Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 HÀO HÙNG SỬ VIỆT

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
Tác giảThông điệp
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HÀO HÙNG SỬ VIỆT    HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 I_icon13Mon 13 Aug 2018, 23:25

CHƯƠNG 3

NHÀ TRẦN
CHỐNG NGUYÊN MÔNG
LẦN THỨ HAI



Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HÀO HÙNG SỬ VIỆT    HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 I_icon13Tue 14 Aug 2018, 20:02

Kỳ 34
ĐẠI VIỆT ĐÊM TRƯỚC CƠN BÃO
CHỐNG NGUYÊN LẦN THỨ 2

Tranh thủ nền hoà bình quý giá này, Đại Việt dưới thời trị vì của Thượng hoàng Trần Thái Tông và Quan gia Trần Thánh Tông đã phát triền mạnh mẽ về nhiều mặt. Nhờ thành quả của việc đắp đê quai vạc từ đầu nguồn đến cuối nguồn bắt đầu từ thời Trần Thái Tông mà nhiều vùng đất mới được khai thác. Khi thái bình, triều đình tích cực tổ chức cho nhân dân đào nhiều kênh dẫn nước và tiêu úng. Công cuộc trị thuỷ thể hiện sức mạnh cộng đồng, mức độ tập trung quyền lực nhà nước và trình độ cao về canh tác lúa nước. Nhà Trần lập các cơ quan chuyên trách về đê điều và thuỷ lợi gọi là Hà Đê, có các Hà đê sứ, Hà đê phó sứ để quản lý. Các vùng ruộng trũng phía đông đồng bằng sông Hồng đỡ được nạn lụt và triều cường, năng suất nông nghiệp được tăng lên, sự trù phú và ổn định đời sống hơn hẳn các đời trước. Đi cùng với việc trị thuỷ là đẩy mạnh khai khẩn đất đai. Dưới thời vua Trần Thánh Tông, các giai tầng xã hội từ quý tộc, địa chủ đến bình dân làng xã đều được huy động vào việc khai thác triệt để tiềm năng của đồng bằng sông Hồng.

Các hình thức sở hữu nông nghiệp trong thời kỳ này khá đa dạng. Các loại ruộng sơn lăng, tịch điền, ruộng quốc khố là đất thuộc sở hữu trực tiếp của triều đình, lấy nhân lực phần đông là những nông nô để cày cấy. Làng xã có ruộng công để khoán cho dân làng cày, thu tô nộp cho triều đình và quỹ công của làng. Mỗi làng có quyền tự trị nhất định về ruộng đất và nhiều lĩnh vực khác. Các quý tộc sở hữu ruộng đất trong các Thái ấp cũng là một bộ phận ruộng đất đáng kể với nhiều nông nô. Quý tộc Trần còn mộ dân khai thác đất đai để thành lập các điền trang, cho nông dân cày và nộp tô. Bình dân cũng sở hữu nhiều ruộng tư của riêng họ, những nông dân này chỉ nộp thuế cho triều đình. Các nhà giàu có nhiều ruộng tư thì trở thành địa chủ, họ thuê người nghèo không có ruộng làm nông dân lĩnh canh.

Nông nghiệp đem lại cuộc sống ấm no cho người dân là nền tảng cho nhiều lĩnh vực khác phát triển mạnh mẽ. Các thương cảng sầm uất trong thời kỳ này có thể kể đến là Vân Đồn (thuộc Quảng Ninh), Hội Thống (thuộc Hà Tĩnh), Hội Triều (thuộc Thanh Hoá)… Thương nhân các nước đến buôn bán với Đại Việt có lệ mở chợ ngay trên thuyền hoặc lập các thương điếm trong thương cảng. Nếu như sự phát triển về thương mại ở các thương cảng được gọi là thịnh vượng, thì thương mại ở kinh thành Thăng Long còn hơn thế nữa. Thăng Long vừa đóng vai tròlà một trung tâm hành chính, quân sự vừa là một trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất cả nước. Các phường hội thủ công nghiệp ở kinh thành của tư nhân và nhà nước đều phát triển mạnh.

Nhân dân Đại Việt thời Trần tiếp nối nếp sống, nếp nghĩ từ thời nhà Lý. Xã hội chuộng giáo lý nhà Phật, chuộng lối cư xử hoà nhã, tình cảm phóng túng, yêu thể thao và nghệ thuật. Điểm khác biệt ở hệ tư tưởng nhà Trần so với nhà Lý là tiếp thu thêm nhiều tư tưởng Nho giáo. Quan niệm về trung quân, tư tưởng quốc gia dân tộc được củng cố mạnh mẽ hơn. Ngay từ năm 1251 vua Trần Thái Tông đã xuống chiếu lệnh cho cả nước gọi vua là Quan gia, với ý nghĩa”Năm đời đế lấy thiên hạ làm của công [Quan], ba đời vương lấy thiên hạ làm của nhà [Gia”]1]. Ấy là giải thích dựa theo truyền thuyết Tam Hoàng Ngũ Đế thời cổ, ngụ ý đồng nhất vua với đất nước, và từ Quan Gia cũng tương đương với danh xưng Hoàng Đế mà các vua Đại Việt đã xưng trước đó. Nhờ việc tiếp thu Nho giáo, quyền lực triều đình trung ương được tập trung cao hơn các triều đại trước. Các vua Trần chẳng những thu phục được giới trí thức nho học, mà tư tưởng trung quân ái quốc còn thấm nhuần tới tầng lớp bình dân nhờ vào sự phát triển của giáo dục, và nhờ vào sự cai trị khoan thư sức dân của triều đình.

Triều Trần xây dựng bộ máy chính quyền trung ương dựa vào hoàng tộc, với ý tưởng là người cùng họ thì lòng trung thành sẽ được đảm bảo hơn và ngoài nghĩa vua tôi còn có sự ràng buộc về tình cảm họ hàng. Những con cháu trong họ Trần trở thành một tầng lớp quý tộc khép kín, nguồn nhân lực cai trị chính yếu của triều đình từ đó mà ra. Các vương hầu nhà Trần được giáo dục kỹ lưỡng cả về văn lẫn võ để trở thành những người đủ năng lực giúp việc cho vua. Trong các thời vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông giới quý tộc Trần đã trở nên đông đảo. Vua Trần đối đãi với tôn thất trong triều đình thì nghiêm cẩn trong công việc, trong lễ nghi chính thức nhưng những lúc sinh hoạt thường nhật lại rất thân mật, cùng nhau ăn chung mâm, kê giường lớn mà ngủ chung không phân biệt ngôi thứ.

Vua Trần Thánh Tông từng nói riêng với các quan lại quý tộc: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ. Tuy bên ngoài có một người ở ngôi tôn, được cả thiên hạ phụng sự, nhưng bên trong thì ta với các khanh là đồng bào ruột thịt. Lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh nên truyền những lời này cho con cháu để chúng đừng bao giờ quên, thì đó là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc " (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). May mắn thay trong giới quý tộc Trần thời kỳ này xuất hiện nhiều nhân tài xuất chúng, đủ tài đức để đảm đương trọng trách đất nước. Ngoài giới quan lại quý tộc, vua Trần cũng chú trọng khoa cử để tuyển chọn những trí thức nho học vào bộ máy nhà nước để giúp việc cho vua. Cùng với đó là chế độ tiến cử cá nhân khá thông thoáng dành cho những người có thực tài. Những nhà quý tộc thường đãi ngộ, nuôi nấng các môn hạ để phục vụ cá nhân và cho triều đình.

Dân số Đại Việt tiếp tục tăng nhanh, triều Trần cho cập nhật sổ hộ tịch hằng năm để thu thuế và tuyển quân. Nhờ đó mà Đại Việt có được nguồn nhân lực dồi dào và một lực lượng dự bị động viên cực lớn, đến hàng chục vạn trai tráng có thể huy động trong thời gian ngắn để phục vụ cho chiến tranh vệ quốc. Nhưng đó là việc của thời chiến. Còn thời bình, triều đình tiếp tục chủ trương duy trì một đội quân thường trực tinh gọn. Quân số thời bình của Đại Việt dưới thời kỳ vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tôngvẫn chỉ dao động ở con số khoản 10 vạn quân. Quân các lộ vẫn theo phép Ngụ Binh Ư Nông, vừa có thể điều động nhanh chóng phục vụ chiến đấu vừa đỡ tốn phí tổn nuôi quân. Cấm quân được mở rộng thêm về quy mô.

Năm 1267, vua Trần Thánh Tông thành lập thêm các hiệu Cấm quân là Toàn Kim Cương đô, Chân Thượng đô, Cấm Vệ Thuỷ Dạ Xoa đô, Chân Kim đô. Tổng quân số các hiệu Cấm quân thời này ước chừng trên dưới 3 vạn quân, là lực lượng tinh nhuệ bậc nhất, đóng vai trò bảo vệ đầu não triều đình và cũng là lực lượng xung kích mạnh trong chiến tranh. 

Quân hộ vệ thân tín nhất của nhà vua đa phần được tuyển chọn ở hương Tức Mặc, là quê quán của họ Trần. Năm 1262, hương Tức Mặc đổi thành phủ Thiên Trường, đóng vai trò là trung tâm hành chính thứ hai của cả nước, nơi ở của Thượng hoàng và cũng là căn cứ dự phòng trong chiến tranh.

Các tướng sĩ thời bấy giờ ngoài việc rèn luyện kỹ năng chiến đấu còn phải học binh thư để có tư duy chiến thuật, chiến lược tốt. Tướng lĩnh tuỳ theo cấp bậc mà được học những loại binh thư khác nhau. Thời này nổi tiếng nhất là Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư và Binh Thư Yếu Lược của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong đó Binh Thư Yếu Lược là cuốn sách gối đầu của nhiều tướng lĩnh trong quân, còn Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư là binh thư dành cho số ít tướng lĩnh cao cấp, không tuỳ tiện truyền dạy đại trà. Trong biên chế quân đội có các quân xưởng để tự sản xuất vũ khí, đóng chiến thuyền, làm gạch xây thành… Quân đội Đại Việt có tính tự túc rất cao, do đó mà vừa duy trì được trang bị tốt, vừa đỡ phải hao tốn các nguồn lực khác trong xã hội. Nhân dân đỡ lao dịch, được chuyên tâm vào xây dựng kinh tế.

Quả thực, dưới sự trị vì của các vị minh quân trong giai đoạn hoà bình quý giá sau cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ nhất, Đại Việt đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ cả về kinh tế, tư tưởng, quân sự… Một đất nước thanh bình, thịnh trị và đoàn kết là nền tảng cho sức mạnh to lớn, đủ sức đánh bại mọi kẻ xâm lược.

Quốc Huy
[1]:Uy Văn Vương giải nghĩa từ Quan Gia với vua Trần Thánh Tông (theo ĐVSKTT)
HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 34.1-TR%25E1%25BA%25A6N%2B2
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HÀO HÙNG SỬ VIỆT    HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 I_icon13Tue 14 Aug 2018, 23:21

Kỳ 35
ĐẤT TRUNG QUỐC MÁU CHẢY THÀNH SÔNG
ĐẠI VIỆT TOẠ SƠN QUAN HỔ ĐẤU
1. 
Đế quốc Mông Cổ từ Mông Kha đến Hốt Tất Liệt

Mặc dù sau cuộc xâm lược Đại Việt bị thất bại, nhưng thế lực của đế quốc Mông Cổ vẫn còn đà phát triển mạnh mẽ. Trong lúc quân dân Đại Việt có quãng thời gian hai thập niên hoà bình để xây dựng đất nước, thì nước Nam Tống phải chật vật chống đỡ sức tấn công mãnh liệt của đế quốc Mông Cổ. Nam Tống lúc này đang ở thế suy, triều đình thối nát, nhiều gian thần được trọng dụng nên thường có nhiều chính sách sai lầm. Tuy nhiên, với vị thế của một nước lớn, đông dân, đất đai màu mỡ và sở hữu một nền văn minh hàng đầu thế giới bấy giờ, Nam Tống không phải là miếng mồi dễ nuốt đối với quân Mông Cổ.

Năm 1259, Đại hãn Mông Kha (Mongke) cùng với em trai là Hốt Tất Liệt (Kubilai) và tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriangquatai) chia binh tấn công mãnh liệt Nam Tống. Mông Kha cầm quân đánh vào Tứ Xuyên, Hốt Tất Liệt đánh Ngạc Châu, Ngột Lương Hợp Thai đánh Đàm Châu. Quân Mông Cổ ngoài thành phần là kỵ binh người Mông Cổ còn có rất đông bộ binh người Trung nguyên. Với lực lượng vừa đông vừa mạnh, hầu như khắp các mặt trận quân Mông Cổ lấn lướt quân Nam Tống, việc tiêu diệt Nam Tống gần như chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tuy nhiên, quân dân Nam Tống dưới sự chỉ huy của tướng Vương Công Kiên tại vùng Hợp Châu, Tứ Xuyên đã làm nên được kỳ tích. Vương Công Kiên và tì tướng Nguyễn Văn Lập đã chỉ huy điều động dân chúng đắp thành Điếu Ngư từ trước khi quân Mông Cổ tấn công vào vùng này, rồi dựa vào thành trì mà bẻ gãy nhiều đợt tấn công của quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Mông Kha. Việc sử dụng nhiều máy bắn đá, cung tên loại tốt và chiến thuật hợp lý đã đem lại lợi thế cho quân Tống thủ thành. Mông Kha cảm thấy bị xúc phạm khi đại quân của mình bị chặn đứng trước một toà thành nhỏ bé nên đã quyết định đích thân ra tuyến đầu đốc thúc quân lính tấn công tổng lực. Thế nhưng trong lúc chỉ huy trận đánh, Mông Kha đã bị đạn đá bắn trúng, trọng thương và qua đời. Cái chết của Đại hãn Mông Kha khiến nội bộ Mông Cổ lục đục, buộc phải tạm dừng cuộc xâm lược.

Bấy giờ người em út của Mông Kha là A Lý Bất Ca Arik Buka) ở kinh đô Hoà Lâm (Karakorum) biết tin, liền triệu tập một số quý tộc ở kinh đô đơn phương tổ chức hội nghị quý tộc, tôn A Lý Bất Ca làm Đại hãn. Hốt Tất Liệt đang vây Ngạc Châu, bèn tạm hoà hoãn với Giả Tử Đạo của nước Nam Tống, đem quân về bắc tranh ngôi hãn. Năm 1261, Hốt Tất Liệt cũng triệu tập một hội nghị quý tộc ở Khai Bình, lên ngôi Đại hãn. Như vậy thời điểm này Mông Cổ có tới hai hãn, và nội chiến tranh ngôi đã diễn ra. Với lợi thế có được từ đất đai màu mỡ vùng Hoa Bắc, nguồn nhân lực đông đảo, kinh tế vững mạnh hơn nên Hốt Tất Liệt đã giành thắng lợi trước A Lý Bất Ca trong vòng 4 năm. Vào năm 1264, A Lý Bất Ca đầu hàng, Hốt Tất Liệt trở thành Đại hãn duy nhất của đế quốc Mông Cổ. Một số vùng đất phía tây đế quốc Mông Cổ thời kỳ này trở nên độc lập trên thực tế, đế quốc Mông Cổ bắt đầu xuất hiện sự phân liệt, cát cứ. Tuy nhiên, Hốt Tất Liệt vẫn trực tiếp cai trị một vùng lãnh thổ rất lớn ở phương đông, cũng là vùng giàu có nhất của toàn đế quốc.
2. 
Hốt Tất Liệt thành lập triều Nguyên, tiêu diệt nhà Tống

Ngay từ lúc giành được nhiều lợi thế trong cuộc nội chiến tranh ngôi, quân đội của Hốt Tất Liệt đã đẩy mạnh trở lại cuộc xâm lược Nam Tống. Thành Điếu Ngư sau nhiều năm chống cự kiên cường cuối cùng đã thất thủ vào năm 1265, cùng với đó là việc Tứ Xuyên hoàn toàn rơi vào tay quân Mông Cổ. Trong khi chiến sự diễn ra dữ dội thì nội bộ triều đình Nam Tống lại vô cùng thối nát. Gian thần Giả Tử Đạo nắm mọi quyền hành, vua Tống bị che mắt chẳng nắm được diễn biến ngoài tiền tuyến, chỉ lo ăn chơi hưởng lạc. Quân Tống tuy đông nhưng lực lượng lại phân tán, luôn ở thế yếu tại những vị trí quan trọng.

Năm 1268, quân Mông Cổ bắt đầu công phá hai thành Tương Dương, Phàn Thành. Hai thành này là điểm phòng thủ cuối cùng của vùng Tương Phàn, vị trí án ngữ sông Hán Thuỷ, là lối vào sông Trường Giang, giới tuyến tự nhiên che chở cho Nam Tống. Tương Dương, Phàn Thành trở thành cái nút sống còn đối với Nam Tống.

Năm 1271, Hốt Tất Liệt lấy quốc hiệu là Đại Nguyên, đóng đô tại Đại Đô (Bắc Kinh ngày nay). Cả hai phía Mông Cổ và Nam Tống đều đổ vào đây nhiều tâm sức để giành chiến thắng. Tuy nhiên do sự sai lầm về bố trí lực lượng và hậu cần không tốt, quân Nam Tống ở Tương-Phàn dần rơi vào thế phải chiến đấu đơn độc, lương thực dần cạn. Đến đầu năm 1273, cuối cùng quân Mông Cổ cũng chiếm được Tương Dương, Phàn Thành sau khi đã phải trả giá đắt về nhân mạng và vật chất. Dân chúng Phàn Thành bị tướng A Truật ra lệnh thẳng tay tàn sát không thương tiếc. Để bảo vệ nhân mạng thành Tương Dương, tướng giữ thành Tương Dương là Lã Văn Hoán buộc lòng phải mở cổng thành đầu hàng quân Nguyên bởi tình thế quá tuyệt vọng.

Sau khi chiếm được vị trí chiến lược Tương-Phàn, quân Nguyên tràn vào vùng lãnh thổ phía nam sông Trường Giang của Nam Tống với thế mạnh không thể ngăn cản nổi. Lần lượt nhiều vùng lãnh thổ của nhà Tống bị chiếm một cách chớp nhoáng. Kinh thành Lâm An của Nam Tống thất thủ vào tháng 2.1276, vua Tống Cung Đế và Thái hoàng thái hậu Nam Tống bị bắt. Một số quan lại, tướng lĩnh Tống lui về mặt ven biển phía đông, lập vua mới và ra sức chiến đấu một thời gian nữa nhưng tình thế đã không thể cứu vãn nổi.

Năm 1279, hạm đội Nam Tống bị đánh bại và bị tiêu diệt gần như toàn bộ trong trận hải chiến tại Nhai Sơn (thuộc Quảng Đông). Tả thừa tướng Lục Tú Phu cõng vị vua cuối cùng của triều Tống là Tống Đế Bính nhảy xuống biển tự tử. Rất đông quan lại, quý tộc, binh lính còn lại của Nam Tống cũng tự chết theo vua. Vài ngày sau trận chiến, có đến hơn 10 vạn xác chết người Tống nổi lên dày đặc khắp một vùng biển rộng lớn, cảnh tượng vô cùng bi thảm. Nhà Tống hoàn toàn bị diệt vong.

Cuộc chiến Nam Tống - Nguyên Mông kéo dài hơn bốn thập niên là một trong những cuộc chiến dai dẳng và có quy mô lớn nhất, đẫm máu nhất của nhân loại thế kỷ 13. Về góc độ của Đại Việt, triều đình nhà Trần khi quan sát, theo dõi chiến sự đã lựa chọn cho mình hướng đi ngoại giao thích hợp. Đó là công nhận vị thế bá chủ của đế quốc Nguyên Mông, thực hiện đường lối bang giao nhún nhường, mềm mỏng với nước này để bảo vệ hoà bình, nhưng cũng phải tìm cách giữ vững chủ quyền đất nước, thể diện quốc gia. Nhiệm vụ đó không hề đơn giản.

Quốc Huy
HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 35
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HÀO HÙNG SỬ VIỆT    HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 I_icon13Wed 15 Aug 2018, 23:24

Kỳ 36
VUA TRẦN DÙNG KẾ HOÃN BINH
NHÀ NGUYÊN KHÔNG DÁM MANH ĐỘNG
1. 
Thái độ của Đại Việt với cuộc chiến Tống – Nguyên

Đế chế Mông Cổ ghi dấu ấn đậm nét lên trang sử thế giới thế kỷ 13 bằng biết bao nhiêu máu và nước mắt. Tại Đông Á, vó ngựa Nguyên Mông dẫm nát hai đế chế văn minh và giàu có bậc nhất thời bấy giờ là Kim và Tống, gây nên cái chết của hàng chục triệu người. Quả thực, bất kỳ nước nào cũng không muốn phải đối đầu với Nguyên Mông trong một cuộc chiến tranh, trừ trường hợp đó là sự lựa chọn cuối cùng. Đại Việt cũng không nằm ngoài lẽ đó. Nước ta đã cố gắng thi hành một chính sách ngoại giao mềm mỏng, cố gắng tránh khỏi chiến tranh.

Mặc dù vậy, triều đình nhà Trần hiểu rõ rằng dã tâm của đế quốc Nguyên là không có điểm dừng. Qua những lần cho khách buôn, sứ thần tới lui ở cả lãnh thổ Nam Tống, Nguyên Mông thì triều đình nước Đại Việt nắm khá chắc tình hình và mưu toan của Hốt Tất Liệt. Vì vậy, Đại Việt đã nhiều lần từ chối việc cung cấp nhân lực, vật lực cho quân Nguyên tấn công Nam Tống, và hoàn toàn không có sự phối hợp nào với quân Nguyên dù được yêu cầu. Vua tôi triều Trần hiểu rằng nếu Nam Tống diệt vong thì Đại Việt sẽ mất đi một vùng đệm lớn ở phía bắc. Việc giáp với một đế quốc cuồng bạo, tham lam như Nguyên Mông ở toàn tuyến biên giới phía bắc rõ ràng là một nguy cơ lớn đối với bất kỳ quốc gia nào. Nhìn chung trong cuộc chiến Tống - Nguyên, Đại Việt đã giữ mối quan hệ thân thiện với Nam Tống, cho Tống một biên thuỳ phía nam yên ổn, tạo điều kiện cho nước này có thể dồn toàn lực cho biên thuỳ phía bắc. Nhưng Nam Tống đã không thể tận dụng sự thuận lợi ấy để bảo vệ đất nước mình khỏi hoạ diệt vong. Đến gần cuối cuộc chiến, binh lực ở những vùng phía nam như Hoài, Chiết, Mân, Quảng mới được điều động đến thì đã muộn.

Suốt hơn hai thập niên giao tranh giữa hai đế chế Nguyên Mông và Nam Tống, đã có nhiều người Tống trốn sang nước Đại Việt tị nạn. Trong số họ có cả quan lại, binh lính và thường dân. Người Tống đem theo cả tài sản, gia đình theo và thường được Đại Việt bao dung đón tiếp. Triều đình nhà Trần tổ chức sắp đặt nơi ăn chốn ở cho người Tống, đối xử với họ như thần dân Đại Việt. Những quan lại, tướng lĩnh người Tống có tài năng thì được ban cho quan chức. Binh lính người Tống cũng được chiêu mộ vào quân đội Đại Việt. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật là người tinh thông nhiều ngôn ngữ nên trong quân của ông có rất nhiều người Tống.
2. 
Cận cảnh ngoại giao Đại Việt – Nguyên Mông thời kỳ đầu

Nhìn chung, thái độ của vua tôi nước Đại Việt đối với Nguyên Mông là biết người biết ta, cốt để có được hoà bình. Tuy nhiên, triều đình Đại Việt không phải chỉ biết nhường nhịn mà đã tỏ ra rất tự chủ trong những vấn đề can hệ đến chủ quyền, thể diện quốc gia. Đại Việt chấp nhận vị thế của một nước nhỏ với nước lớn, nhưng không hề chấp nhận sự áp đặt của đế quốc Nguyên biến nước ta thành nước lệ thuộc. Hai thập niên hoà bình để củng cố và phát triển đất nước, cũng là hai thập niên đấu tranh ngoại giao với Nguyên triều để khẳng định vị thế tự chủ của đất nước.

Ngay sau cuộc chiến năm 1258, vua Trần Thái Tông rất căm giận sự tàn ngược của quân Mông Cổ nên đã ra lệnh bắt trói và đuổi hai sứ giả Mông Cổ về nước. Tuy nhiên, qua cơn thịnh nộ ngài đã nhận ra mình nên làm gì. Bấy giờ nước Tống ở Giang Nam bị vây bức dần yếu thế, ngay cả những quan lại Tống triều cũng tìm đường sang Đại Việt nương nhờ. Triều đình Đại Việt đã sớm phán đoán việc quân Mông diệt Tống là chuyện sớm muộn. Mông Cổ đã diệt nước Kim, nếu thôn tính được cả nước Tống thì sẽ trở thành bá chủ Đông Á. Vì vậy, Đại Việt dù ở vị thế chiến thắng những đã sớm chủ động tiến hành bang giao.

Sứ đoàn thứ 3 do Nguyên Mông phái tới sau cuộc chiến đã được triều đình Đại Việt tiếp đón. Trái với thái độ thân thiện của phía Đại Việt, sứ Nguyên Mông lại cậy thế hùng cường, đòi hỏi yêu sách đủ điều. Ban đầu, Đại Việt chấp nhận gửi các lễ vật cho nhà Nguyên. Được thể, Nguyên Mông lại phái sứ sang đòi thêm lễ vật, yêu cầu Đại Việt phải nộp cống phẩm hằng năm. Lễ vật mà sứ Nguyên Mông đòi cứ ngày một tăng thêm, lung tung không cố định. Triều đình Đại Việt muốn giữ hoà khí, nhưng khó mà đáp ứng theo những đòi hỏi vô chừng của sứ Mông. Vì vậy, vua Trần Thái Tông đã phái một sứ đoàn do Lê Phụ Trần làm chánh sứ, Chu Bác làm phó sứ để sang đàm phán với nhà Nguyên Mông về định lệ nộp cống phẩm. Chuyến đi đã đạt được thoả thuận 3 năm một lần cống, với số cống phẩm vừa phải, không làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước Đại Việt.

Lúc này, Đại Việt vừa nộp cống cho nhà Nguyên Mông vừa giữ quan hệ tốt với nước Tống. Trong mấy trăm năm kể từ triều Lý, Đại Việt vẫn thường cử nhiều sứ giả sang tặng cống phẩm cho Tống và nhiều thương nhân sang buôn bán, trao đổi hàng hoá. Mậu dịch với Tống là một mắc xích quan trọng đối với nền thương mại Đại Việt. Khi vua Trần Thái Tông truyền ngôi cho thái tử Trần Hoảng (Trần Thánh Tông), ngài sai sứ sang Tống báo tin và tặng một cặp voi. Về sau vì vị nể uy thế của Nguyên Mông, triều đình ta buộc phải lựa chọn. Quan hệ ngoại giao giữa hai triều đình Tống - Việt nguội lạnh dần, mặc dù dân chúng hai nhà nước Việt - Tống vẫn thường xuyên buôn bán qua lại cho tới khi triều Tống bị diệt.

Sau khi phái đoàn của Lê Phụ Trần về nước không lâu, biết tin vua Trần Thánh Tông lên ngôi thì Ngột Lương Hợp Thai ở Vân Nam sai sứ giả là Nạp Thích Đinh (Nurid Din) sang đưa thư, đòi vua Trần phải đích thân sang chầu. Thư viết đại ý:“Ngày trước nước Mông Cổ sai sứ sang thông hiếu, thì sứ thần bị bắt không được trở về, vì thế mới có cuộc hành quân năm trước. Đến khi sai hai sứ thần sang chiêu an, lại bị trói đưa trả lại. Nay đặc phái sứ thần sang hiểu dụ một lần nữa, nếu quyết lòng xin phụ thuộc vào Trung Quốc thì vua phải thân hành sang chầu” (theo Cương mục).

Do quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và Nguyên Mông mới thiết lập mà quan tướng nhà Nguyên lại hấp tấp, không hiểu truyền thống ngoại giao của Đại Việt nên có nhiều lời lẽ quá trớn. Ngột Lương Hợp Thai thấy nước ta nộp cống, có lẽ đã nghĩ rằng Đại Việt đã sợ Nguyên Mông đến mức chấp nhận đánh đổi sự độc lập lấy sự yên ổn, không hiểu rằng chính sách “trong Đế ngoài Vương” là truyền thống của Đại Việt khi ngoại giao với nước lớn phương bắc. Tất nhiên không đời nào mà “thực lòng phụ thuộc”, và sẽ không có chuyện vua Đại Việt đích thân sang chầu nước khác. Vua Trần Thánh Tông áp dụng kế hoãn binh triệt để đối với Nguyên Mông. Vua trả lời thư của Ngột Lương Hợp Thai bằng lời lẽ lấp lửng: “Nước nhỏ thành tâm thờ bề trên thì nước lớn đối đãi lại như thế nào?” (theo Nguyên sử).

Thư của vua Trần Thánh Tông tới Vân Nam vào năm 1260 thì Ngột Lương Hợp Thai đã rời khỏi để về bắc hội quân với Hốt Tất Liệt. Trấn giữ Vân Nam lúc này là thân vương Bất Hoa (Buqa). Y không dám tự quyết mà vẫn sai người chạy trạm báo lại với Ngột Lương Hợp Thai. Nhận tin, Ngột Lương Hợp Thai chỉ thị cho Bất Hoa phái Nạp Thích Đinh sang nhắc lại lời trong thư năm trước, tiếp tục đòi vua Trần sang chầu. Vua Trần vẫn dùng kế cũ, muốn kéo dài thời gian bèn trả lời rằng:“Đợi khi nào có chiếu chỉ của Thiên tử, lúc ấy sẽ cho ngay con sang làm con tin”(theo Cương mục). Nạp Thích Đinh không có thẩm quyền quyết định việc chiếu chỉ, đành quay về báo cáo lại. Bất Hoa ngay khi nhận được hồi đáp từ Đại Việt rất tức tối, lập tức sai người chạy trạm báo về cho Hốt Tất Liệt ở kinh đô Khai Bình (thuộc vùng Nội Mông ngày nay).

Hốt Tất Liệt bấy giờ đang bận cuộc tranh ngôi hãn với A Lý Bất Ca, ngay cả việc đánh Tống còn phải dừng, nói gì đến việc cứng rắn với Đại Việt. Nhận được tấu trình của thuộc cấp, năm 1261 Hốt Tất Liệt sai Lễ bộ lang trung Mạnh Giáp làm chính sứ, Lễ bộ thị lang Lý Văn Tuấn làm phó sứ mang chiếu chiêu an đến Đại Việt, không hề nhắc gì đến việc đòi vua Trần sang chầu hay gửi con tin. Chiếu thư đại ý:“Quan lại, sĩ thứ nước An Nam, phàm áo mũ lễ nghi đều được theo chế độ cũ nước mình. Trung triều đã hạ lệnh răn bảo quan lại ở ngoài biên giới không được tuỳ tiện đem quân xâm nhiễu, vậy hai bên đều nên giữ việc trị an như cũ” (theo Cương mục).

Năm 1262, Trần Thánh Tông sai Thông thị đại phu Trần Phụng Công, Ký ban Nguyễn Thám cùng Ngoại lang Nguyễn Diễn đi sứ sang Nguyên Mông để đáp lễ, định lễ vật cống 3 năm một lần. Hốt Tất Liệt cũng tặng lại Đại Việt vàng, gấm và công nhận vua Trần Thánh Tông là An Nam quốc vương. Mùa đông năm 1262, sứ đoàn 10 người của Nguyên Mông do Mã Hợp Bộ (Mahumud) dẫn đầu sang Đại Việt thăm hỏi. Năm 1263, ngoài việc đòi tặng phẩm, nhà Nguyên còn đòi cống học trò, thầy thuốc, thầy bói. Đại Việt chấp nhận sự triều cống nhưng lờ đi việc cống người. Bấy giờ Hốt Tất Liệt cũng chưa bận tâm hạch hỏi đến việc này. Y cử Nạp Thích Đinh sang làm Đạt lỗ hoa xích. Thông thường chức này đi kèm với bộ máy cai trị mà Mông Cổ đặt tại những nước lệ thuộc. Tuy nhiên Nạp Thích Đinh ở Đại Việt thì không có thuộc cấp, và hoàn toàn không có quyền hành gì mà chỉ mang tính tượng trưng. Vua Trần lại sai Dương An Dưỡng đi sứ để “tạ ơn”. Hốt Tất Liệt cũng đáp lễ bằng một số quà tặng. Nhìn chung những năm này quan hệ Đại Việt và Nguyên Mông khá ấm áp. Nhờ đó mà nước ta có nhiều thời gian củng cố binh bị, xây dựng đất nước.

Quốc Huy
HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 36
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HÀO HÙNG SỬ VIỆT    HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 I_icon13Thu 16 Aug 2018, 23:44

Kỳ 37
NGOẠI GIAO ĂN MIẾNG TRẢ MIẾNG SÒNG PHẲNG 
GIỮA VUA TRẦN THÁNH TÔNG VÀ HỐT TẤT LIỆT


Trong những năm đầu sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, quan hệ ngoại giao Đại Việt - Nguyên Mông bình thường trở lại. Tất nhiên sự êm đẹp trong quan hệ này chỉ là tạm thời bởi tham vọng của Nguyên Mông rất lớn, chẳng qua vì họ đang có nội chiến mà phải mềm mỏng với những nước bên ngoài. Năm 1264, Hốt Tất Liệt giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc tranh ngôi hãn, đẩy mạnh trở lại cuộc xâm lược Nam Tống. Cùng với đó là thái độ hạch sách, hung hăng tăng dần đối với Đại Việt. Đầu năm 1266 nhân việc sứ Mông Cổ sang trao chiếu đổi niên hiệu của Hốt Tất Liệt và tặng lịch, vua Trần sai Dương An Dưỡng đi sứ, vừa lấy cớ đáp lễ vừa trao thư với các đề nghị sau:

1. Định lại những sản vật địa phương trong danh sách cống phẩm.
2. Xin bãi bỏ việc cống người.
3. Xin cho Nạp Thích Đinh làm Đạt Lỗ Hoa Xích dài hạn.

Ban đầu, triều đình Nguyên Mông đồng ý với những đề nghị này. Nhưng chẳng lâu sau đó, khi nhận thấy tình hình đã thuận lợi hơn cho việc nam tiến, họ lại sai sứ sang đưa ra 6 yêu sách ngang ngược. Chiếu thư của Hốt Tất Liệt gửi cho vua Đại Việt:

“Theo thánh chế của đức hoàng đế Thái Tổ (tức Thành Cát Tư Hãn) thì phàm những nước quy phụ:

Quân trưởng phải thân vào chầu,
Con em phải làm con tin,
Lại phải kê dân số,
Chịu quân dịch,
Nộp thuế má,

Mà vẫn đặt quan Đạt Lỗ Hoa Xích để thống trị.

Mấy việc ấy là để tỏ lòng thành thực thần phục. Khanh sai tiến cống không trái kỳ hạn ba năm, đủ tỏ lòng thành, cho nên ta lấy điển lệ của tổ tông ta đã định mà nhắc bảo, cũng là lấy lòng thành thực mà hiểu dụ. Vả lại quân trưởng sang chầu, con em làm con tin, lập sổ dân, định ngạch thuế, xuất quân giúp nhau, từ xưa cũng có, nào phải bây giờ mối đặt ra lệ ấy đâu” (theo Nguyên sử).

Tình hình ngoại giao Đại Việt - Nguyên Mông căng thẳng hơn rõ rệt kể từ việc yêu sách này. Nếu làm theo những yêu sách ấy, chẳng khác nào Đại Việt tự trở thành nước phụ thuộc. Vua Trần Thánh Tông đã lờ đi những đòi hỏi ngang ngược của Nguyên Mông, càng đốc thúc cho cả nước tăng cường binh bị. Năm 1266, Dương An Dưỡng đi sứ trở về báo cáo tình hình, mang theo các tặng phẩm của Hốt Tất Liệt đáp lễ Đại Việt. Trong khi đó, thuỷ quân Đại Việt đi tuần biên giới trở về đã báo cáo lại kế hoạch xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ, đồng thời tiên liệu thời hạn mà quân xâm lược sẽ kéo sang. Đại Việt do vậy càng đề phòng. Vua Trần sai các đạo quân mạnh lên biên giới phòng giữ, định lại đội ngũ, kén chọn thêm tướng lĩnh cầm quân.

Nạp Thích Đinh giữ chức Đạt Lỗ Hoa Xích ở Đại Việt lâu ngày với nhiệm vụ giám sát cai trị và thám thính tình hình nước ta. Nhưng triều đình Đại Việt đã mua chuộc được viên quan này, y ở Đại Việt chẳng khác gì một sứ giả bình thường, không làm gì ảnh hưởng đến sự tự chủ của Đại Việt. Chính vì vậy Nạp Thích Đinh dần bị triều đình Nguyên Mông nghi ngờ. Năm 1269, nhà Nguyên phái Hốt Lung Hải Nha (Qurung Qaya) sang giữ chức Đạt Lỗ Hoa Xích thay cho Nạp Thích Đinh, còn Trương Đình Trân làm phó, hòng biến nước ta thành nước phụ thuộc.

Vừa đến nơi, hai viên quan nói trên đã tỏ thái độ vô cùng hống hách, mang cả khí giới vào nội điện, hạch hỏi vua Trần Thánh Tông tại sao không lạy để nhận chiếu của vua Nguyên Mông. Vua Trần Thánh Tông đáp: “Các ngài làm quan một triều, tôi đây là vua một nước, lẽ nào các ngài làm lễ ngang hàng với tôi được”.

Trương Đình Trân nói: “Sứ thần của thiên vương dầu nhỏ, nhưng theo thứ tự, được đứng trên hàng các vua chư hầu”.

Vua Trần Thánh Tông tức giận trước thái độ đó, lệnh cho quân cấm vệ tuốt gươm vây quanh sứ thần để thị uy, còn vua chẳng thèm để ý đến hắn nữa. Trương Đình Trân bị giam lỏng, quân lính lo việc ăn uống hằng ngày, lấy nước sông cho uống. Hốt Lung Hải Nha cũng bị cô lập, không cho làm việc gì ở Đại Việt. Biết tin, triều đình Nguyên Mông cho người đưa thư trách móc việc đối đãi với sứ giả không tốt, dẫn cả kinh Xuân Thu để trách việc vua Trần không lạy nhận chiếu.

Vua Trần gửi thư trả lời: “Sứ thần không nên làm lễ ngang hàng với vua một nước. Vả lại, trước đây thiên triều đã có dụ cho mọi việc trong nước tôi cứ được theo tục cũ của bản quốc. Thế thì việc nhận chiếu chỉ của thiên triều đem kính để tại chính điện, còn vua thì lui xuống ở nhà riêng, đấy là điển lệ cũ của nước tôi đấy”.

Nhà Nguyên lại gửi thư: “Sứ thần của triều đình dầu chức nhỏ, nhưng phải coi mệnh lệnh của thiên tử là trọng hơn cả. Trước kia vì triều đình nhận thấy nước nào cũng đều có tập tục riêng, không bắt phải thay đổi vội, nên hạ chiếu cho được theo tục nước ấy, chứ có lẽ nào lấy việc không lạy chiếu chỉ của triều đình mà bảo là theo tục cũ được hay sao?”.

Lời qua tiếng lại, vua Trần cũng không thèm trả lời thư nữa mà sai hai sứ giả Lê Trọng Đà, Đinh Củng Viên sang Nguyên triều để biện bạch cho có lệ. Về sau cứ thế, vua Trần đều kiên quyết không lạy để nhận chiếu mà chỉ bái chào sứ giả. Khi tiếp sứ đều phân biệt ngôi thứ, vua ngồi trên, sứ ngồi dưới như bề tôi trong nước. Lệ tiếp sứ này là lẽ thường giữa các nước nhưng đối với Mông Cổ luôn muốn đứng trên các nước, rất không hài lòng về việc này và nhiều lần gửi thư trách móc.

Hốt Tất Liệt còn đưa thư yêu cầu Đại Việt giao nộp các thương nhân người Hồi Hột (Uyghur), thực chất là muốn thông qua những người này để dò xét tình hình Đại Việt. Vua Trần liền hạ lệnh cấm người trong nước buôn bán với người Hồi Hột, và biên thư trả lời: “Lái buôn Hồi Hột một người tên là I Ôn đã chết lâu ngày, một người tên Bà Bà vừa bị bệnh chết”.

Nhà Nguyên Mông một mặt sai sứ hạch sách, mặt khác sửa soạn binh lực để xâm lược nước ta ngay cả khi chúng còn đang bận chiếm trọn lãnh thổ Nam Tống. Biết được việc người Mông Cổ cư xử gian trá, vua Trần cũng dần nhạt việc triều cống mà chuyên tâm sửa sang binh bị. Riêng việc cống voi mà phía Nguyên Mông yêu cầu, Đại Việt đã nhiều lần thoái thác. Đợt triều cống năm 1269, vua Trần gửi thư viện lý do: “Theo lời Đạt Lỗ Hoa Xích, bệ hạ muốn đòi mấy con voi lớn. Loài thú ấy thân thể to lắm, bước đi rất chậm chạp, không như ngựa của thượng quốc. Xin tuân sắc chỉ, đợi đến năm tiến cống sau sẽ đem dâng”.
Đến đợt cống năm 1272, vua Trần lại thoái thác, kèm theo từ chối việc cống người: Sứ đến nói việc đòi voi, trước vì sợ trái chỉ nên không dám nói thẳng là theo hay không theo chứ thật ra vì tượng nô không chịu rời nhà, khó sai họ đi. Còn việc đòi nho sĩ, thầy thuốc và thợ thì khi bồi thần nước tôi là bọn Lê Trọng Đà vào bệ kiến, gần uy quang trong gang tấc cũng không nghe chiếu dụ gì đến việc ấy. Huống chi từ năm Trung Thống thứ 4 (1263) đã được đội ơn tha cho, nay lại nhắc đến, xiết nỗi kinh ngạc...”.

Năm 1271, Hốt Tất Liệt đổi tên nước là Đại Nguyên, lại gửi chiếu thư đòi vua Trần Thánh Tông phải đích thân sang chầu. Vua Trần cáo bệnh để từ chối việc này.Cuộc đấu tranh ngoại giao của triều đình Đại Việt lại bước sang thời kỳ mới, với mức độ căng thẳng cao hơn nữa.

Quốc Huy
HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 37
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HÀO HÙNG SỬ VIỆT    HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 I_icon13Sat 18 Aug 2018, 10:44

Kỳ 38
TRẦN HƯNG ĐẠO CẠO ĐẦU
LỪA SỨ GIẢ PHƯƠNG BẮC

Năm 1272, triều Nguyên sai sứ là Ngột Lương (Uriyang) sang hỏi về cột đồng thời Mã Viện, định nhân cớ đó để cho sứ giả đi dò xét địa thế núi sông Đại Việt. Vua sai Lê Kính Phu dẫn sứ Nguyên đi lòng vòng một số nơi khảo sát, rồi Lê Kính Phu nói với người nhà Nguyên rằng: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Việc ấy bèn thôi không nói đến nữa.

Năm 1275, vua Trần sai người mang thư trả lời Nguyên triều về dự định thay đổi người giữ chức Đạt Lỗ Hoa Xích: “Chức Đạt lỗ hoa xích chỉ có thể đặt ở các nước man di ngoài biên giới. Còn nước tôi như cái phên cái giậu che chở cho một phương, mà lại đặt chức quan ấy để kiểm soát công việc thì chả bị nước khác chê cười hay sao? Xin đổi quan chức ấy làm Dẫn tiến sứ”.

Bấy giờ nước Nguyên đánh nước Tống sắp xong, quân Nguyên vây bức kinh thành Lâm An của Tống, thế lực cực mạnh. Bởi vậy mà vua Nguyên Hốt Tất Liệt không chấp nhận nhượng bộ Đại Việt bất kỳ điều gì, lại còn đem 6 điều yêu sách trước kia ra để chất vấn: “Theo chế độ tổ tông ta đã định, phàm nước nội phụ thì quân trưởng phải thân vào chầu, con em phải làm con tin, lại phải kê hộ khẩu, thu nộp thuế má, điều động dân giúp việc binh, lại đặt chức Đạt lỗ hoa xích để thống trị. Sáu việc đó, năm trước đã dụ cho khanh biết rồi. Thế mà quy phụ đã hơn mười lăm năm, quân trưởng chưa hề thân đến triều cận, mấy việc kia vẫn chưa thi hành, tuy ba năm có cống một lần, nhưng đồ cống cũng đều vô bổ. Nghĩ rằng khanh lâu ngày, khắc tự tính biết, nên bỏ qua mà không hỏi đến, sao mà đến nay vẫn chưa giác ngộ. Cho nên ta lại sai Hợp Tán Nhi Hải Nha (Qasar – Qaya) sang dụ ngươi vào chầu.

Nếu vì cớ gì không vào chầu được, có thể sai con em vào thay. Ngoài ra số hộ khẩu bản quốc, nếu chưa có sổ sách nhất định thì tuyển binh thu thuế bằng vào đâu mà châm chước, như thế, nếu số dân quả là ít mà lại lấy nhiều thì sức không chịu nổi. Nay làm sổ hộ khẩu nước ngươi là muôn lượng xem nhiều ít mà định số binh số thuế. Còn gọi là điều binh cũng không phải là quân lính đi xa nơi khác, chỉ là theo thú binh tỉnh Vân Nam mà cùng hiệp lực với nhau...”

Năm đó, quân Nguyên đi tuần biên giới phía nam giáp với Đại Việt, xem xét địa thế để chuẩn bị gây mối binh đao. Trần Thánh Tông lại phái hai sứ giả là Lê Khắc Phục, Lê Tuý Kim sang Nguyên để nộp cống, đề nghị bỏ đi những yêu sách của Hốt Tất Liệt. Thực chất triều đình Đại Việt đã biết khó có hy vọng làm cho Nguyên triều nhượng bộ nhưng việc sai sứ qua lại sẽ giúp kéo giãn thời gian hoà bình. Chính sách ngoại giao của Đại Việt trong thời gian này tuy mềm mỏng về phương thức, nhưng rất cứng cỏi khi động đến những nguyên tắc cơ bản như là độc lập chủ quyền quốc gia.

Sang năm 1276, kinh thành Lâm An của Nam Tống thất thủ, vua và thái hậu của Tống đều bị bắt. Đa phần lãnh thổ Nam Tống đã bị nước Nguyên kiểm soát. Quan quân còn sót lại của Tống chạy về ven biển phía đông lập vua mới cầm cự. Tình hình lúc này diễn biến rất mau lẹ. Vua Trần Thánh Tông sai Đào Thế Quang sang Long Châu để dò thám, lấy cớ là đi mua thuốc.

Năm 1277, Thượng hoàng Trần Thái Tông qua đời. Vua Trần Thánh Tông nhường ngôi lại cho hoàng thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông. Việc đổi ngôi này là lẽ thường tình của một nước nhưng cũng bị người Nguyên hạch hỏi, muốn nhân lúc nước ta có tang đem quân sang đánh. Năm 1278, Lê Khắc Phục, Chu Trọng Ngạn đi sứ nộp cống theo kỳ hạn để giữ hoà khí.

Năm 1279, Hốt Tất Liệt sai Lễ bộ thượng thư Sài Thung dẫn sứ đoàn sang Đại Việt trách móc việc vua mới lập mà không “xin mệnh” của Nguyên triều. Trước kia sứ nước Nguyên sang Đại Việt từ hướng Vân Nam, nay Sài Thung đi đường mới từ Ung Châu vào biên giới nước ta, dẫn theo vệ binh rầm rộ, đòi triều đình Đại Việt phải phái người lên tận biên giới đón hắn, muốn tỏ ý là đã nuốt trọn Nam Tống, thông đường tiến quân sang Đại Việt. Vua Trần Nhân Tông không hài lòng, gởi thư nói: “Nay nghe quốc công đến biên giới tôi, biên dân không ai là không lo sợ, không biết sứ nước nào mà đến lối đó, xin đem quân về đường cũ mà đi”. Sài Thung không đồng ý lại hạch sách đủ điều. Đại Việt nhượng bộ, sai Đỗ Quốc Kế lên đón hắn vào cửa quan, rồi Thái uý Trần Quang Khải phải đích thân đến sông Phú Lương đón hắn vào Thăng Long. Sài Thung cỡi ngựa đi thẳng vào đại điện, bị quân Thiên Trường chặn ở cửa Dương Minh thì hắn dùng roi ngựa quất vào đầu quân canh đến chảy máu. Thái độ của Sài Thung vô cùng ngang ngược dù cho triều đình Đại Việt hết mực nhường nhịn. Vua Trần đặt tiệc ở hành lang tiếp đãi, hắn không đến dự, phải đặc tiệc ở điện Tập Hiển mời hắn mới chịu đến. Thái uý Trần Quang Khải đến sứ quán để tiếp sứ, Sài Thung nằm dài không tiếp. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn phải gọt tóc cải trang thành nhà sư phương bắc đến, Sài Thung tưởng là nhà sư thật nên ngồi dậy tiếp đón.

Sài Thung vào điện đọc chiếu của Hốt Tất Liệt: “Trải bao nhiêu năm, lễ ý bạc dần, cho nên năm Chí Nguyên thứ 12 (1275) lại xuống chiếu đòi những việc thân vào chầu, giúp binh lính. Mới đây bọn Lê Khắc Phục đến, xem trong biểu chương, có điều không thực. Như nói nước ngươi quy phụ trước tiên, thì các nước bốn phương đến hàng phục trước nước ngươi có nhiều, sau ngươi thì có nhà Vong Tống... Thế thì điều ngươi nói không dối trá là gì?

Lại nói Chiêm Thành, Chân Lạp, hai nước quấy rối, không thể giúp quân được thì những nước ấy ở gần nước ngươi không phải mới từ ngày nay. Đến như nói đường xa không vào chầu được thì sao bọn Lê Khắc Phục đến được? Hai điều ấy dối trá cũng đã rõ rằng!... Trước vì cha ngươi già yếu không thể đi xa, còn lượng tình được. Nay ngươi tuổi đang cường sĩ, vào chầu chịu mệnh, chính là phải thời. Huống hồ bờ cõi nước ngươi tiếp giáp với các châu Ung, Khâm của ta thì sợ gì mà không sang được. Nếu ngươi không yên, cố ý kháng cự mệnh trẫm, thì ngươi cứ sửa đắp thành luỹ, sắm sửa giáp binh, sẵn sàng mà đợi!...”.

Như vậy là đến đây, Hốt Tất Liệt đã thẳng thừng đem việc binh đao ra mà đe doạ Đại Việt. Thượng hoàng Trần Thánh Tông vẫn giữ lập trường cũ, nói với Sài Thung:“Trước dụ sáu việc, đã được miễn xá. Còn việc thân hành vào chầu thì vì tôi sinh trưởng ở thâm cung, không biết cưỡi ngựa, không quen phong thổ, sợ chết dọc đường, con em thái uý trở xuống cũng đều như thế...”. Xong rồi ngài viết thư cho Sài Thung chuyển về Nguyên triều: "... Thấy chiếu thư dụ thần vào chầu, thần kinh sợ vô cùng, mà sinh linh cả nước nghe thấy tin ấy đều nhao nhao kêu phải bơ vơ như chim mất tổ. Vì thần sinh trưởng ở đất Việt Thường, sức người yếu đuối, không quen thuỷ thổ, không dạn nắng mưa, tuy được xem biết văn hoá của thượng quốc, được dự làm tân khách ở vương đình, nhưng e đi đường có sự không may xảy ra, chỉ dãi phơi xương trắng để động lòng nhân của bệ hạ thương xót mà thôi, không ích chút nào cho thiên triều vậy...”. Sài Thung về, Trịnh Đình Toản và Đỗ Quốc Kế được phái theo sang đi sứ nước Nguyên biện bạch về việc không sang chầu. Vua Nguyên không hài lòng, triều thần nước Nguyên nhao nhao đòi cất quân sang đánh Đại Việt. Nguyên triều giam lỏng sứ đoàn Trịnh Đình Toản không cho về nước.

Trong năm 1279, quân Nguyên đánh trận cuối cùng với quân Nam Tống ở Nhai Môn, tiêu diệt hoàn toàn Tống triều, chính thức chiếm trọn Nam Tống. Nguyên triều liền cho đóng chiến thuyền để chuẩn bị đánh Đại Việt. Tuy vậy, Hốt Tất Liệt vẫn mong rằng triều đình Đại Việt sẽ nhìn vào sự diệt vong thảm khốc của nước Tống mà sợ hãi. Y vẫn mong rằng sẽ dùng ngoại giao để khuất phục Đại Việt, biến nước ta thành nước lệ thuộc mà không cần động binh.Hốt Tất Liệt sai Sài Thung, cùng Binh bộ thượng thư Lương Tằng đi cùng Đỗ Quốc Kế sang đưa thư bảo vua Trần: “Nếu quả thật không tự vào ra mắt được thì lấy vàng thay thân, hai hạt châu thay mắt, thêm vào đó, lấy hiển sĩ, phương kỷ, con trai, con gái, thợ thuyền, mỗi loại hai người để thay cho sĩ nhân. Nếu không thì hãy tu sửa thành trì mà đợi xét xử”.

Đây là lần thứ hai vua Nguyên lấy binh uy ra hăm doạ Đại Việt. Việc Nguyên diệt Tống ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của vua tôi Đại Việt dẫn đến nhiều sự nhượng bộ đáng kể về ngoại giao, nhưng trên hết triều đình Đại Việt vẫn lấy chủ quyền quốc gia làm trọng, không chấp nhận buông xuôi. Những yêu sách như nộp người vàng, cống người đều bị Đại Việt phớt lờ.

Năm 1281, sứ đoàn Đại Việt do Trần Di Ái, Lê Tuân, Lê Mục dẫn đầu sang Nguyên nộp cống theo kỳ hạn. Hốt Tất Liệt lấy cớ vua Trần không sang chầu, lập Trần Di Ái làm “An Nam quốc vương”, Lê Mục làm “Hàn Lâm học sĩ”, Lê Tuân làm “Thượng thư”. Cùng với đó là thành lập cả một triều đình bù nhìn và bộ máy đô hộ An Nam tuyên sứ đô do Bột Nhan Thiết Mộc Nhi (Buyan Tamur) làm Nguyên soái, Sài Thung, Hốt Kha Nhi (Qugar) làm phó dẫn 1.000 quân hộ tống sang để thay thế triều đình Đại Việt.

Hành động này đã ép Đại Việt vào đường cùng. Vua Trần Nhân Tông sai quân đón đánh tan tác đoàn quân hộ tống vua bù nhìn của giặc ở biên giới, chém chết Sài Thung. Bọn Trần Di Ái đi sứ mà chịu khuất phục, nhân chức của giặc nên bị xử tội đồ, sung làm lính. Việc này như giọt nước làm tràn ly trong quan hệ Đại Việt – Nguyên Mông. Từ đây Nguyên triều đã quyết chí dùng vũ lực đánh chiếm nước ta. Chúng lên kế hoạch đánh chiếm cả Chiêm Thành và Đại Việt. Những việc ngoại giao sau năm 1282 xin xếp vào ngoại giao thời chiến, sẽ kể tiếp trong kỳ sau.

Quốc Huy
HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 38
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HÀO HÙNG SỬ VIỆT    HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 I_icon13Sat 18 Aug 2018, 23:34

Kỳ 39
NGẠI ĐẠI VIỆT
NGUYÊN MÔNG XUA QUÂN ĐÁNH CHIÊM THÀNH


Xét về vị trí chiến lược, Chiêm Thành nằm giữa vùng Đông Nam Á. Giữ được Chiêm Thành thì phía bắc có thể trước sau hai mặt giáp công nước Đại Việt, phía tây dễ dàng tiến chiếm Chân Lạp, phía đông thì với tới được Java và các hải đảo… An nguy của Đại Việt và Chiêm Thành thời bấy can hệ mật thiết với nhau. Đại Việt không có vị trí nằm giữa vùng như Chiêm Thành nhưng là cửa ngõ để tiến xuống phía nam của đế chế Nguyên Mông. Đường đến Đại Việt lại tiện cả thuỷ và bộ, gần hơn đường tiến quân đến Chiêm Thành. Nguyên triều vì vậy mà vẫn cân nhắc nên đánh nước nào trước. Yếu tố sức mạnh là điều mà Nguyên triều xét đến sau yếu tố vị trí. Mặc dù rất muốn tấn công Đại Việt để thông đường một mạch tiến xuống phía nam, vua tôi Hốt Tất Liệt vẫn nhận thấy thực lực của nước Chiêm Thành yếu hơn Đại Việt nhiều. Đó là lý do mà nước Nguyên quyết định vượt biển tấn công Chiêm Thành trước, theo đúng binh pháp “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”.

Bấy giờ nước Chiêm Thành dưới sự cai trị của vua Indravarman V và thái tử Harijit. Chính sách của Chiêm Thành đối với nước Nguyên cũng giống với chính sách của Đại Việt, đó là chấp nhận triều cống nhưng không chấp nhận sang chầu. Quốc chủ không thể bỏ nước đi chầu vua nước khác, chính là nguyên tắc của những nước muốn giữ chủ quyền.

Năm 1280, Hốt Tất Liệt vừa hoàn thành việc thôn tính Nam Tống liền sai người mang thư đi chiêu dụ “các nước ngoài biển”. Nguyên triều phong cho vua Indravarman V làm “Chiêm Thành quận vương”, và yêu cầu phải đích thân sang chầu. Không được sự hồi đáp, Nguyên triều không ngần ngại sửa soạn ngay một đạo quân hùng hậu để tấn công Chiêm Thành.

Năm 1281, Hốt Tất Liệt thành lập Chiêm Thành hành trung thư tỉnh, lấy Toa Đô (Sagatou) làm Hữu thừa đồng thời cũng là nguyên soái. Lưu Thâm được phong làm Tả thừa, Binh bộ thị lang Diệt Hắc Mê Thất (Yigmis) giữ chức tham tri chính sự, cùng nhau chuẩn bị cho việc thôn tính Chiêm Thành. Các vùng phía nam nước Nguyên vừa chiếm được dân chúng phải chịu lao dịch, trưng thu lương thực, tiền của phục vụ cho việc viễn chinh rất khổ sở. Đảo Hải Nam trở thành nơi tích trữ lương thực. Thổ dân người Lê ở Hải Nam bị bắt phu dịch để chế tạo khí giới, đóng chiến thuyền. Hốt Tất Liệt còn sai sứ sang Đại Việt yêu cầu cung cấp lương thực, mượn đường đánh Chiêm Thành. Tất nhiên, triều đình Đại Việt đã từ chối.

Chiêm Thành cũng biết được dã tâm của Nguyên triều nên đã tích cực chuẩn bị cho chiến tranh. Hoàng thái tử Harijit điều động quân dân xây dựng thành gỗ chu vi 20 dặm để phòng thủ, trong thành có hơn 1 vạn tinh binh đóng giữ, trên thành đặt 100 khẩu “hồi hồi pháo” (loại máy bắn đá trọng lực Trebuchet), đó là loại vũ khí tối tân thời bấy giờ. Hành cung của vua Indravarman V cũng được xây dựng cách thành gỗ 10 dặm, đặt trọng binh làm hậu viện cho hoàng thái tử. Tổng binh lực mà triều đình nước Chiêm Thành điều động được khoảng 2-3 vạn quân. Ngoài việc chuẩn bị phòng thủ mặt biển, người Chiêm còn chuẩn bị những kho tàng ở các vùng cao nguyên phòng khi thất thế sẽ lui về giữ. Năm 1282, các sứ đoàn của Nguyên Mông đi dụ hàng những nước phương nam khi ngang qua lãnh thổ Chiêm Thành đều bị bắt giữ.

Cuối năm 1282, quân Nguyên xuất quân từ Quảng Châu tiến thẳng đến Chiêm Thành. Đạo quân được Nguyên triều điều động đa phần là binh lính vùng phía nam, chủ yếu là quân các tỉnh Phúc Kiến, Hồ Quảng, Hoài Triết. Tổng lực lượng quân Nguyên có khoảng 10 vạn quân, 1.000 chiến thuyền. Trong đó, có 1 vạn quân là thuỷ quân chuyên nghiệp, số còn lại là lục quân.

Đầu tháng 1.1283, Toa Đô tiến đến vùng vịnh Quy Nhơn của nước Chiêm Thành, đóng quân phía đông đầm Thị Nại. Toa Đô sai sứ dụ hàng người Chiêm. Trong khoảng hai tháng trời, sứ giả của Toa Đô tám lần ra vào hành cung của vua Indravarman V kêu gọi quân Chiêm Thành hạ vũ khí đều không mang lại kết quả. Vua Chiêm còn gửi thư khiêu chiến đến Toa Đô.

Dụ hàng không được, Toa Đô bèn bố trí lực lượng để tấn công vào thành gỗ của quân Chiêm Thành. Cuộc tấn công chưa diễn ra thì biển động, khiến quá nửa thuyền bè của quân Nguyên bị hư hại khi đang neo đậu. Dù vậy quân số dưới trướng Toa Đô không bị thiệt hại đáng kể. Quân Nguyên chia làm 3 mũi, nửa đêm vào trung tuần tháng 2.1283 cùng giáp công dữ dội vào thành gỗ của quân Chiêm Thành.

Trần Trọng Đạt chỉ huy thuỷ quân Nguyên tấn công vào cửa bắc thành gỗ. Trương Bàn cầm quân tấn công vào phía đông thành. Toa Đô đích thân đốc xuất quân chủ lực, lại chia làm 3 cánh tấn công vào phía nam thành.

Do quân Nguyên tấn công vào ban đêm nên hồi hồi pháo của quân Chiêm Thành không phát huy được hết tác dụng. Tuy vậy đạn đá từ pháo cũng gây thiệt hại đáng kể cho quân Nguyên. Quân Chiêm Thành mở cửa nam, kéo tượng binh và hơn 1 vạn quân xuất thành giao chiến với quân Toa Đô. Cuộc chiến diễn ra ác liệt khoảng hơn nửa ngày thì quân Chiêm Thành dần núng thế, cửa nam cơ hồ không giữ nổi. Thấy tình thế bất lợi, thái tử Harijit hạ lệnh rút quân về hướng tây bắc. Quân của Toa Đô tràn vào thành, phối hợp với các cánh quân khác làm chủ hoàn toàn thành gỗ. Những dân công và binh lính Chiêm Thành ở lại chặn hậu, không rút kịp đều bị tàn sát dã man.

Quân Chiêm Thành do thái tử Harijit rút về hội quân với vua Indravarman V ở hành cung, rồi toàn quân Chiêm Thành bỏ hành cung rút về kinh đô Chà Bàn (Vjiaya) để tránh thế mạnh ban đầu của địch.

Toa Đô sau khi chiếm được thành gỗ, cho chỉnh đốn lại đội ngũ rồi tiến thẳng đến thành Chà Bàn. Chiêm Thành một mặt phái sứ giả đến gặp Toa Đô để “xin hàng” hòng kéo dài thời gian, mặc khác ngầm sơ tán lực lượng và vật chất về vùng đồi núi phía tây bắc. Quân Nguyên tiến vào kinh đô Chà Bàn bấy giờ đã bỏ trống. Toa Đô không dám đóng quân trong thành mà ra bên ngoài thành hạ trại như tập quán của quân Nguyên Mông. Toa Đô vì muốn vừa bảo toàn binh lực vừa chiếm được Chiêm Thành nên trúng kế trá hàng của người Chiêm Thành. Vua Chiêm sai sứ giả Bát Tư Ngột Ban Giả đến nói với Toa Đô: “Phụng vương mệnh đến hàng, còn quốc chủ và thái tử sẽ đến sau”. Toa Đô tưởng thật, cho người đem thư gọi vua Chiêm đến chầu.

Ngày 21.2.1283, cậu của vua Chiêm là Bảo Thoát Thốc Hoa (Bhadradeva) đảm nhận vai trò sứ giả để bước vào cuộc đấu trí cam go với Toa Đô, hòng kéo dài thời gian càng lâu càng tốt. Trong lúc ấy, thái tử Harijit tranh thủ xây một thành gỗ mới ở núi Nha Hầu để cố thủ, đồng thời gửi thư cầu viện đến Đại Việt, Chân Lạp.

Ban đầu, Bảo Thoát Thốc Hoa đem nhiều lễ vật đến nói với Toa Đô: “Chúa nước tôi muốn đến nhưng đang ốm chưa đi được nên trước hết sai đem ngọn giáo của mình lại để tỏ lòng thành, còn con trưởng là Bổ Đích (Harijit) hẹn ba ngày nữa xin đến ra mắt”.

Toa Đô lần lữa không muốn nhận lễ vật mà đòi vua Chiêm phải đến chầu ngay. Bảo Thoát Thốc Hoa cố nài, bảo rằng sẽ về bẩm báo. Toa Đô tạm nhận lễ vật và chờ đợi. Đến ngày 27.2.1283, Bảo Thoát Thốc Hoa dẫn hai người đến trại Toa Đô làm con tin, bảo rằng đó là con của vua Indravarman V. Bảo Thoát Thốc Hoa lại nói: “Trước kia có 10 vạn quân nên mới dám gây chiến, nay tất cả đều thua tan hết. Nghe những tên lính bại trận trở về nói rằng Bổ Đích (Harijit) bị thương đã chết. Quốc chủ bị tên bắn trúng vào má nay đã đỡ nhưng còn hổ thẹn và sợ hãi chưa dám đến yết kiến. Vì thế nên sai hai con đến trước để bàn việc và cửa khuyết bệ kiến”.

Toa Đô không tin những con tin là con của vua Chiêm, trả tất cả về hết. Y lại sai các sứ giả là Lâm Tử Toàn, Lật Toàn, Lý Đức Kiên đi theo bọn Bảo Thoát Thốc Hoa, mượn tiếng là thăm bệnh vua Chiêm hòng do thám quân tình. Vị sứ giả nước Chiêm Thành phải tiếp tục tìm kế sách mới để đối phó với địch.

Quốc Huy
HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 39
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HÀO HÙNG SỬ VIỆT    HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 I_icon13Sun 19 Aug 2018, 23:22

Kỳ 40
ĐẠI VIỆT KHẲNG KHÁI 
TỪ CHỐI YẾU SÁCH PHƯƠNG BẮC
BẢO VỆ ĐỒNG MINH

Toa Đô sai sứ đi thăm bệnh vua Indravarman V, thực chất là đi do thám. Bảo Thoát Thốc Hoa cũng biết điều này nhưng không thể từ chối vì sẽ làm lộ kế hoạch hoãn binh, quân Nguyên sẽ tấn công ngay trong khi quân Chiêm Thành chưa hoàn toàn sẵn sàng. Để đối phó, Bảo Thoát Thốc Hoa ngầm kêu hai con tin về trước báo cáo với vua Chiêm bàn cách đối phó, không cho sứ Nguyên vào căn cứ, còn mình dẫn sứ Nguyên theo sau. Sứ giả của quân Nguyên cùng Bảo Thoát Thốc Hoa vừa đi vào núi 2 dặm đã bị quân canh ngăn lại. Bảo Thoát Thốc Hoa bấy giờ tỏ vẻ như bị vua Chiêm dối gạt và muốn trở giáo theo quân Nguyên, ông ta vờ nói với Lâm Tử Toàn: “Quốc chủ dùng dằng không chịu ra hàng, nay lại phao lời là muốn giết tôi, ông hãy về thưa với tỉnh quan rằng quốc chủ đến thì đến, không đến thì tôi sẽ bắt đem nộp”. Bọn Lâm Tử Toàn tưởng thật bèn quay về báo lại với Toa Đô, để cho Bảo Thoát Thốc Hoa trở về căn cứ quân Chiêm Thành. Vua Chiêm hạ lệnh giết một số kiều dân người Hoa, đề phòng những người này báo tin cho quân Nguyên.

Ngày 8.3.1283, Bảo Thoát Thốc Hoa lại đến trại Toa Đô tiếp tục nhiệm vụ. Ông ta dùng lời nói xấu vua Chiêm với Toa Đô, rồi vờ xin áo mũ của người Nguyên để đi chiêu dụ người Chiêm, bắt cha con vua Indravarman V. Toa Đô tưởng thật nên cũng thuận theo.

Ngày 15.3.1283, Bảo Thoát Thốc Hoa dẫn theo một số quan lại cao cấp của Chiêm Thành đến trại Toa Đô “xin hàng”. Bấy giờ trong trại Toa Đô có một người Hoa là Tăng Diên mấy ngày trước thoát khỏi sự giết hại của vua Chiêm, đã đến khai báo với Toa Đô việc vua Chiêm trữ binh, đắp thành, phát chiếu cần vương đến các châu quận. Toa Đô sai Tăng Diên ra đối chất với Bảo Thoát Thốc Hoa. Cuối cùng, bằng lý lẽ sắc bén, Bảo Thoát Thốc Hoa đã làm chủ được tình thế, khiến Toa Đô tin rằng quân Chiêm đã tan vỡ gần hết, không còn ý chí chống cự. Tăng Diên bị bắt trói.

Lấy được lòng tin của địch rồi, Bảo Thoát Thốc Hoa lại “hiến kế” cho Toa Đô, khuyên Toa Đô sai người dụ các châu quận ở Chiêm Thành hàng, còn ông ta sẽ dẫn Toa Đô “đi bắt quốc chủ, Bổ Đích và đánh thành”. Toa Đô nghe kế, một mặt sai Lâm Tử Toàn dẫn quân theo Bảo Thoát Thốc Hoa đi bắt vua Chiêm, mặt khác tự dẫn quân đóng ở tháp Bán Sơn làm hậu viện. Bảo Thoát Thốc Hoa dẫn quân của Lâm Tử Toàn đến Chà Bàn thì cưỡi voi tìm đường trốn vào núi, bỏ mặc quân Nguyên. Nhiệm vụ trá hàng, hoãn binh của Bảo Thoát Thốc Hoa đến đây kết thúc với thành công mỹ mãn.

Trong thời gian khoảng 1 tháng mà Bảo Thoát Thốc Hoa dùng mưu trí để kéo dài được, thái tử Harijit đã dựng xong một thành gỗ vững chắc ở núi Nha Hầu với nhiều lớp hầm hào, cạm bẫy vòng ngoài bố trí chờ đón quân Nguyên. Các châu quận của Chiêm Thành đem quân tới cứu viện, tổng số hơn 2 vạn người. Quân của các địa khu Indrapura, Amaravati thì đang trên đường tới hội quân. Nước Đại Việt cũng đem 2 vạn quân, 500 chiến thuyền lên đường sang tiếp viện cho Chiêm Thành (theo Nguyên sử).

Bảo Thoát Thốc Hoa về rồi, Toa Đô mới nhận ra mình bị mắc lừa, liền tổ chức tấn công. Quân Nguyên do tướng Trương Ngung chỉ huy tiến thẳng đến thành gỗ mới xây của quân Chiêm. Trên đường đi hiểm trở, quân Nguyên bị kháng cự dữ dội từ mọi hướng. Phía Chiêm Thành dùng bẫy đá, gỗ từ trên dốc cao thả xuống, rồi xua quân mai phục tấn công vào cả hai cánh và phía sau quân Nguyên. Lần này quân Nguyên đại bại, Trương Ngung mở đường máu cùng một số tàn binh chạy về doanh trại. Chịu tổn thất nặng nề và vô vọng trong việc tổ chức tấn công căn cứ vững chắc của người Chiêm Thành, Toa Đô buộc phải chuyển sang chiến lược mới.

Quân Nguyên từ Chà Bàn rút về ven biển Quy Nhơn, dựng lại thành gỗ để toan đồn trú lâu dài. Toa Đô tung quân đi cướp phá lương thực các nơi để tích trữ, chia quân phòng giữ và chờ đợi thêm quân tiếp viện từ Nguyên triều. Nhận thấy thế lực của quân Nguyên đã suy yếu, Chiêm Thành tổ chức tổng tấn công. Quân Chiêm Thành từ vùng núi kéo xuống kịch chiến với quân Nguyên một trận ở gần thành gỗ. Lần này, khả năng đánh dàn trận của quân Nguyên lại phát huy tốt, đánh bại được quân Chiêm Thành. Thái tử Harijit lại phải hạ lệnh rút lui về cố thủ trong núi. Toa Đô thắng trận nhưng lực lượng chịu tổn thất nặng, cũng đành cho đóng quân cố thủ trong thành gỗ chờ viện binh.

Quân Chiêm Thành không đủ sức tấn công quân Nguyên trong một trận chiến quyết định, chuyển sang chiến lược tiêu hao, phát động chiến tranh nhân dân. Quân dân Chiêm Thành chia làm nhiều toán nhỏ thường xuyên quấy rối, phục kích những toán quân Nguyên đi kiếm lương thực. Thế quân Chiêm Thành lại dần tăng lên, thế quân Nguyên ngày càng suy sụp.

Với quyết tâm thôn tính Chiêm Thành, Nguyên triều lại điều động quân tiếp viện cho Toa Đô. A Lý Hải Nha được phái làm Bình chương hành tỉnh Kinh Hồ - Chiêm Thành, yêu cầu Đại Việt cho chúng mượn đường đi đánh Chiêm Thành. Đại Việt liền từ chối. Nguyên triều phải lựa chọn tiếp viện bằng đường biển. Tuy nhiên, việc phu dịch, thuế má quá khổ sở đã vượt quá sức chịu đựng của dân chúng các vùng phía nam nước Nguyên mà chúng mới chiếm được từ Nam Tống không lâu. Các cuộc khởi nghĩa, nổi loạn đã làm gián đoạn kế hoạch tăng viện cho Toa Đô.

Quân Nguyên ở Chiêm Thành không chịu nổi đói khát, cực khổ dẫn tới lớp chết lớp đào ngũ. Toa Đô nhận thấy tình thế không thể tiếp tục đóng trú tại Quy Nhơn được nữa, bèn hạ lệnh cho quân lính bỏ thành đem binh thuyền men theo bờ biển tiến về phía bắc Chiêm Thành, vùng giáp giới với Đại Việt. Toa Đô đánh chiếm hồ Đại Lãng (thuộc địa khu Indrapura, tức Thừa Thiên-Huế ngày nay) làm chỗ trú quân. Y sai lính dựng thành bằng gỗ, tự làm đồn điền để tự túc, đồng thời nhiều phen cho người vượt biển đưa thư xin tiếp viện.

Trong khi đó, đến tận tháng 3.1284 Nguyên triều mới điều động được viện binh gồm 3 vạn quân và vài trăm thuyền, do A Tháp Hải (Ataqai) chỉ huy. Đội quân này không biết quân của Toa Đô đã kéo ra bắc nên cứ nhằm vùng gần quốc đô Chiêm Thành mà tiến. Binh thuyền của A Tháp Hải đến Quy Nhơn vào tháng 4.1284 thì mới biết là Toa Đô đã không còn ở đó. A Tháp Hải cùng đội viện binh bèn giong thuyền lên phía bắc tìm Toa Đô, dọc đường đi bị bão đánh tan tác gần hết. Tàn quân từ Chiêm Thành chạy về nước đều vô cùng chán ngán sóng gió phương nam nhưng lại bị triều đình điều động trở lại Chiêm Thành. Vì vậy, chúng trở nên bất tuân lệnh, rủ nhau làm thổ phỉ, làm loạn cả một vùng.

Bấy giờ ở Chiêm Thành, Toa Đô hoàn toàn hết hy vọng đánh chiếm đất đai, thành trì của quân Chiêm mà chỉ có khả năng phòng thủ, cố gắng tự nuôi quân. Phía bên kia chiến tuyến, vua và thái tử Chiêm Thành cũng không dám mạo hiểm tấn công quân Nguyên, mà sai sứ đến điều đình xin Toa Đô rút quân về nước. Toa Đô không đồng ý rút quân mà vẫn cố nấn ná chờ đợi tiếp viện. Toa Đô sai người mang thư về Nguyên triều xui cất quân đánh Đại Việt trước: “Giao Chỉ liền đất với các nước Chân Lạp, Chiêm Thành, Vân Nam, Xiêm, Miến, có thể lập tỉnh ngay trên đất ấy và đóng quân trấn giữ ở ba đạo Việt Lý (1), Trì Châu (2), Tỳ Lan (3), lấy lương hướng ở đấy cấp cho quân lính, tránh được việc khó nhọc chuyển vận bằng đường biển”.

Hốt Tất Liệt vốn đã có ý lăm le thôn tính Đại Việt từ lâu, nhưng trước vẫn nghĩ rằng có thể dễ dàng đánh chiếm Chiêm Thành trước để làm bàn đạp đánh tập hậu Đại Việt. Nay hắn cũng nhận thấy việc đánh Chiêm Thành gặp phải nhiều trở ngại do đường biển xa xôi, bèn thay đổi kế hoạch. Tháng 8.1284, Hốt Tất Liệt phong cho con trai thứ 9 của mình là Trấn Nam Vương Thoát Hoan làm nguyên soái, Bình chương A Lý Hải Nha làm phó tướng chuẩn bị việc đánh Đại Việt để thông đường trên bộ hòng dễ dàng tiến xuống phương nam và nhiều nước khác.

Cho đến đầu năm 1285, cuộc chiến Nguyên Mông – Đại Việt nổ ra. Toa Đô chia quân cho Diệp Hắc Mê Thất (Yigmis) đồn trú ở phía bắc Chiêm Thành, còn hắn dẫn phần nhiều hơn quân lính tiến vào lãnh thổ phía nam Đại Việt, tạo thành gọng kìm phối hợp với Thoát Hoan và Á Lý Hải Nha ở phía bắc. Vận mệnh của Chiêm Thành từ đây phụ thuộc vào cuộc chiến đấu của quân dân Đại Việt.

Quốc Huy
(1):Việt Lý tức vùng Quảng Trị ngày nay. Ý Toa Đô là chỉ vùng giáp ranh giữa Đại Việt và Chiêm Thành thời bấy giờ.
(2) Trì Châu (có sách ghi Triều Châu) là đất thuộc Quảng Đông, Trung Quốc.
(3) Tỳ Lan thuộc đảo Hải Nam, Trung Quốc.

HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 40
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HÀO HÙNG SỬ VIỆT    HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 I_icon13Wed 22 Aug 2018, 16:51

Kỳ 41
NHÀ NGUYÊN HUY ĐỘNG NHIỀU QUÂN HÁN
KHAI CHIẾN VỚI ĐẠI VIỆT

1. 
Giặc Nguyên Mông sửa soạn việc xâm lược Đại Việt

Kể từ sau việc hộ tống Trần Di Ái về Đại Việt làm “An Nam Quốc Vương” thất bại, quan hệ giữa đế quốc Nguyên Mông và Đại Việt hầu như đã không còn chỗ cho hoà bình. Thế nhưng bấy giờ do chủ trương tấn công Chiêm Thành trước để từ đó đánh toả ra các nước phương nam nên nước Nguyên cũng chưa vội động binh với Đại Việt. Trong đó, vùng biên giới phía nam nước Nguyên vẫn ráo riết chuẩn bị cho việc nam chinh. Đến khi Toa Đô lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan ở Chiêm Thành, đưa thư về Nguyên triều xui xuất quân chiếm Đại Việt trước làm bàn đạp đánh Chiêm Thành thì Nguyên chủ Hốt Tất Liệt liền hạ quyết tâm nhanh chóng tổ chức một cuộc xâm lược quy mô lớn nhằm vào Đại Việt.

Để xâm lược Đại Việt, Hốt Tất Liệt đã huy động một lực lượng khổng lồ, quân số lên đến 50 vạn người (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Thành phần quân Nguyên được điều động khá đa dạng về chủng tộc, vùng miền. Giữ vai trò xung kích chiến lược của đội quân này là những lực lượng kỵ binh tinh nhuệ người Mông Cổ và các sắc dân thảo nguyên như Khiết Đan, Đột Quyết, Duy Ngô Nhĩ. Hán quân (quân người miền bắc Trung Quốc ngày nay) chiếm số lượng đông đảo, là thành phần chủ chốt trong quân Nguyên. Hán quân khá tinh nhuệ, có cả kỵ binh và bộ binh, là những lực lượng dày dặn kinh nghiệm trong cuộc chiến Tống – Nguyên. Nguyên triều điều động người Tống mất nước ở Giang Nam (miền nam Trung Quốc ngày nay) sung quân, gọi là quân Tân Phụ, những binh lính này cũng chiếm số lượng khá lớn trong thành phần đội quân xâm lược Đại Việt. Ngoài những thành phần quân lính nêu trên, còn có các lực lượng kỵ bộ người Đảng Hạng, người Bạch ở Vân Nam, thuỷ quân người Lê ở đảo Hải Nam…

Với thành phần lực lượng đa dạng, ưu thế của đội quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần này là có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện chiến đấu và thời tiết, tuy nhiên nhược điểm là không đồng nhất về năng lực chiến đấu. Cùng với điều động quân lực đông đảo, nhiều vùng trên lãnh thổ đế chế Nguyên Mông dân chúng phải chịu phu phen, trưng thu lương thực, tiền của đổ vào chiến tranh với mức độ khủng khiếp. Ngoài việc chuẩn bị về lương thực, Hốt Tất Liệt còn chuẩn bị chu đáo về thuốc than cho đội quân viễn chinh để phòng binh lính không quen thuỷ thổ.So với lần xâm lược năm 1258, lần này quân Nguyên mạnh hơn gấp bội, lại được chuẩn bị khá đầy đủ về lương thảo, hậu cần.

Nguyên chủ Hốt Tất Liệt đặt rất nhiều tâm huyết vào cuộc xâm lược, vì vậy mà thành phần tướng lĩnh được phái sang Đại Việt là những chiến tướng thuộc hàng ưu tú nhất của đế chế Nguyên Mông. Ngày 21.7.1284, vua Nguyên phong cho hoàng tử thứ 9 là Thoát Hoan (Toghan) làm Trấn Nam Vương, giữ chức thống soái trong cuộc xâm lược Đại Việt. Tên này là một tướng lĩnh khét tiếng tàn bạo trong cuộc đàn áp sự phản kháng của người Bạch ở Vân Nam. Phối hợp với Thoát Hoan là A Lý Hải Nha (Ariq Qaya), giữ chức Bình chương. A Lý Hải Nha là một danh tướng và cũng là một người nổi tiếng tàn bạo, có nhiều chiến công trong các trận chiến lớn khi Mông Cổ thôn tính Nam Tống như các trận Đàm Châu, Ngạc Châu, Tương Phàn… A Lý Hải Nha cũng là tướng chủ chốt trong việc xâm chiếm các vùng đông nam nước Tống.

Với nhiều chiến công như vậy, A Lý Hải Nha được liệt vào hàng công thần thứ 3 của Nguyên triều, đứng ngang với Ngột Lương Hợp Thai (Uriangqatai), Bá Nhan (Bayan), A Truật (Aju)… Trong hàng ngũ tướng lĩnh sang Đại Việt còn có Lý Hằng (Li Heng), cũng là công thần hàng thứ 3 của triều Nguyên, được phong chức Tả thừa. Lý Hằng từng có những chiến công lừng lẫy trong những trận chiến nổi tiếng như đánh bại tướng Văn Thiên Tường nước Tống năm 1277, cùng Trương Hoằng Phạm chỉ huy 2 vạn truy binh tận diệt 20 vạn người Tống, bức tử Tống Đế Bính tại hải chiến Nhai Môn năm 1279. Dưới trướng Thoát Hoan ngoài hai tướng kể trên, còn có hàng loạt tướng lĩnh khác cũng đều liệt vào hàng danh tướng của Nguyên triều như Ô Mã Nhi (Omar), Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích (Ayuruychi), Lý Bang Hiến, Lý Quán, Tôn Hựu, Tản Tháp Nhi Đải (Satartai Satardai), Nạp Hải (Naqai), Khoan Triệt (Koncak)…

Toàn tuyến biên giới Nguyên Mông – Đại Việt từ năm 1282 đến năm 1285 nhộp nhịp việc sửa sang doanh trại, cầu đường. Hai cụm tiền tiêu chủ yếu của quân Nguyên ở Vân Nam và Ung Châu hình thành. Nguyên triều gom quân dài từ miền bắc kéo xuống miền nam để tiến sang Đại Việt. Cùng với đó, Thoát Hoan lệnh cho thuộc hạ đem thư truyền lệnh cho Toa Đô ở bắc Chiêm Thành dẫn quân đánh thốc lên. Giặc Nguyên toan tính sẽ dùng ba gọng kìm Vân Nam, Ung Châu, Chiêm Thành để phối hợp nghiền nát giang sơn Đại Việt trong thời gian ngắn, rồi từ đó đánh toả ra khắp vùng Đông Nam Á.
2. 
Đại Việt chuẩn bị nghênh chiến

Trước mưu đồ xâm lược đã quá lộ liễu của giặc Nguyên, vương triều Trần cùng toàn dân Đại Việt cũng tích cực chuẩn bị cho chiến tranh vệ quốc. Ngay từ năm 1282, triều đình Đại Việt đã nắm được dã tâm của giặc. Trấn thủ Lạng Giang là Lương Uất dò biết được quân Nguyên hội quân đông đảo ở gần biên giới, bèn sai người chạy trạm báo tin về triều rằng quân Nguyên phao tin định mượn đường nước ta sang đánh Chiêm Thành, thực chất là muốn đánh chiếm Đại Việt trước.

Nắm được tin tức, tháng 11.1282 vua Trần Nhân Tông ngự ở bến Bình Than (nơi giao nhau giữa sông Đuống và sông Lục Đầu, thuộc Bắc Ninh), tổ chức hội nghị vương hầu cùng các tướng lĩnh chủ chốt để bàn kế sách bảo vệ đất nước. Hội nghị Bình Than đã đi đến việc thống nhất nhiều sách lược. Trong đó, quan trọng nhất là quan quân đã được xác định tinh thần quyết chiến, không cho giặc lấy cớ mượn đường để tiến vào nước ta. Cùng với đó là những kế hoạch điều binh trấn giữ các nơi trọng yếu, những việc chuẩn bị khí giới, kho tàng, điều động dân đinh, binh lính sẵn sàng chiến đấu…

Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư trước kia phạm tội gian dâm với công chúa Thiên Thuỵ bị tước hết chức vị và gia sản, trong hội nghị được vua ân xá, ban chức Phó đô tướng quân, trở thành một trong những tướng lĩnh chủ chốt trong kháng chiến về sau. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản còn ít tuổi không được dự bàn cơ mưu, bèn tự mình về nhà điều động gia đinh, mộ binh ngàn người, tự bỏ tiền tư gia để đóng thuyền, sắm sửa vũ khí, thao luyện binh sĩ chuẩn bị chống giặc. Trường hợp của Trần Quốc Toản cũng là một điển hình của giới quý tộc đương thời. Các vương hầu sẵn có tiền của, thế lực đã tự chiêu mộ quân lính chiến đấu bên cạnh quân chính quy của triều đình. Quân vương hầu là lực lượng đã có sẵn từ trước, nay với tình hình mới thì quy mô của những đội quân này càng tăng lên nhiều lần, trở thành lực lượng quan trọng trong kháng chiến.

Nhân sự đầu não để chỉ huy quân đội cũng được vua Trần cân nhắc lựa chọn những người có năng lực nhất để bổ dụng các trọng trách. Cuối năm 1282, Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải được tiến phong chức Thượng tướng Thái sư, là chức quan đứng đầu cả hai ban văn võ. Đến cuối năm 1283, vua Trần Nhân Tông cho hội quân các vương hầu tổ chức tập trận quy mô lớn, rồi nhân đó bổ dụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chức Quốc công Tiết chế, nắm quyền toàn bộ quân đội. Như vậy là, trong một triều đình lại có cả hai vị quan về chức vụ đều là tổng chỉ huy quân đội. Trên thực tế thì Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (thường gọi là Trần Hưng Đạo) là người nắm quyền chỉ huy cao nhất.

Sử cũ kể lại rằng bấy giờ Trần Quang Khải vốn thường nghi kỵ và không có thiện cảm với Trần Quốc Tuấn, vì Quốc Tuấn là con của An Sinh Vương Trần Liễu. Trước kia, Trần Thái Tông lấy vợ của Trần Liễu đang mang thai làm vợ mình, đề phòng vua bị hiếm muộn sẽ lập đứa bé làm thái tử. Trần Liễu mất vợ sinh thù hận, khởi binh chống lại vua Trần Thái Tông bị thất bại, được Thái Tông tha nhưng lòng vẫn không phục, thường dạy Quốc Tuấn phải nuôi chí phục thù. Bởi vậy mà Trần Quốc Tuấn thường bị các thân vương khác nghi kỵ mặc dù ông là một kỳ tài và hết mực trung thành với nhà vua. Nay trước tình hình mới đòi hỏi nội bộ phải đồng lòng tin tưởng lẫn nhau, hai nhân vật lớn của triều đình đã chủ động “làm thân” với nhau.

Một hôm Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp về kinh, Trần Quang Khải đã cùng Quốc Tuấn xuống thuyền chơi cả ngày. Quốc Tuấn biết Quang Khải có tính ngại tắm gội bèn cho nấu nước thơm xin tắm cho Quang Khải, hai người cười nói vui vẻ.Tình cảm giữa hai người kể từ hôm đó mà khăng khít, nhờ vậy mà hai chi họ Trần (chi họ Trần Liễu và chi họ Trần Thái Tông) cũng không còn nghi kỵ lẫn nhau. Điều này có tác động rất lớn đến sự đoàn kết của toàn bộ triều đình. Đó cũng là nền tảng tiến tới đoàn kết toàn dân tộc, chuẩn bị cho cả nước bước vào cuộc chiến cam go.

Quốc Huy
HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 41
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HÀO HÙNG SỬ VIỆT    HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 I_icon13Wed 22 Aug 2018, 23:40

Kỳ 42
VÌ SAO NHÀ TRẦN PHẢI HỎI Ý KIẾN NHÂN DÂN
TRƯỚC KHI ĐÁNH NGUYÊN?

Càng gần đến ngày quân Nguyên tiến sang, không khí chuẩn bị kháng chiến càng tích cực. Để khích lệ lòng quân, Trần Hưng Đạo soạn Hịch Tướng Sĩ cho mọi người cùng đọc. Binh sĩ nghe lời hịch hết sức cảm khái, rủ nhau xăm lên cánh tay hai chữ Sát Thát để bày tỏ ý chí quyết chiến. Ông còn soạn Binh Thư Yếu Lược cho các tướng lĩnh học tập. Tháng 9.1284, Trần Hưng Đạo thừa lệnh vua Trần Nhân Tông tổ chức một cuộc tổng duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, các quân vương hầu đều kéo đến tham dự rồi chia nhau đóng giữ các nơi xung yếu. Cho cuối năm 1284, ngay trước khi quân Nguyên tiến sang, những ngả đường quan trọng ở các tuyến biên giới đều có trọng binh trấn giữ.

Tại các vùng tây bắc, quân của các tù trưởng đã chuẩn bị chiến đấu. Thế lực họ Hà ở châu Quy Hoá trước đây đã có nhiều chiến công trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, nay lại tiếp tục sản sinh ra những vị anh hùng mới. Hà Đặc bấy giờ là tù trưởng ở châu Quy Hoá, có trong tay hàng ngàn quân người Tày, sẽ là lực lượng đầu tiên đương đầu với quân Nguyên ở Vân Nam. Tù trưởng Trịnh Giác Mật ở châu Đà Giang cũng là một lực lượng đáng kể. Trịnh Giác Mật đã từng khởi binh chống lại triều đình năm 1280, được Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chiêu dụ, Mật lại chịu phục tùng và sát cánh với triều đình Đại Việt.

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đóng ở lộ Tuyên Quang, giữ trại Thu Vật phòng quân Nguyên ở Vân Nam theo đường Quy Hoá đánh vào trung châu. Trần Nhật Duật là người tài năng kiệt xuất, tính cách nhu hoà, tinh thông ngôn ngữ và phong tục của nhiều tộc người nên rất được lòng các sắc dân thiểu số. Ông là cầu nối quan trọng giữ các lực lượng miền núi tây bắc và miền xuôi phía đông. Trong quân của Trần Nhật Duật có nhiều sắc dân cả trong và ngoài nước. Trong đó có nhiều người tài tuấn. Lựa chọn Trần Nhật Duật cho tuyến phòng thủ mặt tây bắc cho thấy cách dùng người rất hay của Trần Hưng Đạo và vua Trần.

Phần đông quân chủ lực Đại Việt dồn lên phía Lạng Châu để đề phòng quân Nguyên từ Ung Châu theo đường lớn đánh sang. Phạm Ngũ Lão cùng nhiều tướng khác đảm nhận tuyến biên giới đến ải Chi Lăng, bao gồm một loạt cửa ải Khâu Ôn, Khâu Cấp, Khả Li... Quân của Phạm Ngũ Lão bố trí trận địa dựa vào các địa hình hiểm trở, có vai trò cố gắng tiêu hao lực lượng địch càng nhiều càng tốt khi chúng vừa phạm vào biên giới. Trần Hưng Đạo đóng đại doanh ở ải Nội Bàng. Xung quanh Nội Bàng là các cụm cứ điểm vệ tinh để ứng cứu nhau và liệu đường tiến thoái. Quản quân Nguyễn Nộn được lệnh đóng giữ châu Thất Nguyên. Hoài Thượng Hầu Trần Lộng đóng giữ vùng Tam Đái… Thuỷ quân ở Vạn Kiếp, Thăng Long đã bố trí sẵn để làm hậu viện cho các cụm phòng thủ phía bắc. Tại Thăng Long, vua Trần Nhân Tông tự mình cũng nắm giữ một lực lượng thuỷ quân mạnh để tiện ứng biến.

Thế trận phòng ngự do Hưng Đạo Vương sắp đặt là một thế trận phòng ngự đa tuyến, đa điểm, không dồn quân vào một chỗ mà bố trí nhiều nơi để linh hoạt đánh và rút cũng như cơ động hỗ trợ cho nhau. Trong thế trận này, sự cơ động của thuyền bè đóng vai trò rất quan trọng mà ta sẽ thấy sau. Trần Quốc Tuấn còn sai các thân vương tích cực đi mộ binh các xứ để làm lực lượng dự bị. Cùng với việc bố trí các lực lượng quân sự, thì các kho tàng hậu cần cũng được chuẩn bị sẵn ở nhiều nơi để đề phòng quan quân sẽ dùng tới trong các cuộc di tản.

Mặc dù việc binh bị đã chuẩn bị rất khẩn trương, vua Trần Nhân Tông vẫn mong muốn níu kéo hoà bình. Trong năm 1284, lần lượt 3 sứ đoàn sang Nguyên xin hoãn binh đều không mang lại kết quả. Thoát Hoan vừa hành quân xuống miền nam nước Nguyên để tiến sang Đại Việt, vừa sai sứ đòi vua Trần phải chuẩn bị lương thực, và phải lên cửa quan đón quân Nguyên vào nước để “đi đánh Chiêm Thành”. Vua Trần Nhân Tông bèn trả lời thư: “Từ nước tôi đến Chiêm Thành, đường thuỷ đường bộ đều không tiện”.

Để dò biết lòng dân, đầu năm 1285 (tháng Chạp năm Giáp Thân 1284 Âm lịch) Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mời các bô lão trong nước đến dự hội nghị tại điện Diên Hồng. Thượng hoàng ban yến và ân cần hỏi ý kiến của các bô lão nên đánh hay hoà trước thế giặc mạnh. Trong hội nghị ấy, các bô lão, những người đại diện cho lòng dân cả nước đã đồng thanh hô “Đánh!”. Muôn người một tiếng, lời như một miệng phát ra. Đó cũng là hiệu lệnh quyết chiến cho toàn dân tộc. Sử gia các đời đánh giá rất cao hội nghị Diên Hồng vì đó là một động thái chính trị rất sáng tạo và đột phá trong bối cảnh lịch sử thời Trung đại. Ngày nay, chúng ta gọi đó là tinh thần dân chủ.

Trần Thánh Tông thông qua hội nghị không chỉ dò biết được ý nguyện của nhân dân, mà hơn thế nữa là cho nhân dân biết được ý nguyện của họ đã được các nhà cai trị tôn trọng và lắng nghe. Sức ảnh hưởng của hội nghị này rất lớn, giúp cho dân chúng một lòng quyết chiến với quân đội triều đình. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã nhận xét: “Giặc Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế ở các phụ lão hay sao? Là vì Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy.”

Bấy giờ quân của Thoát Hoan đã tiến đến Ung Châu, quân Nguyên từ Vân Nam do Nạp Tốc Lạp Đinh (Naxirut Din) cũng đang sẵn sàng vượt biên giới. Tình thế vô cùng khẩn trương. Nhân dân trong nước ngoài việc cung cấp nhân lực, vật lực cho quân đội triều đình thì những người ở các làng xã cũng đã tự mình tổ chức cất giấu lương thực, lập các đội dân binh, các cụm chiến đấu tự vệ ở địa phương. Hầu hết dân chúng răm rắp làm theo mệnh lệnh triều đình: “Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh. Nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng!”.

Cuối tháng 1.1285, quân Nguyên do Thoát Hoan và A Lý Hải Nha chỉ huy đã kéo đến biên giới nước ta, giáp với Lộc Châu (Lộc Bình, Lạng Sơn). Quân Đại Việt đã dàn sẵn trận địa để đợi giờ quyết chiến. Vua Trần sai người mang thư đến cho Thoát Hoan để nuôi cái chí kiêu ngạo của chúng: " Không thể tận mắt trông thấy cái hào quang của ngài, nhưng trong lòng lấy làm hoan hỉ. Nhân vì ngày trước có nhận được thánh chiếu nói rằng: “Sắc riêng cho quân ta không phạm vào nước ngươi”, mà nay thì thấy ở Ung Châu doanh trạm cầu đường nối nhau san sát, trong lòng thật lấy làm kinh sợ, mong hãy xét rõ lòng trung thành, nếu có gì thiếu sót xin lượng thứ cho”. ( theo Nguyên sử)

Thoát Hoan đưa thư hồi đáp với lời lẽ gian trá: “Sở dĩ hưng binh là để phạt Chiêm Thành, chứ không phải An Nam” (theo Nguyên sử)

Thư từ qua lại như thế nhưng không ảnh hưởng gì tới tiến độ hành quân của quân Nguyên. Ngày 27.1.1285, quân Nguyên chia làm hai đạo tiên phong mà tiến. Cánh phía tây do Bột Đa Cáp Đáp Nhĩ (Bolquadar), A Thâm chỉ huy tiến vào Khâu Ôn (Ôn Châu, Lạng Sơn ngày nay). Cánh phía đông do Tản Tháp Nhĩ Hải (Satartai Satardai), Lý Bang Hiến chỉ huy tiến vào Khâu Cấp (Lộc Bình, Lạng Sơn ngày nay). Thoát Hoan cùng A Lý Hải Nha dẫn đại quân theo sau cánh quân phía đông. Tại những những nơi Khâu Ôn, Khâu Cấp những trận chiến đầu tiên đã diễn ra. Cuộc chiến Đại Việt – Nguyên Mông chính thức bắt đầu.

Quốc Huy
HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 42
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HÀO HÙNG SỬ VIỆT    HÀO HÙNG SỬ VIỆT  - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
HÀO HÙNG SỬ VIỆT
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 6 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-