Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:24
Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 16:48
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 15:43
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 15:37
Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Yesterday at 15:31
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 01:29
7 chữ by Tinh Hoa Sun 24 Nov 2024, 05:26
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Sat 14 Jul 2018, 04:41 | |
| Vì sao Tổng thống Trump quyết ‘ăn thua đủ’ với Trung Quốc về thương mại?Posted on July 9, 2018 By VietPho.org Ảnh minh họa: Tehran TimesWashington và Bắc Kinh đồng thời tăng thuế 25% lên các mặt hàng nhập khẩu của đối phương trị giá 34 tỷ USD. Đây là một phần trong gói áp thuế 50 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa ngày 15/6. Gói thuế 14 tỷ USD nữa sẽ được Mỹ xem xét công bố trong 2 tuần tới. Chính quyền Trump cũng cảnh báo sẽ tăng thuế lên tổng cộng 500 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc nếu Bắc Kinh có động thái trả đũa Ngoài mục tiêu cân bằng thương mại Mỹ-Trung, ông Trump nhiều lần nhấn mạnh việc “lấy lại công bằng” cho các doanh nghiệp Mỹ. Bản báo cáo dài 200 trang của Đại diện Thương mại Mỹ công bố hôm 22/3 nêu rõ Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.Trước đó, ông Trump và nhiều quan chức cấp cao Nhà Trắng từng nói thẳng Trung Quốc “ăn cắp tài sản trí tuệ” Mỹ.Lo ngại với “Made in China 2025”Người Mỹ càng cảm thấy lo lắng hơn, khi biết Trung Quốc đã vạch hẳn kế hoạch trung và dài hạn để vươn lên dẫn đầu công nghệ. Kế hoạch này có tên “Made in China 2025” (sản xuất tại Trung Quốc 2025). Theo đó, Trung Quốc sẽ chuyển đổi thành một một nước dẫn đầu về công nghệ, bước đầu là năm 2025, tiếp đó là năm 2035 và 2049.“Made in China 2025” đặc biệt chú trọng nâng cấp ngành sản xuất của Trung Quốc trong 10 lĩnh vực chiến lược như: Công nghệ thông tin, máy công nghệ cao và robot, hàng không vũ trụ, thiết bị hàng hải và tàu biển, vận tải đường sắt tiên tiến, thiết bị vận tải sử dụng năng lượng mới, năng lượng, máy móc nông nghiệp, vật liệu mới và y sinh học.Việc một nền kinh tế hướng tới công nghệ cao là điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên, cách để Trung Quốc đạt được trình độ công nghệ cao lại có vấn đề.Thay vì bỏ tiền của, công sức và thời gian để nghiên cứu và phát triển, Bắc Kinh bị cáo buộc đã tìm cách “đánh cắp công nghệ” của các nước khác, thông qua tin tặc, gián điệp, thôn tính công ty và chèn ép các công ty đầu tư vào Trung Quốc.Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 17/1, Tổng thống Trump và Cố vấn kinh tế Gary Cohn nói Trung Quốc đã ép các công ty Mỹ phải chuyển giao tài sản trí tuệ cho Trung Quốc như “chi phí” để được làm ăn tại nước họ.Ngày 1/6, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vì cho rằng nước này đặt ra quy định trái phép, ép buộc các công ty châu Âu phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc như điều kiện để được quyền làm ăn ở Trung Quốc.“Chúng tôi không thể để bất cứ nước ngoài ép buộc các công ty của chúng tôi phải giao các kiến thức chuyên môn khó kiếm tại biên giới của họ. Điều này đi ngược với các quy tắc quốc tế mà chúng tôi đã nhất trí khi gia nhập WTO. Nếu những các bên tham gia không tuân thủ luật chơi, hệ thống có thể sụp đổ”, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström phát biểu.Vào tháng 12/2017, một công ty công nghệ Mỹ là Micron đã đệ đơn kiện một công ty Trung Quốc, với cáo buộc đánh cắp 900 tệp dữ liệu bí mật thông qua mua chuộc và gián điệp, nhằm ứng dụng phát triển các dự án công nghệ tại Trung Quốc.Micron Technology là một công ty Mỹ sở hữu các thiết kế vi mạch có vai trò sống còn cho khả năng lưu trữ và truy xuất bộ nhớ của điện thoại và máy tính.Theo đơn kiện của Micron tới Tòa án liên bang tại quận phía Bắc California, Công ty Vi mạch Kim Hoa Phúc Kiến (Fujian Jinhua Integrated Circuit – FJIC), Trung Quốc đã ăn cắp bí mật công nghệ của hãng. Những bí mật bị đánh cắp nhằm xây dựng 1 nhà máy trị giá 5,7 tỷ USD tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.Trong báo cáo của Đại diện Thương mại Mỹ ngày 22/3, có đến hơn 100 lần cụm từ “Made in China 2025” được nhắc tới. Điều này cho thấy, quan ngại lớn nhất của Tổng thống Trump với Trung Quốc không phải thâm hụt thương mại, mà chính là kế hoạch “Made in China 2025”.Bảo vệ doanh nghiệp và người lao động MỹMột vũ khí lợi hại mà Tổng thống Trump đang xem xét là hạn chế đầu tư nhằm vào Trung Quốc.Hồi tháng 3, Tổng thống Trump đã chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nghiên cứu một kế hoạch nhằm hạn chế hoạt động đầu tư của Trung Quốc “vào các ngành công nghiệp và kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng của Mỹ”.CNN dẫn lời một cá nhân am hiểu kế hoạch của Nhà Trắng nói rằng các công ty có tối thiểu 25% vốn sở hữu của Trung Quốc sẽ bị cấm mua lại những công ty liên quan tới công nghệ mà Washington đánh giá là quan trọng, ví dụ như không gian vũ trụ, robot, công nghiệp ô tô.Một nguồn tin giấu tên từ chính quyền Mỹ cho hay quy định hạn chế đầu tư mới có thể sẽ “khép chặt cánh cửa” tiếp cận của Trung Quốc đối với khoảng 1.000 công ty và doanh nghiệp Mỹ.Các doanh nghiệp Mỹ nói rằng họ thiệt hại đến hàng trăm tỷ USD về công nghệ và hàng triệu công việc vì các hành vi gian lận của Trung Quốc.Ngày 6/7, một tòa án Mỹ đã phạt nhà sản xuất tuabin gió Trung Quốc Sinovel Wind Group 1,5 triệu USD và đặt công ty này vào quản chế trong một năm, với cáo buộc trộm cắp bí mật thương mại và gian lận.Theo các tài liệu của tòa án, Sinovel đã ăn cắp phần mềm điều chỉnh dòng điện từ tuabin tới lưới điện của AMSC, một công ty công nghệ năng lượng ở Ayer, Massachusetts.Vì vụ trộm, doanh thu của AMSC giảm, giá trị thị trường giảm từ 1,6 tỷ USD xuống còn khoảng 200 triệu USD và công ty buộc phải loại bỏ gần 700 việc làm, hơn một nửa lực lượng lao động toàn cầu của công ty.Ông Trump từng nói rằng ông muốn Mỹ có quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh cần đối xử “công bằng” với đối tác.Với việc “khai hỏa” cuộc chiến thương mại ngày 6/7, Tổng thống đã chọn phương án cuối cùng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ, qua đó bảo vệ việc làm cho người Mỹ trước sự đe dọa từ Trung Quốc.Ai là người thắng cuối cùng?Nhiều chuyên gia cảnh báo một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất-nhì thế giới sẽ khiến cả hai “lưỡng bại câu thương”, và ảnh hưởng xấu đến kinh tế thế giới.Trong khi đó, Tổng thống Trump từng cho rằng Mỹ “dễ thắng trong các cuộc chiến tranh thương mại” (trade wars are easy to win). Riêng với Trung Quốc, niềm tin đó của ông càng cao.Lý thuyết của ông khá đơn giản: Hiện Mỹ xuất khoảng 200 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc, trong khi Trung Quốc xuất sang Mỹ khoảng 500 tỷ USD hàng hóa, chênh lệch khoảng 300 tỷ USD.Vì vậy, nếu Mỹ áp thuế hàng hóa Trung Quốc trong vòng 200 tỷ USD, Bắc Kinh có thể đáp trả tương ứng, nhưng nếu Washington áp thuế trên 200 tỷ USD hàng hóa, Trung Quốc lại chẳng thể nâng thêm.Hồi tháng 5, Trung Quốc đã từng điều đình với Mỹ để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại. Theo giới phân tích, việc Bắc Kinh nhượng bộ trước rất đáng chú ý, vì nước này dường như ngầm thừa nhận sự yếu kém.Milton Ezrati, kinh tế trưởng của Vested ở New York kiêm biên tập viên tạp chí The National Interest, cho rằng khó khăn rõ thấy nhất của Trung Quốc nằm ở mô hình tăng trưởng thiên về xuất khẩu, điều mà nhiều người ở phương Tây nhầm lẫn là sức mạnh của cường quốc đông dân nhất thế giới.Do Trung Quốc quá chú trọng đến việc sản xuất, họ đã tạo ra sự dư thừa, có thể dẫn đến lãng phí nếu các công ty quốc doanh không thể bán hết được chúng.Không có người mua, các bó cốt thép, động cơ phản lực và những sản phẩm tương tự sẽ trở nên han gỉ trong các sân kho nhà máy. Điện thoại iPhone và hàng triệu áo phông in sẵn logo sẽ gây ra vấn đề lưu kho nghiêm trọng.Mô hình tăng trưởng như trên phụ thuộc vào sự thịnh vượng ở các nước khác, những nơi tiêu thụ sản phẩm của Trung Quốc. Các báo cáo về tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung Quốc đã chỉ rõ sự phụ thuộc này.Ngay cả Tổng cục Thống kê Trung Quốc cũng quy tốc độ tăng trưởng ở Mỹ và châu Âu là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhảy vọt của nước này.Dĩ nhiên, chiến tranh thương mại sẽ có những tổn hại trước mắt cho một số doanh nghiệp Mỹ, nhưng lợi ích về lâu dài có thể lớn hơn.Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn “nở rộ” với tốc độ tăng trưởng cao và thất nghiệp thấp sẽ cho Tổng thống Trump thêm nhiều “vũ khí” để chiến đấu với Trung Quốc.Mỹ Khánh |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Tue 17 Jul 2018, 03:43 | |
| Trung Cộng đang đuối sức trong cuộc chiến thương mại
Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Cuộc chiến tranh thương mại nổ ra giữa Trung Cộng và Mỹ sẽ làm nền kinh tế của hai quốc gia này kiệt quệ và sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Đó là điều không tránh khỏi.
Kinh tế Hoa Kỳ vừa phục hồi sau cơn suy thoái 2008 và cuộc chiến thương mại với Tàu đang xảy ra trong hoàn cảnh kinh tế nước Tàu đang u ám bởi nhiều vấn nạn như vốn đầu tư sục giảm nặng, nợ công tăng nhanh, thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu bất ổn, núi nợ đang phình to và nợ tín dụng nhân dân trở thành cơn ác mộng.
New York Times bình luận, Tổng thống Donald Trump hiểu rõ chiến tranh thương mại sẽ khiến các bên cùng thua, nhưng sẽ có những người chịu thiệt hại ít hơn trong cuộc chơi này.
Tổng Thống Trump nghĩ rằng trước mắt người dân Mỹ chịu thiệt hại kinh tế để sẽ có được những lợi ích lâu dài.
Theo thống kê năm 2017, Trung Cộng nhập khẩu 129 tỷ Mỹ kim (USD) hàng hóa của Mỹ và xuất khẩu sang Mỹ đến 506 tỷ Mỹ kim, do đó thâm hụt mậu dịch Mỹ lên tới 307 tỷ Mỹ kim.
Vào ngày 6/7/2018 Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến thương mại bằng cú đánh 25% thuế vào một số mặt hàng Hoa Kỳ nhập từ Trung Cộng với tổng trị giá lên đến 34 tỷ Mỹ kim. Để đáp trả, Trung Cộng đánh 25% thuế trên hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ trị giá tương đương 34 tỷ Mỹ kim.
Tổng Thống Trump dự định đánh thuế thêm 16 tỷ Mỹ kim trên các mặt hàng hoá khác, nếu Trung Cộng vẫn đáp trả lại Mỹ sẽ đánh thuế thêm 500 tỷ Mỹ kim hàng hoá dự trù sẽ nhập cảng vào Hoa Kỳ trong năm nay.
Cuộc chiến thương mại mới bắt đầu chỉ một tuần lễ, nhưng phía Trung Cộng đã mất gần 2000 tỷ Mỹ kim. Chỉ số Shanghai Composite mất gần 20%, và giới đầu tư bắt đầu lo ngại nền kinh tế Trung Cộng không đương đầu nổi cuộc chiến nên họ đã bán cổ phiếu, rút tiền đầu tư vào nơi khác an toàn hơn mà Mỹ là địa chỉ đáng tin cậy. Trong khi đó chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục tăng, dù Cơ Quan Dự Trữ Trung Ương đã tăng lãi xuất trong tháng 6 vừa qua.
Một yếu điểm khác chỉ ra rằng Trung Cộng khó chạy theo cuộc chiến thương mại lâu dài là khoảng nợ công lên đến 30.000 tỷ Mỹ kim, bằng 259% GDP của họ. Thêm vào đó nợ đầu tư cổ phiếu bằng tiền vay tín dụng ở Trung Cộng đã lên đến 760 tỷ Mỹ kim trong thời gian Trung Cộng mở rộng tín dụng toàn dân để phô trương thành tích tăng trưởng. Với khoản nợ có nguy cơ mất rất lớn, khó đòi nên hiện nay nhà cầm quyền Trung Cộng đã thiết lập một trang mạng liệt kê danh sách những người thiếu nợ tín dụng với hy vọng vì mắc cỡ nên trả nợ. Một phương cách chắc chưa có quốc gia nào đủ “đỉnh cao trí tuệ” để “sáng tạo” được.
Hôm 14 tháng 7, tờ South China Morning Post, với tựa đề “Don’t mention the trade war” cho thấy Trung Cộng rất sợ dân chúng biết cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Họ ra lệnh các tờ báo (lề đảng) không được đưa tựa đề nầy trên báo. Nhất là không được nối kết chuyện chiến tranh thương mại với sự té nhào của thị trường chứng khoán, sự sụt giá đồng Quan, kinh tế đang trì trệ làm người dân lo sợ. Không được dịch từ Twitter của Trump lời đe doạ sẽ đánh thuế 200 tỷ đô la từ hàng hoá Trung Cộng. Tàu đang lấy thúng úp voi.
Cũng trong tờ báo trên, một bài viết khác với tựa đề “Trump’s trade war on China: phoney or real, world will be the loser” có đoạn ông Trump dự định áp thuế 500 tỷ lên hàng hoá Trung Cộng, con số lớn hơn tổng xuất khẩu của Tàu vào Mỹ, nếu Tàu không “cúi đầu” (bài báo dùng chữ bow) nghe theo yêu sách của Mỹ.
Trong cùng bài báo, Bộ trưởng thương mại Tàu thanh minh rằng việc thặng dư mậu dịch không phải là lỗi của Tàu và họ bác khước việc đánh cắp tài liệu khoa học, bắt buộc các công ty ngoại quốc phải chuyển giao kỹ thuật cho họ. Không riêng Mỹ đưa ra cáo buộc nầy, mà “thế lực thù địch” khác là bà Merkel của Đức cũng cùng lên án như thế.
Sáng kiến đầy tham vọng “một vành đai một con đường” dùng bẩy nợ để thôn tính các nước nghèo, chừng như càng lúc càng xa và có thể đó là con đường đi không bao giờ đến.
Kẻ gian mắc nạn: Bộ Thương Mại Hoa Kỳ ghi nhận sáu tháng đầu năm 2015 Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ chỉ có 25,756 tấn thép, nhưng sáu tháng đầu năm 2016 số lượng thép Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ là 312,329 tấn, tăng hơn 12 lần. Sự tăng trưởng đột biến nầy khiến Bộ Thương Mai Hoa Kỳ điều tra. Và họ cáo buộc Trung Cộng tuồn thép qua Việt Nam để xuất cảng sang Hoa Kỳ tránh thuế.
Trung Cộng tuồn thép sang Việt Nam để xuất cảng sang Hoa Kỳ tránh áp thuế. Việc nầy họ đã làm từ hai năm trước khi họ tuồn nhôm cuốn sang Mễ Tây Cơ để từ đó nhập vào Hoa Kỳ để trốn thuế.
Các nhà sản xuất thép của Hoa Kỳ U.S. Steel Corp., Nucor Corp., AK Steel Holding Corp. và ArcelorMittal,cáo buộc các hãng sản xuất thép Trung Cộng vận chuyển kim loại vào Việt Nam, tăng thêm chất lượng, dán nhãn sản xuất tại Việt Nam và xuất cảng sang Hoa Kỳ theo mức thuế thấp mà Mỹ dành cho thép Việt Nam. Vì vậy trong năm qua Hoa Kỳ đã áp mức thuế thép là 266% cho bốn loại thép của Trung Cộng.
Một trong những vũ khí mà Trung Cộng có thể dùng để đánh trả là bán tháo trái phiếu Hoa Kỳ trị giá 1,17 ngàn tỷ USD mà họ đang nắm giữ. Đó là mối lo ngại của các đời Tổng Thống trước Trump. Nhưng sau khi Tổng Thống Trump cầm quyền, kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán tăng giá, tỷ lệ thất nghiệp rất thấp vì vậy nếu Trung Cộng dám bán tháo trái phiếu họ đang giữ thì những nhà đầu tư đang tháo chạy từ Trung Cộng, Việt Nam sẽ sẵn sàng mua trái phiếu nầy, vừa an tâm vừa có lời. Nếu Trung Cộng bán hết trái phiếu, Mỹ cũng không bị thiệt hại vì giá trị đồng USD cũng không giảm giá vì lãi suất trên đồng USD không giảm, nhưng ngược lại Trung Cộng sẽ mất hết lợi thế là nước nắm giữ nhiều nhất trái phiếu trong kho bạc Hoa Kỳ.
Việt Nam cùng thọ nạn:
Ngày 21/5/2018, ông Jeffrey Gerrish, Phó Đại Diện Thương mại Mỹ đã có chuyến công du đến Hà Nội. Theo một số nhà quan sát kinh tế thì Ông Jeffrey Gerrish gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ để yêu cầu Việt Nam phải “san bằng thâm hụt thương mại” theo yêu cầu của Tổng thống Trump và đòi Việt Nam phải hạ mức thâm hụt thương mại xuống mức dưới 8 tỷ USD/năm.
Vào năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ với tổng giá trị 41,6 tỷ USD nhưng chỉ nhập khẩu có 9,2 tỷ USD, tạo mức thặng dư thương mại lên 32,4 tỷ USD, vì vậy Việt Nam nằm trong 16 nước có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ mà bộ Thương Mại Mỹ lên danh sách.
Ông Jeffrey Gerrish yêu cầu Việt Nam phải tự cắt giảm mức thâm hụt thương mại 8 tỷ USD/năm và có thể bắt đầu vào năm 2018 hoặc chậm phải là năm 2019. Theo chuyên gia kinh tế, để giảm số thặng dư xuất siêu còn 8 tỷ USD/năm thì giá trị xuất siêu của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giảm đến 75% so với những năm trước. Bi kịch kinh tế và bi kịch ngân sách tăng đột biến có thể làm đổ nhào chế độ cộng sản.
Nhìn quanh các đối tác láng giềng số thặng dư xuất siêu với Nhật bằng 0, với Hàn Quốc số nhập siêu đến 20 tỷ USD vào năm 2016 và gần 25 tỷ USD trong năm 2017, với Trung Cộng số nhập siêu kể cả chánh ngạch và tiểu ngạch lên đến khoảng 40 - 50 tỷ USD mỗi năm.
Một tháng sau khi Phó đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish đến Hà Nội “đưa giấy nợ”, vào tháng Sáu năm 2018 Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ đã sang Washington gặp quan chức Bộ Tài chính Mỹ.
Trong cuộc gặp giữa Tổng Thống Trump và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Toà Bạch Ốc hôm 31/5/2017, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh vấn đề giao thương và thâm hụt thương mại với Việt Nam và ông muốn sớm có được cân bằng thương mại giữa hai nước.
Trong năm 2017 và đến đầu năm 2018 Bộ Thương Mại Mỹ đánh vào hai mặt hàng quan trong của Việt Nam là thép lên 53% và tôm lên hơn 25%, đồng thời Liên Minh Châu Âu cảnh cáo đối với hàng hải sản dơ bẩn của Việt Nam.
Theo Nguyễn Đình Đạt, nghiên cứu sinh tiến sỹ Đại Học The West of Scotland: Thị trường chứng khoán Việt Nam "nhiều khả năng vẫn tiếp tục giảm trong thời gian tới". “Sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam đạt đỉnh hơn 1.204,33 điểm với vốn hoá thị trường 3.269.948 tỷ VND vào ngày 09/04/2018, thị trường chứng khoán đang điều chỉnh giảm mạnh còn 909,72 điểm với vốn hoá 2.889.125 tỷ VND vào ngày 13/7/2018, tương đương giảm 33% về điểm và giảm 380.823 tỷ VND về giá trị tương đương 16,5 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường”. Hiện tại, tiền Đồng Việt Nam đang mất giá, một USD bằng 22,675 Đồng Việt Nam, vì vậy giới kinh doanh, người dân đang rút tiền ra để mua ngoại tệ mạnh, tránh mất giá. Nếu động thái nầy cứ tiếp diễn thì không bao lâu Việt Nam sẽ theo con đường mà CHXH Venezuela đang đi.
Chưa hết, “theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), nợ xấu ở Việt Nam năm 2016, bao gồm nợ xấu do Tổng công ty Quản lý Quỹ Việt Nam quản lý (VAMC), đã lên đến 487 nghìn tỷ đồng (21,7 tỷ USD), chiếm 8,8% tổng dư nợ cho vay 5,5 triệu tỷ đồng (241 tỷ USD), tỷ lệ khá cao. NHNN cho hay kế hoạch đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% vào năm 2020. Bình quân mỗi người Việt Nam mang số nợ US$ 1.038 và thu nhập binh quân của họ là 6 đô la Mỹ/ngày”. (Theo nhà báo Phạm Chí Dũng).
Tiến sỹ Nguyễn Văn Phú, một nhà nghiên cứu kinh tế của Đại học Strasbourg, Pháp, nói: các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu." Mỹ sẽ áp dụng thuế cao hơn cho các sản phẩm 'made in Việt Nam' thì tất cả đều 'chết',".
Trong hoàn cảnh ông bạn 4 tốt và 16 chữ vàng đang tang gia bối rối thì làm sao cứu được “đứa con hoang lầm đường” được. Trong thời khắc hồn ai nấy giữ thì Việt cộng nên:
“liệu bề cướp đó giựt đây Thặng dư 8 tỷ việc nầy mới xong”
Hoặc
“Liệu mà cao chạy xa bay Tấm thân khuyển mã chỉ ngần ấy thôi” (phỏng theo truyện Kiều).
|
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Sun 29 Jul 2018, 23:50 | |
| Chiến tranh thương mại: Mỹ và EU thỏa hiệp, bắt tay nhau cùng đối phó Trung Quốc Theo baomoi.com
Hai ông Donald Trump và Jean Juncker họp báo chung sau khi hội đàm.
Mỹ và EU bất ngờ bắt tay thỏa hiệp
Chiều 25/7 theo giờ Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc cuộc hội đàm kéo dài hơn 2 giờ tại Nhà Trắng với Chủ tịch EU Jean Juncker đang ở thăm Mỹ. Hai ông đã có cuộc họp báo chung tại Vườn Hồng, Nhà Trắng.
Donald Trump tuyên bố, ông đã có được sự nhượng bộ quan trọng của các quan chức EU. Hai bên bày tỏ Mỹ và EU cùng nhau nỗ lực để thực hiện không thuế quan, không có hàng rào phi thuế quan và không trợ cấp cho các sản phẩm công nghiệp ngoài xe hơi. Trump nói: “Hôm nay là ngày vô cùng quan trọng đối với nền mậu dịch tự do, công bằng. Chúng tôi dự định sẽ mở ra giai đoạn mới hữu hảo, mật thiết giữa Mỹ và EU; mở ra mối quan hệ mậu dịch lớn mạnh hai bên cùng có lợi, nỗ lực vì an ninh và cùng phồn vinh của toàn cầu, cùng nhau chống chủ nghĩa khủng bố”.
Ông Trump nói: “Mỹ và EU có hơn 830 triệu công dân, chiếm hơn 50% GDP toàn thế giới; nói một cách khác, chúng ta chiếm hơn một nửa thế giới. Nếu hợp tác cùng nhau, chúng ta sẽ đưa hành tinh này trở nên an toàn hơn, tươi đẹp hơn, phồn vinh hơn”. Ông cho biết, Mỹ và EU đã có kim ngạch mậu dịch song phương đath 1000 tỷ USD – một mối quan hệ kinh tế quy mô lớn nhất thế giới. Mỹ mong muốn tăng cường mối quan hệ mậu dịch này để tất cả mọi công dân Mỹ và EU được hưởng lợi.
Trump cũng nói, ông và các quan chức EU đều mong muốn giảm bớt các quy tắc hạn chế vào thị trường của nhau, cải cách WTO và hạn chế những thao tác thị trường không công bằng; Mỹ và EU cũng sẽ giải quyết vấn đề thuế quan của sản phẩm thép và mhôm.
Đặc biệt, EU đã đồng ý gia tăng số lượng nhập khẩu đậu tương và khí hóa lỏng của Mỹ. Ông Trump nói: “Việc này sẽ mở ra thị trường cho nông dân và công nhân, gia tăng đầu tư, khiến Mỹ và EU cùng phồn vinh hơn. Điều này cũng sẽ làm quan hệ mậu dịch công bằng và cùng có lợi hơn”.
Trung Quốc trở thành “mục tiêu chung” về thương mại của Mỹ và EU
Ông Jean Juncker phát biểu khẳng định, cuộc hội đàm rất tốt, rất có tính xây dựng. Ông cho biết, EU và Mỹ đã đạt được thỏa thuận, sẽ cùng nhau liên kết để bảo vệ các công ty của Mỹ và EU tránh khỏi ảnh hưởng bởi bởi các hành vi thương mại không công bằng; sẽ cùng nhau xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ, cải cách WTO, giải quyết những hành vi mậu dịch không công bằng, bao gồm ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ, cưỡng ép chuyển nhượng kỹ thuật, trợ cấp công nghiệp, quốc hữu hóa xí nghiệp gây nên những rắc rối và sản lượng dư thừa.
Ông Jean Juncker đã chỉ đích danh Trung Quốc khi nói: “Tôi và Tổng thống Donald Trump nhất trí cho rằng, cần phải thay đổi rất nhiều điều. Sản lượng thép toàn cầu quá dư thừa đã đánh mạnh vào người công nhân của chúng tôi. Sản lượng thép của Trung Quốc dư thừa gấp 2 lần sản lượng của cả EU và nước này vẫn dành những khoản trợ cấp phi pháp của chính phủ cho lĩnh vực này (sản xuất thép). Điều này dẫn đến việc không thể dự báo thị trường, ảnh hưởng tới các công ty của chúng tôi”.
Ông Jean Juncker cũng nói: “Chúng ta phải chấm dứt việc các cơ quan nghiên cứu của chúng ta không ngừng chuyển nhượng kỹ thuật cho Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ và EU đã khởi động cuộc điều tra về việc Trung Quốc có tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ đối với nỗi bên hay không”.
Tờ “The Wall Street Journal” nhận định, việc ông Trump gác lại những tranh chấp về thương mại với EU sẽ giúp cho Mỹ tập trung tinh lực để hướng hỏa lực kinh tế nhằm vào Trung Quốc.
Mấy ngày trước đó, EU ra thông báo: Ủy ban Châu Âu đại diện cho 28 nước thành viên đã tiến hành điều tra và quyết định đánh thuế từ 27,5% đến 83,6% đối với tất cả các xe đạp điện nhập từ Trung Quốc.
Reuters nói, EU đã áp dụng một loạt biện pháp đối với xuất khẩu của Trung Quốc, từ pin mặt trời đến sắt thép, nay tăng mức thuế cao đánh vào xe đạp điện là biện pháp mới nhất; điều này ắt sẽ dẫn đến phản ứng mạnh mẽ của Bắc Kinh.
Hiện nay, cục diện mà Trung Quốc không mong muốn thấy nhất đã xảy ra. Hôm 5/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi thăm Áo đã lên tiếng cảnh báo EU: “Trung Quốc hiện đang đứng ở tuyến đầu chống chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ mậu dịch (ám chỉ Mỹ), không muốn có ai đâm sau lưng mình”. Phát biểu của Vương Nghị cho thấy Trung Quốc muốn lôi kéo EU về cả chiến lược lẫn sách lược với mong muốn: dù EU không đứng vào cùng đội ngũ thì ít nhất cũng không là trở ngại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ; EU giữ địa vị trung lập đã là kết quả tốt nhất đối với Trung Quốc.
Thế nhưng, cuối cùng EU đã không đứng chung chiến tuyến với Trung Quốc. Ông Luca Jahier, Chủ tịch Ủy ban kinh tế và xã hội châu Âu nói: cho dù EU không tán thành các biện pháp thuế quan của ông Donald Trump, nhưng trong lĩnh vực chính trị và kinh tế, Mỹ vẫn là đồng minh quan trọng của EU. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Mon 30 Jul 2018, 00:01 | |
| [size=33] Thương mại: Mỹ hoà với châu Âu để dồn sức đánh Trung Quốc[/size] Trọng Nghĩa (RFI) Một hôm sau khi tổng thống Donald Trump loan báo thỏa thuận giảm tranh chấp thương mại với Liên Hiệp Châu Âu, các quan chức Mỹ hôm qua, 26/07/2018 đã không che giấu ẩn ý đằng sau điều có thể gọi là cuộc hưu chiến mậu dịch Mỹ-Châu Âu : Đó là ổn định mặt trận châu Âu để có thể tập trung sức lực cho một cuộc chiến gay gắt hơn nhắm vào Trung Quốc.Theo thỏa thuận bất ngờ giữa tổng thống Mỹ với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu hôm 25/07, Washington sẽ đình chỉ việc áp mọi loại thuế quan mới trên hàng hóa nhập từ châu Âu, kể cả thuế 25% đề nghị trên xe hơi châu Âu. Hai bên cũng sẽ đàm phán về thuế đánh trên thép và nhôm nhập khẩu từ châu Âu. Đổi lại thì châu Âu sẽ nhập thêm đậu nành và năng lượng từ Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, một quan chức Nhà Trắng, xin ẩn danh, đã tiết lộ với hãng tin Anh Reuters rằng một khía cạnh quan trọng của thỏa thuận với châu Âu, là hai bên đã đồng ý liên kết với nhau để giải quyết vấn đề Trung Quốc lạm dụng thị trường : « Họ muốn hợp tác với chúng tôi trên hồ sơ Trung Quốc và muốn giúp chúng tôi cải cách Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ».Theo ghi nhận của Reuters, trong thời gian qua, tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt mức thuế trừng phạt nhắm vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc, với mục tiêu ngăn chặn đà vươn lên của Trung Quốc trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, đe dọa thế thống trị hiện nay của Hoa Kỳ. Trong vấn đề này, cả Mỹ lẫn Liên Hiệp Châu Âu đều tố cáo công ty Trung Quốc là đã tìm mọi cách để đánh cắp bí mật của công nghệ của phương Tây.Do vậy, nếu được duy trì, điều hoàn toàn chưa chắc chắn, thỏa thuận hưu chiến thương mại giữa Mỹ và Châu Âu có thể cho phép cả hai bên tập trung mũi dùi vào Trung Quốc, mà đà vươn lên đe dọa cả hai khối. Về phía Mỹ, giới lập pháp ở Washington vào hôm qua đã thông qua luật lệ nhằm làm chậm tiến trình Trung Quốc đầu tư vào các công ty Mỹ, còn tại châu Âu, những hồi chuông báo động đã liên tiếp được gióng lên trong thời gian gần đây về ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh.Ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của tổng thống Mỹ, tin rằng « Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu sẽ là đồng minh trong cuộc chiến chống Trung Quốc, nước đã phá vỡ hệ thống thương mại thế giới trong thực tế ». Ông Kudlow khẳng định là chính chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đã nói rõ là ông dự định giúp nước Mỹ và tổng thống Trump trên vấn đề Trung Quốc.Mới đây, trong nỗ lực kiềm chế các ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc, ông Trump đã nhân lên gấp bội lượng hàng hóa Trung Quốc mà ông đe dọa áp thuế hải quan, từ 50 tỷ đô la lên mức 450 tỷ đô la, sau khi Bắc Kinh có biện pháp trả đũa lệnh trừng phạt ban đầu của Mỹ.Đối với đại diện thương mại Mỹ, Robert Lighthizer, nhân vật phụ trách thương mại hàng đầu của tổng thống Trump, trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, Washington không thể để mình bị thua.Và để giành phần thắng, như vậy là Mỹ có dấu hiệu đang tìm kiếm đồng minh. Sau khi hòa dịu với Liên Hiệp Châu Âu, vào hôm qua, Hoa Kỳ cũng tung tín hiệu tích cực về phía Canada và Mêhicô. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Tue 31 Jul 2018, 06:14 | |
| Hiệp hai Chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Trong giai đoạn một, Mỹ-Trung dùng biện pháp tăng thuế trên những hàng nhập khẩu của đối phương. Giai đoạn hai bắt đầu bằng việc hạ giá tiền tệ, tạo lợi thế trong xuất khẩu, mà đồng Quan của Trung Cộng đã giảm giá 6% gần đây, việc nầy được bộ Tài Chánh Mỹ lưu ý.
Theo hãng tin RIA Novosti (Nga) lúc mới bắt đầu cuộc chiến thương mại, Bắc Kinh dùng chiến thuật “ăn miếng trả miếng” để phản kích một cách có trật tự, nhưng giờ đây Trung Cộng đã bắt đầu loạn thế trận, không có trật tự. Nhà bình luận Dmitry Kiselyov (Nga) phân tích, nhìn vào những hành động thực tế gần đây của Trung Cộng cho thấy họ đang cố gắng lôi kéo quan hệ với châu Âu, đồng thời ký kết các hiệp định thương mại. Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra hôm 20/7, cũng là cơ hội tốt mà Bắc Kinh muốn dùng để lôi kéo, mở rộng phe cánh của mình. Ông Trump và nhiều lãnh đạo Châu Âu gần đây chỉ trích gay gắt nhau, nhưng Trung Cộng và Châu Âu khó có thể hình thành bất kỳ một loại liên minh nào để cùng chiến đấu chống lại Mỹ vì Trung Cộng và phương Tây có các giá trị và hệ thống xã hội hoàn toàn khác nhau. Trong bài trước tôi có đề cập đến khoảng nợ tín dụng 760 tỷ USD để kích thích tín dụng toàn dân, mà hầu như không thể đòi được. Nhà cầm quyền Trung Cộng thiết lập trang mạng điện tử liệt kê tên họ những người thiếu nợ với mục đích làm họ “mắc cỡ” để trả nợ. Hôm 26/7/2018 trên tờ South China Morning Post đưa thêm tin về việc nầy trong bài viết toà án nhân dân ở Kaifeng Longtin, tỉnh Hồ Nam Trung Cộng dùng kỹ thuật Video lồng nhạc, tên tuổi, địa chỉ, số tiền nợ đưa ra công chúng xem để thúc đẩy việc trả nợ. Chỉ trong tuần lễ đầu đã có 8,000 lượt người xem hình nầy! Tháng trước, toà án nhân dân ở Douyin, nam tỉnh Quảng Tây đã dùng cùng biện pháp, tỉnh Anhui, tỉnh Sichuan cũng tương tự. Nhà cầm quyền Trung Cộng đang sỉ nhục nhân dân họ. Trung Cộng đang gặp khó khăn lớn về nợ tín dụng, nợ công, lẫn tín dụng đen trong xã hội. Hình và tên con nợ trong Video, trích trong bài viết “Tik Tok, Tik Tok: Chinese court uses video platform to give debtors the hurry-up South China Morning Post” phổ biến ngày 26 tháng 7, 2018. Trung Cộng không còn cách nào đòi số nợ khổng lồ nầy, nên “sáng tạo” những cách đòi nợ “mang sắc thái Trung Cộng”. Chẳng những không đòi được, vì món tiền vạy mượn nầy được chi dùng phần lớn cho du lịch, họ còn mang hình ảnh xấu xí người Tàu khạc nhổ, tiểu tiện, gây ồn ào nơi công cộng đi khắp nơi trên thế giới. Ông Lui He, người cầm đầu nhóm chuyên gia trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã thất bại trong việc điều đình với Mỹ, ông đã mất chức và hiện là “kiến trúc sư” cho chương trinh thúc đẩy tiêu thụ nội địa để đối phó với chiến tranh thương mại đang tiếp diễn. Có phải chăng chính quyền Trump chọn đúng thời điểm để bắt đầu cuộc chiến thương mại, cho dù thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ đã xảy ra hơn thập kỷ? Đây có phải là thời điểm tốt nhất để bắt đầu vì Trung Cộng đang sa lầy trong kế sách “một vòng đai một con đường”, chương trình mà họ tiêu tốn nhiều trăm tỷ mà chưa thấy kết qủa cụ thể, thiết thực cho sự phát triển đất nước?. Bình luận gia kinh tế Fraser Howie, hôm 27 tháng 7 nói rằng Trung Cộng không biết cách nào để đối phó với ông Trump, họ chỉ dùng lại cách cũ họ từng làm khi đánh hơi biến cố sắp xảy đến. Ông nói trong quá khứ, Bắc Kinh mở cửa tín dung cho dòng tiền chảy ra để đối phó khi có biến cố kinh tế, và hiện tại họ đang làm như cũ cho dù hậu quả của những khủng hoảng trước chưa giải quyết xong. Ông dẫn chứng rằng tuần qua Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc đã tuồng vào những doanh nghiệp nhỏ 74 tỉ USD để tiếp hơi cho họ. Và Ban Cố Vấn Trung Ương đã thông báo sẽ chi 200 tỉ USD vào chương trình nâng cấp hạ tầng cơ sở trên toàn quốc, đồng thời họ giảm giá trị đồng Quan 6% để đối phó với việc đánh thuế của Mỹ. Đó là những phương cách họ từng dùng. Tương tự như cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008, họ mở rông tín dụng để kích thích kinh tế. Biện pháp kích thích nầy, vào thời điểm đó, được tán thưởng như là một cứu tinh cho việc phát triển, nhưng chính nó để lại núi nợ cho đến bây giờ chưa giải quyết được hậu quả. Một số nhận xét khác, những biện pháp tài chánh, ngân sách kịp thời nầy là sức mạnh của Bắc Kinh: chủ động, quyết đoán và có đủ tiềm năng tài chánh để đảo ngược nguy cơ. Nhưng trên thực tế đó là chỉ dấu của rối loạn. Vài dấu hiệu khác của sự rối loạn Một bài báo trong South China Morning Post ngày 27/7 với tựa đề: “Trung Cộng huy động 60,000 công ty thu mua hàng hoá nước ngoài để giữ thị trường Trung Cộng vẫn sinh hoạt, trước Hội Chợ Nhập Cảng" (từ ngày 5-10 tháng 11 tại Thượng Hải). Thứ Trưởng bộ Thương Mại Wang Bingnan cho biết sẽ huy động những chuyên viên nhập cảng, các nhà buôn, những đại lý bán sỉ, bán lẻ, nhà sản xuất, và những nhà cung cấp dịch vụ nhập cuộc để mua những sản phẩm mà Trung Cộng cần. Hiện tại làn sóng di dời những xưởng sản xuất từ Trung Cộng đến Mã Lai, Việt Nam đang gây lo âu, xáo trộn trong giới công nhân, giới tài chính Trung Cộng. 30 năm trước đây làn sóng di dời hãng xưởng từ Hồng Kông đến Hoa Lục xảy ra ồ ạt, hôm nay họ lại gắp rút di dời hãng xưởng từ Hoa Lục đến các nước Đông Nam Á để tìm chỗ an toàn, giá thành rẻ cho những sản phẩm của họ như công ty làm đồ chơi trẻ em, đồ dùng điện tử, hàng may mặc, dụng cụ bằng nhựa để tránh ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Đợt di chuyển đầu tiên nầy sẽ ảnh hưởng đến 1 triệu công việc làm và 25, 5 tỷ USD, ông Clara Chan Yuen-Shan giám đốc Hội Đồng Thương Mại các Xí Nghiệp Trẻ và Tổng Giám Đốc cộng ty cổ phần Lee Kee ở Hồng Kông tuyên bố. Họ lo ngại nếu cuộc chiến càng leo thang thì chiến dịch “tái định cư” các hãng xưởng càng lên cao. Trung Cộng không tìm được sách lược hữu hiệu đối phó với Hoa Kỳ, họ bị động, lúng túng và chỉ dùng những cách đỡ gạt cũ kỹ, kém hiệu quả. Vì vậy nếu cuộc chiến thương mại càng kéo dài, họ sẽ nhanh chóng kiệt quệ và sự thất bại chỉ còn là lúc nào mà thôi. Mấy ngày nay một hiện tượng chính trị gây ồn ào, bất lợi cho chinh quyền Trump là việc ông tỏ ra thân thiện với Tổng Thống Nga Putin và mời ông đến Mỹ trong mùa hè (đã dời đến năm 2019). Có phải chăng Tổng Thống Trump muốn hòa hoãn với Liên Xô để rảnh tay triệt hạ “Con Rồng Đỏ” phương đông, một chiến lược mà cố Tổng Thống Nixon dùng để hạ bệ Liên Xô? Báo chí lề phải, một số nhà lập pháp Hoa Kỳ, giới anh ninh tình báo Mỹ chỉ trích nặng nề việc nầy, nhưng đừng đánh giá hời hợt động thái nầy của ông Trump! Một nhà bình luận chính trị người Trung Quốc Ông Tang Hao mới đây đã trao đổi với Epoch Times rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang nỗ lực cải thiện mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin để cô lập Trung Cộng. Ông Hao nói thêm, nếu Mỹ có thể đạt được hợp tác với Nga, và tách Bắc Hàn ra khỏi chế độ cộng sản Trung Quốc, thì tình huống đó sẽ gây rất nhiều khó khăn mang tính toàn cầu cho Đảng Cộng sản Trung Quốc Cùng nhận định trên, Ông Wen Zhao cho rằng cải thiện mối quan hệ Mỹ – Nga sẽ là cách kéo Nga ra xa Trung Quốc. Chúng ta hẳn còn nhớ việc Nixon-Kissinger đã thực hiện chiến lược hoà Trung chống Nga trong thập niên 70 cuối thiên niên kỷ trước, Mỹ kéo Nga vào cuộc chạy đua vũ khí để sau cùng Nga sụp đổ về kinh tế, và buộc Nga phải từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Ai biết được đầu thiên niên kỷ 21 Tổng Thống Trump hòa hoãn với Nga, dồn toàn bộ sức lực vào cuộc chiến thương mại để làm tan rã nền kinh tế lớn thừ 2 trên thế giới, từ đó biến Trung Cộng thành đế quốc cộng sản sau cùng sụp đổ. Nixon xoá sạch cộng sản Đông Âu, Liên Xô, hy vọng Trump sẽ xoá sạch cộng sản Châu Á. Nếu Trump thành công thì chính hai nhân vật lịch sử nầy ra tay xoá sổ chủ thuyết cộng sản đã từng gieo rắc nỗi kinh hoàng, từng tiêu diệt 100 triệu người dân vô tội trên hành tinh nầy!
31.07.2018 |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Wed 08 Aug 2018, 03:55 | |
| [size=38]Truyền thông TQ đả kích chính sách thương mại ‘tống tiền’ của TT Trump [/size]
VOA 06/08/2018
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 6/8 đả kích chính sách thương mại của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, và tìm cách trấn an các nhà đầu tư đang ngày càng lo lắng về nền kinh tế Trung Quốc, giữa lúc lo ngại về tăng trưởng tác động mạnh lên thị trường tài chính.
Theo Reuters, đây là một cuộc tấn công bất thường nhắm vào cá nhân Tổng thống Trump. Lâu nay, hệ thống báo chí bị kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc vẫn thường xuyên chỉ trích Hoa Kỳ và chính quyền của ông Trump trong khi xung đột thương mại leo thang, nhưng phần lớn kiềm chế không nhắm mục tiêu cụ thể đến ông Trump.
Những chỉ trích mới nhất trên ấn bản quốc tế của tờ Nhân dân Nhật báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm thẳng vào ông Trump, nói rằng ông đã đóng vai chính trong “vở kịch tống tiền và hăm dọa theo phong cách đánh đấm đường phố”.
Bình luận trên trang nhất của tờ nhật báo viết thêm rằng mong muốn người khác cùng đóng vở kịch của ông Trump là điều “viển vông”, với lập luận rằng Hoa Kỳ đã leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc và đẩy thương mại quốc tế vào cảnh “được ăn cả, ngã về không”.
“Quản lý một quốc gia không giống như làm kinh doanh”, tờ báo viết, nói thêm rằng các hành động của ông Trump đã làm tổn hại uy tín quốc gia của Hoa Kỳ.
Tranh chấp căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã gây biến động thị trường tài chính, bao gồm cổ phiếu, tiền tệ và việc mua bán hàng hóa toàn cầu (từ đậu tương đến than) trong những tháng gần đây.
Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo rằng các cuộc xung đột thương mại leo thang sau các hành động áp đặt thuế quan của Hoa Kỳ đối với các đối tác thương mại đe dọa sẽ làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đánh thuế lên hàng hóa của nhau trị giá 34 tỷ đôla trong tháng 7. Washington dự kiến sẽ sớm áp thuế lên thêm 16 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc, và Bắc Kinh tuyên bố sẽ áp thuế tương ứng ngay lập tức.
Hôm 3/8, Bộ Tài chính Trung Quốc công bố danh sách mức thuế mới bổ sung đối với 5.207 mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, trị giá 60 tỷ đôla.
Động thái này được xem là để đáp trả đề xuất của chính quyền của ông Trump là áp thuế 25% lên 200 tỷ đôla hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại, các công ty phá sản gia tăng và giá trị đồng nhân dân tệ sụt mạnh so với đồng đôla đã làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể phải đối mặt với sự suy giảm mạnh.
Số liệu gần đây cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu chựng lại. Chính phủ đã phản ứng bằng cách tăng thêm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, khuyến khích cho vay và hứa hẹn một chính sách tài chính “tích cực hơn”.
Các công ty Mỹ đang đưa ra các biện pháp để giảm bớt tác động của tranh chấp thương mại như tăng giá. Một số công ty cho biết sẽ di chuyển nguồn lực và sản xuất bên ngoài Trung Quốc.
Xuất khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định trong tháng Bảy, bất chấp mức thuế mới trên hàng tỷ đôla các lô hàng xuất sang Hoa Kỳ. Tuy vậy, triển vọng vẫn không mấy sáng sủa vì cả hai bên đều gia tăng nguy cơ trong tranh chấp thương mại.
Thị trường Trung Quốc bị tác động
Đả kích trên tờ Nhân dân Nhật báo xuất hiện sau bình luận của ông Trump trên trang Twitter hôm 4/8. Trong đó, ông Trump tự hào rằng chiến lược đánh thuế mạnh vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc “hiệu quả hơn bất kỳ mong đợi của ai”, và Bắc Kinh bây giờ đang đàm phán với Hoa Kỳ về thương mại.
Ông Trump còn trích dẫn những khoản lỗ của thị trường chứng khoán của Trung Quốc và dự đoán thị trường Mỹ có thể “tăng lên đáng kể” một khi các thỏa thuận thương mại được tái thương lượng.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm hơn hôm 6/8, khi đe dọa thuế quan mới nhất của Bắc Kinh đang làm leo thang cuộc chiến thương mại “ăn miếng trả miếng” Mỹ - Trung, trong khi đồng nhân dân tệ suy yếu, bất chấp những nỗ lực mới nhất của ngân hàng trung ương.
Một loạt các bài viết trên truyền thông nhà nước Trung Quốc nhấn mạnh về khả năng phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, và hạ giảm những lo ngại về tác động của cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ, vẫn theo Reuters.
Hôm 3/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết sẽ yêu cầu các ngân hàng giữ lượng dự trữ tương đương với 20% ngoại hối của khách hàng kể từ ngày 6/8, một động thái nhằm ổn định đồng nhân dân tệ.
Ông Trump đã đe dọa đánh thuế lên 500 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc, gần như tương đương với tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia châu Á này, và yêu cầu Bắc Kinh thực hiện những thay đổi cơ bản đối với chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và trợ cấp cho các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Đáp trả tuyên bố của cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow rằng Trung Quốc không nên đánh giá thấp quyết tâm của ông Trump, một bài xã luận hôm 5/8 của tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh không sợ “hy sinh lợi ích ngắn hạn”.
Tời báo nói thêm: “Trung Quốc có thời gian để chiến đấu đến cùng. Thời gian sẽ chứng minh rằng rốt cục Hoa Kỳ đã xử sự như một kẻ ngốc”. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Wed 08 Aug 2018, 05:11 | |
| [size=38]Thương Mại Tự Do hay Thương Mại Bình Đẳng? [/size] VOA (06/08/2018)
TS. Phạm Đỗ Chí
LTS - Trong vài tuần qua, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc (TQ) đã đi vào giai đoạn quyết liệt hơn. Dưới đây là một số vấn đề được giải đáp bởi một chuyên gia quốc tế, TS Phạm Đỗ Chí, đã từng làm việc tại IMF trong gần 30 năm về các vấn đề ngoại thương và tiền tệ. Bài viết do tác giả gởi cho VOA từ Florida.***Vấn đề: Nhiều chuyên gia kinh tế đã phát biểu là chúng ta đã bước sang giai đoạn 2 của cuộc thương chiến Mỹ-Trung, tức giai đoạn chiến tranh tiền tệ khi TQ cho phá giá tiền Nhân Dân Tệ NDT (yuan) để giảm tác dụng của việc Mỹ áp thuế 10% lên 34 tỷ đô hàng nhập cảng từ TQ. Nay lại có các tin tức dồn dập khác như việc Mỹ áp thêm thuế cao hơn trên lượng hàng TQ lớn hơn nhiều, và TQ sẽ trả đũa. Nên nghĩ sao về giai đoạn mới này?
Thật ra chúng ta vẫn ở giai đoạn 2 như nói trên, nhưng cường độ của việc Mỹ dự định áp tiếp thuế 10% lên thêm 16 tỷ đô (tổng cộng lên 50 tỷ) hàng nhập TQ, và dự định áp thuế cao hơn nữa 25% lên 200 tỷ hàng nhập TQ trong tháng 9 (như phổ biến trong giới truyền thông) nhằm đáp lại việc phá giá của tiền NDT trong giai đoạn này, cũng như việc ngưng trệ hòa đàm các thỏa ước thương mại mới giữa hai nước.Lại có dự đoán TT Trump sẽ còn trong tay khí cụ áp thuế lên toàn bộ hàng nhập vào Mỹ đang ở mức $505 tỷ, nhằm giảm mức thất thu thương mại của Mỹ là $376 tỷ. Lúc đó mới thật sự là giai đoạn 3 của cuộc thương chiến toàn diện giữa 2 nước và nhiều kết quả khó tiên liệu rõ ràng cho cả hai nền kinh tế và cả kinh tế thế giới. Nhưng việc còn tương đối xa, và sẽ có nhiều diễn biến ngoại giao lẫn chính trị để giảm nguy cơ đó trong vài tháng tới.Hiện có quá nhiều tin tức và lý luận về vấn đề này, nên người viết cũng muốn nhấn mạnh ở đây là sẽ chỉ vạch ra một cách tổng quan, đường hướng cũng như dự đoán các chính sách Mỹ, tác động và phản ứng của TQ, để cùng suy nghĩ, chứ không nhất thiết đi vào các chi tiết lý thuyết đã được bàn sâu rộng trên nhiều diễn đàn của các diễn giả ở khắp nơi.
Vấn đề: Có nhiều chỉ trích gia tăng trong giới học thuật (nhất là các trí thức phe tả) và chính trị (như phần lớn từ đảng Dân chủ) là TT Trump đã đi ngược lại nguyên tắc kinh điển của kinh tế học chính thống là thương mại tự do (free trade) sẽ đem lại lợi ích cho cả Mỹ và các đối tác thương mại cũng như kinh tế thế giới.
Rõ ràng là ông Trump cũng như các cố vấn là các kinh tế gia chuyên nghiệp đang không hướng về “free trade” và tất nhiên phải chịu nhiều chỉ trích theo lý thuyết truyền thống. Nhưng như ứng cử viên Trump đã từng có chính sách rõ rệt và tuyên bố ngay từ thời tranh cử dạo 2016, Mỹ sẽ rút khỏi hay xét lại các hiệp ước thương mại đa phương hay cả song phương không công bằng với Mỹ theo nghĩa kinh tế. Nổi tiếng nhất là thương mại với TQ sẽ đứng đầu trong nghị trình chính sách (policy agenda) của ông nếu đắc cử. Ngày nay TT Trump đang trên đà thực hiện mạnh mẽ các lời hứa tranh cử đó. Bắt đầu là áp thuế lên thép và nhôm cho tất cả các đối tác buôn bán, không chỉ riêng TQ. Mấy tháng trước, ai cũng e ngại chính sách Trump gây đổ vỡ cả với các đồng minh như Âu châu, Canada, Nhật, Nam Hàn…Nhưng thật sự sau vài phản ứng mạnh ban đầu, Mỹ và Liên hiệp Âu châu đã hòa hoãn hơn nhiều qua tuyên bố chung mới đây. Các đồng minh chính trị thương mại khác sẽ không dại dột “đụng độ” với Mỹ. Và sẽ tiến tới “nhường nhịn” Mỹ hơn. Ngay thỏa ước NATO tăng chi tiêu quốc phòng của mỗi thành viên lên 2% GDP mỗi nước đã là thắng lợi lớn của Mỹ để có đủ chi tiêu quốc phòng gấp bội trước Nga và TQ, và do sự đóng góp công bằng hơn của Âu châu chứ không riêng của Mỹ phần lớn như hiện nay. Ngoài ra, ngược với mong đợi và chính sách manh nha gây chia rẽ của TQ, một liên minh mới đang thành hình giữa Mỹ, Canada, Tây Âu, Nhật và Nam Hàn để đối phó thương mại với TQ. Do vậy, Mỹ được rảnh tay để đối phó toàn diện với TQ, cho tới ngày Mỹ được TQ chịu thực hiện việc giảm nhập siêu của Mỹ và tôn trọng thật sự quyền sở hữu công nghệ và trí tuệ của các hãng Mỹ buôn bán làm ăn với TQ. Ngày đó sẽ là đích cuối của nghị trình Trump: đạt tới thương mại bình đẳng (Fair Trade) cho Mỹ.
Vấn đề: Đang có nhiều e ngại từ ngay giới “chính thống” Mỹ như các nhà chính trị và báo chí lẫn học thuật là TT Trump sẽ THUA trong trận chiến hiện tại với TQ hay “bỏ cuộc” giữa chừng và có ngày “cắp tay” thân mật trở lại với lãnh đạo họ Tập trên TV như dạo nào ở khu nghỉ mát của ông Trump ở Florida hay tại Cấm thành ở Bắc kinh?
Đây có lẽ là vấn đề thú vị nhất. Đúng vậy, chính GS Joseph Stiglitz, người từng đoạt giải Nobel kinh tế, đã tiên đoán trên kinh nghiệm và lý luận chặt chẽ về lý thuyết của ông, là sau cùng TT Trump sẽ thua Chủ tịch họ Tập, và Mỹ sẽ bỏ cuộc vì thiệt hại kinh tế lớn cho Mỹ. Nhưng theo người viết, giới này đã hơi coi nhẹ khả năng chiến thuật của cá nhân ông Trump và tác động chính sách Mỹ lên kinh tế và sau nữa là chính trị nội bộ TQ. Nhiều người không hiểu là ông Trump đang dùng chính thế cờ vây nổi tiếng của chính “bạn hiền” TQ để đối phó với nước này, hay nôm na là dùng gậy ông đập lưng ông; và đang áp dụng thế vô chiêu thắng hữu chiêu nổi tiếng của Kim Dung, một tác giả kiếm hiệp Trung Hoa lừng danh.Một mặt, chính phủ Mỹ áp thuế cao, thúc đẩy phá giá tiền TQ, gây khủng hoảng niềm tin trong giới đầu tư quốc tế và dân chúng trong nước, bắt đầu chia rẽ chính trị nội bộ và bắt đầu cho một loạt kiện tướng phụ tá của ông Tập ngồi chơi xơi nước… Mặt khác, với thúc đẩy của TT Trump, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã chấp thuận và ông cũng sắp sửa ban hành luật về an ninh quốc phòng kiểm soát đầu tư TQ vào Mỹ cũng như triệt hạ khả năng quốc phòng của TQ, thí dụ như việc gây rối và bành trướng ở Biển Đông hay mưu tính sang cả vùng Ấn độ-Thái bình Dương. Các biện pháp song hành này sẽ là thế cờ vây TQ, không nhất thiết phải là dùng lực lượng bên ngoài tiến vào lãnh thổ họ, nhưng quan trọng hơn là gây rối loạn kinh tế, chính trị và quân sự. Sau cùng, thúc người của chính họ chống lại họ?Thế vô chiêu của ông Trump chính là sự bất định trong một chính sách rõ ràng của Tòa Bạch ốc để địch thủ có thể tiên đoán được mà phòng ngừa hay đối phó. Vài học giả ở Mỹ tuyên bố TT Trump không có chiến lược rõ rệt hay cụ thể, thiếu nghiên cứu, nên khó thắng được TQ. Tuy nhiên, theo dõi sát các nghiên cứu và kế hoạch của nhóm tư vấn Tòa Bạch ốc từ nhiều tháng, người viết có thể khẳng định rằng lo ngại này không đúng.Một cách cụ thể, Bộ trường Tài chính Mnuchin và Cố vấn Hội đồng Kinh tế quốc gia Kudlow, ở mặt nổi, vẫn ôn hòa lo điều đình các biện pháp bắt TQ nhường nhịn; và mặt khác, Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Navarro và Đại diện Thương mại Hoa kỳ Lighthizer, ở mặt chìm nhưng có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách của TT Trump, sửa soạn cả một kế hoạch “tác chiến” định lượng qui mô về thương mại gồm các mặt hàng, thuế suất, và giá trị, kể cả trường hợp TQ tuồn hàng sang các xứ Đông Nam Á để tránh thuế trong tương lai gần. Các học giả nhìn từ xa bằng con mắt lý thuyết chung chung đã không đánh giá đúng khả năng đang có của Tòa Bạch ốc và nhóm chuyên gia liên hệ. Chính sự coi thường này về chính sách thương mại lâu dài của Trump là lợi thế vô chiêu hay đôi khi hư chiêu của ông?!Còn chuyện TT Trump có thể “bỏ cuộc” giữa chừng và trở nên hòa hoãn. Tất nhiên với tính khí của ông, chuyện này rất dễ xảy ra, nhưng là vì lý do tốt và chính đáng. Vì kinh tế Mỹ ít phụ thuộc vào xuất cảng, có thể vài ảnh hưởng của thương chiến Mỹ-Trung trở nên gay gắt trong ngắn hạn là lạm phát và lãi suất tăng trong vài quý tới, nhưng đừng quên là tăng trưởng kinh tế Mỹ đang rất mạnh so với TQ và Âu Tây. TQ thì phụ thuộc mạnh mẽ vào xuất cảng để duy trì đầu tư và tăng trưởng, nguy cơ rối loạn kinh tế và chính trị dễ xảy ra trong 6-9 tháng tới. Nếu TQ may mắn bắt đầu khôn ngoan nhận ra thực tế đó, và tỏ thái độ nhường nhịn, sẽ là lúc TT Trump lại tỏ ra hòa hoãn khoan nhượng với TQ, có thể để theo đuổi một mục đích chính trị quốc tế mới.Lúc đó là lúc ông có thể tuyên bố “Fair Trade” đã trở lại và từ từ sẽ tăng cường “Free Trade” cho Mỹ? Đúng với câu “mantra” (bí quyết) của chính sách thương mại Mỹ hiện tại được tóm tắt trong câu: “Free, Fair and Reciprocal Trade” (Thương mại tự do, bình đẳng và hỗ tương). |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Thu 16 Aug 2018, 11:31 | |
| [size=38]Chiến tranh thương mại: Việt Nam sẽ là nơi Trung Quốc tuồn hàng sang Mỹ [/size] 15/08/2018VOA Tiếng ViệtTrong khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, các chuyên gia kinh tế cảnh báo Trung Quốc sẽ dùng Việt Nam để thay đổi nguồn gốc xuất xứ sản phẩm để xuất sang thị trường Mỹ.Khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng thêm căng thẳng, các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ dùng Việt Nam là nơi để đưa hàng qua Mỹ nhằm tránh thuế xuất cao.Chính phủ của Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng họ sẽ áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào tháng 9. Mức thuế này có thể lên đến 25%. Trung Quốc cũng tung ra biện pháp trả đũa với giá trị tương đương. Bắc Kinh cáo buộc Mỹ “khởi động cuộc chiến tranh thương mại có quy mô lớn nhất lịch sử,” theo Reuters.
Chính phủ của Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng họ sẽ áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào tháng 9.Theo đánh giá của hai chuyên gia kinh tế mà VOA tiếp xúc, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc – hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam – sẽ có tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này. Một trong những ảnh hưởng tiêu cực này là việc Trung Quốc đưa hàng hóa qua ngả Việt Nam để xuất sang Mỹ. Tiến sỹ kinh tế Phạm Đỗ Chí, người từng có trên 25 năm làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhận định với VOA: “Cái nguy hiểm là hàng của Trung Quốc sẽ tuồn sang Việt Nam để lấy nhãn hiệu Việt Nam nhằm mong giảm thuế vì hiện tại Mỹ chưa áp thuế lên hàng Việt Nam.” Cùng chung nhận định này, chuyên gia kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Toàn Thắng nói: “Khi xuất khẩu của Trung Quốc không trực tiếp sang Mỹ được nữa thì nếu là doanh nghiệp đương nhiên họ sẽ nghĩ đến giải pháp mượn các nước thứ ba để xuất khẩu sang.” - Trích dẫn :
- Mức thuế cao mà Mỹ áp lên hàng nhập khẩu Trung Quốc sẽ dẫn đến việc hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam.
Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công Thương Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, mức thuế cao mà Mỹ áp lên hàng nhập khẩu Trung Quốc sẽ dẫn đến việc hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Nhiều hàng hóa gồm quần áo, giày dép và túi xách của Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam một cách bất hợp pháp để được xuất sang Mỹ, VNExpress trích lời Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM (AGTEK) Phạm Xuân Hồng nói. Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đầu tháng này cũng nhận định rằng chiến tranh thương mại có thể dẫn đến việc doanh nghiệp Trung Quốc dùng Việt Nam để đưa hàng qua Mỹ. Đó là một trong những trường hợp xấu nhất có thể ảnh hưởng đến Việt Nam của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, theo quan chức của Bộ Công thương. Hàng Trung Quốc đội lốt Việt NamTrên thực tế thì việc này đã diễn ra, theo ông Thắng, hiện là trưởng ban Kinh tế Thế giới của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-Xã hội (NCIF) của bộ KH&ĐT. Dẫn chứng việc đầu năm nay Mỹ áp thuế cao lên các mặt hàng tôn của Việt Nam, ông Thắng cho biết đó là vì “người ta cho rằng các doanh nghiệp nhập hàng từ Trung Quốc và sau đó sơ chế một tỷ lệ rất nhẹ và xuất sang Mỹ.” Mỹ áp đặt các sắc thuế rất cao đối với nhôm nhập từ Trung Quốc, thuế xuất chống bán phá giá lên tới 374% cho phôi nhôm từ Trung Quốc trong khi nhôm Việt Nam chỉ chịu mức thuế trên dưới 5%. Trung Quốc được cho là đang dùng Việt Nam để có thể hưởng thuế xuất ưu đãi này. - Trích dẫn :
- Nếu chiến tranh thương mại lan rộng, Mỹ sẽ bắt đầu quay sang đánh thuế một số hàng của Việt Nam, nhất là nếu có bằng cớ là Việt Nam giúp Trung Quốc tiêu thụ hàng của Trung Quốc.
Phạm Đỗ Chí, TS kinh tế Vào tháng 5, Mỹ công bố sẽ áp thuế nặng lên các mặt hàng thép Việt Nam được cho là có sử dụng vật liệu từ Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó Mỹ nói sẽ áp dụng biện pháp miễn trừ thuế nếu các doanh nghiệp Việt Nam thỏa mãn các yêu cầu của Bộ thương mại Mỹ, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Với việc chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang, các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng không chỉ nhôm mà các mặt hàng khác của Việt Nam cũng sẽ là mục tiêu áp thuế của Mỹ. TS Chí, từng có thời gian thỉnh giảng về kinh tế và tài chính tại Đại học American University của Mỹ, nói: “Nếu chiến tranh thương mại lan rộng, Mỹ sẽ bắt đầu quay sang đánh thuế một số hàng của Việt Nam, nhất là nếu có bằng cớ là Việt Nam giúp Trung Quốc tiêu thụ hàng của Trung Quốc.” Từ trong nước, Chủ tịch AGTEK Xuân Hồng cho rằng Chính phủ Việt Nam cần hành động nhanh chóng để ngăn chặn việc các doanh nghiệp địa phương nhập hàng từ Trung Quốc để xuất sang Mỹ. - Trích dẫn :
- Không thể cấm các doanh nghiệp nhập khẩu về và xuất khẩu đi các mặt hàng của họ nhưng chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp trừng phạt các doanh nghiệp có hành vi gian lận
Trần Toàn Thắng, Trưởng ban KT-XH của NCIF Theo TS Thắng, không thể cấm các doanh nghiệp nhập khẩu về và xuất khẩu đi các mặt hàng của họ nhưng chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp trừng phạt các doanh nghiệp có hành vi gian lận. Đồng thời ông cũng đề xuất việc đàm phán cụ thể giữa Việt Nam với Mỹ về các ngành hàng có tiềm năng xảy ra việc Trung Quốc tuồn sản phẩm thông qua Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 21,6 tỷ USD và sang Trung Quốc đạt hơn 16,6 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm nay. Đây là hai quốc gia nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam. Hiện Mỹ đã áp thuế nhập khẩu 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Tổng thống Trump trước đó còn đe dọa áp thuế lên số hàng tổng cộng hơn 500 tỷ USD nếu Trung Quốc trả đũa. Chính phủ Mỹ đang lấy ý kiến công chúng về chính sách thuế đối với 200 tỷ hàng nhập khẩu Trung Quốc cho đến ngày 30/8. Các phiên điều trần công khai sẽ diễn ra từ ngày 20-23/8, theo thông tin từ Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Wed 19 Sep 2018, 05:49 | |
| Dấu ấn tuần qua: Tổng thống Trump thắng thế, Trung Quốc cạn chiêu bài
Tác giả: Minh Hạnh, Nguồn: Đại Kỷ Nguyên
Trong cuộc chiến thương mại diễn ra nhiều tháng qua, Mỹ liên tiếp “ra đòn”, còn Trung Quốc bị động ứng phó. Đối mặt với sức ép to lớn từ Mỹ, Trung Quốc tiếp theo sẽ có hành động gì là điều dư luận quan tâm.
Theo nhận định của CNBC, Trung Quốc đang cạn kiệt các lựa chọn trong cuộc chiến thuế quan với Tổng thống Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/9 tỏ ý muốn áp thuế đối với khối hàng hóa trị giá 200 tỷ USD bất chấp việc hai bên đang có dấu hiệu nỗ lực khởi động lại các cuộc đàm phán.
Trước đó, ông chủ Nhà Trắng cũng khẳng định trong một bài đăng trên Twitter rằng: “Chúng tôi không chịu bất kỳ sức ép nào về việc phải có được một thỏa thuận với Trung Quốc. Chính họ mới chịu sức ép phải tạo ra thỏa thuận với chúng tôi. Các thị trường của chúng tôi đều đang tăng cao, trong khi thị trường của họ đang sụp đổ. Chúng tôi sẽ sớm thu về hàng tỷ USD tiền thuế và sản xuất sản phẩm nội địa…”
Thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc so với Mỹ chứng minh một sự thật là Trung Quốc không thể theo kịp với mức độ các khoản thuế của Tổng thống Trump. Trung Quốc không nhập khẩu từ Mỹ nhiều như Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc để có thể mãi chơi trò “ăn miếng trả miếng” – đáp trả gói thuế quan tương đương với Mỹ. Năm 2017, Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, trong khi đó, Trung Quốc nhập khẩu chỉ 130 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.
Tổng thống Trump cho biết ông sẵn sàng áp thuế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 500 tỷ USD. Cho đến nay, Washington đã áp thuế đối với 50 tỷ USD giá trị của hàng hóa Trung Quốc, bên cạnh gói thuế 200 tỷ USD đang chuẩn bị thực hiện.
Đối với các đòn thuế quan của Mỹ, “Trung Quốc kiên quyết phản đối và sẽ tiếp tục các biện pháp trả đũa cần thiết”, trích thông cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc. Tuy nhiên, sau những đòn thuế quan mà Trung Quốc dùng để đáp trả, Bắc Kinh hầu như không còn “dư địa” trong kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Mỹ để áp thuế.
Thực tế này dẫn đến việc một số nhà phân tích nói rằng Trung Quốc sẽ dùng đến các “vũ khí” phi thuế quan để đấu lại Mỹ. Tuy nhiên, theo hãng tin CNBC, việc sử dụng những biện pháp như vậy có thể gây ra tác dụng ngược đối với chính sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc:
Phá giá đồng Nhân dân tệ và những rủi ro cố hữu
Các chuyên gia kinh tế cho rằng phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) là một trong những lựa chọn của Trung Quốc để cầm cự trong chiến tranh thương mại. Điều này được thể hiện qua động thái giảm giá đồng NDT của ngân hàng trung ương Trung Quốc, nhằm hạ giá và tăng tính hấp dẫn của hàng xuất khẩu, từ đó bù đắp các chi phí thuế quan.
Từ tháng Tư đến nay, đồng NDT đã mất giá khoảng 8% so với đồng USD, chuyên gia kinh tế Bo Zhuang và Rory Green của TS Lombard tin rằng mức thuế bổ sung 25% áp lên hàng hóa Trung Quốc “sẽ làm tổn hại đến thương mại của nước này đủ để họ phải giảm giá đồng NDT thêm 15% trong 6 tháng tới hoặc hơn nữa”.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Trung Quốc đã hạ giá đồng NDT hết mức có thể. Và rằng rủi ro cố hữu trong việc phá giá đồng NDT có nghĩa là chiến lược đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
“Đó là những gì [Trung Quốc] đang lo sợ”, CNBC trích lời ông Josef Jelinek, chuyên gia phân tích cấp cao của Frontier Strategy Group cho biết. “Một mặt một đồng tiền khấu hao giúp họ bù đắp thiệt hại từ các loại thuế này. Tuy nhiên, nếu nó rơi quá xa và quá nhanh, các nhà đầu tư sẽ sợ hãi và họ có thể sẽ phải chứng kiến dòng vốn khổng lồ tháo chạy, đó chính xác là những gì họ không muốn ở thời điểm này”.
Năm 2015, Trung Quốc đã phá giá đồng tiền của họ với khoảng 4% chỉ trong một vài ngày, cú giảm mạnh nhất trong 20 năm và khiến thị trường choáng váng. Hậu quả là, các dòng vốn đua nhau rút ra khỏi thị trường Trung Quốc, và Bắc Kinh đã phải ‘đốt’ hơn một nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối để hỗ trợ tỷ giá đồng NDT.
Thật vậy, vào ngày 24/8 năm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc một lần nữa phải áp dụng “yếu tố phản chu kỳ” để hỗ trợ giá trị đồng NDT trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại ngày càng xấu đi.
“Tấy chay” doanh nghiệp Mỹ và hậu quả liên đới
Một sự lựa chọn khác mà Trung Quốc có thể áp dụng đó là thắt chặt kiểm soát đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc. Biện pháp có thể là tăng quy định, cản trở quy trình cấp visa và chuyển tiền mặt ra khỏi Trung Quốc, tăng thuế đối với các doanh nghiệp nước ngoài và thúc đẩy phát triển các công ty trong nước.
Hiện Trung Quốc vẫn chưa kêu gọi một chiến dịch “tẩy chay” nhắm vào hàng hóa và doanh nghiệp Mỹ như những gì đã làm với Hàn Quốc vào năm 2017.
Mặc dù hành động này có thể truyền tải một thông điệp rõ ràng, nhưng nhiều khả năng cũng sẽ ngăn chặn đầu tư mới vào Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài như Mỹ buộc phải rút khỏi Trung Quốc, mang theo ngoại hối đã đầu tư vào nước này. Dẫn đến dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang trong tình trạng suy giảm tăng trưởng như hiện nay.
Khủng hoảng tăng trưởng nội địa
Trên đầu trang của các rủi ro tiền tệ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối phó với những cơn gió ngược của riêng nó, không phụ thuộc vào cuộc chiến thương mại với Washington.
“Cần phải nhấn mạnh rằng khủng hoảng tăng trưởng của Trung Quốc bắt nguồn từ chính họ, chứ không phải là kết quả của thuế quan Mỹ”, ông Jelinek nói.
Kinh tế Trung Quốc có những tín hiệu đáng lo ngại trong nửa đầu năm 2018 do ảnh hưởng bởi một loạt yếu tố. Theo đó, nỗ lực giảm nợ và hạn chế tín dụng đen – chính sách chắc chắn sẽ đem lại những ảnh hưởng tiêu cực cho tăng trưởng kinh tế – lại được chính phủ Trung Quốc thực hiện vào đúng vào thời điểm cuộc chiến thương mại với Mỹ ngày càng leo thang.
Theo báo cáo được Chính phủ Trung Quốc công bố ngày 14/8, sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 7 của nước này tăng trưởng lần lượt là 6% và 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư tài sản cố định tăng trưởng 5,5% trong 7 tháng đầu năm, mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999.
Trung Quốc đang đối mặt với hai thách thức. Thứ nhất là nỗ lực của chính phủ trong 5 tháng vừa qua nhằm thắt chặt tín dụng và ổn định mức nợ cao. Thứ hai là sự sụt giảm đáng kể trong chi tiêu đầu tư của chính quyền địa phương.
“Vì vậy, hiện nay Trung Quốc đang phải chật vật để giữ thế thăng bằng trên dây, một mặt không quay lưng lại với cuộc vận động giảm nợ, mặt khác chống đỡ cho nền kinh tế trước nhân tố nền tảng suy yếu và áp lực từ chiến tranh thương mại”, các nhà phân tích mô tả.
Trong khi đó, Trung Quốc, với niềm tin rằng hệ thống kinh tế của họ đang bị tấn công, quyết tâm giữ gìn bằng mọi giá “quá trình phát triển nhà nước có định hướng tương phản rõ rệt với hệ thống Mỹ thị trường tự do”,theo chuyên gia kinh tế trưởng Charles Dumas của TS Lombard.
Mặc dù trong tương lai gần, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không có nguy cơ phải đối mặt với một mối đe dọa sống còn, nhưng những rủi ro đối với tăng trưởng của Trung Quốc là không thể tránh khỏi, theo ông Lombard.
Lôi kéo EU bất thành
Trong nửa đầu năm 2018, Trung Quốc không ngừng tìm cách lôi kéo châu Âu, số tiền đầu tư vào châu Âu gấp 9 lần đầu tư vào Bắc Mỹ.
Trong các cuộc họp ở Brussels, Berlin và Bắc Kinh hồi tháng 7, các quan chức cấp cao Trung Quốc, bao gồm Phó Thủ tướng Lưu Hạc và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, đã đề xuất những chính sách cởi mở hơn cho thị trường Trung Quốc như một cử chỉ thiện chí. Một trong những đề nghị này là tạo cơ hội cho Trung Quốc và Liên minh châu Âu cùng khởi động những hoạt động chung chống lại Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới.
Tuy nhiên, EU đã từ chối ý tưởng lập đồng minh với Trung Quốc để chống lại Mỹ. Bất chấp thuế quan mà Tổng thống Trump áp đặt lên nhiều mặt hàng của châu Âu, Brussels lại có cùng quan điểm quan ngại về thị trường không cởi mở của Trung Quốc và sự can thiệp của Bắc Kinh nhằm tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp nhà nước.
“Chúng tôi đồng ý với hầu hết những lời phàn nàn của Mỹ đối với Trung Quốc dù không hài lòng với cách họ giải quyết vấn đề”, một quan chức ngoại giao của EU cho hay.
Trong khi Mỹ và EU đạt được “thỏa thuận ngừng bắn” về vấn đề thương mại từ tháng 7 và hai bên cam kết sẽ không áp thuế mới lên hàng hóa của nhau, mới đây Mỹ cũng đã đạt được thỏa thuận mới với Mexico và đang gây sức ép buộc Canada phải nhượng bộ. Tuy nhiên với Trung Quốc thì mọi thứ dường như đang bế tắc.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết Mỹ muốn xây dựng một “liên minh” bao gồm cả EU, Nhật Bản và các đồng minh khác để gây sức ép lên Trung Quốc.
Các nước nối gót nhau “cấm cửa” đầu tư Trung Quốc
Theo một bài báo cáo của tờ SCMP hôm 14/9, Đức, Anh, Canada cùng nhiều quốc gia khác đã về phe Mỹ chống lại chương trình thâu tóm các công ty công nghệ từ phía Trung Quốc nhằm bảo đảm an ninh quốc gia.
Khi Mỹ đang ngày càng tẩy chay mạnh mẽ với các khoản đầu tư của Trung Quốc trong năm nay bằng cách ngăn chặn một loạt vụ thâu tóm lớn, nhiều nhà đầu tư vẫn tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm cơ hội thâu tóm công nghệ ở nhiều quốc gia khác.Tuy nhiên, sự lạc quan đó dường như là quá sớm.
Trong những tháng gần đây, hàng loạt các quốc gia như Đức, Anh, Pháp, Australia, Nhật Bản và Canada đã cùng tham gia vào một phản ứng toàn cầu chưa từng có đối với các khoản đầu tư từ Trung Quốc vì những lo ngại về an ninh quốc gia.
Đầu tháng 8, chính phủ Đức lần đầu tiên phủ quyết việc bán công ty Leifeld Metal Spinning chuyên sản xuất thiết bị ngành hàng không vũ trụ và hạt nhân cho Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.
Vào tháng 5/2018, Canada đã chặn một đề nghị mua lại công ty xây dựng Aecon từ công ty Communications Construction của Trung Quốc cũng với lý do tương tự.
Từ Canada sang Mexico đến Liên minh châu Âu, cùng một số quốc gia khác, tuy đều có những rắc rối riêng với chính quyền Trump, nhưng họ vẫn đồng ý với biện pháp của Mỹ trước sự đe dọa của Trung Quốc. Tất cả đều cho rằng các khoản đầu tư và các vụ mua bán sáp nhập của Trung Quốc đều nhằm mục đích ăn cắp công nghệ, truy cập vào dữ liệu nhạy cảm và gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
“Sự chuyển động mà chúng ta nhìn thấy trên khắp thế giới là biểu hiện của một lời kêu gọi hãy cảnh giác về các khoản đầu tư của người Trung Quốc, đặc biệt về công nghệ. Và nó được gia cường và tăng tốc nhờ có Chính quyền Tổng thống Trump”, theo ông Jeremy Zucker, công ty Luật Dechert, Washington.
Minh Hạnh |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Wed 19 Sep 2018, 06:03 | |
| Mỹ đánh mức thuế lớn nhất từ trước đến nay lên TQ Mỹ sẽ áp dụng mức thuế mới trị giá 200 tỷ đôla lên gần 6.000 hàng hóa của Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ tiếp tục leo thang.Động thái này đánh dấu vòng thuế quan lớn nhất của Mỹ từ trước đến nay.Các mặt hàng bị đánh thuế là túi xách, gạo và hàng dệt may.Trước đó, Trung Quốc cũng nói sẽ trả đũa bất kỳ mức thuế tiếp theo của Hoa Kỳ.Mức thuế quan mới này sẽ có hiệu lực từ 24/9, bắt đầu với mức 10% và sau đó tăng lên 25% kể từ đầu năm sau, trừ khi hai nước đạt được một thỏa thuận.Tổng thống Donald Trump nói vòng thuế mới nhất là để đáp trả lại “thực tiễn thương mại không công bằng của Trung Quốc, bao gồm tình trạng trợ cấp thương mại và luật lệ yêu cầu các công ty nước ngoài trong một số lĩnh vực phải có đối tác địa phương.“Chúng ta đã rất rõ ràng những thay đổi cần được thực hiện, và chúng ta đã cho Trung Quốc mọi cơ hội để đối xử với chúng ta công bằng hơn.“Nhưng, đến nay, Trung Quốc đã không hề thay đổi,” ông Trump nói.Ông cũng cảnh báo rằng nếu Trung Quốc trả đũa thì Mỹ sẽ “ngay lập tức” áp đặt thêm thuế quan trị giá 267 tỷ USD lên các sản phẩm Trung Quốc.Nếu ông Trump tiến hành mức thuế quan trị giá 267 tỷ đôla, điều đó có nghĩa là hầu như tất cả các mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức thuế mới.Vòng đánh thuế thứ ba trong nămTrên thực tế, vòng đánh thuế mới nhất này là lần thứ ba trong năm nayVào tháng Bảy, Nhà Trắng đánh mức thuế 34 tỷ đô la lên các sản phẩm Trung Quốc.Sau đó, vào tháng trước, cuộc chiến thương mại leo thang nhanh chóng khi Mỹ tiến hành vòng đánh thuế thứ hai với mức thuế 25%, trị giá 16 tỷ đô la.Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Túi xách, giấy vệ sinh và len nằm trong số những mặt hàng trong vòng đánh thuế mớiVòng mới nhất này có nghĩa là khoảng một nửa tổng số hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ hiện đang phải chịu mức thuế mới.Đây cũng là mức thuế quan lớn nhất cho đến nay, và không giống như những vòng đánh thuế trước đó, danh sách mới nhất này nhắm vào hàng tiêu dùng, như vali hành lý và đồ nội thất.Điều đó có nghĩa là các hộ gia đình có thể bắt đầu cảm thấy giá thành cao hơn.Các công ty Mỹ đã nói rằng họ đang lo lắng về tác động lên doanh nghiệp và cảnh báo về nguy cơ cắt giảm việc làm.Thuế quan Trump sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu, IMF cũng cảnh báo.Các sản phẩm nào đã bị đánh thuế?Các quan chức cho biết họ muốn bảo vệ hàng tiêu dùng từ các vòng đánh thuế càng nhiều càng tốt.Nhưng nhiều mặt hàng hàng ngày như vali, túi xách, giấy vệ sinh và len có trong danh sách vòng đánh thuế mới nhất này.Danh sách này cũng bao gồm một số mặt hàng thực phẩm từ thịt đông lạnh, đến hầu hết các loại cá từ cá thu hun khói đến sò điệp và đậu nành, nhiều loại trái cây và ngũ cốc và gạo.Các sản phẩm giúp mạng máy tính hoạt động, chẳng hạn như bộ định tuyến cũng bị đánh thuế.Các mặt hàng nào được miễn?Danh sách dự kiến ban đầu bao gồm hơn 6.000 mặt hàng, nhưng các quan chức Mỹ sau đó đã loại bỏ khoảng 300 loại mặt hàng, bao gồm đồng hồ thông minh, mũ bảo hiểm xe đạp, ghế ăn cho trẻ em và ghế ô tô cho trẻ em.Những thay đổi này xảy ra sau khi có sự phản đối quyết liệt từ các công ty, bao gồm cả những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu như Apple, Dell và Hewlett Packard Enterprise.Các công ty đang lo lắng thuế quan sẽ làm tăng chi phí sản xuất vì nhiều sản phẩm của họ đang được sản xuất tại Trung Quốc.— |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 3 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |