Bánh mì là món ăn quen thuộc với mọi tầng lớp xã hội. Từ chiếc bánh mì kẹp thịt, trứng, chả..trong bữa ăn sáng vội vàng , đến những mẩu bánh mì trong bữa tiệc thịnh soạn.
Ai cũng biết bánh mì được tao ra từ bột mì. thành phần hóa học của bột mì chủ yếu là Protein, gluxit , còn lại 1 ít là lipid , vitamin và hợp chất hữu cơ ko đáng kể
Bài viết này chỉ xoay quanh về Protein thôi ạ
Protein trong bột mì có bốn loại : albumin, globulin, gliadin, glutenin. Nhưng Gliadin và glutenin chiếm 70-80%.Chính hai nhóm này khi nhào với nước tạo thành lớp màng vừa dai vừa đàn hồi, có tác dụng giữ khí được gọi là gluten. Bột có gluten cao thì đàn hồi tốt, độ dai cao và độ dãn trung bình, bánh sẽ nở và ngon. Trường hợp gluten yếu nghĩa là độ dãn lớn, độ dai thấp, ít đàn hồi thì bột nhào dinh, bánh ít nở và bị bè ra.
Khi chế biến , người ta có thể dùng bột mì 11 phần nước (bột mì số 11, protein 11%), trộn theo tỉ lệ: 1 ký bột/600g nước/10g men. Sau khi nhồi bột có độ đàn hồi cao, đưa vào lò nướng khoảng 15 – 20 phút. Ổ bánh đạt yêu cầu vừa có ruột, vừa có vỏ, ruột trắng đẹp, có độ xốp, hương thơm phức
Thế nhưng 1 số cơ sở sản xuất đã thêm chất phụ gia để bột nở nhiều hơn, Được sử dụng nhiều là Kali Bromat ( KBrO3)
Trước khi tìm hiểu về Kali Bromat, ta cùng ôn lại 2 kiến thức sau nha
1/ Gốc tự do : là phân tử có một điện tử lẻ loi, ko có cặp
Ví dụ Mỗi nguyên tử X sẽ mang 5 electrons , tạo thành 2 cặp , dư 1 electron . Electron dư này luôn trong tình trạng “đơn thân độc mã” nên thường xuyên “nhòm ngó” đến những phân tử “hàng xóm”. Lợi dụng lúc “hàng xóm” lơ là cảnh giác, chúng sẽ nhanh tay cướp lấy một điện tử để “có đôi có cặp” đủ đầy như một phân tử bình thường. Đương nhiên, khi này gã phân tử “hàng xóm” lại trở thành kẻ cô đơn, và tiếp tục đi “rình” những phân tử “lân cận” khác,tạo ra nhiều gốc tự do mới. Gốc tự do có nhiều tác hại với sức khỏe cơ thể, nó là nguồn gốc của sự lão hóa và hơn 100 bệnh tật nguy hiểm(Nguồn Wikipedia có chỉnh sửa 1 xíu )
2/ Chất oxy hóa : là chất nhận electron từ chất khác, như ví dụ trên thì X là chất oxy hóa
KBrO3 là chất oxy hóa, nên có thể tạo ra nhiều gốc tự do nhưng lại dễ phân hủy ở nhiệt độ thich hợp, nếu sử dụng quá nhiều hay nhiệt độ thấp sẽ tồn trong bánh mì rất độc hại .Vậy làm cách nào tránh nhiễm độc từ KBrO3, trong khi vì lợi nhuận , rất nhiều cơ sở sử dụng phụ gia này mà bánh mì lại là món ăn tiện lợi ko thể loại bỏ ?
Cho nên chỉ có cách này , nếu ta nhìn ổ bánh mì, thấy có 2 đặc điểm
1/ ko đặc ruột
2/ Đường xẻ trên thân nở cao
Thì rất có khả năng cơ sở sx bánh mì đã sử dụng nhiều KBrO3
Chi bằng cứ mua bánh mì đặc ruột, nếu ngán thì lấy bớt ruột bánh ra, phần ruột bánh ấy, có thể chế biến thành Pate( heo, gà, bò..) ăn kèm
- Ruột bánh mì để vào đĩa, cho ít sữa tươi ko đường vào
Gan heo thái nhỏ, cũng cho ít sữa tươi , ngâm vài phút rôi rửa sạch
- Bắc chảo lên, phi tỏi, hành, rồi Thịt heo xay , gan heo,ruột bánh mì thảy hết vô, trộn đảo nêm nếm, rồi bắc xuống, để nguội 1 xíu
- Cho vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi trút vào tô,chậu, khuôn..tùy ý, đem hấp đến khi chín
- Cuối cùng là ăn. Rất ngon miệng ạ vì “ bàn tay ta làm nên tất cả” chả sợ gốc tự do hay phụ gia nào hết
(Hình trên mạng)
P/S : Bài này T hông biết gửi vào mục nào nên gửi tạm vào đây, nhờ Thầy và tỷ xem lại giùm )