Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Wed 24 Feb 2016, 07:37 | |
| |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Thu 03 Mar 2016, 12:27 | |
| Cột đồng chưa xanh (tt)
Bốn người cùng đi đường chia thành hai cặp trò chuyện rất vui vẻ. Đi ngang qua một hàng quán, Đào Long Vân đề nghị: _ Cũng đến bữa rồi, chúng ta nên dừng chân nơi đây dùng cơm trưa đã.
Phong Lôi sốt sắng hưởng ứng: _ Phải đấy, nhưng lượt này Lý huynh phải nhường anh em tôi chiêu đãi một phen nhé?
Nhưng Tiểu Sương từ chối: _ Trời đã muộn lắm rồi, em phải về kẻo bố em trông đợi.
Rồi nàng ngập ngừng hỏi: _ Hay là nhân tiện, mời hai anh với cô Nguyệt đến nhà em dùng trưa luôn thể nhé?
Long Vân lắc đầu ái ngại: _ Thế thì phiền cho Tiểu Sương quá. Cô mới vừa tổn hao hơi sức, còn phải lo dọn cơm nước đãi khách vất vả lắm, không được đâu.
Phong Lôi bỗng bảo: _ Đúng thực tôi cũng cần theo Tiểu Sương về nhà bái kiến y sư để cảm ơn và xin lỗi, vì bữa trước vội vàng đi cứu Phong Nguyệt nên chưa kịp từ tạ người. Hay là ta mua ít món mang về nhà Tiểu Sương cùng dùng bữa vậy?
Dù Tiểu Sương ngăn mãi nhưng chàng cứ vào quán mua hai con vịt quay, một giò lợn luộc, một con cá nướng, một mớ rau, bún gói thành mấy bọc lớn. Chàng cũng không quên xách theo một bầu rượu Phú Lộc.
Vừa vào nhà Tiểu Sương đã thấy một người mặc áo the đen khoác bên ngoài bộ đồ toàn trắng, đầu đội khăn đóng cũng màu đen, chân đi guốc mộc. Người này nhìn cỡ xấp xỉ lục tuần, ngũ quan ngay ngắn, nhãn thần tinh anh, mày thuôn, tai rộng, râu rậm dài chừng một tấc, dáng dấp trung bình, tay chắp sau lưng trông vẻ phong lưu. Tiểu Sương nói: _ Đây là bố em.
Phong Lôi lật đật quỳ xuống lạy và kính cẩn thưa: _ Tiểu bối là Vũ Phong Lôi xin muôn vàn cảm tạ ân cứu mệnh của thầy. Và cũng nhờ thầy rộng dung cho tội vì nóng lòng đi cứu hiền muội Phong Nguyệt mà bỏ đi vội vàng không kịp từ biệt, thực là vô phép.
Thầy lang đỡ chàng dậy, mặt hiền hoà, mỉm cười đáp: _ Bất tất phải đa lễ. Khi ấy lão phu không có mặt ở nhà, mà người xưa từng nói cứu nhân như cứu hoả, tráng sĩ có việc kíp thì phải đi chẳng trách được. Chỉ e cho vết thương chửa lành, cần phải tịnh dưỡng vài ngày, vận động nhiều gây nguy hiểm mà thôi.
Rồi ông ngắm nhìn Phong Lôi kinh ngạc hỏi: _ Trông cậu dường như thương thế đã khỏi hẳn, sức khoẻ hoàn toàn bình phục, ắt là phải có duyên ngộ chi đây? _ Thầy đoán quả không sai. Cũng là nhờ hoàng thiên phù hộ, vãn bối gặp được kỳ nhân.
Phong Lôi bèn kể lại vụ Độc Cước Tiên tặng linh dược trị thương cho chàng. Chàng móc viên thuốc còn lại đưa cho Thầy lang Bảy xem. Ông cầm ngửi qua rồi đưa trả lại chàng và bảo: _ Số tráng sĩ thế là may mắn lắm đấy. Thuốc này được bào chế từ nhiều loại cây và vật quý hiếm nơi thâm sơn cùng cốc rất khó tìm ở chốn đồng bằng, trong đó có vị hà thủ ô đỏ tuổi trên năm trăm năm.
Đào Long Vân lên tiếng xưng tên họ và vái chào. Thầy lang nhìn qua chàng, ánh mắt dường như có vẻ thảng thốt trong một khoảnh khắc rồi lập tức trở lại nét điềm nhiên ban đầu. Ông từ tốn đáp lễ: _ À thì ra là Lý công tử, người vừa đoạt giải đầu hội thi văn chương bản trấn. Đứng trước núi Thái sơn mà lão quê mùa nãy giờ chẳng biết, chưa kịp chào hỏi, xin thứ lỗi!
Thái độ của thầy lang không qua được mắt Đào Long Vân, tuy ngoài mặt chàng giữ vẻ điềm nhiên đáp tạ mấy lời khiêm tốn nhưng trong bụng nghĩ thầm: _ Chắc hẳn là có chuyện gì liên quan đến thân thế của mình đây. Hồng phu nhân bảo rằng diện mạo mình rất giống phụ thân. Hay là thầy lang quen với phụ thân ta? Có lẽ người nhận ra ta mà không muốn lộ ra cho người khác biết vì sợ tai vách mạch rừng chăng?
Trong đầu chàng loé lên tia hy vọng là thầy lang có thể biết về chuyện cũ năm xưa. Như vậy ước nguyện tầm thù của chàng sẽ đạt được dễ dàng hơn.
Ái Hoa (còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Thu 03 Mar 2016, 13:56 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Cột đồng chưa xanh (tt)
Phong Nguyệt được đặt nằm trên phản gỗ. Tiểu Sương nắm tay nàng chẩn mạch. Nàng vận công đưa chân khí luồn qua các kinh mạch thăm dò những chỗ bế tắc. Trầm ngâm một lúc nàng nói: _ Em vừa dò ra nơi bế huyệt, và đã biết cách giải, nhưng công phu còn non kém, e rằng không đủ sức đả thông những chỗ mạch bị tắc.
Đào Long Vân đề nghị: _ Vũ huynh có thể truyền nội lực qua cô nương đây hỗ trợ việc đả thông huyệt đạo chăng?
Cô gái hơi giật thót mình một chút rồi tỏ ra bẽn lẽn không nói gì. Mặt Phong Lôi lộ vẻ khó khăn. Chàng lúng túng bảo: _ Được, nhưng mà ... không ...
Nghe câu trả lời lộn xộn, Đào Long Vân lấy làm kỳ. Chàng hỏi: _ Cái gì mà được rồi lại không?
Phong Lôi chau mày đáp: _ Bởi vì nội lực phải được truyền qua huyệt mệnh môn mà huyệt này ở ... ở ...
Chàng ngập ngừng mãi không nói ra được vì cảm thấy bất ổn.
Mệnh môn thuộc Đốc mạch là huyệt nằm ngang thắt lưng phía sau trên mỏm đốt sống thứ hai, cách vị trí xương cùng độ hơn một tấc (tấc ngày xưa chừng khoảng bốn phân tây bây giờ). Đây là một vị trí khá nhạy cảm trên người, đặc biệt là thiếu nữ.
Thanh Trần đạo trưởng nhìn ba người vuốt râu mấy lượt rồi cất tiếng sang sảng: _ Mệnh người là quý. Chớ nên câu nệ cái tiểu tiết mà quên đi điều to lớn hơn.
Tiểu Sương cúi mặt nói nhỏ: _ Anh ngồi cạnh em, đặt tay lên huyệt rồi truyền chân khí qua, chầm chậm thôi nhé.
Lòng đầy cảm kích, Phong Lôi ngồi xếp bằng, đặt tay vào vị trí huyệt mạch môn sau lưng của cô gái. Chàng cảm nhận được sự mềm mại của eo lưng nàng dưới lần vải áo. Chàng thấy bối rối, tim dường như đang đập hơi mạnh hơn bình thường. Cố gượng trấn tĩnh, chàng hít một hơi dài, nhắm mắt lại, xua đuổi tạp niệm, điều hoà chân khí lưu chuyển. Một lát sau thần trí đã ổn định, chân khí hội tụ sung mãn, chàng từ từ truyển nội lực vào cơ thể nàng. Khi bàn tay ấm áp của chàng trai đặt lên người, Tiểu Sương hơi rùng mình môt chút. Cô gái chợt có một cảm giác rất lạ lùng khó tả, nửa thẹn thùng, nửa êm ái. Rồi một luồng khí nóng từ bàn tay ấm áp ấy bắt đầu đi qua huyệt mệnh môn tuôn trào vào trong kinh mạch, nàng cố tập trung tinh thần dẫn nó xuống đan điền chuyển lên theo cánh tay, bàn tay cùng các ngón tay xoa bóp và đả thông các huyệt mạch cho Phong Nguyệt. Sau nửa tuần trà bỗng thấy Phong Nguyệt kêu lên một tiếng: _ A ...
Thì ra á huyệt nàng đã được giải. Tất cả những người hiện diện đều cảm thấy vui mừng. Chừng tàn nén hương thì toàn bộ các huyệt đạo trên cơ thể Phong Nguyệt đã khai thông hết, nàng liền ngồi bật dậy. Phong Lôi mừng rỡ rút bàn tay ra khỏi lưng Tiểu Sương thì bỗng nhiên thấy cô gái lả người ngã ra, mặt mày tái nhợt. Thì ra nàng đã tốn hao rất nhiều sức lực để chữa trị cho Phong Nguyệt đến cạn kiệt cả chân khí trong mình. Phong Lôi lại phải đỡ nàng ngồi dậy và tiếp tục truyền nội lực vào cho nàng. Lát sau, nét mặt Tiểu Sương đã hồng hào trở lại. Nàng khẽ nói: _ Cám ơn anh.
Phong Lôi liền đáp: _ Chính anh em chúng tôi phải cảm tạ Sương cô nương mới phải, cả hai lần đều nhờ ơn cứu trợ của cô.
Nàng lộ vẻ không vui: _ Gọi em là Tiểu Sương được rồi. Cứ cô nương mãi nghe chẳng lọt tai chút nào.
Thanh Trần đạo trưởng vuốt râu mỉm cười ý nhị. Ông nói: _ Cũng đã trưa lắm rồi, xin mời quý khách cùng dùng bữa chay đạm bạc của tệ quán.
Đào Long Vân chắp tay vái: _ Anh em chúng tôi quấy quả đạo trưởng quá nhiều, nào lại dám làm phiền thêm nữa. Xin được phép cáo từ.
Ái Hoa (còn tiếp)
Mãi mới có một cô nương không bị Đào công tử hút hồn |
| | | unikey
Tổng số bài gửi : 428 Location : Somewhere Registration date : 22/11/2012
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Sat 05 Mar 2016, 00:13 | |
| |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Thu 10 Mar 2016, 08:31 | |
| |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Thu 10 Mar 2016, 08:35 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Cột đồng chưa xanh (tt)
Phong Nguyệt được đặt nằm trên phản gỗ. Tiểu Sương nắm tay nàng chẩn mạch. Nàng vận công đưa chân khí luồn qua các kinh mạch thăm dò những chỗ bế tắc. Trầm ngâm một lúc nàng nói: _ Em vừa dò ra nơi bế huyệt, và đã biết cách giải, nhưng công phu còn non kém, e rằng không đủ sức đả thông những chỗ mạch bị tắc.
Đào Long Vân đề nghị: _ Vũ huynh có thể truyền nội lực qua cô nương đây hỗ trợ việc đả thông huyệt đạo chăng?
Cô gái hơi giật thót mình một chút rồi tỏ ra bẽn lẽn không nói gì. Mặt Phong Lôi lộ vẻ khó khăn. Chàng lúng túng bảo: _ Được, nhưng mà ... không ...
Nghe câu trả lời lộn xộn, Đào Long Vân lấy làm kỳ. Chàng hỏi: _ Cái gì mà được rồi lại không?
Phong Lôi chau mày đáp: _ Bởi vì nội lực phải được truyền qua huyệt mệnh môn mà huyệt này ở ... ở ...
Chàng ngập ngừng mãi không nói ra được vì cảm thấy bất ổn.
Mệnh môn thuộc Đốc mạch là huyệt nằm ngang thắt lưng phía sau trên mỏm đốt sống thứ hai, cách vị trí xương cùng độ hơn một tấc (tấc ngày xưa chừng khoảng bốn phân tây bây giờ). Đây là một vị trí khá nhạy cảm trên người, đặc biệt là thiếu nữ.
Thanh Trần đạo trưởng nhìn ba người vuốt râu mấy lượt rồi cất tiếng sang sảng: _ Mệnh người là quý. Chớ nên câu nệ cái tiểu tiết mà quên đi điều to lớn hơn.
Tiểu Sương cúi mặt nói nhỏ: _ Anh ngồi cạnh em, đặt tay lên huyệt rồi truyền chân khí qua, chầm chậm thôi nhé.
Lòng đầy cảm kích, Phong Lôi ngồi xếp bằng, đặt tay vào vị trí huyệt mạch môn sau lưng của cô gái. Chàng cảm nhận được sự mềm mại của eo lưng nàng dưới lần vải áo. Chàng thấy bối rối, tim dường như đang đập hơi mạnh hơn bình thường. Cố gượng trấn tĩnh, chàng hít một hơi dài, nhắm mắt lại, xua đuổi tạp niệm, điều hoà chân khí lưu chuyển. Một lát sau thần trí đã ổn định, chân khí hội tụ sung mãn, chàng từ từ truyển nội lực vào cơ thể nàng. Khi bàn tay ấm áp của chàng trai đặt lên người, Tiểu Sương hơi rùng mình môt chút. Cô gái chợt có một cảm giác rất lạ lùng khó tả, nửa thẹn thùng, nửa êm ái. Rồi một luồng khí nóng từ bàn tay ấm áp ấy bắt đầu đi qua huyệt mệnh môn tuôn trào vào trong kinh mạch, nàng cố tập trung tinh thần dẫn nó xuống đan điền chuyển lên theo cánh tay, bàn tay cùng các ngón tay xoa bóp và đả thông các huyệt mạch cho Phong Nguyệt. Sau nửa tuần trà bỗng thấy Phong Nguyệt kêu lên một tiếng: _ A ...
Thì ra á huyệt nàng đã được giải. Tất cả những người hiện diện đều cảm thấy vui mừng. Chừng tàn nén hương thì toàn bộ các huyệt đạo trên cơ thể Phong Nguyệt đã khai thông hết, nàng liền ngồi bật dậy. Phong Lôi mừng rỡ rút bàn tay ra khỏi lưng Tiểu Sương thì bỗng nhiên thấy cô gái lả người ngã ra, mặt mày tái nhợt. Thì ra nàng đã tốn hao rất nhiều sức lực để chữa trị cho Phong Nguyệt đến cạn kiệt cả chân khí trong mình. Phong Lôi lại phải đỡ nàng ngồi dậy và tiếp tục truyền nội lực vào cho nàng. Lát sau, nét mặt Tiểu Sương đã hồng hào trở lại. Nàng khẽ nói: _ Cám ơn anh.
Phong Lôi liền đáp: _ Chính anh em chúng tôi phải cảm tạ Sương cô nương mới phải, cả hai lần đều nhờ ơn cứu trợ của cô.
Nàng lộ vẻ không vui: _ Gọi em là Tiểu Sương được rồi. Cứ cô nương mãi nghe chẳng lọt tai chút nào.
Thanh Trần đạo trưởng vuốt râu mỉm cười ý nhị. Ông nói: _ Cũng đã trưa lắm rồi, xin mời quý khách cùng dùng bữa chay đạm bạc của tệ quán.
Đào Long Vân chắp tay vái: _ Anh em chúng tôi quấy quả đạo trưởng quá nhiều, nào lại dám làm phiền thêm nữa. Xin được phép cáo từ.
Ái Hoa (còn tiếp)
Mãi mới có một cô nương không bị Đào công tử hút hồn Sao PN biết? Làm như Đào công tử là cái ... đèn thần!
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Thu 10 Mar 2016, 08:42 | |
| Cột đồng chưa xanh (tt)
Tiểu Sương đã dọn bát đũa ra chiếu, mọi người cùng ngồi vào ăn. Ngoài những thức ăn Phong Lôi mua ở quán, nàng còn dọn thêm những món rất lạ. Chỉ tay vào một mâm đồng nhỏ trên đấy có những chiếc bánh giống bánh đa cuốn tròn màu đỏ cam, Phong Nguyệt hỏi: _ Bánh này lạ nhỉ, em chưa thấy bao giờ!
Tiểu Sương cười: _ Đấy là bánh đa gấc trứ danh của vùng Kẻ Sặt. Mời cô Nguyệt và các anh dùng thử.
Đào Long Vân cầm miếng bánh lên cắn. Trong miếng bánh giòn tan ấy có vị ngọt bùi của gạo, vừng và lạc, mùi thơm lừng của gấc chín và vị béo ngậy của nước cốt dừa hoà với vị ấm nóng của gừng khiến chàng cảm thấy chút tê tê nơi đầu lưỡi. Tất cả quyện vào làm nên hương vị đặc biệt khó lòng quên được.
Tiểu Sương giải thích: _ Món bánh này mặc dù chỉ làm từ những nguyên liệu đơn giản gần gũi làng quê nhưng sự chế biến rất cầu kỳ và phức tạp đòi hỏi bàn tay khéo léo và cẩn thận mới làm ra những chiếc bánh ngon đặc biệt mà bánh đa nơi khác không thể sánh bằng. Ngay khi chọn nguyên liệu cũng đã khó: gạo phải tơi và nhiều bột, vừng thuộc loại vừng tấm, lạc hạt già to, mẩy, dừa cùi dày để dễ thái mỏng mà đậm vị béo bùi. Gừng phải to, ít nhánh. Gấc phải chín đều, màu đỏ tươi. Rồi khi làm gạo phải ngâm trong nước sạch vài giờ hoặc qua đêm, vớt ráo. Tiếp đến cho gấc và đường vào trộn đều, đưa vào cối đá vừa xay vừa đổ nước sao cho bột quánh đều không đặc không loãng rồi vắt lọc bằng vải. Gừng giã nhỏ lọc lấy nước, trộn vào. Vừng ngâm xát bỏ vỏ, lạc thái mỏng, dừa cắt sợi. Bánh được tráng hai lớp, lớp đầu rắc vừng lạc dừa lên rồi múc bột đổ lên láng đều kín hết nhân. Hấp một tí thì bánh chín, dùng ống nứa đặt vào mép bánh cuốn tròn rồi đưa bánh lên phên trải ra phơi. Sau khi bánh khô thì thu lại mang vào nướng. Khi bánh chín có màu đỏ của gấc và còn dẻo thì nhanh tay cuốn bánh thành từng cuộn sao cho không bị nứt vỡ. Chính vị bùi và béo làm bánh trở nên đặc biệt khác với bánh đa thông thường luôn gây cảm giác khô khan.
Phong Lôi chỉ vào một mâm bánh khác hỏi: _ Còn bánh này là bánh gì, dường như tôi chưa từng thấy bán ở nơi đâu cả?
Tiểu Sương gật đầu đáp: _ Đúng thế! Đây là bánh lòng Kinh Môn. Bánh này chỉ được con cháu trong nhà làm cúng gia tiên để thể hiện lòng hiếu kính nên anh không thể tìm thấy ở quán nước hay bất kỳ phiên chợ nào. Nguyên liệu dùng là nếp cái hoa vàng, chọn hạt thóc đều và mẩy, đem ngâm với nước giếng chừng mười phút rồi đổ vào chảo gang đã bắc trên bếp hồng. Dùng đôi đũa cả bằng tre già đảo, vừa đảo vừa cơi lửa cho to, thóc trong chảo bắt đầu cựa mình, nổ lép bép, rồi nở ra những bông hoa nhỏ xinh xinh. Lúc này người làm bánh đảo thóc nhanh và đều tay cho đến khi thóc đã phơi màu trắng, người ta nghiêng chảo đổ hoa nếp ra sàng, khi ấy người ta gọi là bỏng nếp. Bỏng nếp cho ngay vào túi vải để đập vỡ vụn. Khi đó, người làm bánh cho đường phèn vào chảo, đun nhỏ lửa đến khi nước đường ngả màu vàng hổ phách thì đổ vào đó chừng một chén nước gừng tươi và mươi cánh thảo quả đã tán mịn. Thóc được đem rang trong chảo gang lớn, để bỏng nổ đều, không bị cháy, trong quá trình rang phải rất cẩn thận, dùng chổi rơm nhỏ đảo liên tục, ngọn lửa luôn giữ ở nhiệt độ vừa phải. Thóc sau khi rang xong đổ ra nia sau đó nhặt, sẩy hết trấu chỉ còn lại bỏng. Bỏng được cho vào cối đá giã nhỏ, mịn. Bỏng giã càng mịn bánh càng ngon. Nước đường và gừng vừa bắc ra được đổ ngay vào chậu đã chứa hỗn hợp bỏng, lạc rồi đảo cho đều và nhuyễn. Chỉ cần đảo không đều hoặc cho quá ít hay nhiều nước đường thì bánh sẽ bị khô khó tạo khuôn hoặc bị nát, sau một thời gian sẽ rất cứng, thậm chí phải dùng "dao rựa, chày" để cắt nhỏ. Hỗn hợp tạo thành được đổ vào khuôn. Người ta cầm chày giã liên tục cho nhuyễn và tạo thành khối đặc. Đường cô càng kỹ, bánh sẽ càng chắc, khô và thơm. Lạc rang bỏ vỏ, vừng rang thơm, gừng giã lấy nước, thịt ba chỉ thái hình con rươi quay kỹ, mứt, hương liệu, tất cả cho vào nồi đường cô đảo thật đều, nhanh, nhuyễn. Khi nguyên liệu đã được đảo đều, đổ bánh vào khuôn để ép. Bánh đổ vào khuôn dùng một thanh gỗ đặt lên và dùng búa gỗ lèn chặt đến khi bánh chắc là được.
Đào Long Vân hỏi: _ Thế bánh này tự tay cô Sương nấu đấy à? _ Vâng ạ!
Phong Lôi khen: _ Tiểu Sương khéo tay quá! Tôi chưa từng được nếm bánh nào ngon như thế!
Tiểu Sương cúi mặt thẹn thùng, má nàng đỏ hây hây: _ Dạ, anh quá khen, em còn vụng lắm!
Phong Nguyệt tỏ vẻ thắc mắc: _ Tại sao lại gọi bánh lòng nhỉ?
Tiểu Sương cũng chịu không biết. Nàng ngước nhìn hỏi cha. Ông Lang Bảy thủng thẳng tợp một hớp rượu, khà một hơi rồi đáp: _ Bánh lòng đã xuất hiện từ mấy trăm năm nay, nhưng chẳng ai biết đích xác tại sao có tên ấy. Có lẽ vì bánh lòng được làm từ những sản vật của làng quê, cộng thêm tiến trình làm bánh rất công phu, để có bánh ngon người làm ngoài sự khéo léo, cần thể hiện được tâm huyết, tình cảm của mình vào bánh. Lý do nữa, bánh là thức quý dùng để thờ cúng vào dịp Tết cổ truyền, là quà biếu người thân để thể hiện tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, gia đình, nên mới có tên gọi là bánh lòng.
Ông ngừng giây lát nói tiếp: _ Có một truyền thuyết lịch sử liên quan với bánh lòng đã được lưu truyền qua bao thế hệ. Ngày xưa thôn Huề Trì huyện Kinh Môn là một trang ấp sầm uất, đất đai phì nhiêu. Vào thời nhà Trần, xung quanh Huề Trì trồng tre, trồng mây nước làm lũy, thành chống giặc Thát. Để có lương thảo ăn trong thời gian dài khi bị giặc vây hãm, dân làng đã làm một loại lương khô từ nguyên liệu gạo nếp, trộn với đường, lạc, gừng sau đó cho vào cất kín trong chum, vại để ăn dần. Loại lương khô đặc biệt này đã giúp dân làng Huề Trì thêm dũng khí cầm cự, chống giặc giữ làng trong thời gian dài, đẩy lùi được nhiều đợt tấn công ác liệt của quân giặc. Và hiện nay, dân làng Huề Trì vẫn làm loại lương khô xưa, gọi là bánh lòng, một thức ăn đặc biệt của người dân Kinh Môn xứ Đông này.
Đào Long Vân cảm thán: _ Truyền thống giữ nước của dân mình thật đáng kính phục. Mỗi mẩu truyện, mỗi địa danh, mỗi sản vật đều dính líu đến những gương anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Thầy lang cười khỉnh ra vẻ mỉa mai: _ Thế mà những kẻ ăn trên ngồi trốc, những kẻ xưng là thiên tử thay trời chăn dắt muôn dân lại sẵn sàng khuất phục ngoại bang, cõng rắn cắn gà nhà, chẳng màng tiếng xấu rước voi về giày mả tổ.
Đào Long Vân ngẩn người, không biết ông muốn ám chỉ điều chi. Chừng như cảm thấy lỡ lời, thầy lang bèn nhanh chóng lảng qua chuyện khác.
Ái Hoa (còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Fri 11 Mar 2016, 10:25 | |
| Cột đồng chưa xanh (tt)
Xong bữa ăn, Tiểu Sương mang ra một rổ quả vải tươi. Nàng tươi cười nói: _ Mời quý vị thưởng thức quả Thanh Hà lệ chi lừng danh Nam Bắc đây này!
Quả vải Thanh Hà có kích thước trung bình, dạng hơi tròn, vỏ sần, màu hơi đỏ, cùi dày có mùi thơm, cho vào miệng sẽ cho cảm giác như tự tan ra, không cảm thấy vị se, chua, chát,… cứ ngọt dần, ngọt dần,… Mọi người ăn cứ khen nức nở. Phong Lôi hỏi: _ Giống vải này ở đâu thế?
Tiểu Sương đáp: _ Đây là giống vải trồng ở huyện Thanh Hà rất được ưa chuộng.
Phong Nguyệt hỏi: _ Vải này có phải gốc từ bên Tàu không?
Đào Long Vân nói: _ Từ thuở xa xưa, thời Bắc thuộc, cây vải nước ta đã được trồng ở quận Cửu Chân, tức là vùng Thanh Nghệ bây giờ, đến đời Đường mới chuyển sang trồng ở vùng Hồng Châu trấn Hải Dương ngày nay. Không rõ ai đã mang chúng trồng thử xứ này, chắc với mục đích mang cống Bắc Triều cho tiện hơn chăng? Do có điều kiện phong thổ phù hợp nên vải phát triển tốt, cho hương vị thơm ngon đặc biệt đến đổi tên Thanh Hà lệ chi có danh tiếng vang lừng cả phương Bắc. Người Tàu chỉ biết đến trái vải từ thời Tần mạt, Hán sơ. Khi ấy, nước ta bị lệ thuộc phương Bắc, chúng gọi là Giao Chỉ, hàng năm nhân dân phải đem tiến cống các sản vật quý đến kinh đô Trường An, trong ấy có trái vải. Người Tàu gọi vải là "man quả" tức là quả của người Man vì chúng gọi người phương Nam ta là Nam Man. Theo ghi chép của Kê Hàm trong Nam Phương Thảo Mộc Trạng thì Hán Vũ Đế nghiện loại trái cây này nên đã sai đem một trăm cây vải giống phương Nam về trồng trong vườn ngự uyển, xây cung điện gọi là Phù Lệ Cung để ương cây vải. Tuy nhiên cây không hợp khí hậu lạnh nên chết cả. Tương truyền ngày xưa Dương Quý Phi rất mê ăn trái vải. Vua Đường Minh Hoàng sủng ái nàng nên cho dịch trạm ngày đêm chở vải tươi từ phương Nam về kinh, mỗi chùm vải là cả bao nhiêu công trình và mạng sống của người lẫn ngựa mới có được để mỹ nhân thưởng thức. Dương Quý Phi đứng trên lầu cao trông ngóng, nhìn thấy từ xa bụi cuốn lên biết là vải về đến liền vui vẻ xuống đón. Vì vậy Đỗ Mục đã làm một bài thơ miêu tả, trong ấy có hai câu: "Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu Vô nhân tri thị lệ chi lai". (1)
Phong Nguyệt ngắt lời: _ Hai câu thơ ấy nghĩa là gì thế Đào huynh?
Đào Long Vân cười ngâm: _ Bụi hồng vó ngựa cười phi tử Ai biết rằng đây vải mới về
Rồi chàng tiếp: _ Do tích này mà trái vải còn được đặt ngoại hiệu là "Phi tử tiếu" tức là nụ cuời của Dương Quý Phi. Tên chữ của nó là lệ chi. Thoạt tiên người Tàu gọi nó là ly chi vì vải kết trái thành chùm tách ra khỏi cành cây rất chắc, phải dùng dao mới cắt ra được. Về sau chữ "ly" biến thể thành chữ "lệ". Đời Minh có Tống Giác là người mê ăn trái vải nên được tặng biệt danh là "Lệ Chi Cuồng". Ông đi lùng khắp nơi thử mọi giống vải và biên soạn thành sách có tên là Lệ Chi Phổ.
Tiểu Sương nói: _ Em cũng thích vải, ở xứ này ăn bao nhiêu là vải Thanh Hà rồi, giờ mới biết sự tích!
Phong Lôi đùa: _ Thế thì phải gọi vải Thanh Hà là Tiểu Sương tiếu mới được!
Mọi người cùng cười. Tiểu Sương mắc cỡ cúi mặt giấu đôi má ửng hồng. Đào Long Vân lại kể thêm: _ Nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường đã nói đến việc hái vải ở Lô châu và Nhung châu trong chùm bài thơ "Giải muộn": " Ức quá Lô, Nhung, trích lệ chi Thanh phong ẩn ánh, thạch uy di Kinh hoa ưng kiến vô nhan sắc Hồng khỏa toan điềm chỉ tự tri" Tô Đông Pha triều Tống lúc cuối đời từng bị giáng chức và đưa đi làm quan nhỏ ở phương nam. Ở đấy có rất nhiều quả vải ngon, ông ăn mãi không chán nên đã sáng tác bài thơ “Thực lệ chi” tức là "Ăn quả vải", như sau: "La Phù sơn hạ tứ thời xuân Lư quất dương mai thứ đệ tân Nhật đạm lệ chi tam bách khoả Bất từ trường tác Lĩnh Nam nhân".
Thấy Phong Nguyệt tỏ vẻ ngơ ngác nên Đào Long Vân bèn bảo: _ Bài của Đỗ Phủ có thể dịch như thế này: "Nhớ hồi hái vải đất Lô Nhung Thấp thoáng non xanh đá chập chồng Nhan sắc kinh thành nào thấy nữa Ngọt chua quả đỏ tự hay lòng" Còn bài "Ăn quả vải" của Tô Đông Pha có nghĩa là: "Chân núi La phù một tiết xuân Mơ vàng quất chín đủ mùi trân Ngày dùng vải ngọt ba trăm quả Ở Lĩnh Nam luôn chẳng ngại ngần"
Thầy lang vỗ tay khen: _ Nguyên tác đã hay mà bài dịch vừa hay vừa sát nghĩa, Lý công tử quả là bậc anh tài xuất chúng!
Chẳng hẹn mà nên, cả hai nàng con gái cùng đưa mắt nhìn Đào Long Vân tỏ vẻ ngưỡng mộ. Chàng ngượng ngùng nói: _ Tiểu sinh chỉ buột miệng dịch bừa nôm na cho đủ nghĩa, xin tiên sinh và quý vị chớ cười!
Thầy lang bảo: _ Thực lòng đấy, lão quê này cả đời chưa từng biết nịnh hót ai đâu, mời Lý công tử cho nghe nốt chuyện quả vải đi!
Ái Hoa (còn tiếp)
________________________________ (1) Nguyên bài thơ: Trường An hồi vọng, tú thành đôi Sơn đỉnh thiên môn thứ đệ khai Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu Vô nhân tri thị lệ chi lai (Quá Hoa Thanh cung)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Sat 12 Mar 2016, 04:17 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Cột đồng chưa xanh (tt)
Tiểu Sương đã dọn bát đũa ra chiếu, mọi người cùng ngồi vào ăn. Ngoài những thức ăn Phong Lôi mua ở quán, nàng còn dọn thêm những món rất lạ. Chỉ tay vào một mâm đồng nhỏ trên đấy có những chiếc bánh giống bánh đa cuốn tròn màu đỏ cam, Phong Nguyệt hỏi: _ Bánh này lạ nhỉ, em chưa thấy bao giờ!
Tiểu Sương cười: _ Đấy là bánh đa gấc trứ danh của vùng Kẻ Sặt. Mời cô Nguyệt và các anh dùng thử.
Đào Long Vân cầm miếng bánh lên cắn. Trong miếng bánh giòn tan ấy có vị ngọt bùi của gạo, vừng và lạc, mùi thơm lừng của gấc chín và vị béo ngậy của nước cốt dừa hoà với vị ấm nóng của gừng khiến chàng cảm thấy chút tê tê nơi đầu lưỡi. Tất cả quyện vào làm nên hương vị đặc biệt khó lòng quên được.
Tiểu Sương giải thích: _ Món bánh này mặc dù chỉ làm từ những nguyên liệu đơn giản gần gũi làng quê nhưng sự chế biến rất cầu kỳ và phức tạp đòi hỏi bàn tay khéo léo và cẩn thận mới làm ra những chiếc bánh ngon đặc biệt mà bánh đa nơi khác không thể sánh bằng. Ngay khi chọn nguyên liệu cũng đã khó: gạo phải tơi và nhiều bột, vừng thuộc loại vừng tấm, lạc hạt già to, mẩy, dừa cùi dày để dễ thái mỏng mà đậm vị béo bùi. Gừng phải to, ít nhánh. Gấc phải chín đều, màu đỏ tươi. Rồi khi làm gạo phải ngâm trong nước sạch vài giờ hoặc qua đêm, vớt ráo. Tiếp đến cho gấc và đường vào trộn đều, đưa vào cối đá vừa xay vừa đổ nước sao cho bột quánh đều không đặc không loãng rồi vắt lọc bằng vải. Gừng giã nhỏ lọc lấy nước, trộn vào. Vừng ngâm xát bỏ vỏ, lạc thái mỏng, dừa cắt sợi. Bánh được tráng hai lớp, lớp đầu rắc vừng lạc dừa lên rồi múc bột đổ lên láng đều kín hết nhân. Hấp một tí thì bánh chín, dùng ống nứa đặt vào mép bánh cuốn tròn rồi đưa bánh lên phên trải ra phơi. Sau khi bánh khô thì thu lại mang vào nướng. Khi bánh chín có màu đỏ của gấc và còn dẻo thì nhanh tay cuốn bánh thành từng cuộn sao cho không bị nứt vỡ. Chính vị bùi và béo làm bánh trở nên đặc biệt khác với bánh đa thông thường luôn gây cảm giác khô khan. Ái Hoa (còn tiếp)
Bánh đa gấc cuốn đây - Ai Hoa đã viết:
- Phong Lôi chỉ vào một mâm bánh khác hỏi:
_ Còn bánh này là bánh gì, dường như tôi chưa từng thấy bán ở nơi đâu cả?
Tiểu Sương gật đầu đáp: _ Đúng thế! Đây là bánh lòng Kinh Môn. Bánh này chỉ được con cháu trong nhà làm cúng gia tiên để thể hiện lòng hiếu kính nên anh không thể tìm thấy ở quán nước hay bất kỳ phiên chợ nào. Nguyên liệu dùng là nếp cái hoa vàng, chọn hạt thóc đều và mẩy, đem ngâm với nước giếng chừng mười phút rồi đổ vào chảo gang đã bắc trên bếp hồng. Dùng đôi đũa cả bằng tre già đảo, vừa đảo vừa cơi lửa cho to, thóc trong chảo bắt đầu cựa mình, nổ lép bép, rồi nở ra những bông hoa nhỏ xinh xinh. Lúc này người làm bánh đảo thóc nhanh và đều tay cho đến khi thóc đã phơi màu trắng, người ta nghiêng chảo đổ hoa nếp ra sàng, khi ấy người ta gọi là bỏng nếp. Bỏng nếp cho ngay vào túi vải để đập vỡ vụn. Khi đó, người làm bánh cho đường phèn vào chảo, đun nhỏ lửa đến khi nước đường ngả màu vàng hổ phách thì đổ vào đó chừng một chén nước gừng tươi và mươi cánh thảo quả đã tán mịn. Thóc được đem rang trong chảo gang lớn, để bỏng nổ đều, không bị cháy, trong quá trình rang phải rất cẩn thận, dùng chổi rơm nhỏ đảo liên tục, ngọn lửa luôn giữ ở nhiệt độ vừa phải. Thóc sau khi rang xong đổ ra nia sau đó nhặt, sẩy hết trấu chỉ còn lại bỏng. Bỏng được cho vào cối đá giã nhỏ, mịn. Bỏng giã càng mịn bánh càng ngon. Nước đường và gừng vừa bắc ra được đổ ngay vào chậu đã chứa hỗn hợp bỏng, lạc rồi đảo cho đều và nhuyễn. Chỉ cần đảo không đều hoặc cho quá ít hay nhiều nước đường thì bánh sẽ bị khô khó tạo khuôn hoặc bị nát, sau một thời gian sẽ rất cứng, thậm chí phải dùng "dao rựa, chày" để cắt nhỏ. Hỗn hợp tạo thành được đổ vào khuôn. Người ta cầm chày giã liên tục cho nhuyễn và tạo thành khối đặc. Đường cô càng kỹ, bánh sẽ càng chắc, khô và thơm. Lạc rang bỏ vỏ, vừng rang thơm, gừng giã lấy nước, thịt ba chỉ thái hình con rươi quay kỹ, mứt, hương liệu, tất cả cho vào nồi đường cô đảo thật đều, nhanh, nhuyễn. Khi nguyên liệu đã được đảo đều, đổ bánh vào khuôn để ép. Bánh đổ vào khuôn dùng một thanh gỗ đặt lên và dùng búa gỗ lèn chặt đến khi bánh chắc là được.
Đào Long Vân hỏi: _ Thế bánh này tự tay cô Sương nấu đấy à? _ Vâng ạ!
Phong Lôi khen: _ Tiểu Sương khéo tay quá! Tôi chưa từng được nếm bánh nào ngon như thế!
Tiểu Sương cúi mặt thẹn thùng, má nàng đỏ hây hây: _ Dạ, anh quá khen, em còn vụng lắm!
Phong Nguyệt tỏ vẻ thắc mắc: _ Tại sao lại gọi bánh lòng nhỉ?
Tiểu Sương cũng chịu không biết. Nàng ngước nhìn hỏi cha. Ông Lang Bảy thủng thẳng tợp một hớp rượu, khà một hơi rồi đáp: _ Bánh lòng đã xuất hiện từ mấy trăm năm nay, nhưng chẳng ai biết đích xác tại sao có tên ấy. Có lẽ vì bánh lòng được làm từ những sản vật của làng quê, cộng thêm tiến trình làm bánh rất công phu, để có bánh ngon người làm ngoài sự khéo léo, cần thể hiện được tâm huyết, tình cảm của mình vào bánh. Lý do nữa, bánh là thức quý dùng để thờ cúng vào dịp Tết cổ truyền, là quà biếu người thân để thể hiện tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, gia đình, nên mới có tên gọi là bánh lòng.
Ông ngừng giây lát nói tiếp: _ Có một truyền thuyết lịch sử liên quan với bánh lòng đã được lưu truyền qua bao thế hệ. Ngày xưa thôn Huề Trì huyện Kinh Môn là một trang ấp sầm uất, đất đai phì nhiêu. Vào thời nhà Trần, xung quanh Huề Trì trồng tre, trồng mây nước làm lũy, thành chống giặc Thát. Để có lương thảo ăn trong thời gian dài khi bị giặc vây hãm, dân làng đã làm một loại lương khô từ nguyên liệu gạo nếp, trộn với đường, lạc, gừng sau đó cho vào cất kín trong chum, vại để ăn dần. Loại lương khô đặc biệt này đã giúp dân làng Huề Trì thêm dũng khí cầm cự, chống giặc giữ làng trong thời gian dài, đẩy lùi được nhiều đợt tấn công ác liệt của quân giặc. Và hiện nay, dân làng Huề Trì vẫn làm loại lương khô xưa, gọi là bánh lòng, một thức ăn đặc biệt của người dân Kinh Môn xứ Đông này.
Đào Long Vân cảm thán: _ Truyền thống giữ nước của dân mình thật đáng kính phục. Mỗi mẩu truyện, mỗi địa danh, mỗi sản vật đều dính líu đến những gương anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Thầy lang cười khỉnh ra vẻ mỉa mai: _ Thế mà những kẻ ăn trên ngồi trốc, những kẻ xưng là thiên tử thay trời chăn dắt muôn dân lại sẵn sàng khuất phục ngoại bang, cõng rắn cắn gà nhà, chẳng màng tiếng xấu rước voi về giày mả tổ.
Đào Long Vân ngẩn người, không biết ông muốn ám chỉ điều chi. Chừng như cảm thấy lỡ lời, thầy lang bèn nhanh chóng lảng qua chuyện khác.
Ái Hoa (còn tiếp)
Còn bánh lòng Kinh Môn đây Chiện sĩ tinh thần ăn uống cùng hết xẩy nha, nhưng hổng chịu chưng hình cho người ta biết bánh ra làm sao |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Sat 12 Mar 2016, 08:21 | |
| |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 92 trong tổng số 100 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 47 ... 91, 92, 93 ... 96 ... 100 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |