Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Sinh viên già nhất Việt Nam | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Sinh viên già nhất Việt Nam Mon 27 Jul 2015, 10:30 | |
| Sinh viên già nhất VN: “Tôi đi học không phải để lấy bằng”
Chỉ còn 2 tháng nữa, sinh viên già nhất Việt Nam sẽ nhận tấm bằng đại học chuyên ngành Luật Kinh tế. Tuy nhiên, “cụ sinh viên” không mấy quan tâm đến tấm bằng này.
Ông Hoàng Ân, 82 tuổi, thôn Tân Phượng, Tân Mỹ, TP Bắc Giang, là sinh viên nhiều tuổi nhất Việt Nam hiện nay. Ông sắp hoàn thành 5 năm học tại Đại học Mở Hà Nội, chuyên ngành Luật Kinh tế, hệ từ xa.
“Giáo sư” đi học đại học
Trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ rêu phong, nhiều mảng vữa bong tróc, một ông lão dáng người bệ vệ, tập tễnh từng bước khó nhọc tới chiếc bàn chất đầy sách vở. Mấy ngày trở trời, vết thương thời chiến tranh tái phát, khớp xương đau nhức khiến ông đi lại nặng nề hơn.
Ngồi vào chiếc bàn học, vuốt lại mấy sợi tóc bạc vắt qua vầng trán hói, “cụ sinh viên” Hoàng Ân bắt đầu buổi học ôn cho kỳ thi tốt nghiệp đại học vào tháng 9 tới.
5 năm qua, người dân làng Tân Phượng đã quen với hình ảnh ông lão tóc bạc đeo cặp sách, cưỡi xe Chaly cà tàng đi học vào mỗi dịp cuối tuần.
Trái ngược với dáng vẻ chậm chạp của tuổi già, giọng ông sôi nổi khi kể lại những ngày đầu nhập học: “Nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, tôi sung sướng như được trở về thời trai trẻ. Đến giảng đường, bạn học cùng lớp đều trạc tuổi con cháu mình. Nhiều bạn hỏi: Giáo sư tìm ai ạ? Tôi nói đi tìm chữ. Họ không tin cho tới khi tôi ngồi nghe giảng ở bàn của học viên”. Nói đến đây, ông Ân bật cười sảng khoái, lộ ra hàm răng móm mém.
Khi quyết định học đại học, ông Ân đã 77 tuổi. Sự kiện ông lão “thất thập cổ lai hy” đi học đại học trở thành đề tài bàn tán xôn xao của bà con làng xóm. Nhiều người nói ông làm việc ngược đời, không tin ông có thể học hết 5 năm. Vợ con ngăn cản vì lo ông vất vả, không đủ sức khoẻ.
“Ở cái tuổi kề miệng lỗ, lẽ ra tôi nên nghỉ ngơi vui vầy bên con cháu. Nhưng tôi vốn thích học để mở mang đầu óc. Trước đây, vì kinh tế khó khăn, tôi mải lo cho con cái yên bề gia thất, về già mới dám nghĩ đến chuyện học hành” - "Cụ sinh viên" chia sẻ.
Ông Ân cho biết, trước đây từng làm kế toán, năm 1965, được cử đi học ở Trường Cán bộ Tài chính Kế toán Ngân hàng Trung ương, nay là Học viện Tài chính. Đến năm 1970 tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm làm kế toán trưởng rồi chủ nhiệm hợp tác xã mua bán Hà Bắc.
Sau khi nghỉ hưu, ông đam mê nghiên cứu, viết sử cho các dòng họ, đình chùa địa phương, tham gia cộng tác với Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ông viết tài liệu tham khảo ở một số hội thảo sử học về bảo tồn di sản. Công việc này cũng là nguồn động lực thôi thúc ông Ân đi học để tăng kiến thức, khả năng phân tích, tổng hợp.
“Khi chưa đi học, tôi viết bài tham luận thường dài từ 15-16 trang. Đi học tôi biết thêm nhiều, trí não cũng hoạt động nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, nên tôi viết sử ngắn gọn và hay hơn.” - Ông Ân tự hào nói.
Ông Ân cho biết mình chọn ngành Luật Kinh tế vì muốn giúp bà con ở quê, tư vấn để họ đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.
“Tôi đi học không phải để lấy bằng”
Trong 5 năm học, cũng có lúc ông Ân tưởng phải bỏ học giữa chừng vì tuổi già, sức yếu. Năm ngoái, đúng vào ngày thi hết môn, ông bị ốm liền mấy ngày, nhưng vẫn xin giảng viên được nộp bài vào những ngày sau đó.
Lão sinh viên chia sẻ: “Tuổi già, sức khoẻ không nói trước được, nay khoẻ mai ốm cũng là chuyện thường. Những lúc ốm nhẹ tôi vẫn cố đi, nặng quá mới nghỉ. May mắn cho tôi vẫn còn bộ não minh mẫn, nhanh nhẹn. Trên lớp, nhiều giảng viên giảng rất nhanh nhưng tôi vẫn ghi kịp và tổng hợp được”.
Mỗi khi kết thúc năm học, hội khuyến học địa phương mời ông ra nhận thưởng khuyến học. Phần thưởng chỉ là mấy cuốn sổ, bút, nhưng ông rất phấn chấn đi lĩnh thưởng cùng các cháu học sinh. Ông coi đó là điều thú vị khi đi học ở tuổi 80.
Với những người trẻ, đi học lấy bằng chủ yếu để có một công việc tốt, thu nhập ổn định. Nhưng với “cụ sinh viên” Hoàng Ân, điều đó không quan trọng, ông nói: “Tôi đi học để lấy kiến thức và vì ham thích. Được cấp một tấm bằng danh dự, ghi nhận tôi từng học ở Đại học Mở Hà Nội, đó đã là thành công lớn rồi. Bằng khá hay giỏi tôi cũng chỉ giữ làm kỷ niệm và để nhắc nhở con cháu lấy sự học làm trọng”.
Các cháu thấy ông học say mê cũng noi theo gương học tập chăm chỉ, ông Ân có 4 đứa cháu là thạc sĩ, 8 cháu vào đại học. Trong dòng họ, nhiều người đỗ đạt cao và làm nhiều chức vụ quan trọng.
Tất Định (Khamphavn) _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Sinh viên già nhất Việt Nam Tue 28 Jul 2015, 12:51 | |
| Những học sinh già nhất hành tinh
Ở độ tuổi xưa nay hiếm, trong khi những người khác ở nhà an dưỡng tuổi già hay quây quần bên con cháu, nhiều cụ vẫn cần mẫn đến lớp học.
Học sinh tiểu học... 102 tuổi
Năm 2010, cụ bà Ma Xiuxian sống ở thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) thu hút sự chú ý khi trở thành học sinh tiểu học già nhất thế giới ở tuổi 102. Tấm gương học tập của cụ minh chứng cho việc học không hề có biên giới.
Khi 13 tuổi, cụ phải làm việc trong nhà máy sợi, sau đó lấy chồng sớm và chăm lo cho gia đình, nên không thể tới trường.
Cụ bà Ma Xiuxian tại lớp học.
Suốt mấy chục năm, giấc mơ cắp sách tới trường của cụ chưa bao giờ tắt. Trường tiểu học Weishan Road đã mời cụ đến học sau khi biết mong muốn chính đáng đó.
“Tôi rất hạnh phúc vì cuối cùng cũng thực hiện được ước mơ tới trường ở tuổi này”, cụ chia sẻ.
Tốt nghiệp trung học ở tuổi 100
Hôm 12/5 vừa qua, cụ bà Lora Lois LeMond White Hardy ở bang Indiana (Mỹ) nhận bằng tốt nghiệp trung học của trường Anderson, khi sắp bước sang tuổi 100 (ngày 28/5).
Cụ bà Hardy nhận bằng tốt nghiệp.
Năm 1993, cụ nghỉ học lúc sắp tốt nghiệp. “Tôi thiếu 4 tín chỉ vì bố bị ốm. Tôi phải nghỉ học và làm việc cho công ty Delco”, bà nói. Bà Hardy luôn bảo, hối tiếc lớn nhất đời bà là không học xong trung học và nhận bằng tốt nghiệp. Cuối cùng, bà đã thực hiện được mong mỏi của mình ở tuổi "xưa nay hiếm".
96 tuổi cắp sách đến giảng đường
“Giáo dục không có điểm dừng. Khi bộ não còn hoạt động, đôi mắt vẫn nhìn thấy và tai còn nghe được, thì tới trường, bạn vẫn có thể học được”. Đó là câu nói truyền cảm hứng cho hàng nghìn người của cụ ông Akasease Kofi Boakye Yiadom, cộng hòa Ghana.
Cụ ông Akasease Kofi Boakye Yiadom học đại học ở tuổi 96.
Thời trẻ phải nhập ngũ, cùng nhiều lý do khác, ông Akasease không thể tới trường.
Năm 96 tuổi, ông quyết định đăng ký vào Đại học Presbyterian, Ghana. Dù tuổi cao, nhưng sinh viên đặc biệt này vẫn miệt mài học tập không thua kém các bạn trẻ. Ba năm sau, cụ ông tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân.
Tốt nghiệp đại học khi 94 tuổi
Sau hơn 75 năm gián đoạn học tập, cụ ông người Mỹ Anthony Brutto sẽ tốt nghiệp đại học ở tuổi 94.
Cụ ông Anthony Brutto tốt nghiệp đại học, sau hàng chục năm gián đoạn giấc mơ đến trường.
Cụ Anthony Brutto đến từ thành phố Morgantown, tiểu bang West Virginia, đăng ký tại Đại học West Virginia năm 1939. Tuy nhiên, gần thời gian tốt nghiệp, ông phải nhập ngũ trong 3,5 năm. Năm 1946, cụ quay lại trường nhưng phải nghỉ học để chăm sóc vợ ốm. Với suy nghĩ học không bao giờ muộn, cụ Brutto học tiếp trường West Virginia. Tuần tới, cụ sẽ tốt nghiệp cùng 4.500 sinh viên khác.
Cụ ông 92 tuổi đi học từ 6h sáng
Ở tuổi 92, sáng nào cụ Wu Tianxiong cũng dạy từ 6h để chuẩn bị tới Đại học Khoa học Công nghệ Trung Quốc.
Cụ Wu Tianxiong muốn học đến năm 100 tuổi.
Ông cụ sinh năm 1923, là người Hợp Phì, nhưng sinh ra và lớn lên ở Trùng Khánh. Thời đó loạn lạc nên cụ chỉ được học hết cấp 1. Năm 2012, cụ trở thành sinh viên năm nhất khi đã 90 tuổi. "Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy, người già 90 tuổi vẫn có thể học đại học. Tôi còn muốn học đến năm 100 tuổi", cụ tâm sự.
Cụ bà đến trường cùng chắt, chút
Cụ bà người Kenya trở thành tấm gương đáng học tập cho trẻ nhỏ tại quốc gia này. Cụ Priscilla Sitienei (90 tuổi) đang là học sinh lớp 4, trường tiểu học Leaders Vision Preparatory, vùng Rift Valley.
Bất chấp tuổi tác, cụ Priscilla Sitienei, hàng ngày, cùng học sinh tuổi chắt, chút mình đến trường.
Hàng ngày, cụ vẫn đều đặn tới lớp cùng các em nhỏ đáng tuổi... chút. Cụ mặc đồng phục và tham gia các môn học, hoạt động như các cháu. Lúc đầu, ban giám hiệu trường còn không nhận cụ bà vào học nhưng sau đó phải “ngả nón” trước đam mê học hành của bà.
88 tuổi mong có bằng tiến sĩ
Cách đây vài năm, những bài viết về cụ ông 88 tuổi đi học cùng các cháu 7 tuổi được chia sẻ trên các trang mạng. Cụ Abubakar Muhammad Barinjimi, hàng ngày, đi xe buýt 6 km tới trường tiểu học ở Kano, thủ đô Lagos (Nigeria).
Cụ ông 88 tuổi đi học cùng các cháu 7 tuổi
“Tôi không hề nản chí khi đi học ở tuổi này. Ước mong lớn nhất của tôi là hoàn thành bằng tiến sĩ trước khi rời cõi đời”, ông từng chia sẻ.
Tịnh Yên (Tổng hợp)
(Nguồn Zing News) _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |