, chiều cao của gối bằng với chiều rộng của vai.
Đức Phật đổi tư thế vài lần, nhưng vẫn chưa khắc phục được cơn đau vật lý. Ngài tự sự rằng ta đã phải nhập từ Sơ thiền đến Tứ thiền mà không có kết quả. Ngài bắt đầu nhập thiền thứ chín - Diệt thọ tưởng định, vô hiệu hóa dòng cảm xúc và ý niệm hóa.
Nỗi đau trên cơ thể là do ta có ý niệm, tiêm thuốc mê để khoanh cảm giác đau lại làm cho nó không có cơ hội truyền thông tin về cái đau lên não. Đức Phật đã làm, như nghệ thuật tạo chất tê ngay vùng đau. Nhờ nhập vào thiền Diệt thọ tưởng định, cái đau mới được khống chế.
Ngài phải làm như thế 28 lần. Do vậy ta phải tin rằng đức Phật cũng có bệnh. Các vị Bồ tát, A La Hán hay cao Tăng, khi mang thân một con người đều phải trải qua tuổi già, bệnh thì các Ngài cũng phải có nỗi đau vật lý như bao người khác. Khi bệnh thì nhớ câu tâm niệm: “Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh tật…”. Đa số, Phật tử khi có bệnh là cầu Phật gia hộ cho không bệnh, cúng kiếng lung tung.
Trong khi đức Phật cũng phải chấp nhận bệnh của thân Ngài đã chuyển hóa tâm, nhưng bệnh vẫn còn nguyên, cuối cùng cái chết của Ngài do bệnh mà ra. Nhờ chuyển hóa tâm thức Ngài không hề có một nỗi khổ nào về phương diện khổ thọ.
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Mười Điều Tâm Niệm Fri 15 Mar 2013, 19:34 | |
| 10 ĐIỀU TÂM NIỆM Thầy Thích Nhật Từ thuyết giảng nghĩa Điều tâm niệm thứ hai:
NGHĨ ĐẾN CUỘC SỐNG THÌ ĐỪNG CẦU KHÔNG HOẠN NẠN, VÌ KHÔNG HOẠN NẠN THÌ KIÊU SA SẼ NỔI DẬY
KHÔNG SỢ HOẠN NẠN
Câu tâm niệm dạy ta cách quán chiếu, sống trong cuộc đời, nỗ lực làm nhiều việc phước, dấn thân giúp người, trở thành tiên phong trong các phong trào tốt thì nghịch cảnh cũng theo đó mà giảm đi. Người không làm gì cho xã hội thì cơ hội đối diện với những thử thách cũng có nhưng ít hơn, do đó, ta phải tâm niệm đã sinh ra trong cuộc đời để làm những việc khó làm.
Gặp hoạn nạn trong hành đạo là việc hết sức thường tình. Nghịch cảnh có mặt hay không với một người không đủ sức để ta thừa nhận, đánh giá rằng người đó tu đúng hay sai; việc tu, và thực tập luôn có những nghịch cảnh. Nghịch cảnh thường xuất hiện theo chiều tỷ lệ thuận với phương pháp và sự hành trì đúng đắn.
QUÁN VÔ NGÃ ĐỂ VƯỢT QUA HOẠN NẠN
Cách thực tập của Phật giáo dạy ta quán vô ngã và vô tác giả. Phần quán vô tác giả là nghệ thuật để tách ly tính cố ý của người tạo ra nghịch duyên cho mình trở thành sự tình cờ và ngẫu nhiên để ta không hận thù và trả đũa.
Làm như vậy không có nghĩa là mờ mắt, bàng quan, sợ hãi, nhút nhát mà vì ta thấy rất rõ con người không phải là kẻ thù của nhau. Lòng tham, sân, si là ba nguồn năng lực có tính hủy diệt các quan hệ và hạnh phúc, nó có mặt ở chỗ nào thì khổ đau kéo theo chỗ đó.
Phật tử thực tập tâm linh theo đức Phật nên dù có khởi lên tham, sân, si ta vẫn biết mình sai để sửa đổi, ray rứt một thời gian rồi chuyển hóa. Người đời không biết đạo lý tâm linh này, đi theo các tôn giáo nhất thần hầu như không hề có con đường tâm linh, kỹ năng tâm linh, pháp môn hành trì để giải quyết sinh tử.
Ngoài những sinh hoạt giáo hội và các nguyên tắc đạo đức cho nhân thừa. Nên mỗi khi hận thù có mặt họ phải mất nhiều thời gian để rũ bỏ, đôi lúc phải mất đến vài ba kiếp. Như vậy, hoạn nạn có mặt như một nghịch cảnh. Vấn đề là sự tu tập và chuyển hóa của Phật tử thông qua câu tâm niệm này đừng để mình ngã quỵ khi hoạn nạn có mặt. Phải đứng lên, đi tới và xem chuyện đó rất bình thường, không ai không có hoạn nạn.
Phước báu và tuệ giác lớn như đức Phật mà Ngài vẫn bị đệ tử là Đề Bà Đạt Đa chẳng những không nghe lời mà còn muốn hãm hại giết chết Ngài, còn rất nhiều nghịch cảnh khác vu oan giáng họa Ngài nhưng không thành công. Khi ta nỗ lực làm việc lành thì các thế lực bóng đêm rất ganh tỵ.
Ta phải tìm cách phủ định bằng ánh sáng. Ánh sáng và bóng đêm không song tồn, chỗ nào có ánh sáng thì bóng đêm tan. Do đó việc làm tốt của chúng ta gặp nhiều nghịch cảnh thì nên mừng vì biết mình đang đi đúng đường. Nếu làm tốt mà không ai chống đối thì mới đáng buồn vì năng lực chưa đủ tần suất để người ta ghé mắt quan tâm.
HOẠN NẠN LÀ THƯỜNG TÌNH Sống trong cuộc đời phải quan niệm hoạn nạn là chuyện thường, thì khi gặp hoạn nạn ta sẽ rất bình thản. Từ đó ta thực tập học thuyết Viên dung trong các cơ chế đối lập. Một vị thiền sư Trung Quốc dạy cách quán chiếu viên dung giữa hình ảnh của núi và mây. Một ngọn núi rất đẹp với cây xanh, suối chảy giữa các khe đá tạo nên cảnh đẹp tuyệt vời. Bỗng dưng gió từ đâu thổi đến mang theo mây đen xám xịt. Mây hòa quyện trong các ngõ cây, ngách núi. Nhìn từ xa, núi và mây đang hòa quyện vào nhau.
Nếu núi có ý thức và nghĩ rằng mây là trở lực của mình, lúc đó núi sẽ nỗ lực đánh tan mây. Và nếu mây nghĩ rằng núi là kỳ đà cản mũi trên đường bay thì lúc đó mây sẽ phá núi. Rất may, mây và núi đều không có ý thức. Nhờ không có ý thức nên không nghĩ rằng chúng trở ngại cho nhau.
Mây vẫn bay theo hướng gió, núi vẫn đứng theo thế đứng tự nhiên và cuối cùng tạo ra một bức tranh thật tuyệt. Nhờ có tinh thần viên dung trong sự khác nhau nên không thấy nó là sự loại trừ. Tinh thần Phật giáo dạy rất thoáng rộng với những người khác tôn giáo, khác pháp môn, xem sự khác biệt của họ là phương tiện để ta tham khảo.
Từ đó tinh thần viên dung giúp ta trở thành bạn bè với khắp mọi nơi. Phương pháp tâm niệm và quán chiếu như vậy sẽ giải quyết được rất nhiều nghịch cảnh. Dân gian thường nói: “Thứ nhứt tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Nhiều người cho rằng tu ở nhà là nhất, thờ cha kính mẹ mới là chân tu. Định nghĩa đó là sai.
Thờ cha kính mẹ chỉ là cách tu về nhân thừa, còn chân tu là phương pháp, sự áp dụng hành trì đúng hay sai, không đánh đồng thờ cha mẹ là chân tu. Tu ở nhà là dễ nhất vì ta tu với những người thân ruột thịt vốn dễ dàng bỏ qua cho nhau.
Tu chợ là nói về mối quan hệ xã hội nhiều thành phần. Tình trạng đen đỏ trong các mối quan hệ, thị trường, chợ phức tạp và không có sự cảm thông như trong mối quan hệ gia đình nên khó hơn tu ở nhà. Tu trong chùa lại càng khó hơn vì đi vào pháp môn mà mỗi năm tháng ngày giờ trôi qua, việc cúng kính của Phật tử tại gia được họ quan niệm là đang gieo trồng ruộng phước.
Tổ dạy, người xuất gia khi tiếp nhận phẩm vật của đàn na tín thí, phải hình dung phước của mình như viên đá mài. Mỗi khi người xuất gia tiếp nhận thì con dao phước báu của người tại gia sẽ bén hơn, còn viên đá mài phước của người xuất gia sẽ mòn dần. Do đó, nếu tu không đến nơi đến chốn thì về sau phải mang lông đội sừng mà đền trả.
Đó là câu răn nhắc của các vị Tổ. Phật giáo không dạy người xuất gia là ruộng phước, Phật tử tại gia cần phải cúng. Như vậy, người xuất gia sẽ cống cao ngã mạn và không tu tập được. Cả hai bên cùng tu, kẻ tu phước người tu huệ. Nghịch cảnh của người xuất gia khó ở chỗ làm sao phải tu thành công, càng nỗ lực tu nhiều, nếu các vị bạn đạo không cảm thông sẽ dẫn đến sự ghen tỵ, đố kỵ.
Như vậy tu tại chùa, ngoài việc khó về tâm linh, còn những cái khó của nghịch cảnh. Nhưng đừng vì thế mà sợ hãi, vì cái khó mới có giá trị, dễ dàng đạt được sẽ sinh tâm kiêu mạn, hãnh diện.
PHỚT LỜ THỊ PHI
“Nếu không có hoạn nạn thì kiêu sa sẽ nổi dậy”. Người thành công nhiều sẽ dễ dàng cống cao ngã mạn. Con đường càng nhiều chông gai càng có nhiều chương lịch sử đẹp để vui mỗi khi nghĩ lại.
GIÁ TRỊ CỦA RŨ BỎ TÍCH CỰC
Thành công quá nhiều cũng là một trở ngại. Trong kinh tạng Pàli, ba yếu tố tâm lý: Vị ngọt, vị đắng, vị xuất ly. Ta thấy từ vị ngọt đến vị xuất ly được hiểu là hạnh phúc và giải thoát. Vì được thuận duyên trong hạnh phúc nên ít ai nghĩ đến giải thoát. Khi nào bị khổ đau thì ta mới tìm đến con đường giải thoát.
