Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 16:38

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Truyện xưa - Ái Hoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 13 ... 22, 23, 24 ... 36 ... 50  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 I_icon13Mon 15 Oct 2018, 11:51

Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Điển tích: Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Sạn đạo (棧道) là đường xây bằng cầu treo hoặc ván gỗ xếp hai bên sườn núi đá, dùng để đi qua các khu vực núi non hiểm trở.

Ở Trung Quốc, những con đường này đã từng là huyết mạch xuyên qua dãy núi Tần Lĩnh để nối giữa các thung lũng sông Vị và sông Hán Thủy. Con đường sạn đạo đầu tiên được xây dựng vào thời Chiến Quốc, quân Tần đã đi qua con đường này để đánh nước Thục và nước Ba.

Thời Hán Sở tranh hùng, theo kế của Phạm Tăng, Hạng Vũ cấp cho Lưu Bang đất Ba Thục với mục đích cô lập ông ta để tránh trở thành mối họa sau này. Sau khi Lưu Bang vào Ba Thục, quân sư Trương Lương sai người đốt phá sạn đạo là con đường chính lộ duy nhất cất bằng gỗ xuyên qua triền núi từ Tam Tần tiến vào Ba Thục. Việc đốt sạn đạo nầy nhằm đề phòng Hạng Vũ đuổi theo và cũng ngầm tỏ cho Hạng Vũ biết rằng Lưu Bang không muốn trở về chiếm lãnh miền Đông của Hạng Vũ nữa.

Hàn Tín sau khi nghe lời dụ dỗ của Trương Lương trốn Hạng Vũ, thoát ra khỏi cửa An Bình, thẳng tới Tản Quan. Đến một ngã ba kia đường chật hẹp, ngoằn ngoèo, đang đứng giở bản đồ ra xem tìm lối tắt vào Bao Trung để gặp Lưu Bang thì bỗng có một viên tiểu tướng phi ngựa chạy tới quát hỏi:
_ Người kia đi đâu ? Mau trình giấy thông hành cho ta xem!

Hàn Tín biết đấy là thuộc hạ của Hạng Vũ ở Tam Tần theo lệnh lùng bắt mình nên giả vờ khúm núm nói:
_ Tôi họ Lý, hiện có việc sang Bao trung, xin mời ngài xem giấy thông hành có ghi rõ.

Viên tiểu tướng cúi xuống xem thì Hàn Tín thừa cơ rút thanh bảo kiếm đeo trong lưng, chém phăng một nhát rơi đầu.

Hàn Tín lên ngựa chạy. Dọc đường gặp mấy tên hoả bài đuổi theo xét hỏi. Hàn Tín cũng dùng cách ấy cho mỗi đứa một nhát gươm về chầu Diêm chúa. Quay ngựa chạy về hướng Tây một lúc, Hàn Tín nghĩ thầm:
_ Mình vừa mới chém mấy tên hoả bài của Tam Tần, nếu cứ thẳng đường này mà chạy, chúng đuổi theo sẽ bắt gặp mất! Chi bằng hãy rẽ qua lối khác.

Nghĩ rồi liền rẽ cương sang một con đường hẻm về hướng Tây Nam.

Con đường này chung quanh núi rừng mù mịt, suối reo, đá dựng, ngựa không đi được, Hàn Tín phải xuống ngựa dò đường. Đường bị nghẽn, không còn lối nào sang Trần Thương, Hàn Tín buồn bã lơ láo đứng nhìn bốn mặt, đâu đâu cũng rừng núi chập chùng.

Thình lình nghe tiếng người đi tới, ngoảnh lại thấy một lão tiều phu kẽo kẹt trên vai một gánh củi nặng, đang mò mẫm qua triền núi. Hàn Tín mừng rỡ, vội chào hỏi:

– Thưa lão trượng làm ơn chỉ dùm cho tiểu tử đường ra Trần Thương.

Lão tiều nghe hỏi, để gánh củi xuống, chỉ tay về phía trước, nói:

– Cứ dắt ngựa băng rừng đi tới sang rặng núi đá bên kia đến rừng Tiểu Tùng. Ði hết rừng ấy là đến khe Loan Thạch, trên khe có cầu đá, đi khỏi cầu đá thì có núi Nga Mi, phải trèo qua núi ấy mới có lối đi, nhưng phải khó khăn lắm. Ði một quãng nữa đến núi Thái Bạch, dưới chân núi có hàng cơm phải trọ lại đấy dùng cơm tối, sáng sớm mới lên đường. Hỏi lối sang núi Cô Vân đến núi Lưỡng Cước, sang đò Bắc Thủy, tới bến Hàng Khê. Ðấy là địa phận Nam Chính rồi. Nhưng nhớ phải đi đến nơi trọ trước trời tối, vì vùng núi ấy có con mãng xà rất nguy hiểm, ông phải cẩn thận lắm mới tránh được tai nạn.

Hàn Tín giở bản đồ ra xem, thấy không sai một nét nào cả. Hàn Tín cảm ơn lão tiều phu lên đường cất bước, giữa lúc ấy lão tiều cũng ì ạch gánh củi tên vai, xuống núi.

Hàn Tín vừa đi vừa nghĩ:

– Nếu Chương Hàm cho người truy nã theo chân mình đến ngã ba gặp lão tiều này và lão tiều lại chỉ đường như vậy thì mạng ta khó thoát. Vả chăng, mấy hôm nay ta lặn suối, trèo non người mỏi, ngựa mệt, vô phúc mà gặp truy binh, đành phải bó tay chịu chết, chứ chống cự sao nổi ! Thôi, thà ta chịu tiếng vong ân giết lão tiều phu này đi, để tuyệt đường truy binh.

Nghĩ rồi Hàn Tín liền quay ngựa lại gọi:

– Hỡi lão tiều, xin hãy dừng chân cho tôi hỏi thêm điều này nữa.

Tiều phu nghe gọi, quay gánh lại. Hàn Tín bước đến chém một gươm đứt làm đôi, rồi mang xác đem vùi nơi sườn núi.

Nhìn nấm mồ người chết oan, Hàn Tín rơi lệ, khóc than:

– Lão tiều hỡi ! Tín không phải là phường bất nhân, bạc nghĩa, chỉ vì sợ lỡ việc lớn, đành phải hy sinh tính mạng lão. Mai sau Tín này được thành thân, xin đến đây làm lễ hộ tang, lập đền thờ cúng ông. Hồn lão có linh thiêng xin phò hộ bước bôn đào của Tín này.  

Vùi kín xác lão tiều xong, Hàn Tín lên ngựa, gạt lệ bôn hành.

Người sau có thơ rằng:

Kiếm báu trên tay chửa diệt thù
Giết người vô tội lão tiều phu
Hàn quân vì muốn mưu thiên hạ
Sao nỡ đem ân đáp nghĩa thù  

(còn tiếp)

Ui Thầy ơi, Hàn Tín là người tệ như vậy sao Thầy  Neutral vậy mà trước giờ T chỉ biết mỗi Hàn Tín nhẫn nhịn chui qua chân tên hàng thịt ngoài chợ , cứ tôn sùng là người tài, anh hùng, hóa ra ác thua gì Tào Tháo !


Chẳng biết chuyện này có thật hay chỉ là truyền thuyết, nhưng sừ sách còn ghi lại việc Hàn Tín chém bạn là Chung Ly Muội ẩn trốn trong nhà mình đem dâng thủ cấp cho Lưu Bang để tránh bị nghi ngờ thì quả ông ta nghĩ "mọi người vì mình" thật!   bash

_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 I_icon13Mon 15 Oct 2018, 12:19

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Hàn Tín theo lời dặn của lão tiều, băng qua núi đá, sang rừng Tiểu tùng, đến khe Loan Thạch, và vất vả mấy ngày mới tới núi Thái Bạch. Dưới núi có hàng cơm, Hàn Tín xuống ngựa bước vào, gọi chủ quán đem rượu thịt ra ăn.

Uống rượu vào ấm lòng nhìn xa xa cảnh rừng núi u buồn, lơ thơ mấy vầng mây bạc in bóng xuống khe sâu, bơ vơ như bước chân dũng sĩ chưa định hướng, Hàn Tín thở dài, chợt nghĩ đến cái chết của tiều phu vừa rồi. Sẵn chút hơi men, tâm sự trùng trùng, bất giác ngâm một bài thơ, rồi mượn bút mực đề lên vách đá. Thơ rằng:

Dần bước đỉnh non cao
Gặp ghềnh theo lối nhỏ
Mây nghiêng mái trời xanh
Suối tuôn ghềnh sỏi đỏ
Ngoắt ngoéo đến muôn trùng
Gớm thay ! Thật hiểm trở !
Rừng thẳm càng đi sâu
Càng đến nơi tuyệt lộ !
Trời xui gặp lão tiều
Chỉ đường đi rất rõ
Ân đức biết chừng nào ?
Nghìn vàng chưa báo bổ !
Ta vì lòng lo riêng
Sợ quân theo truy nã
Sức yếu và thế cô
Vào lưới không thể gỡ !
Cắn răng rút gươm thiêng
Giết Tiều, vùi xuống hố!
Hỡi ơi Lão tiều phu
Linh thiêng xin phù hộ
Ta há bạc tình chi
Chỉ lo, về hậu lộ
Lão sống chỉ vào rừng
Suốt đời thêm cực khổ !
Ta sống để mai này
Ðem thân đi diệt Sở
Sở diệt, thiên hạ yên
Muôn dân khỏi thống khổ
Ấy vậy kẻ vong tình
Xin đừng nên oán nộ !
Mai sau được thành công
Quyết lòng đền báo bổ
Con lão ta xin nuôi
Phú quý chung hưởng thọ
Vành trăng lả lướt soi
Chập chùng mây mờ tỏ
Hồn lão đến đây chăng ?
Chứng minh lòng ta đó !

Hàn Tín đề thơ xong, gật gù ngồi đánh chén, ngâm đi ngâm lại bài thơ mãi không thôi. Thình lình, bên ngoài có một tráng sĩ, vung kiếm xông vào, xem qua bài thơ một lượt rồi quay lại hỏi Hàn Tín.

– Anh này muốn chết sao ? Ðã bỏ Sở bôn đào vào đây thế mà còn dám giết người dọc đường, đề thơ lên vách ! Nếu tôi bắt anh đem nạp cho Bá vương thì anh liệu làm sao ?

Hàn Tín thất kinh, đẩy ly rượu sang một bên, đứng dậy nói:

– Nếu tôi không lầm, tráng sĩ là người Bao Trung, làm dân nước Hán, cớ sao lại có ý ấy?

Tráng sĩ cười lớn, kéo Hàn Tín ngồi xuống ghế, nói:

– Tôi nói đùa đấy, xin Tướng quân hỷ xả cho. Tôi vốn họ Tân tên Kỳ, người Phú Phong, mấy năm nay vì lánh nạn nhà Tần nên theo cha tôi là Tân Kim, đến đây mở hàng cơm độ nhật. Từ thuở bé, tánh ưa cung kiếm, nên mải ham mê săn bắn, chưa nghĩ đến việc tiến thân, lập nghiệp. Ðêm vừa rồi, tôi nằm chiêm bao, thấy một con hổ từ đỉnh núi cao nơi phương Ðông chạy đến, nằm trên đám cỏ. Với giấc mộng ấy, tôi đoán chắc hôm nay thế nào cũng gặp được quý nhân. Vì vậy suốt ngày tôi ở nhà chờ tiếp đón.

Hàn Tín nghe nói mừng rỡ đứng dậy cầm tay Tân Kỳ, cùng ngồi chung bàn đấu chén..

Rượu ngà ngà say, Hàn Tín nói:

– Tôi xem tráng sĩ không phải là kẻ giá áo, túi cơm. Nay thiên hạ đang loạn lạc, Hán vương chiêu hiền đãi sĩ, sao tráng sĩ không bái yết, đoạt ấn phong hầu, để thỏa lòng hào kiệt ?

Tân Kỳ nói:

– Tôi có ý ấy đã ìâu, song nghĩ rằng Hán vương muốn thâu thiên hạ tất phải đem quân dẹp Tam Tần. Mà dẹp Tam Tần không có con đường nào khác hơn là đường ra núi Thái Bạch này. Vậy xin Tướng quân vào trước, lúc nào Tướng quân đem binh ra đây tôi sẽ vin tháp tùng vậy.

Hàn Tín ngạc nhiên hỏi.

– Ðường ra Tam Tần không còn đường nào khác hơn sao ?

Tân Kỳ nói:

– Xưa nay chỉ theo đường Sạn đạo. Bây giờ Sạn đạo đã bị đốt rồi, người Sở cũng như người Tần, không ai biết con đường này cả. Nếu quân Hán theo con đường này kéo ra, xuất kỳ bất ý đánh một trận, tất Tam Tần phải mất.

Hàn Tín nói:

– Tráng sĩ quả là kẻ kiến thức. Nhưng, xin chớ lộ việc này với ai. Lúc tôi đem binh diệt Tần sẽ nhờ tráng sĩ làm hướng đạo .

Tân Kỳ mời Hàn Tin vào nhà trong, gọi mẹ và vợ ra giới thiệu. Cả nhà vui vẻ.  

Hàn Tín và Tân Kỳ kết, làm anh em. Ðêm ấy cả hai ngủ chung giường, và mờ sáng, Hàn Tín giã biệt.

Tân Kỳ nói:

– Phía trước là núi Cô Vân, núi Lưỡng Cước, đường sá hiểm trở, lại có con mãng xà rất lớn. Khách đi đường không khéo sẽ nguy đến tính mệnh. Vậy tôi xin đưa Tướng quân đến bến Hàn Khê rồi sẽ trở về.

Hàn Tín từ chối, nói:

– Thôi xin cám ơn hiền đệ, làm như thế quá phiền phức.

Tân Kỳ nhất định không nghe, gọi gia nhân đến dặn:

– Chúng bây ở nhà trông nom quán hàng, khoản đãi khách khứa. Ta đi tiễn Hàn tướng quân vài hôm sẽ về.

Dứt lời, cầm một ngọn giáo, đeo một túi cung, theo Hàn Tín ra đi.

Không có gì vui vẻ hơn khi đường xa được người tri ngộ. Hai người trao đổi tâm tình, quên cả đường xa mệt nhọc Chẳng bao lâu đã đến bến Hàn Khê.

Tân Kỳ chỉ tay ra phía trước nói:

– Ở đây chỉ còn cách Bao Trung chừng vài dặm. Vậy tiểu đệ xin trở bước.

Hàn Tín bùi ngùi cầm tay nói:

– Chúng ta hẹn ngày tái ngộ, và ngày ấy sẽ là ngày thanh gươm yên ngựa, đem sức tài thị thố giữa ba quân.

Xưa nay, những cảnh tương biệt bao giờ cũng đeo sầu, và có bịn rịn đến đâu cũng phải đến phút giây dứt bỏ.

Hàn Tín lên ngựa ra roi, vó câu khấp khểnh. Tân Kỳ đứng nhìn theo một lúc, rồi quay lại đường cũ trở về chân núi Thái Bạch.

(Theo Lê Văn Tư)


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 I_icon13Wed 17 Oct 2018, 09:19

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Hàn Tín (229 – 196 TCN) là người Hoài Âm, tỉnh Giang Tô, thuở chưa thành danh vì gia cảnh bần cùng mà ông phải chịu biết bao sự khinh rẻ của mọi người. Lịch sử không có nhiều ghi chép chi tiết về gia đình ông. Thuở nhỏ sống cùng người mẹ của mình, Hàn Tín đã sớm mê đèn sách, nghiên cứu binh thư nên thường đeo kiếm như con nhà võ.

Sau khi mẹ qua đời, cuộc sống càng thêm khốn khó, ông thường xuyên không có cơm ăn. Một viên quan nhỏ địa phương là Nam Xương Đình thấy Hàn Tín có tướng mạo đường hoàng, xử sự khác người, tương lai nhất định sẽ làm nên sự nghiệp, nên thường mời về nhà mình ăn cơm. Sau một thời gian, vợ của Nam Xương Đình ghét bỏ muốn đuổi Hàn Tín đi. Một lần biết Hàn Tín sắp đến nhà ăn cơm, vợ của Nam Xương Đình nấu ăn sớm rồi để cho người nhà ăn hết tất cả đồ ăn và dọn dẹp sạch sẽ. Lúc Hàn Tín đến phát hiện ra trên bàn ăn trống trơn, ngay cả “cơm thừa canh cặn” cũng không còn, liền hiểu ra ngay, lập tức quay đầu bước đi. Từ đó về sau, Hàn Tín không còn đến nhà Nam Xương Đình ăn cơm nữa. Do đấy mà trong tiếng Hán có thành ngữ “Xương Đình chi khách” hay “Xương Đình lữ thực” (Làm khách nhà Xương Đình).

Xóm chợ có người đàn bà kiếm ăn bằng nghề giặt đồ thuê, gọi là Phiếu Mẫu, cũng thiếu trước hụt sau, nhưng thương tình cậu bé đói khát nên thường chia cơm cho Hàn Tín ăn cùng. Tín lấy làm cảm tạ mà nói rằng:
_ "Tôi ngày sau công thành danh toại sẽ xin báo đáp".

Phiếu Mẫu mắng rằng:
_ "Thấy ngươi đói khát nên chia sẻ miếng cơm giọt nước, mong gì báo đáp. Đàn ông như ngươi miếng cơm không có mà ăn thì nói gì quyền cao chức trọng ngày sau".

Hàn Tín lấy làm hổ thẹn mà không dám qua Phiếu Mẫu nữa. Từ chuyện này mà có thành ngữ "Bát cơm Phiếu Mẫu". Sau này khi phò tá Lưu Bang lập nên cơ nghiệp, ông được phong Sở vương về vùng quê cũ cai trị. Phiếu Mẫu được gọi đến ban thưởng cho ngàn lượng vàng nên sau mới có câu rằng "Nhất phạn thiên kim" (Một bát cơm ngàn lượng vàng) với ý nghĩa nhận của người một chút ân huệ dù ít ỏi giống như "dòng nước chảy nhỏ giọt" nhưng báo đáp người lại tràn đầy giống như "dòng suối tuôn trào".

Trong thành Hoài Âm có một kẻ vô lại là con trai của một người đồ tể, kẻ vô lại này rất ngang ngược, thường hay bắt nạt người khác. Một lần vì muốn hạ nhục Hàn Tín nên hắn ta đã ở nơi đông người mà chặn đường ông. Kẻ vô lại nói:
_ “Ngươi khoác kiếm làm gì? Ngươi dám sát nhân không? Ngươi dám sát nhân thì chặt đầu của ta xem. Nếu ngươi không dám sát nhân thì ngươi chui háng ta mà đi”.

Đối mặt với sự khiêu khích đột nhiên xảy đến này, Hàn Tín không hề sợ hãi mà nhìn thẳng vào kẻ vô lại thật lâu. Cuối cùng, thần sắc không hề thay đổi, ông thực sự đã chui qua háng của kẻ vô lại mà đi. Vì tích này mà có câu "chịu nhục lòn trôn", và cũng vì điều đó mà Hạng Vũ khinh rẻ không chịu dùng Hàn Tín theo lời Phạm Tăng tiến cử.

Người thản nhiên chịu nhục có thể phân làm hai loại. Một loại là người không có ý chí, tính cách hèn hạ, chỉ biết hưởng an nhàn bản thân, sợ đấu tranh thiệt đến quyền lợi hay mạng sống của mình. Loại thứ hai là người có chí hướng cao xa, chịu nhục không phải vì sợ hãi mà vì biết nhìn xa trông rộng. Người bình thường thấy nhục liền “tuốt kiếm tương đấu”. Người xưa cho rằng, đấy chỉ là cái “dũng” của kẻ thất phu. Người đại dũng trong thiên hạ, gặp nguy mà không kinh, gặp rủi ro vô cớ mà không phẫn nộ. Người làm được việc lớn, ắt phải có tâm đại nhẫn, có tĩnh khí, Hàn Tín thực sự đã làm được điều này. Cho đến tận ngày nay, những điển tích Hàn Tín chịu nhục vẫn còn được lưu truyền mãi. Nhắc đến khả năng “nhẫn nhịn”, không ai không nhớ đến ông để làm tấm gương mà noi theo.

(còn tiếp)

_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 I_icon13Fri 19 Oct 2018, 10:55

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Những năm cuối thời Chiến Quốc, cục diện chư hầu cát cứ phân tranh quyết liệt được thay thế bằng việc Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ. Năm thứ 37 tại vị, Tần Thủy Hoàng trên đường tuần thú đột ngột từ trần ở Sa Khâu. Thủy Hoàng di chiếu cho công tử Phù tô chủ trì tang lễ, sau đó lập tức băng hà. Người quản lý chiếu thư là thái giám Triệu Cao cấu kết với Thừa tướng Lý Tư bức tử Phù Tô, lập con thứ Hồ Hợi lên làm Hoàng đế, tức Tần Nhị Thế.

Sau khi lên ngôi, Tần Nhị Thế lạm sát cựu thần và hoàng thân tôn thất, làm cho cơ nghiệp đế quốc đại Tần mà Thủy Hoàng gian khổ gây dựng trở nên lung lay dữ dội. Năm thứ nhất đời Nhị Thế (năm 210 TCN), Trần Thắng, Ngô Quảng nổi dậy tại làng Đại Trạch thống lĩnh 900 dân binh trảm mộc làm binh, giương tre làm cờ, thách thức sự thống trị của Nhị Thế. Họ thành lập chính quyền ở đất Trần, quốc hiệu là Sở, còn gọi là Trương Sở. Khắp nơi nhân sĩ phản Tần thừa thế nổi lên, liên tiếp tổ chức lực lượng, phút chốc quần hùng cát cứ, lửa cấp báo suốt ngày, dường như quay lại thời kỳ Chiến Quốc chư hầu quyết liệt phân tranh.

Trong đám quần hùng, Hàn Tín để mắt tới chú cháu Hạng Lương, Hạng Vũ bởi thân thế hiển hách, binh tinh tướng cường. Hạng Lương là con của danh tướng nước Sở Hạng Yên, vì giết người mà phải trốn đến đất Ngô, vốn có uy tín rất cao, hiền sĩ đại phu đều về cả dưới trướng. Hạng Lương nhờ thế cũng âm thầm chiêu binh mãi mã, rèn luyện quân sĩ.

Sau khi Trần Thắng, Ngô Quảng dấy binh khởi nghĩa được 2 tháng, ở đất Ngô, chú cháu Hạng Lương dẫn 8 nghìn quân hưởng ứng, từ Giang Đông vượt sông tiến lên, dọc đường thu thêm các tướng Trần Anh, Anh Bố, Lữ Thần, Bồ tướng quân cùng quân bản bộ chiếm cứ Bành Thành, phía đông Tần Gia quận. Vào lúc này, Lưu Bang và Hàn Tín cũng cùng tham gia vào đội ngũ của Hạng Lương.

Không lâu sau đó Ngô Quảng bị thuộc hạ giết. Tháng 12 năm ấy, tướng Tần là Chương Hàm dẫn quân phá đất Trần. Trần Thắng bị người phu xe giết, nước Trương Sở bị diệt. Hạng Lương nghe theo kiến nghị của Phạm Tăng, lập người cháu của Sở Hoài Vương tên là Tâm làm chủ, còn mình làm Vũ Tín Quân.

Sau khi Chương Hàm đánh bại quân Trương Sở liền dẫn binh công Ngụy. Ngụy vương cầu cứu nước Tề. Chương Hàm lại đánh bại liên quân Tề – Sở, truy kích tướng Tề là Điền Vinh đến tận thành Đông A. Hạng Lương nghe tin Điền Vinh nguy cấp, lập tức dẫn binh cứu viện, đánh phá quân Tần. Chương Hàm rút chạy về mặt tây. Hạng Lương dẫn binh truy kích, tại Bộc Dương đánh bại Chương Hàm, cuối cùng đuổi tới tận Định Đào. Ở một hướng khác Hạng Vũ, Lưu Bang đại thắng quân Tần ở Ung Khâu, chém được đầu tướng Tần là Lý Do.

Quân Tần liên tiếp thất bại. Chương Hàm điều 10 vạn đại quân bổ sung binh lực. Hạng Lương do thắng mà kiêu, đối với việc này không hề phản ứng. Hàn Tín nhìn thấy nguy hiểm nhưng vì địa vị thấp bé không có cơ hội can gián. Mưu sĩ Tống Nghĩa của Hạng Lương cũng nhìn thấy nguy hiểm tiềm ẩn, khuyên gián Hạng Lương dự phòng quân Tần tập kích. Hạng Lương không cho là phải. Quân Tần sĩ khí hừng hực, thừa cơ Hạng Lương không phòng bị đột nhiên tập kích, tiêu diệt đại bộ phận quân của Hạng Lương. Bản thân Hạng Lương tử trận.

Sau khi Hạng Lương chết, quân đội do Hạng Vũ thống lĩnh. Hạng Vũ mình cao hơn tám thước, sức nâng cửu đỉnh, tài trí hơn người, là một tướng quân vũ dũng nổi tiếng trong lịch sử, được người thời sau khen là: “Vũ chi thần dũng, thiên cổ vô nhị” (đại ý là: dũng tướng có một không hai xưa nay).

Thời thiếu niên, Hạng Vũ thấy Tần thủy Hoàng đi tuần, tiền hô hậu ủng, vạn người kính ngưỡng, liền đầy tự mãn nói với Hạng Lương: “Có thể thay người đó được”. Hạng Vũ thấy Hàn Tín cao to oai hùng, liền bổ nhiệm làm quan chấp kích thị vệ lang (tức là một chức quan nhỏ chuyên vác kích). Vì vậy Hàn Tín có cơ hội tiếp xúc gần gũi với Hạng Vũ.

Sau trận đại chiến ở Định Đào, Sở Hoài Vương e sợ quân Sở sĩ khí sa sút nên lệnh cho Hạng Vũ rút quân về Bành Thành để tiến lui nương tựa lẫn nhau. Bên phía quân Tần, Chương Hàm thấy nhất thời khó thắng quân Sở nên chuyển lên hướng bắc đánh nước Triệu. Triệu vương bị vây khốn ở Cự Lộc, cầu cứu chư hầu. Tề quốc, Yên quốc đều phái viện binh. Đại tướng Trần Dư và tướng quốc Trương Ngao nước Triệu cũng đem binh tới. Nhưng dưới miệng hùm của đại quân Chương Hàm, không ai dám khiêu chiến quân Tần. “Quân chư hầu cứu viện Cự Lộc hơn 10 doanh trại chỉ đắp lũy không dám tung binh” (Sử ký – Hạng Vũ bản kỷ).

Mùa đông năm thứ 3 thời Tần Nhị Thế, Sở Hoài Vương phái 2 đường viện quân. Đường thứ nhất do Tống Nghĩa làm thượng tướng quân, Hạng Vũ làm phó tướng dẫn 5 vạn quân cứu viện nước Triệu. Một đường khác do Lưu Bang làm tướng, tiến binh đánh Hàm Dương. Lại cùng ước định, ai lấy được Quan Trung trước thì làm vương.

Tống Nghĩa tới An Dương, lưu lại 46 ngày không đi, muốn chờ xem Tần – Triệu đánh nhau để “ngư ông đắc lợi”. Không có viện quân khẳng định là Triệu quốc không phải là địch thủ của Chương Hàm. Nếu như Chương Hàm giải quyết xong Triệu quốc thì mục tiêu tiếp theo sẽ là nước Sở vừa bại trận. Lúc đó ở An Dương trời mưa giá lạnh, quân Sở thiếu lương, binh sĩ đói rét, kéo dài như vậy tất có đại biến. Hạng Vũ nhiều lần khuyên gián bắc tiến cứu Triệu đều bị Tống Nghĩa cự tuyệt, lại ra lệnh trong quân ai không nghe lệnh thì chém. Hạng Vũ cùng bất đắc dĩ liền giết Tống Nghĩa, tự đảm nhận chức thượng tướng quân. Sở Hoài Vương ngoài tầm kiểm soát cũng đành chấp nhận.

Số lượng quân Sở ít hơn quân Tần rất nhiều, các lộ viện quân đều sợ thanh thế quân Tần, các trại đều phòng thủ đắp lũy đứng xem. Hạng Vũ chỉ còn cách độc lập tác chiến. Hạng Vũ trầm tĩnh điều binh, đầu tiên phái Anh Bố lĩnh 2 vạn quân Sở cắt đứt đường ứng cứu giữa Chương Hàm và các cánh quân khác, còn tự mình dẫn 3 vạn binh sĩ vượt sông. Sử Ký – Hạng Vũ bản kỷ chép Hạng Vũ: “Sau đó đánh chìm tất cả thuyền, đập nồi, phá bếp, chỉ mang 3 ngày lương thực, biểu thị sĩ tốt liều chết, không thay lòng“. Không có đường về, sĩ tốt chỉ có cách liều chết mà đánh. Thành ngữ “đập nồi đắm thuyền” là do đó mà có.

Tới Cự Lộc, quân Sở nhanh như chớp bao vây quân Tần, toàn quân lấy 1 địch 10, Hạng Vũ tự thân xông xáo trận tiền chém giết, “tiếng hét của Hạng Vũ kinh thiên động địa” (Tiền Hán Ký). Quân Sở càng đánh càng hăng, đánh cho quân Tần kinh tâm động phách, tới cuối quân Sở đánh 9 trận, thắng cả 9. Tướng Tần là Tô Giác tử trận, Vương Ly bị bắt, Thiệp Nhàn không chịu hàng đã tự thiêu.

Quân cứu viện chư hầu đứng xem từ đầu đến cuối không khỏi kinh ngạc, cho tới khi quân Tần thua chạy mới xông ra khỏi trại trợ chiến, giải vây cho Cự Lộc. Hạng Vũ từng bước ép mạnh, Chương Hàng liên tiếp thua chạy. Cuối cùng vào tháng 7 năm thứ 3 Tần Nhị Thế, tại Ân Khư, Chương Hàm cùng 20 vạn quân Tần đầu hàng Hạng Vũ. Đội quân chủ lực của Tần đã từng diệt 6 nước, đánh bại Hung Nô hùng mạnh, giờ lại bị Hạng Vũ diệt tan thành mây khói.

Chiến tranh kết thúc, Hạng Vũ triệu kiến các tướng lĩnh chư hầu. Các tướng quỳ gối mà vào, không dám ngước nhìn. Triệu Vương cũng tới bái kiến, quỳ lạy ơn cứu giúp của Hạng Vũ. Hạng Vũ được phong làm Thượng tướng quân, thống soái các lộ quân của chư hầu.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)

_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 I_icon13Fri 19 Oct 2018, 15:42

Thời trẻ, trò đọc "Hán Sở tranh hùng" thấy thích Hạng Vũ hơn Lưu Bang, cũng không tự giải thích được vì sao. Đọc Tam quốc lại thích Tào Tháo hơn Lưu Bị. Tào Tháo đầy gian hùng tàn bạo, nhưng trò thích cái bản chất thật của một con người, còn Lưu Bị là con người đầy giả tạo. Triệu Vân phò A Đẩu, vào sinh ra tử biết bao nhiêu. A Đẩu là chiến lợi phẩm đoạt được bằng máu của mình, thể hiện lòng trung cao cả với chúa. Trân quý nó mới là trân trọng tướng. Lưu Bị quăng con!!! Núm ruột của mình, chiến công của tướng mà không trân trọng thì ...!!!
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 I_icon13Fri 19 Oct 2018, 16:21

buixuanphuong09 đã viết:
Thời trẻ, trò đọc "Hán Sở tranh hùng" thấy thích Hạng Vũ hơn Lưu Bang, cũng không tự giải thích được vì sao. Đọc Tam quốc lại thích Tào Tháo hơn Lưu Bị. Tào Tháo đầy gian hùng tàn bạo, nhưng trò thích cái bản chất thật của một con người, còn Lưu Bị là con người đầy giả tạo. Triệu Vân phò A Đẩu, vào sinh ra tử biết bao nhiêu. A Đẩu là chiến lợi phẩm đoạt được bằng máu của mình, thể hiện lòng trung cao cả với chúa. Trân quý nó mới là trân trọng tướng. Lưu Bị quăng con!!! Núm ruột của mình, chiến công của tướng mà không trân trọng thì ...!!!

Lưu Bị chỉ giả vờ thôi bác ơi, nếu ném mà chết thật thì đã chẳng dám làm. Tài khóc của Lưu Bị nổi tiếng cổ kim. Lưu Bị gian hơn Tào Tháo, khéo che đậy nên người đời chửi Tào Tháo mà khen Lưu Bị.

Lúc sắp mất Lưu Bị trăn trối bảo Khổng Minh "Tài thừa tướng gấp mười Tào Phi tất yên định nhà nước, làm nên nghiệp to. Đối với con trẫm, nếu có thể giúp thì giúp còn không thì ngươi nên làm chủ Thành Đô". Khổng Minh nghe xong giật mình, phục lạy xuống đất mà thề "thần xin dốc hết sức khuyển mã phò tá thái tử, cúc cung tận tụy đến chết mới thôi". Mục đích là để Khổng Minh phải mắc vào lời thề trước mặt bá quan mà không thể trở mặt.

Các chính trị gia thành công đều có thủ đoạn gian hùng cả. Hiền lành thật thà như Trần Trọng Kim thì phải thất bại.

_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 I_icon13Fri 19 Oct 2018, 22:28

buixuanphuong09 đã viết:
Thời trẻ, trò đọc "Hán Sở tranh hùng" thấy thích Hạng Vũ hơn Lưu Bang, cũng không tự giải thích được vì sao. Đọc Tam quốc lại thích Tào Tháo hơn Lưu Bị. Tào Tháo đầy gian hùng tàn bạo, nhưng trò thích cái bản chất thật của một con người, còn Lưu Bị là con người đầy giả tạo. Triệu Vân phò A Đẩu, vào sinh ra tử biết bao nhiêu. A Đẩu là chiến lợi phẩm đoạt được bằng máu của mình, thể hiện lòng trung cao cả với chúa. Trân quý nó mới là trân trọng tướng. Lưu Bị quăng con!!! Núm ruột của mình, chiến công của tướng mà không trân trọng thì ...!!!


Hạng Vũ bất nghĩa, bất nhân, bất trí, bất tín, giết Sở Hoài Vương Nghĩa Đế, giết Tần vương Tử Anh đã đầu hàng, chôn sống 20 vạn hàng binh Tần. Người như vậy bạo ngược có khác gì Tần Thuỷ Hoàng đâu?   Rolling Eyes
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 I_icon13Sat 20 Oct 2018, 08:45

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Lưu Bang nhập quan

Mặc dù Hạng Vũ đã giải quyết xong quân chủ lực nhà Tần, trở thành chư hầu Thượng tướng quân nhưng người đầu tiên chiếm được Hàm Dương, kinh đô nước Tần lại là Lưu Bang.

Lưu Bang, người ấp Phong, quận Bái, xuất thân bình dân, 48 tuổi khởi binh ở huyện Bái nên còn gọi là Bái Công. Thời thanh niên cả ngày rong chơi, vô công rồi nghề, giao du với một đám du thủ du thực, lại thêm có thói vung tay quá trán. Nhưng ông có khả năng thuyết phục phục nên rất được lòng người, sau làm tới đình trưởng ở Tứ Thủy.

Lưu Bang không thích đọc sách, trong bụng coi thường những kẻ đọc sách. Sử ký chép, có lần một thư sinh nho quan tới cầu kiến bị Lưu Bang lột mũ tiểu vào và chửi mắng. Năm đó lại có Lệ Thực Kỳ (có bản dịch là Lịch Tự Cơ) tới cầu kiến. Người nhà nói là người đọc sách, Lưu Bang không tiếp. Cuối cùng Lệ Thực Kỳ tự nhận là Cao Dương tửu đồ, Lưu Bang vội vàng mời vào tương kiến hoan hỷ. Sở trường của ông là dùng quyền mưu, mưu sâu kế hiểm, gió chiều nào che chiều ấy, biết cách khống chế những thuộc hạ có năng lực nên thủ hạ cũng có không ít kẻ tài năng, tỏ ra xuất chúng trong việc cướp công sức thành quả của người.

Trong lúc Hạng Vũ cùng quân Tần trực diện giao tranh kịch liệt, phá vòng vây nguy hiểm thì Lưu Bang dẫn binh đột nhập Quan Trung. Lúc đó Triệu Cao đã giết Tần Nhị Thế. Sau đó Tử Anh lại giết Triệu Cao, tự xưng là Tần Vương. Lưu Bang tiến đánh Hàm Dương, Tử Anh không có khả năng chống cự nên đành lên xe ngựa trắng, treo cờ rủ, đi đường nhỏ, tự thân bưng Hoàng đế ngọc tỷ và phù tiết dâng nộp Lưu Bang đầu hàng. Tần triều diệt vong từ đấy.

Lưu Bang vào trong thành Hàm Dương, nhìn thấy cung điện nguy nga tráng lệ và những thứ Hoàng đế chuyên dùng như màn trướng, xe ngựa, trùng trùng báu vật và phụ nữ, ngẩn người không muốn rời xa, hoàn toàn quên khuấy bên ngoài cục diện loạn lạc miệng hùm nanh sói. Lưu Bang tính nghỉ ngơi, ở lại trong cung. Phàn Khoái và Trương Lương đã rất vất vả luân phiên khuyên giải, cuối cùng thuyết phục được Lưu Bang niêm phong hoàng cung và quốc khố, đến Bá Thượng đóng quân. Lại theo kiến nghị của Tiêu Hà tuyên bố 3 điều: giết người đền mạng, hại người, trộm cướp đền tội, đồng thời phế bỏ Tần luật, còn các phương diện khác như bình thường. “Người Tần rất mừng, tranh mang bò dê rượu khoản đãi quân sĩ” (Sử Ký – Cao tổ bản kỷ).

Hạng Vũ trực diện chiến đấu, vào sinh ra tử nhưng thành quả thắng lợi lại bị Lưu Bang nẫng mất, phẫn uất không thể bỏ qua, lập tức dẫn đại quân 40 vạn tiến gấp về Quan Trung, đóng quân ngoài cửa Hồng môn thành Hàm Đan. Mưu sĩ Phạm Tăng hiến kế, nói: “Lưu Bang ở Quan Đông vốn tham tài háo sắc, giờ không lấy tài vật, không luyến mỹ nữ, có thể thấy dã tâm không nhỏ, nên sớm diệt trừ“. Tả Tư mã của Lưu Bang là Tào Vô Thương cũng phái người tới báo tin chứng thực là Lưu Bang có tâm xưng Vương. Hạng Vũ lập tức hạ lệnh sáng sớm tiến công.

Toàn bộ binh lực của Lưu Bang có 10 vạn, lại không tinh nhuệ như quân Sở. Nếu như hai bên đối địch, không cần đánh cũng biết kết quả. Chú của Hạng Vũ là Hạng Bá để báo đáp ân cứu mạng của Trương Lương, suốt đêm phi ngựa tới Bá Thượng tìm Trương Lương báo tin. Trương Lương không muốn một mình thoát thân nên lập tức báo Lưu Bang. Lưu Bang nghe xong thất kinh biến sắc, nhất thời tay chân bủn rủn, vô lực.

So sánh lực lượng quá chênh lệch, chỉ còn cách tỏ thế yếu nhược van xin là thượng sách. Sau khi Lưu Bang cùng Trương Lương thương nghị vắn tắt lập tức mời Hạng Bá vào trướng, kính rượu hàn huyên, lại còn hứa gả con gái cho Hạng Bá kết làm thân gia. Nhân lúc chuyện trò vui vẻ, Lưu Bang nói rõ mình vốn không có dã tâm xưng vương, tất cả những việc đã làm ở Quan Trung đều là để chuẩn bị đón Hạng Vũ.

Hạng Bá hứa sẽ về nói rõ lại với Hạng Vũ, lại còn dặn Lưu Bang ngày hôm sau nên đích thân đến bái tạ Hạng Vũ. Hạng Vũ trong tay nắm trọng binh, xem thường thiên hạ, vốn dĩ cũng không đặt Lưu Bang vào tầm ngắm, lại thêm Hạng Bá xảo biện, nói vài câu câu liền động tâm, bỏ kế hoạch tấn công Bá Thượng.

Ngày thứ 2, Lưu Bang đem theo Trương Lương và tướng quân Phàn Khoái tự thân tới Hồng Môn, biểu thị là mình chỉ trông coi Hàm Dương đợi Hạng Vũ tới xưng vương. Hạng Vũ tin tưởng Lưu Bang, thiết tiệc chiêu đãi. Phạm Tăng, vốn được Hạng Vũ tôn kính gọi là á phụ (cha nuôi) vẫn thủy chung cho rằng Lưu Bang là mầm đại họa, kiên trì muốn lấy mạng ông ta, nhổ cỏ tận gốc, trừ tuyệt hậu họa. Đó chính là bữa tiệc với một trường sát khí nổi tiếng trong lịch sử: “Hồng Môn yến”.

Trong tiệc, Phạm Tăng ngồi bên mấy lần ám thị Hạng Vũ động thủ giết Lưu Bang, nhưng Hạng Vũ đều vờ như không thấy. Phạm Tăng sai đại tướng quân Hạng Trang tới trước bàn rượu múa kiếm góp vui, tìm cơ hội giết Lưu Bang. Hạng Bá vội vàng rút kiếm cùng múa, lại lấy thân mình che cho Lưu Bang khiến cho Hạng Trang không cách nào ra tay nổi.

Trương Lương thấy tình thế cấp bách, vội ra ngoài gọi Phàn Khoái. Phàn Khoái trước kiếm sống bằng nghề giết chó, là bộ hạ dũng mãnh nhất của Lưu Bang. Nghe thấy Lưu Bang gặp nạn, Phàn Khoái tay cầm khiên và kiếm xông vào trướng. Binh sĩ thủ vệ muốn ngăn trở, Phàn Khoái dùng khiên đẩy một cái, vệ binh đều ngã nhào trên đất.

Phàn Khoái vén màn che trướng, trừng mắt nhìn Hạng Vũ, tóc tai dựng ngược, mí mắt như muốn rách, trách cứ Hạng Vũ: “Lưu Bang hạ xong Hàm Dương, không chiếm đất xưng vương, mà quay về Bá Thượng, đợi đại vương đến. Một người có công như vậy, vẫn chưa được phong thưởng gì, ngài lại nghe lời tiểu nhân muốn giết người anh em của mình!”. Hạng vũ nghe xong trong lòng hổ thẹn. Lưu Bang thừa cơ giả đi vệ sinh, đem theo tùy tùng chạy về doanh trại Bá Thượng.

Mưu sĩ Phạm Tăng thấy Hạng Vũ nhu mì không quyết, để xổng Lưu Bang, phẫn khí tuyệt vọng, thở dài nói: “Ầy, thằng bé này đúng là không thể cùng bàn mưu đại sự. Đoạt thiên hạ của Hạng vương tất là Bái công. Chúng ta rồi sẽ bị bắt làm tù thôi”. (Sử ký – Hạng Vũ kỷ). Lưu Bang về tới trong quân liền xử chết Tào Vô Thương. “Hồng Môn yến” sau này trở thành từ chỉ buổi yến hội không có ý tốt. Cũng từ đó mà có thành ngữ “Hạng Trang múa kiếm, ý tại Bái công”.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)

_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 I_icon13Sat 20 Oct 2018, 09:15

Ai Hoa đã viết:
Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Lưu Bang nhập quan

Mặc dù Hạng Vũ đã giải quyết xong quân chủ lực nhà Tần, trở thành chư hầu Thượng tướng quân nhưng người đầu tiên chiếm được Hàm Dương, kinh đô nước Tần lại là Lưu Bang.

Lưu Bang, người ấp Phong, quận Bái, xuất thân bình dân, 48 tuổi khởi binh ở huyện Bái nên còn gọi là Bái Công. Thời thanh niên cả ngày rong chơi, vô công rồi nghề, giao du với một đám du thủ du thực, lại thêm có thói vung tay quá trán. Nhưng ông có khả năng thuyết phục phục nên rất được lòng người, sau làm tới đình trưởng ở Tứ Thủy.

Lưu Bang không thích đọc sách, trong bụng coi thường những kẻ đọc sách. Sử ký chép, có lần một thư sinh nho quan tới cầu kiến bị Lưu Bang lột mũ tiểu vào và chửi mắng. Năm đó lại có Lệ Thực Kỳ (có bản dịch là Lịch Tự Cơ) tới cầu kiến. Người nhà nói là người đọc sách, Lưu Bang không tiếp. Cuối cùng Lệ Thực Kỳ tự nhận là Cao Dương tửu đồ, Lưu Bang vội vàng mời vào tương kiến hoan hỷ. Sở trường của ông là dùng quyền mưu, mưu sâu kế hiểm, gió chiều nào che chiều ấy, biết cách khống chế những thuộc hạ có năng lực nên thủ hạ cũng có không ít kẻ tài năng, tỏ ra xuất chúng trong việc cướp công sức thành quả của người.

Trong lúc Hạng Vũ cùng quân Tần trực diện giao tranh kịch liệt, phá vòng vây nguy hiểm thì Lưu Bang dẫn binh đột nhập Quan Trung. Lúc đó Triệu Cao đã giết Tần Nhị Thế. Sau đó Tử Anh lại giết Triệu Cao, tự xưng là Tần Vương. Lưu Bang tiến đánh Hàm Dương, Tử Anh không có khả năng chống cự nên đành lên xe ngựa trắng, treo cờ rủ, đi đường nhỏ, tự thân bưng Hoàng đế ngọc tỷ và phù tiết dâng nộp Lưu Bang đầu hàng. Tần triều diệt vong từ đấy.

Lưu Bang vào trong thành Hàm Dương, nhìn thấy cung điện nguy nga tráng lệ và những thứ Hoàng đế chuyên dùng như màn trướng, xe ngựa, trùng trùng báu vật và phụ nữ, ngẩn người không muốn rời xa, hoàn toàn quên khuấy bên ngoài cục diện loạn lạc miệng hùm nanh sói. Lưu Bang tính nghỉ ngơi, ở lại trong cung. Phàn Khoái và Trương Lương đã rất vất vả luân phiên khuyên giải, cuối cùng thuyết phục được Lưu Bang niêm phong hoàng cung và quốc khố, đến Bá Thượng đóng quân. Lại theo kiến nghị của Tiêu Hà tuyên bố 3 điều: giết người đền mạng, hại người, trộm cướp đền tội, đồng thời phế bỏ Tần luật, còn các phương diện khác như bình thường. “Người Tần rất mừng, tranh mang bò dê rượu khoản đãi quân sĩ” (Sử Ký – Cao tổ bản kỷ).

Hạng Vũ trực diện chiến đấu, vào sinh ra tử nhưng thành quả thắng lợi lại bị Lưu Bang nẫng mất, phẫn uất không thể bỏ qua, lập tức dẫn đại quân 40 vạn tiến gấp về Quan Trung, đóng quân ngoài cửa Hồng môn thành Hàm Đan. Mưu sĩ Phạm Tăng hiến kế, nói: “Lưu Bang ở Quan Đông vốn tham tài háo sắc, giờ không lấy tài vật, không luyến mỹ nữ, có thể thấy dã tâm không nhỏ, nên sớm diệt trừ“. Tả Tư mã của Lưu Bang là Tào Vô Thương cũng phái người tới báo tin chứng thực là Lưu Bang có tâm xưng Vương. Hạng Vũ lập tức hạ lệnh sáng sớm tiến công.

Toàn bộ binh lực của Lưu Bang có 10 vạn, lại không tinh nhuệ như quân Sở. Nếu như hai bên đối địch, không cần đánh cũng biết kết quả. Chú của Hạng Vũ là Hạng Bá để báo đáp ân cứu mạng của Trương Lương, suốt đêm phi ngựa tới Bá Thượng tìm Trương Lương báo tin. Trương Lương không muốn một mình thoát thân nên lập tức báo Lưu Bang. Lưu Bang nghe xong thất kinh biến sắc, nhất thời tay chân bủn rủn, vô lực.

So sánh lực lượng quá chênh lệch, chỉ còn cách tỏ thế yếu nhược van xin là thượng sách. Sau khi Lưu Bang cùng Trương Lương thương nghị vắn tắt lập tức mời Hạng Bá vào trướng, kính rượu hàn huyên, lại còn hứa gả con gái cho Hạng Bá kết làm thân gia. Nhân lúc chuyện trò vui vẻ, Lưu Bang nói rõ mình vốn không có dã tâm xưng vương, tất cả những việc đã làm ở Quan Trung đều là để chuẩn bị đón Hạng Vũ.

Hạng Bá hứa sẽ về nói rõ lại với Hạng Vũ, lại còn dặn Lưu Bang ngày hôm sau nên đích thân đến bái tạ Hạng Vũ. Hạng Vũ trong tay nắm trọng binh, xem thường thiên hạ, vốn dĩ cũng không đặt Lưu Bang vào tầm ngắm, lại thêm Hạng Bá xảo biện, nói vài câu câu liền động tâm, bỏ kế hoạch tấn công Bá Thượng.

Ngày thứ 2, Lưu Bang đem theo Trương Lương và tướng quân Phàn Khoái tự thân tới Hồng Môn, biểu thị là mình chỉ trông coi Hàm Dương đợi Hạng Vũ tới xưng vương. Hạng Vũ tin tưởng Lưu Bang, thiết tiệc chiêu đãi. Phạm Tăng, vốn được Hạng Vũ tôn kính gọi là á phụ (cha nuôi) vẫn thủy chung cho rằng Lưu Bang là mầm đại họa, kiên trì muốn lấy mạng ông ta, nhổ cỏ tận gốc, trừ tuyệt hậu họa. Đó chính là bữa tiệc với một trường sát khí nổi tiếng trong lịch sử: “Hồng Môn yến”.

Trong tiệc, Phạm Tăng ngồi bên mấy lần ám thị Hạng Vũ động thủ giết Lưu Bang, nhưng Hạng Vũ đều vờ như không thấy. Phạm Tăng sai đại tướng quân Hạng Trang tới trước bàn rượu múa kiếm góp vui, tìm cơ hội giết Lưu Bang. Hạng Bá vội vàng rút kiếm cùng múa, lại lấy thân mình che cho Lưu Bang khiến cho Hạng Trang không cách nào ra tay nổi.

Trương Lương thấy tình thế cấp bách, vội ra ngoài gọi Phàn Khoái. Phàn Khoái trước kiếm sống bằng nghề giết chó, là bộ hạ dũng mãnh nhất của Lưu Bang. Nghe thấy Lưu Bang gặp nạn, Phàn Khoái tay cầm khiên và kiếm xông vào trướng. Binh sĩ thủ vệ muốn ngăn trở, Phàn Khoái dùng khiên đẩy một cái, vệ binh đều ngã nhào trên đất.

Phàn Khoái vén màn che trướng, trừng mắt nhìn Hạng Vũ, tóc tai dựng ngược, mí mắt như muốn rách, trách cứ Hạng Vũ: “Lưu Bang hạ xong Hàm Dương, không chiếm đất xưng vương, mà quay về Bá Thượng, đợi đại vương đến. Một người có công như vậy, vẫn chưa được phong thưởng gì, ngài lại nghe lời tiểu nhân muốn giết người anh em của mình!”. Hạng vũ nghe xong trong lòng hổ thẹn. Lưu Bang thừa cơ giả đi vệ sinh, đem theo tùy tùng chạy về doanh trại Bá Thượng.

Mưu sĩ Phạm Tăng thấy Hạng Vũ nhu mì không quyết, để xổng Lưu Bang, phẫn khí tuyệt vọng, thở dài nói: “Ầy, thằng bé này đúng là không thể cùng bàn mưu đại sự. Đoạt thiên hạ của Hạng vương tất là Bái công. Chúng ta rồi sẽ bị bắt làm tù thôi”. (Sử ký – Hạng Vũ kỷ). Lưu Bang về tới trong quân liền xử chết Tào Vô Thương. “Hồng Môn yến” sau này trở thành từ chỉ buổi yến hội không có ý tốt. Cũng từ đó mà có thành ngữ “Hạng Trang múa kiếm, ý tại Bái công”.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)
Thầy ơi, từ khi đọc truyện của Thầy, bao nhiêu thần tượng sụp dổ rồi, như Hàn Tín với đức Nhẫn, dũng ", giờ thêm Hạng Vũ nữa, không như ngày xưa T biết 1 Hạng Vũ biệt Ngu Cơ và 1 thứ " Cỏ Ngu " cứ rót rượu là cỏ múa . Có lẽ Thực  luôn làm tan vỡ mộng rồi.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 I_icon13Sat 20 Oct 2018, 10:43

Trà Mi đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Thời trẻ, trò đọc "Hán Sở tranh hùng" thấy thích Hạng Vũ hơn Lưu Bang, cũng không tự giải thích được vì sao. Đọc Tam quốc lại thích Tào Tháo hơn Lưu Bị. Tào Tháo đầy gian hùng tàn bạo, nhưng trò thích cái bản chất thật của một con người, còn Lưu Bị là con người đầy giả tạo. Triệu Vân phò A Đẩu, vào sinh ra tử biết bao nhiêu. A Đẩu là chiến lợi phẩm đoạt được bằng máu của mình, thể hiện lòng trung cao cả với chúa. Trân quý nó mới là trân trọng tướng. Lưu Bị quăng con!!! Núm ruột của mình, chiến công của tướng mà không trân trọng thì ...!!!


Hạng Vũ bất nghĩa, bất nhân, bất trí, bất tín, giết Sở Hoài Vương Nghĩa Đế, giết Tần vương Tử Anh đã đầu hàng, chôn sống 20 vạn hàng binh Tần. Người như vậy bạo ngược có khác gì Tần Thuỷ Hoàng đâu?   Rolling Eyes

Cho tới nay tôi cũng không hiểu nổi vì sao tôi thích Hạng Vũ hơn Lưu Bang, có một cái gì đó tôi không diễn giải được, có lẽ tôi cũng có tâm địa gian hùng chăng !!!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 23 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Truyện xưa - Ái Hoa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Câu Truyện Mơ Trong Giấc Mộng-Truyện ngắn Nhất Linh
» Truyền Thuyết Truyện Cổ
» Tình Yêu Thương (Truyện Ngắn)
» Truyện ngắn - MÙA MẬN
» Nắng ấm của anh (truyện dài)
Trang 23 trong tổng số 50 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 13 ... 22, 23, 24 ... 36 ... 50  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-