Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 19:43
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 06:59
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Lan Hữu - Nhượng Tống Mon 26 Jul 2021, 08:32 | |
| Lan Hữu Khu vườn của Nhượng Tống Năm 1940, đúng mười lăm năm sau khi Song An Hoàng Ngọc Phách cho xuất bản Tố Tâm, Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân in Lan Hữu ở nhà xuất bản Lê Cường, Hà Nội, với "Lời tựa" của Lưu Trọng Lư. Giờ đây nhìn lại, ta chỉ có thể kinh ngạc khi thấy hai cuốn tiểu thuyết gần nhau đến thế về nhiều mặt lại có số phận khác nhau đến vậy.
Cách tồn tại của Nhượng Tống ở trong hậu thế rất giống một nhà văn lớn khác cùng thời: Khái Hưng. Sau này cả hai vẫn sẽ được biết đến, nhưng chủ yếu là theo lối phiến diện. Văn nghiệp của Nhượng Tống thường chỉ được nhìn nhận qua các bản dịch (những bản dịch tuyệt vời như Nam Hoa kinh, Thơ Đỗ Phủ, Mái Tây tức Tây sương ký... nhưng cả ở mảng này người ta cũng ít biết Nhượng Tống còn dịch Ngọc Lê Hồn một cách trác tuyệt, chưa kể nhiều dịch phẩm khác nữa), trong khi ông còn là một nhà thơ, một tiểu thuyết gia tài năng, về phần Khái Hưng người ta chỉ biết đến Hồn bướm mơ tiên hay Nửa chừng xuân và một số tác phẩm khác, trong khi Băn khoăn, cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông, in năm 19431, mới thực sự là một kiệt tác. Rất có thể, toàn bộ mảng văn xuôi đồ sộ của văn chương tiền chiến Việt Nam chỉ có ba tiểu thuyết thực sự lớn, là Tố Tâm, Lan Hữu và Băn khoăn. Trong bộ ba ấy, chỉ mình Tố Tâm có được số phận tương đối xứng đáng với giá trị của mình.
Nhưng lịch sử văn chương là câu chuyện của các giá trị, nếu không thì ta sẽ không có lịch sử văn chương. Cả Tố Tâm, Lan Hữu và Băn khoăn đều là những câu chuyện tình. Tố Tâm đã quá nổi tiếng với cốt truyện bi thảm của nó, Lan Hữu là cái nhìn đầy thương xót nhưng không kém phần tỉnh táo của một người trưởng thành nhớ lại mối tình xưa, còn Băn khoăn, với những câu chuyện tình ái lắt léo của nó, là cuốn tiểu thuyết Việt Nam xứng đáng nhất, và rất có thể cũng là duy nhất, của một giai đoạn suy đồi.
Một cuốn tiểu thuyết được coi là lớn, là "giá trị" một cách toàn diện nhất, khi bên trong nó chứa đựng những điều kỳ diệu, giống như hạt mầm giấu kín ở đâu đó, sẽ hồi sinh và nảy nở mãnh liệt khi gặp được môi trường phù hợp và xứng đáng. Tố Tâm đã có một số phận như vậy, và giờ đã đến lúc chúng ta cần trả về đúng vị trí một tác phẩm khác, không kém phần kỳ diệu - Lan Hữu của Nhượng Tống. Đến nay, ngoài lần ra mắt năm 1940, nó mới chỉ tái xuất một lần duy nhất, tại nhà xuất bản Á Châu (Hà Nội) đầu thập niên 50, vài năm sau khi Nhượng Tống qua đời.
Lan Hữu có thể được đọc trên ba phương diện: vì nó thuật lại rất trung thực một quãng đời tác giả, đây chính là một tài liệu quan trọng góp cho việc tìm hiểu tiểu sử Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân, một tiểu sử mới chỉ được biết đến sơ sài, với rất nhiều chi tiết nhầm lẫn. Vì gia cảnh, Nhượng Tống phải bỏ học rất sớm vào năm mười tám tuổi, sau khi thân phụ qua đời (người cha bất đắc chí, tuy từng là "thủ khoa thành Nam", nhưng giữa một thời kỳ lịch sử u tối, đã chán chường mà chết: cái chết này được thuật lại rất cặn kẽ trong Lan Hữu). Vụ việc liên quan đến mấy mẫu đất gây thiệt hại lớn cho gia đình Nhượng Tống cũng được kể lại trong Lan Hữu. Đặc biệt, tác giả viết rất chuẩn xác về dòng dõi của mình: "nối dõi cái mạch thư hương của nhà tôi, truyền từ đời Lê cho đến bấy giờ". Nhượng Tống thuộc một gia đình rất thành đạt về học vấn suốt nhiều thế hệ, tiền nhân của ông từng là thầy dạy hai nhân vật lớn của "thành Nam" là Nguyễn Khuyến và Trần Bích San.
Nhượng Tống bộc lộ tài năng văn chương rất sớm, mười sáu tuổi đã có bài đăng trên Khai Hóa (tờ báo của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi), đúng như trong Lan Hữu có kể. Sự nghiệp báo chí của Nhượng Tống còn dài: vài năm sau Khai Hóa là đến giai đoạn cộng tác với tờ Thực nghiệp dân báo với yếu nhân Mai Du Lân; ngay sau đó, ông cùng vài người bạn lập ra Nam Đồng thư xã, in một số sách, tài liệu. Nhượng Tống là thành viên sáng lập của Việt Nam Quốc dân đảng, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học; vì được Nguyễn Thái Học giao nhiệm vụ ở Huế năm 1929 rồi bị mật thám Pháp bắt nên Nhượng Tống tình cờ mà thoát khỏi chuỗi án tử hình đẫm máu của thực dân đầu thập niên 30, trong đó chấn động hơn cả là "vụ Yên Bái", khi những người đồng chí thân thiết của ông như Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính bỏ mình dưới lưỡi dao máy chém. Thoát chết nhưng Nhượng Tống phải chịu cảnh tù đày ở Côn Đảo (trong Lan Hữu cũng có lúc ông ám chỉ chuyện này: "đày tôi ra Côn Đảo ba năm, tôi không sợ bằng đày tôi cửa chùa Thiên Trù suốt ba tháng hội") và tiếp theo là những năm dài bị quản thúc ở quê, định kỳ phải ra Phủ Lý trình diện mật thám. Nhượng Tống còn viết báo thêm vài năm từ sau 1945, ở các tờ như Chính nghĩa, Thời sự... ông mất năm 1949 ở Hà Nội.
(Trong các tài liệu tra cứu phổ biến nhất hiện nay, ta thường đọc ở tiểu sử Nhượng Tống hai chi tiết: sinh năm 1897 và được thả từ Côn Đảo về năm 1936; hai chi tiết này đều sai, vì Nhượng Tống tuổi Bính Ngọ, sinh năm 1906 và sau các sự kiện của Việt Nam Quốc dân đảng, Nhượng Tống được thả khỏi Côn Đảo trước 1936 nhiều, bởi trước đó mấy năm ông đã lấy vợ ở quê nhà Ý Yên; các chi tiết này hiện nay đều còn lại văn bản để kiểm chứng)2
Trong Lan Hữu, Nhượng Tống buộc lòng phải giấu đi nhiều chi tiết để tránh kiểm duyệt của chính quyền (thế nhưng vẫn bị kiểm duyệt bỏ thêm nhiều chỗ). Chí khí cách mạng của ông có lẽ thể hiện đậm nét hơn cả trong Lan Hữu ở đoạn luận thơ với cha và bác (người bác thích Lý Bạch, người cha nhiều phẫn uất lại thích Lục Du); khi được hỏi, cậu bé Ngọc nhận là mình thích nhất thơ Đỗ Phủ, bởi: thơ ấy gồm "biết bao nhiêu bài tả những cảnh huống khổ nhục của đám dân nghèo. Mỗi khi con đọc, lại thấy như có đám người khố rách, áo ôm ấy kêu khóc ở bên tai, mà trong lòng thì uất ức muốn đứng phắt dậy... Thơ như thế mới thật là 'khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán'." Câu chuyện này cũng được Nhượng Tống kể lại bằng thơ, bài thơ ấy dùng làm lời tựa cho bản dịch Thơ Đỗ Phủ in năm 1944, sau Lan Hữu bốn năm; đoạn đầu của bài thơ như sau:
Tôi biết đọc thơ từ thuở nhỏ Trong thơ thích riêng thơ Đỗ Phủ. Một hôm thầy tôi hỏi: "Tại sao?" Đứng dậy chắp tay tôi sẽ ngỏ
Rằng: "Tại thơ ông là đời ông: Lạ, đẹp, hùng tráng mọi vẻ đủ, Mà còn chan chứa một lòng thương Những kẻ nghèo nàn, phường xấu số. Vì tấm lòng ấy nên nhiều khi Đối với quan lại với vua chúa Ông thường chê trách, thường mỉa mai, Không thèm nịnh hót, không xu phụ. Ngoài một thiên tài hiếm có ra, Ông còn một tâm hồn hiếm có..."
Nghe xong, thầy tôi gật đầu cười Dạy rằng: "Ồ! mày thật con bố! Thế nhưng bất lợi ở thời này! Rồi đó xem: Đời mày sẽ khổ!"
Lan Hữu lại có thể được đọc như một sự "chuyển dịch cốt truyện" Hồng Lâu Mộng vào khung cảnh Việt Nam, với hai điều rất dễ thấy: đại quan viên của Vinh phủ trong Hồng Lâu Mộng được chuyển về tỉnh Thái Bình, trong khi mối tình tay ba Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa được tái hiện trong mối quan hệ của (Lương) Ngọc, (Mai) Hữu và Lan.
Nhượng Tống chọn cho nhân vật của mình cái tên "Ngọc" với rất nhiều chủ ý. Nó rất gần với tên thật của ông nhưng ngay lập tức cũng gợi đến Giả Bảo Ngọc, và Ngọc của Lan Hữu cũng mau chóng nhắc thẳng tới Hồng Lâu Mộng (thông qua Thạch đầu ký), và cụ thể hơn, bài thơ "Khóc hoa" nổi tiếng mà Ngọc dùng để dò xem Hữu có yêu mình hay không.
(Lan Hữu, qua chuyện Ngọc dịch "Táng hoa từ", nhắc ta nhớ đến Nhượng Tống trong vai trò một dịch giả kiệt xuất. Giai đoạn rực rỡ nhất của sự nghiệp dịch thuật Nhượng Tống là mấy năm trước 1945, chủ yếu in ở nhà xuất bản Tân Việt với ông chủ Lê văn Văng là một người thân tình với ông. Tính riêng "Lục tài tử thư" do Kim Thánh Thán bình chọn, ông đã dịch ít nhất năm: Nam Hoa kinh, Ly Tao, Sử ký, Thơ Đỗ Phủ, Mái Tây (Tây sương ký). Có tài liệu cho biết Nhượng Tống từng dịch cả Hồng Lâu Mộng, Đạo đức kinh, thậm chí cả cuốn thứ sáu của "Lục tài tử thư" là Thủy hử. Trước đó, cuối thập niên 20, ông cũng đã dịch Ngọc Lê Hồn của Từ Chẩm Á với nhan đề tiếng Việt Dưới hoa cùng một số tác phẩm nhỏ khác. Riêng năm 1945, ông in ít nhất ba cuốn sách: Nguyễn Thái Học, Tân Việt Cách mệnh đảng và Hỗ trợ. Thảo luận - đây là thời điểm Nhượng Tống chứng tỏ vai trò sử gia và nhà bình luận chính trị-xã hội của mình. Từ 1945, Nhượng Tống còn viết vài vở kịch, dịch một ít Liêu Trai chí dị và tác phẩm Hương ngọc3; dùng bút danh Mạc Bảo Thần để dịch Đại Việt sử ký toàn thư và Lam Sơn thực lục. Ông còn giúp Thi Nham Đinh Gia Thuyết hiệu chỉnh và dịch thêm Ức Trai tập - tác phẩm mới chỉ ở dạng bản thảo. Trước tác của Nhượng Tống còn rải rác trong một số tuyển tập giờ đây ít người được biết đến như Tản văn mới của "Thư viện Tố Như" trước 1945; thơ của ông từng được Trúc Khê Ngô văn Triện bình luận trên Văn học tạp chí và xuất hiện không ít trong Thi thoại của Văn Hạc Lê văn Hòe in năm 1942; một nhà phê bình văn học nổi tiếng từng bình luận về văn chương Nhượng Tống là Vũ Ngọc Phan miêu tả văn chương ấy "tài hoa lãng mạn").
Bởi vì trước hết là những bông hoa: "Nguyên từ bé tôi đã có tính yêu hoa", ngay ở đầu cuốn sách, Nhượng Tống đã viết như vậy. Lan là tên một loài hoa, còn Hữu có tên đầy đủ là "Mai Hữu", cũng liên quan đến một loài hoa khác (ngay câu chuyện tình với hai cô gái trong đó một là họ hàng cũng từng xảy ra trong đời thật Nhượng Tống). Tình yêu hoa xuất phát từ tình yêu đối với người ông qua đời năm Ngọc mười bốn tuổi, một người rất gắn bó với cậu bé trong một thời gian dài: "ngoài sự sợ, tôi cũng yêu ông tôi và yêu cả những cây hoa mà ông tôi yêu. Là vì ông tôi yêu thứ hoa nào, lại cắt nghĩa cho tôi biết tại sao mà ông tôi yêu. Và tôi khi ấy, ông tôi nói gì tôi cũng cho là phải cả. Những khi tôi theo ông tôi ra vườn, lại được nghe ông tôi kể cho nghe các chuyện cổ tích về hoa. Nào chuyện Võ Tắc Thiên bắt hoa đi đày, nào chuyện Đường Minh Hoàng giục hoa phải nở. Nào vô số những chuyện hoa hóa ra người, người hóa ra hoa. Nghe nhiều những chuyện ấy, tôi thành ra coi các hoa trong vườn đều là những người bạn có cảm giác như tôi, chỉ kém tôi cái biết đi và biết nói". Nhiều khi ta tưởng như tình của Ngọc nồng nàn nhất là với các loài hoa, thậm chí còn hơn tình của Ngọc với Lan và Hữu; để tang cuộc tình suốt mấy năm trời, Ngọc đặt trước ảnh họ lọ hoa để thờ, và những câu văn đẹp nhất trong Lan Hữu là dành cho hoa: "Dưới trăng, các cây hoa hiện ra trước mắt tôi như những mặt bạn thân, vắng mấy ngày mới lại gặp", hoặc khi gặp lại Hữu trên Phú Thọ: "Dưới ánh trăng tà, các cây hoa trồng trong các chậu in bóng cành bóng lá xuống đầy sân. Tôi ước ao lại được cùng Hữu ngồi đôi nói chuyện ở giữa cảnh vườn xuân".
Mối sầu tình của Ngọc trong Lan Hữu cũng có yếu tố họ hàng như cuộc tình duyên bi lụy của Hồng Lâu Mộng. Hoa và tình, nhưng cũng thêm cả mộng nữa: ít có tiểu thuyết Việt Nam nào tả mộng nhiều và hay như Lan Hữu. Về sau, cuộc tình không còn là thực nữa, chỉ là mộng mà thôi: "Trong mộng, tôi với họ cùng sống cuộc đời êm ái năm xưa. Trong mộng, nhan sắc của họ càng thêm rực rỡ, câu chuyện của họ càng thêm thơ ngây". Lan Hữu "viết lại" Hồng Lâu Mộng theo một cách thức chưa từng có, không khỏi làm ta liên hệ tới những gì mà Nguyễn Du từng làm với Kiều.
Và tất nhiên, trước hết, Lan Hữu cần được đọc cho chính nó, với chính nó. Câu chuyện của Lan Hữu rất ý vị và không hề đơn giản. Nó lại được viết một cách hết sức chín chắn, bởi con mắt hồi cố của một người đã trải đời nhìn lại tuổi hoa niên thơ mộng. Ngọc không phải là Đạm Thủy của Tố Tâm, vì Ngọc ý thức rất rõ sự phi lý của tình duyên, thậm chí đến cả tính chất vớ vẩn của những mối tình thơ trẻ. Nhưng vẫn có đó nỗi ngậm ngùi khôn nguôi: "Tuy trong khi yêu ấy tôi đă tốn bao nước mắt, bao tiếng thở dài, cùng chịu bao mối cảm xúc mệt người, năm mười sáu tuổi, tôi nhìn lại vẫn là một năm có hạnh phúc"; hạnh phúc ở tuổi mười sáu là điều được Nhượng Tống nêu lên ngay từ đầu Lan Hữu, và sẽ được lặp lại nhiều lần trong suốt tác phẩm. Khởi đi là nỗi bàng hoàng của tình yêu đầu đời, càng bàng hoàng hơn vì nhận ra cùng một lúc mình yêu cả hai người con gái: "Tôi bắt đầu cảm thấy cuộc đời phiền phức vô cùng", và nảy sinh một khát vọng rất trẻ con: "Người tôi yêu chẳng phải là người tri kỷ, mà người tri kỷ lại chẳng phải là người tôi yêu! Tôi ước ao có thể hợp cả Lan lẫn Hữu làm một người". Hữu, cô em họ, xuất hiện trước, đó là mối tình đầu tiên, nên khi có thêm Lan, thoạt tiên với Ngọc, tình cảnh là: "Vướng có Lan, tôi mất cả tự do yêu Hữu", nhưng dần dần Ngọc nhận ra Lan có những điều mà Hữu không hề có, "[h]uống chi Lan yêu tôi có khi còn hơn Hữu: Lan còn biết thương cái tài của tôi nữa. Ở đời, được một người yêu mình, biết mình cũng khó lắm chứ!" Không chỉ là bạn thanh khí với Ngọc, Lan còn là tri kỷ, lại có một tấm lòng yêu tường chừng như mù quáng; Lan cũng là một con người quyết liệt, như thể sẵn sàng chống đối mọi ràng buộc gia đình, xã hội để được yêu Ngọc. Trước mối cuồng tình như vậy, một cậu bé mười sáu tuổi đầy nhút nhát khó có thể thoát được mảnh lưới đã buông, cho đến lúc phải bật ra ý nghĩ: "tôi vẫn tin ái tình chuyên nhất mới thật là ái tình, mà nay tôi tự trông thấy trái tim tôi chia đôi cho Lan và Hữu".
Nhìn lại một cách tỉnh táo, pha rất nhiều "vỡ mộng", nhưng tài năng tiểu thuyết của Nhượng Tống nằm ở chỗ ông vẫn thổi được vào câu chuyện lẽ ra không mấy đặc sắc một tấm màn vi diệu của tình cảm, của lòng thành thực yêu mến tuổi trẻ; giọng văn đầy tiết chế, nhiều khi lạnh lùng, thiên hẳn về hướng phân tích, lại càng làm nổi bật lên một tâm hồn yêu đương nồng cháy, lẫn vào với những dằn vặt nội tâm không ngừng, thậm chí còn nhiều khi đi tới chỗ tự khinh bỉ chính mình. Tâm hồn ấy cũng có thể rất lạ: khi mới đến một khu vườn mới, thỏa lòng mong mỏi được kề cận với những bông hoa, trong lòng Ngọc nảy ra một ý nghĩ: "Thiếu giai nhân, tôi đành mong được gặp hồ, gặp quỷ như những anh chàng nào trong truyện Liêu Trai". Cái tâm hồn Á Đông đa tình trộn lẫn với huyền hoặc này, thỉnh thoảng ta mới thấy, một cách kỳ diệu, ở một số tác phẩm văn chương Việt Nam, chẳng hạn như khi Đinh Hùng viết những câu thơ:
Có những bông hoa, tiền thân là thiếu nữ Những mùi hương rạo rực hiện hình người Hương công chúa và men say hoàng tử Cánh bướm thời gian treo võng tóc buông lơi
Lan Hữu là cả một bầu trời huyền hoặc của tình tuổi trẻ được Nhượng Tống, sau khi đã thấm thìa rằng "đời là một cuộc đổi thay, muôn sự, muôn vật ở trên đời, nào có cái gì là vĩnh viễn", thuật lại một cách kỳ diệu. Dau câu chuyện này, đúng như Lưu Trọng Lư đã nhìn ra khi viết lời tựa cho bản in 1940, là chuyện mà ai cũng có, ai cũng giấu đâu đó trong ngóc ngách ký ức mình, thì cách kể của Nhượng Tống, bởi nó thu gom được những tinh túy của Hồng Lâu Mộng lẫn những gì mà chỉ mình tâm hồn Nhượng Tống mới có, vẫn còn gây rung động mãnh liệt ở độc giả sau đến ba phần tư thế kỷ.
Lan Hữu chính là một khu vườn, khu vườn ngôn từ của nhà nghệ sĩ Nhượng Tống, cho đến giờ vẫn không hề cũ kỹ, thậm chí còn mới mẻ đến bất ngờ, và đó cũng là một khu vườn hoa, nhưng là một khu vườn không hề tầm thường, nơi in dấu hạnh phúc và cũng chứa đựng biết bao nhiêu thương xót của một dĩ vãng: "Kìa cảnh vườn hoa, tôi không dám bước chân ra nữa: Đấy là nơi nghĩa địa đã vùi xương [cái "tôi" mơ mộng và sung sướng]". Khu vườn ấy xứng đáng được những tâm hồn đồng điệu viếng thăm với lòng ngưỡng mộ chân thành.
Cao Việt Dũng° ° ° Ghi chú: Văn bản Lan Hữu được khôi phục một cách nguyên vẹn so với ấn bản Lê Cường, 1940, chỉ sửa rất ít chính tả và thêm một số chú thích. Cuối sách sao lục hai bài thơ của Nhượng Tống giống như ở ấn bản Lan Hữu của nhà xuất bản Á Châu.
_________________________
[1] Ban đầu nhà xuất bản Đời nay đặt cho nó nhan đề Thanh Đức và hệ thống quảng cáo của Tự Lực văn đoàn còn gán cho nó một tên phụ, Tội lỗi; sau này khi Nhất Linh cho tái bản cuốn sách ở Sài Gòn, cuốn tiểu thuyết trở lại nhan đề ban đầu mà Khái Hưng đã chọn lúc sinh thời: Băn khoăn. [2] Các chi tiết liên quan đến cuộc đời Nhượng Tống sử dụng trong bài viết đều đã được xác nhận bởi bà Hoàng Lương Minh Viễn, con gái độc nhất của Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân, hiện vẫn sống ở Hà Nội. [3] Của Liễu Tuyền tiên sinh, do nhà xuất bản Tân Việt in năm 1947; lúc này nhà Tân Việt mới chuyển trở lại vào trong Nam. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Lan Hữu - Nhượng Tống Thu 29 Jul 2021, 06:59 | |
| Lời tựa (cho ấn bản 1940)
Người đề tựa với tác giả là chỗ thân tình, nhưng không phải vì cớ ấy mà tán hươu tán vượn, vẽ rồng vẽ rắn vào cuốn sách. Người đề tựa cũng không phải là cốt để giới thiệu ông Nhượng Tống với độc giả. [...]4 Quyển Lan Hữu chính là một trong những tập văn của Nhượng Tống viết trong thời gần đây. Một cuốn tiểu thuyết tình không hơn, không kém. [...]5 Nhượng Tống, trong một thuở, đã có những rung động tưng bừng, trong sáng hay âm u mà nay anh cứ việc chép lại, qua ký ức. Người ta trong một đời, ai lại không có một câu chuyện tâm sự để thuật lại hay để chép ra. Nhưng cả cái giá trị, cả nghệ thuật là ở sự kể lại mà thôi, chứ thực ra, những câu chuyện của người ta đều na ná giống như nhau cả: cũng chỉ là những bản đàn thiên cổ - tuy có đổi xoang, đổi điệu mà vẫn là những bản xưa, đã giấu ở trong lòng người, cái lòng người duy nhất, không xứ sở không kim cổ.
Lan Hữu cũng chỉ là cái mộng - hay những cái bóng mộng ở trong giấc ngủ tưng bừng của các người niên thiếu, ở đây, cũng như ở trong các giấc mộng khác của người niên thiếu, người ta cũng vẫn tìm thấy ở trong, cái rộn rực, cái quằn quại, cái bâng khuâng: sự chia ly ở trong tâm hồn, ở trong cuộc đời.
Nhưng mộng đẹp đến đâu, rồi cũng tàn, và chì để lại cho người ta một chút thương tiếc ở trong lòng hay đầu lưỡi. Mối tiếc thương ấy, ở văn nhân, thành gần như là một duyên nợ cả đời. Người ta lúc nhỏ ai cũng có một điều buồn não, một chuyện thương tâm. Cái buồn ấy ở một vài người thường thường mỗi năm về một lần... giống như cái cuộc du lịch hằng năm của các con chiên về đất Thánh. Truyện Lan Hữu chính là cái buồn hằng năm của người ta, đã về theo một ngọn gió đầu thu hay cuối hạ.
Lan Hữu cũng là một ngọn gió hằng năm đến gợi dậy ở trong lòng ta những hình bóng âm u của một chuyện cũ - mà ai ai lại chẳng có một câu chuyện như thế...?
Đó chỉ là như lời Baudelaire đã nói:
Một giấc mộng nồng nàn dệt xe trên gối kẻ thiếu niên.
Vì thế, Lan Hữu là cuốn sách của mọi người... Nhưng không phải là một cuốn sách tầm thường: tác giả đã cho nó một sức mạnh huyền diệu khiến cho ta không thể ngừng lại một quãng nào ở trên quyển sách. Ta chỉ muốn đọc nhanh đi cho chóng hết, để hưởng thú gấp sách lại.
Tất cả giá trị, tất cả tài nghệ của cuốn sách là ở chỗ này: tác giả là một người kể chuyện rất khéo, khiến cho một câu chuyện của mình mà người tưởng như của người, một câu chuyện rất bình thường mà tưởng như rất mới lạ, một giấc mộng hằng ngày ở bên gối, mà tưởng như xa vời ở trong một trời nước xa xôi... Vì tác giả là một nhà tiểu thuyết xứng với danh nghĩa ấy. Và đó chỉ mới là sự bắt đầu...
Lưu Trọng Lư
______________________
[4] Kiểm duyệt thời Pháp thuộc bỏ mười ba dòng. (Các chú thích trong sách, nếu không có ghi chú thêm, đều là của Cao Việt Dũng). [5] Kiểm duyệt thời Pháp thuộc bỏ ba dòng.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Lan Hữu - Nhượng Tống Thu 29 Jul 2021, 07:14 | |
| 1 Ví phỏng đời tôi còn có những ngày tốt đẹp đến đâu nữa, tôi cũng vẫn nhớ hồi năm tôi mười sáu tuổi là có hạnh phúc. Hạnh phúc ấy, tôi đã tìm thấy ở trong một vườn hoa.
Nguyên từ bé tôi đã có tính yêu hoa...
Tính ấy hoặc tự trời phú cho tôi. Dù vậy, cũng bởi ông tôi gây cho tôi nữa. Ông tôi là một ông già, bỏ quan về nhà từ ngày còn trẻ; mà xã hội chỉ là một đàn cháu, mà thế giới chỉ là một vườn hoa. Trong các cháu, ông tôi yêu nhất tôi. Vì tôi thìn nết6 và thông minh, ông tôi bảo vậy và người nhà tin vậy. Nay tôi nghĩ lại thì không phải vì thế. Một người đậu thủ khoa trường Nam từ năm mười bảy như ông tôi quyết không thể mãn ý về phần thông minh của tôi được: tôi là một đứa "học trước quên sau". Tôi ngày bé lại cũng không thìn nết chút nào. Tôi uống vụng rượu. Tôi ăn cắp tiền. Tôi chửi nhau, đánh nhau với hồ khắp các trẻ con trong làng. Tôi không hề ham đọc những sách mà ông tôi dạy. Trái lại, những sách ông tôi cấm, tôi lại đọc trộm và đọc mãi đến nỗi có khi thức suốt đêm, hay quên bữa không về ăn. Mà những cái "chết hư" ấy của tôi, ông tôi biết cả. Nay tôi nghĩ lại thì ông tôi yêu tôi nhất, chỉ vì tôi là đứa cháu trai sinh trước nhất của ông tôi. Mẹ tôi thường nói chuyện lại cho tôi nghe rằng: "Bấy giờ ông chưa có cháu trai nên mẹ đẻ được con ra, ông mừng lắm. Đêm hôm ấy ông uống rượu suốt sáng. Sáng ra, ông mới đặt tên cho con là Lương Ngọc. Ông bảo đặt tên cho con là 'Ngọc' là ý ông quý con như ngọc. Thêm chữ 'Lương' nữa, là ý ông mong cho con đã là ngọc, thì phải là 'ngọc lành'." Nhiều khi mẹ tôi kể lại chuyện ấy, thầy tôi - tôi gọi cha tôi là thầy - lại nghiêm mặt bảo tôi: "Ấy mày nghe đấy! Làm thế nào cho khỏi phụ tấm lòng ông cha kỳ vọng ở mày!" Trời ơi! Tôi biết làm thế nào cho khỏi phụ tấm lòng ông cha tôi kỳ vọng ở tôi?
Thiên hạ chỉ những kẻ yêu nhau mới thật là những kẻ làm khổ nhau. Ông tôi yêu tôi, thế tất phải làm khổ tôi...
Năm tôi lên năm tuổi, ông tôi đã bắt tôi phải rời xa lòng mẹ, về ở với ông tôi. Tôi còn nhớ khi ấy tôi khóc lăn lóc chạy theo mẹ tôi. Nhưng các chị con bác tôi cố ôm tôi, bắt tôi trở lại. Giận quá, tôi đâm khùng, chửi cả các chị. Nhưng các chị không giận, chỉ cười khúc khích và đem quà dỗ tôi. Mấy ngày hôm sau, mỗi khi vắng, nhất là khi chiều tối, tôi lại sụt sịt khóc một mình. Nhưng dần dà cũng không khóc nữa. Cho tôi chơi một tháng rồi, ông tôi làm lễ vỡ lòng cho tôi.
Rồi vài, ba tháng sau, ông tôi mới bắt tôi "vào văn phép". Ông tôi giảng cho tôi những thế nào là "đứng như núi"; thế nào là "ngồi như thần thi"... Từ đó, trước mặt ông tôi, bao giờ tôi cũng phải làm phép "hãm mình"! Đứng, không dám khèo chân nọ sang chân kia. Ngồi, phải xếp chân bằng tròn và chắp tay lại... Còn bao nhiêu những điều phiền phức nữa! Cho bọn nhà nho "câu thúc thân thể", các thánh Tàu đã bày ra "ba trăm uy nghi, ba nghìn lễ nghi!" Lại vài ba năm sau, mỗi khi có khách, ông tôi lại gọi tôi lên cho họ hạch về câu đối, về thơ ứng khẩu. Thực những lúc tôi đứng lượm tay cúi đầu mà nghĩ "văn chương" ấy, tôi thấy khó chịu [...]7. Tôi còn nhớ một lần ông tôi và một ông khách bắt gặp tôi đương bắc thang leo lên đầu nhà, thăm một tổ chim di. Tôi vội vàng leo xuống, mặt tái mét. Hai ông bắt tôi phải làm một bài thơ "tức sự". Tôi cắn nát mười đầu móng tay rồi đọc:
Một tổ chim di được bốn con Chưa lông; chưa cánh hãy còn non. Bao giờ cho nó ra ràng nhỉ? Gắp chả mời ông nhắm rượu ngon! Khách khen hay. Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu được cái hay của bài thơ ấy!... Lại một lần, tôi đương cho bốn con chào mào non ăn châu chấu, thì phải gọi vào đem thông minh cho người ta thử. Khách là bạn thân của ông tôi, hết câu đối này đến bài thơ khác, rở hãm8 mãi tôi cho đến chiều tối. Đến lúc tôi thoát nạn chạy ra bên lồng chim, thì, vì vắng tôi, nắng đến không ai cất lồng vào chỗ râm, bốn con chim trong lồng đã chết khô tất cả. Thế mới khổ thân tôi! Tôi liền liệm chúng nó vào một mảnh lá chuối, rồi lấy dao đào đất, đem chúng nó đi chôn. Chôn xong, tôi ngồi bên mả chim mà khóc nức nở, thảm thiết. Mấy ngày sau, tôi bòn nhặt được bốn cái vỏ diêm, liền bốc mả cho chúng nó.
Tôi chỉ kể mấy chuyện đó thôi. Những cái ông tôi làm khổ tôi còn nhiều. Biết đâu cách giáo dục của ông tôi chẳng có trách nhiệm lớn về cái tinh thần nhu nhược, cái thân thể yếu ớt của tôi ngày nay? Dù vậy trừ mẹ tôi ra thì ông tôi là người yêu tôi nhất trong đời. Điều đó, tôi có thể nói chắc được. Cũng vì thế mà nhiều cái ông tôi nuông tôi lắm. Có cái gì ăn, ông tôi tất cho tôi trước. Tối đến tôi được ngủ trong giường ông tôi. Mùa rét, ông tôi ấp tôi vào bọc. Mùa bức có khi tôi thức dậy, còn thấy ông tôi ngồi quạt cho tôi. Mỗi khi có nơi đón ông tôi đi đề chủ hay đề thần vị9, tôi lại được một quản bút quấn kim tuyến, và một bộ quần, áo màu, may bằng những vóc, lụa lót tay. Cái gì cũng thừa tôi rồi mới đến các cháu khác, ông tôi lại xé giấy mà vẽ cho tôi những bức tranh nhỏ. Và lấy "xương vỏ" mà gọt những tượng nhỏ cho tôi bày chùa. Khi thường cũng như khi có lỗi, ông tôi chỉ khuyên bảo tôi bằng giọng ôn tồn. Tôi không hề bị ông tôi đánh, đập. Do đó, ngoài sự sợ, tôi cũng yêu ông tôi và yêu cả những cây hoa mà ông tôi yêu. Là vì ông tôi yêu thứ hoa nào, lại cắt nghĩa cho tôi biết tại sao mà ông tôi yêu. Và tôi khi ấy, ông tôi nói gì tôi cũng cho là phải cả. Những khi tôi theo ông tôi ra vườn, lại được nghe ông tôi kể cho nghe các chuyện cổ tích về hoa. Nào chuyện Võ Tắc Thiên bắt hoa đi đày, nào chuyện Đường Minh Hoàng giục hoa phải nở. Nào vô số những chuyện hoa hóa ra người, người hóa ra hoa. Nghe nhiều những chuyện ấy, tôi thành ra coi các hoa trong vườn đều là những người bạn có cảm giác như tôi, chỉ kém tôi cái biết đi và biết nói. Bởi vậy, nhiều khi vắng vẻ, tôi thơ thẩn ngoài vườn, một mình nói chuyện với hoa.
Tôi ở với ông tôi mãi đến khi ông tôi mất. Năm ấy tôi mười bốn tuổi. Sau khi khóc ông tôi, tôi về ở với thầy mẹ tôi. Bấy giờ tôi mới bắt đầu học quốc ngữ và chữ Pháp. Đó là ý định của thầy mẹ tôi ngay từ năm tôi mười tuổi. Ấy là năm Ất Mão, năm mà ở Bắc Kỳ người ta bắt đầu bổ chõng và bẻ gọng lều [...]10, năm mà ông cha tôi đã mất cái hy vọng cho tôi làm ông Nghè ông Cử để nối dõi cái mạch thư hương của nhà tôi, truyền từ đời Lê cho đến bấy giờ! Nhưng khi ông tôi còn, thì cái ý định ấy không làm nổi... Hai năm tôi mười bốn, mười lăm, có thể là những năm khổ nhất trong đời tôi. Từ khi về ở với thầy, mẹ tôi, tôi không còn có hoa mà xem, và không còn có tiểu thuyết mà đọc. Vả lại, tôi cũng không còn dư thì giờ nữa. Tuổi tôi đã lớn, tôi cần phải cố sống, cố chết mà học. Nhiều đêm phải rửa mặt hàng chục lần cho đỡ buồn ngủ. Bây giờ nghĩ lại, tôi lấy làm lạ rằng sao tôi không mắc bệnh ho lao!
Cuối năm mười lăm, thầy tôi đổi về Thái11. Nhà tôi ở trọ trong nhà chú Hường tôi. Sở dĩ tôi gọi thế, là vì ông ấy có mua hàm Hồng lô tự Thiếu khanh, và với thầy tôi là đôi con cô, con cậu.
Năm sau tức là năm tôi mười sáu tuổi - năm mà tôi đã nói rằng tôi tìm thấy hạnh phúc ở trong một vườn hoa. Cái vườn hoa ấy là của chú tôi. So với vườn hoa của ông tôi, nó vừa rộng hơn, vừa nhiều hoa lạ hơn nữa. Ngay hôm mới đến tôi đã nhảy ra vườn và thơ thẩn, tối ngày không chán. Tuy vậy, cái hạnh phúc của tôi năm ấy, không những là lại được yêu hoa, mà còn là bắt đầu được yêu Mai Hữu, con gái chú tôi...
_______________________________
[6] Ý nói tính nết thuần và tốt. [7] Kiểm duyệt thời Pháp thuộc bỏ ba dòng. [8] Rở hãm: "rỡ" thì đúng hơn là "rở", có nghĩa là gỡ ra, còn "hãm" nghĩa là chôn vùi. "Rỡ hãm" có thể hiểu như dây dưa, nâng lên đặt xuống, xoay vần. Kiều có câu: "Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi" nghĩa tương tự. [9] "Đề chủ": thông thường bài vị trên bàn thờ có viết trước chữ chủ nhưng còn thiếu nét. Đám tang làm lễ từ nhà đến mộ, tới giữa đường dừng lại để làm lễ đề chủ. Bậc quan viên hay đại khoa được gia đình mời viết nốt chữ chủ (một chấm trên đầu và một nét sổ). Cũng có nơi lễ đề chủ được thực hiện sau khi an táng từ 49 ngày đến hai năm. "Đề thần": thường thực hiện trong lễ chiêu vong (bao gồm chiêu vong, đề phan, đề thần). Tuy nhiên nhiều nơi gọi đề thần chung với lễ đề chủ thành lễ đề thần chủ. [10] Kiểm duyệt thời Pháp thuộc bỏ mấy chữ. [11] Địa danh "Thái" trong cuốn sách nên hiểu là Thái Bình: cha của nhân vật chính được giới thiệu là "thủ khoa thành Nam", và khi được gọi về, nhân vật chính từ nhà "chủ Hường" về tới nhà chỉ trong vòng một buổi, như vậy sẽ là hợp lý nếu là từ Thái Bình về một nơi gần Nam Định. Rất dễ nhầm "Thái" là Thái Nguyên vì ở chương XV, Nhượng Tống để cho nhân vật nhắc đến "Thái Nguyên".
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Lan Hữu - Nhượng Tống Wed 04 Aug 2021, 08:37 | |
| 2 Năm ấy, tôi đã được yêu Mai Hữu. Nhưng trước đó, tôi đã được yêu hoa, và cả yêu tiểu thuyết nữa. Tôi đã nói tôi thích hoa và thích tiểu thuyết đến mực nào.
Khi ấy, tôi đã không cần phải học lối "khổ sai" nữa. Tôi đã có nhiều thì giờ rỗi. Thứ Năm, Chủ nhật, tôi đã được nghỉ, được chơi. Theo tính thích của tôi, các trò tiêu khiển cho tôi không gì bằng ra vườn hoa của chú tôi mà thẩn thơ, cùng mượn tiểu thuyết của chú tôi mà đọc. Lần mượn đầu tiên, tôi phải năn nỉ xin chú tôi đừng cho thầy tôi biết. Vì theo ý thầy tôi, thì tôi cần phải lúc nào cũng dán đôi con mắt vào những sách vở mà nhà trường dạy. Còn bao nhiêu thứ có thể cho tôi vui một chút, thầy tôi đều cho là "ngoạn vật táng chí"1. Cũng bởi thế mà tôi không dám đọc tiểu thuyết ở trong nhà. Tôi phải đọc vụng ở ngoài vườn hoa. Nhiều khi đọc mải, dưới bóng trăng tôi cũng cố mà nhìn cho ra những chữ lí tí trong những sách in bằng thạch bản. Cái đó, sau này có kết quả trong đời tôi: mắt tôi bây giờ gần như cận thị.
Tâm hồn tôi lúc nhỏ rất lãng mạn và rất giàu thi vị. Nó khảng khái sau khi đọc các chuyện nghĩa hiệp; nó hăng hái sau khi đọc các chuyện anh hùng; nó nhàn nhã, nhẹ nhàng, sau khi đọc các chuyện ẩn dật, thần tiên. Từ khi về ở với thầy, mẹ tôi, ròng rã hơn một năm trời, nó bị cái thực tại buồn tẻ, thấp hèn đuổi lạc đi xa lắc! Thay vào nó, óc tôi phải chứa một tâm hồn khác: tâm hồn một đứa trẻ cố lăn lóc chạy theo một mục đích thiết thực, mục đích kiếm ăn! Nhưng khi ấy thì hoa và tiểu thuyết lại gọi cái hồn thơ của tôi tỉnh lại một, đôi phần. Dù vậy, nó không còn là cái hồn xưa, sau khi tôi đọc những chuyện anh hùng, nghĩa hiệp, ẩn dật, thần tiên. Mười sáu tuổi trên đầu, tôi chỉ còn cái hồn thơ khao khát, mơ màng, sau khi tôi đọc những chuyện giai nhân, tài tử... Trong vườn hoa, cuốn tiểu thuyết đã gấp bỏ túi, tôi ngồi, đứng bơ thờ mà nhìn cảnh vật. Dăm ba con bướm, cánh sặc sỡ, xập xòe lượn quanh, hay lẩy bẩy đậu trên mấy đóa hoa hồng. Một con oanh véo von lên tiếng hót, ẩn mình trong bóng liễu thướt tha. Đàn chim khuyên vừa gọi nhau, vừa bay, nhảy tìm sâu trên các cành đào, cành mận. Hay là: trong làn gió hiu hiu, một mùi hương của một thứ hoa nào bay thoáng. Dưới bóng trăng vàng, mát, bóng cành, bóng lá một bụi trúc, một bụi trúc đào, in lại mặt tường, vẽ lên một bức tranh thủy mặc... Trong những lúc ấy, hồn thơ của tôi lại hiện ra và chiếm lấy cả người tôi. Nó man mác. Nó bồi hồi. Nó như muốn bay liệng theo đàn bướm; ca hát theo tiếng chim; lay động lả lơi theo các bông hoa, tàu lá. Tôi khao khát. Tôi mơ màng. Tôi thấy vườn hoa ấy thật đáng là vườn tình của một cặp giai nhân, tài tử. Tôi điên cuồng mà tự cho mình cũng là một tay tài tử. Nhưng... tìm đâu cho thấy giai nhân? Nhiều khi tôi ngồi một mình ở trong vườn cho mãi đến canh khuya. Thiếu giai nhân, tôi đành mong được gặp hồ2, gặp quỷ như những anh chàng nào trong truyện "Liêu Trai". Nhưng hồ với quỷ hình như chỉ cười thầm tôi điên dại. Chứ không hề cảm đến tấm si tình của tôi. Tôi mong, tôi đợi đến thế nào, cũng không hề được gặp!
Ấy thế rồi có một hôm, tôi tìm thấy giai nhân của tôi ở trong người Mai Hữu...
Hữu kém tôi hai tuổi và học dưới tôi một lớp. Từ khi về Thái, tôi với Hữu là bạn học chung đèn. Chú tôi dặn Hữu: "Có chỗ không hiểu, con hỏi anh". Ban đầu còn lạ, nhưng vài ba hôm chúng tôi đã thân nhau. Tuy vậy, nếu trí nhớ tôi không nhầm, tình thân của tôi đối với Hữu ban đầu chỉ là tình thân của đôi anh, em họ. Nhưng sau đêm mồng mười tháng Hai năm ấy - cái đêm không bao giờ tôi quên được - thì tôi nhìn Hữu không còn là người trong họ nữa, mà là người trong lý tưởng tôi...
Trước đấy luôn mấy hôm, trời gió bấc và mưa phùn. Đến hôm ấy, trời "bật nắng lên" cái nắng ấm áp của mùa xuân. Vì hôm sau là thứ Năm, tôi không phải làm cái khổ dịch học bài để sớm mai vào đọc trong trường. Buổi tối đến, tôi ra ngồi trên một tấm ghế đá đặt ở trong vườn mà chờ hồ, đợi quỷ... Dưới trăng, các cây hoa hiện ra trước mắt tôi như những mặt bạn thân, vắng mấy ngày mới lại gặp. Cúi nhìn bóng hoa dưới đất, tôi chợt nhớ mấy câu thơ Kiếm Nam3:
Trăng sáng nhuộm sân ngoài. Ngồi rù, ngại bước chơi. Phải đâu mình sợ lạnh: E giẫm bóng hoa mai!
Gió hây hây thổi. Mấy làn mây mỏng theo nhau chạy lướt dưới vầng trăng, làm cho ánh trăng khi tỏ, khi mờ. Tôi ngẩng lên nhìn vầng trăng ở giữa các lớp mây, thấy như một con thuyền đương thuận gió chạy nhanh ở giữa vùng bể sóng. Tôi bỗng ước ao được ngồi con thuyền ấy đi khắp bốn phương trời để tìm người trong ý. Tôi mơ màng đến những cô tiên đa tình trong các chuyện đời xưa. Chợt trong làn gió nhẹ, tôi thoáng thấy có mùi nước hoa. Tôi nhận ngay ra là mùi nước hoa xức tóc của Hữu sau mỗi khi gội đầu. Tôi kinh ngạc, không hiểu tại sao mùi thơm quen ấy bấy giờ lại làm cho lòng tôi nảy ra một cám giác lạ. Lòng tôi thấy bồi hồi hơi rạo rực. Tôi ngảnh lại thì Hữu đã bước đến bên cạnh. Dưới ánh trăng, khuôn mặt trái xoan của Hữu, in trên mớ tóc đen nhánh bỏ xõa xuống hai vai, tôn thêm vì bộ quần áo trắng mặc ngoài, tôi thấy đẹp hơn ban ngày nhiều lắm. Lòng tôi lại càng động. Trong khi ấy thì Hữu đã hỏi tôi:
- Anh ra đây lúc nào thế?
Tôi ôn tồn đáp:
- Anh vừa ra, em ngồi xuống đây.
Hữu ngồi xuống bên tôi, cười cười, nói nói những chuyện không đầu, không đuôi. Tôi nghe mà không hiểu. Tôi đã để cả tinh thần mà nhìn Hữu. Trong lòng thì có cái cảm như khi tôi hôn một đứa trẻ sạch sẽ, xinh xắn: muốn ôm chầm lấy, cắn một miệng má mà nuốt đi cho thỏa lòng yêu!... Hữu bỗng cười to và nói to:
- Ô kìa! Ừ là thế nào, anh? Em hỏi bóng anh đâu kia mà?
Tôi như người chợt tỉnh, cười chỉ cái bóng mà rằng:
- Kia chứ đâu!
- Không phải rồi! Bóng em đấy chứ!
Thực ra thì Hữu ngồi cạnh tôi, dưới ánh trăng soi chếch, bóng Hữu và bóng tôi đã nhập làm một. Tôi lại cười:
- Thế ra anh không có bóng! Thôi! Anh là ma quách rồi: chỉ có ma mới không có bóng!
- Đừng nói thế, em sợ.
Vừa kêu thế, Hữu vừa nắm chặt lấy cánh tay tôi và ngồi dịch lại gần tôi. Trong người tôi, thấy một mối cảm kỳ dị, êm ái như thế nào, không sao nói ra được, chúng tôi ngồi yên lặng dưới trăng.
Ngay lúc ấy, xa nghe có tiếng trẻ cười nói. Mấy đứa em tôi, và em Hữu đã từ trong buồng học chạy ra vườn. Có đông người, Hữu rủ chơi trò "chi vi"4. Tôi và các em ưng ý ngay. Hữu liền xòe một bàn tay ra, cho chúng đặt mỗi đứa một ngón tay trỏ vào. Rồi Hữu bắt đầu đọc:
"Chi vi chành chành. Cái đanh thổi lửa..."
Tôi cố tình để chậm ngón tay, cho Hữu "hập" phải. Rồi ngồi xuống ghế cho Hữu lấy hai bàn tay mà bịt mắt tôi. Khi các em đã đi ẩn xong, Hữu mới buông tôi ra mà đi ẩn sau cùng. Trước khi buông, Hữu không quên giao hẹn với tôi phải nhắm mắt cho đến lúc nào nghe tiếng Hữu "hú tim". Và sau khi buông tôi, Hữu cũng không quên vừa cười vừa thề với lại câu: "Ai mà ti hí, chuột chí cắn mắt đấy!" Y lời hẹn, tôi nhắm mắt ngồi cho mãi đến lúc nghe tiếng "hú tim" vang bốn phía, mới đứng dậy đi tìm từng đứa em một. Rồi trong lòng tôi thấy nhẹ vui sung sướng, trong khi đến bên bụi nhài, nắm cánh tay Hữu mà lôi Hữu ra ở dưới khóm hoa...
Chúng tôi chơi đương lúc náo nức thì người nhà ra gọi vào. Tôi bùi ngùi như khi xem một tích hát đương hay mà phải bỏ ghế đứng dậy. Vào trong nhà, trông thấy thầy, mẹ tôi, lòng tôi tự nhiên sinh ra hổ thẹn. Tôi hổ thẹn về những ý nghĩ của tôi khi ngồi đối với Hữu. Tôi tự cho tôi là có tội. Nhưng khi vào giường nằm thì những ý nghĩ ấy lại theo bóng tối mà trở lại óc tôi. Tôi bỗng bực mình cho tôi sao không sinh ở những nước ngoài: những nước dù đôi con cô con cậu ruột cũng có thể lấy nhau được. Ở nước mình, con cô, con cậu ruột không lấy được nhau cái đó đã hẳn. Những cháu cô cháu cậu ruột có lấy được nhau không? Tôi sực nhớ muốn rõ điều đó, cần phải xem bộ hội điển Gia Long! Nhưng bộ sách ấy lại ở tận nhà quê, tôi có bay về mà xem ngay sao được! Lòng tôi bị ngờ vực vò xé. Thế rồi tôi cầm chừng như sự tôi yêu Hữu là phạm cấm. Cõi lòng tôi bỗng hóa một chiến trường mà quân địch đôi bên đương xô xát nhau kịch liệt: bên tình và bên lễ. Bất thình lình, tôi bỗng như thấy một ông thánh Tàu nào ghé tận tai tôi mà thét to cái "mạnh lệnh đích xác": "Phát hồ tình, chỉ hồ lễ, nghĩa!"5. Mạnh lệnh ấy đập vào óc tôi như một nhát roi điện. Chịu nhát roi ấy, quân bên tình núng thế, chịu thua. Tôi quyết lòng tuyệt giao với thằng giặc Tình, nếu nó dám đương đầu với ông chúa Lễ. Không phải tôi có yêu gì ông chúa chuyên chế ấy. Nhưng tôi sợ ông, vì ông có quyền lột hết danh dự tôi, có quyền ruồng đuổi tôi ra ngoài gia đình, ngoài xã hội. Bồ hôi trán tôi mướt ra, trong khi nghĩ đến rằng nếu tôi yêu Hữu, quả là trái lễ! Tôi thở dài mà than cho bao nhiêu hạnh phúc chịu hy sinh vì những mớ giấy lộn ở trong đời!
Mấy ngày hôm sau tôi những băn khoăn về cớ không biết tôi yêu Hữu có hợp lễ không! Tôi nhìn Hữu bằng đôi mắt buồn rầu. Mắt tôi càng thấy Hữu đáng yêu bao nhiêu, thì lòng tôi lại càng âm thầm đau đớn bấy nhiêu. Nhưng may sao! Làn mây ngờ vực sau khi làm u ám cõi lòng tôi suốt mấy đêm ngày, vì một sự tình cờ, đã tan như lớp khói...
Trong một bữa cơm, thầy, mẹ tôi nói chuyện với nhau về một đám mới cưới mà đôi vợ, chồng là đôi cháu cô, cháu cậu ruột. Thầy tôi phàn nàn là: lấy nhau gần quá! Mẹ tôi thì nói bằng giọng mai mỉa:
- Thì "hoài chuồng trấu ta cho gà người bới" chứ sao!
Nghe xong câu chuyện ấy, lòng tôi hồi hộp nửa mừng, nửa lo. Cái cớ ấy, ai cũng có thể đoán mà biết được. Dù vậy, trí tôi cũng được một lúc nhẹ nhàng. Tôi đã tự đáp được một câu hỏi mà luôn mấy hôm, không mấy lúc là tôi không đem ra để tự hỏi. Trong xã hội đã có những đôi cháu cô, cháu cậu ruột chính thức lấy nhau, thì sự yêu nhau của những đôi ấy, cố nhiên là không trái lễ rồi. Nhưng chỉ trong giây lát, trong trí tôi lại nảy luôn ra hai câu hỏi nó làm cho tôi bối rối chẳng kém gì câu hỏi trước. Tôi tự hỏi: Nhưng Hữu có yêu mình hay không?
Nếu không, làm thế nào cho Hữu yêu mình? Cố nhiên tiếng "yêu" tôi nói đây không phải là chỉ lòng yêu nhau của anh em, mà là chỉ lòng yêu nhau của trai, gái, vợ, chồng. Tôi nào có cần gì đến lòng yêu anh em của Hữu! - Nói thế, tôi lại không khỏi tức mình cho loài người, trong việc đặt tiếng nói, nhiều khi tỏ ra hà tiện quá: bao nhiêu mối tình cảm khác nhau họ nỡ đem gói tròn cả vào trong một tiếng "yêu"! ______________________
[1] Kinh Thư. "Ngoạn nhân táng đức, ngoạn vật táng chí" (Khinh nhờn người thì hỏng đức, khinh thường vật thì hỏng chí). Nhưng ờ đây cũng nên hiểu thêm theo ý nếu quá quan tâm, thích thú một số thứ thì sẽ làm hỏng chí.
[2] Hồ ly tinh, như hay thấy trong truyện Liêu Trai.
[3] Bản Lê Cường 1940 in nhầm thành "Kiến Nam". Nhượng Tống muốn nhắc tới nhà thơ Lục Du đời Tống; Lục Du sẽ còn xuất hiện thêm một lần nữa trong sách. Bài thơ trên đây dịch từ bài "Mai hoa tuyệt cú" (ta nên nhớ nhân vật Hữu tên đầy đủ là "Mai Hữu") rút từ tập Kiếm Nam thi thảo của Lục Du, phiên âm tiếng Hán như sau: Sơn nguyệt hạo trung đình U nhân tửu sơ tỉnh Bất thị kiếp thanh hàn Sầu đạp mai hoa ảnh
[4] Chi vi: tên đầy đủ là "Chi vi chi vít", tức trò trốn tìm của trẻ em. Một em chia bàn tay ra các em khác đặt một ngón tay vào. Một em khác đọc hoặc hát lời đồng dao, khi lời đọc kết thúc, em bé đang xòe tay sẽ bập năm tay vào, nắm được ngón tay em nào, em đó phải bịt mắt để các em khác đi trốn.
[5] Xuất phát từ tình, dừng lại bởi lễ nghĩa. Ý nói dẫu có tình với người thì vẫn phải biết giữ lễ, nghĩa.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Lan Hữu - Nhượng Tống Thu 05 Aug 2021, 06:43 | |
| 3 Tôi vò đầu mà nghĩ xem làm thế nào cho Hữu yêu tôi.
Tôi nhìn lại những điều đã xảy ra ở cõi lòng tôi trong mấy hôm vừa qua. Tôi khờ dại mà tin lòng Hữu cũng như lòng tôi. Tôi cho rằng trước khi làm cho Hữu yêu tôi, cần phải làm cho Hữu biết sự yêu tôi là ở trong vòng lễ giáo. Tôi chưa nghĩ đến kế làm cho Hữu yêu tôi vội. Tôi hãy nghĩ đến cách làm cho Hữu biết: Tôi cùng Hữu, nếu yêu nhau, có thể lấy được nhau...
Cũng như một vài người bạn tôi, tôi hồi đó rất sính viết văn. Chẳng những có gan viết, tôi còn có gan gửi đi các báo nữa. Cũng vì thế, ngày nào tôi cũng mượn các báo của chú tôi. Ông này mua đủ mọi thứ báo quốc văn, nhưng mua để bày cảnh buồng tiếp khách hơn là để đọc. Mỗi khi cầm tờ báo, tay tôi lại run run và trong lòng lại chứa chan hy vọng. Nhưng khi tôi trông khắp tờ báo không thấy tên mình đâu cả thì tôi lại thở nấc lên một tiếng cho đỡ buồn. Tôi lại có thừa ngốc thừa tem để hỏi các ông chủ bút các báo: Tại sao không đăng bài của tôi? Cũng may mà không ai chơi ác trả lời cho tôi cả. Tuy vậy mà tôi vẫn kiên nhẫn, vẫn chịu khó gửi văn đi các báo. Mãi sau, những văn thơm tho và giá trị của tôi mới được hoan nghênh vào báo Khai Hóa, trong mục "Thiếu Niên văn đàn". Ông chủ nhiệm lại có lòng tốt, gửi báo tặng nhà "Thiếu niên văn sĩ"! Bút nào mà tả được sự vui mừng của tôi lần thứ nhất được nhận báo biếu và được thấy văn mình in trên mặt báo! Tôi mà được biếu báo! Văn tôi mà được đăng lẫn với văn các nhà viết báo mà xưa nay tôi vẫn sùng bái, và coi như thần thánh không thể tới gần được!
Đáng cho tôi hãnh diện với các bạn hữu biết là bao nhiêu! Biết là bao nhiêu! Từ đó trở đi, tôi thấy tờ Khai Hóa từ nội dung đến hình thức đều hơn hẳn các báo một từng. Và không bỏ một dịp nào chê bai các báo khác và tâng bốc tờ Khai Hóa. Đền lại sự tận tâm ấy, ông chủ nhiệm vẫn cho tôi cái thú vị được nhận báo biếu, và được đọc lại văn mình trên báo. Những lúc đọc lại ấy, tôi thấy văn tôi hay hơn khi mới viết gấp đến mấy lần.
Nói rút lại là hồi đó, có nhiều lúc tôi ngồi trong buông học mà viết... văn. Và mỗi khi Hữu bắt được là lại đòi xem và hỏi vặt. Tôi đương nghĩ xem thế nào cho Hữu biết: Tôi cùng Hữu yêu nhau chẳng phải là có tội với luân lý thì chợt nhớ đến điều đó. Trong trí tôi bỗng như bật ra một tia sáng. Tôi liền nghĩ ra một kế hoạch rất cong queo hợp với tính nhút nhát của tôi...
Nghĩ đã chín, tôi quyết ý làm ngay. Đương đêm tôi vùng dậy, len lén lên buồng học. Đánh diêm thắp đèn rồi, tôi rút ngăn kéo lấy bộ Thạch đầu ký1. Tôi giở phăn phắt để tìm cho được một bài thơ "khóc hoa" của Lâm Đại Ngọc, tôi nhẩm cho thuộc lòng bài thơ ấy. Xong, tôi xếp dọn tử tế rồi lại len lén trở về giường nằm. Tôi nằm mà dịch lấy được bài thơ dài ấy ra quốc văn. Công việc ấy đã làm cho tôi sáng hôm sau, phải thầy tôi vụt vào vai ba nhát thước thật đau mới biết đường mở mắt dậy! Dậy, súc miệng, rửa mặt xong, tôi xuống ngay buồng học. Hôm ấy là ngày nghỉ học, tôi lấy giấy viết lại bài thơ tôi dịch đêm qua. Viết đến nửa chừng, tôi nghe tiếng giày Hữu bước vào cửa phòng. Tiếng giày ấy như vang động đến trái tim tôi: Hữu đến vào giữa lúc tôi đương mong đợi. Tuy vậy, tôi cứ cắm đầu viết, làm ra bộ mê mải. Trong khi ấy thì mũi tôi đã thoáng thấy mùi nước hoa xức tóc của Hữu. Rồi thì: ngang vai tôi, tôi thấy một vài món tóc của Hữu chạm phải một bên má tôi. Tôi thấy hơi thở của Hữu đưa lại, âm ấm và nhẹ nhàng. Hữu đã đứng sau lưng tôi, ghé mắt lại mà đọc trang giấy tôi đương viết. Tôi đặt bút quay lại, tươi cười hỏi:
- Hữu đấy à?
- Vâng, anh cứ viết đi.
- Nhưng có em đứng đấy, bút nó thẹn, viết không ra chữ!
- Gớm! Thì đấy, để anh viết!
Hữu nguýt tôi rồi quay sang ngồi đối diện với tôi, trên tấm ghế dài đặt bên kia bàn. Tôi cười:
- Anh nói đùa đấy, chứ còn đâu nữa mà viết!
- Thế đưa em coi nào!
Hữu cầm lấy trang giấy tôi viết rồi hỏi tiếp:
- Thơ gì đây, anh?
- Thơ "khóc hoa"!
- Khóc hoa! Anh khéo rõ bày trò lắm!
- Có phải của anh đâu. Anh dịch đấy mà!
- Anh dịch của ai?
- Của Lâm Đại Ngọc. Hay là của người viết chuyện Lâm Đại Ngọc.
- Rõ những người viết chuyện hay bịa! Đời, ai lại khóc hoa?
- Có chứ! Đời đã có người khóc, tất có người khóc hoa.
- Thế là thế nào?
- Thế là anh cho rằng, bao nhiêu người khóc ở đời, đều là mình tự khóc mình cả. Khi nào họ tủi thân thì họ khóc. Có người chết, họ tự mượn chuyện người chết mà khóc. Không có người chết họ mượn một chuyện khác mà khóc. Hoa tàn, hoa rụng, cũng là một chuyện để họ mượn mà khóc được chứ sao?
- Anh nói cái gì mà càng nói càng không ra nghĩa lý gì cả!
Hữu chép miệng nói thế, rồi mỉm cười nhìn xuống trang giấy tôi viết. Câu nói của Hữu đã xa quá với điều tôi liệu trước. Tôi thờ thẫn cả người: cố tìm lời để dắt câu chuyện đến chỗ tôi định nói mà tìm không ra. Một lúc im lặng. Câu chuyện bị đứt quãng. Lòng tôi thấy một mối cảm như là hối hận. Tôi khinh bỉ vô cùng cái giọng triết lý nửa mùa của tôi. Tôi cho chỉ tự nó mà này đây cái kế hoạch nát óc tôi gần suốt một đêm có lẽ đến đi đời! Tôi mai mỉa thầm tôi: "Giở cái giọng ấy ra với các bạn đọc báo đã 'chửi đời' lắm rồi! Nhưng đến giở ra với một cô em mười bốn tuổi thì khí quá! Khí quá!" Giá phỏng không có Hữu ngồi đấy thì tôi quyết tát vào mặt tôi mấy cái thật mạnh! Tôi càng giận tôi thì lòng càng rối và óc càng bí. Mắt tôi chớp luôn mãi. Không cần phải soi gương, tôi cũng tự biết vẻ mặt tôi lúc ấy dơ dáng một cách tức cười, Hữu bỗng ngẩng lên cười hỏi tôi:
- Cái cô trong truyện này "tiểu thư" lắm phải không, anh? Thơ coi sầu thảm quá!
Câu nói ngẫu nhiên của Hữu đã gỡ tôi ra khỏi nơi bối rối. Tôi thấy cái kế hoạch của tôi còn có cơ cứu vãn lại được, vội vàng đáp:
- Em tinh đấy! Nhưng mà ở vào cảnh Đại Ngọc, ai mà chẳng phải buồn!
- Cảnh thế nào kia, anh?
- Cảnh yêu người mà người lại ra chiều hờ hững với mình. Đại Ngọc có tình với Bảo Ngọc, đôi bên là đôi con cô, con cậu...
- Chuyện gì mà nhảm thế! Anh em lại có tình với nhau!
Câu nói của Hữu dù vô tình, song tôi nghe cũng như một câu mắng vào giữa mặt tôi. Tôi ngượng ngùng đáp:
- Không phải nhảm đâu, em! Ở nước Tàu, con cô, con cậu lấy nhau được!
- Rõ thật "Tàu" nhỉ! Đã là anh em, lại còn lấy được nhau...
- Chả cứ ở Tàu, ta cũng có những anh em lấy được nhau.
- Những anh, em thế nào?
- Chẳng hạn như những anh, em cháu cô, cháu cậu...
Câu đó là câu tôi đã nhẩm đi, nhẩm lại ở trong trí có hàng nghìn lượt. Vậy mà khi ấy tôi cũng phải đem hết can đảm ra mới nói được lên tiếng. Và khi nói xong, tôi thấy trên mặt nóng bừng. Nhưng Hữu vẫn thản nhiên cười hỏi tôi:
- Cháu cô, cháu cậu như anh với em ấy à? Anh nói bịa!
- Anh nói bịa làm gì kia chứ!
Rồi tôi dẫn ra làm chứng câu chuyện đám cưới mà tôi mới được nghe hôm trước. Nhưng Hữu vẫn cười, ra vẻ không tin:
- Được! Để em hỏi chú coi!
Tôi choáng cả người, vội năn nỉ:
- Đừng... đừng hỏi chú, Hữu ạ!
- Sao lại đừng hỏi? Đích là anh nói bịa rồi!
- Không phải là anh nói bịa. Nhưng em hỏi, nhỡ chú hỏi lại, ai bảo em thế thì sao?
- Thì sao? Thì em thưa chú: Bẩm, anh Ngọc anh ấy bảo con thế ạ!
- Ấy thế mới chết! Chú mới mắng cho cả anh lẫn em không biết lối nào mà rỡ2! Chú bảo: Anh em mày ra không chịu bảo ban nhau học hành gì cả! Chỉ ngồi nói nhảm với nhau thôi!
- Anh sợ thế à? Thế thì thôi, em không hỏi nữa!
Hữu nói đến đấy thì con Huệ, con hầu Hữu, từ ngoài bước vào, mời Hữu lên nhà ăn cơm. Tôi lại cầm lấy tờ giấy của tôi viết. Mắt tôi nhìn vào đấy song trí tôi thì để vào chỗ cái kế hoạch của tôi đã thất bại một cách khốn nạn! Tôi đã cho Hữu biết cái lẽ mà tôi muốn cho Hữu biết. Nhưng cho Hữu biết, cái đó không cần lắm. cần là chỗ Hữu chịu tin lời tôi. Thế mà Hữu đã tỏ ra rằng Hữu không tin lời tôi. Tôi thất vọng. Tôi lại còn lo Hữu khinh tôi, nếu khi vì câu chuyện vừa rồi mà Hữu dòm thấy cả bản tâm tôi. Chẳng những thế tôi còn sợ Hữu đem câu chuyện ấy mà hỏi lại người nhà. Nếu vậy thì người nhà Hữu cũng khinh tôi nữa. Cái ý nghĩ ấy làm cho người tôi lạnh ngắt. Tôi tự thấy cuộc đời sẽ không thể chịu nổi nếu khi cả nhà Hữu lại có lòng khinh tôi. Sự đó phạm đến lòng tự trọng của tôi, thế đã đau đớn lắm rồi. Sự đó còn có thể làm cho Hữu phải xa tôi, thế lại còn đau đớn gấp nghìn lần nữa. Nghĩ như vậy, cái kế hoạch của tôi, đêm qua cho là thần diệu bao nhiêu, thì bấy giờ tôi cho là đê hèn, bẩn thỉu bấy nhiêu! Tôi chán nản và lo ngại, đến nỗi suốt bữa tôi chỉ ăn có một bát cơm, và suốt ngày tôi nằm bải hoải như người ngộ cảm. Mà như người ngộ cảm thật! Trong bữa, mẹ tôi đã quở:
- Sao con ăn ít thế? Mà mặt, mũi trông ngơ ngác thế kia?
Nhưng tối đến, trong buồng học, thấy Hữu vẫn nói cười vui vẻ thì tôi cũng tạm yên lòng. Tôi không còn lo sợ Hữu khinh tôi nữa. Trong trí tôi nảy ngay ra hai ý nghĩ. Một ý nghĩ yên phận là: Có lẽ Hữu chưa biết tôi yêu Hữu. Còn một ý nghĩ xa vọng là: Có lẽ Hữu đã biết tôi yêu Hữu, nhưng mà Hữu cũng yêu. Tôi bám chặt lấy ý nghĩ thứ hai đó, như một kẻ đắm tàu bám mảnh gỗ trôi: Rời nó ra, tôi có thể chìm vào bể khổ... Tôi cũng không lo sợ người nhà Hữu khinh tôi nữa. Tôi tự nghĩ: Hữu đã nói thôi không hỏi là thôi không hỏi. Có mình quẩn trí nên sinh ra lo sợ hão huyền đó thôi. Những ý nghĩ ấy lướt qua trong trí tôi như những luồng gió mạnh. Theo đó mà những mối lo sợ đen tối, ám ảnh lòng tối từ buổi sớm, dần dần tan đi như những lớp mây tàn. Lòng muốn yêu của tôi lại ngùn ngụt bốc lên. Tôi sẽ đẩy đứa em Hữu ngồi nhích ra, để tôi ngồi đối diện với Hữu. Chúng tôi cùng cất tiếng học. Nhưng khi ai nấy đã để hết tinh thần vào việc học thì mắt tôi không thèm nhìn vào sách nữa: mắt tôi đăm đăm nhìn Hữu. Dưới ánh đèn sáng trong, tôi ngắm Hữu như ngắm một bức tranh tuyệt tác: tôi ngắm kỹ từng nét. Và mỗi khi tôi ngắm qua một nét là lòng tôi lại thêm một phần say đắm. Vì tôi nhận thấy không một nét nào là không thanh lịch đáng yêu. Sự ngắm Hữu cho tôi một cái cảm giác thanh thú vô cùng. Giá phỏng thần Thời gian có nghịch tinh mà kéo dài những giây, phút khi ấy ra hàng năm, hàng mấy năm, có lẽ tôi cũng không biết có gì là đói, khát hay mỏi mệt: Nhìn Hữu, tôi đủ quên hết thảy! Tuy mở mắt mà tâm hồn tôi thấy mê man như trong giấc mộng. Một lúc lâu như thế. Hữu chợt đưa mắt lên nhìn tôi. Nhưng gặp mắt tôi, Hữu sẽ mỉm cười và vội vàng đưa mắt nhìn xuống. Tôi như người chợt tỉnh. Sự mừng rỡ bất kỳ làm cho trái tim tôi đập mạnh. Khóe nhìn thơ ngây ấy, nụ cười đằm thắm ấy, tôi nhận là những chứng cớ Hữu yêu tôi. Tôi không còn cất được tiếng mà đọc câu sách tôi đã đọc đi, đọc lại từ lúc mới vào ngồi. Giá phỏng không vướng có mấy đứa em, thì tôi quyết chạy sang mà ôm chầm lấy Hữu. Tôi ngồi không yên nữa. Chân tôi như muốn chạy, nhảy ra ngoài đường phố. Và miệng tôi muốn rao to lên cho thiên hạ biết rằng: Tôi yêu Hữu và Hữu yêu tôi! Trong lúc tôi như điên như dại ấy thì tiếng chuông đã điểm mười giờ, giờ nghỉ học của chúng tôi. Tôi giật mình, ngẩng lên nhìn chiếc đồng hồ đóng trên tường, còn mong là tai mình nghe nhãng. Nhưng đôi kim dài, ngắn vô tình kia nào có vì tôi mà quay trở lại. Tôi ngồi thừ ra trong khi các em xếp sách đứng dậy. Tôi nhìn theo Hữu cho mãi đến khi Hữu đi khuất, còn mong được một khóe nhìn, một nụ cười của Hữu. Nhưng mà có đâu!
Sau khi về giường nằm, tôi thấy người tôi khoan khoái và nhẹ nhàng, nhưng mắt tôi không thấy buồn ngủ. Chợt thấy một dải ánh trăng vàng lọt qua khuôn cửa kính. Tôi vùng dậy lững thững ra ngoài vườn hoa. Tôi đi đi lại lại cho bóng tôi lẫn với bóng hoa. Mắt tôi nhìn đâu cũng như thấy có hình ảnh Hữu. Một tàu lá rơi, một con vật nhỏ nào bắt mồi trong bụi, bất cứ một tiếng động sột soạt nào, tôi đều nghe ra tiếng giày Hữu khoan thai bước tới. Tôi mơ màng. Tôi mong đợi. Tôi bồi hồi, náo nức...
Nghe tiếng trúc gió lay, những tưởng Tiếng chuyền vàng xoang xoảng nẻo xa... Thấy bóng hoa trăng xế, ngỡ là Bóng người ngọc thướt tha đã lại...
Tôi chợt nhớ đến mấy câu văn cổ ấy. Rồi lòng chứa chan sung sướng trong khi nghĩ lại lúc Hữu đã tỏ lòng yêu tôi bằng một khóe nhìn thơ ngây, một nụ cười đằm thắm. Hữu yêu tôi: một việc xảy ra rất nhỏ ở trong khoảng không gian, thời gian vô cùng tận! Vậy mà nó làm cho tôi sung sướng, làm cho tôi phải bồi hồi náo nức! Tôi: một kẻ đã từng có cái tâm hồn ẩn dật, cái tâm hồn thần tiên, cái tâm hồn anh hùng, nghĩa hiệp, cái tâm hồn đã tả trong một câu thơ kiêu ngạo hết chỗ nói:
Cất cánh muốn bay trên vũ trụ Coi thường kim, cổ, hẹp năm châu! ______________________________________
[1] Thạch đầu ký do Tào Tuyết cần sáng tác được 80 hồi thì qua đời, 28 năm sau Cao Ngạc đã dựa vào di thảo của Tào Tuyết cần để viết tiếp 40 hồi nữa, Cao Ngạc cũng đổi tên Thạch đầu ký thành Hồng lâu mộng.
[2] Đồng nghĩa với "gỡ".
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Lan Hữu - Nhượng Tống Fri 06 Aug 2021, 08:58 | |
| 4 Tôi mong đêm mong ngày cho đến lễ Phục sinh. Là vì mẹ tôi và thím tôi có hứa nhân dịp ấy sẽ đi chùa Hương, và cho cả tôi cùng Hữu đi. Tôi mừng được dịp thay đổi khí trời cho tấm lòng yêu mến của tôi. Tôi muốn đặt nó ở giữa một cảnh vườn bao la hơn, tự nhiên hơn cảnh vườn nhà chú tôi: non, nước chùa Hương mà bao nhiêu người ca tụng.
Cho nên chiều hôm ấy nghỉ học về nhà, lòng tôi háo hức đến nỗi tôi ăn không còn biết ngon nữa. Ăn xong, tôi cùng mọi người lên ô-tô đi Phủ Lý. Ngoài mẹ tôi, thím tôi còn rủ thêm hai bà: bà Đốc Bò (bà Thú Y) và bà Tham Lục lộ. Hai bà mỗi bà lại đem theo một cô ái nữ (con gái yêu, chứ chẳng phải theo nghĩa "ái nam, ái nữ", vì cái đó tôi không biết...) Do đó, tôi và Hữu được hai người đồng bạn trẻ: Cô Lan và cô Sâm.
Thiên hạ có nhiều kẻ không xứng với tên. Tôi đã thấy có cô Mai mà người béo trương, có cô Ngọc mà người xấu như ma mút (ấy là nói vậy chứ tôi nào đã trông thấy con ma mút)! Nhưng cô Lan và cô Sâm này thì không thế. Cô Lan, người dỏng cao, da mai mái, quả có vẻ ẻo lả của một bông Lan. Còn cô Sâm thì trắng muốt và chũn chĩn1 y như một chiếc bánh sâm vậy. Cả hai cô, cùng trạc tuổi tôi...
Ở Thái, bây giờ thế nào tôi không rõ, song khi ấy trường nữ học mới có ba lớp yếu lược. Học trò con gái vì thế hễ lên lớp nhì phải sang học chung với con trai. Nhân thế, trước khi được cái hân hạnh cùng hai cô cùng xe, tôi đã được cái hân hạnh cùng hai cô cùng lớp. Tôi nói: được cái hân hạnh cùng hai cô cùng lớp, không phải là nói lối khách sáo. Vì chính nhờ hai cô mà lớp học tôi trở nên một lớp vui nhất trong các lớp ở Thái hồi ấy: không mấy buổi chúng tôi không được một dịp để khúc khích cười. Theo lệ thường, trước giờ học hàng mười lăm, hai mươi phút, học trò các lớp đã đến trường rồi. Khi đó, ai chưa thuộc bài thì vào lớp mà học; còn ai thuộc bài thì đem nhau ra sân trường mà chạy, mà nhảy, mà chơi. Nhưng lớp tôi còn thêm một công việc có thú hơn: Anh nào muốn làm vui cho các bạn học, thì ngồi xé giấy mà viết thư tình. Rồi sau khi trình nó cho một, vài bạn thân tán ma, tán mãnh đã chán, đem nó mà để vào trong ngăn bàn hai cô. Cái đó thành ra phong trào! Tôi có thể nói chắc rằng: Suốt cả học trò trong lớp tôi, không anh nào là không có đệ đơn "xin yêu" đến hai cô, trừ tôi ra không kể - ấy, tôi đứng đắn là thế! - Do cái phong trào ấy, hằng ngày hai buổi giờ ra chơi vào, chúng tôi lại nháy nhau mà đợi xem hai cô, mặt giận bừng bừng, tay cầm ít ra là một chục cánh thư, lên kiện chúng tôi với thầy giáo. Hai cô khéo liệu chừng: buổi nào cũng trống điểm vào học rồi, chúng tôi ngồi đã yên chỗ, hai cô mới đem nhau vào lớp. Sau đó hai cô còn bận về việc học. Mãi đến giờ ra chơi, giờ hai cô phải "cấm cung" ở trong lớp ngồi nhàn mới lục đến ngăn bàn, mà lục ra những tội trạng của chúng tôi. Vì thế mà việc kiện cáo kia mới xảy ra giữa lúc chúng tôi ra chơi vào. Lúc ấy, thầy giáo phải tạm đóng quan tòa. Thầy cho nguyên đơn về chỗ ngồi, rồi giơ tập thư ra mà hỏi chúng tôi, những ai viết, cố nhiên là chúng tôi chỉ nhìn nhau bằng bộ mắt láu cá, chứ chẳng ai chịu nhận. Nhưng thầy tinh lắm: Thầy xem mỗi nét chữ mà đoán ra từng anh một. Thế là các anh ấy mỗi anh phải viết phạt bằng chữ Pháp hàng trăm câu "tôi nghịch trong lớp". Anh này bận viết phạt thì anh khác rỗi thì giờ viết thư. Cũng có nhiều anh bướng: dù bị phạt anh cũng viết thư như thường. Sự đó làm cho thầy giáo phạt nặng gấp hai. Rồi cái số câu anh viết phạt, cứ theo đó mà gấp mãi lên: một, hai, bốn, tám, trăm, nghìn sau... Khi số ấy tăng lên nhiều, một mình anh viết không xuể nữa thì anh cầu cứu đến tình đoàn thể của anh em cùng lớp, nghĩa là anh nhờ chúng tôi viết giùm mỗi đứa mấy trăm câu. Đối với chúng tôi, anh đã tỏ ra mặt anh hùng mà ai cũng vui lòng mà giúp đỡ. Thành thử ra suốt cả lớp tôi, không anh nào là không phải viết phạt - cả tôi cũng vậy. Vì thế, chúng tôi thành ra rất ghét thầy giáo, cũng như thầy đã rất ghét chúng tôi. Trong khi ghét, chúng tôi quên hẳn lẽ công bằng. Khi nào vì việc đó, ngoài sự viết phạt có anh còn phải mắng nhiếc, hay vụt cho mấy nhát thước, chúng tôi đều ngầm tỏ lòng công phẫn: chúng tôi cho thầy đã bênh hai cô mà làm nhục chúng tôi. Còn hai cô, vì cớ sính tụng2, cũng gây ra hiềm thù. Chúng tôi đối với hai cô lúc ấy, có thể nói: "Còn tình đâu nữa! Là thù đấy thôi!" Vì đó, ngoài những thư tình, hằng ngày các cô còn nhận được những thư lăng mạ! Chúng tôi không còn đem hai cô mà gán lẫn cho nhau nữa. Chúng tôi đồng lòng mà gán cả hai cô cho thầy giáo. Thế rồi, ám thị bởi lòng thù ghét của anh em, một anh nào trong lớp tôi đã lấy miếng gạch vụn vẽ lên tường nhà xí một bức hí họa. Trong bức tranh ấy, vẽ một người con trai ôm hai người con gái, người con trai đề tên thầy giáo, còn hai người con gái cố nhiên là đề rõ phương danh, quý tính hai cô. Bức tranh ấy được toàn thể anh em vỗ tay. Chúng tôi coi nó là một thanh gươm hai lưỡi, vừa trêu ức được hai cô, lại vừa trêu ức được thầy giáo. Thầy năm ấy mới mười chín tuổi. Chắc là bức hí họa kia động đến lòng tự ái của thầy nhiều lắm, nên sau khi nó ra đời, tôi không thấy thầy xét về vụ án cơ hồ không bao giờ xét xong ở trong lớp tôi nữa. Rồi hôm sau, ông Đốc3 xuống mắng chúng tôi một trận tàn nhẫn và dọa đuổi cả lớp. Ba hôm sau, thầy đổi đi dạy lớp khác, để ông giáo lớp ấy là một nhà sư phạm đã ngót năm mươi tuổi đến dạy lớp tôi. Thật là một bài học luân lý, giảng cái nghĩa "hợp quần nên sức mạnh" cho chúng tôi. Chúng tôi là một lũ nhãi ranh, chỉ vì biết đồng tâm nhau, đã làm cho thầy là người có quyền đánh, mắng, bắt phạt chúng tôi, chung quy phải chịu thua mà tính đến chước hay nhất trong ba mươi sáu chước...
Tôi chả kể chuyện trong lớp học nữa. Hãy kể tiếp chuyện đi chùa Hương.
Khi đến Phủ Lý, bọn tôi bỏ xe xuống thuyền, cái thuyền mà một người bà con đã thuê sẵn hộ. Thuyền có ba khoang rộng. Các bà chiếm cả một khoang giữa. Và vừa ngồi yên chỗ, các bà liền dùng chiếu ngồi làm chiến trường, cái chiến trường sát phạt nhau của bốn nữ tướng và trăm hai mươi quân! Trong khi các bà đánh chắn ở trong thì bọn trẻ chúng tôi ngồi xem phong cảnh ở ngoài. Tôi ngồi trên một đầu thuyền, và ba cô bạn gái, một đầu thuyền khác.
Dưới ánh trăng thượng tuần, mặt sông Đáy đầy những bóng vàng lấp loáng. Bãi cát ven hai bờ trải ra như hai tấm lụa dài vô cùng tận. Đằng xa, những làng, xóm, những núi non hiện ra trước mắt tôi như những nét vẽ trong một bức tranh chấm phá. Tôi vừa ngồi nhìn cảnh đêm xuân, vừa nghe người lái đò kể cho nghe những cách sinh hoạt trên mặt sông. Lòng tôi thấy bâng khuâng, tôi yêu
Thiên nhiên và tôi thương ông lão chèo đò. Khi lần đầu chúng ta có một người tình nhân, lòng thương yêu như đầy rẫy cả trong người, ta gửi nó vào một người chưa đủ; cần phải có cả một vũ trụ cho lòng ta yêu, cần phải có cả một nhân loại cho lòng ta thương...
Tôi đương ngồi nghĩ vơ vẩn, thì bên tai tôi nghe tiếng Hữu sẽ rủ tôi:
- Anh! Vào trong kia, chúng mình đánh Tam cúc.
Tôi quay lại, cười hỏi Hữu:
- Có ai mà đánh?
- Thì Lan với Sâm kia thôi! Em rủ chúng nó rồi.
- Nhưng mà anh ít tiền quá!
- Em cho vay.
Tôi đứng dậy theo Hữu vào khoang bên, thì Lan và Sâm đã ngồi chờ đấy. Đánh một lúc, tôi cùng Lan vào cánh bại. về phần Lan, tôi không rõ. Còn về phần tôi, tôi thua Tam cúc là lẽ rất thường. Đánh Tam cúc, muốn hay được và đỡ thua, ta đừng tham "ăn kết". Tôi biết vậy, nhưng tôi cứ thích ăn kết. Thậm chí: Có ván "cái" tôi, mà bài chỉ có đôi "tốt đỏ" là tốt hơn cả. Đáng lý tôi "gọi đôi" ngay thì may ra còn được "bằng chân", song tôi lại "gọi một" cho người ăn. Còn đôi tốt đỏ, tôi để lại, mong "đè tốt đen", được "ăn đền kết nhất bội nhị"4. Ai biết đánh Tam cúc, chắc cũng rõ nước bài ấy là ngốc! Vậy mà đó chính là nước bài tôi giữ trong một ván lúc bấy giờ. Sau khi đã "chui trước" cả sáu "quân" cho họ ăn, tay tôi chỉ còn cầm lại có đôi tốt đỏ. "Quyền gọi" cuối cùng ở Lan, Lan ngần ngại một chút rồi gọi đôi một cách mạnh bạo. Hữu và Sâm ném bài chui cả. Còn mình Lan với tôi, Lan lật bài lên: đôi tốt đen. Tôi mừng quýnh, đương tính "vật" đôi tốt đỏ của tôi lên. Nhưng chợt trông nét mặt lo lắng và bàn tay run run của Lan, tôi bỗng sinh lòng ái ngại, cầm đôi quân bài, tôi cho "chui" nốt. Nhưng tôi chưa kịp buông tay ra, thì Sâm đã lật bài tôi lên mà reo:
- Có thế chứ! Tốt đỏ đây này! Phải đè dập mũi ra chưa?
Hữu nhìn tôi nói giọng mỉa mai:
- Thế mà lại tư tình với nhau, định "chui" đi để "làng" chịu kết nhất-bội-nhị!
Lan hai má đỏ bừng, mắt long lanh lườm Sâm và Hữu:
- Nói thế mà chúng mày cũng mở mồm ra nói được!
Tôi cũng ấp úng biện bạch:
- Để đấy, chứ ai chui!
- Phải! Thử không có Sâm nó lật lên coi! - Hữu cười đáp lại.
Tôi phát nóng cả người, nhưng không tìm được câu nói. Lan đếm tiền đền tôi rồi đứng dậy:
- Thôi, không chơi nữa! Mất tiền mà mình dại!
Sâm cười:
- Thế nào gọi là "Tam tức"!
- Có thế mà cũng dỗi! - Hữu nói theo.
Nói xong Hữu cùng Sâm cũng đứng dậy theo Lan ra ngoài. Trong khoang khi ấy còn một mình tôi ngồi thừ ra ở trước đám tiền Lan đếm trả tôi. Tôi hối hận về việc tôi đã làm, để Hữu có thể nghi tôi là có "tư tình" với Lan, đến nỗi biện bạch mà Hữu không tin nữa... ________________________
[1] Mũm mĩm, mập mạp.
[2] Thích kiện tụng.
[3] Ở đây có lẽ muốn nói ông hiệu trưởng.
[4] Luật chơi Tam cúc, kết là người có cái ở vòng cuối gọi bộ đôi, ba, tứ, ngũ nhưng chỉ tính các con xe pháo mã tốt để được nhiều điểm hơn. Trong đó kết đôi tính 6 điểm, kết 3 tính 9 điểm, kết tứ tử hoặc ngũ tử và kết đôi lốt đen tính 12 điểm. Với ván bài có kết, người kết tính là thắng, những người còn lại thua bằng số điểm kết trừ đi số cây ăn được trong ván. Tuy nhiên có trường hợp đặc biệt gọi là kết đè khi người gọi kết ra đôi tốt đen, bị người khác đè bằng đôi tốt đỏ. Khi đỏ người ra đôi tốt đen phải bồi (bội) người kết đè 24 điểm, những người khác còn lại không mất tiền, như thế gọi là "kết nhất bội nhị".
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| | | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Lan Hữu - Nhượng Tống Thu 12 Aug 2021, 11:42 | |
| 5 Sáng hôm sau, bọn tôi đã ở trên đò khe Yến Vĩ. Cái phong quang rực rỡ trên mặt khe làm cho tôi khoan khoái bao nhiêu, thì một lúc sau, cái không khí nặng nề ở trước cửa chùa Thiên Trù làm cho tôi khó chịu bấy nhiêu. Tôi đi Hương Tích có vài lần, mà tới nay mỗi khi nhớ lại, tôi lại nghĩ thầm rằng: Nếu tôi có tội phải người ta bắt đi đày, thì đày tôi ra Côn Đảo ba năm, tôi không sợ bằng đày tôi cửa chùa Thiên Trù suốt ba tháng hội! Là vì suốt ba tháng hội, cửa chùa Thiên Trù là một cái nhà xí mà hằng ngày có hàng nghìn người phóng uế! Người ngoại quốc có kẻ mắt trông thấy những công trình kiến trúc ở Đế Thiên Đế Thích mà than tiếc cho văn minh của dân Chân Lạp. Chẳng rõ nếu khi mũi họ phải ngửi những mùi hôi thối ở cửa chùa ngoài Hương Tích, thì họ sinh ra cái cảm tưởng thế nào về văn minh của dân Việt Nam! Riêng tôi, tôi cho đó là cái mùi quốc túy [...]1! Vì tôi đã nghiệm ra rằng, bất cứ cửa đền, cửa phủ nào của người mình, hễ có hội, tất có mùi đó xông lên. Cái đó chắc là một cái quốc túy lưu truyền lại từ các cụ ngày xưa, mà bọn con hiếu, cháu hiền ngày nay vẫn bảo tồn được mãi!
Bước vào trong chùa, tuy lỗ mũi có dễ thở hơn, nhưng lỗ tai lại đến phiên chịu tội. Tiếng giày, guốc, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng cười, tiếng nói, tiếng kêu, tiếng khóc, tiếng chào nhau, mời nhau, gọi nhau, cãi nhau, chửi nhau đồng thời cùng ồn ào váng cả óc tôi. Tôi chịu cái nạn ấy ngót nửa ngày trời. Mãi quá trưa, các bà lễ bái xong, đem chúng tôi vào vãn cảnh chùa trong, bấy giờ tôi mới như người hoàn hồn lại!
Trời hôm ấy râm râm. Đường đi không mệt người lắm. Tuy vậy, các bà cũng thuê đăng sơn2 ngồi. Đi bộ có tôi và ba cô đồng bạn thôi. Chúng tôi đi chậm lắm. Chốc chốc lại có một bọn người đi sau vượt lên đi trước chúng tôi. Cái đó là tự ba cô. Các cô đã không quen đi đường núi, mà lại có những đôi giày đóng ra để diện hơn là để đi đường. Nếu cô nào bước mau một chút, là giày lại nằm lăn ra ăn vạ, để cô phải nhặt, phải lau. Cho nên tôi cũng không dám giục các cô đi nhanh, sợ họ đi nhanh còn mất thì giờ hơn là đi chậm. Đã vậy, chỉ mấy trăm bước các cô lại kêu mệt, rủ nhau ngồi nghỉ. Gặp hàng, các cô vào hàng, nếm cái "mùi thiền" của mơ xanh cùng dưa chuột chấm muối. Không gặp hàng, các cô ngồi nghỉ tạm trên những tấm đá dọc đường. Tôi, tôi thích các cô ngồi nghỉ ở bên đường hơn. Vì khi đó thì Hữu thế nào cũng ngồi cạnh tôi. Cũng có khi mệt quá, thì ngồi lả bên mình tôi, vịn tay và tựa má vào vai tôi. Trong lòng tôi lúc ấy đã nhẹ nhàng. Nỗi lo Hữu nghi tôi đã không còn nặng một bên lòng. Tôi tự cười mình là hay "bỗng không chuốc não mua sầu": câu nói của Hữu đêm qua, chẳng qua là "gặp đâu nói đấy", chứ không có ý gì sâu sắc cả.
Những tiếng vang trong rừng núi, họa theo những tiếng "Nam mô"... Những màu phấn trắng, son hồng, điểm xuyết thêm vào những sắc lá xanh, đá xám... Bao nhiêu những thứ lọt vào mắt, vào tai tôi lúc ấy, đều là những khúc nhạc du dương, những bức tranh rực rỡ: Những tác phẩm mà tạo hóa và loài người đã góp tài, góp sức để tô điểm thêm cho cuộc đời hạnh phúc của tôi trong một, vài giờ. Hạnh phúc ấy làm say sưa lòng tôi. Tôi quên cả mỏi chân. Tôi quên cả nỗi lo ngại đường xa, trời tối. Nhưng mà Hữu lo ngại. Trong một lúc mà trời u ám như sắp đem màn hoàng hôn phủ kín thế gian, Hữu săn đón hỏi một người hành khách:
- Thưa ông! Đã gần đến chùa Hang3 chưa, ông?
Người hành khách cười mà đáp:
- Còn xa!
Tức thì Hữu đưa cặp mắt kinh ngạc nhìn tôi và hỏi tôi:
- Thế thì bao giờ mới đến nơi?
- Chúng ta chịu khó đi luôn, đừng nghỉ nữa! Tôi đáp.
- Nhưng không nghỉ, mệt, đi làm sao được?
- Mệt thì "Nam mô" lên! Phật phù hộ cho đỡ mệt.
- Thật thế à? - Hữu ngơ ngẩn hỏi.
- Anh ấy nói bịa đấy! Có "Nam mô" nó lại mệt thêm thì có! - Sâm cười nói chêm.
- Nhưng tôi thấy ai đi chùa Hương cũng nói như anh Ngọc cả. - Lan nói tiếp.
- Ấy là tôi cũng nghe người ta nói thế! Nhưng nghĩ ra cũng có lý chứ! Ta chả thấy những người kéo gỗ hay kéo hồ lô họ vẫn "rô ta" là gì! Hỏi họ, họ bảo: "rô ta" thế, nó ra sức. Thế thì mình đi đường "Nam mô" nó cũng ra sức, biết đâu!
Tôi nói chưa dứt thì, Hữu đã đon đả cổ động:
- Đã vậy, chúng mình thử "Nam mô" xem sao!
Chúng tôi vừa cười, vừa góp tiếng "Nam mô" vào với muôn tiếng "Nam mô" của các bọn hành khách khác.
Một lúc sau, đã đến Cửa Võng4. Đương đi dốc và sức mình đã mệt, Hữu phải nhờ tôi dắt mới trèo lên được. Chúng tôi lên đến đỉnh, ngảnh lại trông thì Lan và Sâm còn ngồi thở ở giữa chừng. Hữu bảo tôi:
- Anh chịu khó xuống dắt chúng nó lên.
Tôi ngần ngại, nửa vì mệt, nửa vì tính nhút nhát. Hữu thấy tôi làm thinh, giục giã:
- Xuống đi, anh! Không có ngồi đây chờ chúng nó đến đêm à?
Rồi Hữu cất to tiếng bảo bạn:
- Ngồi đấy! Anh Ngọc xuống, anh ấy dắt lên!
Sâm cười:
- Phải đấy! Phải đấy! Xuống đây, anh Ngọc!
Tôi phải xuống. Vừa xuống, Sâm đã chằm bặp nắm lấy cánh tay tôi, làm tôi sinh ngượng. Lặng lẽ, Lan vịn lấy tay Sâm. Chúng tôi lần từng bước, dắt nhau lên.
Khi chúng tôi đến cửa Hang thì trời đã "nhọ mặt người". Các bà công cử5 thím tôi ra đứng ngóng chúng tôi. Khi thấy mặt chúng tôi, thím tôi mừng rỡ dồn cho mấy câu "mắng yêu". Giá phỏng chúng tôi đến chậm một chút nữa, thì trong các bà không khỏi có bà sốt ruột đến phát khóc, khi nghĩ đến những chuyện "Ông ba mươi" đón đường bắt người đi lễ. Theo thím tôi vào trong hang, tôi thấy như đi vào một đám cháy nhà mới dập tắt. Lớp khói hương nặng nề đọng lại ở trong hang làm cho mắt tôi thấy cay và mũi tôi thấy khó thở. Trong bóng sáng yếu ớt của hàng trăm ngọn nến, tôi trông vào trước bệ thờ Phật, thấy người ngồi san sát như họp chợ. Mà ai bảo không phải họp chợ? Họ đến đó để họp với Phật: Họ đem hương hoa, lễ vật đến mà mong đánh đổi lấy con, lấy của lấy bình an. Ngoài những người ngồi, cũng có những người đi, đứng rải rắc khắp nơi. Ấy là những người chiêm ngưỡng các cánh vốn có ở trong hang như cây thóc, cây tiền, hay là các cảnh mới chở ở các thành thị vào: Các cô con gái trẻ măng và lịch sự... Cũng như mọi bọn, các bà trong bọn tôi đóng hành dinh trên mấy tấm chiếu trải làn can6, trên có đặt linh tinh hai, ba ngọn nến. Các thức ăn đem theo đã bày la liệt. Các bà đợi chúng tôi vào mới cùng ăn. Ăn, uống xong, rủ được một bà bạn mới gặp ở trong hang, các bà liền họp nhau... không phải lễ Phật, mà là "chầu Tổ"7! Tôi thì cùng ba cô đồng bạn đi coi các cảnh trong động, khi đến bên lối lên Chợ Trời và xuống Âm phủ, Hữu hí hởn rủ tôi:
- Anh có xuống Âm phủ không? Em xuống với! Hay ta lên Chợ Trời đi!
Tôi lắc đầu cười:
- Anh không muốn lên Chợ Trời, mà cũng không muốn xuống Âm phủ! Chỉ muốn ở lại trong đời này mãi!
Cả ba cô bạn đều cười. Chạy quanh ở trong động một lúc, chúng tôi ra ngoài cửa động. Chỉ cách nhau mấy chục bước, mà không khí khác nhau như ở hai thế giới. Ở trong động là cái không khí ngạt những mùi hương, ngốt những hơi người của một cửa chợ buôn Thần, bán Phật. Còn đây mới là cái không khí nhẹ nhàng, trong sạch của cảnh lâm tuyền. Lọc qua làn mây vẩn, ánh trăng chỉ còn sáng mờ như ánh trời khi mới rạng đông. Cảnh vật quanh mình, tôi thấy như những cảnh vật ở trong giấc mộng. Một mùi hương thơm mát của một thứ hoa rừng nào từ xa đưa lại. Bốn bề im vắng, tôi nghe rõ những tiếng sâu réo rắt trong bóng tối, và những tiếng lá cây, lá cỏ đùa nhau với ngọn gió xuân. Chúng tôi ngồi mỗi người trên một mô đá. Trong một lúc, không nhìn nhau mà cũng không nói với nhau câu gì. Không hẹn nhau, song ai nấy đều như muốn để cho phần hồn, phần xác được một lúc nghỉ ngơi thong thả. Sau cùng, Hữu đứng lên phá trước sự im lặng ấy. Đi lại gần tôi, Hữu giòn giã nói:
- À anh! Anh làm thơ, đọc cho chúng tôi nghe với chứ!
Sâm nói tiếp:
- Mà phải đấy! Cả Lan nữa! Phong cảnh này nên thơ lắm còn gì! Giá tôi biết làm thơ thì tôi làm có tá rồi! Chả cần phải ai giục.
- Lan cũng biết làm thơ à? - Hữu hỏi - Thế thì hai anh, chị làm thơ đi coi!
Tôi không rõ vẻ mặt Lan khi nghe câu nói đùa ấy thế nào. về phần tôi, tôi rất là khó chịu. Tôi chép miệng thở dài mà không đáp. Trong lòng thì bồn chồn, nghi hoặc! Tôi không dám chắc là Hữu yêu tôi nữa. Tôi tự hỏi: Có lý gì là lý Hữu đã yêu tôi mà còn nói đùa như thế hay không? Thấy Lan và tôi không đáp, Sâm rủ Hữu:
- Thôi, chúng ta đi vào xem ông sư tụng kinh "Bách danh". Để vắng vẻ, người ta mới thơ thẩn được chứ!
Nói xong, Sâm cùng Hữu quay vào. Lan cũng bước theo. Còn tôi, những ý nghĩ buồn rầu, chán nản đã cướp mất sức mạnh trong người tôi và những vẻ đáng yêu của phong cảnh quanh mình. Tôi ngồi bệt ở cửa động như một người hành khách mỏi mệt ngồi ở một xó rừng quạnh quẽ. Một lúc sau, tôi rút mùi soa lau trán. Chợt chạm tay lên mái tóc, thấy sương đọng ướt đầm và lạnh ngắt, tôi mới nhớ là trời đã khuya. Tôi vừa cất mùi soa vào túi thì thấy hai bàn tay âm ấm bịt chặt lấy mắt tôi. Tôi thở dài:
- Hữu chứ còn ai nữa!
Hữu buông tôi ra. Vừa khúc khích cười, vừa lần xỏ chân vào đôi giày mà Hữu đã trút ra cầm tay từ trước, rồi ngồi xuống bên tôi mà nói:
- Bác bảo gọi anh vào đi ngủ đấy. Ngồi mãi đây, đã được câu thơ, câu thẩn nào chưa?
Tôi lạnh lùng đáp:
- Tôi buồn thì tôi ngồi đây, chứ thơ với thẩn gì!
- Ô hay! Sao anh lại xưng "tôi" với em? Anh giận em rồi! Nhưng em làm gì mà anh giận?
Tôi rớm nước mắt đáp:
- Sao lại gọi tôi với Lan là hai anh, chị?
- Ồ! Có thế mà anh cũng giận! Nó đẹp như thế. Nó lại học lớp anh. Nó lại biết làm thơ nữa. Nó với anh tốt đôi lắm, còn gì!
- Thôi Hữu! Đừng nói đùa nữa, tôi xin.
- Em có nói đùa đâu! Em nói bằng thật đấy chứ!
- Nói thật à? Tôi cũng xin nốt.
- Nhưng mà sao em nói thế, anh lại giận em?
- Tại sao! Hữu lại không biết hay sao? Tôi còn biết thế nào mà nói nữa!
Hữu nắm cánh tay tôi, nũng nịu:
- Không! Anh phải nói! Anh phải nói! Anh không nói, từ rầy em không chơi với anh nữa!
Người tôi bỗng tê mê, bồi hồi đáp:
- Nhưng tôi nói, chỉ sợ Hữu nói với người khác...
- Không! Không bao giờ em nói với ai cả.
- Nhưng... anh nói chỉ sợ Hữu giận anh...
- Không! Không đời nào em lại giận anh.
- Thế anh nói, không kỳ Hữu giận anh hay nói với người khác nhé!
- Vâng! Anh cứ nói.
Tôi cầm tay Hữu đặt lên ngực tôi:
- Nhưng em để tay vào đây mà xem đã. Đấy! Tim anh nó đập dồn như thế đấy! Anh sợ em giận anh hay nói với người khác biết chừng nào!
- Không, anh không sợ. Nói đi, anh!
- Bây giờ anh nói đây! Anh giận Hữu là tại... là tại Hữu nói đùa như thế thì lòng anh khổ sở vô cùng. Anh không muốn Hữu ngờ anh có thể yêu được Lan. Anh không muốn Hữu ngờ anh có thể yêu được ai hết! Anh chỉ vêu có Hữu! Lòng anh chỉ thờ có Hữu!
Tôi vừa nói vừa mê man ôm chặt Hữu vào trong lòng. Trong lòng tôi, tôi thấy Hữu run lẩy bẩy như một con chim non. Lẳng lặng, Hữu khẽ giơ tay gỡ mình ra. Nhưng trong khi ấy thì môi tôi đã sát trên rnôi Hữu, và ngực tôi đã nhận rõ được từng tiếng động của trái tim trong ngực Hữu. Mắt tôi không trông thấy gì nữa. Tai tôi không nghe thấy gì nữa. Trí não tôi không nghĩ ngợi gì nữa. Tâm hồn tôi như đã hòa chung với tâm hồn Hữu mà lạc vào trong cõi hư vô, tịch diệt. Sau này tôi nghĩ ra, cái hạnh phúc lên Nát Bàn chắc cũng không thể hơn được cái hạnh phúc của tôi trong lúc ấy. Phật dạy người đời tìm Nát Bàn ở ngoài trần thế. Có biết đâu, trong trần thế, tôi đã tìm thấy nó khi tôi là tình nhân... Sau lưng tôi bỗng động tiếng giày. Tôi vội vàng đỡ Hữu ngồi ra một bên và sửa lại mái tóc cho Hữu. Tiếng thím tôi gọi:
- Có phải Ngọc với Hữu đấy không? Ngồi mãi làm gì đấy? Mai mệt, đi sao được?
Nhanh trí khôn, Hữu vồn vã đáp:
- Thưa mợ, con ra gọi anh Ngọc vào. Nhưng anh ấy còn dở nghĩ một bài thơ để về đăng báo!
Thím tôi cười:
- Thôi mặc anh ấy ngồi đấy mà thơ mấy thẩn! Mày vào đi ngủ thôi, con!
Hữu cất tiếng "Vâng" rồi theo thím tôi trở vào. Tôi còn ngồi lại một lúc nữa. Khi tôi trở vào trong Động thì tôi thấy không còn là cảnh một cửa chợ nữa. Đó là cảnh một đêm đông ở một gian buồng... ngục! Dưới bóng mươi, năm ngọn nến hồ tàn, người ngủ nằm sắp hàng, ai nấy đều giấu kín mình trong chăn, chỉ để hở ra có cái mặt. Dăm, ba người không ngủ được, ngồi bơ phờ ra vẻ mỏi mệt. Tiếng chim gõ mõ lẫn với tiếng mõ gõ ở trước bệ thờ Phật. Tiếng nhà sư ê a tụng niệm át cả tiếng ho, tiếng ngáy của mọi người. Một quang cảnh tôi thấy là thảm đạm, dù lòng tôi đương náo nức vui. Tôi trở về bên chỗ bọn tôi nằm. Tôi chia đôi cái chiếu với người đày tớ quẩy bồ. Ai đã để sẵn cho tôi chiếc mền và tấm gối. Tôi đặt lưng nằm là ngủ ngay được. Tôi bỗng thấy tôi lại cùng Hữu cùng ngồi ở ngoài cửa động bên một dòng khe sâu thẳm. Hữu cúi xuống hái mấy bông hoa lạ nở ở ven khe. Rồi trong lúc tươi cười cầm hoa quay lại đưa tôi, Hữu trượt chân ngã lộn từ trên bờ khe xuống. Tôi bàng hoàng nhảy theo thì lòng khe lại hóa ra một cánh đồng cỏ. Trên lớp cỏ non, Hữu nằm không động đậy, áo quần đầm những máu. Tôi ôm Hữu vào trong lòng, vừa khóc vừa gọi. Tiếng gọi của tôi to quá làm cho tôi giật mình tỉnh lại. Trong cổ tôi còn tiếng nức nở và trên má tôi còn ướt lệ. Tôi mở mắt ra nhìn thì chiếu bên kia, Hữu bỏ một cánh tay ra ngoài lần chăn đắp. Mớ tóc Hữu rối tung, bà xòa8 trên mặt gối. Dưới bóng nến gió lay lấp lóa, mặt Hữu quay lại phía tôi, trong giấc ngủ say, còn lộ vẻ vui tươi bình tĩnh. Và cặp môi xinh xắn, còn như cùng tôi mỉm một nụ cười có duyên. Tôi yên ủi. Tôi bâng khuâng. Tôi nằm mà nhìn Hữu cho đến khi hai mắt mỏi rồi. Song, nhắm mắt lại, tôi vẫn thấy còn nhìn thấy Hữu...
_______________________________________
[1] Kiểm duyệt thời Pháp thuộc bỏ hai dòng.
[2] Tức là thuê loại kiệu nhỏ để đi đường núi.
[3] Tức động Hương Tích.
[4] Cửa Võng có Đền Cửa Võng, hay Đền Vân Song, đền Trấn Song, ở khoảng giữa Đền Giải Oan và động Hương Tích. Từ Cửa Võng đến Hương Tích đường dốc đứng cao khó đi.
[5] Ý nói đồng lòng cử bà thím ra đón.
[6] Can: nối nhau. Ý nói những chiếc chiếu trải ra chiếc nọ nối liền chiếc kia.
[7] Tức là tổ tôm, ý nói các bà rủ nhau đánh tổ tôm.
[8] Lòa xòa.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Lan Hữu - Nhượng Tống Sat 14 Aug 2021, 09:05 | |
| 6 Hôm ấy là vào đầu tháng Tư.
Buổi sớm, tôi ra đến cửa vườn, thì đã thấy Hữu đứng bên một gốc thủy tùng. Thấy tôi, Hữu vẫy tay lên tiếng gọi:
- Anh! Anh lại đây, em bảo!
Tôi chạy lại, Hữu chỉ một bụi bách nhật hồng mà hỏi:
- Anh trông thế kia có đẹp không?
Tôi nhìn theo thì thấy, trên một màng lưới nhện chăng qua bụi hoa, giọt sương đọng như một chuỗi ngọc trai nhỏ, dưới ánh mặt trời buổi sáng chuỗi ngọc ấy phản chiếu ra những tia sáng lấp lánh nhiều màu. Tôi cười bảo Hữu:
- Đấy là một chuỗi kim cương, hôm qua anh mới thuê bác thợ trời đúc chuốt, để hôm nay đưa tặng em.
Hữu cũng cười:
- Cám ơn anh! Thế mà em không biết.
Rồi Hữu nói chuyện cùng tôi: Trong vườn có những thứ hoa nào mới nở. Và rủ tôi đi xem.
Một lúc sau, hai đứa em Hữu đưa Lan cùng Sâm vào trong vườn. Hôm trước, hai người đã hẹn Hữu: hôm ấy sẽ gọi thợ ảnh vào chụp một bức ảnh kỷ niệm. Nhưng mà thợ ảnh chưa đến. Trong khi chờ đợi, hai cô bạn vừa dạo quanh vừa nói chuyện với chúng tôi.
Giá phỏng là những cô bạn khác của Hữu thì tôi lảng vào ngay. Cái nghĩa "nam, nữ hữu biệt" nhồi vào óc tôi từ bé nó gây cho tôi một tính nhút nhát lạ đời: Hễ trông thấy một người con gái lạ là mặt tôi phát nóng và đỏ bừng. Giá phỏng có muốn nhìn họ, tôi cũng nhìn lấm lét như một tên kẻ cắp nhìn những thứ mà mình rắp tâm ăn cắp. Nhưng hồi ấy thì tôi chẳng muốn nhìn một người con gái nào khác Hữu cả. Tôi cho trên đời trừ Hữu ra, không có người đẹp nào đáng cho tôi nhìn nữa. Tôi để ý nhìn ai tức là tôi vừa đắc tội với Hữu và vừa làm nhục cho cặp mắt cao quý - cặp mắt gần như cận thị! - của tôi! Bởi vậy, thoáng thấy một người con gái lạ, tôi có thể bỏ lảng, lánh xa, mà lòng tôi không tiếc rẻ gì hết!
Nhưng tôi không lánh mặt Lan và Sâm, là vì hai người đối với tôi đã quen lắm. Từ khi gặp chúng tôi trong dịp đi chùa Hương, không ngày nghỉ nào là hai người không có bóng ở trong vườn hoa nhà Hữu. Theo lời Lan, thì Lan thích cái vườn hoa ấy lắm. Cứ lý, lời Lan cũng có phần tin được. Tháng Ba, tháng Tư, trời nắng bức, ai là người chẳng thích những nơi có gió mát và bóng râm? Lần đầu hai người đến, gặp tôi ở buồng học. Chào nhau xong, tôi đã lảng đi. Nhưng Sâm gọi giật lại, bảo tôi ngồi nói chuyện. Sâm cười bảo tôi:
- Thấy khách lại bỏ đi, sao mà anh nhã thế!
Từ đó, gặp hai người, sợ họ bảo tôi giả đạo đức, tôi đành tiếp họ cho đến lúc ra về. Sâm đối với tôi rất tự nhiên. Ngồi, đứng, nói, cười, tuyệt không có gì là vẻ e lệ. Lan thì trái lại thế. Có nhìn tôi, Lan nhìn trộm. Có nói với tôi, Lan cân nhắc, giữ gìn từng tiếng. Trước mặt tôi, bao giờ Lan cũng ra chiều ngượng ngập. Tuy vậy, kể ra thì Lan thân với tôi hơn: Lan với tôi khi ấy đã là đôi bạn thanh khí! Một hôm Hữu bảo tôi:
- Lan nó khen thơ, văn anh khá lắm! Nó đọc vào thấy cảm lạ!
Tôi đỏ mặt nói:
- Chỉ bịa! Thơ, văn tôi ở đâu mà nó đọc?
- Nó đọc ở trên báo ấy! Tại nó hỏi em: Thơ anh Ngọc có hay không? Em bảo nó: Hay, hay không, cứ xem ở trên báo thì biết. Tôi chả hiểu thế nào mà nói cả. Thế rồi em cho nó cái biệt hiệu của anh ký ở trên báo. Từ hôm ấy, hôm nào nó cũng mua một tờ Khai Hóa mất hai xu!
Câu chuyện của Hữu, như thổi vào lòng hiếu danh, hiếu thắng của tôi. Tuy vậy, tôi cũng nói nhún mình:
- Nó nói thế đấy! Thơ, văn anh thì cảm được ai!
- Phải! Em cũng nghĩ thế. Em đọc vào cũng chẳng thấy gì là cảm cả.
Câu nói vô tình của Hữu, đã kéo cái cao hứng của tôi từ trên chín từng mây xanh mà vùi xuống dưới mười tám từng đất đen! Tôi than thầm cho số phận: Người tôi yêu chẳng phải là người tri kỷ, mà người tri kỷ lại chẳng phải là người tôi yêu! Tôi ước ao có thể hợp cả Lan lẫn Hữu làm một người...
Mấy ngày hôm sau, Hữu đưa tập thơ của Lan cho tôi, và bảo của Lan đưa nhờ tôi sửa chữa hộ. Tôi ngần ngại đáp:
- Anh không có thì giờ.
Hữu nũng nịu:
- Không có mặc anh! Anh mà không chữa cho nó thì nó trách em chết! Thế nào anh cũng phải chữa cho nó!
Câu nói của Hữu đối với tôi bấy giờ có hiệu lực như mạnh lệnh của một ông tướng đối với quân lính trước mặt trận. Thế là bất đắc dĩ, tôi đã phải đóng vai "thầy đời", dạy Lan làm thơ từ năm mười sáu tuổi. - Tôi mới thông minh và đĩnh ngộ làm sao!
Bởi những câu chuyện kể trên, Lan với Sâm không phải là những người con gái làm cho tôi đỏ mặt và tìm đường tránh nữa.
Đương lúc đi dạo quanh vườn, đứa em trai Hữu bỗng chạy nắm tay tôi rồi chỉ lên cành liễu:
- Anh! Anh bắt cho em con ve sầu.
Đứa em gái cũng hí hởn nói:
- Anh bắt cả cho em một con.
Tôi cười, giơ tay lên chộp được hai con, đưa cho mỗi đứa một. Đứa em trai cầm lấy con ve, đưa mắt lên trông tôi:
- Anh bắt cho em con nữa!
Tôi lắc đầu, đáp:
- Thôi, để dành đến mai.
Đứa trẻ ra ý hậm hực trong khi ba cô bạn đều nhách mép cười. Rồi nó nhìn lần lượt con ve ở trong tay nó và con ve ở trong tay đứa chị, giở giọng đùng hủng1:
- Con ấy đẹp hơn. Cho em đổi!
Đứa chị bằng lòng đổi rồi, nó ngắm nghía một lúc, lại đòi đổi lại. Ba, bốn lần như thế, đứa chị mặt đã có vẻ dỗi, sắp sửa chảy nước mắt. Tôi phải can thiệp. Tôi cầm lấy cả hai con ve, giả vờ xét nét. Rồi khen lấy, khen để một con đẹp và chê hoài, chê hủy một con xấu. Xong, tôi đưa cho đứa em con mà tôi cho là đẹp. Kỳ thực thì đến bây giờ tôi cũng chưa phân biệt nổi về xấu đẹp của loài ve. Đứa chị hiểu ý nhìn tôi cười. Tôi sợ đứa em thấy chị cười, biết tôi đánh lừa nó, vội vàng giục:
- Vào trong nhà lấy chỉ ra đây, anh buộc cho mà chơi.
Đứa chị đon đả cầm con ve chạy vào trong nhà. Một lát, nó cầm ra hai sợi chỉ đào. Tôi cầm chỉ, tròng vào cánh hai con ve, rồi đưa trả hai chúng nó. Ba cô bạn đã đi ra chỗ khác. Đứa em cầm một đầu chỉ, buộc vào cành hoa mộc, thả cho con ve bay. Đứa chị nhìn Hữu đã đi xa, móc túi đưa tôi một miếng trầu:
- Anh! Anh nhai hộ em với! Em vào rót nước đền anh súc miệng!
Tôi lắc đầu:
- Không! Không nghe thím vẫn bảo: "Nhai trầu rồi lấy kìm mà nhổ răng" đấy hay sao?
Đứa em quay lại, nhún nhảy vỗ tay:
- Ô! Ô! Bắt anh nhai trầu! Bà lão móm! Bà lão móm! Sao không mượn u già cái cối!
Vừa nói, nó vừa cười ngặt nghẽo, đến nỗi trượt chân vì một đám rêu trên mặt đất, nó ngã lăn ra mà vẩn chưa dứt tiếng cười. Đứa chị thấy em ngã, nguýt dài:
- Ứ! Rõ trời quả báo.
Nói thế rồi, nó lại quay lại vật nài tôi. Tôi vốn có cái điểm yếu là không bao giờ chối hẳn được điều gì trước những vẻ mặt thơ ngây. Nó nói hai, ba lần. Rút lại tôi đến phải chiều ý mà nhai trầu hộ. Đưa miếng trầu cho tôi rồi, nó chạy vội vào trong nhà, đem ra lưng cốc nước lã. Tôi nhả miếng trầu đã nhai ra tay, toan đưa cho nó. Nhưng đứa em lại chạy lại, vò đầu, vò tai:
- Cho em với! Cho em với!
Tôi xé đôi miếng trầu đưa cho mỗi đứa một nửa rồi cầm cốc nước súc miệng. Chúng nó bỏ trầu vào mồm nhai, nhí nhoẻn cười với tôi.
Người thợ ảnh đã đến. Ba cô bạn chạy lại bàn với tôi nên ngồi, đứng chỗ nào. Nhưng chúng tôi không đồng ý nhau. Sau cùng, phải hỏi ý kiến người thợ ảnh. Rồi theo lời người thợ ảnh, các cô dắt hai đứa trẻ, lại đứng cả dưới một giàn văn côi2. Hữu vẫy tôi:
- Anh lại đây! Đứng cả vào đây!
Sâm cười:
- Không được! Không được! Anh Ngọc đứng vào đây không tiện!
- Làm sao mà không tiện? - Hữu hỏi.
Sâm không tìm được câu đáp. Tôi nói đỡ:
- Cũng không có gì là không tiện. Nhưng đứng nhiều người quá ảnh không đẹp.
Rồi tôi quay lại người thợ ảnh:
- Có phải thế không, bác?
Người thợ đáp tôi bằng một nụ cười bí mật. Hữu nói:
- Thế thôi, để anh với em chụp một bức riêng.
Tôi lảng ra, ngồi vắt vẻo lên một cành phi đào xem người thợ chụp ảnh. Chụp xong, Hữu chạy lại đứng tựa vào cành đào tôi ngồi, gọi người thợ:
- Bác chụp cho chúng tôi một tấm 9x12 nữa. Đứng thế này là đẹp chứ gì!
Người thợ quay máy lại, ngắm nghía, rồi lồng kính chụp cho chúng tôi. Xong, tôi mời người thợ vào trong buồng học uống nước. Hữu gọi con Huệ lấy nước. Trong lúc tôi rót nước mời khách thì ba cô bạn chạy ra xem bộ máy ảnh. Hữu bỗng gọi tôi:
- Anh! Anh lại đây mà xem: hay đáo để! Những bóng ở trong này nó lộn ngược lên tất cả.
Tôi chạy lại, nhìn vào lần kính trong máy, ngơ ngác hỏi:
- Sao chẳng thấy gì cả?
- Anh che tay lên mà nhìn thì mới thấy. - Hữu cười đáp.
Theo lời, tôi để một bàn tay che đi một bên, hỏi:
- Sao cũng vẫn chẳng thấy gì cả?
Đứng bên tôi, Sâm cầm lấy bàn tay tôi, chíp miệng nói:
- Anh che thế này này! Nhìn xem có thấy không nào!
Tôi để tay theo chỗ Sâm đặt, nhìn lại thì thấy quả như lời Hữu nói. Buông tay ra, tôi quay lại. Trên đầu tấm ghế dài, tôi thấy Lan cặp mắt như đổ lửa, da mặt tái ngắt, trông không còn có sắc người. Tôi ái ngại chạy đến bên Lan, hỏi bằng một giọng rất ôn tồn:
- Cô Lan sao thế? Trông người mất cả sắc!
Hữu và Sâm cũng quay lại, săn đón hỏi. Đưa mắt nhìn xuống đất, Lan gượng cười, sẽ cất tiếng đáp như người mê ngủ:
- Không, có sao đâu! Người tôi hơi khó ở.
- Thế để tôi lấy dầu. - Vừa nói, Hữu vừa chạy lên nhà.
Tôi vẫn đứng nhìn Lan. Chợt trông lên, Lan bắt gặp cặp mắt đầy những vẻ đau xót của tôi. Lan mỉm một nụ cười như tỏ ý cám ơn, rồi đưa mắt nhìn đi chỗ khác. Khi Hữu lấy dầu đến nơi thì Lan đã như hồi lại. Mà vẻ mặt lại xinh tươi hơn lúc đứng ở trong vườn nữa: Cặp mắt dịu dàng và hai má hồng hồng.
Tôi ngồi ngây ra ở trên đầu ghế. Tôi ái ngại cho Lan: Tôi biết Lan yêu tôi nên khi Lan trông thấy Sâm nắm lấy tay tôi, máu ghen đã làm cho Lan mất sắc. Tôi đau xót cho Lan nữa: Lan có biết đâu tôi không thể yêu Lan được, và người tình địch của Lan lại không phải là Sâm. Tôi bắt đầu cảm thấy cuộc đời phiền phức vô cùng.
_______________________________
[1] Có lẽ là một từ địa phương, ý nói "đành hanh".
[2] Nghĩa là hoa hồng.
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Lan Hữu - Nhượng Tống | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 3 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |