Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn”   Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” I_icon13Tue 16 Mar 2010, 13:39

Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn”

Được giải thưởng ở các cuộc thi thơ, văn trong nước có vui không? Có lẽ với một số người là niềm vinh hạnh. Nhưng tôi tin có người xem đó là tai họa. Nhà thơ Hoài Tường Phong là một “điển hình” rất mới.

Bài thơ “Trăng nghẹn” của Hoài Tường Phong vừa mới được công bố: đoạt giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học Nghệ thuật trong khu vực này liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai, nhà thơ chưa nhận được giải thưởng thì tai họa thình lình giáng xuống. Có “Bàn tay lông lá” của một số cơ quan nào đó tự cho là “có thẩm quyền” thò vào giải thưởng, yêu cầu (hay ra lệnh) ban giám khảo “chọn lại bài khác để trao giải Nhất vì bài thơ Trăng Nghẹn u ám quá! Lý do: “Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng, chớ không thể nào nghẹn được!?”

Có lẽ quí ông ở mấy cơ quan “có thẩm quyền” chưa bao giờ mắc nghẹn khi ăn khi uống, nên tâm hồn trong sáng vằng vặc của họ không bao giờ hiểu nổi thế nào là trăng nghẹn.

Ban giám khảo (trưởng ban là nhà thơ Phạm Sỹ Sáu) quyết định giữ vững lập trường, không chấm lại giải. Tức thì “Bàn tay lông lá” bèn quay hướng thò sang tác giả, yêu cầu (hay ép buộc) nhà thơ phải tự làm đơn từ chối giải thưởng với lý do “tôi không có gửi thơ tham dự cuộc thi”. Hoài Tường Phong giữ vững lập trường, khẳng định: “Tôi đã gởi dự thi.” Sau đó chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do: “Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi.” Khác nào ức hiếp nhà thơ phải tự trảm bài thơ mình. Hoài Tường Phong vẫn đứng vững: “Đó là việc thẩm định của Ban giám khảo.”

Chiều ngày 3.3.2010, bất chấp sự phản đối của giới văn học trong nước, ban thường vụ Liên hiệp Hội văn học nghệ thuật thành phố Cần Thơ đã họp và chính thức quyết định loại bỏ giải nhất của bài thơ “Trăng nghẹn” của Hoài Tường Phong.


Cần chú ý đây là giải thưởng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vậy mà một Hội văn nghệ địa phương đã lộng quyền áp chế cả khu vực.

Thật đáng ghê sợ cho sức mạnh và ghê tởm cho sự thô bỉ của “Bàn tay lông lá”!

Có thể nhà thơ Hoài Tường Phong đang buồn, có thể ban giám khảo cuộc thi đang thất vọng, riêng tôi đang mừng! Vì “Trăng nghẹn” đã làm giới chức có thẩm quyền “mắc nghẹn”, dám cả tuần nay họ còn mất ăn mất ngủ nữa là khác (sợ mất ghế mà). Họ mắc nghẹn vì sao, vì “Trăng nghẹn” đã phơi bày ra sự thật quá đỗi đau đớn, quá sức xót xa của một vùng quê từng vang bóng là vựa lúa của cả nước, hãy đọc hai đoạn thơ của “Trăng nghẹn”:

Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.

Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

Tại sao giới chức có thẩm quyền lại không dám nhìn thẳng vào vầng trăng u ám đó, vào chính cái nghèo đói tả tơi của cả vùng đồng bằng đang đẩy con người rời bỏ quê hương?

Phải chăng căn bệnh dối trá đã thấm vào máu, cấp dưới đưa lên trung ương những thành tích giả, báo cáo láo, cấp trên phủ dụ cấp dưới bằng những lời hứa ảo, mọi người xoa tay hỉ hả với con số tỉ lệ tăng trưởng thần tốc, với giấc mơ phù phiếm biến đất nước thành con rồng nhỏ ở Đông Nam Á!

Còn sự thật: dân ở nhiều xã bị đói rã họng phải ăn cháo thay cơm, thanh niên vay nợ đi làm đầy tớ nước người, các em gái bị ép buộc làm nô lệ tình dục ở các động bên Kampuchia, phụ nữ rời bỏ quê nhà đi làm vợ, làm điếm khắp các nước, bệnh HIV lan rộng, thì họ vẫn trơ tráo che đậy, không cho ai nói lên sự thật. Mà che đậy làm gì, thế giới chẳng lạ lùng gì, còn làm bộ làm tịch, nhảm!

Sự cố bài thơ “Trăng nghẹn” của Hoài Tường Phong năm nay sao giống chuyện xảy ra năm 2006 với “Cánh đồng bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Không lẽ bánh xe lịch sử quay đi quay lại hoài vẫn y chang như vậy.

Năm đó ban Tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau cũng bị mắc nghẹn vì cái truyện vừa “Cánh đồng bất tận”, đã đề nghị “kiểm điểm, phê phán một cách nghiêm khắc” với Nguyễn ngọc Tư. Ông Dương Việt Thắng, Trưởng Ban Tuyên giáo nhấn mạnh nhiệm vụ của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Cà Mau là phải: “Thường xuyên có định hướng cho người viết, tạo điều kiện cho hội viên (có Nguyễn ngọc Tư) học tập lý luận chính trị, trau dồi đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.” (theo báo Tuổi Trẻ)

Rất may, Nguyễn ngọc Tư đã viết “Cánh đồng bất tận” trước khi bị định hướng, nên nhà văn đã rút hết ruột gan mà tả cảnh làng quê miền nam ngày nay, không có “trăng sáng soi liếp dừa” mà là “đĩ dập dìu trên đê, lượn lờ quanh lều của thợ gặt” khi đến mùa gặt lúa.

“Cánh đồng bất tận” đã được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam dù bị sức ép rất mạnh từ các Bàn tay lông lá.

Cả hai, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và nhà thơ Hoài Tường Phong đã phải lãnh đủ vì dám viết lên sự thật. Dù sao tôi vẫn khoái chí, và hy vọng Hoài Tường Phong sẽ đổi buồn thay vui vì “Trăng Nghẹn” bây giờ đã tỏa sáng khắp nước, lan ra nước ngoài. Biết đâu, nó sẽ cùng chung số mệnh với “Cánh đồng bất tận”, được giới văn học khu vực Đông nam Á chú ý, được biên soạn thành kịch, thành phim!?

Vậy, hãy cám ơn Bàn tay lông lá!

© 2010 Khánh Minh
© 2010 talawas


Được sửa bởi Việt Đường ngày Tue 16 Mar 2010, 13:45; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Trăng Nghẹn   Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” I_icon13Tue 16 Mar 2010, 13:42

Trăng Nghẹn

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.


Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.


Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.


Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.


Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Ðôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.


Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.


Ðồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Ðầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.


Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.


Hoài Tường Phong
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn”   Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” I_icon13Wed 17 Mar 2010, 05:43

Thank anh VĐ nhiều, bài thơ thật cảm động sâu sắc lắm.
Về Đầu Trang Go down
vongnguyet



Tổng số bài gửi : 1
Registration date : 09/04/2010

Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn”   Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” I_icon13Fri 09 Apr 2010, 09:54

KIM SA: TRĂNG NGHẸN HAY CÁI TÔI NHÀ THƠ BỊ
NGHẸN?


BGK Cuộc thi thơ ĐBSCL lần thứ tư, năm 2009 đã chấm điểm cao nhất cho
bài Trăng nghẹn của Hoài Tường Phong. Nhưng sau khi xem xét nội dung tư tưởng
bài thơ, đối chiếu với yêu cầu chủ đề , nội dung cuộc thi, BTC đã loại bài thơ
trên ra khỏi giải. Trước đó, kết quả chưa chính thức của cuộc thi đã bị lộ ra
(?!) Có nhiều ý kiến khen chê, ủng hộ, phê phán bài thơ và BTC. Đọc bài thơ và
những ý kiến nhận xét, tôi xin được có vài ý kiến.

Theo tôi, Trăng nghẹn chỉ là một bài thơ bình thường. Nếu không có sự cố
trên, có lẽ chẳng ai quan tâm đến nó như vậy. Bài thơ chỉ là tiếng lòng áo não
của một hồn thơ bi quan, bất đắc chi; một cái nhìn chủ quan, sai sự thực đối với
hiện thực ĐBSCL.

Là một người mới sinh ra đã "lỡ
hẹn cùng vầng trăng viên mãn",
chuyển ra thành từ một miền quê xơ xác,
những tưởng kiếp "ngài" đã lột xác thành “bướm” nhưng chẳng đạt được
mộng ước, lại trở về quê với số kiếp của "ngài" nên tác giả tỏ ra bi
quan, có cái nhìn tiêu cực đối với quê hương.

Chủ quan: Nhìn "cô bạn xưa"
nách con đi mua rượu, tác giả "biết" ngay là cô ta đi "mua chịu rượu". Thiếu thông
tin về sự đầu tư cho văn hoá, xã hội ở các vùng miền, tác giả lại nói rằng đầu
tư cho văn hoá ở ĐBSCL là "thấp
nhất"
; rằng ĐBSCL là vùng đất "nghèo
nhất"
nước!

Đọc bài thơ này, hẳn nhân dân nhiều vùng trong nước, nhất là nhân dân miền
núi Tây Bắc, Tây Nguyên chắc được an ủi rất nhiều, vì thấy mình còn..."có
lý" hơn bà con ở vựa lúa, vựa cá tôm lớn nhất của cả nước. Và những triệu
phú chân đất miệt vườn ĐBSCL chắc không khỏi không bực mình khi họ đọc thấy có
bài thơ cho rằng "vài căn nhà
xây"
được của người dân ở đây là nhờ "những đồng
tiền báo hiếu”
của những “cô gái lấy chồng
xa"
tạo nên. Biết bao ngôi nhà tường, nhà lầu khang trang do những
người nông dân sản xuất giỏi xây được, sao tác giả không nói tới?

Do chủ quan nên tác giả không nhìn thấy sự phát triển của quê hương,
nhất là sau những năm đổi mới, đời sống của nhân ĐBSCL đã thay đổi nhanh chóng.
Điện, đường, trường, trạm, trại...ở ĐBSCL giờ đã phát triển hơn những năm trước
giải phóng rất nhiều. Ngồi ở xã, người dân có thể điện thoại thăm hỏi người
thân đang ở trời Tây; nông dân có thể lên mạng internet để nắm bắt giá cả thị
trường, học hỏi kỹ thuật canh tác mới. Tối đến, chỉ cần nhấn nút một cái là có
điện, có TV xem mọi thứ trên đời. Rất nhiều xã ở Cần Thơ, có đến 80-90% hộ dân
có phương tiện nghe nhìn và có xe gắn máy.

Những thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội của ĐBSCL hơn 35 năm qua, nếu
khách quan một chút, ta có thể nhìn thấy ở mọi nơi. Tiếc thay,"Ai cũng
biết, chỉ có một người không biết". Vô tình, bài thơ đã gián tiếp phủ định
những thành quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ĐBSCL đã khổ công xây dựng hằng
chục năm qua. Thế mà, vẫn có người, thậm chí là cán bộ công chức còn khen rằng
"bài thơ nói đúng!". Nói như vậy, chẳng khác nào họ - những người có ít
nhiều công sức góp phần xây dựng quê hương ĐSCL này ngày càng trở nên giàu đẹp
hơn - đã tự phủ định mình.

Tư duy lạc điệu: Có lẽ do thất bại trên đường mưu sinh nên tác giả có cái nhìn đời rất ư
là tiêu cực, khi viết:

"Không biết bải buôi
để mua lòng người khác


Nên thua thiệt cả đời vì
không thể dối lừa ai
"

Dưới con mắt của tác giả, xã hội không có người đàng hoàng, chân chính.
Phàm hễ ai muốn thành đạt, không để bị thua thiệt thì phải biết "bải buôi”, “dối lừa”, “mua lòng người
khác".
Vậy, tất cả những người thành đạt trên đời đều do bải buôi, dối
lừa, mua lòng người khác cả hay sao? Phải do tài năng, đức độ của mình chứ! Ít
nhất cũng là như vậy. Biết rằng, tác giả đang nói về sự lận đận của mình trên
đường đời, nhưng đó là lối tư duy lạc điệu, sai trái. “Chân lý” ấy của tác giả
mà đem phổ biến ra, có thể sẽ làm hư hỏng cả một lớp người.

Lạ nhất là khi nói về những “cái
nhất ngậm ngùi”
của quê hương. Những mặt tích cực của ĐBSCL cũng đwợc tác
giả liệt kê vào phần tiêu cực.

“Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:

Sản lượng lúa nhiều, vùngn cá ba sa lớn nhất”

Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất sao lại làm cho tác giả ngậm
ngùi nhỉ?

Phi hiện thực: Dẫu biết rằng, đời sống của một bộ phận nhân dân ĐBSCL còn nghèo khó,
một số ít cô gái "lấy chồng xa"
đã góp phần làm thay đổi cuộc sống một số gia đình; dù đầu tư cho văn hoá ở DDBSCL
chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển...nhưng không vì thế mà tả
ĐBSCL quá u ám, không có sự phát triển. Lấy cái cục bộ úp chụp cho cái toàn bộ,
biến cái riêng thành cái chung, nhìn vầng trăng tác giả chỉ thấy nó "nghẹn hoài, chưa toả sáng một vùng
quê"
là một phương pháp tư duy
thiếu biện chứng, chỉ nhìn sự vật trong trạng thái đứng yên, không lối thoát.

Về mặt nghệ thuật: Trăng nghẹn chỉ là bài thơ bình thường. Ngôn từ thơ
thiếu chất văn chương. Một số câu diễn đạt còn “vụng vê” (Chim Trắng), giống như ngôn ngữ nói.
Biện pháp tu từ không đặc sắc.

Dù bài thơ có cảm xúc khá dồi dào; mạch cảm xúc trào dâng của tác giả
được diễn đạt bởi một thứ ngôn ngữ mộc mạc, dân dả, nói lên được tình ý tác giả
muốn gửi gắm. Song, như thế cũng không làm bài thơ trở thành bài hay nhất được.
Bởi nội dung bài thơ chẳng có giá trị tư tưởng gì; nó chẳng có ý nghĩa gì cho
nhân sinh. Có chăng, nó chỉ có ý nghĩa đối với riêng tác giả, những người giống
như tác giả và những người có ý đồ riêng.

BTC rút lại gỉải là đúng: Mỗi cuôc thi thơ đều có quy chế của nó. Cuộc thi
thơ ĐBSCL cũng vậy. Theo Kế hoạch của BTC, cuộc thi thơ ĐBSCL lần thứ tư, 2009,
bài thơ dự thi phải đáp ứng được yêu cầu nội dung, chủ đề của cuộc thi. Theo đó,
bài thơ đạt giải phải là bài ca ngợi sự phát triển, đổi mới của đồng bằng. Như
vậy, Trăng nghẹn là một bài thơ lạc đề. Giả định đó là bài thơ hay cũng không thể
trao giải được, vì nó không gắn với chủ đề của cuộc thi. Huống chi, bài thơ
không có tính tư tưởng tốt, nghệ thuật không cao, sao có thể trao giải được?

Có người đề nghị tác giả sửa câu cuối bài thơ ở chỗ "chưa toả sáng" thành "sẽ
toả sáng" một vùng quê"
để mà trao giải! Thật là khiên cưỡng. Bài
thơ đang tả con trâu, đâu thể sửa cái đuôi trâu cho giống cái đuôi bò thì con
trâu "sẽ hoá bò" được! Nội dung tổng thể của bài thơ là ảm đạm, tắt
tị. Sự ảm đạm này nhất quán trong toàn bài thơ. Đâu dễ sửa một hai chữ là nó sẽ
trở nên lạc quan được. Mà không ai có thể bắt tác giả phải biến nỗi buồn của
mình thành niềm vui. Không ai có quyền ngăn cản tác giả phê phán những điều
chưa tốt của quê hương mình. Vấn đề là phải nói cho đúng. Chỉ phản ánh chân
thực, khách quan hiện thực của cuộc sống, tác phẩm văn học mới có giá trị.

Nên đưa Trăng nghẹn ra khỏi giải thơ ĐBSCL lần này. Chấm giải cho nó,
cho thấy trình độ làm thơ của người đồng bằng sao yếu quá!
Tóm lại, Trăng nghẹn là
tiếng thơ chủ quan, lạc điệu của tác giả, phản ánh không đúng hiện thực về
ĐBSCL, không có giá trị tư tưởng, nghệ thuật tốt. Đó chỉ là vầng trăng nghẹn
của cái tôi trữ tình của bản thân tác giả. Không nên đem treo nó trên bầu trời
ĐBSCL vốn đang đổi mới và phát triển từng ngày.
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn”   Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” I_icon13Sat 10 Apr 2010, 21:56

Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” GiongDieuYBoiBut-Vntvnd
Giọng Điệu Y Bồi Bút

Cám ơn Vọng Nguyệt đã đăng bài
Mổ xẻ cho dù khó lọt tai
Khúc vét bao che đầy lố bịch
Phần tung đả kích thật khôi hài
Coi thường độc giả xem là rõ
Bênh bậy ngu quyền nghĩ chẳng sai
Bồi bút mài nghiên luồn cúi Đảng
"Trăng đâu có "nghẹn" phải không ngài ?"


Việt Đường
(10/04/2010)


Việt Đường thấy sao thì viết vậy chớ không có ý đôi co, tranh hơn kém, Shiroi thấy không nên thì cứ tự nhiên xoá nha.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Vì sao trăng lại nghẹn?   Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” I_icon13Thu 29 Jun 2023, 07:37

Vì sao trăng lại nghẹn?

Bích Huyền



Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” Cde2f610


Trăng Nghẹn nói lên một sự thật đáng buồn của một vùng quê miền Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Đời nghẹn vì nghèo phải lấy chồng ngoại quốc
Trăng nghẹn vì thương những phụ nữ bơ vơ
Thơ nghẹn vì công an văn hóa bắt trăng phải sáng
Độc giả nghẹn vì bất bình cho số phận nhà thơ


Vì sao lại có những câu thơ như thế của Bắc Phong, Bích Huyền mời quý vị và các bạn theo dõi trong câu chuyện Thơ Nhạc của Đài VOA hôm nay…

Bài thơ "Trăng Nghẹn" của Hoàng Tường Phong đã được Liên Chi Hội Nhà Văn Đồng Bằng Sông Cửu Long chọn trao giải nhất cuộc thi thơ của liên hội vừa qua. Thế nhưng một số cơ quan 'có thẩm quyền' ở thành phố Cần Thơ đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài này u ám quá! Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả, yêu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng. Nhà thơ Hoàng Tường Phong nói: 'Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo'."

Sau đây là bài thơ Trăng Nghẹn với những câu thơ thật đơn sơ, mộc mạc, như hương đồng gió nội của đồng bằng sông Cửu Long, thấm chậm nhưng chắc, Bích Huyền mời quý vị và các bạn cùng nghe…

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi này ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.

Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bãi buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.

Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.

Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa/ thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.

Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.

Xóm bên song nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.

Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa

Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê

Lời thơ mộc mạc, ý thơ dào dạt, chân thành. Bài thơ là niềm cảm khái, trăn trở trước cuộc sống hối hả, thực dụng; sự phi lý, bất công hiện nay. Sự hối tiếc, oán trách cũng chỉ nhẹ nhàng, êm như dòng Cửu Long lượn dòng phù sa trôi ngang vùng quê nghèo nàn, lam lũ.

Hoàng Tường Phong, một người tự nhận mình là lính ngụy hiện đang sống trong một làng quê xao xác tiếng người. Mỗi ngày nhà thơ trăn trở với sự thay da đổi thịt của làng quê mình và đến khi trăng về, lại âm thầm nhìn trăng trên ruộng đồng héo hắt với ánh sáng ảm đạm xanh xao mà giờ đây lại bệnh tật thêm khi bị kết án: tại sao trăng lại buồn như vậy?

Tại sao giới chức có thẩm quyền lại không dám nhìn thẳng vào vầng trăng u ám đó, vào chính cái nghèo đói tả tơi của cả vùng đồng bằng đang đẩy con người rời bỏ quê hương? Phải chăng căn bệnh dối trá đã thấm vào máu. Cấp dưới đưa lên trung ương những thành tích giả, báo cáo sai, cấp trên phủ dụ cấp dưới bằng những lời hứa ảo… Còn sự thật: dân ở nhiều xã bị đói lả phải ăn cháo thay cơm, thanh niên vay nợ đi làm đầy tớ nước người, các em gái bị ép buộc làm nô lệ tình dục ở các động bên Kampuchia, phụ nữ rời bỏ quê nhà đi làm vợ, làm điếm khắp các nước, bệnh HIV lan rộng, thì họ vẫn trơ tráo che đậy, không cho ai nói.

54 năm về trước, qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, các văn nghệ sĩ đã phải trả giá cho lòng yêu chuộng sự thật bằng cả một đời bị treo bút, vùi dập, tù đầy. Chế độ cộng sản Việt Nam mang nợ rất lớn đối với tổ tiên và dân tộc Việt, không chỉ là món nợ vì đã vùi dập bao thế hệ văn nghệ sĩ bằng chính sách kiểm soát điên cuồng, đòi trăm hoa phải nở ra cùng một thứ cúc vạn thọ mùi rất hắc như ở Miền Bắc, mà còn cái tội thiêu hủy cả một nền văn học 20 năm muôn hồng nghìn tía của Miền Nam qua phong trào đốt sách năm 1975 khi họ chiếm được Miền Nam, và đầy ải những văn nghệ sĩ Miền Nam không may bị kẹt lại, hoặc ngây thơ tình nguyện ở lại vì nghĩ cộng sản thì cũng là người Việt với nhau cả. Đấy là mới chỉ nói về phương diện văn học thôi, chưa nói tới phạm vi xã hội, giáo dục, môi sinh này khác, và đặc biệt là chuyện nhượng đảo, đất cho ngoại bang đang diễn ra.

Phản ứng của Ban Giám khảo cho thấy dù văn nghệ có vẫn bị chỉ huy, người làm văn nghệ có vẫn bị hoạnh hoẹ bởi những người còn sống trong ảo tưởng, thì hoàn cảnh và nhân sự của Miền Nam nói riêng, và Việt Nam nói chung, ở đầu thế kỷ 21 đã không còn là thời của hơn nửa thế kỷ trước tại Miền Bắc nữa.

Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.


Bài thơ như một nốt nhạc trầm buồn bã, lơ lửng trong không gian khiến người nghe khó thể cầm lòng.

Nhà thơ hình như đang kể lại một cách lặng lẽ, kể lại trong tư thế hết sức bình thường, như người ta kể một mảnh đời lưu lạc nào đó đầy dẫy trong xã hội. Giọng kể không có chút ý thức nào muốn gây sự đồng cảm. Chỉ kể, như nhu cầu cần nói về những gì đang xảy ra tại khắp các làng quê đồng bằng sông Cửu hiện nay của ông.

Hình ảnh gây ngậm ngùi nhất trong bài thơ khiến nó trở thành ám ảnh là hai câu: “Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu, Đôi mắt ướt một thời/bẽn lẽn ngó bàn chân.” thật xót xa, cay đắng. Kể cả khi nói về một hình ảnh như vậy, ngôn ngữ và tốc độ trong bài thơ không hề thay đổi. Vẫn đằm đằm, đều đặn như chuyến xe ngựa thồ trên đường quê khúc khuỷu. Bản thân chuyến xe, bản thân câu chuyện không cho thấy niềm đau nào. Mà chính hành khách, những người đang nghe câu chuyện lại lặng lẽ đau niềm đau nghèo khổ.

Nhà thơ đi qua từng nhịp thở cuộc sống, rồi ngồi xuống nhặt nhạnh mỗi một hình ảnh, ghép lại trên trang giấy với thái độ hết sức dửng dưng của một người yên phận. Không yên phận cũng không được/ khi cuộc sống chung quanh trở thành khốc liệt đến nỗi:

Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.


Thúy Kiều và số phận của những cô gái đồng hương với nhà thơ có gì khác nhau không khi cả hai đều bán mình, một bên để chuộc cha còn một bên thì chuộc cho một vùng quê nghèo, và cho cả một chính sách mà người ta gọi là khởi sắc.

Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến bài thơ bị soi rọi một cách tỉ mỉ. Trăng Nghẹn nói lên một sự thật đáng buồn của một vùng quê; và cũng chính là của đất nước Việt Nam hôm nay. LS Lê Thị Công Nhân đã nói “Cộng Sản sợ nhất là sự thật.”

Vầng Trăng Nghẹn không chỉ ở Cần Thơ, mà đang ở trên vòm trời của đất nước Việt Nam.

Trong ý tưởng ấy cùng với giọng hát Phan Văn Hưng trong ca khúc Kiểm Tra, Phan Văn Hưng phổ thơ Hà Sĩ Phu, Bích Huyền xin lưu luyến chia tay.

* Bích Huyền xin cảm ơn nhiều tác giả đã có bài trên Net để biên soạn chương trình này theo lời yêu cầu của thính giả.

(Nguồn: VOA)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Đọc 'Trăng nghẹn', nhớ 'Lời mẹ dặn'   Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” I_icon13Fri 30 Jun 2023, 07:30

Đọc 'Trăng nghẹn', nhớ 'Lời mẹ dặn'

Trùng Dương

Những câu thơ thật đơn sơ, mộc mạc, như hương đồng gió nội của đồng bằng sông Cửu Long, song thấm, chậm nhưng chắc, như chất acid:

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.
Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.


Bên trên là bài thơ "Trăng Nghẹn" của Hoài Tường Phong đã được Liên Chi Hội Nhà Văn Đồng Bằng Sông Cửu Long chọn trao giải nhất cuộc thi thơ của liên hội vào năm ngoái (2009). Tuy nhiên, theo ông Võ Đăc Danh Miền Tây, trong bài Blog trên Web ngày 3 tháng 3 vừa qua, thì "một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra”.

Ông Danh kể tiếp: “Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng Ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan 'có thẩm quyền' ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá. 'Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được'. Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yêu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do 'tôi không có gởi dự thi'. Ông khẳng định rằng 'tôi đã gởi dự thi', sau đó vị chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do ‘thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi'. Ông Phong nói: 'Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo'."

Viết đến đây, ông Danh (như thể giơ cả hai tay lên trời vì tình trạng đã hết thuốc chữa, ngoài sức tưởng tượng) hạ bút: "Xin miễn bình luận về sự kiện nầy", và ông Danh mời độc giả đọc bài thơ "Trăng nghẹn" mà ông đã post nguyên văn, tại http://dacdanhmientay.multiply.com/journal/item/177/177 3/7/2010. Ông Danh nói thêm là ông kể lại câu chuyện “hậu trường” trên trên cái Blog của ông giùm ông Phong vì nhà thơ không dùng e-mail.

Khi viết tới đây, tôi đã cẩn thận, thêm một lần nữa, vào trang Web của Liên Chi Hội Đồng Bằng Sông Cửu Long: vẫn thấy bài thơ được dán trên đó, tại http://www.vannghesongcuulong.org.vn/. Như thể không hề có cái chuyện "hậu trường" nọ. (Biết tính chất ảo, nay có mai biến, của thế giới Web, nên tôi đã lưu giữ một bản PDF của trang Web có bài thơ "Trăng Nghẹn", cũng như bài Blog của ông Danh, vì biết chúng có thể biến mất khỏi Web bất cứ lúc nào).

Tôi đọc lại bài thơ “Trăng nghẹn” rất chân chất đó, lồng trong cái chuyện hậu trường nọ, và không khỏi liên tưởng tới nhà thơ Phùng Quán qua bài "Lời mẹ dặn", xuất bản trên Nhân Văn Giai Phẩm ở Hà Nội vào năm 1957, với những câu thơ đã trở thành phương châm cho giới cầm bút, "Tôi muốn làm nhà văn chân thật / Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi / Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã / Bút giấy tôi ai cướp giật đi / Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá." (Bài thơ cũng đã được Hoàng Thanh Tâm phổ nhạc, có thể nghe ca sĩ Diễm Chi hát, tại http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=5DRpBgapqn)

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, và chúng ta bước vào thế kỷ 21 đã cả 10 năm nay rồi, đã và đang sống trong thời đại Internet mà chỉ trong tích tắc đã nhận được tin tức với đầy đủ hình ảnh từ bên kia quả địa cầu. Và với kỹ thuật Webcam và những dịch vụ như Skype, chúng ta còn được nhìn thấy nhau nữa, với đầy đủ mặt mũi tay chân và động tác. Vậy mà ở Việt Nam, xứ vẫn tự hào là có tới 4000 năm văn hiến ấy, người ta vẫn áp dụng trò áp chế nhau của thời Nhân Văn Giai Phẩm. Một bạn văn hồi âm e-mail của tôi, đã viết: "Thật không thể tưởng tượng được... Đã qua thế kỷ 21 rồi mà sự độc tài còn ngự trị nặng nề ở VN."

Hồi ấy, 54 năm về trước, Phùng Quán và các bạn văn của ông đã phải trả giá cho lòng yêu chuộng sự thật bằng cả một đời bị treo bút, vùi dập, tù đầy. Chế độ cộng sản Việt Nam mang nợ rất lớn đối với tổ tiên và dân tộc Việt, không chỉ là món nợ vì đã vùi dập bao thế hệ văn nghệ sĩ bằng chính sách kiểm soát điên cuồng, đòi trăm hoa phải nở ra cùng một thứ cúc vạn thọ mùi rất hắc như ở Miền Bắc, mà còn cái tội thiêu hủy cả một nền văn học 20 năm muôn hồng nghìn tía của Miền Nam qua phong trào đốt sách năm 1975 khi họ chiếm được Miền Nam, và đầy ải những văn nghệ sĩ Miền Nam không may bị kẹt lại, hoặc ngây thơ tình nguyện ở lại vì nghĩ cộng sản thì cũng là người Việt với nhau cả. Đấy là tôi mới chỉ nói về phương diện văn học thôi, chưa nói tới phạm vi xã hội, giáo dục, môi sinh này khác, và đặc biệt là chuyện nhượng đảo, đất cho ngoại bang đang diễn ra.

Viết tới đây tôi không khỏi không nhớ tới một người cầm bút trẻ ở quê nhà, sinh ra sau khi Miền Nam đã tan hàng và lớn lên trong lòng chế độ cộng sản. Cậu ta viết cho tôi là cậu ta chỉ thích đọc văn học Miền Nam thôi. Hỏi tại sao, câu ta viết, vỏn vẹn: "Vì ở đó có sự thật." Câu nói đã xúc động tôi mạnh mẽ, không chỉ vì tôi đã có cái diễm phúc là một thành viên của nền văn học đã bị bức tử -- song vẫn sống đó, như "Lời mẹ dặn" của Phùng Quán vẫn sống trong tất cả chúng ta, những người yêu và tin vào sự thật --, mà còn vì còn có những người như cậu ta.

Việc ban giám khảo của cuộc thi thơ vùng đồng bằng sông Cửu Long từ chối không chịu chấm lại để chọn bài khác và loại bỏ bài thơ "Trăng Nghẹn"; việc tác giả bài thơ không chịu “từ chối giải thưởng”“đã không gửi bài thơ đi tranh giải” (chắc chắn không phải vì danh giá gì của giải thưởng, mà vì nếu làm như thế là nói dối, không phù hợp với bản chất của người đồng bằng sông Cửu); và việc trang Web của Liên Hội Nhà Văn Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn tiếp tục trưng bài thơ đó trên Internet khi tôi đang viết những giòng này, tất cả cho thấy dù văn nghệ có vẫn bị chỉ huy, người làm văn nghệ có vẫn bị hoạnh hoẹ bởi những người còn sống trong ảo tưởng, hoàn cảnh và nhân sự của Miền Nam nói riêng, và Việt Nam nói chung, ở đầu thế kỷ 21 đã không còn là thời của hơn nửa thế kỷ trước tại Miền Bắc nữa.

(Nguồn: VOA)


(TD, 03/2010)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” Empty
Bài gửiTiêu đề: “Trăng Nghẹn” bị nghẹn giải thưởng   Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” I_icon13Mon 03 Jul 2023, 09:42

“Trăng Nghẹn” bị nghẹn giải thưởng

Chương trình VHNT tuần này mời quý vị theo dõi câu chuyện của một bài thơ chiếm giải cuộc thi thơ Đồng Bằng Sông Cửu Long lần thứ IV nhưng cuối cùng bị từ chối với lý do không thỏa mãn được yêu cầu của ban tổ chức.

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA


Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” 0a076e10

(Ảnh minh họa)


Bài thơ mang tên Trăng Nghẹn của tác giả Hoài Tường Phong sẽ được Mặc Lâm trình bày với quý thính giả dưới đây.

Một cuộc thi thơ cấp khu vực ĐBSCL lần IV, có thời hạn trong vòng 10 tháng, kéo dài từ đầu tháng 2/2009 đến cuối tháng 10/2009, được mở ra do Liên Hiệp các Hội VHNT-TP Cần Thơ đăng cai tổ chức. Khi kết quả được công bố, Giải nhất thuộc về Hoài Tường Phong với bài thơ Trăng Nghẹn.

Bài thơ này tuy được ban giám khảo chấm giải nhất nhưng lại có số phận hẩm hiu như tựa đề của bài thơ, tức là bị nghẹn lại không được ra mắt bạn đọc một cách vinh dự của một tác phẩm đoạt giải.

Giới hiểu chuyện lập tức tung lên mạng những bài viết phản đối cũng như đặt những câu hỏi về số phận bài thơ mà họ cho rằng có sức lôi cuốn người đọc hơn nhiều bài thơ từng đoạt giải khác trong những năm qua.

Ban giám khảo nói gì?

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, trưởng ban giám khảo cuộc thi nói rằng lý do mà bài thơ bị ngưng không trao giải vì nhận thức của một số cơ quan ‘có thẩm quyền’ ở thành phố Cần Thơ đã yêu cầu ban giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá.

Theo ông Ông Phạm Sỹ Sáu thì Bài thơ này hoàn toàn xứng đáng và ông thấy quá trình của nó dẫn người đọc đi từ cảm xúc nhẹ nhàng đến cảm xúc nhân lên từng bước và đến độ dồn dập cần thiết tạo sự chú ý của người đọc.

Ông Sáu kể rằng người ta không chấp nhận nỗi buồn của tác giả khi không thể hiện cái hiện thực của đồng bằng sông Cửu Long. Người ta không chấp nhận tại sao mấy mươi năm rồi mà vẫn chưa viên mãn như vậy?

Trong khi đó, lập luận mà ban tổ chức đưa ra là ‘Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được’.

Theo ông Phan Huy, chủ tịch hội Văn Nghệ CầnThơ cũng là trưởng ban tổ chức cuộc thi này thì ban tổ chức chưa quyết định dứt khoát có phát giải cho bài thơ hay không, ông cho biết chưa hề nói trao hay không trao giải cho bài thơ này.

Tuy nhiên theo nhà thơ Hoàng Tường Phong thì do không thuyết phục được ban giám khảo chấm lại, những người trong ban tổ chức giải quay sang tác giả bài thơ nhằm thuyết phục ông rút tên ra khỏi cuộc thi.

Ban tổ chức:..rút lại bài thơ đi!



Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” C947a410

Nhà thơ Hoài Tường Phong - Ảnh Sáu Nghệ. Photo courtesy of vongoctho.vnweblogs.


Nhà thơ kể, mới đầu vận động Phạm Sỹ Sáu không được nên vận động ông. Bảo ông tuyên bố là không có dự thi, ông nói không được rồi sau đó họ tiếp tục kêu ông viết vài chữ lý do không hợp với đề tài cho nên xin rút lui giải thưởng! Ông cũng không chịu!

Bải thơ Trăng Nghẹn dáng dấp ra sao, và có thật đáng được hâm mộ như bạn đọc nhiều nơi xì xào hay không? Mời quý vị đọc tác phẩm Trăng Nghẹn dưới đây:

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.

Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.

Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.

Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.

Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.

Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.

Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.


Trăng Nghẹn, một nốt nhạc trầm buồn bã

Bài thơ như một nốt nhạc trầm, lơ lửng trong không gian khiến người nghe khó thể cầm lòng.

   Điều lệ và mục đích cuộc thi ghi rõ là “Viết về vùng đất và con người ĐBSCL, Cần Thơ hình thành và phát triển qua các thời kỳ: mở đất phương Nam, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đến công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển và hội nhập.”

Trăng Nghẹn không sử dụng kỹ thuật hào nhoáng nào của thi ca để đánh bóng ý tưởng hay gọt dũa nhân vật trong câu chuyện, hầu nâng chúng lên cao hơn ngoài đời thường.

Nhà thơ hình như đang kể lại một cách lặng lẽ, kể lại trong tư thế hết sức bình thường, như người ta kể một mảnh đời lưu lạc nào đó đầy dẫy trong xã hội.

Giọng kể không có chút ý thức nào muốn gây sự đồng cảm, Chỉ kể, như nhu cầu cần nói về những gì đang xảy ra tại khắp các làng quê đồng bằng sông Cửu hiện nay của ông.

Hình ảnh gây ngậm ngùi nhất trong bài thơ khiến nó trở thành ám ảnh là hai câu: “Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu, Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.” thật xót xa, cay đắng.

Kể cả khi nói về một hình ảnh như vậy, ngôn ngữ và tốc độ trong bài thơ không hề thay đổi. Vẫn đằm đằm, đều đặn như chuyến xe ngựa thồ trên đường quê khúc khuỷu.

Bản thân chuyến xe, bản thân câu chuyện không cho thấy niềm đau nào. Mà chính hành khách, những người đang nghe câu chuyện lại lặng lẽ đau niềm đau nghèo khổ.

Bài thơ, dù nhìn cách nào thì cũng chỉ là một phác thảo khác của đời thường đang xảy ra hàng ngày tại miền quê Nam bộ.

Cái khác và làm nên gần gũi giữa Trăng Nghẹn và người đọc là những bộc bạch gần như thật thà của giọng thơ hết sức Nam bộ này.

Thúy Kiều: những cô gái miền quê

Nhà thơ đi qua từng nhịp thở cuộc sống, rồi ngồi xuống nhặt nhạnh mỗi một hình ảnh, ghép lại trên trang giấy với thái độ hết sức dửng dưng của một người yên phận.

Không yên phận cũng không được khi cuộc sống chung quanh trở thành khốc liệt đến nỗi:

Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.


Thúy Kiều và số phận của những cô gái đồng hương với nhà thơ có gì khác nhau không khi cả hai đều bán mình, một bên để chuộc cha còn một bên thì chuộc cho một vùng quê nghèo, và cho cả một chính sách mà người ta gọi là khởi sắc.

Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến bài thơ bị soi rọi một cách tỉ mỉ. Ban tổ chức giải nhìn bài thơ không đủ tiêu chuẩn trúng giải là đúng vì theo như điều lệ và mục đích cuộc thi ghi rõ là “Viết về vùng đất và con người ĐBSCL, Cần Thơ hình thành và phát triển qua các thời kỳ: mở đất phương Nam, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đến công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển và hội nhập.”



Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” C816f410

Cô dâu Việt và chú rể Đài Loan. AFP Photo


Thương nhớ đồng bằng, bài thơ tròn như ý ban tổ chức

Bài thơ Trăng Nghẹn hoàn toàn không thỏa mãn yêu cầu này, một yêu cầu xem ra rất tương phản với thi ca vì nghệ thuật không thể phản ánh lại những gì không có thật.

Một bài thơ khác có tên “Thương nhớ đồng bằng” đoạt giải 3 trong cuộc thi của nhà thơ Trúc Linh Lan, vốn cũng là một cô giáo dạy văn nhiều năm.

Bài thơ có hơi hướm của sách giáo khoa trong nhà trường xã hội chủ nghĩa và hoàn toàn có thể thỏa mãn đối với yêu cầu của ban tổ chức.

Những câu thơ trong bài này cho người đọc cảm giác rất êm, rất đều đều và cũng rất hiền lành. Cảm giác này giống như ta gặp người quen ngoài chợ, giữa đám đông và ngay lập tức có cảm tình.

Nhưng cảm tình này hình như không thích hợp lắm đối với người làm thơ. Nếu được nhận ra ngay là quen thuộc thì rõ ràng bài thơ đã có vấn đề:

"Nơi có những con người dạ thẳng ngay như cây đước trên rừng
Chặt sấu dưới sông
Đuổi cọp trên ngàn
Dựng xóm, dựng làng
Dựng những cù lao cư dân đông đúc
“Bẹo” của cải làm ra giữa thanh thiên bạch nhật"..

"Hạt muối chia đôi, nắm cơm bẻ nửa
Một tiếng đờn kìm, xót kiếp ly hương"..


Vấn đề là người đọc sẽ nhận những câu thoạt nghe sao giống với câu nào đó trong bài học của trẻ con trong chương trình phổ thông cấp một:

"Cha mẹ lang thang kiếp tá điền nghèo khổ
Câu hát ru con bềnh bồng cùng lũ
Hạt lúa cựa mình tách vỏ để thành thơ".


Thì ra rất giống với câu: “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” của Hoàng Trung Thông” dạo nào.

Cô giáo Trúc Linh Lan còn đáp ứng yêu cầu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển và hội nhập” trong tiêu chí cuộc thi khi cô viết những câu mà khi đọc lên không một người nông dân nào lại có thể nhịn được cười:

"Cửu Long! Cửu Long ngọt đỏ phù sa
Con cá con tôm làm nên kì tích
Người nông dân biết mở cho mình trang web
Đưa thương hiệu đồng bằng đi khắp năm châu"..


Lại Nguyễn Ngọc Tư?

Câu chuyện về bài thơ Trăng Nghẹn nghe ra không khác mấy với trường hợp của Nguyễn Ngọc Tư cùng tác phẩm Cánh đồng bất tận trước đây.

Tuy nhiên trường hợp của Nguyễn Ngọc Tư thì được tờ báo Tuổi Trẻ đỡ đầu nên kết quả có khác với Hoàng Tường Phong, một người tự nhận mình là lính ngụy hiện đang sống trong một làng quê xao xác tiếng người.

Mỗi ngày nhà thơ trăn trở với sự thay da đổi thịt của làng quê mình và đến khi trăng về, lại âm thầm nhìn trăng trên ruộng đồng héo hắt với ánh sáng ảm đạm xanh xao mà giờ đây lại bệnh tật thêm khi bị kết án: tại sao trăng lại buồn như vậy?

Nguồn: RFA
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn”   Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn” I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Khánh Minh: Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn”
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Chả cá xốt nghệ
» Thơ Tú_Yên - Quê Hương
» 2,9 điểm mỗi môn đỗ lớp 10 trường công lập ở Nghệ An
» ĐƯỢC NGHỈ LÀM
» Vì sao bạn sợ nghèo?
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ SƯU TẦM-