Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Sự khác biệt của đôi đũa các nước

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Sự khác biệt của đôi đũa các nước Empty
Bài gửiTiêu đề: Sự khác biệt của đôi đũa các nước   Sự khác biệt của đôi đũa các nước I_icon13Sat 28 Apr 2012, 21:07

Sự khác biệt của đôi đũa các nước

... từ Hàn Quốc tới Việt Nam !


Đôi đũa không chỉ là vật được sử dụng trong truyền thống ăn uống mà còn trở thành nét đẹp trong văn hóa ẩm thực phương Đông. Theo quan niệm Á Đông, dao, dĩa có liên quan đến bạo lực và binh đao, thể hiện sự độc ác, chết chóc nên người dân kiêng không dùng trong bữa ăn. Hơn nữa, ở những nước này, các món ăn thường được chế biến thành những miếng nhỏ vừa miệng, thích hợp với dùng đũa và không cần đến dao để cắt thức ăn.

Sự khác biệt của đôi đũa các nước 12041712

Đũa có nguồn gốc từ thời nhà Thương (1776 - 1122 TCN) ở Trung Quốc. Các nhà khảo cổ học đã tìm được một đôi đũa bằng đồng tại kinh đô nhà Thương, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và xác định đôi đũa này được làm vào năm 1200 TCN.

Sự khác biệt của đôi đũa các nước 12041713

Trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đã có thói quen sử dụng đũa từ lâu đời thì người dân các nước châu Á khác như Thái Lan, Brunei… mới bắt đầu sử dụng đũa từ vài thế kỷ nay. Do ảnh hưởng về phong tục tập quán của dân di cư từ Trung Quốc, người dân các nước Thái Lan, Indonesia… đã chuyển từ ăn bốc (tức là ăn bằng tay) sang dùng đũa. Ban đầu, họ chỉ dùng đũa khi ăn mì, còn cơm và các loại thức ăn khác thường được ăn bằng thìa hoặc dĩa.

Sự khác biệt của đôi đũa các nước 12041714

Đũa thường được làm từ tre hoặc nhựa nhưng cũng có thể làm từ kim loại, xương, ngà voi và gỗ. Do sự khác biệt về văn hóa cũng như phong tục tập quán mà đôi đũa mỗi nước có chất liệu, kiểu dáng và cách trang trí riêng. Chúng mình thử điểm qua một vài nét khác nhau giữa đôi đũa các nước nhé!


1. Hàn Quốc


Sự khác biệt của đôi đũa các nước 12041715
Đũa Hàn Quốc được làm từ kim loại như nhôm, inox.

Có lẽ đôi đũa đến từ xứ kim chi có nhiều điểm khác biệt hơn cả. Dài khoảng 25cm, đũa được làm từ kim loại như nhôm hoặc inox chứ không làm bằng tre hoặc nhựa như các nước “láng giềng” khác.

2. Nhật Bản


So với đũa Trung Quốc, Việt Nam… đũa Nhật Bản ngắn hơn và dễ sử dụng hơn. Đũa có đầu nhọn, thường làm từ gỗ sơn mài, được trang trí với nhiều họa tiết vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Đặc biệt, đũa Nhật thường được phân biệt bằng màu sắc. Phụ nữ thường dùng đũa màu đỏ tươi trong khi đũa đàn ông thường là màu đen, bởi vậy người Nhật thường dùng một bộ đũa gồm hai đôi, một màu đen, một màu đỏ làm quà cưới cho những đôi vợ chồng trẻ.

Sự khác biệt của đôi đũa các nước 12041716
Bộ đũa gồm hai đôi, một màu đen, một màu đỏ làm quà cưới cho những đôi vợ chồng trẻ.

Ngoài ra, người Nhật đặc biệt chú trọng đến chiều dài của chiếc đũa: đũa của chồng thường dài hơn của vợ, đũa của bố mẹ dài hơn con cái, đũa của anh dài hơn của em... Một điều thú vị khác là người Nhật có tục lệ: những người đi cắm trại hay picnic sau khi dùng đũa xong phải bẻ đôi đũa để tránh ma quỷ lợi dụng những đôi đũa đó làm điều xấu.

Sự khác biệt của đôi đũa các nước 12041717

Trong tiếng Nhật, đũa được gọi là "hashi" (箸). Số 4 trong tiếng Nhật phát âm là Si (Shi), số 8 phát âm là Hachi, ghép lại thành “hashi” là đôi đũa nên người dân xứ hoa anh đào đã chọn ngày mồng 4 tháng 8 hàng năm làm ngày hội đũa. Các đôi đũa với đủ màu sắc, chất liệu, được làm cầu kỳ, tỉ mỉ, giá trị được trưng bày ra cho mọi người cùng xem. Ngày này còn được gọi là ngày thay đũa mới trong năm.


3. Trung Quốc


Đũa Trung Quốc thường dài hơn đũa của Hàn và Nhật vì người Hoa có thói quen bày biện các món ăn ở chính giữa bàn. Là một quốc gia rộng lớn, Trung Quốc có rất nhiều cách trang trí đũa khác nhau, phong phú, đa dạng tùy theo phong tục từng vùng, miền. Tuy vậy, các đôi đũa đều có điểm chung là làm từ gỗ hoặc nhựa, vuông ở phía cầm đũa và tròn ở đầu đũa.

Sự khác biệt của đôi đũa các nước 12041718
Đũa của người Trung Quốc thường vuông ở phía cầm đũa và tròn ở đầu đũa.

Đôi đũa còn đóng một vai trò quan trọng trong truyền thống văn hóa của người Trung Hoa. Đôi đũa theo tiếng Trung Quốc viết là 筷子, đọc là “kuàizi” mà từ “nhanh” (快) trong tiếng Hoa cũng có cùng cách phát âm là “kuài” với từ “筷”. Chính vì vậy mà ở nhiều nơi, trong lễ cưới, gia đình chú rể thường tặng hai đôi đũa và hai cái bát cho đôi vợ chồng để cầu chúc cho cô dâu chú rể không chỉ có cuộc sống hạnh phúc mà còn sớm sinh con đẻ cái vì từ “kuài” có nghĩa là “nhanh”.


4. Việt Nam


Đôi đũa nhỏ xinh, mộc mạc, giản dị đã đi vào văn hóa của người Việt từ xa xưa. Đũa thon thon ở đầu gắp, chất liệu thường là nhựa, tre hay trúc. Người Việt Nam còn có chiếc đũa cả to bản, dài, dẹt, được làm từ tre già dùng để đánh tơi cơm trước khi xới vào bát cho mọi người.


Sự khác biệt của đôi đũa các nước 12041719
Chiếc đũa cả thường được dùng để đánh tơi cơm trước khi xới vào bát.

Sự khác biệt của đôi đũa các nước 12041720

Người Việt Nam và người Trung Quốc có những quan niệm, những điều kiêng kị chung trong việc dùng đũa. Đôi đũa không bao giờ được cắm thẳng đứng vào bát cơm bởi mọi người chỉ làm điều này trong lễ tang khi làm cơm cúng cho người đã mất. Trong lúc dùng cơm, không nên dùng đũa đảo đều món ăn để tìm lấy phần ngon nhất cho mình hay dùng đũa đánh vào bát, đĩa. Lý do là bởi, những âm thanh phát ra từ việc gõ bát, đũa là dấu hiệu mời ma đến nhà.


Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
 
Sự khác biệt của đôi đũa các nước
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Chuyện lạ bốn phương, Khám phá-