Càng gặp nhiều nghịch cảnh thì chí nguyện đại hùng càng gia tăng, tuệ giác lại phát sinh để ta xử lý và trở thành người cao thượng hơn. Đây cũng là cách tâm niệm. Thực tập được như thế, kiêu sa sẽ không có mặt mà ngược lại thành công diễn ra rất cao.
Được sửa bởi mytutru ngày Wed 01 May 2013, 22:21; sửa lần 3. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Mười Điều Tâm Niệm Fri 15 Mar 2013, 19:56 | |
| 10 ĐIỀU TÂM NIỆM Ðiều tâm niệm thứ ba:
CỨU XÉT TÂM TÁNH THÌ ĐỪNG CẦU KHÔNG KHÚC MẮC, VÌ KHÔNG KHÚC MẮC THÌ SỞ HỌC KHÔNG THẤU ĐÁO Bản chất sự cứu xét tâm là phân tích về sự vận hành của nó, để nhận dạng được trong lúc quán chiếu tâm ta đang diễn ra theo tư thế gì; thiện hay ác, chơn hay ngụy, tích cực hay tiêu cực. Nói chung, tâm con người thường diễn ra theo các cặp phạm trù mang tính đối lập, thường được gọi trong triết học là nhị nguyên.
Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với bài kinh Tứ niệm xứ. Nếu hành giả quyết tâm cứu xét về tâm tính, thì cơ hội làm chủ được vọng tâm dễ dàng hơn những người chỉ chạy theo phản ứng của các hành động, lời nói, và việc làm vốn do tâm điều khiển. Cứu xét tâm là trọng tâm của con đường tâm linh trong Phật giáo. Chấp trước vào tình cảm quyến luyến sẽ bị rơi vào trong cảnh giới của ngạ quỷ. Bản chất ngạ quỷ không phải là những người phạm điều xấu ác, mà là những người tiếc nuối tình yêu, tình cảm, gia tài, và bất cứ cái gì còn vấn vương trong lòng do chưa rũ bỏ được trước khi chết.
Vì thế, ngạ quỷ không đáng sợ, mà chỉ đáng thương, họ là đối tượng cần được quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của chúng ta để họ có thể rũ bỏ thân xác phàm, tái sanh theo nghiệp đúng như những gì họ đã gieo trồng. Như vậy, ta thấy sự vần xoay của các chủng loại sinh vật không phải tự nhiên, vô duyên, ngẫu nhiên; cũng không phải do thượng đế và các thần linh tạo ra, mà do nghiệp dẫn vào trong luân hồi sanh tử.
Mỗi chủng loại có cộng nghiệp.
Cộng nghiệp là nghiệp chung của một quốc gia, dân tộc trong từng quốc gia, tập thể trong rất nhiều dân tộc, và nghiệp chung của những người tâm đầu ý hợp, quan điểm, ý tưởng, lập trường cùng chí hướng. Bên cạnh nghiệp chung chúng sinh còn có nghiệp riêng. Nghiệp riêng quyết định hạnh phúc và khổ đau trong tầm ảnh hưởng của nghiệp chung. LÀM CHỦ TÂM Ý
Nếu chúng ta biết làm chủ tâm ý thì sự dẫn nghiệp đi trong luân hồi sẽ theo ý muốn, chủ định của mình. Ta không bị lệ thuộc vào chúng một trăm phần trăm như những người thiếu sự tu học và huấn luyện chuyển hóa tâm. Sở dĩ, nghiên cứu về tâm rắc rối vì sự khởi tu nằm trên tâm. Quá trình tiến tu là để tăng trưởng các hạt giống tốt, gạn lọc những hạt giống tiêu cực, đích điểm cuối cùng là chuyển hoàn toàn tâm thức thành tuệ giác. Trong cơ thể sống, cần phải có tâm và thân vận hành, tương tác, hỗ trợ qua lại. Từ đó tạo ra nghiệp thiện, nghiệp bất thiện. Khi đổi khái niệm Duy thức học thành Tâm thức học, ta không rơi vào chủ nghĩa “duy”, bởi vì học thuyết duyên khởi không chấp nhận nguyên nhân đầu tiên, dù nó được gán vào vật chất, hay là tâm. Nội dung thứ hai, từ lời dạy này có thể rút ra: Khi tu học Phật ta phải sử dụng tâm phân tích để thấy rõ đâu là chánh tín, đâu là mê tín, đâu là đường nên đi, đâu là đường ta phải đặt vấn đề. Một trong năm đặc điểm giáo pháp của đức Phật là “Đến để mà thấy”, khác hẳn với các tôn giáo khác là “Đến để mà tin”. Ðến để mà tin là ta đặt giá trị chân lý như cái cày trước con trâu. Mọi biện giải và lý luận kéo theo sau chỉ là sự minh họa cho chân lý tiền đề, vốn không hề có sự thay đổi.
Chính vì thế niềm tin mê tín của các tôn giáo nhất thần và đa thần trong lịch sử tư tưởng của nhân loại rất nhiều, thậm chí mang lại nỗi khổ niềm đau cho con người không ít. Theo lời Phật dạy, chúng ta đến với đạo Phật bằng sự hiểu biết để thấy rõ đâu là nhân, đâu là quả, đâu là duyên tác dụng giữa nhân và quả để tạo ra giá trị chân như.
Do đó, cần phải sử dụng ý thức khách quan để nhận định đánh giá. Tất cả dữ liệu truyền thông chỉ xem như đơn thuần, đừng xem nó là giá trị chân lý hay phi chân lý, ngoại trừ ta phân tích bằng các thước đo chân lý. HAI LỚP NGHĨA CỦA LỜI PHẬT
Ðiều kế tiếp trong việc học thấu đáo ta phải hiểu rõ là mỗi bài kinh Phật dạy có hai lớp ý nghĩa: Thứ nhất là nghĩa đen và nghĩa trắng, lớp ý nghĩa thứ hai là biểu tượng. Bản chất của biểu tượng là ngấm ngầm, ám chỉ một triết lý. Phần lớn ngôn ngữ diễn đạt trong kinh Ðại thừa thường thuộc dạng biểu tượng.
Tiếp xúc lớp biểu tượng ta mới hiểu thấu đáo được triết lý sâu xa mầu nhiệm trong kinh Ðại thừa. Ví dụ, Diệu Pháp liên hoa là nêu ra hoa sen diệu pháp để cho chúng ta thấy khi sen còn trong bùn, dưới mặt nước với hình thức là một cái nụ, khi ở giữa chừng là cái búp, trồi lên mặt nước cũng là búp. Sau đó nở ra vài chục phần trăm, và nở trọn một trăm phần trăm.
Phân tích về tiến trình vừa nêu, ta thấy, trong búp sen và hoa sen có đầy đủ bốn yếu tố: Gương, nhụy, cánh và hạt. Ðiều đó đồng thời giúp ta hiểu về nhân quả. Bốn vị trí của sen ở dưới bùn, vượt vừa mặt nước, lên mặt nước và nở đầy đủ tượng trưng cho các trình độ tâm linh của các chủng loại chúng sinh khi còn trong cảnh giới của ngạ quỷ, súc sinh, người, A tu la, Thiên, A la hán, Bồ tát và Phật; sự khác nhau còn phụ thuộc vào thời gian tu tập chuyển hóa.
Tính giác ngộ, điểm cao nhất là Phật tính vốn không mất đi trong tiến trình của đời sống. Khi đã nhận dạng, hiểu được như thế thì hàng chúng sinh sẽ không rơi vào trạng thái mặc cảm, tự ty; nghĩ rằng mình là kẻ phàm tục, không tu được, không đắc được, không đạt được trình độ tâm linh như các vị Phật, và Bồ tát. Khi đã đạt được ta cũng không rơi vào sự cống cao, ngã mạn vì việc đạt được đó nhiều người cũng thành công trong quá khứ như các đức Phật, Bồ tát, A la hán, Thánh Tăng, các vị cư sĩ đã từng đạt được trong quá khứ, và tương lai cũng như vậy.
Vì vậy không có gì để hãnh diện, tự hào, nhờ đó hành giả vượt qua khỏi hai phương diện đối lập của cái tôi là cống cao và mặc cảm (tự tôn và tự ty). Mỗi người có một mảnh đất tâm, trong đó có rất nhiều hạt giống. Các vị Bồ tát phát tâm được hiểu là tiềm năng ở mỗi con người. Nếu ta biết khai thác, tạo điều kiện cho tiềm năng này có mặt, thì mỗi ước mơ sẽ trở thành hiện thực. Vấn đề là tính thời gian. TRUYỀN THỐNG VÀ TIẾP BIẾN
Các Tổ đầu tiên truyền đạo Phật sang Việt Nam chỉ có vài người Việt Nam lãnh thọ, và các Tổ Việt Nam chính là người làm Phật sự thành công cho người Việt Nam vì họ thuận, hợp với nền văn hóa của người Việt. Các Tổ từ Ấn Ðộ sang và truyền đạo cho các Tổ bên Trung Quốc, nhưng chính các Tổ ở Trung Quốc đã làm nên đại sự nghiệp. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma giới thiệu đạo Phật sang Trung Quốc, nhưng ngài không làm nhiều Phật sự tại đây. Chính các Tổ, và đỉnh cao nhất là ngài Huệ Năng, đã làm Phật sự nở rộ ở mảnh đất này. Cũng thế, nếu ta muốn làm đạo ở Hoa Kỳ và nhiều xứ khác, thì ta phải độ nhiều người địa phương.
Chính họ, với những cảm tính văn hóa, phong tục tập quán, tri thức, quan niệm, cách thức, đời sống của họ, giới thiệu đạo Phật bằng ngôn ngữ và văn hóa, thì người bản địa sẽ tiếp nhận dễ dàng hơn. Nếu nhập cảnh nguyên xi đạo văn vào Hoa Kỳ, kết quả là ta chỉ phục vụ cho người Việt Nam ở Hoa Kỳ, còn cộng đồng ngoại quốc vẫn đứng ngoài cổng chùa.
Con em chúng ta, từ thế hệ một rưỡi, thứ hai trở đi, mặc dù ở trong chùa, nhưng về phương diện tri thức vẫn đứng ngoài cổng chùa, vì đọc kinh bằng âm Hán-Việt, chẳng hiểu gì cả. Trong tương lai, muốn cho Phật giáo Việt Nam tồn tại ở các quốc gia khác thì ta phải có nghi thức đọc, tụng bằng ngôn ngữ bản địa.
Ở Hoa Kỳ, Úc, Anh và các nước nói tiếng Anh, thì nghi thức tụng niệm và sinh hoạt phải bằng tiếng Anh. Ở Pháp thì nghi thức tụng niệm và sinh hoạt phải bằng tiếng Pháp. Ở Ðức thì bằng tiếng Ðức. Tương tự, ở châu Phi phải bằng ngôn ngữ của châu Phi. Như thế đạo Phật mới tồn tại.
Lịch sử của đạo Phật hoàn toàn phù hợp với các điều như đức Phật nêu trong phẩm Tùng Ðịa Dõng Xuất, đây là biểu tượng và tiềm năng mà đức Phật khích lệ chúng ta phải phát huy. Ai cũng có sẵn tiềm năng, các vị Bồ tát và Phật đang trong tâm thức. Ta phải có niềm tin dùng chìa khóa mở cửa tiềm năng này để sử dụng một cách lâu dài và thành công. ĐẠI NGHI ĐẠI NGỘ
Các Tổ Thiền tông Trung Hoa có dạy: “Tiểu nghi tiểu ngộ, trung nghi trung ngộ, đại nghi đại ngộ”. Nghi ở đây không phải là hoài nghi, không phải là chủ nghĩa hoài nghi của triết học mà là đặt vấn đề để tìm những thước đo giải mã. Nếu ta không đặt vấn đề, sẽ dễ dàng tin theo mê tín dị đoan, vì chư Tổ thấy rất rõ trong quá trình biên tập kinh điển có thể khác
với những gì đức Phật đã nói. Có những điều rất sâu sắc, Phật nói trong suốt bốn mươi chín năm, người biên tập không thể nhớ hết, nên đã bỏ đi những điều rất hay. Có nhiều điều Phật không dạy nhưng trong quá trình biên tập, các Tổ dùng phương tiện đã thêm thắt một vài câu, vài chữ. Chẳng hạn như học thuyết địa ngục nếu ta tin là có, về phương tiện dẫn dụ, thì trong thời hiện tại này nó mất đi độ ảnh hưởng. Ðây là lý do mà đức Phật đã nêu ra trong kinh Ca La Ma: “Đừng vội tin vào một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển. Ðừng tin một điều gì, chỉ vì điều đó được đức Phật, hay các đạo sư thuyết giảng”. Ðây là hai cách thức đặt vấn đề sẽ làm cho con người phát triển trí tuệ về học thuyết của đạo Phật, từ đó việc ứng dụng mới có chiều sâu; dù thời gian chậm, nhưng kết quả nhanh. Nếu không có phương pháp đặt vấn đề để giải quyết như thế thì dễ dàng tin theo những lớp ý nghĩa cạn, chỉ trong phạm vi nghĩa đen, nghĩa trắng.
Nếu đặt vấn đề không đúng cách cũng dễ bị tẩu hỏa nhập ma. Chúng ta cần phải đến với những vị cao Tăng tham vấn mỗi khi bế tắc, phải tìm thầy học đạo. Như Thiện Tài đồng tử đã tham vấn trên năm mươi vị thầy nhờ đó tích tụ được tinh hoa của tất cả các vị thầy. Chúng ta nên học Phật bằng tinh thần như thế.
Nghiên cứu kinh điển, ứng dụng hành trì các pháp môn, ta được quyền đặt vấn đề. Khi đặt vấn đề, chúng ta bỏ qua chính tác giả là Phật, đừng nghĩ đó là Phật, mới dám đặt vấn đề, nghiên cứu, phân tích, đưa vào ứng dụng giá trị lợi lạc ngày càng cao, không có tác dụng sai, thì đó mới là chánh pháp.
Những người rơi vào chủ nghĩa hoài nghi, bất cứ tốt hay xấu họ cũng nghi; rốt cuộc đánh mất cơ hội không học được những cái tốt. Như vậy họ chỉ chú ý hình thức bên ngoài, còn bên trong thì không hề có được tâm an vui hạnh phúc.
Hoài nghi là một bế tắc, là phản ứng phụ thuộc của si mê. Người tu có tuệ giác thì không do dự, chần chừ, tiến thối lưỡng nan; vì họ thấy bằng trực quan sinh động, giải quyết vấn đề nhanh chóng và kết quả. Người hoài nghi, có kiến thức mà không dám sử dụng, chấn chỉnh để đi trên đường tốt, chỉ đặt những vấn đề không chính đáng, kết quả là dậm chân tại chỗ. http://tusachphathoc.com/play-media/niem-tin-phat-phap/
Được sửa bởi mytutru ngày Tue 26 Mar 2013, 13:32; sửa lần 2. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Mười Điều Tâm Niệm Sat 16 Mar 2013, 00:56 | |
| 10 ĐIỀU TÂM NIỆM Ðiều tâm niệm thứ tư:
XÂY DỰNG ĐẠO HẠNH THÌ ĐỪNG CẦU KHÔNG MA CHƯỚNG, VÌ KHÔNG MA CHƯỚNG THÌ SỞ NGUYỆN KHÔNG KIÊN CƯỜNG Ở đây có ba vế: Đạo hạnh, ma chướng, kiên cường của tâm chuyên pháp môn hay là của tâm trên con đường đạo đức. Nó có thể diễn ra theo chiều thuận và nghịch của dấu mũi tên. Nếu đặt theo chiều hướng thuận, đạo hạnh kéo theo ma chướng; ta chấp nhận nó là một sự thật hiển nhiên, rõ ràng trong lúc làm Phật sự, có quá nhiều người “chọc gậy bánh xe”, điều đó rất bình thường.
Nếu làm Phật sự mà không có ma chướng, thì biết rằng Phật sự của ta chỉ là cỏn con. Trên nữa thì không hề có chân lý vì ai học triết đều biết rằng có nhiều thứ chỉ có logic mà không có chân lý, và chân lý không nhất thiết phải bị lệ thuộc vào logic.
Chân lý là chân lý, có tình huống đi từ logic, có cái không lệ thuộc vào logic, bởi vì chân lý là cái diễn ra hiển nhiên không phải ai cũng có thể cảm nhận, đong đo bằng cảm nghĩ của mình. Thế nên ta phải thấy rằng, trên con đường xây dựng đạo và hạnh gồm có hai vế. Vế một là tu tập cho bản thân, về phương diện đạo đức, đó là hạnh. Ðạt được đạo đức ta sẽ có định và kéo theo là tuệ giác. Như vậy, con đường đạo tức là tâm linh chúng ta sẽ được thanh lọc.
Bản chất tu tập của Phật giáo không thể cho riêng mình, nơi nào có nhu cầu, ta đến. Thậm chí những chỗ chưa có nhu cầu, ta cũng đến để truyền bá. Ðây chính là kinh nghiệm của đức Phật. Có những nơi, đức Phật đến người ta ném đá, chọi gạch, chửi bới, Ngài vẫn kiên nhẫn, vì nếu không truyền con đường tâm linh mới tại đây thì làm sao người ta biết đến đạo Phật. Như vậy, ta thấy rằng đạo hạnh càng cao thì ma chướng càng lớn ở giai đoạn xuất phát và tiến trình. Nhưng ở điểm cuối cùng thì ma lực vẫn kém hơn Phật lực. Ma lực phải ngã quỵ trước Phật lực, cũng như bóng tối phải nhường lại cho ánh sáng ngự trị.
Ban đêm phải nhường cho ban ngày. Ðây là một nhận thức rất quan trọng, tạo nên sự bền bỉ để chúng ta đi trên đường tu đến nơi đến chốn. Nếu khi làm Phật sự, gặp quá nhiều chướng duyên mà bỏ cuộc thì đó là sự tổn thất. Như vậy, mình trở thành nạn nhân của sự thiếu tinh tấn mà lại đổ thừa cho nghịch cảnh. Chỗ nào Phật sự càng cao thì ma chướng càng nhiều, vì ma không muốn cho mình thành tựu, nó sợ mất quyến thuộc. Đức Phật dạy: “Trùng sư tử nhục”, nghĩa là không một con thú nào có thể hại được sư tử, ngoại trừ con trùng nằm trong cơ thể sư tử mới giết chết sư tử; cũng vậy, không một ngoại đạo nào có thể phá được đạo Phật, chỉ có những huynh đệ trong đạo Phật tranh giành ganh ghét nhau làm lũng đoạn đạo của mình.
Đạo Phật dạy chúng ta con đường Trung đạo, không đứng về phía nào để ta có thể hướng dẫn cho hai phía. Vấn đề họ có chấp nhận chúng ta hay không là quyền tự do, con đường tâm linh của nhà Phật là không đứng về phía nào. Nên, khi làm đạo mà gặp ma chướng ta phải cười nhẹ nhàng như không có gì xảy ra, vì lúc đó tâm lý cường điệu hóa, một hạt cát nho nhỏ mà nghĩ như một tảng đá thì sẽ thương tổn tâm làm Phật sự, tâm tinh tấn tu hành kiên nhẫn của nhiều hành giả khác.
Do đó phải gieo vào tâm mình những hạt giống không sợ hãi. Nếu chúng ta sống đạo đức như thước đo trong cuộc đời thì không có lý gì, nguyên do gì phải sợ. Người không có đạo đức mới sợ. Sợ luật pháp trừng trị, sợ con người nguyền rủa, sợ xã hội cô lập và sợ khổ đau theo đuổi như bóng không rời hình, âm vang không tách rời tiếng. Nếu ta cương trực thẳng thắn, đàng hoàng, đạo đức, giới luật tốt thì không có lý do gì để sợ ai. NGHỊCH CẢNH VÀ ĐẠO HẠNH
Trên đường đạo, khi gặp nghịch cảnh, ta phải xác định rõ là Phật pháp không tranh luận với đời, chỉ có thế gian mới tranh luận với Phật pháp. Bản chất của Phật pháp là hóa giải hận thù, thế gian thì chất thêm những thứ đó vì lợi ích riêng tư của cái tôi được bình phong dựng lên rất đẹp như: Chủ nghĩa này, học thức kia.
Đức Phật khuyên chúng ta dùng từ bi để hóa giải hận thù thì hận thù mới có ngày kết thúc. Ma chướng nhiều ta mới thấy con đường đi là đúng, không được nản chí, sờn lòng mà phải nghĩ nhờ có ma chướng chí nguyện của ta mới lớn. Nếu không có những cảnh giới tù ngục khổ đau trên dương gian thì Bồ tát Ðịa Tạng cũng không phát nguyện đời đời kiếp kiếp làm bạn với thế gian; từ đó đồng hành, đồng sự giúp họ vượt qua những vật cản để trở thành người tốt.
Nhờ có động lực như thế chí nguyện của ngài Ðịa Tạng trở thành kiên cường không thể lay chuyển. Đã tu học Phật thì phải có bản lĩnh chịu đựng trước những chướng duyên và thử thách của cuộc đời. Khi gặp một vị thầy, hay những vị xuất gia chân chính đang lướt sóng phiền não, sóng nghịch cảnh mà tiến; chúng ta đừng quay lưng với họ vì như vậy sẽ làm cho đạo Phật bị dừng lại và cuối cùng phải chào thua. Ðó là điều ta phải cân nhắc.
Ðạo là con đường để đi. Khi đi trên con đường của đạo ta có được hạnh tức là sự thực tập; có được đạo đức, đó là kết quả của sự chuyển hóa; có được tuệ giác, đó là chuyển về trí. Do đó đi trên đường đạo sẽ không còn nỗi khổ, niềm đau, không có phiền não. Đi trên đường đời thì chông gai, cam go, thử thách, chướng duyên, nghịch cảnh, và nhiều phiền não khác dẫn đến sanh tử luân hồi.
http://tusachphathoc.com/play-media/muoi-bai-kinh-nguoi-tai-gia-nen-biet/
Được sửa bởi mytutru ngày Tue 26 Mar 2013, 13:32; sửa lần 2. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Mười Điều Tâm Niệm Thu 21 Mar 2013, 17:55 | |
| 10 ĐIỀU TÂM NIỆM Điều tâm niệm thứ năm:
PHÀM KHI LÀM VIỆC GÌ, ĐỪNG MONG DỄ THÀNH TỰU VÌ DỄ THÀNH TỰU THÌ CŨNG DỄ DẪN ĐẾN TÂM LÝ KHINH THƯỜNG
THÁI ĐỘ LẬP NGHIỆP
Trong quá trình lập nghiệp, đừng nên mong mỏi sự thành tựu đến với ta dễ dàng và nhanh chóng vì điều đó tạo ra sức ép tâm lý vô cùng căng thẳng. Theo học thuyết Nhân quả và Nhân duyên của nhà Phật, khi đầu tư một ngành nghề nhất định, chúng ta nghiên cứu, phân tích và nhờ chuyên gia tư vấn lập chương trình kế hoạch và ứng dụng.
Phải làm theo quy trình của nhân, duyên và quả thì kết quả đến với ta như một cách tất yếu và tự nhiên. Tổ còn dạy một câu tâm niệm: “Khai trì bất đãi nguyệt. Trì thành nguyệt tự lai”. Trong lúc ta đào giếng thì đừng mong cầu mặt trăng ẩn hiện dưới giếng. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để việc đào sâu có nước. Khi nước có ở dưới giếng thì mặt trăng tự nhiên xuất hiện.
Chúng ta đầu tư hy vọng quá nhiều vào những chuyện viển vông, không xác định được thì tâm lý trở nên căng thẳng. Tương lai của sự lập nghiệp phải nằm trên sự đầu tư của nhân ở hiện tại. Không có tương lai nào mà không đặt trên nền tảng của hiện tại.
Chúng ta đầu tư trong quá trình lập nghiệp cũng phải làm sao đầu tư cho nhân thật tốt, đừng mong mỏi sớm thành tựu bởi vì cái gì cũng có giá của nó. Trong tiến trình của nhân - quả, ta thấy có loại cây ba ngày đã trổ ra hoa, có loại ba tháng hoặc ba năm và có nhiều loại cây muốn có giá trị sử dụng thì phải mất ba mươi năm thậm chí là bảy mươi năm, trăm năm là chuyện thường.
Do đó, ta phải hiểu tiến trình thời gian tất yếu của sự đầu tư trong bất kỳ một lĩnh vực nào, đừng để tâm lý của mình hối hả, thôi thúc, tạo ra sự căng thẳng, dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý, biến chứng tạo ra sự khủng hoảng nội tại.
Trong cuộc sống ta đừng cầu mong sự thành công một cách dễ dàng, nhà đầu tư phải có bản lĩnh chấp nhận rủi ro. Việc gieo nhân cho đầu tư đòi hỏi ta phải hỗ trợ bằng các duyên, tức là điều kiện thuận lợi, để đảm bảo mức độ tương đối về sự thành công của việc đầu tư.
Nếu ta không đặt ra tình huống xấu nhất là thất bại mà chỉ mơ tưởng về sự thành công một cách duy lý hay là duy ý chí thì khi kết quả chưa đạt được sẽ làm cho ta bỏ cuộc nửa chừng. Hoặc khi đối diện với sự thất bại lần thứ nhất, ta sẽ trở thành người bất đắc chí, khủng hoảng tâm lý dẫn đến chứng bệnh thần kinh, thậm chí có người quyên sinh.
Phải thấy rằng: việc dẫn đến sự thành công có những yếu tố và điều kiện dẫn đến sự thất bại để chúng ta có bản lĩnh đối diện với những gì diễn ra. Như vậy, những người tu học Phật giáo sẽ không phải đầu tư một cách liều lĩnh vì mình đã cân đo cung - cầu, điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm, giá trị, chất lượng, mặt hàng và cung cách thể hiện trên thị trường.
Nếu tất cả những điều đó được thuận lợi thì kết quả sẽ thành công. Ta không nên mong mỏi thành tựu vì theo Tổ, sự dễ thành tựu dẫn đến thái độ tâm lý khinh thường, ỷ lại. Người ta có thể thành công trong đợt thứ nhất, thứ hai nhưng mỗi khi tâm lý ỷ lại xuất hiện thì sự thất bại lớn hơn mức độ thành công có thể kéo theo ngay tức thì.
Muốn thành công lâu dài, bền bỉ, ta không nên ngủ quên trên chiến thắng, ỷ lại vào thành công và thành quả đạt được. Tâm lý học Phật giáo dạy ta không nên bám vào chủ nghĩa thành quả vì nó luôn làm ta ngủ quên. Học thuyết Phật tính vốn sẵn có trong mỗi tâm thức con người, trên nền tảng kinh điển Đại thừa dạy ta ý thức rằng tiềm năng cao nhất về phương diện giác ngộ là có thể thành Phật.
Điều đó không có nghĩa là làm cho ta trở thành người ỷ lại, không chịu tu, học mà chờ đến năm tháng cuối cuộc đời mới đánh thức ông Phật đang ngủ quên là ta có thể sử dụng được tính giác đó. Ai an ủi mình và suy nghĩ như thế là sai lầm.
Vẫn biết rằng Phật tính vốn hiện hữu, nhưng nếu không có quá trình đục, đẽo, gọt, dũa, thực tập một cách tinh chuyên từ tháng này sang năm khác thì ngọc quý vẫn nằm nguyên dưới quặng tâm; do ta không khai thác để ứng xử thành những giá trị thực tiễn trong cuộc đời.
Vì thế, ta không dễ dàng đạt được và trở về với bản lai diện mục Phật tính vốn có và con đường hành trì rất dài lâu. Thực tập và hành trì cũng phải hết sức căn bản, điều độ và không được gián đoạn thì kết quả thành tựu mới hy vọng, để tránh tình trạng thất bại, ta phải hiểu được cơ chế nhân - quả của sự đầu tư.
Được sửa bởi mytutru ngày Tue 26 Mar 2013, 13:31; sửa lần 1. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Mười Điều Tâm Niệm Thu 21 Mar 2013, 18:12 | |
| 10 ĐIỀU TÂM NIỆM Điều tâm niệm thứ sáu: KHI GIAO TIẾP TRONG XÃ HỘI, ĐỪNG MONG CẦU LỢI ÍCH CHO MÌNH VÌ NẾU ĐẶT LỢI ÍCH CỦA MÌNH LÊN TRÊN THÌ ĐẠO NGHĨA SẼ BỊ ĐÁNH MẤTLỢI HÀNH VÔ NGÃ VỊ THA
Đây là một phương thức giao tế đòi hỏi đến sự chánh tâm, chánh nghiệp, chánh mệnh và chánh tư duy. Ta thấy mối quan hệ giao tế luôn diễn ra theo hai chiều, ta và người. Học thuyết Duyên khởi dạy: Muốn có chỗ đứng đắc nhân tâm một cách lâu dài, được sự quý trọng của đối tác thì việc giao tế không phải là không quan trọng, mà quan trọng hơn nữa là tính tương tác. Cái gì cũng phải có hai chiều, đối lưu, thuận nghịch. Nếu một bên viện trợ, còn một bên tiếp nhận một cách thuần túy thì về lâu về dài, mối quan hệ đó sẽ bị phá vỡ. Ngoại trừ, một số tình huống ngoại lệ, người tiếp nhận sự viện trợ một chiều có phương pháp đặc biệt, nhờ đó họ vẫn có thể bình an trong tính thời gian.
Sự đối lưu trong các mối quan hệ ta không nên lấy lợi ích của bản thân làm trọng, như thế là có sự tính toán. Những mối quan hệ có tính toán đều không bền vững, làm cho người khác chán nản; ta cũng trở nên đơn độc, tự cô lập mình trong mối quan hệ xã hội. Trong mối quan hệ xã hội, vấn đề lợi tha là mối quan tâm hàng đầu của những người tu hạnh Bồ tát, bao gồm bốn yếu tố: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự.
BỐ THÍ: Là nhịp cầu thiết lập tình thân thương giữa ta và người trên nền tảng hiểu rõ vô ngã sở hữu. Tất cả các sở hữu vật chất chúng ta có sẽ không ở bên ta lâu dài và vĩnh viễn. Nó chỉ là công cụ phục vụ ta đạt được hạnh phúc trong một điều kiện nhất định nào đó rồi cũng đến lúc vô thường, ta phải vẫy tay chào và để chúng ở lại với cuộc đời. Hiểu được tinh thần vô ngã, ta dễ dàng buông xả các sở hữu tài sản bằng nghĩa cử cao thượng như tham gia các hoạt động từ thiện, giúp người cô đơn, già hoặc trẻ em mồ côi và những hoàn cảnh cơ nhỡ, bất hạnh trong cuộc đời hay các tình trạng thiên tai, hỏa tai, thủy tai, không tai, nạn tai để giúp cho các nạn nhân vượt qua cơn khốn khó. Như vậy, nhịp cầu của sự bố thí bằng việc gieo trồng hạt giống từ bi, còn là nghệ thuật giúp cho ta thực tập hạnh vô ngã và buông xả những thứ không cần chấp trước hay lưu luyến trong cuộc đời. Giá trị xã hội và đạo đức của hành động đó rất cao. Ai thực tập được điều này sẽ mang lại lợi ích cho con người.
ÁI NGỮ: Trong quan hệ giao tế, ngôn ngữ chính là phương tiện truyền thông. Con người có phước báu hơn tất cả các chủng loại động vật và sử dụng được nghệ thuật truyền thông ở mức độ cao. Chúng ta đối nhân xử thế bằng ái ngữ: Từ bi, cảm thông, đoàn kết, chân lý, lời nói có giá trị văn hóa chắc chắn đối phương sẽ có cảm giác rất thoải mái, nhẹ nhàng, thư thái và bình an. Ai ứng xử được ái ngữ thì người đó không quan tâm về sự lợi mình mà hướng mục đích lợi người làm trọng. Chỉ cần mình ứng xử truyền thông trong ngôn ngữ hay văn tự, văn chương bằng ái ngữ thì rất được mọi người quý trọng. Nhiều người do thành kiến hay cố chấp, không thích ta, nhưng không có lý do gì để họ khinh thường, vì ta sử dụng các ngôn ngữ và kỹ năng truyền thông rất lịch sự, xuất phát từ tâm chứ không phải từ phương tiện ngoại giao.
LỢI HÀNH: Bao gồm các chức nghiệp và hành động mang giá trị phụng sự tha nhân và hướng mục đích phụng sự là chính; không vì lợi ích cho bản thân. Hành động lợi hành sẽ mang lại niềm vui, thiết lập tình thân thương giúp cho ta có được phương tiện để hướng dẫn những người chưa có đạo vào đạo Phật rất dễ dàng.
ĐỒNG SỰ: Phương pháp đồng sự xóa mờ khoảng cách ranh giới giữa ta và người, giữa chủ và thợ, giữa người nắm quyền uy trong tổ chức và người hợp tác trực tiếp với họ. Khi ranh giới giữa chủ và thợ được xóa mờ thì cộng sự sẽ ứng xử với ta như những người thân thiết. Nhờ đó, không có tâm lý trắc trở hay tình trạng không chân thật vì họ nhận rõ được tính cách đồng sự của người chủ mang lại lợi ích cho họ. Từ đó, sự hợp tác và đảm bảo quyền lợi cho chủ nhân hay đối tác đạt được mức độ khá cao. Như vậy, khi ta bỏ đi yếu tố lấy mình làm nền tảng để được lợi lạc và hướng về tha nhân trong các mối quan hệ thì sẽ thiết lập được tình thân với những người cộng sự.
Người tu tập theo Phật giáo là làm thế nào để giải phóng bản ngã ở mức độ tốt nhất, từ đó có thể giao lưu, tiếp xúc với mọi thành phần trong xã hội. Nhà lãnh đạo Phật giáo là người thật giản dị và bình dân nhưng không vì thế mà nhân cách của họ bị đánh mất. Càng hạ mình xuống, càng bình dị thì giá trị nhân phẩm càng được đề cao; bớt yêu cầu, lợi lạc của bản thân thì giá trị phụng sự xã hội sẽ được nâng cao.
Trong Phật giáo Đại thừa, phần lớn tên gọi của các vị Phật, Bồ tát đi đôi với hạnh nguyện của các Ngài, do đó ta cần học hỏi và tham khảo. Chẳng hạn như Bồ tát Trì Địa, ta hiểu ngay hạnh nguyện của ngài là bảo vệ trái đất và hành tinh này. Ở mức độ lớn: “Trì” là bảo vệ, “Địa” là trái đất. Ở phạm vi nhỏ và đơn giản hơn, “Trì Địa” là hành động san lấp những ổ gà, ổ voi, ổ chuột trên đường; dẹp hết tất cả những gai góc, mảnh chai trên các phương tiện giao thông để đường lộ không xảy ra tai nạn. Như vậy, ta đang bảo hộ mạng sống con người trên hành tinh hay các chủng loại sinh vật nói chung.
Các hành động đó dù rất đơn giản nhưng nếu ta để tâm, chịu thực tập làm thì trong suốt mấy mươi năm có mặt trên cuộc đời, ta đang trở thành các vị Bồ tát Trì Địa. Hành động đó là lợi người, chứ không hướng về lợi lạc cho bản thân.
Trong nhân - quả, tâm lượng lợi người nhiều chừng nào thì đồng nghĩa và tỉ lệ thuận với lợi ích cho bản thân chừng đó. Khi ta cầu nguyện cho bản thân, gia đình hay người thân, người thương thì lợi ích chỉ giới hạn; giá trị nhân quả của sự mặc cả này sẽ rất thấp. Nếu làm bằng sự phát nguyện dấn thân lấy tha nhân làm chính, lấy chúng sanh làm đầu thì rõ ràng giá trị nhân - quả tự nhiên và tất yếu phải lớn và tốt hơn những nhu cầu cho riêng bản thân. Hành giả thực tập con đường tâm linh bằng cách vô ngã sẽ không còn thói quen cầu nguyện, thay vào đó là phát nguyện. Mỗi thời kinh trong các chùa Bắc tông, khi kết thúc thường đọc bài Tam tự quy y; câu thứ hai được lặp lại đến ba lần: “Đương nguyện chúng sinh” là cầu cho tất cả chúng sinh, hướng đến sự lợi lạc của khắp các chúng sinh đặt lên hàng đầu. Ta thấy, không hề có câu: “Đương nguyện ngã thân”, nghĩa là cho bản thân con; “Đương nguyện ngã gia”, cho gia đình con; “Đương nguyện ngã thê”, cho vợ con; “Đương nguyện ngã phu”, cho chồng con, mà là toàn chúng sinh. Phải hiểu rằng trong khái niệm chúng sinh đã bao hàm người thân thương ruột thịt nhất cho đến người dưng và các chủng loại khác. Ta thực tập tâm cao thượng như thế thì hành động có giá trị rất lớn.
Trong giao tiếp, ta không nên đặt nhân quả làm chính như trong làm ăn kinh tế. Bởi vì, khi mặc cả nhân quả thì tình người mất hết. Nhiều Phật tử chưa thực tập thuần thành, mỗi khi đóng góp các hoạt động từ thiện họ luôn nguyện cầu. Ví dụ, bỏ ra 50.000 đồng để ủng hộ mổ mắt từ thiện: Nhiều Phật tử ghi trong tờ giấy bên dưới: “Xin hồi hướng cho con và gia đình của con được mắt sáng ở kiếp này và kiếp sau”; ta mặc cả nhân quả, mặc dù lời nguyện ước đó rất chân thành và dễ thương. Ánh sáng giúp cho mình thành công trong cuộc đời. Sống trong đen tối, không có ánh sáng thì khổ đau và bế tắc, giới hạn khả năng của mình rất nhiều. Cho nên lời nguyện ước đó dù rất hay nhưng ta phải hiểu rằng đây là sự mặc cả về nhân - quả. Do đó, giá trị xã hội và đạo đức của hành động nguyện cầu trong các hoạt động từ thiện sẽ bị giảm thiểu rất nhiều. Vì vậy, khi làm, ta cầu cho chúng sinh, chứ không nên cầu cho bản thân hay gia đình mình
Sau khi thực tập xong thời khóa, Tổ dạy ta hồi hướng công đức, lúc ấy, nếu muốn hồi hướng cho chúng sinh thì ta hồi hướng. Thỉnh thoảng ta bị rơi vào tâm lý mặc cả nhân quả trong các hành động thiện ích do mình làm. Như vậy, nó vẫn xoay quanh trục xoay lợi ích của chính bản thân. Ai làm như thế thì mất hết đạo nghĩa. Dĩ nhiên, tình nghĩa của con người rất dễ gắn bó thông qua sự giúp đỡ. Ta thấy các nhà truyền giáo khác luôn sử dụng công thức “Theo đạo, có gạo mà ăn”, hỗ trợ cho con người một cách có điều kiện để người ta trở về với đạo của mình. Ấy thế nhiều người vẫn không nhận ra được chiêu thức tâm lý này. Họ nghĩ rằng đó là sự giúp đỡ vô điều kiện. Từ đó, mặc dù thấy tôn giáo đó không có gì hay nhưng ơn nghĩa đã làm cho họ không dám từ bỏ vì sợ bị tội.
Việc đền ơn đáp nghĩa được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, không nhất thiết là phải đền trả ngay đối tượng tạo ra ơn đức cho bản thân. Ta có thể đền trả lại cho cuộc đời, cho xã hội và cộng đồng. Miễn là thông qua sự đền trả đó, ta làm nên nghĩa cử cao thượng để giúp cho những người đáng giúp, cũng như lúc ta hoạn nạn có người khác đã giúp ta vượt qua được chông gai. Như vậy, ơn nghĩa đáp đền đó phải được hiểu rộng hơn; không khéo, vì tính cách tha nhân lợi ích mà bản thân phải đánh đổi đi tuệ giác, giá trị tâm linh rất có ý nghĩa. Đó là một tổn thất rất lớn mà ta phải suy nghĩ.
http://tusachphathoc.com/play-media/niem-vui-trong-dao/
Được sửa bởi mytutru ngày Sat 17 Oct 2015, 00:09; sửa lần 2. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Mười Điều Tâm Niệm Thu 21 Mar 2013, 18:40 | |
| 10 ĐIỀU TÂM NIỆM Điều tâm niệm thứ bảy: ĐỐI VỚI NGƯỜI, TA ĐỪNG MONG RẰNG MỌI NGƯỜI SẼ THUẬN THEO Ý MÌNH, VÌ TÌNH CẢNH THUẬN THEO Ý MÌNH NHIỀU QUÁ SẼ DẪN ĐẾN THÁI ĐỘ KIÊU CĂNG
KHÔNG BẬN TÂM TRƯỚC KHEN CHÊAi cũng thích người khác nói những lời tâng bốc, khen ngợi hơn là phê bình và chỉ trích. Cái tôi con người dễ bị thương tổn bởi những gì được đánh giá khác với khuynh hướng của cái tôi. Theo tinh thần đạo Phật, không được muốn ai cũng phải thuận theo ý mình. Tất cả mọi người đều có quyền tự do chọn lựa, quyết đoán khuynh hướng, lý tưởng, con đường; họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhân quả. Người có khuynh hướng muốn người ta nói thuận theo mình, cái tôi rất lớn.
Cái tôi được định nghĩa như vỏ sầu riêng, có mặt nơi nào sẽ làm rỉ máu nơi đó. Hai người ngồi kế nhau mà có vỏ sầu riêng chính giữa thì cả hai đều bị trầy xước.
Như vậy, nếu người ta thuận ý mình mà cái thuận đó tốt là chuyện bình thường; vì mình là người đạo đức thì người khác thuận. Nếu người ta không thuận thì mình cũng nên bình thản nghĩ rằng do người ta chưa hiểu, chứ bản chất tôi không hề bị thay đổi theo lời phê bình, chỉ trích của người khác. Từ đó chúng ta có thái độ rất thản nhiên trước thuận và nghịch hay những lời khen, tiếng chê. Nhờ sống như vậy nên tâm lý kiêu căng không có mặt. Ai thích xu nịnh, a dua là những kẻ bị lệ thuộc vào cảm xúc. Người ta nịnh hót mình để sau này làm chủ lấy mình. Đó là chiêu tâm lý trong các cuộc tâm lý chiến. Trong lúc ta sai lầm mà họ vẫn ngọt ngào thì phải biết rằng đó là “ Mật ngọt chết ruồi” phải suy xét lại. Ai nói những lời đôi lúc rất cộc lốc, căng thẳng, nặng nề, nếu mình nhận ra trong lời góp ý đó có giá trị chân lý; và những điều sai cần phải sửa thì ta mang ơn họ chứ không nên xem đó là kẻ thù.
Bản chất, con người chỉ thấy những gì trước mắt, cái diễn ra sau lưng thì không thấy được, phải nhờ đến gương. Hai con mắt chỉ có thể nhìn thấy phía trước, tượng trưng cho lý trí; những cái len lỏi phía sau giống như phong tục tập quán, cá tính và thói quen thì không kiểm soát được. Nếu ta để ý, bám theo những gì diễn ra trước mắt, thì những cái xâm nhập vào chúng ta chỉ có cách duy nhất là bám theo cái tôi với những cái rãnh, đường đi và lối mòn của nó, thâm nhập vào con người một cách dễ dàng và nhanh chóng. Khi cái tôi đã bám rễ trong nhận thức của người đó, đến đâu họ cũng thích lời khen, chứ không muốn ai phê bình, chỉ trích. Theo tâm lý học Phật giáo, khen nhiều chừng nào thì cái tôi bị trương sình chừng đó.
Trong kinh A Di Đà, mười phương đức Phật tán dương Phật Thích Ca làm một việc khó làm là có mặt trong cõi Ta bà uế trược mà thành tựu được đạo quả, tuyên diễn pháp âm nhiệm mầu, sau đó còn giới thiệu cảnh giới Tây Phương làm cho nhiều chúng sinh được lợi lạc. Trình độ tâm linh như đức Phật Thích Ca đâu cần đến lời khen; nhưng các đức Phật vẫn khen và đức Phật Thích Ca vẫn không hề từ chối. Ngài không bận tâm. Từ chối là cách muốn người ta khen gấp đôi. Ví dụ, ai gặp mình thấy đẹp, tướng hảo đàng hoàng, họ khen đẹp gái, đẹp trai quá. Nhiều người nói “ Tôi có đẹp gì đâu!”. Thực ra, trả lời khiêm tốn như vậy là để mời gọi sự khen tặng lần thứ hai một cách vi tế và nhẹ nhàng hơn. Ta đẹp, người khen đẹp thì cứ bình thường, miễn là đừng “ nở lỗ mũi” là được, đừng để tim đập thình thịch; mình tốt, người nói tốt là chuyện bình thường thôi. Khi nào mình xấu mà người nói tốt, như thế mới có vấn đề.
Đức Phật Thích Ca tán dương đức Phật A Di Đà hướng về một pháp môn rất đơn giản và có kết quả. Các đức Phật khen tặng nhau không phải để “nở lỗ mũi”; các Ngài đã dạy ta vượt qua hai ngọn gió khen và chê. Ta phải hiểu cái tốt cần được tán dương để cho những người đi theo con đường tốt hiểu rằng chân lý chính là chân lý. Vì thế nên được nhiều người tuệ giác khen tặng và tán đồng. Chuyện tốt, hay mà không tán dương, chuyện xấu tuyên truyền lung tung thì xã hội đó sẽ khổ đau và bế tắc. Tán dương là phải ở nơi công chúng để cho mọi người biết việc làm lành.
Góp ý là chờ lúc người đó chỉ một mình để cho cái tôi của họ không bị tự ái và thương tổn thì họ mới cảm kích và sửa chữa điều sai. Chúng ta đôi lúc không để ý chuyện này, góp ý người khác mà góp ý ngoài quần chúng, khiến họ cảm thấy xấu hổ nên mới cố tình chứng minh rằng mình không sai, phủ định luôn sự sai lầm đó. Khi khen, ta không khen trước mặt mọi người mà chỉ khen khi có một vài người để cái tôi của họ không bị trương sình. Mọi cử chỉ hành động thuộc tâm lý phải rất khéo léo và tế nhị để cái tốt ngày càng được tán dương và cái xấu ngày càng được chuyển hóa.http://tusachphathoc.com/play-media/cong-duc-xay-chua/
Được sửa bởi mytutru ngày Tue 26 Mar 2013, 13:45; sửa lần 3. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Mười Điều Tâm Niệm Tue 26 Mar 2013, 13:16 | |
| 10 ĐIỀU TÂM NIỆM Điều tâm niệm thứ tám:
KHI THI ÂN ĐỪNG NÊN CẦU BÁO ĐÁP, VÌ CẦU ĐỀN BÁO LÀ VIỆC LÀM CÓ MƯU ĐỒ
THI ÂN BẤT CẦU BÁO
Phương pháp thực tập và chuyển hóa tâm thức trong các đường lối tâm linh của người xuất gia là tâm niệm, nghĩa là thực tập trên tâm. Khác với thói quen của phần lớn Phật tử tại gia là thực tập trên miệng. Tất nhiên, để có sự thực tập trên tâm trước tiên ta phải thực tập trên miệng. Miệng phải niệm thì tâm mới ghi nhớ và khi ta đã thực tập nhuần nhuyễn thì việc thực tập trên tâm sẽ nhiều hơn thực tập trên miệng. Ở chùa mỗi ngày ta có bốn thời, ở nhà thì chỉ có một đến hai thời, còn thực hiện trong tâm thì không cần phải có thời nào mà lúc nào ta cũng tâm niệm, cũng khắc ghi. Do đó, phương pháp thực tập tâm niệm mới chính là trọng tâm của pháp môn niệm Phật. Khi ta quán chiếu mang tính chất ứng dụng trong việc làm cho xã hội được vui, hạnh phúc, bình an thông qua sự phát tâm thi ân của mình, Tổ Diệu Hiệp dạy ta lúc thực hiện việc thi ân thì đừng có tâm mong cầu sự đền đáp. Như vậy câu tâm niệm này ta có thể chia làm bốn ý.
Thứ nhất: Thi ân là phương pháp thực tập để giúp ta có được nền tảng phước báu thông qua việc chia sẻ nỗi đau và giúp cho những người bất hạnh vượt qua nỗi đau. Thứ hai: Mục đích và động cơ của ta khi làm việc gì giúp ai không cầu đền đáp mà phải phát xuất từ lòng từ bi. Nói theo tinh thần của giới Bồ tát là mỗi khi thấy tha nhân thiếu thốn khổ đau bởi thiên tai, dịch họa hay tai nạn ta có điều kiện, có khả năng mà không làm thì không khác nào như da thịt bị trăm ngàn mũi kim châm chích vào và dù một tích tắc trôi qua cũng để lại sự đau nhức vô cùng. Nên ta thi ân như là một bổn phận để vơi đi nỗi đau của tha nhân và cũng làm vơi đi nỗi đau của bản thân. Thứ ba: Nếu ta có ý niệm mặc cả nhân quả trong sự mong cầu thì giá trị và hành động của việc làm ân nghĩa này trở thành một gánh nặng cho tha nhân về phương diện cảm xúc. Thứ tư: Tổ dạy ta xem việc thi ân giống như đôi dép bỏ không đáng để mình bận tâm, làm rồi buông xả, không để tâm. Việc thi ân là một trong những phương diện thiết thực của hạnh bố thí, cúng dường. Đây được xem như là bước đi đầu tiên trên con đường nhập thế của Phật giáo thông qua hai pháp môn rất quen thuộc là Tứ nhiếp pháp và Lục độ Ba la mật.
Tứ nhiếp pháp bao gồm: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Đây là bốn phương diện để thiết lập nhân tâm. Ta có được sự thương mến của cuộc đời không phải vì ta thi ân có mong cầu mà vì ta làm bằng trái tim và vô cầu.
Trong khi đó Lục độ Ba la mật cũng bắt đầu bằng bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, v.v… Như vậy, đối với các hành giả theo Tịnh Độ tông nói riêng và hành giả theo nhiều pháp môn khác nói chung thì việc thực tập Tứ nhiếp pháp và Lục độ Ba la mật được xem như một phương tiện để hoàn thiện đời sống nhân cách, phẩm hạnh của mình.
Ai thực tập phương pháp này nhiều thì giá trị tâm linh được tăng trưởng ở mức độ khá cao. Trong kinh A Di Đà đức Phật Thích Ca đã đưa ra những điều kiện cần có để được vãng sanh Tây Phương: “ Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc”. Nghĩa là muốn sanh về Tây phương Cực lạc không thể dùng một chút ít công đức là đủ, mà ta phải gieo trồng phước báu thật nhiều gồm ba phương diện: Thứ nhất là căn lành lớn, thứ hai là phước đức lớn và thứ ba là nhân duyên tốt lớn.
Căn lành ở đây khác với căn tu. Theo quan điểm dân gian là có căn tu ở kiếp trước nên khi ta vào chùa là thấy thích tu, thích vào chùa tham dự các khóa tu học, đấy là căn duyên. Theo tâm lý học Phật giáo căn lành là ta tự chuyển hóa lòng tham, sân, si để có được ba năng lực đối lập. Đó là sự rộng lượng, lòng từ bi và tuệ giác.
Ba năng lực này chính là nền tảng của tất cả mọi hạnh lành. Ta phải làm rất nhiều; khi làm được điều đó, hành giả chuyển hóa được tâm lý, hành động, thói quen tiêu cực và trở thành một con người từ phàm được nâng lên thành Thánh.
Phải tạo phước báu thật nhiều, nghĩa là làm công tác từ thiện xã hội giúp người già, trẻ mồ côi, người cơ nhỡ, mảnh đời bất hạnh rơi vào cảnh sóng thần, động đất, lũ lụt, mất mùa,… sự trì hoãn giúp đỡ của ta sẽ đồng nghĩa làm cho nỗi đau đó kéo dài thêm, khổ đau thêm, tăng trưởng thêm. Ta phát tâm làm và phải làm thật nhiều, làm suốt cuộc đời giống như ta đang gieo vào ngân hàng công đức những tài khoản có thể rút nó ra bất cứ lúc nào khi có nhu cầu trong việc phát nguyện và hồi hướng. Tạo nhân duyên tốt nhiều có nghĩa là ta phải phát tâm dấn thân nhập thế giúp đỡ cho tha nhân và cộng đồng. Những người lớn tuổi, cũng nên tạo nền tảng âm đức cho con cái nương theo để trở thành Phật tử từ khi còn nhỏ; và tạo điều kiện cho những người chưa biết đạo Phật có cơ hội tiếp xúc và được an vui theo đạo Phật. Nghĩa là mình phải tạo môi trường tốt.
Nhân duyên lớn: Không có nghĩa là ta ngồi chờ đến đâu hay đến đó, “gió có thổi thì mát, gió không thổi thì chịu nực”. Ai làm được ba điều kiện đó, nói theo kinh A Di Đà, thì đã đáp ứng được yêu cầu căn bản để vãng sanh Tây phương. Ta thấy ý một và ba là thuộc về thi ân. Làm công đức nhiều là thi ân cho cộng đồng và xã hội, tha nhân. Còn gieo nhân duyên tốt nhiều là ta đã mở rộng phạm vi để cho Phật giáo có mặt khắp mọi nơi và mọi chốn.
Trong kinh tạng Pali đức Phật dạy một hành giả khi thi ân thường phải nhớ ba điều: Hoan hỷ trước khi làm, hoan hỷ đang khi làm và hoan hỷ sau khi làm. Làm được như thế thì việc thi ân của ta không cầu đền đáp. Chúng ta khởi lên tâm niệm hoan hỷ mỗi khi giúp người khác nhổ được nỗi đau lên bằng hành động nhân nghĩa sẽ cảm thấy được hạnh phúc với niềm vui nội tại.
Trong kinh đức Phật dạy cách quản trị về tài chính là: 25% cho việc hiếu thảo, 25% để sử dụng và nuôi dưỡng bản thân, 25% để ngân hàng phòng khi đau yếu, bệnh tật và 25% làm công tác từ thiện. Thi ân theo lời Phật dạy là ta làm trong bất kỳ tình huống nào tùy theo điều kiện cho phép. Nếu có tiền của thì ta làm bằng tiền của, nếu không có tiền thì tùy hỷ công đức. Nghĩa là vận động người khác làm, hay lấy uy tín của mình nối kết các công việc Phật sự lại; những người có lòng mà không có thời gian để làm, chu cấp số tiền cần thiết, ta xin tiếp nhận để trao lại cho những đối tượng đang có nhu cầu.
Ta phải hiểu, khi chết có ai mang theo được gì đâu, hột nút còn phải cắt bỏ lại; nhưng làm việc ân nghĩa cho cuộc đời ta sẽ có âm đức để mang theo mặc dù không hề mong muốn. Nhưng nó diễn ra theo quy luật tất yếu của nhân quả. Vì vậy, ta cố gắng làm thật nhiều, như khi bỏ tiền vào ngân hàng ta không sợ mất.
Nếu không có lời cũng không bị tổn thất, nhưng chắc chắn là phải có lời không nhiều thì ít, nhất là khi ta biết tạo quả phúc. Nhân tạo thành quả, quả tạo thành nhân cứ thế ta tạo ra một chuỗi phản ứng có điều kiện rất tốt về nhân quả phước báu thì giá trị lợi lạc cho tha nhân sẽ rất nhiều. Nhưng nếu ta mong cầu phước báu thì người tiếp nhận sẽ có cảm giác nặng nề mặc cảm như:
Tôi là con mọt của xã hội, là dây tầm gửi, phải đi nhận sự giúp đỡ của tha nhân, cho nên tặng phẩm của ta phải được thể hiện bằng tất cả tấm lòng. Phật dạy “hoan hỷ trong khi làm”, nghĩa là mình giúp người khác, người ta giơ hai tay nhận với sự trân trọng, còn ta tỏ thái độ khinh thường chắc chắn người nhận trong lòng đau nhói và nhiều lần như thế thì không ai còn muốn nhận nữa. Phật tử khi làm việc công đức, nếu được mọi người tán dương thì cũng đừng ngại. Có nhiều người làm công tác xã hội hoặc Phật sự, khi nhà chùa viết phiếu công đức thì bảo “thôi, chúng tôi đang thực tập vô ngã”, “tôi không có nhu cầu giữ cái này”… Người ta khen thì cứ nhận có sao đâu, miễn đừng để tâm vào.
Phần ghi nhận của xã hội về các việc làm tốt là điều rất đáng tán thán. Việc tốt không ghi nhận chẳng lẽ ghi nhận cái xấu, cái dở. Ai tặng bằng khen cứ đem về để con cháu thấy đó noi gương. Văn hóa của cha mẹ làm tốt sẽ nhắc nhở con cháu sau này, không nên “cha làm thầy con đốt sách”.
Như vậy, mỗi khi giúp đỡ ai phải hoan hỷ trong khi làm, đừng để người tiếp nhận phải mặc cảm; ta làm có nghệ thuật, bằng tất cả trái tim yêu thương với lời ái ngữ khéo léo. Người tiếp nhận sẽ có cảm giác sự giúp đỡ này là một nhu cầu để giúp họ vượt qua khó khăn; về sau họ sẽ đền ơn những người khác chứ không cần cho mình. Thay đổi tâm lý như thế thì việc làm của ta trở nên rất cao thượng; bố thí như vậy mới được gọi là bố thí Ba la mật. http://tusachphathoc.com/play-media/tri-lieu-kho-dau/
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Mười Điều Tâm Niệm Tue 26 Mar 2013, 13:50 | |
| 10 ĐIỀU TÂM NIỆM
Điều tâm niệm thứ chín: (Điều Thứ 9) THẤY DANH LỢI THÌ ĐỪNG NHÚNG TAY VÀO, VÌ NHÚNG TAY VÀO THÌ SỰ SI MÊ VỌNG ĐỘNG SẼ CÓ MẶT
Hành giả Phật giáo, dù là nam hay nữ, khi làm bất cứ việc gì, với tư cách nào đi nữa ta thấy rất rõ là phải làm lợi ích cho tha nhân, chứ không vì danh lợi của bản thân. Ta cần tâm niệm theo lời Phật dạy mang lợi ích cho số đông, chứ không cho riêng Ngài. Nếu chỉ cho riêng Ngài, Ngài đâu cần phải đi tu.
Làm vua có biết bao báu vật, tài sản, vợ đẹp con xinh, cung tần mỹ nữ… hưởng thụ suốt cuộc đời cũng không hết. Nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả để tìm con đường tâm linh, con đường giải thoát, đó là vì tha nhân. Con đường tâm linh cao siêu đó, nhưng vẫn có người không chịu hưởng, họ nghĩ rằng nó không có giá trị, chối từ, vẫy tay chào với chân lý và tuệ giác.
Do đó, Ngài không cao vọng là phục vụ cho tất cả chúng sinh mà chỉ cho những người có duyên mà thôi.
Giống như tuyết rơi, vào mùa Đông nơi nào cũng có; danh lợi cũng vậy, chỉ đụng một tí là không danh thì lợi hoặc cả danh và lợi, nơi nào có danh thì kèm theo lợi. Khi làm công tác Phật sự, từ thiện hay trong công việc hàng ngày, ta cứ làm như một bổn phận, hoàn thành nhiệm vụ để đóng góp cho cuộc đời.
Không nên nghĩ đến danh lợi, chính nó làm cho mình mờ mắt, đôi lúc ta vượt qua rào cản đạo đức căn bản và lương tri, trở thành những nạn nhân hành động sai lầm của bản thân. Đất nước Trung Hoa, về học thuật và tri thức, đi trước phương Tây đến hơn ngàn năm, nhưng hiện nay Trung Hoa và những nước phương Đông khác lại tụt hậu so với phương Tây, bởi vì Trung Hoa và phương Đông nói chung có tâm lý gia truyền, bí truyền, sợ người khác lấy hết nghề của mình.
Họ chỉ truyền lại cho người thân cận nhất với cam kết là người được truyền sẽ không lừa dối họ; dù có truyền thì các võ sư vẫn giữ lại chiêu cuối cùng, nếu môn đệ phản thì còn có cách để vô hiệu hóa. Do vậy, nền văn hóa tri thức bị đình chỉ, không phát triển.
Sau một thời gian, người tài ba lỗi lạc chết; các tri thức đó cũng sẽ theo xuống mồ. Ngược lại, phương Tây lại khích lệ cái tôi phát minh, khám phá. Những thành quả của phát minh, khám phá được tặng thưởng một cách xứng đáng như: Bằng sáng chế, bằng phát minh; kéo theo sau là số tiền thưởng thật lớn.
Ngoài danh phận được công nhận là người phát minh, sáng chế còn có lợi là tác quyền; nhờ vào tác quyền đôi khi giúp người ta sống đến trọn đời vẫn chưa hết. Chính vì thế, đã khích lệ sự sáng tác, đóng góp, phát minh của mọi người.
Theo tinh thần Phật dạy, việc đóng góp của Ngài mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội chứ không phải cho bản thân, nên Ngài đã nói không phải là tác giả tạo ra những thứ này. Bởi vì chân lý là một quy luật; có hay không có Ngài, chân lý vẫn là chân lý không thể khác được.
Đức Phật đã đưa ra ẩn dụ: Có một tòa lâu đài nằm trong rừng sâu nhiều năm không có người khai thác nên những cây cổ thụ và tầm gửi phủ kín từ phía ngoài. Ngài đã đi một cách có phương pháp đến tòa lâu đài phát cỏ, tạo đường đi và dẫn những người khác cùng đi đến tòa lâu đài.
Ta nói Ngài là chủ nhân của nó cũng được, hay nói Ngài là người thừa hưởng tất cả những báu vật trong gia tài đó cũng được; nhưng tự thân Ngài không muốn thừa nhận như thế. Ngài không phải là tác giả của tòa lâu đài mà chỉ là người đầu tiên phát hiện ra và hướng dẫn cho những ai muốn đến đó.
Chân lý Tứ diệu đế: Các đức Phật quá khứ đã từng nói, các đức Phật hiện tại cũng đang nói và các đức Phật tương lai cũng sẽ tiếp tục nói như thế. Nên Ngài không muốn thừa nhận Ngài là tác giả chân lý của đạo Phật.
Con chim chết là bởi do miếng mồi, con công chết là bởi vì khoe sắc đẹp nơi bộ đuôi; tất cả đều có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến danh và lợi. Người có tài, đóng góp nhiều mà sống trong tinh thần vô ngã vị tha thì người đó sẽ sống thọ. Giống như thế, khi ta quan sát khu rừng, cây nào thẳng tắp, gỗ quý thì cây đó bị chặt trước; ngược lại cây nào cành lá nhiều mà gỗ không bao nhiêu, không tốt thì lại sống dai vô cùng.
Như vậy sống trong thế giới của danh và lợi ta đừng để nó làm mờ mắt. Có mặt trong đó, nhưng ta có được tinh thần rũ bỏ, buông xả; muốn đóng góp cho cuộc đời nhưng không để nó làm mình bận tâm, làm được như thế ta sẽ trở nên thong dong. Nếu không, cứ mỗi sự đóng góp, thành quả của danh và lợi làm cho ta tăng trưởng cái tôi.
Nhưng cũng đừng vì thế mà sợ, không dám làm Phật sự. Có người quan niệm: Kể từ khi tôi làm Phật sự, ai gặp tôi cũng khen và tán dương, tôi sợ quá nên rút lui, không dám làm nữa. Như vậy là ta nhát gan trước danh lợi. Người học Phật phải bản lĩnh, làm chủ được “tám ngọn gió” không để cho nó khống chế; thấy lợi không nhúng tay vào, chỉ làm Phật sự, như thế ta không bị rơi vào chủ nghĩa công thần vì rất nguy hiểm như ở trong chính trị.
Được sửa bởi mytutru ngày Wed 01 May 2013, 22:53; sửa lần 3. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Mười Điều Tâm Niệm Tue 26 Mar 2013, 13:51 | |
| 10 ĐIỀU TÂM NIỆM Điều tâm niệm thứ mười: OAN ỨC KHÔNG CẦN BIỆN BẠCH, VÌ BIỆN BẠCH LÀ NHÂN NGÃ CHƯA XẢ
NÓI THẬT ĐỂ GIẢI OAN
Lời dạy của Tổ là một phương tiện để giúp cho nhiều người có bản lĩnh hơn về tâm lý có thể vượt qua nỗi đau bị người khác vu khống xuyên tạc, chụp mũ, nhưng không nên xem như là câu sử dụng phổ thông cho đại đa số quần chúng. Nhiều người chưa có bản lĩnh về vô ngã mà đã thực tập theo lời dạy này sẽ trở thành người ôm nỗi đau vào trong tâm; giải phóng nó cũng không được, nói trước thì lại sợ mình bị cho rằng “Có tật rục rịch”.
Do đó, lại nghĩ rằng muốn chứng tỏ mình không có lỗi thì không cần phải đính chính, giải thích. Kết quả tạo thành cái gút nho nhỏ thay vì ta chỉ mất vài giờ hoặc năm ba ngày để tháo gỡ, nhưng có người lại ôm nỗi đau đó suốt cả năm bảy năm, vài chục năm và có khi suốt cuộc đời. Như vậy ứng dụng lời Tổ dạy phải đúng tình huống, nếu không có thể phản tác dụng.
Đức Phật không tranh cãi với thế gian vì Ngài thấy rõ trong con người, ai có những động cơ xấu ác là đáng thương và tội nghiệp; lòng tham, sân, si đang ngự trị trở thành chất liệu sống thiêu đốt con người từng giây từng phút. Nhưng chờ đến khi họ phản ứng xong thì đức Phật mới bắt đầu phân tích.
Trong kinh Bốn Mươi Hai Chương: Ngài hỏi người đem đến những lời phỉ báng là: Nếu như bạn tặng quà cho một người mà người đó không nhận bạn sẽ phản ứng như thế nào? Người phê bình chỉ trích Phật bảo rằng tôi sẽ mang về. Đức Phật nói cũng như thế những quà tặng mà bạn mang đến Tôi không có chỗ để chứa xin bạn vui lòng mang về. Đó là một cách để xác định bằng tuyên ngôn chân lý rằng Ngài không phải là tác giả của những điều mà người ta gán ghép.
Trong các bản kinh và từng góc độ lịch sử liên hệ đến cuộc đời đức Phật ta thấy mỗi khi có người chỉ trích, phỉ báng, trước tiên Ngài im lặng nhưng sau đó Ngài tìm cách giáo dục họ. Công thức Ngài dạy rất đơn giản: “Điều này không có trong chúng tôi, chúng tôi không phải là tác giả của điều này”. Đại từ chỉ thị “điều này” có thể được ám chỉ cho bất kỳ một vấn nạn gì gán cho ta trên thực tế không phải, ta chỉ bị hiểu lầm, bị chụp mũ.
IM LẶNG NHƯ THIỀN ĐỊNH
Đức Phật không dạy ta yên lặng. Trong một bài khác của kinh Trung Bộ, đức Phật dạy: “Có những lúc tuyên ngôn chân lý không được thuận lợi và giá trị của việc tuyên ngôn đó không được thiết lập một cách đảm bảo; tốt nhất người tuyên ngôn hãy chờ cơ hội và biết tùy thời điểm, phải biết thời điểm nào cần nói, thời điểm nào cần im lặng”. Ta không nên quan niệm làm như thế là kẻ hèn nhát, vì vấn đề chính là tính hiệu quả của việc tuyên ngôn như thế nào.
Trong khi chờ đợi cơ hội cho tính hiệu quả của việc tuyên ngôn, đức Phật dạy ta yên lặng trong thiền định. Rất nhiều người đã diễn dịch câu nói đó thành “Yên lặng như chánh pháp” giống như “Nói như chánh pháp”. Ý đầu tiên “Yên lặng như chánh pháp” là không đúng; “Nói như chánh pháp” là đúng vì chánh pháp là một chân lý, đạo đức, tâm linh; khi ta nói đúng đạo đức, chân lý và tâm linh thì nhiều người có được lợi lạc. Tuy nhiên chánh pháp thì không im lặng.
Con người có miệng, im lặng hay không thì tùy, chánh pháp trước và sau vẫn là như thế. Mức độ đè nén nhiều chừng nào thì hận thù diễn ra lớn chừng đó và rất nguy hiểm. Do đó đức Phật dạy yên lặng trong thiền định để không bị nỗi đau ức chế hay ám ảnh và biến mình thành nạn nhân.
Nhiều người kiềm nén nỗi đau quá trở nên tai biến, ám ảnh vì thế ta cần phải tập buông xả. Nếu không may sống trong hoàn cảnh có nhiều người thù ghét thì ta phải thực tập để tự giải quyết vấn đề. Để có được chất liệu tâm linh theo Thiền sư Trần Nhân Tông: Điều đầu tiên là phải thuận theo nhị nguyên, đó là thiện và ác.
Ác thì nên tránh, thiện thì nên làm; đừng nghĩ quá cao siêu để rồi thiện cũng bỏ; cuối cùng chưa làm được việc thiện nào mà ta đã bỏ hết và trở thành một kẻ chấp không. Hậu quả của chấp không rất nguy hiểm, thà chấp có vẫn tốt hơn. Vì thế bước đi ban đầu ta phải theo nhị nguyên của thiện và ác. Bài kệ 183 trong kinh Pháp Cú Phật dạy:
“Từ bỏ các việc ác, thực tập các việc lành, giữ tâm ý thanh tịnh là tinh hoa Phật dạy” điều đó hoàn toàn dựa trên nhị nguyên. Tất cả các pháp môn tu trì của Phật giáo dù nói rất cao siêu; nếu không bỏ ác làm lành thì không phải là Phật giáo.
Bỏ ác làm lành không chưa đủ, ta phải thanh lọc động cơ của tâm; làm lành không có mưu cầu danh lợi, không mặc cả nhân quả, làm lành một cách cao thượng; đây mới chính là con đường nhị nguyên của Phật giáo.
Bản chất của việc đối đãi trong nhân quả không có gì xấu; rất nhiều Phật tử hiểu lầm điều này nên ai chửi bới, xuyên tạc, vu khống về đạo Phật họ cứ im lặng không nói gì làm cho rất nhiều người chưa đủ trình độ để hiểu thấu đáo trở nên sợ đạo Phật rồi bỏ chùa luôn.
ĐỪNG ĐỂ KIÊN NHẪN BỊ HÀM OAN
Đối với những nỗi oan ức, ta không cần phải thanh minh với tâm trạng đau khổ; nhiều người chỉ cần bị hiểu lầm một tí là khổ sở, mất ăn bỏ ngủ; nếu không nói với người này, không chia sẻ với người kia thì không chịu được. Như vậy là đang sống trong sự chấp ngã quá nặng.
Dựa trên nhị nguyên thiện ác ta không chấp ngã, vẫn phải nói những điều có và không; vấn đề mọi người có nghe hay không là chuyện hậu xét. Đạo lý nhà Phật là không tranh cãi, người ta muốn tranh cãi, tranh luận vì muốn thắng hay sợ thua đối phương, ảnh hưởng của họ mất. Ta đi một cách thản nhiên trong cuộc đời việc nào có nói có, việc nào không nói không còn lại cuộc đời tự đánh giá và bản thân mình dù có bị vu khống, xuyên tạc không vì thế mà tư cách đạo đức của mình bị mất. Hiểu được như vậy thì sự thản nhiên bắt đầu có mặt.
TUYÊN BỐ SỰ THẬT
Trong điều đạo đức thứ tư của người Phật tử đó là không được nói dối, gồm có bốn ý: Thứ nhất là tuyên bố chân lý; thứ hai là nói những lời có văn hóa nghĩa là không nói tục; thứ ba là nói những lời đạo đức, hòa hợp, xây dựng, không ly gián; thứ tư là nói những lời có giá trị, không tán gẫu cho vui hết ngày.
Tuyên bố chân lý có giá trị sự thật. Nghĩa là điều nào không có mình phải nói là không, điều nào có mình phải thừa nhận với một bản lĩnh chịu trách nhiệm trước nhân quả lời mình nói. Ngược lại, nếu mình không có, mọi người nói mà mình im lặng có nghĩa là mình đã vi phạm giới đạo đức thứ tư là nói sai sự thật.
Nói sai sự thật về bản thân mình cũng là một vi phạm đạo đức bởi nó dẫn đến sự thương tổn niềm tin cho tha nhân và cộng đồng. Do đó, dựa vào giới luật của nhà Phật dạy ta nên học theo Phật. Như vậy, khi chúng ta thi ân, giúp đỡ cho cuộc đời thì đừng mong cầu đền đáp để cái tôi của mình không bị chìm đắm trong lời khen và khi ta bị vu oan giáng họa thì cũng đừng để cho cái tôi của mình bị đau khổ cùng cực trong những lời chỉ trích, vu khống và xuyên tạc.
Hãy biết vượt lên trên nó, muốn như thế thì ta phải xem thường danh lợi. Hầu như ai cũng sợ bị ảnh hưởng đến danh và lợi, nhất là những người buôn bán hoặc có công việc làm nhiều.
Được sửa bởi mytutru ngày Wed 01 May 2013, 23:04; sửa lần 1. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Mười Điều Tâm Niệm | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |