Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Bức Tranh Dòng Họ Nguyễn Tue 07 Jun 2016, 21:10 | |
| Link Tải Ebook: http://myebookmaker.com/book.php?id=36282Chương 1 NGƯỜI BẠN NHỎ Cuối tháng chạp dương lịch, trời hết mưa, phố xá Đà Lạt đẹp như những bức tranh mầu in trên các tấm bưu thiếp. Không khí trong như lọc. Hai hàng cây cao ngất bên vệ đường vươn những cành lá xanh tươi thâu góp tất cả cái nóng của mặt trời chiều đổ xuống. Một hơi gió thoảng qua, vòm cây xào xạc, reo vui, buông vội xuống năm ba vạt nắng vàng tươi, hòa hơi ấm mặt trời vào trong cái mát lạnh của không gian. Vẻ đẹp thanh tao ấy đã quá quen thuộc với dân địa phương nên dường như chỉ có khách du mới tế nhận được mà thưởng thức. Cường, một thiếu sinh Hướng Đạo, hành trang cắm trại khoác trên vai, vừa đi vừa huýt sáo trong bức tranh cậu thấy đây không phải lần đầu. Bước những bước thật chậm rãi như cố ý ngâm tắm trong bầu không khí sạch lành, trút cho hết những mệt nhọc và bụi bặm của non một ngày ngồi ru rú trên xe đò oi bức. Mải mê nhìn cảnh đẹp, đến văn phòng xưởng đồ hộp Kiến Bình lúc nào cũng không hay. Chưa kịp bước vào đã nghe có tiếng reo vui từ trong nhà vang ra: - A, anh Cường! Anh Cường! Một chú bé chừng 12 tuổi chạy ra, sà vào lòng Cường. Hai anh em ôm nhau âu yếm. - Anh Căn có nhà không Chính? – Cường hỏi, tay vỗ vỗ vào lưng chú bé. - Thưa anh, có. Anh em đang dậy bé Trúc học trên lầu. Anh vô nhà đi, để em lên gọi. Nói xong, Chính chạy ù lên thang lầu, vừa chạy vừa la: - Anh Căn ơi! Có anh Cường ở Saigon lên chơi đó! Tiếng nói của Chính trong và ấm, có một âm thanh đặc biệt. Tiếng nói ấy, Cường đã nghe quen, nhưng lần nầy nó lại gợi cho cậu nhớ lại một kỷ niệm tuy mơ hồ nhưng mới mẻ. Tay nhẹ nhàng gỡ túi hành trang trên vai, mắt đăm đăm ngó vào khoảng không, Cường băn khoăn suy nghĩ… Căn từ trên lầu chạy xuống, tay bắt mặt mừng: - Cường vừa lên tới hả? Sao không viết thư báo trước cho tao hay? - Báo trước làm gì? Để cho mày ngạc nhiên, sướng hơn! À, hai bác đâu? - Chú thím tao bận rộn suốt ngày bên xưởng. Nhưng chú tao cũng sắp về đây lo ít giấy tờ gì cho khách. Cường lắng nghe bạn nói, chăm chú đến âm thanh hơn là đến ý nghĩa, lòng ngẩn ngơ suy nghĩ : Lạ thật! Sao giọng nói anh em thằng này cũng có cái âm điệu kỳ đặc ấy nhỉ? Thấy nét mặt đăm chiêu của Cường, Căn vỗ vai bạn, cười trêu: - Làm chi mà lo ra vậy? Thằng này kỳ quá ta! Mới xa Saigon có một ngày mà đã như người mất hồn. Nhớ ai đó bạn? - Chuyện đứng đắn mà mày – Cường nghiêm trang đáp – Ở Saigon, tao mới quen một người bạn nhỏ có tiếng nói giống hệt tiếng nói của anh em mày nên tao mới lấy làm lạ lùng mà suy nghĩ chứ. - Ủa! Hay là em tao đó cũng chưa biết chừng à. – Căn nói, nửa đùa, nửa thật – Nó mặt mũi thế nào, kể mau tao nghe đi. Một giọng nói y hệt tiếng Căn cất lên khiến Cường giật mình quay lại: - Phải đó, cậu Cường làm ơn kể cho bác và em Căn nghe đi. Ông Sỹ, chú của Căn, đã từ xưởng trở về, vào nhà lúc nào mà không một ai hay. Cường vội chắp tay chào: - Lạy bác ạ! Thưa hai bác vẫn được mạnh giỏi? - Cảm ơn cháu, hai bác nhờ trời vẫn mạnh. Cháu lên đây cắm trại hả? Cắm trại xong, ở đây chơi với các em lâu lâu nhé. Thế nào, hai bác đàng nhà vẫn được bình an cả đấy chứ? - Thưa bác, vâng. Ba má cháu có lời lên kính thăm hai bác. Đoàn của cháu lên đây cắm trại ba hôm. Cháu lên trước một ngày chơi với anh Căn, ngày mai cháu mới họp trại. - Vậy hả? Cháu đi đường chắc mệt nhọc, hãy vào tắm một cái cho nó mát đã rồi ra nói chuyện Saigon cho bác nghe. . . . . . . . . . . . . Cường ở Cư xá Lữ Gia, sáng nào cũng chạy xe Honda qua đường Nguyễn văn Thoại, dọc Trường đua Phú Thọ để đến trường Hưng Đạo. Mấy tháng nay, cậu chú ý thấy bên hông Trường Đua mọc lên nhiều túp lều bán nước ngọt và sửa chữa xe gắn máy. Các bạn cậu thường chỉ cho cậu thấy một chiếc lều căng vuông vắn, rộng rãi và ngăn nắp nhất, và giới thiệu: - Thằng nhỏ sửa xe giỏi số dách và cũng thực thà số dách! Một buổi sáng trời mưa, Cường vừa ra khỏi nhà được một quãng, đến góc Trường Đua thì xe cán phải đinh không đi được nữa. Mặc dầu ngay cạnh đó có một tiệm sửa xe đang vắng khách, Cường vẫn cố đẩy xe đi mấy chục thước đến căn lều của chú bé. Thật là “danh bất hư truyền”, mới hết giờ giới nghiêm ngót một tiếng đồng hồ mà lều chú bé đã đông khách. Một ông già vừa trả tiền dắt xe ra, một bà đang đợi chiếc ruột xe ép gần xong. Chú bé làm việc không ngơi tay, vội tháo vỏ xe Cường ra tìm chỗ thủng, loay hoay vá. Bà khách lấy xe ra, vừa trả tiền xong đã thấy một cô ăn mặc sang trọng đẩy một chiếc PC 50 tới, năn nỉ: - Chú em làm ơn sửa giùm gấp chút. Chả biết hư cái gì mà đạp hết hơi không thấy nổ máy. Trời ơi! Sáng nay dám trễ giờ quá! Chú bé đạp thử mấy cái, lắng tai nghe, rồi cúi xuống mở máy lau chùi. - Hư bu-di hả? – Cô gái hỏi – Mới thay ở đàng kia chưa được nửa tháng mà đã vậy. Thôi, cứ thay đại giùm cái khác đi cho được việc. Chẳng nói chẳng rằng, chú bé loay hoay vài phút, đứng lên đạp, máy nổ ròn tan. Mặt cô gái đng khó đăm đăm bỗng tươi hẳn lên, nụ cười rạng rỡ. - Bao nhiêu, chú em? – Cô gái vừa hỏi vừa lo le tấm giấy bạc hai trăm. - Thôi, – chú bé lắc đầu đáp – có sửa chi đâu mà lấy tiền. Bu-di còn tốt, không giữ gìn, để nó dơ nên sanh chứng vậy. Lau sạch là máy chạy tốt ngay. Tiếng nói trong và ấm, Cường nghe quen quen, nhưng nghĩ mãi không ra giống tiếng nói của ai. Nói xong, chú bé quay vào cúi xuống lắp xe cho Cường, không nghe thấy cô gái cảm ơn trước khi tần ngần dắt xe ra, cũng không trông thấy hai người, một đàn ông, một đàn bà, sồng sộc bước vào trong lều từ lúc nào. Người đàn bà cong cớn: - Ngu ơi là ngu! Không đổ đâu cho hết cái ngu vậy đó! Như vậy mà không biết đập cho thẳng tay thì là ngu hết chỗ nói! Người đàn ông quất thêm: - Bu-di còn tốt thì càng hay chứ có làm sao! Cứ liệng mẹ nó vào một xó, lấy cái nào cũ cũ mà còn xài tạm được lắp thế vào, rồi quất thẳng cánh hai bò cho tao xem có được không nào? Đầu óc mày làm sao, tao dậy mãi mà chưa thấy khôn hơn được một chút xíu nào gọi là có! Mắc cỡ thay cho miệng người nói cũng như cho tai người nghe, Cường bước ra khỏi lều, ngắm trời ngắm đất. Nhưng cơn mưa quái ác ở đâu bỗng đổ sập xuống, buộc Cường phải bước trở vô lều, bất đắc dĩ phải nghe đầy tai những lời dậy khôn chú bé: - Sao động một chút mày lại cứ vác mấy cái tiếng “lương thiện” vô duyên học được ở nhà trường ra dọa tao vậy? Mày thấy mấy người lương thiện tay làm hàm nhai có người nào đủ sống không, hay là chưa ăn bữa nay đã lo bữa mai, chứ đừng nói đến lên xe xuống ngựa? Bộ mày tưởng những người có tiền triệu, tiền tỷ, ăn sung mặc sướng đều là những người làm ăn lương thiện cả hay sao? Tao muốn dậy cho mày mở mắt ra, sau này ấm vào thân mà mày vẫn chứng nào tật nấy không chịu nghe. Sao mày ngu vậy? Ngoài trời, mưa càng lúc càng nặng hạt. Chẳng đặng đừng, Cường phải lên tiếng bênh vực cho chú bé: - Thưa ông, chú bé này làm việc giỏi mà thật thà. Đó là hai điều thiết yếu để thành công. Ai cũng mến chú bé, người nọ mách bảo cho người kia nên cửa hàng chú bé lúc nào cũng đông khách. Ông coi mạn này thiếu gì chỗ sửa xe mà có chỗ nào đắt khách bằng chỗ này đâu… Ông đi xe, thường đổ xăng chắc rõ vụ này. Trạm xăng nào ăn gian đổ xăng thiếu, khách chỉ mắc lận một hai lần mà thôi, rồi nổi giận bỏ đi đổ xăng chỗ khác dù không thuận đường. Còn trạm nào đàng hoàng, đong xăng đầy, thối tiền đủ thì lúc nào cũng gạt ra không hết khách. Vậy có phải là làm ăn lương thiện bao giờ cũng được tiếng tốt và thâu lợi lâu bền không? Người ta kêu là ăn ít mà no lâu là vậy đó. Người đàn ông cứng họng, chưa biết chống chế ra sao, may chú bé lên tiếng cứu nguy: - Xe xong rồi, anh. Cường trả tiền, cảm ơn chú bé, gật đầu chào hai người kia, dắt xe ra. Trời lại đổ mưa. Cơn trước vừa dứt hạt, cơn sau lại ập xuống rào rào… Đành dựng xe lên, lấy áo mưa ra mặc. Trong lều, tiếng người đàn bà the thé vang lên: - Từ sáng đền giờ, được bao nhiêu? Đưa đây! Có tiếng nhỏ nhẹ: - Hai người sửa chút đỉnh, mỗi người một trăm. Một miếng vá ba chục. Hai người mỗi người hai miếng vá năm chục. Tất cả là ba trăm ba, kể cả năm chục vừa rồi. Tiếng người đàn bà lại cất lên, nghe khó chịu hết sức: - Từ sáng đến giờ, lâu ớn rồi mới kiếm được có ba trăm ba thôi hả? Trời ơi, làm ăn cái điệu này có ngày chết đói rã họng cả đám. Tao chắc thế nào mày cũng đã cho lọt lưới vài ba cái bánh bao hay một vài tô hủ tíu rồi chứ chẳng không. Có! Đứng dậy, lại đây biểu! Từ sáng đến giờ, mày đã nốc những gì rồi? Tiếng trả lời thật khẽ, thật tội nghiệp, nghe như có trộn nước mắt: - Thưa chưa. - Chưa? Tao tin hổng vô… Thôi, thằng ông mãnh, đưa ba trăm đây. Còn ba chục đó, cho mua xôi mà ăn. Chiều không đủ hai ngàn mang về, mày chết mấy tao! . . . . . . . . . . . . - Thưa bác – Cường tiếp tục kể – chú bé thật dễ thương hết sức. Lần đầu tiên, vừa nghe tiếng nói của y có một âm thanh quen thuộc, cháu có cảm tình ngay. Sau bữa ấy, cháu lựa những lúc y vắng khách, lân la làm quen. Trước y còn ké né, sau dạn dần. Y thua cháu hai tuổi nên xưng em và kêu cháu bằng anh. - Nó tên chi? Mặt mũi ra sao? – Ông Sỹ sốt sắng hỏi. - Thưa bác, nó tên Có, nghe người ta quen gọi là thằng Có Honda. Có mặt mũi sáng sủa, trán cao và rộng, mặt cũng vuông chữ điền như mặt anh Căn vậy đó bác. Đôi mày vẽ đậm nét và hơi xếch trên cặp mắt tinh anh, mũi thẳng, miệng cười khá tươi, chân tay rắn rỏi, thân hình cân đối. Trông không khác gì anh Căn đây là bao. Bác cứ tưởng tượng anh Căn má hóp đi một chút, tay chân to và đen đủi thêm một chút, nét mặt cũng kém vui đi một chút là bác thấy ngay hình ảnh khá trung thực của chú bé. - Phải rồi – ông Sỹ trầm ngâm nói – Chắc đời sống của nó khổ cực và lam lũ lắm, phải không cậu? - Thưa bác, không hẳn vậy. Tuy quần áo không được lành lặn gì cho lắm, nhưng được cái y biết giữ gìn sạch sẽ nên trông không có vẻ lam lũ khổ sở. Rõ ràng là y làm thợ quần quật suốt ngày, thế mà dù mới thoạt trông thấy hay là đứng ngắm cho kỹ đố ai không bảo y là con nhà gia thế vì gặp bước không may nên mới ra nông nỗi. - Anh gặp y thường hả? – Căn vồn vã hỏi. - Ừ, thằng nhỏ ngoan vô cùng. Được học đến nửa chừng lớp nhì (bây giờ là lớp bốn) thì phải bỏ dở vì biến cố Tết Mậu Thân. Mấy năm nay không được học hành gì, nhưng khi trước, lúc sáu bẩy tuổi, được học hai năm chương trình Pháp mới ngộ chứ. Tôi mến nó lắm nên những buổi trưa rỗi rảnh thường ghé vào lều dậy cho nó năm ba chữ. Nó chăm và sáng dạ nên qua chương trình lớp năm rất nhanh. Bây giờ đang theo ngon lành chương trình lớp sáu đó… - Lạ nhỉ! – Ông chú hãng Kiến Bình nói một mình sau mấy phút trầm tư – Lạ nhỉ! Hai năm học chương trình Pháp… Tết Mậu Thân… Bỗng quay sang Cường, ông đột ngột bảo: - Lạ thật đấy, cậu Cường. Thế cậu có hỏi gia thế cậu ta ra làm sao không? - Thưa bác, không. Cháu giữ ý không gợi chuyện gia đình sợ y buồn tủi. Cháu thấy cứ để mặc cho y tự ý thố lộ mỗi ngày một chút thì hơn. Gom lại những mẩu chuyện tâm sự của y thì thấy rằng y quả thật là con nhà khá giả, trước kia sống với ông cậu ở Saigon và học trường Ta-be, sau theo ông cậu ra Trung học tiếp chương trình Việt. Ông cậu làm ăn thất bại và chết sau Tết Mậu Thân. Trước khi chết, ông cậu, bà mợ giao y cho vợ chồng một người bà con. Ít ngày sau, vợ chồng người này cũng bị thương nặng ở dọc đường chạy loạn, lại giao cho một cặp vợ chồng quen biết khác. Hai người này không có họ hàng gì với y hết và chính là cặp vợ chồng cháu gặp trong lều sửa xe bữa nọ. Thoạt trông, cháu đã biết ngay họ không thể nào là cha mẹ ruột của thằng Có được. Vì người đàn ông thì mặt có tướng tham và dữ, còn người đàn bà thì béo phục béo phịch, ăn nói hàm hồ thô lỗ, tịnh không có một nét nào giống thằng Có hết. - Có, có phải là tên thật của y không? Y họ gì? – Ông Sỹ hỏi dồn dập – Cha mẹ y tên gì? Cậu mợ y tên gì? Cậu có hỏi kỹ không? - Thưa bác, không. Thằng Có không nói, cháu cũng không hỏi. - Sao bỗng dưng hôm nay gặp thằng Căn, cậu lại liên tưởng đến thằng Có vậy? - Thưa bác, nguyên do là ở tiếng nói, âm thanh của tiếng nói. Cháu nhận thấy Trời sinh ra con người ta thật là một công trình kỳ diệu. Không những con cái có nét mặt và dáng dấp giống cha mẹ mà còn giống cả giọng nói tiếng cười nữa. Như trong gia đình cháu, tiếng nói của mấy anh em trai của cháu giống tiếng nói của ba cháu đến độ ngay người trong nhà cũng có khi lẫn tiếng người nọ ra tiếng người kia. Ở ngoài đường, ta có thể gặp một người nào đó rất giống với một người khác, nhưng khi nghe tiếng nói thì phân biệt được ra ngay. Ngày mới gặp Có, cháu nhớ mài mại tiếng nói của y rất ư là quen thuộc, nhưng nhất đán không nhớ được là giống tiếng ai. Hôm nay, nghe tiếng reo của em Chính, rồi tiếng nói của anh căn, sau nữa là tiếng nói của bác, cháu mới chợt nghĩ ra. Thật rõ ràng là tiếng nói của cùng một dòng họ. Thưa bác, chuyện đầu đuôi như thế. Cháu nghĩ sao, thưa vậy, nếu có điều chi thất thố, xin bác tha thứ cho cháu. - Không – ông Sỹ vội nói – cậu suy luận hoàn toàn hữu lý. Có thể thằng Có đó là cháu ruột của tôi, tức là em ruột thằng Căn đó, cậu Cường à. Cường trố mắt kinh ngạc ngó ông chủ hãng đồ hộp Kiến Bình đứng nghiêm trang, chắp hai tay lên trán, mắt lim dim, khấn vái: - Lạy Trời phù hộ cho con, lạy vong hồn anh chị sống khôn thác thiêng phù hộ cho em sớm tìm cho ra thằng Cơ để gây dựng cho nó nên người.
Được sửa bởi nhanbkvn ngày Wed 08 Jun 2016, 22:01; sửa lần 2. |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Bức Tranh Dòng Họ Nguyễn Tue 07 Jun 2016, 21:11 | |
| Chương 2 CHUYỆN NHÀ HỌ NGUYỄN THIỆN Sắp đến giờ đóng cửa văn phòng, ông chủ hãng Kiến Bình mời Cường ngồi chơi ở chiếc ghế bành nơi phòng khách, đối diện với ông, tất cả con cháu cũng được ngồi vây quanh để nghe ông nói chuyện gia đình. Ông nâng tách trà đượm hương thơm ngát, mời: - Cậu Cường dùng trà đi, thử xem trà Việt Nam trồng, Việt Nam sấy, Việt Nam ướp có thua gì trà Tầu không nào. Cường nhấp vài hớp nhỏ, đặt tách xuống thưa: - Thưa bác, bấy lâu nay trà ở Việt Nam vẫn do Việt Nam trồng. Người Tầu chỉ có cái mánh khóe mua về để nào sấy, nào hồ, rồi ranh mãnh đặt ra những cái tên thật kêu để đánh lận con đen, làm cho những người cả tin và ưa dùng đồ ngoại hóa yên trí đó là sản phẩm chính thức của người Tầu. Còn nói về phương diện ướp hương thì từ xưa đến nay chỉ có Việt Nam là nhất. Duy có điều ta chỉ sản xuất được ít để dùng trong phạm vi gia đình mà thôi vì quá tốn công, tốn của và tốn luôn cả thì giờ nữa. Ông chủ hãng Kiến Bình đắc ý cười ha hả: - Phải rồi. Người Tầu bất quá ướp được lài. Thơm nhưng không nhã. Còn ướp sen, ướp sói, ướp ngâu thì phải ta mới làm được. Nhưng thôi, chuyện ấy để khi nào nhàn rỗi ta sẽ bàn sau. Giờ ta nói chuyện hệ trọng, chuyện gia đình… Cậu Cường à! Cậu chơi với em Căn đã lâu, anh em thân thiết, tôi coi cũng như người trong một nhà. Nay tôi đem chuyện riêng trong gia đình ra nói cho cậu nghe, mong nhờ cái hồng phúc của cậu giúp thêm vào cái hồng phúc của gia đình tôi để may ra tìm được một người cháu ruột mất tích đã mấy năm nay. Câu chuyện dài dòng, phải kể rành mạch từ gốc cho đến ngọn mới được. Gia đình họ Nguyễn Thiện tôi là một gia đình có bề thế nhất nhỉ ở tỉnh Bến Tre, nay là Kiến Hòa. Các cụ thân sinh ra tôi có hai người con trai : anh hai tôi là ông Nguyễn Thiện Nhân, và tôi là Nguyễn Thiện Sỹ. Anh hai tôi lấy vợ người Thừa Thiên, họ Phạm, sanh được hai con trai, đứa lớn là Nguyễn Thiện Căn, bạn của cậu đây, năm nay 16 tuổi, đứa nhỏ là Nguyễn Thiện Cơ, thua anh nó hai tuổi, tức là năm nay 14 tuổi. Vợ chồng tôi cũng sanh được hai con như cậu đã biết, trai là thằng Nguyễn Thiện Chính, 12 tuổi, và gái là con Thanh Trúc năm nay lên 8. Trước khi trăm tuổi, các cụ chia gia tài cho hai anh em chúng tôi. Anh tôi là con trưởng được giữ ngôi từ đường cùng 10 mẫu vừa ruộng vừa vườn quanh ngôi từ đường làm của hương hỏa. Còn bao nhiêu thì chia đều cho hai anh em. Chị hai tôi chẳng may mất sớm, anh hai tôi thương xót lắm. Chắc là trước khi mất, chị tôi có trối trăng lại cho anh tôi nhờ đùm bọc cho người em trai là ông Phạm văn Khánh vừa nghèo vừa không có con nối dõi. Thành ra lòng thương vợ bao nhiêu, anh tôi đổ dồn vào lòng thương người em vợ bấy nhiêu. Cứ đằng thằng mà nói thì thương thiếu gì cách thương mà giúp đỡ cũng thiếu gì cách giúp đỡ. Chỉ tức một điều là anh tôi thương và giúp đỡ không nhằm lối, khiến cho anh tôi bỗng dưng lạc mất đứa con trai. Nói cho ngay, ông Khánh không phải là người xấu, nhưng người vợ xem ra có ý tham lam. Tôi cũng không hiểu vợ chồng Khánh nói ra nói vào thế nào mà anh tôi gọi bán hết tất cả ruộng nương về phần anh tôi, chỉ bớt lại có ngôi từ đường với mười mẫu hương hỏa mà thôi. Anh tôi có thiếu thốn gì đâu cho cam mà phải bán ruộng, bán đất. Thậm chí đến 100 mẫu ruộng được quyền giữ lại làm xuất lưu trí theo luật cải cách điền địa hồi bấy giờ, anh tôi cũng bán luôn. Chẳng qua là muốn cho có thật nhiều tiền để cung cấp cho người em vợ làm vốn kinh doanh. Còn một điều này nữa mới thật là kỳ cục, tôi nghĩ mãi không tìm ra nguyên ủy. Đó là, thay vì để cho hai đứa con trai mồ côi mẹ hủ hỉ với mình, anh tôi chả biết nghĩ quẩn nghĩ quanh thế nào, hay là nghe ai nói ngon nói ngọt làm sao mà nỡ đem giao thằng Cơ từ khi nó mới có lên năm tuổi đầu cho vợ chồng cậu Khánh đem biệt lên Saigon nuôi và cho ăn học. Tôi có tìm lời khuyên can nhưng anh tôi nhất định không chịu nghe. Được vài năm, nghe đâu vợ chồng cậu Khánh làm ăn thất bại, phải bỏ đất Saigon dắt nhau ra Huế sinh sống. Ở Huế, họ cũng không khá hơn. Tệ hại hơn là đàng khác. Họ nhiều lần thúc bách anh tôi phải gửi tiền ra chu cấp. Không hiểu anh tôi tiêu pha hay bị rút rỉa cách nào mà vào khoảng một tháng trước Tết Mậu Thân anh tôi cạn hết tiền phải hỏi mượn đỡ tôi một số khá lớn. Anh tôi bảo đây là lần sau chót giúp đỡ cho vợ chồng Khánh theo lời yêu cầu của họ để nhân dịp này họ thuận cho rước thằng Cơ vào Nam kẻo ở mãi ngoài ấy e có ngày đói khổ. Tiền thu xếp xong, nhưng việc lại không xong vì không lấy được vé máy bay. Thôi đành vậy, anh tôi than, không ra được trước Tết thì để đến ra giêng, chứ biết làm sao bây giờ! Ai ngờ xẩy ra biến cố Tết Mậu Thân! Khi tình hình đã tạm yên thì tìm đâu cũng không ra tông tích vợ chồng Phạm văn Khánh và của thằng Thiện Cơ. Thế có khổ cho anh tôi không? Anh tôi đích thân ra ngoài ấy tìm. Không thấy. Hỏi thăm mãi mới có người cho tin rằng vợ chồng Khánh đã chết trong khói lửa. Về Thiện Cơ thì bặt vô âm tín. Còn nước còn tát, anh tôi lại thuê người lặn lội đi tìm khắp mấy tỉnh miền Trung, song vẫn hoài công vô ích. Rốt cuộc, thua buồn quá, phần thương nhớ con, phần ân hận vì quá vụng suy và cũng quá tin người, anh tôi ngã bệnh và từ trần vào mùa thu năm Thân. Trước khi nhắm mắt, anh tôi khóc và trối trăng mấy lời tâm huyết căn dặn tôi phải cố gắng tim cho ra cháu Thiện Cơ, nuôi dậy và gây dựng cho cháu nên người, có được vậy thì vong hồn anh tôi mới siêu thoát được. Ma chay cho anh tôi xong, tôi cất công ra Huế một chuyến, ra sức tìm tòi, rồi nhờ cả các cơ quan công quyền điều tra giúp mà cũng chẳng thấy vân mồng gì. Về Nam, tôi cho đăng báo “tìm người nhà” luôn mấy tháng ròng. Vẫn bặt tăm hơi. Vẫn không lóe một tia hy vọng. Quá chán nản, tôi bán hết phần gia tài của tôi lấy tiền làm vốn lên đây sinh cơ lập nghiệp. Tuy nhiên, ngôi từ đường và đám ruộng hương hỏa của anh tôi, tôi vẫn giữ và giao cho một người tớ già trung thành trông nom. Tôi vẫn nhớ như in trong óc, lúc sắp tắt hơi, anh tôi còn nắm chặt tay tôi và dặn đi dặn lại rằng dù có đói khổ thế nào đi nữa cũng không được bán khoảnh ruộng đất ấy, mà phải để đó làm căn bản sau này cho anh em thằng Căn, thằng Cơ. Anh tôi nói, nước mắt ràn rụa: “Tôi rất hối ngày trước đã không chịu nghe lời chú để đến nỗi bây giờ không được trông thấy mặt thằng Cơ trước khi nhắm mắt… Nhưng không, không… tôi trông thấy rõ ràng thằng Cơ mà… Nó bơ vơ, nó khốn khổ, nhưng nó hãy còn sống. Chú phải tìm nó cho tôi… Tất cả những gì tôi để lại cho anh em chúng nó đều nằm ở trong mảnh đất hương hỏa này. Hễ tìm được cháu, có bằng chứng hẳn hoi, mấy chú cháu cứ đó mà suy ra, ắt hiểu những lời tôi nói và thấy những gì tôi cất giữ.” - Đó – ông Sỹ kết luận – câu chuyện thằng cháu Thiện Cơ tôi mất tích là như vậy. Mấy lúc sau này, tôi đã tưởng là vô vọng. Nay tình cờ cậu Cường gặp thằng Có, tôi cảm thấy như lời nói sau cùng của anh tôi sắp đến lúc ứng nghiệm. Thực vậy, cậu Cường à, mặt mũi anh em chúng nó giống nhau như tạc, tiếng nói chúng nó cũng giống nhau nữa. Nếu cậu đã nhận thấy thằng Có mặt mũi hao hao giống thằng căn, và giọng nói lại y hệt thì mười phần chắc đến chín phần đích nó là thằng Cơ rồi, cậu nghĩ sao? Cường chưa kịp trả lời, Căn đã vội đưa ra ý kiến: - Cháu lại còn thấy có một điểm này nữa rất đáng được quan tâm. Đó là : chữ Cơ viết vội vàng có thể đọc lầm thành chữ Có, và ngược lại, chữ Có đánh dấu thấp một chút cũng đọc ra chữ Cơ như thường. Cứ đó mà suy, ta có thể cho rằng thằng Có và thằng Cơ chung quy vẫn chỉ là một đứa. Người ta chỉ đọc trại tên nó đi một chút mà thôi. - Ờ, ờ – ông Sỹ vừa nói vừa suy nghĩ – cháu có lý. Nhưng không biết người ta vô tình đọc trại tên nó ra như vậy cho có vẻ bình dân, hay là họ đã cố ý đổi tên nó chính thức bằng một tờ giấy kkhai sanh khác? - Thưa bác – Cường tiếp lời – dù cố ý hay vô tình, việc đọc trại tên cũng chứng tỏ rằng họ vẫn giữ giấy khai sanh của chú bé Thiện Cơ. Là vì nếu họ dụng ý lập một bản khai sanh khác cho thằng nhỏ thì họ phải chọn một cái tên hoàn toàn xa lạ. Hà tất phải giữ cái tên mài mại với cái tên cũ làm chi cho thêm rắc rối. Đặt bất cứ một cái tên nào cho đứa nhỏ mà chả được. - Phải rồi – ông Sỹ tấm tắc khen – cậu Cường luận chí lý. Bây giờ mà gặp được mặt thằng Có, lại có cả tờ giấy khai sanh của Nguyễn Thiện Cơ kèm theo, thì địch thị nó là cháu của tôi rồi. Phen này, tôi phải bỏ ra mấy ngày về Saigon điều đình ngay mới được. - Thưa bác, cháu thấy vội quá không nên – Cường lựa lời can – Hai vợ chồng người nuôi thằng Có hiện giờ thuộc vào loại người tham lam gần như vô sỉ. Ai đời người lớn mà bóc lột hơi sức thằng bé con 14 tuổi đầu đến mức tàn tệ. Mỗi ngày phải kiếm cho ra hai ngàn đồng bạc đưa đủ cho họ mới xong. Vị chi mỗi tháng hơn bù kém phải kiếm được sáu chục ngàn đồng. Lương công chức nào bằng? Thằng Có thật là cây tiền cây bạc của người ta đó, đâu có dễ họ buông tha ra cho bác. Nếu biết bác là một nhà doanh thương kỹ nghệ, nghĩa là một nhân vật có máu mặt ở đô thị này, nhất định họ phải làm khó, nhất định họ phải bóp nặn sao cho thật đúng mức. Họ dám vòi bác bạc triệu. Làm sao có tiền mà nhét cho đầy túi tham của họ được. Một khi không được thỏa mãn, họ có thể gây rắc rối cho ta và luôn thể làm khổ thêm cho thằng bé nữa… - Anh Cường nói phải đó chú – Căn nói – Cháu tính hãy nên nhờ anh Cường về Saigon điều tra cho kỹ lai lịch của thằng Có. Nếu đúng là em Thiện Cơ, chú sẽ về Saigon điều đình cũng chưa muộn. Như vậy công việc chú ở đây tạm thời không bị gián đoạn. - Thế cũng được – ông Sỹ gật đầu đáp – Bác nhờ cậu Cường giúp bác việc ấy nhé. Liệu có điều gì trở ngại không? - Thưa bác – Cường đáp – việc ấy cháu làm được dễ dàng. Ngày nào cháu cũng dậy Có học một tiếng đồng hồ, thế nào cháu cũng có thì giờ truy ra được sự thật. Biết đến đâu, cháu sẽ biên thư trình bác rõ đến đó để bác tùy nghi định liệu. - Không tiện đâu, Cường – Căn đỡ lời cho ông Thiện Sỹ – Vì khi định liệu không có mặt và không có ý kiến của Cường, e có chỗ không thấu đáo, dám hỏng việc như chơi. Chi bằng ngay bây giờ đông đủ, ta định sẵn một kế hoạch hành động có phải hơn không? - Kế hoạch thế nào? – Cả ông Sỹ lẫn Cường cùng hỏi. - Trước hết, Căn nói – hãy nhờ anh Cường điều tra giùm tông tích của chú bé tên Có. Nếu y đúng là em Thiện Cơ, anh Cường hãy trổ tài làm quen với cặp vợ chồng đang nuôi dưỡng nó, liệu lời thuyết phục họ trước để họ sẵn sàng buông tha thằng nhỏ ra với một cái giá phải chăng. Khi nào xem chừng ý họ đã xiêu xiêu, anh Cường sẽ tự động đăng báo, đứng tên chú tìm người nhà. Rồi kín đáo cho họ biết tin đó. Một là họ sẽ lên trên này điều đình, hai là họ sẽ biên thư báo cho chú xuống Saigon gặp họ. Như thế có phải là giản dị và thuận tiện không nào? Cường nghĩ sao? - Cũng được – Cường nhanh nhẩu đáp – À, Căn có bản khai sanh nào của Cơ không? - Không có mới chết chứ – Căn thở dài đáp – Không biết ba cất ở đâu mà tìm khắp nơi chả thấy một bản nào. - Sao không biên thư nhờ Tòa Tỉnh hay quận Châu thành tìm cho? – Cường hỏi. - Tại không nhớ số, không nhớ ngày khai. Không có các dữ kiện đó, e họ không chịu tìm giùm cho mình đâu. - Thôi được – Cường bình thản nói – hãy cứ biết vậy. Rồi tùy cơ ứng biến sau. - Cường à – Căn dặn dò – Cường chỉ nên liên lạc bằng thư trong những trường hợp không có kết quả. Thí dụ như : điều tra không ra manh mối, hay là thằng Có không phải là thằng Cơ, hay là họ tỏ ý nhất định không chịu buông tha thằng bé, hoặc giả họ đòi hỏi tiền bạc quá đáng, vân vân… - Em Căn nó bàn như vậy, cậu Cường nghĩ có xuôi không? – Ông Thiện Sỹ hỏi. - Thưa bác, được ạ. Căn tính vậy cũng tiện và nhặm lẹ, cháu xin cố gắng. Bác cứ yên tâm. Có điều chi bất trắc, cháu sẽ biên thư trình bác rõ ngay. - Thế thì quý hóa lắm – ông Sỹ hân hoan nói – Thôi thì trăm sự nhờ cậu giúp cho bác và các em nhé. Nếu chú cháu, anh em họ Nguyễn Thiện được trùng phùng, một phần cũng là nhờ tài trí và lòng tốt của cậu Cường đó, gia đình bác sẽ không bao giờ quên ơn cháu. - Thưa bác – Cường nói – bác dậy chi điều đó. Cháu là bạn của anh Căn thì cũng như là con cháu của bác. Nãy giờ, chú bé Thiện Chính cũng như cô bé Thanh Trúc phải ngồi lặng yên nghe người lớn bàn chuyện đã thấy ê ẩm cả người. Đã không dám nói leo sợ phải mắng, lại không được chạy nhẩy la hét, chúng cảm thấy ngứa ngáy cả chân tay. Cuộc họp vừa mãn, mọi người chưa ai kịp đứng dậy, Chính đã nhẩy dựng lên, nắm vai Thanh Trúc, lắc lắc hỏi: - Chúng ta sắp có thêm một anh nữa, bé Trúc thích không? - Thích chứ – bé Trúc nhanh nhẩu đáp – Có nhiều anh, chơi mới vui. Bé thích luôn cả anh Cường nữa… |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Bức Tranh Dòng Họ Nguyễn Tue 07 Jun 2016, 21:11 | |
| Chương 3 LIỆU BÀI MỞ CỬA Trưa Saigon nắng như đổ lửa. Mỗi lều sửa xe là một ốc đảo mát rượi rải rác bên hông Trường Đua nóng bỏng. Vắng khách, thợ nằm dài trong lều nghỉ mệt. Riêng chú Có Honda đang lúi húi giải bài toán trên một chiếc thùng ván cũ. Rõ ra phong thái của một cậu học trò nghèo ham học hơn là một chú thợ cam phận suốt đời xa lạ với sách vở. Bao nhiêu tâm trí để cả vào mấy cái hình vẽ và mấy con số đến nỗi một chiếc xe từ đâu tới đậu sát chiếc lều mà không hay. - Chà! Chú bé học chi mà chăm chỉ thế? Giật mình, Có quay đầu lại, đứng phắt dậy, chạy a tới, reo vui: - Ồ, anh Cường! Anh mới đi cắm trại về? Mấy hôm anh đi vắng, em nhớ anh ghê! Quà em đâu? Cường dựng xe, bước vào lề, hai tay ôm vai Có, mắt nhìn trong mắt, tươi cười nói: - Anh vừa về tối qua. Sáng nay đi học. Trưa cơm xong lại với em ngay đó. Quà đây, thích không? Cường móc túi lấy ra chục mận, quả nào quả nấy vàng rực và mọng bóng, trông thực ngon mắt. - Cảm ơn anh – Có cảm động nói – cảm ơn anh lúc nào cũng nghĩ đến em. Mận Đà Lạt dòn và ngọt lắm phải không anh? - Ờ, Có ngồi xuống đi, vừa ăn vừa nói chuyện. - Dạ, anh đi Đà Lạt có chuyện gì vui không? - Có chứ, nhiều chuyện vui lắm, để dần dần anh kể cho Có nghe. Cắn miếng mận dòn tan, cơm dầy và ngọt lịm, hạt nhỏ xíu, Có khen ngon luôn miệng. Cường chăm chú ngó người bạn nhỏ, sửa soạn thử lại bài toán mà cậu chắc là đúng hoàn toàn vì càng ngắm kỹ càng thấy khuôn mặt của Có, từ vầng trán đến cặp mắt, nét nào cũng y hệt Thiện Căn như được đúc cùng một khuôn. - Có à – Cường ôn tồn hỏi – Có có nhận thấy anh có rất nhiều thiện cảm với Có không? - Thưa anh, có chứ. Em có thể nói bây giờ ở trên đời này chỉ có anh là người duy nhất thương em mà thôi. - Còn ba má em nữa chứ? Có thở dài: - Anh đã có nhiều dịp mắt thấy tai nghe những cử chỉ và lời ăn tiếng nói của những người mà em phải gọi bằng ba má, chắc anh thừa rõ ông bà ấy không phải là ba má ruột của em rồi. - Chính vì thế mà từ trước đến nay, anh không muốn gợi chuyện gia đình ra hỏi em sợ em buồn. Nhưng bây giờ… - Bây giờ sao anh? – Có trố mắt hỏi vồn vã. - Bây giờ anh cần biết nhiều điều về em, càng rõ càng tốt. - Chi vậy anh? - Rồi sẽ rõ. Giờ hãy biết là chuyện đó có lợi cho em. Hoàn toàn có lợi không những trong lúc này mà còn cho tương lai của em nữa. vậy em có thể hứa trả lời thành thực tất cả những điều anh cần biết không? - Em hứa – Có trả lời rắn rỏi và tin tưởng. - Tốt lắm – Cường vỗ vai khen bạn – vậy Có có phải là tên thật của em không? - Thưa không. - Vậy tên thật của em là gì? - Tên thật em là Cơ, Nguyễn Thiện Cơ, năm nay 14 tuổi. - Nơi sanh, em có nhớ không? - Dạ có, em sanh ở Kiến Hòa. - Tên ba má? - Ba em là Nguyễn Thiện Căn, má em là Phạm thị Kim. Mặt Cường mỗi lúc mỗi tươi thêm. Đáp số bài toán hoàn toàn trúng. - Em có giữ được một bản khai sanh của em chứ? - Thưa anh, không. Em thuộc nằm lòng tên, họ, ngày sanh, nơi sanh, và họ tên cha mẹ vì từ năm lên sáu đi học, năm nào cũng phải khai đầy đủ ở nhà trường. Còn khai sanh thì em không được giữ bản nào. - Tại sao em không ở cùng ba má? - Em cũng không biết tại sao nữa. Em chỉ nhớ mang máng ngày em còn thật nhỏ, ba má em cưng em lắm. Rồi má em mất lúc em lên năm, ba em buồn… Rồi em lên sáu, ba em giao em cho cậu mợ em mang lên Saigon cho ăn học. - Cậu mợ em tên chi? – Cường ngắt lời hỏi. - Cậu em tên là Phạm văn Khánh, em vẫn gọi là cậu ba. Còn mợ, em không biết tên, chỉ biết gọi là mợ ba thôi. - Hiện giờ cậu mợ em đâu? - Anh để em kể từ từ cho có đầu có đuôi – Có vừa trả lời vừa cau mày suy nghĩ – Em ở Saigon với cậu mợ được chừng hai năm. Cậu mợ cũng thương nhưng có bao giờ bằng ba má được. Cậu mợ cho em theo chương trình Pháp. Em học ngoại ngữ ấy cũng thấy hay hay nên bây giờ hãy còn nhớ được lõm bõm. Cậu mợ em buôn bán thua lỗ sao đó, phải bỏ Saigon ra mãi Huế làm ăn. Ở đó, em học chương trình Việt đến lớp nhì, bây giờ kêu là lớp bốn đó anh. - Sao không học tiếp? - Học sao được mà học. Tết Mậu Thân, loạn lạc quá trời. Cả thành phố Huế phải bỏ hết nhà cửa, xe cộ, của cải, chỉ cốt chạy lấy cái mạng sống. Cậu mợ em bị thương nặng trong cuộc chạy loạn ấy. Máu ra nhiều, kiệt sức, chết dọc đường, giao em cho vợ chồng người em bà con của mợ em… - Tên chi? Có phải là hai người đang nuôi em không? - Không phải. Em không biết tên, chỉ thấy kêu là ông Hai, bà Hai. Vợ chồng ông bà này sau cũng bị nạn chết sau khi chưa ra khỏi thành phố Huế. Trong khi hấp hối, ông bà ấy giao em cho ông bà Mười là người đang nuôi em hiện tại. Em không được biết tên thật, chỉ thấy ông bà Hai gọi là dì Mười, dượng Mười. Vào trong này, hàng xóm gọi ổng là ông Mười Cá Ngựa, còn bả là bà Mười Đậu Chến… - Sau vụ Mậu Thân, sao ba em không kiếm em? Có rưng rưng nước mắt: - Trước Tết Mậu Thân ít ngày, em nghe cậu mợ em bàn chuyện với nhau là thế nào ba em cũng mang tiền ra Huế giúp đỡ cậu mợ em và tiện dịp rước em vào Nam, về Kiến Hòa. Sau nhận được dây thép báo tin không vào kịp trước Tết vì không mua được vé máy bay. Ba em hẹn ra riêng… Em sợ ba em mất rồi, chứ nếu ba em còn sống, chắc không khi nào để em bơ vơ mãi thế này. Cường mủi lòng nhìn hai giọt nước mắt của chú bé lăn dài trên má. Một lúc sau hỏi tiếp: - Em có nhớ họ hàng về bên nội em không? - Có, em có một ông chú ruột tên là Nguyễn Thiện Sỹ. Em vẫn gọi là chú ba. Thím, em không biết tên, chỉ gọi là thím ba mà thôi. Ngửng mặt nhìn cụm mây trắng bay lãng đãng trên nền trời Phú Thọ, Có thả hồn về quá khứ để cố nhớ lại trong trí những hình ảnh đẹp tuyệt vời đã qua. - Em cũng có một người anh ruột, hơn em hai tuổi, tên là Nguyễn Thiện Căn. Ai cũng bảo em với anh Căn giống nhau như hai giọt nước. Chú thím em cũng có một đứa con trai kém em hai tuổi, trông mũm mĩm thật dễ thương. Nó tên là… xem nào… tên là Chính, Nguyễn Thiện Chính. Ngày em theo cậu mợ lên Saigon, nó mới có lên ba. Mặt Có tươi tỉnh lại khi nhớ đến đứa em con nhà chú đang bập bẹ tập nói, gọi anh ngọng líu ngọng lô ngày chia tay ở Kiến Hòa : ăn Cơ ơi, ăn Cơ! Cường cũng vui lây, thân mật vỗ vai Có: - Đúng rồi! Anh vừa thử lại bài toán đố, anh thấy đáp số của anh trúng phóc. Em đúng là em của anh Nguyễn Thiện Căn, cháu của ông Nguyễn Thiện Sỹ hiện đang sinh sống ở Đà Lạt. Chú em đăng báo tìm em mấy tháng ròng không thấy, đã thất vọng. Ai ngờ tình cờ ngày nọ nghe giọng nói của em, anh ngờ ngợ như là một giọng rất quen. Vì anh là bạn thân của anh Căn nên bao giờ lên Đà Lạt anh cũng lại ở nhà Căn. Lần này, lên Đà Lạt, gặp Căn, anh nhận thấy ngay cả gương mặt lẫn giọng nói của nó giống em in hệt. Hỏi ra mới rõ Căn lạc mất đứa em ruột tên Cơ. - Trời ơi! – Có ôm chầm vào ngực Cường, kêu lên – Em sung sướng quá! Nếu quả thật em còn gặp được gia đình, em còn có tình thương huyết nhục thì em sung sướng quá đi thôi. Anh Cường, có thật như anh vừa nói không, anh? Anh không đùa em chứ? Cường vỗ vỗ vào lưng Có, an ủi: - Thực chứ sao không? Nhưng chuyện họ hàng nhìn nhau sẽ không dễ dàng như em tưởng đâu. Chú thím em chắc chắn là không quá giàu, nhưng ông bà Mười lại có thể quá tham lam. Hiện giờ em là cái máy in giấy bạc cho ổng bả mỗi tháng năm sáu chục ngàn. Họ đâu có dại buông em ra nếu không được bồi thường thật xứng đáng! - Vậy phải làm sao, anh? – Có lo lắng hỏi. - Cứ bình tĩnh và nghe anh nói. Có một điều em phải luôn luôn ghi nhớ là : Phải làm bộ vô tâm, quên hết dĩ vãng, chỉ biết mình là thằng Có, con ông bà Mười mà thôi. Dù có thấy báo in tên Nguyễn Thiện Cơ cũng cứ phớt tỉnh đi coi như là chuyện của thiên hạ không dính líu chi đến mình hết. Ngoài ra, mọi sự cứ để mặc anh tùy cơ ứng biến… Phải nhớ cho kỹ những điều anh dặn, và tin ở anh, thế nào cũng sẽ có kết quả tốt. Nhớ kỹ chưa nào? - Dạ, nhớ. - Có tin ở anh không? - Dạ, tin. Em không tin anh thì còn biết tin ai bây giờ nữa. - Tốt! Chiều nay anh sẽ kiếm cớ đến nhà làm thân với ông bà Mười. - Chi vậy, anh? - Khoan đừng hỏi vội. Rồi em khắc biết. *** - Cha! Cậu Cường tử tế quá – bà Mười hớn hở khen và kéo ghế mời Cường ngồi – Đi cắm trại mãi tận Đà Lạt mà cũng nhớ mua quà cho chúng tôi nữa đó. Cậu Cường chu đáo quá! - Thưa hai bác – Cường lễ phép nói – cháu cắm trại ở trong rừng, xa thành phố nên chẳng mua được gì cả. Mãi đến lúc về mới tạt qua chợ được ít phút trước khi lên xe, thành thử chỉ có chút quà mọn biếu hai bác dùng lấy thảo. - Cám ơn cậu – ông Mười nói – À mà cậu Cường này, cậu bận học đâu có dư mấy thì giờ, sao cậu chịu khó dậy thằng Có nhà tôi học thêm vậy? - Thưa bác, một là vì cháu có thiện cảm với Có, hai là vì cháu muốn theo đúng phương châm của Hướng đạo sinh là : Mỗi ngày làm một việc thiện. Dậy cho Có hiểu biết thêm cũng là một việc thiện đó bác. - Nhưng làm việc thiện như cậu có được lợi cái gì đâu mà làm hoài vậy? - Có chứ bác. Lợi ở chỗ đồng bào ruột thịt của mình được giúp ích. Lợi cả ở chỗ chính mình tự bằng lòng mình, tự quý trọng mình. - Cái đó tôi thấy nó bông lông quá, cậu Cường à – ông Mười cười đáp – Đã gọi là lợi thì nó phải thực tế mới được. Bà Mười để lọ mứt mận lên trên mặt tủ chén, chợt thấy quyển truyện Kiều trên tập báo của Cường. - Ủa – bà Mười hỏi – cậu Cường đi học hay đi chơi mà mang cả truyện Kiều đi làm chi vậy? - Thưa bác, chương trình học năm nay của cháu không có truyện Kiều, nhưng cháu mang sách lại nhà một anh bạn cho anh ấy bói chơi một quẻ và đoán giùm cho anh ấy. - Ủa, cậu biết bói Kiều hả? – Bà Mười sốt sắng hỏi – Cậu bói giùm tôi một quẻ đi. - Dạ, cháu đoán cũng gọi là tàm tạm được. Bác bói đi, cháu đoán cho. - Muốn bói, phải làm sao đây, cậu? - Bác muốn cầu chi cũng được. Cầu chi thì khấn nấy. Chỉ cần để sách lên trán, thành tâm và khấn vái cụ Tiên Điền Nguyễn Du, rồi mở rộng sách ra, chỉ một ngón tay vào bất cứ đoạn nào, trang nào trong sách, khắc thấy ứng nghiệm. Ông Mười cao hứng nói chen vô: - Sao tôi thấy bói Kiều người ta khấn vái lu bù, nào Kim Trọng, Thúc Sinh, Tú Bà, mã Giám Sinh, lung tung cả lên cơ mà… Rồi lại phải theo lệ : trai tay trái, gái tay mặt, chứ đâu có phép chỉ lộn xộn như cậu vừa nói. - Đó là phép bói Kiều xưa đó bác. Ngày xưa, người ta khấn vái kêu cầu tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả những vai đáng chê, đáng khinh hay đáng ghét. Bây giờ cho vậy là không được nên người ta chỉ vái cụ Nguyễn Du là tác giả truyện Kiều tức là đấng tạo hóa tác sinh ra tất cả các nhân vật trong truyện. Lệ “nam tả nữ hữu” cũng xưa nữa nên phải sửa đổi. Bói cách xưa, phải đoán cả một trang, ý nghĩa bị mài loãng ra, mất hay. Hơn nữa, không gì vô lý bằng phải phân biệt hẳn một số trang dành riêng cho phái nam và một số trang khác dành riêng cho phái nữ. Cường nói năng lưu loát, dõng dạc như người lớn nên vợ chồng ông Mười phục lắm. Bà Mười cười nói: - Thôi, được rồi, để tôi bói một quẻ xem sao nghe… Nhắm mắt, lâm râm khấn khứa, rồi mở rộng cuốn sách đưa cho Cường, tay chỉ vào một khoảng giữa trang. Cường đỡ lấy quyển truyện, tủm tỉm cười, ngâm: “Liệu bài mở cửa cho ra, “Ấy là tình nặng, ấy là ơn sâu. - Quẻ này Thánh dậy quá rõ ràng, thưa bác – Cường giải thích – Chắc là bác xin cụ Nguyễn Du chỉ điểm cho có nên đi thử thời vận hay không. Cụ dậy là không nên. Cụ phá đề bằng chữ “Liệu” ở đầu câu trên, khiến cho người ta tưởng như nghe thấy tiếng răn đe “Liệu hồn!”. Chữ thứ hai là chữ “Bài” rõ ràng chỉ sự đánh bạc. Tiếp theo đến những chữ “Mở cửa”, những chữ “Cho ra” toàn chỉ sự thua thiệt, sự mất tiền. Mà đã thua là thua đậm vì câu dưới có những chữ nặng (tình nặng, chữ sâu (ơn sâu)… Cường tiếp tục ba hoa, nhưng mắt vẫn chăm chăm theo dõi nét mặt biến đổi của vợ chồng ông bà Mười: - Nói tóm lại, nếu chỉ bàn nông cạn đến một lời cầu xin tầm thường như đi đánh bài, đánh bạc, thì đây là một quẻ xấu, rất xấu là đàng khác. Nhưng nếu bàn rộng ra như muốn xin vị Thánh Thơ của nước Việt chỉ điểm cho một đường ngay, nẻo chánh mà noi theo trên đường đời, thì đây lại là một quẻ rất tốt. Thánh dậy : nếu có nắm trong tay vận mạng, hay sinh mạng, hay sự tự do của một người nào, thì nên tìm cách mở đường cho người ấy được thoát ly. Thế nào cũng được báo đáp, báo đáp một cách rộng rãi là đàng khác. Chẳng những người ta trả ơn một lần mà thôi đâu, cái ơn ấy còn mãi mãi. Cứ xem những chữ “tình nặng”, “ơn sâu” thì đủ rõ… Nói nôm na, cụ Nguyễn Du khuyên nên làm điều lành, chẳng những để được phúc đức lại về sau mà còn được báo đáp ngay bằng tiền bạc rất nhiều… - Ờ, ờ – bà Mười khen – cậu Cường đoán hay đấy. Tôi sắp đi đậu chến, vái xin được bạc, gặp phải quẻ này thà ngồi nhà sướng hơn. Này ông, ông cũng bói một quẻ xem sao… Ở đời, bói toán cũng là một cái bệnh hay lây. Dù không tin cách mấy, thấy người ta bói hay, cũng muốn bói chơi một quẻ. Nhất là không tốn tiền. - Ừ, bói thì bói, sợ gì? – Ông Mười đáp. Cũng lâm râm khấn vái như ai, rồi mở sách đưa Cường: - Đây, cậu đoán thử có hay không? Cường gật gù, cất giọng ngâm nga: “Đùng đùng gió giật mây vần “Một xe trong cõi hồng trần như bay. - Quẻ này – Cường nói sau một phút suy nghĩ – quẻ này cũng khá đây. Nếu bác muốn coi kỳ đua ngựa này nên cá vào con nào, thì có mấy con Phong Vân (gió, mây), Hồng Phi hay Phi Hồng (hồng, bay). Cháu không đi trường đua bao giờ nên không thuộc tên ngựa, nhưng đại khái là như vậy. Hoặc giả có thể cá vào các ngựa trong chuồng ông Trần Hồng, hay ông Trần Phi, nếu có những chủ ngựa tên ấy. Ngưng một lúc, Cường nói tiếp: - Đó mới là bàn chuyện tầm thường như đánh cá ngựa. Nhưng nếu luận về việc hệ trọng để biết đường ngay nẻo chánh mà theo thì Thánh dậy, theo quẻ này, bác có liên quan đến một biến cố quân sự : có tiếng súng nổ (đùng đùng), ba bề bốn bên náo loạn (gió giục, mây vần) và bác thoát nạn nhờ một chuyến máy bay (một xe trong cõi… như bay). Có đúng không ạ? - Đúng! Cách đây mấy năm, dạo Tết Mậu Thân, chạy loạn suýt chết mấy lần. - Vậy thì Thánh dậy : Thời gian qua rất mau như bóng câu qua cửa sổ, như một chiếc xe bay vút trong cõi hồng trần. Có việc thiện, việc nghĩa nào nên làm thì phải làm ngay đi. Trời như thúc dục ta làm điều phải và hay đùng đùng nổi giận nếu ta trái ý. - Cậu Cường tán truyện Kiều cũng hay ra trò đấy – ông Mười vừa cười vừa đánh trống lảng – Thôi hãy cứ biết vậy. Để xem chuyến cá ngựa này có đúng như lời đoán của “ông thầy” không đã nhé! Cường đứng dậy, lễ phép kiếu từ. - Kìa – ông Mười nói – cậu còn quên mấy tờ báo. - Dạ thôi, cháu để cho Có đọc – Cường trả lời rồi quay lại bảo Có – Có này, xem chuyện nào hay, đọc cho hai bác nghe nhé. |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Bức Tranh Dòng Họ Nguyễn Tue 07 Jun 2016, 21:12 | |
| Chương 4 NGUYỄN THIỆN CƠ Trời Đà Lạt về chiều lành lạnh. Bước xuống bến xe, thả bộ trên những con đường tươi mát, du khách khoan khoái cảm thấy chỉ trong khoảng khắc bỗng rũ sạch hết cát bụi của Saigon oi bức, luôn cả nỗi mệt nhọc của một chuyến di chuyển dài trên chiếc xe đò chật chội. Trong đám du khách buổi chiều đẹp trời hôm ấy, có ba người vui tươi nhất. Đó là một cặp vợ chồng đứng tuổi cùng một thiếu niên 16, 17 tuổi, con trai họ. Tất cả súng sính trong những bộ đồ lạnh mới sắm. Người chồng, ông Triệu văn Khoái, một tay tuyệt phích đam mê có hạng đến độ người ta đặt tên cho là Mười cá ngựa. Người vợ, dĩ nhiên, không ai khác hơn là bà Mười đậu chến. Duy có người con trai, Triệu văn Tỷ, chúng ta chưa gặp lần nào vì y ít khi có mặt ở nhà. Trong tuổi học trò, y chỉ cắp sách đến trường cho có lệ. y hãnh diện học tập ở cái mà y bắt chước người ta mà kêu là “trường đời”. Và thời gian học tập của y thường là trong giờ giới nghiêm. Kết quả thâu lượm được chỉ có thể đem khoe với nhau trong đồng bọn vì toàn là những điều cấm kỵ không thể để lọt vào tai mắt những người có trách nhiệm về an ninh trong đô thành. Gia đình ba người ấy hớn hở, mỗi người xây đắp một ngôi lầu mộng trong đầu. Họ càng phấn khởi khi ở trong quán giải khát, Mười Khoái đã khéo léo gợi chuyện và dò hỏi dân địa phương về gia thế của ông chủ hãng đồ hộp Kiến Bình. Chà chà, y tự nhủ, mình vồ trúng một con mòng mập ú. Mình phỏng đoán chả sai một tí nào, lão ta quả là một kỹ nghệ gia có máu mặt của cái thị xã đẹp đẽ sang trọng này. Vậy thì moi ra chừng một triệu đâu có phải là một việc không thực hiện được. Vợ chồng mình mặc sức tung hoành trong cuộc đỏ đen. Còn thằng nhỏ, một khi đã lọt được vào trong cái gia đình bề thế này thì có khác chi chuột sa chĩnh gạo, tha hồ mà ăn chơi cho thỏa thích… Họ bước vào văn phòng hãng Kiến Bình đúng lúc ông chủ vừa tiễn xong mấy ông khách tỉnh xa tới đặt hàng. - Thưa, chúng tôi muốn được gặp ông Nguyễn Thiện Sỹ - Khoái lễ phép hỏi. - Dạ, chính tôi đây – ông Sỹ vui vẻ đáp – Xin mời quý vị vào. Tất cả an tọa ở phòng khách. Ông Sỹ tủm tỉm cười nhìn ba người khách lạ có những cặp mắt láo liên, xoi mói. Ông ân cần mời khách dùng trà và mở lời: - Chắc quý vị ở xa tới đặt hàng? - Thưa không – Khoái vội đáp – chúng tôi tới đây vì một lời rao trên báo. Nói cho đúng, vì lời “Nhắn tin tìm người nhà” của ông chủ. - Ạ! – Ông Sỹ chỉ ạ lên một tiếng và ngồi yên chờ đợi. Ba người khách đều lấy làm lạ và cụt hứng vì không thấy ông chủ hãng Kiến Bình ngạc nhiên và mừng rỡ chút nào. Bất giác, Khoái đâm ra lúng túng, một lúc sau mới ngượng ngập vào đề: - Trong lời rao của ông chủ, tôi thấy có một vài điều cần được minh xác trước. Ông chủ hứa đền ơn 100.000đ cho ai chỉ dẫn hay đưa về người cháu của ông chủ mất tích đã bốn năm nay. Lại cần có bằng chứng xác đáng nữa. Vậy điều thứ nhất, xin ông chủ cho biết thế nào là bằng chứng xác đáng, hay cái chi được gọi là bằng chứng xác đáng. - Thưa ông – ông Sỹ từ tốn trả lời – bằng chứng xác đáng là những giấy tờ liên quan đếncăn cước của cháu tôi như chứng thư hộ tịch hay chứng tích gia đình. - Vâng, tôi hiểu. Còn điểm thứ hai, điểm này hơi khó nói vì dính dáng đến chuyện tiền nong. - Không sao, xin ông cứ tự nhiên – ông Sỹ cười nói – Tài thượng phân minh là một điều rất tốt. - Dạ, vậy tôi xin thành thật trình bầy. Ông chủ mới hứa đền ơn cho người chỉ dẫn mà không dự liệu đến trường hợp phải đền bồi phần nào cho người có công nuôi dưỡng cháu ông chủ trong mấy năm ròng. Nếu trường hợp này đã thực sự xẩy ra thì ông chủ tính sao? - Ông nói có lý. Nếu có vị ân nhân nào đã nuôi nấng cháu tôi mấy năm nay, dậy dỗ cháu và cho cháu ăn học đàng hoàng thì tôi mang ơn ấy rất nặng và quả tình không biết lấy chi báo đáp cho vừa. Nói một cách khác, ơn nghĩa là chuyện tình cảm, nó vô giá nên không thể đo lường bằng tiền bạc được. - Thế nhưng giả dụ có người muốn yêu cầu ông chủ đánh giá chuyện ấy bằng tiền bạc trước khi cho cháu về với ông chủ thì ông chủ tính sao? - Trong trường hợp đó – ông Sỹ đáp – tôi sẽ xin vị ấy tự ý định giá trước. Tôi tự xét mình kham được đến đâu sẽ thưa chuyện đến đó. Khoái thấy đã đến lúc ra một đòn quyết liệt: - Vâng – y nói – chúng tôi xin lãnh ý. Và chúng tôi xin tự giới thiệu. Vợ chồng tôi chính là những người có cơ duyên gặp cháu trong ngày chạy loạn ở Cố Đô, cái sống với cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc. Về Saigon, cái ăn cái uống tốn kém chẳng nói làm gì. Chỉ tội một nỗi vì bận bịu có cháu nhỏ bên mình, vướng tay bận chân nên mấy năm nay chúng tôi buôn bán không được hanh thông như trước. Từ chỗ túng thiếu đi đến chỗ nợ nần thật quả không có mấy hồi. Bởi thế chúng tôi hiện cần phải có một số tiền một triệu đồng mới đủ để trang trải. Thưa ông chủ, có được như vậy chúng tôi mới dám đưa cháu về hầu ông bà chủ được. Ông chủ thở dài đáp: - À, thì ra là thế! Nhưng trước khi bàn kỹ điểm thứ hai này, tôi xin mạn phép trở lại điểm thứ nhất của ông trước đã. Ông có thể cho xem qua các bằng chứng được không ạ? - Được chứ – Khoái vui vẻ đáp trong khi mở cặp lấy một tờ giấy ra đưa cho ông Sỹ. Đó là bản trích lục khai sanh của Nguyễn Thiện Cơ. Ông Sỹ chăm chú đọc từ đầu đến cuối, mỗi giòng mỗi gật đầu. Chủ ý của ông là nhớ cho kỹ số hiệu và ngày đăng ký khai sanh. Xem xong, ông thong thả gập đôi tờ giấy lại, đưa trả cho Khoái và nói: - Thưa ông, bản khai sanh này đúng rồi. Xin ông cho coi nốt chút chứng tích gia đình. - Nghĩa là… – Khoái bối rối hỏi lại – nghĩa là…, xin lỗi, ông chủ nói sao, tôi chưa được hiểu? - Thưa ông, chứng tích gia đình là bức tranh anh tôi giao cho cháu giữ làm dấu tích đề phòng sau này anh em chúng nó dễ nhận ra nhau. - À, phải – Khoái trả lời, mắt sáng lên – Tôi nhớ ra rồi, bức tranh vẽ phong cảnh nhà quê mà tôi thấy cháu khư khư đeo ở sau lưng cùng với bọc quần áo trong những ngày chạy loạn. Xong rồi! Bức tranh ấy, tôi có. Tôi vẫn cho treo ở trong phòng ngủ của cháu. Tôi sẽ cho mang lên đây giao cho ông chủ khi cần. - Vâng – ông Sỹ tiếp lời – điểm thứ nhất thế là tạm coi như đã giải quyết. Giờ ta qua điểm thứ hai… Chả nói giấu gì ông, ba má thằng Cơ qua đời từ lâu, để lại hai thằng con trai nhưng không có một chút di sản nào cho chúng nó cả. Hiện tôi đang nuôi anh thằng Cơ là thằng Căn ở đây. Phần gia tài của riêng tôi cũng chả được bao lăm, chạy vạy lắm mới mở được cái hãng nhỏ bé này làm kế sinh nhai. Nay ông đòi những một triệu đồng thì thật quả không làm sao chạy được. Xin ông thông cảm và thể tình nghĩ lại giùm cho. - Khó lắm, thưa ông chủ – Khoái giở giọng cứng rắn – Chúng tôi nông cạn chỉ biết nghĩ sao thì thưa đúng y như vậy mà thôi. Còn chấp thuận hay không, cái đó hoàn toàn tùy ở như lượng của ông chú… Nhưng theo chúng tôi thiển nghĩ, số tiền đó có to là to đối với chúng tôi, chứ đối với ông chủ thì, xin lỗi, ăn nhằm gì… Ông Sỹ cười lạt, điềm nhiên đáp: - Tôi nói thế này khí không phải, xin ông bà Mười đừng buồn… Vợ chồng con cái lão Khoái giật mình đánh thót một cái, tự hỏi : Lạ quá! Mình chưa giới thiệu họ tên, sao lão ta đã biết tỏ tường như vậy kìa? - Cháu tôi nó cũng đã lớn – ông Sỹ ung dung nói tiếp – khi ông đọc bài “Nhắn tin” của tôi, có thể nó cũng đã thấy bài ấy rồi. Trước sau, nó vẫn biết nó là ai vì khi bắt đầu xa nhà, nó đã lên sáu và đã đi học nên bắt buộc phải thuộc tất cả những gì cần thiết ghi trong giấy khai sanh của nó. Sở dĩ nó không nỡ tự động lên đây kiếm tôi, có lẽ vì nó muốn lưu lại một chút tình với ông bà cho có thủy có chung. Nói xin lỗi, nếu cháu nóng lòng gặp lại những người ruột thịt mà cứ tự ý lên đây dù không được ông thuận tình, thiết tưởng ông cũng khó có lý do vững chắc để gây rối cho chúng tôi được. Là vì nếu ông có một bản khai sanh của cháu, – tôi xin nhấn mạnh : ông có một bản trong khi chúng tôi có nhiều bản – thì mảnh giấy đó không đủ để chứng minh bất cứ liên hệ huyết thống nào giữa ông bà và cháu Cơ nhà tôi. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Cháu nó sở dĩ muốn lưu lại một chút tình với ông bà là cốt để cho chúng tôi có dịp đền ơn ông bà đã nuôi dưỡng mấy năm nay. Nói ông bà bỏ lỗi, dù trong thời gian ấy ông bà có đối xử với cháu nó thế nào đi chăng nữa, chúng tôi vẫn có bổn phận phải coi nghĩa cử của ông bà thâu nhận cháu trong thời gian qua là cái ơn trọng mà chúng tôi cần phải báo đáp. Chúng tôi vừa thương cháu mồ côi mồ cút, vừa nể lòng ông bà không quản ngại đường xá xa xôi mà lên đây nên chúng tôi xin cố gắng chu biện đủ 300.000đ. đưa hầu ông bà. Quả tình, sức chúng tôi chỉ cố được đến mức đó, xin ông bà lượng tình hiểu cho. Mười Khoái suy nghĩ thật nhanh : Lão ta có lý, mình giữ được một bản khai sanh thật chả đi đến đâu. Nếu không giải quyết gấp rút, thằng nhãi con sốt ruột rông mất thì vợ chồng mình chỉ còn có nước hút gió chứ kiện cáo gì ai bây giờ? Con dao, họ đã nắm đàng chuôi mất rồi! Và y cương quyết đánh một ván bài thật liều, ván bài y đã cùng với vợ con xếp sẵn từ lúc ở nhà. - Vâng – y nói – ông chủ đã dậy chí tình như vậy, chúng tôi chẳng lẽ không tuân. Thôi thì một triệu là đâu, mà ba trăm ngàn là đâu! Chúng ta lấy tình nghĩa đối xử với nhau làm trọng, há câu nệ đồng tiền nhiều ít hay sao? Được, được, ông chủ đưa ba trăm ngàn thôi cũng được. Hà hà… Rồi y đứng dậy, vỗ vai thằng con trai lúc đó đã dọn sẵn một bộ mặt ngây thơ. - Thưa ông chủ – y trịnh trọng nói – để tỏ lòng tin cậy nơi ông chủ tôi xin dành quyền ưu tiên cho tình huyết mạch. Đó mới là cái chính, còn tiền nong chỉ là cái phụ… Đây, cháu ruột của ông chủ đây, cháu Nguyễn Thiện Cơ đây! Y đẩy thằng con trai: - Lại mừng chú con đi, con! Như cái máy, thằng tỷ tiến tới, khoanh tay cúi đầu ấp úng: - Thưa chú… - Khoan đã – bà Sỹ đứng sau tấm bình phong vội bước ra can thiệp – Tôi sợ cậu này… Ông Sỹ mỉm cười, đưa mắt ngăn lại: - Bà gọi thằng Căn ra đây cho tôi. - Thưa chú, con đây. Thằng Căn vừa chạy ra vừa nói, khiến cả ba người khách choáng hồn tưởng đâu như thằng Có vừa ở Saigon bay tới. Thôi thế là bao nhiêu hy vọng tan tành, họ đắng cay tự nhủ. Trời ơi! Sao hai đứa lại giống nhau được đến thế nhỉ? Ông Sỹ khoan thai nói, gỡ thẹn cho khách: - Ý hẳn ông bà định thử chúng tôi một chút chứ gì? Thưa, không thể lẫn được đâu, ông bà ạ. Và ông mau mắn giới thiệu: - Đây là cháu Nguyễn Thiện Căn, anh ruột của cháu Nguyễn Thiện Cơ. Hai anh em nó giống nhau như đúc. Người ta thường kêu là “trộn cũng không lẫn”. Chẳng những giống ở hình dáng, ở khuôn mặt, tiếng nói của chúng cũng giống nhau nữa. Thành thử, nếu vạn nhất, thất lạc hết những chứng tích gia đình, chúng vẫn có thể nhận ra nhau một cách dễ dàng được. Tuy nhiên, nói thì nói vậy, chứ có đầy đủ những chứng tích bao giờ chả hơn, có phải không, ông Mười? Ngượng chín người, Mười Khoái vội kiếm lời chống chế: - Dạ, có chứng tích bao giờ cũng vẫn hơn chứ ạ. Biết đâu sau này nó lại còn được dùng vào những việc khác, hữu ích hơn. Nói cho ngay, khi vừa tới đây, nghe tiếng nói câu cười của ông chủ, tôi đã nhận thấy ngay là không khác thằng cháu Thiện Cơ một chút nào. Bèn nẩy ra ý định thử xem ông chủ có thể vì nôn nả gặp cháu mà lầm lạc trong việc nghe tiếng gọi của tình máu mủ hay chăng. Ngưng một giây, y nói tiếp: - Nhưng tôi cũng xin thưa ngay để ông chủ được yên tâm. Cháu Thiện Cơ hiện ở nhà tôi và bức tranh hiện vẫn trưng trong phòng ngủ của cháu. Rồi y vội vã kết thúc: - Thôi, bây giờ câu chuyện coi như đã ngã ngũ. Chúng tôi xin phép ông chủ ra về. Mai mốt chúng tôi xin đưa cháu Thiện Cơ lên đây cho ông bà cùng với bức tranh. Ông Sỹ cũng niềm nở không kém: - Vâng, về phần chúng tôi, cũng phải thu xếp ngay cho đủ số ba trăm ngàn như đã hứa với ông bà. Chúng tôi không để ông bà thiệt thòi đâu mà ngại… |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Bức Tranh Dòng Họ Nguyễn Tue 07 Jun 2016, 21:12 | |
| Chương 5 BỨC TRANH Hơn bẩy giờ sáng, ông Năm Cầm đi đâu về, cười hề hề bảo vợ đang đứng chờ ở cửa: - Anh chị Mười lóng rày sang dữ. Bây giờ còn bầy đặt đi Đà Lạt nghỉ mát nữa cơ đấy. Tôi vừa gặp hai vợ chồng với thằng con diện quần áo lạnh mới toanh bước lên xe đò đi Đà Lạt… - Vậy hả? – Người vợ nói rồi quay sang nhà bên cạnh, hỏi chõ vào trong – Thằng Có có ở trong nhà không đó? Ba má và anh hai mày đi Đà Lạt rồi hả? Có mở cửa ra thưa: - Dạ, ba má và anh hai cháu mới đi hồi sáng sớm, cháu không biết đi đâu. - Họ dắt nhau đi Đà Lạt nghỉ mát đấy – vợ Năm Cầm đáp – Sướng ghê ta! Bác Năm cháu vừa trông thấy họ ở bến xe. Sao cháu không được đi? Phải ở nhà trông nhà hả? Tội nghiệp thằng nhỏ thế thì thôi! Làm việc quần quật suốt ngày, quanh năm chí tối mà chẳng được đi chơi lấy một phút. Chả bù với thằng Tỷ, rong chơi tối ngày!... Có ậm ừ vâng dạ mấy tiếng xã giao rồi mặc vội quần áo, lấy xe ra, lễ phép nói với vợ chồng lão Năm Cầm vẫn còn đứng ba hoa trước cửa: - Hai bác cho cháu gửi nhà một lát, cháu ghé Trường Đua một chút xíu cháu về ngay. - Ờ, ờ, cứ khóa cửa lại cho chắc ăn. Rồi để bác trông chừng cho, không đứa nào dám phá cửa vào dọn đồ đi mất đâu mà sợ. Có lên xe phóng vội đến nhà Cường báo động: - Anh Cường ơi! Sáng sớm hôm nay, họ kéo nhau lên Đà Lạt hết cả rồi. Anh tính sao? Em sợ họ phá vỡ kế hoạch của mình quá! Cường bình tĩnh trấn an bạn: - Yên chí đi! Không có chi phải lo ngại hết. Để mặc anh đối phó cho. Nói xong, ngồi vào bàn hí hoáy thảo một bức điện: Nguyenthiencan 1782 Phandinhphung Dalat Mười và vợ con lên tới chiều nay (.) Đề phòng mạo nhận (.) Nhớ ghi số và ngày khai sanh (.) BTTB (1) Cường (./.) Thảo xong, đưa cho Có và dặn: - Có lấy xe phóng lẹ tới Bưu Điện Trung ương, bên hông nhà thờ Đức Bà, đánh bức điện tín này cho anh Căn đi. Xong đâu đấy, cứ yên tâm về nhà chờ anh. Sáng nay, anh được nghỉ hai giờ đầu, nhưng bận chút việc, chừng tám giờ rưỡi mới lại Có được. Tuyệt đối không có gì đáng lo ngại đâu. Rồi anh sẽ phân tách cho Có hiểu từng chi tiết… *** Cường tới đúng tám giờ rưỡi, không sai một phút. Bao nhiêu lo âu tan biến, Có nhẩy tót ra đón, dắt xe vào trong nhà. - Sao, đầu đuôi câu chuyện ra sao? – Cường hỏi trước khi ngồi xuống ghế. - Từ bữa anh bói Kiều và bắt đầu để báo lại, rồi mỗi ngày mỗi để báo lại cho em đều đều, ông bà Mười bèn tập được thói quen xem báo. Nhất là ông Mười, ông đọc kỹ lắm, không sót chỗ nào. Thành thử khi anh đăng báo “Nhắn tin tìm cháu”, ổng thấy ngay và chỉ cho bả đọc đi đọc lại. Ban ngày, ổng bả bàn tán những gì em đâu có biết vì còn bận suốt ngày đi làm như anh đã rõ. Ban đêm, đêm hôm kia, ổng bả bàn soạn lâu lắm, em nghe được hết. Có cả anh Tỷ nữa. Số là từ ngày cái lều sửa xe của em đông khách, kiếm được bộn tiền, và nhất là từ ngày em được quen anh, – ổng bả có vẻ nể anh lắm, – ổng bả đối xử với em có nương tay ít nhiều nên chín mười giờ tối em đã được nằm một chỗ nghỉ ngơi cho lại sức. Ổng bả yên trí em đang sức ăn sức ngủ, đặt mình xuống là ngáy pho pho nên bàn chuyện riêng với nhau chỉ dè dặt lúc ban đầu. Đến giai đoạn gay cấn, họ thảo luận hăng say quên cả giữ gìn nên phát thanh khá lớn, em nằm nhà trong nghe rõ mồn một mặc dầu em không cố ý nghe lỏm. . . . . . . . . . . . . . . . . . - Theo tôi nghĩ – lão Mười nói – đầu têu vụ này không ai khác hơn là thằng Cường. - Ông nói thế nghĩa là sao? – Mụ vợ hỏi. - Nghĩa là đầu dây mối nhợ là do thằng Cường chứ còn ai vào đây. Nó quen tụi ở Đà Lạt, tụi này nhờ nó điều tra, và nó điều tra ra thằng Có nhà này chính là thằng Nguyễn Thiện Cơ. Nó mới bầy đặt chuyện bói Kiều, đoán Kiều để xúi dục vợ chồng mình buông tha cho thằng Có. Rồi lại bầy trò mỗi ngày để lại mấy tờ báo. Tức là nó sửa soạn để cho cái tin đăng báo tìm người nhà đập vào mắt mình. Người vợ vặn lý sự liền: - Ông nói vậy khó nghe quá! Tôi hỏi ông : cậu ấy bầy đặt mấy chuyện đó với mục đích gì? Xin mình buông tha, mình không buông tha thì làm gì được mình nhỉ? Mách mình bản nhắn tin để làm gì? Không lẽ để cho mình lượm được một mớ tiền? Liệu ông có chia cho cậu ấy một đồng xu teng nào không? - Bà luận vậy cũng có lý – lão Mười công nhận – Nhưng sao tôi cứ nghi nghi. Nhất là cái bữa bói Kiều. Nào là “mở cửa cho ra”, nào là “tình nặng, ơn sâu”, cái gì nó cũng cố nói vơ vào… - Ông cứ nghĩ bậy cho người ta hoài – người vợ cự nự liền – Thế tôi hỏi ông, kỳ cá ngựa tuần ấy con Phi Hồng có giật giải không nào? Trúng phong phóc vậy mà ông còn nói kia nói nọ. - Ối chào! Chẳng qua là chó ngáp phải ruồi – lão Mười vẫn cố cãi – Bây giờ đến lượt tôi hỏi bà : thằng Cường khôn lanh như vậy, bộ nó mù tịt không biết gì về vụ thằng Có nhà ta sao? - Ông sao hay có tật thì giật mình! Bàn dân thiên hạ biết bao nhiêu người thông minh sáng láng, dễ thường họ đều bắt buộc phải tỏ tường chuyện bí mật của những người khác hay sao? - Nói tóm lại, theo như ý bà thì thằng Cường không hay biết gì ráo phải không? - Tôi không biết – người vợ cãi và lý luận – Tôi chỉ thấy có hai điều : Một là cậu ấy không biết, tức là cậu ấy vô tình mang một mối lợi lớn lại cho mình. Hai là cậu ấy có biết, nhưng cậu ấy không xui thằng Có bỏ nhà đi, tức là cậu ấy cố ý tạo điều kiện cho mình kiếm một mớ đỡ khổ. Đàng nào cậu ấy cũng là người tốt, không có làm hại gì cho mình nếu không nói là giúp ích cho mình rất nhiều. - Bà lý sự như vậy cũng được đi. Nhưng… Lão Mười bỗng hạ thấp giọng, Có lắng tai mới nghe rõ: - Nhưng tôi nói thật cho bà biết, mình không thể thấp cơ thua trí một thằng bé con được. Dù sao thằng Có bây giờ cũng là một cây tiền cây bạc của mình, mỗi tháng thâu vô được năm sáu chục ngàn chứ phải ít ỏi gì cho cam. Dại gì buông nó ra để đổi lấy một trăm ngàn đồng đền ơn đáp nghĩa. Chi bằng ta cứ… thằng Tỷ… được cả đơn lẫn kép… tha hồ… . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Em chỉ nghe được đến đó mà thôi – Có kể tiếp – Đoạn cuối nói nhỏ quá, có cả tiếng bàn cãi của anh Tỷ, em nghe không rõ nên không tài nào đoán ra họ lập mưu mẹo gì. Mãi sáng sớm hôm nay nghe ông hàng xóm cho biết tất cả ba người kéo nhau đi Đà Lạt, em mới ngờ rằng họ định đánh tráo người, đem con ruột của họ thế vào chỗ của em để vừa được tiền đền ơn, vừa ném được một con chuột chuyên phá phách vào trong cái chĩnh gạo nếp thật đầy. - Chính anh cũng liệu như vậy nên vừa rồi mới bảo em đi đánh dây thép dặn anh Căn đề phòng gian lận đó. Lão Mười tham lam quá. Làm sao cấy nổi thằng Tỷ vào trong gia đình ấy được. Cái bản mặt cô hồn và cái tiếng nói khào khào như vịt đực của thằng Tỷ trộn lẫn thế nào được vào những khuôn mặt hiền lành và giọng nói ấm áp một cách đặc biệt của gia tộc em! Tươi hẳn nét mặt, Cường hân hoan nói tiếp: - Nhưng xét cho cùng, họ đi Đà Lạt sáng nay cũng có nhiều cái hay cho chúng ta… - Lại có chuyện ngược đời đó nữa sao anh? – Có ngạc nhiên hỏi lại. - Có chứ sao không? Này nhé, ông Sỹ, chú em, thú thật không kiếm đâu ra được một bản khai sanh của em. Muốn nhờ Tòa Tỉnh Kiến Hòa lục giùm cũng không phải chuyện dễ vì không nhớ số và ngày khai. Nay lão Mười lù lù dẫn xác lên Đà Lạt, nhất định phải xuất trình một bản khai để làm bằng chứng. Anh đã dặn trong điện tín là phải ghi nhớ số và ngày khai. Biết rõ số và ngày khai rồi, sau này muốn xin bao nhiêu bản trích lục mà không được. Mình có khai sanh rồi thì bản khai sanh lão Mười nắm trong tay bỗng trở nên vô dụng. Như vậy khác nào họ có con dao sắc, bỗng dưng đưa cho ta nắm đàng chuôi. Đó là một điều lợi thấy rõ. - Còn điều lợi nào nữa không anh? – Có nôn nóng hỏi. - Ờ, còn một điều lợi thứ hai cũng quan trọng không kém. Trong thư trước, anh Căn báo cho anh biết là em hiện đang giữ một bức tranh làm chứng tích gia đình. Chuyện này, khi anh ở Đà lạt, chú em quên không nhắc đến. Em cũng công nhận là có, nhưng chúng ta không có một lúc nào thật vắng vẻ, thật tự do để mang bức tranh ấy ra mà xem xét coi có cái gì lạ không. Nay họ đi vắng, tức là họ dành cho chúng ta một thời cơ thật thuận tiện để làm công việc ấy. - Anh nhắc bây giờ em mới nhớ – Có reo lên – Để em vào lấy anh coi. Đó là một bức tranh hình chữ nhật, tranh sơn dầu, một bề 30 phân, một bề 40 phân, dường như do một bức tranh khổ 60x40 cắt đôi ra. Đề tài trình bầy, không có gì đặc sắc lắm, thường là đàng khác. Bối cảnh là một ngôi từ đường cổ kính giữa một vườn hoa rộng mông mênh. Bình diện gần là một hàng rào ngăn cách vườn hoa với một mảnh rộng trồng các thứ rau, có một con rạch nhỏ chạy ngang suốt từ bên này sang bên kia bức tranh. Có hai tay trịnh trọng nâng bức tranh đưa cho Cường và nói: - Cậu mợ em trước khi chết bảo em rằng ba em căn dặn phải giữ cho kỹ bức tranh này để làm dấu tích hầu sau này anh em ruột thịt nhận được ra nhau. Trong những ngày chạy loạn, em phải kè kè mang nó đi theo. Ở đây, mới đầu ông Mười mắng không cho treo, sau thấy em kiếm ra tiền, có lợi cho ổng nhiều nên ổng mặc kệ cho em máng nó ở đầu giường. Cường ngắm nghía mãi, không tìm ra dụng ý của những nét vẽ. - Có bao giờ em tháo tranh này ra khỏi khung không? – Cường hỏi. - Dạo chạy loạn ở Huế – Có đáp – thấy nó cồng kềnh quá, cậu em định tháo bỏ cái khung ra, chỉ cần giữ lấy bức tranh không cuộn nó lại cho gọn, nhưng không có thì giờ mà tháo nữa. Thét rồi quen đi. Về đến Saigon, yên rồi, cứ để vậy treo cho tiện. Không ai có ý tháo ra làm gì nữa. - Thế bây giờ, ta thử tháo ra xem có gì lạ không nhé? – Cường đề nghị. - Dạ, tùy anh. Tấm ván mỏng ép sau bức tranh vừa được mở ra, Cường đã vui mừng reo lên: - Có thế chứ! Giá trị bức tranh là ở đây này. Ha ha ha… Có ngạc nhiên chạy lại nhìn, thấy Cường đã nhẹ nhàng vuốt mép bức tranh phía tay mặt. Thì ra bức tranh chỉ có ba cạnh phẳng phiu, còn một cạnh thì khúc khuỷu, chỗ nhô ra chỗ thụt vào, phải gấp lại theo một đường thẳng mới lồng vào khung được. Chỗ gấp ấy đã thành nếp, nhưng vì gấp ở mặt sau nên coi tranh ở mặt trước không ai để ý. Nhìn mặt sau bức tranh, thấy mé bên trái có hai ngón tay mầu đỏ in rõ từng vân. Dưới dấu tay, có ghi ba chữ : Nguyễn Thiện Cơ. Mé bên phải có bốn hàng chữ: Long vỹ xà đ Can qua xứ xứ MÃ ĐẦU DƯƠNG THÂN DẬU NIÊN Có kinh ngạc kêu lên: - Trời ơi! Ai ngờ lại còn những cái kỳ lạ này nữa, thế mà mấy năm nay chả biết gì cả. Nhưng ý nghĩa ra sao, em không hiểu, anh giảng cho em nghe đi. - Giản dị quá mà em – Cường nói – Này nhé, ba em có một bức tranh vẽ một cảnh quen thuộc ở quê nhà. Ông có hai đứa con trai nên lăn tay và đề tên mỗi đứa ở một bên bức tranh. Giữa bức tranh, ông viết một bài thơ cổ. Đoạn ông cắt bức tranh ra làm đôi bằng một đường gẫy để sau này khi ráp hai nửa lại, hễ thấy các đường răng cưa ăn khớp vào nhau là đúng. Vì tranh bị cắt đôi nên bài thơ cũng bị cắt đôi. Do đó em thấy những chữ bị cụt và những câu không có vần. Thật ra thì bài này có vần có luật đàng hoàng… Vẫn còn thắc mắc, Có hỏi: - Nói vậy, đó là một bài thơ cổ, tức là một bài thơ đã có sẵn từ xưa. Vậy chắc anh thuộc bài thơ ấy? - Thuộc chứ – Cường đáp – Đúng ra, đó không phải là một bài thơ thường, mà là bốn câu Sấm của Cụ Trạng Trình. Bốn câu Sấm này quá phổ biến nên nhiều người thuộc lắm. - Thế ý nghĩa của nó ra làm sao anh? – Có hỏi. - Trạng Trình thấu rõ máy trời, biết trước những việc xẩy ra mấy trăm năm về sau nhưng không dám tiết lộ thiên cơ. Bởi vậy Cụ phải gói ghém những điều tiên tri trong những câu thơ bí ẩn gọi là Sấm. Chỉ khi nào việc xẩy ra rồi, người ta mới thấy là Sấm ứng nghiệm. Không mấy ai đoán được đúng ý nghĩa của nó trước khi biến cố xẩy ra… Có thắc mắc hỏi: - Đã khó khăn bí hiểm như thế, chả biết ba em còn viết vào bức tranh làm gì? Ai mà hiểu nổi? Cường giải thích: - Ba em chỉ mượn hình thức mấy câu sấm để che mắt những kẻ tò mò. Nó không có ý nghĩa gì về thời thế như những câu sấm đích thực. Trái lại, nó mang những nghĩa bóng, những nghĩa ẩn mà người dưng không thể biết được, nhưng người thân thuộc lại có thể đoán ra dễ dàng. Anh tin rằng khi ráp bức tranh của em vào bức tranh của anh Căn, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa thực sự của toàn thể bức tranh cũng như của những câu sấm trá hình vậy. Cường bảo Có trong khi y tần ngần lật đi lật lại tờ tranh và khe khẽ đọc mấy đoạn thơ cụt ngủn: - Thôi ráp tranh vào khung đi, treo trả vào chỗ cũ. Nhớ đừng để ai chú ý đến nó nghe. Đến giờ đi học, Cường đẩy xe ra, sắp nhẩy lên yên bỗng sực nhớ ra một việc vội chạy vào bảo Có: - Khoan, đừng lắp tranh vào vội. Trưa nay, họ chưa về kịp đâu. Để tan học, anh về nhà lấy máy hình lại đây chụp ít kiểu mặt trước, mặt sau phòng khi bức tranh vì một lý do nào đó bị thất lạc… --------------- (1) BTTB : bắt tay trái bạn (lối chào thân mật giữa các Hướng Đạo Sinh.) |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Bức Tranh Dòng Họ Nguyễn Tue 07 Jun 2016, 21:13 | |
| Chương 6 CẢ NGƯỜI LẪN TRANH MẤT TÍCH Đi Đà Lạt vội vàng. Về Saigon cũng vội vàng. Vừa về tới nhà, việc đầu tiên của lão Mười là kiểm soát xem Thiện Cơ có còn đó hay không, hay là đã rông đi đâu mất tích rồi.- Có đâu? – Y đập tay vào cửa sắt gọi – Có đâu, mở cửa cái coi.Có lên tiếng thưa:- Dạ, để con kiếm xâu chìa khóa.- Ở nhà hổm rầy có chi lạ không? – Y vừa bước vào nhà vừa hỏi.Rồi không đợi nghe Có trả lời, y sồng sộc chạy xuống nhà dưới, đảo mắt ngó quanh, liếc thật nhanh lên tường cạnh tấm giường của Có.Bức tranh vẫn còn đó, y nguyên. Thế là yên chí lớn. Có thể coi là chắc như cua gạch món ba trăm ngàn sẽ nắm trong tay. Dù chẳng nhiều nhặn gì nhưng đó cũng chẳng phải là một món tiền nhỏ nhoi mỗi lúc mỗi kiếm ra một cách dễ dàng.Bây giờ y mới dám phóng tâm nghỉ ngơi sau hai ngày đi lại vất vả.- Có à! – Y đặt ly nước ngọt xuống bàn, quay đầu xuống bếp gọi – Trời hãy còn sớm, mày lấy xe lại Trường Đua căng lều lên mà làm việc, may ra còn kiếm được một mớ đỡ khổ. Mấy hôm đi tiêu hết nhẵn cả tiền…- Dạ! – Có ngoan ngoãn vâng lời.Vừa định thay đồ mát nằm nghỉ, y sực nhớ hôm nay là chủ nhật, có những độ ngựa gay cấn mà không bao giờ y chịu bỏ lỡ trừ những khi ốm liệt giường.Y gọi vợ lại bảo:- Bà với thằng Tỷ ở nhà nhé. Tôi phải ghé Trường Đua một lát cho đỡ ghiền.- Ờ, đi đâu thì đi, miễn sao đừng về hạch tiền tôi là được rồi.* Tối mịt hôm ấy, y lần về nhà, thất thểu như một người vừa ốm dậy. Y ngạc nhiên thấy trong nhà tối om. Thì ra cả nhà đi vắng hết, cửa đóng có khóa trái ở ngoài.- Ông Mười đó hả? – Bà Ba bên hàng xóm hỏi vọng ra.- Phải, tôi đây. Chi đó, bà ba?- Bà Mười đi khỏi, chắc lại đi đậu chến. Một lát sau, cậu Tỷ cũng đi luôn. Gửi tôi chìa khóa… Chìa khóa đây, ông Mười.- Cám ơn bà Ba.Y mở khóa vào nhà, bật đèn lên, ngồi chưa nóng chỗ đã thấy mụ vợ bò về, phờ phạc như người mất hồn.- Đen ơi là đen – mụ lau mồ hôi than thở – thua không còn một đồng bạc dính túi!- Tôi cũng đâu có hơn gì bà! – Mười thở dài than – Chưa bao giờ bị ngựa đá tới tấp và đau như kỳ này. Hết cả tiền về xe, phải năn nỉ người ta cho quá giang đến đầu đường, rồi lết bộ về nhà đó.Lát sau, y an ủi vợ, mà cũng là tự an ủi mình:- Thôi, bà nó ơi! Cờ bạc có canh đỏ canh đen, người ta cũng có lúc lên lúc xuống. Trời sắp cho vợ chồng mình hưởng cái hoạnh tài nên bắt vợ chồng mình phải chịu một chút thử thách đó thôi… Thôi, chịu khổ cực vài hôm, rồi tha hồ mà phong lưu.Mụ vợ thở dài thườn thượt, vào trong sân rửa mặt. Bỗng kêu thất thanh:- Chết rồi, ông ơi!Lão Mười cuống lên, hỏi dồn dập:- Cái gì thế? Cái gì thế?Mụ vợ đứng như trời trồng, mắt thất thần ngó lên bức tường trơ trọi cạnh tấm giường xiêu vẹo của Có.- Bức tranh… bức tranh đâu mất rồi? – Mụ nói không ra hơi, thều thào như người sắp thở hắt ra.Người chồng, mặt cắt không còn hột máu, cũng thở hắt ra luôn:- Chết tôi rồi! Chết tôi rồi!Một lát sau, lại hồn, cả hai người quên cả mệt nhọc, cùng nhau lục lọi khắp nhà nhưng tốn công vô ích. Bức tranh đã biến mất.Lão Mười là người tự trấn tĩnh được trước tiên. Uống một hơi hết ly nước đá lạnh, lão trầm ngâm suy nghĩ:- Cái điệu này – lão nói – đúng là thằng con quý tử của bà chơi vố này đây!- Ông nói sao? Ông nghi cho thằng Tỷ hả?- Thì còn ai trồng khoai đất này? Bức tranh ấy không có giá trị gì đối với tất cả mọi người. Và ở cái đất Saigon này chỉ có vỏn vẹn năm người biết là nó quý giá mà thôi. Năm người đó là tôi với bà, thằng Tỷ, thằng Có và thằng Cường. Hai đứa này không lấy, hay nói đúng ra chúng không thèm lấy vì cả nhà mình đi vắng mấy hôm mà bức tranh vẫn còn cho đến khi mình về. Tôi không lấy, bà không lấy, thì lòi ngay ra thằng Tỷ lấy chứ còn ai vào đó nữa.- Tôi sợ ông nghi oan cho con – mụ Mười cố chống chế.- Oan! Thôi được! Để tôi hỏi kỹ lại xem cho bà biết oan hay ưng nhé!Lão bước ra cửa, nói chõ sang nhà bên cạnh:- Bà Ba có ở nhà không, cho tôi hỏi thăm một chút coi.Có tiếng chân bước ra cùng lúc với tiếng trả lời:- Chi đó, ông Mười?- Chiều nay, thằng Tỷ nhà tôi gửi chìa khóa cho bà, có nhắn gì lại cho chúng tôi không hả bà?- Không! Không có nhắn nhe gì hết.- Cháu nó đi chơi một mình hay có bạn bè nào tới rủ?- Cậu ấy đi một mình.- Bà có thấy nó mang trong tay vật gì không?Suy nghĩ một thoáng, bà Ba tươi cười đáp:- Có, tôi thấy cậu ấy cắp ở nách cái gì lớn bằng tấm lịch treo tường, ngoài có bao bằng giấy nhật trình.- Thôi, đúng rồi! – Lão lẩm bẩm, đứng ngây người ra, một lát sau mới ngượng ngập cúi đầu nói với bà Ba:- Cảm ơn bà Ba, chúng tôi làm phiền bà Ba nhiều quá.- Dạ, không có chi.Lão Mười quay vào nhà, ngồi phịch xuống ghế, bảo vợ:- Bà thấy không? Đúng là thằng ông mãnh đã ăn cắp bức tranh. Không biết nó định giở trò ma bùn gì đây?- Tôi thấy bức tranh có giá, nó túng tiền đem cầm thế lấy ít nhiều xài đỡ chứ gì – người vợ rụt rè nói.- Có chó nó mua, có chó nó cầm – người chồng tức mình gắt – Tranh có giá là có giá với mình đây nè, chứ đằng thằng một bức tranh phong cảnh xẻ làm đôi thì còn đẹp đẽ nỗi gì! Ai cầm, ai mua thứ đó!Suy nghĩ một lúc lâu, lão nói tiếp:- Theo tôi nghĩ thì thằng con quý tử của bà định bắt chẹt mình đây. Nó đem gửi bức tranh ở nhà một thằng bạn nào đó thôi, mượn đỡ ít tiền xài. Thế nào ngày mai nó cũng vác cái xác của nó về đòi tiền chuộc.Mụ vợ thở dài than:- Tôi cũng nghĩ thế. Nhưng bây giờ cả ông và tôi, túi sạch nhẵn như chùi, lấy gì mà chuộc được. Thật chán con với cái! Chỉ một mực ăn chơi rồi phá!- Thôi, để xem chiều nay sửa xe kiếm được đồng nào, bà giữ lấy rồi liệu dụ nó mà lấy lại bức tranh, hẹn ít bữa nữa lên Đà lạt lấy tiền về, muốn bao nhiêu cũng có. Bà nhớ nó trả tranh rồi hãy đưa tiền nhé… Ủa! Mấy giờ rồi? Sao tối đã lâu ớn mà chưa thấy thằng Có về nhỉ?- Ờ, tám rưỡi rồi, ông. Mọi ngày chỉ bẩy rưỡi là cùng nó đã về tới nhà. Hay có món khách nào tới trễ, nó phải nán lại làm rốn cho xong chứ gì!Chưa nói dứt câu đã nghe có tiếng xe máy đậu ngay cửa.- Chắc nó về đó!Cả hai người ngóng cổ chờ. Có tiếng Cường hỏi vọng vào:- Em Có có ở trong nhà không, hai bác?- Ủa! Mời cậu Cường vào chơi – lão Mười chạy ra mở rộng cửa, mời đon đả – Em nó chưa về. Không hiểu bận công chuyện gì mà giờ này chưa thấy trở về.- Cháu vừa ở đàng Trường Đua lại đây – Cường nói – Hồi chiều, Có không có mặt ở chỗ sửa xe. Cháu đi cắm trại ở Lái Thiêu về, có mấy quả măng định mang lại cho Có thì chỉ thấy cái lều không. Có đi đâu mất, xe Honda cũng đâu mất tiêu luôn. Thằng Sún con ông Năm ở lều bên cạnh cho biết rằng hồi chiều, lúc sâm sẩm tối, có một người lạ mặt, cao lớn, ăn mặc như lính kín, dựng chiếc xe Suzuki ở cạnh lều, vào nói chuyện gì với Có một lúc, rồi thấy mặt Có tái xanh, lấy xe ra, nhờ thằng Sún trông lều giùm trước khi đi theo người lạ mặt. Không biết là đi đâu.Lão Mười mặt nhăn nhó, than thở:- Thật là tai họa! Rắc rối vô cùng! Biết làm sao bây giờ đây?Rồi lão năn nỉ:- Thôi, trăm sự nhờ cậu Cường. Cậu nhủ lòng thương kiếm nó cho vợ chồng tôi.- Hai bác cứ yên tâm – Cường nói – Ba cháu quen lớn với mấy ông trong Bộ Chỉ huy Cảnh sát. Để cháu về thưa với ba cháu điện thoại nhờ mấy ổng ra lệnh cho các Quận kiếm giùm thế nào cũng ra.- Thôi, cậu Cường – lão Mười vội lên tiếng cản – Đừng phiền đến cơ quan Cảnh sát vội. Xưa nay, tôi vốn có cái tật là rất ngại có chuyện, bất cứ chuyện gì, với mấy ông Cảnh sát.- Cháu nghĩ nhiều khi tránh cũng không được, bác ạ. Là vì có thể một Quận, một Ty, hay một Chi cuộc nào đó đã bắt giữ Có vì bất cứ một lý do nào… Nếu không can thiệp kịp thời, cháu e…Càng nghe, vợ chồng lão Mười càng cuống lên.- Vâng – mụ vợ nói – thôi trăm sự nhờ cậu Cường đó. Cậu cố giúp chúng tôi phen này được… tai qua nạn khỏi…* Chiều hôm ấy, Có vừa làm xong mấy mối, kiếm được mấy trăm bạc, đang mải o bế mấy món đồ phụ tùng mà khách hàng có cảm tình mang cho, thì Hải đậu xịch chiếc xe Suzuki đen ở trước lều.Hải, một nhân viên Cảnh sát đang nghỉ phép nên bận thường phục, cũng là một khách hàng quen của Có. Y rất mến thương Có vì cậu bé này có đủ những đức tính của một người thợ giỏi : rành nghề, thông minh và thực thà, nhất là thực thà.- Có ơi – y nói choang choang – có rỗi coi giùm anh cái xe!- Dạ, nó sao đó anh? – Có hỏi.- Nó mới dốc chứng, chạy nhanh thì không sao, mà hễ cứ đến chỗ đông, khẽ thắng cho chạy chậm lại một chút là y như rằng ông ấy tắt máy. Bực mình hết sức!Y bước vào lều, nói ba điều bốn chuyện với Có lúc ấy còn bận loay hoay xếp lại mấy món đồ nghề cho có ngăn nắp. Cả hai vô ý quay lưng ra ngoài.Hải chợt giật mình kêu:- Chết cha! Nó thổi mất xe rồi, Có ơi! Hừ, láo thật! Quân này láo thật.Có lật đật đẩy chiếc Honda ra, còn trông thấy hút chiếc Suzuki đen phóng hết tốc lực về phía Bẩy Hiền.- Sún ơi! – Có gọi thằng nhỏ ở lều bên cạnh – Trông lều giùm anh một lát nhé.Rồi quay lại giục Hải:- Anh lên đây em chở. Xe ấy chạy không lại xe em đâu, nhất là nó có tật như anh vừa kể.Xe phóng vun vút, nhưng vì đường chật người đông phải lách tránh mất thì giờ nên đến Trường Nữ Quân Nhân thì mất hút chiếc Suzuki. May được một khúc đường vắng, xe lao nhanh như gió. Gần đến ngã tư Bẩy Hiền đã thấy dạng một tên du đãng cao kều đang lạng chiếc xe đen ở đàng trước.- Quân này to gan thật! – Hải hăm he – Chưa biết chủ xế là ai mà nó dám thổi! Quả là điếc không sợ súng!Khoảng cách mỗi lúc một thâu hẹp. Hải đắc chí:- Phen này ăn đòn rồi, con ơi! Phải cho quân này một trận thật mê tơi, rồi tống cho nằm ấp mới đáng kiếp! Ai đời xểnh ra một chút là ăn cắp! Loạn quá!Tên quái xế dường như chưa biết nguy cơ đã gần kề. Y chắc mẩm nuốt ngon miếng mồi vì trời nhá nhem tối rất khó phân biệt ngay gian và y đã về gần tới sào huyệt. Bỗng một chiếc xe hơi chạy ngược chiều lao tới. Y vội lách tránh. Đường chỗ này quá đông. Xe khựng lại, rồi tắt máy. Y cuống lên đạp, máy chưa chịu nổ thì một tiếng còi cảnh sát ré lên cướp tinh thần. Y hốt hoảng quay lại, nhận ra xe Có đang lao tới. Thấy rõ cả Hải ngồi sau lưng ngó lom lom trông dữ như một hung thần.- Chết mẹ rồi!Y chửi thề. Tuy tiếc đứt ruột, tên cao kều đành phải quăng xe lại, co giò phóng mình vào một con hẻm chạy tháo thân.Trèo lên xe, chàng cảnh sát bảo bạn:- Anh nhận ra thằng này rồi. Thằng Chi Cao trong băng thằng Tuệ Sếu ở bẩy Hiền đây mà. Thằng nhãi cũng khôn hồn đấy! Không thì phen này ốm đòn!Chợt có tiếng gọi:- Có! Có! Đi đâu đấy?Có ngửng lên nhìn, mừng rỡ reo lên:- A! Anh Cường! Anh đi cắm trại đã về!Hải vỗ vai Có, bảo:- Thôi, Có về sau với bạn nhé. Tối rồi, anh phải về nhà gấp. Bữa nào rảnh anh sẽ ghé.Có lễ phép chào:- Dạ, anh lại nhà.Sau khi nghe Có kể chuyện đuổi theo tên ăn cắp xe, Cường cười bảo:- Thằng Chi Cao cùng một băng với thằng Tuệ Sếu và thằng Tỷ đó. Anh vừa trông thấy thằng Tỷ ôm một vật gì to bằng tấm lịch treo tường, ngoài bọc giấy báo, bước vào trong xóm thằng Tuệ ở ngã tư Bẩy Hiền.- Không khéo lại là bức tranh của em cũng chưa biết chừng.- Có thể! Nhưng dù có vậy cũng không sao. À, Có này, đây cũng là một dịp tốt để ta đánh một đòn quyết liệt cho ông bà Mười tối tăm mặt mũi… Bây giờ, em đừng về nhà nữa. lại anh ngủ đỡ một đêm đi. Cơm tối xong, anh sẽ tạt qua nhà em, hù cho ông bà Mười mấy câu. Rồi sáng mai, anh dẫn em về, thế nào ông bà ấy cũng phải lo đưa trả em lên Đà Lạt gấp.* Chín giờ sáng hôm sau. Vợ chồng Mười Cá Ngựa đang ngồi phờ phạc trong nhà, bỗng nghe thấy tiếng máy xe quen thuộc đậu trước nhà, ngó ra thấy Cường và Có thì mừng như bắt được vàng.- A! Cậu Cường tới! A! Thằng Có về!Cường vào nhà, nói tía lia:- Y như rằng là Có bị người ta tố cáo mua của gian để thay đồ cho khách. Thư nặc danh, tố cáo vu vơ chẳng có bằng chứng gì, nhưng nếu không can thiệp kịp thời cũng dám ăn đòn lắm. Tệ một cái là người ta hỏi nó tên chi, nó cứ một mực khai tên là Có. Không biết họ, không rõ ngày sanh, cũng không rành được tên cha mẹ nữa. Thằng nhỏ cù lần hết sức. Họ bực mình, đã suýt nổi sùng. May sao, ba cháu điện thoại hỏi ra nơi giữ Có nên cháu tới vừa đúng lúc. Cháu khai đại cho em : Tên là Nguyễn Thiện Cơ, 14 tuổi. Con ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Phạm thị Kim, cả hai đều quá cố. Cháu gọi ông Nguyễn Thiện Sỹ, kỹ nghệ gia ở Đà lạt bằng chú ruột. Hiện tạm trú ở nhà bác đây. Quả tình mới 14 tuổi, chưa đến tuổi khai lược giải cá nhân. Có giấy khai sanh làm bằng chứng. Nếu không tin, bác sẽ thân hành mang khai sanh tới xuất trình…Mười Cá Ngựa càng nghe càng biến sắc. Bụng bảo dạ : Thằng ranh con này sao cứ y như là ma xó, cái gì cũng biết, mà lại biết thật rành mới chết chứ! Thôi, phải rồi, đúng nó là đầu dây mối nhợ tất cả chuyện này đây. Nếu không lo mau mau giải quyết cho êm đẹp, nó dám nổi sùng dẫn lão Sỹ về Saigon trình khai sanh cho Cảnh sát rồi nhận cháu thì mình chỉ còn có nước bơ mỏ, mất mẹ nó cả chì lẫn chài!Dọn một bộ mặt thật tươi, y đon đả cảm ơn và bóng gió hứa hẹn:- Cảm ơn cậu Cường rất nhiều, cậu giúp đỡ chúng tôi tận tình. Nhất định là không đời nào chúng tôi dám quên ơn… Cậu bận tâm đến thằng Có, chúng tôi cũng bận tâm không kém. Thế nào chúng tôi cũng phải lo giải quyết cho dứt khoát chứ không thể để lằng nhằng như thế này mãi được. Vừa yên thân cho thằng Có… Vừa yên cả phận chúng tôi…* Cường đi khỏi được một tiếng đồng hồ thì thằng Tỷ ở đâu dẫn xác về, nó cười nhăn nhở.- Thằng quỷ kia – bà Mười hét – mày cất bức tranh đâu?- Tranh nào hả má? Con đâu có biết. – y điềm nhiên trả lời.- Thôi đừng có làm bộ ngây thơ, mày không biết thì còn ai vào đây biết nữa. Khôn hồn đưa ra trả ba mày, kẻo ông ấy nổi điên đánh cho gẫy gối tối mặt, không ai can nổi đâu.Mười Khoái từ nãy giờ ngồi chẳng nói chẳng rằng, lừ lừ đứng dậy, đi tới trước mặt thằng Tỷ, nhìn nó bằng đôi mắt thật nghiêm khắc:- Tỷ, tao hỏi mày một câu, phải trả lời cho đúng không thì chết đòn. Bức tranh của thằng Có mày có lấy không?- Thưa ba, có – Thằng Tỷ run giọng trả lời.- Mày để đâu?- Con gửi ở nhà thằng bạn.- Nhà đứa nào?- Nhà thằng Tuệ ở ngã tư Bẩy Hiền.- Muốn sống đi lấy ngay về đây cho tao.Tuy sợ rúm người, nhưng thằng Tỷ vẫn chưa chịu đi. Cha nó quát:- Đi lấy ngay đi! Sao còn đứng xớ rớ đó?Nó rụt rè năn nỉ:- Ba má cho con tiền…- Tiền gì? – Mười Khoái gay gắt hỏi – Bộ tiền chuộc hả?Thằng Tỷ đã dạn dĩ hơn, phân trần:- Thưa ba, không phải tiền chuộc. Nhưng con xin ba má cho con ít chục ngàn…- Ít chục ngàn? Để làm gì? – cha nó hỏi gắt.- Dạ, để xài… để xài cho bằng người ta.Mười Khoái cười gằn, rồi thở dài, mắng:- Mới ba tuổi ranh, đi học sao không lo học cho bằng người ta? Lại bầy đặt theo băng này băng nọ, tập tành hút xách, bài bạc, toàn những trò chơi mất dậy. Nhà nghèo, bản thân chưa kiếm ra một đồng bạc về giúp đỡ gia đình, đã tiêu xài vung vít cho bằng những đứa con nhà giàu “phá gia chi tử”. Cái điệu này chả mấy chốc đi vào con đường giật dây chuyền hay ăn cướp xe… Rồi tù rạc lúc nào không biết…Thằng Tỷ đứng chịu trận, không dám cãi nửa lời. Bà Mười thương con, dỗ dành:- Ba dậy thì phải nghe lời mà sửa đổi. Từ rày không được chơi bời lêu lổng nữa nghe con. Thôi, cho mấy trăm cầm lấy mà ăn quà. Ra lấy xe lại ngay nhà thằng Tuệ đem bức tranh về đây. Ít bữa nữa, ba mày lên Đà Lạt có tiền, sẽ đâu có đó. |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Bức Tranh Dòng Họ Nguyễn Tue 07 Jun 2016, 21:13 | |
| Chương 7 SẤM TRẠNG TRONG TRANH Khi thấy thằng Có trở về sau một đêm mất tích và rồi lấy lại được bức tranh, Mười Khoái tự thấy sáng mắt ra. Một đàng, thằng Tỷ, con ruột của y, vì không chịu học hành tử tế lại ham chơi lêu lổng, đánh bạn với những đứa chẳng ra gì nên chỉ rình cơ hội nã tiền để tiêu pha bậy bạ. Đàng khác, cậu Cường còn nhỏ tuổi hơn thằng Tỷ mà xử sự đứng đắn như người lớn, không nỡ phá món hoạnh tài của lão mặc dầu cậu ta dư sức dẫn thằng Có về trả gia đình nó mà không tốn một đồng bạc. Càng ngẫm nghĩ càng cảm phục cậu thiếu sinh Hướng Đạo có độ lượng và biết thương người. Vì thế, chuyến đi Đà Lạt này nhằm ngày lễ Giáng Sinh, lão năn nỉ Cường cùng đi với lão cho vui và nhất là, lão nói, cho thằng Có đi đường có bạn. Bà Mười và thằng Tỷ phải ở lại trông nhà. Xe đến bến đã thấy ông Sỹ lái xe nhà ra đón. Có cả thằng Căn, thằng Chính cùng đi. Thì ra Cường đã đánh điện lên cho bạn biết trước. Sáu người lên xe về nhà, nói cười vui như Tết. Gia đình ông Sỹ đã hội họp đông đủ để đón mừng người ruột thịt trở về sau mấy năm lưu lạc. Trà nước xong xuôi, ông Mười mở vali lấy tờ giấy khai sanh và bức tranh trịnh trọng để lên bàn nói: - Thưa ông bà, giữ đúng lời hứa, hôm nay chúng tôi đưa cháu Thiện Cơ lên đây sum họp với gia đình. Có đầy đủ cả khai sanh và chứng tích gia đình để xin ông bà coi lại. Ông Chủ hãng Kiến Bình hớn hở đáp: - Dạ, chúng tôi đội ơn ông Mười nhiều. Khai sanh thì bữa trước chúng tôi đã được coi rồi. Tôi công nhận là đúng. Còn bức tranh để xin kiểm chứng. Vừa tháo tranh ra khỏi khung, ông vừa ngoái lại bảo thằng Chính đứng sau lưng: - Chính lấy cho ba hộp dấu. Ông Sỹ úp mặt phải bức tranh xuống bàn, ngửng nhìn ông Mười nói: - Anh tôi đã cẩn thận in dấu hai ngón tay trỏ của cháu Thiện Cơ vào mặt sau bức tranh này. Nếu cháu đã có tờ khai lược giải cá nhân rồi thì ta cứ việc đem so dấu tay ở tờ khai ấy với dấu tay ở bức tranh là xong. Nhưng cháu Cơ chưa đến tuổi phải khai. Vì thế ta phải in ngay dấu tay của cháu vào kế bên các dấu đã có trước xem có giống hay không… Nào, cháu đưa ngón trỏ tay mặt… rồi! Ngón trỏ tay trái… rồi! Ông ngắm nghía và tấm tắc khen: - Trời sinh ra thật kỳ lạ! Ở cõi đời này, cái gì cũng biến dạng với thời gian. Ấy thế mà chỉ có các vân tay là không bao giờ thay đổi. Đây ông Mười coi, tuy lớn nhỏ có khác, nhưng đường nét vẫn y hệt. vậy có thể kết luận : thằng nhỏ này chính là đứa bé mà anh tôi đã in dấu tay vào đây lúc nó mới lên năm tuổi. Mười Khoái chỉ vào những hàng chữ đỏ, chữ Việt nhưng viết bằng bút lông, ở sát mép bên mặt bức tranh, thắc mắc hỏi: - Còn đây có phải là một bài thơ không? Sao hàng nào cũng như đứt quãng thế nhỉ? Ông Sỹ mỉm cười nói: - Đúng là một bài thơ. Một bài thơ cổ. Một bài Sấm thì đúng hơn. Rồi đây ông sẽ hiểu. Quay sang Căn, ông bảo: - Căn lên lầu lấy bức tranh của cháu xuống đây coi. Sau khi tháo bức tranh sau này ra khỏi khung và ráp hai bức vào với nhau thì thấy những chỗ cố ý cắt nhô ra thụt vào ở mép hai bức tranh hoàn toàn ăn khớp với nhau. Rõ ràng đây là hai mảnh của một bức tranh cắt đôi ra bằng một đường gẫy không đều. Ông Sỹ tươi cười giải thích: - Ông Mười coi, anh tôi đã cẩn thận xẻ đôi bức tranh không phải bằng dao mà bằng kéo, không phải theo một đường thẳng mà theo một đường răng cưa. Dụng ý, theo tôi, là như thế này. Một họa sĩ giỏi ngó bức tranh do thằng Căn giữ có thể tưởng tượng ra mà vẽ một bức khác để tiếp nối một cách không mấy khó khăn. Nhưng đến khi ráp hai bức vào với nhau mới thấy không ổn vì các mép không ăn khớp. Còn bốn câu thơ thì câu nào cũng khuyết mất một nửa. Nhưng trường hợp của ta đây thật đã rành rành, không còn nghi ngờ vào đâu được nữa. rõ ràng là hai nửa cùng do một tấm xẻ ra cũng như hai đứa, thằng Căn và thằng Có đây, cùng do máu huyết anh chị tôi tạo thành. - Nhưng còn bài thơ? – Mười Khoái vẫn chưa hết thắc mắc, hỏi – Chẳng lẽ bài thơ này không nói lên một cái gì sao? Nếu nó chỉ có độc một mục đích chứng minh nửa bức tranh nọ là tiếp nối của nửa bức tranh kia, thì theo tôi nghĩ, ông Nhân chỉ việc ký một chữ thật to ở ngay chính giữa mặt sau bức tranh lớn cũng đủ rồi. Ông Sỹ gật gù đáp: - Ông nói vậy cũng có lý. Rất có thể anh tôi để lại cho hai cháu tôi một cái gì, nhưng ý tứ thâm trầm quá, khó lòng đoán ngay ra được. - Vâng – Mười Khoái vui vẻ nói – Chắc là không có một kho tàng như trong những truyện truyền kỳ, nhưng tôi mong rằng có một di sản kha khá lưu lại cho hai cháu đề làm nhẹ bớt gánh nặng của ông chủ trong việc gây dựng tương lai cho hai cháu. - Cảm ơn ông. Tôi cũng mong như vậy lắm. Nếu có, thế nào chú cháu tôi cũng phải nhớ đến ông Mười chứ! Hà hà… Trong bữa tiệc mừng dọn ra ngay chiều hôm đó, ông Sỹ lựa lời gạn hỏi: - Ăn cơm mới, nói chuyện cũ, không biết ông Mười có vui lòng cho chúng tôi được rõ ông Mười gặp được thằng cháu Cơ trong trường hợp nào chăng? - Được chứ! – Mười Khoái sốt sắng đáp – để nhớ lại coi nào… Bữa ấy vào thượng tuần tháng giêng năm Mậu Thân, tình hình thật là hỗn loạn. Dân chúng trong thành Huế tìm đường rút ra khỏi thành nội, dắt díu nhau chạy về hướng Nam. Vợ chồng tôi với thằng Tỷ – thằng cháu hôm nọ có lên đây với chúng tôi – đêm ấy tạm trú trong một căn lều hẻo lánh ở ngoài đồng. Lều nhỏ và tối như hũ nút. Bước vào trong đụng phải người ta mới biết bên trong đã có người rồi. Cũng hai vợ chồng và một đứa con. Hai vợ chồng cùng bị thương nặng. Người chồng đã cấm khẩu nhưng vẫn tỉnh. Người vợ còn nói được. Nghe tiếng, chúng tôi nhận ra là người quen, người bà con thì đúng hơn. Đó là ông bà Hai Tu, người Sóc Trăng ra Huế làm ăn đã lâu. Bà Hai Tu có họ xa với vợ tôi ở Huế nhưng không năng đi lại nên không thân nhau mấy. - Tôi kiệt sức mất rồi – bà Hai nắm tay vợ tôi nói – chắc tôi chết đến nơi. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi muốn nhờ dì dượng giúp cho một việc, mong dì dượng đừng từ chối. - Được, chị cứ nói, chúng em xin cố gắng – vợ chồng tôi sốt sắng đáp. - Thằng bé này là con thứ của ông Nguyễn Thiện Nhân, điền chủ ở Kiến Hòa. Mẹ nó là chị ruột ông Phạm văn Khánh, thương gia ở Huế. Bà Khánh, tức mợ ruột nó, là chị em họ với chồng tôi. Chiều hôm qua cùng chạy loạn với nhau chẳng may giữa đường ông bà Khánh cùng bị đạn bắn trọng thương. Lúc hấp hối, ông bà ấy giao thằng bé này cho tôi nhờ tiện đường vô Saigon dắt nó đi theo rồi tìm cách cho cha con nó gặp nhau. Ông bà ấy buộc trên lưng nó ba cái quần áo và một bức tranh để làm dấu tích gia đình. Lại đưa cho tôi một tờ khai sanh của nó và mười lượng vàng. Bây giờ vợ chồng tôi chết đến nơi, chắc không làm tròn được lời ủy thác ấy. Vậy trăm sự nhờ dì dượng làm phước trông nom nó giùm tôi. Đây tờ khai sanh và mười lượng vàng, dì cầm lấy… Nói xong, chi Tu trút hơi thở cuối cùng. Bên cạnh, anh Tu cũng đã đi từ lúc nào, hai mắt còn mở trừng trừng… Nông nỗi chạy loạn Mậu Thân ở Huế thật là khổ cực hết chỗ nói! Cảm động ứa nước mắt, ông Sỹ chân thành cảm tạ: - Vợ chồng tôi mang ơn ông bà Mười và ông bà Hai Tu không biết đến đâu mà kể. Nếu Trời không dun dủi cho ông bà gặp ông bà Hai Tu đêm hôm ấy thì chắc thằng cháu tôi chết mất xác ở ngoài Trung rồi chứ đâu còn đến ngày nay. Ông bà thực là ân nhân của gia đình chúng tôi. - Nhưng chúng tôi cũng có cái bậy, ông bà ạ – Mười Khoái thành thực nhận lỗi – Thú thực, khi về đến Saigon, thâm tâm chúng tôi là muốn đi ngay Kiến Hòa tìm ông Nhân. Nhưng chẳng qua là cái khó nó bó cái khôn. Chúng tôi tứ cố vô thân ở giữa cái đất Saigon là nơi củi quế gạo châu. Vốn liếng chả mấy chốc hết sạch sành sanh. Nói ông bà bỏ lỗi, lại thêm cái tội cờ bạc bê tha, nên kiếm được đồng nào hết veo ngay đồng nấy. Thành thử đã không giao được thằng nhỏ cho gia đình nó, lại còn không cho nó được ăn học bằng người. Sau dậy cho nó được cái nghề sửa xe, lại trông vào đó làm kế mưu sinh cho cả gia đình. Càng nghĩ tôi càng hổ thẹn với lương tâm. Nếu không gặp được cậu Cường có mắt tinh đời thì chưa biết bao giờ mới có ngày vui vẻ như ngày nay! Ông Mười ở Đà Lạt chơi một hôm, được ông Sỹ cung phụng như một bậc thượng tân. Ông đích thân lái xe dẫn đi xem khắp các thắng cảnh trong thị xã cũng như ở vùng phụ cận. Hôm sau nữa mới ra về, mang theo ba trăm ngàn cùng quà cáp rất nhiều. Đến tối, ông Sỹ mời Cường lên thư phòng trên lầu nói chuyện. Cả Căn, Có, Chính cũng được tham dự. - Cậu Cường à! – ông Sỹ vào đề – cậu có ý kiến chi về bài Sấm không? - Thưa bác – Cường đáp – cháu cũng nghĩ như ông Mười nói hôm kia. Bác Hai viết nắn nót như vậy tất nhiên phải có dụng ý. - Phải rồi, có dụng ý là cái chắc rồi. Sở dĩ hôm nọ bác không muốn đi sâu vào vấn đề vì không muốn để ông Mười quá chú tâm vào việc này. Ngưng một lát, ông Sỹ nói tiếp: - Cứ ý bác suy thì nhất định là bác Hai có để lại cho hai đứa này – ông chỉ vào Căn và Cơ – một cái gì. Là vì số tiền bán ruộng đất không thể tiêu hết được mặc dầu bác Hai cho vợ chồng Phạm văn Khánh rất nhiều. Trước khi mất, bác Hai cầm tay bác dặn đi dặn lại không được bán khoảnh đất vẽ trong tranh.Chắc chắn bác Hai chôn của cải trong mảnh đất ấy. So với toàn thể gia tài của bác thì khuôn viên khu hương hỏa nhỏ xíu. Nhưng đứng riêng ra, nó cũng rộng được đến mười mẫu. Nếu không được chỉ dẫn một cách rõ ràng thì mười mẫu cũng là một diện tích khá mênh mông, khó mà kiếm cho ra chỗ cất giấu. - Thưa bác, vâng – Cường đáp – Chính vì thế bác Hai mới phải viết mấy câu Sấm để chỉ đường cho bác. - Thú thật hai đêm rầy bác nghĩ nát cả óc mà không ra… Căn nói xen vào: - Cháu cũng nghĩ suốt từ lúc ráp xong bức tranh đến giờ mà chả hiểu ba cháu muốn nói gì cả. Nhất định phải có anh Cường nhúng tay vào mới xong đó, chú ơi. Từ trước đến nay, bao giờ ở Hướng Đạo có trò chơi lớn, thế nào anh Cường cũng chiếm giải quán quân. Mật thư khó cách mấy, anh ấy cũng mò ra chìa khóa trong giây lát. - Ừ thôi bác giao cho cậu Cường đó – ông Sỹ cười nói và đẩy bức tranh về phía Cường – Cậu chịu khó nghĩ giùm bác và giúp các em. Cường lẩm nhẩm đọc bốn câu Sấm đã ráp xong đầy đủ: Long vỹ xà đầu khởi chiến TRANH, Can qua xứ xứ khổ đao binh. MÃ ĐẦU DƯƠNG CƯỚC TRANH CÙNG TẬN THÂN DẬU NIÊN kiến… thái bình. Đọc đi đọc lại, Cường ngồi lim dim cặp mắt suy nghĩ. Chán rồi lật qua mặt phải, ngắm nghía bức tranh đến độ xuất thần… Trong phòng im lặng như tờ, từ ông Sỹ đến thằng Chính ai cũng tôn trọng phút suy tư của người bạn trẻ. Chừng một khắc đồng hồ sau, Cường từ tốn đặt bức tranh xuống bàn, chậm rãi nói: - Thưa bác, cháu xin trình bầy ý kiến. Bài Sấm bác Hai dùng là một bài rất phổ quát, rất nhiều người thuộc lòng. Bởi vậy, nếu viết sai hay viết thừa, viết thiếu chữ nào là người đọc có thể nhận thấy ngay. Căn cứ vào điểm ấy, bác Hai cố ý viết trật một số chữ và cũng cố ý viết hoa một số chữ không cần thiết phải viết hoa, để tạo ra những điểm khác thường. Dụng ý của bác Hai là chỉ đường cho chúng ta bằng điểm khác thường đó. Toàn bài có nhiều điểm khác thường kiểu ấy: Điểm thứ nhất là chữ TRANH ở cuối câu đầu vô cớ viết toàn hoa. Câu thứ hai không có gì đáng nói. Câu thứ ba cố ý viết sai. Thay vì “Mã đề dương cước anh hùng tận”, lại viết là “MÃ ĐẦU DƯƠNG CƯỚC TRANH CÙNG TẬN” Và cũng viết toàn hoa. Đó là điểm khác thường thứ hai. Điểm khác thường thứ ba là ba chữ đầu câu thứ tư vô cớ viết hoa. Lại bỏ sót một chữ, chữ Lai ở chính giữa câu. Đó là chưa kể ba dấu chấm bỏ lửng sau chữ kiến. - Có lý, có lý – ông Sỹ như chợt tỉnh, reo lên – Nhưng cái khó là tìm cho ra ý nghĩa của những điểm khác thường ấy. - Vâng – Cường quả quyết đáp – cháu chưa nghĩ ra, nhưng cháu tin rằng cái khó khăn ấy có thể vượt qua được. Cả Căn, cả Cơ, cả Chính cùng reo, mắt sáng rỡ: - Anh Cường hay quá ta! Cường cười, giơ tay cản: - Khoan, khoan, đừng vội nóng! Tôi mới nói là có thể vượt qua được chứ có nói vượt qua đâu. Căn cười cười nói với ông chú: - Thằng này thông minh lắm, chú ơi! Nó nói sẽ nghĩ ra tức là nó đã nghĩ ra được đến tám, chín phần mười rồi đó. Nó nhìn mặt Cường, trêu: - Biết quá mà! Cu cậu đã đoán ra, nhưng chưa dám nói quyết vì còn thử lại bài toán chứ gì! Tao còn lạ! Cường chỉ cười, không đáp. Một chặp sau mới hỏi ông Sỹ những chuyện không ăn nhập gì vào bốn câu Sấm cả. - Thưa bác, bức tranh này là theo phong cảnh thật mà vẽ ra hay là do óc tưởng tượng của họa sĩ ạ? - Cảnh thật chứ! – Ông Sỹ đáp – Như bác đã nói, đây là một khoảng trong miếng đất hương hỏa của bác Hai giữ lại không cho bán. - Dạ, từ dạo ấy đến nay, có gì thay đổi ở miếng đất ấy không ạ? - Không – ông Sỹ trả lời – không. Đâu đó vẫn y nguyên. Nhà từ đường vẫn thế, chỉ có cũ đi thôi. Vườn hoa cũng y vậy. Cả vườn rau nữa, chẳng có chi khác lạ. - Thưa bác, nói vây có nghĩa là ngó vào bức tranh, bác có thể nhận ra được từng chi tiết của miếng đất, có phải thế không ạ? - Đúng vậy đó, cậu Cường. Cường chỉ vào góc mặt phía dưới cùng bức tranh, hỏi: - Cái rãnh này chạy đến đây là hết hay sao bác? Ông Sỹ cười giải thích: - Đây là cái đường mương chạy dọc theo mảnh đất này và còn đi tuốt luốt, đi xa hơn hiều nữa, bao cả miếng ruộng đàng kia cơ mà! Nhưng đúng ở đây, nó gẫy khúc nên rất dễ nhận. - Còn cái hàng rào này? Cũng vẫn y nguyên chứ bác? - Phải, vẫn y nguyên. - Cây gì xanh xanh mọc quấn vào hàng rào đó, thưa bác? - Cây vạn niên thanh đó. Loại cây này sống rất lâu. Bác Hai trồng cây ở ngay khúc hàng rào ấy, đã lâu lắm, nay vẫn còn xanh tươi. Đang nói chuyện này, Cường bắt ngay sang chuyện khác: - Thưa bác, bác Hai có giỏi chữ nho lắm không ạ? - Không. Bác Hai cũng như bác theo Tây học. Có biết chữ nho nhưng không thâm thúy như các cụ đồ nho. Nói cách khác, có thể hiểu chữ nho đã phiên âm sang tiếng Việt, nhưng nhiều khi không rành mặt chữ. - Dạ, cháu hiểu. À, từ chỗ trồng cây vạn niên thanh đến khúc chót của đường mương này xa chừng bao nhiêu, bác? Ông Sỹ cũng như mấy anh em Căn, Cơ, Chính ngơ ngác không hiểu Cường định ba hoa trời đất đến đâu mà cứ chuyện nọ xọ chuyện kia như vậy. Tuy nhiên, ông vẫn trả lời: - Chừng 14, 15 mét gì đó.Bác còn nhớ khi làm cái hàng rào này, có đo để tính công thợ, thấy đúng 30 mét. Miếng đất dành riêng để trồng rau này đo được đúng một sào, sào ta đó cậu, nên tính ra chiều ngang của nó là 12 mét. Nhưng nếu đo xeo xéo từ khúc mương này đến chỗ hàng rào kia thì phải hơn một chút. Cho nên bác độ chừng là 14, 15 mét. Cường kết luận, mặt tươi như hoa: - Thưa bác, may ra cháu đã hiểu được những lời chỉ dẫn của bác Hai rồi. Nhưng cháu chỉ dám nói rõ khi nào đã chứng minh được là bài toán giải đúng… Bữa nào về thăm quê, bác cho anh em cháu tháp tùng, cháu sẽ chỉ chỗ, mấy anh em bắt tay vào đào một lúc xong ngay. Mấy anh em thằng Căn đều háo hức: - Ngày mai còn nghỉ lễ, ngày mai về quê chơi đi chú. - Sáng sớm mai đáp máy bay đi Saigon, ba nhé. Rồi lấy xe ở đại lý về Kiến Hòa, vài giờ là tới nơi. Con nóng thử đáp số của anh Cường lắm, ba ơi! Ông Sỹ cũng nôn nóng không kém: - Ờ, ờ, mai đi. - Căn nhớ cụ bị thước dây nhé – Cường dặn – Mượn được thước của mấy ông trắc lượng, đạc điền thì tốt. *** Thời buổi nguyên tử có khác, mới sáng ở Đà Lạt, trưa đã tênh tênh ở Kiến Hòa. Và buổi chiều, di sản của ông anh để lại đã có trong tay, ông Nguyễn Thiện Sỹ trịnh trọng đèn hương, dâng cơm canh cúng tạ gia tiên trong ngôi từ đường. Cỗ bàn thịnh soạn, ông Sỹ khề khà nhấm nháp trong khi mấy cậu thiếu niên cao hứng ăn uống ào ào như tằm ăn rỗi. Đặt chén rượu xuống thành mâm, ông Sỹ tươi cười nói: - Thế nào, cậu Cường? Đáp số bài toán của cậu đã đúng hoàn toàn rồi đó. Bây giờ giải thích cho chú cháu tôi nghe được rồi chứ? - Hay là làm mò? – Căn nói khích – Dám làm mò lắm à! May ra thì trúng, không trúng thì huề cả làng chứ gì! - Mò sao được, bạn! – Cường vênh váo cãi – Đã thế không cho thằng Căn nghe nữa. Cơ, Chính, cả hai đứa vội dàn hòa: - Thôi, anh Căn, để yên cho anh Cường nói. - Thưa bác – Cường nói – cháu định chắc “bài Sấm cải cách” của bác Hai không thể có những ý nghĩa khúc mắc vì chủ tâm của bác Hai là chỉ dẫn cho người nhà thấy ngay, chứ không phải cố tạo khó khăn để che mắt người ngoài. Miếng đất vẫn ở trong tay họ Nguyễn Thiện thì giấu giếm kỹ quá làm gì cho tốn công. Nếu bó buộc phải dùng phép chiết tự để che giấu – che giấu gọi là thôi – thì cũng không phải là phép chiết tự theo kiểu các cụ thâm nho. Bởi thế cho nên cháu chỉ nghĩ đến cái gì thật là giản dị trong những điểm khác thường của bài Sấm. Như hôm qua cháu đã trình bầy, câu thứ nhất có chữ TRANH viết toàn hoa là một điểm lạ. Đó có nghĩa là bác Hai bảo : Hãy chú ý đến bức TRANH. Câu thứ hai không có gì đáng nói. Câu thứ ba viết toàn hoa để lưu ý đến các điểm khác lạ. Câu này có hai điểm lạ. Điểm lạ thứ nhất là cố ý viết sai bốn chữ “Mã đề dương cước” ra thành “Mã đầu dương cước”. Mã đề nghĩa là móng ngựa. Còn Mã đầu nghĩa là đầu ngựa. Mã đầu còn có nghĩa là đầu chữ Mã. Và đầu chữ Mã không chi khác hơn là chữ M. Dương cước là chân dê hay là chân chữ Dương. Đầu chữ Dương là chữ D cũng đọc là Dê. Dê có bốn chân, vậy bốn chân của chữ Dương chính là các chữ ƯƠNG. Giờ ta ghép Mã đầu (M) vào Dương cước (ƯƠNG), ta có chữ MƯƠNG. Điểm lạ thứ hai của câu ba là cố ý viết sai ba chữ “anh hùng tận” ra ba chữ “tranh cùng tận”. Ba chữ này, nếu hiểu chữ nho một cách thật nôm na, có nghĩa là : chỗ cùng tận của bức tranh. Cả câu thứ ba có nghĩa là : cái đường mương, chỗ tận cùng bức tranh. Nó chỉ cho ta một điểm : chỗ tận cùng của đường mương ở bức tranh, tức là chỗ gẫy khúc mà bác nói có thể nhận được dễ dàng trên thực tế. Câu thứ tư cũng có hai điểm lạ. Điểm lạ thứ nhất là chữ “Thân dậu niên” viết toàn hoa. Dậu đồng âm với Giậu là cái hàng rào. Thân dậu có nghĩa giản dị là thân cái hàng rào. Niên đây là cây vạn niên thanh trồng ở hàng rào. Ba chữ “Thân dậu niên” có nghĩa là cây vạn niên thanh trồng ở thân hàng rào. Nó chỉ cho ta thấy một điểm thứ hai : chỗ trồng vây vạn niên thanh ở thân hàng rào. Quay sang Cơ, Cường hỏi: - Cho hai điểm trên một mặt phẳng, ta có thể làm gì? Nhớ không? - Dạ nhớ – Cơ vội trả lời – Ta có thể vạch một đường thẳng và chỉ một đường thẳng mà thôi. Giỏi! – Cường khen – Và đường thẳng ấy chạy từ khúc gẫy của đường mương đến chỗ trồng cây vạn niên thanh ở hàng rào. Điểm lạ thứ hai của câu chót là thiếu mất một chữ. Đó là chữ Lai, chữ thứ tư, tức là chữ đứng giữa trong một câu thơ bẩy chữ. Câu thơ khuyết một chữ ở giữa khiến cho ta có thể đoán rằng đồ chôn giấu ở ngay chỗ chính giữa cái đường thẳng mà ta vừa vạch ra. Và y như rằng, khi đào ở khúc ấy ta thấy ngay những gì bác Hai để lại cho Căn, Cơ. Ông Sỹ tấm tắc khen: - Cậu Cường giỏi thật đấy! Thằng Căn, thằng Chính cũng đi Hướng Đạo từ lâu như cậu mà chẳng đứa nào sáng trí và tháo vát bằng! Tuy kết quả đã được như ý muốn, ông Sỹ dường như hãy còn thắc mắc nên hỏi thêm Cường: - Cậu Cường chắc cũng để ý thấy ở câu chót, sau chữ Kiến có ba dấu chấm lửng lơ. Trong câu Sấm đích thực, ba chữ “Kiến thái bình” đi một lèo chứ đâu có ngập ngừng như vậy nhỉ? Cậu giải thích thế nào điểm khác thường ấy? Cường đáp: - Thưa bác, chính ba dấu chấm lửng lơ ấy làm cháu mất rất nhiều thì giờ suy nghĩ và không dám chắc nơi chôn giấu ở chính giữa đường thẳng. Thực vậy, nếu đếm số chữ trong câu và coi dấu chấm như ba chữ thì chỗ khuyết (chỗ của chữ Lai) trệch hẳn về một phía. Cháu nghĩ mãi không ra về phía nào, phía đường mương hay phía hàng rào? Không có gì chỉ dẫn cả. Sau cháu nghĩ thế này : Dụng ý của bác Hai không phải là làm rắc rối, làm phức tạp mọi sự. Ba dấu chấm theo sau chữ Kiến, do đó, chỉ có mục đích lưu ý chúng ta nhiều vào câu thứ tư mà thôi. Có thể hiểu đại khái câu ấy như thế này : Hãy đào ở chính giữa đường thẳng đã vạch. Sẽ thấy (Kiến nghĩa là thấy)… cái mà chúng ta cần thấy, chứ không phải thấy cái thái bình! |
| | | nhanbkvn
Tổng số bài gửi : 1612 Registration date : 16/07/2012
| Tiêu đề: Re: Bức Tranh Dòng Họ Nguyễn Tue 07 Jun 2016, 21:13 | |
| Chương 8 (hết) TỈNH NGỘ Cơm nước xong, về đến Saigon vừa tối mịt. Ghé sạp báo đầu đường mua mấy tờ coi những tin tức thời sự đang đến hồi gay cấn. Bỗng Cơ nhẩy nhổm lên, la: - Trời ơi! Sao lại có chuyện thế này? Tất cả xúm vào coi thì ra đó là một tin gay cấn trong mục “Xẩy ra trong nước 24 giờ qua”. CON CÁI ĐỜI NAY “Đêm 28 rạng ngày 29-12, tại hẻm số 789, 123 đường Lê văn Duyệt đã xẩy ra một vụ cướp rất táo bạo. Khổ chủ là ông T.V.K, 53 tuổi và bà C.T.T, 49 tuổi. Chính con trai độc nhất của khổ chủ là cậu T.V.T, 17 tuổi đã dẫn cướp về nhà khảo đả bố mẹ để lấy số tiền 300.000đ mà ông K. vừa kiếm được. Tác tệ xong, cậu con trai “quý tử” còn khui la ve ra cho đồng bọn giải khát, bất ngờ quá chén không đi được nên đồng bọn đành bỏ y lại, vì đã cận giờ giới nghiêm. Cơ quan Cảnh sát đã bắt giữ cậu T. để điều tra. Đồng bọn của cậu T. đang bị truy nã gắt”. Cơ, mắt đỏ hoe, thở dài nói với Cường: - Em chắc anh Tỷ không đến nỗi táng tệ như vậy đâu. Lười biếng, bê tha thì có, nhưng bất hiếu bất mục đến mức đó thì không. Anh Cường có cách gì cứu giùm cho anh ấy không? - Anh em ta hãy tới thăm bác Mười xem sao đã, rồi sẽ liệu sau – Cường bình tĩnh đáp. - Ờ, phải đấy – ông Sỹ sốt sắng nói – hay anh em lại trước đi xem có giúp đỡ được gì chăng. Chú sẽ tới sau. *** Ông Mười, bà Mười, đầu bó băng trắng lốp, ngồi ủ rũ mỗi người một xó trong căn nhà buồn như có tang. Hai người giật mình khi thấy Cường và Cơ đẩy cửa bước vào. - Ba có sao không? Má có đau không, má? Sau phút mủi lòng khi gặp lại thằng con nuôi trong hoàn cảnh bi đát hiện tại, ông Khoái cố bình tĩnh kể lại cho Cường nghe từng chi tiết, thầm mong trí thông minh của cậu Hướng Đạo Sinh này sẽ giúp giải oan cho thằng Tỷ. - Chúng nó ba thằng, cậu ạ, đứa nào cũng bịt mặt và đứa nào cũng cao cỡ thằng Tỷ cả. Tên cầm đầu đội cái nón kết tím và đeo cặp kính râm y như thằng Tỷ. Thoạt trông, tôi suýt lầm. Cái nón, cặp kính và và cả khăn mùi soa bịt mặt đều là đồ của thằng Tỷ. Mặc dầu nó cố bắt chước dáng điệu và giọng nói của thằng Tỷ, nhưng tôi nhận ra ngay là không phải thằng Tỷ. Bà Mười nói xen vô: - Chúng nó khảo ông ấy tàn nhẫn quá, tôi xót ruột kêu lên thì thằng đứng canh chừng tôi đánh tôi mấy cái vào đầu, vào mặt đau điếng. Ông Mười kể tiếp: - Của đau con xót, cậu ạ, tôi nhất định không khai chỗ cất tiền. Thằng đứng cạnh nhà tôi gọi thằng đầu đảng : Tuệ, à… Tỷ! Tao cắt tai má mày được không? Thằng chúa đảng trả lời tỉnh bơ : Cắt thì cắt sợ gì! Miễn có tiền thì thôi! Tên kia lạnh lùng rút con dao bấm, dí sát mặt nhà tôi định cắt tai thật. Tôi sợ quá đành phải chỉ chỗ cho chúng nó, bụng bảo dạ thà để cho của đi thay người còn hơn. - Thế bác dấu tiền ở đâu mà chúng lục không thấy? – Cường hỏi. - Ngay trước mắt đó, cậu. Chỗ hở nhất mà hóa ra chỗ kín nhất. Nhưng khôn cũng không lại với ông Trời. Số mất của thì để đâu cũng mất. Tôi giấu ngay trong cái tủ thuốc kia kìa. - À, à – Cường nhìn tủ thuốc nói – sao bác đóng tủ thuốc cao thế? - Nhà không có con nít kể ra chả cần đóng cao thế làm gì. Nhưng tôi dùng nó làm chỗ cất tiền cho kín đáo. Ngăn trên cùng, chỉ có mấy cuộn băng để ngoài làm vì, bên trong trống rỗng để được khối tiền. Cường hỏi: - Vậy muốn lấy tiền, dễ thường phải bắc ghế? - Đúng vậy, lần nào cất tiền vào hay lấy tiền ra, tôi cũng phải trèo lên một cái ghế con. Nhưng thằng đầu đảng này thì không, nó kiễng chân một cái là vơ lia cả mấy cọc bạc một cách ngon ơ. Thằng Cơ la lên: - Vậy không phải anh Tỷ lấy rồi, ba ơi! Ba có nhớ cách đây… đâu chừng hai tháng, ba sai anh ấy lấy chai thuốc rỏ mắt để ở bên trong từng thứ hai. Anh ấy kiễng chân mãi không với tới, ba la ầm lên đó không? - Phải rồi! Ba mừng ở điểm thằng tỷ không phải là quân ăn cướp. thế là được rồi – ông Mười kể tiếp – Lấy tiền xong, chúng đánh vợ chồng tôi ngất đi trước khi chúng rông. Tỉnh dậy, thấy thằng Tỷ ngủ gục ở bàn. Trên bàn la liệt những vỏ chai la ve. Có cả cái nón kết và cặp kính của thằng Tỷ nữa. Dưới đất, vứt tung một mảnh băng keo và một sợi dây thừng. - Bữa ở Đà Lạt về - Cường hỏi cắt ngang – bác có cho anh Tỷ tiền không? - Có, tôi cho nó mười ngàn. - Rồi anh ấy ở nhà? - Không, nó đi chơi ngay. Tối không thấy về ăn cơm. Vợ chồng tôi đợi mãi không thấy nên ăn trước. Ngồi nói chuyện khào đến mười một giờ khuya thì xẩy ra vụ khốn nạn đó. Cường vỗ mạnh vào vai Cơ hỏi: - Cơ có nhớ bữa đuổi thằng ăn cắp xe, anh cảnh sát viên Hải đã nhận ra thằng Chi Cao trong băng thằng Tuệ Sếu không? Chính bữa ấy, anh bắt gặp Tỷ mang cái chi như tấm lịch treo tường đi vào xóm thằng Tuệ ở ngã tư Bẩy Hiền. Về sau, hình như anh Tỷ có thú thật với bác rằng anh ấy gửi bức tranh ở nhà thằng Tuệ thì phải? - Phải rồi, phải rồi! – bà Mười vội đỡ lời. - Vậy là rõ ràng rồi, thưa hai bác. Đầu đuôi có thể như thế này: Chiều hôm ấy có tiền, anh Tỷ hân hoan lại nhà thằng Tuệ ở Bẩy Hiền khao các bạn. Rượu vào lời ra, Tỷ khoe nhà có tiền. Tụi chúng xúi ảnh về lấy nhưng ảnh không chịu. Chúng phục rượu cho ảnh say rồi lấy thừng trói lại, dán băng keo vô miệng rồi chở đến đây cùng một số vỏ chai la ve. Chúng bỏ anh nằm còng queo ngoài hàng ba khi chúng vào trong này khảo của hai bác, Băng thằng Tuệ đứa nào cũng cao kều. Cao hơn cả thằng Tuệ, đầu đảng. Nó đội nón của Tỷ, mang kính của Tỷ và bịt mặt bằng mùi soa của Tỷ để trút hết tội lỗi vào đầu Tỷ và đánh lạc hướng cuộc điều tra. Bác gái đã có nghe thấy một đứa quen miệng kêu nó là Tuệ trước khi sửa lại là Tỷ mà! Chớp được tiền xong, chúng cần đánh cho hai bác ngất đi để khỏi trông thấy chúng thi hành thủ đoạn kế tiếp. Tức là chúng cởi trói cho Tỷ, gỡ băng keo và lôi vào đặt cạnh bàn, gục đầu xuống bên những vỏ chai mà chúng đã cẩn thận mang theo. Ông Khoái nở một nụ cười héo hắt, khen: - Cậu Cường đoán việc thật rành. Nghe cậu nói, tôi như người ngủ mê mới tỉnh, như người ở trong bóng tối bước ra chỗ sáng. - Thế cơ quan Cảnh sát đã lấy lời khai của hai bác chưa? – Cường hỏi. - Rồi – ông Mười đáp – Sáng nay mấy ổng tới, dẫn theo cả thằng Tỷ nữa. - Thế bác khai ra làm sao? - Thì đại khái cũng như vừa kể cho cậu nghe đó. À, họ có để mấy món đồ vào ngăn trên cùng tủ thuốc và bảo thằng Tỷ với tay lấy xuống cho họ. Nó với mấy lần không tới. Cố kiễng chân lắm mới với tới cuộn băng để ngoài cùng. - Họ có hỏi bác nghi cho ai không? – Cường hỏi. - Có. Tôi trả lời không biết nghi cho ai. Nhưng nhất quyết không phải là thằng Tỷ. - Họ còn làm những gì nữa không, bác? - Có chứ. Họ kiếm những nút chai la ve, nhưng không thấy. Họ nói riêng với nhau, tôi nghe lỏm, câu được câu chăng. Dường như họ đang giảo nghiệm để kiếm dấu tay trên những vỏ chai la ve, trên nón kết, kính râm, và cả trên miếng băng keo nữa, nhưng chưa có kết quả. Tội nghiệp, tôi thoáng thấy ở cổ tay thằng Tỷ có vết bầm, chắc do dây thừng chúng trói. Kể xong, ông Khoái băn khoăn hỏi: - Vậy làm thế nào minh oan được cho thằng Tỷ hả cậu? - Về phần bác – Cường đáp – nếu cảnh sát có điều tra bổ túc, bác nhớ khai : anh Tỷ dại dột chơi với bọn thằng Tuệ Sếu và thằng Chi Cao ở Bẩy Hiền nên bị chúng lợi dụng. Băng ấy đứa nào cũng cao. Thằng Tuệ cao hơn anh tỷ nên có thể với tới chỗ để tiền. Bác nghi cho hắn vì một tên đồng bọn đã nhịu miệng kêu nó một lần bằng tên Tuệ. Ông Khoái gật đầu, cố ghi nhớ trong khi Cường nói tiếp: - Còn về phần cháu, cháu sẽ thưa với ba cháu điện thoại can thiệp cơ quan phụ trách điều tra theo chiều hướng phá vỡ băng thằng Tuệ Bẩy Hiền. Tuy nhiên, nghe lời bác nói, cháu có cảm tưởng cơ quan cảnh sát đang truy nã thủ phạm đúng theo chiều hướng ấy. Chắc chắn anh Tỷ được vô can, nhưng sở dĩ chưa được cho về vì họ còn đợi bắt xong tụi thằng Tuệ. Hai bác cứ yên tâm. Thằng Cơ ôm lấy bà Mười, nước mắt chạy quanh, nói: - Má đừng buồn, thế nào anh Tỷ cũng được vô can. Con có ít chục ngàn đây, ba má dùng đỡ, mai mốt chú con sẽ giúp đỡ ba má thêm. Bà Mười cảm động, khóc thút thít: - Con tôi hiếu thảo quá, thế mà ba má trước kia xử tệ với con. Càng nghĩ, má càng hổ thẹn quá! - Bác đừng nói như vậy – Cường đỡ lời – Ơn hai bác cứu sống thằng Cơ lớn như trời bể. Nó có bổn phận phải báo đáp chứ! Rồi kết luận: - Thôi, xin phép hai bác, chúng cháu về để hai bác đi nghỉ. Hai bác cứ yên tâm đi, cháu cam đoan thế nào anh Tỷ cũng được vô can. *** Chín giờ sáng hôm sau, trong khi ông bà Mười đang tiếp chuyện ông Thiện Sỹ thì thằng Tỷ đi xích lô máy về nhà. Nó chạy a vào, ôm lấy ba nó, ôm lấy má nó, khoe rối rít: - Con được vô can rồi, ba má ơi! Chợt thấy ông Sỹ mỉm cười nhìn mình, nó vội chắp tay, cúi đầu chào rất lễ phép. Rồi ôm mừng thằng Cơ, nó khoe: - Cành sát đã thộp cổ được tất cả tụi thằng Tuệ, thằng Chi. Số tiền lấy lại được gần hết, vì đêm qua gặp giờ giới nghiêm, chúng chưa có dịp tiêu xài. Thế có may không? Ngồi sà xuống cạnh mẹ, nó thủ thỉ, nhưng mọi người đều nghe rõ: - Bây giờ, con đã tỉnh ngộ rồi, má ơi! Từ rầy con không thèm giao du với lũ bạn xấu như thằng Tuệ nữa. Con sẽ đi học đàng hoàng. Đỗ đạt được càng hay, không đỗ, con sẽ đi làm thợ. Con sẽ kiếm sống một cách lương thiện cho ba má khỏi mắc cỡ vì con. Một lần danh dự suýt bị tổn thương, con quyết không bao giờ đi vào vết xe cũ nữa. Nở một nụ cười rạng rỡ, ông Mười nói với ông Sỹ: - Ông chủ ơi! Không những thằng con tôi tỉnh ngộ, tôi cũng tỉnh ngộ luôn nhờ cái biến cố vừa qua. Bây giờ, tôi không dám chống báng câu châm ngôn “mỗi ngày một việc thiện” của cậu Cường nữa. Tôi thề bỏ hẳn cái tật mê cá ngựa. Tôi sẽ đi sửa xe thế vào chỗ thằng Cơ ở bên hông Trường Đua. Tôi sẽ sống một đời sống lương thiện, lành mạnh. Có tu thân mới tề gia được, phải không, ông chủ? Ông Sỹ chưa kịp trả lời, bà Mười đã nói tiếp luôn: - Tôi cũng vậy. Từ rầy không thèm bê tha bài bạc nữa. Thu dọn nhà cửa cho vén khéo và trông nom cái ăn cái mặc cho chồng con, sướng hơn! Ông Sỹ trịnh trọng nói: - Tôi thành thực mừng cho ông bà và cậu Tỷ. Tiện đây, tôi cũng xin nói để ông bà mừng giùm cho. Nhờ cậu Cường hiểu được ý nghĩa mấy câu thơ sau bức tranh chúng tôi vừa kiếm lại được chút di sản của anh tôi để lại cho các cháu. Tôi xin trích ra một phần biếu ông bà gọi là đền đáp phần nào công ơn của ông bà đối với cháu trong lúc loạn lạc. Xin ông bà vui lòng nhận số tiền nhỏ mọn hai trăm ngàn này để làm vốn. Sau này cần thêm, ông bà chớ quẩn ngại, cứ cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ xin cố gắng giúp đỡ ông bà. Quá cảm động, ông bà Mười rân rấn nước mắt: - Cám ơn ông chủ, ông chủ đối với chúng tôi quá tốt. Quả là chúng tôi may mắn gặp được quý nhân. Nhờ ông chủ và cậu Cường, vợ chồng, cha con chúng tôi mới tỉnh ngộ và mới có hy vọng sống một đời sống sạch sẽ và đáng sống. CHÂN PHƯƠNG 10/1972
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Bức Tranh Dòng Họ Nguyễn | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |