Dù trước khi mất, ông ta trăn trối tặng lại con lừa cho làng, nhưng cộng đồng quyết định không lấy bất cứ thứ gì không do mình làm ra. Đó là thói quen của dân làng, dù nghèo nhưng chẳng ai tham lam.
Vì vậy, con lừa xám, họ thống nhất giao cho ông Hoja là trưởng giáo vừa là người đứng đầu làng, sẽ trực tiếp đem lên tỉnh nạp cho ngài tỉnh trưởng hay chánh án.
Cái khó là cả làng không ai biết ngài tỉnh trưởng và ngài chánh án mặt mũi hình dáng ra làm sao.
Có ông lão nói ông nghe đứa cháu đi lính trên tỉnh kể là có thấy ngài chánh án, ông ta béo tròn nên dân trên tỉnh gọi ông là “Lão chánh án Bí ngô mập ú”.
Mọi người khuyên ông trưởng làng cứ dắt con lừa xám đến nạp tại văn phòng ngài “chánh án Bí ngô” là yên tâm.
Sau khi làng vỗ cho con lừa xám béo tốt, ông Hoja dắt nó và leo lên lưng con lừa của mình lên đường.
Gần hai ngày sau, ông mới đưa được con lừa xám đến tỉnh.
Hỏi thăm, người ta cho biết lão “Bí ngô” tất nhiên làm việc ở tòa án, nhưng không biết đến đó có gặp được lão không vì lão cứ liên tục lăn lóc nơi này đến nơi khác, ít khi có mặt ở nhiệm sở.
Ông Hoja thở dài: “Chà mệt thật, chánh án mà cứ lăn lóc như trái bí rợ...”.
Tuy nhiên, đã cất công ra tỉnh, ông trưởng làng hỏi đường tìm đến tòa án.
Trước cổng tòa án, ông Hoja và hai con lừa thấy tên lính gác đang chúi mũi đánh cờ. Khi thấy người khách ngang nhiên dẫn lừa vô tòa án, viên trung sĩ gác cổng ngăn lại:
- Ông đem lừa đi đâu, ông muốn gặp ai?
- Muôn gặp ngài chánh án Bí... ồ không, xin gặp ngài chánh án.
- Tức gặp cơ quan Tư pháp phải không?
- Có lẽ vậy.
- Tại sao lại có lẽ?
À đây là vật trộm cắp?
Vậy dắt vô ngay, tôi sẽ trình lên thượng cấp.
Ông Hoja vùng vằng không chịu dắt lừa vô. Vì đây đâu phải là vật ăn cắp. Người nhà quê dù nghèo thì nghèo, dứt khoát không thèm ăn cắp.
Viên trung sĩ tự tay giựt lấy dây cương, dắt hai con lừa vào trong. Sau đó anh ta lập biên bản thâu nhận, chờ ngài chánh án giải quyết. Anh ta còn giữ luôn cả giấy tờ tùy thân của Hoja.
Vừa buồn vừa đói, ông Hoja đi lang thang khắp thành phố, đến ngày thứ năm không chịu nổi nữa, ông quay lại trụ sở tòa án. Ở đây họ chỉ giữ lại giấy tờ, cho phép ông dắt hai con lừa đói khát về làng, chờ tuần sau quay lại gặp ngài chánh án.
Lần thứ hai lên tỉnh, Hoja đem theo khá nhiều tiền kẻo bị đói nếu ngài chánh án lại đi vắng. Quả nhiên, ông cũng không gặp được ngài chánh án.
Lần này không được phép gửi lừa như lần trước, ông Hoja đành dẫn chúng về. Tuy vậy, khi gặp dân làng, ông vẫn nói tốt về cái cơ quan Tư pháp và về ngài chánh án.
Dân làng rất vui, người nọ kể với người kia về ngài chánh án tử tế, phát giấy chứng nhận về việc dân làng giao nạp con lừa xám với điều kiện phải có 3 người nhân chứng đi theo.
Nghỉ ngơi cho lừa và người lại sức, lần thứ ba, lại một cuộc đưa tiễn. Lần này vui hơn vì đến 4 người đàn ông đi cùng với 5 con lừa, y như một đoàn du mục. Dân làng cùng cầu xin thánh A-la cho mọi điều tốt đẹp.
Mà tốt đẹp thật. Khi họ về, dân chúng đón ở đầu làng.
Họ chìa tờ giấy khoe với dân làng - một tờ giấy đánh máy, bên dưới có chữ ký của vị chánh án chứng nhận dân làng đã giao nạp con lừa xám.
Đồng thời, ông Hoja cũng nhận được một biên lai từ tòa án gởi đến ghi rõ các nội dung nộp phạt: tiền trông nom và thức ăn cho 2 con lừa trong 5 ngày, tiền giấy bút lập biên bản, tiền các thứ linh tinh, lệ phí 10% nộp ngân sách nhà nước... và kết toán: 165 lia.
Tuy phải nộp cho tòa án số tiền tương đương với một con lừa và phải tốn các khoản chi phí cũng ngần ấy sau nhiều lần đi về mà ông Hoja đã bỏ tiền túi ra trả, ông trưởng làng và mọi người vẫn hoan hỉ.
Ba tháng sau, nhân nhà chuẩn bị lễ cưới cho con trai, ông Hoja và người con chở lúa lên tỉnh bán.
Trong lúc hai cha con đang ngồi uống cà phê, ông Hoja thấy mọi người xôn xao, hàng quán vội vàng dọn lối để cho ngài chánh án cưỡi trên lưng một con lừa đi qua.
Dân chúng cúi gập mình và đưa bàn tay lên trán chào ngài chánh án béo tròn phục phịch.
Trên đường về, người con trai thưa với cha:
- Hồi nãy con thấy ông chánh án cưỡi con lừa xám làng mình nộp cha ạ! Ông Hoja im lặng, nét mặt đăm chiêu.
Khi đến đầu làng, ông lên tiếng:
- Cha muốn xin con một việc...
Về đến làng, con đừng đem chuyện ông chánh án đã sử dụng con lừa làng mình nộp làm của riêng..
- Tại sao vậy cha?
- Vì ông chánh án là người làm lớn, muốn làm bậy thế nào thì làm nhưng còn dân làng, những con người nhỏ, phải sống cho thật tốt.
- Đoạn ông thở dài, tiếp:
- Cha thà chết đi còn hơn phải thấy dân làng mất lòng tin vào những gì tốt nhất mà đáng lẽ con người phải có.
t/g Refix Halid