Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Thu 26 Sep 2019, 09:57 | |
| Chương 12
Hoàng Cầm (1922-2010)
● Đóng góp máu xương trong kháng chiến
Nhưng kháng chiến không chỉ có hào hùng, mà còn là đói khát, chết chóc, kinh hoàng.
Hoàng Cầm nhắc lại thực trạng 1949, năm cam go nhất trong kháng chiến:
"... lên rừng sẵn sàng ăn cơm với muối, không có cả gạo nữa thì ăn cả củ mài (...). Măng nứa, măng mai là ăn vãn hết rồi. Mà vẫn đói quá, bởi vì năm 49 là năm đói nhất. Chính vợ Hoàng Cầm là một, con gái Hoàng Cầm là hai, chỉ vì đói, ăn lung tung cả mới sinh bệnh mà chết. Hai mẹ con chết liền trong một tuần lễ trong lúc tản cư năm 49.(...) Rồi đến năm 52, đóng góp một giọt máu nữa cho kháng chiến chống Pháp là người em ruột của Hoàng Cầm, nó cũng rất có tài về văn nghệ.(...) Hoàng Cầm cử nó làm đại đội trưởng đội văn công Tây Bắc(...) Cậu ấy đi đánh phỉ và bị phỉ nó sát hại, cả một đội văn công 12 người, chết hết" (380).
Hồ Dzếnh cũng mất người vợ và con trai lên ba. Nhà thơ ghi lại bối cảnh kinh dị của người cha hôn cái xác bé bỏng: "Rồi cái hôn bò lên tóc, lên tai, lên môi, lên cổ, cái hôn đi lần xuống khắp người, và ngừng lại ở hạt giống bé nhỏ. Nhưng vẫn không một lời nói cất lên giữa cái mê đắm kỳ dị, man rợ đó, ngoài tiếng thở rít lên, hít vào khoan khoái. Lần cuối cùng người cha "ăn" con bằng những cái hít rùng rợn, cũng như ngày trước, chính con người đó, đã đôi lúc muốn "quay rô-ti" con lên" (381).
Và thay con, Hồ Dzếnh viết lại tâm cảm đứa bé nhay vú mẹ, người mẹ dốc cạn sữa cho con đến tàn lực, tàn hơi:
"Có lúc tôi nhai mạnh đầu vú. Ở chỗ thịt nứt, nước miếng tôi thấm vào, tia sữa bị rút lên, nghe buốt đến tận ruột mẹ. Và sữa tuôn ra với máu, chảy tràn ra hai mép tôi, chất ngọt dịu pha lẫn mùi vị tanh hăng làm cổ tôi nuốt vội. Mẹ tôi co người, nghiến chặt răng lại, đôi mắt chớp chớp trong dòng lệ nóng hổi" (382).
_____________________
(379) Phạm Duy, Hồi ký Cách Mạng kháng chiến, trang131-137-148.
(380) Hoàng Cầm trả lời phỏng vấn RFI.
(381) Hồ Dzếnh, Quyển truyện không tên, Thanh Văn, California, 1993, trang 42.
(382) Hồ Dzếnh, sđd, trang 47.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Thu 26 Sep 2019, 10:24 | |
| Chương 12
Hoàng Cầm (1922-2010)
● Hội Nghị Văn Nghệ Việt Bắc 1950 Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ của mình
1949 cũng là năm Mao thành công tại Trung Quốc, đuổi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan. Tháng 1/1950, Đại Hội III Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố chính thức đi theo đường lối Trung Quốc, thực hiện Đấu tranh giai cấp trên toàn lãnh thổ.
Trong bối cảnh đó, đại hội văn nghệ tháng 8/1950 tại Việt Bắc, có tính cách quan trọng đặc biệt, quyết định dành ưu tiên cho Kịch (bộ môn có tương lai trong nền văn nghệ xã hội chủ nghiã) và loại trừ tất cả những sản phẩm văn nghệ được coi là tàn tích của phong kiến và tiểu tư sản như Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch thơ ra khỏi nền văn nghệ Cách mạng.
Quyết định này phù hợp với chính sách tiêu diệt phong kiến và loại trừ tiểu tư sản ra khỏi hàng ngũ Đảng. Quyết định này, đã buộc Hoàng Cầm phải "treo cổ" kịch thơ của mình, đã khiến Phạm Duy và nhiều văn nghệ sĩ khác bỏ kháng chiến vào thành, trong số đó có những Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Võ Phiến... sau này sẽ trở thành những cột trụ xây dựng nền Văn Học Miền Nam.
Báo Văn Nghệ dành hai số đặc biệt 25 và 26 (8-9/1950) về Hội Nghị Việt Bắc, với những lời giới thiệu xứng với tầm vóc đại hội:
"Ngày 26/7, hai năm sau Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai, đã khai mạc cuộc họp mặt văn hoá văn nghệ năm 1950. Non 100 đại biểu của Việt Bắc, khu ba, khu tư, và khu năm rất xa, đã tề tựu dưới mái giảng đường trường văn nghệ nhân dân. Các đại biểu đã vượt hàng tháng đường dài qua rừng núi, nắng mưa, qua những đồn giặc" (383).
Báo Văn Nghệ số 26, giới thiệu "Hội nghị tranh luận sân khấu" với 2 bài chính: Bài biên bản, không ký tên, và bài Những ngày hội nghị của Tô Hoài.
1- Bài biên bản cho biết: Thế Lữ tuyên bố khai mạc hội nghị. Tố Hữu đặt vấn đề thảo luận. Đoàn Phú Tứ thuyết trình "Quan niệm xây dựng sân khấu Việt Nam" với bốn ý chính:
Tuồng: "Thái độ dứt khoát của chúng ta bây giờ là đưa nó vào Viện bảo tàng".
Chèo: "Nên yêu chèo như một tử ngữ, hãy trân trọng xếp nó vào Viện bảo tàng".
Cải lương: "Cải lương Nam Kỳ là một nghệ thuật quái gở, lai căng, sản sinh ra ở một thời đại múa may quay cuồng, điên điên dại dại, để giải trí cho một lớp người cuồng vọng, không biết mình sẽ đi đâu, không biết mình đương nghĩ gì, đương cảm xúc thế nào, lớp ngưòi mới phát sinh trong thời Pháp thuộc, mất gốc mất rễ, và giao động đến cực độ".
Kịch nói: Một hình thức biểu diễn sân khấu mới nhất, tuy còn ít thành tích, nhưng rất nhiều tương lai (384).
Trong phần tranh luận, chỉ Lưu Hữu Phước và Tống Ngọc Hạp bênh vực cải lương. Kết Luận: Tuồng, Chèo là tàn tích của thời phong kiến. Cải lương là sản phẩm của giai cấp tư sản. Chỉ giữ lại Kịch và phổ biến rộng rãi.
Bài biên bản này không nói đến kịch thơ. Không nói đến sự kiện Hoàng Cầm thắt cổ kịch thơ. Tố Hữu được mô tả như một người ngoài cuộc, không có ý kiến. Nhưng theo Phạm Duy, Tố Hữu là người chủ đạo trong hội nghị.
2- Bài "Những ngày hội nghị", của Tô Hoài cũng không nhắc đến vai trò của Tố Hữu. Tô Hoài chỉ thuật lại bối cảnh đêm diễn kịch thơ của Hoàng Cầm và việc Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ, với văn cách rất quen thuộc của ông. Trước hết Tô Hoài tả bối cảnh chung:
"Tối nay, ba đội kịch đấu làm một. Đội liên khu Việt Bắc diễn "Ngày hội tòng quân", kịch thơ của Hoàng Cầm, đội Vui Sống: "Số phải đi xa" kịch vui của Võ Đức Diên, đội Chiến thắng: "Anh Sơ đầu quân" của Nguyễn Huy Tưởng. Khán giả không phải chỉ có một trăm đại biểu. Khán giả từ các làng xa trong cánh đồng, phụ lão ông, phụ lão bà, các trung nữ, các đồng chí Nông dân, các (...) đêm nào cũng nghìn nghịt kéo đến, tối mưa thế nào cũng không bớt đông, đóm đuốc lượn rồng rắn rừng rực các bờ ruộng chật vòng trong, vòng ngoài sân khấu".
Rồi ông nhận xét về kịch thơ "Ngày hội tòng quân" và giọng ngâm của Hoàng Cầm: "Anh Dũng, chị Lụa đương tình tự trong "Ngày hội tòng quân". Nói chuyện thường như ta nói qua bờ rào, nhưng đây đôi trai gái ấy lại đọc thơ cho nhau nghe. Có cái việc đi tòng quân mà cừ dùng dằng, bần thần mãi. Đứng dưới, bà con xì xào: "Sốt ruột thế!" - "Cái chị phụ nữ tốt giọng nhẩy !" - "Khốn khổ cái ông già ốm hay sao mà khặc khừ, lử đử vừa nói vừa run thế?" (ông già ấy đọc thơ). Đại khái tự dưng người ta nói, hoặc tôi hỏi, người ta nói như thế. Tôi nhớ lấy. Để mai nghe Hoàng Cầm mổ sẻ về nó. Lâu lắm mới lại được nghe Hoàng Cầm ngâm thơ. Cái giọng tài hoa sang sảng ấy, ngày trước vang ngân giữa cái tai bạn -những "kẻ sĩ" tiêu dao ngày tháng- bấy giờ nó ấm, nó tê tái thế, mà sao bây giờ nó lại loãng, nó nhạt trước một đám đông công chúng, xù xì, nhộn nhạo thế này. Tôi nghĩ lẩn thẩn giọng Hoàng Cầm hỏng thế, hay là tại thơ Hoàng Cầm?"
Sau cùng, Tô Hoài tả việc Hoàng Cầm tự kiểm thảo và tự treo cổ kịch thơ của mình:
Chiều 22/3 (385) Hoàng Cầm đứng trên diễn đàn (...) Hoàng Cầm nói về kịch thơ của mình (...) Anh phân tích "Ngày hội tòng quân" - Tôi định làm thơ thì lại là tôi giết chết kịch. Định làm kịch thì chết thơ. Chỗ nào tác giả cho là lâm li thì lải nhải, chỗ nào tôi chỉ có đối thoại thường, thì người xem lại cho là dễ nghe. Kịch thơ không thể sống được, nó không diễn tả đúng nhân vật. Bây giờ và cả mai sau, nó không thể còn đất đứng.
Hoàng Cầm bùi ngùi (thật cái thái độ của nhà kịch thơ lúc bấy giờ như thế) Hoàng Cầm bế kịch thơ của anh lên ghế đẩu, từ từ dấn đầu nó vào cái thòng lọng, rồi đạp cái ghế đi.
"Hội nghị này thanh toán cho tôi câu chuyện kịch thơ. Tôi xin tuyên bố: cho đến vở "Ngày hội tòng quân" (1949), tôi cho là cái sản phẩm cuối cùng của một sở trường cũ của tôi". Sau lời kêu gọi đưa ma cái đám thắt cổ ấy của nhà kịch thơ Hoàng Cầm, cử tọa im lìm, tưởng đã nghe tiếng sinh, tiếng phèng phèng, đám đông đang sửa soạn khóc cười phúng viếng." (386)
Bài của Tô Hoài trích dẫn trên đây, tiêu biểu cho lối "viết, lách" thần tình của ông. Để chứng tỏ sự "xuống dốc" của Hoàng Cầm, Tô Hoài nhắc lại "giọng tài hoa sang sảng" và "thành tích công tác treo đầy người" của Hoàng Cầm ngày trước, để chứng tỏ Hoàng Cầm bây giờ "tệ" như thế nào: kịch thơ gì mà đôi trai gái chia tay chỉ ngâm thơ, không thấy nói! Ông già gì mà giọng run rẩy! Giọng Hoàng Cầm loãng và nhạt, không biết là thơ dở hay ngâm dở... Mà dở như thế thì phải tự "treo cổ" thơ mình là cái chắc! Có gì mà tiếc! Tô Hoài có vẻ thú vị đã tìm ra những chữ đắc địa để đưa ma kịch thơ Hoàng Cầm: "tiếng sinh", "tiếng phèng", "tiếng khóc cười cúng viếng"!
Khéo thay bút pháp Tô Hoài!
Tiếc rằng sự lượn lẹo ngòi bút vẫn còn vài lỗ hổng:
Vào đầu, ông cho biết quần chúng "đêm nào cũng nghìn nghịt kéo đến" xem. Vậy người đọc sẽ tự hỏi: kịch thơ Hoàng Cầm "dở" như thế, mà sao quần chúng "đêm nào cũng nghìn nghịt kéo đến"? Rồi Tô Hoài hỏi: tại sao anh Dũng, chị Lụa không nói mà lại đọc thơ, khiến bà con xì xào: "Sốt ruột thế!" Tức là ông mượn lời bà con để chê kịch thơ không nói như kịch nói đấy! Tô Hoài tuyệt nhiên không nhắc đến việc Tố Hữu có tuyên bố gì, mà cũng không thấy ai chỉ trích kịch thơ, chỉ một mình Hoàng Cầm đứng lên tự xỉ vả và treo cổ kịch thơ của mình! Mà lại chọn cái chết rất dở: tức là đưa ra một vở kịch tồi tệ của mình, tự "phân tích" và tự nhận lỗi "Tôi định làm thơ thì lại là tôi giết chết kịch. Định làm kịch thì chết thơ" để đi đến kết luận "Kịch thơ không thể sống được". Tô Hoài viết vậy, chứ người đọc thì biết chắc Hoàng Cầm không ngu như vậy. Tác giả Hận Nam Quan và Kiều Loan không thể "chết dở" như thế. Phạm Duy có mặt tại đấy, kể lại: "Đôi mắt của nó (387) vẫn còn sắc như dao, giọng nói của nó vẫn sang sảng", chứ có loãng, có nhạt gì đâu! Cả Vũ Cao (388) trong bài đánh Hoàng Cầm, cũng quả quyết: "Năm 50, trong một cuộc hội nghị văn công, Hoàng Cầm ngang nhiên tuyên bố:"Đảng không nên dúng bàn tay vào chuyên môn nghệ thuật" (389).
Hoàng Cầm suốt đời gắn bó với kịch thơ, lại đáo để và cũng không coi Tố Hữu ra gì, vậy trước khi buộc kịch thơ của mình phải tuẫn tiết, chắc chắn Hoàng Cầm đã nghĩ ra một cái chết oanh liệt, hoành tráng, nghiã là ông phải đưa hết tài năng vào buổi trình diễn chót, vì thế mà quần chúng đã đội gió mưa "đêm nào cũng nghìn nghịt kéo đến", để xem cái chết của "kịch thơ Hoàng Cầm":
Một mãnh hổ chống sao đàn chó sói Thân tan tành bêu máu chợ Kinh Đô (390).
Còn Tô Hoài, đây không phải là lần đầu và lần cuối ông viết bậy. Trong Cát bụi chân ai, Tô Hoài thuật lại rằng khi ông đưa bài đánh NVGP của mình trên báo Nhân Dân cho Nguyên Hồng xem, thì "Nguyên Hồng nói như hét vào mặt tôi: Tiên sư mày, thằng Câu Tiễn! Ông thì không, Nguyên Hồng thì không. Nguyên Hồng quỳ xuống trước tôi, rồi cứ phủ phục thế, khóc thút thít" (391).
Năm 1993, về Hà Nội gặp Tô Hoài, tôi hỏi: "Tại sao anh lại viết thế? Em thấy có cả bài của Nguyên Hồng đánh NVGP trên báo Nhân Dân thì làm sao Nguyên Hồng có thể mắng anh được?". Bài Nguyên Hồng đăng Nhân Dân số 1451, ra ngày 2/3/1958, bài Tô Hoài đăng số 1461 ra ngày 12/3/1958, cách nhau có 10 ngày (392). Ông bèn nói lảng: "Tôi nhớ đâu viết đấy chứ có nghiên cứu gì như cô!". Tức là ông có thể bịa hẳn ra một giai thoại để chứng minh mình đã "sám hối" ngay từ đầu, và ông "thành tâm" ghi lại "sự thực" ấy trong "hồi ký".
_____________________
(383) A.N, Những cuộc họp Văn hoá, văn nghệ ở Việt Bắc, đầu tháng Tám, Văn Nghệ số 25, tháng 8/1950 (in lại trong Sưu tập Văn Nghệ 1948-1954, Hữu Nhuận, Tập 3, Hội Nhà Văn, trang 603). Về ngày tháng họp hội nghị này, có chỗ ghi tháng 3 (trang 637, 655), có chỗ ghi tháng 5 (trang 619). Chắc đánh máy sai.
(384) Sưu tập Văn Nghệ 1948-1954 của Hữu Nhuận, tập III, trang 621.
(385) Chắc là 22/8, ghi nhầm thành 22/3.
(386) Sđd, trang 654.
(387) tức Hoàng Cầm
(388) Anh ruột Vũ Tú Nam.
(389) Vũ Cao, Ý thức phá hoại và tư tưởng đồi trụy của Hoàng Cầm, VNQĐ, số 4, tháng 4/1948.
(390) Hận Nam Quan.
(391) Tô Hoài, Cát bụi chân ai, trang 133.
(392) Cả hai bài đều được trích đăng trong cuốn Bọn Nhân Văn Giai Phẩm Trước Toà Án Dư Luận.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Fri 27 Sep 2019, 07:27 | |
| Chương 12
Hoàng Cầm (1922-2010)
● Hội Nghị 1950 dưới sự ghi chép của Phạm Duy
Rất may là Phạm Duy cũng ghi chép rất tỷ mỷ về Hội Nghị Văn Nghệ 1950, trong Hồi Ký Kháng Chiến, trọn chương 32, nhờ đó, ta có thể biết nơi họp đại hội là "Yên Giã, một khu rừng nằm gần ranh giới hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn." Từ Yên Giã, "đi vài quãng đường là tới Cù Vân, vượt qua Đèo Khế tới khu vực của các lãnh tụ. Hang Pác Bó là nơi ở của Chủ Tịch họ Hồ cũng nằm ở đâu đây".
Tới Yên Giã, Phạm Duy và Thái Hằng gặp Nguyễn Xuân Khoát "Và lập tức anh dắt tôi tới gặp Tố Hữu, người bắt đầu nắm trong tay vận mạng của toàn thể văn nghệ sĩ. Tố Hữu già hơn hồi tôi gặp anh ở Huế, vẫn ăn nói nhẹ nhàng nhưng có cái đanh thép ẩn trong câu nói".
Về đại hội và đường lối của đại hội, Phạm Duy viết: "Thế rồi vào một ngày hè trong năm 1950 này, Đại Hội Văn Nghệ -có thêm vào đó hai chữ "Nhân Dân"- được khai mạc.(...) Trong ngày đầu tiên của Đại Hội, tôi thấy Chủ Tịch Đoàn đưa ra một đường lối gọi là "văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa". Mục đích chính là đưa ra một thứ kim chỉ nam cho tất cả mọi ngành sáng tác và biểu diễn. Mục đích phụ (hay đây mới là mục đích chính?) là biểu dương lực lượng văn nghệ sĩ và "báo cáo" đường lối chỉ huy văn nghệ của Nhà Nước cho các quan khách biết. Các quan khách đó là ai? Đó một số cố vấn Liên Xô, Trung Cộng và vị tân khách Léo Figuères, đại diện của Đoàn Thanh Niên Pháp Quốc đang ngồi ở hàng ghế đầu cùng với Trường Chinh, Tố Hữu, Trần Độ (...)
Tôi cũng gặp cả Hoàng Cầm vừa mới tới Yên Giã cùng với các diễn viên nổi tiếng trong ngành Kịch Thơ như Trần Hoạt, Kim Lân. Tôi thấy Hoàng Cầm gầy đi nhưng đôi mắt của nó vẫn còn sắc như dao, giọng nói của nó vẫn sang sảng".
Về Hội nghị tranh luận sân khấu, Phạm Duy viết:
Dưới sự chủ tọa của Thế Lữ, Hội Trưởng của Hội Sân Khấu, một anh hội viên là Đoàn Phú Tứ đứng ra thuyết trình về sự hình thành của sân khấu Việt Nam gồm có Tuồng Cổ, Chèo Cổ, Cải Lương, Kịch Thơ, Kịch Nói... và xin mọi người thảo luận để định nghĩa cho một hình thức sân khấu mới mẻ nhất là Thoại Kịch tức Kịch Nói. Sau nhiều tranh luận, Đoàn Phú Tứ tóm tắt các ý kiến của những người phát biểu. Tất cả đã nhất trí với định nghĩa này:
- Kịch là bộ môn nghệ thuật dùng sân khấu làm phương tiện trình bày những cảnh đời đang có mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn đi tới chỗ kịch liệt thì phải giải quyết. Giải quyết xong mâu thuẫn là hết kịch.(...)
Đã tưởng thế là xong phần thuyết trình và định nghĩa về Thoại Kịch sau khi các văn nghệ sĩ đã đồng ý với thuyết trình viên Đoàn Phú Tứ. Nhưng lập tức một số cán bộ chính trị đứng lên đòi Chủ Tịch Đoàn phải bổ túc thêm vào biên bản của hội nghị:
- Giải quyết những vấn đề trong các vở kịch thì phải có lập trường. Vậy chúng ta đứng trên lập trường nào? Lập trường phong kiến? Lập trường tư sản hay tiểu tư sản? Không. Phải đứng trên lập trường của giai cấp vô sản.
Về những phát biểu của Tố Hữu và việc Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ, Phạm Duy viết:
Trong một buổi họp khác, tổ kịch đang thảo luận về đặc trưng của các bộ môn sân khấu như Tuồng Cổ, Chèo Cổ, Cải Lương, Kịch Thơ và Kịch Nói, Tố Hữu đứng ra lên lớp anh em, trước hết là đả kích bài Vọng Cổ. Tố Hữu nói:
- Vọng Cổ có âm điệu ủy mị, làm cho người nghe bị ru ngủ, lòng người nghe bị mềm yếu rồi người nghe cúi đầu xuống, tiêu tan cả chí phấn đấu.
Lưu Hữu Phước, Tống Ngọc Hạp bèn kẻ trước người sau đứng lên bênh vực cho bài Vọng Cổ xuất xứ từ Nam Bộ của mình, nói rằng:
- Vọng Cổ hay lắm, hay lắm, không bỏ được Vọng Cổ đâu ạ.
Nhưng Tố Hữu cười khảy:
- Vâng, bài Vọng Cổ hay lắm. Hay đến độ đã làm cho Việt Nam mất nước, bây giờ trong kháng chiến, ta phải nên cấm nó.
Nghe thấy vậy, bụng bảo dạ, tôi nghĩ: A! Tố Hữu nói như vậy thì có nghĩa là Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân này phải có thái độ với bài hát đã "từ lòng nhân dân mà ra". Lưu Hữu Phước và Tống Ngọc Hạp im lặng.(...) Chỉ huy xong sự khai tử bài Vọng Cổ, Tố Hữu đi tới phán quyết thứ hai của anh. Anh mạt sát thậm tệ Kịch Thơ:
- "Nội dung kịch thơ phần nhiều chỉ phản ảnh tinh thần phong kiến. Cốt truyện đưa ra toàn là những nhân vật quan liêu. Lối diễn xuất bằng sự ngâm nga, nghe thật là rên rỉ, lướt thướt. Kịch Thơ không thích hợp với cuộc sống động của toàn dân đang kháng chiến".(...)
Sau khi Tố Hữu đã đả kích Kịch Thơ xong rồi, cử tọa bỗng im phăng phắc, mọi người chăm chú nhìn vào Hoàng Cầm, mục tiêu của sự đả kích. Hoàng Cầm đứng dậy, nhấc cái ghế đẩu mà nó vừa ngồi lên, trịnh trọng bưng ghế ra đặt ở giữa hội trường, lấy ở trong túi ra một sợi dây dài, dùng dây buộc tập kịch thơ, xong leo lên ghế đẩu, giơ tập thơ vừa mới bị trói chặt lên thật cao, tuyên bố:
- "Tôi xin treo cổ Kịch Thơ. Bắt đầu từ ngày hôm nay." (...)
Tôi bị phê bình là tiêu cực với những bài như Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây (393), Bà Mẹ Gio Linh. Và tôi được khuyến khích để khai tử một bài hát quá ư lãng mạn và đang được phổ biến rất mạnh mẽ trong toàn quốc là bài Bên Cầu Biên Giới. (...)
Phải nói rằng Đại Hội Văn Nghệ này rất thành công. Thành công ở chỗ đại đa số văn nghệ sĩ được "chỉ huy" mà không có ai dám phản đối gì cả. Nếu có phản đối, phải đợi khi tan xong Đại Hội và trở về tới địa phương rồi mới phản đối bằng cách... "dinh tê". (394)
Ngày 1/5/1951, gia đình Phạm Duy bỏ kháng chiến, về Hà Nội, rồi vào Nam.
Hội Nghị Văn Nghệ Việt Bắc 1950, là giọt nước cuối cùng làm tràn chén. Ở những hội nghị trước đã có những đổ vỡ: Hội Nghị Văn hoá Toàn Quốc II, 1948: Nguyễn Hữu Đang bất đồng với Trường Chinh, bỏ về Thanh Hoá.
Hội Nghị Văn Nghệ 1948 và 1949, phê bình các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng và Thơ không vần của Nguyễn Đình Thi.
Hội Nghị Việt Bắc 1950: tiêu diệt Tuồng, Chèo, Vọng Cổ. Phê bình nhạc Phạm Duy. Bắt Hoàng Cầm phải treo cổ kịch thơ.
Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng lần lượt hồi cư (1950), Phạm Duy về thành (1951), Hoàng Cầm ở lại, để trở thành một trong những người lãnh đạo NVGP.
Sự việc Tố Hữu triệt hạ kịch thơ Hoàng Cầm còn có một lý do khác, đó là sự đối lập tư tưởng giữa hai người: một lối nhìn vong bản như "Thờ Mao Chủ tịch thờ Xít-Ta-Lin bất diệt" không thể sống chung với một tư tưởng ái quốc như "Về ngay đi! Ghi nhớ Hận Nam Quan!"
Ngoài ra, toàn bộ kịch thơ Hoàng Cầm ấp ủ những chủ đề: Đề phòng phương Bắc. Phỉ báng sự cầu viện ngoại bang. Lên án cảnh cốt nhục tương tàn. Đòi hỏi tự do sáng tác. Cho nên, sau khi đã loại bỏ những hình thái văn hoá truyền thống của dân tộc như Tuồng, Chèo, Cải lương, đã cưỡng bức Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ, đã bắt Nguyễn Đình Thi phải sửa thơ không vần thành thơ có vần, Tố Hữu được trên cho phép, thừa thắng xông lên, dẹp tan NVGP. Từ 1954, Tố Hữu trở thành soái chủ trên thi đàn miền Bắc (và sau 1975, cả nước), thơ ông biến thành "thánh kinh cách mạng".
Trong hơn nửa thế kỷ, bao nhiêu thế hệ đã không biết gì về các tác phẩm của Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng... đã không hay Phạm Duy, Hoàng Cầm là những nghệ sĩ có công đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bởi họ chỉ được đọc, học và suy tôn tài thơ Tố Hữu. Không ai trách Trương Phúc Loan, Bùi Đắc Tuyên, nếu họ làm thơ dở. Tội của bọn này là chuyên quyền. Chuyên quyền trong triều chỉ có tội với vua. Còn chuyên quyền văn hoá là một tội đồ đối với dân tộc. _____________________
(393) Tức Quê nghèo.
(394) Phạm Duy, Hồi ký Cách Mạng Kháng Chiến, chương 32, trang 275-295. Dinh tê là vào thành.
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Fri 27 Sep 2019, 10:57 | |
| - Trà Mi đã viết:
Chương 12
Hoàng Cầm (1922-2010)
● Hội Nghị 1950 dưới sự ghi chép của Phạm Duy
Rất may là Phạm Duy cũng ghi chép rất tỷ mỷ về Hội Nghị Văn Nghệ 1950, trong Hồi Ký Kháng Chiến, trọn chương 32, nhờ đó, ta có thể biết nơi họp đại hội là "Yên Giã, một khu rừng nằm gần ranh giới hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn." Từ Yên Giã, "đi vài quãng đường là tới Cù Vân, vượt qua Đèo Khế tới khu vực của các lãnh tụ. Hang Pác Bó là nơi ở của Chủ Tịch họ Hồ cũng nằm ở đâu đây".
Tới Yên Giã, Phạm Duy và Thái Hằng gặp Nguyễn Xuân Khoát "Và lập tức anh dắt tôi tới gặp Tố Hữu, người bắt đầu nắm trong tay vận mạng của toàn thể văn nghệ sĩ. Tố Hữu già hơn hồi tôi gặp anh ở Huế, vẫn ăn nói nhẹ nhàng nhưng có cái đanh thép ẩn trong câu nói".
Về đại hội và đường lối của đại hội, Phạm Duy viết: "Thế rồi vào một ngày hè trong năm 1950 này, Đại Hội Văn Nghệ -có thêm vào đó hai chữ "Nhân Dân"- được khai mạc.(...) Trong ngày đầu tiên của Đại Hội, tôi thấy Chủ Tịch Đoàn đưa ra một đường lối gọi là "văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa". Mục đích chính là đưa ra một thứ kim chỉ nam cho tất cả mọi ngành sáng tác và biểu diễn. Mục đích phụ (hay đây mới là mục đích chính?) là biểu dương lực lượng văn nghệ sĩ và "báo cáo" đường lối chỉ huy văn nghệ của Nhà Nước cho các quan khách biết. Các quan khách đó là ai? Đó một số cố vấn Liên Xô, Trung Cộng và vị tân khách Léo Figuères, đại diện của Đoàn Thanh Niên Pháp Quốc đang ngồi ở hàng ghế đầu cùng với Trường Chinh, Tố Hữu, Trần Độ (...)
Tôi cũng gặp cả Hoàng Cầm vừa mới tới Yên Giã cùng với các diễn viên nổi tiếng trong ngành Kịch Thơ như Trần Hoạt, Kim Lân. Tôi thấy Hoàng Cầm gầy đi nhưng đôi mắt của nó vẫn còn sắc như dao, giọng nói của nó vẫn sang sảng".
Về Hội nghị tranh luận sân khấu, Phạm Duy viết:
Dưới sự chủ tọa của Thế Lữ, Hội Trưởng của Hội Sân Khấu, một anh hội viên là Đoàn Phú Tứ đứng ra thuyết trình về sự hình thành của sân khấu Việt Nam gồm có Tuồng Cổ, Chèo Cổ, Cải Lương, Kịch Thơ, Kịch Nói... và xin mọi người thảo luận để định nghĩa cho một hình thức sân khấu mới mẻ nhất là Thoại Kịch tức Kịch Nói. Sau nhiều tranh luận, Đoàn Phú Tứ tóm tắt các ý kiến của những người phát biểu. Tất cả đã nhất trí với định nghĩa này:
- Kịch là bộ môn nghệ thuật dùng sân khấu làm phương tiện trình bày những cảnh đời đang có mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn đi tới chỗ kịch liệt thì phải giải quyết. Giải quyết xong mâu thuẫn là hết kịch.(...)
Đã tưởng thế là xong phần thuyết trình và định nghĩa về Thoại Kịch sau khi các văn nghệ sĩ đã đồng ý với thuyết trình viên Đoàn Phú Tứ. Nhưng lập tức một số cán bộ chính trị đứng lên đòi Chủ Tịch Đoàn phải bổ túc thêm vào biên bản của hội nghị:
- Giải quyết những vấn đề trong các vở kịch thì phải có lập trường. Vậy chúng ta đứng trên lập trường nào? Lập trường phong kiến? Lập trường tư sản hay tiểu tư sản? Không. Phải đứng trên lập trường của giai cấp vô sản.
Về những phát biểu của Tố Hữu và việc Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ, Phạm Duy viết:
Trong một buổi họp khác, tổ kịch đang thảo luận về đặc trưng của các bộ môn sân khấu như Tuồng Cổ, Chèo Cổ, Cải Lương, Kịch Thơ và Kịch Nói, Tố Hữu đứng ra lên lớp anh em, trước hết là đả kích bài Vọng Cổ. Tố Hữu nói:
- Vọng Cổ có âm điệu ủy mị, làm cho người nghe bị ru ngủ, lòng người nghe bị mềm yếu rồi người nghe cúi đầu xuống, tiêu tan cả chí phấn đấu.
Lưu Hữu Phước, Tống Ngọc Hạp bèn kẻ trước người sau đứng lên bênh vực cho bài Vọng Cổ xuất xứ từ Nam Bộ của mình, nói rằng:
- Vọng Cổ hay lắm, hay lắm, không bỏ được Vọng Cổ đâu ạ.
Nhưng Tố Hữu cười khảy:
- Vâng, bài Vọng Cổ hay lắm. Hay đến độ đã làm cho Việt Nam mất nước, bây giờ trong kháng chiến, ta phải nên cấm nó.
Nghe thấy vậy, bụng bảo dạ, tôi nghĩ: A! Tố Hữu nói như vậy thì có nghĩa là Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân này phải có thái độ với bài hát đã "từ lòng nhân dân mà ra". Lưu Hữu Phước và Tống Ngọc Hạp im lặng.(...) Chỉ huy xong sự khai tử bài Vọng Cổ, Tố Hữu đi tới phán quyết thứ hai của anh. Anh mạt sát thậm tệ Kịch Thơ:
- "Nội dung kịch thơ phần nhiều chỉ phản ảnh tinh thần phong kiến. Cốt truyện đưa ra toàn là những nhân vật quan liêu. Lối diễn xuất bằng sự ngâm nga, nghe thật là rên rỉ, lướt thướt. Kịch Thơ không thích hợp với cuộc sống động của toàn dân đang kháng chiến".(...)
Sau khi Tố Hữu đã đả kích Kịch Thơ xong rồi, cử tọa bỗng im phăng phắc, mọi người chăm chú nhìn vào Hoàng Cầm, mục tiêu của sự đả kích. Hoàng Cầm đứng dậy, nhấc cái ghế đẩu mà nó vừa ngồi lên, trịnh trọng bưng ghế ra đặt ở giữa hội trường, lấy ở trong túi ra một sợi dây dài, dùng dây buộc tập kịch thơ, xong leo lên ghế đẩu, giơ tập thơ vừa mới bị trói chặt lên thật cao, tuyên bố:
- "Tôi xin treo cổ Kịch Thơ. Bắt đầu từ ngày hôm nay." (...)
Tôi bị phê bình là tiêu cực với những bài như Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây (393), Bà Mẹ Gio Linh. Và tôi được khuyến khích để khai tử một bài hát quá ư lãng mạn và đang được phổ biến rất mạnh mẽ trong toàn quốc là bài Bên Cầu Biên Giới. (...)
Phải nói rằng Đại Hội Văn Nghệ này rất thành công. Thành công ở chỗ đại đa số văn nghệ sĩ được "chỉ huy" mà không có ai dám phản đối gì cả. Nếu có phản đối, phải đợi khi tan xong Đại Hội và trở về tới địa phương rồi mới phản đối bằng cách... "dinh tê". (394)
Ngày 1/5/1951, gia đình Phạm Duy bỏ kháng chiến, về Hà Nội, rồi vào Nam.
Hội Nghị Văn Nghệ Việt Bắc 1950, là giọt nước cuối cùng làm tràn chén. Ở những hội nghị trước đã có những đổ vỡ: Hội Nghị Văn hoá Toàn Quốc II, 1948: Nguyễn Hữu Đang bất đồng với Trường Chinh, bỏ về Thanh Hoá.
Hội Nghị Văn Nghệ 1948 và 1949, phê bình các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng và Thơ không vần của Nguyễn Đình Thi.
Hội Nghị Việt Bắc 1950: tiêu diệt Tuồng, Chèo, Vọng Cổ. Phê bình nhạc Phạm Duy. Bắt Hoàng Cầm phải treo cổ kịch thơ.
Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng lần lượt hồi cư (1950), Phạm Duy về thành (1951), Hoàng Cầm ở lại, để trở thành một trong những người lãnh đạo NVGP.
Sự việc Tố Hữu triệt hạ kịch thơ Hoàng Cầm còn có một lý do khác, đó là sự đối lập tư tưởng giữa hai người: một lối nhìn vong bản như "Thờ Mao Chủ tịch thờ Xít-Ta-Lin bất diệt" không thể sống chung với một tư tưởng ái quốc như "Về ngay đi! Ghi nhớ Hận Nam Quan!"
Ngoài ra, toàn bộ kịch thơ Hoàng Cầm ấp ủ những chủ đề: Đề phòng phương Bắc. Phỉ báng sự cầu viện ngoại bang. Lên án cảnh cốt nhục tương tàn. Đòi hỏi tự do sáng tác. Cho nên, sau khi đã loại bỏ những hình thái văn hoá truyền thống của dân tộc như Tuồng, Chèo, Cải lương, đã cưỡng bức Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ, đã bắt Nguyễn Đình Thi phải sửa thơ không vần thành thơ có vần, Tố Hữu được trên cho phép, thừa thắng xông lên, dẹp tan NVGP. Từ 1954, Tố Hữu trở thành soái chủ trên thi đàn miền Bắc (và sau 1975, cả nước), thơ ông biến thành "thánh kinh cách mạng".
Trong hơn nửa thế kỷ, bao nhiêu thế hệ đã không biết gì về các tác phẩm của Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng... đã không hay Phạm Duy, Hoàng Cầm là những nghệ sĩ có công đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bởi họ chỉ được đọc, học và suy tôn tài thơ Tố Hữu. Không ai trách Trương Phúc Loan, Bùi Đắc Tuyên, nếu họ làm thơ dở. Tội của bọn này là chuyên quyền. Chuyên quyền trong triều chỉ có tội với vua. Còn chuyên quyền văn hoá là một tội đồ đối với dân tộc. _____________________
(393) Tức Quê nghèo.
(394) Phạm Duy, Hồi ký Cách Mạng Kháng Chiến, chương 32, trang 275-295. Dinh tê là vào thành.
Tội nghiệp học sinh VN bị học theo văn hoá của "tội đồ dân tộc"!
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Mon 07 Oct 2019, 08:17 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Trà Mi đã viết:
Chương 12
Hoàng Cầm (1922-2010)
● Hội Nghị 1950 dưới sự ghi chép của Phạm Duy
Rất may là Phạm Duy cũng ghi chép rất tỷ mỷ về Hội Nghị Văn Nghệ 1950, trong Hồi Ký Kháng Chiến, trọn chương 32, nhờ đó, ta có thể biết nơi họp đại hội là "Yên Giã, một khu rừng nằm gần ranh giới hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn." Từ Yên Giã, "đi vài quãng đường là tới Cù Vân, vượt qua Đèo Khế tới khu vực của các lãnh tụ. Hang Pác Bó là nơi ở của Chủ Tịch họ Hồ cũng nằm ở đâu đây".
Tới Yên Giã, Phạm Duy và Thái Hằng gặp Nguyễn Xuân Khoát "Và lập tức anh dắt tôi tới gặp Tố Hữu, người bắt đầu nắm trong tay vận mạng của toàn thể văn nghệ sĩ. Tố Hữu già hơn hồi tôi gặp anh ở Huế, vẫn ăn nói nhẹ nhàng nhưng có cái đanh thép ẩn trong câu nói".
Về đại hội và đường lối của đại hội, Phạm Duy viết: "Thế rồi vào một ngày hè trong năm 1950 này, Đại Hội Văn Nghệ -có thêm vào đó hai chữ "Nhân Dân"- được khai mạc.(...) Trong ngày đầu tiên của Đại Hội, tôi thấy Chủ Tịch Đoàn đưa ra một đường lối gọi là "văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa". Mục đích chính là đưa ra một thứ kim chỉ nam cho tất cả mọi ngành sáng tác và biểu diễn. Mục đích phụ (hay đây mới là mục đích chính?) là biểu dương lực lượng văn nghệ sĩ và "báo cáo" đường lối chỉ huy văn nghệ của Nhà Nước cho các quan khách biết. Các quan khách đó là ai? Đó một số cố vấn Liên Xô, Trung Cộng và vị tân khách Léo Figuères, đại diện của Đoàn Thanh Niên Pháp Quốc đang ngồi ở hàng ghế đầu cùng với Trường Chinh, Tố Hữu, Trần Độ (...)
Tôi cũng gặp cả Hoàng Cầm vừa mới tới Yên Giã cùng với các diễn viên nổi tiếng trong ngành Kịch Thơ như Trần Hoạt, Kim Lân. Tôi thấy Hoàng Cầm gầy đi nhưng đôi mắt của nó vẫn còn sắc như dao, giọng nói của nó vẫn sang sảng".
Về Hội nghị tranh luận sân khấu, Phạm Duy viết:
Dưới sự chủ tọa của Thế Lữ, Hội Trưởng của Hội Sân Khấu, một anh hội viên là Đoàn Phú Tứ đứng ra thuyết trình về sự hình thành của sân khấu Việt Nam gồm có Tuồng Cổ, Chèo Cổ, Cải Lương, Kịch Thơ, Kịch Nói... và xin mọi người thảo luận để định nghĩa cho một hình thức sân khấu mới mẻ nhất là Thoại Kịch tức Kịch Nói. Sau nhiều tranh luận, Đoàn Phú Tứ tóm tắt các ý kiến của những người phát biểu. Tất cả đã nhất trí với định nghĩa này:
- Kịch là bộ môn nghệ thuật dùng sân khấu làm phương tiện trình bày những cảnh đời đang có mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn đi tới chỗ kịch liệt thì phải giải quyết. Giải quyết xong mâu thuẫn là hết kịch.(...)
Đã tưởng thế là xong phần thuyết trình và định nghĩa về Thoại Kịch sau khi các văn nghệ sĩ đã đồng ý với thuyết trình viên Đoàn Phú Tứ. Nhưng lập tức một số cán bộ chính trị đứng lên đòi Chủ Tịch Đoàn phải bổ túc thêm vào biên bản của hội nghị:
- Giải quyết những vấn đề trong các vở kịch thì phải có lập trường. Vậy chúng ta đứng trên lập trường nào? Lập trường phong kiến? Lập trường tư sản hay tiểu tư sản? Không. Phải đứng trên lập trường của giai cấp vô sản.
Về những phát biểu của Tố Hữu và việc Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ, Phạm Duy viết:
Trong một buổi họp khác, tổ kịch đang thảo luận về đặc trưng của các bộ môn sân khấu như Tuồng Cổ, Chèo Cổ, Cải Lương, Kịch Thơ và Kịch Nói, Tố Hữu đứng ra lên lớp anh em, trước hết là đả kích bài Vọng Cổ. Tố Hữu nói:
- Vọng Cổ có âm điệu ủy mị, làm cho người nghe bị ru ngủ, lòng người nghe bị mềm yếu rồi người nghe cúi đầu xuống, tiêu tan cả chí phấn đấu.
Lưu Hữu Phước, Tống Ngọc Hạp bèn kẻ trước người sau đứng lên bênh vực cho bài Vọng Cổ xuất xứ từ Nam Bộ của mình, nói rằng:
- Vọng Cổ hay lắm, hay lắm, không bỏ được Vọng Cổ đâu ạ.
Nhưng Tố Hữu cười khảy:
- Vâng, bài Vọng Cổ hay lắm. Hay đến độ đã làm cho Việt Nam mất nước, bây giờ trong kháng chiến, ta phải nên cấm nó.
Nghe thấy vậy, bụng bảo dạ, tôi nghĩ: A! Tố Hữu nói như vậy thì có nghĩa là Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân này phải có thái độ với bài hát đã "từ lòng nhân dân mà ra". Lưu Hữu Phước và Tống Ngọc Hạp im lặng.(...) Chỉ huy xong sự khai tử bài Vọng Cổ, Tố Hữu đi tới phán quyết thứ hai của anh. Anh mạt sát thậm tệ Kịch Thơ:
- "Nội dung kịch thơ phần nhiều chỉ phản ảnh tinh thần phong kiến. Cốt truyện đưa ra toàn là những nhân vật quan liêu. Lối diễn xuất bằng sự ngâm nga, nghe thật là rên rỉ, lướt thướt. Kịch Thơ không thích hợp với cuộc sống động của toàn dân đang kháng chiến".(...)
Sau khi Tố Hữu đã đả kích Kịch Thơ xong rồi, cử tọa bỗng im phăng phắc, mọi người chăm chú nhìn vào Hoàng Cầm, mục tiêu của sự đả kích. Hoàng Cầm đứng dậy, nhấc cái ghế đẩu mà nó vừa ngồi lên, trịnh trọng bưng ghế ra đặt ở giữa hội trường, lấy ở trong túi ra một sợi dây dài, dùng dây buộc tập kịch thơ, xong leo lên ghế đẩu, giơ tập thơ vừa mới bị trói chặt lên thật cao, tuyên bố:
- "Tôi xin treo cổ Kịch Thơ. Bắt đầu từ ngày hôm nay." (...)
Tôi bị phê bình là tiêu cực với những bài như Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây (393), Bà Mẹ Gio Linh. Và tôi được khuyến khích để khai tử một bài hát quá ư lãng mạn và đang được phổ biến rất mạnh mẽ trong toàn quốc là bài Bên Cầu Biên Giới. (...)
Phải nói rằng Đại Hội Văn Nghệ này rất thành công. Thành công ở chỗ đại đa số văn nghệ sĩ được "chỉ huy" mà không có ai dám phản đối gì cả. Nếu có phản đối, phải đợi khi tan xong Đại Hội và trở về tới địa phương rồi mới phản đối bằng cách... "dinh tê". (394)
Ngày 1/5/1951, gia đình Phạm Duy bỏ kháng chiến, về Hà Nội, rồi vào Nam.
Hội Nghị Văn Nghệ Việt Bắc 1950, là giọt nước cuối cùng làm tràn chén. Ở những hội nghị trước đã có những đổ vỡ: Hội Nghị Văn hoá Toàn Quốc II, 1948: Nguyễn Hữu Đang bất đồng với Trường Chinh, bỏ về Thanh Hoá.
Hội Nghị Văn Nghệ 1948 và 1949, phê bình các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng và Thơ không vần của Nguyễn Đình Thi.
Hội Nghị Việt Bắc 1950: tiêu diệt Tuồng, Chèo, Vọng Cổ. Phê bình nhạc Phạm Duy. Bắt Hoàng Cầm phải treo cổ kịch thơ.
Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng lần lượt hồi cư (1950), Phạm Duy về thành (1951), Hoàng Cầm ở lại, để trở thành một trong những người lãnh đạo NVGP.
Sự việc Tố Hữu triệt hạ kịch thơ Hoàng Cầm còn có một lý do khác, đó là sự đối lập tư tưởng giữa hai người: một lối nhìn vong bản như "Thờ Mao Chủ tịch thờ Xít-Ta-Lin bất diệt" không thể sống chung với một tư tưởng ái quốc như "Về ngay đi! Ghi nhớ Hận Nam Quan!"
Ngoài ra, toàn bộ kịch thơ Hoàng Cầm ấp ủ những chủ đề: Đề phòng phương Bắc. Phỉ báng sự cầu viện ngoại bang. Lên án cảnh cốt nhục tương tàn. Đòi hỏi tự do sáng tác. Cho nên, sau khi đã loại bỏ những hình thái văn hoá truyền thống của dân tộc như Tuồng, Chèo, Cải lương, đã cưỡng bức Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ, đã bắt Nguyễn Đình Thi phải sửa thơ không vần thành thơ có vần, Tố Hữu được trên cho phép, thừa thắng xông lên, dẹp tan NVGP. Từ 1954, Tố Hữu trở thành soái chủ trên thi đàn miền Bắc (và sau 1975, cả nước), thơ ông biến thành "thánh kinh cách mạng".
Trong hơn nửa thế kỷ, bao nhiêu thế hệ đã không biết gì về các tác phẩm của Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng... đã không hay Phạm Duy, Hoàng Cầm là những nghệ sĩ có công đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bởi họ chỉ được đọc, học và suy tôn tài thơ Tố Hữu. Không ai trách Trương Phúc Loan, Bùi Đắc Tuyên, nếu họ làm thơ dở. Tội của bọn này là chuyên quyền. Chuyên quyền trong triều chỉ có tội với vua. Còn chuyên quyền văn hoá là một tội đồ đối với dân tộc. _____________________
(393) Tức Quê nghèo.
(394) Phạm Duy, Hồi ký Cách Mạng Kháng Chiến, chương 32, trang 275-295. Dinh tê là vào thành.
Tội nghiệp học sinh VN bị học theo văn hoá của "tội đồ dân tộc"!
Dù sao cũng còn đỡ hơn bị Khmer đỏ bổ cuốc vô đầu, thầy ui!
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Mon 07 Oct 2019, 08:31 | |
| Chương 12
Hoàng Cầm (1922-2010)
● Hoàng Cầm chối bỏ việc treo cổ kịch thơ
Trong băng ghi âm nói chuyện với bạn bè, Hoàng Cầm chối bỏ việc này:
Tôi dự hội thảo sân khấu do anh Lê Đạt tổ chức, được anh em bầu lên làm chủ tịch đoàn cùng với Thế Lữ và Đoàn Phú Tứ. Ông Tố Hữu chỉ ngồi ghế nghe thôi, cuối cùng có nói vài câu kết luận. Lê Đạt làm thư ký hội nghị, nhưng thực chất là điều khiển, để mọi người, nhất là những người trẻ tuổi được tự do phát biểu, ai có ý kiến gì thì nói ra. Đêm hôm trước, tôi đem đoàn văn công của tôi lên trình diễn vở kịch thơ Người Con Nuôi. Có khoảng 150 người tham dự, gồm các diễn viên, đạo diễn, văn nghệ sĩ và một số dân các bản, cả Kinh lẫn Thổ. Vở kịch không thành công, tiếng vỗ tay lác đác. Vở kịch này tôi đã trình diễn trong các đơn vị quân đội hoặc các hội nghị ở Việt Bắc, rất được hoan nghênh, nhưng hôm diễn ở hội thảo ấy thì rơi vào im lặng, có thể nói là thất bại. Tôi nghĩ đối tượng của hội nghị là thảo luận, khán giả người miền núi thì ngơ ngơ ngác ngác, thành ra tôi cho là thất bại. Anh Kim Lân bảo tôi: Thôi anh à, kịch thơ có thể nghỉ đã, đừng làm nữa vì không có kết quả. Sau này tôi mới biết là Kim Lân được ông Tố Hữu gợi ý vì ông Tố Hữu không thích kịch thơ. Tôi thấy Kim Lân có lý nên hôm sau tôi phát biểu không nên viết kịch thơ trong kháng chiến nữa vì kịch thơ không hợp với hoàn cảnh kháng chiến. Tôi bị Thế Lữ phản đối ngay: anh Hoàng Cầm nói là nói vở kịch thơ của anh thất bại, chứ không phải toàn thể kịch thơ thất bại. Tôi hoan nghênh sự phản đối của ông Thế Lữ, và mọi người tiếp tục tranh luận... Thế rồi sau này có người ở Khu Bốn ra nói với tôi: Trong khu Bốn người ta đồn Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ của mình. Ông Hoàng Cầm là trùm kịch thơ thế mà ông ấy khai tử kịch thơ thế thì có buồn cười không. Anh em họ đồn thì cũng chẳng sao. Nhưng sau này, tôi đọc hồi ký Phạm Duy, thấy Phạm Duy viết hết sức bịa đặt. Hôm ấy Phạm Duy đâu có mặt, mà ở sân khấu hội nghị làm gì có xà nhà để treo, mà lại nói tôi treo cổ kịch thơ, để đưa ra cái dư luận ghê gớm ấy về tôi. (395)
Những điều Hoàng Cầm thuật lại trong băng ghi âm mà chúng tôi tóm lược những ý chính trên đây, không ổn:
1/ Hoàng Cầm nhớ nhầm, ông pha trộn nội dung Đại Hội Hội Văn Nghệ Toàn Quốc 1950 với các hội thảo tranh luận tại đại hội văn nghệ 1948 và 1949, do Lê Đạt tổ chức.
2/ Đại Hội 1950, quan trọng hơn nhiều. Báo Văn Nghệ đặc biệt tháng 8 và 9 năm 1950 có đăng các bài tham luận và Phạm Duy tường thuật khá tỷ mỷ. Phạm Duy có thói quen ghi lại các sự kiện trong sổ tay, chính ông đã ghi chép thơ và ca từ của Văn Cao thời trẻ, đã bị thất lạc.
3/ Trong hội nghị Hoàng Cầm nhắc tới, ông trình diễn vở kịch thơ Người con nuôi, trong khi ở Đại Hội 1950, theo Tô Hoài kể lại, đó là vở kịch thơ Ngày hội tòng quân. 4/ Việc treo cổ kịch thơ, có hai người kể, Tô Hoài viết tháng 8/1950: "Hoàng Cầm bế kịch thơ của anh lên ghế đẩu, từ từ dấn đầu nó vào cái thòng lọng, rồi đạp cái ghế đi".
Phạm Duy viết sau, trong Hồi Ký Kháng Chiến: Hoàng Cầm đứng dậy, nhấc cái ghế đẩu mà nó vừa ngồi lên, trịnh trọng bưng ghế ra đặt ở giữa hội trường, lấy ở trong túi ra một sợi dây dài, dùng dây buộc tập kịch thơ, xong leo lên ghế đẩu, giơ tập thơ vừa mới bị trói chặt lên thật cao, tuyên bố: "Tôi xin treo cổ Kịch Thơ. Bắt đầu từ ngày hôm nay"
Vậy việc treo cổ kịch thơ là có thật. Tô Hoài viết vội, không để ý đến chi tiết, nên có sơ hở: trên sân khấu làm gì có thòng lọng sẵn. Phạm Duy tả kỹ hơn, rõ từng chi tiết: Hoàng Cầm lấy trong túi ra một sợi dây, buộc tập kịch thơ, rồi leo lên ghế đẩu, giơ tập thơ bị trói chặt lên cao... Những chi tiết này cho thấy Phạm Duy kể chuyện mạch lạc hợp lô-gíc và hành động của Hoàng Cầm không bột phát mà đã suy nghĩ từ trước. Một hành động như vậy, không thể quên được. Vậy tại sao Hoàng Cầm lại chối bỏ nó? Có thể do hai áp lực:
Áp lực nội tâm: Hành động tự trói cổ kịch thơ, khai tử trước tác trước kháng chiến, bị chế độ tung ra, tuyên truyền như một hành động nhát sợ, tự mình trói mình, không dám nhìn nhận sự nghiệp văn chương của mình, làm cho Hoàng Cầm muốn chối bỏ hành động này.
Áp lực chính trị: Một số bài thơ trong tập Về Kinh Bắc, đặc biệt Lá Diêu Bông, Cây Tam Cúc, được truyền ra ngoại quốc và một số người chống Cộng ở hải ngoại viết bài ca ngợi tinh thần "chống Đảng" của Hoàng Cầm, khiến ông bị 18 tháng tù. Phạm Duy phổ nhạc Lá Diêu Bông và quảng bá như một tác phẩm chống Cộng; việc này lại cũng gây cho Hoàng Cầm nhiều hệ lụy, khiến ông rất bất bình Phạm Duy.
Nhờ băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè, ta biết việc chính quyền đàn áp Hoàng Cầm trong suốt 10 năm, từ 1982 đến 1993 vì tác phẩm Về Kinh Bắc ra sao và nhờ đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao Hoàng Cầm "chối bỏ" Phạm Duy, chối bỏ việc treo cổ kịch thơ do Phạm Duy thuật lại. Nhưng đồng thời Hoàng Cầm cũng chối bỏ hành động phản cách mạng hoành tráng của mình mà Phạm Duy, người bạn thân đã viết lại để ghi vào văn học sử. _____________________
(395) Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Thu 10 Oct 2019, 12:47 | |
| Chương 12
Hoàng Cầm (1922-2010)
● Về Kinh Bắc, Hoàng Cầm bị bắt, bị tù 18 tháng
Hoàng Cầm, có những hành động bi tráng mang chất anh hùng ca, nhưng bình thường bản tính ôn hoà, ít chống đối trực tiếp, chủ trương dùng nghệ thuật để nói lên tư tưởng. Đối với các bạn trong NVGP, Hoàng Cầm, thuộc lớp đàn anh, nhưng bình đẳng hơn Văn Cao, chịu đựng, nhường nhịn anh em. Đặng Đình Hưng, Trần Dần thường chê thơ Hoàng Cầm cổ. Văn Cao "mắng" Hoàng Cầm nhát. Trần Dần trong nhật ký, cũng chê Hoàng Cầm nhát, hay khai. Hoàng Cầm không chấp. Không chấp ai cả. Khi Tố Hữu từ trần, Hoàng Cầm viết bài điếu có câu: "Cầu Trời Phật cho anh được siêu linh tịnh độ trong khói trầm từ đài hoàn vũ quảng đại và nhân từ". Chỉ một mình Lê Đạt hiểu và kiên trì bênh vực Hoàng Cầm. Đối với Lê Đạt, Hoàng Cầm là người can đảm chữ. Người làm thơ chỉ cần can đảm chữ. Lê Đạt luôn luôn có những nhận thức độc đáo.
Tác phẩm chính trong thời kỳ NVGP của Hoàng Cầm là kịch thơ Trương Chi. Hoàng Cầm mượn hình ảnh tiếng hát để khẳng định không thể cưỡng bức nghệ thuật: "Tướng công vừa truyền lệnh / Khoá kín cửa lầu, lấp cả dòng sông / Để không còn tiếng hát", thì Mỵ Nương tha thiết yêu tiếng hát, đã năn nỉ người hầu gái: "Chị van em. Em đi tìm tiếng hát / Giấu tướng công, em lót áo, đem về" (396). Sau khi NVGP bị thanh trừng, tưởng rằng "Kình vào lạch đã hết đường vùng vẫy" (397). Nhưng không. Từ đông 1959 đến cuối xuân 1960, Hoàng Cầm đã làm xong Về Kinh Bắc, phản ảnh ý chí quật cường của nhà thơ trước bão tố dập vùi. Về Kinh Bắc được chép tay, truyền đọc như hầu hết những bài thơ khác của Hoàng Cầm. Tưởng đã yên thân. Ai ngờ. Tai nạn lại đến.
Theo họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái, sự việc như sau: Năm 1982, Trần Thiếu Bảo (398) định in Về Kinh Bắc với bìa của Văn Cao, đem bản thảo đến nhờ Bùi Xuân Phái vẽ phụ bản. Bùi Xuân Phái và con trai đều đọc, không thấy có gì là "phản động", ông nhận lời vẽ 6 bức. Trần Thiếu Bảo đến lấy tranh. Vài hôm sau được tin Hoàng Hưng bị bắt, bị quy kết tội "lưu truyền văn hóa phẩm phản động", bị đi tù cải tạo 39 tháng. Bản thảo cùng tranh Bùi Xuân Phái bị tịch thu. "Những ngày tháng đó chúng tôi thực sự đã sống lo âu sau khi nghe tin Hoàng Hưng bị bắt, Hoàng Cầm bị bắt, rồi Thiếu Bảo bị gọi lên thẩm vấn... Trong vụ bản thảo "Về Kinh Bắc" này, nhà thơ Hoàng Cầm bị bắt giam 18 tháng, và tâm trạng của Bùi Xuân Phái khi đó là lo âu nơm nớp như cá nằm trên thớt" (399).
Theo Hoàng Hưng, ông bị bắt vì xin Hoàng Cầm một bản đưa vào Sài Gòn cho các bạn đọc. Cùng lúc ấy Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao) định đưa bản thảo Về Kinh Bắc ra ngoại quốc để in. Chính quyền kết hợp hai việc lại để bắt Hoàng Hưng. Nguyễn Mạnh Hùng được báo trước nên không cầm bản thảo Về Kinh Bắc ra máy bay nữa. Sau khi bị giam 18 tháng, Hoàng Cầm được thả về, ông bị bệnh tâm thần từ 1985 đến 1987. Hỏi về nguyên do, bệnh trạng, Hoàng Cầm cho biết: "Sau khi tôi bị giam cầm 18 tháng, từ đó đến khi được về thì những bác sĩ quen của tôi họ đều thống nhất một điểm là tâm thần của tôi tự nhiên nó bị ở hai dạng:
- trước tiên là hoảng loạn, - thứ hai là trầm uất. ...
Hoảng loạn một cách hết sức lặng lẽ. Ví dụ nghe một tiếng còi ô-tô và một cái gì như là frein ô-tô rít lên ở ngoài cửa -mà lúc bấy giờ tôi ở tít tận trong nhà cơ- nhưng khi nghe thấy như thế, vào lúc độ gần nửa đêm chẳng hạn, thì tự nhiên tôi co rúm lại và hết sức sợ hãi. Nó như là một cái bản năng đấy, tìm chỗ trốn.(...) Thứ hai là dạng trầm uất. Có khi cả ngày tôi không nói một lời. Bạn bè đến, tôi vẫn cứ tỉnh táo đi pha trà mời mọi người có vẻ lịch sự lắm. Nhưng đến khi người ta hỏi tôi về bất cứ một cái gì đó thì tôi không trả lời." (400)
_____________________
(396) Trương Chi, Văn số 24 ra ngày 18/10/57, Hoàng Văn Chí in lại trên Trăm hoa đua nở trên đất Bắc.
(397) Kiều Loan.
(398) Nguyên chủ nxb Minh Đức, bị tù 10 năm vì vụ NVGP, chú thích BTPhương.
(399) Bùi Thanh Phương, Vết thương tình đời, tài liệu Internet.
(400) Hoàng Cầm trả lời RFI.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Fri 11 Oct 2019, 08:07 | |
| Chương 12
Hoàng Cầm (1922-2010)
● Về Kinh Bắc và xà lim bộ.
Trong băng ghi âm Hoàng Cầm kể lại giai đoạn này như một cuốn tiểu thuyết, chúng tôi chỉ tóm lược những ý chính, trong khi chờ đợi toàn bộ cuốn hồi ký được in ra, như một tư liệu trực tiếp về sự đàn áp văn nghệ sĩ dưới chế độ toàn trị ở Việt Nam:
"Chúng tôi bắt đầu làm thơ lại ngay từ năm 1959. Đặng Đình Hưng làm được tập thơ Cửa ô, tôi làm Về Kinh Bắc, Trần Dần làm Cổng Tỉnh và Lê Đạt làm những bài thơ về Yên Bái (401). Tập Về Kinh Bắc tôi viết trong năm tháng, từ cuối năm 1959 đến đầu năm 1960, đêm nào cũng viết. Lối sáng tác của tôi là như thế, ví dụ như bài Lá Diêu Bông, những đêm trằn trọc không ngủ, thì như có một giọng nữ văng vẳng đọc bên tai, từ đầu đến cuối, mình chỉ việc ghi lại, mà phải ghi ngay, để độ 3, 4 phút sau là quên hết. Vì vậy, khi đi ngủ tôi luôn luôn có giấy bút để sẵn bên cạnh. Làm xong thơ, người đầu tiên tôi đọc cho nghe là một anh sinh viên văn khoa, tên Trần Sơn Nam. Anh nghe và chép lại, anh là người thuộc tập thơ Về Kinh Bắc của tôi từ năm 1960. Thì ít lâu sau có dư luận trên Tuyên Huấn nói rằng: Ông Tố Hữu bảo bọn Nhân Văn bây giờ chúng nó phát điên, chúng nó làm thơ quái quỉ gì, không ai hiểu được.
Năm 1973, tôi bị mời ra Sở Công An Hà Nội để cảnh cáo lần đầu. Người tiếp là ông Nguyễn Doãn Nhạ, bảo: "Anh truyền bá những bài thơ có tư tưởng xấu cho thanh niên, sinh viên, rồi chúng đem truyền bá lẫn nhau để chửi Đảng. Chúng tôi là những người "canh-gác-cho-bầu-trời-tư-tưởng", gọi anh lên để cảnh cáo, anh phải thu hồi lại ngay tức khắc". Làm thơ ai chả muốn có người đọc, mà cái thơ nó đã đi ra, người ta đã thuộc lòng rồi, tôi "thu hồi" làm sao được. Tôi chỉ hứa từ nay không phổ biến bất cứ cái gì nữa. Rồi tôi phải viết kiểm thảo độ hai trang, mất độ 2 tiếng, nói rõ tư tưởng trong thơ, đại khái chỉ có nỗi buồn, buồn hiu hắt, chứ chả có gì xấu. Rồi họ cho về. Từ đấy tôi chẳng đọc thơ, chép thơ cho ai nữa, sợ nhỡ nó bắt được. Nhưng tôi chép riêng cho tôi một tập rất đẹp, độ 200 trang, khổ giấy to. Tôi đưa ông Bùi Xuân Phái vẽ cho tôi 3 tranh minh họa đẹp lắm, ông vẽ cả chân dung tôi nữa. Sau lại có bìa của Văn Cao, bìa chỉ trình bầy chữ, chứ không vẽ. Tôi giao cho Café Lâm giữ, dặn giữ kỹ, đừng cho ai đọc.
Chín năm sau, 1982, Hoàng Hưng, là nhà thơ trẻ mà tôi rất quý, ở Sài Gòn ra Hà Nội bảo: "Anh chép cho em cả tập Về Kinh Bắc để em mang vào Sài Gòn. Trong ấy họ thèm khát lắm". Hoàng Hưng xin Minh Đức cho tôi 200 tờ giấy đẹp. Thế là tôi chép, mỗi đêm chép một ít, độ 10 ngày xong. Chép xong, tôi đưa cho Hoàng Hưng. Hoàng Hưng hẹn lúc 10g30, 11giờ, đêm 18/8/1982 ở nhà Trần Thiếu Bảo, anh Bảo cũng mở quán cà phê hay rượu gì đó, đến uống chén rượu chia tay, mai em về Sài Gòn, đi tầu thủy. Trong quán cũng còn một vài người khách.
Tôi giao cho Hoàng Hưng tập Về Kinh Bắc, thì Hoàng Hưng lại có sẵn bìa do anh Văn Cao trình bầy và bốn tranh phụ bản của Bùi Xuân Phái. Vì Hoàng Hưng có nói với Bùi Xuân Phái và Văn Cao là em sẽ có tập Về Kinh Bắc của anh Hoàng Cầm, các anh cứ làm phụ bản, bìa cho em, khi nào anh ấy chép xong thì em đóng thành một tập mang vào Sài Gòn. Hoàng Hưng khoe tôi cái bìa của Văn Cao và bốn bức tranh của Bùi Xuân Phái, có ba bức tôi thích lắm bởi vì Bùi Xuân Phái đã đọc Về Kinh Bắc rồi và anh đã từng vẽ phụ bản cho tôi chín năm trước đây, bản tôi gửi Café Lâm.
Một hôm tôi mượn bản Café Lâm cho một anh bạn cùng quê, đến uống rượu muốn xem. Xem xong anh ấy đã trả lại và tôi để trên bàn trước cửa sổ, vậy mà ngay đêm hôm ấy tôi tìm lại không thấy nữa, bản Café Lâm cũng có bốn phụ bản của Bùi Xuân Phái rất đẹp. Mất thì sinh nghi. Mọi người bảo có lẽ cái tên Trần Tường Bách gì đó, nó lấy, nó là đứa thấy sách quý thì ăn cắp, mà đã có lần nó mang giấy bút đến xin tôi chép cho vài bài thơ trong cuốn Về Kinh Bắc rồi, có lẽ nó lấy chăng?
Trở lại việc tôi bị bắt, sau khi giao bản viết cho Hoàng Hưng tôi trở về nhà. Ngày hôm sau, 19/8 tôi vẫn bán rượu như thường. Đến sáng 20/8, khoảng 9 giờ, trong lúc vợ tôi đi chợ, ba người vào nhà, một anh tên là Phú và hai người lạ mặt bồng súng. Anh tên Phú đọc lệnh bắt, chiếu theo điều này, điều nọ, của bộ luật... tên Bùi Đăng Việt -họ nhầm, tên tôi là Bùi Tằng Việt- sáng tác, tàng trữ, lưu hành những tài liệu -họ không nói là thơ- đồi trụy phản động. Lệnh: khám nhà, tịch thu tài liệu và bắt do Nguyễn Doãn Nhạ, trưởng phòng Chính Trị Sở Công An Hà Nội, ký.
Khám từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Lấy đi tất cả, cả sách của con trai tôi đang học, nó đòi lại mới trả. Còn bất cứ một cuốn sách, báo, một tờ giấy nào, có một chữ của tôi trên bià, trên trang, hay ở góc nào, là họ lấy mang đi hết. Họ tịch thu cả thư riêng của tôi. Vợ tôi xin lại những bức thư và thơ tôi viết cho bà ấy hồi chúng tôi mới quen nhau nhưng họ cũng không cho. Nhưng cái đau đớn nhất là họ tịch thu tất cả chữ của tôi, không một chữ nào tôi viết ra mà thoát, một chữ, một câu, một câu thơ, một bài thơ, một quyển thơ... Lúc đó tôi đã bắt đầu viết kịch thơ Men đá vàng, ba màn viết xong được hai. Tôi nhớ màn đầu hay lắm. Nhưng bị tịch thu hết sạch, họ không để lại cho tôi một chữ nào! Từ năm 1984 đến bây giờ, tôi đã đòi rất nhiều lần, qua đơn, qua lời nói: đó là tài sản của tôi -không phải là tiền- phải trả lại cho tôi, nhưng không có kết quả. Sau này, Sở Công An Hà Nội có những người tốt, họ cũng muốn tìm lại cho tôi, nhưng tìm không ra. Nếu là "tài liệu phản động" thì họ phải giữ lại để điều tra chứ? Tôi nghĩ là đã có lệnh đốt đi rồi. Ai ra lệnh đó chắc là họ không muốn sáng tác của tôi lưu lại cho đời sau, phải hủy, đó là số phận của tập Về Kinh Bắc và những bài thơ, những câu thơ, những chữ của Hoàng Cầm, năm 1982.
_____________________
(401) Sau tập hợp thành tập Tỉnh Mẹ.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Fri 11 Oct 2019, 08:21 | |
| Chương 12
Hoàng Cầm (1922-2010)
♦ Vụ Về Kinh Bắc theo Hoàng Hưng
Hoàng Hưng, bị bắt và bị tù 39 tháng, kể lại:
"... Trong một lần ra Hà Nội vào cuối những năm 1970 hay đầu 1980 (...) tôi được nhà thơ khoe một bản thảo VKB do ông chép tay chữ rất đẹp, bay bướm uyển chuyển, có mấy phụ bản tranh của Bùi Xuân Phái vẽ các cô gái quan họ. Đó là tập bản thảo mà ông đã bán cho ông Lâm chủ quán cà phê chuyên sưu tầm tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng ở Hà Nội, nay ông mượn lại, có lẽ để khoe với những người bạn mới, có thể là Việt kiều chăng? Nhân dịp, tôi đã xin nhà thơ chép cho ba bài Cây – Lá - Quả đem về Sài Gòn khoe vài người bạn văn nghệ “chui” vốn là dân Sài Gòn cũ (...).
Trong chuyến ra Hà Nội tháng 8 năm 1982(...) Tôi đến chơi, lại nghe ông than là vừa bị mất tập bản thảo VKB mượn lại của Lâm cà phê (chắc hẳn CA đã lấy đi làm hồ sơ cho vụ án VKB đang chuẩn bị). Ông tỏ ra rất tiếc xót, vì khó có cơ hội làm lại một tập đẹp như thế. Tôi hứng lên, nói sẽ làm lại cho ông một tập đẹp hơn thế. Ông bảo tôi đến gặp Trần Thiếu Bảo ở phố Bát Đàn, nhờ ông này mua giấy và bút bi loại tốt để ông chép. Trần Thiếu Bảo nhận lời ngay (...) Thế là việc chép tay VKB tiến hành. Tôi đồng thời đến xin Văn Cao một phác hoạ làm bìa tập thơ VKB, và xin Bùi Xuân Phái mấy phụ bản. Ít ngày sau, tôi vui sướng có trong tay một bức hoạ mấy cái lá bay (chắc là “lá diêu bông”) của Văn Cao và 4 phụ bản màu nước của Bùi Xuân Phái vẽ những cô gái quan họ nón quai thao áo tứ thân.
Có một chi tiết mà những ngày đó tôi đã bỏ qua. Trong thời gian này, tôi hầu như ngày nào cũng đến quán rượu Hoàng Cầm để giục nhà thơ chép cho xong tập thơ. Một tối, tôi trông thấy trong quán có một người quen, anh nguyên là giáo viên cùng dạy học với tôi ở Hải Phòng, nhưng đã chuyển về Hà Nội, nghe đâu làm ở Bộ Công an, vì anh là cháu ruột ông tướng CA nổi tiếng Nguyễn Công Tài. Thấy tôi, anh cất giọng lè nhè như của người say rượu bảo: “Cái ông Hưng này đến là rách việc”. Tôi hồn nhiên không để ý, chỉ cười rồi đi ra. Sau khi bị bắt tôi mới đoán rằng anh bạn đồng nghiệp cũ có lòng tốt cảnh báo để tôi khỏi sa bẫy. Nhưng lúc đó tôi hoàn toàn ngây thơ và tự tin việc xin thơ Hoàng Cầm chẳng có vấn đề gì mà phải đề phòng!
Ngày Hoàng Cầm hoàn thành việc chép VKB, tôi muốn nhân đó có một cuộc liên hoan nhỏ với các bậc đàn anh để ăn mừng và cũng là để chia tay lên đường vào lại Sài Gòn. Ông Trần Thiếu Bảo đề nghị làm ngay tại nhà ông ấy, như cũng để khai trương quán của ông. Đầu bếp là Phan Tại, nhà viết kịch và cũng là đồng phạm của ông trong vụ xử án “gián điệp phản động Nhân văn – Giai phẩm” năm 1960. Trong bữa ăn vui vẻ tình cảm dạt dào giữa những người cùng tâm sự (có Hoàng Cầm, Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Trần Thiếu Bảo, Phan Tại; tôi tuy vong niên nhưng được các đàn anh cư xử như kẻ ngang hàng), ông Bảo khoe mọi người hai cái “bìa” cho tập VKB và tập thơ của tôi mà ông trình bày theo lối siêu thực (...) Sau liên hoan, ông Bảo đề nghị tôi cho ông mượn tiếp tập ấy cùng với tập VKB vừa mới hoàn thành.
Những ngày sau đó, tôi lo chuẩn bị để lên đường, nên định bụng trước khi đi mới đến nhà ông Bảo lấy lại hai tập thơ. Không hiểu sao ông Bảo rất sốt ruột, ngày nào cũng đến nhà bà chị tôi (là nơi tôi ở nhờ trong thời gian lưu lại Hà Nội) thúc giục tôi tới lấy! (Sau mới ngã ngửa ra là Trần Thiếu Bảo bị CA khống chế, phải làm chỉ điểm cho họ, ít ra là trong vụ VKB này. Nếu vì lý do gì đó mà tôi không đến lấy hai tập bản thảo, thì vụ án bị hẫng to!)
Hoá ra họ đã sắp xếp rất chu đáo để “cất vó” VKB mà tôi là một con cá hẩm hiu ở đâu đến chui đầu vào lưới. Sau này một anh CA quen thân với gia đình anh cả tôi còn cho biết họ đã bí mật theo dõi, quay phim tôi suốt nửa tháng trời mà tôi không hề để ý!
Chiều 17/8/1982, sau khi sắp xếp xong hành lý để đi chuyến tàu tối xuống Hải Phòng và sáng hôm sau đi tàu biển vào Sài Gòn, tôi đến nhà Trần Thiếu Bảo lấy lại 2 tập thơ. Vào trong quán, tôi thấy hai người đàn ông đang ngồi uống nước. Sau vào trại giam đi “cung” mới biết đó là ông Khổng Minh Dụ ở A25, sau này sẽ là Thiếu tướng Cục trưởng và cũng là “nhà thơ”, và anh Thuận, trợ lý của ông, sau này sẽ là Cục phó Cục chống Bạo lọan. Tôi cứ hồn nhiên cầm tập thơ đi ra, lên xe đạp phóng. Được một đoạn, bỗng có hai anh thanh niên đèo nhau xe gắn máy ép tôi vào lề đường. Hai anh nhảy xuống, giữ tôi lại, bảo: “Cái xe đạp anh đang đi là xe của chúng tôi bị mất cắp”. Tôi kinh ngạc, vì tôi đang đi chiếc xe của bà chị ruột. Đang cãi qua cãi lại, thì một công an mặc sắc phục ở đâu tiến tới, nói: “Các anh lộn xộn gì thế, mời về đồn giải quyết”. Đồn CA gần đấy là đồn Hàng Bạc. Vào trong đồn, anh CA xưng là đồn trưởng, yêu cầu tôi bỏ hết các thứ trong túi xách ra. Thấy tập bản thảo của Hoàng Cầm, anh ta hỏi: “Cái gì thế này? Thơ à? Thơ của ai đây?”. Tôi đáp: “Của Hoàng Cầm.” “Hoàng Cầm là ai? Anh ngồi đây đợi, cái này tôi phải xin ý kiến cấp trên”. Tôi ngu đến mức vẫn chưa biết đây chỉ là một màn bi hài kịch dàn dựng sẵn.
Sau khoảng 20 phút chờ đợi, anh đồn trưởng bước vào, bảo: “Đây là ý kiến cấp trên”. Anh giở ra một tờ giấy, đọc: “Lệnh bắt và khám xét khẩn cấp” vì tội “lưu truyền văn hoá phẩm phản động”. Thế là nhanh như cắt, hai anh thanh niên “mất xe đạp” lúc nãy hiện nguyên hình là CA, áp giải tôi lên xe bịt bùng, đưa về… Hoả Lò!
Ngày 20/8/1982 thì đến lượt Hoàng Cầm bị bắt. Còn Nguyễn Mạnh Hùng, khi ấy đang ở Sài Gòn chuẩn bị bay về Canada. May được Dương Tường kịp báo hung tin, anh gửi ngay tập bản thảo VKB cho Cao Xuân Hạo giữ, ra sân bay vô tang. (Tuy nhiên, khi khám xét hành lý của tôi, CA thu được một bức thư Hoàng Cầm nhờ tôi đưa cho Nguyễn Mạnh Hùng khi vào Sài Gòn, thư dán kín nên tôi không biết nói gì trong đó). Hùng bị cấm cửa về Việt Nam trong suốt 20 năm. (...)
Kết cục của vụ án tóm tắt như sau: Hoàng Cầm sau mấy tháng bị giam thì kiệt sức vì bị khủng bố tinh thần liên tục mà lại không có nàng tiên nâu trợ lực, phải nhận tội phản động, chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội, chống chế độ, để mong sớm được ra.
Tôi không thể nào quên cái buổi sáng ấy trong Hỏa Lò. Sau mấy tháng không thuyết phục được tôi thừa nhận VKB là “phản động”, CA để tôi nghỉ một hơi dài. Rồi bỗng một hôm tôi lại được gọi đi “làm việc”. Người CA đưa tôi vào một phòng hỏi cung, nhưng không có ai trong đó. Mà lại có một tập giấy thếp viết sẵn để trên bàn. Tôi tò mò giở ra, thì… trời ơi, đó là bản tự khai của Hoàng Cầm, tôi nhận ra chữ viết rất nắn nót, đẹp, của ông. Tôi đọc lướt, càng đọc càng hoang mang vì ông nhận tuốt tuột các ý tưởng chống Đảng, đả kích chế độ… trong tập thơ. Để cho tôi một mình đọc xong, người ta mới đưa tôi trở lại phòng giam. Và họ bố trí rất khéo, để như tình cờ tôi gặp Hoàng Cầm đang ngồi ở cổng chờ (giữa khu trại giam và khu “làm việc” có một cái cổng lớn, sau khi “làm việc” xong phạm nhân ngồi đó chờ “quản giáo” ra nhận để đưa vào buồng giam). Tôi xông đến bên ông, hỏi gay gắt: “Anh nhận tội phản động thật à? Sao lại thế?” Hoàng Cầm cúi đầu xuống, không nói gì, từ khóe mắt ông lăn ra những giọt nước mắt. Đến tận hôm nay, nhớ lại những giọt lệ tủi nhục của nhà thơ đàn anh, lòng tôi vẫn còn đau. Với tôi, tự buộc mình phải hèn để có thể tồn tại là điều không gì đau hơn cho một kẻ sĩ." (Hoàng Hưng, Kỷ niệm 25 năm ngày ra tù (30/10/1985 – 2010), talawas.org ngày 18/9/2010, in lại trong Thơ Hoàng Hưng 1961-2005, HHEBOOKS2012, trang 375-391).
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Wed 23 Oct 2019, 06:56 | |
| Chương 12
Hoàng Cầm (1922-2010)
♦ Hoàng Cầm bị bắt
Hoàng Cầm thuật lại trong băng ghi âm: Tôi không hiểu tại sao mình bị bắt. Lệnh bắt ký tên Nguyễn Doãn Nhạ, trưởng phòng Chính Trị Sở Công An Hà Nội, với tội danh "sáng tác, tàng trữ và lưu hành những tài liệu văn hóa đồi trụy và phản động". Khám nhà và tịch thu tất cả bản thảo sách vở của tôi, vợ chồng tôi phải ký vào biên bản. Sau biên bản thì lên ô tô bịt kín của công an đưa về Hoả Lò. Đến 2 giờ chiều, người tôi bã ra. Cái bệnh của tôi, nếu không có điếu thuốc lào hay thuốc phiện trong người thì bị tháo dạ. Lúc họ đang khám, tôi xin phép đi sau, một anh công an chạy theo ngay, chắc họ sợ tôi vào nhà cầu tự tử chăng? Vậy cái tội của mình chắc là nặng lắm.
Vào tới Hoả Lò khoảng 2 giờ 30, phải ngồi ngay vào bàn an công an để nhận diện và ký vào tất cả các thứ đã bị tịch thu, từ cái phong bì, cái thư, miếng giấy vụn đến bản thảo, sách, vở... Không được ăn gì từ sáng đến giờ, tôi hoa mắt không biết mình đã ký những gì, trong khoảng từ 2 rưỡi đến năm giờ, có phải tất cả là của mình không? Trước khi đi vợ tôi chỉ kịp nhét vào tay tôi gói xôi với miếng chả và họ cho phép nhận, nhưng có kịp ăn đâu, đến năm giờ chiều thì tôi cũng chẳng nhớ là mình nhét nó ở đâu, chắc khô cứng rồi.
Khoảng 5g30, 6g, anh Phú dẫn đến một hành lang trên có cái bàn bảo nằm nghỉ ở đấy. Rồi khoảng 7 giờ tối họ đưa tôi vào một cái phòng rộng, đông người.
Một người đến hỏi làm sao mà bị bắt, tôi nói tôi làm công tác văn hóa, bị nghi viết tài liệu phản động. Nhà văn à? Tên gì? Tôi bảo tên Hoàng Cầm. Trong phòng có vài người biết tôi: Hoàng Cầm Bên kia sông Đuống phải không? Tối hôm kia cũng có một phạm nhân là nhà văn trẻ tuổi hơn bác tên là Hoàng Hưng vào đây. Tôi giật mình: Thế là Hoàng Hưng đã bị bắt ngay đêm hôm kia rồi! Anh ấy vào đây lúc 3 giờ sáng, sáng hôm sau thì bị chuyển sang buồng khác. Thôi bác vào nằm đây, có tuổi lại yếu đuối, nếu chúng nó có hỏi gì thì trả lời tử tế, không nó đánh phủ đầu cho một trận thì chết, bác yếu quá không chịu nổi đâu. Lúc bị bắt tôi giấu được một cục thuốc phiện đem đi, người bạn tù chỉ cho tôi cách vo và giấu vào chân răng để lúc bị khám không mất. Gặp bạn tù tử tế thật ấm lòng.
Sáng hôm sau họ đến gọi Bùi Đăng Việt mang "nội vụ" -tức là ba lô, chả hiểu tại sao lại gọi là nội vụ- lên cung. Họ dẫn vào phòng quản trị, có hai người ngồi chờ, một người bảo: "Hoàng Cầm đấy à? Tôi là Nguyễn Doãn Nhạ, đây là anh Nguyễn Trọng Cường, trưởng Phòng Điều Tra Xét Hỏi".
Ông Nhạ nói đại khái: "Bất đắc dĩ tôi mới phải đưa anh đến đây, tôi không hỏi cung anh đâu, hỏi cung không phải là việc của tôi. Chắc anh còn nhớ 10 năm trước tôi đã gọi anh lên vì chuyện thơ phú rồi, mà anh vẫn cứ tiếp tục truyền bá tư tưởng chống Đảng khắp nơi, ra cả nước ngoài. Đảng đã khoan hồng, không bắt anh đi cải tạo, từ năm 1955 đến nay là hơn 20 năm rồi mà anh vẫn chứng nào tật ấy..." Ông Nhạ nói dài dòng lắm, tôi chỉ ngồi nghe vì họ có hỏi gì mình đâu. Rồi đến ông Cường: "Tôi Trọng Cường trách nhiệm điều tra, hôm nay anh tạm về nghỉ, ngày mai anh suy nghĩ sẵn rồi phải khai cho thật, thật rõ ràng minh bạch, khai hết, không phải với tôi đâu mà với các cán bộ mà tôi cử ra!"
Tôi bị giam trong một phòng 28 người, chật và nóng. Phòng bên cạnh giam những đứa trẻ vị thanh niên, có đứa mới 12 tuổi. Bữa cơm tù đầu tiên: năm người chung nhau một bát rau muống, một bát nước canh (nước luộc rau muống) và một đĩa muối.
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 10 trong tổng số 19 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 6 ... 9, 10, 11 ... 14 ... 19 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |