Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| | | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Fri 28 Oct 2016, 23:52 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Cột đồng chưa xanh (tt)
Hai người ngồi vào chiếu. Tiểu Sương dọn thức ăn lên. Trên mâm gỗ sơn ngoài bát đũa là một tô ốc bung lớn khói bốc nghi ngút, một đĩa cá rô kho, một đĩa rau lang luộc, một bát nước mắm và một ơ cơm trắng. Món ốc bung vô cùng hấp dẫn với sự ngọt ngon đặc trưng trong miếng ốc dòn dai sần sật, kèm theo mùi thơm thoang thoảng của tía tô, vị bùi bùi của cà tím, chan chát của chuối non, ngầy ngậy của đậu phụ, beo béo của thịt ba chỉ, … tổng hợp nên hương vị tuyệt vời. Cá rô kho tộ cũng đậm đà hương vị đồng quê. Cá kho liu riu bằng niêu đất, đun bằng củi nhãn, thơm lừng gừng nghệ, hăng hắc mùi tiêu, thấm đượm các mùi vị mằn mặn, cay cay, ăn kèm cùng rau luộc khiến cho bữa cơm thêm phần ấm áp. Đào Long Vân phải thầm khen tài nội trợ giỏi giang của cô gái. Những món ăn không cầu kỳ sang cả, toàn dùng những sản vật có sẵn trong ao vườn nhà, nhờ khéo chế biến nên rất ngon miệng.
Xong bữa ăn, Tiểu Sương dọn mâm đĩa ra sau bếp rồi mang lên nhà một chiếc nồi đất nhỏ. Lê Tử Quy vừa hé vung ra đã bốc mùi trà thơm sực nức. Nước trong nồi vàng tươi màu nắng, sóng sánh như mật ong. Ông dùng gáo nhỏ múc trà ra bát mời chàng. Ông bảo: _ Cháu dùng thử bát chè Gay xem thế nào?
Đào Long Vân nhìn vào bát. Nước trà mầu vàng sẫm, sánh đặc tưởng chừng có thể cắm cả que tăm vào, vị chát tê đầu lưỡi. Thấy chàng tỏ vẻ ngạc nhiên, Lê Tử Quy giải thích: _ Đây là loại chè Gay vùng Lĩnh Sơn, Nghệ An. Cháu học nhiều hiểu rộng, có biết nguồn gốc cây chè chăng?
Đào Long Vân cung kính thưa: _ Dạ cháu có biết, theo sách vở lưu lại thì cây chè bắt nguồn từ Bắc quốc, sau đấy được các vị cao tăng Phật giáo trong quá trình truyền đạo mang sang Tây Trúc và Phù Tang ...
Lê Tử Quy ngắt ngang: _ Không phải đâu! Không phải đâu! Bọn Hán tộc lúc nào cũng giành mọi công lao phát kiến của người khác về phần mình. Nước ta từ đời Hùng Vương đã có những vườn chè bạt ngàn ở các bộ Cửu Chân, Văn Lang và Vũ Định. Thực ra, vào khoảng hơn bốn nghìn năm trăm năm trước Thần Nông, vị vua đầu tiên thủy tổ của dân Nam ta, là người phát hiện ra cây chè. Theo truyền thuyết, trong cuộc du ngoạn cùng đoàn quân sĩ xuống miền Nam, nhà vua đang nghỉ trưa dưới một gốc cây thì ngọn gió vô tình cuốn vài chiếc lá từ một đám cây lạ bên đường rơi vào nồi nước đang sôi. Lập tức làn nước chuyển sang màu xanh ngả vàng và một làn hương quyến rũ toả ra đã lôi cuốn nhà vua. Sau khi nếm thử, nhà vua thích thú vì cảm giác sảng khoái sau khi uống. Vốn là một người đam mê dược học, nhà vua đã cho tùy tùng đưa cây về trồng để nghiên cứu. Cây chè đã được khám phá và phát triển từ đấy.
Ông nói thêm: _ Ngay chính trong sách Trà Kinh của Lục Vũ thời Đường cũng viết : "Trà là một loài cây quý ở phương Nam, cây như cây qua lô, lá như lá chi tử (tức dành dành), hoa như hoa tường vi trắng, quả như quả tinh biền lư, nhị như nhị đinh phương, vị rất hàn." Tên gọi "chè" là tiếng nước ta có từ thời cổ đại, khi thâm nhập vào tiếng Hán biến âm thành "trà".
Đào Long Vân vốn mong chờ nghe kể chuyện về cha chàng, mà thấy ông thầy lang vẫn nhẩn nha kể chuyện về trà thì trong bụng hơi sốt ruột, nhưng không dám hối thúc, chàng chỉ vâng dạ cầm chừng. Lê Tử Quy nói tiếp: _ Quế Đường tiên sinh trong sách " Vân Đài loại ngữ " có ghi trong mục Phẩm vật như sau: " ... Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên..." Khác với Thanh Hoá nước chè chỉ nấu bằng lá, cư dân ở miền Nghệ An vẫn còn giữ cung cách pha chè cổ xưa từ thuở hồng hoang của dân ta: hái cả cành chè, chặt nhỏ rồi bỏ vào nấu trong loại nồi đất nung to mà người ta vẫn quen gọi là “ấm” dù nó không có vòi. Mỗi ấm thường nấu một rộp chè cả cành lẫn lá, có thế mới ngon, mới đặc được ... Vùng chè Gay Lĩnh sơn, Anh sơn Nghệ An người ta cắt nấu cành dài từ tám tấc đến một thước, gồm cả chồi búp, lá bé, lá to. Vò chè giập lá, bẻ cành cho vào nồi, đổ nước mưa sấp mặt, đun sôi, rồi đổ ngập nước đun sôi tiếp lần hai mới múc ra uống. Nước chè phải đúng mầu vàng sẫm, sánh đặc mới là bát chè Gay của dân xứ Nghệ.
Ái Hoa
(còn tiếp)
Mừng thầy đã về. Thế là chúng em lại được đọc truyện rùi |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Sat 29 Oct 2016, 08:33 | |
| Mừng thầy đã về. Thế là chúng em lại được đọc truyện rùi PN “Cột đồng chưa xanh” khi thầy vắngNó trỏng trơ ai chẳng nhớ nhungThầy về … muôn nốt nhạc rungNắng tràn lớp học, tưng bừng chim hoaBXP 28.10.2016 |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Fri 18 Nov 2016, 12:51 | |
| Cột đồng chưa xanh (tt)
Nếu vào lúc khác hẳn là Đào Long Vân rất hứng thú với câu chuyện về trà, nhưng giờ đây vì nóng lòng muốn điều tra cho rõ nguyên nhân cái chết của cha nên chàng chẳng chú ý cho mấy. Chắc cũng hiểu rõ tâm trạng của chàng, viên lang y mỉm cưới, chậm rãi nhắp một ngụm trà rồi nhìn chàng đột ngột hỏi: _ Cháu có biết vì sao mà năm người chúng ta tự xưng là Trung Đô Ngũ Tử không?
Chàng trai suy đoán: _ Phải chăng Trung Đô là địa danh của một vùng nào đấy? _ Đúng rồi, nhưng mà địa phương nào?
Đào Long Vân ngẩn người. Chàng không nhớ vùng đất nào có tên Trung Đô cả. Lê Tử Quy thở dài: _ Cháu không biết cũng phải, bởi vì Triều đình nhà Nguyễn hiện nay cố tình xóa bỏ tất cả những gì liên quan đến triều đại Tây Sơn. Phượng Hoàng Trung Đô là kinh đô của nhà Tây Sơn được xây dựng ở Nghệ An từ thuở Đức Thái Tổ Vũ Hoàng Đế còn tại thế trị vì. _ Ồ, cháu tưởng kinh đô của Tây Sơn ở Phú Xuân chứ? _ Đúng thế, nhưng Thái Tổ Vũ hoàng đế muốn dời đô ra Nghệ An. Ngay từ khi chưa bình định giặc Mãn Thanh Ngài đã trao trách nhiệm cho La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp tìm nơi đất tốt để xây dựng kinh thành, lúc đầu định ở Phù Thạch, nhưng do La Sơn Phu Tử nại lý do đất chật hẹp, kề núi kề sông, bờ sông lại hay bị sạt lở, việc đóng đô là không thuận lợi, Ngài chuyển sang vị trí khác cũng ở Nghệ An là Yên Trường.
Đào Long Vân hỏi: _ Tại sao Ngài không chọn đất Tây Sơn nơi khởi nghiệp của ba anh em Ngài, không chọn đất Thăng Long văn vật là kinh thành của bao triều đại cũ, hay đất Phú Xuân nơi ngài làm lễ cáo trời đất lên ngôi, mà lại chọn Nghệ An để xây dựng kinh đô mới?
Lê Tử Quy trả lời: _ Đấy chính là tầm nhìn chiến lược rất nhạy bén của Ngài, một vị tướng lĩnh tài ba bách chiến bách thắng. Thứ nhất Nghệ An là đất Thang Mộc của nhà Tây Sơn, tổ tiên của họ nhiều đời sinh sống tại đấy. Việc đóng đô ngay tại "đất tổ" sẽ thuận lợi rất nhiều cho vương triều Ngài, nhất là việc thu phục nhân tâm. Đồng thời, suốt bao năm phải trải qua binh đao, khói lửa, người dân Nghệ An rất chán ghét và căm phẫn triều đình vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và bè lũ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Về mặt hình thể, địa lý, Nghệ An có vị thế chiến lược hết sức quan trọng. Nghệ An ở ngay trung tâm vùng đất cai trị của Ngài, cách Thăng Long bảy trăm dặm, cách Phú Xuân cũng bảy trăm dặm, nằm vào khoảng giữa rất cân đường ra vào Nam Bắc. Trong lịch sử, từ khi còn là đất Hoan Châu, Nghệ An từng đóng vai trò "vị trí yết hầu". Sử sách ghi lại, giữa lúc tình hình khởi nghĩa Lbiết đếnam Sơn đang gặp khó khăn, Lê Thái Tổ, lúc ấy còn là Bình Định Vương, đã hỏi các chư tướng: "Phải đi về đâu để lo việc nước?". Nguyễn Chính, một vị tướng dưới trướng đã trả lời: "Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông… nay ta trước hãy đánh lấy Trà Lân, chiếm giữ cho được Nghệ An để làm chỗ đứng chân, rồi dựa vào nhân lực, tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô, thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ". Đối với việc chọn địa điểm để xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô, theo cách nhìn địa cuộc, núi Dũng Quyết hội đủ các yếu tố của một "vùng đất tứ linh", bao gồm 4 chi: Long thủ (đầu rồng), Kỳ Lân (Rú mèo), Quy Bối (cồn rùa), Phượng Dực (cánh phượng). Trong chiếu thư gửi La Sơn Phu Tử, Vũ Hoàng Đế phân tích: "Nay kinh Phú Xuân thì hình thế cách trở. Ở xa trị Bắc Hà, sự thể rất khó khăn. Theo đình thần nghị rằng: chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc, và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi về…Tiên sinh xét rõ hưng vong, hiểu thông thời vụ, thì tự hiểu điều ấy". Do tầm quan trọng chiến lược của Nghệ An, Ngài đã giao năm người chúng ta lo việc xây dựng phòng giữ cùng với vị võ tướng thân tín nhất của Ngài là Đô đốc Trần Quang Diệu làm trấn thủ nơi đấy.
Đào Long Vân nói: _ A, cháu hiểu rồi. Thế Phượng Hoàng Trung Đô xây dựng xong chưa mà sao Ngài không dời đô ra đấy?
Lê Tử Quy đáp: _ Hoàng đế đã trưng dụng rất nhiều thợ thuyền, chuyên chở gỗ đá, gạch ngói để xây dựng cung phủ, lâu đài, đắp thành đất xung quanh và sai các quân lính đào đá ong ở địa phương để xây thành trong. Thành nội có bờ nam dài tám mươi trượng, bờ tây dài trăm mốt trượng. Thành phía đông bắc chạy sát theo chân núi Phượng Hoàng. Phía Nam thành cắt ngang qua núi Kỳ Lân để lợi dụng nơi này làm đồn gác. Thành phía Tây cắt qua cánh đồng bằng phẳng, kẻ thành một đường thẳng tắp lên sát núi Mũi Rồng. Bờ thành được xây bằng đất với chiều cao năm trượng. Bên ngoài tường thành là hào. Tòa thành gần như hình tam giác. Đỉnh phía bắc có đền Rồng, phía nam Đền Rồng là thành Nội. Giữa thành nội là Lầu Rồng ba tầng, phía trước có bậc tam cấp xây bằng đá ong, phía sau có hai hành lang nối với điện Thái Hòa. Xung quanh thành có các đồn. Nối với thành bờ nam ở khu vực núi Kỳ Lân có vọng gác chính và phía núi Phượng Hoàng có kho lúa … Việc xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô đang tiến hành thì gặp khó khăn do Nghệ An bị mất mùa vì hạn hán. Tuy nhiên, Đức Thái Tổ vẫn ban Chiếu yêu cầu: "Những công việc to, tạm thời hoãn lại. Nhưng Sở Ngũ Hành thì không thể lưỡng lự được, cần phải hoàn thành sớm". Tiếp đó, sau chiến thắng giặc Thanh, Ngài càng đốc thúc việc xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô. Ngài lệnh cho Trấn thủ Trần Quang Diệu tiếp tục huy động thợ thuyền, vật liệu gạch ngói, gỗ đá để xây dựng lâu đài, cung phủ tại Phượng Hoàng Trung Đô. Có thể nói Phượng Hoàng Trung Đô đã cơ bản hoàn thành. Bấy giờ, Thái Tổ Vũ Hoàng Đế đã nhiều lần hồi giá và ngự giá tại Phượng Hoàng Trung Đô vào các năm Kỷ Dậu, Tân Hợi, Nhâm Tý … Thậm chí Ngài đã từng tổ chức ngự triều tại Phượng Hoàng Trung Đô. Trong bức thư gửi La Sơn Phu Tử vào ngày mồng năm tháng mười năm Quang Trung thứ hai , hoàng đế viết: "Trẫm nay đóng đô tại Nghệ An, cùng tiên sinh gần gũi. Rồi đây, tiên sinh hãy ra đây mà giúp nhau trị nước".
Rồi ông lắc đầu thở ra: _ Việc xây dựng kinh đô sắp xong thì Đức Thái Tổ đột ngột lâm bệnh nặng. Trước khi băng hà, Ngài cho triệu Trần Thái phó và quần thần đến căn dặn: "Ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai có cả cõi Nam này. Nay đau ốm tất không khỏi được. Thái tử tư chất hơn cao, nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài thì có quân Gia Định là quốc thù, mà Thái Đức thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lảo thảo thôi. Lũ người nên hợp sức mà giúp thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô để khống chế thiên hạ. Bằng không, quân Gia Định kéo đến đến thì các ngươi không có chỗ chôn thân". Di ngôn của Ngài quả là lời tiên tri cho kết cục bi thảm của triều đình Tây Sơn ở Phú Xuân do không có cứ địa phòng thủ vững chắc. Sau khi hoàng đế qua đời, việc xây dựng Phượng Hoàng Trung đô bị gác lại. Tân quân và quần thần vẫn tiếp tục đóng đô ở Phú Xuân và không thực hiện việc dời đô ra Nghệ An như ý nguyện của tiên đế trước khi mất. Vào năm Tân Dậu, sau khi Phú Xuân thất thủ, triều đình kéo nhau ra Bắc Hà, đóng đô ở Thăng Long. Tháng 6 mùa hè năm ấy, thình lình viên trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Thận sai người báo tin là Lầu Rồng ba tầng ở đấy tự dưng đổ sụp, những người nghe tin đều cho là điềm chẳng lành.
Ái Hoa
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Tue 22 Nov 2016, 09:14 | |
| Cột đồng chưa xanh (tt)
Đào Long Vân thắc mắc: _ Thế sao đã được dặn dò kỹ lưỡng như thế mà Cảnh Thịnh hoàng đế và triều thần lại chẳng tuân theo để đến nỗi sự nghiệp nhà Tây Sơn phải đổ vỡ?
Lê Tử Quy trầm ngâm giây lát rồi nói: _ Ấy cũng do Bùi Thái Sư lo sợ thế lực và uy tín của Trung Đô Ngũ Tử chúng ta ở Nghệ An không để ông ta tự tung tự tác muốn làm gì thì làm. Điều này sẽ khiến quyền hành ông ta sứt mẻ nên mới xui ấu quân trụ lại Phú Xuân không tuân theo lời di chúc.
Thấy thái độ Long Vân ngơ ngác dường như không hiểu lắm, ông giải thích: _ Năm Tiên Đế băng hà, thái tử lên nối ngôi lúc ấy mới mười tuổi, quyền hành nằm trong tay ngoại thích là Thái Sư Bùi Đắc Tuyên. Tuy ít học, nhưng nhờ thế em gái là Hoàng hậu, cháu ruột được lập làm Thái tử mà họ Bùi được làm Thị Lang bộ Lễ và được phép vào ra nơi cung cấm. Khi tân quân nối ngôi, ông ta được cử làm Thái sư, phò tá ấu quân trông coi triều chính, cũng là nhờ trước đây ông ta thường theo dua nịnh, bày nhiều trò chơi để mua lòng Thái tử. Ở ngôi cao, Bùi Thái Sư tỏ ra chuyên quyền độc đoán, cho nên trong hàng ngũ tướng sĩ Tây Sơn có nhiều người nổi dạ bất bình. Trong cung đã có Bùi Thái hậu, nơi triều lại có lắm đại thần nghiêng theo chiều gió nên thế lực của ông ta rất vững, mỗi ngày mỗi thêm lộng hành. Những quan nào theo Thái Sư thì được ưu đãi, những quan nào ra mặt chống thì bị hại. Người nào có ý bất phục thì bị đẩy ra làm quan xa hoặc đuổi về nhà, như trường hợp Thái tử Trung doãn Võ Văn Cao, Lễ bộ Thị lang Trần Long Vỹ, Hàn lâm đãi chiếu Đinh Sĩ An. Ngay cả một trong Tây Sơn thất hổ tướng là Lê Văn Hưng, thường gọi là Lê Vô Địch, sau khi thắng trận ở Phú Yên, giao thành cho Nguyễn Quang Huy giữ, đem quân về Phú Xuân báo tiệp, Bùi Thái Sư bắt tội là không thỉnh mệnh trước, tỏ ý muốn làm phản, tâu hoàng thượng chém đầu răn chúng. Quan Phụng chính Trần Văn Kỷ can thiệp, Thái Sư nổi giận giáng chức, đày ra trông trạm Hoàng giang. Sau đó ông ta sai Ngô Văn Sở ra Bắc Hà thay cho Đại đô đốc Võ Văn Dũng và gọi Võ Đô Đốc về Phú Xuân định trừ khử. Võ Đô Đốc về đến Hoàng giang thì gặp Trần Phụng Chính. Trần Phụng Chính khuyên Võ Đô Đốc nên sớm trừ Đắc Tuyên kẻo bất lợi cho xã tắc và bản thân. Võ Đô Đốc vốn tin và trọng Trần Phụng Chính, liền nghe theo. Vì vậy, đến Phú Xuân, Võ Đô Đốc không vào triều, mà lại mật cho mời Thái úy Phạm Công Hưng và Thái bảo Nguyễn Văn Huấn tới bàn mưu giết Thái Sư. Nhận thấy rõ lòng dạ Ðắc Tuyên, Thái uý Hưng và Thái Bảo Huấn hưởng ứng ngay. Ðêm đến, cả ba người kéo quân vây dinh Thái Sư ở chùa Thiền Lâm phía Nam sông Hương. Chẳng ngờ đêm ấy Thái Sư có việc ngủ trong hoàng cung. Quân nổi dậy liền vây luôn cả cung điện và đòi hoàng thượng phải đưa Thái Sư giao nộp. Hạ ngục Đắc Tuyên xong, Võ Đô Đốc liền cho Thái Bảo Huấn vào Quy Nhơn bắt con Đắc Tuyên là Bùi Ðắc Trụ đang giữ việc quân ở nơi ấy, một mặt giả chiếu ra Bắc Hà bắt luôn Ngô Văn Sở, giải hết về Phú Xuân. Võ Đô Đốc cáo buộc cha con Thái Sư và Ngô Văn Sở tội mưu phản, đem đóng cũi nhốt rồi dìm xuống sông Hương cho đến chết. _ Sau khi Bùi Thái Sư chết rồi chẳng lẽ quần thần cũng không ai tâu bày xin vua dời đô ra Nghệ An theo ý nguyện Quang Trung hoàng đế hay sao? _ Có chứ! Nhưng hoàng thượng vẫn nhất mực không nghe. Chúng ta ngờ rằng sau lưng ấu quân có một kẻ nào đấy khống chế người với mục đích làm sụp đổ sự nghiệp mà Thái Tổ Vũ Hoàng Đế dày công xây dựng nên. Chẳng thế mà hoàng thượng có những quyết định cực kỳ tai hại, chẳng hạn như vụ bức hiếp vua Thái Đức và giết oan Tư lệ Lê Trung năm Quý Sửu khiến cho quan binh chán nản, người bỏ quan đi ẩn, người trốn theo quân Gia Định làm cho lực lượng Tây Sơn ngày càng yếu kém. _ Vụ năm Quý Sửu xảy ra như thế nào ạ?
Lê Tử Quy nhíu mày nhớ lại, đôi mắt ông chìm vào cõi xa xăm, nét mặt lộ vẻ buồn thê thiết: _ Năm Quý Sửu, Nguyễn Ánh từ Gia Định mang quân ra đánh Tây Sơn. Các cánh quân dưới quyền vua Thái Đức đều nhanh chóng bại trận hoặc bỏ chạy để mất Phú Yên. Quân Nguyễn thừa thế tiến ra Quy Nhơn. Vua Thái Đức đang bệnh không thể cầm quân nên sai con là Văn Bảo ra cự địch. Thành bị vây hãm ba tháng. Trong tình thế nguy ngập, Ngài phải viết thư cầu cứu cháu. Hoàng thượng sai Ngô Văn Sở và Phạm Công Hưng mang quân vào cứu. Quân Nguyễn rút, Phạm Công Hưng theo lệnh vua chiếm cứ thành Hoàng Đế, tịch thu hết kho tàng ở Quy Nhơn chuyển về Quảng Ngãi, Phú Xuân. Thấy cơ nghiệp của mình sắp truyền cho con bị cháu chiếm đoạt, vua Thái Đức uất hận thổ huyết mà mất. Văn Bảo được hoàng thượng phong làm Hiếu Công, an trí ra huyện Phù Ly. Tất cả quân đội, đất đai của triều đình Thái Đức đều bị nhập về triều đình Phú Xuân. Trần hoàng hậu của vua Thái Đức là mẹ của Hiếu Công thường uất hận mắng con rằng: "Cha mày anh hùng, mở mang cơ nghiệp, ăn lộc bốn phủ. Nay mày chịu cho người ta chiếm mất cơ nghiệp, ăn lộc một huyện, chết xuống còn mặt mũi nào nhìn cha nữa". Nguyễn Ánh muốn đánh lấy bốn phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Diên Khánh nên sai Tham tán Từ Văn Tú, tâm phúc của Thái Đức Hoàng Đế đến dụ hàng Hiếu Công. Hiếu Công theo lời, ước nhận hàng. Năm Mậu Ngọ, Hiếu Công chiêu dụ các tướng cũ của cha, nổi dậy đánh lấy thành Quy Nhơn. Thái phó Lê Văn Ứng phải bỏ trốn, Đại Tổng quản Lê Văn Thanh bị bắt giam. Hai tướng Đoàn Văn Cát và Nguyễn Văn Thiệu chiếm lấy Phú Yên, gửi thư cho tướng Gia Định là Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường xin cứu viện. Hiếu Công cũng gửi thư cho Tư lệ Lê Trung ở Quảng Nam để dụ ông ta theo về. Hoàng thượng lập tức kéo binh từ Phú Xuân vào Quy Nhơn dẹp loạn. Thiếu phó Trần Quang Diệu được cử đi Quảng Nam để khuyên can Tư lệ Lê Trung. Tư lệ nghe lới giao binh quyền lại cho Trần Thiếu phó. Quân Phú Xuân kéo vào đánh hạ thành Quy Nhơn, bắt Hiếu Công dìm xuống sông giết chết, Tham tán Từ Văn Tú bị xử lăng trì. Người đời gọi giai đoạn Hiếu Công cầm quyền là Tiểu triều. Tuy nhiên sau đó Mân Thành Hầu gièm pha rằng việc Hiếu Công làm phản là tại do nơi Lê Tư lệ. Hoàng thượng triệu Tư lệ về Phú Xuân, sai quân bắt chém chết. Con rể ông là Lê Chất sợ liên luỵ nên bỏ trốn theo hàng Nguyễn Ánh. Được ít lâu quan thiếu phó Nguyễn Văn Huấn cũng bị giết.
Ái Hoa
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Wed 23 Nov 2016, 04:41 | |
| em đọc nghiền ngẫm, lịch sử thời cuối Tây Sơn - đầu Triều Nguyễn được chiện sĩ kể rõ |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Wed 23 Nov 2016, 07:56 | |
| Ông thầy câu giờ quá! TM đang nôn coi Đào công tử với Nguyễn tiểu thư đi dâng hương mờ! |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Fri 25 Nov 2016, 08:10 | |
| Cột đồng chưa xanh (tt)
Đào Long Vân lấm lét nhìn quanh. Chàng nhận thấy khi nhắc đến hoàng đế Quang Trung vị lang y kính cẩn gọi ngài là Đức Thái Tổ hay Vũ hoàng đế. Ông còn xưng hô Cảnh Thịnh là hoàng thượng, chứng tỏ dù triều đại đổi thay đã mười mấy năm ông vẫn giữ một dạ trung thành với nhà Tây Sơn. Đối với vị hoàng đế đương triều ông gọi thẳng tên tục, một điều cấm kỵ mà nếu bị tố cáo có thể dẫn đến tội chết và tru lục toàn gia. Điều ấy nói lên rằng ông hoàn toàn tin tưởng ở nơi chàng.
Ông thở dài lần nữa trước khi tiếp tục: _ Lúc bấy giờ Trung Đô Ngũ Tử tận lực khuyên can hoàng thượng không nên giết hại trung thần nhưng ngài không nghe mà còn đâm ra nghi kỵ họ là đồng đảng của Lê Tư lệ và muốn khuông phò Tiểu Triều. Năm người đang giữ các chức vụ trọng yếu ở kinh thành bổng nhiên bị giải chức, phân tán mỗi kẻ một nơi. Sau đấy, vào một đêm tối trời, cấm binh ập vào Đào phủ truyền thánh chỉ bắt hết toàn gia. Đào Tử Long không chịu bó tay, giao cho tuỳ tướng Hồng Tử Giao bảo vệ thê nhi đi ẩn tránh, còn lại một mình đối địch với hàng trăm quân cấm vệ. Mặc dù người đả thương rất nhiều vũ sĩ, bọn chúng vẫn liên tục tràn lên, hết lớp này đến lớp khác. Cuối cùng người trúng thương ngã gục.
Nghe kể lại câu chuyện thuở xưa, nước mắt Đào Long Vân trào ra đầm đìa lúc nào không biết. Lê Tử Quy áo não nói: _ Ta tự hỏi với tài nghệ của cha cháu, dù có hàng trăm binh lính cũng không chắc có thể phạm đến thân. Sau đấy trong lúc bọn lính lo lùng sục truy nã những người chạy trốn, ta lẻn vào phủ Đào gia giết mấy tên quân canh rồi trộm thi thể Tử Long mang đi. Khi xem xét kỹ ta nhận ra rằng ngoài những vết đâm chém bên ngoài do gươm giáo còn có một vết thương rất nhỏ ở ngực dường như là gây bởi mũi kim châm. Từ đấy ta đoán rằng trong số những người vây đánh có một cao thủ ngoại hạng sử dụng kim châm làm vũ khí. Người này hẳn đã học công phu trong Quỳ Hoa Bảo Điển. Những vết đâm chém của bọn cấm vệ chỉ thực hiện được sau khi cha cháu đã bị tử thương do mũi kim đâm trúng vào tim. Nếu suy luận của ta đúng thì người này phải là một thái giám trong hoàng cung.
Mặc dù đang bi thương Đào Long Vân vẫn không nén được sự lạ lùng, chàng buột miệng hỏi: _ Sao bá phụ nghĩ kẻ ấy là thái giám?
Lê Tử Quy liếc ra sau không thấy Tiểu Sương, mới quay qua đáp khẽ: _ Muốn học Quỳ Hoa Bảo Điển thì phải tự hoạn mình thành thái giám trước, nếu không chẳng thể nào thành công được.
Đào Long Vân trợn tròn mắt nhìn ông, chàng không ngờ trên đời lại có thứ công phu kỳ dị như thế. Lê Tử Quy lắc đầu nhè nhẹ: _ Kẻ nào đã luyện thành công Quỳ Hoa Bảo Điển thì tài nghệ cao siêu không người đối thủ. Họ không cần dùng đao kiếm, chỉ với những vật tầm thường như mũi kim, chiếc lá cũng sát hại được những bậc cao thủ thượng thừa.
Trong đầu Đào Long Vân chợt loé lên tia sáng: _ Có phải thái giám ấy là kẻ đứng sau lưng Cảnh Thịnh Đế và Bùi Thái sư?
Lê Tử Quy trả lời: _ Có lẽ thế!
Đào Long Vân hỏi tiếp: _ Hắn có huyết hận thâm cừu với nhà Tây Sơn?
Lê Tử Quy lắc đầu: _ Ta không biết!
Đào Long Vân lại hỏi: _ Hắn dùng gì để khống chế nhà vua và Thái sư?
Lê Tử Quy thở dài sườn sượt: _ Ta cũng chẳng biết nốt!
Ông kể tiếp: _ Sau cái chết của cha cháu bốn người còn lại chúng ta cảm thấy tình hình nguy ngập, tính mệnh gia đình và bản thân mình đang bị đe doạ, không thể tiếp tục ở lại với triều đình. Ta và Mai Tử Lân mang gia đình đi ẩn lánh còn Tiêu Tử Hùng cùng Lý Tử Phụng trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh.
Đào Long Vân hỏi: _ Thái giám ấy tên gì? Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ thì hắn đi đâu?
Lê Tử Quy đáp: _ Hắn họ Quách. Sau khi chúng ta rời bỏ triều đình thì ta không biết tin tức gì về hắn nữa. Sau này khi Nguyễn Ánh ra Bắc, trong danh sách vua quan tướng sĩ Tây Sơn và gia đình bị xử tội được bố cáo thì không có tên hắn.
Đào Long Vân cảm thấy lòng nặng trĩu. Tuy đã biết được kẻ thù, nhưng chưa có chút manh mối nào về hành tung và chỗ hắn ẩn náu, hơn nữa với tuyệt nghệ Quỳ Hoa Bảo Điển của hắn liệu chàng có thể làm gì?
Một chốc sau, chợt nhớ ra là Tiêu Tử Hùng cũng có mặt ở Hải Dương, chàng hỏi: _ Tiêu đô thống hiện ở xứ này, bá bá có bao giờ gặp lại người chăng?
Lê Tử Quy đáp: _ Không. Trước kia năm anh em chúng ta gian khổ cùng chia, vinh hoa cùng hưởng. Giờ đây mỗi người một chí hướng, gặp nhau thêm ngỡ ngàng khó xử.
Rồi ông nhìn chàng nghi ngờ: _ Cháu muốn gặp ông ta à?
Đào Long Vân thú thật: _ Cháu định đến thăm Tiêu đô thống hỏi dò về vụ việc năm xưa. Người làm việc trong triều có thể biết thêm tin tức gì của tên Thái giám họ Quách kia chăng?
Lê Tử Quy nhíu mày. Ông trầm ngâm một chốc rồi nói: _ "Dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người'. Bây giờ phục vụ cho triều đại mới ta không chắc Tiêu Tử Hùng còn giữ được mối ân tình xưa. Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, hắn trả thù toàn thể những người theo Tây Sơn, trừng trị cả gia đình họ từ trẻ nít đến bà già. Tiêu Tử Hùng gan tày trời cũng chả dám kháng chỉ. E rằng không khéo cháu sẽ gặp nguy hiểm.
Ái Hoa
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 5 trong tổng số 87 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 46 ... 87 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |