Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi) | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi) Mon 01 Oct 2018, 07:48 | |
| Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư GS Trần Văn Chi
Bài 6: Ông Phan Thanh Giản Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT) lớp Dự Bị là quyển tập đọc (Lecture Cours Préparatoire) gồm 111 bài. Tuy là quyển sách Tập đọc nhưng mang tính giáo dục cao, đây là quyển sách Giáo Khoa cấp Sơ Học, đã được dùng suốt nửa thế kỷ đầu thập niên thuộc thế kỷ 20.
Trong 111 bài, các tác giả đã dành 10 bài nói đến các nhơn vật lịch sử Việt Nam từ đầu cho đến hiện đại. Như là:
1. Truyện hai chị em Bà Trưng 2. Truyện ông Ngô Quyền 3. Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Hà Nội 4. Ông Trần Quốc Tuấn 5. Ông Lê Lai liều mình cứu chúa 6. Một kẻ thoán nghịch: Mạc Ðăng Dung 7. Vua Lê Thánh Tôn 8. Ông Nguyễn Kim 9. Ông Tổ sáng nghiệp ra nhà Nguyễn: Ông Nguyễn Hoàng 10. Ông Phan Thanh Giản
Các tác giả lịch sử dạy cho học trò dưới hình thức kể chuyện qua bài tập đọc. Quả là phương pháp mới, có giá trị sư phạm cao so với thời điểm bấy giờ, thời đất nước Việt Nam thời Tây cai trị.
Các tác giả đề cao nhơn vật Phan Thanh Giản trong quyển sách giáo khoa thời bấy giờ quả là khó khăn nếu không thừa lòng can đảm, nếu không quý trọng ông Phan Thanh Giản thì các ông không bao giờ dám làm.
Chúng ta hãy đọc xem các tác giả kể chuyện ông Phan Thanh Giản sau đây; xin trích: "Ông Phan Thanh Giản làm kinh lược sứ (1) ba tỉnh phía Tây trong Nam Việt (2). Khi chính phủ Pháp đánh lấy ba tỉnh ấy. Ông biết rằng chống với Pháp không được nào, mới truyền đem thành ra nộp. Nhưng ông muốn tỏ lòng trung với vua và tự trị tội mình không giữ nổi tỉnh thành cho nước, ông bèn uống thuốc độc tự tử". Hết trích. Ông Phan Thanh Giản là tiến sĩ đầu tiên ở xứ Nam Kỳ, là danh thần phục vụ 3 đời vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức.
Phan Thanh Giản sinh năm 1796 tại làng Bảo Thạnh, Quận Ba Tri, Tỉnh Bến Tre, đậu Cử Nhơn tại trường Gia Ðình năm 1825, năm sau, 1826, đậu tiến sĩ Kỳ Thi Hội, và là người duy nhất đậu tiến sĩ khóa này.
Tổ tiên ông gốc Trung Hoa lánh nạn Mãn Thanh, sang đất Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre) xứ Ðàng Trong, làm Thượng Thơ Bộ Hình năm 1847 thời Thiệu Trị; rồi Thượng Thơ Bộ Lại năm 1848 thời Tự Ðức. Thực ra Phan Thanh Giản không nộp thành cho Pháp như QVGKT kể lại. Ta trở lại lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ, bằng cách đọc lại cuốn "Việt Nam Danh Nhân Tự Ðiển" của tác giả Nguyễn Huyền Anh trang 474, có ghi như sau; Xin trích:
"Năm 1862, tình hình Nam Kỳ thêm phần khẩn trương (sau khi đồn Kỳ Hòa ở Gia Ðịnh thất thủ, lần lượt Pháp đánh chiếm Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Ðịnh Tường, Bà Rịa, Vĩnh Long). Triều đình Huế sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Gia Ðịnh nghị hòa. Kết quả, ta phải ký hiệp ước ngày 5/6/1862 nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Ðông là Biên Hòa, Gia Ðịnh và Ðịnh Tường. Tiếp đó, ông lãnh Tổng Ðốc Vĩnh Long và được lệnh phải thương thuyết với người Pháp để cứu vãn những thất lợi trước.
Năm 1863 ông được cử làm Như Tây Chánh Sứ sang Pháp mong chuộc lại 3 tỉnh đã mất. Phái Bộ đã phải chờ chực trên đất Pháp hơn 2 tháng để cuối cùng chỉ nhận được một lời hứa hẹn vu vờ." Hết trích.
Trước dã tâm của Pháp muốn chiếm 3 tỉnh còn lại là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Phan Thanh Giản lần nữa được lệnh Tự Ðức vào Nam tìm cách đối phó. Tác giả Nguyễn Huyền Anh viết tiếp, xin trích: "Ngày 20-6-1867, Phan tiên sinh cùng Án Sát Vĩnh Long là Võ Doãn Thanh tìm gặp De Lagrandière để hội đàm. Pháp yêu sách quá đáng, bên ta yêu cầu được hỏi ý kiến triều đình Huế; De Legrandière cũng chấp thuận. Nhưng khi Phan Thanh Giản trở về thành thì thấy quân đội Pháp đã chiếm thành Vĩnh Long. Rồi Châu Ðốc thất thủ vào nửa đêm 21 rạng 22, Hà Tiên sáng ngày 24. Năm ngày mất 3 tỉnh. Toàn lãnh thổ Nam Kỳ vào tay quân cướp nước. Sứ mạng không thành Phan Thanh Giản đành chịu chết để đền nợ nước." Hết trích.
Sau khi viết sớ về triều, nói lên vận nước không thể ngăn nổi, lời lẽ thống thiết, khuyên các con không nên cộng tác với Pháp, ráng phò vua rồi nhịn đói 17 ngày không chết. Cuối cùng phải uống thuốc độc tự tử chết ngày 5 tháng 7 năm 1867.
Sau khi mất, ông bị triều đình luận tôi gắt gao, bị tước chức vị, tên trên bia tiến sĩ bị đục bỏ. Mãi đến Ðồng Khánh, năm 1886 Phan Thanh Giản mới được khôi phục danh hàm như trước.
Dầu vậy nhân dân miền Nam trước sau vẫn quý trọng ông và xây đền thờ ông ở Bến Tre, Vĩnh Long, Trà vinh. Thời Việt Nam Cộng Hòa trước nam 1975 tên tuổi ông được đặt tên đường, tên trường....
Sau năm 1975, người Cộng Sản Bắc Việt vào Nam xóa bỏ đến thờ, tên đường và vùi dập tên tuổi Phan Thanh Giản một lần nữa ...
Xem ra mới thấy danh thần Phan Thanh Giản sanh ra trong thời nhiễu nhương. Con người và cuộc đời của ông là một "bi kịch của thời đại".
Ngày nay sau 30 năm, người Cộng Sản miền Nam đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình nên tìm cách phục hồi danh dự cho Ông Phan Thanh Giản. Xem ra mới thấy mấy ông tác giả QVGKT quả là có bản lảnh và có lòng yêu lịch sử Việt Nam. Nên QVGKT là bộ sách giáo khoa có giá trị vượt thời gian.
* Ghi chú:
(1) Kinh lược sứ: quan được toàn quyền cai trị một vùng.
(2) Ba tỉnh Miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
* Ðính chánh bài số 5 kỳ trước:
"Ga Lyon đèn vàng" là ga xe lửa tên Lyon ở thủ đô Paris chớ không phải là Lyon cách Paris 500 km. Thành thật xin lỗi đọc giả.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi) Wed 03 Oct 2018, 08:01 | |
| Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư GS Trần Văn Chi
Bài 7: Lính thú đời xưa (1) Con người từ thời xa xưa, khi biết sống hợp quần dưới hình thức bộ tộc, cho tới lúc văn minh biết tổ chức thành quốc gia thì đã thường xuyên có chiến tranh. Do đó người lính được xuất hiện làm nhiệm vụ bảo vệ (hay xâm lăng) bộ tộc, lãnh địa, quốc gia. Bài "Lính thú ngày xưa" được các tác giả QVGKT đưa vào lớp Sơ Ðẳng ( Cours Elémentaire) gồm 2 phần:
Phần 1: Lúc ra đi Phần 2: Lúc đóng đồn
Cả hai viết dưới dạng ca dao, thể thơ lúc bát cho học trò thuở ấy học thuộc lòng.
Phần 1 tả cảnh lúc ra đi như sau; Trích: " Ngang lưng thì thắt bao vàng (2) Ðầu đội nón dấu vai mang súng dài (3) Một tay thì cấp hỏa mai (4) Một tay cấp giáo, quan sai xuống thuyền (ghe) Thùng thùng trống đánh ngủ liên (5) Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa".
Lính ở đây, tác giả ám chỉ lính xưa trước lúc Tây vào, ta có thể hiểu là lính thời nhà Nguyễn. Thời bấy giờ, tùy theo nhu cầu, xã thôn lập sổ đinh (sổ thanh niên trai tráng) trong xã rồi chọn ra 3 lấy 1 hoặc 5 lấy 1... để rồi nộp giao cho quan huyện tập trung chuyển lên phủ.. làm nhiệm vụ ở địa phương hoặc triều đình (trung ương) điều động theo nhu cầu.
Qua bài này ta thấy lính ta đời xưa đã có quân trang quân dụng: lưng thắt dây vải vàng (thay vì dây nịt như ngày nay) nón là nón dấu trên chóp làm bằng thau, trang bị súng hỏa mai, loại súng nạp trên đầu (nạp tiền) và phải châm ngòi (hoả mai) mới phát nổ được, lính bấy giờ còn đi chân đất chưa có giày dép như sau này.
Trong hình, ta thấy cảnh vợ con lính ra tận bến sông, tay bồng tay dắt con thơ bịn rịn; trong khi đó quan quân thúc trống ngủ liên ra lệnh cho lính phải xuống ghe để đưa đi đóng đồn ở miền xa, miền núi rừng (miền ngược). Cảnh chia ly quả là thảm não làm sao! Lính của ta đời xưa như thế thì làm sao chống lại bọn lính Tây, trang bị hiện đại, có tàu chiến bằng sắt, súng nạp hậu bắn xa; họ có đại bác, được dẫn đường chỉ điểm của con chiên đạo Ca Tô. Ðọc "Lính thú đời xưa" ta mới hiểu tại sao thành Gia Ðịnh bị mất dễ dàng, rồi 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Ðịnh, Ðịnh Tường phải nhường cho Pháp, cũng như 3 tỉnh cuối cùng của Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên bị mất trong 5 ngày!!!
Người Pháp chiếm nước ta ngoài vấn đề tương quan lực lượng, quân đội Pháp vượt trội, cốt lõi là do Gia Long đã sử dụng lực lượng truyền giáo Ca Tô để tranh thắng với quân Tây Sơn, khiến cho Pháp dòm ngó nước ta. Phần 2 tả cảnh lúc đóng đồn: Trích:
"Ba năm trấn thủ lưu đồn (6) Ngày thì canh điếm(7), tối dồn việc quan. Chém (đốn) tre, đẵn (chặt) gỗ trên ngàn Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai. Miệng ăn măng trúc, măng mai Những dang (8) cùng nứa, lấy ai bạn cùng Nước giếng trong, con cá vẫy vùng". Hết
"Ba năm trấn thủ", tác giả cho ta hiểu chế độ quân dịch bấy giờ là 3 năm, trong thời gian này lính thú phải đưa đi xa làm nhiệm vụ lưu đồn. Họ là số dân đinh khỏe được chọn từ xã thôn; còn một số đinh lớn tuổi, hoặc có gia cảnh phải ở lại làm lính địa phương như lính làng lính nghĩa quân, lính dân vệ, thời trước 75 của VNCH.
Hình vẽ trong bài cho thấy cảnh lính thú khuân cây để làm doanh trại, canh gác. Một số lính không nhỏ phải làm việc quan có thể là gia nhân, phục vụ quan chỉ huy ở đồn mà họ trấn thủ. Ngày xưa các cấp chỉ huy hành chánh, quân đội gọi là quan, quan trên, quan lớn, quan huyện, quan phủ.... Khi Tây vào cai trị nước ta họ duy trì cách gọi đó và có quy định chi tiết thế nào là quan, cấp nào là quan lớn; có quan ta và quan Tây!!!
Nay, Việt Nam cũng qui định cách xưng hô mới, không gọi là quan có vẽ phong kiến mà gọi là Ngài cho ra vẽ văn minh hơn. Lính thú hay soldier của Hoa Kỳ thì thân phận cũng như nhau, "hữu thân hữu khổ" quả không biết "phàn nàn cùng ai"
Thời lính thú vẫn có khoảng cách giữa người lính và người thường; nhưng thời nay khoảng cách đó cự ly cách biệt rất lớn, nên soldier cảm thấy khổ cực rất nhiều. Do vậy mà nhân mùa bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ ông Bush bị tố là "trốn quân dịch". Bush cha cậy quyền gởi gắm con mình (Bush con) cho vị chỉ huy vệ binh, đã vậy mà Bush con còn trốn trại, bỏ trại. Con người thời nào cũng vậy, vẫn còn nạn con ông cháu cha (COCC), mà ta thường thấy ở quê nhà.
Lính thú, quân dịch, nghĩa vụ quân sự chỉ khác nhau tên gọi, tất cả nhằm kêu gọi tráng đinh xung vào quân ngũ. Tùy theo cái quân ngũ đó nhằm mục đích gì: Bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh, trị an, bảo vệ hòa bình, xâm lược..v..v...
Các tác giả trong QVGKT không nói gì tới nghĩa vụ cao quý của lính ta ngày xưa cũng không cho thấy lính Tây ra sao!!!
Qua bài "Lính thú ngày xưa" tác giả chỉ nhằm kể chuyện lính thú ngày xưa, như là chuyện cổ tích. Ðó là mục đích của QVGKT: phi chánh trị (!)
Chú thích:
(1) Lính đi đóng đồn miền xa, miền ngược
(2) Bao bằng vải vàng, đeo lưng
(3) Nón bằng lá trên có chóp bằng thau
(4) Ngòi nổ dùng cho loại súng nạp trên ( nạp tiền)
(5) Trống đánh từng hồi 5 tiếng
(6) Ðồn nhằm canh giữ giặc cướp
(7) Trạm gác, điểm canh ngày đêm
(8) Loại nứa giống như tre ( không có trong Nam)
|
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi) Wed 03 Oct 2018, 13:28 | |
| (1) Ðồng: là vùng đất khô, nước sông không lên tới, làm ruộng nhờ mùa nước mua, trồng rau, cải vào mùa nắng tưới bằng nước ao, nước giếng.
(2) Ruộng rẫy: ruộng vùng nước mặn, mùa mưa tưới ngặp, đẩy nước mặn ra biển như vùng Gò Công Ðông Tiền Giang và một phần ở Bến Tre.
Vị giáo sư này định nghĩa về đồng và ruộng rẫy không chính xác. Điều này có nghĩa là vị GS này quen sống ở thành phố, ít tiếp súc với nông thôn. Tôi còn nhớ đầu năm 1952, tôi học lớp Đệ thất, học bài văn trong cuốn sách Quốc văn, do chính vị giáo sư này là soạn giả. (Thời ấy giáo viên dạy Trung học đã gọi là giáo sư, không phải học hàm GS như bây giờ, QVGKT chỉ dạy ở trường Sơ học). Bài học văn xuôi này nhan đề "Nhành lúa mới" tôi vẫn còn thuộc lòng. Người lữ khách đến một miền quê, chiều hôm trước chỉ thấy "... cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông phu cần mẫn." Sau đêm ngủ trọ, sáng dậy lên đường, trong cái yên tĩnh của làng quê chợt nhận ra một sự đổi khác " ... nhưng dải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ." Vị giáo sư này giảng là :"ở Miền Nam đất tốt nên lúa cấy một đêm đã lên xanh". Mãi sau này về làm ruộng mới biết vị giáo sư này giảng sai. Nhà văn viết "xanh rì ngọn mạ" chứ có viết "xanh rì ngọn lúa" đâu. Tranh thủ cấy mạ non nên nó xanh! Ở Miền Nam có lẽ những người 50 trở lên là biết QVGKT, còn ở Miền Bắc phải trên 70, mà phải là người sống trong vùng Pháp như tôi mới biết, những người sống trong vùng kháng chiến thì không biết. Cảm ơn Trà Mi đã cho tôi sống lại một thời thơ. Tôi không đủ trình độ để đánh giá, nhưng cảm nhận được sâu sắc sự nhân sét của vị GS. QVGKT là sách của chính phủ Bảo hộ nhưng nó có giá trị nhiều mặt hơn hẳn những cuốn sách giáo khoa bây giờ. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi) Thu 04 Oct 2018, 08:11 | |
| - buixuanphuong09 đã viết:
- (1) Ðồng: là vùng đất khô, nước sông không lên tới, làm ruộng nhờ mùa nước mua, trồng rau, cải vào mùa nắng tưới bằng nước ao, nước giếng.
(2) Ruộng rẫy: ruộng vùng nước mặn, mùa mưa tưới ngặp, đẩy nước mặn ra biển như vùng Gò Công Ðông Tiền Giang và một phần ở Bến Tre.
Vị giáo sư này định nghĩa về đồng và ruộng rẫy không chính xác. Điều này có nghĩa là vị GS này quen sống ở thành phố, ít tiếp súc với nông thôn. Tôi còn nhớ đầu năm 1952, tôi học lớp Đệ thất, học bài văn trong cuốn sách Quốc văn, do chính vị giáo sư này là soạn giả. (Thời ấy giáo viên dạy Trung học đã gọi là giáo sư, không phải học hàm GS như bây giờ, QVGKT chỉ dạy ở trường Sơ học). Bài học văn xuôi này nhan đề "Nhành lúa mới" tôi vẫn còn thuộc lòng. Người lữ khách đến một miền quê, chiều hôm trước chỉ thấy "... cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông phu cần mẫn." Sau đêm ngủ trọ, sáng dậy lên đường, trong cái yên tĩnh của làng quê chợt nhận ra một sự đổi khác " ... nhưng dải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ." Vị giáo sư này giảng là :"ở Miền Nam đất tốt nên lúa cấy một đêm đã lên xanh". Mãi sau này về làm ruộng mới biết vị giáo sư này giảng sai. Nhà văn viết "xanh rì ngọn mạ" chứ có viết "xanh rì ngọn lúa" đâu. Tranh thủ cấy mạ non nên nó xanh! Ở Miền Nam có lẽ những người 50 trở lên là biết QVGKT, còn ở Miền Bắc phải trên 70, mà phải là người sống trong vùng Pháp như tôi mới biết, những người sống trong vùng kháng chiến thì không biết. Cảm ơn Trà Mi đã cho tôi sống lại một thời thơ. Tôi không đủ trình độ để đánh giá, nhưng cảm nhận được sâu sắc sự nhân sét của vị GS. QVGKT là sách của chính phủ Bảo hộ nhưng nó có giá trị nhiều mặt hơn hẳn những cuốn sách giáo khoa bây giờ. Tác giả nói là sống ở nơi ruộng rẫy mà bác?
- Trích dẫn :
Tuổi trẻ lớn lên, thế hệ chúng tôi chỉ sống với ruộng rẫy, sông rạch, ao làng, đình, chùa, cầu tre, cầu khỉ... và do vậy cảnh nhà quê để lại cho thế hệ chúng tôi nhiều ấn tượng sâu đậm, khó quên.
Có bạn sống ở đồng (1), lớn lên gần gũi với vườn cà, líp rau, líp cải hay nộc trầu...; có bạn quanh năm sống trên ghe, trên tam bản, xuôi ngược sông hồ; còn tôi lớn lên ở ruộng rẫy (2); sông nước 6 tháng ngọt, 6 tháng nước mặn, quen bắt cồng, bắt cua, chăn vịt... Mỗi người chúng ta có một Chỗ Quê Hương trong lòng. Ðúng như bài hát "quê hương mỗi người có một" là như vậy.
Nhớ lại năm xưa, lên tỉnh học, cuối tuần mới được về nhà; đạp xe trên đường làng, qua hai ba khúc quẹo, nhìn xa xa, xóm nhà mình hiện ra... lòng rộn lên nỗi vui mừng khó tả!!!
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi) Thu 04 Oct 2018, 12:03 | |
| - buixuanphuong09 đã viết:
- (1) Ðồng: là vùng đất khô, nước sông không lên tới, làm ruộng nhờ mùa nước mua, trồng rau, cải vào mùa nắng tưới bằng nước ao, nước giếng.
(2) Ruộng rẫy: ruộng vùng nước mặn, mùa mưa tưới ngặp, đẩy nước mặn ra biển như vùng Gò Công Ðông Tiền Giang và một phần ở Bến Tre.
Vị giáo sư này định nghĩa về đồng và ruộng rẫy không chính xác. Điều này có nghĩa là vị GS này quen sống ở thành phố, ít tiếp súc với nông thôn. Tôi còn nhớ đầu năm 1952, tôi học lớp Đệ thất, học bài văn trong cuốn sách Quốc văn, do chính vị giáo sư này là soạn giả. (Thời ấy giáo viên dạy Trung học đã gọi là giáo sư, không phải học hàm GS như bây giờ, QVGKT chỉ dạy ở trường Sơ học). Bài học văn xuôi này nhan đề "Nhành lúa mới" tôi vẫn còn thuộc lòng. Người lữ khách đến một miền quê, chiều hôm trước chỉ thấy "... cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông phu cần mẫn." Sau đêm ngủ trọ, sáng dậy lên đường, trong cái yên tĩnh của làng quê chợt nhận ra một sự đổi khác " ... nhưng dải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ." Vị giáo sư này giảng là :"ở Miền Nam đất tốt nên lúa cấy một đêm đã lên xanh". Mãi sau này về làm ruộng mới biết vị giáo sư này giảng sai. Nhà văn viết "xanh rì ngọn mạ" chứ có viết "xanh rì ngọn lúa" đâu. Tranh thủ cấy mạ non nên nó xanh! Ở Miền Nam có lẽ những người 50 trở lên là biết QVGKT, còn ở Miền Bắc phải trên 70, mà phải là người sống trong vùng Pháp như tôi mới biết, những người sống trong vùng kháng chiến thì không biết. Cảm ơn Trà Mi đã cho tôi sống lại một thời thơ. Tôi không đủ trình độ để đánh giá, nhưng cảm nhận được sâu sắc sự nhân sét của vị GS. QVGKT là sách của chính phủ Bảo hộ nhưng nó có giá trị nhiều mặt hơn hẳn những cuốn sách giáo khoa bây giờ. Các địa phương có thể dùng từ khác nhau, có khi không chính xác lắm!
Đồng là khoảng đất rộng bằng phẳng nói chung (đồng cỏ, đồng lúa, đồng hoang). Ruộng là khoảng đất trồng lúa nước, thường có ngăn bờ. Đôi khi người ta dùng từ ruộng dưa, ruộng muối. Nương hay rẫy là khoảng đất trồng lúa cạn, dưa, khoai (lang, mì) hoặc bắp ....
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi) Thu 04 Oct 2018, 12:41 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- buixuanphuong09 đã viết:
- (1) Ðồng: là vùng đất khô, nước sông không lên tới, làm ruộng nhờ mùa nước mua, trồng rau, cải vào mùa nắng tưới bằng nước ao, nước giếng.
(2) Ruộng rẫy: ruộng vùng nước mặn, mùa mưa tưới ngặp, đẩy nước mặn ra biển như vùng Gò Công Ðông Tiền Giang và một phần ở Bến Tre.
Vị giáo sư này định nghĩa về đồng và ruộng rẫy không chính xác. Điều này có nghĩa là vị GS này quen sống ở thành phố, ít tiếp súc với nông thôn. Tôi còn nhớ đầu năm 1952, tôi học lớp Đệ thất, học bài văn trong cuốn sách Quốc văn, do chính vị giáo sư này là soạn giả. (Thời ấy giáo viên dạy Trung học đã gọi là giáo sư, không phải học hàm GS như bây giờ, QVGKT chỉ dạy ở trường Sơ học). Bài học văn xuôi này nhan đề "Nhành lúa mới" tôi vẫn còn thuộc lòng. Người lữ khách đến một miền quê, chiều hôm trước chỉ thấy "... cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông phu cần mẫn." Sau đêm ngủ trọ, sáng dậy lên đường, trong cái yên tĩnh của làng quê chợt nhận ra một sự đổi khác " ... nhưng dải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ." Vị giáo sư này giảng là :"ở Miền Nam đất tốt nên lúa cấy một đêm đã lên xanh". Mãi sau này về làm ruộng mới biết vị giáo sư này giảng sai. Nhà văn viết "xanh rì ngọn mạ" chứ có viết "xanh rì ngọn lúa" đâu. Tranh thủ cấy mạ non nên nó xanh! Ở Miền Nam có lẽ những người 50 trở lên là biết QVGKT, còn ở Miền Bắc phải trên 70, mà phải là người sống trong vùng Pháp như tôi mới biết, những người sống trong vùng kháng chiến thì không biết. Cảm ơn Trà Mi đã cho tôi sống lại một thời thơ. Tôi không đủ trình độ để đánh giá, nhưng cảm nhận được sâu sắc sự nhân sét của vị GS. QVGKT là sách của chính phủ Bảo hộ nhưng nó có giá trị nhiều mặt hơn hẳn những cuốn sách giáo khoa bây giờ. Các địa phương có thể dùng từ khác nhau, có khi không chính xác lắm!
Đồng là khoảng đất rộng bằng phẳng nói chung (đồng cỏ, đồng lúa, đồng hoang). Ruộng là khoảng đất trồng lúa nước, thường có ngăn bờ. Đôi khi người ta dùng từ ruộng dưa, ruộng muối. Nương hay rẫy là khoảng đất trồng lúa cạn, dưa, khoai (lang, mì) hoặc bắp ....
Tuyệt quá! Cần gì làm ruộng mới biết về ruộng. Thầy ở Miền Nam, lại đang ở trời Tây, thế mà thầy biết về Hải Dương còn hơn cả người sống cả đời ở HD, cũng hay lần mò tìm hiểu. Định nghĩa của thầy rất rộng, có thể áp dụng cho nhiều vùng. Đồng và ruộng có thể có cả ở đồng bằng và miền núi (ruộng bậc thang), nhưng nương và rẫy chỉ có ở Trung du và miền núi thôi. Trò viết : "học hàm GS" có lẽ sai. Tiến sỹ mới là học hàm, giáo sư là học vị. Phải không thầy?
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi) Fri 05 Oct 2018, 08:34 | |
| - buixuanphuong09 đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- buixuanphuong09 đã viết:
- (1) Ðồng: là vùng đất khô, nước sông không lên tới, làm ruộng nhờ mùa nước mua, trồng rau, cải vào mùa nắng tưới bằng nước ao, nước giếng.
(2) Ruộng rẫy: ruộng vùng nước mặn, mùa mưa tưới ngặp, đẩy nước mặn ra biển như vùng Gò Công Ðông Tiền Giang và một phần ở Bến Tre.
Vị giáo sư này định nghĩa về đồng và ruộng rẫy không chính xác. Điều này có nghĩa là vị GS này quen sống ở thành phố, ít tiếp súc với nông thôn. Tôi còn nhớ đầu năm 1952, tôi học lớp Đệ thất, học bài văn trong cuốn sách Quốc văn, do chính vị giáo sư này là soạn giả. (Thời ấy giáo viên dạy Trung học đã gọi là giáo sư, không phải học hàm GS như bây giờ, QVGKT chỉ dạy ở trường Sơ học). Bài học văn xuôi này nhan đề "Nhành lúa mới" tôi vẫn còn thuộc lòng. Người lữ khách đến một miền quê, chiều hôm trước chỉ thấy "... cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông phu cần mẫn." Sau đêm ngủ trọ, sáng dậy lên đường, trong cái yên tĩnh của làng quê chợt nhận ra một sự đổi khác " ... nhưng dải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ." Vị giáo sư này giảng là :"ở Miền Nam đất tốt nên lúa cấy một đêm đã lên xanh". Mãi sau này về làm ruộng mới biết vị giáo sư này giảng sai. Nhà văn viết "xanh rì ngọn mạ" chứ có viết "xanh rì ngọn lúa" đâu. Tranh thủ cấy mạ non nên nó xanh! Ở Miền Nam có lẽ những người 50 trở lên là biết QVGKT, còn ở Miền Bắc phải trên 70, mà phải là người sống trong vùng Pháp như tôi mới biết, những người sống trong vùng kháng chiến thì không biết. Cảm ơn Trà Mi đã cho tôi sống lại một thời thơ. Tôi không đủ trình độ để đánh giá, nhưng cảm nhận được sâu sắc sự nhân sét của vị GS. QVGKT là sách của chính phủ Bảo hộ nhưng nó có giá trị nhiều mặt hơn hẳn những cuốn sách giáo khoa bây giờ. Các địa phương có thể dùng từ khác nhau, có khi không chính xác lắm!
Đồng là khoảng đất rộng bằng phẳng nói chung (đồng cỏ, đồng lúa, đồng hoang). Ruộng là khoảng đất trồng lúa nước, thường có ngăn bờ. Đôi khi người ta dùng từ ruộng dưa, ruộng muối. Nương hay rẫy là khoảng đất trồng lúa cạn, dưa, khoai (lang, mì) hoặc bắp ....
Tuyệt quá! Cần gì làm ruộng mới biết về ruộng. Thầy ở Miền Nam, lại đang ở trời Tây, thế mà thầy biết về Hải Dương còn hơn cả người sống cả đời ở HD, cũng hay lần mò tìm hiểu. Định nghĩa của thầy rất rộng, có thể áp dụng cho nhiều vùng. Đồng và ruộng có thể có cả ở đồng bằng và miền núi (ruộng bậc thang), nhưng nương và rẫy chỉ có ở Trung du và miền núi thôi. Trò viết : "học hàm GS" có lẽ sai. Tiến sỹ mới là học hàm, giáo sư là học vị. Phải không thầy?
Ổng là cuốn Bách khoa toàn thư mừ bác |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi) Fri 05 Oct 2018, 10:27 | |
| - buixuanphuong09 đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- buixuanphuong09 đã viết:
- (1) Ðồng: là vùng đất khô, nước sông không lên tới, làm ruộng nhờ mùa nước mua, trồng rau, cải vào mùa nắng tưới bằng nước ao, nước giếng.
(2) Ruộng rẫy: ruộng vùng nước mặn, mùa mưa tưới ngặp, đẩy nước mặn ra biển như vùng Gò Công Ðông Tiền Giang và một phần ở Bến Tre.
Vị giáo sư này định nghĩa về đồng và ruộng rẫy không chính xác. Điều này có nghĩa là vị GS này quen sống ở thành phố, ít tiếp súc với nông thôn. Tôi còn nhớ đầu năm 1952, tôi học lớp Đệ thất, học bài văn trong cuốn sách Quốc văn, do chính vị giáo sư này là soạn giả. (Thời ấy giáo viên dạy Trung học đã gọi là giáo sư, không phải học hàm GS như bây giờ, QVGKT chỉ dạy ở trường Sơ học). Bài học văn xuôi này nhan đề "Nhành lúa mới" tôi vẫn còn thuộc lòng. Người lữ khách đến một miền quê, chiều hôm trước chỉ thấy "... cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông phu cần mẫn." Sau đêm ngủ trọ, sáng dậy lên đường, trong cái yên tĩnh của làng quê chợt nhận ra một sự đổi khác " ... nhưng dải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ." Vị giáo sư này giảng là :"ở Miền Nam đất tốt nên lúa cấy một đêm đã lên xanh". Mãi sau này về làm ruộng mới biết vị giáo sư này giảng sai. Nhà văn viết "xanh rì ngọn mạ" chứ có viết "xanh rì ngọn lúa" đâu. Tranh thủ cấy mạ non nên nó xanh! Ở Miền Nam có lẽ những người 50 trở lên là biết QVGKT, còn ở Miền Bắc phải trên 70, mà phải là người sống trong vùng Pháp như tôi mới biết, những người sống trong vùng kháng chiến thì không biết. Cảm ơn Trà Mi đã cho tôi sống lại một thời thơ. Tôi không đủ trình độ để đánh giá, nhưng cảm nhận được sâu sắc sự nhân sét của vị GS. QVGKT là sách của chính phủ Bảo hộ nhưng nó có giá trị nhiều mặt hơn hẳn những cuốn sách giáo khoa bây giờ. Các địa phương có thể dùng từ khác nhau, có khi không chính xác lắm!
Đồng là khoảng đất rộng bằng phẳng nói chung (đồng cỏ, đồng lúa, đồng hoang). Ruộng là khoảng đất trồng lúa nước, thường có ngăn bờ. Đôi khi người ta dùng từ ruộng dưa, ruộng muối. Nương hay rẫy là khoảng đất trồng lúa cạn, dưa, khoai (lang, mì) hoặc bắp ....
Tuyệt quá! Cần gì làm ruộng mới biết về ruộng. Thầy ở Miền Nam, lại đang ở trời Tây, thế mà thầy biết về Hải Dương còn hơn cả người sống cả đời ở HD, cũng hay lần mò tìm hiểu. Định nghĩa của thầy rất rộng, có thể áp dụng cho nhiều vùng. Đồng và ruộng có thể có cả ở đồng bằng và miền núi (ruộng bậc thang), nhưng nương và rẫy chỉ có ở Trung du và miền núi thôi. Trò viết : "học hàm GS" có lẽ sai. Tiến sỹ mới là học hàm, giáo sư là học vị. Phải không thầy?
Hiện thời ở VN người ta dùng học hàm cho Giáo sư, Phó giáo sư và học vị cho Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, vv...
Ngày trước VN theo hệ thống của Pháp, thầy cô dạy tiểu học gọi là giáo viên (maitre), dạy trung học gọi là giáo sư (professeur), dạy đại học là giảng viên (chargé de cours), giảng sư (maitre de conférences). Những chức vụ này được xem là nghề nghiệp nên khi viết danh thiếp người ta viết tên rồi viết chức vụ ở sau, hoặc ở dưới. Ví dụ:
NGUYỄN VĂN X. giáo sư
hoặc:
NGUYỄN VĂN X., giáo sư
Theo hệ thống Pháp trước kia, mỗi trường đại học có quy định một số chức danh Giáo Sư (Professeur) có giới hạn. Những người này mang chức danh cho đến khi chết hoặc về hưu mới tuyển người khác thay thế.
Giáo Sư đại học được dùng "Giáo Sư" trước tên và chữ "Giáo Sư" viết hoa. Ví dụ:
Giáo Sư TRẦN VĂN Y. hoặc G.S. TRẦN VĂN Y.
Ở miền Nam VN trước 75 Giáo Sư là một cấp bậc giảng dạy đại học do Bộ Giáo Dục bổ nhiệm. Thường giảng sư sau khi làm ở trường đại học nhiều năm, có nhiều công trình, được xét lên bậc Giáo Sư, không hạn chế số lượng, nhưng cũng rất ít.
Hiện nay ở hầu hết các nước Giáo Sư là một chức vụ do trường đại học bổ nhiệm.
Ở VN sau 75 chức danh Giáo Sư/ Phó Giáo Sư thường được cấp cho lãnh đạo.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi) Fri 05 Oct 2018, 15:40 | |
| Hiện thời ở VN người ta dùng học hàm cho Giáo sư, Phó giáo sư và học vị cho Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, vv...
Ngày trước VN theo hệ thống của Pháp, thầy cô dạy tiểu học gọi là giáo viên (maitre), dạy trung học gọi là giáo sư (professeur), dạy đại học là giảng viên (chargé de cours), giảng sư (maitre de conférences). Những chức vụ này được xem là nghề nghiệp nên khi viết danh thiếp người ta viết tên rồi viết chức vụ ở sau, hoặc ở dưới. Ví dụ:
NGUYỄN VĂN X. giáo sư
hoặc:
NGUYỄN VĂN X., giáo sư
Theo hệ thống Pháp trước kia, mỗi trường đại học có quy định một số chức danh Giáo Sư (Professeur) có giới hạn. Những người này mang chức danh cho đến khi chết hoặc về hưu mới tuyển người khác thay thế.
Giáo Sư đại học được dùng "Giáo Sư" trước tên và chữ "Giáo Sư" viết hoa. Ví dụ:
Giáo Sư TRẦN VĂN Y. hoặc G.S. TRẦN VĂN Y.
Ở miền Nam VN trước 75 Giáo Sư là một cấp bậc giảng dạy đại học do Bộ Giáo Dục bổ nhiệm. Thường giảng sư sau khi làm ở trường đại học nhiều năm, có nhiều công trình, được xét lên bậc Giáo Sư, không hạn chế số lượng, nhưng cũng rất ít.
Hiện nay ở hầu hết các nước Giáo Sư là một chức vụ do trường đại học bổ nhiệm.
Ở VN sau 75 chức danh Giáo Sư/ Phó Giáo Sư thường được cấp cho lãnh đạo.
Cảm ơn thầy đã cho trò mở rộng thêm tầm hiểu biết. Trước đây trò học đã dịch được những đoạn văn ngắn tiếng Pháp. Giờ chẳng còn nhớ được gì. Chín năm biết sử dụng mạng, nhiều lần trò muốn tự học tiếng Anh nhưng không được vì tai điếc. Theo sự dẫn giải của thầy thì trò nhớ vẫn không sai. Khi viết "thầy dạy ở Trung học gọi là giáo sư" trò vẫn sợ mình nhớ nhầm! Trò cứ nghĩ học hàm là danh phong của sự học như : Tú tài, Cử nhâ, Tiến sỹ; còn học vị là danh chức như Giảng sư, giáo sư ... Hóa ra cũng tùy nơi. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi) Sat 06 Oct 2018, 08:22 | |
| Cần hiểu đúng về học hàm và học vị
Hiện nay, một số nhà giáo, nhà khoa học qua quá trình tiếp tục phấn đấu, học tập sau tốt nghiệp đại học đã đạt được các học vị thạc sĩ, tiến sĩ và các học hàm phó giáo sư, giáo sư do những công lao cống hiến của mình. Vậy học vị, học hàm cần hiểu sao cho đúng để tránh nhầm lẫn khi giới thiệu với mọi người ?
Học vị thạc sĩ, tiến sĩ
Sau tốt nghiệp đại học, những người có điều kiện tiếp tục phấn đấu công tác và học tập sẽ đạt được các học vị cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ như thạc sĩ, tiến sĩ.
Thạc sĩ
Thạc sĩ gốc từ tiếng Trung Hoa dùng để chỉ những người có học vấn rộng (thạc có nghĩa là rộng lớn, sĩ có nghĩa là người học hay nghiên cứu). Thạc sĩ là từ dùng để xác định một bậc học vị. Ở Việt Nam, Thạc sĩ được sử dụng gọi cho hai loại học vị hoàn toàn khác nhau của từng giai đoạn lịch sử. Trước năm 1975, từ thạc sĩ được dịch chữ agrégation, agrégé của tiếng Pháp, một học vị đặc biệt trong ngành sư phạm của Pháp và một số nước theo hệ thống giáo dục Pháp. Những người có bằng thạc sĩ thì được quyền dạy học. Học vị thạc sĩ này lại chia ra hai cấp là thạc sĩ trung học, được quyền dạy bậc trung học và thạc sĩ đại học, được dạy bậc đại học. Mô hình này được ứng dụng nhiều nhất trong ngành như luật học, y khoa và dược khoa. Một số nhà khoa học của Việt Nam đã có học vị này vào thời điểm bấy giờ như Thạc sĩ Phạm Biểu Tâm (Thạc sĩ y khoa, cấp đại học), Thạc sĩ Vũ Quốc Thúc (Thạc sĩ luật kinh tế, cấp đại học), Thạc sĩ Hoàng Xuân Hãn (Thạc sĩ toán, cấp trung học), Thạc sĩ Phạm duy Khiêm (Thạc sĩ ngữ pháp, cấp trung học) ... Hiện nay, Việt Nam đã sử dụng học vị thạc sĩ được dịch từ chữ Master của tiếng Anh, một học vị trên cấp cử nhân, đại học và dưới cấp tiến sĩ. Tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 được gọi là học vị Cao học. Nước ta đã có nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ trong nước và các chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết với nước ngoài. Các chương trình học được Bộ Giáo Dục và Đào tạo công nhận.
Tiến sĩ
Ở Việt Nam, dưới thời phong kiến, trong kết quả các cuộc thi Nho học, học vị tiến sĩ được phong cho những người đỗ tất cả ba kỳ thi là thi hương, thi hội và thi đình. Người thi đỗ tiến sĩ được ghi danh trong khoa bảng. Vào thời nhà Nguyễn, có thêm học vị Phó bảng, đây là một học vị không phải là học vị tiến sĩ, nhưng cũng được chấm đỗ cả ba kỳ thi trên. Thời nhà Trần những người thi đỗ tiến sĩ được gọi là Thái học sinh.
Hiện nay, tiến sĩ là một học vị do một trường đại học cấp sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành khóa học sau đại học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Tiến sĩ được dịch từ chữ tiếng Anh Doctor of Philosophy, thường được viết tắt là Ph.D. Tại một số quốc gia, tiến sĩ là học vị được Nhà nước cấp cho các nghiên cứu sinh sau khi đã bảo vệ xong luận án tiến sĩ tại một trường đại học hoặc viện nghiên cứu có thẩm quyền. Trước thập niên 1990, ở Việt Nam học vị này được gọi là phó tiến sĩ, hiện nay đã đổi thành học vị tiến sĩ; còn học vị tiến sĩ cũ được gọi là tiến sĩ khoa học cho phù hợp với các nước phương Tây. Ở Nga, học vị tiến sĩ được phân thành hai cấp tiến sĩ là Kandidat nauk, tương đương với tiến sĩ của Việt Nam hiện nay và Doctor nauk, tương đương với tiến sĩ khoa họccủa Việt Nam hiện nay.
Về lịch sử, học vị Doctor of Philosophy, viết tắt Ph.D là bậc học cao nhất trong các bậc học xuất hiện đầu tiên ở Đức, sau đó được Mỹ và nhiều nước phương Tây khác sử dụng. Bằng Ph.D đầu tiên được Mỹ sử dụng vào năm 1861 tại Đại học Yale. Ở Ý đến cuối thập niên 1980 mới có bằng tương đương với Ph.D, tên gọi là Dottorato di ricerca. Thực ra, từ Ph.D có gốc từ tiếng Latin là Doctor Philosophiæ. Doctor có nghĩa là "thầy", "chuyên gia", "chức trách". Philosophy có nghĩa là "triết học". Nó có nguồn gốc từ thời Trung cổ ở châu Âu, khi đó các trường đại học chỉ mới có bốn chuyên khoa (faculty) chính là thần học, luật học, y học và triết học. Philosophy ở đây dùng để chỉ các ngành học không dẫn đến một nghề nghiệp thực tế nhất định của thời đó như nhà thờ, luật sư, bác sĩ ... Thực tế hiện nay, không phải học vị Ph.D nào cũng liên quan đến triết học; nhưng từ Doctor vẫn còn mang đầy đủ ý nghĩa cũ. Ở phương Tây, trong các thủ tục nghi thức giao tiếp, người ta giới thiệu một người có bằng và học vị Ph.D là "Doctor". Hầu hết các trường đại học đều đòi hỏi các giảng viên và các giáo sư phải có bằng và học vị Ph.D. Đa số các nhà nghiên cứu ở các viện và phòng nghiên cứu chuyên nghiệp đều có bằng và học vị Ph.D. Tuy vậy, có một điều ngược lại là không phải tất cả những người có bằng và học vị Ph.D đều có thể làm giảng viên, giáo sư, hay nghiên cứu viên.
Riêng học vị tiến sĩ khoa học, tiếng Latin gọi là Scientiae Doctor, một học vị khoa học bậc tiến sĩ, đây là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân của một số quốc gia trên thế giới như Nga, Pháp... Như vậy tại Việt Nam, sau khi hoàn thành nghiên cứu sinh cao cấp hoặc thực tập sinh sau tiến sĩ mới có được học vị tiến sĩ khoa học. Theo quy định này, đối với những người có học vị tiến sĩ cũ được đào tạo ở trong nước hay nước ngoài đều được sử dụng học vị tiến sĩ khoa học, còn đối với những người có học vị phó tiến sĩ trước đây được chuyển đổi tên gọi chỉ được giới thiệu là học vị tiến sĩ hiện nay, không được sử dụng học vị tiến sĩ khoa học như các tiến sĩ cũ.
Thực tế trên văn bản hay sự giới thiệu các nhà giáo, nhà khoa học, chúng ta có thể phân biệt được học vị tiến sĩ khoa học hay học vị tiến sĩ một cách rõ ràng. Có một số nhà khoa học với học vị phó tiến sĩ trước đây đã vô tình hay cố ý tự biến mình thành một nhà giáo, nhà khoa học có học vị tiến sĩ khoa học chứ không chịu nhận mình là học vị tiến sĩ.
Học hàm giáo sư, phó giáo sư
Học hàm dùng để chỉ các danh hiệu trong hệ thống giáo dục và đào tạo được một tổ chức có quyền hạn nào đó phong cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Các danh hiệu này xác định trình độ chuyên môn cao của những nhà giáo và nhà khoa học. Có hai danh hiệu chính là giáo sư và phó giáo sư. Tiêu chuẩn để có được danh hiệu giáo sư và phó giáo sư không cố định, thậm chí nó không đòi hỏi người được công nhận phải đang làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Ở Việt Nam từ năm 2008, học hàm giáo sư và phó giáo sư do Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước xét và đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
Xét về tiêu chuẩn cũng như cách thức tiến hành công nhận học hàm hiện nay, học hàm giáo sư và học hàm phó giáo của Việt Nam rất khác so với các danh hiệu Professor (thường được dịch là giáo sư) và Associate professor (thường được dịch là phó giáo sư). Giáo sư Việt Nam hoặc gọi đơn giản Giáo sư là tên gọi một học hàm, hoặc một chức danh hay một chức vụ khoa học dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở các bộ môn thuộc trường đại học hoặc viện nghiên cứu, được Nhà nước Việt Nam phong tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động thuộc lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.Từ năm 1976, Việt Nam đã chủ trương đào tạotrên đại học trong cả nước. Một số trường, cơ sở đào tạo lớn bắt đầu đào tạo phó tiến sĩ, nay gọi là tiến sĩ, một mốc đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền giáo dục đại học ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực ở bậc cao, Nhà nước Việt Nam đã chủ trương phong học hàm giáo sư, học hàm phó giáo sư cho đội ngũ nhà giáo và các nhà khoa học đã có nhiều công lao đóng góp. Điều này có ý nghĩa lớn đối với sự nghiệp đào tạo sau đại học. Vào ngày 11 tháng 09 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 162/CP về việc phong hàm giáo sư, phó giáo sư cho 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu đầu tiên của Việt Nam; trong đó có 14 giáo sư, phó giáo sư thuộc lĩnh vực y học gồm Đặng Văn Chung, Hồ Đắc Di, Vũ Công Hòe, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Đặng Văn Ngữ, Đặng Văn Nội, Trương Công Quyền, Phạm Ngọc Thạch, Đinh Văn Thắng, Hoàng Tích Trí, Tôn Thất Tùng và Trần Hữu Tước. Sau lần phong học hàm giáo sư, phó giáo sư đầu tiên năm 1976, các lần tiếp theo được thực hiện vào các năm 1980, 1984, 1986, 1988, 1989, 1991, 1992, 1996, 1997. Ngày 17/05/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2001/ND9-CP quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. Theo nghị định này, việc xét và phong học hàm giáo sư, phó giáo sư được thực hiện theo từng năm.
Hiện nay ở Việt Nam, Giáo sư là tên gọi một chức danh khoa học dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở các bộ môn thuộc trường đại học hoặc viện nghiên cứu, được Nhà nước phong tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động thuộc lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Phó giáo sư là một chức danh khoa học giành cho người người nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học, sau đại học nhưng thấp hơn giáo sư. Ở các nước Âu Mỹ,giáo sư không phải là một học hàm hay một chức danh khoa học mà là một chức vụ giảng dạy, thường do các trường đại học tự chọn lựa và quyết định. Ở các nước Đông Âu, Liên bang Nga ..., giáo sư là một chức vụ giảng dạy tại một bộ môn nào đó do hội đồng chuyên ngành quyết định hoặc chức danh khoa học do hội đồng giáo dục và khoa học liên bang công nhận tùy theo thời gian, thành tích giảng dạy đại học, sau đại học và công trình khoa học của các giảng viên có học vị tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học.
Một số chữ viết tắt học vị, học hàm tại Việt Nam từ tiếng Anh
Học vị thạc sĩ khoa học thường được viết tắt là M.Sc hoặc M.S. từ chữ Master of Science.
Học vị tiến sĩ thường được viết tắt là Ph.D; PhD; D.Phil hoặc Dr.Phil từ chữ Doctor of Philosophy.
Học vị tiến sĩ khoa học thường được viết tắt là Sc.D; D.Sc; S.D hoặc Dr.Sc từ chữ Doctor of Science.
Chức danh bác sĩ y khoa thường được viết tắt là M.D. từ chữ Doctor of Medicine; Medical Doctor hoặc Medicinae Doctor.
Học hàm phó giáo sư thường được viết tắt là Assoc. Prof. từ chữ Asscociate Professor; không được viết là A. Prof. vì có thể nhầm lẫn với học hàm trợ lý giáo sư hoặc trợ giáo sư từ chữ Assistant Professor. Trợ lý giáo sư hoặc trợ giáo sư nên viết tắt là Assist. Prof.
Học hàm giáo sư thường được viết tắt là Prof. từ chữ Professor.
Nếu học vị, học hàm gắn liền với ngành chuyên môn nào được đào tạo thì ghi bổ sung thêm vào phần học vị, học hàm.
Hiện nay ngành y tế có thêm chức danh bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II cũng là những người có chuyên môn cao thực hiện nhiệm vụ thực hành khám chữa bệnh tại bệnh viện hoặc công tác y tế dự phòng. Bác sĩ chuyên khoa I tương đương với học vị thạc sĩ khoa học và bác sĩ chuyên khoa II tương đương với học vị tiến sĩ. Muốn có học vị này thì bác sĩ chuyên khoa I hoặc bác sĩ chuyên khoa II phải được đào tạo bổ sung thêm một số chứng chỉ, thủ tục cần thiết và ngược lại thạc sĩ, tiến sĩ cũng có thể chuyển đổi thành bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II. Học vị thạc sĩ, tiến sĩ thường phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; còn bác sĩ chuyên khoa I và chuyên khoa II phục vụ công tác thực hành chuyên môn y học. Những người có học hàm giáo sư, phó giáo sư là những người tham gia công tác giảng dạy đại học, sau đại học; kể cả công tác nghiên cứu khoa học ở bậc cao.
Nguyễn Võ Hinh |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi) | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 4 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |