Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Today at 02:06

Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Yesterday at 22:10

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:56

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:51

BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Yesterday at 20:09

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Yesterday at 09:22

Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Yesterday at 06:46

Đường luật by Tinh Hoa Yesterday at 06:08

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Sun 15 Sep 2024, 16:35

7 chữ by Tinh Hoa Sun 15 Sep 2024, 03:07

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Sat 14 Sep 2024, 12:43

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Cột đồng chưa xanh (2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 5 ... 7, 8, 9 ... 47 ... 87  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 I_icon13Wed 15 Mar 2017, 10:15

Trà Mi đã viết:
bmv đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)
...
Đào Long Vân trả lời:
_ Việc này trong Công dư tiệp ký có thuật. Số là sau khi Bá Linh bị chém rồi, đầu bị ném xuống sông. Bấy giờ có hai người đánh cá ở khúc sông này kéo lưới lên chẳng được cá mà được cái đầu của hắn. Cứ vứt xuống kéo lên lại vẫn chỉ thấy cái đầu. Hoảng sợ, họ bèn cùng nhau khấn rằng: "Nếu hồn ông có thiêng thì xin phù hộ cho chúng tôi đánh được nhiều cá, xong, chúng tôi sẽ xin mai táng hẳn hoi." Vừa khấn xong thì lạ thay, kéo mẻ lưới nào cũng được rất nhiều cá, vì thế họ bèn đem đầu Bá Linh lên táng trên bờ sông. Từ đấy về sau, mỗi lần ra chợ bán cá, đi qua chỗ mai táng đầu Bá Linh, họ đều chỉ tay vào đó mà nói: "Mời bác cùng đi chơi cho vui." Lâu ngày thành thói quen, hồn ma Bá Linh cùng nhập bọn mà đi với họ, người đương thời gọi đó là Tam hồn. Tam hồn phải thói hay chòng ghẹo phụ nữ. Hễ thích chòng ghẹo ai, họ chỉ cần đưa tay về phía người đó rồi gọi tên Bá Linh, người ấy nhất định sẽ bị ma ám ngay, vì thế, người trong vùng ấy phải lập miếu để thờ.

Ái Hoa

(còn tiếp)


              Cái này chắc do mấy ông hay chọc ghẹo phụ nữ  rồi đổ thừa cho Bá Linh :hehe:
Ổng đâu có cãi được đâu :hoanho:
             
Shiroi quê ở Quảng Nam hay Quảng Ngãi vậy?   :fun1:
           
Trà Mi quê ở Quảng Ngãi nè thầy Iu Bông   :whisper:
       
 

 Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay hờn Rolling Eyes Tỷ Trà Mi có ưa hờn hôn  :tongue:
     
hờn thì hổng dám hôn đâu tỷ bmv ui!   no
 
"Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Thừa Thiên ních hết", bmv ở tỉnh nào?   :pp:


_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
bmv



Tổng số bài gửi : 523
Registration date : 06/04/2011

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 I_icon13Thu 16 Mar 2017, 05:33

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
bmv đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)
...
Đào Long Vân trả lời:
_ Việc này trong Công dư tiệp ký có thuật. Số là sau khi Bá Linh bị chém rồi, đầu bị ném xuống sông. Bấy giờ có hai người đánh cá ở khúc sông này kéo lưới lên chẳng được cá mà được cái đầu của hắn. Cứ vứt xuống kéo lên lại vẫn chỉ thấy cái đầu. Hoảng sợ, họ bèn cùng nhau khấn rằng: "Nếu hồn ông có thiêng thì xin phù hộ cho chúng tôi đánh được nhiều cá, xong, chúng tôi sẽ xin mai táng hẳn hoi." Vừa khấn xong thì lạ thay, kéo mẻ lưới nào cũng được rất nhiều cá, vì thế họ bèn đem đầu Bá Linh lên táng trên bờ sông. Từ đấy về sau, mỗi lần ra chợ bán cá, đi qua chỗ mai táng đầu Bá Linh, họ đều chỉ tay vào đó mà nói: "Mời bác cùng đi chơi cho vui." Lâu ngày thành thói quen, hồn ma Bá Linh cùng nhập bọn mà đi với họ, người đương thời gọi đó là Tam hồn. Tam hồn phải thói hay chòng ghẹo phụ nữ. Hễ thích chòng ghẹo ai, họ chỉ cần đưa tay về phía người đó rồi gọi tên Bá Linh, người ấy nhất định sẽ bị ma ám ngay, vì thế, người trong vùng ấy phải lập miếu để thờ.

Ái Hoa

(còn tiếp)


                Cái này chắc do mấy ông hay chọc ghẹo phụ nữ  rồi đổ thừa cho Bá Linh :hehe:
Ổng đâu có cãi được đâu :hoanho:
               
Shiroi quê ở Quảng Nam hay Quảng Ngãi vậy?   :fun1:
             
Trà Mi quê ở Quảng Ngãi nè thầy Iu Bông   :whisper:
         
 

 Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay hờn Rolling Eyes Tỷ Trà Mi có ưa hờn hôn  :tongue:
       
hờn thì hổng dám hôn đâu tỷ bmv ui!   no
   
"Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Thừa Thiên ních hết", bmv ở tỉnh nào?   :pp:

 
Uả sao kỳ vậy Thầy, toàn là mấy tỉnh miền Trung không hà Rolling Eyes
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 I_icon13Wed 10 May 2017, 11:49

bmv đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
bmv đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)
...
Đào Long Vân trả lời:
_ Việc này trong Công dư tiệp ký có thuật. Số là sau khi Bá Linh bị chém rồi, đầu bị ném xuống sông. Bấy giờ có hai người đánh cá ở khúc sông này kéo lưới lên chẳng được cá mà được cái đầu của hắn. Cứ vứt xuống kéo lên lại vẫn chỉ thấy cái đầu. Hoảng sợ, họ bèn cùng nhau khấn rằng: "Nếu hồn ông có thiêng thì xin phù hộ cho chúng tôi đánh được nhiều cá, xong, chúng tôi sẽ xin mai táng hẳn hoi." Vừa khấn xong thì lạ thay, kéo mẻ lưới nào cũng được rất nhiều cá, vì thế họ bèn đem đầu Bá Linh lên táng trên bờ sông. Từ đấy về sau, mỗi lần ra chợ bán cá, đi qua chỗ mai táng đầu Bá Linh, họ đều chỉ tay vào đó mà nói: "Mời bác cùng đi chơi cho vui." Lâu ngày thành thói quen, hồn ma Bá Linh cùng nhập bọn mà đi với họ, người đương thời gọi đó là Tam hồn. Tam hồn phải thói hay chòng ghẹo phụ nữ. Hễ thích chòng ghẹo ai, họ chỉ cần đưa tay về phía người đó rồi gọi tên Bá Linh, người ấy nhất định sẽ bị ma ám ngay, vì thế, người trong vùng ấy phải lập miếu để thờ.

Ái Hoa

(còn tiếp)


                  Cái này chắc do mấy ông hay chọc ghẹo phụ nữ  rồi đổ thừa cho Bá Linh :hehe:
Ổng đâu có cãi được đâu :hoanho:
                 
Shiroi quê ở Quảng Nam hay Quảng Ngãi vậy?   :fun1:
               
Trà Mi quê ở Quảng Ngãi nè thầy Iu Bông   :whisper:
           
 

 Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay hờn Rolling Eyes Tỷ Trà Mi có ưa hờn hôn  :tongue:
         
hờn thì hổng dám hôn đâu tỷ bmv ui!   no
     
"Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Thừa Thiên ních hết", bmv ở tỉnh nào?   :pp:

   
Uả sao kỳ vậy Thầy, toàn là mấy tỉnh miền Trung không hà Rolling Eyes
 
Thì dân miền Trung mới vậy chớ!   lol2

_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 I_icon13Wed 10 May 2017, 11:53

Cột đồng chưa xanh (tt)

Nguyễn tiểu thư chỉ tay vào giếng nước hỏi:
_ Mi biết giếng nước này do ai tìm ra chăng?

A hoàn lúng túng lắc đầu:
_ Dạ con không biết. Con chỉ nghe bà con bảo cái giếng này là giếng thần, người nào dùng có thể trừ được tà ma, tăng thêm sức mạnh, đàn bà hiếm muộn uống vào có thể sinh con đẻ cái theo như ý nguyện.

Nguyễn tiểu thư phì cười:
_ Ngớ ngẩn, mi chỉ tin vào mấy chuyện hoang đường! Người phát hiện ra Giếng Mắt Rồng này là gia tướng Yết Kiêu của Hưng Đạo Vương.

Đào Long Vân tiếp lời:
_ Theo truyền thuyết thuật lại thì trước kia phủ đệ của Hưng Đạo Vương đóng ở Thung Trong. Thung lũng này được hình thành từ núi Mâm Xôi và núi Quy. Đường vào Thung Trong độc đạo, hiểm trở. Nơi đây Ngài có nuôi một con chó rất khôn. Một hôm con chó bỗng bỏ đi mất. Ngài sai người đi tìm thì thấy chó mẹ đã sinh ra bốn chó con ở ngoài. Gia nhân mang chó về nhưng hôm sau chó mẹ lại tha chó con về chỗ cũ. Sự việc lặp lại nhiều lần khiến Hưng Đạo Vương linh cảm có điều quái lạ nên truyền cho gia tướng Yết Kiêu cùng Ngài đến chỗ chó ở để dò xét. Ra thăm thung lũng ngoài, Hưng Đạo Đại Vương thấy chỗ chó mẹ và đàn con nằm ở giữa một thung lũng rộng lớn, um tùm lau sậy, lại có một khu đất rộng bằng phẳng, địa hình rất tốt cho việc xây dựng quân doanh và huấn luyện quân sĩ. Người ngắm nghía bãi sậy và khu vực thung lũng thấy nơi này rộng thoáng, nằm cạnh sông Thương nhìn thẳng về Lục Đầu Giang. Thế núi rộng bao quanh mặt thung lũng, lại có Nam Tào, Bắc Đẩu yểm hai bên. Cách chỗ con chó nằm chừng nửa dặm, có một quả đồi nằm giữa lòng thung lũng. Nhin kỹ thế núi, sông thì thấy giống như miệng rồng đang ngậm ngọc. Với con mắt của nhà quân sự thiên tài, Hưng Đạo Vương thấy đây là một vị trí hiểm yếu có lợi cho chiến lược quân sự, tấn thoái đều thuận lợi. Tuy nhiên còn vấn đề là phải tìm nguồn nước để sử dụng. Lúc ấy gia tướng Yết Kiêu nhìn quanh quất thấy không xa chỗ chó nằm có vệt sáng lấp lánh. Ông đến xem thử, phát hiện một vũng nước tròn sâu, trong vắt. Ông thỉnh Hưng Đạo Vương tới và múc nước mời Ngài uống thử. Nước giếng ngọt mát uống xong thấy khoan khoái lạ thường. Ngài biết đây là nguồn nước quý được chảy ra từ các mạch ngầm của dãy núi Rồng. Ngài bèn đặt cho giếng cái tên là Giếng Mắt Rồng. Về tư dinh, Hưng Đạo Vương quyết định chuyển chỗ ở từ thung lũng trong ra thung lũng ngoài và giao cho gia tướng Yết Kiêu khơi sâu, mở rộng vũng nước, dùng gạch, đá kè thành giếng giữ nguồn nước phục vụ cho binh sĩ.

A hoàn Thể Vân reo lên thán phục:
_ Cả nhà Đức Thánh toàn là kỳ nhân, đến ngay con chó của Ngài tất cũng là linh thú.

Qua năm bậc thềm tượng trưng cho ngũ phúc (phú quý thọ khang ninh) đến đền chính, gồm 3 điện: Tiền tế, Trung từ, Hậu cung. Tiền tế có ban thờ Công đồng Trần triều, Trung từ thờ vọng ngai và bài vị của bốn thế tử con trai của Hưng Đạo Vương gồm Hưng Vũ Vương, Hưng Hiến Vương, Hưng Nhượng Vương và Hưng Trí Vương. Hai bên tả hữu thờ vọng Nam Tào Bắc Đẩu. Cuối cùng là hậu cung có cung ngoài thờ tượng đồng của Điện suý Phạm Ngũ Lão, con rể Hưng Đạo Vương, cung chính thờ tượng Hưng Đạo Vương cùng hai gia tướng Yết Kiêu Dã Tượng, cung cấm thờ vọng gia tiên Ngài, tượng Thiên Thành công chúa phu nhân Ngài, hai bên thờ tượng nhị vị vương cô con gái Ngài: Quyên Thanh công chúa tức Khâm Từ hoàng hậu và Anh Nguyên quận chúa vợ của Phạm Điện suý. Ngay sau đền là mảnh đất rộng, trên mặt đất nổi rõ hình chữ "Vương".

Ông thủ từ nhận lễ bày lên bàn thờ và mời mọi người vào lễ. Nguyễn tiểu thư bảo Đào Long Vân:
_ Thỉnh tiên sinh vào lễ trước.

Chàng từ chối:
_ Tiểu thư đại diện cho quan Đốc học là bậc trên trước, xin mời lễ trước mới đúng lẽ.

Ông thủ từ nói:
_ Tiên sinh và tiểu thư vào lễ một thể cho tiện. Chừng nghe tiếng chuông xin nhị vị cùng bái.

Nghe thế, hai người bất đắc dĩ phải cùng vào quỳ song song trước điện. Ông từ gióng chuông, cả hai đồng cúi lạy. Nguyễn tiểu thư liếc sang thấy Đào Long Vân lạy đồng thời với mình, bỗng nhiên nghĩ đến cảnh tân lang và tân nương tế tơ hồng, bất giác mặt đỏ bừng. Khi tế xong bước ra ngoài, chợt nghe tiếng a hoàn nói sau lưng:
_ Trai tài gái sắc, thật xứng đôi quá!

Nàng giật mình quay lại lườm mắt nhìn nó:
_ Mi bảo ai?

Thể Vân sợ hãi đáp:
_ Con thấy Phạm Tướng quân cùng Anh Nguyên quận chúa, một người uy nghi hùng dũng, một người tuyệt sắc xinh tươi, thực là xứng đôi vừa lứa.

Ái Hoa

(còn tiếp)




_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 I_icon13Thu 11 May 2017, 04:06

Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Nguyễn tiểu thư chỉ tay vào giếng nước hỏi:
_ Mi biết giếng nước này do ai tìm ra chăng?

A hoàn lúng túng lắc đầu:
_ Dạ con không biết. Con chỉ nghe bà con bảo cái giếng này là giếng thần, người nào dùng có thể trừ được tà ma, tăng thêm sức mạnh, đàn bà hiếm muộn uống vào có thể sinh con đẻ cái theo như ý nguyện.

Nguyễn tiểu thư phì cười:
_ Ngớ ngẩn, mi chỉ tin vào mấy chuyện hoang đường! Người phát hiện ra Giếng Mắt Rồng này là gia tướng Yết Kiêu của Hưng Đạo Vương.

Đào Long Vân tiếp lời:
_ Theo truyền thuyết thuật lại thì trước kia phủ đệ của Hưng Đạo Vương đóng ở Thung Trong. Thung lũng này được hình thành từ núi Mâm Xôi và núi Quy. Đường vào Thung Trong độc đạo, hiểm trở. Nơi đây Ngài có nuôi một con chó rất khôn. Một hôm con chó bỗng bỏ đi mất. Ngài sai người đi tìm thì thấy chó mẹ đã sinh ra bốn chó con ở ngoài. Gia nhân mang chó về nhưng hôm sau chó mẹ lại tha chó con về chỗ cũ. Sự việc lặp lại nhiều lần khiến Hưng Đạo Vương linh cảm có điều quái lạ nên truyền cho gia tướng Yết Kiêu cùng Ngài đến chỗ chó ở để dò xét. Ra thăm thung lũng ngoài, Hưng Đạo Đại Vương thấy chỗ chó mẹ và đàn con nằm ở giữa một thung lũng rộng lớn, um tùm lau sậy, lại có một khu đất rộng bằng phẳng, địa hình rất tốt cho việc xây dựng quân doanh và huấn luyện quân sĩ. Người ngắm nghía bãi sậy và khu vực thung lũng thấy nơi này rộng thoáng, nằm cạnh sông Thương nhìn thẳng về Lục Đầu Giang. Thế núi rộng bao quanh mặt thung lũng, lại có Nam Tào, Bắc Đẩu yểm hai bên. Cách chỗ con chó nằm chừng nửa dặm, có một quả đồi nằm giữa lòng thung lũng. Nhin kỹ thế núi, sông thì thấy giống như miệng rồng đang ngậm ngọc. Với con mắt của nhà quân sự thiên tài, Hưng Đạo Vương thấy đây là một vị trí hiểm yếu có lợi cho chiến lược quân sự, tấn thoái đều thuận lợi. Tuy nhiên còn vấn đề là phải tìm nguồn nước để sử dụng. Lúc ấy gia tướng Yết Kiêu nhìn quanh quất thấy không xa chỗ chó nằm có vệt sáng lấp lánh. Ông đến xem thử, phát hiện một vũng nước tròn sâu, trong vắt. Ông thỉnh Hưng Đạo Vương tới và múc nước mời Ngài uống thử. Nước giếng ngọt mát uống xong thấy khoan khoái lạ thường. Ngài biết đây là nguồn nước quý được chảy ra từ các mạch ngầm của dãy núi Rồng. Ngài bèn đặt cho giếng cái tên là Giếng Mắt Rồng. Về tư dinh, Hưng Đạo Vương quyết định chuyển chỗ ở từ thung lũng trong ra thung lũng ngoài và giao cho gia tướng Yết Kiêu khơi sâu, mở rộng vũng nước, dùng gạch, đá kè thành giếng giữ nguồn nước phục vụ cho binh sĩ.


sao lại thỉnh Hưng Đạo Vương uống trước chiện sĩ nhỉ? Rủi nước có độc làm sao? :fun1:

Ai Hoa đã viết:


Ông thủ từ nhận lễ bày lên bàn thờ và mời mọi người vào lễ. Nguyễn tiểu thư bảo Đào Long Vân:
_ Thỉnh tiên sinh vào lễ trước.

Chàng từ chối:
_ Tiểu thư đại diện cho quan Đốc học là bậc trên trước, xin mời lễ trước mới đúng lẽ.

Ông thủ từ nói:
_ Tiên sinh và tiểu thư vào lễ một thể cho tiện. Chừng nghe tiếng chuông xin nhị vị cùng bái.

Nghe thế, hai người bất đắc dĩ phải cùng vào quỳ song song trước điện. Ông từ gióng chuông, cả hai đồng cúi lạy. Nguyễn tiểu thư liếc sang thấy Đào Long Vân lạy đồng thời với mình, bỗng nhiên nghĩ đến cảnh tân lang và tân nương tế tơ hồng, bất giác mặt đỏ bừng. Khi tế xong bước ra ngoài, chợt nghe tiếng a hoàn nói sau lưng:
_ Trai tài gái sắc, thật xứng đôi quá!

Nàng giật mình quay lại lườm mắt nhìn nó:
_ Mi bảo ai?

Thể Vân sợ hãi đáp:
_ Con thấy Phạm Tướng quân cùng Anh Nguyên quận chúa, một người uy nghi hùng dũng, một người tuyệt sắc xinh tươi, thực là xứng đôi vừa lứa.

Ái Hoa

(còn tiếp)



tiểu thơ này nghĩ lung tung beng à :potay:
hay là... chiện sĩ đổ thừa cho tiểu thơ lol2
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 I_icon13Thu 11 May 2017, 08:54

Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Nguyễn tiểu thư chỉ tay vào giếng nước hỏi:
_ Mi biết giếng nước này do ai tìm ra chăng?

A hoàn lúng túng lắc đầu:
_ Dạ con không biết. Con chỉ nghe bà con bảo cái giếng này là giếng thần, người nào dùng có thể trừ được tà ma, tăng thêm sức mạnh, đàn bà hiếm muộn uống vào có thể sinh con đẻ cái theo như ý nguyện.

Nguyễn tiểu thư phì cười:
_ Ngớ ngẩn, mi chỉ tin vào mấy chuyện hoang đường! Người phát hiện ra Giếng Mắt Rồng này là gia tướng Yết Kiêu của Hưng Đạo Vương.

Đào Long Vân tiếp lời:
_ Theo truyền thuyết thuật lại thì trước kia phủ đệ của Hưng Đạo Vương đóng ở Thung Trong. Thung lũng này được hình thành từ núi Mâm Xôi và núi Quy. Đường vào Thung Trong độc đạo, hiểm trở. Nơi đây Ngài có nuôi một con chó rất khôn. Một hôm con chó bỗng bỏ đi mất. Ngài sai người đi tìm thì thấy chó mẹ đã sinh ra bốn chó con ở ngoài. Gia nhân mang chó về nhưng hôm sau chó mẹ lại tha chó con về chỗ cũ. Sự việc lặp lại nhiều lần khiến Hưng Đạo Vương linh cảm có điều quái lạ nên truyền cho gia tướng Yết Kiêu cùng Ngài đến chỗ chó ở để dò xét. Ra thăm thung lũng ngoài, Hưng Đạo Đại Vương thấy chỗ chó mẹ và đàn con nằm ở giữa một thung lũng rộng lớn, um tùm lau sậy, lại có một khu đất rộng bằng phẳng, địa hình rất tốt cho việc xây dựng quân doanh và huấn luyện quân sĩ. Người ngắm nghía bãi sậy và khu vực thung lũng thấy nơi này rộng thoáng, nằm cạnh sông Thương nhìn thẳng về Lục Đầu Giang. Thế núi rộng bao quanh mặt thung lũng, lại có Nam Tào, Bắc Đẩu yểm hai bên. Cách chỗ con chó nằm chừng nửa dặm, có một quả đồi nằm giữa lòng thung lũng. Nhin kỹ thế núi, sông thì thấy giống như miệng rồng đang ngậm ngọc. Với con mắt của nhà quân sự thiên tài, Hưng Đạo Vương thấy đây là một vị trí hiểm yếu có lợi cho chiến lược quân sự, tấn thoái đều thuận lợi. Tuy nhiên còn vấn đề là phải tìm nguồn nước để sử dụng. Lúc ấy gia tướng Yết Kiêu nhìn quanh quất thấy không xa chỗ chó nằm có vệt sáng lấp lánh. Ông đến xem thử, phát hiện một vũng nước tròn sâu, trong vắt. Ông thỉnh Hưng Đạo Vương tới và múc nước mời Ngài uống thử. Nước giếng ngọt mát uống xong thấy khoan khoái lạ thường. Ngài biết đây là nguồn nước quý được chảy ra từ các mạch ngầm của dãy núi Rồng. Ngài bèn đặt cho giếng cái tên là Giếng Mắt Rồng. Về tư dinh, Hưng Đạo Vương quyết định chuyển chỗ ở từ thung lũng trong ra thung lũng ngoài và giao cho gia tướng Yết Kiêu khơi sâu, mở rộng vũng nước, dùng gạch, đá kè thành giếng giữ nguồn nước phục vụ cho binh sĩ.

  
sao lại thỉnh Hưng Đạo Vương uống trước chiện sĩ nhỉ? Rủi nước có độc làm sao?  :fun1:

Ổng nếm trước rồi! :pp:

Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:


Ông thủ từ nhận lễ bày lên bàn thờ và mời mọi người vào lễ. Nguyễn tiểu thư bảo Đào Long Vân:
_ Thỉnh tiên sinh vào lễ trước.

Chàng từ chối:
_ Tiểu thư đại diện cho quan Đốc học là bậc trên trước, xin mời lễ trước mới đúng lẽ.

Ông thủ từ nói:
_ Tiên sinh và tiểu thư vào lễ một thể cho tiện. Chừng nghe tiếng chuông xin nhị vị cùng bái.

Nghe thế, hai người bất đắc dĩ phải cùng vào quỳ song song trước điện. Ông từ gióng chuông, cả hai đồng cúi lạy. Nguyễn tiểu thư liếc sang thấy Đào Long Vân lạy đồng thời với mình, bỗng nhiên nghĩ đến cảnh tân lang và tân nương tế tơ hồng, bất giác mặt đỏ bừng. Khi tế xong bước ra ngoài, chợt nghe tiếng a hoàn nói sau lưng:
_ Trai tài gái sắc, thật xứng đôi quá!

Nàng giật mình quay lại lườm mắt nhìn nó:
_ Mi bảo ai?

Thể Vân sợ hãi đáp:
_ Con thấy Phạm Tướng quân cùng Anh Nguyên quận chúa, một người uy nghi hùng dũng, một người tuyệt sắc xinh tươi, thực là xứng đôi vừa lứa.

Ái Hoa

(còn tiếp)



  tiểu thơ này nghĩ lung tung beng à :potay:
hay là... chiện sĩ đổ thừa cho tiểu thơ lol2

Tiểu thư chổng chừa nên cũng đang ... mống ...! lol!

_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 I_icon13Thu 11 May 2017, 09:34

Cột đồng chưa xanh (tt)

Thấy không phải ám chỉ đến mình, Nguyễn tiểu thư cảm thấy nhẹ nhõm, gương mặt nàng dãn ra, bụng tự mắng thầm mình có tật giật mình. Đào Long Vân bảo:
_ Phạm Tướng quân gia cảnh nghèo hèn, trước khi gặp Hưng Đạo Vương phải làm nghề đan sọt để mưu sinh. So với Anh Nguyên quận chúa, ái nữ của vị Thái Sư Thượng phụ Đại Nguyên soái nắm quyền nghiêng nước, địa vị tột cùng, thân thế hai người quá là cách biệt.

Nguyễn tiểu thư mỉm cười:
_ Thế mà hợp duyên giai ngẫu cũng là kỳ tích!

Đào Long Vân đáp:
_ Ấy là nhờ Hưng Đạo Vương có lòng trọng dụng nhân tài, không đặt vấn đề hôn nhân môn đăng hộ đối như truyền thống giới quý tộc xưa nay, thậm chí Ngài còn bỏ qua cả quy định Trần triều là chỉ gả con gái cho người trong hoàng tộc.

Nguyễn tiểu thư bảo:
_ Dường như Anh Nguyên quận chúa chỉ là nghĩa nữ của đại vương?

Đào Long Vân lắc đầu:
_ Bởi vì Trần triều không cho phép người ngoài lấy con gái trong hoàng tộc được làm quan nên Hưng Đạo Vương giả cách bảo quận chúa là con nuôi để Phạm Tướng quân có thể đường hoàng nhận chức tước của triều đình. Bằng không ắt hẳn nước ta sẽ mất đi một vị tướng quân văn vũ toàn tài mà những chiến công oanh liệt đánh dẹp quân Mông Cổ và quân Lão Qua vẫn rạng ngời thanh sử. Bài thơ Thuật hoài của người sáng tác thuở hàn vi đọc nghe thật hào hùng, đầy khí khái.

A hoàn tỏ vẻ ngạc nhiên:
_ Con tưởng Phạm Tướng quân chỉ biết đánh giặc, không ngờ người giỏi cả văn chương? Bài thơ ấy như thế nào, thưa tiên sinh?

Nguyễn tiểu thư nói:
_ Bài thơ ấy ta cũng thuộc, để ta đọc cho mà nghe!

Rồi nàng ngâm lên bài thơ, giọng nàng cực kỳ thanh thoát:
_ Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

A hoàn gật gù:
_ Nghe hay thực, nhưng mà con không hiểu hết nghĩa.

Nguyễn tiểu thư nhoẻn miệng cười, đôi mắt phượng đưa qua nhìn Đào Long Vân:
_ Xin nhờ tiên sinh dịch hộ cho.

Biết nàng muốn thử tài mình chàng mỉm cười đáp:
_ Tiểu sinh không dám đánh trống trước cửa nhà sấm, xin tiểu thư chớ cười!

Rồi chàng ngâm:
_ Quảy giáo sơn hà trải mấy thâu  
Quân hùm khí mạnh nuốt sao Ngâu
Công danh nợ bấy mình nam tử
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Tiểu thư mỉm cười nói:
_ Sao tiện nữ thấy có người dịch câu thứ hai là "ba quân hùng khí nuốt trôi trâu", vậy ta nên hiểu thế nào cho đúng?

Đào Long Vân giảng giải:
_ Chữ “ngưu” có thể hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất Ngưu là tên một vì sao, người mình đôi khi gọi là sao Ngâu, ý rút ra từ thành ngữ “Khí thôn Ngưu Đẩu” tức là khí mạnh nuốt được cả sao Ngưu, sao Đẩu. Nghĩa thứ hai ngưu là trâu bò, vốn là điển cố từ sách Thi Tử: “Hổ báo chi tử, nhi vị thành văn, hữu thực ngưu chi khí” tức là “Giống hổ báo còn bé tuy chưa có vằn đã có sức nuốt được trâu bò”. Thơ Đỗ Phủ cũng có câu “Tiểu nhi ngũ tuế khí thôn ngưu” nghĩa là “trẻ con năm tuổi đã có khí mạnh nuốt cả trâu bò”. Thường câu ấy để chỉ người trẻ tuổi mà đã có sức mạnh, tài cao, chí khí nghiêng trời lệch đất. Tiểu sinh nghĩ rằng nếu nói về cá nhân một người trẻ tuổi thì có thể dựa vào điển cố Thi Tử, còn như nói về sức mạnh ba quân sử dụng thành ngữ "Khí thôn Ngưu Đẩu" hợp lý hơn.

A hoàn hỏi tiếp:
_ Ngoài bài thơ này Phạm Tướng quân còn có bài nào khác chăng, thưa triên sinh?

Đào Long Vân đáp:
_ Mặc dù bận rộn việc quân cơ Phạm Tướng quân vẫn thường hay đọc sách ngâm thơ và sáng tác. Tiếc rằng khi quân Minh sang xâm lược, chúng cướp đi hoặc phá huỷ rất nhiều tác phẩm văn chương của nước ta. Hiện thời chỉ còn lưu giữ được bài Thuật hoài và bài Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại Vương làm để viếng đại vương lúc Ngài mất.

Trường Lạc chung thanh đệ nhất chuỳ,
Thu phong tiêu táp bất thăng bi.
Cửu trùng minh giám kim vong hĩ,
Vạn lý trường thành thục hoại chi.
Vũ ám trường giang không lệ huyết,
Vân đê phức đạo toả sầu my.
Ngưỡng quan khuê tảo từ phi dật,
Ngư thuỷ tình thâm kiến vịnh thi.

A hoàn ngơ ngác nhìn, Nguyễn tiểu thư cười bảo:
_ Lại phải phiền tiên sinh dịch giùm cho con bé hiểu bài thơ ấy!

Đào Long Vân liền ngâm:
_ Trường Lạc nghe chuông đổ một hồi
Gió vàng hiu hắt xót khôn nguôi
Chín tầng gương sáng đâu biền biệt
Muôn dặm thành cao đấy rã rời
Mưa phủ sông dài tuôn lệ máu
Mây sà ngõ hẹp nhíu mày vôi
Ngước trông câu chữ lời không tận
Cá nước tình sâu vẫn đắp bồi *

Ánh mắt Nguyễn tiểu thư long lanh nhìn chàng tán thưởng:
_ Lý tiên sinh dịch thực hay. Tiểu nữ xin đê đầu bái phục.


Đào Long Vân bối rối tránh tia mắt nhìn của nàng:
_ Tiểu thư quá khen. Tài nghệ hèn kém của tiểu sinh, sao dám sánh cùng tiểu thư được. 

Ái Hoa

* ám chỉ bài Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Vương

(còn tiếp)



_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 I_icon13Mon 24 Jul 2017, 10:12

Cột đồng chưa xanh (tt)

Núi Ngũ Nhạc nằm ở phía đông bắc Côn Sơn, xoải dài từ Bắc xuống Nam với chiều dài hơn mười dặm. Dãy núi này có năm ngọn, đỉnh cao nhất cao hơn sáu mươi trượng, trong mùa xuân mùa thu có mây trắng bao phủ. Trên mỗi ngọn người ta xây miếu thờ thần trấn giữ các phương nên gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ. Người ta xem Ngũ Nhạc là những ngọn núi linh thiêng, quy tụ khí thiêng của núi từ các phương hội về. Phioá Tây là dãy Côn Sơn có dáng hình con kỳ lân nằm phủ phục nên còn gọi là núi Kỳ Lân. Phía Bắc là dãy núi Rồng với thế tay ngai ôm ấp cả quần thể khu đền Kiếp Bạc núi sông hùng vỹ hiểm yếu. Phía Nam là dãy núi Phượng Hoàng với thế núi Quần sơn củng lập, hai cánh xoè ra như loan bay phượng múa. Ở sườn núi đông bắc Ngũ Nhạc có đền Sinh thờ Mẫu và đền Hoá thờ Phi Bồng Tướng Quân. Năm ngọn núi tượng trưng cho năm phương Đông Tây Nam Bắc và Trung. Mỗi phương ứng với một hành của ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.

A hoàn hỏi:
_ Thưa tiểu thư, bây giờ chúng ta lên miếu nào trước?

Tiểu thư Thể Hà đáp:
_ Tất nhiên là Bắc Nhạc miếu. Sau đấy là Trung Nhạc, Tây Nhạc, Đông Nhạc. Cuối cùng mới đến Nam Nhạc.

A hoàn lại hỏi:
_ Tại sao phải là Bắc Nhạc trước thế tiểu thư?

Thể Hà giảng giải:
_ Vì Bắc Nhạc miếu thờ thần Huyền Vũ Hắc Đế. Đây là vị thần có địa vị rất cao trong Đạo giáo. Thần luôn có hai con vật linh thiêng bên cạnh là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Bắc Nhạc ứng với hành Thuỷ màu đen, đại diện cho mùa Đông. Người ta tế lễ ở Bắc Nhạc miếu cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Tây Nhạc miếu thờ thần Bạch Hổ Thánh Đế có tượng hổ màu trắng là màu của hành Kim ở phương Tây tương ứng với mùa Thu, có chức năng cai quản ngũ kim. Tế lễ ở Tây Nhạc miếu để cầu cho các nghề về luyện kim, rèn đúc và mong sự an toàn đi lại, tránh bị gươm giáo xâm phạm đến mình. Đông Nhạc miếu tượng trưng hành Mộc thờ thần Thanh Long Thánh Đế, có tượng hình rồng màu xanh ứng với mùa Xuân, cai quản toàn bộ hoạ phúc trong nhân gian. Người ta tế lễ ở miếu này là cầu mong được giải hạn trừ tai, công danh tấn phát. Nam Nhạc miếu thờ thần Chu Tước Xích Đế có màu đỏ là màu của hành Hoả đại diện cho mùa Hạ, có chức năng cai quản các sinh vật hai chân và lửa. Tế lễ ở Nam Nhạc miếu là cầu mong tránh được hoả hoạn. Trung Nhạc miếu là trung tâm của Ngũ Nhạc nên các vị tiên thánh khi xưa thường hội tụ tại đây. Đây là nơi lễ chính. Từ xưa mỗi khi đất nước gặp cảnh hạn hán mất mùa, chiến tranh giặc giã thì các vương triều cử các quan đầu triều đến miếu tế lễ cầu đảo, cầu xin các tiên thánh phù hộ cho đất nước thái bình, dân chúng an cư lạc nghiệp.

Năm ngôi miếu đều quay về hướng Nam, hướng của thánh nhân, nhìn ra hồ Côn Sơn, nơi tụ linh, tụ thuỷ, tụ phúc. Miếu có quy mô nhỏ, xây bằng đá, dài bảy tấc rưỡi, ngang năm tấc, cao hai tấc rưỡi. Kiến trúc như một cái lăng không mái, trên miếu chỉ có một lư hương thờ lộ thiên. Lão Đô hạ gánh đồ, bày lên lễ vật dâng cúng bao gồm hoa quả, ngũ cốc, một miếng thịt lợn, một con gà và một con cá.

Thể Vân lại hỏi tiếp:
_ Sao phải cúng những thứ này thưa tiểu thư?

Thể Hà đưa mắt nhìn Đào Long Vân. Chàng đỡ lời:
_ Ngũ cốc là năm loại hạt giống gồm thóc, ngô, đỗ, lạc và vừng tượng trưng cho ngũ hành: Thóc - hành Thổ, Ngô - hành Kim, Vừng - hành Thủy, Đỗ - hành Mộc, Lạc - hành Hỏa. Đây là tinh túy cao quý nhất của các loài thảo mộc, nuôi sống con người và muôn loài, được con người tôn thờ, là vật phẩm linh thiêng dâng lên cúng tế Trời, Đất, Phật, Thánh, Tổ tiên... Còn lợn, gà, cá là tam sinh.

Thể Vân thắc mắc:
_ Ba món là tam thì con hiểu nhưng sao gọi là tam sinh thế thưa tiên sinh?

Thể Hà mắng:
_ Con bé này cái gì cũng hỏi! Làm phiền tiên sinh quá đấy!

Đào Long Vân cười dễ dãi:
_ Không sao đâu tiểu thư. Người ta phân chia thú vật làm ba loại: Thai sinh, còn gọi là phúc sinh gồm những loài ở trong thai mẹ sinh ra như lợn, bò, dê; noãn sinh, noãn là trứng, đấy là các loài đẻ ra là trứng rồi mới nở thành con như gà, vịt, chim; và cuối cùng là thấp sinh hay hàn nhiệt hoà hợp sinh như cá sinh ở dưới nước hay các loài thủy tộc khác. Tam sinh là đại biểu cho toàn thể các giống vật sống trên cạn, dưới nước và trên không, cho nên tế lễ phải dùng đủ ba thứ ấy.

(còn tiếp)



_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 I_icon13Mon 24 Jul 2017, 10:15

Cột đồng chưa xanh (tt)

Sau khi tế lễ ở năm miếu xong, bốn người đi thăm đền Sinh và đền Hoá ở sườn đông bắc núi Ngũ Nhạc. Vừa bước chân cửa đến đền Sinh, a hoàn Thể Vân đã la lên:
_ Ôi chao, tảng đá này có hình thù kỳ quái thế!

Tiểu thư Thể Hà giật mình quay lại xem, bất giác sượng sùng đỏ mặt ngoảnh đi. Thì ra trong đền là một phiến đá nguyên khối cao chừng bảy tám thước, rộng hơn một trượng, nhìn toàn thể giống như hình dáng một phụ nữ đang nằm ngửa trong tư thế lâm bồn. Phía trên phiến đá hình tròn tượng trưng cho cái đầu, Phía dưới có hai khối đá nhô ra được xem như bầu ngực. Tiếp xuống là hai khối đá to và dài hình thù như hai chân đang co gập gối. Giữa hai phần đùi có hai khối bé tượng trưng cho “cửa bát nhã”. Một khối đá khác chui ra từ “cửa bát nhã” trông giống như bào thai đang chào đời. Lại có thêm hai khối đá phía ngoài là đôi bàn chân.

Lão Đô bảo:
_ Đây là Thánh Mẫu Thạch Bàn, là mẹ của Đức Thánh Phi Bồng. Thuở bé tôi đã nghe kể là Thánh Phi Bồng được sinh ra từ một viên đá. Một hôm bọn trẻ chăn trâu trong làng đi ngang qua chợt trông thấy một đứa bé đang nằm khóc trên một tảng đá tiếng vọng to như chuông đánh. Bọn trẻ cảm thấy kỳ dị cho là thần bèn lấy mũ làm lọng, khoanh tay làm kiệu, lấy khăn làm cờ rước về làng. Trên đường đi bổng nhiên trời nổi cơn mưa to gió lớn, em bé bay thẳng lên không, chỉ nghe tiếng nói vọng lại: “Ta là thần Phi Bồng Hạo Tướng Quân giáng hạ, nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên phải phụng chiếu về chầu Thượng Đế.” Người dân nơi đấy kinh sợ bèn lập đền thờ. Đền Sinh là nơi Thánh sinh, đền Hoá là nơi Thánh hoá.

Thể Vân hỏi:
_ Thế sao gọi là Phi Bồng Hạo Tướng Quân? Ngài có công trạng gì đặc biệt với dân ta chăng?

Ông lão ấp úng:
_ Cái này tôi không rõ, chắc phải nhờ Lý tiên sinh giải đáp hộ.

Thấy mọi ánh mắt đều hướng về mình, Long Vân liền nói:
_ Theo sử sách thì Phi Bồng Tướng Quân sống vào thời Lý Nam Đế. Ngài sinh ra trong một gia đình nông dân, con của ông Chu Thức và bà Hoàng Thị Ba. Ngài được đặt tên là Hạo, tự Phúc Uy, tướng mạo khôi kỳ. Thường ngày Ngài ngồi trong phòng nghiền ngẫm văn chương, ban đêm thao luyện vũ nghệ, thông hiểu mọi binh thư, kinh sách. Năm mười chin tuổi Ngài nổi danh cái thế anh hùng. Bấy giờ Lý Nam Đế huý là Bí lãnh đạo toàn dân Nam nổi lên khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Lương, Ngài đi theo lập nhiều công to. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, phong cho Ngài làm Phi Tướng Uy Vũ Đại Tướng Quân, trấn thủ xứ Hải Dương. Năm sau nhà Lương lại cử quân sang xâm lược nước ta. Ngài vâng mệnh vua mang quân lên Bắc đạo cự chiến. Quân Nam đánh nhau quyết liệt với giặc tại sông Thiên Đức, nhưng vì giặc quá đông và mạnh, quân Nam phải lui về Việt An và Ngài hy sinh tại đây. Nhà vua sắc phong thần hiệu là Phi Bồng Hạo Thiên Tối Linh Thượng Đẳng Phúc Thần, sắc chỉ cho lập đền thờ. Đến thời Lý Thái Tông khi về chùa Cổ Pháp đi qua sông Thiên Đức, tự nhiên mộng thấy thần nói rằng: “Thiên hạ gặp loạn, nhà ta trung nghĩa, tích danh sáng tựa nhật nguyệt”. Vua đến chỗ tiếng nói không thấy ai, hỏi ra mới biết chiến công của Ngài giúp Lý Nam Đế đánh giặc trước kia nơi đây. Vua trở về quê cũ của cha mẹ Ngài, sai tạc tượng thờ phụng. Tương truyền khi Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương đánh giặc Nguyên có đến đền thờ Ngài cầu  đảo, mọi ước nguyện đều ứng nghiệm.

(còn tiếp)



_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 I_icon13Thu 27 Jul 2017, 07:57

Cột đồng chưa xanh (tt)

Đang kể truyện, chợt Lão Đô gương mặt trầm trọng hạ giọng nói nhỏ:
_ Có biến rồi, tiểu thư và tiên sinh hãy nhanh chóng lánh đi để tôi đối phó.

Đào Long Vân nhác xa thấy mấy bóng người dàn hàng ngang tiến đến. Ba người chưa kịp tháo lui đã bị vây vào giữa. Cả thảy chừng hơn chục tên đều mặc quần áo đen, khăn đen quấn đầu, mặt bịt kín chỉ chừa đôi mắt. Lão Đô rút đòn gánh nhảy ra trước chắn đường quát hỏi:
_ Cường sơn nơi đâu dám đến đây quấy rối Tiểu thư nhà quan Đốc học, chẳng sợ rơi đầu cả lũ sao?

Hai tên cầm đầu đứng giữa, một cao một thấp, dáng dấp nhìn rất quen thuộc, nhưng vì chúng bịt mặt Đào Long Vân không nhận ra là ai. Tên cao cười khùng khục bảo:
_ Ấy đầu lĩnh bọn ta nghe đồn tài sắc của Nguyễn tiểu thư vang khắp xứ Đông này nên muốn mạo muội mời Tiểu thư về trại tiếp đãi cho thoả tình hâm mộ.

Tên thấp tiếp lời:
_ Và sau đấy không chừng sẽ tôn Tiểu thư làm áp trại phu nhân, thế thì chúng ta sẽ là người nhà cả thôi.

Cả bọn cười ồ lên nhao nhao phụ hoạ rất là thô bỉ.

A hoàn Thể Vân sợ hãi run quíu cả tay chân. Nguyễn tiểu thư biến sắc, quay qua bên Đào Long Vân nói nhỏ:
_ Lạ nhỉ, núi Ngũ Nhạc xưa rày vẫn an ổn, sao hôm nay lại có cường đạo xuất hiện thế kia?

Lão Đô giận dữ thét:
_ Hay cho lũ giặc cỏ dám buông lời mạo phạm. Chúng bay có bao nhiêu cái đầu để Lão Đô ta đập vỡ nát hử?

Một tên áo đen cười nhạt đáp:
_ Lão già gần đất xa trời, còn sống được bao lăm nữa mà đã muốn sớm chầu trời sao? Hãy xem đao của ta hoàn thành tâm nguyện nhà mi đây.

Hắn múa tít đao xông đến. Lão Đô ra chiêu Phát bản linh thủ, Xà vương xuất động trong Bát Quái Côn, vung đòn gánh gạt đao ra. Thanh đao chạm vào đòn gánh suýt văng ra khỏi tay hắn. Tên cường đạo la lên:
_ Chà, lão già này khoẻ thực!

Hắn lập tức lui lại thủ thế, tìm sơ hở của địch để tấn công. Vì đao ngắn, đòn dài và tên cường đạo lại ngại chạm đao vào đòn gánh nên phần bất lợi về phía hắn đã rõ ràng. Thấy thế ba tên khác cùng vung đao nhảy vào tiếp tay đồng bọn. Lão Đô môt mình đương cự với bốn tên cướp không hề nao núng. Lão ra tiếp các đòn Xuyên sơn định trận, rồi Nhất tướng ngũ môn. Thanh đòn gánh trong tay lão như rồng bay uốn lượn, chiêu thế dũng mãnh đánh bật cả bốn ra xa, trong nhất thời chúng không chiếm nổi thượng phong.

Hai tên cầm đầu bỏ mặc cuộc chiến không lý đến. Chúng từ từ tiến đến gần Nguyễn tiểu thư. Đào Long Vân vội đứng ra chắn trước mặt:
_ Chúng bay không được làm hỗn. Muốn động vào Tiểu thư phải bước qua xác của ta.

Tên cao cười khinh thị:
_ Thằng học trò trói gà không chặt, mau quỳ xuống lạy ông mày ba lạy thì ông mày tha cho toàn mệnh sống về với gia đình. Bằng trái lại thì ngày này sang năm sẽ là giỗ đầu nhà ngươi.

Hắn gạt tay một cái chàng loạng choạng ngã lăn ra đất. Một chân giẫm lên ngực chàng, hắn ngửa mặt cười ha hả:
_ Nào, có chịu quỳ lạy gọi ông mày là ông nội, xin ông nội tha tội chết hay chăng? Tao chỉ nhấn chân xuống là mười hai cặp be sườn của nhà mi nát ngấu.

Mặc dù ngực đau nghiến do bàn chân hắn giẫm lên, Đào Long Vân vẫn cứng cỏi đáp:
_ Giỏi thì giết chết ta đi. Người quân tử ninh thọ tử bất ninh thọ nhục. Bọn mi sớm muộn gì cũng sẽ bị đền tội.
_ Đền tội này ...

Tên cường đạo ấn nhẹ bàn chân làm chàng đau muốn chết ngất, nhưng Đào Long Vân cắn răng cố chịu không rên la. Mặt chàng tái xanh, mồ hôi đổ giọt xuống ròng ròng.

(còn tiếp)



_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 8 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Cột đồng chưa xanh (2)
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Cá kho trà xanh
» KÍNH VẠN HOA toàn tập - Nguyễn Nhật Ánh
» Trân châu hấp đậu xanh
»  Cây xanh là phổi thủ đô Môi trường để sống, sao rồ chặt đi ?
» Trị ung thư bằng 'nọc bọ cạp xanh': coi chừng mất mạng
Trang 8 trong tổng số 87 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 5 ... 7, 8, 9 ... 47 ... 87  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-