Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Hai Tờ Di Chúc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Tờ Di Chúc - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Tờ Di Chúc   Hai Tờ Di Chúc - Page 2 I_icon13Fri 10 Jun 2016, 22:01

Chương 11


ÁI LAN ĐI CẮM TRẠI



Hân hoan nhờ cái kết quả tốt đẹp trong cuộc tới nhà ông Phàm bán vé số, nhưng Ái Lan vẫn băn khoăn tự hỏi :
- Thế là biết chắc được cái đồng hồ của cụ Doanh hiện để ở biệt thự tại thác Prenn rồi. Nhưng làm cách nào mò vào cái biệt thự đó được đây ? Mà ngay đến địa điểm nó tọa lạc mình cũng chưa biết nốt. Ấy là chưa nói đến chuyện nếu bọn nhà Phàm lỡ bắt chợt mình lò mò lại đó dò hỏi tìm biệt thự của ông ta thì biết giải thích cách nào đây ? Bài toán chưa tìm ra đáp số ! Vả lại sự ham thích tập sự làm nữ thám tử cộng thêm với lòng tự ái, khiến Ái Lan không dám hỏi ý kiến một ai, ngay cả với cha. Trong thâm tâm em nhất định sẽ một mình đảm đương công việc điều tra. Chỉ khi nào đạt được kết quả, em mới sẽ ca khúc khải hoàn, hiên ngang đem lại cho cha... chìa khóa để mở cánh cửa bí mật trong vụ gia tài cụ Doanh. Và em sung sướng hình dung nét mặt luật sư Minh nhìn em ngạc nhiên xen lẫn niềm kiêu hãnh.
Chiều hôm đó, trong bữa cơm tối, luật sư Minh hơi lấy làm lạ vì thái độ im lặng khác thường của con gái yêu :
- Bữa nay sao con ít nói vậy, cưng của ba ? Con đau ốm hay sao vậy, Ái Lan ?
Ái Lan bật cười lớn :
- Trái hẳn thế, ba ! Không bữa nào con lại cảm thấy được khỏe khoắn bằng bữa nay, ba à !
- Nhưng mà... à, này con ! Theo ba, thì con nên nghỉ ngơi đi chơi ít ngày đi. Ba thấy rằng ở cái tuổi non nớt của con mà phải điều khiển công việc của cả cái nhà rộng lớn như nhà ta này thì thật vất vả cho con quá. Vậy, con cũng nên nghĩ đến chuyện đi chơi...
Không kịp để cha nói hết, Ái Lan chợt thẳng ngay người, buột miệng nói to :
- Trời đất ! Có vậy mà mình nghĩ không ra chứ !
Và trong cơn sửng sốt, em buông rơi cả đôi đũa xuống mâm kêu loảng xoảng. Luật sư Minh kinh ngạc trố mắt nhìn con gái :
- Cái gì ? Sao vậy Ái Lan ? Con bảo không nghĩ ra cái gì chứ ?
Ái Lan tươi cười nhìn cha, láu táu :
- Con quên bẵng mất chuyện nhỏ Diễm Anh nói với con ngày hôm qua, hay lắm, ba ơi ! Ba biết không ? Lúc Diễm Anh gặp con là lúc nó sửa soạn đi cắm trại ở thác Prenn đó ba ! Ôi chà ! Thác Prenn, con đi hoài mà không thấy chán ba à ! Vậy sáng mai con xuống đó nghe ba ! Tối ngủ chung lều với Diễm Anh, tổ chức lửa trại vui lắm ba ơi !
- Ờ ! Ý kiến của con hay đó ! Xuống đấy ít ngày, tắm suối, thả bộ đi chơi nơi thoáng khí, ba thấy rằng không còn gì tốt hơn nữa.
Trong thâm tâm, sự vui mừng thầm kín của em lại còn một lý do chỉ riêng mình em biết : Diễm Anh có mặt ở dưới đó há chẳng phải là một lý do chính đáng cho em xuống thác Prenn thăm bạn mà không bị nghi ngờ sao ?
Sáng hôm sau, Ái Lan dậy sớm lên đường. Em lợi dụng cơ hội một công đôi việc, phóng thẳng xuống Lạc Dương trước đã. Và Ái Lan có ý định trao cho Mỹ Ngọc mấy thước len để Ngọc may áo cho em.
Vừa đậu vespa trước cửa trại của Ngọc Liên, Ái Lan biết ngay là nơi đây đã xảy ra một sự gì khác lạ. Đúng thế, trên mặt lối đi lát đá tảng, nằm la liệt xác gà chết, nhất là trước cửa vựa rơm và trong khoảng sân rộng.
Nghe tiếng máy xe, hai chị em Ngọc, Liên từ phía chuồng gà chạy ùa ra, và Ái Lan thấy rõ Mỹ Liên đầm đìa nước mắt.
Ái Lan hỏi nhanh :
- Cái gì vậy, hai chị ?
Mỹ Liên mếu máo :
- Trời ơi ! Hại quá Ái Lan ! Chẳng hiểu tại sao gà của tôi chết tiệt cả ! Khổ ghê à ! Sáng nay đem đồ cho tụi nó ăn, lại thấy mười con nữa lăn cổ ra.
Mỹ Ngọc :
- Tối qua, cáo lại bắt hai con tha đi nữa chứ. Có lẽ tụi này đã tới kỳ nguy tai rồi chắc !
Mỹ Liên giọng nói tuyệt vọng :
- Chắc không còn sống sót một con nào để gây đàn sau nữa ! Không biết xoay sở ra sao đây chứ !
Mỹ Ngọc buồn thảm :
- Liên nó bị thất vọng ghê gớm. Đặt biết bao hy vọng vào vụ này. Đàn gà đang mơn mởn lớn như thổi, thế mà... À l Hai chị em tôi rồi sẽ ra sao đây ? Kỳ này các tiệm may cũng không thấy giao đồ cho làm nữa !
Ái Lan nói to, vội vã mở sắc tay :
- Chị Mỹ Ngọc ! Cứ yên tâm ! Đừng lo ! Để em đưa chị ít tiền tiêu tạm, khi nào có chị trả cho em cũng được.
Mỹ Ngọc thở dài :
- Trời ơi ! Giá bác Doanh cứ cho đại hai chị em mình một số tiền thì có phải đỡ biết bao không. À, thế nào, Ái Lan ? Có tin tức gì về vụ tờ di chúc thứ hai của bác không ?
Ái Lan suy nghĩ thật nhanh và em quyết định không nên để cho chị em Ngọc, Liên hy vọng vội, lỡ ra..., đồng thời giấu nhẹm mấy điểm quan trọng vừa mới khám phá được. Rồi Ái Lan dịu dàng trả lời Mỹ Liên :
- Đã có tin tức gì hay đâu, chị Liên ? Toàn những cái lơ mơ cả ! Nhưng em vẫn không thất vọng trong việc đi tìm lá chúc thư này... Các chị cứ yên trí đi !
Giọng Mỹ Ngọc mệt mỏi :
- Thôi ! Các khoản đó thì chị chằng một chút hy vọng gì đâu, các em !
Ái Lan lái câu chuyện sang hướng khác nhằm xua đuổi không khí nặng nề buồn thảm bao quanh :
- Đây, chị Ngọc ! Hàng may áo của em đây ! Trong đó em để sẳn cả mẫu rồi đấy ! Hai chị thấy không ? Khổ người em có vẻ nữ thể thao, bụng không sệ, vai không lệch, chắc may dễ lắm, hả chị Ngọc ?
Vẻ mặt Mỹ Ngọc tươi hẳn lên :
- Cám ơn em đã tin tài cắt may của chị ! Có việc làm thế này, chị vui lắm ! Thật cũng là nhờ Ái Lan mà chị và Liên lại có được những giờ sống vui thích thú.
Ái Lan cười lớn :
- Chị chịu may áo cho em thì em phải cảm ơn chị mới đúng chứ ! Và bây giờ thì em có quyền đưa chị tiền công trước nghe !
Một lần nữa Mỹ Ngọc lại lắc đầu :
- Không ! Chị không thể nhận của Ái Lan một xu nhỏ trước khi hoàn thành tấm áo đẹp của em.
Biết rõ được cái tinh thần bảo trọng nhân cách của chị em Ngọc, Liên như thế nào rồi, Ái Lan không ép :
- Vậy tuần sau em đến thử áo nghe !
Dứt lời, Ái Lan tươi cười từ giã hai chị em, ra xe, và tự nhủ :
- Rồi ! Bây giờ thẳng đường quay về thác Prenn.
Ngẫm nghĩ, em lại ái ngại cho hoàn cảnh của hai người bạn gái côi cút :
"Tội nghiệp, mình tin rằng một ngày kia Ngọc, Liên mặc dầu nhân cách cao thượng, cũng sẽ không còn đủ can đảm từ chối sự giúp đỡ của mình nữa vì đói rách. Cả bà cụ Sáu Riệm cũng vậy ! Trời ơi ! Làm cách nào để giúp được cho họ cho tiện đây ? Nghĩ lắm lúc cũng bực mình cái ông cụ Doanh này thật ! Sao ông cụ lại không nghĩ đến chuyện để lại chúc thư nhờ một luật sư hoặc một phòng Chưởng khế nào đó cất giùm như những người khác vẫn làm có phải tiện biết bao nhiêu không ?
Xe đang ngon trớn, đột nhiên Ái Lan thấy nơi yên ngồi hơi lún thấp xuống đồng thời cả chiếc xe đảo qua bên trái chứ không chạy đúng giữa mặt đường như cũ. Em liền hãm tốc lực rồi ôm sát lề bên tay mặt, hãm thắng, về số không cho xe dừng lại. Dựng cho ngay ngắn đâu đó, Ái Lan đi vòng lại phía sau, cúi nhìn. Quả nhiên, bánh sau xì hơi đang dần dần xẹp xuống. Rút chìa khóa mở hộc đựng dụng cụ, Ái Lan lấy đồ ra, hì hục tháo bốn chiếc đinh vít, sau khi đã bê một hòn đá tảng cho chiếc vespa dựa nghiêng vào. Đinh vít tháo xong, Ái Lan đưa hai tay nhấc chiếc bánh xe xẹp ra. Lạ ! Chẳng hiểu sao cái bánh xe mắc cứng không chịu rời ra. Em mím môi, hai tay nâng thật mạnh : "sực" một tiếng, chiếc bánh xe quái ác rời ra bất chợt, làm Ái Lan mất đà ngã ngồi xệp xuống mặt đường nhựa.
- Hừ ! Có thế chứ ! Tưởng chú mày lì mãi !
Em khoan khoái thở ra và cúi xuống phủi bụi ở áo quần. Mấy phút sau, chiếc bánh xe xẹp đã được thay xong, Ái Lan vui mừng nhảy lên nổ máy. Chiếc vespa lại ngoan ngoãn bon đi trên con lộ thẳng tắp, mặt đường sạch sẽ nhẵn bóng như chùi.
Mãi tới quá trưa, Ái Lan mới về tới trại hè của Diễm Anh tại chân đèo Prenn. Qua bóng cây xanh lá, em thoáng trông thấy có tới ba chục nóc lều vải màu vàng và xanh nước biển. Khoảng năm mươi thước xa hơn, một giải khói xanh lững lờ bốc lên : khu bếp nấu cơm của các trại sinh. Cách bếp chừng hơn non chục thước là hồ Prenn. Gọi là hồ cho nó có vẻ một chút, chứ thực ra đó chỉ là một vũng suối rộng, sâu hơn các chỗ khác, nước chảy cũng chậm hơn nên giống hệt một cái hồ con. Mặt nước phản chiếu ánh nắng mặt trời lấp loáng như gương.
Khi xe của Ái Lan bon qua ô cửa làm bằng bốn cây gỗ thông to lớn chắc chắn, một toán nữ sinh mặc xiêm xanh, áo sơ mi vàng ùa ra hò reo vui vẻ. Sau rốt là... Diễm Anh ! Cô bé này giơ tay khẽ gạt các bạn lấy lối vượt lên, miệng cười khanh khách nhìn mọi người "phân bua" :
- Tất cả thấy tôi nói có đúng không ? Tôi đã bảo con nhỏ Ái Lan này thế nào cũng mò xuống đây với tụi mình mà ! Trời ! Tụi mình sẽ có một chầu vui đùa cho thỏa thích !
Ái Lan tươi cười chào hỏi mọi người, xong quay lại bạn :
- Diễm Anh ! Các "bồ" đã ăn cơm chưa thế ? Mình đói ghê hồn à ! Còn gì ăn không ?
- Ái Lan khá thiệt ! Có ống nhòm hay sao mà tới đúng lúc quá vậy ! Tụi này mới "bày bàn" sắp sửa ăn đây này ! Trời ! Ái Lan xuống đây, tụi này vui ghê vậy đó !
- Thì mình cũng khoái lắm chứ giỡn sao !
- Nhưng mà Ái Lan chịu ở đây lâu không ?
Một giây ngập ngừng :
- À, cũng chưa định chắc... - Em mỉm cười tinh nghịch - Mình sẽ ở lâu với Diễm Anh tới khi nào "bồ" hết chịu nổi thì thôi.
Diễm Anh mắt sáng lên mừng rỡ :
- Nghĩa là tới ngày nhổ trại ?
Dứt lời Diễm Anh cùng mọi người đưa Ái Lan lên trình diện cô trưởng trại. Và em được cấp ngay giấy phép ở chung lều với Diễm Anh trong suốt thời gian cắm trại.
Về lều nghỉ ngơi, Ái Lan kể cho Diễm Anh nghe việc bán vé số tại nhà ông Phạm Văn Phàm.
Cô bạn nhỏ của em ngạc nhiên đến sửng sốt :
- Khá thật ! Ái Lan làm cách nào, ăn nói ra làm sao mà bán được tất cả chỗ vé số còn lại cho cái gia đình hà tiện đó ?
- Ừ, nhưng phần lớn cũng nhờ ở chỗ ông Phàm muốn nhân dịp này, được nổi danh, thay vì "đại hà tiện", là đại từ thiện đó.
Câu chuyện vừa dứt, chuông ăn cơm vừa điểm. Mọi người xuống lều kế căn bếp ăn cơm. Bữa cơm thanh đạm nhưng đầy đủ chất bổ. Cơm lại vừa chín tới, thức ăn nóng sốt. Ái Lan nhờ chuyến lái xe xuống Lạc Dương về, bụng đói, ăn rất ngon miệng. Bữa cơm gần tàn, Ái Lan đã nghe tiếng Diễm Anh cùng các bạn nhao nhao bắt em dẫn vào rừng thông chạy nhảy một phen. Đi chơi về, em mỏi rã rời chân tay, nằm thẳng cẳng trên ghế bố, khoan khoái nghĩ tới buổi cơm tối và một đêm sắp được ngủ ngon. Giường bên cạnh, Diễm Anh lại có một chương trình khác hẳn...
- Ê ! Ái Lan, tụi này lại mới khám phá được một vũng hồ lớn lắm, cách đây chừng non cây số thôi hà ! Nó ăn thông ra sông La Ngà, mà nước chảy êm ru, bơi thuyền khoái lắm.
Ái Lan la lên :
- Trời ơi ! Các "bồ" không biết mệt sao chớ ?
Diễm Anh cười sằng sặc :
- Biết chứ sao không ! Nhưng chỉ khi nào đặt mình lên ghế mới thấy mệt ! Ái Lan mới tới nên chưa quen đó. Để vài bữa rồi coi, lại không lúc nào cũng dựng cổ tụi này dậy đi "thám hiểm" khắp vùng ấy chứ !
Ái Lan cười theo bạn :
- Ừa ! Mình cũng mong quen được đó. Nếu không, chắc bà trưởng trại phải tống khứ mình về Đà Lạt bằng một chiếc... "băng ca" quá !
- Thôi ! Ái Lan ! Nói xàm hoài ! Này, ra hồ La Ngà chơi đi, thú lắm. Ra đó rồi Ái Lan sẽ thấy phong cảnh đẹp không thể tả. Dưới hồ nước trong veo. Trên bờ, rải rác từng khu một, những biệt thự của gia đình giàu có ở Đà Lạt xây cất để về ở nghỉ ngơi trong vụ hè, đẹp tuyệt.
Ái Lan chợt nghĩ ngay đến biệt thự của gia đình Phạm Văn Phàm :
- Biệt thự ? Ở đó nhiều biệt thự lắm hả ?
Cô lấy giọng thản nhiên khi đặt câu hỏi mà trong lòng em không khỏi mừng khấp khởi : "biết đâu đây chẳng là cơ hội tốt nhất để tìm ra biệt thự của ông Phàm ?"
Diễm Anh khẩn khoản :
- Đi nghe ! Ái Lan ! Đi về xong, ăn cơm rồi ngủ không khoái sao ?
- Ừ thôi được rồi ! Đi thì đi ! Mệt mỏi cũng không cần…
Đôi bạn nhỏ nắm tay nhau chạy ra nhập bọn với các trại sinh khác. Cả đoàn băng rừng, lội bộ chút xíu là đã tới bờ hồ La Ngà. Nơi đây có một gia đình công nhân đồn điền cà phê vẫn cho thuê xuồng máy.
Giá cả xong xuôi, cả bọn trại sinh bước xuống xuồng. Xuồng máy quay mũi hướng ra phía giữa hồ. Trước mắt Ái Lan, phong cảnh trên bờ đẹp không bút nào tả xiết. Mặt trời như một trái cầu lửa sắp sửa lao chìm xuống mặt nước, phản chiếu lên những tia sáng lóng lánh màu vàng cam. Nhưng Ái Lan vẫn nhớ mục đích chính của em trong việc theo bạn xuống nơi này. Giọng nói tự nhiên, em hỏi Diễm Anh :
- Ê ! Diễm Anh ! Biệt thự nhà ông Phàm nghe nói to và đẹp ! Nó ở chỗ nào đó ! Biết không ?
- Biết ! Kìa, nó ở phía cuối hồ đằng kia ! Chút xíu nữa tới à !
- Gia đình ông ấy có thường tới ở đây không ?
- Ồ, không đâu, cửa nhà lúc nào cũng đóng im ỉm. Có một người gác dan ngày ngày mở cửa cho thoáng khí và làm vườn thôi hà ! Mình nghe nói anh ta là một người Thượng, tên là gì đây này : À, Y Ba, hiền lành lắm !
Ái Lan vẫn giọng lơ đãng :
- Thế đi vào đó thì đi theo đường nào ? Chắc phải có đường tốt xe chạy được chứ ?
- Thiếu gì lối vào ! Đi xuồng thì gần lắm. Nhưng nếu đi bộ hoặc xe hơi thì phải chạy theo gần hết vòng cái bờ hồ lớn này, và đường trải đất đỏ, xấu kinh khủng... À, mà sao Ái Lan hỏi thăm chi kỹ vậy ? Bộ có cảm tình với gia đình ông Phàm lắm hả ?
Ái Lan vội vã :
- Cảm tình gì đâu, Diễm Anh ? Mình hỏi cho biết vậy thôi đó chứ !
Xuồng máy từ từ tiến sát gần phía cuối hồ. Mọi người đã trông rõ một số biệt thự rất đẹp xây cất trên bờ. Đột nhiên Diễm Anh giơ thẳng cánh tay :
- Đó, Ái Lan thấy cái lùm cây lớn nhất đó không ? Chếch chếch về phía bên tay mặt đó ! Rồi ! Cái mái nhà ngói đỏ kế bên lùm cây là biệt thự của ông Phạm Văn Phàm !
Ái Lan nhìn theo tay bạn. Em quét tia mắt chăm chú nhận xét địa điểm nơi biệt thự của ông Phàm tọa lạc, đồng thời ghi nhớ thật cẩn thận địa hình địa vật chung quanh ngôi nhà.
Diễm Anh ngồi bên, thấy bạn tươi vui cũng hứng khởi nói chuyện tưng bừng :
- Thú không hả Ái Lan ? Tuần sau tụi mình sẽ tổ chức một cuộc đi đào măng, vào rừng ăn cơm ngoài trời. Rồi quay về hồ Prenn tắm, bơi, nghe Ái Lan. Còn hồ La Ngà, Ban Giám đốc trại có lệnh cấm tắm và bơi ở đấy, sợ nguy hiểm vì nước sâu lắm. Trại hè thác Prenn thích ghê, Ái Lan có thấy thế không ? Và "bồ" phải ở với tụi này thật lâu đó nghe !
Ái Lan gật đầu và ầm ừ cho qua và tâm trí cũng như tia mắt em cứ bắt dính vào cái biệt thự của nhà ông Phàm mà em chắc trong đó thế nào cũng có chiếc đồng hồ của cụ Doanh.
- Ừa ! Diễm Anh nói đúng ! Phong cảnh ở đây tuyệt thật. Nhiều cái tai nghe... mắt thấy... thích ghê ! Được, mình sẽ ở đây với Diễm Anh thật lâu !
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Tờ Di Chúc - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Tờ Di Chúc   Hai Tờ Di Chúc - Page 2 I_icon13Fri 10 Jun 2016, 22:02

Chương 12


MẠO HIỂM



Ái Lan quyết định sẽ mò vào khu biệt thự Phạm văn Phàm ngày hôm sau, nhưng khốn nỗi, Diễm Anh và các bạn, vì yêu mến em, cứ bám lấy nhằng nhằng không dễ gì mà lẻn đi riêng cho được.
Buổi sáng, vừa mở mắt ra, bên mũi mới thoang thoảng mùi thơm của thông rừng và hoa mộc lan đủ loại, em đã bị cả bầy Tuổi Hoa vây chặt, lôi cuốn vào một cơn gió lốc đầy màu sắc và âm thanh của trẻ thơ vô tư lự. Sau bữa cơm trưa đầy rau trái, trứng chiên, trứng bác, thịt bò hầm, đủ thứ, rồi lại bánh bông lan thơm ngọt, là những trận đấu bóng chuyền mà bao giờ Ái Lan cũng được mọi người, ngay cả bà Trưởng trại, hoan hô hết mình và bầu em là cầu thủ số một. Chiều gần tắt nắng là lại một phen tắm bơi tại vũng suối Prenn. Sau bữa cơm tối thật ngon mà em nào em nấy ăn không biết thế nào là no, trong khi các bạn tản mác lên đồi thông kiếm cành khô về đốt lửa trại thì Ái Lan díp cả hai mắt, đôi mi cứ sụp xuống, buồn ngủ không thể nào gượng nổi.
Sáng hôm sau, khi thức giấc, Ái Lan nhất quyết đem ý định ra thi hành. Khi ăn lót dạ xong, Diễm Anh tuyên bố chương trình trong ngày : vào rừng chơi, đào măng, khi mệt đói sẽ ngả cơm nắm và thức ăn đem theo ăn ngay trong rừng. Rồi em bảo Ái Lan :
- Ái Lan sửa đoạn làm hướng đạo đó nghe !
Ái Lan nói như la lên :
- Diễm Anh muốn mình chết luôn hay sao ? Hai cẳng chân người ta mỏi rời ra đây này ! Thôi lần này miễn cho mình được ở nhà thủ trại nghe !
Diễm Anh sịu mặt :
- Ừ thì thôi ! Mình cũng ở lại với Ái Lan vậy !
Ái Lan la lớn :
- Ấy ! Ấy ! Cái đó là không được nghe ! Nhất định mình không thể để Diễm Anh lỡ dịp vào rừng kiếm măng với các bạn đâu ! Đi đi mà Diễm Anh ! Mình mỏi chân ghê lắm ! Ở nhà coi trại và "ngốn" hết mấy cuốn Tuổi Hoa kia đi, không có sốt ruột quá rồi. Mấy hôm mắc việc lung tung chưa đọc được chữ nào cả !
- Để Ái Lan ở nhà một mình, Diễm Anh áy náy ghê lắm ! Nhưng nếu Ái Lan thiệt tình muốn nghỉ ngơi, thì đành chiều ý vậy !
- Vậy thì tốt ! Diễm Anh cứ yên trí đi đi ! Mình phải nằm nghỉ một phen cho đã. Hết mệt, có lẽ mình mò ra hồ La Ngà thuê xuồng máy đi quanh một vòng. Chà ! Phong cảnh tuyệt đẹp bữa kia đâu đã được xem ngắm thích mắt.
Diễm Anh sốt sắng :
- Ừ, dạo quanh hồ một vòng thì tuyệt lắm ! À, này, mình cần cho Ái Lan biết trước để phòng bị chút nghe ! Bác Cai Sĩ cho thuê xuồng máy đó, là một người tử tế lắm, nhưng cái xuồng của bác bị bộ máy hơi tồi đấy. Cẩn thận kẻo bị liệt máy giữa hồ là hết đường vào bờ được đó nghe !
Ái Lan hứa với bạn :
- Yên trí đi Diễm Anh ! Mình sẽ cẩn thận đề phòng ! Không sao đâu !
Mặt trời lên cao đã tới hai con sào rồi. Ái Lan nôn nóng lên đường thám hiểm. Khổ một nỗi, Diễm Anh và các bạn còn cứ tíu tít sửa soạn hành trang mãi chẳng xong khiến em tưởng chừng như họ sẽ không bao giờ rời khỏi trại cả.
Sau hết, may sao khi quay nhìn lại, Ái Lan đã thấy mọi người đeo ba lô gọn ghẽ trên lưng, hướng về cánh rừng nứa đặt bước. Diễm Anh còn ngoái cổ nhìn bạn, giơ tay :
- Ái Lan ! không đi cùng tụi này, đừng có tiếc rẻ nghe !
Chờ cho mọi người đi khuất sau đám lá xanh, Ái Lan nhắm hướng hồ La Ngà bước mau. Mấy phút sau, em trông thấy bác Cai Sĩ đang té nước cọ rửa chiếc xuồng máy. Ái Lan có ý định đi thám hiểm khu biệt thự một mình, không muốn để ai biết, liền bảo bác Cai :
- Bác cho tôi thuê xuồng một tiếng đồng hồ đi bác !
Bác Cai Sĩ vui vẻ :
- Cô lái lấy một mình hả ? Mà cô biết lái không chứ ?
- Chưa ! Bác chỉ giùm tôi một chút là tôi điều khiển lái được à !
Nửa giờ sau, Ái Lan đã vui mừng thở một hơi dài khoan khoái. Khói máy nổ êm, rung chuyển nhè nhẹ và đưa chiếc xuồng xa dần bờ, mũi quay ra phía giữa hồ. Ái Lan cho xuồng từ từ chạy dọc theo bờ. Mặt nước phẳng lặng như chiếc gương soi. Mũi xuồng rẽ sóng phát ra tiếng kêu như xé lụa. Ái Lan nhẹ tay cầm vững tay lái trực chỉ phía bờ còn hơi xa, ngay trước mắt : nơi tọa lạc biệt thự của ông Phạm Văn Phàm. Miệng em lẩm bẩm :
- Chỉ cần anh gác dan Y-Ba cho phép mình vào thăm thú một chút là được.
Nhưng đột nhiên giàn máy đang nổ êm dòn bỗng phát ra những tiếng "pực, pực", mới đầu còn cách quãng, chỉ phút sau đã nổ liên tiếp như một tiếng rên dài rồi tắt hẳn luôn cả tiếng máy. Ái Lan thảng thốt :
- Ủa ! Sao kỳ vậy ? Chắc hết xăng rồi, nguy quá !
Em cúi xuống mở nắp bình xăng : đầy ắp. Ghé sát coi giàn máy, Ái Lan đưa tay soát lại mấy sợi dây điện. Thường ngày em ít khi để ý đến vấn đề máy móc, nhưng nhờ bản tính thông minh, nhận xét và ghi nhớ rất nhanh, nên về động cơ các loại xe hai bánh và xuồng máy, em biết được nhiều điều hơn các bạn.
Lời báo trước của Diễm Anh lại văng vẳng bên tai. Đồng thời ngước mắt nhìn lên, Ái Lan đã thấy thấp thoáng tòa biệt thự của ông Phàm ở đằng xa phía cuối hồ, lấp ló qua mấy lùm cây lớn rậm.
Xắn hai ống tay áo, Ái Lan cúi xuống giàn máy. Sau hơn một tiếng đồng hồ hì hục tháo ráp lung tung, kết quả : vẫn im lìm, máy không chịu nổ. Em lắc đầu chán nản :
- Hừ ! Mình bị giam hãm trên mặt hồ suốt ngày hôm nay rồi. Và như vậy cũng có nghĩa là không thể mò tới thám thính tại biệt thự nhà ông Phàm được nữa.
Ái Lan uất ức tưởng có thể phát điên lên, vì đích đã hiện ra trước mắt mà lại không thể đi tới được. Có lúc em định bỏ đại xuồng, nhảy xuống nước, bơi lại, nhưng gạt bỏ tức khắc dự tính đó. Lý do : Cho rằng có thể tới nơi, leo lên bờ rồi đột nhập biệt thự của ông Phàm được, nhưng làm cách nào quay trở về địa điểm trại hè ở Prenn ? Sau cùng, Ái Lan đành phải buông xuôi tay, ngồi xuống đợi chờ, may ra có một chiếc xuồng của khách nhàn du nào bất chợt đi ngang không.
Từng phút, từng giờ lúc này tưởng chừng như dài vô tận. Theo sóng nước dập dềnh, chiếc xuồng lững lờ trôi dần mãi ra giữa hồ. Đối với Ái Lan, thời gian như ngưng lại. Em bực mình tự nhủ :
- Phen này mà mình thoát thân lên bờ được, thì lần sau, các thêm tiền cũng không thèm đặt chân lên cái xuồng mắc dịch này nữa.
Xui xẻo hơn nữa là bữa đó sao lại tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một chiếc xuồng nào khác, ngay đến cả một chiếc thuyền đánh cá cũng không nữa. Ái Lan băn khoăn tự hỏi : Không biết làm cách nào cho ra khỏi cái cảnh khó khăn này. Chưa hết ! Mặt trời chói chang nóng bỏng. Trên nắng xuống, mặt nước lại phản chiếu hắt lên, khiến Ái Lan cảm thấy như bị thiêu đốt, nóng không thể nào chịu được nổi. Thêm nữa, cái bao tử rỗng tuếch của em bắt đầu làm khổ em không ít. Ái Lan hậm hực :
- Thế là lỡ mất dịp may đi thám thính tòa biệt thự của ông Phàm. Diễm Anh đối với mình tốt hết sức, nhưng vô tình làm sao biết được ý định của mình và rồi sẽ không rời mình ra nửa bước. Làm sao mà lẻn đi một mình được đây ? Chỉ còn một cách báo cho Diễm Anh biết là mình có việc cần phải về Đà Lạt gấp. A, nhưng trước hết, cần làm cách nào để vào bờ được đã chứ ? Một khi đặt chân lên bờ được, thay vì về thẳng Đà Lạt, mình sẽ tìm đường mon men tới khu biệt thự đó. Mình ra về, Diễm Anh và các bạn chắc sẽ buồn lắm, nhưng xét ra chỉ còn mỗi cách đó là có thể tìm ra cái đồng hồ của cụ Tú Doanh được mà thôi.
Rồi loay hoay tìm cách giết thì giờ, Ái Lan quay ra lấy nùi giẻ, tháo chút xăng, đoạn lúi húi lau chùi giàn máy. Ngoảnh lại, mặt trời đã gác núi, sau gần hai tiếng đồng hồ mà Ái Lan tưởng chừng như có hai phút, bộ động cơ xuồng đã nhẵn bóng như gương. Em ngắm nhìn bộ máy sạch sẽ, thích thú :
- Rồi đó ! Mình đã làm hết sức rồi đó ! Thử một lần nữa coi ! Phen này mà không nổ được là thôi ạ, mình cũng xin hàng luôn ! Cả cái xuồng này đem mà bán lạc soong cho rồi !
Vừa ấn ngón tay vào nút nổ máy, một tràng tiếng phình phịch đã nổi lên đều đều, y như là bộ máy chưa hề bị liệt bao giờ.
- Ha ! Ha ! Kỳ không !
Bao nhiêu mệt nhọc tiêu hết trong nháy mắt, Ái Lan ngước nhìn lên bờ, hy vọng. Bóng tối đã từng quãng một, đè trùm xuống các lùm cây ; đêm sập xuống. Ái Lan tự nhủ, miệng chép chép tiếc rẻ :
- Trễ rồi ! Không thể đi thám thính ngôi biệt thự ngay hôm nay được ! Chỉ còn đủ thì giờ lái xuồng vào bờ, nếu không bộ máy lại giở chứng "ho" lên và ì ra thì nguy lắm.
Ba phút sau, mũi xuồng đã đụng bờ đất. Neo xuồng chắc chắn và trao chìa khóa cho bác Cai Sĩ xong, mới đi được một quãng ngắn hướng về trại hè, đã nghe tiếng Diễm Anh cùng các bạn gọi tên em rối rít.
Vừa giáp mặt nhau, Diễm Anh đã láu táu :
- Trời ơi ! Mệt ơi là mệt ! Ái Lan vậy mà khôn ghê ! Ở lì trại lại hóa hay đó ! Chẳng được cái măng nào mà lại bị gai cứa quá trời đi !...
Đang liến láu, nhỏ Anh đột nhiên ngưng bặt, giương mắt ngó em không chớp :
- Úi cha ! Đi đâu về mà mặt mũi đỏ tía và tèm lem đầy nhọ khói đen thui vậy ?
Ái Lan bật cười vui :
- Mình vừa mới đi tắm nắng một chầu về đó. Gớm ! Cái xuồng máy của bác Cai Sĩ tốt thật ! Nhưng tụi các bồ có thể yên trí được rồi. Ái Lan phải loay hoay với nó suốt tám tiếng đồng hồ để chữa bệnh đó !
Diễm Anh đớ người :
- Sao ? Ái Lan loay hoay với cái xuồng liệt máy suốt tám tiếng đồng hồ trên mặt hồ La Ngà ?
- Đúng thế ! Thôi cho mình đáng kiếp ! Ai bảo không đi đào măng cùng tụi Diễm Anh ?
Ái Lan ngoài mặt cố gắng coi thường chuyện không may vừa xảy ra vì cái xuồng máy, nhưng ngấm ngầm, em vô cùng tiếc rẽ cả một ngày trời uổng phí vô ích. Liệu có hy vọng gì mò tới để thám thính tòa biệt thự của ông Phàm được chăng ? Giây phút hiện tại thì mọi sự đều có vẻ trở ngại cho việc làm của em hết cả...
Vừa bước vào cửa lều vải, Diễm Anh đã la lên :
- Ủa, làm cái gì vậy, Ái Lan ? Định bỏ về Đà Lạt hay sao vậy ?
Rồi em giương mắt nhìn bạn đang thu dọn, gấp mấy cái áo quần vào chiếc sắc vải ! Ái Lan giọng nói buồn buồn :
- Tiếc lắm, Diễm Anh ! Nhưng bắt buộc mình phải về ngay chiều nay !
- Cái gì ? Ái Lan mới ở với tụi mình được có ba ngày à ! Hay có cái gì làm Ái Lan không bằng lòng ?
Ái Lan vội vã tiếp lời bạn :
- Đừng nói vậy, Diễm Anh ! Ở trại mình thích lắm muốn ở tới ngày cuối cùng. Như hiện còn bận làm việc này quan trọng lắm và có một điểm rất gấp cần phải thực hiện ngay. Mong Diễm Anh và các bạn hiểu cho mình, nghe !
Diễm Anh :
- Chậm vài ngày không được sao ?
- Đâu được ! Bữa nay mà mình còn trễ rồi đó !
- Vậy thì cố nán lại cho hết ngày mai vậy, Ái Lan ! Ngày mai, đội nữ cầu thủ bóng chuyền ở trại Bồng Lai lên đấu với tụi mình. Ái Lan không dự thì thua đứt đuôi rồi còn gì !
- Biết rồi, tiếc ghê lắm ! Nhưng cũng đành vậy chứ biết làm sao ! Mình cũng buồn quá đi, Diễm Anh à !
Cô bạn vẫn nhì nhằng :
- Kỳ ghê ! Hôm qua đây mình có thấy Ái Lan đả động gì đến chuyện hôm nay về Đà Lạt đâu ? Hay là cái việc xuồng liệt máy để Ái Lan bị kẹt giữa hồ suốt ngày trời làm Ái Lan tức mình ?
Em cười phá lên và vội vã nói đùa để Diễm Anh khỏi hiểu lầm nhưng nhất định không để lộ một chút gì lý do thầm kín của việc ra đi vội vã. Và em thấy rõ là cứ mải vui nấn ná ở đây với các bạn thì khó lòng mà lẻn đến khu biệt thự nhà ông Phàm được. Để lộ ra, các bạn xúm lại hỏi, sẽ phải giải thích lôi thôi, công việc ắt sẽ bể vỡ tùm lum ra. Mà ý Ái Lan, em cương quyết giữ chúc thư của cụ Doanh hoàn toàn bí mật.
Diễm Anh dỗ ngọt không được quay ra trêu chọc Ái Lan, nào là sợ chơi bóng chuyền thua đội Bồng Lai, sợ bơi thi "vác đèn đỏ" v.v... Ái Lan vẫn trơ như đá vững như đồng.
Sau bữa cơm trưa, Ái Lan tới lều bà Trưởng trại xin phép, đoạn quay về lều, khoát túi vải lên vai, giơ tay từ giã Diễm Anh cùng các bạn. Ai nấy mặt buồn hiu giơ tay ngoắc và đưa tia mắt nhìn theo bước chân Ái Lan đang thoăn thoắt bước ra phía cổng trại chỗ để xe vespa.
Em thầm thì tự nhủ :
- Rồi ! Bây giờ mình chỉ việc tìm đường mò tới biệt thự ông Phàm.
Nhớ lại lúc ăn cơm tối hôm qua, Ái Lan đã có ý hỏi thăm Diễm Anh về con đường dẫn tới biệt thự, nhưng bạn em cũng chỉ biết lơ mơ không có gì rõ rệt đích xác cả. Ái Lan chỉ còn cách là trông nhờ vào chính mình. Chiếc vespa bóng loáng nhẹ bon trên con đường nhựa dẫn xuống Liên Khương. Ba phút sau, Ái Lan đã rẽ vào một con lộ đất đỏ ở phía tay trái hy vọng đúng là con đường chạy vòng quanh bờ La Ngà. Xe mới tiến sâu vào chừng một trăm thước, Ái Lan vui mừng hết sức vì tin rằng đã đi đúng đường. Diễm Anh đã chẳng cho biết con lộ dẫn vào khu nhiều biệt thự đó xe hơi có thể chạy được đó sao. Và đường rất xấu ! Quả có thế ! Mặt đường lồi lõm, sỏi đá lổn ngổn, ổ gà rải rác khắp cùng.
Ái Lan cho xe chạy chầm chậm, trong lòng lo ngay ngáy chỉ ngại gặp một chiếc xe hơi nào chạy ngược chiều, vì mặt lộ rộng không đầy bốn thước. Việc lái xe lại còn khó khăn hơn nữa : hai lỗ trũng to tướng cách nhau không đầy một thước. Bùn đất còn ướt nhẹp, khiến Ái Lan có thể đoán là một chiếc xe vận tải nặng mới chạy qua đây. Và em ngạc nhiên tự hỏi :
- Quái ! Loại xe hạng nặng này chạy vào đây làm gì vậy không biết ? Và chạy đi đâu chứ ? Bùn đất còn mới tinh à !
Chưa kịp trả lời, trước mắt Ái Lan đã hiện ra mấy tòa biệt thự thấp thoáng sau những lùm cây xanh cao rậm lá. Tất cả đều đóng cửa im ỉm. Chiếc vespa vẫn êm êm lăn bánh đưa em tới một cánh rừng thưa, lau sậy non nớt xen lẫn cỏ voi chỉ cao tới quá đầu gối mọc lan mãi ra tận mép hồ. Phía cuối khoảnh rừng thưa này là ngôi biệt thự của ông Phàm, cao sừng sững đằng sau một vòng rào dâm bụt hoa đỏ chót.
Ái Lan lẩm bẩm.
- Lạy trời cho anh gác có ở đây ! Mò được tới nơi rồi mà không vô được để thăm thú, "đi câu xách giỏ về không" là một điều tai hại lắm đây.
Ái Lan đậu vespa bên lề đường và sững sốt ngạc nhiên khi nhận ra là vết bánh xe vận tải chỉ đến quãng này là hết. Có vẻ như chiếc cam nhông nào đó đã băng qua khu bãi rừng cỏ thấp, đi vào biệt thự của ông Phàm. Ái Lan bỏ xe, rảo bước theo vết xe hơi in rõ trên mặt đất, đi tới một cây cột sơn trắng chắn ngang cửa vườn. Ngôi biệt thự đồ sộ của nhà ông Phàm sửng sững ngay trước mắt. Bỗng Ái Lan suýt kêu lên một tiếng to. Quang cảnh hiện ra như trong một cơn ác mộng. Một quang cảnh vô cùng hỗn độn, cửa cái, cửa sổ chạy suốt dọc hàng ba mở toang hoác. Giữa thảm cỏ, một cái ghế bành nệm da nằm chổng bốn vó lên trời, rải rác chung quanh đủ thứ đồ lặt vặt : hộc bàn, ghế đẩu, bàn đêm, chăn dạ, chăn len, gối nệm nằm la liệt. Cỏ xanh bị dẫm nát, mang đầy những vết cầy xới kéo dài, lộn tung đất ẩm.
Vừa nhẹ bước tiến vào, Ái Lan vừa lẩm bẩm :
- Quái thật ! Sao lại lạ thế này ?
Cúi sát xuống nhìn kỹ mặt đất, Ái Lan nhận ra ngay những vết giầy. Và những vết cầy xới kéo dài trên mặt cỏ đúng là do những đồ đạc bằng gỗ bị kéo lết để lại.
- Vậy đúng rồi ! Đúng là cái xe vận tải hạng nặng đã vào đây để dọn đồ rồi ! Vết tích trên mặt đất hãy còn mới lắm, cách đây mới chừng non một tiếng đồng hồ à !
Ái Lan nhẹ bước tiến lại gần tòa biệt thự. Vắng hoe không một bóng người. Cả gác dan người Thượng tên là Y-Ba cũng không thấy mặt. Em đánh bạo lên mấy bậc thềm, đưa tay ấn nút chuông điện. Không một tiếng trả lời. Sẵn cửa mở, Ái Lan bước vào đi qua gian tiền sảnh. Gặp một cánh cửa khép hờ, em đưa tay đẩy ra. Cánh cửa bật mở. Chân mới đặt trên ngưỡng cửa Ái Lan ngây người sửng sốt :
- Kỳ quái thật ! Sao lại thế này ?
Gian phòng khách rộng mênh mông trống rỗng. Bàn ghế, sa lông, bình phong, đôn sứ, màn gió... Ngay cả tấm trải sàn nhà cũng biệt tăm. Lượn hết phòng khách, Ái Lan quay ra đi một vòng trong ngôi biệt thự rộng lớn. em nhận thấy rõ rệt phòng nào phòng nấy trống trơn trừ một gian phòng, đồ đạc vẫn y nguyên, nhưng tấm thảm cũng đã bị cuộn tròn lại, buộc dây chặt chẽ, sẵn sàng để khiêng đi.
Ái Lan bâng khuâng tự hỏi : "Sao có vẻ như một vụ dọn đồ lén lút quá ?". Hay nói cho đúng hơn : "Một vụ cướp táo bạo mà các nhật báo ít lâu nay vẫn thường đăng tải, luôn luôn xảy ra tại những biệt thự nghỉ lẻ ở những nơi hẻo lánh gần đồi núi hay bãi biển".
- Thế anh gác dan Y-Ba đâu mới được chứ ?
Và em liên tưởng ngay đến số đồ trần thiết rực rỡ đắt tiền ở biệt thự này chắc cũng phải gần như là ở dinh cơ của chủ nhân đường Phan Đình Phùng Đà Lạt. Và tụi cướp quả đã vớ được một món bở.
Đột nhiên Ái Lan cảm thấy tim em nhói mạnh một cái :
- Nguy tai ! Nếu vậy thì chắc bọn bất lương này cũng đã nẫng luôn cái đồng hồ của cụ Doanh rồi ! Hừ ! Thế là hết ! Bao công lao vất vả của mình biến thành nước lã đổ ra sông hết !
Một lần nữa, Ái Lan lại thấy tuyệt vọng đúng giây phút đinh ninh là đã đi tới đích. Nhưng chỉ một thoáng sau, tuổi trẻ hăng hái lại khiến em hy vọng :
- Ừ biết đâu ! Bọn gian phi bị lóa mắt vì những món đồ quý giá lồ lộ trước mắt mà để bỏ xót lại chiếc đồng hồ cũ kỹ không đáng gì, đem đi chỉ tổ mất công ?
Dứt ý nghĩ, Ái Lan hăm hở chạy đi lục soát mọi xó xỉnh góc kẹt, mở mấy chiếc tủ còn sót lại, gầm cầu thang... Vô ích, chiếc đồng hồ vẫn biệt tăm.
Sau rốt em tiến vào căn phòng mà tụi cướp chưa động đến.
- Kỳ thật ! Sao tụi này lại chưa đụng tới món gì trong cái phòng này ? Đồ đạc trong này đâu có phải kém giá trị ? Ờ, mà sao tấm thảm này tụi chúng còn cột để đây làm gì mà chưa đem đi chứ ! Hay là tụi họ khiêng đồ, nghe tiếng bước chân mình đi tới, vội bỏ đi ẩn nấp ? Một điều lạ nữa là sao không thấy bóng dáng chiếc xe vận tải của chúng đâu hết kìa ?
Ái Lan lo lắng đưa mắt nhìn quanh, sực nhớ ngay là hiện tại em đang ở giữa một nơi vắng vẻ, rừng bãi quạnh hiu, khu nhà có người ở gần nhất cũng cách xa tới non mười cây số. Vậy mà, bất chợt tụi cướp xuất hiện thì thật là nguy khốn. Em thầm nghĩ :
- Trời ! Tụi cướp bây giờ ở đâu nhảy xổ ra thì mình nguy mất !
Em lắng tai nghe động tĩnh. Sự im lặng tràn ngập trong căn nhà rộng mênh mông có vẻ gì đáng lo ngại. Bất giác em run rẩy cả toàn thân và có cảm tưởng nhột nhạt là mọi cử chỉ của mình hình như đang bị những con mắt vô hình theo dõi.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Tờ Di Chúc - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Tờ Di Chúc   Hai Tờ Di Chúc - Page 2 I_icon13Fri 10 Jun 2016, 22:03

Chương 13


TỤI CƯỚP



Việc quái gì mà phải run lên thế nhỉ ? Đoạn em phá lên cười. Nhưng tiếng cười nghe vẫn có phần gượng gạo.
Ái Lan lại mạnh bước đi quanh nhà một lần nữa, niềm lo lắng giảm bớt một phần vì không nhận thấy có triệu chứng gì khác lạ. Nhưng sự băn khoăn vẫn như một khối đá trĩu nặng trên lồng ngực làm khó khăn cả nhịp thở. Những bức tường đứng sừng sững như muốn nghiêng nghiêng xuống người em. Và trong không khí cũng bàng bạc có một cái gì đe dọa.
Đinh ninh là chiếc đồng hồ của cụ Doanh đã bị tụi cướp đem đi mất, Ái Lan tính chỉ còn một nước là bỏ đi khỏi nơi này, sớm phút nào hay phút đó.
- Mình sẽ đi báo ngay cho đồn cảnh sát nào gặp trước nhất vì tụi gian chắc cũng chưa đi xa khỏi vùng này đâu. Xe chở chắc phải chất nhiều đồ cồng kềnh, nặng lắm chứ ? May ra có thể đuổi kịp !
Dứt lời, em tiến lại phía một căn buồng nhỏ vẫn để treo mũ áo. Khi lướt qua khung cửa sổ mở rộng, vô tình liếc mắt ngó ra ngoài. Ái Lan sợ xanh xám cả mặt mày : trên lối đi trải đá cuội, một gã đàn ông đang xăm xăm bước tới, chiếc mũ cát két đội xụp xuống che kín hai mắt.
Ái Lan sững người, hai chân như bị chôn tại chỗ. Sự sợ hãi khiến em mất hết khả năng cử động. Nhưng em vẫn còn một chút sáng suốt để biết được rằng tên này đúng là người của bọn gian. Rồi thu hết sức lực em tung chân chạy vụt vào căn phòng đầy đồ đạc mà tụi gian chưa động đến. Vào đến nơi Ái Lan lạnh người khi thấy bên trong không có cửa ăn thông ra ngoài vườn. Bí quá, em định quẹo vào phòng ăn, nơi có mấy khuôn cửa sổ mở ra hàng ba. Nép sát tường, Ái Lan đưa mắt lơ láo ngó quanh. Chết ! Làm sao bây giờ ? Chỉ còn mỗi cái hầm dưới cầu thang. Em lao vút vào và quài tay khép nhanh cánh cửa lại. Vừa kịp ! Tiếng giày cồm cộp đã vang lên.
Đưa mắt nhìn qua khe ván, Ái Lan trông rõ gã đàn ông đã tiến vào giữa nhà, mắt nhìn dáo dác. Thân hình cao lớn, đôi vai thật rộng. Gã có bộ mặt lạnh như mặt bàn đá, ánh mắt dữ tợn.
Gã đứng quay lưng về phía hầm cầu thang. Ái Lan phải nín thở để tên gian khỏi nghe tiếng. May quá, gã gian phi hình như nhận thấy không có gì khác thường, tia mắt gã liếc nhanh qua cánh cửa hầm cầu thang rồi quay nhìn ngay ra chỗ khác.
Nơi ẩn nấp của Ái Lan quả thật kín đáo. Vừa hiểm hóc, khuất nẻo, thêm tối tăm vì giăng mắc đầy quần áo cũ. Mùi bụi bậm, ẩm mốc bay vào mũi khiến Ái Lan khó chịu vô cùng. Em rút vội khăn mùi xoa đưa lên bịt miệng, vừa ngăn kịp một cái hắt hơi và mừng rỡ tự nhủ :
- Trời ơi ! Thiệt may ! Không chặn kịp thì tên cướp này sẽ tóm được mình ngay chứ gã chẳng ngu gì mà lại cho rằng đó là tiếng mèo đâu !
Mấy phút sau, Ái Lan đã hơi quen được với cái mùi khó thở trong căn hầm và em bắt đầu đưa tay sờ soạng các thứ quanh mình. Chút xíu nữa thì em thét lên : một cái đầu đinh nhọn, nhô ra từ tấm kệ đóng dính vào vách hầm chọc trúng đầu ngón tay. Ái Lan đưa tay mò mò lên mặt tấm kệ. Một đống gì mềm nhũn, mịn mát như bộ lông của một con mèo. Bất giác em rụt nhanh bàn tay về, nhưng mấy giây sau, lại mạnh bạo rờ nắn thật kỹ cái đống êm êm đó.
- Á à ! Một cái mũ bằng lông cừu ! Khiếp quá ! Của này chắc sẵn nhậy lắm đây ! Và hôi quá ! Đúng cái đồ quỷ này làm mình hắt hơi đây ! Lại khó chịu hơn lúc nãy nhiều quá !
Ái Lan đưa tay lên bịt miệng, cố nhịn thở một cách thật khó khăn. Một chút nặng nhọc trôi qua, em có cảm tưởng đang bị cực hình. Nhưng rồi em lại thở được dễ dàng hơn một chút.
Quay lại cánh cửa hầm, em dán mắt vào khe hở. Trong căn phòng rộng có thêm hai tên gian phi nữa mới vào. Ái Lan được biết hai đứa sau này cũng đều là gian phi cả vì vẻ mặt chúng đều nhăn nhó khó coi và tia mắt lạnh lùng dữ dội như rắn độc. Tên vào trước nhất có vẻ là tên thủ lĩnh vì Ái Lan thấy gã dõng dạc ra lệnh cho hai tên vào sau :
- Thôi ! Bắt tay đi tụi bay ! Rồi liệu mà chuồn cho lẹ, nếu không là "dính" hết đấy !
Rồi gã giơ tay chỉ một cái tủ lớn bằng gỗ cẩm lai trạm trổ rất đẹp :
- Khiêng cái kia ra trước đi !
Hai tên bộ hạ liền ghé vai, bắt tay vào cái tủ vĩ đại đó, nhích dần ra phía cửa. Chúng mắm môi mắm lợi, gồng sức lên hai cánh tay bắp thịt cuồn cuộn, cố khiêng cho lẹ đặng làm vừa lòng tên chỉ huy đang lừ lừ tia mắt, miệng không ngớt lầm bầm chửi rủa. Một đứa khiêng tủ, ý chừng nặng quá, mất nhiều sức, nên đổ quạu, trừng mắt nhìn tên trùm :
- Đã biết là phải làm gấp, tại sao anh không lùi xe vào sát tận cửa mà lại đem dúi vào lùm cây xa lắc vậy ?
Tên thủ lĩnh bĩu dài môi :
- Ờ há ! Cho xe vào tận đây để tụi cớm nó thấy nó chộp cho ngon há !
Tên bộ hạ vẫn còn uất ức :
- Nếu vậy thì chịu khó mó tay vào đây chút đi, rồi sẽ thấy ngay đấy mà. Tưởng làm bằng giấy đó chắc !
Từ chỗ nấp nhìn ra, Ái Lan được xem rõ rệt cách "ăn hàng" của tụi gian. Cả ba tên quơ hết thảy mọi món đồ, từ những cái tầm thường đến những cái quý giá. Màn cửa, hoành phi, câu đối, chúng cũng không bỏ, và chúng xúm lại khiêng từng cái ra phía cửa. Rủi cho Ái Lan chẳng có cơ hội nào tẩu thoát được. Tên thủ lĩnh chỉ đỡ cho hai thằng em út một tay ra đến bậc cửa lại quay vào ngay, không rời khỏi căn phòng một chút.
Có tới gần nửa giờ sau, gã chợt lên tiếng :
- Rồi ! Chắc là hết rồi đó ! Anh em rút lẹ đi !
Dứt lời tên trùm bước ra phía cửa, theo chân hai tên đàn em. Bước chân đã đặt trên ngưỡng cửa, y còn quay lại đưa mắt quan sát căn phòng một vòng.
Đột nhiên y ngẩng cao mặt, lắng tai, một tiếng hắt hơi rất khẽ vang ra từ phía gầm cầu thang.
Tên thủ lĩnh giật thót mình, bước nhanh lại chỗ khả nghi. Gã đưa tay giật tung cánh cửa ở hầm cầu thang và phác giác ra Ái Lan đang rúm người thu mình trong góc tối. Giận sôi lên, tên cướp nắm tay em lôi mạnh ra và gầm to như sét nổ.
- Hà, hà ! Mày dọ thám tụi tao hả ?
Sợ quá hóa liều, Ái Lan nhìn thẳng vào mặt tên cướp như thách đố :
- Ông lầm rồi ! Tôi, con gái con đứa mà dọ thám cái nỗi gì !
- Vậy thì mày làm gì mà chui vào trong đó, hả ? Nói mau !
- Tôi có việc đi đến tìm ông gác dan ở đây !
Tên cướp rộ lên cười mai mỉa :
- Lạ nhỉ ! Việc gì mà lại phải mò tới tận chỗ này ?
Ái Lan hiểu ngay là mình hiện đang ở trong một tình trạng rất nguy khốn, và vẻ mặt hung tợn của gã gian phi càng khiến em muốn ngất xỉu đi vì hãi sợ. Em run giọng :
- Tôi vào đây tìm ông gác dan mà chẳng thấy ai. Bỗng nghe tiếng chân người bước rầm rập, tôi sợ quá nên phải trốn vào đó !
Tiếng tên cướp nghe đốp chát dữ dội như tiếng quất của một chiếc roi da :
- Con nhỏ ! Ở đâu khi không dẫn xác tới đây là mày tới số rồi, heng ! Chắc núp trong đó mày đã nghe thấy mọi sự rồi, hả mày ? Nhưng yên trí đi, mày sẽ không còn dịp nào đi nói lại với người khác đâu. Hà, hà !
Ái Lan hiểu ngay tên cướp muốn nói gì. Nhìn nét mặt gã, em biết ngay y là người không còn biết gì là tình thương cả. Và coi như hết hy vọng thoát khỏi tay hắn, em đâm liều, nói như tát nước vào mặt tên bất lương :
- Nghe thì không nghe, nhưng thấy thì tôi thấy rõ lắm ! Thì ra các anh chỉ là những quân ăn cướp, không còn một chút lương tâm nào. Tôi mà thoát được là các anh bị cảnh sát tóm cổ hết không sót một mống !
Tên thủ lĩnh cười mỉa :
- Đúng rồi ! Nhưng phải có tao cho phép mới được chứ ! Bộ tao dại lắm hả ? Được, tao sẽ cho mày một chầu như tên gác dan vậy !
Ái Lan chợt la lên :
- Cái gì, anh gác dan ? Tụi anh đã làm gì người ta rồi, hả ?
- Chờ chút đi, nhỏ ! Rồi mày sẽ biết !
Em cố gắng rẫy rụa giựt tay tên cướp ra. Nắm tay gã quả thật cứng như một vòng thép.
- Đừng lộn xộn mày ! Có im đi không ?
Ái Lan giả vờ tuân theo thôi không giựt tay ra nữa. Đột nhiên gom hết sức lực, em rút tay thật nhanh làm tên cướp lảo đảo. Nhanh như làn chớp, em vọt nhanh ra phía cửa ! Gã gian phi gầm hộc lên một tiếng. Nhảy một bước đã túm được cánh tay, nó xô em một cái rất mạnh bắn vào tường.
Môi hắn bĩu dài ra :
- Mày tưởng trốn được dễ lắm hả ?
Ái Lan lại vùng vẫy hết sức. Trong cơn tuyệt vọng cùng cực em vận lực lên tay chân, cào cấu đấm đá vung vít, nhe cả răng ra mà cắn xé kẻ thù như một người loạn trí. Nhưng vô ích, em vẫn không thể thoát khỏi bàn tay chuối mắn của tên gian xiết chặt như một gọng kìm.
Gã rít qua kẽ răng :
- Ối cha ! Cái con quỉ này nó khùng thiệt tình mà ! Được, để tao cho mày nếm mùi cái món này thì hết đường chó cắn mèo cào nghe !
Ái Lan gân cổ gào lên :
- Buông ra !
Tên cướp xô mạnh em về phía hầm cầu thang, đẩy em ngã chúi vào trong đó. Ái Lan chưa kịp gượng ngồi lên đã nghe tiếng chìa khóa lách cách xoay trong ổ. Lại thêm tiếng chốt bằng sắt phía bên ngoài cánh cửa hầm ken két rít lên rồi lọt lỗ hãm kêu "xoạch" một tiếng.
Tên thủ lĩnh vừa nói vừa cười sằng sặc :
- Rồi ! Ngồi trong đó chờ... chết đói nghe con ranh ! Tiếp theo đó là tiếng đế giày đinh nện cồm cộp trên nền gạch bông, mới đầu còn rõ rệt, chưa đầy phút sau, đã nhỏ dần, nhỏ dần rồi là ... hoàn toàn im lặng.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Tờ Di Chúc - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Tờ Di Chúc   Hai Tờ Di Chúc - Page 2 I_icon13Fri 10 Jun 2016, 22:04

Chương 14


HẦM TỐI



Khi biết là tụi cướp đã bỏ đi hết và cứ để mặc em bị giam hãm đến chết đói trong hầm cầu thang, Ái Lan sợ hãi thất thần. Em không còn biết làm gì hơn là xô mạnh vai vào cánh cửa khoá trái, hy vọng tông bật ra được. Vô ích ! Cánh cửa tuy cũ kỹ nhưng gỗ dày rất chắc chắn, vẫn không nhúc nhích. Ái Lan hoảng hốt la to kêu cứu, quên bẵng là khu biệt thự tọa lạc tại một nơi hẻo lánh, hàng tháng trời chẳng có ai qua lại.
Thất vọng và vô cùng mệt mỏi, em gục xuống nằm soài ra mặt đất. Trong đầu óc, tuy nhiên vẫn vấn vương một hy vọng mong manh như một làn khói mỏng :
- Phải, biết đâu tụi cướp lại chẳng quay lại mở cửa thả mình ra. Dù tàn bạo, nhưng họ cũng là người như mình, vậy thì mình đói khát khổ sở thế này, chắc họ cũng phải thương hại chứ!
Ngay lúc đó, bên tai em văng vẳng tiếng xe hơi. Quả thật, chiếc xe vận tải chất đầy đồ đang tiến ra ngoài lộ và lăn bánh đều đều. Tiếng máy xa dần rồi tắt hẳn bên tai cô bé đang bị giam trong hầm tối. Ái Lan chép miệng với ý nghĩ "Tụi gian phi này lương tâm tán tận thật. Chúng thản nhiên ra đi, bỏ mặc mình chết đói chết khát ở đây, hừ !"
Sự im lặng trong căn biệt thự rộng mênh mông có vẻ gì rờn rợn như một bãi tha ma mộ địa. Sợ quá, Ái Lan thét lên kêu cứu. Biết rằng không hy vọng gì có người nghe tiếng, nhưng em vẫn không tự kềm chế được. Tiếng la thất thanh của em oang oang trong căn nhà rộng, trống vắng, đập vào những bức tường và trần nhà cao vút, dội lại, vang lên nghe như những lời chế diễu. Mệt mỏi, Ái Lan hai tay ôm đầu ngẫm nghĩ :
- Thật là mình đã tính lầm mà lại đi giấu Diễm Anh việc tới thám thính cái biệt thự này. Chắc cả trại hè Prenn đinh ninh là mình đã về Đà Lạt rồi đấy. Sự thật thì mình đang bị cầm tù ngay tại cái chốn oái ăm này ! Chắc không ai có thể ngờ được !
Nghĩ đến cha, luật sư Minh, mà Ái Lan đã xin phép để đi cắm trại tám ngày liền với bạn, em lại thấy lòng rưng rưng thương nhớ :
- Hà ! Đến khi ba thấy mình lâu về, đâm bổ đi tìm, thì lúc đó đã muộn quá rồi ! Rõ thật... ! Đang yên lành ở nhà nghỉ hè an vui nhàn nhã, bỗng nhiên lại giở chứng lao đầu vào cái việc rắc rối này !
Trí óc Ái Lan làm việc thật hăng để tìm phương cách thoát hiểm, và em cảm thấy một tia hy vọng :
- May ra cái xe vespa mình dựng ở lề đường có thể được người ta phát giác rồi sẽ lần mò vào đây… Nhưng mà nơi đây hẻo lánh thế này, chắc gì có người đi qua. À, còn cái anh gác dan Y-Ba này nữa ! Không biết đã ra sao rồi ?
Càng ngẫm nghĩ, Ái Lan càng thất vọng về tình trạng này. Tên thủ lĩnh chẳng cho biết là y đã "tính toán" về anh người Thượng này xong đó rồi sao ? Và tụi nó tính toán cách nào ? Cứ xét qua hành động của tụi nó vừa qua đối xử với em, em cũng đã đoán biết được phần nào. Càng nghĩ Ái Lan càng lo sợ không để đâu hết ! Em đứng phắt dậy, cương quyết phá phòng giam bằng được. Lao mạnh vai vào cánh cửa ván, giơ chân tay đạp đấm, nghiến răng lay chuyển. Năm phút sau, em đã hổn hển, buông tay, người và tứ chi đau đớn như dần. Ái Lan lại ngồi xụp xuống đất. Nhờ vùng vẫy chân tay phá cửa một hồi không kết quả, giờ đây em thấy bình tĩnh hẳn lại, thanh thản suy nghĩ :
- Mình kỳ quá ! Chỉ phí sức vô ích ! Cánh cửa này dầy thế này phá sao nổi ! Phải bình tĩnh mới được ! Nếu không thì nguy lắm ! Hoảng hốt là hỏng hết !
Một lúc sau, Ái Lan nhớ được có một lần ở nhà, em đã mò mở ống khóa bằng một chiếc kẹp tóc. Lập tức em đưa tay lên đầu, em rút ra một chiếc kẹp bằng thép rất cứng lùa vào ổ khóa. Bóng tối hầm như bưng lấy mắt, khiến em phải đưa hai tay mò mẫm mãi. Có tới mười lăm phút gắng công chọc ngoáy, rốt cuộc Ái Lan thất bại nặng nề.
Ngồi lại xuống đất, em thở một hơi dài, buồn bã. Như một cuốn phim quay chậm, hình ảnh luật sư Minh, Diễm Anh, Mỹ Liên, Mỹ Ngọc, bà cụ Sáu Riệm lần lượt hiện ra. Tia mắt của những người thân yêu như đang nhìn em ái ngại. Và Ái Lan nước mắt tràn mi, muốn oà lên khóc. Nhưng rất nhanh, em vụt thu hết nghị lực còn sót lại, nghiến răng tự nhủ :
- Á, không ! Không khi nào mình lại hèn nhát như thế được ! Nhất định phải làm một cái gì trước khi thua hẳn chứ ! Hừ ! Chắc thế nào cũng phải có cách phá cửa được chứ ! Mình phải tìm cho ra mới được !
Ái Lan đứng vụt lên đưa tay mò mò trên mặt kệ và hy vong vớ được một cái gì có thể phá được ổ khóa. Chán rồi, em lại đưa hai tay lục tìm trong túi những chiếc áo cũ giăng mắc sát tường. Cuộc lục soát chỉ đem lại kết quả chán ngán là làm tung lên đám bụi mù. Đã bị bức sốt trong ô hầm chật hẹp, giờ đây Ái Lan lại bị hít bụi như muốn nghẹt luôn cả hơi thở.
Đột nhiên, giữa giây phút không ngờ nhất, em đụng đầu vào một cái gì đau điếng. Trong bóng tối mịt mù, Ái Lan nào đã trông thấy vật đó là cái gì bao giờ đâu. Đưa lẹ hai tay lên cao, rờ rờ, Ái Lan nhận ra đó là một thanh gỗ to bằng cổ chân chạy suốt từ đầu tường bên này sang đầu bên kia của căn hầm tối. Và em biết ngay thanh gỗ đó có những cái khoen giữ móc sắc của mấy chục cái treo áo. Em khẽ la lên :
- Hà ! Có thế chứ ! Thanh gỗ này tốt quá, được việc lắm đây ! Mà làm sao lấy xuống được chứ ?
Thật may cho em, thanh gỗ chỉ gối sơ sài vào hai cái lỗ đục sâu vào tường, lâu ngày tróc xi măng lỏng lẻo. Và Ái Lan rút mạnh ra, đem xuống không chút khó khăn. Phiền một nỗi, thanh gỗ to cứng đó lại quá dài, không thể cầm và thúc mạnh vào ổ khóa được. Ô hầm quá chật hẹp, không có chỗ cho thanh gỗ lùi lại, làm sao lấy đà mà tông được vào cánh cửa. Sau gần năm phút quay ngang quay dọc, Ái Lan lùa đầu thanh gỗ vào phía dưới cánh cửa, nơi đây có một kẽ hở giữa mép gỗ và sàn xi măng, vừa vặn cho đầu gỗ lọt vào. Em quơ tay giựt đống áo quần liệng vào một xó, gom hết gần hai mươi cái mắc áo bằng gỗ kê xuống dưới đầu thanh gỗ, tạo thành một cái đòn bẩy, và em thầm nghĩ đến một câu nói khôi hài của một nhà vật lý học Arcchimede : "Nếu có chỗ kê đòn bẩy, con người có thể bẩy được cả trái đất". Ái Lan bật cười khẽ :
- Bẩy trái đất hay gì thì chưa biết, chỉ biết lúc này mình cần phải bẩy bằng được cánh cửa hầm giam này !
Sau khi đè cả thân mình lên cán đòn gỗ lần thứ ba, Ái Lan chợt nghe tiếng rắc rắc. Em tưởng thanh gỗ bị nứt gẫy, nhưng may thay không phải, mà lại chính là một mép cánh cửa, bên đóng bản lề, bị sức đòn bẩy làm cho há ra, tách khỏi khuôn gỗ. Em mừng rú lên :
- Trời ơi ! Tuyệt quá !
Và tiếp tục tăng sức mạnh, trì hết trọng lượng thân mình xuống đầu thanh gỗ. Sau một tiếng "xoạc" như một tiếng reo vui, một chiếc bản lề bung ra. Cánh cửa nặng, hai bản lề chỉ còn một, lệch hẳn đi, hé ra một khe hở bằng nắm tay. Ái Lan hăm hở lách đầu đòn gỗ vào bẩy nốt chiếc bản lề còn lại. Chợt em ngưng phắt tay lại : có tiếng chân người. Chưa kịp tìm hiểu, đã nghe tiếng chân bước thật mạnh của một người nào đó chạy xộc vào nhà, và đang tiến lại cửa hầm cầu thang.
Sự việc xảy ra quá nhanh khiến Ái Lan sững người, chân tay cứng ngắc không còn cử động được nữa. Đầu óc quay cuồng với ý nghĩ : Có lẽ tụi cướp nghe tiếng em đập phá, quay trở lại soát xem em có trốn thoát được chăng ! ... À, không đâu ! Tụi nó đâu dám chần chờ tại nơi chúng đã cướp phá. Vả lại, Ái Lan đã chẳng nghe rõ ràng tiếng xe vận tải của tụi chúng mở máy chạy đi rồi đó sao ?...
Sau giây phút ngạc nhiên, em tiếp tục phá cửa đùng đùng. Bỗng một giọng đàn ông e ngại cất lên :
- A, a... tụi quỷ sứ bị sa bẫy rồi chắc ? Hà, hà ! Thế nào ? Ông bạn lưu manh ! Ði ra mà hốt đồ đạc của người ta đi chứ ! ... Hà, hà ! Phen này thì mày chết với tao rồi, hừ !...
Ái Lan :
- Mở dùm cửa cho tôi với ! Anh... gì ơi ! Tôi đây, không phải tụi cướp đâu, anh !
Nghe rõ tiếng con gái từ hầm cầu thang vọng ra. giọng người đàn ông chợt thay đổi khác, dịu hẳn đi, nhưng vẫn có chiều mỉa mai :
- Á, ủa ! Lại còn nhại giọng đàn bà nữa chứ. Để đánh lừa người ta chắc ! Ê, thằng này chớ không phải ai đâu mà lừa được nghe !
Chẳng biết làm cách nào cho người đứng ngoài biết được, Ái Lan vội vàng la hét toáng lên. Quả nhiên người đàn ông hốt hoảng bịt chặt hai tai :
- Ối ! Ối ! Thôi... ai đó ơi ! Thôi, hãy im đi để tôi mở cho ! Trời đất ạ, đúng rồi chỉ có các bà, các cô mới đủ tài la thét ghê gớm như thế được ! Chờ chút đi, tôi mở cửa liền ngay đây !
Một phút qua rồi, Ái Lan thấy ruột gan nóng như lửa đốt mà cánh cửa vẫn im lìm. Bỗng có tiếng người đàn ông kêu khổ :
- Trời đất ơi ! Chìa khóa đâu mất tiêu rồi !
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Tờ Di Chúc - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Tờ Di Chúc   Hai Tờ Di Chúc - Page 2 I_icon13Fri 10 Jun 2016, 22:05

Chương 15


NIỀM UẤT HẬN CỦA Y-BA



Việc chờ đợi kéo dài. Mãi sau, Ái Lan mới nghe tiếng chìa khóa xoay lách cách trong ổ và then sắt bị kéo kêu "soạch" một cái. Đẩy nhanh cánh cửa gỗ, em nhẩy vọt ra ngoài.
Ái Lan đối diện với Y-Ba, anh gác dan người Thượng, ông Phàm đã lấy vào để giúp việc. Em đinh ninh Y-Ba bị tụi cướp "làm gì" rồi hay ít ra cũng ăn đòn của chúng. Giờ đây, em trợn mắt ngạc nhiên đứng trước một Y-Ba vẻ mặt vẫn bình tĩnh như không và lại còn ra điều thích thú là khác. Cái thái độ thản nhiên vô tư lự của anh gác dan đã gieo vào đầu óc Ái Lan một sự nghi ngờ.
Nhưng đột nhiên tia mắt Y-Ba chợt loáng lên, chân tay run bần bật. Và Ái Lan biết ngay rằng chắc anh đã bỏ về thăm gia đình để tụi gian phi lợi dụng lúc không có người, đột nhập vào cướp hết đồ đạc chở đi.
Y-Ba kinh ngạc đến nỗi đờ người ra. Tia nhìn của anh quét đủ một vòng quanh nhà rồi chăm chú ngó Ái Lan :
- Này, cô nhỏ ! Đồ đạc ở đây đâu hết rồi ?
Ái Lan không ngăn cản nổi cái mỉm cười vì câu hỏi ngây thơ của anh gác dan người Thượng. Rõ ràng anh chàng chất phác này mở mắt còn ngờ chiêm bao.
Em dịu đàng :
- Tôi chỉ biết là tòa biệt thự đã bị tụi cướp vào cướp đồ đem đi hết rồi. Nếu anh có mặt ở nhà thì đâu đến nỗi !
Y Ba cuống quýt :
- Trời đất ơi ! Bây giờ còn buộc tội cho tôi nữa ! Tôi biết thân phận tôi quá mà ! Trời ơi ! Tôi chỉ là một người đường rừng yếu đuối, có một vợ và năm con thơ dại ! Tội nghiệp tôi mà cô ! Tôi thực thà lắm ai cũng biết mà ! Không như những thằng cô hồn mắt rắn ăn cướp kia đâu.
Anh gác dan ngưng nói, đưa bàn tay lên trán xoa như muốn xua đuổi hơi men rượu đang làm rối mù trí óc. Đột nhiên, đôi mắt anh trợn trừng ngó thẳng mặt Ái Lan, chĩa vào người em một ngón tay đe dọa :
- Mà, mà... cô ở đâu, đến đây để làm gì mới được chứ ?
Ái Lan mỉm cười :
- Hà ! Bây giờ anh lại còn mất công hỏi tôi nữa. Tôi vừa đặt chân tới đây, chưa kịp làm gì cả thì thấy tụi cướp dọn đồ sạch trơn rồi. Ðoạn, trước khi dông tuốt, chúng còn nhốt tôi vào hầm cầu thang mãi tới khi anh tới mở, tôi mới ra được đó. Trời ơi ! Bị giam hãm trong đó suốt ba, bốn tiếng đồng hồ ! ...
Y-Ba trợn mắt, há hốc miệng :
- Ý ! Cô bị nhốt trong đó ba bốn tiếng đồng hồ lận ? Trời đất quỷ thần ơi ! Tội nghiệp cô bé quá chừng ! Chắc cô phải xám xanh người đi vì sợ, vì đói khát, heng ! Rồi..., lỡ nhà bốc lửa cháy mà tôi không về kịp thì sao ?
Ái Lan cắt ngang :
- Thôi mà ! Anh kể mãi làm chi những điều ghê gớm đó ! Tôi được anh mở cửa cứu ra thoát đó là điều cốt yếu !
Sau một phút suy nghĩ, Ái Lan đột ngột hỏi Y-Ba :
- Nhưng khi không anh bỏ đi đâu vậy ?
- Đây này ! Để tôi kể cô nghe, nghe ! Ngày hôm qua, trong lúc đang cuốc cỏ ngoài vườn, tự nhiên tôi thấy thèm uống rượu quá. Ôi chao ! Ở cái tuổi tôi còn có thú cái gì nữa đâu cô ! Chỉ thú uống rượu thôi !
Ái Lan ranh mãnh :
- Ừ thảo nào, người anh sặc sụa hơi ba xi đế hà !
Y-Ba, ánh mắt bối rối, vội vã đưa bàn tay thô kệch vụng về lên chùi nhanh hai bên mép :
- Đừng giận tôi tội nghiệp nghe cô ! Người ta năn nỉ kèo nài mãi mà !...
- Ai ? Ai năn nỉ kèo nài anh đi uống rượu ?
- Một người đàn ông, ăn mặc đàng hoàng lái một chiếc xe lớn lắm. Lúc tôi đang làm vườn thì ông ta lái xe chạy ngang đây, thấy tôi liền ngừng lại. Nhận thấy tôi đang ngồi buồn, nhổ cỏ, ông ta liền rủ tôi ra quán ngã ba Lạc Dương uống đế nhắm khô nai. Tôi chịu liền, leo lên xe đi với ông ta. À, mà tôi cũng đã cẩn thận khóa kỹ cửa lớn, cửa sổ, nhà để xe, đút chìa khóa vào túi rồi mới đi kia mà. Yên trí lắm chớ !
- Ờ ! Yên trí lắm ! Anh coi đó.
Y-Ba vẫn hứng thú thuật lại câu chuyện nhậu nhẹt :
- Thì cô bảo lúc đó còn gì mà chẳng yên trí ! Ối chà ! Tới quán Ngã Ba Lạc Dương, ông ăn mặc đàng hoàng đó, kêu một xị lớn rượu đế thơm quá là thơm, rồi góc ký khô nai ngọt quá chừng là ngọt... Ấy thế rồi, chưa nhậu giọt nào, ông ta đã móc tiền ra trả, hẹn ra ngoài chút xíu quay trở lại liền, để một mình tôi ở lại với xị đế đầy ắp và mớ khô nai thơm phức. Thế là... thế là...
Ái Lan nghiêm giọng ngó Y-Ba :
- Thế là anh nhậu nhẹt một chầu thật đã rồi gục ngay tại chỗ, ngủ quên đi ?
Y Ba lính quính :
- … Đến lúc tỉnh dậy thì thấy mình ngủ trên một chiếc ghế bố, có mùng cẩn thận. Sờ đến túi áo thì xâu chìa khóa đã biến mất. Liền ba chân bốn cẳng chạy về đây !
Ánh mắt Ái Lan nghiêm nghị :
- Thôi được ! Như vậy thì anh cũng là người biết lo công việc đấy !... À, nhưng anh liệu đoán coi bà Phàm sẽ nói sao khi bà biết được tình trạng đồ đạc tại đây như thế này !
Người gác dan trợn ngược hai con mắt kinh hoảng :
- Trời đất ! Vậy thì khổ tôi rồi ! Ông bà ấy chắc đuổi tôi đi quá !
- Vậy cũng đáng cho anh ! Ai bảo anh say sưa nhậu nhẹt quá xá như vậy chi ! Ông bà chủ anh tin dùng giao nhà cửa đồ đạc cho mà lại cả gan bỏ lửng theo người ta đi chè chén.
Chợt nghe cô bé nói đến tiếng "tin, tin" anh chàng người Thượng lại hiểu lầm theo một ý nghĩa khác :
- Cái gì ? Tin, tin ai ? Không, không ! Từ rày về sau, tôi không còn có thể tin ai được nữa ! Nhất là mấy cái ông ăn mặc đàng hoàng đi cái xe to to đó !
- Không ! Tôi đâu có bảo anh như thế ! Ý tôi muốn nói rằng anh đã quá dại dột mà bỏ liều nhà cửa của ông bà chủ đã giao cho anh trông coi đó !
- À ra thế ! Tiếng nói Y-Ba trầm hẳn xuống, nghẹn ngào. Vậy là tôi ngu để tụi nó lừa, bỏ đi… và… bây giờ có khổ thì cũng ráng mà chịu !
Sau một cái chớp mắt, hai giọt nước nóng hổi lăn dài trên gò má nhăn nheo, và Y-Ba vội vàng đưa tay lên áo quệt.
Ái Lan thương hại :
- Thôi ! Anh có buồn thì cũng đã lỡ rồi, Y-Ba ! Cố quên chuyện đó đi. Nghĩ đến chuyện thu xếp vụ này cho êm đẹp thì hơn. Tôi sẽ giúp anh một tay ! Nào ! Việc cần làm trước là báo cho cảnh sát biết đã ! Nhà có điện thoại không ?
- Khổ ! Làm gì có, cô !
- Vậy thì phải chạy sang biệt thự kế đây nếu không thì ra tận ngã ba Lạc Dương ! Này Y-Ba, anh còn nhớ mặt người đàn ông mời anh đi nhậu nhẹt không ?
Anh người Thượng hăm hở :
- Nhớ ! Nhớ chứ ! Gặp hắn là nhận ra liền mà ! Cái thằng to lớn mặt mũi chuột đó, lúc nào tia mắt cũng láo liên đó ! Cô cứ tin tôi đi, gặp mặt, là nó khổ với tôi !
Ái Lan chợt thấy đã đến lúc đưa ra một câu hỏi quan trọng :
- À, này, Y-Ba ! Ở đây anh có thấy một cái đồng hồ nào có mặt vuông vuông không ?
- Có chớ ! Cái đồng hồ to to đó mà ! Tôi vẫn quét bụi luôn đó. Cũ xì à ! Tôi cũng chẳng thèm lên dây làm chi nữa vì đã có cái này. Y-Ba móc ở bao da, nơi dây lưng, một chiếc đồng hồ quả quít vỏ bằng bạc, đưa lên tai. Trời đất ! Cái này cũng nghỉ chạy luôn nữa !
Ái Lan vui vẻ :
- Ối ! Ăn thua gì cái đó ! Này, Y-Ba ! Anh nhớ chắc là nhà này có một cái đồng hồ cổ mặt vuông chứ ?
- Chắc mà cô ! Vẫn treo ở chỗ trên tường kia kìa !
Và em tin chắc cái đồng hồ Y-Ba vừa nói đúng là chiếc đồng hồ cổ của cụ Doanh, trong đó chắc phải có quyển sổ con bí mật liên hệ tới tờ di chúc. Và cái đồng hồ "quý giá" ấy đã bị tụi cướp đem đi rồi.
Ái Lan, đôi mắt sáng lên cương quyết :
- Được ! Mình phải lấy lại cái đồng hồ đó bằng được. Muốn thế, chỉ còn một cách : đuổi theo tụi cướp và lấy lại đồ đạc.
Dứt ý nghĩ, em chạy vút ra ngoài, tới chỗ để xe vespa và gọi Y-Ba đi theo.
- Được được, tôi ra đi với cô liền đây ! Chút xíu thôi hà !
Đoạn loạng choạng, anh ta đi vòng ra phía sau biệt thự, khuất tầm mắt Ái Lan lúc đó đã ngồi sẵn trên chiếc xe máy nổ êm êm.
Có tới ba phút sau, Y-Ba vẫn biệt dạng. Em cất tiếng gọi to. Không có tiếng trả lời. Không dừng được, Ái Lan vội vã dựng xe chạy vào. Y-Ba đang lúi húi cho đầu vào vòi nước trong bồn cỏ... gội đầu. Và anh ta chẳng chút vội vàng, khum hai bàn tay hứng nước rửa mặt. Em giận quá hét lên :
- Thiệt là quá xá rồi nghe, Y-Ba ! Anh không biết là tôi sốt ruột chờ đợi anh và chúng ta không được chậm trễ một phút nào không ?
- Cô tội nghiệp tôi mà ! Phải rửa cái mặt cho mát mẻ một chút !
- Biết rồi ! Nhưng đi về rồi rửa không được sao ?
- Ý ! Đâu được ! Đi tìm cảnh sát thì phải đàng hoàng chút đỉnh và... và… cho đỡ nhức đầu mà ! Chỉ có nước lạnh là tốt nhất đó cô !
Ái Lan chỉ còn mỗi một cách là... đứng đợi. Mãi sau hai người mới ra xe.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Tờ Di Chúc - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Tờ Di Chúc   Hai Tờ Di Chúc - Page 2 I_icon13Fri 10 Jun 2016, 22:07

Chương 16


CẢNH SÁT HOẠT ĐỘNG



Cũng may cho Ái Lan, bữa đó Cảnh Sát tuần lưu lại không đi tuần tiễu tại khu vực này, nếu không, chắc hẳn thế nào em cũng bị dính một tờ giấy phạt vì lý do "chạy quá tốc độ". Chiếc xe vespa xinh đẹp lao vun vút như có gió đưa đi. Y-Ba ngồi yên sau, đôi lúc kêu lên thất thanh :
- Trời, cô chạy gì lẹ quá vậy ? Lao xuống ruộng thì chết !
- Anh yên trí. Cứ ngồi vững, muốn nói gì cứ việc, nhưng chớ có ngả nghiêng thì lật xe thiệt đó, nghe !
Chưa đầy mười phút sau, hai người đã tới ngả ba Lạc Dương-Đà Lạt-Sài Gòn. Theo sự chỉ dẫn của Y-Ba, Ái Lan cho xe chạy từ từ. Chưa đầy năm phút sau đã tới trước cửa cảnh sát La Ngà. Dựng xe xong, em nhẩy bổ vào phòng trực :
- Tôi muốn gặp ông chỉ huy ! Để báo một vụ cướp !
Nhân viên cảnh sát trực, ấn một nút đỏ trên mặt bàn. Chưa đầy phút sau, ông chỉ huy đã xuất hiện, theo sau có gần một chục nhân viên. Ái Lan trình bày rõ ràng và vắn tắt sự việc xảy ra tại biệt thự của ông Phàm rồi giơ tay chỉ Y-Ba đang ngẩn người đứng nghe, vẻ mặt lo lắng. Em bảo Y-Ba xác nhận lại sự việc trước mặt nhân viên công lực.
Anh chàng người Thượng cất tiếng hồn nhiên :
- Cô nhỏ này nói đúng đấy ! Nhưng cô ấy không nói gì về những cái ác của chúng ! Các ông thử nghĩ coi : mới đầu nó bắt cóc tôi lên xe rồi định đem đi đâu đó mới cho tôi uống chẳng biết một thứ thuốc mê gì đó. Tôi ngủ mê man, liền bị tụi nó đem bỏ vào một cái quán ở ngã ba Lạc Dương. Ðến khi tỉnh dậy, sờ vào túi thấy chùm chìa khóa đã biến mất. Sợ quá, đâm đầu chạy về biệt thự, thấy cửa mở toang hoác, đồ đạc mất hết và cô này thì bị chúng nhốt trong hầm tối.
Viên chỉ huy cảnh sát quay lại nhìn Ái Lan :
- Thế cô em có thấy chúng chạy xe về lối nào không ?
- Dạ có chứ ! Khi rời khỏi biệt thự, tôi đã để ý nhìn kỹ vết bánh xe cam nhông của chúng còn in rõ nơi cửa vườn. Và mới lúc nãy, trên con đường đi tới đây, cách trụ sở các ông chừng năm, sáu cây số, có một lối rẽ về bên phải. Có lẽ con đường đó là đường tắt tới La Ba. Và chỗ ấy thấy có vết bánh xe rõ rệt lắm.
- Cô có thể dẫn chúng tôi tới chỗ rẽ đó không ?
- Dạ được chứ ! Tôi cũng chỉ mong được dẫn các ông tới đó ngay lập tức.
Viên chỉ huy quay lại ra lệnh cho các nhân viên sẵn sàng và ông quay lại phía Ái Lan :
- Cô ra lấy xe đi ! Rồi chạy trước dẫn đường, chúng tôi theo sau vespa của cô !
Ái Lan chạy nhanh ra cửa :
- Mau lên các ông ơi ! Tụi gian phi mất hút được gần hai tiếng đồng hồ rồi đó !
Đoạn nhẩy lên xe, đạp cho máy nổ. Quay nhìn lại đã thấy tám, chín nhân viên cảnh sát đang chạy ra xe, vừa chạy vừa gài dây lưng đeo súng đạn. Họ nhảy ào lên một chiếc xe jeep sơn hai màu xanh trắng. Ông chỉ huy đội mũ rộng vành, dây lưng cũng không kịp thắt, choàng đại vào cổ. Và đích thân ông cầm lái. Ngay lúc đó Ái Lan đã quay số cho vespa lăn bánh, rồi sang số lớn thiệt mau, nhấn ga. Chiếc xe nhẹ nhàng lao vút đi. Em chợt thấy bóng Y -Ba thấp thoáng trên hè phố. Thì giờ cấp bách, em chỉ kịp hét to :
- Y-Ba vào đợi tôi về, nghe !
Chưa đầy mười phút sau, Ái Lan đã tìm lối rẽ còn in vết bánh xe cam nhông. Em cho xe chạy theo vết bánh xe đó. Vì là xe hai bánh, dễ tránh ổ gà nên xe em bỏ xe cảnh sát một quãng khá xa. Em phải giảm bớt tốc lực chạy chậm lại, đợi chờ.
Hai xe chạy được một quãng đường dài khoảng mười cây số thì lại gặp một con đường rẽ đôi. Nguy quá ! Nên chạy theo con đường nào đây. Ái Lan xuống xe, băn khoăn khó nghĩ : Chưa đầy hai phút sau xe cảnh sát cũng chạy tới nơi, đậu lại. Tiếng ông chỉ huy :
- Sao thế, cô bé ?
- Không biết tụi nó chạy theo đường nào đây, ông à !
Toán cảnh sát nhảy tất cả xuống đường, khom người cúi nhìn những vết bánh xe hơi ngang dọc đan nhau trên mặt đường đất. Cho dù chiếc xe vận tải có chạy ngang đây thật, thì cũng đã biết bao vết xe khác đè lên xóa mờ mất hết rồi. Chỉ tay theo con lộ chạy phía bên phải, ông chỉ huy lên tiếng :
- Theo tôi, chắc xe tụi nó chạy hướng này rồi !
Ái Lan lắc đầu, tay chỉ con lộ mé trái :
- Đường này xuống Cầu Đất phải không ông ?
Một người cảnh sát gật đầu xác nhận. Em nói ngay : .
- Tôi cho rằng, nhất định chúng nó đã chạy theo con đường xuống Cầu Đất đây này. Vì xuống đó, có nhiều xe vận tải khác từ Sài Gòn và Đà Lạt đổ lên mua su su, xe tụi nó dễ trà trộn hơn.
Ông chỉ huy gật đầu :
- Cô bé nói có lý !
Ái Lan đề nghị :
- Bây giờ tôi có ý kiến như thế này ! Chia làm hai bọn, mỗi bọn chạy một đường. Các ông đuổi theo con đường bên phải. Tôi theo con đường này xuống thẳng Cầu Đất !
Ông chỉ huy cảnh sát nhìn em vui vẻ nói đùa:
- Vậy nếu bắt gặp tụi nó, một mình cô chộp cổ tụi nó được hết chứ ?
Ái Lan nhe bộ răng trắng đẹp cười trừ :
- Đâu có ông ! Dại gì mà tôi lại ra đối đầu với chúng nó. Tôi sẽ quay trở lại gọi các ông tới chứ ! Thôi, lẹ lên đi các ông ! Mình chậm một phút là tụi nó lợi một phút đấy !
Các cảnh sát chưa kịp lên xe, Ái Lan đã cho xe quẹo chạy theo lộ mé trái, thẳng về hướng Cầu Đất.
Đường đi thật tốt, lại vắng xe. Ái Lan phóng lút ga. Và em thầm nghĩ : "Trễ thì trễ, mình cũng phải đuổi kịp trước khi tụi nó chạy đến Cầu Đất. Nếu không thì hư hết ! Chắc chắn mình theo đúng đường của tụi nó rồi, còn con đường bên phải toán cảnh sát đang chạy theo, chỉ dẫn vào mấy cái buôn người Thượng."
Nhưng mấy phút kế tiếp, sự tin tưởng trong óc em giảm dần. Xe vespa vẫn bon bon chạy, đầu óc em cứ rối lên khi chợt nhớ lại mấy con đường rẽ ngang bên phải, bên trái em vừa vượt qua.
"Hừ ! Biết đâu xe của tụi gian phi lại chẳng quẹo vào đâu đó rồi, thay vì chạy thẳng xuống Cầu Đất !"
Liền đó, em lại tự trả lời để trấn an :
- Nhưng không có lẽ ! Chúng đâu có dè là bị đuổi theo. Cho nên, đâu cần rẽ phải rẽ trái làm gì cho thêm mệt với cái xe kềnh càng đó.
Mười lăm phút lại trôi qua. Ái Lan lại càng nghi rằng mình đi lầm đường. Đột nhiên một xe trâu từ phía trước đang thong thả tiến lại. Ái Lan dừng xe, giơ tay hỏi người đánh trâu :
- Ông có gặp một chiếc cam nhông chở đầy đồ đạc : bàn, tủ, giường đồng, ghế sa lông không ông ?
Người nông phu "á" lên một tiếng :
- Đúng rồi ! Nhà cô dọn đồ đấy hả ? Mới chừng hai mươi phút hà ! Chà cái tên tài xế đúng là một thằng cha "cô hồn". Chạy xe gì mà như ma đuổi, chút xíu nữa là nó hất xe tôi xuống ruộng đó !
Ái Lan vui vẻ cám ơn người nông dân, lòng mừng khấp khởi :
- À ! Với tốc độ này chắc sắp bắt kịp tụi nó rồi đây ! Trời ơi ! Mong sao cho mình vớ được cái đồng hồ của cụ Doanh kẻo lọt vào tay mấy ông cảnh sát là hỏng hết.
Hai mươi phút lại vun vút trôi nhanh. Ái Lan chăm chú nhìn soi mói tới mút khoảng đường trước mặt.
Em lo ngại tự nhủ :
- Nguy thật ! Chúng nó chạy thoát rồi chắc ! Nếu không thì ít nhất xe của chúng đã phải xuất hiện trước mặt mình rồi chứ !
Đột nhiên, Ái Lan chợt nhớ lại một quán hàng em mới vượt qua cách chừng non một cây số về phía sau. "Hừ ! Biết đâu tụi cướp lại chẳng ghé vào cái quán đó rồi ?" Và em quyết định :
- Phải quay lại coi mới được ! Hừ ! Dễ hiểu lắm ! Từ lúc gặp ông nông phu đánh trâu thì có thấy con đường rẽ nào nữa đâu ? Mà trước mặt, con lộ hun hút, có thấy bóng dáng chiếc xe nào ? Nhất định là tụi nó phải ghé nghỉ trong cái quán đó rồi !
Trời đã xế chiều. Ái Lan nhanh nhẹn trở đầu cho xe quay lại phía quán hàng.
Khu quán hàng có một vẻ gì khả nghi, chung quanh vắng vẻ khiến Ái Lan cảm thấy cần hết sức thận trọng. Xây cất cách xa lề đường có tới hơn hai mươi thước, tường và mái khu nhà lấp ló sau mấy tàng cây rậm. Bên cánh phải gian quán, Ái Lan nhận thấy một dẫy chuồng ngựa và một căn nhà để xe. Vespa tắt máy, ngừng lại rồi mà em vẫn chưa bước xuống.
- Hừ ! Trông cái quán này sao ngại quá ! Biết làm sao ? Dù muốn dù không, cũng phải vào !
Thả lần bước đi vào, Ái Lan đưa nhanh mắt có ý tìm chiếc xe của tụi cướp. Cửa nhà để xe và dẫy chuồng ngựa đóng im ỉm, cũng như cửa một chiếc vựa lớn mà em mới chợt ngó thấy. Ái Lan chợt nghĩ "Chắc tụi gian đã giấu chiếc xe nội trong mấy cái nhà cửa đóng này !"
Rón rén đặt chân lên hàng ba căn nhà chính, Ái Lan bỗng sững người dừng bước : tiếng cười nói rổn rảng vang lên từ phía trong gian quán rộng. Nhẹ như một con mèo, em khom lưng tiến đến một ô cửa sổ để mở, và liếc mắt thật nhanh vào phía trong.
Giữa gian phòng rộng, dưới ánh đèn măng sông lù mù, chung quanh một chiếc bàn tròn lớn trên để đầy vỏ chai rượu và bia không, ba gã đàn ông mặt đỏ gay đang cười cười nói nói om sòm. Đúng là ba tên đã cướp đồ tại nhà ông Phàm.
Chợt thấy mặt ba gã gian phi, suýt nữa Ái Lan buột miệng la lên, nhưng kiềm lại kịp. "Phải quay lại báo cho toán cảnh sát đến ngay mới được !"
Rồi lẹ làng em cúi thấp xuống, lùi lại. Được một quãng khá xa gian quán rộng, Ái Lan cắm đầu chạy. Tới chỗ để vespa, em nhẩy lên yên, để chân lên bàn đạp. Chợt trong đầu em lóe lên một ý nghĩ :
- Chắc chắn chiếc xe cam nhông của tụi này đã được giấu kín trong nhà để xe cửa đóng kia rồi. Mình phải chui vào lục lọi tìm cho ra cái đồng hồ của cụ Doanh mới được. Ừ ! Đúng đấy ! Nếu không làm lẹ cảnh sát ập tới, họ sẽ không cho mình sục sạo bới tung lên đâu !
Cho xe nổ máy, Ái Lan lái chạy một quãng, quẹo vào một bãi phẳng có nhiều lùm cây rậm. Em giấu kín xe dưới vòm lá, mở thùng xe lấy ra một cái đèn bấm, rồi lần bước mon men tiến đến phía đằng sau ngôi hàng quán.
Màn đêm đã buông xuống tối đen, Ái Lan nhón chân bước nhẹ như mèo. Em vượt qua khoảng vườn của khu nhà, tiến đến gần nhà để xe. Hai cánh cửa lớn chỉ khép kín, không khóa. Ái Lan đưa nhanh tay mở hé, lọt vào trong. Ánh đèn bấm trong tay lóe lên soi rõ... Một chiếc xe du lịch sơn đen, cũ rỉ chỉ đáng đem bán cho hàng đồng nát.
Ái Lan lẩm bẩm :
- Vậy thì chiếc xe cam nhông nhất định là để ở trong cái vựa lớn kia rồi !
Em mò sang bên nhà vựa, đưa tay mở cánh cửa gỗ to tướng. Cánh cửa rất nặng, hé ra từ từ, bản lề sắt lâu không tra dầu mỡ rít lên nghe phát khiếp. Bất giác Ái Lan ngưng tay; quay ngó lên phía trên gian quán, lo lắng, vểnh tay nghe động tĩnh. May quá ! Không có triệu chứng gì khác lạ. Vườn và sân vẫn vắng hoe, không nghe một tiếng động. Em lại đưa tay hé thêm cánh cửa nhà vựa, lẻn vào. Ánh sáng đèn bấm lóe lên như một mũi dao sắc xé đôi bóng tối dày đặc trong nhà. Ái Lan chỉ vừa kịp ngăn một tiếng kêu thảng thốt :
- Trời ! Chiếc xe của tụi cướp !
Sau hai tiếng "may quá", Ái Lan vội vã khép cánh cửa vựa cho gió khỏi táp làm nó đập vào nhau phát ra tiếng động. Đèn bấm vừa tắt, bóng đêm đã như một tảng khối đen xì úp chụp xuống. Em bật đèn, đưa nhanh tia sáng quét lên toàn thể chiếc xe to lớn. Ái Lan không ngăn nổi một hơi thở dài... thất vọng. Thùng xe mặt sau, ngoài một cái thành gỗ cao tới một mét rưỡi, phía trên lại ken nhiều chấn song như hai cánh cửa ra vào của một căn nhà nhỏ vậy. Ái Lan đưa nhanh tay nắm quả đấm bằng sắt, xoay mạnh và kéo ra : cánh cửa cứng ngắc. Đưa tia đèn bấm soi vào, một cái lỗ ổ khóa hiện ra trước đôi mắt thất vọng của em. Như điên cuồng, Ái Lan la lên khe khẽ :
- Trời đất ! Làm sao mở được cái cửa quái ác này đây ?
Đưa tia mắt thẫn thờ ngó quanh, Ái Lan cảm thấy như bị lửa đốt khi nghĩ rằng tụi cướp có thể mò xuống bất cứ lúc nào, và nếu chúng bắt gặp em có mặt tại đây... Nhưng, Ái Lan vẫn nhất quyết không chịu bỏ cuộc. Đột nhiên em tự nhủ :
- Có thể tụi này cắm chìa khoá tại chỗ tài xế ?
Lật đật vòng về phía trước xe, em leo lên bậc cửa, ngó vào trong bảng xe trước mặt tài xế. Ánh đèn bấm soi rõ từng chiếc kim đồng hồ, từng con số. Không thấy chùm chìa khóa ! Giọng em như hết hơi :
- Nguy rồi ! Tên lái xe chắc đã đút chìa khóa vào túi áo !
Niềm tuyệt vọng tràn trề lấn tới như muốn nhận chìm trong một cơn sóng lớn. Đột nhiên em chợt nghĩ : "A ! Nhiều tay tài xế hay có tật quen đút chìa khóa xuống dưới đệm ghế ngồi". Và em thọc tay lật cái nệm cao su. Dưới ánh đèn loang loáng, chợt lóe lên vật gì bằng kim khí. Tay quơ lẹ, em đưa mắt nhìn chăm chú : Chùm chìa khóa có tới sáu, bảy chiếc xâu vào một chiếc vòng sắt nhỏ :
- Thiệt, mình số hên hết sức !
Dứt lời, em nhẩy xuống đất chạy về phía sau xe. Phải thử đủ sáu bảy chiếc chìa, mới đúng một chiếc vừa lỗ khóa. Cánh cửa xe bật mở, Ái Lan đoán đúng : trong xe, xếp cao sát nóc, toàn là đồ đạc của ông Phạm Văn Phàm.
Ái Lan băn khoăn :
- Đồ đạc xếp kẹt cứng thế kia, làm thế nào mà lục lọi được chứ ! Nếu cái đồng hồ lại đút vào một ngăn hộc nào ở dưới cùng kia thì nguy rồi !
Nhưng em cũng leo lên xe, trèo lên một chồng ghế dựa cao sát nóc ; vững chân rồi, bấm đèn soi một vòng. Đủ thứ : bàn vuông, bàn tròn, ghế sa lông, ghế dựa, kệ sách, tủ rượu, rương, thùng, màn gió, màn cửa ngổn ngang hỗn độn. Không một cái gì có thể làm cho em hy vọng là cái đồng hồ của cụ Doanh được cả.
Ái Lan vẫn kiên nhẫn chiếu đèn soi từng chút một, nán lại thật lâu nơi những khe, góc kẹt, không bỏ sót một chỗ khả nghi nào. Đột nhiên ánh đèn sáng quắc ngưng thật lâu trên một đống gì lù lù… Bất giác em "á" lên một tiếng, tâm linh máy động khi ánh mắt đụng vào vật gì lớn hơn một cái hộp bánh bích quy một chút, có góc cạnh in hằn cả ra lần chăn len xám phủ kín bên ngoài. Và cái đồ vật gói bằng tấm mền len đó đặt trên kệ một cái tủ "buýt phê", gỗ đen bóng như sừng. Cái đồng hồ của cụ Phạm Tú Doanh ? Chẳng biết có phải không ?
Ái Lan từ chót vót trên đỉnh chồng ghế cao, bước nhanh xuống một cái mép bàn cạnh đó rồi lao người tới đống chăn len đáng nghi. Áo em móc vào một cái đầu đinh, rách kêu "xoạc" một tiếng. Ái Lan không để ý đến chỗ áo bị móc rách, đưa dài tay với cái đống lù lù đó, túm lấy tất cả mép mền len rồi từ từ kéo về mình. Hai tay run lẩy bẩy, em lật tấm mền. Đúng như lời bà cụ Sáu Riệm đã mô tả : chiếc đồng hồ của cụ Doanh quả thật mặt vuông, phía trên bằng gỗ chạm trổ một cái mặt trời và ba mảnh trăng lưỡi liềm chầu chung quanh.
Ái Lan mê say ngắm cái "kho tàng" mà em đã dày công theo đuổi. Đột nhiên bên tai em vẳng lên tiếng người nói từ phía ngoài vọng vào. Hết hồn em lẩm bẩm :
- Chết, nguy rồi !
Ôm chặt chiếc đồng hồ vào ngực, Ái Lan dẫm bừa lên đống đồ đạc ngổn ngang, nhắm mắt bước liều, lòng không hy vọng gì chạy thoát. Em rợn người không dám nghĩ đến chuyện mình sẽ ra sao, nếu bị tụi cướp bắt được lần này nữa. Ra tới mép sau xe, em nhảy lẹ xuống đất. Bên ngoài, tiếng chân bước nặng nề nghe đã gần lắm. Thật lẹ tay, em khép nhanh hai cánh cửa phía hậu và định khóa lại như cũ. Chùm chìa khóa đã biến mất.
- Trời ơi ! Xâu chìa khóa đâu mất tiêu rồi ! Không tìm thấy là nguy !
Quả thật ! Hai cánh cửa hậu chỉ chịu nằm khít vào nhau khi được khóa cẩn thận, nếu không, cứ bung ra. Và tụi cướp trông thấy, sẽ sinh nghi ngay. May sao, khi ngó xuống, Ái Lan thấy chùm chìa khóa nằm ngay trên mặt đất. Lật đật lượm lên, em lùa ngay một chiếc vào ổ, may sao lại đúng chiếc của nó. Hai cánh cửa lại ngoan ngoãn nằm im ở vị trí trước cái xoay mạnh tay của Ái Lan. Nói thì lâu nhưng tất cả mấy việc đó hoàn toàn nội có mấy giây đồng hồ.
Vừa kịp, lúc này bên ngoài đã vang lên rõ rệt tiếng nói giận dữ của mấy tên gian phi. Chúng cãi nhau ỏm tỏi, và một thằng kéo mạnh cánh cửa vựa.
Con đường rút lui độc nhất bị án ngữ, Ái Lan có cảm giác đã sa vào bẫy rập của chúng. Em thảng thốt rùng mình, khẽ nói :
- Nguy quá ! Làm sao bây giờ ?
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Tờ Di Chúc - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Tờ Di Chúc   Hai Tờ Di Chúc - Page 2 I_icon13Fri 10 Jun 2016, 22:08

Chương 17


KHÁM PHÁ BÍ MẬT



Một giây ngập ngừng, không biết trốn vào đâu. Trong khi đó, trí óc em vẫn sáng suốt, quyết định thật nhanh.
- Việc cần nhất là phải để chìa khóa của chúng vào chỗ cũ đã !
Tức là phải chạy lên phía đầu xe, nhấc chiếc nệm nơi ghế ngồi của tài xế. Nhưng không kịp nữa rồi. Chỉ còn đủ thì giờ cho em liệng xâu chìa khóa xuống đất. Rồi đưa mắt loang loáng nhìn chung quanh tìm chỗ ẩn nấp. Tia nhìn của Ái Lan chợt đụng ngay một cái máng đựng cỏ cho bò ăn cũ mèm từ đời nào. Chạy vút đến, leo vào ngồi thụp xuống. Cuống quýt, em đưa tay kéo chiếc mền bao bên ngoài cái đồng hồ cổ. Mền vừa chùm kín đầu thì cánh cửa vựa cũng vừa bật mở.
Ba tên cướp bước vào. Một tên quài tay khép cánh cửa. Cả ba thằng đều say bí tỉ, to tiếng cãi nhau về chuyện chia "chiến lợi phẩm". Tên chúa đảng quắc mắt :
- Chúng mày câm miệng đi cái đã, sau sẽ hay ! Việc cần gấp là dông lẹ khỏi chỗ này, nếu không cảnh sát ập tới là rũ tù !
Nấp trong máng cỏ, Ái Lan nghe rõ tiếng lục lọi nơi ghế tài xế. Một tiếng chửi thề vang lên, tiếp theo là tiếng quát tháo hướng về một tên đồng bọn :
- Này ! Chìa khoá xe đâu ?
Giọng một tên khác cáu kỉnh :
- Dưới đệm ghế chứ còn đâu nữa ! Hơi một tí là hỏi, là quát nhặng lên !
Tên thủ lĩnh nghiến răng kèn kẹt :
- À, à, dưới đệm, dưới đệm ! Lại tìm thử tao coi lẹ lên !
- Thôi được ! Để đấy tôi lấy cho, bố trẻ ! Đứng xích ra cho đỡ vướng người ta !
Tên đồng bọn trèo lên lục tìm chìa khóa. Ái Lan thu thật nhỏ người nép trong chỗ ẩn cố dằn hơi cho khỏi thở mạnh. Ý chừng tìm mãi không thấy, tên cướp nói lớn :
- Ủa, kỳ quá ! Rõ ràng tôi để cả chùm chìa khóa dưới nệm ghế này mà !
Tên thủ lĩnh giọng đe dọa :
- Ờ, ờ, dưới đệm ghế ! Hừ ! Mất xâu chìa khóa thì mày coi tao !
Ðột nhiên tên thứ ba reo lên :
- Đây rồi ! Dưới đất này ! Và y cúi xuống lượm lên, nhìn tên đồng bọn
- Chắc mày định bỏ vào túi, nhưng bỏ "khéo" quá, thành ra nó rớt xuống đất chớ gì ?
Tên kia gân cổ cãi :
- Không đời nào ! Tao thề là tao không bao giờ để chìa khóa xe vào túi hết á ! Mày cứ nói ẩu hoài !
Cứ đà này, thì chỉ một vài tiếng nói qua nói lại nữa là thế nào cũng sinh ấu đả. Mặt tên nào cũng sát khí đằng đằng. Tên thủ lĩnh lạnh lùng ra lệnh :
- Cả hai đứa câm họng lại ! Muốn thử tài nhau, để lúc khác ! Trừ phi chúng mày muốn rũ tù thì không kể !
Tên để lạc chìa khóa vẫn còn nhiều ấm ức :
- Rũ tù ! Có rũ tù thì cũng tại anh hết ! Khi không nổi khùng nhốt ngay cái con bé xinh xinh đó vào hầm cầu thang. Nó mà chết đói thì... tử hình là cái chắc chứ ở đó mà rũ tù !
Tên thủ lĩnh gầm lên :
- Rồi ! "Xong rồi" ! Tao không cần mày lên mặt dạy đời !
Dứt tiếng, gã vòng về phía sau xe, lay mạnh núm cửa sắt kiểm soát xem có bị sơ sẩy gì không. Yên trí không có gì đáng ngại, gã quay lên phía trước, hất hàm bảo hai thằng em út :
- Rồi ! Lên đi tụi bay ! Hay là còn chờ tao hốt liệng chúng mày lên mới nghe ?
Hai thằng ríu rít trèo lên, miệng không ngớt lầu bầu nói nhảm.
Tên thủ lĩnh ngồi vào ghế lái, mở máy. Nhưng cả ba thầy trò tụi cướp, trí óc còn mờ mịt vì hơi rượu, chẳng tên nào nghĩ đến việc mở cửa vựa cho xe lấy lối đi. Rốt cuộc, một tên em út phải chạy xuống, chạy ra đẩy mạnh hai cánh cửa lớn, vừa đẩy vừa chửi thề toáng lên.
Nghe tiếng xe nổ, vào số, rồi từ từ bò ra khỏi nhà vựa tới con lộ, Ái Lan thở ra một hơi dài khoan khoái. Cẩn thận ngồi im nán lại thêm vài phút nữa, chờ cho xe tụi cướp đi khá xa, em mới từ từ đứng lên, rời khỏi chỗ ẩn nấp.
Lúc bước ra khỏi nhà vựa, Ái Lan chỉ còn thấy hút hai chấm đèn đỏ, chiếc xe vận tải đang trực chỉ hướng Cầu Đất. Quay lưng lại phía nhà hàng quán, cái đồng hồ cổ khư khư trong vòng tay, em cắm cổ đi một mạch tới lùm cây, chỗ giấu xe vespa. Nở nụ cười thật tươi, em lẩm bẩm :
- Ha ! Vào sinh ra tử ghê lắm mới tóm được chú mày đó nghe !
Rừng cây về khuya càng tối đen như mực. Em phải dò dẫm từng bước, mặc dù trong lòng nóng như lửa đốt. Vừa đi em vừa lẩm bẩm thầm tiếc rẻ cái đèn bấm, trong lúc luống cuống, chắc đã bỏ quên trong gian nhà vựa rồi. Quay trở lại là chuyện không thể được, Ái Lan đành mạnh dạn đặt bước trong bóng tối âm u, chỉ còn trông chờ vào trực giác, tiến dần tới chỗ để xe. Trong lòng em lại băn khoăn :
- Đúng là cái đồng hồ của cụ Doanh đây rồi !... Mà không biết trong này có cuốn sổ con của cụ không kia chứ ?
Chiếu tia nhìn xuống cái báu vật giữ chắc trong tay, bóng tối như bưng lấy mắt, không trông thấy một cái gì hết. Dù muốn dù không, em cũng phải dằn cơn sốt ruột tò mò xuống. Khi lần tới chỗ để vespa Ái Lan nhẩy phóc lên yên.
- Rồi ! Lên đường ! Phải chạy đi báo gấp cho cảnh sát để họ đuổi theo tụi gian mới được. Bây giờ thì chắc ăn rồi ! À... gia đình Phàm kể ra thì cũng đáng đời, nhưng trông thấy mớ đồ đạc của họ, nội trong mấy tiếng đồng hồ bay biến đi một cách mau lẹ như vậy thì cũng tội nghiệp !
Đặt chân lên đạp máy, tia mắt em bỗng chiếu xuống cái cổ vật của cụ Doanh nằm gọn gàng trong miệng sắc vải đeo ở bánh "sơ cua" vespa.
- Ối chà ! Không biết trong này có gì không đây ?
Phần sợ chậm trễ trong việc đuổi theo bọn cướp, phần bị cái đồng hồ lôi cuốn, Ái Lan do dự ngập ngừng. Chỉ mấy giây sau em đã quyết định :
- Thôi, cứ để mấy ông cảnh sát chờ chút đi ! Chỉ cần năm phút thôi ! Để mình coi qua một chút đã ! Rồi cho xe nổ máy êm êm, mở bóng đèn soi sáng đồng hồ tốc độ. Một vùng ánh sáng xanh lè tỏa ra mờ ảo. Ái Lan nhẹ nhàng mở nắp kính che bên ngoài chiếc đồng hồ cổ. Lùa hai tay vào..., bên trong trống rỗng không có gì lạ, ngoài bộ máy dầy đặc bánh xe và đinh vít. Em ngớ người ra thờ thẫn :
- Trời ơi ! Chẳng có quái gì hết !... Hay là gia đình Phàm phát giác ra đoạn tiêu hủy mất rồi ?
Giả thuyết này bị em gạt bỏ tức khắc khi chợt liên tưởng đến câu chuyện em bất ngờ được nghe tại vườn bông trước cửa chợ Đà Lạt, giữa hai chị em Bích Mai, Bích Đào, con ông Phàm. Hay là bà cụ Sáu Riệm nhớ lầm ! Có thể lắm ! Vả lại, chính cụ Sáu cũng không hề xác nhận là cụ Doanh đã giấu cuốn sổ tay con tí trong chiếc đồng hồ cũ của cụ. Mà chính là em…, là Ái Lan đã nghiễm nhiên tự mình kết luận như thế sau khi tổng hợp các điều chi tiết từ miệng bà cụ Sáu Riệm nói ra. Bất giác em thở một hơi dài chán nản.
- Trời ơi ! Mình đinh ninh là thế nào cũng tìm ra bằng được cuốn sổ con đó ! Giờ đây biết đằng trời nào mà mò ?
Đột nhiên em cầm chắc cái đồng hồ, lật đi lật lại. Chán rồi lại giơ lên trước mặt lắc lắc một thôi một hồi... Một tiếng kêu lạch cạch nghe thật lạ tai vẳng lên ngay từ cái mặt vuông có chữ số và hai cây kim dài ngắn. Ái Lan lại lắc nữa. Đúng rồi ! không thể ngờ được nữa : có một vật gì lạ bị lắc mạnh, đang lăn lạch cạch ở trong đó. Tim đập thình thịch, em khẽ la lên :
- Nhất định phải là cuốn sổ con rồi ! Nhất định nó đây rồi, ngay sau cái mặt chữ số chỉ giờ này này... Mà làm sao lấy được ra đây ?
Lấy móng tay thử nậy cái mặt bằng đồng hồ gạch kẻ chữ số ra. Cứng ngắc ! Ái Lan lật đật mở thùng xe, lôi ra một cái kẹp nhỏ và một cái mở đinh vít. Chớp mắt, hai chiếc kim đồng hồ đã được em khéo léo lấy kẹp nhẹ gắp ra, rồi lách đầu thanh xoay đinh vít vào khe bên dưới mặt số giờ, khẽ nậy. Tách một tiếng, cái mặt vuông búng vọt lên cao rơi nhẹ xuống bệ để chân xe vespa. Ái Lan chăm chú chiếu tia nhìn soi mói. Bỗng em rú lên :
- Đây rồi !
Quả thật ! Ngay trên mặt khối máy, dưới bảng đồng kẻ số giờ, móc cẩn thận vào một chiếc móc nhỏ xíu bằng dây thép nhỏ như sợi chỉ, toong teng một cuốn sổ mỏng, bé chỉ bằng bàn tay con nít, bìa ngoài màu xanh.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Tờ Di Chúc - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Tờ Di Chúc   Hai Tờ Di Chúc - Page 2 I_icon13Fri 10 Jun 2016, 22:09

Chương 18


SĂN ĐUỔI



Ái Lan nhẹ tay gở cuốn sổ quí giá tí hon đó ra, đưa lại gần ánh đèn xanh lờ mờ, và em lẩm nhẩm đọc hàng chữ viết trên bìa : "Cái này là vật sở hữu của Phạm Tú Doanh". Tay run run, em mở cuốn sổ, lật mấy trang đầu, giấy đã vàng khè. Những trang bên trong dầy đặc những hàng chữ chi chít, mực đã phai màu. Ánh sáng yếu ớt không đủ soi rõ các chữ viết, nhưng Ái Lan cũng đọc, chữ được chữ không, và biết toàn là những lời ghi kèm theo các con số ghi tiền chi, thu, cổ phần thương mại.
Ái Lan vui mừng không để đâu cho hết, tin tưởng chắc chắn quyển sổ quí báu này sẽ là cái chìa khóa mở cho em cánh cửa bao trùm bí mật của tờ di chúc thứ hai. Đồng thời em cũng biết ngay rằng hiện tại, hoàn cảnh không thuận tiện cho em nghiên cứu, đọc và hiểu cặn kẽ nội dung quyển sổ tí hon của cụ Doanh. Vội vàng hấp tấp chỉ tổ mất thì giờ vô ích. Việc cần ngay là phải đuổi bắt bọn cướp trước đã, nghĩa là phải báo cho toán cảnh sát lạc đường kia biết tức khắc.
Thế là Ái Lan lại móc quyển sổ con vào chỗ cũ cúi lượm mặt đồng hồ lắp vào, rồi hai cây kim, đậy nắp, xong gói gọn vào mảnh mền len, cho tất cả vào sắc vải dầy ở xe vespa. Và em gài số một cho xe lăn bánh từ từ băng qua bãi cỏ phẳng, lần ra đường cái. Con lộ dẫn trở lại La Ngà, dưới ánh đèn xe, vắng hoe không một bóng người. Ái Lan hăm hở :
- Mình phải lẹ lên mới được. Tụi cướp lên đường đã được hơn mười phút rồi chớ không ít đâu, và toán cảnh sát nữa, chỉ sợ không gặp được họ nữa chứ !
Em cúi rạp người trên tay lái, mở tay ga thật lớn. Chiếc vespa lao vun vút như một con thần mã có cánh, lướt đi trên đám mây hồng của bụi đường. Phúc chốc, em đã tới chỗ ngã ba, nơi chia tay với toán cảnh sát. Em giảm tốc lực về số nhỏ, cho xe chạy theo hướng của họ phóng xe jeep lúc trước. Rồi lại bắt đầu phóng như bay. Chưa đầy ba phút, trước mắt em, cách khoảng chừng hơn một cây số, lấp ló hai chấm trắng sáng tiến dần về phía em. Cẩn thận đề phòng, Ái Lan hãm tốc lực và từ từ thắng lại. Em lẩm bẩm :
- Chắc xe cảnh sát quay trở lại đó ! Phải ra hiệu cho họ tốp lại, kẻo họ không biết cứ lao thẳng là hỏng hết !
Chớp mắt, Ái Lan đã nhận ra đúng là đèn pha đặc biệt của xe cảnh sát. Em dựng xe lại, nhưng vẫn để máy quay đều chờ đợi. Chiếc xe jeep lù lù phóng tới như bay. Khi xe hơi còn cách khoảng năm trăm thước, Ái Lan chạy lẹ ra giữa đường, khoác tay làm hiệu "dừng lại". Xong, em lại nhảy vút vào bên xe vespa, nép sát bên lề đường. Quả nhiên, đúng là chiếc xe sơn hai màu xanh trắng. Nó lao tới nhanh như tên bắn rồi đột ngột thắng lại. Bánh xe siết trên mặt lộ kêu ken két, hất một đám bụi đỏ bay mù. Ái Lan kêu hét lên :
- Mau lên, các ông ! Tụi cướp đang lao về hướng Cầu Đất. Phóng đuổi lập tức. Các ông chạy trước đi, tôi theo sát đằng sau !
Em vừa dứt lời, chiếc xe jeep đã gài số phóng vút đi, quẹo theo hướng đi Cầu Đất, nhanh như tên bắn, chớp mắt đã mất hút. Ái Lan theo sau, lái vespa vùn vụt. Cuộc săn đuổi bọn cướp bắt đầu.
Năm phút trôi qua. Ái Lan bắt đầu bồn chồn. Cột cây số nối tiếp nhau bị hai chiếc xe, một jeep, một vespa vượt bỏ lại phía sau đã khá nhiều mà chưa hề thấy bóng những tên đào tẩu. Em băn khoăn tự hỏi :
- Quái thật ! Xe của tụi chúng nặng nề kềnh càng như vậy, và chạy trước khi cảnh sát săn đuổi không lâu, mà tại sao... hừ !
Nhiều phút lại vùn vụt trôi nhanh, gây bao nhiêu khắc khoải cho mọi người săn đuổi. Đột nhiên, Ái Lan chợt thấy hai chấm đỏ thấp thoáng tít đằng xa. Bất giác, em reo lên :
- Đúng tụi nó rồi !
Chưa đầy một phút sau, hai chấm đỏ ấy rõ dần và như tiến gần lại trước mắt em, mỗi lúc một nhanh. Ái Lan mừng rú lên :
- Đúng xe của bọn cướp rồi ! Hà ! Chiếc cam nhông to lớn kềnh càng ! Nếu là xe thường thì phải chạy lẹ nhiều hơn chứ !
Toán cảnh sát trên xe jeep chắc cũng nghĩ như em vì thấy họ đã bắt đầu giảm tốc lực. Ái Lan nghe rõ tiếng ông chỉ huy ra lệnh :
- Cấm nổ súng nghe ! Tôi muốn rằng mọi sự sẽ diễn tiến êm đẹp. Nhưng nếu những tên vô lại đó tỏ ý muốn kháng cự, anh em cứ việc bắn cho chúng què luôn !
Khoảng cách thu ngắn dần. Toán cảnh sát bảo nhau đừng làm tụi nó kinh động vội. Ái Lan khéo léo chạy từ từ sát lề bên trái để ngó cho rõ phía sau chiếc xe cam nhông. Phút chốc, đèn pha xe jeep đã soi rõ tấm bảng số chiếc xe vận tải. Ái Lan chăm chú đọc, và em rung động toàn thân vì vui sướng :
- Tụi bay có chạy lên trời !
Ngay lúc đó, tài xế xe cam nhông nép sát lề bên tay mặt có ý nhường cho chiếc xe jeep vượt qua. Lập tức, ông chỉ huy nhấn lút ga, đồng thời nhấn nút còi hụ ra lệnh cho chiếc cam nhông ngừng lại.
Không những không ngừng, chiếc xe vận tải còn tăng tốc lực cố ý ép sát xe jeep, nhằm vượt lên chạy trốn. Ông chỉ huy cảnh sát lập tức tăng tốc độ xe jeep không để chiếc cam nhông có cơ hội vượt qua mặt, và ông hô lớn, thò cả đầu ra ngoài cửa xe :
- Dừng ngay lại ! Mau lên ! Nếu không chúng tôi nổ súng !
Ông vừa dứt lời, bỗng nghe một phát súng lục nổ, tụi cướp đã bắn trước. Toán cảnh sát lập tức bắn trả lời xối xả. Lằn đạn của nhân viên công lực rít lên "chíu, chíu", trúng một bánh trước của chiếc xe tụi cướp, làm nó nổ "bình" một tiếng. Cả khối sắt nặng nề ngót hai chục tấn loạng choạng, lăn bánh trúng một hố đầy bùn, mất thăng bằng trong khi trớn xe còn rất mạnh, lao nghiêng xuống, nằm ép hông bên vệ đường, hai bánh xe về bên phải còn quay tít.
Thời gian ánh chớp, ông chỉ huy cảnh sát cùng toán nhân viên đã nhảy ào xuống, lao vào ba tên cướp. Bọn chúng không mảy may bị thương nhưng bị chiếc xe cam nhông trật đường xóc mạnh, khiến cả ba tên đớ người, chân tay cứng ngắc, không có một cử chỉ nào để chống cự.
- Tước khí giới của tụi nó !
Một cảnh sát lập tức thu ba khẩu súng lục của bọn gian, rồi đưa tay lục soát túi áo, túi quần xem còn vũ khí cất giấu không. Một nhân viên khác rút hai chiếc còng, còng tay ba tên dính chùm lại. Sự việc diễn tiến nhanh như chớp, khiến Ái Lan khi chạy lại, thì mọi việc đã đâu vào đấy ! Ông chỉ huy quay lại nhìn em :
- Cô nhìn xem có phải tụi nó không ?
Dứt lời ông quét tia sáng đèn bấm từng tên một. Ái Lan chỉ ngay mặt tên cao lớn :
- Đúng tên này đã xô tôi vào hầm tối nhốt lại ! Và thưa ông chỉ huy, tôi dám chắc rằng mớ đồ đạc trong xe của tụi nó là của ông Phàm hết đó !
- Cô bé cứ yên trí ! Tụi gian này rồi sẽ nếm mùi kết quả của thói hư tật xấu "muốn ăn nhưng chẳng muốn làm" !
- Thưa ông chỉ huy ! Đêm đã khuya mà nhà tôi ở cách đây xa lắm, tận Đà Lạt kia ! Ông cho tôi về nhé !
- Ồ, được chứ, cô bé ! Chỉ cần cho tôi địa chỉ rồi khi lập biên bản giải chúng nó ra tòa, tôi sẽ cho người mời cô sau !
Ái Lan khai tên tuổi, địa chỉ, ông chỉ huy ghi cẩn thận xong chăm chú ngó em :
- A ! Vậy ra cô là con gái của luật sư Ðặng Quang Minh ? Thật đúng là "cha nào con ấy" ! Cô lại giống hệt ông nhà thôi ! Mới ra quân lần đầu mà đã thắng lợi thế này rồi !
Ái Lan bật cười khanh khách :
- Cũng là tình cờ đó thôi, thưa ông ! Tình cờ tôi đi vào thăm biệt thự của ông Phàm đúng lúc tụi cướp dọn đồ ! Chứ thực ra thì…
Ông chỉ huy cảnh sát vui vẻ ngắt lời em :
- Tôi lại nghĩ khác, cô em ạ ! Rất hiếm các em nhỏ cỡ tuổi cô mà nhất là con gái, lại can đảm được như cô đó ! Tụi gian phi này tôi biết lắm ! Trông nét mặt cô hồn của chúng là tôi biết ngay tụi nó không phải tầm thường đâu ! Cũng may là "ở hiền gặp lành" cô lại thoát khỏi hiểm nguy ! Chúng tôi vui mừng dùm cô ! Rồi đây ông bà Phạm Văn Phàm nhất định phải đền ơn cô nhiều lắm, cô Ái Lan à !
Ái Lan cười nhè nhẹ gật đầu :
- Tôi không hề nghĩ đến chuyện đó đâu, ông chỉ huy ! Về Đà Lạt tôi cũng sẽ không nói gì hết á !
- Được ! Nếu cô không nói thì để đó tôi, tôi sẽ nói !
Em lại cười nhẹ :
- Vậy ra ông chỉ huy ở La Ngà ít có dịp lên Đà Lạt thành ra chưa biết gì đó thôi. Còn tôi, thì tôi biết rõ là ông bà Phàm sẽ không đền ơn gì tôi hết ! Mà cho dù họ có đền ơn, tôi cũng không nhận kia mà ! Và tôi còn mong ông chỉ huy đừng có nhắc nhở gì tên tôi với nhà ông Phàm cả. Được vậy, tôi cám ơn ông lắm !
Viên chỉ huy toán nhân viên công lực trầm giọng nói :
- Thiệt tình, lần đầu tiên tôi được biết một cô bé dám đàng hoàng từ chối món quà thưởng và không ham cả những lời khen tặng nữa.
Ái Lan lại mỉm cười vui vẻ :
- Vậy ông bằng lòng nhé ! Ông bằng lòng không nói đến tôi chứ !
- Tôi lấy danh dự hứa với cô đúng như thế !
Rồi ông quay lại một người nhân viên :
- Anh Lũy ! Anh ở lại đây canh chừng chiếc cam nhông này, mười lăm phút sau tôi sẽ cho xe lớn tới trục đem về chi. Giờ đây, phải dẫn mấy tên kia về trước đã. Tôi sẽ cùng xe cần trục trở lại ngay.
Ái Lan vội xin phép ông chỉ huy để hỏi tên thủ lĩnh một câu :
- Có phải chính anh đã cho người gác dan uống rượu say xong lấy chiếc chìa khóa biệt thự không ?
Tên cướp nghiến răng, mắt long lên sòng sọc :
- Ừ đúng đó ! Có sao không ? Tao mà biết trước cơ sự sẽ như thế này, thì tụi bay đâu có còn !
Yên chí về sự ngay thật của Y-Ba, Ái Lan lặng lẽ đứng cạnh người cảnh sát tên Lũy có nhiệm vụ ở lại canh chừng chiếc xe cướp, đưa ánh mắt vui vẻ nhìn toán nhân viên công lực dẫn ba tên gian phi lên xe jeep. Xe mở máy, chầm chậm lăn bánh..., phút chốc mất hút sau màn đêm dày đặc.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Tờ Di Chúc - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Tờ Di Chúc   Hai Tờ Di Chúc - Page 2 I_icon13Fri 10 Jun 2016, 22:10

Chương 19


CUỐN SỔ XANH



Mười lăm phút sau nửa đêm, Ái Lan mới về tới nhà. Sau cuộc hành trình vất vả và vô cùng nguy hiểm, em mệt nhoài người, bụng đói, cổ khát khô bỏng. Trái hẳn với dự đoán của em, cửa sổ không một tia sáng chiếu ra, trong nhà để xe cũng trống rỗng, xe của luật sư Minh đâu không thấy. Ái Lan băn khoăn :
- Lạ ! Ba đi đâu mà giờ này còn chưa về chứ ? Mình chỉ muốn kể cho ba nghe câu chuyện mạo hiểm vừa qua !
Mở nắp sắc vải dầy đeo ở xe, em nhấc cái đồng hồ cổ ra, mê say ngắm nghía, thầm hãnh diện về kết quả do sự cố gắng của mình. Trong nhà vắng vẻ tĩnh mịch. Rảo bước xuống nhà dưới, liếc qua căn bếp rộng : chị Năm Dậu cũng đã đi ngủ. Em thầm nhủ :
- Chắc là ba mắc bận công việc cần lắm tại văn phòng. Thôi, chịu khó chờ ba vậy. Và trong khi chờ đợi, mình đem cuốn sổ tí hon của cụ Doanh ra coi mới được !
Rồi ngả người thoải mái trong chiếc ghế bành kê bên ngọn đèn nê-ông sáng dịu, em từ tốn lấy cuốn sổ con từ mặt chiếc đồng hồ ra.
- Lạy trời cho mình biết được tin tức về tờ di chúc mới, và mọi việc sẽ êm đẹp như ý mình mong muốn để cho mấy người bà con của cụ Doanh đỡ phần cơ cực, nhất là Mỹ Ngọc, Mỹ Liên và bà cụ Sáu Riệm.
Em nhẹ tay lật từng trang giấy nhỏ bé, mỏng manh, chỉ sợ nó rách mất. Và em thận trọng đọc từng chữ, từng câu, từng hàng không hề bỏ sót một nét phẩy, một dấu chấm. Trang nọ nối tiếp trang kia, ghi từng ngày một, mọi hoạt động về tài chánh : bảng kê khai các chứng khoán, các trương mục ở ngân hàng, tóm lại, của chìm của nổi của cụ già Doanh, cộng lại hết thảy lên tới hơn ba trăm triệu đồng, Ái Lan sửng sốt :
- Trời ! không ngờ ông cụ trông hiền lành khù khờ mà lại giàu có đến như vậy !
Những hàng con số chi chít, số và ngày các chứng khoán đã khiến Ái Lan bắt đầu mệt mỏi.
Em đọc lướt nhanh các trang giấy mà trí óc để tận đâu đâu. Sự thực em chỉ có ý tìm tin tức về tờ di chúc mới. Đột nhiên, Ái Lan ngồi nhỏm dậy, chăm chú đọc mấy hàng chữ viết rất nhỏ. Đọc hết, em lại đọc lại một lần nữa, tim đập thình thịch và em la lên :
- Trời ơi ! Ðây rồi !
Quả nhiên trên trang giấy nhỏ xíu vàng khè, mấy hàng chữ nhỏ nét như chân con kiến, hiện ra rõ rệt :
"Tôi đã ký thác tờ di chúc thứ hai mà cũng là tờ di chúc cuối cùng của tôi tại tủ sắt số 148 của Ngân Hàng Di Linh với tên là Phạm Trọng Kinh."
Bên dưới là chữ ký của cụ già Doanh và ngày tháng...
Ái Lan mừng rỡ lẩm bẩm :
- Vậy thì cái tờ di chúc mới đó có thật. Và chắc chắn là thế nào cũng có tên bà cụ Sáu Riệm và hai chị em Ngọc, Liên trong đó.
Ái Lan lại tiếp tục đọc nốt mấy trang sau nữa, nhưng không khám phá thêm được điều gì bổ ích. Và em ngẫm nghĩ :
- Thảo nào mà không ai mò mẫm tìm ra được. Thật ông cụ quả là có nhiều hành động khác người. Cẩn thận quá để đến nỗi chút xíu nữa là hư hết mọi chuyện.
Ngay lúc đó, Ái Lan chợt nghe tiếng xe hơi chạy vào trong vườn, thẳng tới nhà xe rồi là im lặng. Em nhẩy bổ tới khuôn cửa sổ nghiêng người ngó ra và trông thấy người cha thân yêu đang đóng cửa nhà xe. Phút sau, vừa đặt chân lên hàng ba, luật sư Minh đã thấy con gái yêu đang chờ đợi cha trên ngưỡng cửa. Ông giương đôi mắt ngạc nhiên nhìn con :
- Ủa ! Sao bữa nay con đã về rồi ? Ba đâu có dè. Nếu biết con về thì ba đâu có nán lại văn phòng làm gì ! Nhưng ba muốn biết tại sao con lại trở về sớm quá vậy, Ái Lan ?
- Đúng đó ba ! Con bỏ về trước ngày hẹn với ba mấy bữa, vì có chuyện này lạ lắm ba ơi !
Và không để ông Minh kịp cởi bỏ áo dạ khoác ngoài, treo mũ, em liến láu kể câu chuyện bắt cướp từ đầu đến cuối. Khi câu chuyện chấm dứt, Ái Lan thích thú, quơ quơ quyển sổ bé tí màu xanh tìm thấy trong chiếc đồng hồ cổ cụ Doanh. Luật sư Minh nhìn con gái kinh ngạc hết sức :
- A ! Con gái của ba quả thật là một nữ thám tử trứ danh rồi !
Và niềm hân hoan ngập tràn trên ánh mắt sáng ngời của ông. Ái Lan chẩu môi phụng phịu khiến hai lún đồng tiền trên má lộ sâu rõ rệt :
- Ba ! Ba lại chế con rồi, hà !
Luật sư Minh nghiêm nét mặt, tiếng nói trầm hẳn xuống :
- Không đâu con ! Ba nói thật đó ! Ba lấy làm hãnh diện có được một đứa con giỏi giang như con đó, Ái Lan ! Ở địa vị con, chưa chắc ba đã làm được như thế đâu ! Trong lúc vạn phần nguy khốn, con đã có được nhiều sáng kiến, nhất là lại dũng cảm ít ai bì được. Trời, cứ hình dung ra sự nguy hiểm khi con phải đương đầu với ba tên cướp thì ba lại… Nhưng giờ đây con đã thoát hiểm, cha con mình phải quên chuyện đó đi, nghe !
- Ba khen con như vậy, con thích lắm ! Nhưng ba ơi ! Con biết có những người, khi biết câu chuyện này, lại không thèm khen con một tiếng nào đâu, ba ! Gia đình Phạm văn Phàm đó !
Ông Minh cười nhẹ :
- Trái lại là đằng khác ! Chẳng những không khen hoặc cám ơn con một tiếng, họ lại còn buộc tội con ăn trộm chiếc đồng hồ cổ của họ nữa đó. Nhưng có ăn nhằm gì cái điều vu oan đó. Khi con đặt chân tới biệt thự họ tại hồ La Ngà thì ngôi nhà đã bị bọn cướp đột nhập, cửa cái cửa sổ mở toang cả rồi, mà tụi gian lại đang bốc hốt đồ đạc. Họ không thể trách con cái chuyện xâm nhập gia cư của họ một cách bất hợp pháp được. À ! Ba dặn con nhớ kỹ điều này : Phải tuyệt đối giữ kín mọi chi tiết về việc phát giác được dấu vết của tờ di chúc mới này, kẻo tụi nhà ông Phàm hay được là rắc rối lắm đó, nghe !
Dứt lời, luật sư Minh cầm quyển sổ bìa xanh của cụ Doanh, lật coi mấy trang :
- Á hà ! Ông cụ Doanh quả nhiên là một tay đại phú ! Và ông cụ khôn ngoan thật ! Mua toàn những cổ phần vĩ đại lời lãi thật chắc chắn !
Ái Lan hăm hở :
- Con chỉ mong sao nhà Phàm sẽ không được một đồng xu nhỏ ba à !
- Hừ ! Có thể như thế lắm chứ ! Ba nói có thể chứ không nói là chắc chắn đâu nghe ! Một khi chưa được phép mở tờ di chúc ra tuyên đọc, thì chưa thể nói chắc được nghe con. Nhưng có điều là, nếu những tin tức ba nghe được đều đúng cả, thì kết quả việc khám phá của con vừa rồi sẽ khiến cho gia đình nhà Phạm văn Phàm phen này chắc nguy lắm, nhất là lại đúng lúc...
Ái Lan thắc mắc :
- Ba bảo đúng lúc... là sao kia ba ?
- Ừ ! Đúng lúc ông ta buôn bán thua lỗ, hàng đầu cơ tích trữ ế ẩm nằm mục trong kho. Ăn ở thất đức như vậy cho nên, lúc xuống, của cải cứ đội nón ra đi mấy hồi. Ấy vậy mà các ngân hàng vẫn cứ tiếp tục cho ông ta vay nhiều món tiền khổng lồ. Có lẽ họ tin tưởng cái di sản của cụ Doanh mà ông Phàm sẽ được hưởng đó chắc ? "Dễ vay thì dầy nợ", ông Phàm chắc cũng chỉ trông chừng vào cái của cải của cụ Doanh để trả nợ thôi đó. Thảo nào, hồi này ba thấy ông ta chạy ngược chạy xuôi cậy cục dữ lắm. Để thúc đẩy cho sớm xong việc hưởng thụ gia sản của người chết đó !
Ái Lan giọng chắc nịch :
- Gia đình Phàm mà có bị mất hết, con cho là cũng đáng đời. Người gì đâu mà bạc ác, nhẫn tâm để cho người thân thích họ hàng đói rách khổ sở mà chẳng nở thí cho một chén cơm thừa, một manh áo cũ !
Ông Minh thận trọng gấp cuốn sổ con lại, đưa cho con gái :
- Bây giờ, việc cần nhất là phải đi tìm tờ di chúc mới đó trước khi nhà Phàm dò biết được tin tức quan trọng này. Tìm ra sớm được giờ nào hay giờ ấy, nếu không, để tới khi họ điều chỉnh xong quyền thụ hưởng thì khó mà móc ra được lắm đó !
- Đúng thế đó ba ! Vậy, bây giờ con trao lại cho ba tất cả vụ này đó nghe, ba ! Về cái món luật lệ con đâu có hiểu gì mấy !
- Ba sẵn sàng giúp con một tay ! Nào ! Để xem cần phải làm cái gì đã nào ? À ! Việc trước tiên là phải tìm cho ra tờ di chúc quái ác này cái đã !
Ái Lan nói với cha :
- Cái đó thì dễ rồi, ba ! Ba với con chỉ việc xuống Di Linh ngay ngày mai này, phải không ba ?
- Ờ, đúng rồi ! Nhưng có một điều con chưa biết là : Hiện chúng ta chưa có giấy ủy quyền để mở cái tủ sắt của cụ Doanh thuê tại Ngân hàng dưới đó. Nhưng cũng không khó ! Ba sẽ xin ông Chánh án Tòa Sơ thẩm Đà Lạt cấp cho ba tấm giấy cần thiết đó !
Ái Lan khẽ la :
- Trời ơi ! Con đâu có nghĩ tới cái điểm đó, ba ! Liệu chừng ông Chánh án có chịu cấp giấy đó không hả ba ?
Luật sư Minh mỉm cười vui vẻ :
- Con yên trí đi ! Tăm tiếng của ba tại thành phố Đà Lạt này đã tới mức đầy đủ uy tín rồi nên việc đó không có gì khó mà con phải lo ngại. Ba sẽ nêu lên việc hai cô gái mồ côi đã ủy thác cho ba nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của họ trong vụ này. Đó là sự thật và ba có quyền xin ông Chánh án cấp cho tấm giấy ủy thác mở tủ kín của cụ Doanh.
Ái Lan cười tươi, đôi mắt sáng ngời :
- Vậy thì yên trí lắm rồi hở ba ? Đó, rồi ba coi ! Y hệt trong chuyện thần tiên mà con đọc hàng ngày đó, ba nhớ không ? Bao giờ cũng là : những tấm lòng vàng trong manh áo rách thì thế nào cùng có phần hưởng, sẽ trở nên giàu có, sung sướng ! Còn những người bạc ác bất nhân như gia đình Phàm thì rồi thế nào cũng mất hết. Ha ! Ha ! Rồi thì bà cụ Sáu Riệm già lão ốm yếu kia sẽ được thuốc men chạy chữa cẩn thận. Mỹ Ngọc, Mỹ Liên sẽ không còn bị đói khổ thiếu thốn nữa, phải không ba ?
- Ừ !... ấy, nhưng con phải cẩn thận lắm đó nghe, Ái Lan ! Phương ngôn đã nói : "Chớ có dạm bán da gấu trước khi bắt được gấu". Con nhớ kỹ điều đó. Phải biết coi chừng những cái bất ngờ mới được ! Đặt một giả thuyết, khi mở tủ sắt của cụ Doanh mà bên trong rỗng không thì sao ? Hoặc là có tờ di chúc mới thật đấy, nhưng trong đó, ông cụ lại viết những lời di ngôn không theo đúng ý ba con mình mong muốn thì sao đây ? Nghĩa là không có tên Mỹ Ngọc, Mỹ Liên và bà cụ Sáu Riệm thì sao ?... Vậy nếu là con, ba sẽ không hở môi nói một chút gì cho những người bất hạnh đó biết vội. Mà ba sẽ đợi tới khi thật chắc chắn mười phần đã !
- Ba nói đúng đó ba ! Vậy, con hứa với ba là con sẽ ngậm tăm, sẽ "ngựa tháo nhạc, người cột chặt gươm vào mình" lặng lẽ như những đoàn quân âm thầm ba kể chuyện cho con nghe dạo nào đó, hả ba !... Thôi, bây giờ con đi ngủ đây, ngủ cho ngon để sáng mai dậy sớm, cha con mình lên đường... mạo hiểm một phen nữa, nghe ba ! Chà ! Con nôn nả muốn biết bên trong tờ di chúc đó cụ Doanh đã viết những gì ?
Dứt lời, Ái Lan tinh nghịch giơ tay cấu tay cha rồi nhẩy chân sáo bước lên thang lầu. Mới được chừng năm, sáu bậc thang em đã quay xuống chạy vụt vào phòng khách nơi ông Minh vẫn còn đang ngồi đọc tờ nhật báo. Em chạy thẳng tới bên chiếc kệ bằng gỗ cẩm lai, nơi để quyển sổ con của cụ Doanh, em cười ranh mãnh ngó cha :
- Chà ! Con phải vất vả lắm mới tóm cổ được cuốn sách quí này. Nỡ nào để nó lang bang vạ vật ở đây, hả ba ! Con phải đem lên gác nhét vào dưới gối cho chắc ăn, nghe ba !
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Tờ Di Chúc - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Tờ Di Chúc   Hai Tờ Di Chúc - Page 2 I_icon13Fri 10 Jun 2016, 22:11

Chương 20


TỜ DI CHÚC THỨ HAI



Sáng hôm sau, ánh nắng ban mai sáng ấm qua cửa sổ lọt vào nhảy múa trong phòng, Ái Lan mới thức giấc. Đưa mắt nhìn đồng hồ hình con cú để trên bàn đêm, em giật mình khi thấy kim ngắn đã chỉ gần mười giờ.

- Hừ ! Đã định dậy sớm, mà giờ này mới mở được mắt ! Chết chưa ! Ngày hôm nay nhiều việc lắm đây ! Còn muốn nằm thêm nữa sao được !
Đưa nhanh tay lùa vào áo gối, em lôi quyển sổ xanh của cụ Doanh ra và đưa mắt ngắm nhìn thích thú. Hai ngón trỏ và cái mân mê ngoài bìa mịn mãi không thôi :
- Hà ! Hà ! Gia đình Phàm khi bị một cú bất ngờ này thì phải biết... là đau !
Nhẩy khỏi giường, em vội vả rửa mặt đánh răng, mặc quần áo. Bước vào phòng ăn : ghế ngồi của luật sư Minh bỏ trống, ba em đã lái xe tới văn phòng làm việc theo thường lệ rồi, để khỏi trễ hẹn với các thân chủ.
Vẻ mặt Ái Lan buồn thiu :
- Trời ơi ! Chỉ sợ ba lại quên là ngày hôm nay hai cha con phải xuống Ngân hàng Di Linh.
Ngay lúc đó, chị Năm Dậu bước vào, hai tay bưng cái khay nhỏ trên bầy một ổ bánh mì kẹp trứng chiên và một ly cà phê sữa khói bốc nghi ngút :
- Cô à ! Ông dặn tôi là khi nào cô thức giấc, ăn uống xong xuôi thì ra gặp ông tại văn phòng. Và ông bảo nhắc cô nhớ đem theo cuốn sổ con bìa xanh gì đó !
Ái Lan ngây người :
- Cuốn sổ con nào ?... À, phải ! Thôi được rồi ! Đi ăn đi chị Năm ! Em hiểu rồi !... Em ăn lẹ lắm ! Chút xíu là rồi à !
Mười phút sau, Ái Lan đã chễm chệ trên vespa, chạy thẳng ra phố. Thiệt may, khi bước chân vào văn phòng của cha, em thấy luật sư Minh có mỗi một mình đang cặm cụi làm việc.
- Con lỡ dậy trễ quá ! Chẳng ai đánh thức con hết, ba ơi ! Chắc ba phải chờ đợi lâu lắm hả ba ?
- Không lâu gì đâu con ! Chính ba đã dặn chị Năm để yên cho con ngủ cho ngon đấy mà. Ba biết rằng con cần phải ngủ nhiều cho lại sức sau một ngày vất vả khó nhọc như hôm qua. Vả lại, cha con mình cũng không thể làm gì được nếu không có được tờ ủy thác mở tủ sắt do ông Chánh án ký cho phép.
- Thế sao ba không tới xin ông Chánh án đi ?
- Rồi ! Ba đã ghé vào Tòa án trước khi tới văn phòng kia mà, và ba trình bày cho ông biết rõ ràng mọi việc. Nghe xong ông Chánh án đã ra lịnh cho viên Lục Sự viết rồi đánh máy ngay tờ ủy thác. Chính tay ông đóng dấu lấy, và hạ bút ký tên. Hiện giờ thì tờ giấy đó nằm đây...
Vừa nói, luật sư vừa vỗ vỗ vào túi trên cái áo "vét tông" ông mặc trên người.
Ái Lan :
- Còn con, con cũng đem theo cả cuốn sổ của cụ Doanh đây ba ! Ba cần đến nó không ?
- Được, con đưa ba ! Đáng lẽ phải đưa trình ông Chánh án để chứng minh thật câu chuyện ba thuật trình ông kia đấy. Nhưng thôi, bây giờ thì không cần nữa. Đưa ba cất vào két sắt cho yên trí hơn.
Ái Lan đưa cuốn sổ con cho cha :
- Bao giờ xuống Di Linh hả ba ?
- Ngay bây giờ, nếu con rảnh...
Em vui mừng không để luật sư Minh phải nhắc đến lần thứ hai, nhanh bước tiến ra phía cửa, trong khi ông Minh quay vào dặn dò cô thư ký mấy công việc cần làm gấp.
Luật sư Minh bước ra cửa dịu dàng bảo con :
- Đi xe của ba ! Ba muốn cho con rảnh tay một bữa.
Mấy phút sau, chiếc xe hơi 4 chỗ ngồi sơn đen bóng loáng đã phóng nhanh, nhằm hướng Di Linh.
Lâu lắm Ái Lan mới lên tiếng :
- Lần này mà không tìm ra được tờ chúc thư mới của cụ Doanh là thôi, con cũng chịu thua luôn đó, ba à !
Luật sư Minh liếc nhanh mắt ngó con. Làn da trắng hồng rám nắng, đôi mắt sáng long lanh của Ái Lan chứng tỏ sự nóng lòng của em mỗi lúc mỗi tăng khi câu chuyện gia tài của cụ Doanh sắp sửa đi đến hồi kết cục vô cùng gay cấn. Để em vui vẻ, luật sư Minh cất tiếng giọng nói bình tĩnh, chậm rãi :
- Có một điểm đặc biệt chắc con chưa quên. Đó là tính nết lạ lùng của cụ Tú Doanh, chỉ thích làm những việc thật khác người. Nhiều khi cụ có những hành động kỳ dị không ai ngờ được đó con. Biết đâu, xuống đến Ngân hàng Di Linh mà tìm tờ di chúc cũng không có ấy chứ. Hoặc là cụ già oái oăm cũng có khi lại chỉ để trong tủ sắt một tờ giấy gì đó, dặn dò cách đi tìm tờ di chúc mới... Ấy thế là cha con mình lại mất công chạy ngược chạy xuôi một phen nữa. À việc này khiến ba nhớ lại một câu chuyện kỳ quái xảy ra... lâu lắm rồi.
Ái Lan quay mặt nhìn cha, đôi mắt chớp chớp. Ông không đợi con phải hỏi :
- Đây ! Câu chuyện như thế này ! ...
... Sau cái chết của một ông phú nông, những người thừa kế đã tìm thấy, không phải là chúc thư, mà chỉ là một tấm giấy nhầu nát viết dặn các con cháu là "muốn tìm thấy của cải thì phải vào nhà kho, lục trong một chiếc rương cũ". Khi mở rương ra, chỉ thấy toàn quần áo cũ rách. Lục soát từng chiếc túi, một người con lại vớ được một giấy viết nguệch ngoặc mấy chữ dặn rằng phải tìm trong hộc tủ cũ để dưới bếp. Bới tìm hộc tủ dưới bếp, của cải chẳng thấy đâu mà lại chỉ có một hàng chữ kẻ vào gỗ bảo rằng cần xét kỹ bên trong một cái ấm đồng mà người chết hồi sinh thời, vẫn hay lau chùi nâng niu đó... Khổ một nỗi, cái ấm đồng đó lại biến mất. Mãi về sau mới tìm thấy tại một tiệm bán... ve chai. Cái ấm có một cái quai hai lớp đồng. Trong cái quai có một tờ giấy lụa dai lắm, trên giấy ghi chi chít những chữ vô nghĩa và nhiều dấu cộng, trừ, nhân, chia kỳ quặc lắm. Các con cháu chẳng hiểu tí gì, chán nản có ý muốn bỏ không đi tìm của nữa. May sao có một người bạn, khôn ngoan sáng trí, đem tờ giấy ấy về nghiên cứu mãi. Kết quả : hũ vàng của ông phú nông chôn ngay trong buồng riêng ở bên phải phía đuôi giường nằm.
Ái Lan ngẩn mặt, chăm chú nghe cha kể.
- Vậy thì các con cháu ông ấy, sau bao phen vất vả khó nhọc cũng đạt được kết quả tốt đó chứ ba !
Phút chốc, xe đã tới Di Linh, đậu cách cửa Ngân hàng chừng năm mươi thước. Ông Minh bước xuống khẽ bảo Ái Lan :
- Con đi với ba !
Hai cha con bước vào nhà Ngân hàng. Luật sư Minh tự giới thiệu với nhân viên trực và xin được gặp ông Giám đốc. Phút sau, đã có nhân viên ra dẫn hai người vào trong một gian phòng rộng. Ngồi tại một cái bàn giấy rộng, một ông lớn tuổi đang cắm đầu vào một tập hồ sơ. Thấy khách vào, ông đứng dậy tiến ra, niềm nở tiếp đón.
Sau những câu lễ phép xã giao trao đổi, luật sư Minh trình bày mục đích ông tới đây, và ông cho Giám đốc Ngân hàng biết ông đại diện cho những người thừa kế của cụ Doanh.
- Thưa luật sư, cụ Doanh họ gì ?
- Phạm Tú Doanh !
- Dạ, vậy thì tôi chắc đây chỉ là một sự lầm lẫn mà thôi, thưa luật sư ! Ngân hàng chúng tôi ở đây chưa hề có một thân chủ nào tên là Phạm Tú Doanh cả !
Luật sư Minh vẫn điềm đạm :
- Có thể là vị thân chủ này không kê khai lý lịch đích thực của mình. Theo tôi, thì cụ Doanh đã thuê bao một cái két sắt của quý hãng với tên Phạm Trọng Kinh !
Ông Giám đốc Ngân hàng hơi nhổm người lên :
- Phạm Trọng Kinh ? Luật sư nói Phạm Trọng Kinh ?
Rồi ông ta cắn môi suy nghĩ :
- Hình như Ngân hàng của chúng tôi vừa mới viết công văn nhờ các cơ quan hành chánh tìm hộ cho một thân chủ có cái tên như vậy. Luật sư cho phép tôi nhớ lại một chút ! À, vâng ! Đúng rồi ! Có tới một năm nay không thấy vị này đến thanh toán tiền thuê két sắt. Luật sư cho phép tôi đi coi lại một chút cho rõ ràng !
Ông Giám đốc bước nhẹ vào một căn phòng kế cận. Mấy phút sau, ông đã quay ra, một tờ giấy cầm nơi tay.
- Đúng rồi đó ! Thưa luật sư, vị thân chủ tên Phạm Trọng Kinh có thuê két sắt số 148, tiền thuê bao đã tới một năm rồi mà không thấy tới thanh toán. Đây, luật sư muốn coi, thì đây, chữ ký của ông ấy đây !
Ái Lan và luật sư Minh cùng cúi xuống tấm giấy ông Giám đốc Ngân hàng đưa ra. Hai cha con nhận ra ngay chữ ký xoáy trôn ốc quen thuộc của cụ Doanh.
Ông Giám đốc Ngân hàng :
- Có thể ông Phạm Trọng Kinh và ông Phạm Tú Doanh chỉ là một người, đúng như lời của luật sư vừa nói. Nhưng phiền một cái, tôi lại không đủ thẩm quyền để luật sư mở tủ sắt đâu ạ !
Ông Minh vẫn bình tĩnh :
- Dạ, thưa ông Giám ðốc, tôi có giấy ủy thác của ông Chánh án Tòa Sơ thẩm Đà Lạt đây !
Ông Giám đốc ngạc nhiên :
- Nếu vậy thì lại là chuyện khác ! Luật sư làm ơn cho xem...
- Dạ thưa đây !
Dứt lời luật sư Minh lấy từ túi áo ra tờ giấy ủy thác, đưa cho ông Giám đốc. Ông Giám đốc chăm chú đọc từng câu, đoạn trao trả luật sư Minh, nét mặt ông tỏ vẻ yên tâm thấy rõ. Tiếng luật sư Minh :
- Hợp pháp chứ ạ ! Thưa ông Giám đốc ?
- Hoàn toàn hợp pháp ! Thưa luật sư ! Luật sư có thể mở tủ được rồi ! Xin chờ cho một phút, để tôi mời ông Phó giám đốc cho đủ hai người làm chứng ! Luật sư có... chìa khóa tủ đấy chứ ạ ?
Ái Lan cảm thấy trái tim mình như có ai thò tay bóp mạnh một cái. Em không hề có một phút nào nghĩ đến cái chìa khóa mà ông Giám đốc Ngân hàng vừa nói.
Luật sư Minh lắc đầu nhè nhẹ :
- Chìa khóa ?... Dạ tôi không có chìa khoá đâu, thưa ông Giám đốc. Quý sở chắc có loại chìa đặc biệt mở được các loại tủ sắt chứ ạ ?
Điều này luật sư Minh được biết vẫn là thông lệ tại các Ngân hàng, để có thể mở tủ trong những trường hợp khẩn cấp.
Ông Giám đốc Ngân hàng :
- Dạ, thưa, trước đây chúng tôi vẫn làm như vậy đó, nhưng từ hai năm nay, đã sửa đổi đôi chút về phương pháp tàng trữ tiền bạc cũng như các loại giấy tờ quan hệ. Tuy nhiên, luật sư chờ cho một chút, tôi có cách giúp luật sư đây rồi !
Dứt lời, ông Giám đốc bước lẹ ra ngoài. Phút sau ông đã trở lại, giơ ra trước mắt cha con Ái Lan một cái phong bì nhỏ gắn si kín đáo. Và ông giải thích :
- Theo thông lệ, khách hàng của chúng tôi bao giờ cũng nhận được hai chiếc chìa khóa. Một cái họ giữ luôn trong mình, một cái gởi tại đây, niêm phong bì gắn si như thế này. Vì lẽ luật sư đã có giấy ủy thác của Tòa án, tôi có đủ thẩm quyền giúp phương tiện để luật sư hoàn tất nhiệm vụ. Đây, luật sư cầm lấy chìa khóa đi !
Luật sư Minh chăm chú đọc hàng chữ đánh máy ngay trên đầu chiếc phong bì : Phạm Trọng Kinh, số tủ 148. Bên trong không có gì ngoài một chiếc chìa khóa bẹt bằng đồng.
Ông Giám đốc Ngân hàng đi trước dẫn khách tiến ra cửa.
- Xin mời ! Tôi dẫn luật sư cùng cô em đây xuống hầm để tủ sắt.
Đi xuống hết một cái cầu thang dài, ông Giám đốc đưa hai cha con đi trong một cái hàng ba xây ngầm dưới mặt đất, qua một trạm có người gác. Rồi ông ta đích tay mở khóa một căn phòng nhỏ, bốn vách tường xây bằng đá lớn mài nhẵn, sáng lóng lánh dưới ánh đèn nê-ông từ trần nhà hắt xuống. Ông Giám đốc nhanh nhẹn tiến thẳng về phía cuối gian phòng. Ông lùa một chiếc chìa khóa con mở hai chiếc khóa ngoài móc ở cánh cửa tủ sắt mang số 148. Đoạn lấy chiếc chìa khóa hồi nẫy luật sư Minh đã biết, lùa vào ổ, xoay nhẹ hai ba vòng, rồi ấn mạnh một cái. Cánh cửa tủ bật ra, phát lên một tiếng "tách" khẽ. Ông Giám đốc thò tay vào hộc tủ lôi một cái hộp bằng kim khí nhỏ xinh, bèn bẹt, và đưa cho ông luật sư. Ông Minh trịnh trọng đưa tay lên mở nắp hộp và liếc nhanh mắt vào bên trong. Ái Lan, tim đập rộn ràng, tựa cầm lên vai cha, đôi mắt không hề chớp. Thoáng trông bên trong cái hộp, em có cảm giác là hộp rỗng không. Ngó kỹ, chỉ có mấy tờ giấy gập thẳng nếp nằm bẹp dí dưới đáy hộp. Chợt Ái Lan thảng thốt khẽ kêu :
- Tờ di chúc !
Luật sư Minh lấy tờ giấy, mở ra, liếc mắt đọc nhanh :
- Đúng nó đây rồi !
Tiếng ông Giám đốc Ngân hàng :
- Tờ di chúc ? Vậy thì hay quá rồi ! Và vẻ mặt ông ta cũng vui lây vì cái kết cục quá bất ngờ của một sự việc hết sức bí ẩn.
Luật sư Minh quay lại nhìn ông ta :
- Phiền ông Giám đốc ký tắt quý danh vào mỗi góc trang của tờ di chúc này, đặng về sau có thể nhận ra được nó là bản chính gốc, không bị tráo đổi hay làm giả mạo, bất cứ một trang nào. Cả tôi, tôi cũng cùng ký.
- Xin sẵn sàng, thưa luật sư. Tôi cũng đã từng làm nhiều lần rồi !
Đâu đó xong xuôi, luật sư Minh hết lời cám ơn ông Giám đốc Ngân hàng. Mấy phút sau, hai cha con đã ngồi bên nhau trong chiếc xe hơi sơn màu đen bóng loáng. Đưa tia mắt cho nhau, ông luật sư cùng con gái mỉm cười ranh mãnh, y hệt hai chú học trò đang hân hoan thú vị với sự thành công trong một trò nghịch ngợm tinh quái.
Ông Minh khẽ bảo con gái :
- Sao, Ái Lan ? Kết quả rồi, mà lại kết quả tốt nữa chứ, hả con ?
- Tốt thật đó ba ! Nhưng, ba ơi ! Ba đọc lẹ coi bên trong có cái gì, đi ba ! Con nóng ruột muốn biết quá hà !
Tờ di chúc gồm nhiều trang viết tay, chữ nhỏ nét, xít vào nhau. Luật sư Minh trải rộng nó trên hai đầu gối và Ái Lan cúi thấp đầu, hai cha con cùng lầm thầm đọc. Em đọc líu cả lưỡi mà chẳng hiểu gì những giòng chữ mực đen dày đặc toàn danh từ luật pháp.
Luật sư Minh dịu dàng bảo con :
- Thôi chịu khó chờ về đến văn phòng của ba sẽ hay !
Vừa nói, ông Minh vừa giở tới trang cuối cùng của tờ di chúc, nhìn chăm chú :
- À, trong này có nại ra hai nhân chứng. Một là bác sĩ Ngọc Bằng ! Hừ ! Thảo nào mà không một ai hay biết chút tin tức gì về tờ di chúc này cả. Bác sĩ Ngọc Bằng cũng đã mất rồi còn đâu, sau cụ Doanh hai, ba tháng chớ mấy ! Còn nhân chứng thứ hai, tên Trần Vĩnh Quý ! Chịu ! Ba cũng chẳng biết hoặc nghe nói ông Vĩnh Quý này là ai hết.
Ái Lan lo lắng :
- Thây kệ ! Ba ! Ba coi xem Mỹ Ngọc, Mỹ Liên và bà cụ Sáu Riệm có được ghi tên trong đó không ba ?
Luật sư Minh chỉ ngón tay vào một trang :
- Đây ! Có đây con ! Tên của mấy người đó có đây rồi !
Em mừng rỡ cười to, ánh mắt sáng lên :
- Vậy là con yên trí rồi ! Yên trí lắm rồi !
Bây giờ thì con có thể ngồi ngoan cho ba lái xe về Đà Lạt, tới văn phòng sẽ coi nốt mấy điều chi tiết nữa !... À, này ba ! Ba bảo cô thư ký đánh máy chép lại cho dễ đọc hơn, được không ba ?
- Sao lại không được ? Cần phải đánh máy là khác ấy chứ ? Ba còn phải xem xét, nghiên cứu, cân nhắc từng chữ cụ Doanh đã viết trong này. Đúng như lời ông cụ đã nói với luật sư Công : cụ đích thân tự tay viết lấy tờ di chúc. Vậy việc cần là phải kiểm soát kỹ lại coi những câu viết trong này có hợp thể thức không ?
Vừa nghe hết lời cha nói, nét mặt Ái Lan hiện rõ niềm lo lắng :
- Ba cho rằng lá chúc thư này có thể bị coi là không có giá trị đối với luật pháp ?
- Ba chưa dám nói chắc trước khi nghiên cứu thật tỉ mỉ. Nhưng có một điều rõ rệt là trong này không hề đả động gì đến nhà ông Phàm hết. Vậy, cần phải đề phòng kẻo họ sẽ tìm chỗ sơ hở mà phá tờ di chúc mới này đó. Bởi thế cho nên, ba cần cứu xét thật kỹ, chỉ khi nào biết chắc được là nó không còn điểm nào sơ hở nữa, lúc đó mới cho xuất hiện được.
Dứt lời, ông Minh trịnh trọng nhẹ tay gấp gọn tờ di chúc để vào túi áo trong. Rồi ông đưa tay mở chìa khóa máy xe hơi. Ái Lan quay nhìn cha, cười khẽ :
- Phen này nhà Phạm Văn Phàm mà không làm gì được tờ di chúc mới thì chắc họ chỉ còn nước đấm ngực kêu trời thôi, hả ba ? Con khoái nhất là được xem thái độ của nhà ấy khi tờ giấy động trời này xuất hiện... À ba ơi ! Ba có mời tất cả mấy người bà con thân thích của cụ Doanh đến để cùng chứng kiến việc mở và đọc lá chúc thư này không ba ? Nếu có, thì mời họ tới nhà mình, nghe ba ! Trời ơi, vậy thì vui quá hả ba !
Luật sư Minh vừa lái xe vừa nheo mắt ngó đứa con yêu, mỉm cười, lây cái vui sướng hồn nhiên của con trẻ :
- Cưng của ba hồi này hóm lắm đó nghe ! Nhất định là sự việc rồi sẽ phải diễn theo đúng như ý con nghĩ. Ba sẽ nghe con mà làm y như thế, và hơn thế nữa, nghĩa là : nhà Phạm Văn Phàm bất nhân ác đức sẽ đấm ngực la trời... ngay trước mặt con !
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Hai Tờ Di Chúc - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Tờ Di Chúc   Hai Tờ Di Chúc - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Hai Tờ Di Chúc
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tủ sách Tuổi Hoa :: Hoa đỏ-