Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Sài Gòn & Những tên đường Sun 21 Oct 2018, 00:42
Người Đặt Tên Đường SÀI GÒN Từ Thời NGÔ ĐÌNH DIỆM VNCH – Vài Nét Sinh Hoạt Người Sài Gòn Xưa
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
Tiêu đề: Re: Sài Gòn & Những tên đường Sun 21 Oct 2018, 13:24
buixuanphuong09 đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trăng đã viết:
Tỉ mến, có lần T và bạn thi nhau kể tên địa danh , oẳn tù tì ai thắng kể tên đường bắt đầu là " ông " , ai thua phải kể tên đường bắt đầu là từ " bà ", mới phát hiện nhiều "bà" hơn "ông" tỉ ui Bà : Bà Hom, Bà Quẹo, Bà Chiểu.. Ông : có mỗi ông Tạ
Tên đường chỉ có một Ông duy nhất là Ông Ích Khiêm (ông này họ Ông)
Tên Bà thì nhiều: Bà Triệu, Bà Lê Chân, Bà huyện Thanh Quan, Bà Hạt, Bà Hom, Bà Lài, Bà Ký ... và Hai Bà Trưng
Tên chợ ông có mỗi chợ Ông Tạ, còn chợ bà rất nhiều: Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Quẹo, Bà Hom, Bà Điểm, Bà Hoa, Bà Nghè (Thị Nghè) ...
Theo học giả Trương Vĩnh Ký - một học giả nổi tiếng ở thế kỉ 19, bà Chiểu, bà Hạt, bà Hom, bà Điểm, bà Quẹo đều là vợ của một vị tướng có tên Lãnh Binh Thăng. Vị tướng này có tên thật là Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), là một võ tướng của nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Ông được phong lãnh binh trong quá trình tham gia chống thực dân Pháp ở lục tỉnh Nam Kỳ. Tương truyền những vị quan thời xưa thường có đa thê, vì thế vị tướng lĩnh này cũng không phải ngoại lệ với 5 người vợ.
Để tránh các bà vợ không đụng nhau thường xuyên, dễ bất hòa nên ông Lãnh Binh Thăng áp dụng phương pháp kinh tế tự túc từ thế hệ trước đó để xây cho mỗi bà một cái chợ để tự cai quản. Theo đó, vị lãnh binh đã lập 5 ngôi chợ nằm ở cách xa nhau và đặt tên theo tên các bà vợ.
Võ nghệ ông Lãnh binh này thật cao cường, thắng được cả Sư tử Hà Đông!!!
Ông lãnh binh này giống như sư tử đực. Trong một bầy sư tử có một sư tử đực và nhiều sư tử cái. Nhiệm vụ săn mồi là của sư tử cái, sư tử đực chỉ nằm khễnh ra cho các sư tử cái nuôi, giống như ông lãnh binh cho các bà vợ quản lý chợ mang tiền về.
_________________________
Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không
Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
Tiêu đề: Re: Sài Gòn & Những tên đường Sun 21 Oct 2018, 16:28
Ai Hoa đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trăng đã viết:
Tỉ mến, có lần T và bạn thi nhau kể tên địa danh , oẳn tù tì ai thắng kể tên đường bắt đầu là " ông " , ai thua phải kể tên đường bắt đầu là từ " bà ", mới phát hiện nhiều "bà" hơn "ông" tỉ ui Bà : Bà Hom, Bà Quẹo, Bà Chiểu.. Ông : có mỗi ông Tạ
Tên đường chỉ có một Ông duy nhất là Ông Ích Khiêm (ông này họ Ông)
Tên Bà thì nhiều: Bà Triệu, Bà Lê Chân, Bà huyện Thanh Quan, Bà Hạt, Bà Hom, Bà Lài, Bà Ký ... và Hai Bà Trưng
Tên chợ ông có mỗi chợ Ông Tạ, còn chợ bà rất nhiều: Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Quẹo, Bà Hom, Bà Điểm, Bà Hoa, Bà Nghè (Thị Nghè) ...
Theo học giả Trương Vĩnh Ký - một học giả nổi tiếng ở thế kỉ 19, bà Chiểu, bà Hạt, bà Hom, bà Điểm, bà Quẹo đều là vợ của một vị tướng có tên Lãnh Binh Thăng. Vị tướng này có tên thật là Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), là một võ tướng của nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Ông được phong lãnh binh trong quá trình tham gia chống thực dân Pháp ở lục tỉnh Nam Kỳ. Tương truyền những vị quan thời xưa thường có đa thê, vì thế vị tướng lĩnh này cũng không phải ngoại lệ với 5 người vợ.
Để tránh các bà vợ không đụng nhau thường xuyên, dễ bất hòa nên ông Lãnh Binh Thăng áp dụng phương pháp kinh tế tự túc từ thế hệ trước đó để xây cho mỗi bà một cái chợ để tự cai quản. Theo đó, vị lãnh binh đã lập 5 ngôi chợ nằm ở cách xa nhau và đặt tên theo tên các bà vợ.
Võ nghệ ông Lãnh binh này thật cao cường, thắng được cả Sư tử Hà Đông!!!
Ông lãnh binh này giống như sư tử đực. Trong một bầy sư tử có một sư tử đực và nhiều sư tử cái. Nhiệm vụ săn mồi là của sư tử cái, sư tử đực chỉ nằm khễnh ra cho các sư tử cái nuôi, giống như ông lãnh binh cho các bà vợ quản lý chợ mang tiền về.
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Sài Gòn & Những tên đường Thu 25 Oct 2018, 20:54
Tên đường Sài Gòn, xưa giờ sao không biết?
Sài Gòn có nhiều tên đường không chỉ để xác định địa giới hành chính mà ẩn phía sau còn có những câu chuyện rất đời, những dấu ấn lịch sử xuyên suốt nghìn năm.
“Ủa, thật vậy đó hả? Thế mà xưa giờ em không biết!”, cô gái bán cà phê ngay góc nhà thờ thốt lên khi biết đường sách của Sài Gòn vốn được đặt theo tên của một vị linh mục.
Con đường ngắn nhưng mát rượi dưới những vòm me chạy từ Hai Bà Trưng ra Nhà thờ Đức Bà mang tên Tổng giám mục Thiên chúa giáo giáo phận Sài Gòn Nguyễn Văn Bình.
Đường sách Sài Gòn ngày nay mang tên Tổng giám mục Thiên chúa giáo giáo phận Sài Gòn Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Hà Hương.
Nghìn năm nước Việt qua tên đường
Từ năm 1955, nhóm chuyên gia của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã có ý đặt tên đường dựa theo từng cụm gồm các nhân vật gần gũi nhau về một phương diện nào đó. Tên các anh hùng, danh sĩ triều Lý, Trần, Lê, Tây Sơn cho đến những nhà cách mạng đầu thế kỷ 20 như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học đều được đặt tên đường thay cho tên tiếng Pháp trước đó.
Cụm danh tướng nhà Trần ở Tân Định (quận 1) gồm Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Đặng Dung… Cụm danh tướng nhà Lê ở quận 4 gồm Đinh Lễ, Lê Quốc Hưng, Lê Thạch, Lê Văn Linh.
Cụm các liệt sĩ trong Khởi nghĩa Yên Bái gồm Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Cô Giang, Cô Bắc, Ký Con. Cụm Gia Định tam gia ở quận 5 và Bình Thạnh gồm có Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định.
Cụm các nhà thơ, nhà văn nằm trong phạm vi quận 1 và quận 3 gồm Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Lê Ngô Cát, Đặng Trần Côn, Bà Huyện Thanh Quan, Tú Xương… Trong khi đó, cụm thi đàn Mặc Vân ở quận 8 gồm có Mặc Vân, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương.
Đường Trần Văn Đang ngày nay vào năm 1972 được đặt tên là Hoàng Đạo nối với đường Khái Hưng giáp Nguyễn Thông. Con đường này gợi nhớ đến nhóm Tự lực văn đoàn những năm 1930.
Ở quận 5 có một con đường tên là Kim Biên. Ngày nay, cái tên Kim Biên chủ yếu được biết đến với biệt danh “chợ thần chết” chuyên bán các loại hoá chất hay phụ gia thực phẩm. Thực tế, Kim Biên chính là phiên âm theo tiếng Hán Việt tên Phnom Penh, kinh thành của Cao Miên cũ.
Hay nếu đến khu cư xá Bắc Hải tại quận 10, nhiều người sẽ bắt gặp tên của những dòng sông, ngọn núi xuyên suốt đất nước Việt Nam. Đó là sông Cửu Long, sông Đồng Nai hay núi Ba Vì, Hồng Lĩnh. Năm 1969, những nhà quy hoạch cư xá này đã đặt tên đường theo nguyên tắc đường ngang là núi, đường dọc là sông. Mỗi góc phố, một chuyện tình
Góc đường Nguyễn Thái Học – Cô Giang nằm khuất dưới chân cầu Ông Lãnh. Nguyễn Thái Học và Cô Giang (tức Nguyễn Thị Giang) là những cái tên đánh dấu cuộc Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Nhưng, không nhiều người biết câu chuyện tình yêu bi thương của họ trong giai đoạn lịch sử nhiều xáo trộn đầu thế kỷ 20.
Đường Cô Giang có từ năm 1920. Trước đó, đường có tên là Douaumont, được chính thức đổi tên thành đường Cô Giang vào năm 1955 dưới thời chính quyền Sài Gòn.
Theo cuốn sách Đường phố Thành phố Hồ Chi Minh của tác giả Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Đình Tư, cô Giang gặp Nguyễn Thái Học và yêu nhau vào năm 1929. Cuộc Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Nguyễn Thái Học và các đồng chí bị thực dân Pháp đưa lên máy chém.
Góc đường Nguyễn Thái Học - Cô Giang nằm khuất dưới chân cầu Ông Lãnh. Ảnh: Hà Hương.
Sau khi chứng kiến cái chết của người yêu trên pháp trường, cô Giang trở về và viết một bức thư gửi hương hồn Nguyễn Thái Học: “Anh đã là người yêu nước, không làm trọn được nghĩa vụ cứu nước, anh giữ lấy linh hồn cao cả để về dưới suối vàng chiêu binh rèn súng đánh đuổi quân thù. Phải chịu đựng nhục nhã mới mong có ngày vẻ vang. Các bạn đồng chí còn sống lại sau anh phải phấn đấu thay anh để đánh đổ cường quyền mà cứu đồng bào đau khổ”.
Cũng trong ngày hôm đó, cô Giang quay về quê chào từ biệt song thân của Nguyễn Thái Học và dùng súng tự tử.
Song song với đường Cô Giang là đường Cô Bắc. Đường Cô Bắc nối Nguyễn Thái Học với đường Hồ Hảo Hớn nằm trong cụm tên đường liên quan đến Khởi nghĩa Yên Bái. Cô Bắc là em gái của cô Giang, là Đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng. Khởi nghĩa thất bại, cô Bắc cùng các đồng chí bị đưa ra toà và kết án tù 5 năm. Hà Nội có phố hàng, Sài Gòn có xóm nghề
Sài Gòn cũng có nhiều cái tên gợi nhớ đến những thôn làng cũ của đất Gia Định xưa. Đó là đường Phú Giáo, Phú Hữu hay đường Tân Hưng, Tân Thành ở quận 5.
Theo giải thích của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, cái tên đường Xóm Cải bắt nguồn từ một địa danh xưa của đất Chợ Lớn. Nơi đây, xưa kia người dân chuyên trồng rau cải để bán. Tương tự, đường Xóm Chỉ được lấy theo tên một làng chuyên làm nghề kéo chỉ. Còn đường Lò Siêu đặt tên theo một xóm nhỏ nơi người dân sống với nghề làm siêu nấu nước bằng gốm. Đường mang tên bà bán quán
Ở quận 10 có đường Bà Hạt, còn đường Bà Ký, Bà Lài ở quận 6, đường Bà Hom ở quận Bình Tân. Không ai biết họ đến từ đâu, mất thời điểm nào, chỉ biết có những cái tên đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước.
Những người sinh sống ở đường Bà Lài chỉ biết đường được đặt tên theo một người đàn bà có tên như vậy. Đường này chính thức mang tên Bà Lài từ năm 1955.
Cái tên đường Bà Lài có một số phận kỳ lạ và thú vị. Ảnh: Hải An.
Nhưng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, Bà Lài vốn là tên của một người phụ nữ sống ở ngoại ô Chợ Lớn xưa. Bà mở một quán hàng ở vùng quận 5. Khi người Pháp lập thành phố Chợ Lớn, đường chạy qua quán được lấy theo tên bà. Tuy nhiên, khi bà dời xuống quận 6 buôn bán, người ta chuyển tên đường Bà Lài từ quận 5 xuống quận 6 cho phù hợp với thực tế.
Trên con đường Bà Lài ngày nay, những hàng quán bình dân vẫn mọc lên, con đường như "nuôi" những hàng quán và quán xá như "thổi hồn" vào con đường mang tên của một người đàn bà bình dị. Dọc trên đường Bà Lài, bao thân phận nghèo khó vẫn đang được bảo bọc giữa Sài Gòn nhộn nhịp, đó là người bán đồng nát, người dọn nhà thuê hay người nhặt rác.
Trăm năm không đổi
Sau nhiều lần đổi tên đường từ thời Pháp, Việt Nam cộng hoà đến chính quyền mới sau 1975, tên đường Sài Gòn có nhiều biến đổi. Tên của các danh nhân được thay thế. Duy chỉ có tên đường của những người Sài Gòn bình dân không hề đổi.
Bà Hom là địa danh cũ ở đất Phiên An, một trong năm ngũ trấn của trấn Gia Định từ năm 1802. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, Bà Hom có thể là tên của một người bán quán ở chợ xã Tân Tạo, nên ngôi chợ này cũng mang tên bà. Khi thành Gia Định bị quân Pháp chiếm năm 1859, các quan chức của phủ Tân Bình phải rút về đóng tại chợ Bà Hom.
Bà Hom là tên của một vùng địa danh rộng lớn bao gồm đường, cầu, chợ. Ảnh: Hải An.
Còn đường Bà Ký bắt đầu từ bến Phú Lâm đến đường Hồng Bàng, chỉ dài khoảng 250 m. Trước là đường mòn trong xóm, bắt đầu từ những năm 1950 đường được mở rộng và gọi là đường Bà Ký cho đến ngày nay.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, Bà Ký có thể là tục danh của một bà có tên là Ký hoặc chồng bà làm thư ký. Bà mở quán bán hàng trên con đường này. Thời đó, vùng này lưa thưa nhà, chưa thành xóm nên chưa có tên. Người dân quen lấy tên quán của bà để gọi xóm.
Lúc đầu người ta gọi tên đầy đủ là “xóm quán Bà Ký” sau dần bỏ chữ quán, chỉ còn xóm Bà Ký. Khi con đường được mở rộng, người ta đặt luôn tên đường Bà Ký.
Trong một kiến nghị vào năm 1993, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu khẳng định:
“Tôi không tán thành việc xoá bỏ những địa danh nôm na như Bà Lài, Bà Ký, Lò Gồm, Lò Gạch. Cũng nên bảo lưu tối đa những tên thôn ấp, phường xã có từ trước thời Pháp. Những địa danh nôm na và cổ kính đó sẽ chứng minh là thành phố ta đã có từ lâu đời.
Các thành phố cổ thường bắt đầu từ một xóm làng heo hút với mấy lều tranh vách đất. Thành phố ta cũng vậy, tuy mới xây dựng 300 năm nay, thành phố lớn mạnh nhanh chóng, tuy nhờ có vị trí địa lý biệt đãi và hoàn cảnh lịch sử thuận lợi song cũng do công sức xây dựng của các nhà lãnh đạo và của từng cư dân lao động cần cù. Lịch sử của một dân tộc cũng như một thành phố bao gồm vừa ánh sáng vừa bóng tối”.
(Theo Hà Hương)
Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
Tiêu đề: Re: Sài Gòn & Những tên đường Fri 26 Oct 2018, 10:39
Trà Mi đã viết:
Tên đường Sài Gòn, xưa giờ sao không biết?
Sài Gòn có nhiều tên đường không chỉ để xác định địa giới hành chính mà ẩn phía sau còn có những câu chuyện rất đời, những dấu ấn lịch sử xuyên suốt nghìn năm.
“Ủa, thật vậy đó hả? Thế mà xưa giờ em không biết!”, cô gái bán cà phê ngay góc nhà thờ thốt lên khi biết đường sách của Sài Gòn vốn được đặt theo tên của một vị linh mục.
Con đường ngắn nhưng mát rượi dưới những vòm me chạy từ Hai Bà Trưng ra Nhà thờ Đức Bà mang tên Tổng giám mục Thiên chúa giáo giáo phận Sài Gòn Nguyễn Văn Bình.
Đường sách Sài Gòn ngày nay mang tên Tổng giám mục Thiên chúa giáo giáo phận Sài Gòn Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Hà Hương.
Nghìn năm nước Việt qua tên đường
Từ năm 1955, nhóm chuyên gia của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã có ý đặt tên đường dựa theo từng cụm gồm các nhân vật gần gũi nhau về một phương diện nào đó. Tên các anh hùng, danh sĩ triều Lý, Trần, Lê, Tây Sơn cho đến những nhà cách mạng đầu thế kỷ 20 như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học đều được đặt tên đường thay cho tên tiếng Pháp trước đó.
Cụm danh tướng nhà Trần ở Tân Định (quận 1) gồm Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Đặng Dung… Cụm danh tướng nhà Lê ở quận 4 gồm Đinh Lễ, Lê Quốc Hưng, Lê Thạch, Lê Văn Linh.
Cụm các liệt sĩ trong Khởi nghĩa Yên Bái gồm Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Cô Giang, Cô Bắc, Ký Con. Cụm Gia Định tam gia ở quận 5 và Bình Thạnh gồm có Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định.
Cụm các nhà thơ, nhà văn nằm trong phạm vi quận 1 và quận 3 gồm Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Lê Ngô Cát, Đặng Trần Côn, Bà Huyện Thanh Quan, Tú Xương… Trong khi đó, cụm thi đàn Mặc Vân ở quận 8 gồm có Mặc Vân, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương.
Đường Trần Văn Đang ngày nay vào năm 1972 được đặt tên là Hoàng Đạo nối với đường Khái Hưng giáp Nguyễn Thông. Con đường này gợi nhớ đến nhóm Tự lực văn đoàn những năm 1930.
Ở quận 5 có một con đường tên là Kim Biên. Ngày nay, cái tên Kim Biên chủ yếu được biết đến với biệt danh “chợ thần chết” chuyên bán các loại hoá chất hay phụ gia thực phẩm. Thực tế, Kim Biên chính là phiên âm theo tiếng Hán Việt tên Phnom Penh, kinh thành của Cao Miên cũ.
Hay nếu đến khu cư xá Bắc Hải tại quận 10, nhiều người sẽ bắt gặp tên của những dòng sông, ngọn núi xuyên suốt đất nước Việt Nam. Đó là sông Cửu Long, sông Đồng Nai hay núi Ba Vì, Hồng Lĩnh. Năm 1969, những nhà quy hoạch cư xá này đã đặt tên đường theo nguyên tắc đường ngang là núi, đường dọc là sông. Mỗi góc phố, một chuyện tình
Góc đường Nguyễn Thái Học – Cô Giang nằm khuất dưới chân cầu Ông Lãnh. Nguyễn Thái Học và Cô Giang (tức Nguyễn Thị Giang) là những cái tên đánh dấu cuộc Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Nhưng, không nhiều người biết câu chuyện tình yêu bi thương của họ trong giai đoạn lịch sử nhiều xáo trộn đầu thế kỷ 20.
Đường Cô Giang có từ năm 1920. Trước đó, đường có tên là Douaumont, được chính thức đổi tên thành đường Cô Giang vào năm 1955 dưới thời chính quyền Sài Gòn.
Theo cuốn sách Đường phố Thành phố Hồ Chi Minh của tác giả Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Đình Tư, cô Giang gặp Nguyễn Thái Học và yêu nhau vào năm 1929. Cuộc Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Nguyễn Thái Học và các đồng chí bị thực dân Pháp đưa lên máy chém.
Góc đường Nguyễn Thái Học - Cô Giang nằm khuất dưới chân cầu Ông Lãnh. Ảnh: Hà Hương.
Sau khi chứng kiến cái chết của người yêu trên pháp trường, cô Giang trở về và viết một bức thư gửi hương hồn Nguyễn Thái Học: “Anh đã là người yêu nước, không làm trọn được nghĩa vụ cứu nước, anh giữ lấy linh hồn cao cả để về dưới suối vàng chiêu binh rèn súng đánh đuổi quân thù. Phải chịu đựng nhục nhã mới mong có ngày vẻ vang. Các bạn đồng chí còn sống lại sau anh phải phấn đấu thay anh để đánh đổ cường quyền mà cứu đồng bào đau khổ”.
Cũng trong ngày hôm đó, cô Giang quay về quê chào từ biệt song thân của Nguyễn Thái Học và dùng súng tự tử.
Song song với đường Cô Giang là đường Cô Bắc. Đường Cô Bắc nối Nguyễn Thái Học với đường Hồ Hảo Hớn nằm trong cụm tên đường liên quan đến Khởi nghĩa Yên Bái. Cô Bắc là em gái của cô Giang, là Đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng. Khởi nghĩa thất bại, cô Bắc cùng các đồng chí bị đưa ra toà và kết án tù 5 năm. Hà Nội có phố hàng, Sài Gòn có xóm nghề
Sài Gòn cũng có nhiều cái tên gợi nhớ đến những thôn làng cũ của đất Gia Định xưa. Đó là đường Phú Giáo, Phú Hữu hay đường Tân Hưng, Tân Thành ở quận 5.
Theo giải thích của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, cái tên đường Xóm Cải bắt nguồn từ một địa danh xưa của đất Chợ Lớn. Nơi đây, xưa kia người dân chuyên trồng rau cải để bán. Tương tự, đường Xóm Chỉ được lấy theo tên một làng chuyên làm nghề kéo chỉ. Còn đường Lò Siêu đặt tên theo một xóm nhỏ nơi người dân sống với nghề làm siêu nấu nước bằng gốm. Đường mang tên bà bán quán
Ở quận 10 có đường Bà Hạt, còn đường Bà Ký, Bà Lài ở quận 6, đường Bà Hom ở quận Bình Tân. Không ai biết họ đến từ đâu, mất thời điểm nào, chỉ biết có những cái tên đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước.
Những người sinh sống ở đường Bà Lài chỉ biết đường được đặt tên theo một người đàn bà có tên như vậy. Đường này chính thức mang tên Bà Lài từ năm 1955.
Cái tên đường Bà Lài có một số phận kỳ lạ và thú vị. Ảnh: Hải An.
Nhưng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, Bà Lài vốn là tên của một người phụ nữ sống ở ngoại ô Chợ Lớn xưa. Bà mở một quán hàng ở vùng quận 5. Khi người Pháp lập thành phố Chợ Lớn, đường chạy qua quán được lấy theo tên bà. Tuy nhiên, khi bà dời xuống quận 6 buôn bán, người ta chuyển tên đường Bà Lài từ quận 5 xuống quận 6 cho phù hợp với thực tế.
Trên con đường Bà Lài ngày nay, những hàng quán bình dân vẫn mọc lên, con đường như "nuôi" những hàng quán và quán xá như "thổi hồn" vào con đường mang tên của một người đàn bà bình dị. Dọc trên đường Bà Lài, bao thân phận nghèo khó vẫn đang được bảo bọc giữa Sài Gòn nhộn nhịp, đó là người bán đồng nát, người dọn nhà thuê hay người nhặt rác.
Trăm năm không đổi
Sau nhiều lần đổi tên đường từ thời Pháp, Việt Nam cộng hoà đến chính quyền mới sau 1975, tên đường Sài Gòn có nhiều biến đổi. Tên của các danh nhân được thay thế. Duy chỉ có tên đường của những người Sài Gòn bình dân không hề đổi.
Bà Hom là địa danh cũ ở đất Phiên An, một trong năm ngũ trấn của trấn Gia Định từ năm 1802. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, Bà Hom có thể là tên của một người bán quán ở chợ xã Tân Tạo, nên ngôi chợ này cũng mang tên bà. Khi thành Gia Định bị quân Pháp chiếm năm 1859, các quan chức của phủ Tân Bình phải rút về đóng tại chợ Bà Hom.
Bà Hom là tên của một vùng địa danh rộng lớn bao gồm đường, cầu, chợ. Ảnh: Hải An.
Còn đường Bà Ký bắt đầu từ bến Phú Lâm đến đường Hồng Bàng, chỉ dài khoảng 250 m. Trước là đường mòn trong xóm, bắt đầu từ những năm 1950 đường được mở rộng và gọi là đường Bà Ký cho đến ngày nay.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, Bà Ký có thể là tục danh của một bà có tên là Ký hoặc chồng bà làm thư ký. Bà mở quán bán hàng trên con đường này. Thời đó, vùng này lưa thưa nhà, chưa thành xóm nên chưa có tên. Người dân quen lấy tên quán của bà để gọi xóm.
Lúc đầu người ta gọi tên đầy đủ là “xóm quán Bà Ký” sau dần bỏ chữ quán, chỉ còn xóm Bà Ký. Khi con đường được mở rộng, người ta đặt luôn tên đường Bà Ký.
Trong một kiến nghị vào năm 1993, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu khẳng định:
“Tôi không tán thành việc xoá bỏ những địa danh nôm na như Bà Lài, Bà Ký, Lò Gồm, Lò Gạch. Cũng nên bảo lưu tối đa những tên thôn ấp, phường xã có từ trước thời Pháp. Những địa danh nôm na và cổ kính đó sẽ chứng minh là thành phố ta đã có từ lâu đời.
Các thành phố cổ thường bắt đầu từ một xóm làng heo hút với mấy lều tranh vách đất. Thành phố ta cũng vậy, tuy mới xây dựng 300 năm nay, thành phố lớn mạnh nhanh chóng, tuy nhờ có vị trí địa lý biệt đãi và hoàn cảnh lịch sử thuận lợi song cũng do công sức xây dựng của các nhà lãnh đạo và của từng cư dân lao động cần cù. Lịch sử của một dân tộc cũng như một thành phố bao gồm vừa ánh sáng vừa bóng tối”.
(Theo Hà Hương)
Tỷ à, T nhớ ngày xưa SG còn có đường tên Alexandre de Rhodes, hông biết nhớ đúng ko nữa
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
Tiêu đề: Re: Sài Gòn & Những tên đường Fri 26 Oct 2018, 13:09
Thời Pháp thuộc, đường Alexandre de Rhodes có tên là Rue de Paracels (tức Hoàng Sa). Từ năm 1945, con đường này mang tên Alexandre de Rhodes. Sau năm 1975, có thời gian đường được đổi tên thành đường Thái Văn Lung. Nhưng hiện nay trở lại với tên cũ: Đường Alexandre de Rhodes.
Việc đặt tên đường của chính quyền VNCH rất có ý nghĩa. Con đường từ Thảo Cầm Viên chạy thẳng vào trước cổng dinh Độc Lập có tên là Đại lộ Thống Nhất, tên gọi này mang hàm ý sau dòng chảy 4.000 năm lịch sử thì tất cả đều tập trung về đây - đại lộ đẹp và rộng dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó. Phía trước, con đường một chiều chạy ngang cổng chính Dinh Độc Lập và ngang qua Pháp đình Saigon được mang tên Công Lý (ám chỉ công lý thì chỉ một chiều). Sau năm 1975, đường Công Lý được đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Nên mới có câu vè: "Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do".
Đại Lộ Thống Nhất, Sài Gòn 1969
Đường Alexandre de Rhodes và đường Hàn Thuyên là hai con đường nhỏ nằm hai bên công viên dọc theo Đại lộ Thống Nhất, để ghi nhớ những người đã góp công vào ngôn ngữ cho nước Việt. Hàn Thuyên là người phổ biến chữ Nôm thay cho chữ Hán với bài thơ chữ Nôm đầu tiên "Văn tế cá sấu" đời Trần. Alexandre de Rhodes là giáo sĩ người Pháp có công lớn trong việc bổ sung, phát triển chữ Quốc ngữ đang sử dụng.
Mặt sau của dinh Độc Lập là đường Huyền Trân Công Chúa, người đã chịu hy sinh thân mình để dân Việt mở mang bờ cõi về phương Nam. Một bên dinh Độc Lập là đường Hồng Thập Tự, đường này đi ngang qua Bộ Y Tế, và cũng mang ý nghĩa lòng nhân đạo của người Việt. Phía bên còn lại là đường Nguyễn Du, tên một nhà văn hoá lớn của Việt Nam với tác phẩm bất hủ Đoạn trường tân thanh hay Truyện Kiều mà học giả Phạm Quỳnh đã phát biểu: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn". Đường Nguyễn Du dài có nhiều biệt thự đẹp, hai bên lề trồng cây rợp mát, và đi ngang qua vườn Tao Đàn làm cho tên đường càng thêm ý nghĩa. Chạy thẳng góc đến Vườn Tao Đàn một bên là đường Đoàn Thị Điểm và đường Bà Huyện Thanh Quan, hai thi sĩ tiêu biểu của phái quần thoa. Phía bên ngược lại có đường Đặng Trần Côn tên một danh sĩ thời Lê trung hưng, tác giả của bài thơ Chinh phụ ngâm nổi tiếng "Thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân".
_________________________
Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không
Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
Tiêu đề: Re: Sài Gòn & Những tên đường Fri 26 Oct 2018, 14:39
Ai Hoa đã viết:
Thời Pháp thuộc, đường Alexandre de Rhodes có tên là Rue de Paracels (tức Hoàng Sa). Từ năm 1945, con đường này mang tên Alexandre de Rhodes. Sau năm 1975, có thời gian đường được đổi tên thành đường Thái Văn Lung. Nhưng hiện nay trở lại với tên cũ: Đường Alexandre de Rhodes.
Việc đặt tên đường của chính quyền VNCH rất có ý nghĩa. Con đường từ Thảo Cầm Viên chạy thẳng vào trước cổng dinh Độc Lập có tên là Đại lộ Thống Nhất, tên gọi này mang hàm ý sau dòng chảy 4.000 năm lịch sử thì tất cả đều tập trung về đây - đại lộ đẹp và rộng dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó. Phía trước, con đường một chiều chạy ngang cổng chính Dinh Độc Lập và ngang qua Pháp đình Saigon được mang tên Công Lý (ám chỉ công lý thì chỉ một chiều). Sau năm 1975, đường Công Lý được đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Nên mới có câu vè: "Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do".
Đại Lộ Thống Nhất, Sài Gòn 1969
Đường Alexandre de Rhodes và đường Hàn Thuyên là hai con đường nhỏ nằm hai bên công viên dọc theo Đại lộ Thống Nhất, để ghi nhớ những người đã góp công vào ngôn ngữ cho nước Việt. Hàn Thuyên là người phổ biến chữ Nôm thay cho chữ Hán với bài thơ chữ Nôm đầu tiên "Văn tế cá sấu" đời Trần. Alexandre de Rhodes là giáo sĩ người Pháp có công lớn trong việc bổ sung, phát triển chữ Quốc ngữ đang sử dụng.
Mặt sau của dinh Độc Lập là đường Huyền Trân Công Chúa, người đã chịu hy sinh thân mình để dân Việt mở mang bờ cõi về phương Nam. Một bên dinh Độc Lập là đường Hồng Thập Tự, đường này đi ngang qua Bộ Y Tế, và cũng mang ý nghĩa lòng nhân đạo của người Việt. Phía bên còn lại là đường Nguyễn Du, tên một nhà văn hoá lớn của Việt Nam với tác phẩm bất hủ Đoạn trường tân thanh hay Truyện Kiều mà học giả Phạm Quỳnh đã phát biểu: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn". Đường Nguyễn Du dài có nhiều biệt thự đẹp, hai bên lề trồng cây rợp mát, và đi ngang qua vườn Tao Đàn làm cho tên đường càng thêm ý nghĩa. Chạy thẳng góc đến Vườn Tao Đàn một bên là đường Đoàn Thị Điểm và đường Bà Huyện Thanh Quan, hai thi sĩ tiêu biểu của phái quần thoa. Phía bên ngược lại có đường Đặng Trần Côn tên một danh sĩ thời Lê trung hưng, tác giả của bài thơ Chinh phụ ngâm nổi tiếng "Thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân".
Ui.hay quá, cam ơn Thầy ạ
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Sài Gòn & Những tên đường Fri 26 Oct 2018, 22:00
Đường Alexandre de Rhodes
Một góc đường Alexandre de Rhode
Alexandre de Rhodes được biết đến tại Việt Nam là một nhà truyền giáo và nhà ngôn ngữ học người Pháp. Trong quãng thời gian dài sống ở Việt Nam (khoảng 20 năm), ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam bằng công trình từ điển Việt - Bồ - La hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. Đây cũng chính là lý do sau khi tất cả các tên đường của chế độ cũ tại Sài Gòn đã được đổi tên mới, thì con đường này sau cùng vẫn mang tên Alexandre de Rhodes. Như một cách để người Việt Nam tri ân với công lao của ông trong quá trình hình thành chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định một cách khách quan và nghiêm túc rằng Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Bằng chứng được họ đưa ra là bút tích của chính Alexandre de Rhodes trong cuốn từ điển Annam-Lusitan-Latinh, tức từ điển Việt-Bồ-La của mình: "Tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa. Cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: Ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt - Bồ - AC), ông sau bằng tiếng Bồ-Đào (tức là từ điển Bồ-Việt - AC), nhưng cả hai ông đều đã chết sớm”.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn đưa ra lời nhận xét từ một số người khác về công lao sáng tạo chữ Quốc ngữ của Alexandre de Rhodes, như Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh, Nguyễn Khắc Xuyên, linh mục Đỗ Quang Chính, v.v... Họ cho rằng Alexandre de Rhodes không phải là người đầu tiên và duy nhất có công sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Mà ông chỉ thừa hưởng công trình của hai cố đạo đi trước rồi thêm tiếng La Tinh vào theo lệnh của Tòa thánh La Mã mà thôi. Công của Alexandre de Rhodes đến đâu trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ hãy để cho lịch sử và những nhà nghiên cứu phán xét. Chỉ biết rằng đường Alexandre de Rhodes đến giờ vẫn là một con đường đẹp nghiêng mình nằm bên lề của Công viên 30/4, như một cô tiểu thư con nhà giàu kiêu kỳ và tràn đầy sức sống.
Nằm ngay trung tâm thành phố, đường Alexandre de Rhode cũng tấp nập như những con đường xung quanh nó, nhưng ẩn chứa bên trong những nét thầm kín thú vị. Đó là một con đường nhỏ dài chừng 300m, cái áo ngoài chỉn chu đến sang trọng, với những biệt thự xinh đẹp, những chiếc ô tô nối nhau đậu san sát, hàng cây cao vút tỏa bóng... Nơi đây còn là thế giới riêng của những người yêu thích sự khác biệt do chính mình tạo ra.
Xung quanh khu vực này, và ngay trên đường Alexandre de Rhode có khá nhiều quán cà phê hạng sang nhưng cà phê bệt vẫn là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Đường không đông người qua lại nhưng trên vỉa hè thì lúc nào cũng đông đúc. Nhất là sáng sớm và chiều tối, hàng trăm thanh niên ngồi bệt dựa lưng vào tường, nhâm nhi ngụm cà phê, tán dóc với bạn bè, hoặc lơ đãng ngắm dòng người lướt nhanh trên đường tấp nập. Từ con đường này trông ra, có những góc nhìn tuyệt đẹp mà hiếm nơi nào khác của TP.HCM có được. Trước mặt là khoảng xanh mênh mông của công viên, cùng con đường Lê Duẩn, Pasteur chạy ngang, cắt công viên thành những mảng ô vuông. Chếch qua phía bên phải là dinh Thống Nhất. Nhìn nghiêng qua trái là khu mua sắm Diamond plaza, Nhà Thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm Thành phố, cùng những tòa nhà cao tầng hiện đại.
Từ trước đến nay, đường Alexandre de Rhode vẫn được biết đến như một con đường của sự sang trọng, từ vị trí trung tâm, kết cấu hạ tầng hiện đại, những ngôi biệt thự, những nhà hàng, quán cà phê đẹp. Nhưng nơi đây, cũng là chốn buôn bán của những người nghèo với đôi quang gánh, chiếc xe đạp cà tàng ngồi tạm bên vỉa hè. Nơi đây là địa điểm tụ tập, là chốn kỷ niệm của những người trẻ ưa thích sự lang thang cùng cà phê bệt. Nơi đây có sự giao thoa của lịch sử và hiện đại, của sự giàu có cùng sự vất vả mưu sinh.