Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới Mon 20 Jun 2016, 09:35 | |
| Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới
Bs tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh
I- NƯỚC BÁCH VIỆT VÀ SỰ BẮT ĐẦU LẬP QUỐC CỦA TÀU-HÁN-MÔNG
Niên đại bắt đầu lập một quốc gia nhỏ của nhóm liên minh các thị tộc Mông Cổ mà họ tự đặt tên là Hán tộc (Tiền Trung Quốc) là từ thời các tộc Mông Cổ thắng Liên Minh Xích Quỉ của Lạc Long Quân và Đế Lai tại trận Trác Lộc trên sông Hoàng Hà vào khoảng năm 2870 năm Tr. CN. Lãnh tụ Mông Cổ lấy hiệu là Hoàng Đế làm vua trên một diện tích nhỏ của nước Xích Thần mà Đế Minh đã để lại cho con là Đế Lai. Nhóm Mông Cổ nầy được gọi là Hán Mông. Sự hiểu biết về niên đại nầy rất quan trọng. Khi được biết ai ra đời trước, ai ra đời sau chúng ta mới dễ bàn luận đến những vấn đề liên quan giữa hai nước Hán-Mông Cổ và Việt-Bách việt.
Sự kiện nầy là cần như là chìa khóa giúp chúng mở những cánh cửa tuy không còn bí mật, nhưng sự tranh chấp giữa hai dân tộc Hoa Việt vẩn luôn âm ỉ không dứt khoát được. Nếu có thể so sánh thì chúng ta thử so sánh nước Anh Pháp… và nước Hoa Kỳ. Tuy Hoa Kỳ đất rộng người đông, văn minh giàu mạnh hơn Anh hay Pháp, Ý hay Bỉ, nhưng Hoa Kỳ vẫn là nước sinh sau đẻ muộn hơn các nước Âu châu. Và Hoa Kỳ đã lấy văn hóa của các nước Âu châu lập quốc từ xa xưa đem phát triển thành một nền văn minh mới cho mình.
Lịch sử Trung Hoa ghi rằng vào khoảng 2870 Tr. CN dân du mục Mông Cổ mạnh mẽ nên hay đem quân đánh nước Xích Thần của Đế Lai, vua Bách Việt phương Bắc. Quân Bách Việt của Đế Lai phải ra sức đánh đuổi quân Mông Cổ qua bờ bắc sông Hoàng Hà. Để trả thù, nhiều Bộ tộc Mông Cổ hùng mạnh lên, liên minh với nhau, rồi với ngựa cao giáo dài tổ chức đánh Đế Lai.
Đế Lai thấy du mục Mông Cổ ngày càng mạnh kết hợp càng đông, bèn đem con gái là Âu Cơ gả cho em họ là Lạc Long Quân, mong lập liên minh quân sự lấy tên nước Xích Quỉ của Lạc Long Quân làm tên liên minh, chống các Bộ lạc Mông Cổ. Một trận chiến ác liệt xảy ra trên sông Hoàng Hà. Liên minh Xích Quỉ thua, Đế Lai tử trận, Lạc Long Quân bỏ chạy đem theo một nửa con cháu theo sông Hoàng Hà ra Thái Bình Dương, mất tích. Âu Cơ gom số nửa con cháu trở về giữ nước Xích Quỉ. Đó là giây phút vợ chồng Âu Cơ tổ tông dân Việt chia tay.
Thủ lĩnh liên minh Bộ lạc Mông Cổ chiếm bờ nam Hoàng Hà xưng là Hoàng Đế (ngôi vị trên sông Hoàng?). Trong một tiệc Tết tại Sài Gòn, tôi được nghe một vị học giả chuyên Việt-Hán sử Hà Nội bàn về nguồn gốc chữ ‘HÁN’. Theo lời học giả thì tên các quan chức xứ Mông cổ thường kèm chữ ‘KHAN’ đi trước. Vậy theo ông, thì chữ ‘HÁN’ là do chữ KHAN mà ra. Một dịp khác, một vị uyên thâm về chữ Tàu cho tôi hay, chữ KHAN là chữ Mông cổ có nghĩa là Chủ Thị Tộc. Như vậy chữ KHAN đúng là gốc của chữ ‘HÁN’.
Trận Trác Lộc: Liên minh Xích Quỉ thua Hán-Mông Cổ Vòng tròn giới hạn văn hoá Động Đình Hồ 4000 năm trước
Sau khi xưng Hoàng Đế, vua đầu tiên của nước Hán tộc nhỏ làm vua trên đất Bách Việt. Lãnh thổ nước Xích Thần vẩn chưa mất hẳn, con Đế Lai là Đế Du Vỏng còn tiếp tục trị vì. Như vậy lúc bấy giờ chưa thể gọi vua Hoàng Đế của Mông Cổ là vị vua đầu tiên của Trung quốc ngày nay. Tức là nước Tàu chưa được thành lập với chiến thắng Trác Lộc mà phải đợi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên của Bách Việt Cổ vào khoảng năm 214 tr. CN thì Trung Hoa mới lập quốc. Chính những cái tên Trung Nguyên, Trung Hoa, Trung Quốc, tên ‘Chin’, tên Tàu đều có nguồn gốc từ chữ Tần. Như vậy một cách chính thức nước Tàu lập quốc tại trung tâm lục địa Bách Việt chỉ khoảng 214 Tr. CN, thì làm sao Trung Hoa có văn hiến 4000, 5000 ngàn năm.
Nền văn hiến 4000 năm là của dân tộc Việt Nam hậu duệ của Bách Việt mà Tàu dành là của họ. Cách đây không lâu tôi có xem một phim nổi vĩ đại «Le Premier Empereux de la Chine», câu chuyện hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Lúc đầu tôi hơi lấy làm lạ. Suy nghĩ lại, tôi thấy thế giới cũng biết rõ về lịch sử lập quốc của nước Tàu là từ đời nhà Tần chứ không phải từ vua Hoàng Đế thắng liên minh Xích Quỉ của Đế Lai và Lạc Long Quân. Ngày nay ở Sài Gòn đã có hai con đường mang tên Lạc Long Quân và Âu Cơ.
(còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới Wed 22 Jun 2016, 09:25 | |
| Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới
Bs tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh
II- ANH HÙNG NÔNG NGHIỆP TIỀN SỬ
Trong dân gian Việt Nam, mổi lần phải nói đến chuyện gì xa xưa, người dân quê mùa nhất vẫn thường nói: «Ôi, chuyện đó xưa rồi, từ đời ông Bành Tổ lận.» Chuyện ông Bành Tổ hay Bàn Cổ là một câu chuyện của Bách Việt, Tàu thấy hay, nên giành lấy làm tổ tiên của họ (Đọc chuyện Ông Bàn Cổ của An Phong Nguyễn Văn Diễn). Từ ông Bành Tổ đến Thần Nông, không biết có bao nhiêu đời. Truyền thuyết chỉ kể Thần Nông là người dạy dân nghề trồng lúa nước có qui mô và day nghề chữa bệnh bằng lá cây, được dân chúng tôn vinh là ‘Thần’ nhà nông, chứ tên thật thì không còn biết đến. Ông Thần Nông làm vua hiệu là Viêm Đế hay Đế Viêm, vua xứ nóng cũng là một. Sau vua Thần Nông là vua Phục Hy. Việc nghiệp dạy dân làm nông của vua Viêm Đế còn có sự đóng góp quan trọng của bà Nữ Oa là vợ vua Phục Hy.
Thần Nông bên trái Hoàng Đế bên phải do Tàu tưởng tượng. Thần Nông già hơn HĐ chừng 3000 tuổi là tổ tiên Bách Việt, Hoàng Đế là tổ tiên người Hán-Mông Đó là bà Nữ Oa, tục gọi là O Gái hay O Nữ, về sau Tàu nhìn là tổ tiên của họ mà đổi ra tên là Nữ Oa. Chúng ta cùng bị buộc gọi theo Tàu thành ra quen gọi là Nữ Oa mà quên tên gốc là Oa Nữ. Nữ Oa nghiên cứu thời tiết mưa nắng bốn mùa suốt trong một năm để giúp cho việc làm ruộng có bài bản, lúc nào cầy đất, lúc ngâm giống, lúc gieo, lúc cấy mạ, lúc gặt hái, lúc nghỉ ngơi. Như vậy việc làm ruộng luôn được thành công như ý, không bị những bất ngờ do thời tiết. Và cũng nhờ vậy, dân chúng thành công trong mùa màng rồi được nghỉ ngơi mà ăn mừng, sinh ra ngày lễ trọng đai của nhân gian là ngày Tết. Tài nghiên cứu của nàng Nữ Oa là tài khoa học, nhưng dân vốn tin dị đoan cho rằng nàng có quyền hô nắng hô mưa, có tài « lấy đá vá trời ».
Hai vị trên đây liên quan trực tiếp đến việc trồng lúa nước của dân Bách Việt. Họ là tổ tiên anh hùng của dân Bách Việt. Câu chuyện không hề kể về Thần Nông sinh ra từ thời nào. Nhưng chỉ nói Thần Nông là ông Tổ nhiều đời về trước của Đế Minh. Theo nghiên cứu khoa Khảo cổ học thì tuổi của Thần Nông có lẽ lến đến trên 6000 năm tuổi.
Như trên đã trình bày là Mông Cổ vượt Hoàng Giang vào quảng 2870 năm Tr. CN đánh nhau ở Trác Lộc với con cháu có đến gần 10 đời của Thần Nông thì Tàu giành Viêm Đế làm tổ tiên của nhà Hán chỉ là chuyện khôi hài. Hơn nữa dân du mục Mông Cổ sống bằng nghề săn bắn chăn nuôi thì cần Thần Nông và Nữ Oa làm gì. Nếu nói rằng Thần Nông và Nữ Oa là tổ tiên của người Trung Hoa có nguồn gốc Bách Việt thì còn hiểu được, chứ tổ tiên của người Hán Mông thì hoàn toàn sai. Việc lạm nhìn văn hóa của người Việt Cổ, tức là dân Bách Việt mà Tàu khinh bạc coi là nam man, man di, chỉ cho làm ruộng, làm lính và làm tôi đòi, thì được coi như là toàn bộ văn hóa tiền sử và sơ sử của Bách Việt đều bị Tàu chiếm, nhưng ở đây chúng tôi không đi sâu vào văn hóa toàn diện. Nếu có dịp sẽ xin trình bày thêm.
Tuy nhiên từ căn nhà của nhà nông Bách Biệt làm bằng tranh tre, có mái cong tự nhiên, trở thành một mỹ thuật xây cất của Bách Việt thì Trung Hoa rất ưa thích hơn là kiểu nhà tròn du mục của họ. Loại nhà mái cong là nhà cố định, nhà tròn là kiều du mục, nay sống nơi nầy, mai nhổ đem cắm nơi khác dễ dàng. Hai loại nhà nầy điều là nhà tiền và sơ sử của hai dân tộc Tàu-Hán-Mông và Việt-Bách-Việt. Nhưng Tàu đã yêu thích kiểu nhà mái cong của Bách Việt nên họ đã phát triển làm nên lâu đài cung điện rất đẹp đẽ nguy nga và họ cho đó là nhà của họ mà Việt Nam bắt chước làm cung điện ở Huế. Đó chỉ mới là cái vỏ bên ngoài, còn lắm sự cố, sẽ xin bàn thêm về kỹ thuật làm giấy, làm đường, làm gốm, làm trống đồng, bói quẻ, xem tử vi vv…
III – GIẢ THUYẾT VỀ CON RỒNG CHÁU TIÊN
Đế Lai cháu nội Đế Minh, nối nghiệp cha là Đế Nghi. Đế-Minh là cháu 3 đời của Đế-Viêm tức Thần Nông. Đế Lai xưng là thiên tử làm vua nước Xích Thần của các thị tộc Bách Việt phương Bắc nằm giữa 2 con sông lớn Hoàng Hà và Dương Tử. Trước đó Đế Minh đi ngao du đến núi Ngũ Lĩnh gặp một tiên nữ là bà Vụ Tiên (người đàn bà tài giỏi và đẹp nên được tặng biệt danh là Tiên Nữ), đẻ ra Lộc Tục. Như vậy Lộc-Tục là em khác mẹ của Đế Nghi, chú của Đế Lai. Đế Minh cho Lộc Tục làm vua phương nam từ Dương-Tử-Giang đến tận Việt-Thường tức Trung-Việt ngày nay (thời đó một phần Miền Trung còn là hoang dã sình lầy). Lộc-Tục làm vua các thị tộc Bách Việt phương Nam mà Đế Minh đặt tên nước là Xích-Quỉ (quỉ ở đây có nghĩ là lanh lợi, tế nhị, khéo léo, khôn ngoan), để hai anh em nương tựa nhau mà tồn tại. Lộc Tục xưng hiệu là Kinh-Dương-Vương lấy nàng Long-Nữ con Động Đình-Quân đẻ ra Sùng-Lãm tức Lạc-Long-Quân. Như vậy Lạc-Long-Quân là con Nữ-Rồng (Long Nữ) và cháu nội của Tiên nữ (Vụ-Tiên vợ Đế Minh): Phải chăng do đó mà chúng ta được gọi là con Rồng (mẹ rồng Long Nữ) cháu Tiên (bà Vụ Tiên) ? Chứ không phải cha Rồng là Lạc Long Quân và mẹ tiên là Âu Cơ. Những câu chuyện như vậy dân Trung Hoa gốc Bách Việt không dám nhắc đến trước giới lãnh đạo Hán tộc, và Hán tộc cũng thấy không cần phải lạm nhìn thêm nữa. Bản đồ nước Xích Thần (hồng) và Xích Quỉ (vàng) (còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới Sun 03 Jul 2016, 20:20 | |
| Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới
Bs tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh
IV - TÓM LƯỢT VỀ MỘT NỀN VĂN MINH SƠ SỬ
Dân tộc Việt Nam (DTVN) kinh qua hơn 1200 năm bị Tàu, Tây, Nhật, cùng chiến tranh liên tục từ 1946-1984 màvẫn tồn tại. Như vậy cũng đã nói lên sức sống kiên cường nhẫn nhục và bất khuất của DTVN như thế nào. Hiện DTVN đang cần tìm và nhìn lại thời quá khứ oanh liệt của tổ tiên Bách Việt để có hướng bước đi lên vững vàng cho dân Việt ngày nay và con cháu trong ngày mai hậu.
Trong tinh thần đó chúng tôi tìm hiểu vài điểm về lịch sử hai quốc gia Hoa Việt. Trong Việt Nam Sử-lược, sử gia Trần Trọng Kim đã viết:
"Tích Quang và Nhâm Diên sang làm thái thú tại Giao-Chỉ và Cửu-chân (2 quận lớn trong 9 quận của Việt cổ), dạy dân điều lễ nghĩa, cưới vợ hỏi chồng, dùng cày bừa mà cày cấy ruộng, vì trước đó dân Giao Chỉ chỉ biết săn bắn và chài lưới...." !!!.
Sử gia Đào Duy Anh cũng viết :
"Nó (Trung Hoa) làm thầy khai hóa cho ta và các dân tộc Á Đông khác."
Sách vở của các vị sử gia trên đã dạy dân Việt học suốt bao thế kỷ. Người Việt Nam cứ theo thế mà học u học mê và tin tưởng vào lịch sử nước nhà là thật !!. Không hiểu vì lẽ gì mà hai ông sử gia Việt Nam đã không cố tìm hiểu, suy luận và phán đoán đầy đủ về sử liệu nước nhà. Một gương sáng mà chúng ta cần chú ý: Triều-Tiên và Trung-Hoa phản kháng 35 điểm viết sai trong lịch sử giáo khoa Nhật-Bản hiện nay. Mặc dầu hai sử gia trên đã có công viết nên lịch sử nước nhà để dạy dân. Nhưng hai ông không quan tâm biên khảo cho đúng sự thật những gì đã được ghi chép lâu đời trong những bộ sử nước ta vào những thế kỷ trước: Bộ Đại-Việt Sử-Ký do hai sử gia Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên biên soạn dưới thời nhà Trần; và bộ Sử-Ký Toàn-Thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời nhà Lê.
Sở dỉ ngày nay chúng ta không còn một dấu tích gì về các bộ luật cổ, sử địa cổ, nghệ thuật, binh nghiệp, văn chương cổ ... thời Trưng Vương vì Mã Viện đã cướp lấy đem về Tàu hoặc tiêu hủy tất cả. Một trường hợp điển hình quí báu, GS Lê Hữu Mục cho biết là Trung hoa đã cho xuất bản một quyển sách mà tác giả là Chu Văn An: đây là một trường hợp hi hữu, có lẽ người có quyển sách của Chu Văn An tưởng lầm ông An là người Tàu. Số sách cổ lớn của Việt Nam bị cướp trong 1000 năm đô hộ Tàu đã bị họ đạo văn hay bị đốt phá. Như vậy biết bao tài liệu về lịch sử, văn chương, tài liệu canh nông, thời tiết, Y thuật, tướng số, tử vi vv... của tổ tiên chúng ta đã bị cướp lấy đem về Tàu xử dụng và tiêu hủy. GS Lê Hữu Mục cũng cho biết là "Thơ phú, câu đối của Việt nam vào tay họ, người Tàu đạo văn rất nhiều."
V- NGUỒN GỐC NÔNG NGHIỆP CỦA BÁCH VIỆT
Trở lại vấn đề giữa hai sắc dân Trung Hoa gốc Mông Cổ du mục và TH gốc Bách Việt nông nghiệp sống định cư trên Hoa Lục, thì thật dễ hiểu rằng nguồn gốc nông nghiệp của Trung-Quốc là do dân Miêu tộc hay man di (tên khinh miệt mà người Hán gọi Bách Việt ở lại với Tàu) dạy cho dân Hán Mông. Dân Bách Việt vốn đã có nghề nông từ lâu đời. Và các vị Thần nông, Nữ-Oa vv... tổ sư nghề nông là tổ tiên của Bách Việt cũng đã chết lâu đời trước trận Trác-Lộc, tức trước khi Mông Cổ đến lập nước Trung Hoa. Vậy nên Hán tộc gốc Mông Cổ hoàn toàn không liên can gì đến sự nghiệp nhà nông của các vị Viêm đế Thần Nông và Nữ Oa... nói trên. Và dân Bách Việt cũng đã thạo thành về nông nghiệp lâu đời từ trước khi Mông Cổ đến chiếm đất đai.
Vậy cả hai dân tộc, Trung-hoa gốc nam man Bách-Việt và Việt Nam gốc nam man Bách Việt đều là dân tộc anh em đã làm nên nền nông nghiệp từ rất nhiều thiên niên kỷ trước khi Mông Cổ đến xâm lăng đất đai lập nên Trung-Quốc ngày nay. Người Hán gốc Mông Cổ cai trị Trung-hoa lâu đời, và đô hộ Việt Nam non 1000 năm, nên lòng người nam man Trung-hoa gốc Bách Việt cũng như lòng người cổ Việt Nam dần lãng quên gốc gác của mình mà tưởng rằng văn minh nông nghiệp là do Tàu Mông cổ (Hán) khai hóa ?! Đối với dân tộc Trung-quốc thời bấy giờ, người Hán có nguồn gốc Mông Cổ là lớp quí tộc chủ nhân, lớp lãnh đạo quyền uy giàu có. Miêu tộc hay nam man Bách Việt tuy đông, chỉ được làm nghề nông, làm thợ, làm tôi tớ, làm lính và bị liệt vào hàng bần cùng, nô lệ. Như thế văn minh nông nghiệp của dân Bách Việt không phải do du mục Mông Cổ khai sáng. Đó là tàng tích công lao Bách Việt hoàn toàn. Nếu phải nói một cách công bằng thì văn minh nông nghiệp Bách Việt là tài sản chung của toàn thể Bách Việt mà Việt Nam là chủ yếu. Vậy Trung-Hoa có nông nghiệp từ thời tiền sử, sơ sử ngay từ thời vua Hoàng đế là nhờ vào dân Miêu tộc man di (tức Bách Việt) ở lại chung sống dạy cho họ.
Với Việt sử, trong hai bộ sử xưa của Việt Nam còn lại là bộ Đại Việt Sử Ký do hai sử gia Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên biên soạn dưới thời nhà Trần, và bộ Sử Ký Toàn Thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời nhà Lê đã có ghi rõ ràng:
".... Trước họ Hồng Bàng (Kinh Dương vương) còn nhiều đời vua nhưng không kể đến...(đó là các vua Phục-Hy, Đế Viêm, Đế Minh, Đế Nghi vv.)", và rằng " ...từ họ Hồng-Bàng (2879 tr. TC) dân ta cầy cấy mà ăn, đào giếng mà uống..." rằng "Vua Kinh Dương Vương nối nghiệp con cháu Thần nông, lấy con gái vua Động Đình Quân, tỏ rỏ đạo vợ chồng, nắm ngay gốc văn hóa, lấy đức mà cảm hóa dân...đó chẵng phải là phong tục thái cổ từ Viêm Đế ư ? ...."
Rất có thể chính Trần Trọng Kim và Đào Duy Anh cho rằng những tài liệu nầy là hoang tưởng là huyễn hoặc, nên không tin mà chép lại, họ lại đi tin sử Tàu. Trong lúc đó sử gia Trần Trọng Kim viết :
"Họ Hồng Bàng có vua Kinh Dương Vương (2879-258 tr.TL) là dòng dõi Vua Thần Nông có quốc hiệu là Xích Quỉ, có con là Lạc-Long-Quân nối ngôi ( 2.804 năm tr. TC)."
Ủa, đã gọi là con cháu vua Thần nông thì tại sao không rành về nghề nông mà phải đi nhờ dân gốc Mông Cổ du mục dạy vậy ?! Viết sử như vậy chẳng hoá ra là mâu thuẩn lắm sao ? Như thế, rõ ràng hai sử gia Trần Trọng Kim và Đào duy Anh chỉ biết dựa lặt vặt từng điểm trên sử của một quốc gia đã xâm lăng nước ta lâu đời và luôn có khuynh hướng chiếm, phá hoại hay xuyên tạc sự thật văn hóa tiền sử và lịch sử của dân tộc Bách việt.
Tuy nhiên nhờ vào di vật của tổ tiên để lại trong lòng đất, các học giả khảo cổ học ngoại quốc Pháp, Mỹ, Nhật, Liên Xô và ngay cả Trung Quốc, và Việt Nam đã chứng minh cho chúng ta và thế giới ngày càng thấy rõ sự thật : Rằng chính dân Bách Việt nông nghiệp mà chủ đạo là Việt Nam (Xích Quỉ cổ) đã ảnh hưỡng giáo dục lễ nghĩa, nông nghiệp và công nghiệp cho khắp lục địa Nam-Á trước khi Mông Cổ tới nhiều nghìn năm.
Theo Việt Nam cổ Bách-Việt, thì rằng, khi dân du mục Mông Cổ đánh Liên minh Xích-Quỉ của Đế Lai và Lạc Long Quân mà chiếm bình nguyên sông Hoàng Hà thì có thể coi đó là nhà Hán Mông Cổ xâm chiếm luôn nước Xích Thần (3000 năm tr.TC) và dần dà đến chiếm nước Xích Quỉ là Bắc thuộc lần thứ nhất. Lúc Tần Thủy Hoàng chiếm nước Âu Lạc của nhà Thục là Bắc thuộc lần thứ hai, chứ không còn là thứ nhất (214 tr TC). Lúc nhà Hán dứt nhà Tần bèn chiếm lấy nước Nam-Việt của Triệu Đà (Bách Việt) chia làm quận huyện: Đó là Bắc thuộc lần thứ ba chứ không còn là lần thứ hai. Lúc nhà Đông Hán đánh chiếm nước Lĩnh-Nam của Trưng-Vương là Bắc thuộc lần thứ tư. Nhưng Chính sử đã bỏ qua lý luận trên đây. Phải tính bốn lần như trên mới tỏ rỏ được việc Hán Mông chiếm nước Xích Quỉ của Việt Nam mà lập nên nước Tàu vĩ đại.
Câu chuyện "Tích Quang và Nhâm Diên sang làm thái thú tại Giao-Chỉ và Cửu-chân (2 quận lớn nhất được coi là kinh đô của Việt Nam cổ không còn là nước Xích Quỉ hay Lĩnh Nam của Nữ Vương Trưng Trắc), dạy dân điều lễ nghĩa, cưới vợ hỏi chồng, dùng cày bừa mà cày cấy ruộng....." là hoàn toàn sai sự thật. Đức Khổng Tử là người đã sống trước Tích Quang và Nhâm Diên hàng bao nhiêu thế kỷ, chúng ta hãy nghe những lời của ngài sau đây, khi một môn đồ xuôi nam đến đất Việt, đến xin Đức Khổng Tử chỉ dạy, ngài nói:
"Người Bách Việt miền nam (phía nam Dương Tử) có lối sống, tiếng nói, luật lệ, phong tục, tập quán, thức ăn uống riêng..." "...dân Bách-Việt chuyên làm ruộng lúa mà ăn, không như chúng ta trồng kê và lúa mì. Họ uống nước bằng thứ lá cây hái trong rừng gọi là trà…."
Người Việt ta cứ luôn cho trà là của Tàu, thật không biết nói sao nữa.
Một lần khác Đức Khổng Tử xác nhận :
" Những đạo lý (ngài) viết ra để dạy vua quan gốc Hán tộc và dân chúng đều là những điều đã có sẵn trong dân gian miền Nam từ trước (dân gian miền nam tức là nam man gốc Bách Việt) ".
Chính những đạo lý đó tộc Mông-Cổ hoàn toàn không có, vì với Mông-Cổ chỉ có đạo lý của sức mạnh. Vì thế Đức Khổng Tử mới lấy đạo lý từ dân gian Việt cổ, viết ra để dạy cho vua quan Hán là giòng giỏi Hán Mông Cổ. Đức Khổng Tử còn nói rằng :
"Dân Bách Việt rất thích ca múa, vừa làm việc vừa ca vè, hát đối, nói vận (vè, thơ, ca dao), lấy lá cây mang vào người, trá hình múa hát..." .
Và Đức Khổng tử cho rằng: "xướng ca vô loại, chẳng nên ca múa như dân Nam". Nên trong thời gian đô hộ quan Tàu cấm dân ta múa hát trong những ngày lễ lạc. Nhưng hát-bội hay hát-bộ (vừa hát vừa làm bộ điệu) gốc Bách Việt thì vua quan Tàu rất thích nên họ phát triển hát bộ (sau nầy lại truyền qua cho Việt-Nam phương thức hát bộ mới, được chế biến thêm. Miền Nam Việt Nam lại cãi biến thêm thành Cải Lương, Tàu lại chế biến thành cải lương Hồ-Quảng).
(còn tiếp) |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới Mon 04 Jul 2016, 02:32 | |
| Cám ơn Trà Mi đã sưu tầm và đăng bài viết hay, lý luận có căn cứ về nền mống lịch sử của Việt Nam |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới Mon 04 Jul 2016, 08:43 | |
| Luận điểm của tác giả rất mới lạ! Theo như vậy thì gần hết nước Tàu là của người Việt bị dân Hán Mông chiếm cai trị và đồng hoá.
Tuy nhiên tác giả có chỗ sai lầm là đồng hoá Bành Tổ với Bàn Cổ trong khi thực sự đây là hai người khác nhau.
Theo Tam Hoàng Thiên Kinh, sự tích Bàn Cổ như sau:
Tại núi Côn Lôn có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tánh linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người.
Sau 10 tháng 16 ngày, đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, sản xuất một vị Linh Chân hy hữu, một con người đầu tiên của thế gian, được gọi là Bàn Cổ.
Vừa sanh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, lần lần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng.
Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần.
Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả.
Ngài liền chỉ Trời là Cha, chỉ Ðất là Mẹ, muôn dân là con. Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Ðạo Quân.
Ngài tự xưng là Thiên tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân. Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Hỗn Độn thị.
Tương truyền, Bàn Cổ có ba người con là Phục Hy, Nữ Oa, và Hoa Tư.
Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi qui Thiên.
Tiếp theo thì có Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng, rồi Nhân Hoàng nối nhau cai trị thiên hạ.
Ðó là Tam Hoàng (Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng, Nhơn Hoàng) vào thời khởi thủy của nước Trung Quốc.
Nhiệm Phưởng, thế kỷ 6, đã viết huyền thoại Bàn Cổ trong quyển Thuật Dị Ký rằng:
"Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, đầu biến thành bốn ngọn núi, hai mắt biến thành mặt trời và Mặt Trăng, mỡ biến thành sông biển, râu tóc biến thành thảo mộc. Thời Tần và Hán, dân gian kể rằng đầu của Bàn Cổ là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc, tay trái là Nam Nhạc, tay phải là Bắc Nhạc, và hai chân là Tây Nhạc. Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng."
Theo "Thần tiên truyện" thì Bành Tổ là người họ Điền tên Khanh, là cháu 6 đời vua Chuyên Húc. Vua Nghiêu phong cho ông đất Đại Thành (tức Bành Thành - Từ châu) vì thế nên gọi ông là Bành Tổ. Trải qua nhà Hạ đến cuối nhà Ân, ông đã 767 tuổi mà vẫn còn khoẻ, được mời ra giữ chức Đại phu. Thuở nhỏ, ông thích điềm tĩnh, không thiết gì công danh phú quý, chủ việc dưỡng sinh. Khi phải ra làm quan, ông thường cáo ốm ở nhà không dự gì đến chính sự.
Tương truyền ông có tới 49 lần góa vợ.
Theo Trang Tử: Thiên địa mạc đại vu thu hào chi mạt, nhi đại sơn vi tiểu; mạc thọ vu thương tử, nhi Bành Tổ vi yểu. Thiên địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ ngã vi nhất.
Dịch: Thiên hạ không có gì lớn bằng cái đầu chiếc lông của chim và thú vào mùa thu; còn núi Thái thì nhỏ. Không có gì sống lâu bằng đứa trẻ chết non; còn ông Bành Tổ thì chết yểu. Trời đất với ta cùng sinh ra; vạn vật với ta là một.
Một số tài liệu có nhắc đến Bành Tổ như một tên gọi khác của Bàn Cờ, một người Việt. Họ Bàn đọc là Bàng (Hồng Bàng), nhưng theo lối đọc miền Nam mấy âm đó suýt soát nên đọc là Bành. Tương truyền mồ mả ông còn đâu đó trong miền rừng núi tỉnh Quảng Đông, ông mới được đưa vào Trung Hoa đời Tam Quốc trong quyển "Tam ngũ lược kỳ" của Từ Chỉnh và đến đời nhà Tống thì được đưa vào Triết.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| | | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới Wed 06 Jul 2016, 03:50 | |
| - Ai Hoa đã viết:
Một số tài liệu có nhắc đến Bành Tổ như một tên gọi khác của Bàn Cờ, một người Việt. Họ Bàn đọc là Bàng (Hồng Bàng), nhưng theo lối đọc miền Nam mấy âm đó suýt soát nên đọc là Bành. Tương truyền mồ mả ông còn đâu đó trong miền rừng núi tỉnh Quảng Đông, ông mới được đưa vào Trung Hoa đời Tam Quốc trong quyển "Tam ngũ lược kỳ" của Từ Chỉnh và đến đời nhà Tống thì được đưa vào Triết.
Anh Ah ới ơi, sao lại liên quan đến "lối đọc miền Nam" khi miền Nam Việt Nam chỉ có ở thế kỷ thứ 16, còn các tài liệu đã có từ lâu đời rồi ? |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới Thu 07 Jul 2016, 09:24 | |
| Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới
Bs tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh
VI - VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA NHÀ TRƯNG
Sách Hậu Hán Thư quyển 14 viết :
« Dân Giao-chỉ (thủ đô của Bách Việt phương nam) biết nhiều thủ công nghiệp, luyện đúc đồng và sắt vv... »
Sách Cổ Kim Đồ Thư, Thảo Mộc Điếm của Trung-hoa chép:
Làm Đường Phèn : "Mã viện tâu vua Tàu, Giao-chỉ ép mía làm đường phèn: Giao chỉ có thứ mía rất ngọt, đem ép lấy nước, rồi làm thành đường phèn."
Làm Giấy Mật Hương : "Giao chỉ làm giấy mật hương: Giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao-chỉ, giấy mềm, giai và thơm, ngâm nước không bở không nát" (Hình 5).
Hình 5: giấy mật hương (Viện Bảo Tàng Lịch sử Hà Nội)
Trong quyển sách ART DE LA CHINE (Nghệ Thuật Trung Quốc) của Jean Buhot "Les Editions du Chène, Paris" xuất bản tháng Tư năm 1951, tác giả viết :
"Le papier étant inventé par la Chine dès la dynastie des Háns probablement, on peut croire qu'ils connaissaient depuis la même époque deux procédés: l'estampage et l'impression... " !!??... "Giấy đã được Tàu phát minh ra từ thời các triều Hán, chắc như vậy, và người ta có thể tin rằng cũng vào thời ấy người Tàu Hán tộc đã biết 2 kỹ thuật : rập khuôn bằng tay và in ấn." !!??
Xem như vậy, thì thấy những sự hiểu biết của người Âu Châu về Trung-Hoa và Việt Nam vô cùng lệch lạc sai lầm.
Xin ghi thêm ở đây là việc sáng tạo ra đường và đường phèn từ cây mía và việc phát minh ra giấy là công lao và là văn hóa của Nữ Vương Trưng Trắc. Vì sao ? Tàu đang cai trị Lĩnh Nam, bị con cháu Hùng Vương là Hai Bà Trưng cùng mẹ là Man Thiện Trần Thị Đoan nổi lên chống cự. Sợ yếu thế, Man Thiện bèn bàn với Trưng Trắc kết sui để liên minh với Đặng Thi Sách thuộc dòng Sơn Tinh làm kế đánh Tàu. Chứ làm sao một góa phụ đi trả thù chồng mà được một lực lượng giúp rập, đánh nhanh, thắng mau đến thế. Lại thêm nữa, Vua Trưng Trắc nhà Đông Hán tự động sử sử cho làm vua 3 năm thôi. Thắng trận 3 năm thì làm được gì chứ. Xin xem đây :
Gần đây đào được trống đồng ở Vân-Nam, khảo cổ gia Tàu cũng tuyên bố ầm ỷ là trống đồng do Mã Viện và Gia Cát Lượng sản xuất ??!!. Sao họ có thể quên đất Vân-Nam Quảng-Đông Quảng-Tây lên tận Động Đình Hồ vốn là đất của nước Việt Cổ, họ cũng quên những điều đã ghi trong Hậu Hán Thư quyển 14 về việc Mã Viện phá trống đồng đúc ngựa và cột đồng theo mật lệnh của vua Hán Quang Võ. Chính vua Quang Võ nhà Đông Hán đã ra mật lệnh cho Mã Viện phải phá hủy trống đồng Bách Việt của Trưng Vương vì đó vật thần linh giúp Việt tộc chống xâm lăng. Vì thế trên đất Hoa Nam hiện tại là đất Việt cổ tìm thấy trống đồng là việc đương nhiên. Hậu Hán Thư quyển 14 chép:
"Mã Viện là người thích cưỡi ngựa giỏi, biết phân biệt ngựa tốt. Lúc ở Giao-chỉ Viện lấy được trống đồng đem đúc ngựa..." (Hình 10)
Hình 10 : Mã Viện phá trống đồng của Trưng Vương để đúc ngựa và đồng trụ Mã Viện đã phá trống đồng để đúc cột đồng trụ để chiếm cho chắc ăn phần đất từ Động Đình Hồ trở xuống Ải Nam Quan của nước Lĩnh-Nam. Và vì sợ dân Giao Chỉ lấy cột đồng đúc trống và phá hủy biên giới do Mã Viện đề ra, để chiếm lại đất củ của mình, nên Mã Viện ghi trên đồng trụ "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" để dọa dân Việt cổ. Nhưng rồi chắc là dân ta cũng đã lén lấy đồng trụ để đúc trống vì thiếu đồng, nên đồng trụ biến mất. Ngoài ra, vì cần đồng để đúc trống nên dân Việt thường đem vàng bạc ngọc ngà hạt trai, sản phẩm quí đồi lấy tiền đồng của ngươời Hán. Trước đó chính bà Lữ Hậu vợ vua Thái Tổ nhà Hán là Lưu Bang đã ra lệnh cấm bán, đổi chác tiền đồng cho dân Giao Chỉ. Riêng Mã Viện, từ khi thắng Trưng Vương, biết dân Giao Chỉ coi trống đồng như là một linh vật giữ nước. Mã-Viện, có kinh nghiệm về việc Trưng Vương ra trận dùng trống đồng thúc quân, thấy uy lực trống đồng của Bách Việt rất lớn, giúp họ đánh giặc rất hăng. Việc đúc ngựa, đúc đồng trụ chỉ là cái cớ để tiêu hủy linh vật của Bách Việt mà thôi. Vậy ai dám bảo trống đồng do Mã Viện và Gia Cát Lượng đúc thì thật là xuyên tạc lịch sử mỹ thuật Việt Nam một cách trắng trợn.
Xin xem nữa đây :
Dưới thời Nhà Trưng Vương, nước Lĩnh Nam đã có nhiều tài liệu lịch sử, luật pháp, nghệ thuật và văn chương vv.. Bằng chứng là Mã Viện đã tâu với vua Quang Võ nhà Đông Hán:
« Luật của Trưng Vương có 10 điều khác với luật Tàu, cần hủy bỏ để trói buộc họ » (Hình 4).
Hình 4: luật việt (VBTLS Hà Nội)
Các sách cổ khác của Trung quốc như Giao-Châu Ký, Tam Đô Phủ, Ngô Lục Địa Lý Chí, Nam Phương Thảo Mộc Trạng đều chép đại lượt lại rằng :
"Dân Lạc Việt trồng lúa mà ăn, dùng lá trà mà uống..."; ... "...họ biết uống nước bằng lổ mủi...";... họ nhuộm răng đen ăn trầu để giữ răng khỏi hư...» "... họ nuôi tằm mà dệt vải nhuộm màu bằng vỏ cây..."; "...họ dùng đất sét đào sâu trong đất, thái mỏng phơi khô làm thức ăn quí, dùng làm quà quí để đi hỏi vợ..."; ... "...dùng đá màu làm men gốm...";... "....dùng mu rùa mà bói việc tương lai ..."; ...."....họ dùng một khúc tre dài chừng 1 thước hơn, một dầu có trụ cao làm tay cầm, có giây buộc vào tru nối lại đằng kia mà làm đàn gọi là độc huyền cầm...".... "...họ đem tính tình các con vật mà so sánh với ngươời, rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai trời sinh con trâu, ngày thứ ba trời sinh con cọp ... (chuyện thần thoại của người Dao : gốc tích của 12 con giáp của tử vi ngày nay)".... "Họ biết tìm hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lể nặn máu ra mà trị bệnh, giác bầu, châm cứu), lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh (đốt) vv...."; ... ".... Họ rất quí các loài chim, biết tập chim biết nói, ... »... « ... họ có nuôi nhiều chim trỉ sống trên núi rất đẹp (mà sau nầy Tàu gọi là phụng hoàng)".
(còn tiếp) |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới Fri 08 Jul 2016, 02:42 | |
| Theo Shiroi thì phần viết này có phần phiến diện thêm ý cá nhân, chưa đủ thuyết phục người đọc, nhưng phải nói là tác giả có công sưu tầm các tài liệu lịch sử, bài viết nói lên một cái nhìn, một đường hướng khác cho lịch sử |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |