Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Đời Phiêu Lưu Của Tuấn Thu 09 Jun 2016, 05:04 | |
| Link Tải Ebook: http://myebookmaker.com/book.php?id=36298 Chương 01 Gà trong xóm bắt đầu gáy sáng. Tuấn giật mình choàng dậy. Nhìn xuống bếp, thấy má đang lúi húi ngồi hấp bánh, Tuấn cảm thương má vô hạn. Tuấn đưa mắt nhìn lên bàn thờ ba. Sau ngọn đèn dầu leo lét, toả ánh sáng lờ mờ, hình ảnh ba Tuấn lung linh như đang nhìn Tuấn… Tuấn ứa nước mắt, thở dài. Chỉ trong vòng có mấy ngày mà trong gia đình Tuấn đang yên vui, bỗng xẩy đến một cái tang đau đớn nặng nề ! Tương lai Tuấn sụp đổ theo cái chết bất ưng của ba Tuấn. Năm học vừa qua, Tuấn đã học hết lớp nhất và được cấp chứng chỉ Tiểu học. Vì trường xã không có lớp Trung học, nên ba cậu đã hứa sẽ thu xếp cho cậu lên trường Quận để học tiếp. Tuần vừa rồi, ba cậu đã đem cậu lên trường Quận, nạp giấy tờ để thi vào Đệ Thất. Một gia đình quen, đã hứa sẽ cho Tuấn ở trọ. để đi học với con họ. Tuấn tin chắc, thế nào cậu cũng thi đậu, vì các môn học ở lớp nhất, cậu đều xuất sắc. Tối hôm ấy, ba Tuấn nói với má Tuấn : - Bà tính sao ? Con Hiền học trường xã thì không tốn kém bao nhiêu. Còn thằng Tuấn nếu thi đậu vô Đệ Thất, thì cũng đỡ được vài trăm bạc học phí. Còn tiền ăn mỗi tháng, tệ nhất cũng hơn một ngàn. Biết mình có chạy ra tiền mỗi tháng cho con không ? Má Tuấn trầm ngâm suy tính một lúc rồi trả lời : - Tôi tính thế này, ông xem có được không ? Năm nay, ông lãnh thêm một thửa ruộng của ông bà Tư Bá để cấy thêm lúa. Còn tôi, mỗi ngày tôi cố dậy sớm, hấp ít bánh ú, bỏ mối cho bạn hàng ngoài chợ, kiếm ít tiền lời. Nếu trời cho trong gia đình không ai đau ốm, thì có lẽ cũng tạm đủ. Ba Tuấn vui vẻ nhìn má Tuấn : - Mình tính như vậy là hay nhất rồi. Thôi, đến đâu hay đó, lo quá nó mệt cả người ! Rồi ông quay lại bảo Tuấn : - Con thấy đó, chỉ vì muốn cho con học hành thêm chút ít để mai sau con được nhờ, mà ba má phải lo nghĩ, mệt nhọc rất nhiều. Con nhớ cố gắng học hành, đừng chơi bời lêu lổng, mà uổng công ba má lo cho con ! Tuấn khoanh tay, ngước mắt nhìn ba má, đầy vẻ biết ơn : - Thưa ba má ! Con xin hết lòng cám ơn ba má, trọn đời con sẽ không bao giờ quên. Con xin hứa với ba má, con sẽ tiết kiệm tiền bạc và cố gắng học hành để khỏi phụ công ba má lo cho con. Và con định bụng, ngoài giờ học hành, con sẽ giúp đỡ các việc vặt trong nhà con trọ, may ra họ có bớt cho được ít tiền cơm thì cũng đỡ ! Ba Tuấn vuốt tóc Tuấn, khen : - Con biết suy tính như vậy, ba má bằng lòng lắm. Ba má tin chắc tương lai con sẽ khá. Nhờ đó, ba má cũng được an ủi khi về già ! Tuấn lo ôn lại bài vở để dọn thi. Má Tuấn may sắm thêm cho hai đứa, mỗi đứa một bộ áo quần mới. Ba Tuấn sang nhà ông bà Tư Bá, xin canh tác thêm một mẫu ruộng sâu, được ông bà chấp thuận. Một buổi chiều, ba Tuấn đi cày về, tay xách một xâu ếch. Ông đưa cho Tuấn : - Con đem xuống bếp, phụ với má con, làm một bữa thịt ếch ăn chơi ! Tuấn reo lên : - Làm sao ba bắt được nhiều vậy, ba ? Ông tươi cười : - Ba cày gần xong thửa ruộng, thấy nhiều ếch lấp ló trong hang, nên ba nghỉ cày, đi bắt ếch. Một lúc mà được gần cả chục con ! Bữa cơm chiều ấy thật là vui vẻ. Nhưng đến nửa đêm, ba Tuấn đang ngủ, bỗng kêu lên ú ớ. Má Tuấn vội thắp đèn lên. Ba mẹ con chạy lại giường ông nằm, thấy ông hai tay ôm lấy ngực, thở một cách rất mệt nhọc, mắt mở trợn trừng. Má Tuấn thất kinh, cúi xuống hỏi dồn dập : - Mình ! Mình làm sao thế, mình ? Thấy vợ con, ông phều phào : - Hồi chiều, tôi bắt ếch trong hang, bị rắn cắn nơi tay, nhưng tôi không lấy làm điều, vì tưởng là rắn nước. Không dè, đó là con rắn độc ! Bây giờ nọc độc nó chạy đến tim… chắc tôi… chết mất ! Má Tuấn hốt hoảng : - Không ! Không ! Để tôi chạy kêu nhờ bà con lối xóm đem ông đi nhà thương ngay. Ba Tuấn lắc đầu, nói một cách khó nhọc, đứt quãng : - Không kịp nữa đâu mình à ! Nọc độc… chạy về tim rồi ! Tôi sắp sửa bị cấm khẩu… đến nơi ! Thôi… mình ở lại… rán nuôi con… Tuấn… Hiền… các con… Ông nói chưa hết lời, thì miệng ông đã méo xệch, cứng ngắt. Tay ông quờ quạng, run rẩy. Tuấn vội nắm lấy bàn tay ba nó. Một lát sau, ông tắt thở, mặt mày ông tím bầm. Má Tuấn ôm lấy xác chồng, khóc như điên dại. Tuấn và Hiền cũng khóc rống lên : - Ba ơi ! Ba ơi ! Cả xóm náo động khi nghe tin ông Hai chết bất ngờ vì rắn cắn. Ông vốn ăn ở hiền hoà với bà con láng giềng, nên ai cũng mến. Họ kéo nhau đến giúp đỡ, kẻ ít người nhiều. Ông bà Tư Bá cũng đến thăm và cho số tiền để mua hòm. Bà Hai như người mất hồn, hai hàng nước mắt chảy dài trên má. Bà khóc khản cả tiếng. Các bà xúm lại an ủi và săn sóc cho bà. Nhờ mọi người tận tình giúp đỡ, đám tang ông Hai tuy đơn sơ, nhưng rất cảm động. Bà Hai bước đi như một kẻ không hồn, nhờ hai bà mạnh khoẻ dìu hai bên. Hai anh em Tuấn thất thểu theo sau quan tài. Con Hiền còn nhỏ quá, chưa hiểu gì lắm. Nó chỉ gào khóc : - Ba ơi ! Ba ơi ! Còn Tuấn có trí khôn hơn, cậu thấy rõ cái chết bất ngờ của ba cậu là như cả trời đất sụp xuống trên đầu má con cậu ! Thế là hết ! Bao nhiêu dự tính của ba má cậu đều tan thành mây khói !*** Sau ngày chôn cất chồng, bà Hai sụt sùi nói với Tuấn : - Con ơi ! Lúc ba con còn sống, ba má đã hứa cho con tiếp tục học hành. Suốt đời ba má đã phải vất vả làm thuê làm mướn, ba má ước ao cho con được một tương lai khá hơn nhờ sự học. Nhưng ý người muốn mà ý Trời không định. Bây giờ má một thân, chân yếu tay mềm, không biết làm sao cho con được như ý nguyện. May ra, má có thể lo cho em Hiền con học thêm chút ít… Nói đến đó, bà oà lên khóc nức nở. Tuấn cũng khóc theo… Nghe má nhắc đến em Hiền, Tuấn thương em vô hạn. Ngày ba còn sống, có lẽ em Hiền thương ba nhất nhà. Ai cho cái gì, em cũng bảo để dành cho ba. Tuấn suýt bật cười, khi nhớ lại, hồi em còn bé tí : mỗi ngày, thấy má đi chợ mua cá, mua rau về, thì em lân la hỏi : - Má mua cá, mua rau cho ba ăn, phải không má ? Nếu má trả lời : - Ừ, má mua về cho ba ăn ! Thì em không hỏi gì nữa. Nhưng nếu má nói : - Không, má mua về để má ăn, chớ không cho ba ăn đâu ! Thế là em nằm lăn ra khóc, cho đến khi má phải dỗ ; - Ừ, má mua về cho ba ăn ! Nó mới nín. Nay ba không còn nữa, Tuấn thấy tội nghiệp cho em hết sức. Tuấn muốn hy sinh tất cả đời mình cho em được sung sướng. Tuấn nói với má : - Thưa má, số Trời định cho con như thế, con xin cúi đầu vâng chịu. Má đừng quá buồn mà sinh bệnh, kẻo anh em con lại càng khổ hơn. Con xin má lo cho em con học được chừng nào hay chừng ấy. Phần con, ông bà Tư bảo con đang còn nhỏ, chưa cày cấy gì được, tạm thời con sang chăn mấy con bò cho ông bà. Vài ba năm nữa, con lớn lên sẽ nối nghiệp ba con. Con chắc má cũng đồng ý như thế ! Bà Hai lau nước mắt : - Con ơi ! Nhà đã vắng người, nay con lại đi nữa, thì chỉ còn má và em Hiền con mà thôi ! Nhưng không lẽ má con ta ngồi với nhau mà chờ chết đói ? Con sang ở với ông bà Tư, tối nào rảnh, con xin phép ông bà về ngủ bên này cho vui.*** Ngày tựu trường gần đến, Tuấn gặp các bạn cùng lớp. Hầu hết đều tiếp tục đi học. Đứa có bà con ở Sàigòn thì lên học Sàigòn, đứa lên học ở Biên Hoà, đứa đi trường Quận. Tuấn cho các bạn biết ý định của mình, ai nấy đều ngậm ngùi xót thương số phận hẩm hiu của Tuấn. Trước lúc chia tay mỗi đứa một ngả, cả bọn định tổ chức một bữa cơm trưa ngoài đồng. Đứa nào có gì sẽ đem ra ăn chung với nhau. Sáng hôm họp nhau lần cuối, Tuấn buồn bã nghĩ đến các bạn, ngày kia đã tung tăng cắp sách đến trường. Riêng cậu, từ nay thế là hết, mộng học hành tan thành mây khói, thực tế sẽ là mấy con bò sữa của ông Tư. Bất giác, Tuấn ngẩng đầu lên nhìn hình ảnh ba, cậu chắp tay khấn vái : - Ba ơi ! Ba sống linh, chết thiêng ! Xin ba phù hộ cho má, cho các con ! Bà Hai sắp bánh vào thúng đem ra chợ. Bà định lên nhà trên thức Tuấn dậy, bỗng bà thấy con đang gục đầu trên bàn. Biết con đang buồn, bà nhẹ nhàng bảo con : - Tuấn ơi, con coi nhà cho má ra chợ một lát. Con đợi má về rồi hãy đi chơi, nghe con ! Ra đến cửa, bà còn quay lại dặn : - Em Hiền con ngủ dậy, con lấy hai cái bánh trong tủ cho em. Má cũng dành cho con 10 cái để con đem góp phần với chúng bạn đó ! Tuấn đứng dậy, vuôn vai : - Vâng, má đi mau về, nghe má !*** Bốn cậu học trò, mỗi cậu mang một xách, đi vào trước sân nhà Tuấn, gọi : - Tuấn ơi ! Tuấn ơi ! Tuấn nghe gọi, vội chạy ra, thấy các bạn, cậu reo lên : A ! Khánh, Lịch, Phú, Hiếu ! Các anh đợi tôi một chút nghe ! Tuấn chạy xuống bếp. Má cậu đang sắp bánh và mấy trái cây vào xách cho cậu. Cậu cầm lấy xách : - Thưa má, con đi. Các bạn con đang chờ con ngoài sân. Bà Hai âu yếm dặn con : - Các con chọn chỗ nào khô ráo mà chơi. Nhớ đừng bắt ếch, lỡ gặp rắn độc, nghe con ! Tuấn dạ rồi chạy ra sân, tươi cười : - Xong rồi ! Chúng ta đi ! À, các bạn kia đâu ? Khánh vừa nhảy chân sáo, vừa trả lời : - Tụi tôi vô kêu anh, còn chúng nó kéo nhau ra đồng cả rồi ! Ra đến đồng, cả bọn bàn nhau đến một bãi tha ma rộng, có nhiều mộ xây gạch sạch sẽ, bỏ các xách vào một chỗ, đoạn bày trò chơi. Tuổi trẻ thật vô tư, chơi đùa la hét om sòm, vang dậy cả cánh đồng. Chơi chán, mệt, mồ hôi ướt đẫm áo, bon chúng cởi áo ra phơi lên mấy tấm bia cao, rồi ngồi thở. Nghỉ một lúc, cả bọn ùa lại lấy xách, lôi đồ ăn ra. Tuấn cẩn thận trải mấy tờ giấy báo xuống nền gạch, bỏ các thức ăn lên trên. Tuy mỗi đứa đem theo một vài thứ, nhưng góp lại một chỗ, trông thật no con mắt ! Nào gà luộc, gà quay, chả lụa, nào là bánh nếp, bánh ú, trái cây đủ thứ. Tha hồ ăn ! Tuấn tươi cười bảo các bạn : - Hôm nay, thật là một ngày vui nhất của chúng ta. Biết khi nào chúng ta lại họp mặt đông đủ như thế này nữa ? Hiếu nhanh nhẩu : - Có chứ, dịp nghỉ lễ Noen tới đây, tụi mình lại tổ chức một bữa nữa, các bạn đồng ý không ? Cả bọn vỗ tay tán thành : - Đồng ý ! Đồng ý ! Dưới bầu trời thanh, chói chang ánh nắng, gió thổi hây hây, cả bọn vừa ăn, vừa cười đùa, tưởng không có gì vui thú bằng ! Riêng Tuấn, cậu thoáng vẻ buồn man mác, khi nghĩ đến hoàn cảnh ngày mai của mình. Cuộc vui nào cũng sẽ tàn. Cơm nước xong, cả bọn thu xếp trở về, vì sợ cơn mưa chiều bất ưng kéo đến. Trên đường về, đứa nào cũng có vẻ buồn. Đến gần nhà Tuấn, cả bọn siết chặt tay từ giã Tuấn, hẹn ngày tái ngộ. Tuấn thất thểu vào nhà. Em Hiền đang chơi trước sân, thấy Tuấn, reo lên : - A, anh Hai về ! Má ơi, anh Hai về ! Bà Hai trong bếp bước vội ra hỏi con : - Đi chơi có vui kkhông con ? Các bạn con tới đông đủ không ? Tuấn đang buồn, nhưng cố làm mặt vui : - Thưa má, vui lắm ! Tụi bạn con đến đông đủ hết. Đồ ăn chúng nó mang đến nhiều quá, ăn không hết. Còn dư bao nhiêu, chúng nó bắt con xách về. Má xem, con mang một xách nặng đây ! Tuấn tháo xách trên vai xuống đưa cho má. Bà Hai đỡ lấy, bảo con : - Thôi, con vào nghỉ một lát rồi đi tắm cho khoẻ. |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Đời Phiêu Lưu Của Tuấn Thu 09 Jun 2016, 05:05 | |
| Chương 2
Tuấn đến ở với ông bà Tư Bá đã được một tuần. Công việc của Tuấn : buổi sáng, lùa 2 con bò mẹ và 4 con bò con ra đồng cho ăn cỏ. Buổi chiều, đi cắt cỏ và dọn dẹp trong vườn. Công việc không có gì nặng nhọc lắm, nhưng phải làm luôn tay. Khu vườn ông Tư khá rộng, có lẽ gần ba mẫu tây đất. Vườn bao một hàng giậu kín, có mương nước chạy vòng quanh. Trong vườn trồng nhiều cây ăn quả : dừa xiêm, xoài, ổi xá lỵ, mãng cầu v.v… Cây cao, cây thấp, rợp bóng mát. Giữa vườn là nhà ở : Một nhà lớn nằm dọc và một nhà nhỏ nằm ngang. Nhà xây gạch, lợp ngói, theo lối cổ. Nhà lớn là nhà ở, còn nhà nhỏ làm kho lúa và làm nhà bếp. Trước nhà là một sân rộng, tráng ximăng. Ông Tư Bá là một điền chủ hạng trung bình. Ruộng đất ông đều cho người ta canh tác. Đến mùa, họ đong lúa cho ông. Ông chỉ chăm sóc vườn cây ăn trái và nuôi vài cặp bò sữa. Ông Tư Bá còn có một sở thích đặc biệt là sưu tầm đồ cổ. Hễ ở đâu, dẫu xa xôi, có những đồ cổ muốn bán, ông cũng lần mò đến xem, hợp ý thì giá nào ông cũng mua. Hai gian nhà lớn, gồm phòng khách và gian chái, là giang sơn riêng của ông chứa đồ cổ : các chậu, bình, bằng sứ, bằng đồng, đủ kiểu lớn nhỏ. Theo các nhà sành sõi nhận xét, có nhiều thứ sản xuất từ mấy thế kỷ trước. Thường ngày, ông Tư ở nhà lau chùi, đánh bóng, hết bình đồng này, đến chậu sứ khác. Khi ông đi đâu vắng, thì ông đóng cửa kỹ. Ông bà Tư Bá sinh được 4 đứa con, nhưng chỉ nuôi được 1 gái và 1 trai : Cô Thu Dung 10 tuổi và cậu Vinh, 8 tuổi. Thu Dung học lớp nhì, Vinh học lớp tư, tại trường xã. Bản tính ông Tư Bá nghiêm trang, ít nói, hoà nhã với mọi người. Ông ít giao thiệp, hằng ngày chỉ quanh quẩn trong vườn với mấy cây ăn quả và với mấy món đồ cổ của ông. Bà Tư là người từ tâm hiếm có. Hễ chòm xóm láng giềng, ai gặp hoạn nạn gì, bà đều tận tình giúp đỡ. Bởi đó, người trong xã đều cảm mến ông bà. Mấy ngày đầu, Tuấn mới đến giúp việc, chiều nào, bà Tư cũng cho Tuấn ăn cơm sớm để về nhà với má. Nhà ông bà Tư ở xóm trên, nhà Tuấn ở xóm dưới, cách nhau độ vài cây số, nhưng đường nhỏ khó đi. Nhất là Tuấn phải đi ngang qua một bãi tha ma lạnh lẽo, dễ sợ. Bà Hai bị ám ảnh bởi cái chết của chồng vì rắn độc, nên lúc nào bà cũng phập phồng lo sợ cho con. Bà lên xin bà Tư đừng cho Tuấn về nhà mỗi tối nữa, mà chỉ cho về chiều ngày chủ nhật. Lúc đầu lạ, sau quen dần, Tuấn bắt đầu thích thú công việc mới. Cậu săn sóc tắm rửa, trìu mến vuốt ve mấy con bò. Mấy con vật này cũng quen hơi cậu, nhất là mấy con bò con, hễ thấy cậu ra mở cửa chuồng, là chúng nó nhảy nhót tưng bừng, lè lưỡi liếm vào tay cậu và húc đầu vào người cậu như để tỏ lòng yêu mến. Buổi tối, không có việc gì làm, Tuấn đọc sách và nhiều khi chỉ vẽ bài vở cho Thu Dung và Vinh. Dần dần, hai đứa nhỏ thương mến Tuấn như anh ruột. Ông bà Tư rất bằng lòng tính nết Tuấn. Thỉnh thoảng, bà Tư lại cho Tuấn đem Thu Dung và Vinh về dưới nhà chơi trọn ngày chủ nhật. Xem ra bé Thu Dung và bé Hiền hạp tính nhau lắm. Hai chị em chơi với nhau, ríu rít cả ngày không chán.*** Một buổi chiều, Tuấn đi cắt cỏ về, thấy em Vinh đang ngồi khóc trước cửa. Tuấn lấy làm lạ, hỏi : - Vinh, sao em khóc ? Vinh mếu máo : - Em đuổi con mèo, nó nhảy qua cửa sổ vô phòng ba, em nghe “xoảng” một tiếng không biết nó làm vỡ cái gì của ba, em sợ ba về ba đánh em ! Tuấn tái mặt, hỏi dồn : - Thế ba má và Thu Dung đi đâu ? Vinh vẫn sụt sùi : - Ba sang đánh bài bên bác Ba, còn má và chị Thu Dung đi thăm bà Năm đau bịnh. Tuấn bỏ giỏ cỏ trước sân, vào nhà xem. Cái cửa phòng trong ăn thông sang phòng khách, thường ông Tư đi đâu, ông đóng kỹ, hôm nay ông lại quên không đóng. Tuấn lấy ghế trèo lên nhìn qua. Cậu suýt la to lên, vì vật bị mèo làm vỡ, chính là cái bát Giang Tây rất quý, mà ông Tư mới mua được vài hôm nay ! Theo lời ông thuật lại, thì cái bát quý giá này có từ đời vua Khang Hy bên Tàu. Phía trong đáy bát, họ vẽ hai con cá vàng vờn nhau, chung quanh có những cành rong xanh. Nét vẽ rất tinh xảo. Đặc điểm quý giá của nó là lúc ban đêm hay trong phòng tối, thắp một ngọn nến, đổ nước trong vào bát : Dưới ánh đèn lung linh, người ta sẽ thấy hai con cá vàng sống động đang bơi lội đùa rỡn với nhau trong bát ! Thế mà bây giờ nó bị vỡ rồi ! Tuấn lo sợ cho em Vinh, tuy không phải chính nó làm vỡ, nhưng vì nó đuổi con mèo, chắc ông Tư sẽ cho nó một trận đòn nên thân, vì ông quý cái bát này lắm. Ông còn đang dự định làm một bữa tiệc mời bà con đến thưởng thức cái bát quý. Ai dè ! Tuấn nhảy xuống khỏi ghế, ra sân. Em Vinh chạy lại ôm lấy Tuấn, oà lên khóc : - Anh Tuấn ơi, bây giờ làm sao, anh ? Ba về, ba đánh em đau lắm ! Tuấn thương hại, cậu nghĩ cách cứu em : - Thôi em đừng khóc nữa ! Để anh nhận với bác là chính anh đuổi con mèo. Nhưng em phải đi chỗ khác chơi. Nếu bác có đánh anh, em cũng đừng nói gì hết, nghe ! Anh lớn rồi, bác đánh anh không đau đâu, em đừng lo ! Bé Vinh nghe anh Tuấn nói thế, nhoẻn miệng cười, nét mặt rạng rỡ : - Cám ơn anh ! Khi ba về, em sẽ ra sau vườn chơi. Tuấn đem cỏ cho bò ăn, rồi vào đứng xớ rớ trước sân nhà, phập phồng chờ đợi tai hoạ sẽ đến, không biết nặng nhẹ thế nào ?*** Ông Tư vừa mở cửa bước vào phòng, đã chạy ra hét oang oang : - Đứa nào làm vỡ cái bát của tao rồi ? Đứa nào ? Tuấn tái mặt, chắp tay, ấp úng : - Thưa bác, cháu… cháu… - “Bốp, bốp”, mầy à ! Mầy làm sao, thằng quỷ kia ? Hai má thằng Tuấn đỏ hồng, in rõ bàn tay ông Tư, mắt nó nảy đom đóm : - Thưa bác, cháu đuổi con mèo, rủi nó nhảy qua cửa sổ vào phòng làm vỡ cái bát ! Ông Tư tiếc của đay đảy, hét lên : - Mầy đuổi con mèo, con mèo làm vỡ, tức là mầy làm ! Tao bắt mẹ mầy phải bán nhà mà đền cho tao ! Rồi ông ngồi phịch xuống sân, rên rỉ : - Trời ơi ! Tôi mua được cái bát quý hơn vàng ngọc, chưa kịp xem cho thoả, thì nó đã làm vỡ mất rồi ! Trời ơi là trời ! Bà Tư và Thu Dung vừa về đến cổng, nghe tiếng ông quát tháo, chạy vội vào. Bà dịu dàng hỏi ông : - Có chuyện gì thế, ông ? Ông Tư đứng dậy, nắm lấy hai tay Tuấn, mắt ông vẫn còn long lên sòng sọc : - Tôi vội đi quên đóng cửa sổ, thế là cái thằng quỷ này đuổi chó mèo làm sao mà mèo nhảy qua cửa sổ vô phòng làm vỡ mất cái bát Giang Tây quý giá, tôi vừa mua được hôm kia rồi ! Bà Tư chưng hửng, đứng yên một lúc, bà cũng tiếc của, nhưng sự đã rồi biết làm sao ? Bà ngọt ngào nói với chồng : - Thôi, ông à ! Cháu nó lỡ dại, mình tha cho nó. Rồi mình sẽ kiếm mua cái khác ! Ông Tư cười sằng sặc, giọng cười nghe ghê rợn : - Mình tưởng kiếm mua cái khác dễ lắm à ? Mình thử tìm xem khắp thế giới này, xem còn cái nào nữa không, chứ đừng nói tìm khắp nước Việt Nam này ! Không, tôi sẽ bắt má nó bán nhà đi mà đền cho tôi. Bây giờ tôi tạm giam nó trong kho lúa, nhưng tôi cấm mình không được cho nó ăn. Ngày mai, tôi sẽ kêu má nó tới đây ! Nói rồi, ông bỏ vào nhà, đóng cửa lại. Tối hôm ấy, ông uống rượu say mèm rồi lăn ra ngủ. Bà Tư lén đem cơm cho Tuấn ăn và đem mùng, chiếu cho nó ngủ. Cơm tối xong, ba mẹ con bà Tư buồn bã, cũng đi ngủ sớm. Bé Vinh nằm cạnh mẹ, khóc thút thít. Bà Tư ngạc nhiên hỏi con : - Vinh, làm sao mà con khóc ? Bé Vinh ôm lấy mẹ, mếu máo : - Thưa má, chính con đuổi con mèo vô phòng ba, chớ không phải anh Tuấn đâu ! Bà Tư sửng sốt, ngồi dậy, hỏi nhỏ : - Thật thế sao con ? - Thưa má, đúng như vậy. Anh Tuấn sợ ba đánh con đau, nên anh bảo con đi chơi chỗ khác, để ba về, anh nhận là anh đã đuổi con mèo ! Bà Tư không ngờ Tuấn lại có lòng hy sinh đại độ như thế, bà vội vàng xuống mở cửa kho, ôm lấy Tuấn, giọng bà nghẹn ngào : - Con ơi, bà biết con thương em Vinh mà cam lòng nhận tội thay cho nó. Con thật là đại lượng, bà cám ơn con lắm. Nay việc đã lỡ dĩ rồi, bà tính như vầy : Bà có một người em gái tên là Bích Hà lấy chồng làm cảnh sát ở Sàigòn. Bà viết một lá thư ghi địa chỉ rõ cho con cầm lên cho em bà. Em bà sẽ cho con ở tạm. Vài hôm nữa, bà lên Sàigòn, sẽ lo mọi sự cho con. Bà ngẫm nghĩ một lát rồi nói tiếp : - Bây giờ, con thu xếp áo quần, bà đi viết thư. Con về thưa má con tự sự, rồi sáng sớm, con ra đón xe đò đi Sàigòn ngay. Nhà em bà rất dễ tìm. Đến bến xe xa lộ, con xuống xe, đi bộ qua cầu Phan Thanh Giản vào thành phố Sàigòn. Con cứ đi thẳng cho đến ngã tư, con rẽ sang phía trái là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Con đi lên độ một cây số, rồi xem số nhà bà ghi trên bao thư, hỏi thăm người ta chỉ nhà cho con. Nếu con không gặp ai, con lại hỏi thăm mấy ông cảnh sát gác giữa đường. Con cứ yên tâm mà đi, mọi sự ở nhà có bà lo xong hết. Bà sẽ liệu cách giúp đỡ má con. Đêm ấy, hai mẹ con bà Hai ngồi nói chuyện với nhau suốt đêm. Đến sáng, bà Hai đưa Tuấn ra đường, đón xe lên Sàigòn. Bà đứng nhìn chiếc xe đò chở con đi khuất rồi mới trở về. |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Đời Phiêu Lưu Của Tuấn Thu 09 Jun 2016, 05:07 | |
| Chương 3
Lần thứ nhất, Tuấn đi Sàigòn. Chiếc xe đò chạy như bay trên xa lộ rộng thênh thang. Tuấn thích thú nhìn ra hai bên : xe cộ ngược xuôi như mắc cửi. Càng gần đến thành phố, nhà cửa hai bên càng chi chít. Đến bến xa lộ, xe dừng lại, mọi người tranh nhau xuống. Tuấn chờ cho mọi người xuống gần hết, mới xách cặp bước xuống. Cậu đứng vào vệ đường, tần ngần nhìn kẻ qua người lại. Chỉ trong vòng mười phút, chiếc xe đò cậu vừa đi, đã đầy người, đang quay đầu trở về Thủ Đức. Tuấn rảo bước đi vào thành phố Sàigòn. Vừa đi, cậu vừa móc túi lấy lá thư bà Tư gởi để xem địa chỉ. Tuấn ngạc nhiên, vì không thấy lá thư đâu cả. Cậu bỏ cặp xuống đất, lục hết túi trên, túi dưới, cũng chẳng thấy ! Tuấn lo sợ lẩm bẩm một mình : - Chết cha, lá thư rơi đâu mất ! Mình đã cẩn thận cặp chung với mấy trăm bạc. Bạc còn đây, sao lá thư lại mất nhỉ ? Tuấn bỗng nhớ ra : - Phải rồi, có lẽ mình làm rơi trên xe đò, khi mình lấy tiền trả tiền xe ! Bây giờ mình biết làm sao mà tìm cho ra nhà bà Bích Hà đây ? Tuấn đứng lại phân vân một lúc, rồi tiếp tục đi : - Mình cứ đi qua cầu đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, rẽ sang phía trái, đi thêm một quãng độ một cây số, mình sẽ hỏi thăm nhà bà Bích Hà, chắc có người biết. Nếu tìm không ra, thì chiều mình trở về nhà lại ! Bụng nghĩ thế, nhưng Tuấn cũng hơi sợ, lỡ về nhà mà ông Tư Bá bắt gặp thì nguy ! Qua cầu, đến ngã tư, Tuấn thấy có tấm bảng treo trên cột điện, đề “Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm”, Tuấn mừng rỡ, rẽ sang phía trái. Cậu vừa đi vừa đếm bước chân để đo đường. Độ hơn một cây số, như lời bà Tư dặn, cậu đón đường một người đàn ông đang đi ngược chiều, lễ phép hỏi : - Thưa ông, ông có biết nhà bà Bích Hà ở đâu đây không ? Người đàn ông đứng lại nhìn kỹ Tuấn, ngạc nhiên : - Em hỏi như vậy, không ai biết đâu ! Thế em không biết số nhà bà ta sao ? Em ở quê mới tới phải không ? Tuấn vững bụng, trả lời : - Thưa ông, vâng, cháu ở Thủ Đức lên. Cháu cầm bức thơ có ghi địa chỉ nhà bà Bích Hà , nhưng rủi cháu làm rơi trên xe đò rồi ! Người đàn ông lắc đầu : - Như vậy thì khó tìm lắm ! Hay là em thử hỏi mấy người ở trong dãy nhà này xem. Tôi ở xa không quen biết ai ở đây. Nói rồi người đàn ông bỏ đi một mạch. Tuấn tần ngần một lúc, rồi lại đi : - Thây kệ ! Mình cứ lang thang đây, thấy ai ở trong mấy nhà nầy đi ra, mình sẽ hỏi thăm, chứ đường đột vô nhà người ta, lỡ may chó cắn thì khổ ! Đi thêm một quãng, bỗng Tuấn thấy ba, bốn cậu ở trong hẻm trước mặt đi ra đường, rồi quẹo trái, cùng một chiều với Tuấn. Tuấn mừng rỡ chạy theo. Nghe tiếng chân thình thịch phía sau, một cậu lớn nhất, đứng lại nhìn. Tuấn vừa chạy đến, rụt rè hỏi : - Thưa anh, anh ở đoạn đường này, anh có biết nhà bà Bích Hà, có chồng làm cảnh sát ở đâu đây không ? Cậu kia vừa nghe xong, đã giơ hai tay lên trời, cười ha hả : - Chú em hỏi thăm nhà kiểu đó, thì có Trời mới biết ! Miền quê thì được, chớ ở thành phố, nếu không biết số nhà thì đành chịu thôi ! Cả bọn đi trước cũng đứng lại nhìn lui. Cậu kia vừa trả lời Tuấn xong, bỏ chạy theo các bạn. Một cậu nhỏ hơn, hỏi : - Nó nói gì mà mầy cười ha hả thế ? - Nó hỏi thăm nhà bà Bích Hà, có chồng làm cảnh sát ở đâu đây ? Hỏi như thế mà không tức cười sao được, mầy ? Thật đúng là mán ở rừng mới về thành phố ! Cậu nhỏ kia thấy Tuấn đứng tần ngần, tuyệt vọng, lấy làm thương hại : - Thôi, mấy anh đi tắm trước đi, để tôi lại giúp nó một chút. Cạnh nhà tôi, có ông làm cảnh sát, may ra hỏi thăm được. Mấy cậu kia cười hề hề, bỏ đi trước. Cậu nhỏ trở lại chỗ Tuấn đứng : - Anh hỏi thăm nhà bà Bích Hà có chồng làm cảnh sát, mà anh không biết số nhà bà ta, thì làm sao mà tìm được? Tuấn thấy cậu nhỏ này có vẻ thiện cảm, liền đem sự thật bày tỏ hết. Nghe xong, cậu nhỏ bảo Tuấn : - Tôi tên là Minh, gần nhà tôi có ông làm cảnh sát, may ra hỏi thăm được. Bây giờ, tụi tôi đi tắm nơi hồ tắm gần đây. Anh đi chơi theo tôi, chốc nữa, tôi về hỏi thăm nhà cho anh. Tuấn mừng rỡ, cám ơn rối rít, rồi lẽo đẽo xách cặp đi theo Minh. Khi cả hai tới nơi, thì bọn kia đang vùng vẫy dưới nước. Minh quay lại hỏi Tuấn : - Tuấn có tắm không, để tôi mua cho cái vé ? Bọn tôi thì đã có “cạc” tháng rồi ! Tuấn không hiểu mua “vé”, mua “cạc” gì, nhưng cậu không muốn tắm, nên lắc đầu : - Anh cứ tắm đi, tôi ngồi chơi chờ anh. Minh bỏ áo xống cạnh Tuấn rồi nhảy ùm xuống nước với các bạn. cả bọn bày trò chơi tạt nước vào mặt nhau, xem ai chịu đựng được lâu. Có cậu bị tạt nước ào ào, rát quá, la oai oái. Chơi chán, các cậu lại bàn nhau bơi thi. Minh kêu Tuấn nhờ làm trong tài ra hiệu để cả bọn chơi. Tuấn thấy vui vui, đứng lên vỗ tay làm hiệu. Tức thì “ầm, ầm” cả bọn nhào xuống bơi lấy bơi để. Đứa thì bơi ếch, đứa bơi sải, đủ kiểu. Đang bơi, bỗng Minh kêu thét lên : - Tao bị vọp bẻ, bây ơi ! Chao ôi, đau quá ! Thấy Minh quặn người, hai tay ôm lấy chân, rồi chìm nghỉm, cả bọn sợ quá, bơi vội vào bờ, kêu cứu vang lên. Nhưng rủi người gác đi chơi đâu, kêu mãi mà không thấy ai ra tiếp cứu hết. Tuấn đứng trên bờ, thấy vậy, để nguyên áo quần, nhảy ùm xuống hồ. Tuấn vốn bơi giỏi và biết cách cấp cứu người chết đuối, nên cậu cẩn thận lặn xuống sâu để xem xét. Cậu thấy Minh, hai tay quờ quạng dưới đáy hồ. Tuấn bơi nhẹ nhẹ đến phía sau lưng Minh, đỡ bổng Minh lên mặt nước. Tuy cẩn thận thế, mà suýt nữa tay Minh nắm phải đầu Tuấn. Tuấn đẩy Minh vào đến bờ hồ, cả bọn xúm lại kéo Minh lên, thì người gác cũng vừa chạy đến cấp cứu. Tuấn trèo lên bờ. Tuy không bị uống nước, nhưng vì nín thở quá lâu và phải vật lộn với Minh, nên Tuấn mệt lử. Cậu đang ngồi thở dốc, thì cha mẹ Minh - nhờ một cậu chạy về báo tin - cuống cuồng chạy tới. Thấy con đã tỉnh táo, ông bà sung sướng trào nước mắt. Khi nghe các bạn Minh thuật chuyện lại, ông bà vội vàng chạy đến, nắm lấy tay Tuấn, cám ơn rối rít. Minh cũng đến ôm choàng lấy Tuấn. Thấy áo quần Tuấn ướt mèm, ông thân của Minh nói với Tuấn : - Cháu à, việc trước hết là cháu về nhà ông bà để thay áo xống đã, kẻo bị cảm. Chuyện gì khác sẽ hay !*** Sau khi nghe Tuấn kể hoàn cảnh, ông thân của Minh ôn tồn bảo Tuấn : - Cháu quả thật là một cậu bé đầy lòng vị tha và can đảm, ông bà cảm phục cháu lắm. Bây giờ, ông bà bàn với cháu như thế này : Cháu chả cần đi tìm nhà bà Bích Hà làm gì nữa, cháu cứ ở lại đây với ông bà. Ông bà nhận cháu làm con nuôi, cho cháu đi học với em Minh. Ông trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp : - Nói cho cháu rõ : Ông là ông Thái Phong, làm chủ chiếc tàu buôn Nam Hải. Ông bà không giàu có lắm, nhưng nhờ Trời cũng dư ăn. Ông bà hiếm hoi, chỉ sinh được một mình em Minh đó mà thôi ! Vậy mà hôm nay, nếu không có cháu, thì em Minh đâu còn nữa ? Cho nên, chính cháu là cứu tinh của gia đình ông bà đó ! Cháu cứ yên tâm ở lại đây, chỉ viết thư về cho má cháu rõ, để má cháu cho bà Tư hay. Mai mốt yên yên, ông sẽ đem cháu về thăm má và em cháu. Tuấn cảm động, khóc sụt sùi : Cậu không ngờ hạnh phúc lại đến với mình một cách quá đột ngột như thế. Cậu nghẹn ngào, không nói lên được lời gì. Bà Thái Phong thấy Tuấn làm thinh, bà nghĩ thầm : có khi nó sợ bà gượng ép theo ý muốn của ông, nên bà vuốt tóc Tuấn, ngọt ngào : - Con đừng nghĩ ngợi gì hết. Tuy mới biết con, nhưng ông bà thương con cũng như thương em Minh vậy ! Minh cũng nắm lấy tay Tuấn : - Anh Tuấn ở lại đây với em đi. Anh em mình sẽ đi học với nhau ! Tuấn ngước mắt đẫm lệ nhìn ông bà, đầy vẻ biết ơn : - Thưa hai bác, cháu không dám nghi ngờ lòng tốt của hai bác đâu, nhưng vì cháu sung sướng quá, nên không nói ra được đó thôi ! Cháu được hai bác thương nhận làm con, cháu đội ơn hai bác không biết chừng nào |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Đời Phiêu Lưu Của Tuấn Thu 09 Jun 2016, 05:09 | |
| Chươing 4 Bốn năm trôi qua… Tuấn được ông bà Thái Phong nuôi cho ăn học. Thỉnh thoảng, Tuấn về thăm má và em, nhưng về tránh trút, vì sợ ông Tư Bá bắt gặp. Tuấn và Minh cùng học chung một lớp. Ý ông bà Thái Phong muốn cho cả hai học đến Đại học, nhưng Tuấn thấy mang ơn cha mẹ nuôi quá nhiều. Vả lại, ý Tuấn không muốn chọn một nghề cần bằng cấp cao. Ước vọng của cậu là một mảnh vườn trồng cây ăn quả và vài mẫu ruộng cấy lúa, để vui sống cạnh mẹ già, em dại, thế là cậu mãn nguyện. Vì thế, cậu giấu cha mẹ nuôi, nạp đơn xin dự kỳ thi Trung học tráng niên và cậu đã được kết quả như ý. Mãi đến ngày ghi tên vào Đệ Tam, Tuấn mới tỏ thật với cha mẹ nuôi để xin thôi học. Ông Thái Phong ngạc nhiên hỏi : - Con mới 16 tuổi, còn học hành được, tại sao lại thôi ? Con định làm gì ? Tuấn nhỏ nhẹ : - Thưa bác, từ lâu, con chỉ ước mong học đến Đệ Tứ. Cái chết của ba con đã làm cho con tưởng là tuyệt vọng. Nhưng may Trời dun dủi cho con được gặp hai bác thương giúp. Nay con học được như thế này, là con đã mãn nguyện lắm rồi. Trong tương lai, con không có tham vọng làm việc gì cần bằng cấp cao, mà con chỉ thích làm ruộng, làm vườn. Vì thế, con xin bác cho con được đi theo tàu bác điều khiển vài năm, trước là con được đi đây đi đó để học hỏi thêm những điều tai nghe mắt thấy, sau là con có thể dành dụm được ít tiền cho má con mua một miếng vườn, để mẹ con sống với nhau. Ông Thái Phong nghe Tuấn giãi bày, ông cảm động nắm lấy tay Tuấn : - Bác thấy con có hiếu, bác mừng lắm ! Nếu con không muốn học nữa thì bác cho con đi với bác ![/size] *** Thế là ít lâu sau, Tuấn trở thành một thủy thủ trẻ tuổi làm việc dưới tàu Nam Hải. Tàu Nam Hải trọng tải trung bình, nhưng được kể vào hạng tàu lớn do người Việt Nam làm chủ. Tháng nào, tàu Nam Hải cũng chở hàng từ Sàigòn đi Tân Gia Ba và lãnh hàng ở đó chở về Sàigòn. Và cứ sáu tháng, tàu lại đi một chuyến qua Nhật và một chuyến sang Ấn Độ. Về mùa biển hay động mạnh, tàu được kéo vào ụ để xem xét, sửa chữa và sơn quét lại. Ngoài ông Thái Phong là Thuyền trưởng, còn có một phụ tá và một số thuỷ thủ chừng 15 người. Công việc của Tuấn cùng các bạn : chùi rửa tàu mỗi ngày, xem sóc tất cả các phòng và kho hàng. Những ngày tàu bốc hàng và dở hàng, thì công việc của thuỷ thủ vất vả khó nhọc hơn ngày thường. Các bạn thuỷ thủ, ai cũng biết Tuấn là con nuôi ông Thuyền trưởng, nhưng Tuấn không vì thế mà lên mặt với ai. Cậu coi mình như một thuỷ thủ tập sự, tận tâm làm việc dưới quyền điều khiển của những bậc đàn anh. Bởi đó, nhân viên trong tàu, ai cũng quý mến cậu. Trong số các bạn thuỷ thủ, Tuấn rất thân với Dũng. Tàu cập bến một hải cảng nào, nếu được phép đi dạo phố, thế nào Tuấn Dũng cũng đi cặp với nhau. Dũng đã làm việc dưới tàu Nam Hải lâu năm, đã đi đây đi đó ; nhờ Dũng mà Tuấn học hỏi được thêm nhiều điều hữu ích. Ông Thái Phong cũng muốn cho Dũng chỉ vẽ cho Tuấn trong bước đầu mới vào nghề, vì ông nhận thấy Dũng là một thanh niên đứng đắn. Đến kỳ tàu sắp sửa chở hàng xuất cảng sang Nhật, ông Thái Phong đưa tin cho nhân viên biết. Tuấn mừng thầm, vì được dịp đi xem một nước mà kỹ nghệ đã nổi tiếng nhất nhì miền Đông Nam Á. Một tuần trước khi tàu nhổ neo, ông Thái Phong cho Tuấn về thăm nhà. Bà Hai dặn dò con, cố gắng làm việc cho tử tế và ăn ở hoà nhã với mọi người, Em Hiền bá cổ anh, nhõng nhẽo : - Anh Hai đi Nhật, nhớ mua quà Nhật cho em, nghe anh ! Tuấn hôn lên hai má lúm đồng tiền của em, hứa hẹn : - Ừ, anh sẽ mua cho má một cái “radô”, chạy bằng “bin” để má nghe cải lương nè ! Còn em, anh sẽ mua cho em một cái máy thu băng, để em thu tiếng em hát, em cười vào trong máy, rồi mở ra nghe lại, y hệt tiếng em vậy ! Hiền tưởng anh nói đùa, xịu mặt xuống : - Thôi, nghỉ chơi với anh Hai đi, em không tin đâu ! Máy gì mà lạ vậy ? Tuấn ôm lấy em, vỗ về : - Tại em chưa thấy, nên em lấy làm lạ, chớ anh đã thấy rồi. Nhiều kiểu lắm, có thứ nhỏ xíu hà, bằng cuốn tập thôi ! Bà Hai cũng chưa hề thấy loại máy lạ đó : - Máy gì mà hay quá nhỉ ? Mà có mắc tiền lắm không con ? Tuấn cười : - Ở Sàigòn, người ta cũng có bán mà mắc. Còn như bên Nhật là nơi họ chế tạo ra, chắc rẻ hơn nhiều.*** Suốt mấy ngày bốc hàng lên tàu, Tuấn và các bạn làm việc không ngừng tay. Những chiếc xe vận tải hạng nặng, nối đuôi nhau chở từng kiện hàng to tướng, cặp sát vào hông tàu. Người điều khiển cần cẩu, móc hàng lên rồi bỏ xuống kho. Một số người đứng trong kho, khiêng sắp các kiện hàng cho có thứ tự. Họ phải cẩn thận, nhẹ nhàng, khi di chuyển những kiện hàng có chữ đỏ to tướng : “DỄ VỠ”. Hàng chất vào kho tàu xong xuôi, các thuỷ thủ được nghỉ ngơi một ngày. Sáng hôm khởi hành, nhân viên quan thuế lên tàu kiểm soát một lần chót, đoạn cho lệnh nhổ neo. Chiếc thang lên tàu đươc xếp gọn vào hông tàu và chiếc neo khổng lồ vừa kéo lên, thì máy tàu chuyển động mạnh hơn. Tàu từ từ ra khỏi bến, để lại đằng sau, những giòng nước xoáy trắng xoá. Từ bến Sàigòn ra đến cửa biển Vũng tàu, chiếc Nam Hải do một hoa tiêu riêng cầm lái. Hoa tiêu này do hội Hoa Tiêu chuyên môn lái tàu trên quãng sông Sàigòn- Vũng Tàu, vì họ biết rõ lòng sông. Ra đến biển, họ giao tay lái cho hoa tiêu của tàu rồi trở lại Sàigòn bằng tàu riêng của họ. Lênh đênh hơn một tuần lễ trên mặt biển rộng mênh mông, Tuấn tuy không bị say sóng, nhưng cậu cảm thấy buồn bã, vì suốt ngày chỉ quanh quẩn trên tàu. Các thuỷ thủ khác, vui vẻ hơn, vì họ đã quen đi như thế nhiều lần. Tàu cập bến Yokohama vào một buổi sáng. Hải cảng này lớn gấp mấy lần hải cảng Sàigòn. Tàu thuỷ, cái lớn, cái nhỏ, đậu chi chít. Tuấn so sánh chiếc Nam Hải với mấy chiếc tàu dầu đang đậu gần đó, thật chẳng khác gì con chó với con voi ! Các thủ tục xong xuôi, tàu Nam Hải hạ neo và bỏ thang xuống bến. Trong việc giao dịch với người ngoại quốc, dân Nhật dùng tiếng Anh, còn khi họ tiếp xúc với nhau, họ dùng tiếng bản xứ. Tuấn để ý nghe hai người Nhật nói chuyện với nhau : giọng họ nói cũng na ná như mấy ông Ba Tàu ở Chợ lớn nói chuyện với nhau vậy. Bước chân lên đất Nhật, điều Tuấn nhận thấy trước tiên là sạch sẽ. Bến tàu, nhà cửa, đường sá đều sạch sẽ. Chuyến đi Nhật lần này, ông Thái Phong theo đài khí tượng tiên đoán, sợ có giông bão xẩy đến, nên đã quyết dịnh rút ngắn thời gian ở đất Nhật, để trở về Sàigòn sớm hơn dự định. Bởi đó, sau khi dở hàng xuống bến, ông Thái Phong cho Dũng dẫn Tuấn đi xem thành phố Tokyo (Đông Kinh) một ngày, để trở về cho kịp. Sáng sớm, Dũng đưa Tuấn lên tàu điện. Dũng đổi một số tiền kền Nhật, để mua vé. Cậu xem giá tiền xe đi Tokyo , rồi bỏ tiền vào “ghi sê” có ghi chữ Tokyo , vài giây sau, một cái vé xe lòi ra cùng với số tiền lẻ thối lại. Dũng bỏ tiền lần nữa, để mua một vé khác cho Tuấn. Một lát sau, tàu đến, Dũng léo Tuấn bước vội lên tàu, vì chỉ trong mấy phút là tàu sẽ tự động đóng cửa và chạy ngay. Khi tàu bắt đầu chạy, Dũng cắt nghĩa cho Tuấn hiểu : - Tàu điện ở đây cứ độ mươi phút là có một chuyến. Đường tàu đi và về khác nhau, nên không bao giờ đụng nhau. Ghi sê bán vé tự động chớ không có người. Mình muốn đi đâu, cứ theo giá tiền ghi trên bảng, mà nhét tiền vào “ghi sê”, máy sẽ tự động đưa vé ra cho mình. Và nếu mình đưa dư tiền nó cũng sẽ thối tiền lẻ lại. Điều cần nhất là mình phải dùng tiền Nhật bằng kền, mới mua vé được. Bởi thế, chính phủ Nhật đúc tiền kền từ 1 đồng đến 100 đồng, trên 100 đồng mới in bằng giấy. Tuấn gật gù khen : - Kể ra kỹ nghệ họ tiến quá, nên cái gì họ cũng xài máy móc, bớt được nhiều nhân công. Mà đồng tiền Nhật gọi tên là gì, anh nhỉ ? Dũng cầm một đồng tiền Nhật giơ lên : - Gọi là đồng Yen. Đồng Yen của Nhật, nhờ mức xuất cảng trong nước mạnh, nên có giá trị quốc tế, không phải như đồng bạc Việt Nam mình phải dựa vào đồng Mỹ kim. Bỗng có tiếng cô chiêu đãi viên nói, phát ra từ máy phóng thanh gắn trong mỗi toa xe. Dũng nhìn ra hai bên đường, rồi chỉ tay bảo Tuấn : - Thường tàu đi qua chỗ nào có di tích lịch sử, đền thờ hoặc thắng cảnh gì, thì nhân viên trong tàu lại chỉ dẫn cho du khách hiểu. Vừa rồi là họ lưu ý chúng ta xem về phía Tây Bắc, có ngọn núi Phú Sĩ, mà dân chúng Nhật Bản tôn thờ, quý trọng. Ngọn núi này khá cao, xưa kia là một núi phun lửa, nhưng đã tắt từ lâu. Trên đỉnh núi luôn luôn có tuyết bao phủ. Về mùa hè, có người leo lên tận đỉnh núi, nhưng số đông, chỉ lên tới lưng chừng. Tuấn vừa nghe Dũng kể, vừa phóng tầm mắt nhìn hai bên. Nhà cửa san sát, cái cao, cái thấp. Các đường xe hơi chạy rộng rãi, có thể chạy mỗi chiều 3, 4 chiếc thong thả. Xe đến các ngã tư, không phải dừng, vì có cầu bắc ngang trên cao, có đường dọc phía dưới, thật rất tiện lợi, đỡ mất thì giờ và bớt tai nạn lưu thông. Bỗng Tuấn quay lại hỏi Dũng : - Anh Dũng nè, hình như ở đây họ lái xe đi bên trái, chứ không phải đi bên mặt như bên nước mình, phải không anh ? Dũng gật đầu : - Phải ! Ở Nhật, Hồngkông, bên Anh và một số nước khác, họ lái xe đi phía tay trái. Vì thế, xe cộ ở các xứ đó, bánh lái thường nằm bên phải, còn như bên mình, bánh lái để bên trái. Xe chạy chừng nửa giờ, có lúc xe đi qua giữa phố xá, có lúc chạy gần biển, phong cảnh thật đẹp mắt. Tuấn đang mơ màng thì Dũng lay gọi : - Tuấn ơi, đến Tokyo rồi, xuống mau ! Tuấn vội đứng lên đi theo bạn. Thành phố Tokyo thât đẹp. Đường sá rộng và sạch sẽ như được lau chùi cẩn thận ! Phố xá, cái thấp, cái cao, có nhiều dãy cao ngất, có lẽ đến 40, 50 tầng, Tuấn nhìn ngợp mắt ! Cả hai đi vào một lề phố. Người qua lại tấp nập. Đàn ông hầu hết bận âu phục. Còn phụ nữ, có người bận đầm, có người bận Kimono. Trông bề ngoài, người Nhật có vẻ nhanh nhẹn, đi lại vội vã, hình như họ ít thì giờ nhàn rỗi. Dũng quay lại bảo Tuấn : - Muốn sang dãy phố bên kia, phải theo đường riêng, chứ không băng ngang qua chỗ nào cũng được, như bên xứ mình đâu ! Cậu xem kìa, giữa đường xe chạy có thấy người đi bộ nào đâu ! Tuấn gật đầu : - Kể ra họ tổ chức thật đàng hoàng, nhưng đáng phục nhất là người dân biết tôn trọng trật tự công cộng mới được như thế này. Dũng xem đồng hồ, bảo Tuấn : - Gần 11 giờ rồi. Chúng ta không có thì giờ để đi xem nhiều nơi đâu, Tuấn à ! Bây giờ, chúng ta vào siêu thị gần đây xem. Trong siêu thị này, anh muốn mua gì cũng có : từ cây kim, sợi chỉ cho đến chiếc xe hơi. Ở Tokyo , hầu như dãy phố nào cũng có một siêu thị. Đi qua một căn phố trống, phía trong có bậc thang đi xuống hầm, Dũng chỉ tay bảo Tuấn : - Đây là đường hầm đào sâu dưới đất cho tàu điện chạy khắp thành phố. Cứ 5 phút có một chuyến. Ai muốn đi xa xa, di chuyển bằng tàu điện, đỡ tốn hơn đi tắc xi. Hai người đi đến một toà nhà cao 14 tầng, Dũng vui vẻ bảo Tuấn : - Siêu thị Phú Sĩ đây rồi, cậu muốn mua máy móc gì, vào đây xem. Vừa bước vào, Tuấn đã thấy hoa cả mắt, vì cảnh rộng lớn, sáng sủa của ngôi nhà. Hàng hoá bày la liệt, nhưng rất ngăn nắp thứ tự, trông thật hấp dẫn. Dũng đọc bảng chỉ dẫn rồi cắt nghĩa cho Tuấn : - Đây là bảng ghi cho biết tầng nào bán những thứ gì : Tầng dưới hết, bán thực phẩm. Tầng 1, bán đồ chơi trẻ con. Tầng 2, bán máy móc, Tivi, Radio, máy thu băng, quạt máy, tủ lạnh v.v… Tầng 3, bán dụng cụ về điện. Tầng 4, bán… Tuấn la lên : - Thôi, thôi… biết chỗ bán radio là được rồi ! Mình lên xem, mua xong, nếu còn giờ thì đi coi mấy tầng kia, không thì thôi ! Dũng cười : - Thì ít nữa cậu đi một vòng dưới này xem họ bán thực phẩm ra sao đã ! Nhiều hàng tủ dài, có máy lạnh, chứa các thứ rau tươi, trái cây. Các đồ hộp chất cao, loại nào theo loại ấy. Tuấn thấy các bà nội trợ đẩy xe đi vòng quanh, lấy thứ này, thứ kia, chất vào xe. Cậu ngạc nhiên, quay sang hỏi dũng: - Sao không thấy người bán đâu cả ? Họ không sợ mất à ? Dũng thản nhiên đáp : - Cửa hàng rộng lớn như thế này, nhưng nhân viên rất ít. Người mua tự do chọn lựa những hàng mình thích, chất lên xe, đẩy tới văn phòng gần cửa ra. Ở đó, có nhân viên kiểm hàng và làm hoá đơn. Họ tính bằng máy điện tử, nên rất nhanh. Trả tiền xong, có người đưa ra tận xe cho khách. Siêu thị lại còn tổ chức đem hàng đến tận nhà cho khách nữa. Các bà nội trợ, bận việc, chỉ gọi dây nói tới xin thứ này, thứ kia, trong chốc lát, có xe đưa hàng đến. Tuấn buột miệng khen : - Tuyệt quá nhỉ ! Tổ chức chu đáo như vậy, vừa tiện vừa lợi ! Dũng gật đầu : - Còn việc anh hỏi : Sao họ không sợ bị mất ? Đó là anh chưa hiểu bản tính người Nhật. Người Nhật rất ghét tính trộm cắp. Có thể nói được rằng, cả triệu dân Nhật, mới có một vài người có tính tham. Bởi đó, không ai lo nạn mất cắp. Tôi còn nhớ năm trước đây, ông chủ và tôi lên Tokyo có việc cần. Chúng tôi thuê phòng ở khách sạn, rồi đi phố. Khi trở về khách sạn, ông chủ quên cái cặp đựng nhiều giấy tờ quan hệ trong xe tắc xi. Đang lo lắng, chưa biết trình báo thế nào, thì bỗng có tiếng gõ cửa, tôi chạy ra mở : Ba nhân viên Cảnh sát bước vào hỏi tên ông chủ và giao trả cái cặp. Họ cắt nghĩa : - Vừa rồi, một tài xế tắc xi, đến trình báo họ là có hai người Việt Nam đi xe anh ta, bỏ quên lại cái cặp trong xe, nhưng anh ta không biết địa chỉ của chủ nó. Nhân viên chúng tôi hội lại, mở cặp ra xem và thấy trong cặp có địa chỉ ghi số phòng ở khách sạn này. Ông chủ mừng quá, cám ơn rối rít và ngỏ ý xin đưa một số tiền để thưởng công người tài xế tắc xi. Nhưng họ lễ phép từ chối : - Đó là bổn phận của mọi công dân Nhật ! Nghe bạn nói xong, Tuấn cất mũ, cúi đầu một cách trịnh trọng : - Thiệt tôi xin bái phục đức tính cao quý ấy của họ. Theo tôi nghĩ, họ được như thế này là nhờ một truyền thống hào hùng từ ngàn xưa để lại và nhất là từ thơ ấu, họ đã được giáo dục cho biết : đức tính thật thà là cao quý và trộm cắp, gian tham, là một cái gì đáng ghê tởm. Nhờ đó, họ cầm hãm được lòng tham của. Dũng gật đầu, đồng ý : - Anh nhận xét rất đúng ! Chính nhờ gương tốt của tiền nhân họ và nền giáo dục vững chắc đã đào tạo họ được đức tính cao quý đó ! Rồi Dũng vỗ vai Tuấn : - Thôi, tụi mình lên tầng hai mua máy và đi ăn cơm trưa. Xong, chúng ta sẽ đi xem vài công viên, để trở về Yokohama , kẻo ông chủ mong. Cả hai đi thang máy lên tầng hai. Tuấn loá mắt vì đủ mọi thứ máy. Nguyên chỗ chưng bày Radio mà cũng đã hàng ngàn kiểu khác nhau. Tuấn và Dũng chọn một cái Radio nhỏ và một máy thu băng xinh xinh, vừa cầm, đưa đến quầy trả tiền. Trước khi gói, họ thử cho thấy là máy tốt và chỉ dẫn cách sử dụng rất chu đáo. Đến khi trả tiền, vì họ biết hai anh là người ngoại quốc, nên họ bảo : - Nếu hai ông có giấy thông hành, đưa cho chúng tôi ghi vào hoá đơn, chúng tôi sẽ bớt cho được hai chục phần trăm. Dũng và Tuấn nghe vậy, khoái quá, lục túi lấy giấy thông hành đưa cho họ. Tuấn vui vẻ bảo Dũng : - Giá bán ở đây rẻ hơn Sàigòn nhiều, lại còn được bớt nữa, đỡ quá chừng ! Mua xong, Dũng hỏi Tuấn còn muốn lên xem mấy tầng kia nữa không ? Tuấn lắc đầu : - Xem cái gì cũng thích, mà không có tiền mua, buồn chết ! Thôi đi ăn cơm đã anh. Mọi sự hậu bàn ! Cả hai tươi cười trở xuống, đi tìm hàng cơm. Hàng cơm ở đây cũng nhiều. Tuỳ hạng sang, nghèo, nhưng hàng nào cũng rất sạch sẽ, thứ tự. Đủ các thứ món ăn Tây, Tàu , Nhật, tuỳ thích mỗi người. Dũng bảo Tuấn ăn thử cơm Nhật cho biết mùi vị. Nhật cũng dùng đũa như ở Việt Nam nhưng món ăn có vẻ khác. Các cô bồi bàn, y phục toàn trắng, tiếp đãi rất lịch sự, nhưng đứng đắn. Cơm nước xong, Dũng đưa Tuấn tới một công viên nghỉ trưa. Công viên này khá rộng. Phía mặt tiền, một hàng cây anh đào đang trổ hoa, trông hết sức thơ mộng. Tiếp đến là bồn hoa chạy dài, trồng nhiều loại hoa quý, màu sắc rực rỡ mà Tuấn chưa hề thấy. Ở giữa công viên là một hồ sen, có hàng chục vòi nước phun liên lỉ, có nhiều loại cá vàng thật đẹp. 4 đường hình chữ thập rải sỏi trắng đi vào hồ. Ngoài ra là một thảm cỏ lúc nào cũng xanh mướt. Phía cuối công viên là những cây cao, cành lá sum sê, rợp bóng mát. Dưới mỗi gốc cây, sắp rải rác nhiều ghế đá cho du khách nghỉ chân, ngắm cảnh. Lúc hai anh em đến nơi, thì đã có nhiều người đang nghỉ trưa ở đó. Kẻ ngồi đọc báo, người nằm nghỉ, ai nấy đều im lặng. Dũng đưa Tuấn đi một vòng, chọn một ghế đá xa xa, vừa nghỉ chân vừa trò chuyện : - Công viên này dành cho người lớn. Công viên của trẻ con thì có đủ thứ trò chơi : máy bay, xe lửa, tàu điện, xe hơi v.v… Nhưng phải công nhận là trẻ con ở đây chơi đùa rất lễ độ, biết giữ gìn đồ chơi chung chớ không phá phách như trẻ con xứ khác. Tuấn ngồi xuống dựa lưng vào thành ghế, lấy mũ úp lên mặt, mơ màng : - Tôi mới xem tận mắt nước Nhật được vài giờ mà đã thấy nhiều cái lạ lùng, huống chi là được xem cho hết, thì còn thấy biết bao nhiêu công cuộc, chứng tỏ họ văn minh và kỹ nghệ họ tiến vượt bực. Dũng gật đầu : - Đúng thế, nếu Tuấn được đi xem các nhà máy sản xuất xe hơi, máy móc truyền hình, truyền thanh, các xưởng đóng tàu thủy, máy bay v.v… lớn nhất nhì thế giới, chắc Tuấn phải hoa mắt ! Về kỹ nghệ, xét ra họ không thua gì các nước Âu Mỹ, mà về giáo dục, họ cũng có nhiều điểm tuyệt hảo. Trẻ con từ thành thị đến thôn quê đều bắt buộc phải học hết Trung học. Về nghề nghiệp : ai muốn làm gì, cũng phải có bằng cấp chuyên môn, dù là những nghề rất tầm thường. Một người muốn đi xin việc làm, mà không có bằng chuyên môn, không mong được thâu nhận. Người Nhật sống với nhau rất hoà nhã, ít gây sự với nhau, ngay trẻ con cũng thế. Có anh bạn kể cho tôi nghe : Anh ta đã ở gần hai năm giữa khu lao động, mà chưa hề thấy trẻ con đánh lộn nhau. Nước Nhật có nhiều phong cảnh tuyệt đẹp, nơi thì hùng vĩ, nơi thì xinh xắn. Phong cảnh thơ mộng là nhờ có biển bao bọc tứ phía. Bờ biển thì chỗ nào cũng có cây thông mọc trên bãi cát hay cạnh những tảng đá, thân cây uốn khúc lả lướt trên mặt nước. Phong cảnh nên thơ tạo cho đa số dân Nhật có óc thẩm mỹ. Họ rất thích bông hoa, âm nhạc và thể thao. Lối sống họ thật thanh nhã. Nhà nào dù nghèo, giàu, chật hay rộng, họ cũng sắp đặt đồ đạc trong nhà một cách rất mỹ thuật. Trên bàn, lúc nào cũng có một bình hoa tươi, đẹp mắt. Hai anh em mải mê trỏ chuyện. Khi ngẩng đầu lên, thì công viên đã vắng hết người. Cả hai cũng đứng dậy. Dũng xem đồng hồ, bảo Tuấn : - Gần 2 giờ chiều rồi, chúng mình đi về là vừa. Chuyến sau, tôi sẽ xin phép ông chủ đưa anh đi xem các cơ sở kỹ nghệ, để anh thấy cái đà tiến của họ. Trên đường trở lại trạm tàu điện, Tuấn thấy một đoàn người ăn mặc sặc sỡ, họ mang trước ngực và sau lưng một tấm bảng lớn. Họ vừa đi vừa đánh trống, thổi kèn, vừa đọc nghê nga. Tuấn lấy làm lạ, quay lại hỏi : - Họ làm gì thế anh Dũng ? Xuống đường hả ? Dũng cười ngặt nghẽo : - Chú mầy bị ám ảnh, hễ thấy đông người kéo nhau đi, là nghĩ đến chuyện xuống đường. Không phải đâu, họ đi quảng cáo hàng mới đó ! Ở đây, hàng hoá sản xuất do nhiều công ty khác nhau. Hãng nào muốn hàng mình bán chạy, phải quảng cáo thật hăng, đồng thời hàng phải tốt và rẻ. Trên thương trường, họ cạnh tranh nhau từng ly… nhờ đó mà dân nghèo ai cũng sắm sửa được đủ mọi tiện nghi theo thời đại mới !*** Nhờ ông Thái Phong tiên liệu, Tàu Nam Hải vừa tới Cần Giờ, thì bão thổi mạnh từ Phi Luật Tân qua vịnh Bắc Việt. Tuấn về đến Sàigòn, vội vã xin phép ông Thái Phong cho đi thăm má. Bà Hai được cái “radô” để nghe cải lương, bà mừng lắm. Còn bé Hiền, được anh Hai tặng cho cái máy thu băng, thích thú hơn được vàng. Thôi thì cô bé xách máy đi thu đủ thứ : thu tiếng chúng bạn hát, reo cười v.v… cô còn thu cả tiếng bò rống, heo kêu, gà gáy ! Có lần, cô bé thấy má và anh Hai ngồi nói chuyện, cô lén thu vô băng, rồi mở ra cho má nghe, khiến bà ôm bụng cười ngặt nghẽo. |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Đời Phiêu Lưu Của Tuấn Thu 09 Jun 2016, 05:12 | |
| Chương 05 Đi Nhật về được ít lâu, tàu Nam Hải lại được xem xét kỹ lưỡng, để chở hàng sang Ấn Độ. Tuấn được tin ấy, cậu vui mừng khấp khởi. Trước đây, Tuấn đọc báo Thế giới Tự do, thấy nói ở xứ Marát ( Madras ) bên Ấn Độ, người ta bắt rắn độc để lấy nọc của nó, bào chế thành một thứ thuốc chữa trị những người bị rắn độc cắn. Cái chết oan uổng của ba Tuấn làm cho Tuấn nuôi một ước mộng : Phải chi vùng Tuấn ở, mà có thuốc đó, chắc cứu được nhiều người thoát chết vì tai hoạ rắn cắn. Ước mộng đó, Tuấn chưa hề nói ra cho ai biết, dù với má Tuấn. Khi biết chắc chắn mình sẽ được đi theo tàu, Tuấn đêm ngày ôn lại Anh ngữ, để có thể nói cho người ta hiểu được. Đồng thời, cậu cũng mua một bản đồ Ấn Độ, để xem cho biết đường. Từ Bombay, là nơi tàu Nam Hải cập bến, đến Marát khá xa. Bombay ở miền Tây Bắc Ấn Độ, còn xứ Marát lại nằm về phía Đông Nam Ấn Độ. Muốn biết cho thấu đáo, Tuấn làm quen với mấy chú Chà để hỏi. Họ cho Tuấn biết : - Từ Bombay đi Marát, gần một ngàn cây số, có xe lửa tốc hành đi và về, mỗi ngày đêm có 6 chuyến. Cách 4 giờ có một chuyến khởi hành. Tính ra phải mất hơn mười giờ đồng hồ mới tới nơi. Còn đi xe hơi thì nhanh hơn, nhưng mất nhiều tiền. Tuấn thử làm một bài tính : Nếu ông Thái Phong cho đi chơi trọn ngày, chưa chắc mình đi về kịp. Huống chi có nhiều lần, ông chỉ cho xả hơi nửa ngày thì biết làm sao ? Suốt mấy đêm, Tuấn không ngủ yên giấc vì bài tính không đáp số đó. Có lần cậu định bụng : - Hay là mình cứ nói sự thật ra, để xin phép bác ? Nhưng rồi cậu lại tự nhủ : - Biết bác ấy có cho phép không, hay là bác lại cho là mình mơ mộng như trẻ con thì hỏng việc hết ! Một ý nghĩ liều lĩnh hiện ra trong đầu óc Tuấn : - Thôi, tới đâu hay đó ! Dù thế nào, mình cũng đi Marát cho kỳ được. Bài toán đã có đáp số, không biết đúng hay sai, nhưng đã làm cho Tuấn trở nên vui vẻ hăng hái. *** Đường biển từ Sàigòn đi Ấn Độ xa gấp ba Sàigòn đi Nhật Bản, nhưng Tuấn cảm thấy vui thích hơn. Thành phố Bombay toạ lạc trên một hòn đảo dựa vào rặng núi Western Ghâts sừng sững đàng xa. Chung quanh là làn nước xanh biếc của vịnh Oman bao bọc. Bờ biển đầy cây dừa cao ngất, tập hợp thành một bức tường thành tuyệt đẹp. Đến Bombay , việc trước tiên của Tuấn là làm quen với mấy thủy thủ Ấn Độ, để hỏi xem các giờ xe lửa tốc hành đi Marát và các giờ xe hơi. Họ cho biết : - Xe lửa tốc hành từ Bombay đi Marát, mỗi ngày và đêm có 6 chuyến : 8 giờ sáng, 12 giờ trưa, 16 giờ chiều, 20 giờ tối, 24 giờ đêm và 4 giờ sáng. Ở Marát đi Bombay cũng khởi hành cùng giờ như vậy. Còn xe hơi thì vô chừng, hành khách đầy xe thì họ chạy. Nếu mình muốn nhanh, thì bao luôn cả chuyến. Tuấn vừa lo dở hàng xuống, vừa suy tính : - Thường khi bác Thái Phong cho thủy thủ nghỉ ngày mai, thì bác báo cho biết tối hôm trước. Như vậy, mình sẽ đi xe lửa ban đêm, sáng ngày đến Marát, mình sẽ ở lại Marát vài giờ. Độ 9 giờ sáng, mình bao xe hơi trở về Bombay . Nếu bác ấy chỉ cho đi chơi nửa ngày, thì mình sẽ cố về sớm hơn ! Nghĩ đến việc trốn đi cả đêm mà không cho bác Thái Phong biết, Tuấn thấy không ổn. Cậu phân vân không biết tính cách nào. Cuối cùng, cậu định viết một lá thư dài, trình bày cho bác rõ, và để thư ấy lại trên bàn. Hàng dở xuống xong, các thủy thủ được đi dạo phố một buổi chiều, để hôm sau lại bốc hàng lên tàu. Khác hẳn với dân Nhật, người xứ Ấn Độ phần nhiều mặc màu trắng, có lẽ cho bớt nóng. Phụ nữ Ấn Độ còn choàng đầu và vấn quanh người bằng một tấm vải dài, có cô chỉ còn thấy hai con mắt và một chấm đỏ giữa trán. Nước Ấn Độ có vẻ nghèo nàn, không có gì đặc biệt. Khi bước chân vào thành phố, Tuấn lấy làm lạ, vì có nhiều con bò đi nghênh ngang, có con nằm nghỉ ngay giữa đường, xe cộ qua lại phải tránh chúng nó. Dũng cắt nghĩa cho Tuấn : - Tại vì dân Ấn Độ coi con bò là một con vật linh thiêng, nên không dám chạm tới chúng. Tuấn biết, dân Ấn không ăn thịt bò đâu, nghe ! Rồi Dũng che miệng cười : - Phân bò, họ cũng quý lắm. Họ cung kính hốt về, trét lên tường cho khô để làm than đun bếp ! Tuấn cũng cười theo : - Phong tục cũng lạ nhỉ ? Dũng khoát tay : - Đi một quãng nữa, anh sẽ thấy đời sống dân chúng ở đây, chia hẳn thành hai thái cực rõ rệt : giàu thì giàu sụ, nghèo thì nghèo xác, nghèo xơ, chớ không xô bồ như ở nước ta. Ấn Độ dân cư đông mà tài nguyên ít, nên nhiều người đói khổ. Những năm mất mùa, số người chế đói có khi lên hàng vạn ! Ấn Độ là một nước có chế độ giai cấp duy nhất trên thế giới. Chế độ này phát sinh bởi đạo Bà-la-môn tức là Ấn-độ-giáo bày đặt ra. Lúc đầu chỉ có 4 giai cấp chính, nhưng về sau lại chia ra nhiều giai cấp phụ, tính ra có đến 3.000 giai cấp ! Tuấn cười : - Giai cấp gì mà nhiều dữ vậy ? Dũng cũng cười, nói tiếp : - Ấy, Tuấn để yên tôi kể cho mà nghe : Giai cấp nhiều thế đó, vậy mà mỗi giai cấp lại có luật lệ phong tục riêng biệt. Người ở giai cấp này không được kết hôn với giai cấp kia, không được ngồi ăn cùng bàn với giai cấp kém hơn mình. Họ phải triệt để tuân theo luật lệ của giai cấp mình, không thì bị trục xuất. Kẻ bị trục xuất khỏi giai cấp, sẽ sống bơ vơ, không ai dám cưu mang, giúp đỡ ! Trong các giai cấp thì giai cấp cùng đinh thường bị khinh rẻ, có khi còn bị coi kém hơn cả súc vật. Họ chỉ sống chui rúc, cực khổ ở những nơi dành riêng cho họ. Họ không được may mặc những thứ vải của giai cấp trên, không được vào các đền chùa ! Tuấn ngạc nhiên : - Thế họ bằng lòng chịu số phận hẩm hiu như vậy mãi sao ? Họ không tranh đấu gì hết à ? Dũng lắc đầu : - Giai cấp cùng đinh này đông lắm, có lẽ hơn 60 triệu, so với tổng số dân Ấn là 450 triệu. Nhưng hạng cùng đinh này mặc cảm rằng : giai cấp họ là ti tiện, đáng khinh, nên họ chỉ âm thầm chịu đựng không hề than trách ! Nhiều nhà lãnh tụ Ấn đã tìm cách phá tan thành kiến đối với giai cấp cùng đinh, nhưng vẫn không mấy kết quả. Chắc anh đọc sách, cũng biết ở Ấn Độ có ông Gandhi, mà dân Ấn kính tôn như một vị đại thánh. Hồi sanh tiền, ông Gandhi đã từ bỏ giai cấp quý phái để hoà mình với giai cấp cùng đinh. Ông gọi họ là con của Thượng Đế và hô hào toàn dân Ấn xử đãi với giai cấp khốn khổ này như anh em, nhưng kết quả vẫn còn mong manh lắm. Muốn phá tan thành kiến đó, thiết tưởng phải cách mạng tư tưởng tất cả dân Ấn mới mong kết quả ! Dũng kéo Tuấn vào quán nước bên vệ đường, mua nước uống, rồi tiếp tục kể : - Ấn Độ có nhiều tôn giáo. Dân họ lại cuồng tín, sẵn sàng hy sinh tính mạng mình vì tôn giáo, vì thế thường có những cuộc nội chiến do các tôn giáo gây ra. Hai tôn giáo chính của Ấn Độ là Ấn-độ-giáo hay là đạo Bà-la-môn, có độ 250 triệu tín đồ. Và Hồi-giáo có độ 50 triệu tín đồ. Ngoài hai tôn giáo đó, còn có nhiều tôn giáo khác. Đa số dân Ấn ở Decan theo đạo Parsi, một tôn giáo thờ đa thần : Thần Đất, thần Sông, thần Lửa, nên các tín đồ phải tránh làm uế tạp các vị Thần này. Khi có người chết, họ không dám chôn xuống đất, vì sợ phạm đến Thổ thần. Họ không dám quăng xác chết xuống sông, vì sợ Thủy thần, cũng không dám hoả thiêu, vì sợ Hoả thần nổi giận. Bởi thế, họ phải xây một cái tháp cao ở một nơi xa làng xóm. Tang gia đưa thi hài người chết phơi trên tháp cho đàn chim kên kên và quạ đến rỉa thịt. Vì tháp này ở xa làng xóm, suốt ngày không có một tiếng người, chỉ có tiếng kên kên và quạ, nên dân chúng gọi là Tháp Yên Lặng. Theo lời người gác Tháp Yên Lặng, mỗi lần có một xác người chết đem bỏ vào Tháp, thì chỉ trong vòng mấy phút là đàn chim đến rỉa hết thịt, còn trơ lại bộ xương. Sau khi làm xong công việc, đàn chim lại bay lượn trên trời, mắt nhìn về phía con đường từ làng đến tháp, hình như chúng nóng ruột chờ đợi một đám tang khác ! Tuấn chắt lưỡi than : - Tôn giáo gì mà có những điều luật kỳ lạ quá ! Hai người vào trung tâm thành phố. Phố xá khá đẹp, hai bên san sát các cửa hàng bán tơ lụa. Dũng cắt nghĩa cho Tuấn rõ : - Bombay chia ra nhiều khu. Khu này là khu thương mãi nằm dọc thoe bờ biển. Nhưng đẹp nhất là khu Marine Drive và khu Malabar Hill. Khu Marine Drive cũng nằm dọc theo bờ biển, phố xá xây thật đẹp và ăn khớp với nhau theo một chương trình xây cất, nên coi như là một khối đồ sộ, hùng vĩ. Khu Malabar Hill thì nằm trên một dãy đồi. Ban đêm ở ngoài biển nhìn vào, thấy đèn điện như sao sa, thiệt đẹp. Khu này, có nhiều công viên xem không chán mắt. Dưới chân đồi là một bãi cát rộng chạy dọc theo bờ biển. Chiều chiều người ta tấp nập kéo nhau ra đây ngồi hóng mát. Nhưng nếu muốn biết Ấn Độ thuần túy, phải đến xóm gần phố chợ. Ở đây, nhà cửa chật hẹp, thấp lè tè, chỗ nào cũng có đền chùa. Ngoài đường, người qua lại chen chúc như nêm cối và thuộc đủ mọi hạng người khác sắc tộc. Người nào người nấy giữ nguyên bản sắc địa phương mình, từ y phục đến ngôn ngữ, phong tục và tôn giáo… Dũng che miệng ngáp : - Nói chuyện về Ấn Độ thật không cùng. Thôi chúng ta vào xem ngôi chùa gần đây một lát ! Dũng dẫn Tuấn vào viếng một ngôi chùa. Vừa vào khỏi cổng, cả hai chợt thấy một ông già, 1 tay xách cái giỏ, 1 tay cầm ống sáo. Dũng khẽ bảo Tuấn : - Chúng ta đi theo ông già này mà xem sự lạ ! Tuấn chưa hiểu gì nhưng cũng rảo bước theo bạn. Ông già vào cạnh một gốc cây bỏ giỏ xuống lấy sáo ra thổi. Một điệu nhạc buồn buồn vang lên. Độ mươi người đang viếng cảnh chùa, nghe tiếng sáo cũng kéo đến xem. Ông già đột nhiên thay điệu nhạc vui nhộn, tức thì cái giỏ động đậy và một con rắn màu loang lổ, nhô đầu lên cao, lên cao dần. Đầu con rắn hình tam giác, hơi dẹp, hai mắt có hai vòng tròn trắng, lắc lư theo điệu nhạc, lưỡi nó ngo ngoe, tiết ra một tiếng huýt nho nhỏ. Mọi người đều lộ vẻ kinh hoàng, nín thở, vì con rắn này chính là con hổ mang có tên là cobra, nọc độc nó thật khủng khiếp. Kẻ nào bị nó cắn, chắc khó sống ! Cả bọn lùi xa một bước, nhưng vẫn dán cặp mắt vào đầu rắn đang lắc lư như khiêu vũ theo điệu nhạc. Ông già lại thổi điệu nhạc buồn buồn. Con rắn từ từ thu mình cuộn tròn vào đáy giỏ. Bấy giờ, mọi người mới thở phào ra, như trút được một gánh nặng. Họ bỏ tiền thưởng vào cái thau ông già để sẵn trước mặt. Dũng kéo Tuấn đi chỗ khác : - Ông già vừa rồi thuộc hạng tương tự như thầy phù thủy, người Ấn gọi là Fakir. Đời sống mấy ông nầy kỳ lắm. Ông thì nuôi rắn hổ mang đi biểu diễn như chúng ta thấy đó. Có ông ngồi yên một chỗ, một chân vắt lên vai, suốt đêm ngày như thế. Ai cho gì thì ăn, không thì nhịn đói. Mà họ nhịn đói rất tài. Có ông lại nằm, tháng này qua tháng khác, trên một tấm ván đóng đầy đinh nhọn lởm chởm. Tôi còn nghe kể một truyện kỳ lạ khác nữa : Có một lão Fakir ngồi chống tay vào má, lâu ngày đến nỗi móng tay dài ra đâm thủng cả má, thế mà ông ta không hề cựa quậy. Câu truyện chả biết thật hư thế nào, mà nghe có vẻ thần thoại quá ! Tuấn trầm ngâm : - Trước đây, tôi đọc sách nói về Ấn Độ là một xứ đầy huyền bí, mà quả thật, Ấn Độ huyền bí đến dễ sợ ! |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Đời Phiêu Lưu Của Tuấn Thu 09 Jun 2016, 05:14 | |
| Chương 06 Chiều hôm tàu Nam Hải chất xong hàng hoá, ông Thái Phong tuyên bố cho thủy thủ nghỉ ngơi từ sáng mai cho đến 3 giờ chiều. Ai muốn đi chơi đâu tùy thích, nhưng phải lo trở về cho kịp giờ. Vì lối 3 giờ 30, sau khi quan thuế kiểm soát xong, tàu sẽ nhổ neo. Ông Thái Phong còn thêm một câu : - Cậu nào mà về trễ là phải ở lại đây 6 tháng, đợi tàu sang chuyến khác ! Cơm tối xong, Tuấn hồi hộp để lá thư trên bàn, rồi theo chúng bạn đi xem thành phố lúc về đêm. Lên bờ, Tuấn lẩn sang lối khác đến nhà ga, lấy vé lên xe tốc hành đi Marát. Xe chạy khá nhanh, chỉ dừng lại những ga lớn. Cả ngày bốc hàng vất vả, nên Tuấn ngủ say mê mệt. Đến Marát, trời vẫn còn tối mù, Tuấn vào trong ga, kiếm một chỗ trống, nằm xuống ngủ tiếp. Lúc cậu sực tỉnh dậy, thì trời đã sáng hẳn. Cậu kiếm nước rửa mặt, rồi đi hỏi thăm địa điểm bào chế thuốc rắn. Tuấn hỏi 2, 3 người, nhưng họ lắc đầu, tỏ ý không hiểu gì. Tuấn than thầm : - Chết cha ! Không có ai biết tiếng Anh, giờ làm sao đây ? Nhưng cậu lại tự nhủ : - Có lẽ mấy bác nhà quê không biết tiếng Anh, chớ mấy người sang sang, chắc họ biết. Ấn Độ trước kia là thuộc địa của nước Anh mà ! Nghĩ thế, cậu đi tìm mấy người bận âu phục hay ăn mặc có vẻ sang, để hỏi thăm. Nhưng tiếng Anh của Tuấn cũng “bá trật, bá vuột” lắm, nên có người không hiểu cậu định nói gì, có người chỉ hiểu vài chữ. May sao, Tuấn gặp một ông, có lẽ đã đi đây đó nhiều, ông ta bảo Tuấn nói thong thả từng chữ một, và ông đã hiểu ý Tuấn. Ông dắt tay Tuấn, dẫn đến một con đường lớn, chỉ tay bảo : - Đây là con đường đi vào sở đó. Cậu đi chừng vài cây số, sẽ thấy một công viên lớn, bên phải là một dãy nhà cao, có hàng rào lưới bọc ngoài, đó là nơi bào chế thuốc rắn mà cậu muốn biết ! Tuấn chắp tay cám ơn, rồi đi ngay. Đi một quãng xa, Tuấn thấy nhiều tấm vải rằn ri, chăng phơi hai bên đường. Ở xa, trông như những tấm da rắn khổng lồ. Tuấn sực nhớ lại, trong báo Thế giới Tự do đã mô tả vùng này. Trước kia, dân cư trong vùng vốn làm nghề dệt vải thường. Nhưng từ khi họ thấy da rắn phơi ở Trung tâm bào chế thuốc, có nhiều mầu sắc lạ mắt, họ mới nghĩ ra cách dệt vải theo mầu sắc ấy. Và từ đó, mức sản xuất loại vải này tăng lên rất mạnh. Nhiều nước trên thế giới, mỗi năm đặt ở đây hàng triệu thước vải loại này. Khi Tuấn đến nơi, thì công viên đầy trẻ con đang chơi đùa, và một số trẻ khác đứng ngoài hàng rào lưới nhìn vào Trung tâm, xem người ta làm việc. Tuấn cũng lần đến đứng xem. Hàng rào che bằng lưới thép dày mắt, cao bằng ba người đứng. Phía trong, là sân tráng ximăng khá rộng. Tuấn thấy nhiều người đang làm việc. Vài người khiêng đến những giỏ dài bịt kín. Người khác bưng đến những bình thủy tinh đặt trên bàn. Tuấn nghĩ thầm : - Có lẽ họ đang sửa soạn lấy nọc rắn. Quả thật, một lát sau, ba người ở trong nhà đi ra, họ bận đồ trắng như y tá, tay mang găng đen và 1 người cầm kìm nhỏ sáng loáng. Hai người kéo cái giỏ lại gần, tháo dây cột miệng, rồi kéo ra một con rắn. Họ nắm chắc ngang lưng và cổ, để người thứ ba một tay bóp miệng rắn há ra, một tay cầm kìm thò vào bấm đứt cái răng chứa nọc độc. Hai người nắm con rắn, chúc đầu nó xuống và một chất nước trắng như sữa, từ từ chảy vào bình thủy tinh. Một lúc sau, màu trắng sữa đổi sang màu xam xám. Con rắn, sau khi lấy hết nọc độc, họ bỏ vào một cái thùng lớn. Không hiểu rắn ở đâu mà nhiều thế. Hết giỏ này, người ta khiêng đến giỏ khác. Bình thủy tinh đã gần đầy nọc độc. Họ thay bình khác và cẩn thận đậy kín bình kia, đưa vào nhà. Từ hàng rào nhìn vào chỗ họ đang làm việc chỉ cách 3, 4 thước, nên xem rất rõ. Tuấn say mê theo dõi cách thức họ làm, quên hẳn giờ khắc. Tuấn thấy hai người khiêng ra một cái giỏ dài và nặng. Họ nói xầm xì với mấy người đang lấy nọc độc. Lập tức, cả bốn người cùng ngồi xuống. Họ cẩn thận tháo miệng giỏ và cùng thò tay vào lôi ra một con rắn dài độ 4, 5 thước. Đầu nó to, trên đầu có cái mồng đỏ như mồng gà, coi rất dễ sợ. Con rắn khá lớn, mỗi người phải giữ chặt một khúc bằng cả hai bàn tay. Họ hì hục nhấc bổng con rắn lên đem lại gần bàn… Hình như con rắn biết người ta sẽ làm hại nó, nó liền quẫy mạnh một cái, vuột khỏi tay bốn người đang nắm giữ, phóng mình bay bổng về phía hàng rào. Thân mình nó rơi xuống nằm vắt ngang trên hàng rào thép ! Qua mấy giây sững sờ, mấy nhân viên mới hò nhau chạy vòng ra phía ngoài để chận bắt. Có người tưởng con rắn bị vướng trên hàng rào, vội đi kiếm cây sào khều nó xuống. Nhưng chỉ một phút sau, con rắn đã cựa quậy tụt xuống đường phía ngoài hàng rào, bò về phía công viên. Từ lúc con rắn rơi xuống nằm vắt trên hàng rào, bọn trẻ sợ hãi bỏ chạy về công viên. Đứa sau xô đẩy đứa trước, khóc la chí choé. Tuấn cũng phóng chạy ngược về phía khác, thấy con rắn bò về phía công viên, cậu yên tâm bước lần theo sau nó. Bỗng vài người còn lại ở trong sân kêu thét lên, vì con rắn phóng nhanh hơn, mà mấy nhân viên đi chận bắt chưa chạy ra tới nơi. Trước mặt con rắn, ba đứa trẻ đang chạy. Đứa cuối cùng là một bé gái độ 7, 8 tuổi, chỉ cách con rắn một quãng ngắn. Nghe tiếng người kêu la, cô bé quày đầu lại, thấy con rắn sắp bò tới nơi, sợ quá, cố bé khuỵu hai chân, ngã xỉu trên mặt đường ! Trong giây phút thập phần nguy hiểm, Tuấn phóng mình chạy theo con rắn. Cậu chụp lấy đuôi nó, nhưng bị vuột. Cậu chụp lần thứ hai, nắm được đuôi. Cậu giật một cái thật mạnh, rồi cứ thế, cậu lôi con rắn xềnh xệch trở lui. Muốn cho chắc, cậu giật đuôi rắn thêm vài cái nữa rồi mới thả ra. Con rắn bị rãn xương sống, không bò được nữa, nhưng đầu nó cất cao, phun nước phè phè, trông rất dễ sợ ! Thấy Tuấn cứu được cô bé, người trong sân vỗ tay hoan hô ầm ĩ. Và mấy nhân viên chạy ra chận con rắn cũng vừa tới. Họ chia nhau kẻ bồng em bé đi cứu cấp, người bắt rắn bỏ vào bao. Đoạn họ chạy đến vây quanh Tuấn, kẻ nắm tay, người vỗ vai, khen ngợi Tuấn rối rít. Tuấn ngơ ngác, không hiểu mô tê gì hết, chỉ nghe họ nói : - Ả ra… ả ra… ả ra… Một lát sau, có hai ông bà quý phái cũng chạy đến. Mấy người có mặt ở đó, tỏ vẻ cung kính hai ông bà lắm. Họ dãn ra để hai ông bà đứng giữa, và một người chỉ Tuấn, nói gì với hai ông bà một thôi dài. Ông bà vừa nghe xong, ôm chầm lấy Tuấn, nói rối rít. Và Tuấn cũng chỉ nghe mấy tiếng : - Ả ra… ả ra… ả ra… Thấy Tuấn ngơ ngác làm thinh, mọi người mới nhận ra cậu là một thanh niên lạ mặt, không phải là người bản xứ vì cách ăn mặc, vì màu da. Bấy giờ, Tuấn mới bập bẹ bằng tiếng Anh : - Cháu tên là Tuấn, người Việt Nam ở Sàigòn, cháu theo tàu buôn sang Bombay . Cháu nghe nói ở đây có bán thuốc trị rắn độc nên cháu đến mua. Mọi người tỏ vẻ cảm phục Tuấn. Ông quý phái cầm lấy tay Tuấn dắt đi : - Thôi, cháu về nhà ông một chút đã. Thuốc trị rắn, cháu muốn bao nhiêu cũng có ! *** Nhà hai ông bà ở phía trái công viên, trong một khu vườn có tường cao, biệt lập với các nhà chung quanh. Cửa cổng bằng sắt và có người gác. Nhà kiến trúc theo lối cổ Ấn Độ. Trong nhà, trưng bày nhiều đồ quý giá. Tuấn nghĩ thầm : - Có lẽ ông bà này làm chức gì lớn lắm ? Quả thật, khi vào trong phòng khách, ông quý phái ôn tồn mời Tuấn ngồi. Đoạn ông kể lai lịch cho Tuấn biết : - Ông là Mô-ha-mét Ích-miên (Mohamed Ismael) tù trưởng cai quản hạt Marát này. Ông bà được 8 đứa con, trừ Xuy-dan (Suzanne), còn nhỏ, ở nhà với ông bà, bảy đứa lớn đều đi học xa. Cô bé Xuy-dan là con út, nên ông bà cưng lắm. Ông đằng hắng rồi nói tiếp : - Xuy-dan từ nhỏ đã bị yếu tim. Nếu hôm nay không có cháu cứu kịp thời, chắc nó sẽ chết vì sợ hãi ! Ông nhìn Tuấn đầy vẻ biết ơn : - Thật ông bà mang ơn cháu rất nhiều ! Ông nói đến đây thì bà Ích-miên bồng Xuy-dan về đến cửa. Cô bé đã trở lại bình thường. Nó chạy a về phía ông. Ông giơ hai tay ôm choàng lấy con, hôn lấy hôn để. Rồi ông chỉ Tuấn, bảo con : - Xuy-dan, con lại cám ơn anh đây đi. Anh đã cứu cho con khỏi rắn cắn đó ! Xuy-dan bước lại nắm lấy tay Tuấn, tỏ dấu biết ơn. Tuấn mỉm cười ôm lấy em, vuốt mái tóc em. Đồng hồ treo trên tường điểm giờ. Tuấn giật mình nhìn lên, hốt hoảng kêu : - Trời ! Mười giờ rồi ! Cậu vội vàng đừng dậy, nói với ông bà : - Xin ông bà bán thuốc rắn cho cháu ngay, vì cháu phải trở về Bombay cho kịp trước giờ tàu nhổ neo đi Sàigòn! Nghe vậy, ông Ích-miên cũng cuống lên. Ông bảo bà : - Bà gọi tài xế lái xe đưa cậu Tuấn về Bombay , nhanh lên. Để tôi đi lấy thuốc cho cậu. Bà Ích-miên bước lại ghé vào tai ông, nói nhỏ… ông gật đầu lia lịa. Bà vội vàng vào nhà trong. Chỉ một lát sau, có tiếng còi xe hơi trước cửa. Ông Ích-miên cầm 5 lọ thuốc đưa cho Tuấn : - Cháu bỏ vào cặp đi, để ông đưa cháu lên Bombay . Dọc đường, ông sẽ chỉ cách dùng thuốc cho cháu. Bà Ích-miên cũng xách một giỏ trái cây cho Tuấn bỏ vào xe. Thấy cha đi, cô bé Xuy-dan đòi đi theo. Ông cười bảo bà : - Thôi mình cùng lên xe với con. Chúng ta đi chơi Bombay một hôm cũng chẳng sao ! Xe ra khỏi cổng, quẹo vào con đường lớn. Ông Ích-miên nói với tài xế : - Chúng tôi cần đến Bombay gấp, anh cho xe chạy nhanh được chừng nào hay chừng ấy, nhưng nhớ cẩn thận nghe ! Người tài xế “dạ” một tiếng, rồi nhấn ga. Đường tốt, xe chạy như bay. Tuấn có vẻ sốt ruột. Ông Ích-miên cũng nhận thấy thế, nên ôn tồn bảo cậu : - Cháu hãy bình tĩnh, đừng quá hốt hoảng. Nếu đến kịp trước khi tàu nhổ neo thì tốt. Bằng không, ông bà sẽ mua vé máy bay cho cháu về thẳng Sàigòn, cháu đừng lo ! Tuấn nghe ông hứa chắc thế, cảm thấy yên tâm hơn. Trên quãng đường gần ngàn cây số, Tuấn tỉ tê kể cho ông bà nghe hoàn cảnh gia đình cậu và nguyên do thúc đẩy cậu tới đây. Ông Ích-miên cảm động, vỗ vai Tuấn : - Cháu thật là đứa con có chí lớn, trời đất sẽ không phụ tấm lòng hiếu thảo của cháu đâu. Ông bà hy vọng cháu sẽ được như ý nguyện. Xe đến hải cảng Bombay thì không còn thấy tàu Nam Hải đâu nữa. Hỏi thăm những người làm việc ở đây, họ cho biết tàu Nam Hải đã nhổ neo rời bến lúc 15 giờ 30. Ông Ích-miên quay lại an ủi Tuấn ; - Thôi, lỡ dịp rồi, cháu đừng buồn. Bây giờ chúng ta đi ăn cơm, rồi cháu trở lại Marát chơi vài hôm đã. Sau đó, ông bà sẽ mua vé máy bay cho cháu về sàigòn cũng không muộn! Tuấn đành phải nghe lời. |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Đời Phiêu Lưu Của Tuấn Thu 09 Jun 2016, 05:15 | |
| Chương 07 Về Marát, ông Ích-miên cho người nhà đưa Tuấn đi xem các danh lam thắng cảnh và các nhà máy dệt vải. Tuấn cũng đến thăm Trung tâm bào chế thuốc rắn. Vì nhân viên trong Trung tâm đã chứng kiến tính can đảm nhanh nhẹn của Tuấn nên mọi người đều tỏ lòng quý mến Tuấn. Ông Giám đốc Trung tâm dẫn cậu đi xem và giải thích tường tận công việc trong Trung tâm. Bây giờ Tuấn mới biết thêm : Những con rắn sau khi bị rút hết chất độc đều bị lột da. Da nó, người ta đem phơi rồi thuộc kỹ, để phân phối cho các nhà sản xuất giày, dép, ví, cho phụ nữ. Loại da rắn nhỏ, làm dây đeo đồng hồ. Thịt rắn thì đóng hộp bán ra thị trường cho các người khoái thịt rắn. Tuấn hỏi ông Giám đốc các thứ thuốc trị nọc rắn. Ông cho biết : - Ở đây, chúng tôi bào chế 2 loại thuốc bán ra thị trường : Một loại thuốc uống sau khi bị rắn độc cắn. Thuốc này công hiệu một trăm phần trăm. Trừ trường hợp nọc rắn quá độc mà chúng tôi chưa hề thấy. Loại thuốc thứ hai là thuốc xoa, để rắn ngửi thấy mùi thì không dám lại gần. Loại thuốc xoa là thuốc phòng ngừa. Khi ai đi đâu mà sợ chỗ đó có rắn độc, xoa thuốc này vào là chắc ăn ! Chúng tôi cũng còn chế tạo một thứ thuốc xoa, dành riêng cho nhân viên làm việc trong Trung Tâm , nhất là những nhân viên đi bắt rắn. Xoa thuốc này vào, rắn sẽ không cắn, lại ngoan ngoãn nằm yên cho người ta bắt bỏ vào giỏ. Tuấn thắc mắc : - Thưa ông, sao Trung tâm không chế tạo thuốc phòng ngừa ? - Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng loại thuốc này. Nhưng xét ra : hoạ hoằn lắm, ta mới bị rắn cắn một lần, mà uống thuốc phòng ngừa, thì lâu lâu phải uống lại. Thuốc có lợi giúp phòng ngừa nếu lỡ bị rắn cắn, nhưng lại có hại cho cơ thể, nếu uống nhiều lần. Vì thế, chúng tôi chỉ bào chế loại thuốc uống sau khi bị rắn độc cắn, ít có hại hơn ! Tuấn vui vẻ : - Thưa ông, cháu hiểu rõ : Vì thuốc trị nọc rắn cũng là một thứ thuốc độc, nếu uống nhiều sẽ có hại cho dạ dày ! Ông Giám đốc gật đầu, mỉm cười : - Đúng thế ! Tự nhiên, Tuấn nảy ra ý định xin ở lại làm nghề đi bắt rắn và học cách bào chế thuốc trị rắn. Cậu hỏi dò ông Giám đốc : - Thưa ông, hôm kia cháu từ Bombay đến đây, định mua thuốc trị rắn đem về Sàigòn. Không ngờ vì chuyện con rắn sổ lồng mà cháu trở về trễ, tàu nhổ neo đi rồi. Bây giờ, cháu phải ở lại đây 6 tháng, đợi tàu qua chuyến khác. Trong lúc chờ đợi, cháu muốn xin ông cho cháu làm nghề bắt rắn và học cách bào chế thuốc trị rắn, có được không ? Ông Giám đốc tỏ vẻ hoan hỉ : - Được lắm ! Được lắm chứ ! Nói thiệt với cậu, hôm kia chúng tôi được mục kích tính can đảm của cậu, chúng tôi cảm phục lắm ! Nếu cậu muốn, chúng tôi sẵn lòng chỉ vẽ cho cậu cách thức bào chế thuốc. Sau này cậu về Sàigòn, mà không tìm mua được nguyên liệu bào chế, thì cứ biên thư cho chúng tôi, chúng tôi sẽ gởi biếu cậu. Còn việc đi bắt rắn, thì cứ như lệ thường ở đây : Trung tâm sẽ cung cấp cho cậu đầy đủ dụng cụ. Cậu bắt được bao nhiêu rắn, thì Trung tâm sẽ trả tiền cho cậu tuỳ theo loại rắn. Rắn càng độc thì tiền thưởng càng nhiều. Ở đây có nhiều sông, lạch, cây cối âm u rậm rạp, rắn độc vô số. Nhưng ít người dám làm nghề bắt rắn, mặc dầu được nhiều tiền hơn các nghề khác, vì họ nhát gan lắm. Mới trông thấy con rắn màu loang lổ, họ đã chết khiếp rồi, nói chi đến chuyện giơ tay bắt nó ! Chúng tôi thấy cậu can đảm lắm, chắc chắn cậu sẽ thành công ! Tuấn nghe nói thế, trong lòng càng thêm thích thú, háo hức : - Thưa ông, để cháu về hỏi lại ý ông Ích-miên, rồi cháu sẽ trả lời dứt khoát ! *** Tối hôm ấy, nhân lúc Tuấn thuật chuyện đi thăm Trung tâm bào chế thuốc cho ông bà Ích-miên nghe, Tuấn ngỏ ý xin ở lại làm nghề bắt rắn và học bào chế thuốc, trong thời gian chờ đợi tàu Nam Hải sang chuyến khác. Ông Ích-miên gật đầu tán thành : - Cháu tính như vậy cũng là một điều hay. Ở vùng cháu có nhiều rắn độc, nếu cháu biết cách bào chế thuốc trị, chắc sẽ cứu mạng sống được cho nhiều người ! Cô bé Xuy-dan reo lên : - Anh ở lại đây dạy tiếng Việt Nam cho em, để sau em lớn lên, em sẽ sang thăm anh và nói tiếng Việt Nam với anh ! Bà Ích-miên cũng tỏ vẻ vui mừng, bà bảo Tuấn : - Ban ngày cháu đi làm, nhưng chiều thì cháu về đây ăn, ngủ. Ông bà sẽ dọn cho cháu một căn phòng riêng, cháu đi vắng thì nhớ khoá cửa lại. *** Tuấn viết thư về nhờ Minh đưa tin cho má và em yên tâm. Và cậu cũng viết một lá thư riêng cho bác Thái Phong, tuy biết rằng còn vài ba tuần nữa ông mới về đến Sàigòn. Ít hôm sau, Tuấn chính thức làm việc cho Trung Tâm. Mấy tuần đầu, cậu làm chung với một người khác để cho quen việc và biết các nơi có nhiều rắn độc. Lần thứ nhất giơ tay nắm một con rắn độc màu loang lổ, Tuấn rùng mình khiếp sợ, nhưng thấy con rắn trở nên hiền lành vì hơi thuốc, cậu yên tâm. Và mỗi ngày cậu càng bạo dạn thêm. Nhờ sự khuyến khích của ông Giám đốc và anh em trong sở, Tuấn hăng hái say mê vào công việc. Sau vài tuần, cậu xin đi làm riêng. Buổi sáng điểm tâm xong, Tuấn thay áo xống, mang găng tay, xịt thuốc lên khắp người và mang theo thuốc phòng ngừa, đoạn vác giỏ ra bờ sông. Mỗi nhân viên có sẵn một thuyền độc mộc, muốn đi đâu tuỳ ý. Tuấn ngồi vào thuyền rồi nhắm hướng đi. Chỗ sông sâu thì dùng chèo để chống. Có chỗ cạn quá, phải lội xuống đẩy thuyền đi. Lúc đầu chưa biết nhiều chỗ, Tuấn chỉ loanh quanh những nơi đã đi. Thường không phải gặp rắn nào cũng bắt, Tuấn phải lựa con nào có vẻ lạ, độc, mới bắt. Về sau quen dần, Tuấn chèo thuyền đến những nơi xa hơn, rồi vác giỏ lên bộ, đi sâu vào trong rừng. Nhiều chỗ có vô số rắn quấn vào cành cây, thả đầu xuống tòng teng, lưỡi nó le vào le ra, miệng há đỏ lòm ! Từ đó, mỗi ngày Tuấn xách về một giỏ đầy rắn rất độc và rất lạ ! Mọi người đều thán phục. Tuy vậy, Tuấn không ích kỷ, cậu chỉ chỗ cho các bạn cùng sở biết, để họ đến bắt. Tính ra Tuấn ở lại Ấn Độ được gần hai tháng. Một hôm cậu nhận được một lúc hai lá thư, một của em Hiền và một của bác Thái Phong. Em Hiền đưa tin má và em ở nhà bằng an và trông anh chóng trở về. Trong thư, Hiền còn nhõng nhẽo viết : - Chừng nào anh hai về, anh nhớ bắt về cho em một con rắn thật đẹp để em nuôi chơi, nghe anh ! Thư ông Thái Phong khá dài. Ông cho Tuấn biết : Lúc tàu sắp nhổ neo mà không thấy Tuấn đâu, ông lo lắng hết sức. Mãi đến khi Dũng tìm được lá thư Tuấn để lại trên bàn, ông mới yên tâm. Ông bảo ông không phiền trách gì Tuấn, nhưng ông cho là Tuấn quá liều lĩnh. Ông dặn dò Tuấn, cố gắng ăn ở lịch sự, lễ phép, để làm vừa lòng mọi người. Nhờ đó mà học hỏi được nhiều điều hữu ích, hầu sau này có thể giúp cho đồng bào bớt được tai họa. Ông cũng hứa, chừng nào tàu Nam Hải soạn sửa đi Bombay , ông sẽ đưa tin cho biết trước. Cuối cùng thư, ông thêm : - Bác gái và em Minh gởi lời thăm con và mong con chóng về. Hai lá thư ấy chẳng khác gì hai thang thuốc bổ tâm hồn và thể xác Tuấn. Cậu thấy yêu đời hơn lúc nào hết. |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Đời Phiêu Lưu Của Tuấn Thu 09 Jun 2016, 05:16 | |
| Chương 08 Ban ngày, Tuấn đi làm, tối về ăn cơm chung với ông bà Ích-miên và bé Xuy-dan. Cơm nước xong, có lúc Tuấn ngồi nói chuyện về Việt Nam cho ông bà nghe, có lúc Tuấn dạy bé Xuy-dan học tiếng Việt. Cái tên “Tuấn” khó đọc, nên Tuấn chỉ dạy cho bé gọi Tuấn là “Anh Hai”. Vậy mà có lần Xuy-dan không nhớ phải đọc chữ nào trước, chữ nào sau, nên chiều đến, khi thấy Tuấn đi làm về, nó chạy ra reo lên : - Hai anh ơi ! Hai anh ơi ! Tuấn hiểu ra, ôm bụng cười ngặt nghẽo. Tuấn được ông bà Ích-miên thương yêu như con, thì bọn gia nhân phân bì, ghen ghét. Chúng nó xầm xì với nhau : - Cái thằng ngoại quốc đó, nhờ có công cứu cô Xuy-dan mà được ông bà cưng dữ ! Trong số các gia nhân, có hai đứa cay cú với Tuấn ra mặt. Tuấn hiểu người ta ghen ghét mình, mà không biết xử trí cách nào. Đã có lần, Tuấn định xin ông bà Ích-miên cho sang ăn ở bên Trung Tâm , nhưng cậu lại sợ phật ý ông bà. Vả lại, cậu thấy chỉ còn vài tháng nữa là cậu đã rời khỏi Ấn Độ rồi. *** Phân bì với Tuấn, hai gia nhân kia đâm ra thù hận ông bà Ích-miên. Nhân một đêm mưa to, gió lớn, sấm sét ầm ầm, hai tên này đục một mảng tường dày, chui vào kho cất đồ châu bảo của ông bà, lấy trộm chiếc hộp đựng đầy hột xoàn và hai vòng ngọc lưu ly, rồi đem nhau trốn biệt tích. Rạng ngày, ông bà nghe báo động, vội mở cửa sắt vào xem. Thấy mất chiếc hộp quý giá nhất, ông bà đau xót vô cùng. Nhất là bà Ích-miên, bà khóc nức nở, vì mất chiếc hộp là mất gần hết cả cơ nghiệp của gia đình ! Hôm ấy, Tuấn không đi làm, ở nhà giúp sửa chữa lại chỗ bị đục phá. Từ đó, trong nhà ông Ích-miên buồn bã không khác gì nhà có tang chế. Tuấn cũng buồn, cậu hiểu rõ nguyên do việc ông bà Ích-miên mất của, một phần tại ông bà đã quá ưu đãi cậu. Ông bà Ích-miên đã sai nhiều người đi dò xét khắp nơi, đồng thời cũng thông tư cho các hiệu kim hoàn trong đất Ấn, đừng dại mua những thứ ông vừa mất trộm, kẻo bị liên lụy. Nhưng vụ trộm xảy ra đã hơn 10 ngày rồi, mà việc tìm kiếm hai tên gian hùng vẫn chưa có kết quả gì. Một sáng chủ nhật, Tuấn chán nản, không biết làm gì cho hết ngày nghỉ. Tự nhiên, cậu nảy ra ý định chèo xuồng đi chơi thật xa, xem con sông tới đâu. Cậu thay áo, đem theo thuốc trị rắn. Đi qua hàng cơm, cậu mua một ít thức ăn trưa, đoạn xuống bờ sông. Nước sông trong vắt, hai bên bờ lau sậy mọc xanh rì. Tuấn thấy vui vui, bơi xuồng ngược lên mãi. Mặt trời đã đứng bóng, mà cậu vẫn chưa ngừng tay chèo, vì cậu thấy hai bên bờ không có gì để vào xem. Chèo gắng thêm một quãng xa, Tuấn thấy con sông chẻ ra làm hai lạch. Cậu cho xuồng rẽ vào lạch phía trái. Được một khúc, lạch bắt đầu cạn dần, Tuấn định quày trở lui, nhưng bỗng cậu để ý : giữa lạch nước trong veo, có một đường lõm dài, như dấu một chiếc xuồng bị đẩy vì mắc cạn. Cậu lội xuống lạch đi vào bờ, nhìn về phía trên xa. Quả thật, có một chiếc xuồng người nào đã kéo lên để nằm nghiêng cạnh bờ lạch. Tuấn buột miệng kêu lên : - Lạ quá ! Chiếc xuồng của ai bỏ đây nhỉ ? Cậu lấy thuốc rắn xoa khắp mặt mũi, chân tay, vì cậu ngửi thấy mùi tanh tanh rắn rết. Đoạn cậu bước lần tới. Xem xét chiếc xuồng và cây chèo, cậu lẩm bẩm : - Đúng là chiếc xuồng của Trung Tâm bị mất ! Bỗng cậu giật mình vì tiếng chí choé bầy rắn cắn nhau. Cậu nhìn về phía trái, kinh ngạc : - Trời ! Hai đống rắn ! Hình như chúng đang tranh nhau ăn cái gì. Tuấn cúi xuống bốc một nắm đất, ném mạnh vào đống rắn. Nghe động, bầy rắn cất cao đầu, chạy tán loạn. Tuấn lần tới, thì ra bầy rắn đang tranh nhau rỉa thịt hai cái xác người. Chúng nó đã ăn gần hết thịt, còn trơ lại bộ xương và cái đầu lâu trắng hếu ! Hai cái xác nằm cách nhau vài bước. Bên cạnh hai xác chết, có hai con dao găm. Và cách đó một quãng ngắn, Tuấn thấy một cái hộp đóng kín. Tuấn cúi xuống lượm cái hộp. Cậu nhấc lên thấy cái hộp nhỏ mà khá nặng. Cậu ngồi xuống, mở nắp hộp ra, cậu reo lên : - Trời ơi ! Cái hộp châu ngọc của ông bà Ích-miên ! Tuấn sung sướng vì bất ưng cậu tìm lại được chiếc hộp quý, cậu hò hét, nhảy múa tưng bừng ! Cậu đoán hai xác chết này chính là hai tên gia nhân lưu manh đã phá tường lấy trộm chiếc hộp ngọc. Nhưng cậu không hiểu vì sao cả hai đều chết ? Bị rắn độc cắn chăng ? Không có lẽ, vì bọn này làm việc cho ông bà Ích-miên, chắc đứa nào cũng có sẵn thuốc trị chứ ? Sao cạnh đứa nào cũng có một con dao găm ? Chúng nó thanh toán nhau chăng? Nghĩ mãi không tìm được nguyên do, Tuấn bực mình : - Thây kệ ! Việc của mình là không biết có nên đem cái hộp về ngay cho ông bà, hay là để lại đây, chạy về mời ông bà lên ? Tuấn phân vân hết sức, vì nếu đem về, sợ ông bà nghi là chính Tuấn đã lấy cắp, nhưng không đem thoát đi đâu được, buộc lòng phải đem trả lui. Nếu để lại, lỡ ra có ai tình cờ đến đây thì mất toi còn gì ? Cuối cùng, Tuấn nghĩ ra một giải pháp hay nhất là đem đào lỗ chôn giấu chiếc hộp đi, rồi chạy về kêu ông bà lên xem tự sự. Nghĩ thế, Tuấn thi hành liền, đoạn vội vàng chèo xuồng trở về. Vui mừng vì tìm được của lại cho ông bà Ích-miên, Tuấn chèo xuồng đi như bay. Ba giờ sau, cậu đã phóng về tới nhà. Cậu hớt hãi nói nhỏ cho ông bà hay tự sự. Ông bà Ích-miên sung sướng đến chảy nước mắt, ôm choàng lấy Tuấn, cám ơn rối rít. Đoạn ông thay áo, xỏ giày, ra đi với Tuấn. Bà cũng đòi đi theo. Ông ôn tồn can bà : - Mình đang ốm, đi làm gì ? Vả lại thuyền độc mộc, đâu có thể chở được nhiều người ! Mình ở nhà, nhớ tuyệt đối giữ kín tin này, kẻo sinh lôi thôi về sau ! *** Xem xét địa thế và hai xác chết một lúc, ông Ích-miên bảo Tuấn : - Đây là giáp giới địa hạt Marát với vùng lân cận. Tụi nó định đi ngã này, trốn sang vùng khác, vì đây là rừng cấm không ai lai vãng. Nhưng vì hai đứa cùng tham lam : thằng nọ muốn giết thằng kia, để độc hưởng cái hộp ngọc. Ai dè, một thằng chết, một thằng bị thương nặng, không lết đi được, rồi cũng bị rắn cắn chết. Cứ xem hai thế nằm của hai xác chết, cũng đoán được phần nào ! Nhìn hai bộ xương trắng hếu, ông Ích-miên thở dài : - Thế là hai đứa cùng chết ! Quả thật là “Thiên bất dung gian” ! Tuấn đào chiếc hộp lên đưa lại cho ông. Ông cầm lấy mở ra xem xét một lúc rồi bảo Tuấn : - Còn y nguyên, cháu ạ ! Thật ông bà mang ơn cháu rất nhiều. Nếu không có cháu mạo hiểm kiếm tìm, chắc không bao giờ ông bà lại được nhìn thấy cái hộp quý báu này ! Hai người về đến nhà thì trời đã khuya. Bà Ích-miên thấy của cải vẫn nguyên, bà mừng hết sức. Bà bàn với chồng : - Của mình kể như mất rồi, đây chính là của cháu Tuấn cho mình lại. Tôi nghĩ chúng ta phải chia cho cháu một nửa cái hộp này ! Tuấn nghe vậy, kêu lên : - Ông bà đừng làm thế, cháu không nhận đâu ! Cháu nghĩ rằng : Đây là Trời thử thách ông bà một thời gian, rồi Trời lại dun dủi cho cháu tìm được lại để an ủi ông bà, chứ không phải hoàn toàn do công cháu cả đâu ! Ông Ích-miên ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo Tuấn : - Thôi, cháu đã nói vậy, thì ông bà không ép. Nhưng ông bà sẽ liệu cách để đền ơn cháu. Dầu sao, cháu cũng đã đem niềm an ủi lại cho gia đình ông bà ! Điều Tuấn mong ước là tìm được chiếc hộp lại cho ông bà Ích-miên khỏi đau khổ. Nay “Châu đã về Hợp phố”, Tuấn lấy làm mãn nguyện hết lòng, không mong ước gì hơn nữa ! Nhân tìm được chiếc hộp quý mà Tuấn lại khám phá thêm được một vùng mà các bạn cậu chưa ai đặt chân tới. Cậu bắt được nhiều loại rắn lạ mà Trung Tâm chưa hề thấy. Một buổi chiều đi làm về, Tuấn nhận được thư ông Thái Phong. Tuấn vội bóc ra đọc ngấu nghiến : Thăm con mến, Khi con được thư này thì bác đang lênh đênh trên đường sang Bombay . Bác đi trước ngày dự định, vì có sẵn hàng, với lại má con và bác gái nhớ con dữ lắm, nhất là con bé Hiền, hễ nó lên thăm bác, là nó níu áo bác, bắt đền “anh Hai” cho nó, khiến bác cầm lòng không đậu, phải liệu đi sớm đem con về ! Ngày nào tàu Nam Hải sẽ cập bến Bombay, bác không dự liệu trước được. Bởi thế, con cứ ở lại Marát đợi bác. Đến Bombay , thu xếp xong công việc, bác sẽ xuống Marát thăm ông bà Ích-miên, để cám ơn ông bà đã cho con tá túc mấy tháng nay. Bác sẽ đánh dây thép cho con ra đón bác ở nhà ga. Bác mong sẽ chóng gặp con vui mạnh. Bác. Thư vỏn vẹn có mấy hàng, mà Tuấn đọc đi đọc lại không chán. Thấy mọi người tỏ lòng thương, Tuấn sung sướng vô cùng. Tuấn báo tin cho ông bà Ích-miên biết. Ông Ích-miên suy nghĩ một lúc rồi bảo Tuấn : - Đối với cha nuôi cháu, thật ra cháu không nên giấu chuyện gì mới phải. Nhưng ông xét kỹ thấy rằng, việc cháu tìm lại được hộp châu ngọc cho ông bà, cháu không nên nói ra cho một người nào khác biết nữa, sợ sinh lôi thôi cho ông bà về sau. Mong cháu hiểu ! Tuấn vội vàng thưa : - Vâng, cháu hiểu ! Xin ông bà cứ yên tâm về chuyện đó, cháu hứa sẽ giữ thật kín ! *** Từ hôm được thư bác Thái Phong, Tuấn còn đi làm thêm vài tuần nữa, mới xin nghỉ việc. Trung Tâm tính sổ và trả cho Tuấn một số tiền khá lớn và biếu Tuấn một lô thuốc trị rắn, kể cả thuốc xoa dành riêng cho nhân viên. Thấy ông Giám đốc Trung Tâm xử đãi với mình quá tử tế, Tuấn cảm kích hết sức. Tuấn cũng chỉ cho các bạn, những nơi cậu đã thám hiểm được, để họ kiếm được nhiều tiền thưởng. Tuấn được dây thép vào buổi sáng, thì buổi chiều ông Thái Phong tới. Ông Ích-miên thân hành lái xe đưa Tuấn lên đón ông Thái Phong ở sân ga. Hai ông vui vẻ siết chặt tay nhau, như đôi bạn chí thân. Ông Ích-miên nói với ông Thái Phong : - Ông có một đứa con nuôi can đảm và thật thà hiếm có. Cháu đã làm vinh dự cho ông và cho nước Việt Nam ! Nghe lời khen tặng đó, ông Thái Phong hiểu là trong thời gian vừa qua, Tuấn đã biết cách ăn ở đẹp lòng mọi người, nên ông rất mừng. Hai hôm ở lại Marát, ông Ích-miên quý trọng ông Thái Phong như một thượng khách. Ông thân hành dẫn ông Thái Phong đi thăm các cơ sở trong vùng. Ông cũng tặng ông Thái Phong mấy món đồ kỷ niệm quý giá. Ông cũng cho Tuấn một tượng đồng đen để về biếu cho ông Tư Bá. Tượng này rất quý vì hai con mắt tượng có gắn hai hột dạ châu. Ban đêm, hai con mắt tượng sáng như hai ngọn đèn điện nhỏ. Sáng hôm ông Thái Phong và Tuấn trở về Bombay, ông bà Ích-miên và cô bé Xuy-dan cùng đi tiễn. Đến Bombay, ông Ích-miên đem số tiền Trung Tâm trả cho Tuấn, gởi Ngân hàng xin chuyển về Việt Nam . Ông cũng bỏ thêm vào đó một số tiền tương đương, nhưng giấu không cho Tuấn hay biết. Sau khi khoản đãi hai cha con ông Thái Phong một bữa cơm trưa thật sang trọng, ông bà Ích-miên tiễn hai cha con ông xuống bến tàu. Trước khi chia tay, bà Ích-miên nước mắt ràn rụa, bà hôn Tuấn và trao cho Tuấn một giỏ trái cây và dặn nhỏ : - Bà không biết lấy gì để trả ơn cháu cho cân xứng. Bà biếu cháu một mớ trái cây để cháu ăn dọc đường. Nhưng cháu để ý : dưới đáy giỏ có một cái bánh, trong ruột bánh bà đã bỏ một ít đồ cho cháu. Cháu nhớ cất kỹ, về đến Việt Nam rồi hãy xem. Bà cầu chúc cháu chóng đạt được những điều cháu mơ ước ! Bấy giờ Tuấn mới hiểu ra, vì sao bà cứ kè kè xách theo giỏ trái cây. Cậu biết không thể từ chối được, đành cầm lấy, miệng mếu máo : - Cháu cám ơn ông bà vô cùng. Ông bà đã thương cháu không khác gì con ruột, đời đời cháu sẽ không bao giờ quên ông bà ! Xuy-dan cũng ôm lấy Tuấn khóc nức nở. Cô bé tháo hai vòng ngọc huyền đeo nơi tay, bỏ vào túi áo Tuấn và dặn : - Anh Hai ơi ! Em gởi biếu chị Hiền 2 chiếc vòng này. Khi nào anh Hai theo tàu sang chuyến khác, anh nhớ xuống thăm em, nghe anh ! Tuấn ứa nước mắt, hôn Xuy-dan và an ủi : - Em yên trí, khi anh sang chuyến khác, thế nào anh cũng xuống Marát thăm ông bà và em. Em nhớ lo học cho giỏi, mai sau em lớn lên, anh sẽ mời ông bà và em sang thăm anh. Tuấn đứng lên, bắt tay từ giã ông Ích-miên. Trong cái siết tay thật chặt và cái nhìn âu yếm, bỗng nhiên hai người cùng cảm thấy rào rạt mối tình cha con bịn rịn lúc chia tay ! Hai người cùng ôm choàng lấy nhau, nghẹn ngào không nói nên lời… Ông Thái Phong và Tuấn đứng nhìn theo xe ông bà Ích-miên cho tới khi xe khuất vào đám bụi mù. Tối hôm ấy, Tuấn thuật chuyện bắt rắn cho các bạn thủy thủ nghe. Ai nấy theo dõi say mê. Có người yếu vía sợ quá rú lên, khi nghe Tuấn tả hình dạng con rắn độc ! Cuối cùng, Tuấn hẹn trước khi rời Ấn Độ, sẽ lấy tiền bắt rắn, đãi anh em một bữa càry gà no nê ! Mọi người vỗ tay hoan hô ầm ĩ ! Đoạn Kết Về đến Sàigòn, Tuấn kín đáo mở chiếc bánh ra xem : bà Ích-miên đã nhét vào ruột bánh một gói hột xoàn. Tuấn đếm được 20 cặp lớn nhỏ. Bấy giờ Tuấn mới hiểu lời nói úp mở của bà trước khi từ giã : - Bà cầu chúc cháu chóng đạt được những điều cháu mơ ước ! Tuấn cảm động hết sức vì cử chỉ ưu ái rất chu đáo của ông bà. Tuấn chọn riêng ra một cặp để biếu bác gái Thái Phong. Cậu định bụng sẽ nói với bác : - Gặp dịp may, cháu mua được giá rẻ ở Marát để biếu bác ! Thu xếp xong công việc, Tuấn xin phép hai bác cho về thăm má. Ông Thái Phong cho xe nhà đưa Tuấn về, nhưng Tuấn tỏ vẻ ngần ngại nên ông bảo : - Nếu con sợ bà con lối xóm dị nghị, thì con cứ đi xe về đến chợ, rồi cho xe trở lui, con đi bộ vô nhà. Như vậy cũng tiện. Tuấn vui vẻ làm theo ý cha nuôi. Trên đường về, Tuấn thấy hồi hộp, vui vui. Kể từ khi bỏ nhà ra đi lần thứ nhất đến nay, trên quãng đường này, cậu đã đi về nhiều lần. Nhưng lần này, sau năm tháng xa cách, Tuấn thấy cảnh vật như lạ hẳn ! Đến chợ, cậu cám ơn bác tài, rồi xuống xe đi bộ về nhà. Hôm nay, Tuấn vẫn như độ nào, ăn mặc bình thường, tay xách cặp nhỏ. Cậu vừa bước chân vào nhà, thì em Hiền đã reo lên : - Anh Hai về ! Anh Hai về ! Rồi cô bé a lại ôm chặt lấy anh, Tuấn bỏ cặp xuống ghế, vuốt tóc em : - Má đâu em ? - Má đi chợ, chắc sắp về rồi ! Má nhớ anh, khóc hoài à ! Tuấn cười : - Chớ em Hiền không nhớ anh à ? Hiền xịu mặt nhõng nhẽo : - Em cũng nhớ anh như má vậy, chớ bộ ! Nói rồi, Hiền chạy vào trong kéo ra một cô gái cùng trạc tuổi với Hiền. Cô này ngồi ở phía trong mà hồi nãy Tuấn không để ý. Hiền chỉ cô gái, nói với anh : - Đây là cô bạn cùng lớp với em, đố anh biết ai ? Tuấn thấy cô bé quen quen, cố nhớ mà không nhớ ra : - Ai đó em ? Hiền đập vào cánh tay anh, cười : - Anh không nhớ ra ai à ? Chị Thu Dung đó ! - A, em Thu Dung ! Chao ôi ! Bây giờ em lớn quá, anh nhận không ra ! Thu Dung trách nhẹ : - Mới mấy năm mà anh đã quên em rồi ! Anh ít khi về nên em không gặp, chớ tuần nào em cũng xuống đây hết á ! Tuấn tươi cười giải thích : - Tên Thu Dung thì anh không bao giờ quên đâu ! Có điều là anh không còn nhớ nét mặt. Hồi đó, em là bé Thu Dung 10 tuổi, nay thì 15, 16 tuổi, thành cô nữ sinh Thu Dung xinh đẹp, làm sao anh nhận ra được ? Thu Dung mắc cỡ, hai má ửng hồng : - Anh cứ ngạo em hoài à ! Tuấn nheo mắt : - Anh nói thiệt mà, Thu Dung ! À quên, hai bác có khoẻ không em ? Rồi Tuấn cười : - Mà bác trai còn giận anh nữa không, Thu Dung ? Thu Dung thấy Tuấn nhắc đến chuyện cũ, cô xịu mặt xấu hổ : - Lúc đầu, ba em lầm, nhưng sau nghe má em cho biết đầu đuôi câu chuyện, ba em hối hận và cảm phục anh hết lòng. Ba em tức tốc lên Sàigòn để xin lỗi anh, mà anh đi vắng không gặp. Hình như ba em có viết thư gởi lại cho anh mà ? Tuấn định nói đùa chơi mà thấy Thu Dung tưởng thật, vội vàng ngắt lời : - Anh nói đùa cho vui vậy thôi, Thu Dung à ! Thật ra, anh đã nhận được thư bác và anh cũng viết thư lại cho bác từ lâu rồi ! Chuyến này, thế nào anh cũng sẽ lên nhà thăm hai bác. Anh có một món quà Ấn Độ tặng bác, chắc bác sẽ thích lắm ! Tuấn hỏi thêm : - Thế em Vinh nay học lớp mấy, em học ở trường Quận hay ở Sàigòn ? Thu Dung tươi nét mặt : - Em Vinh nay học Đệ Lục ở trường Quận. Khi tụi em học hết lớp nhất, thì có xe đò chạy thường xuyên lên trường Quận, nên khỏi phải đi học xa. Bỗng Tuấn sực nhớ ra, cậu vội lôi trong túi áo ra hai chiếc vòng đeo tay : - Nói chuyện mãi, anh quên món quà tặng hai em. Đây là hai chiếc vòng bằng ngọc huyền rất quý của Ấn Độ, anh sẽ kể lai lịch của nó cho hai em nghe sau. Nào em Hiền đưa tay đây anh mang thử có vừa không ! Hiền nhanh nhẹn giơ bàn tay mặt ra, Tuấn xỏ chiếc vòng vào cổ tay em. Tay Hiền gầy mang vào hơi lỏng lẻo. Đến lượt Thu Dung rụt rè đưa bàn tay cho Tuấn. Tay Thu Dung mập hơn, mang chiếc vòng vừa khéo. Anh em đang hàn huyên, bỗng nghe tiếng gọi ngoài sân : - Con về rồi đó a Tuấn ? Tuấn nghe tiếng má, vội chạy ra : - Má ! Má ! Bà Hai bỏ rổ đồ ăn xuống đất, ôm choàng lấy con, nghẹn ngào nức nở : - Con ! Con trai của má ! Từ ngày con ở lại bên đó đến nay, má đêm ngày không ăn ngủ được, chỉ nhớ con ! Tuấn dìu má vào nhà. Hiền và Thu Dung chạy ra bưng rổ đồ ăn xuống bếp. Bà Hai vuốt tóc con : - Mới có 5, 6 tháng mà má thấy con thay đổi quá hà ! Con đen và lớn hơn nhiều ! Tuấn cười : - Ở Ấn Độ gần đường xích đạo mà không đen sao được, má ? Má à, chuyến này con không đi đâu xa nữa, con ở nhà với má luôn ! Bà hai mở tròn đôi mắt nhìn con, ngạc nhiên : - Con định về ở với má luôn thiệt à ? Tuấn nghiêm trang : - Vâng, má cũng biết ước vọng của con là được ở cạnh má suốt đời, trong miếng vườn trồng cây ăn quả và vài mẫu ruộng cấy lúa. Hơn một năm nay, nhờ Trời thương, con dành dụm được số tiền có lẽ đủ mua vườn, ruộng như má con mình ao ước ! Bà Hai cảm động, sung sướng ôm choàng lấy con, nước mắt bà trào ra ướt cả áo Tuấn. Tuấn khoe với má : - Má à, thời gian con ở Ấn Độ, con đã học được cách bào chế thuốc trị rắn độc cắn. Con sẽ cho bà con lối xóm biết, nếu có ai bị rắn độc cắn, con sẽ biếu thuốc để cứu họ. Nghe nói đến thuốc trị rắn độc cắn, bà Hai nhìn lên ảnh chồng rồi òa khóc : - Con ôi ! Phải chi con kiếm được thuốc nầy sớm, thì ba con đâu có chết ! Tuấn vuốt ve bàn tay khô khẳng của má an ủi : - Má đừng buồn nữa ! Trời bắt ba con số kiếp vắn vỏi, nhưng Trời thương cho ba con phù hộ cho má, cho các con, mới được như ngày nay ! Con nghĩ phần riêng con được gặp nhiều may mắn, chính là nhờ ba con phù hộ. Má không nghĩ như vậy sao ? Bà Hai lặng thinh một lúc, rồi lau nước mắt, bảo con : - Con nói đúng, má cũng nghĩ như vậy, con à ! SAIGON, Hè 1971 NHẬT LỆ GIANG |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Đời Phiêu Lưu Của Tuấn | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |