Tổng số bài gửi : 2855 Registration date : 12/10/2009
Tiêu đề: THƠ TỰ DO Wed 28 Dec 2016, 12:26
============== HÀN SĨ NGUYÊN
THI PHÁP
THƠ TỰ DO HIỆN ĐẠI
==============
Nếu Thơ Mới ra đời vào khoảng năm 1932, và phát triển như vũ bão trong khoảng 2 thập niên, để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn học, thơ ca Việt Nam, với những cái tên lẫy lừng như TTKH, Thâm Tâm, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính v.v...., thì khoảng 23 năm sau, vào năm 1955, trên các thi đàn Việt Nam bắt đầu thấy xuất hiện một thể thơ , mới hơn cả thơ mới nữa, với tên gọi là ... Thơ Tự Do.
Thật ra, có thể nói Thơ Tự Do xuất hiện từ rất sớm ở các quốc gia phương Tây : Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nga v.v...và bùng phát mạnh mẽ từ sau Thế Chiến thứ hai, như là một cách giải thoát những uẩn ức, những cô đọng, những chất chứa, được tích luỹ trong thời tao loạn. Tất cả những tích luỹ ấy dồn ép ra thành thơ ca dưới dạng phóng túng nhất của ngòi bút : Thơ Tự Do, với tất cả những phá cách tiêu biểu, như thể là một sự giải phóng của tâm hồn khỏi ách áp bức của những lệ luật, vần điệu cũ vậy.
I-Những đặc trưng nổi bật của Thơ Tự Do :
1-Về mặt hình thức :
-Số chữ trong mỗi câu không hạn định : ít nhất một từ, và nhiều thì có thể trên một chục từ. -Số câu cũng không hạn định, và không chia ra thành khổ 4 câu như cũ nữa -Không có những khái niệm về Niêm , Luật, Đối . -Về Vần : cũng không có một luật lệ cố định nào. Nói chung là vần muốn gieo ở đâu cũng được cả.
2-Về mặt nội dung :
-Thường có nhiều âm thanh, hình tượng, màu sắc đa dạng và phong phú, biểu thị bởi những cách dùng từ hết sức mới lạ, mang tính cách tân, không hàm chứa những hình ảnh cũ kỹ sáo mòn, như trăng vàng, hồ thu, giọt sầu, Tương giang, Dịch thuỷ ....nữa. Thậm chí những từ chỉ các cơ quan sinh dục, các bộ phận thân thể nhạy cảm của cả nam lẫn nữ, những vật thể bình thường hay tầm thường của cuộc đời (gốc cây, hòn sỏi,....), những sinh vật bé bỏng, li ti, gớm ghiếc (theo quan điểm cũ) như ruồi, nhện gián, nhặng .... cũng thấy sử dụng, miêu tả thường xuyên
-Thường có những khái niệm trừu tượng, siêu thực , hoang tưởng, phi vật thể, đôi khi quái dị, đan xen vào nhau thay thế cho những hình tượng cụ thể quen thuộc cũ
-Lời kết đôi khi, hoặc thường khi được bỏ ngỏ, không tròn trịa, có đầu có đuôi như thơ cũ. Để tuỳ người đọc muốn kết luận ra sao thì ra, hoặc hình dung tiếp theo hướng nào cũng được cả.
-Ý thơ thì hết sức đa dạng, không gò gẫm trong bất cứ một khuôn khổ nào, một cách phối trí cố định nào. Nhưng đa phần đều đề cập đến những vấn đề cốt lõi của nhân sinh, của kiếp người. Cũng vẫn trăn trở đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi muôn thuở : Người là ai ? Từ đâu đến ? Sẽ về đâu ? Sống ở đời này để làm gì ? Cõi cực lạc, an bình ở chốn nào ? Đi đường nào để tìm về những cội nguồn hoan lạc ấy ? Người cư xử với người như thế nào cho phải cách ? Quan hệ giữa vô biên và bản ngã là thứ quan hệ gì ? Có hay không có mối quan hệ ấy ? Và thật ra thì có vô biên hay không ? v.v.... Những chủ đề cao siêu như vậy, cách thể hiện lại khác thường, nên Thơ Tự Do thường được hiểu một cách đơn giản và sai lầm như là một loại thơ rối rắm, tối nghĩa, khó tiếp thu, khó nhận thức, khó cảm thụ, khó đọc, và khó nhớ. Thật ra thì không phải như vậy !
II-Thơ Tự Do dễ viết hay khó viết ?
Từ những đặc trưng của thể loại Thơ Tự Do nêu trên , có thể rút ra được một số kết luận như sau :
1-Một là, Thơ Tự Do rất dễ viết :
Thậm chí dễ viết đến nỗi ai viết cũng được, chỉ cần là tay ngang, amateur, tài tử, nghiệp dư cũng viết được Thơ Tự Do một cách dễ dàng Có nhiều nhà thơ nghiệp dư, mỗi ngày có thể sáng tác được hàng chục, thậm chí hàng vài chục bài thơ tự do (!), một cách vô cùng thoải mái, mà khỏi cần mất công học hỏi Thi Pháp, vần luật, tiết tấu gì hết (!). Chỉ cần mỗi một điều là có hứng, là cao hứng, nghĩ một đề tài nào đấy, và cứ để xuôi dòng tư tưởng, mạnh tay phóng bút, phang nó ra. Viết xong cũng chẳng cần phải mất công gọt giũa bao giờ (!)
Tóm lại : Thơ Tự Do rất dễ viết.
Nhưng cũng chính vì sự dễ dàng ấy mà thường là người viết chỉ cho ra những sản phẩm loại hai, loại ba, hoặc sản phẩm dạng thô mà thôi. Hiếm khi thấy được một bài Thơ Tự Do đạt tính biểu cảm cao độ, và cũng hiếm khi thấy được những bài Thơ Tự Do hoàn chỉnh. Hiếm, nghĩa là vẫn có, nhưng hoạ hoằn lắm mới có vậy.
2-Hai là, viết Thơ Tự Do cho hay là rất khó : thậm chí vô cùng khó. Tại sao ?
Thật không dễ trả lời câu hỏi này, cũng không dễ trình bày khái niệm này để ai cũng có thể quán triệt xuyên suốt, nhưng có thể tóm tắt gọn gàng như sau : Thơ Tự Do là thành tựu của thi ca hiện đại, là hội tụ của tất cả những gì cổ điển và cổ điển nhất, từ đó mà đưa đến những cách tân, vượt ra ngoài mọi thủ tục, mọi trình tự, mọi lề luật. Do đó, Thơ Tự Do là đỉnh cao thâm nghiêm nhất, vòi vọi nhất, mà người viết muốn viết thành công, không thể không hao tổn công phu, khó nhọc vậy Người xưa nói :”Nghề chơi cũng lắm công phu”. Không thể có cái gì ít tốn công sức mà lại đạt thành tựu to lớn một cách dễ dàng được cả.
Có thể dùng một số hình ảnh thí dụ để dễ so sánh, dễ hiểu hơn như sau : Theo ngôn ngữ kiếm hiệp của KIM DUNG, nếu ai có đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ, sẽ thấy Kim Dung đưa ra quan điểm “Vô chiêu thắng hữu chiêu”. Trong đó, ông lập luận rằng :
-Cấp 1 : Những người không biết gì về võ nghệ, khi đánh nhau chỉ có thể đạt mức đánh ... võ rừng, nghĩa là đánh ... loạn xạ, không đâu ra đâu cả, và tất nhiên là hiệu quả sẽ không cao. -Cấp 2 : Đối với những người đã dày công học tập, rèn luyện võ nghệ, thì mỗi khi ra đòn đều đúng theo chiêu thức, phương pháp. Tất nhiên hiệu quả đạt được sẽ cao hơn gấp bội. -Cấp 3 : Ở trình độ võ nghệ thượng thừa, sau khi trang bị trong mình đủ các loại võ công, bí kíp, người ra đòn lại đánh theo kiểu “vô chiêu”, nghĩa là chẳng cần chiêu thức nào hết, nhưng mỗi khi vung tay cất chân, đều tự nhiên theo đúng phép tắc tinh luyện, những đòn đánh thì cứ như thể là mây trôi nước chảy vậy. Tất nhiên hiệu quả của “vô chiêu” hơn hẳn “hữu chiêu”.
Đem khái niệm này áp dụng vào Thi ca có thể hiểu được dễ dàng :
-Người không biết gì về Thi Pháp, Vần Luật, Tiết Tấu giống như người không biết võ, khi làm thơ (bất luận thơ gì) sẽ chỉ đạt hiệu quả của nhóm cấp1.
-Những người làm thơ cổ , thơ Lục bát, thơ Đường, thơ Mới , đều phải học tập và nắm vững những quy luật về Thi Pháp, Vần Luật, Tiết Tấu của mỗi loại thơ. Có thể coi như nhóm cấp 2.
-Còn những người sau khi hiểu rõ các quy luật nói trên, quay trở lại làm Thơ Tự Do, chẳng khác nào những võ sư cao thủ sử dụng vô chiêu vậy. Hiệu quả sẽ rất ghê gớm. Đó là nhóm cấp 3 vậy.
Vì vậy, Thơ Tự Do tiếng rằng tự do, không theo quy luật nào cả, nhưng lại là loại thơ khó nhất, dễ viết thật, nhưng viết cho hay lại là ... khó nhất. Và đương nhiên, đây không phải là thể loại dành cho những người mới nhập môn như thường được dân gian hiểu lầm. Có thể nói, chỉ những ai lăn lộn với Thi Ca lâu ngày chầy tháng, mới hy vọng có thành tựu với Thơ Tự Do mà thôi.
III-Một bài “Thơ Tự Do hay” đòi hỏi những gì ?
1-Phải tinh gọn :
-Không được thừa những gì “dư thừa”, tuyệt đối tránh những từ “thì, và, là, mà, cũng, vẫn, để, nhưng, vì, vì thế, dù, dẫu ....v.v.....”
-Không được trùng lặp về cả từ lẫn ý ( Xin lưu ý là Điệp Ngữ là một thủ thuật Mỹ từ pháp như ánh sao trên trời, còn Trùng lặp chỉ là một cách diễn đạt tầm thường , như chân vịt trên mặt bùn vậy : Cả hai thứ “sao trên trời” và “chân vịt trên mặt bùn” đều có 5 cánh, nhưng khác nhau nhiều, nhiều lắm !!!)
-Không sử dụng những từ “lạc lõng” trong một tổng thể thống nhất.
2-Phải phong phú :
-Không được thiếu những thứ không thể thiếu : hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ẩn dụ, dẫn suy v.v....
-Phải phối trí hài hoà trong một bố cục linh động không định trước
-Những hình ảnh, âm thanh, màu sắc ấy khó hơn nữa, không chỉ là những hình ảnh, âm thanh, màu sắc thông thường, mà còn phải là biểu tượng cho một khái niệm trừu tượng, vô hình, siêu thực nào đó nữa (Con nhện, chẳng hạn, không những là một con nhện ..., mà còn phải đại diện cho một ý tưởng nào đấy phù hợp với mạch thơ nữa !)
3-Âm thầm đòi hỏi một tiết tấu phù hợp với bài thơ, ý thơ :
-Tiết tấu nhanh chậm, hoặc thúc hối, hoặc thư thả : mỗi tiết tấu đòi hỏi một thủ pháp riêng biệt.
-Tiết tấu liền lạc, du dương : Dù không có quy tắc cố định về vần (gieo vần ở đâu cũng được, tuỳ ý người viết), nhưng tính chất của một bài thơ vẫn âm thầm đòi hỏi phải có tiết tấu liền lạc, du dương. Nghĩa là các câu vẫn phải ăn vần với nhau ở ... chỗ thích hợp (!). Chỗ nào là ... chỗ thích hợp ? Chỉ những người có năng khiếu về thơ ca, hoặc những người đã từng lăn lóc với thơ nhiều năm mới biết được chỗ nào là chỗ thích hợp nhất để gieo vần mà thôi ! Và điều này cũng chẳng có một nguyên tắc nào để tổng kết được cả, thường là chỉ dựa trên ... “cảm nhận” mà thôi.
-Tiết tấu bổng trầm : Để câu thơ không vấp phải lỗi “khổ độc” (khó đọc) , cũng như để đạt được mức độ “êm tai, thánh thót”, mỗi câu thơ dù không tuân theo quy luật nào đi nữa, vẫn phải âm thầm chấp nhận quy tắc “DẠNG SÓNG”, tức “HÌNH SIN”, nói theo kiểu cũ thì đó là luật “Nhị Tứ Lục đảo thanh phân minh”. Nghĩa là nếu chữ thứ hai vần Trắc, thì chữ thứ tư vần Bằng, chữ thứ sáu lại vần Trắc; và ngược lại
IV-Phân Loại các thể loại Thơ Tự Do
Dù là dựa trên hình thức hiển thị hay nội dung hàm chứa, thì Thơ Tự Do nói chung có thể tạm phân chia thành 3 loại : -Thơ Tự Do hướng cổ điển -Thơ Tự Do hướng hiện đại -Thơ Tự Do hướng tạp lục
[Còn tiếp]
HanSiNguyen
Tổng số bài gửi : 2855 Registration date : 12/10/2009
Tiêu đề: Re: THƠ TỰ DO Thu 29 Dec 2016, 09:50
IV-Phân Loại các thể loại Thơ Tự Do
Dù là dựa trên hình thức hiển thị hay nội dung hàm chứa, thì Thơ Tự Do nói chung có thể tạm phân chia thành 3 loại : -Thơ Tự Do hướng cổ điển -Thơ Tự Do hướng hiện đại -Thơ Tự Do hướng tạp lục
1-THƠ TỰ DO HƯỚNG CỔ ĐIỂN
Phong trào THƠ MỚI khởi phát trong khoảng những năm 1930-1932, và Lưu Trọng Lư là một nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ mới ấy
Là lính tiên phong của phong trào Thơ Mới, tất nhiên thơ Lưu Trọng Lư phải là … THƠ MỚI. Hãy xem bài thơ TIẾNG THU của ông dưới đây, và thử nhận xét xem bài ấy thuộc dạng thơ nào?
TIẾNG THU
Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô?
Lưu Trọng Lư (1939)
Cảm tưởng đầu tiên: Đây là Thơ 5 chữ (Ngũ Ngôn Thi), một trong các hình thức của THƠ MỚI với các đặc trưng vần ôm [1,4-2,3], vần gián cách [1,3-2,4]. Nhưng Ngũ Ngôn Thi thường viết thành khổ 4 câu. Bài TIẾNG THU này lại gồm cả thảy 9 câu.
TIẾNG THU
Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô?
Lưu Trọng Lư (1939)
Không thể nói rằng Lưu Trọng Lư viết một khổ 5 câu, một khổ 4 câu được. Một tác giả tài hoa như ông không thể vấp phải lỗi ấu trĩ ấy, không thể có chuyện VIẾT THỪA MỘT CÂU !
Hẳn là phải có một duyên cớ khác… Lần theo ĐIỆP NGỮ “EM KHÔNG NGHE…” mà Lưu Trọng Lư sử dụng 3 lần trong toàn bài, ta dễ dàng nhận ra là Lưu Trọng Lư đã viết một bài thơ 3 khổ, và mỗi khổ có số câu tăng dần 2,3 rồi 4 câu. Đây là một đặc điểm PHÁ CÁCH. Hiểu đặc điểm này ta lại càng thấy bài thơ HAY HƠN và tác giả thì rõ ràng là ĐIÊU LUYỆN quá, tài tình quá, phóng khoáng quá!
TIẾNG THU
Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô?
Lưu Trọng Lư (1939)
Và tôi cho rằng bài thơ này chính là một trong số những bài THƠ TỰ DO HƯỚNG CỔ ĐIỂN đầu tiên vậy (Tự do về số câu trong các khổ của một bài thơ Ngũ ngôn)
[Còn tiếp]
HanSiNguyen
Tổng số bài gửi : 2855 Registration date : 12/10/2009
Tiêu đề: Re: THƠ TỰ DO Fri 30 Dec 2016, 17:30
Nếu TIẾNG THU là một bài thơ TỰ DO theo hướng cổ điển toàn phần (với hình thức thể hiện là Ngũ ngôn thi), chỉ “bay bổng” đôi chút ở việc cách tân số câu trong mỗi khổ, thì bài thơ TÌNH NGHÈO của HỒ HÁN SƠN phổ biến 13 năm sau đó (năm 1952) lại mang nhiều nét TỰ DO hơn hẳn
Điểm đặc sắc của bài thơ này là tác giả Hồ Hán Sơn đã sáng tác bài thơ theo cấu trúc 4 đoạn: 3 đoạn đầu, mỗi đoạn 11 câu và một đoạn kết bài 6 câu, trong đó ông đã sử dụng thủ thuật Lục Bát Xen Vào để gián cách mỗi đoạn và dùng thủ thuật Lục Bát Kết để kết thúc bài thơ, tạo ra một dư âm của tiếng RU mênh mang, lan tỏa vào không gian bao la vô tận.
Về số chữ trong các câu, khi thì 2 chữ, 3 chữ, lúc thì 4 chữ, 5 chữ, có lúc lại chơi nguyên cặp lục ngôn 6 chữ. Và cặp lục bát đan xen vừa có tác dụng phân đoạn, vừa mang tính chất điệp từ làm nổi bật lên những hình ảnh quê mùa chân chất nhưng được khắc họa đậm nét của ”Cối đất, chày tre”, của “Hai mùa ngô, lúa” và nhất là “thấm đẫm TÌNH NGHÈO”
TÌNH NGHÈO
Nhớ thuở Anh cày thuê Em chăn trâu Bóng mát dưới cầu Quen nhau Một cỗ trầu cau Nên đôi chồng vợ Túp lều tre nứa Dựng cuối vườn làng Hai mùa lúa chín, ngô vàng Chày tre cối đất nhịp nhàng mà vui !
Thế rồi ! Mõ giục từng hồi Giặc tràn mấy xứ Lúa khoai màu mỡ Ai không tiếc ruộng tiếc đồng Đường quê thiên hạ tiễn chồng Em đưa anh ra lính Giặc vào anh đánh Giặc tan anh về Làm sao đuổi hết giặc đi Để cho cối đất chày tre nhịp nhàng
Bao giờ Giặc chết trên ngàn Giặc tan ngoài bể Nhớ lời em nhé ! Về chốn đồng quê Dù không may Anh cứ về Ai cười người đuổi giặc Ai ghét kẻ thương binh Còn làng, còn nước, còn anh Còn đồng, còn ruộng, còn tình lứa đôi
Em vui Nước nhà độc lập Đường quê tấp nập Trai tráng về làng Hai mùa lúa chín ngô vàng Chày tre cối đất nhịp nhàng hơn xưa
HỒ HÁN SƠN (1952)
Hai năm sau, năm 1954, bài thơ này được phổ biến ở miền Nam Việt Nam, với tên tác giả được ghi là của HỒNG NAM. Các tư liệu chính khác đều ghi tác giả là HỒ HÁN SƠN (1952). Có lẽ Hồng Nam chỉ là cách ghi “tránh đi” để bài thơ dễ được phổ biến, trong hoàn cảnh 2 miền Nam Bắc liên tục đối kháng vậy.
Tôi xếp bài thơ TÌNH NGHÈO này vào loại Thơ Tự Do Hướng Cổ Điển, vì lẽ trong bài thơ TỰ DO ấy, ta vẫn nhận ra rất rõ các hình thái thơ cổ điển cũ (ngũ ngôn, tam ngôn, tứ ngôn, lục ngôn, lục bát) đan xen, hòa quyện vào nhau một cách vô cùng tinh tế, hậu quả là hình thành ra một bài thơ đầy thi vị mà gây được tác dụng làm xao động lòng người
4 năm sau, năm 1956, nhạc sĩ PHẠM DUY đã phổ nhạc bài thơ này thành bài hát cùng tên, và đôi song ca Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết thể hiện rất thành công trên sân khấu “Giải Trí Trường Thị Nghè” cũng như trên làn sóng Đài Phát Thanh SaiGon, khiến bài thơ lại càng thêm bay bổng…
TÌNH NGHÈO
Thơ Hồ Hán Sơn Nhạc Phạm Duy Ca sĩ Quang Lê & Ngọc Hạ
Ca từ TÌNH NGHÈO
Hò là hò lơ ! Hò là hò lờ ! Hò là hò lơ ! Hò là hò lờ ! Hò là hò lơ ! Hò là hò lơ !
Nhớ nhớ thuở nào Anh (là) cầy thuê Em (là) dắt trâu Ðôi ta cùng (là) gặp nhau dưới cầu Bóng mát dưới cầu.
Nhớ nhớ thuở nào Anh (là) làm công Em (là) gánh rong Miếng trầu cau (là) nên đôi vợ chồng Ðôi vợ (ừ à) chồng.
Cuối cuối nẻo làng Túp (là) lều hoang Che (là) gió sương Ơn hai mùa (là) lúa chín ngô vàng. Lúa chín ngô vàng
Suốt suốt một đêm Anh (là) cùng em Dưới (là) bóng trăng Tiếng chầy tre (là) cối đất nhịp nhàng. Nhịp nhàng vui
Hô! Nước từ ngàn trùng xa Nước tràn về làng ta Nước hờn cuộc tình quê Hô là hò lơ!
Ruộng mầu (là) tan vỡ Vườn nghèo (là) xơ rơ Cửa nhà (là) xơ xác Ðôi (là) trẻ thơ Ði (là) về mô Ðôi (là) trẻ thơ Ði (là) về mô
Hô! Khói lửa ngụt trời mê Bốc về ngàn nẻo quê Kéo cuộc tình nghèo đi Hô là hò lơ.
Giặc về (là) ta đánh Giặc tràn (là) ruộng xanh Tình nghèo (là) mỏng manh Ðừng chia rẽ đôi lứa mình. Ðừng chia rẽ đôi lứa mình.
Lúc, lúc trở về Quãng (là) đường xa Anh (là) bước lê Không may dù (là) mời anh cứ về Anh hỡi anh cứ về
Cánh, cánh đồng quê Vẫn (là) còn kia Vẫn (là) lũy tre Tiếng chầy tre (là) đang mong người về Mong đợi người (à) về
Mái, mái nhà xiêu Ánh (là) đèn khêu Ðôi (là) lứa yêu Ơn hai mùa (là) lúa lắm ngô nhiều Lúa lắm ngô nhiều
Sớm, sớm ngày mai Nắng (là) hồng soi Nghe (là) khắp nơi Tiếng cầy xe (là) cối máy nhịp vui Nhịp nhàng vui...
Hồ Hán Sơn & Phạm Duy
Quang Lê & Ngọc Hạ diễn đạt quá hay, không thua gì cặp Duy Khánh & Hương Lan độ nào. Tuy vậy, có lẽ đôi song ca “Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết” ngày xưa hát bài này vẫn là hay nhất!
HanSiNguyen
Tổng số bài gửi : 2855 Registration date : 12/10/2009
Tiêu đề: Re: THƠ TỰ DO Sat 31 Dec 2016, 06:24
Một version khác, theo sát nguyên bản bài thơ
TÌNH NGHÈO
Thơ HỒ HÁN SƠN Nhạc HÀN SĨ NGUYÊN Diễn tấu Classic
INTRO: Hai mùa lúa chín ngô vàng Chày tre cối đất nhịp nhàng hơn xưa
(E Minor)
Nhớ thuở Anh cày thuê Em chăn trâu Bóng mát dưới cầu Gặp nhau Một cỗ trầu cau Nên đôi chồng vợ Túp lều tre nứa Dựng cuối vườn làng Hai mùa lúa chín, ngô vàng Chày tre cối đất nhịp nhàng thâu canh!
(Chuyển sang E Major)
Thế rồi Giặc tràn mấy xứ Lúa khoai màu mỡ Ai không tiếc ruộng tiếc đồng Đường quê thiên hạ tiễn chồng Em đưa anh ra lính Giặc vào anh đánh Giặc tan anh về Làm sao đuổi hết giặc đi Để cho cối đất chày tre nhịp nhàng
Bao giờ Giặc chết trên ngàn Giặc tan ngoài bể Nhớ lời em nhé ! Về chốn đồng quê Dù không may Anh cứ về Dù không may Anh cứ về
(E Minor)
Ai cười người đuổi giặc Ai ghét kẻ thương binh Còn làng, còn nước, còn anh Còn đồng, còn ruộng, còn tình lứa đôi
Em vui Nước nhà độc lập Đường quê tấp nập Trai tráng về làng Hai mùa lúa chín ngô vàng Chày xe cối máy nhịp nhàng hơn xưa
Hai mùa lúa chín ngô vàng Chày xe cối máy nhịp nhàng hơn xưa
HỒ HÁN SƠN HSN-14-398
HanSiNguyen
Tổng số bài gửi : 2855 Registration date : 12/10/2009
Tiêu đề: Re: THƠ TỰ DO Sun 01 Jan 2017, 11:23
Một bài thơ Tự do hướng cổ điển lừng lẫy khác là bài NHÀ TÔI của thi sĩ Yên Thao. Bài này có đặc trưng gần với Bát Ngôn Thi (Thơ 8 chữ) nhất. Trong toàn bộ bài thơ, những câu 8 chữ được dùng nhiều nhất, đan xen vào đó là một số câu ngắn hơn (4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, và cả 9 chữ nữa). Nhưng đặc sắc nhất vẫn là những câu Lục bát xen vào giữa bài và nhất là cặp Lục bát kết.
NHÀ TÔI
Thơ Yên Thao Diễn ngâm Hồng Vân
-Rất tiếc là bản ngâm này có LỜI THƠ sai sót quá nhiều so với nguyên bản- Một số sai sót do DỊ BẢN, có thể chấp nhận được, nhưng một số sai sót khác làm sai lệch ý nghĩa bài thơ, thật đáng buồn. Thí dụ như câu “Cơ chừng chợt tỉnh đêm vơi. Nghe dồn tiếng súng nhớ lời phân ly” mà sai thành “Có từng…” thì HỎNG BÉT cả. (Cơ chừng: Cơ hồ như là, hầu như là, chừng như là…)-
Tôi đứng bên này sông Bên kia vùng địch đóng Làng tôi đấy xạm đen màu tiết đọng Tre cau gầy như ướt đẫm hơi sương Màu trắng vôi lờm lợp mấy khung tường Nếp đình xưa người có mơ gì không ?
Tôi là anh giải phóng Rời quê hương từ độ máu khơi dòng Buông tay gầu mơ lại thuở bình Mông Ghì nấc súng nhớ ơi ngày đắc thắng Chân chưa vẹt trên nẻo đường vạn dặm Áo nào phai chua xót chút màu xưa
Ðêm hôm nay tôi trở về lành lạnh Sông sâu buồn lấp lánh ánh sao thưa Tôi có người vợ trẻ, đẹp như thơ Tuổi mới đôi mươì, cưới buổi dâng cờ Má trắng mịn thơm thơm mùi lúa chín
Ai bước đi mà không từng bịn rịn Rời quê hương nào có mấy ai vui? Em lặng buồn nhìn tôi, giây phút chia phôi Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ
Tôi còn người mẹ Tóc ngả màu bông Tuổi già non thế kỷ Vai gầy gánh nặng kiếp long đong Nắng mưa từ buổi tang chồng Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon
Ôi xa rồi! Mẹ tôi Lệ nhòa đôi mắt trông con phương trời Cơ chừng chợt tỉnh đêm vơi Nghe dồn tiếng súng nhớ lời phân ly! Mẹ ơi! Con mẹ tìm đi Bao giờ hết giặc con về mẹ vui
Ðêm hôm nay tôi trở về lành lạnh Sông sâu buồn lấp lánh ánh sao thưa Ống quần nâu đã vá mụn giang hồ Chắc tay súng tôi mơ về Nguyễn Huệ Làng tôi bên kia, bên trại thù quạnh quẽ Trông im lìm như một nấm mồ ma Có còn không em hỡi mẹ tôi già? Những người thân yêu khóc buổi tôi xa!
Tôi là anh lính chiến Theo quân về giải phóng quê hương Ống quần nâu đã bạc bụi viễn phương Bước chân đất đạp xiêu đồn lũy địch
Này anh đồng đội Người bạn pháo binh Ðã đến giờ chưa nhỉ? Mà tôi nghe như trại giặc tan tành
Anh rót cho khéo nhé! Kẻo nhầm nhà tôi! Nhà tôi ở cuối thôn đồi Có giàn thiên lý có người tôi thương
Yên Thao -Theo DỊ BẢN PHƯƠNG NAM-
Yên Thao đề nghị sửa lại 3 chỗ: Màu trăng vôi (không phải màu trắng vôi) Má trắng mịn thơm thơm mùa lúa chín (Mùa, chứ không phải Mùi) Nhà tôi ở cuối thôn đồi (không phải thôn Đoài)
HanSiNguyen
Tổng số bài gửi : 2855 Registration date : 12/10/2009
Tiêu đề: Re: THƠ TỰ DO Sun 01 Jan 2017, 11:27
NHÀ TÔI
Thơ Yên Thao Nhạc Hàn Sĩ Nguyên Diễn tấu Slow Mozart
Ca Từ
NHÀ TÔI
INTRO: (Nhà tôi ở cuối thôn đồi Có giàn thiên lý có người tôi thương)
Tôi đứng bên này sông Bên kia vùng địch đóng Làng tôi đấy xám đen màu tiết đọng Tre cau gầy như ướt đẫm hơi sương Màu trắng vôi lờm lợp mấy khung tường Nếp đình xưa người có mơ gì không ?
Tôi là anh giải phóng Rời quê hương từ độ máu khơi dòng Buông tay gầu mơ lại thuở bình Mông Ghì nấc súng nhớ ơi ngày đắc thắng Chân chưa vẹt trên nẻo đường vạn dặm Áo nào phai chua xót chút màu xưa
Ðêm hôm nay tôi trở về lành lạnh Sông sâu buồn lấp lánh ánh sao thưa Tôi có người vợ trẻ, đẹp như thơ Tuổi mới đôi mươì, cưới buổi dâng cờ Má trắng mịn thơm thơm mùi lúa chín
Ai bước đi mà không từng bịn rịn Rời quê hương nào có mấy ai vui? Em lặng buồn nhìn, giây phút chia phôi Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ
Tôi còn người mẹ Tóc ngả màu bông Tuổi già non thế kỷ Vai gầy nặng trĩu gánh long đong Nắng mưa từ buổi tang chồng Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon
Ôi xa rồi! Mẹ tôi Lệ nhòa đôi mắt trông con phương trời Cơ chừng chợt tỉnh đêm vơi Nghe dồn tiếng súng nhớ lời phân ly! Mẹ ơi! Con mẹ tìm đi Bao giờ hết giặc con về mẹ vui
Ðêm hôm nay tôi trở về lành lạnh Sông sâu buồn lấp lánh ánh sao thưa Ống quần nâu đã bạc bụi giang hồ Chắc tay súng tôi mơ về Nguyễn Huệ Làng tôi bên kia, bên trại thù quạnh quẽ Trông im lìm như một nấm mồ ma Có còn không em hỡi mẹ tôi già? Những người thân yêu khóc buổi tôi xa!
Này anh đồng đội Người bạn pháo binh Ðã đến giờ chưa nhỉ? Mà tôi nghe như trại giặc tan tành
Anh rót cho khéo nhé! Kẻo nhầm nhà tôi! Nhà tôi ở cuối thôn đồi Có giàn thiên lý có người tôi thương
Nhà tôi ở cuối thôn đồi Có giàn thiên lý có người tôi thương
Yên Thao Hàn Sĩ Nguyên HSN-04-0105
HanSiNguyen
Tổng số bài gửi : 2855 Registration date : 12/10/2009
Tiêu đề: Re: THƠ TỰ DO Sun 08 Jan 2017, 15:17
Một bài thơ TỰ DO khác, xuất sắc đến mức có thể xem như là CÓ MỘT KHÔNG HAI, đó là bài thơ KHÚC CA PHẠM THÁI.
Phạm Thái là tên một trong những nhân vật chính trong tiểu thuyết lịch sử “Tiêu Sơn tráng sĩ” của nhà văn Khái Hưng (xb 1935). Dựa vào lịch sử thời LÊ, tác giả Khái Hưng đã đề cao, lý tưởng hóa một lớp nhà Nho trung quân , ái quốc , theo quan niệm xưa… Lồng vào truyện là mối tình rất lãng mạn Phạm Thái & Trương Quỳnh Như
KHÚC CA PHẠM THÁI viết về nhân vật chính trong TIÊU SƠN TRÁNG SĨ ấy, đây là một bài thơ TỰ DO hướng cổ điển điển hình, hình thành trên nền tảng căn bản của thơ 8 chữ (BÁT NGÔN THI, hình thức chủ đạo trong các loại THƠ MỚI). Trong toàn bài, sẽ dễ dàng nhận ra các câu 8 chữ là chính, có những câu dài hơn thành 9 chữ, thậm chí 11, 12, 13 chữ.
Hình thái diễn đạt bao gồm làn điệu CA (hề, chừ), tam ngôn, tứ ngôn, ngũ ngôn, lục bát đan xen, và bất ngờ thay lại kết bằng một cặp thất ngôn.
Bài thơ này, tôi yêu thích ngay từ thuở nhỏ, nhưng đã lầm tác giả là VŨ HOÀNG CHƯƠNG. Mãi sau này mới biết tác giả thực là thi sĩ NGUYỄN ĐÌNH TOÀN. (Xin được tạ lỗi cùng tác giả). Đọc bài thơ này, ta dễ dàng nhận ra tính chất SÁNG VẰNG VẶC, CAO VÒI VỌI tọa lạc trên một ĐỈNH CAO THÂM NGHIÊM của THƠ TỰ DO vậy. Tính chất ấy, một tay mơ, không có căn bản về các thể loại thơ cổ điển tất nhiên không bao giờ có thể tác thành..
KHÚC CA PHẠM THÁI
Ta, tráng sĩ hề, lòng không mềm bằng kiếm Ta, anh hùng hề, sự nghiệp có đầy đôi mắt Trương Quỳnh Như?
Chí nhỏ lòng kiêu, đổ thừa vận rủi Tài sơ sức mỏi, trách vấy thời cơ Lòng chua cay, uống mãi rượu giang hồ Nâng chén lửa đốt tàn dần năm tháng Hồn đau thương, những đêm trường bốc cháy Ngựa ngông cuồng khua gót nhớ quan san Trời mưa buồn hay lệ nhỏ nhân gian Men ứa lạnh trên đầu tay giá buốt Chợp năm canh gà chừ, tóc hồ điểm bạc Thù nhà chưa trả chừ, nợ nước vai mang Thẹn mặt làm ngơ chừ, tủi thân hồ hải Gục đầu lên gươm chừ, máu đỏ chứa chan Ta là sao tinh đẩu Cao vút trời cô đơn Sáng không đủ soi đường cho người chừ, đêm chưa đành tắt Một mình ta với lòng ta chừ, bão táp khôn nguôi Biển động bốn phương chừ, sóng đau gào thét Giấc mơ thù hận chừ, máu đỏ tay người Cơn say dở khóc dở cười Thành nghiêng núi lở đất trời là đâu Chuông run đã lọt tinh cầu Em ơi, thức dậy, nghe sầu vào thơ Ta yêu nàng ư ? Ta giết nàng ư Ta thương nàng ư ? Ta khóc rồi ư ? Tóc nàng thơm chừ hồn ta ngây ngất Mắt nàng là đèn hoa soi đêm tối hồn ta Gót hương trầm dáng kiêu thơm dịu ngọt Xiêm y nồng nàn ngón nhỏ búp tiên nga Nàng là thơ, ta là rượu mê hoa Trời nâng giấc, ban ân đầy xuân mới Ta nhớ nàng điên cuồng lên tiếng gọi Quỳnh Như ơi ! Quỳnh Như ơi ! Ai đội mồ nàng lên ? Thơ nàng buồn thành những chiếc gai êm Mọc lên giữa linh hồn ta sầu tủi Mây ngũ sắc kết nên lầu ngóng đợi Sao Ngân Hà mở hội đón em đi Thuyền trăng đây, ta xin chở em về Trong lưng chén long lanh chừ, đau lạnh môi tê Ta ôm nàng trong đôi tay sưng húp Ta cắn xiêm nàng, vỡ nát chén si mê Quỳnh Như ơi ! Quỳnh Như ơi ! Hồn ta đây, mời em về ngự trị Rồi thơ thần, ta giáng bút cho nhau Rồi trải thơ làm gấm nệm tân hôn Ta sẽ cưới nhau dưới muôn nghìn tinh tú
Xin đừng bạn bè Xin đừng chí cả Ta sắp gặp nàng Ta sắp gặp nàng đây
Gió đã mách nàng đang về trên đài kiêu khai nụ Ta nghe bước chân nàng vừa thoắt nở thành hoa Rượu còn đầy vò, trăng còn sáng trên thơ Xin đừng để ngai hồn ta trống vắng Nào Tiêu Sơn, chuông chùa sao nín lặng Hãy chiêu hồn cho đội mộ nàng lên
Nàng chết rồi ư ? Ta khóc rồi ư ?
Em ơi, tám hướng sông hồ Mười năm ngang dọc bây giờ là đây Sự đời chừ đã trắng tay Ngủ vùi một giấc cho đầy gối tham
Ta say hay ta tỉnh ? Nàng buồn hay nàng vui ? Ngọc châu pha vỡ tiếng cười Lược gương xin chải ngậm ngùi cho nhau
Môi nàng là mật đắng Tóc nàng là bão đau Mắt nàng thành mộ tối Hồn ta là đêm sâu
Áo bào hiên ngang hề, bụi đường mốc thếch Chuông kinh cầu nguyện hề, lời đầy tên nàng Trời rộng thênh thang hề, chim thiêng rã cánh Canh khuya mòn mỏi hề, đối bóng sầu tương Tinh đẩu lu mờ hề, thơ run hồn thép Ngựa ghê đá sắc hề, xa lắc biên cương Rát mặt anh hùng hề, nàng là gió mát Xin tạ tình nàng hề, lệ đau một hàng
Heo may đã nổi đá vàng Buồn xưa chừng cũng động ngàn bay xa Mộ nàng bao cỏ úa Lòng ta bấy xót xa Rưng rưng chén nhỏ trào tâm sự Ta thương nàng hay ta thương ta ?
Nguyễn Đình Toàn
Trên cả TUYỆT BÚT. Chỉ có thể nhận định rằng đây là THẦN BÚT! [HSN]
HanSiNguyen
Tổng số bài gửi : 2855 Registration date : 12/10/2009
Tiêu đề: Re: THƠ TỰ DO Sat 18 Mar 2017, 21:28
MẸ BÂY GIỜ 02
Thơ Hàn Sĩ Nguyên
Diễn ngâm NSUT Bích Ngọc
Mẹ bây giờ chỉ còn là những hạt sương rơi [10 chữ] Trong vũng tối mênh mông phả nỗi buồn hiu hắt [10c] Giữa chốn bao la Mẹ buông lơi đôi dòng nước mắt [11c] Đổ xuống thành sương ban giọt mật cho đời [9c]
Con lặng buồn giữa phố sá đông vui [8c] Gánh nợ trần ai bời bời trĩu nặng [8c] Mẹ vẫn theo con trong từng giọt nắng [8c] Hóa gió phiêu du lãng đãng giữa lưng trời [9c]
Mẹ bây giờ chỉ còn trong tiếng vọng à ơi [10c] Chiều tĩnh mịch dần trôi, cánh nhạn bay về núi [10c] Mẹ vẫn còn đây trong làn hương khói [8c] Mộ khúc rưng rưng nỗi nhớ cao vời [8c]
Ạ ơi ơi Ạ ời ời Đầu nguồn tiếng hát đưa nôi Ngàn năm thương nhớ khó vơi muộn phiền
Đường về xa mưa ướt lạnh vai mềm [8] Mẹ bây giờ chỉ còn trong triền miên nỗi nhớ [10c] Sóng dậy triều dâng mi hoen bóng đổ [8c] Tiếng đàn ngân, vang cung lỡ ngậm ngùi 8c]
Ạ ơi ơi Ạ ời ời Gió đưa cánh hạc xa rồi Đăm đăm dõi mắt đỉnh trời trông theo