1/ BAN BIÊN SOẠN SGK
- Số lượng : 230 người , . Trong đó tiếng Việt và Ngữ văn 30 người, Toán 30, lĩnh vực Giáo dục Đạo đức - Công dân 20, Thể dục - Thể thao 20, Nghệ thuật 20, Khoa học xã hội 30, khoa học tự nhiên 40, lĩnh vực Công nghệ 20, hoạt động trải nghiệm sáng tạo 10, chuyên đề học tập 10.
- Tiêu chuẩn : ngoài những yêu cầu về đạo đức, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ... thì phải có ít nhất 5 năm trực tiếp giảng dạy ở cơ sở giáo dục phổ thông hoặc có ít nhất 5 năm làm các công việc liên quan đến giảng dạy
- Nhiệm vụ : có nhiệm vụ biên soạn đủ 1 bộ SGK cho tất cả các môn học của chương trình mới, mỗi môn học có SGK của các lớp ở các cấp học bảo đảm tính thống nhất giữa các SGK, lớp học, cấp học.
2/ BAN THẨM ĐỊNH SGK
- Số lượng : khoảng 230 người
- Tiêu chuẩn : tương tự ban biên soạn. Hội đồng quốc gia thẩm định SGK phải có đủ các thành phần nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên, giáo viên được lựa chọn trên phạm vi cả nước. Trong đó có ít nhất 30% tổng số các thành viên là giáo viên. Thành viên Ban biên soạn SGK môn học không được tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định SGK của môn học đó. Khuyến khích thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình môn học tham gia thẩm định
Qua đó, ta có thể thấy 1 quy trình hình thành SGK tưởng như chặt chẽ nhưng thật ra 1 lỗ hổng lớn ở điểm Bộ GD&ÐT khuyến khích thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình môn học tham gia thẩm định SGK, nhưng lại không cấm họ viết SGK
Câu hỏi mà dư luận đặt ra, thẩm định chương trình môn học, thẩm định SGK và viết SGK là cùng một người thì câu chuyện lợi ích sẽ giải quyết thế nào ?
Rõ nhất là PGS-TS Bùi Mạnh Hùng được giới thiệu là Điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông mới , đồng thời cũng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục. Ông Hùng cũng là chủ biên chương trình học môn Ngữ văn của chương trình phổ thông mới.
Được biết, ông Hùng, cũng như GS. Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình và một số thành viên nhóm biên soạn sách chương trình 2000 cũng đang tham gia vào các nhóm biên soạn SGK mới. Nhìn vào chức danh, nhiệm vụ có thể thấy có vấn đề về xung đột lợi ích: Ông vừa tham gia biên soạn 1 bộ SGK trong khi lại là Chủ tịch hội đồng đánh giá một bộ sách khác. Rõ ràng công luận có quyền đặt câu hỏi về tính công tâm của các thành viên hội đồng, có gì đảm bảo họ không đưa ý kiến hoặc quyết định bất lợi cho bộ sách khác để duy trì lợi thế cho bộ sách mà mình tham gia biên soạn và tư vấn? Theo cách quản lý xung đột lợi ích thông thường, rõ là họ không thể được phép cùng lúc tham gia nhiều vai như vậy, bởi đó là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Với một dự án, chương trình lớn và có tầm quan trọng như vậy, đội ngũ này cần phải chứng minh năng lực và trách nhiệm thông qua một quy trình đánh giá, tuyển chọn công khai, để được lựa chọn và giao trọng trách.
Chương trình giáo dục công nghệ hay chương trình phổ thông đại trà (gọi là chương trình 2000 và chương trình mới đang triển khai) cũng như tất cả các bộ SGK, bao gồm SGK của NXB Giáo dục Việt Nam, SGK công nghệ giáo dục, và SGK Cánh buồm, đều phải được đặt ngang nhau và đều chịu sự thẩm định, đánh giá của một hội đồng chuyên môn. Để đảm bảo sự đánh giá công tâm, tránh sự can thiệp của các nhóm lợi ích, và quản lý xung đột lợi ích, các thành viên của hội đồng thẩm định này phải hoàn toàn độc lập với các nhóm biên soạn SGK
( Nhà nghiên cứu GD Ngọc Quyên )