Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Món ăn ngày Tết Sat 16 Jan 2010, 00:39 | |
| |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Bánh chưng Sat 16 Jan 2010, 00:43 | |
| Bánh chưngBÁNH CHƯNG là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong,... Bánh được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng).
Cùng với bánh dầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á.
Nguyên liệu: | •Lá dong tươi: chọn lá dong rừng to đều nhau, ít bị rách •Lạt dang •Gạo nếp: gạo nếp thu hoạch vụ mùa; gạo thu hoạch vụ này hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. (Nhiều người cứ muốn kiêu sa để tỏ ra am hiểu nên đưa ra yêu cầu chọn nếp cái hoa vàng, thực ra không đến lỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng) •Đỗ xanh: chọn loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... sẽ thơm và bở hơn) sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi..., phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ... bằng sành là tốt nhất •Thịt lợn: chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Chọn thịt ba chỉ (ba dọi) •Hành củ tươi •Hạt tiêu •Muối |
Chuẩn bị:
•Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt. Dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng lá, để ráo nước •Gạo nếp: gạo nhặt loại bỏ hoàn toàn gạo khác lẫn vào, vo thật sạch đến khi nước vo gạo thật trong, ngâm ngập trong nước cùng 0.3% muối, thời gian: 12-14 giờ, vớt ra để ráo •Đỗ xanh: đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, mang ra đãi bỏ hết vở, vớt ra để ráo rồi cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn, chia ra theo khẩu phần từng bánh mỗi bánh 2 phần rồi nắm thật chặt nhỏ nắm cơm nhỏ •Thịt lợn: thái thành miếng to dài, tẩm ướp chút muối, tiêu, hành trong 1 giờ •Hành củ: bóc vỏ, thái lát mỏng •Hạt tiêu: rang thơm, tán nhỏ
•Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập, •Lá dong rải lên trên lạt, •Lượt đầu: 2 lá to rải nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, •Lượt trên: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, •Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của lá dong, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm, •Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo, •Thịt lợn, lấy 2 miếng rải đều vào giữa bánh, •Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt, •Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều tạo mặt phẳng •Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông, •Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay •Dùng lật buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập. •2 bánh chưng lại buộc úp vào nhau thành một cặp •Luộc: Lấy xoong to dầy dung tích > 100 lít, rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín dáy, xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong, đổ ngập nước, đậy vung hầm trong 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước sôi để đảm bảo nước luôn ngập bánh. •Ép bánh: sau khi luộc (hầm) xong, vớt bánh ra để ráo, xếp bánh thành nhiều lớp dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho chắc và phẳng đều trong 6 giờ. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Bánh Chưng Gấc (ngọt) Sat 16 Jan 2010, 00:52 | |
| Bánh Chưng Gấc (ngọt) Nguyên Liệu: [cho 2 cái 6X6X2.5 inches (15cmX15cmX5.5)]
2 lbs gạo nếp 2 hộp gấc đong lạnh 1 tsp muối 2 Tbsps đường 2 Tbsps cooking wine
Nhân: 1 lb đậu xanh 1 cup oil ½ tsp muối 2 gói vanilla 13 oz đường 12 oz mứt bí Cách làm:
Gạo nếp ngâm 1 ngay, đổ ra rổ cho ráo nước, trộn với gấc, muối đường và cooking wine.
Đậu xanh ngâm cho mềm, hấp chín, xay ra, xào với đậu, đường, muối, dầu và vanilla. Mứt bí thái hạt lựu, trộn với đậu đã xào.
Gói giống bánh chưng Ltc đã post, luộc 8-10 tiếng. |
|
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Bánh Tét Sat 16 Jan 2010, 01:10 | |
| Bánh Tét
Nguyên Liệu:
- 5 pounds gạo nếp - 3 bịch đậu xanh cà vỏ, 400gr/bịch - 1 miếng thịt ba rọi, 2-3 pounds - 2 muỗng canh Pandon Extract (Dầu Lá Dứa) - 1/2 cup nước cốt dừa - 1/4 cup nước dừa xiêm - Plastic Wrap - Lá chuối - Dây để cột bánh - Muối, tiêu để nêm | | Chuẩn Bị:
1. Nếp: ngâm qua đêm, rửa sạch, để ráo, nêm muối hơi mặn một chút khi nấu chín sẽ vừa ăn. Bắc chảo lên bếp cho thật nóng, đổ nếp vào xào sơ 1/2 cup nước cốt dừa 2 muỗng canh Pandon Extract, xào khoảng 10-15 phút, đừng xào lâu quá nếp sẽ nhão. Đổ ra cái thau lớn để qua một bên. 2. Đậu xanh: ngâm qua đêm, rửa sạch, để ráo, nêm muối hơi mặn một chút giống như nếp. Bắc chảo lên bếp cho thật nóng, đổ đậu vào xào 1/4 cup nước dừa xiêm khoảng 5-7 phút xào cho ráo. Đổ ra thau để qua một bên. 3. Thịt ba rọi: rửa sạch, cắt miếng 6"L x 1/2"W, ướp muối tiêu cho mặn một chút, để qua đêm cho gia vị thấm. 4. Plastic Wrap: mua loại 12 inches bề ngang. 5. Lá chuối: cắt từng lá 12 inches dài, rửa sạch, để ráo. 6. Dây: cắt ra để qua một bên, dây cột bề ngang cái bánh thì cắt 32 inches dài, còn dây cột 2 lần bề dộc xuống thì cắt 48 inches dài.
Cách Gói Bánh:
| pic #1 Để 3 sợi dây bề ngang, kéo plastic wrap cắt 12 inches dài, để lên trên dây, lấy 4 lá chuối xếp theo bền ngang tròng lên nhau. Cho 1 lớp nếp, dùng tay chẻ 1 đường ở giữa, cho vào 1 lớp đậu xanh, chẻ 1 đường ở giữa, cho 1 miếng thịt dọc xuống, | | pic #2 cho vào 1 lớp nếp. Cột 3 sợi dây lại một lần cho chặt. | | pic #3 Bẻ lá dưới đầu bánh cầm bánh dựng đứng, lấy tay vỗ cho nếp xuống, dùng tay bốc thêm vài nấm nếp vào, xong rồi lấy tay ấn nhẹ xuống cho chặt.
| | pic #4 Xếp đầu bánh theo hình chữa nhật, xếp 2 lần chéo tròng lên nhau, xong rồi lấy sợi giây thun cột chặt lại. Đầu bánh kia làm giống vậy. | | pic #5 Cột hai đầu, để bánh nằm xuống. Cột mình bánh lại quấn dây 2 lần, xong rồi cột cho chặt, Tháo dây thun ra, xếp đầu lá xuống thành hình chữ nhật.cột 2 đường dây dọc xuống bằng quấn sợi dây hai lần và cột cho chặt. | | pic #6 Bánh tét gói hoàn tất | Bỏ bánh vào nấu 5-6 tiếng là bánh chín. Bánh chín lấy ra để ráo, có thể tủ lạnh được 2-3 tuần, khi dùng thì đem bánh ra cắt từng miếng vừa ăn để ra dĩa, bộc plastic wrap, bỏ vào microwave hâm 1-2 phút là dùng được, hoặc chiên vàng cũng được. Dùng với dưa chưa rất ngon.
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Bánh tét lá cẩm Sun 17 Jan 2010, 04:38 | |
| Bánh tét lá cẩm Hiện diện như một nét văn hóa của miền Nam, từ thời khai hoang lập ấp những cư dân đầu tiên của vùng đất này đã biết gói bánh tét bằng gạo lúa nổi để cúng tạ ơn trời đất, tạ ơn ông bà tổ tiên. Ngày nay, mặc dù thị trường bánh mứt Tết phong phú nhưng đối với người dân vùng đất phương Nam đòn bánh tét là thứ không thể thiếu được trong những ngày Tết cổ truyền Bánh tét vốn khá quen thuộc với người dân miền Nam, thế nhưng cách làm bánh tét thì không phải nơi nào cũng giống nhau. Nếu ở Sài Gòn bánh tét chỉ thuần túy dùng gạo nếp và đậu xanh thì xuống đến miền Tây bánh tét trở nên “đa sắc” hơn với bánh tét ngũ sắc, bánh tét lá dứa, bánh tét gấc, ra đảo Phú Quốc thì có bánh tét mật cật... Và góp phần vào sự phong phú đa dạng của bánh tét miền Nam, người Cần Thơ có một loại bánh tét rất nổi tiếng là bánh tét lá cẩm.
Tại Cần Thơ, có rất nhiều lò và cơ sở làm bánh tét khá nổi tiếng như lò bánh tét của chị Tư Ðẹp, chị Tư Cẩm, Minh Tân... nhưng nhắc đến bánh tét lá cẩm thì mọi người thường nhắc đến bà Sáu Trọng hay hàng xóm quen gọi bà là “Bà Sáu bánh tét bánh ít.” Tuy không có lò hay cơ sở sản xuất lớn như các chủ khác ở trung tâm thành phố Cần Thơ, nhưng cái tên bà Sáu Trọng đã gắn liền với loại bánh tét lá cẩm ở đất Bình Thủy này.
Tôi tìm đến nhà của bà Sáu vào những ngày cuối Tết, căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm 127 đường Trần Quang Diệu (quận Bình Thủy) khá yên tĩnh nhưng luôn chộn rộn với nồi bánh tét to luôn đỏ lửa nghi ngút khói. Các thành viên trong gia đình bà Sáu đang ngồi quây quần trước hiên nhà, mỗi người một việc, người gói bánh, người xào đậu làm “nhưn,” người xé lá cắt dây... Gói bánh đi bán từ thời con gái 15-16 tuổi đến nay đã 77 tuổi bà Sáu vẫn gắn bó với nghề gói bánh. Dù bà Sáu đã chính thức “bàn giao” xề bánh tét bánh ít ở chợ cho người con gái út của bà là chị Út, vậy mà: “Con Út đi bán, bà già rồi tụi nhỏ không cho bà đi bán nữa! Tuy đã “truyền” nghề lại cho nó nhưng cũng phải tiếp nó một tay, còn sức thì còn làm, giúp đỡ con cháu được gì thì cứ giúp, đôi khi cũng phải chỉ dạy nó nhiều thứ! Bà đã gắn bó với cái nghề gói bánh tét bánh ít này từ cái thời mười lăm mười sáu, đến nay đã bảy bảy rồi! Bưng xề bánh đi bán nuôi cả đàn con, bây giờ tụi nó lớn hết trơn! Bà có cháu nội cháu ngoại hết rồi!” Bà Sáu vừa kể vừa mời tôi “Ăn một khoanh đi cháu!”
Bánh tét lá cẩm là một loại bánh vừa thơm ngon vừa thẩm mỹ, đặc biệt dành riêng cho các ngày lễ hội quan trọng, bà Sáu cho biết khách hàng quen của bà Sáu ở khắp nơi, không chỉ ở địa phương mà tận các vùng Kiên Giang, Long Xuyên, Hậu Giang... mọi người vẫn thường xuyên gọi điện thoại đặt bánh vào các dịp giỗ chạp, lễ lạc từ mấy chục năm nay. Và đặc biệt là những khách hàng Việt kiều, họ thích ăn bánh tét của bà Sáu vì nó “tự nhiên, vừa ăn”. Tôi đã nghe một vài nhận xét rất chân tình của một vài người quen thích ăn bánh tét của bà Sáu rằng: “Ở Cần Thơ vẫn có nhiều lò gói bánh tét lá cẩm, bánh tét ba màu có nhưn thập cẩm được một số người đánh giá là “ngon hơn” bánh tét của bà Sáu nhưng theo tôi ăn kỹ và ăn lâu thì mới thấy bánh tét của bà Sáu “ngon dai” hơn bánh tét ở những lò khác. Bánh tét của họ ngon ở miếng đầu thôi còn bánh tét của bà sáu “vừa ăn” từ da bánh đến nhưn bánh nên có thể ăn lai rai “từ hăm đến ra mùng” hết rồi vẫn thấy thèm hoài!”
Theo chị Út - con gái của bà Sáu, muốn có một đòn bánh tét lá cẩm ngon, người gói bánh phải mất nhiều công phu: “Trước hết, phải chọn được loại nếp mù u dẻo tròn, lá cẩm hái về rửa sạch rồi nấu lấy nước. Trước khi gói, nếp phải vo sạch, để ráo, sau đó đem xào với nước cốt dừa, dằn thêm tí muối, sau đó tiếp tục xào nếp với nước lá cẩm. Nhưn dành cho loại bánh tét lá cẩm này cũng hết sức phong phú, có thể là nhưn chuối, nhưn đậu ngọt, nhưn thịt, nhưn mỡ, nhưn tôm khô, lạp xưởng, giò heo bắc thảo, trứng, đậu phộng, nắm đông cô... Phần nhưn luôn tùy theo yêu cầu của khách mà mình làm. Cũng có cả bánh tét nhưn chay!”
Mất từ 4-5 tiếng để nấu một nồi bánh tét, bà Sáu còn cho biết thêm muốn bánh tét “ăn lâu” khi gói phải buộc thật chặt. Khi bánh chín, cắt ra một khoanh sẽ thấy sự phối màu thật đẹp mắt: bên trong khoanh bánh màu tím thẫm là một chút màu vàng của đậu, màu trắng của mỡ, màu hồng của thịt nạc, màu đỏ cam của tròng đỏ trứng vịt muối. Cũng theo lời chị Út căn dặn, trung bình một đòn bánh tét lá cẩm có thể để trong năm ngày đến một tuần, nếu muốn để lâu hơn thì phải cất vào ngăn đá tủ lạnh, khi ăn đem ra “hấp lại” bánh tét vẫn ngon như mới nấu.
Bánh tét lá cẩm không chỉ dùng để đãi khác những ngày đầu năm đậm đà hương vị quê hương mà có thể mang tặng những người thân quen một cặp bánh tét lá cẩm có màu tím thủy chung với ý chúc một năm mới tràn đầy hạnh phúc và thịnh vượng. Nấu trong 5 giờ gồm 30 bánh Nguyên liệu:
* Phần vỏ bánh:
· 2 kg nếp (không lộn gạo · 800 gr dừa khô · 2 muỗng cafê muối · 3 xấp lá chuối hột · 1 bó dây lạt · 1bó lá cẩm
*Phần nhân bánh:
· 600gr đậu xanh cà · 200gr mở thịt · 5 tép hành lá · 5 muỗng café mỡ nước · ½ muỗng café muối | | Cánh làm:
1/ Nhân bánh:
* Dừa khô vắt lấy 2 chén nướccots và 4 chén nước giảo. * Đậu xanh ngâm nở, đãi vỏ,nấu chín với nước giảo dừa, rồi đánh cho nhuyễn. * Hành lá xắt nhuyễn. * Mỡ thịt trần qua nước sôi, xắt sợi dài 10cm, vuông 1cm * Bắc chảo lên bếp, chế vào 5 muỗng mỡ nước, mỡ vừa nóng cho hành lá vảooi đến đậu xanh, muối, tất cả trộn đều khoảng 5 phút, nhắc xuống chia làm 30 phần
Nắn 1 phần đậu xanh mỏng ra cho sợi mỡ vào giữa bao kín mỡ
2/ Xào nếp:
# Lá cẩm nhặt lấy lá,, rửa sạch, cho 2 chén nước lã vào, bắc lên bếp nấu đến khi còn khoảng 1 chén, lọc lấy nước lá cẩm, bỏ xác lá. # Bắc chảo lên bếp, chế vào 1 chén nước lá cẩm và 2 chén nước cốt dừa nấu cạn bớt 1/3, còn lại khoảng 2 chén, cho nếp, 1 muỗng rưỡi muối vào xào đến khi nếp ráo hơi có nhựa, nhắc xuống, chia làm 30 phần bằng số lượng nhân
3/ Gói bánh:
# Lá chuối xé hình vuông 25cm, lá bọc ngoài. # Lá nhỏ khoảng 15cm đặt phía trong. # Lá bịt đầu căt ngang 5cm, chiều dài 15cm. # Tất cả đem phơi héo hoặc trụng qua nước sôi, lau sạch cắt bớt sống lá. # Trải lá ngoài, lá phía trong đặt mặt phải đặt ngược chiều với lá ngoài. # Cho nếp vào, dàn mỏng ra đều 4 cạnh, sau đó đặt nhân vào giữa
Gấp 2 mí lá ngoài lại vứi nhau, cuốn tròn , dùng dây lạt cột ở giữa
Tiếp đến bẻ 1đầu lá dằn xuống cho dẽ nếp, dùng kéo cắt bớt lá dư.Gấp đầu lá thành hình vuông, đặt hai miếng lá bịt đầu chéo nhau
Dùng dây lạt buộc lại cho chặt, đầu còn lại làm tương tự
Tiếp tục dùng dây lạt buộc giống đầu đòn bánh - tức buộc 2 đầu chéo nhautheo chiều dọc đòn bánh đẻ giữ cho lá 2 đầu không bung ra
Dùng dây lạt buộc từ 6 đến 8 vòng ngang hay còn gọi là nứt bánh
Phần dây nứt bánh còn thừa xoắn cho dây cuộn lại,cuốn thành bím
# 4/ Nấu bánh:
Bắc nước thật sôi, xếp bánhvào hấp, đun lửa sôi liên tục, không đứt quãng. Đun khoảng 2 giờ cho bánh chín.
5/ Yêu cầu thành phẩm:
# Bánh gói đều tay, nếp dẽ chặt, nhân phải ngay giữa, # Bánh có vị béo, mặn, ngọt vừa ăn .
(ST) |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Bánh tét nhân chuối Sun 17 Jan 2010, 04:56 | |
| Bánh tét nhân chuối Thường làm bánh tét chuối, người ta ngâm nếp với nước cốt dừa và thêm 1 ít đậu đỏ - chuối thì dùng chuối xứ chín làm nhân - đòn bánh ốm hơn không thì nếp nhiều quá mất ngon - ăn không hết thì để freezer rồi từ từ cho lên lò nướng lại càng ngon hơn. Nguyên Liệu:
- 1 kg gạo nếp - 1 ít đậu đỏ, đậu đen - 1 vài lá dứa (optional - tùy ý) - 12 trái chuối sứ chín mùi - 1 trái dừa tươi nạo ra lấy nước cốt dừa (hoặc dùng 1 lon nước cốt dừa) - 2 muỗng café muối - 3 muỗng canh đường - 6 Lá chuối | | Cách Làm: - Chuối sứ chín mùi, lột vỏ, cho thêm chút muối đường vào chuối.
- Gạo nếp vo sạch để ráo (nếu là loại gạo nếp dẹp dài, còn nếu là nếp loại tròn thì cần ngâm khoảng 12 tiếng), trộn thêm ít đậu đỏ đậu đen. Lá dứa xắt nhỏ, giã nát vắt lấy nước cốt mầu xanh có mùi thơm. Bắc chảo nóng, cho nếp vào xào, thỉnh thoảng rưới nước cốt dừa và nước lá dứa vào trộn cho đều, khoảng 15 phút cho nếp hơi ra nhựa thì cho thêm một it nước cốt dừa trộn đều xong nhắc ra khỏi bếp. Nhớ canh sao để nếp đừng bị nhão hay quá chín, chỉ hơi ra nhựa dính nhau để gói cho dễ mà thôi. Hãy xem trình tự của 8 bước sau đây:
Bước 1
Bước 3
Bước 5
Bước 7
|
Bước 2
Bước 4
Bước 6
Bước 8
|
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Bánh tét chuối Thái Mon 18 Jan 2010, 01:09 | |
| Bánh tét chuối Thái Vật liệu:
6 cups nếp 2 cups đường 1 lon coconut cream hiệu Savoy 2 tsp vơi muối 1 can đậu đen chín rồi 1 nải chuối chín (loại nấu chè của VN) lá chuối rượu trắng
Cách làm:
Chuối ngâm vơí 1 tí muối và rượu trắng.
Nếp vo sạch, ngâm qua đêm, mang đi hấp 15 phút, trộn với đường, muối và nước dừa, trộn đều xong cho đậu đen vào.
Lá chuối cắt ra, lau sạch, rải 1 lớp nếp cho chuối lên, rải thêm 1 lớp nếp, gói lại rồi bọc 2 lần plastic wrap. Mang đi luộc 45 phút nếu bánh nhỏ, luộc 1 tiếng nếu bánh lớn. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Cà muối Mon 18 Jan 2010, 01:14 | |
| Cà muối 1. Chọn cà:
Hai địa danh nổi tiếng nhất VN về việc trồng được giống cà rất ngon là làng Láng hay còn gọi là làng An Lãng, huyện Cầu Giấy, Hà Nội (làng Láng còn nổi tiếng về loại rau thơm hay được gọi là rau húng Láng) và huyện Cái Sắn, Kiên Giang ở miền Nam. Có hai loại cà thường dùng để muối chua là cà pháo và cà dĩa. Cà pháo trái nhỏ, kích cỡ trung bình bằng đầu ngón tay cái và cà dĩa (người Bắc hay gọi là cá bát, cà dừa) có cỡ lớn từ cái chén ăn cơm hoặc hơn nữa. Cà dùng để muối là cà xanh sống, vỏ còn sắc trắng, cả hai loại cà này nếu để chín trên cây đều trở màu vàng.
Nếu chưa có kinh nghiệm lựa cà thì phải cắt ngang làm hai để quan sát phần hột. Nếu cà còn non, chưa có hột thì khi muối xong sẽ bị mềm chứ không dòn; cà già thì ruột cà đặc hột, muối xong rất hăng chứ không thơm và lại còn bị dai nữa. Cà vừa nhất dùng để muối là khi cắt trái cà ra thấy phần hột trong ruột cà chỉ vừa tượng đủ hột nhưng có sắc trắng chứ không vàng. Cà vừa hái xong làm càng tươi càng tốt. Đối với nhiều người, khi nói đến cà muối thì chỉ biết đến cà pháo, thực sự cà dĩa tuy vẫn được dùng để muối nhưng không quen thuộc lắm.
2. Sơ chế cà:
Cà pháo và cà dĩa đều sơ chế như nhau. Trải cà ra nia, khay, phơi ra nắng trong khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ (tùy nắng lớn hay không) cho vừa héo mặt, đem vào lặt bỏ cuống theo hai cách:
- Nếu là cà pháo, dùng dao mỏng, bén... cắt cuống trái cà còn khoảng chừng 5 ly rồi cạo nhẹ phần vỏ xanh của cuống (cách này phải làm tỉ mỉ từng trái và đây cũng chứng tỏ sự khéo tay của cánh phụ nữ trong nhà khi dọn dĩa cà ra mà trái nào cũng còn một phần cuống nhỏ. Thực khách vừa ăn vừa trò chuyện, thay vì dùng đũa lại dùng tay nhón lấy cuống một trái cà, đưa vào miệng cắn nghe "phụp" một miếng xong là thả cái cuống lại vào mâm cơm). Cách thứ hai là cắt bỏ cuống nhưng không không cắt phạm vào vào phần thân cà mà chỉ cắt vừa hết phần cuống.
- Nếu là cà dĩa thì chỉ cần cắt bỏ cuống cho sát vào thân cà rồi xẻ dính hay còn gọi khía trái cà ra làm bốn. Có nghĩa là cắt sâu vào thân cà thành bốn múi nhưng không cắt đứt hẳn mà vẫn còn dính vào nhau một phần trong ruột trái cà. Cà dĩa trái lớn, thân dày, phải khía ra để cà dễ thấm muối hơn.
- Cà sau khi làm cuống và khía bốn, rửa lại qua nước sạch và để ráo.
3. Muối cà:
Từ miền Bắc vào đến miền Nam VN có đến vài cách muối cà khác nhau.
a. Muối nén: Đây là cách muối cà truyền thống và xưa nhất ở miền Bắc, nhằm cung cấp một loại thực phẩm có thể dùng dự trữ từ tháng này qua tháng khác. Sau khi sơ chế cà người ta dùng một cái vại, lu... bằng sành, miệng rộng cho vào cứ một lớp cà rồi đến một lớp muối, dùng một tấm mê rổ dày hoặc cả một tấm gỗ mỏng đặt lên lớp cà trên cùng rồi dùng vật nặng như cả một tảng đá nén cho thật chặt cà trong vại lại, đậy kín nắp vại để qua đến 15 - 20 ngày sau là cà chín, tùy thích chế biến hoặc ăn ngay. Ở một số vùng sâu, vùng xa của miền Bắc hiện tại vẫn còn muối cà bằng cách này. Tại các thành phố nói chung cho đến miền Nam VN cách muối cà bằng nước muối vẫn phổ thông hơn.
b. Muối nước: Cách muối cà bằng nước muối cho ra cà muối ăn được trong khoảng 10 ngày trở lại tùy vào nồng độ nước muối. Nếu nhiều muối, cà sẽ lâu chua; ít muối cà sẽ mau ăn được nhưng dễ hư. Với các bạn ở nứơc ngoài, sử dụng loại muối chế biến công nghiệp chắc chắn có độ mặn khác muối làm thủ công ở VN. Các bạn hãy thử làm vài hủ cà muối với độ mặn khác nhau và ghi chú lại, thăm chừng đến ngày thứ bảy hay thứ tám hủ nào cho cà ăn dòn, chua ngon là lượng nước muối sử dụng trong hủ đó vừa phải. Nhưng trước tiên chúng ta phải tạm sử dụng một công thức chuẩn ban đầu: 1 lít nước + 50gr muối. Và công thức thứ 2 là: 1 lít nước / 30gr muối; công thức thứ 3: 1 lít nước / 70gr muối. Hãy làm ba hủ cà muối với độ mặn khác nhau như vậy.
- Cứ mỗi 1kg cà sử dụng 50gr tỏi lột vỏ cắt lát mỏng + 50gr gừng lột vỏ, cắt sợi.
- Nấu sôi hỗn hợp muối nước rồi để nguội hoàn toàn và hãy cứ nấu dư thành vài ba lít, các bạn không phải chỉ dùng nước muối một lần mà còn phải dự trữ để châm thêm.
- Dùng hủ thuỷ tinh miệng rộng, có nắp đậy, cỡ vửa đủ làm số cà muốn muối. Cho cà vào với gừng tỏi nhưng chỉ cho vào khoảng 3/ 5 dung tích hủ, dùng vài nan tre mỏng hoặc một tấm mê rổ, một dĩa sứ nặng vừa đủ bỏ lọt qua miệng hủ... đè dằn lên mặt cà sao cho khi châm nước muối vào cà không nổi lên khỏi mặt nước muối. Châm nước muối vào hủ cao hơn mặt cà chừng 5cm. Để qua ngày hôm sau thăm chừng nếu thấy mực nước muối rút xuống thì châm thêm nước muối vào cho mực nước lúc nào cũng phải cao hơn mặt cà chừng 5cm. Nếu để cà nổi lên khỏi mặt nước muối cà sẽ bị ố đen.
- Để qua 3 - 4 ngày nếu thấy mặt nước muối nổi lên lớp váng mỏng là do hỗn hợp muối + nước thiếu độ mặn cần thiết, chữa bằng cách đổ bỏ nước muối cũ đi, nấu mẻ nước muối khác để nguội châm vào.
- Trái cà sau khi muối đúng ngày sẽ phồng căng,vỏ ngoài thấy trắng trong chứ không còn trắng đục và cắn thấy dòn xốp. Mỗi khi lấy cà ra ăn phải nhận phần cà còn lại trong hủ dưới mặt nước muối.
c. Muối xổi: Cũng là cách muối nước nhưng cho cà trở chua nhanh trong vòng 2 -3 ngày, nhưng cách muối này không để lâu được. Pha hỗn hợp mẫu với: 2 lít nước + 50gr muối + 100gr đường + 50 gr gừng tỏi băm, nấu sôi hỗn hợp, để nguội rồi châm vào hủ cà đã sơ chế và dằn gài kỹ.
4. Vài cách chế biến cà sau khi muối:
Cà sau khi muối chua là có thể dùng ăn ngay, nếu là cà dĩa thì cắt miếng nhỏ; cà pháo tùy trái, nếu trái lớn cắt hai... Lấy cà ra khỏi hủ, tùy thích, rửa qua với chút nước lọc cho bớt vị mặn của muối... Ăn kèm các loại canh như rau đay nấu cua đồng, mồng tơi mướp, rau muống... Hoặc chấm cà với chút mắm ruốc pha tỏi ớt băm v.v... Với riêng cho loại cà pháo muối chua có thể làm thành các món như:
a. Dầm tương: Dùng loại tương Bắc làm bằng đậu nành hột xay hoặc không xay nhuyễn. Các bạn ở Cali. USA hay Paris đều có mua dễ dàng ở những chợ VN. Làm từng ít một với cách ăn liền như sau:
- 250cc tương.
- Phi thơm 2 muỗng súp dầu ăn với 2 -3 tép tỏi băm, cho tương vào xào nhỏ lửa, tùy tương mặn ít nhiều nêm đường vào từ từ từng ít một cho có vị ngọt nhẹ là được, đổ ra tô, tùy thích cho thêm chút tỏi ớt băm nhỏ. Cắt cà muối ra làm hai ngâm trong tương qua chừng một giờ là ăn được.
b. Mắm cà: Sử dụng mắm nêm đóng chai, có thương hiệu nghiêm chỉnh để bảo đảm chất lượng.
- Làm mắm cà ăn liền: Giả nhỏ ít tỏi ớt. Nấu sôi từng ít mắm với khoảng 250cc tùy chất luợng mắm đang có nêm đường vào từ từ cho vị mắm dịu xuống nhưng không ngọt là được, tùy thích cho thêm tỏi ớt ở mức cay chấp nhận được, để qua chừng một giờ là ăn được.
- Làm mắm cà để dành ăn dần:
* Cà pháo làm sạch cuống, khía hai trái cà, ngâm trong nước muối pha với phân lượng 1 lít nước / 20gr muối, ngâm qua 1 giờ vớt ra cho vào rổ rá để ráo nước muối rồi trải phơi ra nắng cho héo mặt.
* Ớt hiểm để nguyên trái - các bạn đừng vội lo là sẽ bị cay, ớt để nguyên trái có tác dụng khử mùi tanh của mắm nêm và chỉ làm cay khi nào bị bể gãy - cứ mỗi kí cà trộn với 30gr ớt hiểm để nguyên trái, cho vào hủ lọ, dằn cài như muối, mắm nêm nấu sôi để nguội, châm vào cho ngập cao hơn mặt cà giống như muối. Để từ một tuần lễ đến mươi ngày là ăn được. Khi ăn tùy thích giã nhỏ ít tỏi ớt với đường và trộn đều với từng ít mắm cà.
* Với món mắm cà làm theo cách này có nhiều người dùng thêm đu đủ xanh hoặc cuống của cây bắp cải, gọt vỏ,cắt miếng nhỏ, mỏng chừng 2 - 3mm, phơi héo mặt và trộn chung với cà theo phân lượng 2 phần cà + 1 phần lọai phụ gia này rồi mới cho vào hủ.
c. Ngâm dấm đường:
Pha hỗn hợp dấm đường mẫu với: 500cc nước + 200gr đường, nấu tan đường, để nguội; tùy độ chua của dấm mà bạn đang có châm từ từ từng ít vào cho nước đường có thêm vị chua rất nhẹ; giã nhỏ riêng ít tỏi, gừng cắt sợi, riêng ít ớt rồi cho từng ít tỏi gừng vào trước từ từ để có thêm mùi tỏi gừng theo ý riêng sau cùng mới cho ít nhiều ớt vào nếu ăn cay được. Và ớt giã nhuyễn sẽ làm cho hỗn hợp có màu hồng lạt còn nếu như bạn thấy đâu đó một hủ cà muối ngâm dấm đường mà có màu đỏ hồng tươi tắn đẹp mắt thì chỉ có thể là: một, rất cay; hai, có dùng phẩm màu! Lấy cà muối ra, chẻ hai, rửa lại cho bớt nước muối thả ngâm tùy thích vào hỗn hợp dấm đường qua vài giờ là ăn được. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Cách muối rau cải Mon 18 Jan 2010, 01:21 | |
| Cách muối rau cải Vật liệu:
- Brocoli - cauliflower - carot - củ cải trắng - cần tây - bắp cải - 2 nước + 1 đường + 1 dấm
Tất cả rau cắt miếng vừa ăn
Cách làm:
Trụng rau sơ qua trong nuớc nóng có pha muối, sau đó vớt rau ra để nguội
Pha dung dịch 2 nước, 1 đường, 1 dấm nấu sôi lên để nguội, cho tất cả rau vào ngâm, sau đó để vào tủ lạnh ăn dần. | |
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Món ăn ngày Tết | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 4 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |