Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 16:38
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Chân dung nhà văn - Xuân Sách | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Wed 17 Feb 2016, 07:53 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- 81.Tản Đà
Văn chương thuở ấy như bèo Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời (tác phẩm thơ Hầu trời) Giấc mộng lớn đã bốc hơi Giấc mộng con suốt một đời bơ vơ Ước chi cụ sống tới giờ Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn
82. Lưu Quang Vũ
Cũng muốn tin vào hoa hồng (tin ở hoa hồng - nhạc kịch) Tin vào điều không thể mất (kịch) Cả tôi và cả chúng ta (Tôi và chúng ta - Kịch) Đứng trong đầm lầy mà hát (Hoa cúc xanh trên đầm lầy - kịch)
Ông không phải là bố tôi Con chim sâm cầm đã chết Ông không phải là bố tôi Con chim sâm cầm ai giết!
83. Hà Minh Tuấn
Bốn mươi tuổi mới vào đời Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ Giữa hai trận tuyến ngu ngơ Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu? Bổ sung: 81.Tản Đà
Văn chương thuở ấy như bèo Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời (tác phẩm thơ Hầu trời) Giấc mộng lớn đã bốc hơi Giấc mộng con suốt một đời bơ vơ Ước chi cụ sống tới giờ Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn
(Lời bài thơ "Hầu Trời": "Văn chương hạ giới rẻ như bèo" và: "Văn đã giàu thay, lại lắm lối Trời nghe Trời cũng bật buồn cười! Chư tiên ao ước tranh nhau dặn: - Anh gánh lên đây bán chợ Trời!")
82. Lưu Quang Vũ
Cũng muốn tin vào hoa hồng (tin ở hoa hồng - nhạc kịch) Tin vào điều không thể mất (kịch) Cả tôi và cả chúng ta (Tôi và chúng ta - Kịch) Đứng trong đầm lầy mà hát (Hoa cúc xanh trên đầm lầy - kịch)
Ông không phải là bố tôi Con chim sâm cầm đã chết Ông không phải là bố tôi Con chim sâm cầm ai giết!
Tác phẩm cuối cùng của LQV: kịch bản "Chim sâm cầm không chết" đang viết dở dang. - Theo hồi ký của đạo diễn Phạm Thị Thành: "Một lần tôi sang nhà Vũ chơi, thấy trên bàn có mấy tờ giấy ghi tên vở “Chim sâm cầm đã chết". Tôi thấy từ "chết" liền bảo: "Này Vũ ơi, đặt cái tên này hay ám lắm hay Vũ đổi là "Chim sâm cầm không chết” đi". Nghe thấy vậy, anh đồng ý, liền cầm bút đổi lại tên. Vậy mà, mới viết được mấy trang thì Vũ đã ra đi."
83. Hà Minh Tuân (không phải Tuấn)
Bốn mươi tuổi mới vào đời Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ Giữa hai trận tuyến ngu ngơ Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?
Hà Minh Tuân tham gia hoạt động bí mật ở Hà nội từ năm 1943, chính ủy trung đoàn năm 1950. Năm 1954, ông trở về Hà Nội với quân hàm trung tá Trưởng phòng cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị và được bổ nhiệm làm Giám đốc NXB Văn Học năm 1958. Không may ông viết tiểu thuyết “vào đời” nêu nỗi khổ của những thanh niên “vào đời” phải đi lao động trên công trường, “cái đòn gánh như con rắn quẫy nặng trên vai “ và thế là ông ăn đòn hội chợ của đồng nghiệp, ngay cả báo chí cũng phát động quần chúng nhảy vào đánh đấm. Rốt cuộc ông mất chức Giám đốc NXB Văn học.
Cám ơn thầy đã bổ sung thêm để PN và các huynh tỉ đệ muội của Đào Viên được mở mang đầu óc PN giỏi quá, còn có mấy tên, sắp tới bến rồi nè!
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Fri 19 Feb 2016, 08:51 | |
| 93. Khương Hữu Dụng
Ba lô trên vai từ đêm mười chín Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (câu thơ trong trường ca Từ đêm mười chín) Thì cứ khắc đi rồi khắc đến Sao còn ngồi đó cụ già Khương? (Già Khương là cách gọi yêu thương kính trọng của lớp văn sĩ trẻ cùng thời gọi nhà thơ)
94.Dương Hương Ly
Tuổi hai mươi xung phong lên Tây bắc (bài thơ Lên miền Tây) Nguyện hi sinh chiến đấu dưới cờ Lại xung phong vào Nam đánh giặc Với bà mẹ đào hầm đầu bạc phơ phơ (Lời trong bài thơ Đất quê ta mênh mông)
Hoà bình rồi tiến lên đổi mới Bất ngờ ngã ngựa chốn non cao Dẫu nhiều lần bị lừa như thế Thì cuộc đời vẫn đẹp sao Tình yêu vẫn đẹp sao! (Lời bài thơ Cuộc đời vẫn đẹp sao)
95.Ý Nhi
Trái tim với nỗi nhớ ai Như cây trong phố đứng hoài chờ trăng Như người đàn bà ngồi đan Sợi dọc thì rối, sợi ngang thì chùng. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Fri 19 Feb 2016, 09:34 | |
| 93. Khương Hữu Dụng
Ba lô trên vai từ đêm mười chín Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (câu thơ trong trường ca Từ đêm mười chín) Thì cứ khắc đi rồi khắc đến Sao còn ngồi đó cụ già Khương? (Già Khương là cách gọi yêu thương kính trọng của lớp văn sĩ trẻ cùng thời gọi nhà thơ)
Tôi ít được đọc sách nên hiểu biết quá ít ỏi. Về KHD tôi có được nghe mấy câu thơ "Lên đỉnh Côn Sơn", nhớ có thể không chính xác nhưng cứ post lên đây nhờ thầy Ái Hoa, thầy đọc nhiều, kiến thức rộng, xin cho biết những dư âm thực qua bài thơ này : Lên đỉnh Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi Trên đầu xanh ngắt một từng không Bàn cờ thế sự quân không động Chỉ thấy quanh mình nổi bão dông. |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Fri 19 Feb 2016, 10:49 | |
| - buixuanphuong09 đã viết:
- 93.
Khương Hữu Dụng
Ba lô trên vai từ đêm mười chín Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (câu thơ trong trường ca Từ đêm mười chín) Thì cứ khắc đi rồi khắc đến Sao còn ngồi đó cụ già Khương? (Già Khương là cách gọi yêu thương kính trọng của lớp văn sĩ trẻ cùng thời gọi nhà thơ)
Tôi ít được đọc sách nên hiểu biết quá ít ỏi. Về KHD tôi có được nghe mấy câu thơ "Lên đỉnh Côn Sơn", nhớ có thể không chính xác nhưng cứ post lên đây nhờ thầy Ái Hoa, thầy đọc nhiều, kiến thức rộng, xin cho biết những dư âm thực qua bài thơ này : Lên đỉnh Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi Trên đầu xanh ngắt một từng không Bàn cờ thế sự quân không động Chỉ thấy quanh mình nổi bão dông. Theo Khương Băng Kính, con nhà thơ Khương Hữu Dụng, thì nguyên văn 4 câu thơ như sau:
- Trích dẫn :
- Côn Sơn
Lên đỉnh Côn Sơn tìm Nguyễn Trãi Trên đầu xanh ngắt một bầu không Bàn cờ thế sự quân không động Mà thấy quanh mình nỗi bão dông Đầu đề bài thơ là "Côn Sơn" (chứ không phải "Lên Côn Sơn" như nhiều người nhớ). Chữ "nỗi" dấu ngã, không phải là "nổi". Sau này tác giả đã thay chữ "thấy" trong câu 4 thành chữ "dấy": "Bàn cờ thế sự quân không động/ Mà dấy quanh mình nỗi bão dông". Có lẽ chữ "dấy" của ông đã bao hàm sự "nổi lên" của dông bão rồi. Khương Hữu Dụng nói rằng: "thấy" mới là sự cảm nhận của tác giả. Tức là tác giả muốn nói: "Tại Côn Sơn này, nơi xảy ra vụ án oan trái Nguyễn Trãi, mọi người và cả cảnh vật: mỗi bậc đá, hòn sỏi, cành cây ngọn cỏ… đều mang một "nỗi niềm dông bão", không chỉ là dông bão nổi lên quanh ta mà dông bão trong tâm trạng con người và cảnh vật được nhân cách hóa".
Khương Băng Kính viết:
- Trích dẫn :
Tất nhiên là mỗi người đọc đều có thể có những cảm nhận và sự đánh giá của riêng mình về một chữ, một câu thơ, một bài thơ nào đó. Và tất nhiên là tác giả cũng vậy. Tôi biết ba tôi có một chút buồn lòng và tôi từng nghe ba tôi phàn nàn về sự nhầm lẫn của nhà thơ Trinh Đường: "Là một người đã hiểu mình (tức Khương Hữu Dụng) để viết được những câu thơ: Dồn hết đời vào thơ/ Dồn hết mây lên tóc/ Bạc đầu vì một từ/ Còn e chưa hết sức/ Học thuật và tâm thuật/ Nỗi đời và nỗi lòng/ Lạc vào bao mê cung/ Tự thắp mình làm đuốc/ Đi qua trăm bão dông/ Vòm trời không để mất/ Nhìn bàn cờ Côn Sơn/ Nghĩ bàn cờ thế cuộc…"(trích bài "Khương Hữu Dụng" của Trinh Đường in dịp mừng nhà thơ Khương Hữu Dụng 85 tuổi - KBK), vậy mà lại không hiểu được mình viết là "nỗi bão dông" chứ không phải là "nổi bão dông"!
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Fri 19 Feb 2016, 13:02 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
94.Dương Hương Ly
Tuổi hai mươi xung phong lên Tây bắc (bài thơ Lên miền Tây) Nguyện hi sinh chiến đấu dưới cờ Lại xung phong vào Nam đánh giặc Với bà mẹ đào hầm đầu bạc phơ phơ (Lời trong bài thơ Đất quê ta mênh mông)
Hoà bình rồi tiến lên đổi mới Bất ngờ ngã ngựa chốn non cao Dẫu nhiều lần bị lừa như thế Thì cuộc đời vẫn đẹp sao Tình yêu vẫn đẹp sao! (Lời bài thơ Cuộc đời vẫn đẹp sao)
- bị lừa:
Dương Hương Ly tức nhà thơ Bùi Minh Quốc có bài thơ như sau:
Ðêm nay tôi không ngủ (Tặng các nhà sử học)
Ðêm nay tớ không ngủ Gã công an hỏi dồn Tớ chỉ nhìn ảnh Cụ Gã lừ mắt liệu hồn
Gã sục vào văn chương Hạnh hoẹ chuyện bài vở Tớ chỉ nhìn ảnh Cụ Cụ nhìn tớ lặng im
Cụ ơi sao lặng im? Nhớ xưa hầm bí mật Mạng con không sợ mất Nhờ thơ Cụ trong tim
"Trên đời ngàn vạn điều cay đắng Cay đắng chi bằng mất tự do Mỗi việc mỗi lời không tự chủ Ðể cho người dắt tựa trâu bò" (1)
Không chịu kiếp trâu bò Không chịu để ai dắt Con chẳng nề sống chết Theo Cụ giành tự do
Sao nên nỗi bây giờ Thằng công an khinh Cụ Tra tấn cả văn thơ Ðến từng câu từng chữ?
- Tại chúng nó phản Cụ Hay chính Cụ lừa con? Nghe như Cụ cười giòn: - Mày hỏi thằng lịch sử !
Ðà lạt một đêm tháng 7.1997
(1) Thơ Hồ Chí Minh 1942 (Trong tập "Nhật ký trong tù")
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Fri 19 Feb 2016, 13:08 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- buixuanphuong09 đã viết:
- 93.
Khương Hữu Dụng
Ba lô trên vai từ đêm mười chín Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (câu thơ trong trường ca Từ đêm mười chín) Thì cứ khắc đi rồi khắc đến Sao còn ngồi đó cụ già Khương? (Già Khương là cách gọi yêu thương kính trọng của lớp văn sĩ trẻ cùng thời gọi nhà thơ)
Tôi ít được đọc sách nên hiểu biết quá ít ỏi. Về KHD tôi có được nghe mấy câu thơ "Lên đỉnh Côn Sơn", nhớ có thể không chính xác nhưng cứ post lên đây nhờ thầy Ái Hoa, thầy đọc nhiều, kiến thức rộng, xin cho biết những dư âm thực qua bài thơ này : Lên đỉnh Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi Trên đầu xanh ngắt một từng không Bàn cờ thế sự quân không động Chỉ thấy quanh mình nổi bão dông. Theo Khương Băng Kính, con nhà thơ Khương Hữu Dụng, thì nguyên văn 4 câu thơ như sau:
- Trích dẫn :
- Côn Sơn
Lên đỉnh Côn Sơn tìm Nguyễn Trãi Trên đầu xanh ngắt một bầu không Bàn cờ thế sự quân không động Mà thấy quanh mình nỗi bão dông Đầu đề bài thơ là "Côn Sơn" (chứ không phải "Lên Côn Sơn" như nhiều người nhớ). Chữ "nỗi" dấu ngã, không phải là "nổi". Sau này tác giả đã thay chữ "thấy" trong câu 4 thành chữ "dấy": "Bàn cờ thế sự quân không động/ Mà dấy quanh mình nỗi bão dông". Có lẽ chữ "dấy" của ông đã bao hàm sự "nổi lên" của dông bão rồi. Khương Hữu Dụng nói rằng: "thấy" mới là sự cảm nhận của tác giả. Tức là tác giả muốn nói: "Tại Côn Sơn này, nơi xảy ra vụ án oan trái Nguyễn Trãi, mọi người và cả cảnh vật: mỗi bậc đá, hòn sỏi, cành cây ngọn cỏ… đều mang một "nỗi niềm dông bão", không chỉ là dông bão nổi lên quanh ta mà dông bão trong tâm trạng con người và cảnh vật được nhân cách hóa".
Khương Băng Kính viết:
- Trích dẫn :
Tất nhiên là mỗi người đọc đều có thể có những cảm nhận và sự đánh giá của riêng mình về một chữ, một câu thơ, một bài thơ nào đó. Và tất nhiên là tác giả cũng vậy. Tôi biết ba tôi có một chút buồn lòng và tôi từng nghe ba tôi phàn nàn về sự nhầm lẫn của nhà thơ Trinh Đường: "Là một người đã hiểu mình (tức Khương Hữu Dụng) để viết được những câu thơ: Dồn hết đời vào thơ/ Dồn hết mây lên tóc/ Bạc đầu vì một từ/ Còn e chưa hết sức/ Học thuật và tâm thuật/ Nỗi đời và nỗi lòng/ Lạc vào bao mê cung/ Tự thắp mình làm đuốc/ Đi qua trăm bão dông/ Vòm trời không để mất/ Nhìn bàn cờ Côn Sơn/ Nghĩ bàn cờ thế cuộc…"(trích bài "Khương Hữu Dụng" của Trinh Đường in dịp mừng nhà thơ Khương Hữu Dụng 85 tuổi - KBK), vậy mà lại không hiểu được mình viết là "nỗi bão dông" chứ không phải là "nổi bão dông"!
Bài thơ này trò được nghe cách đây tròn 30 năm, từ một cán bộ CM, Giảng viên trường NAQ cấp tỉnh, (với trò là bậc cha chú), năm đó đã nghỉ hưu về sống ở quê nhà. Năm 85-86, là thời kỳ u ám nhất, vị ấy cũng có nhiều tâm sự, là thầy dạy chính trị nên có tầm nhìn rộng, trò được tiếp xúc nhiều nên cũng có được những nhận thức ... Về bài thơ này trò cũng được nghe phân tích nhiều (về mặt chính trị), vị ấy cũng nói là "nỗi" (dấu ngã), nhưng trò nghe nhiều người đọc là "nổi" (dấu hỏi) và cũng muốn nghe thầy xác định rõ nên post là "nổi". Cảm ơn thầy đã cho trò hiểu thêm được rất nhiều điều. Chế độ nào cũng có cái hay, cái dở, người tốt, người xấu. Chính gia đình trò cũng phải gánh chịu cái "lý lịch, liên quan" rất uất ức và xót xa ..., cũng muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào? Đấy là điều không đơn giản. Cách nghĩ của những người ở ngoài nước khác với cách nghĩ của những nông dân đầu trần chân đất sống trực tiếp với làng xóm như trò. |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Fri 19 Feb 2016, 15:04 | |
| 97. Phan Thị Thanh Nhàn
Giấu một chùm thơ trong chiếc khăn tay (Câu thơ Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay - Bài thơ Hương Thầm) Em hăm hở đi tìm người trao tặng Những kẻ phong lưu, những tên du đãng Mấy ai biết được hương thầm của cô gái xóm đê. (tác phẩm Xóm đê ngày ấy)
98. Trần Đăng Khoa
Chú dế góc sân hồn nhiên ca hát (góc sân và khoảng trời) Hát thành thơ như nước triều lên Khi khôn lớn lại hồn nhiên đi giữa Biển một bên và em một bên. (câu thơ trong bài thơ Chút thư tình của người lính biển)
99.Hoàng Lại Giang
Người đàn bà mà tôi ao ước (người đàn bà tôi ao ước) Trên vành đai chống Mĩ những năm xưa (tác phẩm Trong vành đai diệt Mỹ) Tình yêu đã lụi tàn cùng kí ức (ký ức tình yêu) Nhưng còn đây tội lỗi đến bao giờ (Tình yêu tội lỗi)
100. Xuân Sách
Cô giáo làng tôi đã chết rồi Một đêm ra trận đất bom vùi Xót xa đình Bảng người du kích (đội du kích thiếu niên Đình Bảng) Đau đớn Bạch đằng lũ trẻ côi Đường tới chiến công gân cốt mỏi Lối vào lửa sởn tóc da mồi Mặt trời ảm đạm quê hương cũ (Mặt trời quê hương) Ở một cụm đường rách tả tơi. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Sat 20 Feb 2016, 09:25 | |
| 96. Yến Lan
Ra đi từ bến My Lăng Bao năm dấu kín ánh trăng trong lòng Tuổi già về lại bến sông
Trăng xưa đã lớn, phải chong đèn dầu
Trò tìm mãi mà không thấy PN đăng bài viết số 96, mày mò tìm thì được biết đó là Yến Lan, nhưng không rõ tên tác phẩm cụ thể để chứng tỏ đó là Yến Lan. Nhờ thầy AH bổ xung. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Sat 20 Feb 2016, 09:30 | |
| Xin góp vào trang này một bài mà tôi đọc được :Tâm sự của Xuân Sách Những bài thơ chân dung các nhà văn của tôi ra đời trong trường hợp rất tình cờ. Hôi ấy bước vào thập kỷ 60, tôi đang độ tuổi và mới từ đơn vị được chuyển về Tạp chí Văn nghệ quân đội ở ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, Hà nội. Ngoài công việc của toà soạn tờ báo ra thời gian của chúng tôi dành nhiều cho học tập chính trị. Những vấn đề thời sự trong nước, thế giới, những đường lối, chỉ thị, nghị quyết, những vấn đề tư tưởng lâu dài và trước mắt... đều phải học tập nghiêm túc, có bài bản. Học một ngày, hai ngày, có khi cả tuần, cả tháng. Lên lớp, thảo luận, kiểm điểm, làm sao sau mỗi đợt học, nhận thức và tư tưởng từng người phải được nâng cao lên một bước. Những buổi lên lớp tập trung tại hội trường gồm hàng ngàn sĩ quan, anh em văn nghệ, các nhà văn, các hoạ sĩ, nhạc sĩ... thường ngồi lập trung với nhau ở những hàng ghế cuối hội trường thành một “xóm” văn nghệ. Để chống lại sự mệt mỏi phải nghe giảng về hai phe, bốn mâu thuẫn, về ba dòng thác cách mạng, về kiên trì, tăng cường, nỗ lực, quyết tâm... mấy anh văn nghệ vốn quen thói tự do thường rì rầm với nhau những câu chuyện tào lao hoặc che kín cho nhau để hút một hơi thuốc lá trộm, nuối vội khói, nhiều khi ho sặc sụa. Nhưng rồi những chuyện đó cũng bị phát hiện, bị nhắc nhở phê bình. Vậy phải thay đổi chuyển sang “bút đàm”. Vào năm 1962 có đợt học tập quan trọng, học nghị quyết 9, nghị quyết chống xét lại, chống tư tưởng hoà bình chủ nghĩa, và dĩ nhiên văn nghệ là một đối tượng cần chú ý trong đợt học này. Hội trường tập trung đông, trời nắng, hơi nóng từ cái sân láng xi măng hắt lên như thiêu như đất. Quân đội đang tiến lên chính quy hiện đại, ăn mặc phải tề chỉnh đầy dủ cân đai bối tử, đi giầy da, những đôi giẫy cao cổ nặng như cùm. Bọn tôi trừ vài trường hợp như Vũ Cao, Nguyễn Khải có đôi chân quá khổ, có cớ chưa có giầy đúng số để đi dép, nhưng cũng là những đôi dép có quai hậu, ngồi học cũng không được tụt quai. Nhân đây tôi xin nói thêm về Vũ Cao. Ông là người biệt danh “quanh năm đi chân đất”, ở nhà số 4 các phòng sàn ván đều được lau bóng để đánh trần nằm xuống mà viết. Quy định ai vào phòng phải bỏ giầy dép trừ... Vũ Cao, bởi để ông đi dép vào phòng còn sạch hơn đi chân trần. Giờ đây ngồi học được ưu tiêu đi dép vẫn là nỗi cực khổ đối với ông. Trong buổi lên lớp căng thẳng như thế, Nguyễn Trọng Oánh xé vỏ bao thuốc lá Tam Đảo viết một bài thơ chữ Hán trao cho tôi. Ở Văn nghệ quân đội, Oánh được gọi là ông Đồ Nghệ giỏi chữ Hán và tôi được gọi là Đồ Thanh bởi cũng vỏ vẽ đôi ba chữ thánh hiền. Oánh bảo tôi dịch bài thơ Oánh viết vịnh Xuân Thiều. Xuân Thiều cũng ở lứa tuổi chúng tôi nhưng trông già dặn vì cái đầu hói, tóc lơ thơ. Con dường văn chương mới bước vào còn lận đận. Mới in được tập truyện ngắn đầu tay “Đôi Vai”, tập tiểu thuyết “chuyển vùng” viết về cuộc chiến đấu chống Pháp ở Bình Trị Thiên mà Thiều tham dự, đã sửa chữa nhiều lần, đưa qua nhiều nhà xuất bản chưa “nhà” nào chịu in. Tôi thấy bài thơ Oánh viết rất là hay và dịch: Văn nghiệp tiền trình khả điếu quânMao đầu tận lạc tự mao luânLưỡng kiên mai hếu phong trần lýChuyển địa hà thời chuyển đắc ngân Dịch nghĩa: Con dùng văn nghiệp khá thương cho ôngLông đầu ông đã rụng trơ trụiĐôi vai lầm lủi trên con đường gió bụiChuyển vùng đến bao giờ thì chuyển thành tiền được? Dịch thơ: Con đường văn nghiệp thương ôngLông đầu rụng hết thư lông cái gầuĐôi vai gánh mãi càng đauChuyển vùng nào nữa làm sao thành tiền? Dịch song tôi chuyển bài thơ cho anh em đọc. Oánh tỉnh bơ với bộ mặt lạnh lùng cố hữu còn mọi người phải nén cười cho khỏi bật thành tiếng. Nguyễn Minh Châu gục xuống bàn kìm nén đến nôi mặt đỏ bừng và nước mắt dàn dụa. Tự nhiên trong đầu tôi lóe lên cái ý nghĩ mà người ta thường gọi là “tia chớp”. Thơ chân dung! Trong bài thơ của Oánh phác hoạ một Xuân Thiều với hình dáng và văn nghiệp bằng cách dùng nghĩa kép của tên tác phẩm: “Đôi Vai” “Chuyển Vùng”. Và sau chốc lát, tiếp tục trò đùa của Oánh tôi viết bài thơ về Hồ Phương, đang ngồi cạnh tôi, và bài thơ số một về chân dung các.. nhà văn ra đời. Hồi đó Hồ Phương đã là tác giả in nhiều tác phẩm, đã được một số giải thưởng các cuộc thi sáng tác văn học. Tôi dùng tên các tập truyện của anh: “Trên biển lớn” “Xóm mới” “Cỏ non” và tên cái truyện ngắn đầu tay vẫn được nhắc đến: “Thư nhà”. Tôi viết bài thơ ra mẫu giấy: Trên biển lớn lênh đênh sóng nướcNgó trông về xóm mới khuất xaCỏ non nay chắc đã giàBuồn tênh lại giở thư nhà ra xem
Tôi đưa bài thơ cho Nguyễn Khải. Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đọi, anh bỏ bài thơ vào túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi quanh gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương đọc. Mặt Hồ Phương hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run. Nguyễn Khải nói như cách sỗ sàng của anh: -Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không phải trò đùa nữa rồi! Tôi hơi hoảng, nghĩ rằng đó chỉ là trò chơi chữ thông thường. Sau rồi tôi hiểu ngoài cái nghĩa thông thường bài thơ còn chạm vào tính cách và đánh giá nhà văn. Mà đánh giá nhà văn thì có gì quan trọng hơn là tính cách và tác phẩm. Bài thơ ngụ ý Hồ Phương có viết nhiều chăng nữa văn không vượt được tác phẩm đầu tay và vẫn cứ: buồn tênh lại giở thư nhà ra xem...” Trước đây khi còn là lính ở địa phương, cái xã hội nhà văn đối với tôi đầy thiêng liêng bí ẩn. Đấy là những con người dị biệt rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng yêu mến dường như họ là một siêu tầng lớp trong xã hội. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, lời nói của họ đều có thể trở thành giai thoại, và cả tật xấu nữa, dường như cũng đứng ngoài vòng phán xét thông thường. Tóm lại đó là một thế giới đầy sức hấp dẫn đối với người say mê văn học và tập tễnh nuôi mộng viết văn như tôi. Khi tôi được về Hà nội vào một cơ quan văn nghệ dù là ở quân đội (hoàn cảnh nước ta quân đội có một vị trí đặc biệt trong xã hội kể cả lĩnh vực văn chương) tôi bắt đầu đi vào cái thế giới mà trước kia tôi mơ ước. Điều tôi nhận ra là ngoài cái phần tôi hiểu trước đây thì thế giới nhà văn còn có những chuyện khác. Đó là cái mặt đời thường, cái mặt rất chúng sinh và chúng cũng góp phần quan trọng làm nên các tác phẩm và tính cách nhà văn. Vì vậy chân dung của họ không thể bỏ qua. Hơn nữa nếu “vẽ” được chính xác những bức chân dung đó, thì bộ mặt xã hội của thời dại họ đang sống cũng qua đó mà hiện lên. Có thể, tôi nghĩ, không có tầng lớp nào hơn các nhà văn thể hiện rõ nhất bộ mặt tinh thần của dân tộc qua từng giai đoạn. Những điều này tôi nhận ra sau một thời gian dài khi những bài thơ chân dunglần lượt được ra đời, được phổ biến một cách không chính thức nhưng sâu rộng và dai dẳng, vượt cả sự mong muốn của tôi. Cũng chính các nhà văn giúp tôi nhiều trong sáng tác cũng như phổ biến các bài thơ. Bởi khi nhận định về tính cách con người, tính cách các nhà văn thì không ai sắc sảo bằng các nhà văn. Người giúp tôi nhiều nhất là anh Nguyễn Khải. Anh có mối quan hệ rộng rãi trong giới, có lối nhận xét người rất sắc sảo, chính xác dù có đôi lúc cực đoan. Anh không mấy thích thơ, nhưng anh lại thích những nhà văn chân dung. Anh có nói đại ý là các nhà văn chúng ta quen đánh giá nhận xét mọi tầng lớp người trong xã hội thì cũng cần tự đánh giá mình, cũng đều có cái tốt cái xấu như ai. Về sau thêm anh Vương Trí Nhàn về Văn nghệ quân đội. Nhà phê bình văn học trẻ tuổi này hết sức cổ suý tôi, đôi khi anh còn thách đố. Chúng tôi thường ngồi trong cái phòng “toilet” khoảng ba mét vuông, do hệ thống bơm nước lên tầng hai bị hỏng nên cái phòng vệ sinh đó biến thành phòng văn. Nó được ốp gạch men trắng bóng, lau sạch ngồi thật mát và thoải mái kín đáo. Có những hôm Nhàn mua sẵn vài ba điếu thuốc lá lẻ, vài cái kẹo lạc, một ấm trà ngon rồi thách thức tôi viết ngay tại chỗ. Và đã có nhiều bài thơ ra đời như thế. Nhàn nói: “Những bài thơ này ông Sách viết ra khi có quỷ ám vào ông ấy”. Bởi Nhàn đánh giá tôi có một giọng điệu khác hẳn trong những sáng tác không phải thơ chân dung. Nhàn là người rất thuộc thơ, và khi bài thơ tôi vừa làm xong thường anh là người phổ biến rộng rãi. Một số anh em trẻ khác như các anh Định Nguyễn, Trần Hoàng Bách thường đem những bài thơ đi phổ biến để được chiêu đãi bia hơi. Có thể nói đó là “nhuận bút” đầu tiên, nhưng không thuộc về người sáng tác mà thuộc về người phát hành. Tất nhiên những bài thơ đó được phổ biến rộng trong giới. Lúc dầu còn kín đáo, nhưng dần dần thành công khai và nhất là thành một “tiết mục” không thể thiếu trong những liên hoan của anh em văn nghệ. Có một buổi cũng khá đông đủ các nhà văn, khi vào tiệc rượu, mọi người yêu cầu tôi đọc thơ về các nhà văn có mặt, trong không khí như vậy thì dù các anh các chị ấy có giận cũng cười xoà làm vui. Riêng tôi thấy mình làm được trò vui cho mọi người cũng hay chứ sao. Tôi nhớ sau buổi vui, anh Nguyễn Đình Thi có nói đại ý nên đem cái tài đó làm những việc có ích hơn là châm chọc nhau. Ngay đó một anh ngồi bên cạnh rỉ tai tôi: “châm chọc cũng cần có tài và có ích lắm chứ “ Những bài thơ cũng được lan truyền sang các giới khác. Hồi đó tướng Lê Quang Đạo là phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, cấp trên của giới văn nghệ trong quân đội, ông rất thích những bài thơ chân dung, thường trong giờ nghỉ những buổi họp với giới văn nghệ ông đề nghị đọc cho ông nghe. Sự thích thú tuy có tính cách cá nhân nhưng rất hay cho tôi. Tôi cũng nhận được nhiều phản ứng khác nhau, có khi khen quá lời, có khi bực tức. Tôi kể ra vài trường hợp đặc biệt. Khi tôi đã tìm hiểu được những ứng xử những lính cách của các nhà văn, ngoài những tác phẩm mà tôi thường ngưỡng mộ tôi cứ băn khoăn tự hỏi: “Sao thế nhỉ? Với bề dày tác phẩm thư thế, với vị trí trong xã hội như thế, trong lòng ngườí đọc như thế, sao họ còn ham muốn những thứ phù phiếm đến thế một chức vụ, một quyền lực, một chuyến đi nước ngoài... Mà đã ham muốn thì phải mưu mẹo, phải dối trá và nhất là phải sợ hãi”. Một lần trên báo đăng một bài thơ dài của một nhà thơ có tên tuổi viết theo thời tiết chính trị, quay ngược lại với những điều vừa viết chưa lâu, Nguyễn Khải chỉ bài thơ nói với tôi: “Rất tiếc một tài năng lỡ tàu!” Tôi không nghĩ mình đứng ra ngoài cuộc để phán xét, muốn làm cặp mắl thứ hai trong một bài thơ để tự bạch, tự cảm thông với mình và cũng tự giận mình. Tôi vốn yêu thích và kính phục tài thơ Chế Lan Viên, nhưng bài thơ tôi viết về ông lại nói khía cạnh khác. Mỗi lần gặp lại tôi ông lại tỏ ra rất thân thiện. Điều đó làm cho tôi bối rối, phải chăng ông đã hiểu điều gì đó về ông về tôi. Lúc ông Hoài Thanh già yếu phải vào bệnh viện, tôi đến thăm ông. Ông không giận tôi nữa, còn cho tôi là người có tình và ông thấy những gì tôi viết về ông có phần đúng. Ông đề nghị chữa một chữ trong bài thơ. Khi ông mất, tôi đi viếng, nhìn khuôn mặt ông qua lấm kính, và các con ông oà khóc, tôi bỗng cảm thấy mình như người có tội. Một lần gặp Xuân Diệu trong quán bia hơi, tôi nâng cốc bia chúc mừng ông vừa được bầu làm viện sĩ của Viện hàn lâm nghệ thuật nước CHDC Đức, ông chạm cốc: - Chúc mừng họ Ngô nhà ta, những bài thơ của cậu đi vào cõi bất tử. Điều tôi không ngờ là cụ Đặng Thai Mai cho người gọi tôi đến nhà bảo tôi đọc thơ chân dung cho cụ nghe. Con người nổi tiếng uyên bác thâm trầm ấy ngồi đặt cầm lên đầu gối cười khục khục. Đột ngột cụ ngước cặp mắt tinh anh lên nhìn tôi: “Thế còn Đặng Thai Mai?” Tôi lúng túng: “Viết về bác rất khó, cháu đang suy nghĩ thưa bác”. Dường như ông cụ không tin lời tôi. Ít lâu sau cụ lại gọi đến: “Anh viết về tôi rồi chứ?” Trước tôi chỉ nghĩ cụ không để ý đến cái trò chơi chữ ngông nghênh này, hoá ra cụ quan tâm thật sự khiến tôi vừa cảm động vùa thích thú. Nhưng biết sao được, viết về cụ thật là khó và đến nay tôi vẫn chưa viết được. Còn cụ Nguyễn Tuân, con người vốn thích đùa một cách... cao sang và thâm trầm thích ăn nem rán nóng bỏng thì gắp lên đặt xuống cái nem nghe thơ và phán: “Hóm, thằng này hóm”. Nói về đồng nghiệp cũng là nói về mình. Cái hay cái dở của một người cũng là của một thời. Câu thơ: “Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm” đâu chỉ là số phận của một nhà thơ. Hơn ai hết tôi nghĩ, nhà văn là đại diện của một thời, là lương tri của thời đại. Đã dành là khó ai vượt được thời đại mình đang sống, không dễ nói hết nói công khai những điều suy nghĩ. Nhưng cũng thật đau lòng và xấu hổ khi những nhà văn bán rẻ lương tâm, cong lưng quỳ gối trước quyền uy, mê muội vì danh lợi. Có lẽ đó là động cơ thúc đẩy tôi viết, nếu có nói quá cũng dễ hiểu, cái con “quỷ ám” nếu có thì cũng là ảnh hưởng của những cảm xúc ấy, nỗi đau chung ấy. Nhiều nghịch lý vốn tồn tại trong cuộc đời cũng như nghệ thuật. Tiếng cười nhiều khi xuất phát từ nỗi đau. Những bài thơ chân dung đã có cuộc sống riêng của không phải kỳ lạ nhưng cũng độc đáo. Nó được lưu truyền đến đã ba mươi năm. Đã có nhiều bài “khảo dị” nhiều bài ngoài luồng cũng được gán cho tác giả. Bây giờ in ra cũng coi như một sự đính chính. Nó cũng là “một cái gì đó” như có người đã nói nên mới tại được nếu nó có ích thì tác giả cũng lấy làm mãn nguyện.Ngày Xuân năm Nhâm Thân |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Sat 20 Feb 2016, 10:40 | |
| - buixuanphuong09 đã viết:
- 96. Yến Lan
Ra đi từ bến My Lăng Bao năm dấu kín ánh trăng trong lòng Tuổi già về lại bến sông
Trăng xưa đã lớn, phải chong đèn dầu (những ngọn đèn)
Trò tìm mãi mà không thấy PN đăng bài viết số 96, mày mò tìm thì được biết đó là Yến Lan, nhưng không rõ tên tác phẩm cụ thể để chứng tỏ đó là Yến Lan. Nhờ thầy AH bổ xung. Hì hì, cháu để sót mà cũng không biết nè |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 8 trong tổng số 13 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 ... 7, 8, 9 ... 11, 12, 13 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |