Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 20 Nov 2024, 15:40
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: VƯỜN VẢI LỜI AI ĐIẾU Fri 08 Sep 2017, 19:15 | |
| PHẠM KHANG VƯỜN VẢI LỜI AI ĐIẾU TƯỞNG NHỚ NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN THỊ Lộ Vườn vải oan khuất đầu bạc anh hùng thị Lộ thành con rắn hoang thành cái vạ tru di tam tộc vườn vải đời sau ai dám khóc…? Nhan sắc làm chi tài tình làm chi câu thơ ngẫu hứng sóng Tây Hồ nâng chén ngọc hồng đào gươm mài lóe sáng mảnh chiếu gon bám riết cái hào hoa thương thay dung nhan bạc mệnh thương thay Nguyễn Trãi một chiều máu ứa xó chợ Thăng Long đầu rơi như củ chuối đến con chó say máu cũng phải lè lưỡi đến con ruồi con nhặng cũng phải bay đi vương triều ngủ gật thị phi lên ngôi tiểu nhân đắc chí đâu rồi chính nhân quân tử chỉ thấy pháp trường máu bầm tím lạnh anh hùng để hận mỹ nhân ơi! Nếu Cáo bình Ngô người không viết thì bia đá kia liệu có hồn không Lũng Nhai vua tôi thề giết giặc nếm mật nằm gai tỏ chí anh hùng và kia nữa những áng văn tuyệt tác sông núi ngàn năm ghi tạc thành Đông Quan một bóng soi đêm lòng nhân nghĩa vì vua tôi, đất nước Nếu Người không gặp hồng nhan ấy Lệ Chi Viên – vườn vải có còn không trang sử máu nghìn năm khăn trắng…!
08.09.2017
|
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG Fri 08 Sep 2017, 19:21 | |
| PHẠM KHANG
HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG
Trong cái hữu hạn không định trước của một kiếp nhân sinh, dù đi bằng hai chân hay đi bằng gậy, đôi lúc có thể phải lăn lê bò toài…để tồn tại và đứng lên, người ta dù thân phận thế nào cũng phải đi qua cái hành trình không thể chối bỏ, không thể lảng tránh của đời người. Đinh Ngọc Diệp cũng có một hành trình như thế. Anh chìa tay ra đón nó, dũng cảm chấp nhận sự thách thức của thiên mệnh đã định sẵn trước ma trận muôn hình vạn trạng của đời sống. Có điều đó là một hành trình thơ, một hành trình nhọc nhằn được thể hiện qua những ghi nhận, suy ngẫm và cảm thán.Phải vậy chăng, mà tập thơ đầu sau hàng chục năm làm thơ, anh lấy tên là Hành Trình (NXB Văn học, Hà Nội -2015). Đinh Ngọc Diệp đã bộc lộ rất rõ cái nhạy cảm của mình khi chứng kiến những đổi thay ghê gớm của đời sống. Lịch sử bao cấp tù đọng và kinh tế thị trường mở, là cú hích mỹ học tạo nên diện mạo và tinh thần mới cho thơ. Hành trình cũng không là một ngoại lệ. Trong dòng chảy của thời đại, đây đó có sự bịp bợm trắng đen lẫn lộn, may thay Đinh Ngọc Diệp đã có một giọng thơ riêng không hòa lẫn. Đó là giọng thơ săm soi vào hiện thực, nhưng phải là thứ hiện thực biết nói, hoàn toàn không ngộ nhận, ngụy biện, suy đồi.
Mạo hiểm là một nửa vui thú, người làm thơ nhiều khi phải có cái mạo hiểm của thơ. Hiện thực đôi lúc diễn ra thái quá, buông tuồng như một tấn trò đời, dễ dẫn tới sự cô đơn của tâm hồn và cảm xúc. Khi ấy người ta lại cầu cứu những cách tân mạo hiểm, những câu thơ mạo hiểm. Sự khác biệt nhiều khi trong thơ là chỗ mạo hiểm này. Nhiều câu thơ của Hành trình có được cái hồn vía ấy. Câu chữ cứ quấn lấy nhau, dồn nén, tranh luận, cãi nhau với hiện thực: Nước lờ trôi, bờ lững thững Sông đi Cành vươn trời, rễ đâm vào đất Cây đi Đêm Nô-en có một người không lỡ hẹn Ngày đi Con đội khăn lùi, dẫn cha xuống huyệt Người đi (Đám tang). Một cuộc chia tay có hậu. Câu thơ hụt hẫng nỗi luyến tiếc đa thanh, đa điệu. Té ra con người không cô đơn, anh ta là bạn đồng hành với thời gian, thiên nhiên, là bạn của cả cái không thể nữa. Rõ ràng Đám tang không chỉ có con người, có sự mặc niệm không hẹn trước của tự nhiên và trời đất. Vào một chớp mắt khác, Đinh Ngọc Diệp đồng dao với trăng khuyết, với ao cạn, với Lý Bạch mò trăng, giỡn trăng mà chết. Một cái chết đẹp của thi nhân: Bao nhiêu trăng khuyết Trên hồ gương đầy Bao nhiêu ao cạn Trăng tròn đầu cây Chết khô lòng đĩa Ngày sau ai vớt Lý Bạch ôm trăng Bàn tay san hô Cào lên quả đất (Đồng dao). Tôi cứ nghĩ dại và lại càng không thể không động lòng, cái động lòng rờn rợn của câu thơ: Ngày mai ai vớt của Diệp. Cô độc và mong manh cái phận mình, phận người quá thể. Đọc xong thấy toát mồ hôi và giật mình. Qua hình dáng và vẻ đẹp của con thiên nga, anh nhận ra cái còn thiếu của con người, thật ra là Diệp mượn thiên nga để nói người đó thôi: Là quạ, chưa khoác áo đen Là thiên nga bỏ quên áo trắng…Không mảy may lòng dạ tối đen Trong toàn vẹn trái tim trong trắng Nhưng tôi vướng chút e lệ, yếu hèn ở bộ áo ngoài không trắng, không đen (Là thiên nga). Nhận về mình những vết xước, mơ hồ và nghi hoặc cái vô thường, anh tỉnh thức với câu thơ thân phận, đau đáu tâm can, nỗi niềm: Tỉnh giấc triệu năm sau nữa Em chẳng là em, dù trả giá ngần nào Em ra khỏi lòng nôi của đá Triệu đời hoa tìm huyệt chui vào (Tỉnh thức). Tâm thức ấy cũng có thể là sự day dứt, ngại ngần vô cảm của đời sống: Những cái hôn có khi thành
mỏi mệt Ngại tìm nhau trong cõi vô cùng (Em và biển), Mạt giá hoa tươi - hụt hẫng con đường…Em quẳng vào tim anh vết xước (Vết xước). Viết về biển, Đinh Ngọc Diệp có nhiều bài: Em và biển, Biển xanh cánh buồm, Tổ quốc ở Trường Sa, Bến cá chiều, Lạch Bạng đêm, Gặp biển, một mình ở biển…Biển xanh cánh buồm là bài thơ đẹp, ý tình chan chứa: Bơi giữa màu xanh vỗ sóng trên đầu Khiến mặt biển sôi lên vì khát vọng Tôi ngỡ hóa một chút gì của sóng Một chút gì mơ mộng của trời xanh. Trong bài Bến cá chiều anh đặc tả bức tranh làng biển sống động và đầy xúc cảm: Những con tàu chưa về bến cảng Nhà bên sông đã vội lên đèn Xâm xẩm nửa vòm trời phía biển Trời tím nhạt nhòa ở phía nguồn sông. Trong bức tranh hiện thực không hòa lẫn ấy, phải tinh tế lắm, nhạy cảm lắm mới nhận ra: Không đổ bóng, nước chẳng buồn gợn sóng Bến lao xao, tiếng dội xuống con thuyền. Nước buồn hay người buồn, cái ấy chỉ có thơ mới biết. Đủ thấy cái tài tình của con chữ một khi nó hớp được hồn của thi sĩ trong một trạng huống nhập thân. Đến Lạch Bạng, Đinh Ngọc Diệp không chỉ say rượu với người quê biển, mà còn say tình, say nghĩa, say cái giang hồ của thi nhân: Lạch Bạng chờ đón tôi vào đêm…Ta thập thững những con thuyền ngư phủ…Cốc rượu đầy bốc núi nhắm thành thơ (Lạch Bạng, đêm). Người ta nổ mìn phá đá để nung vôi, làm móng nhà, làm đường…Đinh Ngọc Diệp quả là đã trở thành thánh rượu khi dám bốc núi để nhắm, để “…ngật ngưỡng đến khi nào rượu hả”, rồi “đắp trăng nằm ngủ” trong vô can trời đất. Hai câu thơ kết: Anh với con đò đắp trăng nằm ngủ Tiễn mình tôi về bến cuối cùng – thật ra chẳng có ma nào tiễn nhau ở đây cả và không biết cái bến cuối cùng kia là cái bến nào, có giống như bến My Lăng trong thơ Yến Lan? Phải chăng con người ta sinh ra là đã đánh mất cái bản thể, lăn lộn trong tha nhân, nhận lấy cái cô đơn dằng dặc giữa cuộc thế bể dâu. Dễ nhận ra biển của Diệp là biển đa đời sống, đa cung bậc, đa đoan như phận người gió bụi. Ấy là thứ biển không bao giờ chết, mãnh liệt và dữ dội, không đầu hàng, dịu dàng như thể không dịu dàng hơn được nữa.
Biển, sóng, trăng. Cái bộ ba chân kiềng này trong Hành trình rất có duyên với Đinh Ngọc Diệp. Có phải do anh ở gần biển, mấy bước chân là tới biển, nên anh luôn có biển ở bên mình, luôn nghe thấy tiếng sóng và nôn nao cùng với sóng với biển mỗi khi đợi trăng lên. Biển của anh là biển đa khuôn mặt, đa thanh, đa đời sống. Nào là “Biển sôi lên vì khát vọng”. Lúc khác biển lại: “Biển lặng se nhưng gió sắp điên cuồng”. Với sóng, Đinh Ngọc Diệp vẽ ra cả một không gian tinh thần bao la, rộn ràng với bao sắc thái: Sóng vô tư; Sóng hồn nhiên; Sóng ca hát; Sóng xôn xao; Sóng tiến lui nghìn thuở. Sóng cũng có số phận, một số phận gắn kết cái vô cùng của trời đất với cái xù xì, xô bồ, rên xiết của thực tại. Trăng của Đinh Ngọc Diệp không phải là trăng của thi sĩ họ Hàn, càng không phải là trăng của thánh Đổ Phủ, thánh Lý Bạch. Anh hội ngộ với trăng qua những tình thế của xúc cảm. Đó là lúc nhà thơ ủy mị nhất, đa đoan nhất, dễ bị khuất phục nhất. Đơn giản trăng vừa là đích đến của khát vọng, vừa là nơi neo đậu những ngẫu hứng bất thường, những ngẫu hứng không được báo trước của Đinh Ngọc Diệp: Cát biển mặn, trăng gió lùa qua tóc Sướng cùng ai trăng gợn u hoài…Trăng vung vãi ánh vàng như mỗi lúc Bịt mắt người che hết kiếp mồ côi (Một mình ở biển).
Những lát cắt đời sống trong Hành trình là những va đập mà Diệp ngộ ra, rồi cầm lòng mặc cho thơ dẫn lối. Cũng có lúc Diệp rơi vào trạng thái quẫn bách, bất bình, hét to lên trước hiện thực. Đấy cũng là lúc lương tâm nhà thơ lên tiếng, bênh vực lẽ phải, phê phán cái bất công, cái tục vô lối của đời sống. Thật bất ngờ, anh nhìn ngọn núi như một nhà tu hành đã tu thành chính quả, thành giá trị tâm linh vĩnh hằng, bất diệt trên chín tầng trời; những kẻ nổ mìn hủy hoại môi sinh chỉ chuốc lấy tiếng nổ vào giữa mặt mình: …Núi biến hình đi, dành tiếng nổ cho người (Ban mai). Với bài Trở về, Đinh Ngọc Diệp thẳng thừng phơi bày sự chông chênh của sứ mệnh người nghệ sỹ trước thách thức của đời sống thường nhật. Cho dù nghệ thuật, cái thiên chức nghệ sỹ cuối cùng đã thắng, có khi lại dẫn đến cái bi kịch đời sống của người nghệ sỹ lồng trong hình tượng bi tráng của chính lịch sử mà anh ta thể hiện. Ai nhận ra anh buổi sáng hôm sau Đếm trứng trao tay giữa trời thật, giả Nghĩa sỹ đêm quan phút xuất thần rực rỡ Một đi không trở lại
bao giờ? Thơ Đinh Ngọc Diệp nhuần thắm sự tha thứ. Khi đã biết tha thứ thơ chắc là cười nhiều hơn khóc, biết cảm nhận sâu sắc và dễ cảm thông với người khác. Đinh Ngọc Diệp không trói chặt nỗi sợ hãi trước những nghịch cảnh éo le, cạm bẫy của đời sống, ngược lại thơ anh mạnh dạn lột trần bản chất của những éo le, cạm bẫy ấy trong một cái nhìn chính trực, khoáng đạt, có lý có tình. Tôi nghĩ đó là cách duy nhất để tạo ra lối thoát cho chính mình và cho cả thơ. Đinh Ngọc Diệp không phải lúc nào cũng cho mình là người có lý và chỉ duy nhất anh là người có lý. Nếu như vậy, Hành trình không tránh khỏi bị người ta lên án là thứ thơ xác ướp, là thứ thơ độc tài. Anh cân bằng âm dương bằng lời thơ, khí thơ có nhiều món của cuộc sống hơn, do đó Hành trình gần gủi và dễ kết thân với đông đảo đối tượng người đọc. Tiêu biểu là bài Hành trình, trên một toa tàu chen chúc, bẩn thỉu, người ta vẫn còn đó sự cảm thông, chia sẻ với cô gái bán dừa có giấc ngủ hớ hênh:..Cô bán dừa thiếp ngủ Ngồi chán lại nằm, choán giữa chiếc bì gai Đôi người mỉm cười quay đi chỗ khác Toa đen bỗng chốc hóa toa nằm Một chút hớ hênh để tạm quên đời thường mệt nhọc
Ngẫm lại mình, có lúc thế này chăng? Nếu chỉ có sự đua tranh vô cảm mà không có sự cảm thông để tồn tại một triết lý sống đẹp thuận theo quy luật sinh tồn, có lẽ toa tàu ấy (giống như một xã hội đang vận hành) đã nổ tung cùng với trái đất này!
Hành trình ôm chứa những câu thơ Diệp viết về tình yêu nồng nàn, chân thật và biết ơn đến ngạc nhiên: Trái tim cân những xô lệch đời thường Vì em đập rộn yêu thương cuồng nộ Trong đời thực có em ngày bão tố Tâm bình yên mượn gió để thăng bằng (Nói với em). Hoa cúc vàng mùa thu là một bài thơ tình mơn man, đẹp lung linh: Em không về. Mùa lặng lẽ hương say Mùa rong ruổi heo may vàng lối cỏ Mùa nghiệt ngã bứt đi từng chiếc lá Mùa sinh sôi hoa thắm thủy tinh vàng…. Diệp viết vào thời kỳ đầu, khi ấy anh hãy còn trẻ lắm. Nhạc và lời, tình và ý hòa vào nhau, tan chảy, hát lên những giai điệu của tình yêu tuổi trẻ nôn nao, dào dạt: Không được cùng em đi mỗi bước đường
Nhưng hoa cúc…hoa cúc vàng cứ nở Chỉ mình anh với tim mình để ngỏ
Khắc nghiệt, dịu dàng thu ấy cứ đầy lên!
Có lúc anh nhận ra cái bi kịch hai mặt của tình yêu và nỗi nhớ. Ta yêu nàng nhưng nàng đâu có dễ hiểu lòng ta: Nỗi nhớ vót thành gai Em bước qua thẳng lối…Bọt xà phòng em gội Là tình anh tan trôi (Yêu).Thấp thoáng câu thơ đã thấy cái hiện sinh, cái đời thường ló mặt. Bọt xà phòng em gội, có người bảo sao Diệp viết ác thế. Câu thơ vừa như trách móc, vừa như bị người ta phản bội, vừa ngây ngây ngất ngất cái mùi da thịt. Đùng một cái, liền sau đó anh trở về đúng nghĩa là kẻ si tình, van tình qua những câu thơ bao dung, nhường nhịn: Mai có người đón rước Chỉ mình anh u hoài Nếu được tan thành đất Đợi bàn chân em thôi Người nỡ làm em khó Em hãy thương lấy người! Yêu là con dao sắc Khi đã ôm trong đời. Đấy là cái bi tráng của cuộc tình trong xô đẩy khó cưỡng của hiện thực. Yêu là con dao sắc, khó có thể coi là một minh triết. Có điều con dao tình ấy nào đâu có dễ để được ôm! Cái có lý và cái vô lý của tình yêu là như thế. Không có nụ hôn mà chỉ có con dao tình. Một phát hiện mới của Diệp chăng? Ở một lúc khác, trong cái cuồng thường trực của loài thi sĩ, Diệp hân hoan nổi hứng: Có em là cây bút cháy hồn thơ (Bất chợt), Có em mài đung đưa (Mùa xuân xa). Đong đưa đã quá đi rồi, đã lên đồng cái lã lơi, ma quái, dễ dìm chết người lắm. Thế mà Đinh Ngọc Diệp còn vót thêm, giũa thêm bằng một động từ mài ông cụ ông kị của họ nhà dao búa, tạo nên khí sắc câu thơ linh diệu, vượt ra ngoài không gian tồn tại của nó, bập vào căn vía, thức tỉnh và lưu giữ trong tâm người ta là vậy.
Với cha sinh Đinh Ngọc Diệp có Chút đắng cho mùa xuân. Chút đắng là hương vị thuốc nam mà cha anh đến cuối cuộc đời vẫn dồn tâm, dồn chút lực tàn ngọn bấc chữa bệnh cứu người. Cái vị đắng thảo thơm của một nhấn cách, bậc sinh thành ra anh: Đến tuổi già, càng sống thật niềm vui Thuốc vẫn đắng cho mùa xuân dịu ngọt Trước xuân nay, ai thấy lòng đắng đót Cùng góp thêm vị thuốc cho đời.(Chút đắng cho mùa xuân. Với mẹ, thơ Đinh Ngọc Diệp ngân lên những câu thơ biết ơn, nhân nghĩa đầy cảm động. Diệp mượn hình ảnh, nỗi lòng, tình yêu của anh đối với mẹ để nói về quê hương, về những làng Mau, làng Kè, hồ Cỗ, những Hộ Thôn, những Tân Trào trứng nước của xứ Thanh. Vóc dáng và khuôn mặt quê hương trong thơ Đinh Ngọc Diệp thật đẹp mà cũng thật tình:
Một dải sông Chu vòng lượn đất quê mình Nôi cách mạng năm nào mẹ nhớ
Để con về hôm nay còn nguyên nợ Với tiếng à ơi lắng đọng ở trong hồn…
(Với quê hương)
Quê hương sẽ bất tử và lưu lại mãi nơi hình tượng người mẹ một nắng hai sương, một đời hy sinh dâng tặng: Ngực mẹ teo gầy khi đòng đòng ngậm sữa Đất đai này cho lúa đến sinh sôi…Lưỡi liềm ấy như vầng trăng soi tỏ Trăng sẽ tròn, bông lúa trỗ thần tiên (Với quê hương).
Phải chất ngất cái hồn quê đời đời kiếp kiếp sâu nặng và thấm đẫm đến mức nào mới mong có được những câu thơ lay động lòng người đến thế.
Tôi cứ nghĩ khi Đinh Ngọc Diệp dấn thân trên đường đời, chắc số phận mách bảo cho anh ta biết cái giới hạn của anh ta nằm ở đâu. Và ở đâu anh ta có thể trú ngụ lâu dài nhất. Tôi cầm chắc, với Đinh Ngọc Diệp đó là thơ. Mặc nhiên không thể khác được! Tôi lại nghĩ, cái ảo vọng cuối cùng của ta là tin rằng mình không còn ảo vọng gì nữa. Với Đinh Ngọc Diệp thơ là cái ảo vọng cuối cùng của anh ta chăng? Không. Thơ đối với Đinh Ngọc Diệp đó là sinh mệnh sống. Một lá số đã chờ và định sẵn. Một lá số thơ mà Diệp không thể chối bỏ trong tử vi, bát tự. Đinh Ngọc Diệp từ khi còn tuổi trẻ cho đến hôm nay mỗi khi có điều kiện, không gian là anh đọc thơ như người lên đồng: Cốc rượu đầy bốc núi nhắm thành thơ (Lạch Bạng, đêm), Không làm thơ anh là người giả dối? Không làm thơ sống thật nỗi đau hờ…(Xuân không mùa). Theo anh, ngay cả khi ta chết đi thì thơ vẫn sống, bởi thơ là tri âm, tri kỷ không có tuổi: Muốn hay hãy làm người thiên cổ Cho câu thơ trẻ mãi đến không ngờ (Bão và thơ). Yêu và tự tin vào thơ đến thế là cùng. Ở đời phàm người nhát gan, ươn hèn khó có thơ đọc được. Ta có thể bắt gặp nhiều câu thơ gan góc, can đảm xen lẫn niềm cảm khái về cuộc đời, quan niệm về cuộc sống của Đinh Ngọc Diệp trong Hành trình: Thơ chảy ngược vào trong lệ ứa ra ngoài
… Đau hơn thế, tôi chẳng làm thơ nữa?
Sống giữa người chỉ nhập nhoạng bóng thôi Đau hơn thế, nếu thơ tôi giả dối
Câu xạm đen, nham nhở máu cuộc đời (Là mình)
“Xin mượn chén thi nhân rót biển.” Không phải là cách nói cuồng ngôn, ngoa ngôn, mà chính là hồn phách của người thơ đó thôi. Chỉ có thơ mới có cách nói ấy. Bởi biển thì rót thế quái nào được. Phải say và chung tình với thơ tha thiết lắm mới có cái trạng huống như thế. Biến cái không thể thành cái có thể. Đó chính là sự huyền diệu của thơ, đến tiên thánh, quỷ thần cũng phải bái phục. Thạch Qùy có câu: Tiếng ngoài lời, thơ ở ngoài thơ là lời điệp cho câu thơ trên của Diệp. Trong hoan ca sinh nở, cái diệu kỳ mà Đinh Ngọc Diệp ngộ ra không phải là một cứu cánh phi hiện thực, một cảm xúc trống rỗng mà là nhịp đập và hơi thở của cuộc sống. Qủa trứng thơ của Đinh Ngọc Diệp chỉ còn có cách duy nhất là quyên sinh để dâng tặng chủ nhân của cuộc sống này: Thanh thản trứng quyên sinh khi nứt vỏ Mà thơ bay đập cánh ở tim người. (Qủa trứng thơ). Đinh Ngọc Diệp là một trong số ít các nhà thơ đương đại Việt Nam có nhiều tuyên ngôn về thơ. Những câu thơ vắt kiệt sinh lực và gan ruột nhất hình như Diệp cũng biết để dành và chăm chút cho nó. Đơn giản Diệp coi thơ là người tình tri kỷ trọn kiếp. Nói đến phát chẩn, người ta nghĩ ngay đến một cái gì đó được cho theo kiểu “Tình cho không, biếu không”. Với Đinh Ngọc Diệp, nghiệp thơ gặp muôn sự lạ, khi thơ được thù lao, được tưởng thưởng xứng đáng khiến bao bậc trí giả, tao nhân mặc khách trong thiên hạ cũng nhỏ giải phát thèm:
Thơ anh như hàng phát chẩn Phải nhờ bạn mở cửa kho
Giá thơ mời rượu làm khách
Say thơ, rượu ủ ngực mềm Vì em, thơ bày đĩa ngọc
Vì thơ, trời phát chẩn em (Phát chẩn)
Một kiểu tiếu ngạo giang hồ không gươm không súng. Một dấu chấm than to tướng đến phong tình gió bụi cũng chào thua.
Các bài thơ trong Hành trình phần đa là có kết cấu ngắn. Cách thả câu rất tự nhiên. Con chữ đa nghĩa trong nhiều bài được anh sử dụng một cách tối đa. Người ta nói, thơ giống tính tình con người là thế chăng? Ngoài đời Đinh Ngọc Diệp ít nói, khi bắt buộc phải nói thì thường là người khác không thể nói hơn được nữa. Thi tài của nhà thơ thường biểu hiện rõ nét nhất ở lối đi riêng của mình. Người ta nhận ra Đinh Ngọc Diệp có cuộc sống thơ không xa lạ, với những sóng ngôn ngữ cô đọng, va đập và xô đẩy ào ạt, nâng thơ lên tới đỉnh của ý tưởng, rồi lan tỏa, bắt chết những câu thơ chốt ở cuối bài. Thơ Đinh Ngọc Diệp những câu kết bài thường đạt tới cái đắc địa nên hay là thế. Trong trình ý và diễn nghĩa, Đinh Ngọc Diệp thường luyện công cho thơ ngắn lại, loại bỏ không thương tiếc lối mòn sáo, những mỹ từ không có cánh. Nói tóm lại, anh biết cách giải quyết những cám dỗ của ngôn ngữ thơ. Tuy nhiên, sự hoàn chỉnh thái quá nhiều khi là cái chết của thơ. May mắn thay, Hành trình không vướng vào cái chết oan ấy. Nhiều bài thơ của anh người đọc có quyền suy diễn và viết thêm. Thơ Đinh Ngọc Diệp không lan man, không dài dòng mà vẫn mở là vậy. Đinh Ngọc Diệp sẽ còn phải đi tiếp hành trình của mình, bởi thống khổ, sung sướng, thành danh và cả bóng tối của tâm hồn nữa là sự kéo dài tưởng như hết kiếp của một đời người, một đời thơ.
Gấp Hành trình lại, tôi nghĩ về một lát cát phẳng, ở đó đã hội đủ vô vàn ý niệm, những định lý, định đề, những va đập không thể cưỡng được của đời sống và cả sự nhầm lẫn, ngộ nhận của con người. Thơ Đinh Ngọc Diệp cũng không tránh khỏi mâu thuẫn bắt buộc này qua sự vật vã đau đớn. |
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: NHÀ VĂN NHÀ BÁO LÊ TỰ VIẾT VỀ PHẠM KHANG Fri 08 Sep 2017, 19:26 | |
| PHẠM KHANG NHÀ VĂN NHÀ BÁO LÊ TỰ VIẾT VỀ PHẠM KHANG ĐỌC “NHỮNG CÂU THƠ ĐỢI SÁNG” CỦA NHÀ THƠ PHẠM KHANGVới 14 đầu sách vừa tiểu thuyết vừa thơ, Phạm Khang cũng có thể được xếp ngồi vào mâm dọn ngoài sảnh trong làng văn chương xứ Việt.Điển trai, phong độ đúng chất đàn ông, học chính quy tận trời tây để rồi chuốc lấy cái vất vả suốt ngày vặn vò với chữ nghĩa,một thứ ma thuật, khổ chưa!Phạm Khang là gã đàn ông tóc dài, da trắng, môi đỏ như một chàng hiệp sĩ. Phạm Khang đa tài và cũng đa đoan, mỗi vần thơ được viết ra từ một nét tình, một bài thơ được viết ra từ sự mất mát vô hình đầy luyến tiếc. Một cái quẫy đuôi dưới nước dù chẳng nhìn thấy gì, nhưng ta có quyền phán đoán đó là một con cá to, hoặc có thể là một con lươn, con rắn mặc dù chúng chẳng quẫy đuôi bao giờ. Còn với Phạm Khang thì chắc chắn sẽ đoán rằng cái quẫy đuôi kia là sự oán hận của một cô gái thất tình, cô đã bị một kẻ trai lơ ruồng rẫy sau khi chiếm mất cái quý nhất của nàng.Thơ đã dày vò Phạm Khang, dày vò tan nát. Hình như đã có một cái vong của một nhà thơ từ kiếp trước không thành danh nhập vào Phạm Khang khiến anh ăn không ngon, ngủ không yên vì thơ…Anh gào thét, vận lộn, vặn mình, khóc hu hu trước hình bóng mẹ già đang liêu xiêu đi trên đoạn cuối con đường đời, khi trong bầu vú không còn một giọt sữa. Ta hãy đọc mấy câu viết về mẹ của anh: “Vạt áo mẹ ta bạc trắng vắt sang chiều/ Con đường làng dài cong đòn gánh/ Bữa chợ bữa đồng lo sấp mặt…hoặc: “Không biết mẹ đau ngày thiếu hạt/ Mắt rong rêu xanh xám vết nhăn dài/ Cua ốc thương phận nghèo lóp ngóp/ Mẹ nuôi ta bằng hào phóng đồng làng…”Với Phạm Khang hình bóng mẹ là sự quy phục tâm linh bởi đấng sinh thành cao vời vợi chẳng có gì so sánh, hình bóng mẹ được nhà thơ nén vào lòng, giữ mãi cho muôn sau: “Bây giờ mẹ như cánh trăng mỏng/ Bỏm bẻm lòng ta ấm miếng trầu/ Chớp bể mưa nguồn ta có mẹ/ Ơn sinh thành xin giữ tới muôn sau”.Có thể nói, mảng quan trọng trong thơ Phạm Khang là mảng “tôm cua, ốc, ếch và bùn đất, rong rêu…”, đó là mảng nhà quê mà dù bao nhiêu năm sống ở thành thị, đi khắp thế gian vẫn không thể quên. Có những tập thơ như tập “ Những câu thơ đợi sáng” in năm 2009, Phạm Khang đã dành hơn một nửa viết về mảng quê mùa. Đôi bắp chân trần của cô gái quê trắng như ngà như ngọc những vẫn có những vệt bùn non, mấy cánh hoa bèo tấm. Đọc tập thơ này tôi bỗng nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên đồng, tiếng ếch gọi bạn tình ồm ộp trong cái ao làng, tiếng cá chép vật đẻ ngược dòng soàn soạt.Mở đầu bài Phù Vân anh đã viết: “Phù vân cạn chén sông đầy/ Neo câu hát dặm sình lầy ốc cua”. Chính nhà thơ đã tự nhận mình trong bài Khúc Quê: “Tôi đứa con của vùng chiêm trũng/ Tuổi thơ xanh xao mầu năn lác/ Rét tháng chạp vịt trời giăng mắc ruộng/ Tôi theo cha bẫy vịt giữa đồng làng”.Cùng với rong rêu, tôm cua, ốc ếch, con đò, bóng cá, tăm chim…trong thơ Phạm Khang còn nhàu nhã những khuôn mặt bất hạnh khổ đau trên cõi nhân gian. Đó là chất đáng quý của người quân tử. Ít ai lần đầu gặp Phạm Khang lại biết được sự thương kẻ hèn mọn như thể thương chính bản thân mình. Đọc mấy câu thơ trong bài “Cơm bụi” nhiều khi lại thấy thương tác giả hơn bởi đa đoan đa sầu đa cảm: “Một ngày hai mươi bốn tiếng đồng hồ/ Cái dạ dày nhẩn nha góp nhặt/ Lếch thếch nắng mưa/ Lếch thếch miếng đời cơm rơi cơm vãi/ No lòng quán bụi ta say”.Đời mà đa đoan là khổ, khổ ngay trong tư duy, khổ toàn diện, tuy nhiên đó mới chính là phẩm chất cao quý nhất của một “người thơ” như Phạm Khang.Như một gã thợ mộc, Phạm Khang vác đồ nghề lao vào rừng chữ nghĩa chặt đẽo, gọt giũa, và dùng pháp thuật thổi một phép nhiệm mầu vào những tứ thơ, vặn cổ một câu dân ca, ghè đôi ghè ba thoáng cảm xúc riêng tư nhúng vào bát dấm, nhét vào miệng nhai ngấu nghiến như nhai món nem sống. Để rồi Phạm Khang đã có một cái gì đó của riêng mình, điều này chỉ có thể cảm nhận khi đọc những câu thơ của anh, chứ không thể nói thành văn được.Đêm. Đó là khoảng hãi hùng, có giết người, có hiếp dâm, có cướp của, có bàn tay của kẻ mạnh giật miếng ăn khỏi mồm kể yếu, đó là sự thật. Không như những người vô thần, Phạm Khang đã nhìn vào đêm bằng ánh mắt bao dung thiên hậu, và thấy những điều bình yên, thấy một nụ hôn tình, thấy bà tiên cứu nhân độ thế. Hãy đọc mấy câu trong bài “Những chuyện kể trong đêm” của anh: “ Một Thạch sanh hào hiệp/ Một cô tấm nghèo trở thành hoàng hậu/ Một cây khế tung cánh đại bàng/ Cái thiện lên ngôi/ Lòng tham không chỗ đứng”.Vâng. Chỉ có thể viết ra những câu như thế từ một trái tim rất đại chúng, bao dung. Phạm Khang đã cho nhân loại một điều ước, một điều ước sẽ biết cả thế giới thành một bài thơ tình hay nhất trong mọi thời đại, một bài thơ có sức mạnh hơn một vạn quả bom nguyên tử. Mỗi con người nhỏ nhoi trong nhân gian phải thò tay vào kích nổ bài thơ hạnh phúc, không kẻ nào được phép đứng ngoài, thậm chí chỉ là trong ý nghĩ.“Đối thoại với thơ” đó là tiêu đề bài thơ cuối cùng trong tập “Những câu thơ đợi sáng” của Phạm Khang. Bài thơ nặng như một tảng đá mọc chênh vênh trên sườn núi, nó mà đổ xuống sẽ đè chết vạn người. Nhạc của bài thơ này lại nhẹ như một làn mây ngũ sắc, bay vật vờ tìm nơi trú ngụ mà chẳng biết trú ở đâu. Đọc bài này những người yếu tim sẽ khóc, sẽ khóc vì sự tồn tại, một canh bạc lớn nhất đời người, đặt vào đó toàn bộ say mê đẻ rồi nhặt được sự hư vô, nhặt được một cục nước đá lạnh lẽo có thể dùng chườm trán giải rượu cho kẻ quá chén trước cuộc chơi. Một tiếng nổ đinh tai nhức óc, bài thơ biến thành một cô gái điếm vô cùng xinh đẹp, chìa tay kéo tác giả về phía cuối trời. Nơi đó hai người làm tình với nhau. Xin trích 4 câu cuối bài thơ này: “Thôi xin biệt những ngày hoang vu mơ mộng/ Về bên em sống thật giữa nụ cười/ Lại đối thoại với cuộc đời bề bộn/ Lại kiếm tìm dăm ba chữ lang thang”.Con đường thơ ở phía trước rải đầy chông gai, cả những chiếc đinh thép nữa, Phạm Khang ơi, bạn vượt qua nó thì máu nơi gan bàn chân phải ứa ra đỏ lòm. Mong chờ từ bạn một câu thơ mới! 08.09.2017 Lê Tự |
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: TÌNH YÊU VÀ NỖI ĐỜI, NỖI NGƯỜI TRONG THƠ LÊ HAI Fri 08 Sep 2017, 19:46 | |
| PHẠM KHANG TÌNH YÊU VÀ NỖI ĐỜI, NỖI NGƯỜI TRONG THƠ LÊ HAI Lê Hai dịp này có quà mới cho bạn bè. Thật ấn tượng đó là tập thơ “Tiếng vọng của dòng sông”, chọn lọc từ những sáng tác gần đây của anh. Là người luôn biết làm mới cho mình, tập thơ này của Lê Hai thấm đẫm trong đa nghĩa tình yêu và nỗi đời, nỗi người. Tập thở mở ra bằng một câu chuyện kể, một câu chuyện kể khó cưỡng của hiện thực: Có một ngày đá nôn nao Cỏ tơ non, lá cỏ nào cũng xanh Em ùa cơn khát vào anh Như hương thơm quả chín cành đung đưa (Có một ngày)
Lê Hai vẫn thế, cả đời chỉ có duy nhất một khát vọng được yêu, được sống thật là chính mình. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đủ nói lên bản lĩnh dám sống, dám dấn thân của anh. Anh đã gặt hái được nhiều trong sự dấn thân can đảm của mình, bất chấp ngay cả khi rơi vào những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất, dễ buông xuôi nhất của số phận. Người ta dễ nhận ra từ những câu thơ giằng xé thân phận và đau đớn của anh: Quá khứ mình anh cố quên Bấy lâu nay đã ngủ yên dưới mồ … Lối mòn vết cũ ngày qua Gian truân lẫn với câu thơ đượm buồn … Bốn mươi tuổi đi tìm sự nghiệp Chưa yên chỗ làm chưa trọn chốn nương thân (Nói với em)
Cảm giác chông chênh, vừa thực vừa mơ. Có một cái gì đó không ổn của phận người, của sự tồn tại bản thể. Mong manh và dễ làm cho người khác phải động lòng có nguyên do từ những câu thơ ứ nghẹn nỗi đau đời ấy. Sự sống sót của nhà thơ ở đời sống này có tỉ lệ cực thấp, bởi họng súng và thòng lọng luôn giăng ra rình rập. Chao ôi! Nhà thơ và tên lái súng, nhà thơ và kẻ lợi quyền…sẽ là sân giác đấu quyết liệt cuối cùng, để tìm ra đâu là lòng tốt, đâu là nhân cách của chính nhân. Thơ tình của Lê Hai là thứ thơ viết ra từ gan ruột. Anh tự sự với nó bằng chính những gì mà đời sống tình cảm của anh nếm trải: “Bàn tay em nắm tay tôi/ Sát bên nhau vẫn thấy vời vợi xa/ (Có một ngày). Đó là bởi yêu người mà tự vấn ra như vậy. Cũng có thể đó là cái nghiệt ngã, thử thách của cuộc yêu, hay nói rộng ra là khát vọng đời thường mấy ai vươn tới được.
Người đi tìm tình yêu nhiều khi phải biết vượt qua được cái tầm thường của cuộc đời gió bụi. Đó là lúc tình yêu được nâng lên ở một tầm cao mới khi mà nhận thức của người trong cuộc đã hòa nhập vào cái thiên chức tự nhiên, hào phóng, vĩ đại của trời đất, của tấm lòng con người. Đó là sự khác biệt giữa trống rỗng và đủ đầy, giữa dũng cảm và hèn nhát. Nói một cách khái quát hơn đó là thứ tình yêu đích thực của tính người, của mơ ước và hiện thực bay bổng trong một đời sống có ý nghĩa khiến bao kẻ tục phải thèm muốn: Ngoài kia là nắng và gió Là sự tầm thường vây bủa Sự tầm thường luôn ngửa bàn tay Ta vô tư thả hồn ta vào đó thật đủ đầy Trong khoảnh khắc bàn tay kia nắm lại Lúc ấy chẳng còn khuôn mặt và ánh mắt nào vây bủa quanh ta
Rồi ta quên như một trò đùa Bởi đã có em nên mọi chuyện kia chỉ là vặt vãnh Sự giàu có của ta, niềm tin của ta ẩn giấu vô hình nơi thẳm sâu hồn hai đứa (Không đề) Hay, ấn tượng và khúc chiết. Lê Hai viết như thế thì tình yêu đã vượt ra ngoài cái khung tranh thân xác, trở thành đức tin để cứu rỗi những suy nghĩ ung nhọt, cặn bã, gột đi máu mủ của lối nhìn ích kỷ, tăm tối để mong được làm nô lệ của thần ái tình bao dung và cao cả. Ở một trang khác Lê Hai tự thú: Xin chắp tay trước bão đời đang giật Bởi trên cành vừa nhú những chồi non (Nói với em)
Sự thức tỉnh có ý thức. Hay đó là tiếng đập của một trái tim biết nâng niu và gìn giữ cái đẹp. Một mỹ học thơ. Một nhân cách sống. Đó là điều ta rất dễ nhận ra ở Lê Hai gần như trong toàn bộ các tác phẩm thi ca đã xuất bản của anh. Vào lúc tỉnh táo và ngộ ra cái lẽ đời, cái dâu bể thấp thoáng ánh chớp phù vân, luân vũ, thơ Lê Hai thao thiết và bao dung đến lạ lùng: May may qúa may mà còn điều đó May mà còn một chút ngây ngô Không thì hết, không thì tan vỡ cả Ơi! Vầng trăng tỏa sáng sương mờ (Trăng mười sáu)
Buồn thì đã rõ. Nhưng ham sống và dâng hiến. Cực đoan không có lối thoát ở trạng huống này. Mà nghĩ cho cùng cái chết vốn là điều cũ rích. Một sự chạy trốn hoàn hảo theo thuyết tương đối của Albert Einstein, nhưng không có tự do vĩnh cửu theo Định luật Bảo tồn và Biến hóa năng lượng của Lomonoxop. Chỉ có nhà thơ mới cần “một chút ngây ngô”, bởi thơ hoàn toàn không phải là phép tính cộng trừ nhân chia để cân đo, ngả giá cảm xúc và tâm hồn con người. Thế giới của thơ là thế giới mở của cảm xúc và liên tưởng không biên giới. Tự thân thơ đã là những bài hát vỗ về, ru ngủ, làm lành mọi vết thương, kết nối con người lại với nhau. Lê Hai có nhiều chương khúc, nhiều câu, nhiều bài lay thức người đọc bởi anh đã vươn tới được cái tầm ấy.
Lê Hai là người đa cảm. Đa cảm mặc nhiên là phải đa đoan. Đa đoan mấy ai tránh được đèo bòng. Cái thực đơn khó nuốt của các vị Khổng Tử, Trang Tử, Khổng Minh… bên tảu bên tàu thời cổ đại đã gõ lên bao đầu trẻ đâu có sai ở thời bão giông, gió giật này. Lạ gì kẻ tài hoa “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” (Nguyễn Du), nên cái chuyện Lê Hai nợ thơ, nợ tình, nợ đời…khó mà tránh được. Lê Hai nhiều khi hờn giận, buồn tan nát, cực đoan thân phận, ghét thói đời ăn ở bạc, ghét cay ghét đắng thói đạo đức giả, phẩm hạnh phấn son…thôi thì một mớ rác rưởi nơi cõi trần đen trắng. Đó là lúc thơ anh như con ngựa bất kham tung vó vượt lên bể chữ để làm nên thiên chức thi ca. Đó là lúc thơ anh có nhiều câu đáng đọc, tuôn chảy trong ngữ nghĩa đa cấp và thuần khiết sự hồn nhiên.
Lê Hai là người thơ rất gần với sự khẳng khái, cương trực. Theo phép so sánh kẻ chợ thì anh là người trong đời gặp nhiều thất bại. Long đong chân trời góc bể, một ngày nào đó anh nhận ra mình là người “miền trên”, nơi đó có nhà sàn, có con phố nhỏ bên rừng bên suối…và một nửa ga cuối của tình anh. Một cái kết có hậu chăng? Có thể lắm chứ! Chỉ biết đó là câu chuyện tình rất ổn, nơi anh luôn tìm thấy bình yên ngay cả lúc anh buồn: Khi anh buồn Em đặt tay lên ngực anh Và ngước mắt nhìn lặng lẽ Ánh mắt em như ngàn câu hỏi Thầm thĩ dịu dàng Nỗi buồn qua nhanh Em áp đầu anh vào ngực Lúc ấy anh trở thành trẻ nhỏ Ngủ yên bình trong ánh mắt em (Khi anh buồn) “Tiếng vọng của dòng sông” là tiếng vọng của những hồi ức rạn vỡ, ở đó nhà thơ vừa là người trong cuộc, vừa là nhân chứng, vừa là người kể chuyện. Dù cho “Tấm thân anh bão đời quăng quật”, nhưng không vì thế mà gác kiếm, đầu hàng “Đôi mắt buồn cũng phải rực lên”. Thơ Lê Hai hào hoa, hồng loan của kiếp số. Những dòng thơ đau đáu khát vọng tình yêu và đau đời ấy sẽ có lý do để tồn tại, mách bảo chúng ta nhiều điều. Rằng một đời sống đích thực phải là mộ đời sống có tình yêu và khát vọng.Đêm nóng mùa hạ 2015.PK |
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: NHỮNG NGHI VẤN SAU VỤ TỰ SÁT CỦA NHÀ THƠ NGA–XÔ VIẾT V. MAIACOPXKI Fri 08 Sep 2017, 23:24 | |
| PHẠM KHANG NHỮNG NGHI VẤN SAU VỤ TỰ SÁT CỦA NHÀ THƠ NGA–XÔ VIẾT V. MAIACOPXKI
Ngày 14 tháng 4 năm 1930, vào hồi 10 giờ sáng, tại phố Lubianca Moskva, vang lên một tiếng súng trong căn phòng của nhà thơ Nga –Xô viết Maiacopxki. Báo chí đưa tin trang nhất: “Hôm nay, vào lúc 10 giờ 17 phút, tại căn phòng làm việc của mình Vladiamia Maiacopxki đã tự sát bằng một phát súng lục bắn vào tim.” Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc nhà thơ Nga thiên tài và đáng kính của nhân dân các dân tộc ở Liên Xô và các dân tộc trên toàn thế giới đã kết thúc cuộc sống của mình bằng một phát súng lục? Xin được tóm lược về những nghi vấn xung quanh cái chết của V.Maiacopxki từ trước tới nay để quý bạn đọc cùng tham khảo. Theo tường thuật thì sau súng nổ phải mất khoảng gần nửa tiếng xe cấp cứu của thành phố mới đến, khi ấy nhà thơ V.Maiacopxki đã chết. Những người quen và ở cạnh nhà thơ kể lại, đêm trước ngày tự sát V.Maiacopxki không ngủ ở nhà. Ông trở về nhà vào lúc 7 giờ sáng. Buổi sáng hôm ấy ông đi đâu đấy và một lúc sau ông trở về nhà bằng taxi cùng với một nữ nghệ sĩ Nhà hát Hàn lâm Nghệ thuật Moskva. Được một lúc, từ phòng V.Maiacopxki vang lên tiếng súng, sau đó nữ nghệ sĩ chạy ra. Những người có mặt tại căn phòng khi ấy nhìn thấy V.Maiacopxki nằm trên sàn nhà, nhực bị đạn xuyên thủng. Nhà thơ có để lại hai bức thư: một cho bạn bè và một cho người em gái. Trong thư ông nói: Tôi biết tự sát không phải là lối thoát, nhưng quả thật là tôi không còn có cách nào khác. Ngay trong ngày hôm đó nhà chức trách đem thi thể nhà thơ tới căn hộ ở ngõ Genđriacốp, nơi ông vẫn thường sống. Vào lúc 20 giờ cùng ngày các nhà khoa học của Viện Não đã mổ não của nhà thơ. Như vậy, người cuối cùng nhìn thấy nhà thơ còn sống là nữ nghệ sĩ Nhà Hát Hàn lâm Nghệ thuật Moskva Veronnica Polonxkaia, khi ấy 22 tuổi. 1. Nghi vấn 1: Nhà báo đồng thời cũng là nhà nghiên cứu V.I.Xcoriatin, người đã dồn tâm huyết điều tra và tập hợp được nhiều nguồn tư liệu về nhân thân và những mâu thuẫn phức tạp trong quan hệ xã hội, trong tâm sinh lý của nhà thơ đưa ra nghi vấn với câu hỏi: Liệu có kẻ nào đó đã sắp đặt âm mưu bắn vào V.Maiacopxki? Cũng theo V.I.Xcoriatin, năm 1930 tại căn hộ chung cư ở ngõ Lubianca nơi đặt phòng làm việc của nhà thơ, còn có một phòng nhỏ nữa về sau được ngăn bằng một bức tường. Nhà báo lập luận: “Chúng ta hãy hình dung, khi nữ nghệ sĩ Polonxkaia chạy nhanh xuống thang gác. Cánh cửa vào phòng nhà thơ để mở. Trên bậu cửa có một ai đó. Nhìn thấy khẩu súng trên tay hắn ta, Maiacopxki hốt hoảng kêu lên. Một phát bắn, nhà thu gục xuống. Kẻ sát nhân bước tới chiếc bàn để bức thư lên đó, đặt khẩu súng xuống sàn, rồi trốn vào buồng tắm hay buồng vệ sinh. Sau khi nghe có tiếng động, những người hàng xóm chạy sang, hắn liền bỏ trốn theo cửa sau.” Để khẳng định rằng nhà thơ đã bị bắn, Xcoriatin đã trưng ra bức ảnh trong đó thi thể của V.Maiacopxki nằm trên sàn nhà mồm mở ra kêu cứu. Nhà báo tự đặt câu hỏi: Liệu có kẻ tự sát nào kêu cứu trước khi tự bắn vào mình? Cũng theo Xcoriatin: “Ba người láng giềng tuổi còn trẻ của Maia lúc này đang ở trong căn phòng nhỏ cạnh bếp”, đương nhiên khi nghe tiếng súng nổ họ đã chạy ngay ra hành lang, nhất định họ sẽ bắt gặp kẻ vừa bước ra từ căn phòng của nhà thơ. Thế nhưng cả những người trẻ tuổi và nữ nghệ sĩ đều không gặp ai. Trong khi đó nữ nghệ sĩ Polonxkaia khẳng định rằng Maia nằm ngửa, có một vất thẫm ở bên ngực trái áo sơ mi. Sự thật thì thường trên những bức ảnh đen trắng máu luôn có màu như vậy. 2. Nghi vấn 2: Giật gân hơn nữa là có những nghi vấn cho rằng Maia bị bắn đến hai lần. Phóng viên truyền hình V.Monchanop đã không ngần ngại đưa ra giả thuyết về dấu hiệu của hai phát súng trên bức ảnh chụp V.Maiacopxki sau khi nhà thơ chết. Xung quanh việc giám định pháp y về cái chết của nhà thơ thêu dệt nhiều đồn đoán khác nhau. Người trực tiếp tiến hành mổ thi thể nhà thơ để giám định pháp y là Giáo sư V.Talaiep ở trường Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonoxop, đã bộc lộ nhiều thiếu sót của các nhà điều tra trong những năm 30 của thế kỷ XX. Không còn nghi ngờ gì nữa vật chứng có giá trị nhất mà nhà báo V.Xcoriatin cung cấp cho các chuyên gia điều tra là chiếc áo sơ mi Maia mặc trong lúc ông tự sát. Đến nay chiếc áo sơ mi này vẫn được lưu giữ và nó luôn là vật chứng sát thực nhất xung quanh cái chết bí ẩn của nhà thơ. Sau khi nhà thơ chết, chiếc áo sơ mi này được do L.Iu.Bric giữ. Vào những năm 50 bà đã giao nó cho Bảo tàng V.Maiacopxki và nó được gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Té ra từ những năm 30 cho đến những năm sau đó việc giám định chiếc áo sơ mi vẫn chưa được thực hiện. Ngay lập tức chiếc áo sơ mi được chuyển cho các nhà nghiên cứu. 3. Các nhà nghiên cứu khám phá được gì sau khi giám định chiếc áo sơ mi của V.Maiacopxki? Ngay lập tức hai nhà khoa học của Trung tâm Pháp y Liên bang thuộc Bộ Tư pháp Liên bang Nga E.Xaphonxki, I.Kudeseva, một người chuyên về súng đạn, một người chuyên về pháp y bắt tay vào việc điều tra. Việc đầu tiên cần làm là xác định xem có cái gì trong chiếc áo sơ mi không? Bởi áo sơ mi này Maia mua ở Pari và ông mặc nó lúc bắn súng. Trên những bức ảnh chụp thi thể Maia tại hiện trường người ta dễ dàng phân biệt được họa tiết của vải, kiểu may của chiếc áo, khu vực vết máu và lỗ thủng của viên đạn. Những bức ảnh này được phóng to. Các chuyên gia đã chụp chiếc áo ở hai dạng thu nhỏ và phóng to để so sánh. Các chi tiết đều trùng khớp với nhau. Biên bản giám định ghi rõ: “Bên trái ngực trước chiếc áo sơ mi có một lỗ thủng hình tròn kích thước 6x8mm.” Như vậy, giả thuyết về việc Maia bị bắn đến hai lần đã bị bác bỏ. Kết quả nghiên cứu bằng kính hiển vi, hình dạng và kích thước của lỗ thủng, trạng thái các mép của nó cho phép các nhà điều tra rút ra kết luận Maia bị bắn bởi một phát đạn duy nhất. Cần nhấn mạnh nguyên lý là, để xác định được một người tự sát hay bị người khác bắn phải xác định được khoảng cách bắn. Có ba khoảng cách bắn: Bắn trực diện, bắn từ khoảng cách gần, bắn từ xa. Nếu các nhà điều tra xác định được Maia bị bắn từ một khoảng cách xa thì có nghĩa là nhà thơ không tự sát. Tạm thời nhóm điều tra của Trung tâm Giám định Pháp y Bộ Tư pháp Liên bang Nga đưa ra một số kết luận sau đây: Lỗ thủng trên chiếc áo sơ mi của V.Maiacopxki là đầu vào của viên đạn được tạo thành bởi một phát súng bắn trực diện từ trước ngực và hơi chếch sang trái. * Căn cứ vào những đặc điểm của lỗ thủng, người bắn đã sử dụng loại vũ khí ngắn (như súng lục) và loại đạn có lực nổ nhỏ. * Vùng vải thấm máu xung quanh lỗ thủng đầu vào của viên đạn cho thấy rằng nó được tạo ra do máu phun từ vết thương, còn việc máu không chảy theo phương thẳng đứng cho thấy rằng ngay sau khi bị thương V.Maiacopxki ở tư thế nằm ngang, mặt ngửa lên trên. * Hình dạng và kích thước của vệt máu nhỏ nằm phía dưới lỗ thủng của áo và bố cục hình vòng cung của nó chứng minh rằng đó là những giọt máu nhỏ rơi từ tay phải dính máu của nhà thơ hoặc từ khẩu súng lục của ông. Việc phát hiện ra những dấu hiệu của phát súng lục bắn trực diện và thiếu những bằng chứng về sự phản kháng và tự vệ của nhà thơ cho thấy phát súng được bắn bởi chính tay V.Maiacopxki. Cái chết của nhà thơ nổi tiếng V.Maiacopxki là một tổn thất vô cùng to lớn không những đối với nhân dân Nga, văn học Nga mà còn đối với tất cả những người yêu thơ, yêu thích văn học Nga trên thế giới. Được mệnh danh là nhà thơ của Cách mạng Tháng Mười, nhà thơ Quảng trường với giọng thơ hào sảng, khí phách, nhà thơ của Công - Nông - Binh…V.Maiacopxki đã để lại một di sản văn học sáng chói, không hòa lẫn, rất riêng, hiện đại, độc đáo trong thi ca Nga và thế giới! 09.09.2017
PK…
|
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: NGƯỜI NGA NGHIÊN CỨU VỀ VIỆT NAM Fri 08 Sep 2017, 23:46 | |
| PHẠM KHANG NGƯỜI NGA NGHIÊN CỨU VỀ VIỆT NAM
Vào thế kỷ XIX đã có nhiều người Nga có quan hệ với Việt Nam thông qua giao thương, thám hiểm và du lịch. Số lượng người Nga đến Việt Nam khi ấy là rõ nét hơn so với người Việt đến Nga. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, mối quan hệ của hai dân tộc đã trở nên gần gũi và người ta ghi nhận sự hiện diện của nhiều nhân vật tầm cỡ thế giới trong hoạt động chính trị như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và những nhà cách mạng khác của Việt Nam. Những nhà hoạt động chính trị của Việt Nam lúc này có cơ hội lần đầu tiếp xúc với các nhà Đông phương học và những nhà hoạt động phong trào, hoạt động thực tiễn ở Nga có quan tâm đến các vấn đề về thuộc địa, về châu Á, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, ở Nga xuất hiện những mô tả mang tính khái quát có chọn lọc về tình hình Việt Nam; các mô tả này chủ yếu tập trung về thực trạng và diễn biến kinh tế, xã hội của quốc gia thuộc địa Pháp dưới lá cờ bù nhìn của triều Nguyễn đang bước vào buổi suy tàn. Đây là tác phẩm của hai tác giả A.A.Guber và B.M Dantsig với tư cách là những người đi tiên phong qua các nghiên cứu nghiêm túc có tính khoa học cao xuất hiện ở Nga về Việt Nam. Độc giả Nga cũng vì thế có cơ hội tiếp nhận, nắm bắt, hiểu hơn các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử Việt Nam; chủ yếu về thế kỷ XIX và XX. Không còn nghi ngờ gì nữa Viện sĩ A.A.Guber đã trở thành người đặt nền móng cho ngành Việt Nam học ở Nga. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời sau Tuyên ngôn bất hủ của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ở Nga xuất bản cuốn sách miêu tả về đất nước Việt Nam tự do của nhà nghiên cứu V.Ya. Vasilieva. Cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề xã hội, lịch sử, chính trị, quân sự trong giai đoạn sơ khai của nước Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, phong kiến. Một sự kiện đáng ghi nhớ đó là, vào những năm 1950, lần đầu tiên ở Đại học Moskva, Viện sĩ A.A.Guber đã đăng đàn bằng những bài giảng về lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại đến hiện đại. Sau sự kiện này, chương trình đào tạo về tiếng Việt và các chuyên ngành bổ trợ khác về Việt Nam đã được giới thiệu cho sinh viên và nghiên cứu sinh. Việc đào tạo các chuyên gia về Việt Nam cũng như các nhà Đông phương học được triển khai bằng nhiều cấp khác nhau, cho cả sinh viên và cán bộ. Số đông trong họ đã trở thành những nhà Việt Nam học có uy tín, tên tuổi như: A.I.Muhlinov, V.A.Zelentsov, N.I.Nikulin, G.G.Kagymov, I.A.Ognetov, Yu.K.Lekomtsev… Vào giữa những năm 1950, ở Đại học Moskva đã có những nghiên cứu sinh chuyên về Việt Nam. Họ được học tiếng Việt tại trường, họ nghiên cứu sâu rộng và độc lập hơn về lịch sử Việt Nam. Tiếp sau đó là những thành tựu của họ khi nghiên cứu về xã hội, chính trị nói riêng, về phong trào giải phóng dân tộc, về sự hình thành nhà nước và tiến xa hơn là lịch sử quân sự của nước Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Từ những năm 1960 trở đi Việt Nam học của Nga đã trở thành một lĩnh vực có sức hấp dẫn và thu hút được rất nhiều nhân tài trong lĩnh vực nghiên cứu về Việt Nam trong hệ thống các trường đại, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các nhà nghiên cứu tự do…Những chuyến đi qua lại giữa Nga và Việt Nam của các nhà nghiên cứu Nga đã tạo nhiều điều kiện cho họ làm quen với nhiều tài liệu quý hiếm, cũng như những nhận định, đánh giá, phân tích, kết luận của các đồng nghiệp Việt Nam về đất nước, con người, văn hóa, lịch sử. Kết quả là, nhiều công trình khoa học đầu tay ra đời có sử dụng nguồn sử liệu Hán – Việt, kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc rất riêng biệt của Việt Nam. Trong những năm 1960, quan hệ giữa Liên Xô và Việt Nam không ngừng được mở rộng, các trung tâm nghiên cứu chuyên về lịch sử Việt Nam ở Đại học Moskva và Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô đã được thành lập. Song hành với nó, cũng có những nhóm nhà Việt Nam học ở các cơ quan khoa học khác đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Nhiều nhà hoạt động thực tiễn ở Nga cũng công bố các công trình có giá trị khi nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về lịch sử, con người và văn hóa Việt Nam đến tay độc giả. Rất dễ để nhận ra rằng, vào những năm 1970, hầu như tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của Việt Nam đã được giới học giả Nga quan tâm nghiên cứu trên bình diện lớn và sâu rộng. Điều đặc biệt là nó được tiến hành cùng với sự tham gia tích cực, nhiệt tình, tâm huyết của các chuyên gia Việt Nam, đa phần họ là những người được đào tạo ở trên 50 trường đại học và viện nghiên cứu trên toàn Liên bang Xô viết, hơn 20 cơ quan nghiên cứu ở Leningrat và Moskva. Trong môn Việt Nam học ở Nga, các nghiên cứu văn bản học gần như phải dựa trên các nguồn tài liệu nhất định đã trở nên phổ biến ngay cả trong giai đoạn đương đại. Ví dụ: Phần lớn bản dịch ra tiếng Nga bộ biên niên Đại Việt sử ký toàn thư của Lê Qúy Đôn đã được hoàn thành và đang gấp rút cho việc xuất bản. Các bộ sử cá nhân, văn bia, sắc phong, văn học sử, gia phả…nhiều người đang miệt mài dịch sang tiếng Nga để nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi. Theo các nhà nghiên cứu Nga, vấn đề quan trọng trong Việt Nam học là việc làm quen với các tư tưởng triết học truyền thống và hiện đại của Việt Nam. Nghiên cứu về triết học cổ Việt Nam không chỉ đòi hỏi phải có một trình độ cao về ngôn ngữ mà còn phải am hiểu về văn hóa, tôn giáo và triết lý Việt Nam. A.V.Nikitin không hổ danh là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Tuyển tập các công trình triết học hiện đại do A.V.Nikitin dịch đã được xuất bản ở Nga. Giờ đây, gần như tất cả các khuynh hướng tư tưởng truyền thống của Việt Nam (trừ Khổng giáo), đều được minh họa bằng bản dịch và các nghiên cứu văn bản học sống động và tin cậy nhất có thể. Nhiều khám phá thú vị và có giá trị đã xuất hiện trong các nghiên cứu của các nhà Việt Nam học ở Nga. Đơn cử như chuyên đề nghiên cứu của A.B.Polyakov về thời điểm thành lập Văn Miếu ở Thăng Long – Hà Nội; của K.Yu Leonov về hình thái sơ khai của biên niên sử Việt Nam; hay như điều tra của A.V.Nikitin về các tác gia Việt Nam thời cổ; những người mở mang nền văn hóa Việt Nam còn chưa được biết đến. Văn học là một trong những cái đẹp mà nhân loại sáng tạo nên làm cho cuộc sống trở nên tươi tắn và đáng sống hơn. Người ta tìm đến văn học theo những cách thức khác nhau: có người với mục đích giải trí, có người để học tập, tìm hiểu, có người lại đáp ứng cả hai điều trên, hoặc cho nhiều mục đích khác nữa. Với bản chất là cái đẹp, văn học là nhịp cầu văn hóa nối các dân tộc lại với nhau, các cộng đồng, các cá nhân trên thế giới. Sự giao lưu văn hóa qua nhịp cầu văn học giữa nước Nga và Việt Nam từ lâu đã được mở rộng thông qua nhiều con đường, mà một trong những con đường chính là dịch thuật, in ấn, xuất bản, phát hành, giới thiệu các tác phẩm cả mới và cũ giữa hai nước. Ở Nga đội ngũ các chuyên gia ngôn ngữ và văn học Việt Nam rất đông đảo, cùng với những người hiểu biết sâu về Việt Nam ngày càng nhiều, họ là những người đầy tâm huyết và nhiệt tình trong công việc dịch, nghiên cứu, giới thiệu các tác phẩm văn học tiêu biểu của Việt Nam đến với công chúng Nga. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự phát triển của văn học Việt Nam chắc chắn gặp nhiều khó khăn hơn khi không còn nhận được sự bảo trợ của chính phủ hay các tổ chức đoàn thể xã hội, các quỹ phát triển và xúc tiến giao lưu văn hóa. Nhưng dù sao vẫn có thể khẳng định rằng, đến thời điểm này, ở Nga số lượng các tác phẩm văn học Việt Nam dịch sang tiếng Nga rất nhiều. Đó là các tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyên Hồng, Nam Cao, Sóng Hồng, Chu Văn, Anh Đức, Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khải, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Thơ chống Mỹ…v.v. Sự xuất hiện của nhiều tác phẩm văn học dịch này đã giúp độc giả Nga làm quen với văn phong Việt Nam, tinh thần Việt Nam, văn hóa Việt Nam ở một mức độ nhất định nào đó. Công việc dịch các tác phẩm văn chương cổ và hiện đại của Việt Nam cũng như các công trình nghiên cứu về một số vấn đề văn học được tiến hành bởi các giáo sư, các nhà nghiên cứu M.N.Tkachev, N.I.Nikulin, A.A.Sokolov, T.N.Finimonova v.v... Khi khảo sát và tóm lược tình hình, thực trạng nghiên cứu về Việt Nam của người Nga người ta không thể không nêu ra đây những đặc điểm riêng biệt của trường phái Việt Nam học của trường Đại học Moskva; một trường đại học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Đặc điểm thứ nhất: Đó là vận dụng rộng rãi các phương pháp định lượng vào nghiên cứu các văn bản và thông tin mà nó chứa đựng, có nghĩa là, hệ thống hóa và phân loại các văn bản vốn không được giải thích rõ ràng. Giáo sư D.V.Deopik là người đứng đầu cho khuynh hướng này. Những thành tựu thu được đã vượt xa sự mong đợi của giới nghiên cứu khi chúng ta soi vào các công trình nghiên cứu về lịch sử nông nghiệp, lịch sử xã hội, trường ca, và các phương pháp văn bản học. Đó là nghiên cứu trường ca Việt Nam của A.L.Fedorin, về quá trình tiến hóa của cấu trúc xã hội của V.I.Antoschenko v.v… đều thuộc khuynh hướng nghiên cứu nên trên. Đặc điểm thứ hai: Nghiên cứu về nước Việt Nam truyền thống, cụ thể là lịch sử Việt Nam đến cuối thế kỷ XIX, hiện đang trở thành một khuynh hướng áp đảo trong môn Việt Nam học ở nước Nga. Các nhà nghiên cứu Nga nhận ra rằng, làng xã Việt Nam là một hiện tượng văn hóa nổi bật và họ dồn tâm huyết nghiên cứu sâu hơn về nó. Trong rất nhiều công trình nghiên cứu ở Nga về Việt Nam đều cho thấy, vào khoảng thế kỷ XVII đến XIX, Việt Nam là một nước mà làng xã đã sản sinh ra một khối lượng khổng lồ các tài liệu. Nghiên cứu các quan hệ nông nghiệp ở các nước khác nhau trong khu vực, người Nga cũng chỉ có thể có được vài ngàn tài liệu, trong khi ở Việt Nam, mỗi làng là một kho lưu trữ các tài liệu cỡ lớn, nhiều khi chúng được liệt vào loại quý hiếm. Nhờ vào nghiên cứu làng xã Việt Nam mà các nhà khoa học xã hội Nga đã có thể nghiên cứu địa bạ trong những chương trình dài hơi, mà trong đó các kỹ thuật nghiên cứu được cải thiện và các kết quả thu được dùng cho việc tìm hiểu hững vấn đề cơ bản của lịch sử Việt Nam, cũng như những vấn đề liên quan khác của Việt Nam học. Lịch sử không có điểm dừng. Lịch sử luôn tiến về phía trước và chúng ta hy vọng rằng những công trình khoa học nghiên cứu về đất nước Việt Nam của người Nga sẽ là cây cầu hữu nghị nối liền giữa hai đất nước, hai dân tộc từ Âu sang Á trên con đường cùng nhân loại đi tới văn minh, phát triển, hòa bình và thịnh vượng!
09.09.2017
PK…
|
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: NHỮNG LUẬN ĐIỂM VỀ CÁI CHẾT TÁC GIẢ Fri 08 Sep 2017, 23:52 | |
| PHẠM KHANG NHỮNG LUẬN ĐIỂM VỀ CÁI CHẾT TÁC GIẢ Theo R.Barthes, một đại diện hậu hiện đại, huyền thoại về nhà văn như người mang phẩm chất thần thánh chuyên chở các giá trị đang biến mất. Trong văn bản không có ghi chép về quyền làm cha và cá nhân nhà văn đánh mất quyền năng đối với văn bản, vì thế không cần tính đến ý nguyện của tác giả, phải quên nó đi. Ông cũng nhấn mạnh: Ngày nay, thay thế nhà văn là người cầm bút, kẻ mang trong mình không phải khát vọng, tâm trạng, tình cảm hay những ấn tượng, mà chỉ là cuốn từ điển lớn từ đó anh ta viết ra không ngừng nghỉ những câu văn của mình. Barthes cho rằng, tác giả là kẻ nửa mạo danh: anh ta có mặt cả trước khi văn bản được viết, cả sau khi nó được hoàn thành; cuối cùng thì chỉ có người đọc mới hoàn toàn có quyền năng đối với cái được nhà văn viết ra mà thôi… Như vậy, cơ sở quan niệm của R.Barthes đó là tư tưởng về tính tích cực không giới hạn của người đọc, họ độc lập đối với người tạo ra tác phẩm văn học. Tư tưởng này không hoàn toàn mới, bởi nó có nguồn gốc từ mỹ học lãng mạn Đức (V.Humbosdt), nhưng Barthes đã đưa nó đến cực đoan và đối lập giữa tác giả với người đọc như những người không có khả năng giao tiếp, làm cho họ chạm trán nhau, chia cắt họ với nhau…như những người xa lạ… Một nhà nghiên cứu người Nga là V.N .Todorov lại cho rằng, văn bản chỉ mang tính kỹ thuật, hoặc lùi xuống là thứ đồ chơi của những ngẫu nhiên mà về bản chất xa lạ hoàn toàn với nghệ thuật. Trong khi A.Companion, học trò của R.Barthed xác định rằng, việc ai đó không thừa nhận ý nghĩa của ý đồ và tư tưởng của tác giả là cội nguồn của hàng loạt những điều phi lý. Cần khắc phục sự đối đầu không có thật "văn bản hoặc tác giả”. 09.09.2017
PK…
|
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: ĐINH HÙNG - NHÀ THƠ TÀI HOA… Fri 08 Sep 2017, 23:59 | |
| PHẠM KHANG
ĐINH HÙNG - NHÀ THƠ TÀI HOA… Ông người tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội), con một nhà nho có chút chức quyền. Ông sinh năm 1920 và mất năm 1967 tại Sài Gòn. Buổi loạn lạc ông lênh đênh chí hướng nên cái chí trai nhiều khi bất thành. Ông kết thân với nhiều bậc chữ nghĩa tót vời khi còn trẻ ở xứ Bắc…Mang cái tình ly loạn theo lốt của thời, đôi lúc lòng ông đau lắm, hờn lắm…và buồn tan nát. Nhưng mà không, nơi tâm hồn đa cảm và giàu thương mến của ông những dòng thơ cho phái đẹp mãi không lụi tàn…nó sáng lên trong từng con chữ như muốn nói rằng…ôi ta yêu nàng lắm…nàng ơi muôn thuở đâu phai…! Dưới đây xin gửi tới em thân yêu và các bạn yêu mến của tôi một bài đẹp lòng của nhà thơ ĐINH HÙNG… PK… BƯỚM XUÂN Em trở về đây với bướm xuân , Cho tôi mơ ước một đôi lần . Em là người của ngày xa lắm , Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần . Em trở về đây để nắng hồng , Hồn xưa còn đẹp ý xưa không ? Trăng tình chưa nguyện lời hoa bướm , Em chẳng về đây để ngỏ lòng . Một thời mây biếc đã trôi qua , Nay tưởng cây vàng lại nở hoa . Em chẳng mơ gì , tôi chẳng nói , Đôi hồn không biết có nhìn xa ? Tôi vẫn chiêm bao rất nhẹ nhàng , Đèn khuya xanh biếc , mộng thường sang . Nhưng rồi em rõ lòng tôi khổ , Em sẽ đi xa trước giấc vàng . 09.09.2017
PK…
|
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: MÃI CÓ MỘT NƯỚC NGA TRONG TÔI... Sat 09 Sep 2017, 00:06 | |
| PHẠM KHANG
MÃI CÓ MỘT NƯỚC NGA TRONG TÔI... Trước khi có Liên Xô thì đã có một nước Nga của PIE đệ nhất, của Sa Hoàng vĩ đại, có xứ sở bạch dương mênh mông hút tầm mắt ngoài sự tưởng tượng của chúng ta. Đó là một nước Nga giàu tài nguyên, giàu văn hóa, một nước Nga với tinh thần dân tộc cao, bất khuất minh qua cuộc chiến thắng quân đội viễn chinh lừng danh của Nanoleoong năm 1812 và chiến thắng phát xít năm 1945. Sau Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới ra đời người ta lại thấy vai trò then chốt, chủ lực của nước Nga trong Liên bang Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô). Nước Nga bây giờ vẫn là một nước Nga hùng mạnh, có vai trò rất to lớn trong phát triển, giao lưu kinh tế, văn hóa và an ninh toàn cầu. Ngay từ trong kháng chiến chống Pháp nước ta đã có quan hệ mật thiết với Liên Xô bằng các hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự. Có nhiều người Việt Nam, trong đó có tôi đã sang Liên Xô học tập và nghiên cứu, và đã trưởng thành trở về nước hoạt động trong hầu hết các ngành nghề quan trọng cũng như tham gia vào nhiều vị trí lãnh đạo then chốt của Đảng và Nhà nước. Liên Xô và nước Nga ngày nay có một vị trí quan trọng trong tình cảm của người dân Việt Nam. Đó là mối quan hệ thắm thiết, ân tình, thủy chung son sắt của Chính phủ và nhân dân hai nước trong các quan hệ song phương, là đối tác chiến lược của nhau. Tôi luôn nhớ về Liên Xô, về nước Nga của Pie đại đế, nước Nga của Lênin, bây giờ là nước Nga của Putin bằng những kỷ niệm và hồi ức sống động không thể mờ phai của một thời tuổi trẻ mê say học tập bên các bạn Nga, bên cạnh nhân dân dân Nga, bên những tâm hồn Nga bình dị, chân thật và rất đỗi yêu thương, quý mến chúng tôi, giúp đỡ chúng tôi trong cuộc sống và học tập. Nhớ về nước Nga là nhớ về những thành quả của cách mạng Tháng 10, nhớ về văn hóa, con người, thiên nhiên và xứ sở bạch dương bao la rộng lớn, đa văn hóa, đa bản sắc. Là một người làm thơ, viết văn và dịch văn học tôi cũng đã viết nhiều bài báo, nhiều tham luận, ví dụ như bài Cạm bẫy viết Puskin với cuộc đấu súng tàn khốc với Đăng Tét, viết về bức tranh Người đàn bà xa lạ của một họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng Nga KRAMXCOI và một loạt bài nghiên cứu về văn học, văn hóa và nghệ thuật Nga đăng trên báo của Trung ương và địa phương. Nhiều bài còn đăng lại ở Nga. Đặc biệt tôi có viết nhiều bài thơ về nước Nga, ở đó tôi liên hệ tới các giá trị tinh thần, các giá trị văn hóa, các giá trị mang tính tư tưởng toàn cầu mà ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10, của Liên Xô, của nước Nga đã đem lại cho chúng ta và thế giới. Vẫn còn đó cung điện Mùa Đông, những đêm trắng ở Xanh Petécbua, những nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng thế giới như Puskin, Lecsmantop, Nhecraxop, Blốc, Maiaxcopxki, Tuocgheenhep, Exinhin, Traikopxki…vân vân…
09.09.2017
PK…
|
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: VỀ MỘT QUÁ KHỨ HUY HOÀNG VÀ VĨ ĐẠI Sat 09 Sep 2017, 00:17 | |
| PHẠM KHANG VỀ MỘT QUÁ KHỨ HUY HOÀNG VÀ VĨ ĐẠI (Bút ký Triết học) Đây là thời kỳ phát triển cực thịnh của các đô thị tự do và cũng là thời kỳ chiến tranh tàn khốc giữa các lãnh đạo phong kiến cát cứ. Vào thời kỳ này, một biến động lớn về chính trị, kinh tế và thần học đang ngấm ngầm xuất hiện ở Italia. Các nước khác như Anh, Pháp và Tây Ban Nha, sau nhiều năm giành giật nhau, đã tạm hoàn thành thống nhất quốc gia. Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là I-ta-li-a. Từ đây, phong trào Văn hoá Phục hưng đã lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn. Thời kỳ phục hưng là thời kỳ vĩ đại, như Awngghen nhận xét: “Đó là một cuộc đảo lộn tiến độ nhất mà từ xưa tới nay, nhân loại đã trải qua…”. Và Italia là một điểm sáng tiêu biểu của các sự chuyển biến tinh thần cách mạng ấy. Trong những sách viết tay còn sót lại khi thành Bidăngxơ bị diệt vong, qua những bước tượng cổ đào được ở các di chỉ của thành La Mã, một thế giới mới đã hiện ra trước mắt phương Tây kinh ngạc: Đó là thời cổ Hy Lạp; trước những hình thái huy hoàng của nó, những bóng mà của thời trung cổ đã biến mất; ở Italia bắt đầu một thời kỳ phồn vinh chưa từng có về nghệ thuật, nó xuất hiện giống như một ánh sáng phản chiếu của thời cổ điển và từ đó trở đi người ta không bao giờ thấy lại thời kỳ ấy nữa. Một nền văn học mới, nền văn học hiện đại đầu tiên đã xuất hiện và trong các dân tộc La Mã thì một luồng tư tưởng tự do phóng khoáng tiếp thu được của người Ảrập và thấm nhuần tư tưởng triết học Hy Lạp vừa mới được phát hiện, càng ngày càng ăn sâu mọc rễ… Những con người “khổng lổ” đã xuất hiện, toả ánh hào quang trong lịch sử : Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học ; Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc, vừa là nhà triết học lớn ; Lê-ô-na đơ Vanh-xi vừa là hoạ sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng ; Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại v.v... Văn hoá thời Phục hưng đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến, đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ. Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn. Trong triết học, chính trị và khoa học tự nhiên ở Italia lúc này đã xuất hiện hàng loạt các nhà tư tưởng vĩ đại, kiệt xuất. Đó là những con người khổng lồ: khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình, tính cách và lòng quả cảm, khồng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt có học thức sâu rộng. Trên lĩnh vực triết học, chính trị đã xuất hiện nhiều nhân vật vĩ đại mở đường cho sự phát triển triết học, chính trị cận đại. Còn ở khoa học tự nhiên cũng xuất hiện nhiều phát kiến vĩ đại, như học thuyết nhật tâm của Cô –péc-ních, học thuyết về sự tuần hoàn của máu của Xéc – vê. Cả triết học, chính trị và khoa học tự nhiên đã thách thức với giáo hội La Mã và nhiều người trong họ đã bị giáo hội khùng bố và giam cầm, giết chóc- không từ cả việc tàn ác dã man là thiêu sống họ như trường hợp của Xéc – vê, và Gioóc-đa-nô Bru-nô … Nhưng cũng chính từ đó trở đi thì triết học, chính trị với sự mở đường của Machiavel, và khoa học tự nhiên với sự tiên phong Cô-péc-ních đã bắt đầu được giải phóng khỏi thần học, đặt nền móng vững chắc cho nền văn minh thời kỳ ánh sáng, 09.09.2017
PK… |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 3 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |