Trong những ngày gần đây nấm ngọc cẩu khô đang trở thành một loại thảo được được sự chú ý của rất nhiều người với những tác dụng bổ dưỡng và lợi ích cho sức khỏe mà loại nấm này mang lại. Để tìm hiểu thêm về nấm ngọc cẩu cách sử dụng và công dụng của nó như thế nào, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau Đặc trưng của nấm ngọc cẩu là có mùi hôi, hoa mềm và nạc, không lá. Những tán hoa đực thường có hình trụ và dài từ 10 đến 15 cm. còn những cụm hoa cái thì có hình đầu và dài từ 2 đến 3 cm. Ruột nấm ngọc cẩu rất giống ruột của quả thanh long, có chứa nhiều tinh bột. Những cây nấm ngọc cẩu non thường có màu đỏ và tươi, moc trồi lên trên mặt đất thành từng cụm. còn đối với những củ già hơn thì có hoa nấm màu trắng.
Nấm ngọc cẩu là một loại thảo dược có dạng nửa cây, nửa nấm và không có bộ phận lá. Phần thân của cây nấm thường có màu nâu đỏ sẫm, và được tạo nên vởi những tán hoa lớn, mang của hoa dày đặc và có những bao bao bọc màu tím bằng mo
Ở Việt Nam hiện nay có thể tìm thấy nấm ngọc cẩu ở những khu vực miền núi ở phía bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang…
Nấm ngọc cẩu thường moc kí sinh trên phần rễ của những cây gỗ có kích thước lớn và chìm bên dưới đất, ở trong chỗ tối hoặc dưới những lùm cây dại. Loại nấm này thường sinh trưởng và phát triển ở những khu vực có độ cao từ 1500m trở lên, đặc biệt là những khu vực có thời tiết lạnh giá quanh năm, về mùa đông thường có tuyết phủ như ở khu vực Hoàng Liên Sơn hay dãy Tây Côn Lĩnh.
Công dụng của nấm ngọc cẩu
Nấm ngọc cẩu thường được dùng như là một thành phần trong những bài thuốc có tác dụng bổ máu, hỗ trợ thận, kích thích khả năng tiêu hóa và hoạt động của đường tiêu hóa, lợi tiểu, các chứng về đau mỏi tay chân, bổ thận tráng dương, đau lưng, hỗ trợ phụ nữ trong việc bồi bổ sức khỏe và hồi phục sau sinh., đồng thời còn có tác dụng chữa bệnh nám da, các chứng tàn nhang và làm tiêu tan những khối u nhờ có thành phần chứa estrogen bên trong nấm.
Cách sử dụng nấm ngọc cẩu
Ngoài ra, có thể dùng nấm ngọc cẩu để ngâm rượu cũng rất tốt cho sức khỏe. cách ngâm rượu cũng khá đơn giản, chỉ cần thái mỏng hoa và củ nấm, đem phơi ở những nơi có bóng râm tránh ánh nắng trực tiếp khoảng 1 ngày, sau đó cho rượu vào ngâm với tỉ lệ 200g nấm được ngâm trong 5 lít rượu.
Nấm ngọc cẩu có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, loại nấm này có thể được dùng để pha nước uống như một loại trà, có thẻ kết hợp thêm một chút mật ong để làm tăng hương vị.
Nấm ngọc cẩu thường có vị chat khi vẫn còn tươi, nhưng khi phơi khô thì màu của nấm chuyển sang nâu như màu cánh gián, mùi thơm nhẹ như mùi thuốc bắc. Để có thể bảo quản loại nấm này được lâu, nên chứa nấm ngọc cẩu trong những túi nilong khô và kín, sau đó để nơi khô ráo.